1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu về điều KHOẢN 11 tự DO QUÁ CẢNH TRONG HIỆP ĐỊNH THUẬN lợi hóa THƯƠNG mại (TFA)

35 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU KHOẢN 11 - TỰ DO QUÁ CẢNH TRONG HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI (TFA)
Tác giả Lê Thị Trang, Lê Thùy Trang, Trịnh Thu Trang, Hoàng Ngân Trang, Lê Bích Thủy, Dương Thị Minh Trang, Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Người hướng dẫn TS. Phan Thị Thu Hiền
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Nghiệp vụ Hải quan
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 359,46 KB

Nội dung

Mục đích của việc nghiên cứu Dựa trên cơ sở những thông tin, hiện trạng của việc áp dụng điều 11 của Hiệp địnhThuận lợi hoá Thương mại TFA Việt Nam, cùng với những phân tích, tiểu luận s

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN MÔN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN

NGHIÊN CỨU VỀ ĐIỀU KHOẢN 11

- TỰ DO QUÁ CẢNH TRONG HIỆP ĐỊNH THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI (TFA)

Nhóm thực hiện: Nhóm 19 Lớp tín chỉ: TMA310(2-1819)BS.1_LT Khóa: 55

Giảng viên hướng dẫn: TS Phan Thị Thu Hiền

Hà Nội, tháng 3 năm 2019

Trang 2

Bảng phân chia công việc

Nhận xét chung về tình hình làm việc nhóm của các thành viên:

Tất cả thành viên trong nhóm đều có tinh thần và kĩ năng làm việc nhóm Mọingười cùng nhau chia sẻ về những hiểu biết, khó khăn trong quá trình làm việc để cùngtìm ra cách giải quyết cho vấn đề Ngoài việc mọi người làm việc trực tiếp với nhau trênlớp, nhóm chúng em tổ chức họp online qua facebook để cập nhật về tình hình làm việccủa nhau và hỗ trợ lẫn nhau, đưa ra nhiều quan điểm về một vấn đề và chốt lại đưa racách giải quyết tốt nhất cho bài tiểu luận Một điều quan trọng trong làm việc nhóm là kếtnối được tất cả các thành viên trong team thì nhóm em cũng đã làm được Chúng em chiađầu công việc phù hợp để tất cả các thành viên đều phải làm việc cùng nhau, đảm bảo tất

cả các thành viên đều hiểu về nội dung các phần trong tiểu luận Chính vì vậy, em tinrằng bài tiểu luận của chúng em sẽ đạt kết quả tốt Chúng em cảm ơn cô đã hướng dẫnchúng em ạ!!!

Sau đây là phần phân công công việc chi tiết của từng thành viên trong nhóm 19:

Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ Mức độ hoàn thành

1 Lê ThịTrang

1611110598 Đảm nhiệm vị trí

nhóm trưởng, phânchia công việc chocác thành viên; Đảmnhiệm nội dung phần

cơ sở đề xuất và mộtphần đề xuất; trưởngphần 3; Tổng hợptiểu luận

Hoàn thành 100%

nhiệm vụ đượcgiao Kết nối đượccác thành viên trongteam với nhau đểmọi người cùng làmviệc với nhau hiệuquả nhất

2 Lê ThùyTrang

1611110599 Đảm nhiệm nội dung

phần mở đầu + kếtluận và phần giớithiệu chung về TFA;

trưởng phần 1

Hoàn thành 100%

nhiệm vụ đượcgiao; chủ độngtrong công việc vànhiệt tình với hoạtđộng của nhóm

3 TrịnhThuTrang

1511110842 Đảm nhiệm nội dung

phần phân tích điềukhoản 11 – Tự do

Hoàn thành 100%

nhiệm vụ đượcgiao Là một người

Trang 3

quá cảnh có trách nhiệm cao

trong công việc, rấtđáng tin cậy

4 HoàngNgânTrang

1511110788 Đảm nhiệm nội dung

phần thực tiễn thựchiện tại Việt Nam

Hoàn thành 100%

nhiệm vụ đượcgiao Bạn có tráchnhiệm với côngviệc Mặc dù bậnnhiều công việcnhưng luôn hoànthành tốt nhiệm vụđược giao

5 Lê BíchThủy

1611110575 Đảm nhiệm nội dung

phần thực tiễn thựchiện tại Việt Nam

Hoàn thành 100%

nhiệm vụ đượcgiao Bạn có tư duytốt, nghiêm túctrong công việc

6 DươngThị MinhTrang

1611110599 Đảm nhiệm nội dung

phần thực tiễn thựchiện tại Việt Nam;

trưởng phần 2

Hoàn thành 100%

nhiệm vụ đượcgiao; nhiệt tình, cótrách nhiệm và đónggóp cho nhóm

7 NguyễnThịQuỳnhTrang

1511110840 Đảm nhiệm nội dung

phần đề xuất

Hoàn thành 100%

nhiệm vụ đượcgiao; thái độ tốt, có

kĩ năng phối hợplàm việc cùng mọingười và làm tốtphần nội dung củamình

Trang 4

MỤC LỤC

1.1 Giới thiệu chung về Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA) 2

1.1.2 Nội dung của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 3

1.1.3 Ý nghĩa của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại 41.2 Phân tích điều khoản 11 – Tự do quá cảnh 5

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN THỰC HIỆN ĐIỀU KHOẢN TỰ DO QUÁ CẢNH 9

2.1.1 Quy định chung của WTO trong vấn đề tự do quá cảnh theo TFA: 9

2.2.1 Thứ nhất, theo dõi và triển khai các cam kết nhóm A là những cam kết phải thực hiện ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. 13

2.2.2 Thứ hai, xây dựng lộ trình thực hiện cam kết nhóm B, C và thông báo kế hoạch

2.2.3 Thứ ba, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm thực thi cam kết theo Hiệp định. 13

2.2.4 Thứ tư, huy động nguồn hỗ trợ kỹ thuật thực thi Hiệp định. 14

2.2.5 Thứ năm, triển khai nhóm cam kết về thể chế, trong đó có việc thành lập và duy trì hoạt động của Ủy ban Quốc gia về Tạo thuận lợi Thương mại (NTFC) theo Quyết định số 1899/QĐ-TT ngày 4/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. 152.3 Ứng dụng TFA vào vấn đề hải quan tại hành lang kinh tế Đông – Tây 15

2.3.1 Đôi nét về hành lang kinh tế Đông - Tây 15

2.3.2 Thủ tục hải quan tại hành lang Đông – Tây 15

Trang 5

2.4.1 Tích cực 16

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động quá cảnh hàng hoá diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam trong những năm quangày càng trở nên sôi động Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có vịtrí địa lý thuận lợi, có cửa khẩu giáp biển dành cho các quốc gia nằm sâu trong đất liền,

do đó hoạt động quá cảnh hàng hoá diễn ra nhiều trên lãnh thổ Việt Nam Trong thời đại

mở cửa, Việt Nam cũng đã đặt mối quan hệ ngoại giao với hơn 185 quốc gia, thiết lậpquan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư với hơn 224 quốc gia và vùng lãnh thổ, tích cựctham gia vào các hiệp định thương mại thì kinh tế Việt Nam sẽ càng mở cửa hơn nữa vớicác nước khác trên thế giới, từ đó thúc đẩy hoạt động quá cảnh diễn ra mạnh mẽ và nhộnnhịp hơn Hiệp định Thuận lợi hoá Thương mại mà Việt Nam tham gia có hiệu lực từcuối tháng 2 năm 2017, trong đó điều 11 quy định về tự do quá cảnh với những cam kết

mà Việt Nam hoàn toàn tuân thủ theo quy định Với những lý do ở trên, nhóm chúng emquyết định nghiên cứu về điều 11 trong Hiệp định Thuận lợi hoá Thương mại: Tự do quácảnh

2 Mục đích của việc nghiên cứu

Dựa trên cơ sở những thông tin, hiện trạng của việc áp dụng điều 11 của Hiệp địnhThuận lợi hoá Thương mại TFA Việt Nam, cùng với những phân tích, tiểu luận sẽ làm rõ

cơ sở lý luận và đưa ra đánh giá về thực tiễn thi hành các quy định hiện hành về tự do quácảnh hàng hoá qua lãnh thổ Việt Nam, từ đó đưa ra một số đề xuất khắc phục các hạn chếcòn tồn tại

3 Nhiệm vụ của việc nghiên cứu

Trang 7

- Nghiên cứu và làm rõ các khái niệm về quá cảnh hàng hoá

- Phân tích các quy định về pháp luật Việt Nam hiện nay về quá cảnh hàng hoá qua lãnh

thổ Việt Nam

- Phân tích những vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi pháp luật về quá cảnh hàng hoá

- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về tự do quá cảnh hàng hoá

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu các quy định trong pháp luật của Việt Nam và thế giớitrong việc áp dụng điều 11 của TFA và thực trạng áp dụng các quy định đó

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu các hoạt động về tự do quá cảnh ở Việt

Nam và một số quốc gia khác trên thế giới để có sự so sánh

- Phạm vi thời gian: Tập trung chủ yếu nghiên cứu số liệu trong giai đoạn 2017 đến nay

để đánh giá làm rõ thực trạng áp dụng điều 11 ở Việt Nam, đó đưa ra những giải phápphù hợp

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích quy phạm và hệ thống hóa lý thuyết: làm rõ các khái niệm, những

nguyên tắc về quá cảnh hàng hoá và nguồn luật điều chỉnh

- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh, đối chứng và logic: sử dụng để thống

kê, thu thập, xử lý các thông tin đầu vào, phân tích, đánh giá thực trạng, so sánh, đốichiếu để làm rõ các vấn đề

- Phương pháp bình luận để đưa ra các nhận xét cho thực trạng hiện nay

- Các phương pháp khác: ngoài các phương pháp đã nêu trên tác giả còn sử dụng tổng hợp

một số phương pháp khác như phương pháp tổng kết và phân tích kinh nghiệm đánh giálựa chọn các phương án, giải pháp

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Giới thiệu chung về Hiệp định thuận lợi hóa thương mại (TFA)

1.1.1 Hoàn cảnh ra đời

TFA hay còn gọi là các điều luật thuế quan toàn cầu (global customs rules) là hiệpđịnh được thông qua dựa trên nguyên tắc đồng thuận của các quốc gia thành viên củaWTO Đây là một trong những chương trình làm việc quan trọng thuộc vòng đàm phánDoha của WTO

Việc đàm phán TFA bắt đầu từ tháng 7 năm 2004 và hoàn tất vào năm 2013 với sự tham gia của

164 quốc gia thành viên

Nội dung Hiệp định được xem xét lần cuối cùng về mặt pháp lý, sau đó được thông qua, trở

thành một phần của hệ thống các hiệp định bắt buộc của WTO vào ngày 27/11/2014 tạiGeneva

Hiệp định Thuận lợi hóa Thương mại (TFA) ra đời ngày 7/12/2013 sau khi được thống nhất

thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 9 tại Bali (Indonesia) Tuyên bố Bali đãthông qua một số vấn đề quan trọng liên quan đến Hiệp định, đó là:

- Thống nhất về nội dung Hiệp định ở khía cạnh lời văn và cấu trúc,

- Thành lập Ủy ban lâm thời nhằm rà soát pháp lý TFA,

- Soạn thảo Nghị định thư sửa đổi TFA cũng như tiến trình phê chuẩn Nghị định thư

- Tiếp nhận cam kết thực thi biện pháp nhóm A của các quốc gia thành viên là nước đang

phát triển

Hiệp định TFA đã chính thức có hiệu lực vào ngày 22/2/2017 sau khi được 2/3 số quốc gia

thành viên phê chuẩn (110 quốc gia phê chuẩn trên tổng số 164 nước thành viên)TFA được đưa vào Phụ lục 1A của Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới (hay còn gọi

là Hiệp định Marrakesh) bằng Nghị định sửa đổi Hiệp định Marrakesh Việt Nam chínhthức chấp thuận nội dung hiệp định này vào ngày 15/12/2015

Việt Nam phê chuẩn hiệp định này vào tháng 11 năm 2015

Trang 9

1.1.2 Nội dung của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại

Hiệp định TFA bao gồm 24 điều chia thành 3 phần chính có nội dung tập trung thúcđẩy sự dịch chuyển, trao trả và giải tỏa hàng hóa (bao gồm cả hàng hóa quá cảnh) Bêncạnh đó, các quy định của TFA đưa ra các biện pháp để hợp tác hiệu quả giữa Hải quan

và các cơ quan có thẩm quyền khác về các vấn đề thuận lợi hóa thương mại và tuân thủhải quan Hiệp định còn đề cập đến hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực trong lĩnh vựcnày Cụ thể:

- Phần I: Được xây dựng dựa trên cơ sở kế thừa các điều khoản V, VIII, X của GATT, quy

định về các biện pháp kỹ thuật trong việc công bố và quản lý thông tin, chủ yếu gồm nămnội dung chính:

• Công bố, đảm bảo khả năng tiếp cận thông tin liên quan đến xuất nhập khẩu và quá cảnh;

• Tăng cường tính khách quan, không phân biệt và tính minh bạch;

• Thúc đẩy sự dịch chuyển, trao trả và giải tỏa hàng hóa, bao gồm cả hàng hóa quá cảnh;

• Làm rõ và phát triển các Điều V, VIII và X của GATT 1994;

• Hợp tác hải quan

- Phần II: Bao gồm 10 điều khoản về đối xử đặc biệt và khác biệt (SDT) đối với các quốc

gia Thành viên đang phát triển và kém phát triển (LCDs) trong đó cho phép các quốc gianày được thực hiện một phần cam kết của Hiệp định ngay khi nhận được hỗ trợ kỹ thuật

và được giúp đỡ xây dựng năng lực Để hưởng lợi ích từ SDT, nước thành viên của Hiệpđịnh phải tự phân loại từng quy định trong TFA thành các nhóm và thông báo cho cácnước thành viên WTO khác được biết về mốc thời gian thực thi cụ thể

• Nhóm A là cam kết được thực hiện ngay khi Hiệp định TFA có hiệu lực, hoặc trong vòng

là 1 năm kể từ ngày TFA có hiệu lực đối với các nước LDCs;

• Nhóm B là các cam kết được thực hiện sau một thời gian chuẩn bị sau ngày TFA có hiệu

lực; và

• Nhóm C là các cam kết được thực hiện sau một thời gian chuẩn bị và yêu cầu có sự hỗ

trợ kỹ thuật và giúp đỡ về xây dựng năng lực

Trang 10

Khi phân loại các quy định vào nhóm B và nhóm C, quốc gia thành viên phải chỉ rõ ngàythực thi quy định.

- Phần III: Gồm 2 thỏa thuận thể chế và điều khoản cuối cùng Thỏa thuận về thể chế quy

định về việc thành lập một Ủy ban thường trực về thuận lợi hóa thương mại trong WTOvới chức năng xem xét định kỳ việc triển khai và thực hiện Hiệp định, cũng như thành lậpmột Ủy ban tại mỗi quốc gia để tạo điều kiện phối hợp trong nước và thực hiện các điềukhoản của Hiệp định Các điều khoản cuối quy định cụ thể về hiệu lực của Hiệp địnhTFA, nghĩa vụ của các nước Thành viên khi thực hiện Hiệp định TFA, tính pháp lý củadanh sách cam kết Nhóm A, B, C; việc bảo lưu cũng như quy định về giải quyết tranhchấp phát sinh

1.1.3 Ý nghĩa của Hiệp định thuận lợi hóa thương mại

Hiệp định là thỏa thuận đa phương đầu tiên được ký kết trong lịch sử 21 năm củaWTO, là cột mốc quan trọng đối với hệ thống thương mại toàn cầu và là sự khích lệ đốivới quá trình tự do hóa thương mại đang gặp nhiều khó khăn hiện nay do vấp phải chủnghĩa bảo hộ thương mại

TFA đã mở ra những cơ hội mới cho các nước đang và kém phát triển trong cách thức thực hiện

Đây là hiệp định đầu tiên của WTO cho phép các thành viên WTO có thể xác định lộtrình thực hiện của mình và tiến độ thực hiện lộ trình này phụ thuộc chặt chẽ với năng lực

về kỹ thuật và tài chính của từng quốc gia WTO, các nước thành viên của WTO cùngmột số tổ chức liên chính phủ, bao gồm Ngân hàng thế giới, Tổ chức Hải quan thế giới,

và Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển phối hợp để cung cấp sự hỗtrợ kỹ thuật và giúp đỡ xây dựng năng lực

TFA sẽ giảm thời gian nhập khẩu hàng hóa thêm 1,5 ngày và thời gian xuất khẩu thêm gần 2

ngày Nhờ đó, theo ước tính trung bình của WTO, TFA sẽ giảm chi phí thương mại củacác nước thành viên thêm 14,3% và giúp kim ngạch giao dịch hàng hóa toàn cầu tăng1.000 tỷ USD mỗi năm

Các nước kém phát triển nhất thế giới sẽ hưởng lợi lớn nhất từ TFA, khi Hiệp định này cho phép

các nước đang và kém phát triển đặt ra kế hoạch thực thi TFA phụ thuộc vào năng lực

Trang 11

của các nước Một quỹ về TFA đã được thành lập theo đề nghị của các nước đang và kémphát triển nhằm đảm bảo các nước này nhận được sự hỗ trợ cần thiết để đạt được lợi íchđầy đủ của Hiệp định và nhằm hỗ trợ mục tiêu cuối cùng để tất cả các thành viên thực thiđầy đủ Hiệp định

Hiệp định TFA với nội dung nhằm thúc đẩy tạo thuận lợi cho hoạt động vận chuyển, thông

quan, giải phóng hàng hóa XNK và quá cảnh sẽ giúp DN cắt giảm thời gian và chi phíthông quan, tăng cường năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh XK và qua đó góp phần tăng thucho ngân sách nhà nước Theo tính toàn các nước thành viên WTO, đối với các nướcđang phát triển như Việt Nam, việc thực thi đầy đủ TFA dự kiến sẽ góp phần thúc đẩy tỷ

lệ tăng trưởng XK thêm 3,5% và tăng trưởng kinh tế thêm 0,9%/năm

1.2 Phân tích điều khoản 11 – Tự do quá cảnh

1.2.1 Giải thích thuật ngữ:

- “Quá cảnh”: được hiểu là việc hàng hóa đi ngang qua mà không vào một nước, một vùng

lãnh thổ có chủ quyền nào đó Quá cảnh là một động từ chỉ sự vận chuyển, di chuyển(hàng hóa, hành khách) đi qua lãnh thổ của một hay nhiều nước để tới một nước khác,trên cơ sở hiệp định đã kí giữa các nước có liên quan Hàng hóa có thể ở dạng vật thể(hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể (dịch vụ vô hình) hàng hóa có thể là hữu hình như sắtthép hay ở dạng vô hình như sức lao động

- Trong pháp luật thương mại Việt Nam 2005 “quá cảnh hàng hóa” được hiểu là: "Quá

cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoàiqua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng,thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quácảnh"

1.2.2 Nội dung của điều khoản:

Điều 11 “Tự do quá cảnh” bao gồm có 11 khoản quy định các vấn đề:

- Quy định về các trường hợp trong đó các quy định các thủ tục liên quan vận tải quá cảnh

được áp đặt bởi một thành viên không được phép duy trì/áp dụng

- Quy định về việc thu phí/lệ phí:

Trang 12

• Với vận tải quá cảnh không điều kiện, phí/lệ phí thu = phí vận chuyển (ngoại trừ phí vận

chuyển/chi phí tương với chi phí hành chính kéo theo quá cảnh) + phí dịch vụ

• Hàng hoá trong quá trình làm thủ tục quá cảnh và được phép vận chuyển sẽ không phải

chịu phí hải quan, thủ tục cũng như sự trì hoãn hay hạn chế không cần thiết cho đến khikết thúc quá trình quá cảnh tại điểm đích

• Hàng hóa qua lãnh thổ của 1 nước Thành viên sẽ được ưu đãi không kém những hàng hoá

được vận chuyển từ nơi xuất phát đến đích mà không qua lãnh thổ của nước đó

- Quy định về hồ sơ, thủ tục, pháp lý khi quá cảnh:

• Các thủ tục, yêu cầu về hồ sơ, và kiểm soát Hải quan với vận tải quá cảnh không nên khắt

khe quá mức cần thiết;

• Các Thành viên không áp dụng các quy định kỹ thuật và thủ tục đánh giá hợp chuẩn

trong khuôn khổ Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại về hàng hóa quá cảnh;

• Các Thành viên phải cho phép nộp và xử lý các hồ sơ và dữ liệu quá cảnh trước khi hàng

đến

• Khi hàng hóa quá cảnh tới chi cục Hải quan, thủ tục kết thúc hoạt động quá cảnh phải

được nhanh chóng thực hiện nếu đã đáp ứng các yêu cầu

• Các nước Thành viên không phải tìm kiếm, giữ hay duy trì các rào cản tự nguyện nào hay

bất cứ biện pháp tương tự nào đối với vận tải quá cảnh

- Quy định về bảo đảm, bảo lãnh giao dịch

• Có thể yêu cầu một bảo đảm dưới các hình thức khoản bảo lãnh, đặt cọc hoặc công cụ

bằng tiền mặt hoặc không bằng tiền mặt đối với vận tải quá cảnh

• Một khi những yêu cầu quá cảnh được khẳng định là đã được đáp ứng, thì khoản bảo lãnh

sẽ được giải phóng không chậm trễ

• Cho phép các khoản bảo lãnh cộng gộp bao gồm nhiều giao dịch, cho những doanh

nghiệp giống nhau hoặc tái bảo lãnh cho các lô hàng tiếp theo

• Các Thành viên phải công bố những thông tin có liên quan để thiết lập khoản bảo đảm;

