Xuất dành cho khu vực ASEAN

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu về điều KHOẢN 11 tự DO QUÁ CẢNH TRONG HIỆP ĐỊNH THUẬN lợi hóa THƯƠNG mại (TFA) (Trang 32 - 35)

Cần đơn giản hóa quy trình và kiểm sốt hải quan; áp dụng chế độ tạm nhập; các quy định trước; chương trình doanh nghiệp ưu tiên….cho các quốc gia trong khu vực nhằm thúc đẩy tự do quá cảnh và tự do thương mại.

Hợp tác để quản lý phối hợp tại biên giới. Bao gồm các quy định về việc hợp tác với các cơ quan chính phủ có liên quan; việc kiểm soát chung và phối hợp tại biên giới. Hợp tác với các chủ thể liên quan đến hải quan. Bao gồm các quy định về tính sẵn có của thơng tin; tham vấn với khu vực tư nhân; các tiêu chuẩn dịch vụ; hợp tác với tổ chức quốc tế và cộng đồng hải quan quốc tế.

Đặt ra các cơ chế ra quyết định; cơ chế tham vấn và cơ chế giải quyết tranh chấp có thẩm quyền, cơng bằng và nghiêm minh trước những sự cố phát sinh của các nước trong khối ASEAN khi tham gia trao đổi thương mại.

Các quốc gia trong khu vực cần nhận sự hỗ trợ hành chính tối đa (trong đó có trao đổi thơng tin và tình báo) để nhằm ngăn chặn, điều tra và trấn áp các vi phạm liên quan đến hải quan; hàng hóa xuất khẩu, quá cảnh, chuyển tải qua lãnh thổ của các bên ký kết sẽ nhận được sự tạo thuận lợi nhiều nhất có thể nhờ việc áp dụng các cam kết cụ thể của Hiệp định như đơn giản hóa thủ tục hải quan và quy định kiểm soát hải quan, ứng dụng công nghệ thông tin, quyết định trước, cơng nhận lẫn nhau Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên (AEO), quản lý biên giới phối hợp…

KẾT LUẬN

Hoạt động quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam trong những năm qua đã và đang trở nên sôi động và phổ biến hơn, trở thành một loại hình cung ứng dịch vụ quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu cũng như trong hợp tác và phát triển thương mại giữa các quốc gia với nhau.

Để thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện đúng theo cam kết ở Điều 11 Hiệp định Thuận lợi hóa Thương mại của WTO, tiểu luận đã chỉ ra những thực trạng pháp luật ở Việt Nam có nội dung tương đồng với Điều 11 trong Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại. Từ những điều đã nghiên cứu, tiểu luận cũng đề xuất một số phương pháp nhằm hồn thiện hệ thống có liên quan như: hệ thống quy trình đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng cho chuỗi cung ứng dịch vụ logistic, nâng cao trình độ cơng nghệ, và một số đề xuất để hồn thiện khung pháp lý bao gồm tăng cường cơng tác nghiên cứu, dự báo các vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế, tổ chức thực thi hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tiểu luận cũng đưa ra một số giải pháp dành riêng cho khu vực ASEAN.

Hiệp định TFA ra đời đã TFA đã mở ra những cơ hội mới cho các nước đang và kém phát triển như Việt Nam trong cách thức thực hiện các nghiệp vụ hải quan, đặc biệt là việc quá cảnh qua lãnh thổ quốc gia. Đồng thời, sự xuất hiện của hiệp định cũng góp phần thống nhất các quy định chung về quá cảnh ở các nước thành viên.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận FTU) NGHIÊN cứu về điều KHOẢN 11 tự DO QUÁ CẢNH TRONG HIỆP ĐỊNH THUẬN lợi hóa THƯƠNG mại (TFA) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)