Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
118,02 KB
Nội dung
Bảo quảntưliệulưu tr
ữ trongthờigiantântrang,sửachữa
Karen Motylewski
Phần giới thiệu:
Tân trang toà nhà lưutrữ là một yếu tố quantrọngtrong việc phát triển
chương trình bảo tồn của cơ quan chủ quản. Quá trình tân trang có thể khắc
phục những bất cập về lắp đặt thiết bị khi xây dựng như thiếu hệ thống phòng
cháy, hệ thống kiểm soát môi trường kém hiệu quả, mái dột, và sử dụng các
khoảng không chưa hợp lý.
Tuy nhiên, bất cứ một dự án xây dựng nào cũng gắn liền với những hiểm họa.
Sách và các tưliệu bằng giấy đặc biệt dễ bị hư hại do cháy, khói, nước, bụi
bẩn, các chất ô nhiễm hoá học, và vận chuyển không đúng cách, mà toàn bộ
các yếu tố trên đều liên quan đến việc tân trang sửa chữa. Thư viện, nơi lưu
trữ và bảo tàng cần có thêm các biện pháp bảo vệ thường xuyên để đảm bảo
việc xây dựng toà nhà đúng tiêu chuẩn. Bất cứ rủi ro ở phạm vi nào cũng mất
thời gian để xử lý và cứu chữa và có thể còn đòi hỏi phải thay thế, in ấn lại tài
liệu, hay đòi hỏi các biện pháp bảo tồn, phục chế đối với các tưliệu bị hư
hỏng.
Trong trường hợp xấu nhất, bản thân toà nhà lưutrữ cũng bị thiệt hại do hoả
hoạn liên quan đến quá trình xây dựng. Nên di chuyển các tưliệulưutrữ ra
xa khỏi khu vực xây dựng hoặc rào chắn, che phủ kỹ lưỡng các tưliệulưutrữ
trong quá trình xây dựng, tuy vậy rất khó thực hiện việc này. Trong nhiều
trường hợp không có đủ người và cũng không có đủ chỗ để di chuyển tư liệu.
Việc rào chắn che phủ tưliệu kỹ lưỡng cũng tốn nhiều công sức và làm cho
không thể truy cập được tưliệu ở một phạm vi rộng, trong khi đó có thể cơ
quan chủ quản vẫn phải thực hiện công việc truy cập. Do đó cần có những
cách ứng phó với từng trường hợp cụ thể. Bản hướng dẫn này có ý định cảnh
báo các cơ quan chủ quản trước các nguy cơ thông thường dẫn đến thiệt hại
liên quan đến quá trình xây dựng và đưa ra một số giải pháp cho các khó
khăn có thể tiên liệu được.
Trong mọi trường hợp, rất quantrọng khi đưa ra đầy đủ các chi tiết trong các
điều khoản quy định của hợp đồng để đảm bảo rằng các nhà thầu: (1) hiểu rõ
khách hàng đòi hỏi việc tuân thủ hợp đồng một cách nghiêm ngặt về các vấn
đề an toàn; (2) chấp nhận chi phí phát sinh để thực hiện một cách nghiêm
ngặt các biện pháp an toàn; và (3) áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro một
cách hữu hiệu. Tuy nhiên, không nên hy vọng nhà thầu sẽ thực hiện các biện
pháp bảo hộ như đã yêu cầu trong hợp đồng nếu không có sự giám sát tích
cực của khách hàng. Rất khó phát giá chính xác cho các dự án lớn, mà giá bỏ
thầu để có tính cạnh tranh thì thường thấp hơn giá phát. Do đó các nhà thầu
có thể sẽ tìm cách cân đối khoản thâm hụt này bằng cách làm tắt hợp đồng.
Nhiều nhà thầu cho rằng khắc phục hậu quả sau thảm hoạ còn rẻ hơn là tìm
cách phòng tránh. Vì vậy khi mời thầu nên đưa ra chi phí cho việc thay thế
hoặc bảo tồn đối với một số tưliệu đặc trưng, điều đó có thể sẽ thuyết phục
các nhà bỏ thầu suy nghĩ một cách nghiêm túc về các biện pháp phòng ngừa
hiểm họa.
