TRỤC LỢI _ VẤN NẠN CỦA NGÀNH BẢO HIỂM

32 116 0
TRỤC LỢI _ VẤN NẠN CỦA NGÀNH BẢO HIỂM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRỤC LỢI _ VẤN NẠN CỦA NGÀNH BẢO HIỂM

Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Khoa Ngân hàng Bộ môn Nguyên lý bảo hiểm  Đề tài tiểu luận: TRỤC LỢI _ VẤN NẠN CỦA NGÀNH BẢO HIỂM GVHD: Thầy Nguyễn Tấn Hoàng. Lớp: NH10_K33 1 Danh sách thành viên trong nhóm: 1. Nguyễn Ngọc Linh 2. Nguyễn Kim Thanh 3. Lê Thị Hiền 4. Võ Thị Thanh Trúc 5. Ngô Vũ Ni Na 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 1.Khái niệm trục lợi bảo hiểm: 5 2. Tình hình trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay: 6 2.1Trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới 6 a.Hợp lý hóa ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm 6 b.Thay đổi tình tiết vụ tai nạn 8 c.Tạo hiện trường giả 8 d.Khai tăng số tiền tổn thất 8 e.Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần 8 f.Cố ý gây tai nạn 9 2.2 Trục lợi trong bảo hiểm tài sản 9 a.Những hành vi trục lợi từ phía bên mua bảo hiểm 9 b Những hành vi trục lợi từ doanh nghiệp bảo hiểm 14 2.3 Trục lợi trong bảo hiểm nhân thọ 19 2.4 Trục lợi trong bảo hiểm xã hội 20 2.5 Trục lợi trong bảo hiểm y tế 21 3. Nguyên nhân và hậu quả của trục lợi bảo hiểm 23 3.1 Nguyên nhân của trục lợi bảo hiểm 23 a. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp bảo hiểm 23 b.Nguyên nhân t phía từ phía bên mua bảo hiểm 23 c.Bất cập của pháp luật hiện hành 24 d.Thiếu sự phối hợp của các cơ quan chức năng 26 3.2 Hậu quả của trục lợi bảo hiểm 27 4. Biện pháp phòng chống trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam 29 KẾT LUẬN 33 3 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, ngành bảo hiểm Việt Nam cũng có những bước phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, quá trình phát triển này đã kéo theo sự xuất hiện của nhiều hành vi trục lợi bảo hiểm với thủ đoạn ngày càng tinh vi, đa dạng, gây thất thoát lớn về tài chính cho các doanh nghiệp và các tổ chức bảo hiểm. Trục lợi bảo hiểm diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm, có thể nói ở đâu có triển khai bảo hiểm, ở đó có xảy ra trục lợi bảo hiểm. Nó không những tác động xấu đến xã hội, làm giảm lợi nhuận và uy tín của ngành bảo hiểm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Vì vậy, có thể nói rằng: trục lợi hiện là một vấn nạn của ngành bảo hiểm. Nếu không sớm quan tâm và có những biện pháp ngăn chặn kịp thời những hành vi trục lợi thì nó sẽ gây thiệt hại to lớn và kìm hãm sự phát triển của toàn ngành cũng như trong mỗi lĩnh vực bảo hiểm. Để có được một cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề trên, bài tiểu luận đưa ra 4 phần chính sau: Phần 1: Khái niệm trục lợi bảo hiểm. Phần 2: Tình hình trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay. Phần 3: Nguyên nhân và hậu quả của trục lợi bảo hiểm. Phần 4: Các biện pháp phòng chống trục lợi bảohiểm. 4 1.Khái niệm trục lợi bảo hiểm: Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Với khái niệm trên, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trên cơ sở doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm để đổi lại họ được quyền thu những khoản phí nhất định từ người mua bảo hiểm. Khi doanh nghiệp bảo hiểm thu phí của bên mua bảo hiểm cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải gánh chịu một mức trách nhiệm đối với người được bảo hiểm tương ứng mức phí bảo hiểm đã thu. Đây là yếu tố để chứng minh rằng, quan hệ kinh doanh bảo hiểm là quan hệ xã hội mang tính chất song vụ, quyền lợi bên này cũng chính là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Tham gia vào quan hệ bảo hiểm, các bên nhằm mục đích hợp tác với nhau để đạt được những lợi ích nhất định. Để thiết lập nên quan hệ mang tính hợp tác, tương trợ này, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ cam kết: không được cố ý thực hiện những hành vi có thể gây thiệt hại cho phía đối tác. Như vậy, những hành vi lừa dối nhằm gây thiệt hại cho phía bên kia để đạt được những quyền lợi tài chính nhất định trong quan hệ bảo hiểm có thể coi là việc kiếm lời bất hợp pháp. Theo Hiệp hội bảo hiểm Canada: “Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố tình gian dối, lừa đảo, có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm, nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp/tổ chức bảo hiểm mà đáng lý ra họ không được hưởng.” Còn theo quy định tại Thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm thì trục lợi bảo hiểm được định nghĩa như sau: 5 “Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm”. Như vậy, nói đến trục lợi bảo hiểm là phải nói đến hành vi của tổ chức, cá nhân được thực hiện một cách cố ý nhằm thu lợi bất chính. Tổ chức, cá nhân được đề cập trong khái niệm trục lợi bảo hiểm trên đây có thể là bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, thậm chí có thể là hành vi gian lận trong bảo hiểm của đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Cho dù là tổ chức, cá nhân nào đi chăng nữa, nhưng nếu muốn thực hiện được hành vi trục lợi bảo hiểm, thì các chủ thể này cũng phải tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Tóm lại,có thể khẳng định: Trục lợi bảo hiểm là hành vi kiếm lời bất hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. 2. Tình hình trục lợi bảo hiểm ở Việt Nam hiện nay: Thị trường bảo hiểm càng phát triển thì các hình thức trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng đa dạng hơn, thủ đoạn trục lợi bảo hiểm cũng tinh vi hơn theo thời gian và số tiền gian lận trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng nhiều hơn. Gần đây trên thị trường bảo hiểm đã liên tục xuất hiện những hình thức trục lợi bảo hiểm. Có những trường hợp do khách hàng bảo hiểm liên kết với cán bộ doanh nghiệp bảo hiểm để trục lợi. Có trường hợp do khách hàng bảo hiểm liên kết với cán bộ của các cơ quan Nhà nước, gây sức ép bắt doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường. Việc gian lận này không những ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm mà còn gây tác động xấu tới xã hội, gây thiệt hại trực tiếp đến những khách hàng mua bảo hiểm trung thực Và dưới đây là một số loại hình bảo hiểm phổ biến có xảy ra tình trạng trục lợi hiện nay: 2.1Trục lợi trong bảo hiểm xe cơ giới : a. Hợp lý hóa ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm: 6 Có thể do vô tình hay cố ý, chủ xe đã không mua bảo hiểm và khi tai nạn xảy ra, chủ xe phải đối mặt với khó khăn về tài chính nên đã hình thành ý đồ gian lận để được nhận tiền bồi thường. Tai nạn xảy ra nằm ngoài thời hạn bảo hiểm , người trục lợi sẽ tìm mọi cách để hợp lý hóa ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm . Có 2 cách để thực hiện : *Ghi lại ngày tai nạn : - Bị tai nạn rồi mới mua HĐBH : trong hồ sơ ngày xảy ra tai nạn sẽ được ghi sau so với ngay thực tế . - Bị tai nạn khi đã hết hạn HĐBH : trong hồ sơ ngày xảy ra tai nạn sẽ được ghi trước so với ngày bị tai nạn thực tế . Trong cả hai trường hợp trên người trục lợi bảo hiểm thường thông đồng hoặc tìm mọi cách mua chuộc nhân viên cơ quan chức năng để ghi sai ngày xảy ra tai nạn. VD : Chủ một chiếc xe Accura mua bảo hiểm ngày 28/12/2008 và báo tai nạn xảy ra tại Lâm Đồng. Trong biên bản tai nạn được CA Lâm Đồng ký vào ngày 17/1/2009 nhưng lại ký dấu treo. Toàn bộ thiệt hại của chiếc xe này khoảng 200 triệu đồng. Tuy nhiên, khi giám định tại garage thì phát hiện chiếc xe này bị đóng bụi bẩn như đã nằm tại garage lâu lắm. Sau khi kiểm tra sổ của bảo vệ garage thì biết chiếc xe này được kéo về garage ngày 27/12/2008, tức là thời điểm trước ngày mua bảo hiểm. Như vậy, sau khi xe bị tai nạn, chủ xe mới gắn biển số xe bị hư hại này vào chiếc xe khác cùng loại còn nguyên vẹn và mua bảo hiểm để được đền bù cho chiếc xe bị thiệt hại. *Ghi lùi ngay trên giấy chứng nhận bảo hiểm : Là hành vi người trục lợi bảo hiểm thông đồng với người bán bảo hiềm ghi lùi ngày bán bảo hiểm về trước trên giấy chứng nhận bảo hiểm, do đó quản lý người bán bảo hiểm là nhiệm vụ chính. 7 b. Thay đổi tình tiết vụ tai nạn : - Thay đổi người lái xe có giấy phép lái xe hợp lệ ( tai nạn do lái xe không có bằng lái hoặc bằng lái không có hiệu lực). - Sửa chữa hiệu lực bằng lái ( do hết hạn hoặc không phù hợp với loại xe được lái). - Thay đổi lỗi , nguyên nhân trong vụ tai nạn. c. Tạo hiện trường giả : - Đưa xe từ nơi xảy ra tai nạn đến nơi khác lập biên bản. - Thay đổi biển số xe không bị tai nạn đã mua bảo hiểm vào xe bị tai nạn không mua bảo hiểm chụp ảnh, khám nghiệm, lập biên bản. Số tiền nhằm trục lợi ở hình thức này thường lớn. d. Khai tăng số tiền tổn thất: - Đối với bảo hiểm TNDS : Khai tăng số tiền tổn thất hoặc số tiền phải bồi thường cho người thứ ba, đưa tài sản hoặc hàng hóa hư hỏng ( đối với bảo hiểm TNDS đối với hàng hóa) không do tai nạn vào hiện trường tai nạn hoặc biên bản tai nạn. - Đối với bảo hiểm vật chất thân xe : • Đưa báo giá sữa chữa cao hơn so vơi thực tế, thúc ép công ty bảo hiểm chấp nhận phương án khắc phục hậu quả bất hợp lý như thiệt hại bộ phận xe nhẹ nhưng đòi thay mới . • Không thiệt hại , không sữa chữa nhưng cũng khai đưa vào hợp đồng sữa chữa. • Sữa chữa, thay thế ngay cả những bộ phận hư hỏng không do tai nạn hoặc bị tai nạn từ trước khi bảo hiểm. • Thay thế những vật tư cũ, chế lại,…nhưng kê khai thay mới. • Lấy cắp phụ tùng xe ( kính, gương) tài sản, hàng hóa chở trên xe thay vào đồ đã hư hỏng. e. Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần : - Khách hàng mua bảo hiểm trùng để có thể thu được số tiền bồi thường nhiều hơn giá trị thiệt hại. 8 - Hai xe đâm va với nhau, chủ xe đã được chủ xe bồi thường nhưng vẫn tiếp tục khiếu nại đòi bồi thường . - Hai xe cùng có lỗi gây thiệt hại cho người thứ ba, cả hai chủ xe đều lập hồ sơ và cùng quy lỗi toàn bộ về mỗi xe để được bồi thường về TNDS. f. Cố ý gây tai nạn : Hình thức này thường xảy ra với các chủ xe đang trong thời kỳ khó khăn về tài chính, họ lập ra màn kịch thu tiền bồi thường để chi trả nợ nần hay lấy số tiền đầu tư vào một phương thức kinh doanh khác. Ví dụ : tự đốt xe, cho xe lao xuống vực, hủy toàn bộ xe, khi xe đã bị tai nạn thì phá hủy một số bộ phận khác để được thay mới… 2.2 Trục lợi trong bảo hiểm tài sản : a. Những hành vi trục lợi từ phía bên mua bảo hiểm (người được bảo hiểm). * Tài sản đã tổn thất mới mua bảo hiểm. Nếu tại thời điểm mua bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm (tài sản) không còn tồn tại nữa thì bên mua bảo hiểm không còn lợi ích đối với tài sản và như vậy thì không thể giao kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp, tài sản đã tổn thất rồi, bên mua bảo hiểm mới tiến hành mua bảo hiểm cho tài sản, hành vi này gọi là trục lợi bất hợp pháp. Như vậy, khi