- Một số quy định khác với các nước Thành viên:

• Khuyến khích các thành viên tự xây dựng cơ sở hạ tầng riêng biệt cho vận tải quá cảnh;

Trang 13

• Thành viên có thể yêu cầu áp tải Hải quan với vận tải quá cảnh chỉ trong một số trường

hợp quy định;

• Các Thành viên cần nỗ lực hợp tác và phối hợp với các Thành viên khác để thúc đẩy tự

do quá cảnh

• Mỗi Thành viên phải nỗ lực cử ra một đầu mối điều phối quốc gia để giải đáp những câu

hỏi và đề xuất đưa ra của các nước Thành viên khác liên quan tới vận hành tốt hoạt độngquá cảnh

1.2.3 Ý nghĩa Điều khoản:

- Về phía doanh nghiệp:

Trong nền kinh tế toàn cầu như hiện nay, thì điều khoản Tự do quá cảnh được cam kết thực hiện

bởi 160 quốc gia thành viên WTO góp phần lớn trong tạo điều kiện thuận lợi hóa thươngmại:

• Hạn chế các hàng rào thương mại khi vận chuyển hàng hóa qua các quốc gia, đặc biệt là

hàng rào phi thuế quan và kỹ thuật do các nước lập nên nhằm bảo hộ thương mại nội địa

và khu vực, từ đó thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển;

• Việc trao đổi, mua bán, vận chuyển hàng hoá trở nên dễ dàng, rút ngắn quãng đường vận

chuyển, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí thông quan; hạn chế được các khâurườm rà của thủ tục quá cảnh, qua đó tăng cường năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuấtkhẩu, mở rộng thị trường;

• Mở rộng đối tác kinh doanh, tạo ra cơ hội hợp tác giữa các thương nhân, mở rộng dịch vụ

cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quá cảnh, mang lại lợi ích cho các quốc giaxuất khẩu, nhập khẩu nói chung, khách hàng là chủ sở hữu hàng hóa có nhu cầu quá cảnhnói riêng và cho các doanh nghiệp thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa

- Về phía nhà nước:

• Điều khoản về tự do quá cảnh là căn cứ giúp nhà nước quản lý, giám sát việc di chuyển

hàng hóa trong thương mại quốc tế;

• Nới lỏng hàng rào giữa các quốc gia, qua đó thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao giữa các

nước, tạo sự ổn định về chính trị và góp phần tăng trưởng nền kinh tế, đặc biệt với cácquốc gia đang và kém phát triển;

Trang 14

• Phát triển dịch vụ quá cảnh hàng hóa, qua đó giải quyết được một lực lượng lao động dồi

dào, tạo được công ăn việc làm cho người dân;

• Thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài

Trang 15

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN THỰC HIỆN ĐIỀU KHOẢN TỰ DO QUÁ CẢNH TẠI VIỆT NAM

2.1 Khung pháp lý

2.1.1 Quy định chung của WTO trong vấn đề tự do quá cảnh theo TFA:

Theo quy định của Hiệp định, các biện pháp kỹ thuật (cam kết) cụ thể về nghĩa vụcủa các nước thành viên được phân thành 3 nhóm cam kết gồm:

- Nhóm A: Có hiệu lực ngay tại thời điểm Thỏa thuận (đối với các quốc gia kém phát triển

là một năm sau)

- Nhóm B: (X) năm sau khi Hiệp định có hiệu lực: Vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực

phải thông báo cho Ủy ban quy định và ngày chỉ định thực thi Sau thời điểm Hiệp định

có hiệu lực 1 năm: Thông báo xác định việc thực thi Thành viên có thể yêu cầu gia hạnbằng việc thông báo theo từng đợt

- Nhóm C: (X) năm sau khi Hiệp định có hiệu lực với điều kiện có hỗ trợ tài chính và kỹ

thuật: Vào thời điểm Hiệp định có hiệu lực phải thông báo cho Ủy ban quy định và ngàychỉ định 1 năm sau ngày có hiệu lực các thành viên và nhà tài trợ phải thông báo kếhoạch hỗ trợ tài chính và kỹ thuật 2,5 năm sau ngày có hiệu lực phải thông báo về tiến bộtrong thực hiện hỗ trợ tài chính kỹ thuật và thông báo ngày kết thúc

Đối với Việt Nam, cam kết Nhóm A (gồm 15 cam kết) đã được thông báo cho Tổ chứcThương mại thế giới (WTO) vào tháng 7/2014 Đối với cam kết B, C, Bộ Tài chính(Tổng cục Hải quan) trên cơ sở phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan đã rà soát và đềxuất Chính phủ phê duyệt lộ trình thực hiện cam kết nhóm B và C của Hiệp định TFA

Theo phê duyệt của Chính phủ, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi Văn phòng Ban Chỉ đạoLiên ngành Hội nhập Quốc tế về Kinh tế để thực hiện thủ tục thông báo cho WTO theo

Trang 16

đó nhóm B gồm 14 cam kết và nhóm C gồm 9 cam kết Lộ trình B, C này đã được Pháiđoàn Việt Nam tại WTO thông báo cho WTO vào ngày 2/8/2018.

Theo tổng cục Hải quan, từ sau khi Hiệp định có hiệu lực, Việt Nam đã tích cực triểnkhai nhiều hoạt động nhằm thực thi các cam kết của Hiệp định

Về cơ chế cảnh báo sớm:

- Nếu một thành viên gặp khó khăn khi thực hiện Hiệp định, cần phải thông báo cho Ủy

ban

● Với các nước đang phát triển: không muộn hơn 120 ngày trước ngày hết hạn

● Với các nước kém phát triển: không muộn hơn 90 ngày trước ngày hết hạn

- Thông báo trong thời hạn quy định và nêu rõ lý do trì hoãn

- Tự động gia hạn nếu đó là đầu tiên và cho phép dưới 1,5 năm (với nước đang phát triển)

hoặc 3 năm (với nước kém phát triển)

- Các lần tiếp theo sẽ được đệ trình trực tiếp lên Ủy ban

Về các biện pháp bổ sung:

Các thành viên có thể thay đổi quy định giữa các nhóm điều kiện B và C nhưng phải cungcấp thông tin về hỗ trợ cần thiết để xây dựng năng lực

- Thời gian ân hạn DSU (Bản ghi nhớ về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết

tranh chấp của WTO):

● Đối với các nước đang phát triển: Nhóm điều kiện A - 2 năm

● Đối với các nước kém phát triển: Nhóm điều kiện A - 6 năm, nhóm điều kiện B và C – 8

năm

Với Ủy ban tạo thuận lợi hóa thương mại thì có ít nhất một phiên họp dành riêng mỗi năm để:

Trang 17

- Xem xét tiến độ trong việc hỗ trợ tài chính và kỹ thuật

- Chia sẻ kinh nghiệm và thông tin

- Xem lại thông báo của nhà tài trợ

2.1.2 Một số quy định khác của Việt Nam

Luật Hải quan

Điều 38, 64: Hàng hóa quá cảnh là hàng hóa chịu giám sát hải quan Điều 65: Tuyến đường vận tải quá cảnh do Bộ GTVT quy định

Các quy định liên quan tới khai và xử lý hồ sơ trước khi hàng đến áp dụng chung, khôngphân biệt hàng nhập khẩu/xuất khẩu hay quá cảnh

Điều 40: Các loại hàng hóa tự do quá cảnh, loại hàng hóa được quá cảnh theo giấy phép;

Cơ chế đối với hàng quá cảnh

Dự thảo Thông tư về thủ tục hải quan, giám sát hải quan, thuế XNK và quản lý thuế đối với hàng hóa XNK:

Điều 48-50: Thủ tục hải quan đối với hàng chịu sự giám sát hải quan (trong đó có hàng

quá cảnh) trong đó:

- Tờ khai hải quan riêng cho hàng hóa quá cảnh

- Hàng hóa quá cảnh phải được niêm phong

Ngày đăng: 11/10/2022, 08:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng phân chia công việc - (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu về điều KHOẢN 11 tự DO QUÁ CẢNH TRONG HIỆP ĐỊNH THUẬN lợi hóa THƯƠNG mại (TFA)
Bảng ph ân chia công việc (Trang 2)