Tầm quantrọng của công tác điều hành và giám sát
Để đảm bảo đầy đủ công tác bảo vệ tư liệu, đòi hỏi phải phân chia có hệ
thống các hoạt động xây dựng thành các giai đoạn cũng như đòi hỏi có sự
liên hệ chặt chẽ giữa kiến trúc sư, nhà thầu, ban điều hành của khách hàng, và
liên lạc viên dự án. Nhân viên của cơ sở chủ quản phải có khả năng lập được
kế hoạch cho việc tiếp tục truy cập các tưliệu nhiều người sử dụng và các tư
liệu lưutrữquan trọng. Những nhân viên này phải nắm được các kế hoạch
xây dựng và lịch thi công ở những khu vực lưutrữquantrọng ngay khi có kế
hoạch, vì những khu vực này đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề
bảo vệ và an ninh. Cũng phải báo trước cho các nhân viên này về những thay
đổi không tránh khỏi trong kế hoạch thi công khi tiến hành dự án. Cần đưa ra
các điều khoản về trách nhiệm thông báo và phổ biến thông tin trong các quy
định của hợp đồng cũng như trong kế hoạch nội bộ về quản lý dự án của cơ
quan chủ quản.
Tốt nhất là nên chỉ định một liên lạc viên dự án, có thể là nhân viên của cơ
quan chủ quản hoặc thuê nhân viên tư vấn. Liên lạc viên dự án cần đảm bảo
thực hiện đúng tiến trình các bước vận chuyển di dời khi có hiểm hoạ và đảm
bảo sao cho các nhân viên được huấn luyện phù hợp để có thể thực hiện các
tiến trình này. Liên lạc viên dự án phải phối hợp với đội phòng cháy chữa
cháy địa phương để lên kế hoạch phòng cháy chữa cháy, và phải làm việc
chặt chẽ với các nhà chức trách địa phương cũng như với nhà thầu để đảm
bảo tuân theo các nội quy cần thiết.
Liên lạc viên dự án cần xem lại toàn bộ hợp đồng và mọi điều khoản để đảm
bảo tưliệulưutrữ được bảo vệ đầy đủ cũng như được thu hồi khi xảy ra thiệt
hại. Có thể thực hiện việc này dưới sự tư vấn của cố vấn pháp luật của cơ
quan chủ quản. Cần đưa ra các điều khoản và quy trách nhiệm trong các
trường hợp cần thiết như trong quá trình thu dọn hoặc quá trình che phủ tư
liệu khỏi các khí thải và nước. Hợp đồng cũng cần định rõ trách nhiệm của
nhà thầu trong các trường hợp cứu hộ (về nhân sự, khi các tưliệu bị ẩm hay
bị khô, hút ẩm toàn bộ kho chứa, thu dọn, tổng vệ sinh) hoặc trong các trường
hợp cất trữ (chụp vi phim, đóng tập tư liệu, sao chụp, và bảo tồn)
Hợp đồng cần đưa ra các điều khoản chi tiết về việc thực hiện các biện pháp
an toàn đối với các thành viên trong đội xây dựng trong suốt thờigian xây
dựng hoặc tân trang toà nhà lưu trữ. Trong khu vực xây dựng cấm hút thuốc
và ăn uống. Mặc dù nhân viên thư viện có trách nhiệm chính trong việc di
chuyển tư liệu, nhưng công nhân xây dựng cũng phải nhận thức được tưliệu
rất dễ bị hỏng và họ phải được huấn luyện để khi cần thiết có thể vận chuyển
sách báo, hòm tủ và các tưliệu khác một cách cẩn thận.
Hợp đồng cần định ra trách nhiệm quản lý công tác phòng cháy chữa cháy;
thông thường đây là trách nhiệm của nhà thầu hoặc của đội trưởng đội xây
dựng và công nhân của họ. Ngoài ra, người của cơ quan chủ quản hàng ngày
nên giám sát khu vực lưutrữ đang thi công để bảo đảm đã che phủ, gói ghém
tư liệu cẩn thận trước khi tiến hành xây dựng, đảm bảo công tác thu dọn vệ
sinh, đảm bảo tốt công tác phòng cháy và chống ngập, và đảm bảo có đủ hệ
thống thông gió để có thể sử dụng các chất hoá học, các lớp phủ hoặc các
chất khí thải khác mà không ảnh hưởng đến tư liệu. Người của cơ quan chủ
quản có trách nhiệm phải thông báo với ban điều hành về hiện trạng của tư
liệu. Tốt nhất không nên chọn liên lạc viên dự án làm công việc này, nếu cơ
quan chủ quản có đủ quỹ lương và nhân sự để thuê thêm người khác.
Nhân viên này cần xem lại toàn bộ các mục trong kế hoạch đối phó khi có sự
cố để có thể nhanh nhất gọi các dịch vụ cứu hộ, và đảm bảo các nhân viên
hiểu rõ vai trò của họ khi có sự cố. Số điện thoại và hệ thống báo tin cho
nhau phải được thông báo rõ trong nội bộ, và khi cần thiết có thể thông qua
cảnh sát và đội phòng cháy chữa cháy. Cần thông qua kế hoạch ứng phó tức
thời và các thao tác khi có sự cố cháy, ngập với các nhà thầu, nhân viên, và
các dịch vụ cứu hộ địa phương.
Nên chuẩn bị sẵn các bản sao chụp các catalô và các danh mục tưliệulưutrữ
hiện hành, và cất giữ chúng cách xa khỏi nơi xây dựng. Dù việc cất trữ các
bản sao dự phòng ở cách xa nơi dự phòng là việc cần thiết, nhưng trongthời
gian tân trang toà nhà lưutrữ thì việc này càng đặc biệt quan trọng. Đối với
các tưliệulưutrữ bằng máy tính, cần chọn một nơi lưutrữ thứ hai và tiến
hành việc sao lưu các tưliệu đó. Tuỳ thuộc vào khối lượng nạp dữ liệu mà
việc sao lưu các danh mục có thể được thực hiện theo ngày hoặc theo tuần, và
phảI chuyển các bản sao lưu ra khỏi khu vực xây dựng. Nếu khối lượng nạp
dữ liệu ít, có thể cất trữ các bản sao lưu hàng ngày hoặc hàng tuần ngay tại
chỗ, còn các bản sao lưu hàng tháng thì cất trữ ở chỗ khác. Các bản in catalô
và danh mục sách đòi hỏi ít nhất phải có hai nơI cất trữ ngoài khu vực xây
dựng. Bất cứ bản vi phim gốc nào đang cất trữ tại nơi xây dựng cũng phải di
chuyển. Cần ghi lại nơi cất trữ các vi phim gốc.
Kế hoạch ứng phó khi có sự cố (dành cho các nhân viên có phận sự và có thể
sử dụng khi dập cháy) có thể còn bao gồm vị trí các tưliệu hoặc các hiện vật
cần cứu hộ đầu tiên. Các tưliệu và các hiện vật này cần được chú ý hơn trong
các trường hợp khẩn cấp.
Hiểm hoạ cháy
Nguyên nhân phổ biến thứ hai dẫn đến cháy thư viện ( nguyên nhân thứ nhất
là cố ý gây hoả hoạn) là xây dựng và tân trang toà nhà lưu trữ. Công nhân
thường sử dụng các thiết bị sưởi, các thiết bị cơ khí và đuốc. Các tình huống
cháy nổ tiềm tàng bao gồm lắp đặt hệ thống sưởi, lắp đặt hệ thống thông gió
,và các thiết bị điều hoà không khí (HVAC), thay dỡ mái, lắp đặt hệ thống
nước và tróc sơn tường. Ngoài ra, phá bỏ các phần xây dựng, lắp đặt hệ thống
ống dẫn, lắp đặt hệ thống bình cứu hỏa, và hệ thống đường dây điện cũng có
thể gây ra cháy nổ.
Sách và giấy rất dễ cháy. Mùi khói và bồ hóng về mặt hoá tính cũng có thể
gây thiệt hại đến giấy và gáy sách. Rất khó có thể lau đi các lớp bồ hóng còn
sót lại; bất cứ ai vận chuyển các tưliệu bị ám khói đều dính bồ hóng trên tay,
và làm dính bồ hóng vào các tờ giấy bên trong hoặc dính sang các cuốn sách
khác hoặc sang các giấy tờ khác. Giá trị nội tại của tưliệu đặc biệt có thể bị
huỷ hoại hoặc bị giảm đi đáng kể sau các sự cố cháy.
Tài liệu "Tiêu chuẩn bảo vệ các nguồn tưliệu văn hoá" của NFPA (NFPA
909) đã đưa ra một bản tóm tắt ngẵn gọn các biện pháp phòng ngừa cần thiết
trong thờigiantân trang toà nhà. Các ấn phẩm khác có liên quan đến vấn đề
này của NFPA cũng được giới thiệu ở phần cuối bản hướng dẫn này.
Các biện pháp an toàn chống cháy nổ.
Cần thực hiện các biện pháp tăng cường chống cháy nổ và chuẩn bị sẵn các
thiết bị cứu hộ trước khi sử dụng bất cứ một thiết bị điện, cơ khí và phát nhiệt
nào.
Cần kiểm tra các hệ thống báo động hiện có trước khi tiến hành các công việc
xây dựng sửa chữa. Khi kiểm tra cần lưu ý đến các bộ cảm ứng để xác định
xem các bộ cảm ứng đó đã được kết nối với đồn cảnh sát hoặc cứu hoả chưa.
Hệ thống dò cháy phải được kiểm tra hàng tuần trong suốt thờigian xây
dựng. Cần lưu ý để khi thay thế hoặc khi tăng cường các thiết bị điện hay các
thiết bị cảm ứng cháy không gây ra sự gián đoạn trong công tác phòng cháy
vào thờigian không làm việc.
Liên lạc viên dự án cần kiểm tra đánh giá việc thực tập chữa cháy của đội xây
dựng. Theo quy định địa phương hay quốc gia thì người giám sát đội xây
dựng và nhóm trưởng xây dựng có thể phải được huấn luyện để biết cách sử
dụng bình cứu hoả; vì hầu hết công nhân là không biết sử dụng. Cơ quan chủ
quản nên yêu cầu nhà thầu xác định rõ quy trình cứu hỏa mà đội xây dựng
phải thực hiện khi có sự cố cháy. Các bình cứu hoả xách tay phù hợp ( thông
thường là loại bình ABC) phải được chuẩn bị sẵn và dễ thấy ngay trong khu
vực xây dựng. Trong quá trình xây dựng có thể di chuyển bình cứu hoả theo
đội xây dựng. Nhân viên thư viện cũng phải biết nơi để các bình cứu hoả và
biết cách sử dụng chúng. Nếu cơ quan chủ quản có chuyên viên phòng cháy
thì nhân viên này có nhiệm vụ tổ chức huấn luyện dập cháy. Ban chỉ huy
phòng cháy hoặc đội cứu hỏa là các nơi lý tưởng cho công tác huấn luyện.
Những đám cháy âm ỉ do hàn hoặc cắt gây ra thường được phát hiện chậm,
do đó hợp đồng cần quy định các biện pháp an toàn như tạm dừng việc phát
điện đầu giờ trong ngày xây dựng và để ra 30 phút ngay sau đó ( hoặc nhiều
hơn) để kiểm tra cháy. Xem "Các biện pháp bảo vệ tạm thời" của Dale Frens
và các tài liệu khác của NFPA để biết thêm hướng dẫn chi tiết về an toàn
cháy nổ khi tiến hành các hoạt động xây dựng.
Hiểm họa nước.
Nước là hiểm họa chính đối với sự tồn tại của các tưliệu bằng chất liệu giấy.
Nước có thể làm bong keo dán, làm sách, giấy và giấy da bị rộp lên và biến
dạng, làm gáy sách bị bong, mực bị nhoè, và giấy bồi ở bìa bị dính lại với
nhau. Một số giấy ảnh bị bong ra, số còn lại thì bị dính vào nhau. Các tưliệu
ngấm nước đặc biệt dễ bị nấm mốc làm hỏng, và gần như không thể phục hồi
được.
Việc thay thế mái, cửa sổ trên mái, việc lắp đặt hệ thống ống, bình phun
nước, và đào bới hoặc thay thế hệ thống ống nước đang sử dụng, tất cả đều
gây ra hiểm họa ngập nước trongthờigiantân trang. Hơn nữa, khi nước chảy
thấm vào các mối hàn ở đường điện có thể cũng gây cháy. Cần xác định các
khu vực dễ bị vỡ ống, rò rỉ ống hoặc úng ngập. Mái nhà rất dễ bị hỏng khi
con người đi lại trên đó. Một nguyên nhân phổ biến gây dột mái ở những toà
nhà đã cũ cần sửa là khi nhà thầu nghiệm thu hoặc thử nghiệm trên mái.
Các biện pháp chống ngập nước.
Các hiểm họa nước tiềm tàng sẽ giảm đi đáng kể nếu áp dụng các biện pháp
chống cháy, vì nước phun khi dập cháy có thể sẽ làm tưliệu bị thiệt hại thêm.
Nhà thầu phải thấy được tưliệu rất dễ bị hỏng vì nước và nấm mốc. Cơ quan
thuê xây dựng cần nêu rõ các khu vực nào đang làm mái cần tuyệt đối không
để nước vào trước khi kết thúc công việc mỗi ngày. Liên lạc viên dự án cần
soát lại các điều khoản hợp đồng về việc che phủ các khu vực đang sửa mái
và thường xuyên kiểm tra xem các điều khoản này có được tuân thủ hay
không. Cần thực hiện việc kiểm tra các khu vực xây dựng đều đặn trước khi
công nhân nghỉ, đặc biệt chú ý đến các cửa sổ trên mái và các chỗ vá cũng
như toàn bộ việc xây mái.
Tuyệt đối không để bất cứ khoảng trống nào phía trên tưliệu bị lộ thiên trừ
lúc công nhân đang làm việc. Các tấm bạt phủ hoàn toàn không đủ bảo vệ
qua đêm hoặc dịp cuối tuần, trừ khi chúng được ráp khít hoàn toàn tại các
cạnh và các đoạn nối, và phải tạo ra các rãnh thoát nước trên đó. Có thể thực
hiện việc này bằng cách nghiêng tấm bạt phủ về phía đường thoát nước. Mưa
to có thể gây vũng nước trên các tấm bạt phẳng; khi đủ nặng, tấm bạt phủ có
thể sẽ ụp xuống, gây úng ngập bên dưới.
Cần thường xuyên thông báo cho nhân viên thư viện biết về các khu vực sửa
cửa sổ trên mái hoặc sửa mái ít nhất là 48 tiếng trước đó. Cũng phải thông
báo cho nhân viên thư viện trước 48 tiếng nếu công việc đòi hỏi phải di
chuyển hoặc thử hệ thống chứa nước, từ đó có biện pháp bảo vệ chống nước
tràn vào khu lưutrữtưliệu hoặc có biện pháp tạm thời di dời tưliệu đi chỗ
khác. Có thể phủ tưliệu bằng các tấm pôli êtilen, nhưng nếu các tấm phủ này
bị hở hoặc chỉ che phủ phía trên của tưliệu thì có thể nước vẫn ngấm vào tư
liệu từ phía dưới.
Mọi biện pháp bảo vệ cần lưu ý chống cháy theo quy định của Phòng nghiên
cứu bảo hiểm (UL). Các tấm phủ phải trùm toàn bộ tủtưliệu cần bảo quản,
và các tấm phủ cần phải đủ dài để phủ thêm một chút xuống sàn. Toàn bộ các
giá tủ cũng phải được phủ kín. Toàn bộ tưliệu phải được đặt lên giá hoặc tủ
có giá kê cách mặt sàn ít nhất là 4". Cần lắp đặt chuông báo nước tràn ở
những khu vực cất trữ các tưliệu nghiên cứu hoặc các di vật cổ có giá trị quý,
không thay thế được. Có thể mắc những chuông này vào hệ thống giám sát tự
động.
Cảnh sát, nhà thầu, liên lạc viên dự án, và những người có chức trách phải
biết vị trí và quy trình hoạt động của các hệ thống ống nước chính cung cấp
cho khu vực xây dựng. Phải luôn có sẵn số điện thoại của những người có
chức trách trong mọi trường hợp. Nếu chẳng may đường ống có bị vỡ, hay hệ
thống phun nước cứu hoả bị hỏng ở bất cứ đoạn nào trong lúc lắp đặt hoặc
kiểm tra, thì không được chậm trể phải khoá nước ngay tại nguồn. Các điều
khoản này phải được đưa ra từ trước, và phải có nhân viên chuyên trách trực
24/24 giờ ( tốt nhất là trực tại chỗ, ở phòng bảo dưỡng tòa nhà hoặc phòng
bảo vệ nếu như cơ quan có các phòng như vậy)
Nhân viên chuyên trách hoặc liên lạc viên dự án cần phải nắm được và biết
liên hệ khi cần tới các thiết bị làm lạnh, dịch vụ hút ẩm và tổng vệ sinh khi
úng ngập như đã kê trong kế hoạch ứng phó khi có sự cố để đảm bảo có đầy
đủ các số điện thoại và các dịch vụ cứu hộ cần thiết khi có sự cố.
[...]... phá hoại trongthờigian xây dựng Tóm tắt Trongthờigiantântrang,sửa chữa, tư liệu lưutrữ rất dễ gặp hiểm họa và dễ bị mất mát Mặc dù không thể tiên liệu được tất cả mọi nguy cơ và tránh được mọi thiệt hại, nhưng vẫn có thể bảo vệ được tưliệu trước các yếu tố huỷ hoại định liệu trước Dưới đây là danh sách liệt kê các mục chính cần lưu tâm Gợi ý chung - Nhân viên thư viện phải đọc các tài liệu có... pháp bảo vệ khi tiến hành xây dựng, sửachữa toà nhà lưutrữ - Hợp đồng phải quy định trách nhiệm bảo vệ tưliệu khỏi bụi, cháy và nước Hợp đồng cũng cần quy định cách thức tiến hành công tác bảo vệ tưliệu và xác định trách nhiệm của bên nào khi tiến hành lắp đặt và bảo dưỡng - Chỉ định (hoặc thuê) một liên lạc viên dự án phối hợp chặt chẽ với ban điều hành, nhà thầu và nhân viên phụ trách tư liệu. .. các tưliệu bằng chất liệu giấy Hợp đồng cần quy định các biện pháp phòng tránh mà đại diện bên xây dựng phải thực hiện trong khu vực lưutrữtưliệu - Cần quy định trong hợp đồng về việc đảm bảo không cho nước dột, thấm qua mái trong khi xây dựng các phần lộ thiên trên mái Nhân viên chuyên trách của cơ quan phải giám sát đều đặn - Cần dựng các rào chắn tạm thời ngăn không cho nước chảy vào khu lưu trữ. .. vệ sinh, bảo vệ tài sản toà nhà lưu trữ, kiểm soát các chất ô nhiễm hay chưa Nhà thầu phải cam kết bảo vệ thoả đáng đối với tài sản và người làm việc trong toà nhà lưutrữ ngay cả khi không quy định trong hợp đồng Tuy vậy cần có sự thống nhất về khái niệm "thoả đáng" và các khái niệm định nghĩa khác đối với tư liệu lưutrữ Nếu nhà thầu không có trách nhiệm phải dựng các rào chắn hoặc tạm thời ngăn... nhỏ phòng trongthờigian xây dựng thì yêu cầu họ phải thông báo cho nhân viên thư viện biết trước 48 tiếng về việc xây dựng ở các khu vực lưutrữ để có kế hoạch di chuyển hoặc bảo vệ tư liệu, từ đó có thể thông báo cho người sử dụng biết các tưliệu nào không thể truy cập được Nếu nhân viên chuyên trách phải thu dọn sắp xếp tưliệu thì công việc phục vụ bạn đọc có thể sẽ bị gián đoạn đáng kể Trong trường... nhiệm tổng vệ sinh, cần chỉ định nhân viên bảo dưỡng tạm thời hoặc cố định để làm công việc này Nếu có nhân viên cố định phụ trách công việc vệ sinh, bảo dưỡng tư liệu, có thể ngừng hoặc thỏa thuận lại về việc tổng vệ sinh định kỳ Cần lên lịch thực hiện tổng vệ sinh toàn bộ các giá sách và toàn bộ tưliệu ở tất cả các khu lưutrữ sau khi kết thúc tântrang,sửachữa Biện pháp an ninh Thông thường khi... chất bảo tồn hay làm sạch khỏi nguy cơ cháy, phá huỷ tưliệu hoặc nguy cơ huỷ hoại sức khỏe con người Các biện pháp bảo vệ tưliệu khỏi các vật liệu xây dựng Vô cùng quantrọng khi sử dụng các tấm chắn tạm thời, khi treo tấm phủ không thấm nước lên giá sách, và khi bít kín giữa các phòng, khu vực lưu trữ để hạn chế đến mức thấp nhất bụi, mạt giũa, và các chất bụi ăn mòn khác Toàn bộ các vật liệu bảo. .. các vật liệu bảo vệ trên phải là các vật liệu chống cháy Không được thử nghiệm hệ thống xử lý không khí nếu chưa có đầy đủ các biện pháp bảo vệ trị liệu cho tư liệu, và chỉ được thử nghiệm chừng nào đã loại bỏ các dạng bụi, khí thấy được còn lại Nếu không lưu ý đến khuyến cáo này, bụi, mạt giũa và các dạng bụi, khí khác sẽ phát tántrong toàn bộ toà nhà lưutrữTrong trường hợp này, một lần nữa, liên... trách tưliệu để đảm bảo thực hiện và duy trì đầy đủ công tác bảo vệ tưliệu - Kế hoạch ứng phó khi có sự cố cần được cân nhắc và bổ sung theo gợi ý của bản hướng dẫn này và theo các tài liệu khác nữa Bản kế hoạch cần nêu biện pháp xác định các tài liệu mất mát (như sao lưu catalô hoặc danh mục sách theo giá) phòng trường hợp có sự cố lớn Nhân viên chuyên trách phải xác định các loại tưliệu nào cần ưu... Trong trường hợp khẩn cấp cần truy cập tư liệu, chỉ cần xẻ lớp vải bọc, và sau khi đã đặt sách hoặc túi sách lại phải dùng băng dính để dán kín khe xẻ đó Cần hạn chế việc này, vì bụi có thể vẫn lọt qua các rãnh xẻ đó, và bản thân các tấm vải bọc cũng dễ bị hỏng Mặc dù vải bọc, tấm phủ và ngăn phòng cũng góp phần bảo vệ tư liệu, nhưng bụi bặm xây dựng vẫn phát tán, do đó để hạn chế thiệt hại về tưliệu .
Bảo quản tư liệu lưu tr
ữ trong thời gian tân trang, sửa chữa
Karen Motylewski
Phần giới thiệu:
Tân trang toà nhà lưu trữ là một yếu tố quan trọng trong. thời gian
xây dựng.
Tóm tắt.
Trong thời gian tân trang, sửa chữa, tư liệu lưu trữ rất dễ gặp hiểm họa và dễ
bị mất mát. Mặc dù không thể tiên liệu