một người không còn quyền lợi đối với tài sản mà lại yêu cầu một người khác phải đứng ra cam kết chi trả những tổn thất liên quan đến tài sản đó cho mình là hành vi lừa đảo. * Trục lợi bảo hiểm thông qua việc mua bảo hiểm trùng cho tài sản. Bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm cho một tài sản tại nhiều doanh nghiệp bảo hiểm khác nhau với cùng một điều kiện và sự kiện bảo hiểm nhằm để được 9 hưởng số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị của tài sản là hành vi trục lợi bảo hiểm. Khía cạnh trục lợi của hình thức này thể hiện, người được bảo hiểm cố tình che dấu doanh nghiệp bảo hiểm việc tài sản đã được mua bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm khác với cùng điều khoản và sự kiện bảo hiểm trước khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp bảo hiểm. Hay nói cách khác, bên mua bảo hiểm đã không trung thực trong việc cung cấp các thông tin có liên quan đến tài sản bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Ngoài ra, để khẳng định đây là hành vi trục lợi bảo hiểm còn căn cứ vào mục đích của việc không cung cấp thông tin này từ phía bên mua bảo hiểm là nhằm được hưởng quyền lợi tài chính lớn hơn giá trị tài sản mà mình đang sở hữu. * Khai tăng giá trị của tài sản bảo hiểm. Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, trường hợp bên mua bảo hiểm mua yêu cầu bảo hiểm cho tài sản lớn hớn giá thị trường của tài sản thì hợp đồng bảo hiểm này được gọi là hợp đồng bảo hiểm trên giá trị. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp, bên mua bảo hiểm đã lợi dụng quy định này để khai tăng giá trị của tài sản bảo hiểm nhằm mục đích trục lợi. Khía cạnh trục lợi của hành vi này thể hiện: bên mua bảo hiểm cố tình yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm gánh chịu thay mình những tổn thất lớn hơn tổn thất thực tế xảy ra. Phần giá trị chênh lệch mà bên mua bảo hiểm được hưởng (giữa số tiền bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm chi trả với tổn thất thực tế) là không có căn cứ hợp pháp hay còn gọi là sự hưởng lợi bất hợp pháp. * Tự huỷ hoại tài sản để nhận bảo hiểm. Để thực hiện được mục đích trục lợi bằng việc cố ý gây tổn thất đối với tài sản bảo hiểm với mục đích được nhận tiền bảo hiểm từ doanh nghiệp bảo hiểm, kẻ trục lợi đã vạch ra kế hoạch từ trước, chuẩn bị rất chu đáo. Đây là hình thức 10 [...]... lĩnh vực chi phí bảo hiểm y tế 3 Nguyên nhân và hậu quả của trục lợi bảo hiểm: Thị trường bảo hiểm càng phát triển thì các hình thức trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng đa dạng , thủ đoạn trục lợi bảo hiểm cũng tinh vi hơn theo thời gian và số tiền gian lận trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng nhiều hơn Vậy đâu là nguyên nhân gây ra và hậu quả như thế nào? 3.1 Nguyên nhân của trục lợi bảo hiểm a Nguyên nhân... bảo hiểm Chẳng hạn: Bên mua bảo hiểm cố ý gây tổn thất đối với tài sản được bảo hiểm. Đó là hình thức trục lợi bảo hiểm nghiêm trọng nhất và cũng khó phát hiện nhất vì kẻ trục lợi bảo hiểm thường là những người am hiểu về kĩ thuật nghiệp vụ bảo hiểm Ý đồ trục lợi của hình thức này thường nảy sinh từ khi chuẩn bị tham gia bảo hiểm, quy mô trục lợi thường lớn, số tiền gian lận, trục lợi rất cao Việc trục. .. lợi cho bên mua bảo hiểm là hành vi trục lợi bảo hiểm vì các lý do sau đây: Thứ nhất, việc pháp luật cho phép doanh nghiệp bảo hiểm được quyền quy định nội dung các điều khoản của hợp đồng bảo hiểm là dựa trên cơ sở sự am hiểu của doanh nghiệp bảo hiểm về hoạt động kinh doanh bảo hiểm Nếu doanh nghiệp bảo hiểm lợi dụng sự hiểu biết của mình để thiết kế những điều khoản gây bất lợi cho bên mua bảo hiểm. .. xuất hiện của nhiều hành vi trục lợi bảo hiểm, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, đa dạng, gây thất thoát lớn về tài chính cho các doanh nghiệp và các tổ chức bảo hiểm Trục lợi bảo hiểm diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm, có thể nói ở đâu có triển khai thực hiện bảo hiểm, ở đó có xảy ra trục lợi bảo hiểm Nó không những có tác động xấu đến xã hội, làm giảm lợi nhuận và uy tín của ngành bảo hiểm mà... gia quan hệ bảo hiểm Thứ hai, mục đích của doanh nghiệp bảo hiểm khi đưa vào hợp đồng những điều khoản bất lợi cho bên mua bảo hiểm là nhằm tạo lợi thế cho mình Hệ quả của việc tạo lợi thế này là làm giảm quyền lợi tài chính của người được bảo hiểm và điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bảo hiểm kiếm lời bằng việc tước đoạt quyền lợi tài chính của người được bảo hiểm Để thị trường bảo hiểm nói chung... cho bên được bảo hiểm Chẳng hạn, trong một số mẫu đơn bảo hiểm tiền quy định “Người bảo hiểm có thể hũy đơn bảo hiểm này bằng cách thông báo bằng thư đảm bảo trước 7 ngày cho người được bảo hiểm và trong trường hợp như vậy sẽ hoàn lại phần phí bảo hiểm tương ứng của thời hạn bảo hiểm còn lại cho người được bảo hiểm Với quy định trên sẽ khá bất lợi cho người được bảo hiểm ở góc độ, đơn bảo hiểm không... hoạt động kinh doanh bảo hiểm tài sản, chúng tôi có thể thống kê các hành vi trục lợi của doanh nghiệp bảo hiểm gồm: * Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bên mua bảo hiểm để đưa vào hợp đồng những điều khoản bất lợi cho bên mua bảo hiểm (người được bảo hiểm) 14 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng có đặc thù: chủ thể thực hiện hành vi kinh doanh bảo hiểm phải có trình độ... đã mua bảo hiểm vào xe bị tai nạn nhưng chưa mua bảo hiểm nhằm nhận được tiền bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm b Các hành vi trục lợi từ phía doanh nghiệp bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tài sản với mục đích cung cấp dịch vụ tài chính cho người được bảo hiểm khi tài sản họ mua bảo hiểm gặp rủi ro dẫn đến tổn thất Thực chất của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là... khoản bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm Xuất phát từ đặc thù của quan hệ bảo hiểm nói chung và bảo hiểm tài sản nói riêng, đó là, sự am hiểu về hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm tốt hơn bên mua bảo hiểm vì sản phẩm bảo hiểm là do họ thiết kế Chính vì vậy, doanh nghiệp bảo hiểm là người biết rõ nhất những yếu tố liên quan đến sản phẩm do mình tạo ra Để đảm bảo nguyên... Trên thực tế, một số doanh nghiệp bảo hiểm đã lợi dụng sự hiểu biết của mình để giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm làm cho bên mua bảo hiểm nhầm lẫn về quyền lợi của mình mà giao kết hợp đồng bảo hiểm Cụ thể, doanh nghiệp bảo hiểm đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bên mua bảo hiểm để đưa những thông tin nhằm thuyết phục bên mua bảo hiểm tin vào những quyền lợi mà thực ra là không hề có trong . hiện : *Ghi lại ngày tai nạn : - Bị tai nạn rồi mới mua HĐBH : trong hồ sơ ngày xảy ra tai nạn sẽ được ghi sau so với ngay thực tế . - Bị tai nạn khi đã hết. sai ngày xảy ra tai nạn. VD : Chủ một chiếc xe Accura mua bảo hiểm ngày 28 /12/ 2008 và báo tai nạn xảy ra tại Lâm Đồng. Trong biên bản tai nạn được CA

Ngày đăng: 10/03/2014, 09:19

Mục lục

  • TRỤC LỢI _ VẤN NẠN CỦA NGÀNH BẢO HIỂM

  • Danh sách thành viên trong nhóm:

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan