Phật giáoquatranh:
Chọn trungđạo,đến
dưới câybồđề
Diệu Vợi tổng hợp
Đoạn tranh này có tên: Sự giác ngộ của Đức Phậtdướicâybồ
đề, trong lúc quỷ Mara tấn công, là tranh tường của họa sĩ
Kosetsu Nosu, tại một ngôi chùa Ấn, lập năm 1931.
*
Bỏ kinh thành, thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) theo học với
hai bậc đại đạo sư, nhưng vẫn thấy không đạt được giác ngộ
và giải thoát.
Thái tử bèn vào rừng sâu, tu khổ hạnh với 5 anh em Kiều
Trần Như. Suốt 6 năm, chỉ còn da bọc xương mà vẫn không
thấy được đường giải thoát khỏi sinh tử.
Rồi ngài nhận thấy: chắc chắn lối tu khổ hạnh không thể đem
lại lợi ích. Khổ hạnh chỉ làm giảm suy trí thức và mệt mỏi
tinh thần.
Ngài nhận định rằng: một tấm thân mòn mỏi không thể hoàn
toàn sáng suốt, cần có một sức khỏe để thành đạt tiến bộ tinh
thần, nên quyết định không nhịn đói nữa mà dùng những vật
thực thô sơ.
Ngài liền dứt khoát phải từ bỏ lối tu khổ hạnh, chọn lối
“trung đạo” mà theo. Đó chính là con đường tránh xa hai cực
đoan: quá hưởng thọ dục vọng hoặc quá tu tập khổ hạnh.
Thấy vậy, 5 anh em Kiều Trần Như thất vọng, rời bỏ Ngài.
*
Hồi tưởng lại khi còn thơ ấu, vào một buổi lễ Hạ Điền, trong
lúc vua cha và mọi người đang chăm chú cử hành các cuộc
vui, thái tử Tất Đạt Đa đã ngồi thế nào dưới cái bóng mát mẻ
của một cây trâm, tham thiền, nhập định và đạt được Sơ
Thiền.
Ngài thấy: đó mới thật là con đường dẫn đến Giác Ngộ.
*
Còn lại một mình, sau khi dùng một bát sữa cúng dường của
mục nữ Sujata, thái tử Tất Đạt Đa xuống sông Ni-Liên-
Thuyền tắm rửa, rồi đến bên gốc câybồ đề, ngồi thiền.
Ngài thề sẽ không đứng dậy nếu không đạt được giác ngộ
giải thoát. Và ngài đã ngồi bất động như vậy suốt 49 ngày
đêm.
Cành lá bồ đề. Con cú trên cây là đang đêm?
Ma vương (Mara) sợ thái tử đắc đạo nên đã dắt binh tướng
đến tấn công. Nhưng trước sự kiên định của Tất Đạt Đa, và
sự bảo vệ của thần Đất (bà gội đầu, quay mái tóc cho văng
nước, đuổi Ma vương đi), Ma vương đành thất bại.
Các binh tướng của Ma vương đến quấy phá, nhưng bị luồng
nước của nữ thần Đất (bên dưới – đừng lầm là ma nữ nhé)
đẩy văng ra. (Cập nhật: bức tranh này về sau Diệu Vợi nhận
là mình đã chú thích lầm quaphát hiện của Tuedang. Mời
các bạn xem thêm bài: Thần Đất, con gái Ma Vương… phe
nào cũng lộng lẫy).
Cuối cùng, vào ngày rằm tháng 4 Âm lịch năm 588 trước Tây
lịch, vào lúc bình minh khi sao Mai vừa mọc, thái tử phá tan
được màn vô minh, giác ngộ Tứ đế, chứng đạt Tam minh,
chứng quả Vô thượng chánh đẳng chánh giác và thành Phật,
hiệu là Thích-ca Mâu-ni Thế tôn.
Toàn bộ bức tranh, vẽ bên trên cái cửa nên hơi bị xấu
Trong tranh, Đức Phật ngồi xếp bằng thế hoa sen (Kiết già –
Padmasana), tay ở tư thế Xúc địa ấn, tức tay phải đặt trên đầu
gối phải, đầu những ngón tay duỗi ra đụng đất, tay trái đặt
trên đùi trái, gan bàn tay ngửa lên trên.
Xúc địa ấn – Bhumispara, nghĩa đen là “chạm vào đất”, diễn
tả lại thời điểm trước khi đạt được giác ngộ dưới gốc bồ đề,
thái tử đã lấy đất làm chứng, cũng là biểu tượng của lòng
kiên tín, quyết tâm, không gì lay chuyển nổi. Cũng có những
kinh văn nói tư thế tay Xúc địa ấn này là thái tử Tất Đạt Đa
yêu cầu Thần đất gởi đạo binh chống lại Ma vương, khi Ma
vương đến quấy rối ngăn cản việc giác ngộ của ngài.
*
Về tác giả bức tranh
Kousetsu Nosu sinh năm 1885 tại tỉnh Shikeku. Ông lên
Tokyo học vẽ. Năm 1918, ông đến Ấn Độ học nghệ thuật
Phật giáo. Tại đây ông gặp bậc thầy Kampo Arai. Arai đề
nghị ông làm trợ tá, copy những bức bích họa nổi tiếng ở các
hang thờ vùng Ajanta.
Đến năm 1932, Nosu lại đến Ấn Độ, bắt đầu vẽ những bức
bích họa của riêng mình. Trong năm năm, ông đã vẽ 17 bức
dựa theo 17 tích về Phật.
Là Phật tử suốt đời, Nosu chỉ thích vẽ tranh Phật. Ông yêu
mến Ấn Độ cổ, và tự coi nhiệm vụ nghệ thuật của mình là
làm cho hai quốc gia Ấn Độ và Nhật Bản gần nhau hơn.
.
Phật giáo qua tranh:
Chọn trung đạo, đến
dưới cây bồ đề
Diệu Vợi tổng hợp
Đoạn tranh này có tên: Sự giác ngộ của Đức Phật dưới cây bồ
đề, . Sujata, thái tử Tất Đạt Đa xuống sông Ni-Liên-
Thuyền tắm rửa, rồi đến bên gốc cây bồ đề, ngồi thiền.
Ngài thề sẽ không đứng dậy nếu không đạt được giác