SƠ CỨU VÀ PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC NẤM pps

6 220 2
SƠ CỨU VÀ PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC NẤM pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SƠ CỨU VÀ PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC NẤM 1 - Biểu hiện ngộ độc chính:  Loại biểu hiện ngộ độc sớm Paneolus campanulatus Amanita muscaria Coprinus atramentarius - Thường biểu hiện sau ăn 30 phút đến 2 giờ, tối đa là 6 giờ. - Biểu hiện tuỳ thuộc vào loại nấm: o Nấm đỏ (nấm mặt trời, tên khoa học: Amanita muscaria), nấm mụn trắng (nấm tán da báo, tên khoa học: Amanita pantheria): buồn ngủ, chóng mặt, khó chịu, ảo giác, sảng, giật cơ, co giật. o Nấm mực (tên khoa học: Coprinus atramentarius) : do khi ăn bệnh nhân có uống rượu, bia, biểu hiện đỏ mặt, cổ, ngực, cảm giác bốc hoả, vã mồ hôi, trống ngực, nhịp tim nhanh, đau ngực, thở nhanh, khó thở, buồn nôn, nôn, đau đầu, hạ huyết áp. o Nấm phiến đốm chuông (tên khoa học: Paneolus campanulatus): điều hoà các động tác vận động kém, tăng vận động, ảo giác, hoang tưởng. Có thể có đồng tử (con ngơi mắt) giãn, kích thích vật vã, co giật.  Loại biểu hiện ngộ độc muộn: Amanita phalloides - Xuất hiện sau khi ăn 6-40 giờ (trung bình 12 giờ). - Hầu hết các trường hợp do nấm lục (nấm độc xanh đen, tên khoa học: Amanita phalloides). - 6-40 giờ sau ăn, bệnh nhân mới biểu hiện nôn, đau bụng, ỉa chảy dữ rội và nhiều. Vào thời điểm này hầu hết chất độc đã vào máu. - Sau 1-2 ngày: các biểu hiện tiêu hoá trên đỡ, người bệnh (thậm chí có thể cả cán bộ y tế) nghĩ là bệnh đã khỏi. Trên thực tế tình trạng ngộ độc vẫn tiếp diễn âm thầm ở các cơ quan khác. - Sau 3-4 ngày: vàng mắt, vàng da, mệt mỏi, ăn kém, đái ít dần, phù, chảy máu nhiều nơi, hôn mê và tử vong. - Trong thực tế các vụ ngộ độc xảy ra ở miền Bắc nước ta gần đây, khoảng 50% số ngời bệnh ngộ độc nấm này tử vong mặc dù được điều trị tích cực. 2. Sơ cứu: - Gây nôn (bằng biện pháp cơ học): trong vòng vài giờ sau ăn nấm (tốt nhất trong vòng giờ đầu tiên) nếu bệnh nhân là người trên 2 tuổi, tỉnh táo, chưa nôn nhiều. Cho bệnh nhân uống nước và gây nôn. - Uống than hoạt: liều 1gam/kg cân nặng người bệnh. - Cho người bệnh uống đủ nớc, tốt nhất là dùng ORESOL (loại thuốc pha nớc uống dùng trong tiêu chảy). - Nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. - Nếu người bệnh hôn mê, co giật: cho người bệnh nằm nghiêng. - Nếu người bệnh thở yếu, ngừng thở: hà hơi thổi ngạt hoặc hô hấp nhân tạo bằng các phơng tiện cấp cứu có tại chỗ. - Không tự về nhà trong 1-2 ngày đầu kể cả khi các biểu hiện ngộ độc ban đầu đã hết. Nhân viên y tế cần cân nhắc cận thận khi quyết định cho người bệnh về nhà ở thời điểm này. - Ngộ độc nấm loại biểu hiện muộn cần được điều trị tại các cơ sở y tế có phương tiện hồi sức tích cực tốt (thường tuyến tỉnh trở lên hoặc bệnh viện cỡ tương đương trở lên). 3. Phòng tránh: - Phân biệt giữa nấm độc và nấm không độc rất khó. - Ngộ độc nấm độc chỉ xảy ra khi ăn các nấm mọc hoang dại, thường vào mùa xuân và hè và ở các vùng rừng núi. - Loại nấm độc nhất là nấm lục (hay nấm độc xanh đen), có hình thức hấp dẫn nhất, ngộ độc nặng nề, diễn biến ngộ độc không thể lường trước được và là nguyên nhân tử vong của hầu hết các trường hợp ngộ độc nấm xảy ra hàng năm ở nước ta. - Không ăn các loại nấm mọc hoang, kể cả ở nhà, vườn, ruộng. - Chất độc có trong nấm không bị thay đổi khi đun nấu. - Khi thấy động vật ăn nấm không sao không có nghĩa là nấm an toàn với người . giữa nấm độc và nấm không độc rất khó. - Ngộ độc nấm độc chỉ xảy ra khi ăn các nấm mọc hoang dại, thường vào mùa xuân và hè và ở các vùng rừng núi. - Loại nấm độc nhất là nấm lục (hay nấm độc. SƠ CỨU VÀ PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC NẤM 1 - Biểu hiện ngộ độc chính:  Loại biểu hiện ngộ độc sớm Paneolus campanulatus Amanita muscaria. nhất, ngộ độc nặng nề, diễn biến ngộ độc không thể lường trước được và là nguyên nhân tử vong của hầu hết các trường hợp ngộ độc nấm xảy ra hàng năm ở nước ta. - Không ăn các loại nấm mọc

Ngày đăng: 05/08/2014, 10:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan