Tục sơnđầukỳdị ở Việt
Nam
Có những thứ lâu nay vẫn chỉ nghe đồn mà không rõ
thực hư, như phong tụcsơnđầu của một số dân tộc ít
người phía Bắc.
Nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng và cộng sự của ông đã có
chuyến du khảo để tìm hiểu phong tục này.
Ở Đà Bắc (Hòa Bình) và Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có một số
nhóm người Dao có tập tụcsơnđầu (Dao sơn đầu, Mán sơn
đầu). Theo người dân, vào khoảng những năm 1970 vẫn còn
thấy vài người sơn đầu. Đến nay dường như không còn tìm
thấy ai duy trì tập tục này nữa.
Trước đây, do chỉ nghe mà không thấy, nhiều người miền
xuôi cho rằng người Dao sơnđầu cạo hết tóc và phết một lớp
sơn lên đầu, khi ngứa thì gãi bằng một cái lông nhím, lại có
người cho rằng người Dao sơnđầu chải tóc bằng sáp ong rồi
vấn chặt lên đầu, mỗi năm chỉ giở ra và gội thay một lần.
Chúng tôi lên Mẫu Sơn và tìm hỏi một ông người Dao vốn là
con một thổ ty cũ thực hư ra sao.
Đỉnh Mẫu Sơn, nơi cao nhất ở xứ Lạng, mùa Đông, thường
phải lên từ ngay đầu giờ chiều, nếu không sương mù dày đặc
không đi lại được. Thực ra Mẫu Sơn có bốn đỉnh lớn - núi
Cha, núi Mẹ, núi Con, núi Cháu, độ cao khoảng từ 1.200
thước đến 1.500 thước so với mặt biển. Trong bốn đỉnh,
người Pháp xưa đã làm đường lên đến núi Cháu, đường đi
hiện đã được sửa sang, chỗ hẹp thì chỉ đi được một xe ô tô,
chỗ rộng đi được hai xe, nhưng tránh nhau cần hết sức cẩn
thận.
Lên tới đỉnh còn ít nền nhà tường cũ từ thời Pháp thuộc, hiện
nay nhiều nhà nghỉ mới mọc lên cho du khách hiếu kỳ lên đó
tắm thuốc và ngắm băng tuyết vào những ngày cực Đông giá
rét. Từ độ cao 800 thước sương mù trở nên dày đặc, lên tới
đỉnh hầu như không nhìn được gì (tầm nhìn đường chỉ là vài
thước), chỉ nghe tiếng gió hú trong các thung lũng sâu thẳm.
Chủ nhà nghỉ nơi chúng tôi ở là ông người Dao con cháu thổ
ty cũ.
Thuốc tắm được vặn vào các bồn gỗ khoét nguyên từ cây gỗ
như thuyền độc mộc nằm lọt người vào đó, nước rất nóng,
tùy theo ai muốn pha chế, tuy nhiên rất mạnh, nếu ngâm
nước thuốc lâu, người sẽ say và tất nhiên cũng tốt cho sức
khỏe. Sương mù bay đặc cả trong nhà tạo ra những làn hơi
nước ướt sũng, độ ẩm tới 200 % nên rất lạnh, trong phòng
phải bật tất cả các thiết bị điện lên mới xua được phần nào
cái rét.
Một nhóm người Dao ở Cao Bằng. Ảnh tư liệu do người
Pháp chụp đầu thế kỷ 20, tư liệu NXB Thế giới
Ông Dao cho biết ở Mẫu Sơn có ba xã đều là người Dao sơn
đầu, khoảng 670 hộ gia đình. Phần đông ở thấp hơn đi xuống
dưới chừng 5km, mới canh tác được. Và nhóm Dao này với
nhóm Dao sơnđầu Đà Bắc là cũng một gốc, nói chuyện với
nhau được. Cũng chưa có bao nhiêu nghiên cứu về sự dịch
chuyển của các nhóm Dao trên đất nước ta. Ông kể đàn ông
Dao ở đây xưa chỉ cạo hết tóc từ dưới cho lên vành đầu và để
lại một chỏm dài phía sau, gần như lối tóc đàn ông Mãn
Thanh. Đàn bà mới chải tóc sơn đầu, cách thức rất phức tạp.
Thoạt tiên các bà các cô (thường tụ nhau lại) chải tóc mượt
mà, gội bằng lá thơm cho mềm tóc, sau đó hong tóc ở bếp
cho thật khô. Sáp ong được lọc hết cặn, cô đặc thành bánh,
vừa chải vừa phết vào tóc thành từng lọn nhỏ từ đỉnh đầu trở
xuống. Các lọn tóc dính sáp bết vào nhau và cứng lại, rồi
được vấn tròn vào đầu cũng từ trên xuống dưới, đều đặn,
ngay ngắn, cuối cùng phủ một cái khăn ra ngoài. Vẻ đẹp của
cô gái được đánh giá bằng đầu tóc chải vấn gọn gàng và mỗi
tháng cô gái lại giở tóc ra dùng nước lá thơm đặc biệt chải
vuốt hết sáp cũ, làm lại từ đầu.
Do hàng năm vào dịp ăn tết, đàn ông thịt lợn, nấu nướng,
nhân đó phụ nữ tụ tập gần bếp lửa chải đầu nên người ta
tưởng là phụ nữ Dao chỉ chải và sơn tóc một lần trong năm.
Tôi hỏi ông rằng ở Trung Quốc cũng có một nhóm Dao chải
tóc như vậy và vấn thành một vành lớn như cái mũ rơm trên
đầu thuộc nhóm nào. Ông nói rằng cũng cùng gốc với nhóm
Dao sơnđầu nói chung, do ở ta ít ai tóc dài như vậy, những
bộ tóc đó phải được gìn giữ từ khi lọt lòng và dài tới hơn hai
thước. Hóa ra vấn đề cũng không có gì bí hiểm, vẻ đẹp của
phụ nữ mỗi nơi, mỗi tộc người được trang điểm theo truyền
thống, tập tục khác nhau. Người phụ nữ nông dân đồng bằng
Bắc Bộ cũng có truyền thống chải tóc vấn tròn vào khăn
vành, theo một cách khác.
Sáng sớm trở xuống núi trong những vòng cua rợn người,
chúng tôi đi thưởng thức món bánh cuốn xứ Lạng tuyệt hảo.
Đây có lẽ cũng là một tập tục tốt đẹp của khoa ẩm thực. Bánh
cuốn Lạng Sơn có loại làm bằng một loại gạo nương dẻo và
thơm, thân bánh khi cuốn xong tương đối cứng, có loại làm
như bột gạo tẻ trộn ít nếp thông thường bánh mềm. Khi tráng
người ta hoặc đập thẳng trứng gà vào muôi bột gạo, hoặc đập
nguyên trứng lên bánh cuốn đã se mặt, rồi cuốn lại, khi đưa
ra đĩa thì rắc thêm chút thịt băm nhỏ hoặc trộn chút hành.
Nước chấm mới là đặc biệt, xưa kia nồi nước chấm chủ yếu
là nước giấm thanh rất nhẹ đun nóng liên tục, ai ăn thì múc,
nay có phích giữ nhiệt thay thế. Rồi khách tự pha thêm: rau
mùi thái nhỏ, măng ngâm ớt, ớt tương ngâm thơm và trong,
hạt tiêu, nước mắm nguyên chất, ma ri và quả măng rừng
ngâm. Những đĩa bánh cuốn trứng hoặc không trứng thơm
hương gạo và nóng hổi thả vào bát nước chấm với mọi loại
gia vị như vậy thật là một món ẩm thực có hạng.
Vào buổi sáng, giờ đi làm, thì cũng khó khăn để ăn được một
đĩa bánh cuốn, bởi cô hàng bánh chỉ làm thủ công một mình
cho từng người. Sau tám rưỡi sáng thì khách vắng hơn, bạn
có thể thưởng thức vài đĩa liền và đĩa nào cũng nóng. Lạng
Sơn mùa Đông rất lạnh, nên trước khi ăn phở hay bánh cuốn
nóng như vậy người ta thường uống suông hai ba chén rượu
cho người ấm sực lên. Đây có lẽ là một món đặc trưng của
khoa ẩm thực Tày Nùng từ xa xưa.
.
Tục sơn đầu kỳ dị ở Việt
Nam
Có những thứ lâu nay vẫn chỉ nghe đồn mà không rõ
thực hư, như phong tục sơn đầu của một số dân. tìm hiểu phong tục này.
Ở Đà Bắc (Hòa Bình) và Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có một số
nhóm người Dao có tập tục sơn đầu (Dao sơn đầu, Mán sơn
đầu) . Theo người