SƠ CỨU VÀ PHềNG TRÁNH CÔN TRÙNG ĐỐT/ CẮN 1. Giới thiệu - Các côn trùng có nhiều loại, thường tấn công người nhất là ong, kiến, nhện, chấy, giận, ve, bọ chét, muỗi. - Ong đốt: xin xem phần ong đốt. 2. Biểu hiện: - Côn trùng cắn hoặc đốt có thể gây các phản ứng trên da ngay lập tức. Kiến và ong đốt, nhện cắn thường gây đau, trong khí vết cắn do muỗi, nhện, ve, chấy, rận, bọ chét thường chét thường gây ngứa hơn là đau. - Các biểu hiện: - Đau tại chỗ, đỏ da, sưng nề, có thể hoại tử vùng da bị cắn, đốt (vùng da bị chết do nọc độc, thường do một số loài nhện). Có những trường hợp dẫn đến nhiễm trùng (sưng nề lan rộng hơn, da đỏ đau tăng lên, có mủ, sốt). Cũng có thể có cảm giác bỏng rát, tê bì hoặc kim châm. - Các biểu hiện dị ứng: có thể từ sẩn ngứa, đỏ da đến khó thở, tụt huyết áp (sốc). Có trường hợp dị ứng nặng và diễn biến nhanh dễ tử vong. - Các trường hợp bị cắn, đốt vào vùng đầu, mặt, cổ có thể gây nguy hiểm nếu có sưng nề, chèn ép đường hô hấp gây khó thở nguy kịch, dễ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. - Có thể mang côn trùng tới cơ sở y để nhận dạng giúp chữa trị nếu có thể thực hiện được việc này an toàn. 3. Sơ cứu: Trường hợp nặng: - Nếu bệnh nhân khó thở, thở rít, tím tái: gọi cấp cứu, nhân viên y tế nơi gần nhất hoặc người hỗ trợ, hà hơi thổi ngạt cho bệnh nhân. - Nếu bệnh nhân có biểu hiện sốc do dị ứng nặng (biểu hiện đỏ da, sẩn ngứa nhiều, mạch nhanh, yếu hoặc khó bắt và rất mệt, lơ mơ): để bệnh nhân nằm đầu bằng (không dùng gối và để đầu thấp ngang thân mình). Gọi cấp cứu hoặc nhân viên y tế nơi gần nhất hoặc người hỗ trợ. Các biện pháp chung cho hầu hết các trường hợp côn trùng đốt (không kể ong đốt) hoặc cắn: - Động viên bệnh nhân giữ bình tĩnh nếu lo lắng quá mức, kích thích, bồn chồn. - Tháo đồ trang sức (nhẫn, vòng tay, ) ở vùng bị cắn, đốt để tránh nguy hiểm do chèn ép khi vùng đó bị sưng nề. - Rửa vùng da bị cắn, đốt bằng xà phòng và nước. - Dùng thuốc chống dị ứng dạng kem hoặc mỡ để bôi tại chỗ vùng da bị đốt, cắn. - Theo dõi phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng trong những ngày sau. - Tới khám tại cơ sở y tế nếu: o Người bệnh có các dấu hiệu nặng trên (gọi cấp cứu hoặc nhân viên y tế gần nhất và người hỗ trợ). o Người bệnh có các dấu hiệu nhiễm độc đáng kể : đau, sưng, sẩn ngứa nhiều, khó chịu nhiều, hoại tử vùng bị cắn, đốt. Các biểu hiện không chỉ ở tại chỗ vết cắn, đốt mà còn biểu hiện toàn thân hoặc ở các cơ quan khác. o Vết cắn có biểu hiện nhiễm trùng. - Không trích rạch, trâm, chọc, bóp, nặn vùng bị đốt, cắn, không cào xước hoặc gãi nhiều. - Không ga rô. - Không uống rượu bia, không tự dùng các thuốc đường uống hoặc tiêm. 4. Phòng tránh :- Tránh trêu chọc, kích động côn trùng. - Tránh các động tác nhanh, đột ngột ở gần tổ hoặc đàn côn trùng. - Mặc quần áo dài ống, đội mũ, mặc các đồ bảo vệ (như ủng, mũ, găng, đeo kính) khi đi trong rừng, tiếp xúc với bụi cây hoặc các nơi khác côn trùng thường hay ở (đống rác, đống củi, đống gạch, nhà bỏ hoang, ). - Người đã từng bị dị ứng do côn trùng đốt, cắn thì cần đặc biệt tránh xa côn trùng. - Giữ nhà cửa và môi trường đất, nước thông thoáng, sạch, phá bỏ các đống rác, gạch vụn, cỏ khô, Bỏ các vũng nước, các chậu nước, bồn nước không dùng đến, thả cá các bồn nước, bể nước, ao. . SƠ CỨU VÀ PHềNG TRÁNH CÔN TRÙNG ĐỐT/ CẮN 1. Giới thiệu - Các côn trùng có nhiều loại, thường tấn công người nhất là ong, kiến, nhện, chấy, giận,. nơi khác côn trùng thường hay ở (đống rác, đống củi, đống gạch, nhà bỏ hoang, ). - Người đã từng bị dị ứng do côn trùng đốt, cắn thì cần đặc biệt tránh xa côn trùng. - Giữ nhà cửa và môi trường. các thuốc đường uống hoặc tiêm. 4. Phòng tránh :- Tránh trêu chọc, kích động côn trùng. - Tránh các động tác nhanh, đột ngột ở gần tổ hoặc đàn côn trùng. - Mặc quần áo dài ống, đội mũ, mặc