Cácvấnđề khi nuôitômsú độ mặnthấp
Tôm sú (Penaeus monodon) có khả năng sống trong các môi trường độ mặn, từ 2 phần
ngàn (ppt) đến 45 phần ngàn (2-45 ppt). Tuy nhiên, khinuôitôm ở độmặn quá cao hoặc
quá thấp thường có nhiều vấnđề hơn là khinuôitôm trong khoảng độmặn tối ưu cho đặc
điểm sinh học của tômsú (tối ưu là từ 15 đến 25 ppt). Nuôitôm ở độmặn cao hơn 30 ppt
sẽ dễ làm bùng phát dịch bệnh, đặc biệt các bệnh virus đốm trắng, đầu vàng và vi khuẩn
phát sáng. Vì vậy, người nuôitôm có xu hướng nuôitôm ở môi trường nước lợ hoặc ngọt
nhưng khinuôitôm ở nước ngọt các vấnđề thường gặp phải là:
1. Độmặn
Độ mặn thả nuôi không nên thấp hơn 7-8 ppt trong tháng nuôi đầu nhằm giảm thiểu tối
đa việc gây sốc tômkhi hạ mặn từ trại giống chuyển về ao nuôi. Sau đóđộmặn ao nuôi
có thể hạ từ từ xuống nhưng không nên xuống dưới 2ppt trong giai đoạn tôm giống đến
khi đạt cỡ 12g. Nếu độmặnthấp hơn 2ppt thì tôm sẽ dễ bị còi cọc và mềm vỏ và nếu hiện
tượng này xảy ra, cần phải nâng độmặn ao nuôi lên.
2. Quản lý nước
Người nuôi cần có ao chứa lớn để lắng nước ít nhất 3 ngày trước khi tái sử dụng lại cho
ao nuôi. Nước đáy trong ao nuôi cần lấy thải bớt ra ao lắnghoặc ao xử lý khi màu nước ao
nuôi trở nên đậm đặc, các kênh cấp nước nên có độ rộng tối thiểu 5m và độ sâu 1.5 mét
để có đủ nguồn nước cấp cho ao nuôi.
3. Kiểm soát pH và Kiềm
Do việc nuôitôm hiện nay là hạn chế thay nước nên hiện tượng phát triển quá mức của
tảo trong ao thường xảy ra và việc này sẽ kéo pH lên cao cũng như làm cho giá pH biến
động ngày đêm lớn hơn vì vậy cần kiểm soát mật độ tảo cao vừa phải bằng cách định kỳ
thay bớt lớp nước đáy ao và châm thêm nước mới từ ao lắng. Giá trị pH nên vào khoảng
7.8-8.0 vào buổi sáng và không nên vượt quá 8.3 vào buổi chiều. Giá trị kiềm cũng không
nên quá cao vì nếu pH>8.3 và Kiềm > 150 ppm thì ion canxi sẽ tích lũy nhiều trong vỏ
tôm cũng làm tôm bị còi cọt.
4. Hiện tượng ăn nhau và gây chết tôm
Sau 70-80 ngày nuôi ở độmặn quá thấptôm sẽ dễ bị mềm vỏ và sẽ dễ bị tôm không lột
xác tấn công ăn thịt cáctôm lột xác, vì vậy cần nâng độmặn cao hơn 3 ppt.
5. Khí độc
Khi thả nuôi mật độ cao thường khí độc ammonia là vấnđề thường gặp phải, đặc biệt khi
pH cao vì vậy kiểm soát pH cao vừa phải và ổn định cũng như trao đổi nước là cần thiết
để kiểm soát khí độc ammonia.
6. Độ đục
Đối với các ao mới hoặc ao vừa cải tảo lại thường 40-50 ngày nuôi đầu sẽ dễ gặp vấnđề
đục nước sau khi thả tôm hoặc sau khi thay nước. Lúc đótômdễ bị sậm màu hoặc đỏ
than vào buổi sáng. Nếu gặp vấnđề này, người nuôi cần phải giải quyết sớm khi còn tảo
trong ao và trước khitôm bỏ ăn. Để giảm độ đục, việc cần trước tiên là tắt máy quạt nước
vào thời điểm ban ngày để lắng bớt các chất gây đục nước và cho tảo nổi lên phía trên,
sau đó tháo bớt nước đáy ao để loại bỏ các chất lắng đọng. Nếu sau khi tắt máy quạt nước
để lắng rồi tháo đáy mà vẫn còn đục thì phải can thiệp thêm các chất keo tụ để kết tủa các
chất làm đục nước, rồi lại xả đáy. Sau đó châm nước mới vào và cấy thêm giống tảo vào
ao nuôi.
7. Hiện tường còi – chậm lớn
Khi nuôiđộmặn quá thấp (< 2ppt), càng về sau tôm càng chậm lớn, vì vậy cần phải nâng
thêm độmặn nếu còn nuôi tiếp sau 90 ngày. Trong trường hợp thả mật độ quá cao thì cần
san thưa bớt tôm qua ao khác.
TS. Nguyễn Duy Hòa dịch
. Các vấn đề khi nuôi tôm sú độ mặn thấp
Tôm sú (Penaeus monodon) có khả năng sống trong các môi trường độ mặn, từ 2 phần
ngàn (ppt) đến 45. người nuôi tôm có xu hướng nuôi tôm ở môi trường nước lợ hoặc ngọt
nhưng khi nuôi tôm ở nước ngọt các vấn đề thường gặp phải là:
1. Độ mặn
Độ mặn thả nuôi