1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

164 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Quốc Hải
Người hướng dẫn GS. TS. Nguyễn Trường Sơn
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 164
Dung lượng 26,37 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng là hệ thống hóa cơ sở lý luận và nội dung công tác quản lý nhà nước ngành thương mại, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước ngành thương mại tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Trang 1

NGUYEN QUOC HAI

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VE THUONG MAI TAI QUẬN THANH KHÊ,

THANH PHO DA NANG

LUAN VAN THAC SĨ QUAN LY KINH TE

2018 | PDF | 163 Pages buihuuhanh@gmail.com

Da Ning — Nam 2018

Trang 2

NGUYEN QUOC HAI

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4, Phương phháp nghiên cứu 3

5 Bồ cục dé tài 5

6 Téng quan tai liệu nghiên cứu 6 CHƯƠNG 1 NHUNG VAN DE LY LUAN CO BAN VE QUAN LY NHÀ NƯỚC NGÀNH THUONG MAL 9 1.1 TONG QUAN VE QUAN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH THƯƠNG MẠI 9

1.1.1 Khải niệm quản lý nhà nước 9

1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế 10

1.1.3 Khái niệm quản lý nhả nước ngành thương mái " 1.1.4 Vai trò quản lý của nhà nước đối với ngành thương mại " 1.1.5 Chức năng của quản lý nhà nước về thương mại 4

1.2 NOL DUNG QUAN LY NHA NUGC NGANH THUONG MAL 16

1.2.1 Nội dung quản lý nhà nước ngành thương mại 16 1.2.2 Công cụ quản lý chủ yếu của nha made déi véi thuong mai 21

1.3 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH THƯƠNG MẠI 22

1.3.1 Phương pháp hành chính 3

1.3.2 Phương pháp kinh tế 23 1.3.3 Phương pháp tuyên truyền, giáo dục 2

1.4 CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỚNG ĐÊN PHÁT TRIÊN THƯƠNG MẠI 24

nguồn lực 24 ố thị trường 26

1.4.3 Môi trường kinh tế - xã hội và chính sách 26

Trang 5

2.1 ĐẶC ĐIÊM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA QUẬN THANH

KHÊ 28

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 28

2.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội - 30

2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIÊN NGÀNH THƯƠNG MẠI CỦA QUẬN

THANH KHE TRONG GIAI DOAN 2012-2017 34

2.2.1 Đặc điểm thương mại quận Thanh Khê 34

2.2.2 Khai quit ngành thương mại quân Thanh Khê, 35

2.2.3 Các nhân tổ tác động đến thương mại tại quận Thanh Khê 50

2.2.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển thương

mại tại quận Thanh Khê 55

2.3 THUC TRANG CONG TAC QUAN LY NHA NUGC VE THUONG

MẠI TẠI QUẬN THANH KHÊ TRONG GIẢI ĐOẠN 2012-2017 58 2.3.1 Thực trạng thực hiện các nội dung quy hoạch, triển khai các

chương trình, đề án phát triển thương mại 58

2.3.2 Thực trạng xây dựng và ban hành văn bản quản lý thương mại 61 ¡ với các loại hình kinh doanh 64 2.3.4 Thực trạng thực hiện các dịch vụ công đối với ngành thương mại

tại quận Thanh Khê 16

2.3.5 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương,

2.3.3 Thực trạng quản lý nhà nước

chính sách, pháp luật ngành thương mại tại quận Thanh Khê 82

2.4 DANH GIA THUC TRANG THUC HIEN NOI DUNG QUAN LY

NHA NUGC VE THUONG MAI TREN DIA BAN QUAN THANH KHE 86

2.4.1 Những thành tựu dat được $6

2.4.2 Han chế tồn tại 89

Trang 6

CONG TAC QUAN LY NHA NUGC VE THUONG MAI TAI QUAN

THANH KHE DEN NAM 2025, 96

3.1 QUAN ĐIÊM MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUAN LY NHA NUGC VE THUONG MAI TAI QUAN THANH KHE DEN NAM 2025 96

3.1.1 Quan điểm quản lý 96

3.1.2 Mục tiêu quản lý 97

3.1.3 Dinh hướng quản lý 98

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:

VỀ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ: 9

3.2.1 Hồn thiện cơng tác thực thỉ các nội dung trong quy hoạch, triển

khai các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển thương mại 99 3.2.2 Hồn thiện cơng tác xây dựng và ban hành văn bản, cơ chế triển

khai thực hiện quản lý thương mại 102

3.2.3 Nâng cao tỉnh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ đối với cán

bộ công chức quản lý thương mại 105 3.2.4 Hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương chính sách, pháp luật ngành thương mại tại quận Thanh Khê 107 3.2.5 Nhóm giải pháp khác 109 3.3 MỘT SỐ KIÊN NGHỊ Mm 3.3.1 Kiến nghị Sở Công Thương 1 3.3.2 Kiến nghị UBND Thành phố Đà Nẵng iL KET LUAN CHUONG 3 12 KẾT LUẬN 113 PHU LUC

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

Trang 7

CNH.HĐH _ : Cơng nghiệp hố, hiện đại hoá CCHC : Cải cách hành chính

DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ĐINN tư nước ngoài

HĐND : Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã KH-CN Khoa học - Công nghệ KT-XH : Kinh tế - Xã hội NK : Nhập khâu NSNN Ngân sách Nhà nước QD : Quyết định

QINN Quản lý nhà nước

SX-KD Sản xuất - kinh doanh [HC ‘Thi tục hành chính

UBND Uy ban Nhân dân

VBQPPL 'Văn bản quy phạm pháp luật VSATTP 'Vệ sinh an toàn thực phẩm

MIM + Văn mình thương mai

XK : Xuất khâu

Trang 8

Tên bảng Trang bang 2 | Tăng tưởng kinh tế quận Thanh Khê giả đoạn| ¡ 2011-2017 ạa— |CsÄuGRDPđöivớicáenginhknhtêquậnThah| )

Khê giai đoạn 201 1-2017

+ — | Số Mong hộ kính doanh cá thế Hạ quận Thanh Khe | giai đoạn 2012-2017

34, |ŠÖ SƠ Sỹ doanh nghiệp ngành thương mại trên đa bàn quận Thanh Khê chia theo ngành kinh tế

2, |Šð omg che va 6 Bo kink doanh ưênđa bàngquận| —., “Thanh Khê

22 | Cửa hàng kinh doanh xăng dẫu trên địa bản quận| Thanh Khê

2z | Cas Bane kink doank Khi dầu mở hóaLPO cha tiên địa bản quận Thanh Khê

28 trị sản xuất các ngành giai đoạn từ 2006 - 2017 | ”41 Số cơ sở ngành thương mại trên địa bản quận Thanh

29 Khê 2

Zig, | Wit Hing mie in lẻ bàng hóa, doanh Ứu của quận Thanh Khê giai đoạn 2012-2017

;à¡¡ | Tốc đồ tăng giảm tổng mức bản lẻ hàng hóa, doanh |, thu của quận Thanh Khê giai đoạn 2012-2017

;i2 | SỐ MMơng lo động lâm việt tong các ngành Khhtế| quân Thanh Khê giai đoạn 2012-2017

Trang 9

343, | TRu chỉ ngần sich nhà nước trên địa bàn quận| Q) Thanh Khê

314, | Các văn bản đã bạn hành để quản lý ngành thương | mại của quận Thanh Khê trong giai đoạn 2012-2017

2.15 | Tĩnh hình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh đoanh | — 65 2-16 [Cơ cấu, tổ chức bộ máy của các Ban quản lý chợ Tế ;y | Dâng khảo sắt đánh giá địch vụ hành chíh quận| — ¡

Thanh Khê

Những vĩ phạm pháp luật trong hoạt động thương 2.18 | mại trên dia ban quận Thanh Khê giai đoạn 2012-| 83

2017

;aọ, | GIÁ tỉ tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn quận|

Thanh Khê và toàn thành phố giai đoạn 2012-2017

Trang 10

'Tên hình ‘Tran; hình , Bản đỗ hành chính quận Thanh Khê Thành phố Đà 24 Ning 28

2a | Phần mễm đánh giá Khảo sắt mức độ hài lòng true] ^^” | tuyến để tổ chức, công dân thuận tiện đánh giá

23 [Băng tông hợp đánh giá trực tuyến về dịch vụ công LÐ

Trang 11

'Tên biểu đồ Trang

31 | Cơ sâu GRDP đối với các ngành kinh tế quận Thank Khê giai đoạn 2011-2017

22 |ŠO nh eơ cấu GRDP đổi với các ngành kinh € cia | quân Thanh Khê năm 2012, 2017

Biển động số lượng cơ sở kinh doanh, lao động và 23 | doanh thu của ngành thương mại trong giai đoạn 2012 |_ 45

2017

„2¿ _ | Điễn đồng tăng trưởng bình quân doanhthu của ngành| thương mại trong giai đoạn 2012 ~ 2017

Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành thương 2⁄5 - | mai trên địa bản quận Thanh Khê trong giai đoạn| 49 2012~2017 2s — | Tông số lượng hộ kinh doanh ti các chợ tại quận| Thanh Khê 2z | Tổng số lượng hộ kinh doanh tại các chợ tại quận | „¡ ‘Thanh Khê

Giá trị tổng sản phẩm xã hội trên dia ban quan Thanh 2⁄8 - | Khê và tỷ tong trong giá tị Tổng sản phẩm xã hội|_ 87 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012-2017

Trang 12

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong giai đoạn hiện nay, thành phố Đà Nẵng xây dựng cho mình nền kinh tế thị trường hiện đại, riêng thương mại Đà Nẵng đang trên đà phát triển và đóng góp ngày cảng quan trọng trong nền kinh tế xã hội Việt Nam Góp phần trong sự phát triển kinh tế của thành phố thì thương mại quận Thanh

Khê đồng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của quận nói riêng và của

cả thành phố nói chung với mức đóng góp tổng mức lưu chuyển hang hoá bán

lẻ hàng năm khoảng 6.000 tỷ đồng

Nói đến Thanh Khê, ta biết đây là quận thứ hai của thành phố Đà Nẵng, với diện tích 9,47kmỶ, dân số 191.522 người (năm 2016), 10 đơn vị hành chính cấp phường, Thanh Khê có nhiều lợi thé trong việc phát triển thương mại, dịch

vụ Thương mại phát triễn ở các phương thức kinh doanh hiện đại, tiên tiến,

thương nhân phát triển cả về số lượng và năng lực quản trị doanh nghiệp, thị

trường xuất khẩu hằng hoá, dịch vụ phát triển nhanh Ngành thương mại đã góp

phần đắc lực vào cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân tại địa phương

Vai trò của quản lý nhà nước (QLNN) về thương mại tại quân Thanh

Khê trong thời gian qua, được biểu hiện cụ thể bằng việc quận đã xây dựng và

tổ chức thực hiện các nội dung cơ chế, chính sách của thành phố nhằm hỗ trợ khuyến khích sự hình thành và phát triển các loại hình thương mại văn minh và hiện đại Theo số liệu thống kê, quy mô kinh tế năm 2017 tăng gắp tir 1.5-2

lần so với năm 201 1 Năm 2017 về thương mại - dich vụ đạt 91,32% so năm

2011 là 86,29%, khuyến khích các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế

tham gia hoạt động thương mại, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ và ưu đãi về

vốn, mặt bằng bán hàng, về đào tạo, cung cấp thông tin và xúc tiến thương

Trang 13

của ngành thương mại tại quận Thanh Khê thực sự chưa tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của một quận thứ hai của thành phố với hội tụ

những tiểm năng, cơ hội cho sự phát triển của ngành Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng nhìn chung cỏn trong tình trạng lạc hậu, số lượng tổ chức/cá nhân kinh doanh phân bổ không đều, tập trung cao độ ở khu vực gần trung tâm, gây ra tình trạng quá tải, mất cân đối giữa các khu vực trên địa bản quận, nguồn nhân lực với chất lượng cao cho thương mại con thiếu Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế sự phát triển của ngành thương mại tại quận Thanh Khê Trong đó, nguyên nhân quan trọng là công tính

tác "Quán lý nhà nước về thương mại” Đây là những hạn chế còn thì

khoa học, những vấn đề mới phát sinh trong thương mại chưa được bổ sung kịp thời vào nội dung quản lý ngành, dẫn đến sự yếu kém và làm giảm hiệu

quả công tác QLNN Đối với những yêu cầu mới về phát triển kinh tế nói

chung và ngành thương mại tại quân Thanh Khê nói riêng thì đòi hỏi phải có phương hướng và giải pháp mới để thực hiện trong quản lý

'Vì vậy, việc nghiên cứu giúp củng cố thêm cơ sở lý luận của công tác QUNN về thương mại, tăng những giải pháp mang tính khoa học và khả thi

nâng cao hiệu quả quản lý thương mai trén dia ban quận, thúc đây sự

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện CNH.HĐH vừa là van dé có ý nghĩa cấp thiết vừa có tầm quan trọng chiến lược lâu dai

'Để phát huy tốt hơn nữa tiềm năng, thể mạnh của quận, đề tạo ra sự gắn

kết tốt hơn giữa khu vực thương mại và các khu vực kinh tế khác, thì công tác

'QLNN vẫn chưa đáp ứng một cách hiệu quả, tồn tại nhiều vấn để cần hoàn thiện Đây chính là lý do tôi lựa chọn vấn đề “Hoàn hiện công tác quán lý

Trang 14

~ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và nội dung công tác quản lý nhà nước

ngành thương mại

~ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước ngành thương mại tại

quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

~ Đề xuất các kiến nghị giải pháp nhằm đạt được các mục tiêu trong

công tác QLNN ngành thương mại tại quân Thanh Khê trong những năm đền

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đi tượng nghiên cứu:

Những vấn để lý luận và thực tiễn QLUNN về thương mại tại quận Thanh Khê, thành phố Đả Nẵng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

~ Giới hạn về không gian: Nị

thương mại tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

~ Thời gian để tiến hành nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng phát triển

ngành thương mại và công tác QLNN ngành thương mại tại quận Thanh Khê

giai đoạn 2012-2017 và đề xuất giải pháp chủ yếu đối với công tác QLNN ngành thương mại đến năm 2025

cứu nội dung quản lý nhà nước về 4 Phương phháp nghiên cứu 41 Phương pháp thự thập dữ:

~ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Bao gồm các đề tải, sách tham khảo, các bài báo khoa học chuyên

ngành, các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, từ niên giám thống kê quận Thanh

Trang 15

văn có tham chiếu các kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây ở các địa

phương trong cả nước từ năm 2000 đến 2017

~ Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp : Gồm phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra và phương pháp quan sát

+ Phương pháp phỏng vấn : Luận văn giới hạn sử dụng phương pháp phỏng vấn đối với đối tượng là lãnh đạo UBND Quận, Lãnh đạo phỏng Kinh tế, BQL chợ, lãnh đạo UBND phường trên địa bàn quận Số lượng dự kiến

phỏng vấn từ 6 đến 10 người Cách thức phỏng vắn : Phỏng vấn trực tiếp

+ Phương pl + Do thời gian và kinh phí có hạn

nên không thể điều tra hết toàn bộ các mảng ngành về thương mại cũng như diều tra khảo

nền kinh tế đang hoạt động diễn ra Tác giả đã chọn những nhóm lĩnh vực

thuộc ngành mang tính đại điện cao cho cả quận Các nhóm người được phỏng vấn có trình độ học vấn, thu nhập, ngành nghề khác nhau Cụ thể

Khảo sắt về cacsowf tổ chức cá nhân sẽ được lựa chọn một cách ngẫu

nhiên có định hướng trong nhóm để khảo sát vấn đề ứng xử của người tiêu dùng về kinh doanh thương mại đối với các cơ sở trong chợ với số lượng mẫu chọn ngẫu nhiên 50 người Bao gồm: Việc thực hiện, chấp hành các quy định tham gia hoạt động chợ, công tác tập huấn kiến thức VMTM, công tác tuyên truyền, truyền thông; cấp giấy chứng nhận đảm bảo VSATTP, giấy cam kết; thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và chấp hành các quy định sử lý vi phạm

Khảo sát cán bộ chuyên môn BQL chợ, phòng Kinh tế, cán bộ làm công tác chuyên môn quản lý thương mại về 10 phường khảo sát: 20 người

Trang 16

vụ công „ cắn bộ quản lý khu vực buôn bán thương mại, cán bộ làm công tác

quản lý và người tiêu dùng Nhằm nắm bắt công tác QLNN về thương mại

1 kế câu hoi dé xem

trên địa bàn quận là mục tiêu của nghiên cứu Vì thế, t

xét nhận thức, hiểu biết của người tiêu dùng, cán bộ quản lý, cơ sở kinh doanh theo phân cấp; vẻ triển khai thực hiện văn bản được về công tác tuyên truyền, công tác tập huấn kiến thức và các quy định nhả nước về quản lý thương mại, đánh giá thanh, kiểm tra và hậu kiểm, xử lý vi phạm

Đây là thành phin chính trong bảng câu hỏi khảo sát mức độ cảm nhận

của đối tượng nghiên cứu Mỗi phiếu khảo sát có từ 10 đến 25 câu hỏi quan

sát được đưa vào phiếu khảo sát Để đo lường trong bảng khảo sát một ‘quan sat téc gia sir dung thang do Likert tir 1 đến 5

Ngoài ra sử dụng câu hỏi sàng lọc trong bảng khảo sát Phần thông tin cá

nhân cũng được xây dumg trong bảng câu hỏi

4.2 Phương pháp phân tích và xử lý tổng hợp thông tin

~ Phương pháp thống kê mô tả: Dùng mô tả về bộ máy quản lý nhà

nước

quản lý thương mại

~ Phương pháp so sánh: So sánh sự khác biệt của bộ máy quản lý, kết quả hoạt động, nguồn nhân lực, kinh phí đầu tư vào công tác đảm bao quan ly

thương mại trong 5 năm 2012-2017

§ Bố cục đề tài

Để đạt được mục đích và những nội dung nghiên cứu, bố cục đề tai gồm 3 chương ngoài phần mở đầu và phần kết luận, mục lục, danh mục bảng

biểu và thuật ngữ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục Cụ thể như sau:

Trang 17

Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về thương mại tại quân Thanh Khê đến năm 2025

lệu nghiên cứu

Để góp phần tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN ngành thương mại quận Thanh Khê, tôi đã tích cực tìm hiểu, tiến hành thu thập thông tia, tham khảo các công trình, luận văn khoa học có nội dung tương tự đã được

6 Tổng quan

công nhận, phải kể đến một số công trình nghiên cứu sau:

GS.TS Hồ Văn Vĩnh (2006), Thương mại dịch vụ- Một số vấn đẻ lý

luận và thực tiễn, Học viện Chính trị Quốc gia Hỗ Chí Minh [20]

108 năm 2006, GS.TS Hồ Văn Tĩnh đã nêu rõ

một số lý luận và thực tiễn về thương mại dịch vụ Tác giả cũng đã nêu được “Trong tạp chí Cộng sản s

một số khái niệm, đặc điểm, các nguyên tắc về thương mại dịch vụ Sau đó, tác

giả đã chỉ ra được cách tiếp cận tương mại địch vụ theo hướng hiện đại

~ Một là, đổi mới và nâng cao nhận thức về thương mại dịch vụ

~ Hai là, tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách dé thích nghỉ với Hiệp định chung về thương mại dịch vụ

- Ba là, tạo lập môi trường thuận lợi phát triển thương mai dich vu

~ Bốn là, coi trọng phát huy nhân tố con người trong phát triển thương

mại dich vu

Nguyễn Mạnh Hoàng (2008), Hodn thign ngi dung quản lý nhà nước vẻ

thương mại hàng hỏa trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020, Luận án tiễn sĩ

kinh tế.[12]

Tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận, nêu đầy đủ các vấn đề cơ bản như:

Trang 18

công, cũng như tìm ra được nguyên nhân của các hạn chế đối với QLNN về

thương mại hàng hóa tại địa bản Đưa ra những kinh nghiệm xây dựng và thực hiện nội dung QLNN về thương mại hàng hoá ở trong và ngoài nước Từ

đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung quản lý nhà

nước về thương mại hàng hoá như: Hoàn chỉnh khung pháp lý cho hoat động

kinh doanh thương mại, xây dựng vả tăng cường năng lực thể chế của các bản quy hoạch thương mại, tăng cường thu hút đầu tu trực tiếp nước ngoài

Nguyễn Thị Dung (2006), Tự do hóa thương mại và vấn đẻ Quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiễn thương mại, Báo Nhà nước - pháp luật số

62012

Tác giả bài báo đã khái quát được khái niệm, đặc điểm về thương mai ìn để cập đến pháp luật về QLNN

và xu thế tự do hóa thương mại Ngoài ra

ngành thương mại ở Việt Nam và mức độ đáp ứng yêu cầu của tự do hóa

thương mại Tác giả đã cho thấy rõ vấn đề ở Việt Nam, giấy phép là một công

ceu để thực hiện QLNN trong xu hướng cải cách hành chính, tuy nhiên vẫn còn

một số bất cập mà cơ chế này một phẩn đã làm chậm quá trình hoạt động

lớn nhằm thực hiện được

thương mại Bài viết cũng nêu được những vấn

tự do hóa thương mại đó là: tháo bỏ các rào cản về chính sách, pháp luật và

phá bỏ rào cản về cơ chế quản lý [10]

Nguyễn Thị Thu Van (2012), Quán

phố Hội An - Tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tễ, Đại học Đà Nẵng

Trong luận văn, tác giả cũng trình bảy những lý luận cơ bản nhất về nội

ý nhà nước ngành thương mại thành dung QLNN ngành thương mại cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý

Trang 19

Ng tối ưu, nhằm hoàn thiện định hướng phát triển ngành thương mại ở Hội An ề xuất giải pháp

a, tic gid cũng đưa ra những phương hướng,

'Có những giải pháp được lặp lại nhưng cũng có nhiều giải pháp mới, có ý nghĩa trên địa bàn thành phố, có tính thực tiễn và có khả năng áp dụng vào

thực tế phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh trong thời gian tới [22]

Nguyễn Thị Thanh Thơm (2016), Hiồn thiện cơng tác quản I nha

nước vẻ ngành thương mại trên địa bàn tỉnh ĐắcLắk, Luận văn thạc sĩ Kinh tế phát trién, Dai hoc Da Nang

Tại đây, tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về QLNN

ngành thương mại tỉnh ĐắkLắk, vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Nghiên cứu các nội dung và phân tích thực trạng QLNN ngành

thương mại trong giai đoạn 2011-2014 Cuối cùng đưa ra đề xuất các phương

hướng, giải pháp trong việc thực hiện QLNN ngành thương mại tại ĐắkLắk Với kết quả nghiên cứu này đã góp phần việc tăng cường năng lực quản lý

ngành thương mại tại tỉnh ĐắkLắk [21]

Trên đây là các đề tài có nội dung khá sát với vấn đề mà tôi sẽ nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp Do đó, các nội dung về lý luận đến các giải

Trang 20

QUAN LY NHA NUGC NGANH THUONG MAL

1.1 TONG QUAN VE QUAN LY NHA NUOC NGÀNH THUONG MAL

1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước

Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Mỗi lĩnh

vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc đô riêng của mình và nó phát triển ngày cảng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội

“Theo quan niệm của C.MÁC: “Bắt kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao

động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đổi lớn

đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động

cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của

toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một

dan nhạc phải có nhạc trưởng ”.|4]

Với quan niệm trên quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để

đạt được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất Ở đây Mác đã

khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý

Còn theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện

nay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người dé chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý

Với nội dung theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý

Theo Giáo trình quản lý nhà nước thì: “Quản If nhà nước là sự tác

Trang 21

xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mỗi quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc

XHCN [19]

'Như vậy, QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được

sử dụng quyền lực nhà nước để điều chinh các quan hệ xã hội Được xem là một hoạt đông chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt QLNN được hiểu theo hai nghĩa

Theo nghĩa rộng: QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ

hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp

Theo nghĩa hẹp: quản lý nha nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp Quản lý nhà nước được đề cập là khái niệm quản lý nhà nước theo

nghĩa rộng; bao gồm toàn bộ các hoạt động ban hành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động và vấn đẻ tư pháp

đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước Hoạt động quản lý nhà

nước chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tắt cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức

năng của nhà nước theo quy định của pháp luật 1.12 Khi

iệm quản lý nhà nước về kinh tế

Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức, bằng pháp luật và thông qua hệ thống các chính sách với các công cụ quản lý lên nền kinh tế nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, trên cơ sở sử dụng có

hiệu quả các nguỄn lực trong và ngoôi nước, trong điều kiện mở của và hội

nhập kinh tế quốc tế, Đây là một dạng quản lý xã hội Nó rất quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của đất nước, nhưng cũng rất phức tạp Nhà nước

Trang 22

thổ kinh tế, các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế hoạt động trong toàn

bộ nền kinh tế

Quản lý nhà nước về kinh tế là quản lý ở tầm vĩ mô, giải quyết những mỗi quan hệ vĩ mô có liên quan đến nền kinh tế quốc dân, trong đó kinh tế

nhà nước đóng vai trò chủ đạo Nhà nước không can thiệp, không giải quyết

những vấn đề quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế hoạt động

trong nền kinh tế thị trường (cá nhân, doanh nghiệp, các tập đoàn kinh ế

Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ cần thiết để thực hiện chức

năng quản lý của mình như công cụ định hướng (kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế .), công cụ kinh tế, tài chính tiền tệ (chính sách đầu tư, thuế, chỉ tiêu ngân sách, hệ thống ngân hàng, lãi suất, tín dụng ) công cụ

pháp lý (pháp luật, các văn bản pháp quy), các công cụ tổ chức và giáo

duc [1]

1.1.3 Khai nigm quản lý nhà nước ngành thương mại

'Quán lý nhà nước về thương mại” là sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động thương mại bằng các công cụ, chính sách, pháp luật nhằm đạt được mục tiêu dé ra” [18]

Qua những khái niệm trên, ta có nhiều cách tiếp cận khi đặt vấn đề nghiên cứu về quản lý nhả nước ngành thương mại

với phạm v hạn hep

của nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về ngành thương mại được tiếp

cân dưới góc độ là quá trình thực hiện và phối hợp các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động thương mại trên thị trường trong

sự tác động của hệ thống quản lý đến hệ thống bị quản lý nhằm đạt mục tiêu

thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý

1.1.4 Vai trò quản lý của nhà nước đối với ngành thương mai

“Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước đóng vai trò người định hướng,

Trang 23

hội Nhà nước Việt Nam đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự lãnh

đạo của Đảng Cộng sản, nên cảng có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế theo định hướng, mục tiêu chiến lược mà cương lĩnh và chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của Đảng đã xác định

Mặt khác, vai trò điều tiết của nhà nước ta đối với nền kinh tế còn được

xác định bởi chính các yếu tố: Nhà nước là chủ sở hữu phần lớn các nguồn vốn và tài sản trong nền kinh tế quốc dân, nhà nước trực tiếp sỡ hữu các lĩnh

vực chủ chốt nhất của nền kinh tế; các sản phẩm chủ yếu nhất của nền kinh tế vẫn do khu vực quốc doanh sản xuất va chỉ phdi.[24]

'Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước đã được khẳng định cả về lý luận và thực tiễn và được thể hiện trên các mặt sau đây:

« Nhà nước định hướng, hướng dẫn hoạt động cho sự phát triển của

thương mại

Sự định hướng này được thực hiện thông qua việc xây dựng và tổ c

thực hiện các chiến lược kinh tế xã hội, các chương trình mục tiêu, các kế

hoạch ngắn hạn và dải hạn

Định hướng dẫn đất sự phát triển của thương mại còn được bảo đảm

bằng hệ thống chính sách, sự tác động của hệ thống tổ chức quản lý thương mại từ trung ương đến địa phương Đây chính là y 1 n6i chung va thương mại nối riéng,

quan trọng có tính thúc đẩy nhịp độ phát triển kinh

% Điều tiết và can thiệp vào quá trình hoạt động thương mại

Nha nước có vai trò củng cố, bảo đảm dân chú, công bằng xã hội cho mọi người, mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị trường Xây

dựng một xã hội văn minh, dân chủ rộng rãi, khuyến khích và đề cao trách nhiệm cá nhân là điều kiện cho sự phát triển toàn diện kinh tế xã hội

Trang 24

hội là rất lớn Nhà nước cần có sự can thiệp và điều tiết hợp lý nhằm bảo đảm

cuộc sống ôn định, nhân cách của con người được tôn trọng, đồng thời bảo

đảm tính tự chủ, sáng tạo và ham làm giầu của mọi công dân

e Alhà nước tạo lập môi trường thương mại và cạnh tranh cho

thương mại phát triển

Nhà nước bảo đảm sự én định về mặt thể chế pháp lý, môi trường kinh tế, chính trị- xã hội, môi trường kỹ thuật

"Nhà nước đã tạo lập một môi trường có định hướng, có hướng dẫn cho hoạt công nghệ, tại đây có thể hiểu rằng động phát triển của ngành thương mại Nhà nước thực thi cơ chế, chính sách để hạn chế tình trạng thiếu cầu,

giảm lạm phát, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng Nhà nước tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, bao gồm két cu ha ting vat chat, tài chính, giáo dục, luật pháp cho thương mại Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, môi

trường vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển của thương mại trong cơ chế thị trường

4 Quản lý trực tiếp khu vực kinh tế Nhà nước

Nhà nước quy định rõ những bộ phân, những ngành then chốt, những

nguồn lực và tải sản mà Nhà nước trực tiếp quản lý như: đất dai, các nguồn tải nguyên, các sản phẩm, ngành có ý nghĩa sống còn với quốc gia thuộc sở hữu

nhà nước Nhà nước phải quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài sản quốc gia

nhằm bảo tồn và phát triển các tải sản đó Quản lý trực tiếp các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước để giữ vai trò nòng cốt trong công cuộc

xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta Qua đây ta nhận thấy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước là nội dung

Trang 25

sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác, tập trung mọi

nguồn lực cho sự công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Thông qua thành phần kinh tế nhà nước, Nhà nước nắm và điều tiết

một bộ phận lớn các hàng hóa - địch vụ chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng và

then chốt của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động nhịp

nhàng và phát trí

cân đối với nhịp đô cao

1.1.5 Chức năng của quản lý nhà nước về thương mại & Chức năng hoạch định

Chức năng này bao gồm các nội dung cơ bản là hoạch định chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại, phân tích và xây dựng các chính sách thương mại; quy hoạch và định hướng chiến lược phát triển thị trường, xây

dựng hệ thống pháp luật có liên quan đến thương mại; xác lập các chương

trình, dự án, cụ thể hóa chiến lược, đặc biệt là các lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế

Vai trò của chức năng hoạch định là giúp cho các doanh nghiệp có

phương hướng hình thành phương án, chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh

doanh

Nó vừa giúp tạo lập môi trường kinh doanh, vừa cho phép Nhà nước có

thể kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp vả các chủ thể kinh doanh trên

thị trường

5 Chức năng tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý thương mại 'Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức, quản lý,

sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lược, quy hoạch, chính sách, các văn bản pháp luật Đồng thời, sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức để thực

Trang 26

‘Voi mye đích trên, chức năng phối hợp có vai trò và bao gồm:

+ Hình thành cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa cơ quan QLNN về thương

mại với các đơn vị quản lý liên quan, với các cắp trong hệ thống tổ chức quản

lý thương mại của Trung ương, Tỉnh/ thành phố, quận huyện, xã phường

+ Bồi dưỡng và đào tạo về nguồn lực đủ khả năng thực hiện các công

việc liên quan tới quản lý nhà nước về thương mại

© Chức năng lãnh đạo, điều tiết các hoạt động thương mại và can

thiệp thị trường,

Mục đích là nhằm điều tiết các hoạt động thương mại, điều tiết thị trường để các hoạt động này cũng như thị trường phát triển cân đối, hi hòa, 'bên vững và đúng theo quy định

Nội dung và vai trò của chức năng này bao gồm:

+ Nhà nước là người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mọi chủ thể kinh

doanh, khuyến khích và đảm bảo bằng luật pháp

+ Hướng dẫn và kích thích các doanh nghiệp hoạt động theo định hướng thị trường của mình

+ Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp vẻ thông tin, tài chính, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trong điều kiện cho phép, không vi phạm các cam kết

quốc tế Bảo vệ kinh tế Nhà nước theo đúng pháp luật quốc tế, chống tham nhũng và thất thoát tài sản, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu cho

ngân sách nhà nước [19]

4 Chức năng kiễm soát các quan hệ trao đối hoạt động thương mại

Nhằm phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm pháp luật và các quy định của Nhà nước, từ đó đưa ra các quyết định điều

chỉnh thích hợp nhằm tăng cường hiệu quả của QLNN về thương mại Nội dung và vai trò của chức năng này:

Trang 27

chế độ quản lý của các chủ thể đó về các mặt đăng ký kinh doanh, phương án

sản phẩm, chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm, bản quyền sở hữu công nghiệp,

môi trường ô nhiễm, cơ chế quản lý kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế

+ Nhà nước cũng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá về sức mạnh của hệ

thống các tổ chức quản lý thương mại của Nhà nước cũng như đội ngũ cán bộ công chức thực hiện các chức năng quản lý của Nhà nước [19]

1.2 NOL DUNG QUAN LY NHA NƯỚC NGÀNH THƯƠNG MẠI

1.2.1 Nội dụng quản lý nhà nước ngành thương mại

a Định hướng phát triển ngành thương mụi thông qua kế hoạch, các chương trình, đề án phát triển thương mại

Hệ thống các kế hoạch phát triển thương mại là những nội dung quan

trọng để các cơ quan nhà nước thực hiện công tác QLNN về thương mại trên địa bản Đây là những tư tướng chỉ đạo, các mục tiêu, chỉ tiêu, các mô hình, biện pháp, ngắn hạn và dai hạn để định hướng cho thương mại trên địa bản cquậnphát triển theo đúng các mục tiêu chung của phát triển kinh tế xã hội

Vi vay, xây dựng các kế hoạch phát triển thương mại là một nội dung

QLNN về thương mại Các kế hoạch quản lý thương mại tại quận phải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại của thành phố nói chung Ban hành kế hoạch tổng thể phát triển phải được xây dựng

trên các luận cứ khoa học và giá trị thực tiễn cao, đặc biệt y

dự báo và

tầm nhìn về phát triển thương mại trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn phải được quán triệt sâu sắc trong bản quy hoạch để làm căn cứ cho việc quy hoạch tổng thể phát triển thương mại của thành

phố trong thời gian trung hạn và dai hạn Một yếu tố quan trọng không thé

thiếu đối với việc xây dựng kế hoạch thương mại là bản kế hoạch này phải được tham vấn ý kiến đầy đủ và phải phản ánh được sự phù hợp với các quy

Trang 28

Quan lý nhà nước về thương mại đối với quận là một bộ phận nằm

trong hệ thống QLNN thống nhất từ Trung ương đến địa phương Việc quản lý nhà nước về thương mại còn thể hiện ở việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, các quyết định của nhà nước về thương mại trên cơ sở đặc thù của

từng khu vực quản lý Các cơ quan có nhiệm vụ triển khai thực hiện tốt

chủ trương, các chính sách, các quyết định của Nhả nước về thương mại trên

địa bản

Trên cơ sở các đặc thù của quận, cơ quan QLNN về thương mại phải tổ

chức ban hành các văn bản thể chế hóa các VBQPPL, triển khai nội dung các

văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với các hoạt động thương mại

Phi ién, huéng dan, giáo dục pháp luật thương mại đối với thương nhân trên

địa bản quản lý để đảm bảo việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về thương mại

b Xây dựng và ban hành văn bản quản lý ngành thương mại

“Thực hiện các nội dung các văn bản pháp luật về thương mại gồm:

Luật Thương mại 2005; Các Luật về doanh nghiệp như: Luật doanh nghiệp,

Đầu tư; các Nghị định và Quyết định của Chính phủ, các Thông tư, công văn Chỉ thị của Bộ Công Thương và các Bộ liên quan vẻ tổ chức công ty, doanh

nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình; Các văn bản hiện hành về cquản lý hoạt động kinh doanh trong nước; Các văn bản

nhập khẩu,

các văn bản về quản lý thị trường; Các văn bản về đầu tư liên quan đến thương mại; Các văn bản vẻ tiêu chuẩn chất lượng về quản lý đo lường chất lượng hàng hóa; các văn bản hướng dẫn về đánh giá VMTM Các văn bản về

thuế trong nước và thuế quan; Các văn bản về VPĐD thương mại; Các văn

bản về hải quan; Các văn bản về hợp đồng kinh tế và trọng tải thương mại

“Trên cơ sở pháp luật nhà nước, các VBQPPL của CỊ

Trang 29

địa phương xây dựng các dự thảo VBQPPL, luật hướng dẫn thi hành và trình

UBND cấp tỉnh/ thành phố và cấp quận, huyện thực hiện triển kh:

trong,

phạm vi thẩm quyển của mình, Ban hành các vin bản hướng dẫn có chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật đối với các hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật Tổ chức, phổ biến, hướng dẫn, giáo dục pháp luật về thương mại đối với thương nhân trên địa bản quận để đảm bảo việc thực hiện đúng quy inh của pháp luật Ban hành các văn bản hướng dẫn các Phòng Kinh tế/Kinh

tế - hạ tẳng về nghiệp vụ chuyên môn thương mại và thực hiện các chủ trương

chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại.[12] e Tổ chức đăng ký kình doanh thương mại

'Hoạt động đăng ký kinh doanh nhằm đảo bảo quyền kinh doanh thương

mại hợp pháp cho mọi cá nhân và tổ chức trên địa bản theo quy định của pháp

luật Đăng ký kinh doanh thương mại trên địa bàn quận bao gồm: cấp giấy phép kinh doanh hộ cá thể, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với

thương nhân kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và sự phân

cấp của Chính phủ, Bộ, Ban ngành, UBND thành phó

Co quan QLNN về thương mại phải tổ chức tổ chức tốt công tác cấp

đăng ký kinh doanh đảm bảo luôn theo dõi, kiểm tra nhằm ngăn chăn các hành vi vĩ phạm pháp luật Co quan đăng ký kinh doanh phải đăng kỹ được hệ

thống doanh nghiệp và làm tốt vai trỏ công tác kiểm tra doanh nghiệp theo nội

dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh đảm bảo hoạt động đăng ký kinh doanh được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật 12]

4 Thực hiện công tác dịch vụ công đối với các thủ tục hành chính

Hoạt động nhằm quản lý các thủ tục hành theo phân cấp; cắp, sửa đồi,

Trang 30

pháp luật Cấp các giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các thương nhân kinh doanh sản xuất các loại hình các hoạt động thương mại Kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của

“Chính phủ, Bộ ngành, UBND, Sở thuộc cắp thành phố; Hỗ trợ pháp lý việc đăng ký thành lập VPĐD, chỉ nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt 'Nam và nước ngoài trên địa bản mình quản lý

Co quan QLNN phải tổ chức tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về hàng hóa, dịch vụ cắm, hạn chế kinh doanh, giấy phép kinh doanh có điều kiện các mặt hàng: thuốc lá, rượu và các hảng hóa khác trên

địa bản được quản lý theo quy định của pháp luật Cơ quan QLNN phải xây

‘dung được hệ thống thông tin về doanh nghiệp và làm tốt công tác kiểm tra

doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh đảm bảo hoạt

động đăng ký kinh doanh được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật e Thực hiện quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh doanh đang hoạt động

Xây dựng kế hoạch, phương hướng phát triển các loại hình kinh doanh

thương mại cho từng thời kỳ phủ hợp với quy hoạch, kế hoạch, phương

hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bản quận nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hoá và tiêu dùng của nhân dân

Kiến nghị các nội dung về các chính sách hỗ trợ về đầu tư, xây dựng, quản lý hoạt động Thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các cấp quản lý các

loại hình kinh doanh và các thương nhân, đảm bảo thông tỉn kịp thời, nhanh

chóng và chính xác, đặc biệt cung cấp thông tin, tư vấn về hàng hoá, thị

trường cho các thương nhân và người tiêu dùng; Tổ chức kiểm tra, khen

Trang 31

# Quán lý hoạt động xúc tiễn thương mại

Nội dung này nhắn mạnh tới việc quy định rõ trách nhiệm của quận, và của doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, đưa ra các yêu cầu đối

với cơ quan tổ chức xúc tiến thương mại

Hướng dẫn cho doanh nghiệp về nội dung, nghiệp vụ và phương pháp

tiến hành xúc tiến thương mại

Kiểm tra hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng và

phát triển hình ảnh, thương hiệu, nhãn mác hàng hóa.vv

& Thanh tra, kiểm tra, giám sắt việc thực hiện chủ trương, chính

sách, pháp luật về thương mại

Kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về thương mại của các chủ thể kinh doanh trên địa bàn Các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án

phát triển thương mại của quận sau khi được ban hành xong phải triển khai thực hiện, kiểm tra điều chỉnh kịp thời Cơ quan QLNN về thương mại trên

địa bản phải làm tốt công tác tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương

trình, đề án phát triển thương mại đã được phê duyệt, kịp thời phát hiện và

điều chỉnh các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, để án phát triển thương mại cho phù hợp với điều kiện phát triển thực tế

'Bên cạnh đó, phải thường xuyên tổ chức, hướng dẫn, tra việc thực

lều

hiện và kịp thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh để kiến nghị và chinh Thực hiện công tác thanh tra kiểm tra, kiểm soát thị trường, trực tiếp tổ chức các hoạt động đầu tranh chống buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái, buôn bán hàng cắm, kinh doanh trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật khác về

Trang 32

1.2.2 Công cụ quản lý chú yếu của nhà nước đối với thương mại

a Nhà nước quản lý hoạt động thương mại bằng pháp luật

Để quản lý nền kinh tế nói chung và ngành thương mại nói riêng, nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật để quản lý điều hành chung Thực tế, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước đã ban hành hệ thống pháp luật

và văn bản dưới luật để phù hợp với từng địa phương

“Pháp luật thường được hiểu là hệ thẳng các quy tắc xử sự có tính chất bắt buộc chung (quy phạm pháp luật) thẻ hiện ý chỉ của giai cắp thống trị va công đồng xã hội, do Nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ, nhằm mục tiêu bảo

toàn và phát triển xã hội theo các cách đặt trưng đã định ” [1], [19]

Thông qua hệ thống pháp luật, nhà nước quy định các điều kiện vả thủ

tục thành lập, phá sản doanh nghiệp, điều chỉnh hành vi kinh doanh của doanh nghiệp Căn cứ vào môi trường, hành lang pháp lý được quy định, các chủ thể kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh của mình dưới sự lãnh đạo, hướng dẫn, giám sát của Nhà nước

b Nhà nước quản lý hoạt động thương mại bằng công cụ kế hoạch

Hiện nay, nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh thương mại bằng các

kế hoạch định hướng là chủ yếu, thông qua việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế và lực lượng vật chất để đảm bảo cân đối cung cầu của nền kinh tế quốc dân

“Kế hoạch theo nghĩa hẹp là phương án, hành động trong tương lai:

theo nghĩa rộng là quá trình xây dựng, quán triệt, chấp hành và giảm sát,

(11), 019)

Đối với doanh nghiệp thương mại nhà nước, nhà nước chỉ cần giao hai

kiểm tra việc thực hiện phương án hành động trong tương lai

chỉ tiêu pháp lệnh: Doanh số và những mặt hàng chủ yếu Các khoản nộp cho

ngân sách nhà nước

Ngoài ra, nhà nước giao cho một số DNNN kế hoạch dự trữ các mặt

Trang 33

hòa cung - cầu, bình ôn giá thị trường Đối với các loại hình doanh nghiệp khác, nhà nước quản lý chủ yếu bằng hệ thống luật và các kế hoạch định

hướng Các doanh nghiệp thương mại căn cứ vào kế hoạch định hướng của

nhà nước, dự báo cung cầu, giá cả thị trường trong nước và thế giới để xây

cdựng kế hoạch kinh doanh của mình sao cho có hiệu quả nhất

© Nhà nước quản lý hoạt động thương mại bằng tài sản quốc gia Tài sản quốc gia được sử dụng trong quản lý thương mại bao gồm:

- Ngân sách nhà nước: Toàn bộ khoản thụ, chỉ của nhà nước trong dự

toán được cơ quan nhả nước có thẩm quyền quyết định trích ngân sách để sử

‘dung trong hoạt động quản lý, phát triển ngành thương mại hàng năm

~ Kết cấu hạ tằng: Bao gồm hệ thống năng lượng, hệ thống giao thông

vận tải, hệ thống bưu chính viễn thông, hệ thống bảo vệ môi trường

~ Doanh nghiệp nhà nước: Là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội do

nhà nước giao Vì vậy, trong quản lý thương mại cần tăng cường quản lý các

doanh nghiệp nhà nước bảo đảm vai trở chủ đạo của kinh tế nhà nước

~ Hệ thống thông tin nhà nước: Là tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin nhằm phục vụ công tác quản lý thương mại

Với những biến động không lường của thị trường cùng với những đột

biến, rủi ro, thăng trầm không dự báo trước một cách chính xác Trong trường

hợp này để quản lý thương mại phát triển và vận hành đúng hướng, đúng quỹ

đạo và mục tiêu đã định thì tài sản quốc gia trở thành một công cụ quan trọng và hữu hiệu để can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế.[12], [19], [21]

13, PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH THƯƠNG MẠI

Quan Iy nha nước về thương mại là một trong những hoạt động quan

Trang 34

tiêu Việc xây dựng những tiêu chuẩn, luật lệ, thiết chế quản lý, các cơ quan

quản lý phải có phương pháp để vận dụng tác động một cách có hiệu quả

“Trong quản lý nhà nước về thương mại sử dụng các phương pháp chủ yếu sau

đây:

1.3.1 Phương pháp hành chính

“Phương pháp hành chính là các tác động trực tiếp của cơ quan quản

tý hay người lành đạo đến cơ quan bị quản lý hay người chấp hành, bằng các

up định của pháp luật, các chỉ thị, mệnh lệnh, cụ thể hóa những qup định của pháp luật” [19]

* Các phương pháp hành chính trong quản lý kinh tế vĩ mô:

~ Nhà nước đề ra chủ trương đường lối cho các hoạt động kinh tế

~ Sử dụng chủ yếu hệ thống pháp luật kinh tế, kiểm sốt của nhà nước thơng qua Tòa án kinh tế, Viện kiểm sát nhân dân các cấp Huy động có hiệu

quả giám sát của nhân dân để kịp thời tgăn chặn xử lý các sai phạm Tiêu chuẩn hóa, trong sạch đội ngữ cán bộ quản lý kinh tế

1.3.2 Phương pháp kinh tế

“Phương pháp kinh tế là sự tác động tới vật chất của tập thể hay cá nhân nhằm làm cho họ quan tâm tới kết quả hoạt động và chịu trách nhiệm

vật chất về hành động của mình ” [16], [L7], [19]

* Các phương pháp kinh tế trong quản lý kinh tế vĩ mô:

Thứ nhắt, là chính sách thuế trong quản lý ngành, các sản phẩm cần

được ưu tiên phát triển sẽ được wu dai về thuế; 7hứ hai, hệ thống lãi suất ngân

hàng nhằm thực hiện ý đồ của nhà nước hướng các hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh tế theo mục tiêu nhất định; Thứ öa, sử dụng các giải pháp hỗ trợ

phát triển sản xuất, các chính sách kinh tế cho các đối tượng xã hội cụ thể:

người nghèo, miền núi ; 7hứ #, sử dụng các quỹ dự trữ quốc gia để điều tiết

Trang 35

đối với các doanh nghiệp Nhà nước để có thể kiểm soát nền kinh tế phát triển;

Thứ sáu, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, tạo môi trường kinh tế tốt cho các doanh nghiệp hoạt động

1.3.3 Phương pháp tuyên truyền, giáo dục

“Phương pháp tuyên truyền, giáo dục là sự tác động đến tỉnh than và

năng lực chuyên môn của người lao động để nâng cao ÿ thức và hiệu quả công tác” [NI], [17], [19]

* Các phương pháp giáo dục trong quản lý kinh tế vĩ mô:

~ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, nhà nước tác động lên các doanh nghiệp khơi dậy lòng tự hảo dân tộc, nâng cao quyết tâm của

các doanh nghiệp trong hoạt động làm giàu cho bản thân và đất nước, tự giác

tuân thủ kỷ cương pháp luật, nghĩa vụ đối với đất nước, không vi phạm pháp

luật

~ Đối với người lao động và toàn thể xã hội, nhà nước dẫn dắt tổ cl công đồng nhân dân hãng hái thỉ đua sản xuất, phát triển công nghệ, giữ gìn

truyền thống và bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập Thông qua các hoạt

động của các đoàn thể, các tổ chức trong xã hội nhằm thực thi va giám sát tốt

các hoạt động sản xuất trong nước Các phương pháp tuyên truyền giáo dục còn được nhà nước thực hiện thông qua các hoạt động vả chiến lược phát triển

văn hóa-xã hội bằng các chính sách cụ thể

1.4 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN PHAT TRIEN THUONG MẠI 1.4.1 Yếu tố nguồn lực

a Nguén lao dong

Lao động là yếu tố đầu vào rất cần thiết của mọi quá trình sản xuất, đặc

biệt là yếu tổ duy nhất trực tiếp cung ứng các sản phẩm dịch vụ mà không thé

thay thé bằng bắt kỳ một loại máy móc thiết bị nào Lao động chính là động

Trang 36

thiết và chính đáng nhất của con người Chính nhu cầu đó đã thúc đẩy con

người tìm việc làm, đưa con người đến với công việc và thúc đẩy con người tiến hành các hoạt động kinh tế, góp phần tích cực cho sự phát triển của quá

trình sản xuất, cung ứng hàng hóa- dịch vụ trên thị trường, là nguồn lực cho sự phát triển thương mại

b Tiến bộ khoa học, công nghệ

Cùng với các nguồn lực nêu trên, KH-CN cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển thương mại Trong quá trình sản xuất hàng hóa - dịch vụ việc áp dụng những tiến bộ khoa học sẽ thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa sâu hơn, tăng năng suất lao động, giảm chỉ phí, giúp tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao hơn Ngày nay, sự phát triển không ngừng vượt bậc của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin cùng với sự phát triển nhanh

chồng của các cơ sở hạ ting mang máy tinh đã đem lại những lợi ích đặc biệt cho toàn xã hội Trong đó, lợi ích mà doanh nghiệp nhận được từ sự phát triển

khoa học công nghệ mang lại chính là chỉ phí kinh doanh thấp, tạo cơ hội kết

nối hàng trăm triệu người và giúp các doanh nghiệp lựa chọn được các đối tác thích hợp trên phạm vi toàn cầu; riêng đối với khách hàng giúp khách hàng

nhận được các thông tin xác thực và chỉ tiết một cách nhanh chóng trên môi trường mạng

c Két cau ha tang

'Kết cấu hạ tầng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo các điều kiện sản xuất và tái sản xuất xã hội Kết cấu hạ tằng của mỗi ngành, lĩnh

vụpc bao gồm những công trình đặc trưng cho hoạt động của ngành, nh vực đố

Ket cau ha tầng bao gồm: kết cấu ha tang kinh tế và kết cầu hạ tầng xã hội

Trang 37

Kết cấu hạ tằng xã hội bao gồm: Giáo dục, bệnh viện, Y tế Với tính

chất đa dạng, kết cầu he ting là nền tăng vật chất quan trọng trong phát triển

kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Kết cấu hạ tằng đồng bộ, hiện đại thì nẻn kinh tế mới có điều kiện phát triển nhanh, én định vả bền vững

1.4.2 Yếu tố thị trường

Tác động của thị trường đến phát triển thương mại thể hiện: nó chỉ ra xu thể phát triển thương mại, chuyển địch cơ cấu ngành và cơ cấu sản phẩm

hàng hóa- dịch vụ, nâng cao hiệu quả KT-XH của sản xuất kinh doanh Thị trường ở đây được hiểu không chỉ là thị trường các loại hằng hóa dịch vụ mà

còn bao hàm các loại thị trường yếu tố sản xuất (thị trường lao động, thị „ thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của quá

trình sản xuất, cung ứng hàng hóa- dịch vụ

1.4.3 Môi trường kinh tế - xã hội và chính sách

Môi trường chính trị - xã hội én định, kinh tế tăng trưởng là điều kiện

thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào nền

kinh tế nói chung và lĩnh vực hoạt động thương mại nói riêng

Mặt khác, thể chế, chính sách điều tiết của nhà nước có ý nghĩa rất

cquan trọng trong việc tạo ra môi trường kinh doanh trên lĩnh vực thương mại

Vì thế, nếu chính sách đúng đắn, thích hợp nó sẽ phát huy được tính năng

động của các chủ thể sản xuất- kinh doanh, khai thác tốt nhất mọi tiềm năng,

thế mạnh của nên kinh tế, thúc đẩy sự phát triển thương mại và ngược lại

Trong quá trình QLNN sử dụng những biện pháp, chính sách để can thiệp vào

quá trình sản xuất và trao đổi, cũng ing hing bóa- dich vụ Các biện pháp

thường được sử dụng như: thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, tỷ giá hối

Trang 38

KET LUAN CHUONG 1

Nội dung chương 1 nhằm nghiên cứu những cơ sở lý luận về quản lý

nhà nước ngành thương mại

~ _ Khái niệm, vai tr, chức năng quản lý nhà nước ngành thương mại ~ _ Các nội dung quản lý nhà nước ngành thương mại trên địa bàn quận:

+ Định hướng phát triển ngành thương mại thông qua chiến lược, quy hoạch và kế hoạch, các chương trình, đề án phát triển thương mại;

+ Xây dựng và ban hành văn bản quản lý ngành thương mại:

+ Tổ chức đăng ký kinh doanh thương mại;

+ Thực hiện công tác dịch vụ công đối với các thủ tục hành chính; + Thực hiện quản lý Nhà nước đối với các loại hình kinh doanh đang hoạt động; Quản lý hoạt động xúc tiền thương mại;

+ Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách,

Trang 39

CHƯƠNG 2

'THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ THƯƠNG MẠI TẠI QUẬN THANH KHÊ TRONG GIẢI ĐOẠN 2012-2017

2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA QUẬN THANH

KHÊ

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

~ Vị trí địa lý: Quận Thanh Khê nằm trung tâm về phía Tây Bắc thành phố Đà Nẵng Diện tích tự nhiên 9,47 kmỶ (chiếm 4,5% diện tích thành phố )

Ranh giới tự nhiên như sau: Phía Đông giáp quận Hải Châu; Phía Tây

giáp quận Cẩm Lệ và quận Liên Chiểu; Phía Nam giáp quận Cẩm Lệ: Phía Bắc giáp vịnh Đà Nẵng

Trang 40

= Vé dit dai, dia hinh:

Tổng diện tích đất quận Thanh Khê chia làm 3 nhóm như sau: Nhóm

đất nông nghiệp Sha, nhóm đất chuyên dùng: 437,76ha, nhóm đất ở 439,6ha,

nhóm đất chưa sử dụng 64.95ha Tài nguyên đắt không nhiều nên quá trình sử

dụng đất đai đã đem lại hiệu quả nhất định, đa số đắt của quận được sử dụng

vào các mục đích phát triển đô thị

Quận Thanh Khê nhìn chung có địa hình bằng phẳng, tương đối thắp về phía Bắc, tập trung nhiều dân cư Trung tâm quận có một số ao hồ đóng vai trò điều tiết lượng nước mặt cho toản quận Hiện nay, do tỉnh trạng đơ thị hố với tốc độ cao, việc san ủi giải phóng mặt bằng lấy đất đồi núi để đắp đất ¡ thay đổi, thành phần

trũng thấp diễn ra khá nhiều nên dẫi tính chất cơ giới cũng bị biến đổi không còn tính chất ban đầu

~ Về khí hậu, thủy văn: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26"C, cao

nhất tháng 6 (29°C), thấp nhất tháng 2 (22°C) Độ ấm không khí trung bình

hing năm 83.4% Lượng mưa trung bình hing nim 1.35Smm, cao nhất vào

tháng 10 là 266mm, thấp nhất tháng 2 là 7mm Khí hậu nơi đây là vùng chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu phía Bắc và khí hậu phía Nam Mỗi năm có

2 mùa rõ rệt là mùa khô (tháng 01 đến thắng 7) và mùa mưa (từ tháng 8-12), thi thoảng có những đợt rét đông nhưng không kéo dài Thanh Khê thường xuyên bị ảnh hưởng của bão, trung bình hing năm có 2-3 cơn bão đi qua, hai

năm thường có một cơn bão lớn Do đó, việc kinh doanh buôn bán người dân

ảnh hưởng vào thời tiết khá lớn

Hệ thống sông ngòi của Thanh Khê chỉ có sông Phú lộc với lưu lượng

nước nhỏ, do nằm sâu trong khu vực nội thị lại nhỏ nên ít có giá trị kinh tế trong việc vận chuyển bằng đường thuỷ Chất lượng nước sông hiện đang bị ô

Ngày đăng: 11/10/2022, 10:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w