1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tổ chức báo cáo kế toán quản trị tại Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk

108 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Báo Cáo Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty TNHH Một Thành Viên Xuất Nhập Khẩu 2-9 Đắk Lắk
Tác giả Nguyễn Thị Thái Nguyên
Người hướng dẫn GS.TS. Trương Bá Thanh
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 21,84 MB

Nội dung

Luận văn Tổ chức báo cáo kế toán quản trị tại Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk hệ thống hóa đặc trưng và bản chất của báo cáo kế toán quản trị trong doanh nghiệp, tìm hiểu thực trạng tổ chức báo cáo kế toán quản trị tại Simexco Đắk Lắk, nhu cầu thông tin cho quản lý, qua đó hoàn thiện tổ chức báo cáo kế toán quản trị tại Simexco Đắk Lắk.

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYÊN THỊ THÁI NGUYÊN

TO CHUC BAO CAO KE TOAN QUAN TRI TAI CONG TY TNHH MOT THANH VIEN

XUAT NHAP KHAU 2-9 DAK LAK

LUAN VAN THAC SI QUAN TRI KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYÊN THỊ THÁI NGUYÊN

TO CHUC BAO CAO KE TOAN QUAN TRI TAI CONG TY TNHH MOT THANH VIEN

XUAT NHAP KHAU 2-9 DAK LAK

Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS TRƯƠNG BÁ THANH

Đà Nẵng - Năm 2016

Trang 3

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt cứ công trình nào khác

Tac giả luận văn

Trang 4

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6 Kết cấu luận văn

RRR

Ww

we

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE TO CHUC BAO CAO KE TOAN

QUAN TRI TRONG DOANH NGHIEP 9

1.1 KHÁI QUÁT VỀ KÉ TOÁN QUAN TRI 9

1.1.1 Khái niệm về Kế toán quản trị 10

1.1.2 Mục tiêu của Kế toán quản trị 1

1.1.3 Vai trò của báo cáo Kế toán quản trị "1

1.1.4 Đặc điểm thông tin Kế toán quản trị 11

12 TO CHUC BAO CAO KE TOAN QUAN TRI TRONG DOANH

NGHIEP 12

1.2.1 Sự cần thiết của tô chức báo cáo Kế toán quản trị 13

1.22 Bản chất, chức năng và yêu cầu của tổ chức báo cáo Kế toán

quản trị 14

1.2.3 Tổ chức báo cáo dự toán trong Doanh nghiệp 20 1.2.4 Tổ chức báo cáo thực hiện trong doanh nghiệp 24

1.2.5 Tổ chức báo cáo kiểm soát và đánh giá trong doanh nghiệp 25 1.2.6 Tổ chức báo cáo phục vụ ra quyết định trong doanh nghiệp 3 1

Trang 5

QUAN TRI TAI SIMEXCO DAK LAK 35

2.1 GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH MTV XNK 2-9 DAK LAK (SIMEXCO

DAK LAK) 35

2.1.1 Quá trình hình thành và phát trién SIMEXCO DAK LAK 35 2.1.2 Ngành nghề, đặc điểm kinh doanh chủ yếu của SIMEXCO DAK

LAK 36

2.1.3 Cơ cdu té chite quan ly SIMEXCO DAK LAK 38

2.1.4 Tổ chức bộ may ké ton ctia SIMEXCO DAK LAK 41 2.2 THUC TRANG VE TO CHUC BAO CAO KE TOAN QUAN TRI TAI

SIMEXCO DAK LAK 42

2.2.1 T6 chite bao cao du toan tai SIMEXCO DAK LAK 4B 2.2.2 Tổ chức báo cáo thực hiện tai SIMEXCO DAK LAK 51

2.2.3 Đánh giá thực trạng về tổ chức công tác báo cáo Kế toán quản trị

tai SIMEXCO DAK LAK 59

KET LUAN CHUONG 2 60

CHƯƠNG 3 TO CHUC BAO CÁO KẾ TOÁN QUAN TRI TẠI

SIMEXCO DAK LAK 61

3.1 SU CAN THIET HOAN THIEN VE TO CHUC BAO CAO KE TOAN

QUAN TRI TAI SIMEXCO DAK LAK 61

3.2 HOAN THIEN TO CHUC BAO CAO KE TOAN QUAN TRI TAI

SIMEXCO DAK LAK 64

3.2.1 Tổ chức các báo cáo dự toán 64

3.2.2 Tổ chức các báo cáo thực hiện thông qua báo cáo trách nhiệm .75 3.2.3 Tổ chức các báo cáo kế toán quản trị phục vụ ra quyết định 87

KÉT LUẬN CHƯƠNG 3 93

KẾT LUẬN 94

Trang 6

BHYT BHXH BHTN CBCNV DN KTQT KTTC KQ MTV QLDN SXKD SIMEXCO DAK LAK TP HCM TNHH : Bảo hiểm y tế

: Bảo hiểm xã hội

: Bảo hiểm thất nghiệp

: Cán bộ công nhân viên : Doanh nghiệp : Kế toán quản trị : Kế toán tài chính : Kết quả : Một thành viên

: Quản lý doanh nghiệp

: Sản xuất kinh doanh

: Công ty TNHH MTV xuất nhập khâu 2-9 Đắk Lắk

: Thành phó Hồ Chí Minh

Trang 7

Số

hiệu Tên bảng Trang

2.1 | Dự toán sản lượng tiêu thụ từng mặt hàng năm 2014 45 SIMEXCO DAK LAK

2.2 | Dự toán sản lượng tiêu thụ các đơn vị năm 2014 46 SIMEXCO DAK LAK

2.3 [ Bảng đề xuất giá bán sản phẩm dự kiến năm 2014 47 2.4 [ Dự tốn doanh thu nơng sản tại các đơn vị năm 2014 47

SIMEXCO DAK LAK

2.5 | Dự toán doanh thu nông sản từng mặt hàng năm 2014 48 SIMEXCO DAK LAK

2.6 | Dy toan sin xuat & mua hang nim 2014 SIMEXCO DAK | 49 LAK

2.7 | Dự toán chỉ phí năm 2014 SIMEXCO DAK LAK 50 2.8 [ Báo cáo sản lượng tiêu thụ thực hiện cho từng mặt hàng 31

nim 2014 SIMEXCO DAK LAK

2.9 [Báo cáo sản lượng sản xuất và thu mua thuc hién tai van | 52 phòng và các đơn vị trực thuộc năm 2014 SIMEXCO ĐÁK

LẮK

2.10 [Báo cáo doanh thu thực hiện tại văn phòng và các đơn vị 33 trực thuộc năm 2014 SIMEXCO ĐẮK LÁK

2.11 | Báo cáo chi phi ban hang nim 2014 SIMEXCO DAK 34 LAK

2.12 [Báo cáo chỉ phi tài chính thực hiện năm 2014 SIMEXCO | 55 DAK LAK

Trang 8

2.13 | Báo cáo chỉ phí quản lý doanh nghiệp thực hiện năm 2014 |_ 56 SIMEXCO DAK LAK

2.14 | Báo cáo chỉ phí giá vốn thực hiện năm 2014 SIMEXCO 56 DAK LAK

2.15 | Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nông sản 58 2014 SIMEXCO DAK LAK

3.1 | Dự toán sản lượng tiêu thụ từng mặt hàng năm 2014 66 SIMEXCO DAK LAK

3.2 | Dự toán sản lượng tiêu thụ tại các đơn vị năm 2014 67 SIMEXCO DAK LAK

3.3 | Dự toán sản lượng sản xuất và thu mua cà phê năm 2014 69 SIMEXCO DAK LAK

3.4 | Dự toán doanh thu tại các đơn vị năm 2014 SIMEXCO 71 DAK LAK

3.5 | Dự toán tồn kho cà phê quí 1/2014 SIMEXCO DAK LAK | 72 3.6 | Bảng phân tích chỉ phí theo định phí va biển phí Biểu mẫu | 76

dưới đây minh họa báo cáo chỉ phí theo cấp bậc

Trang 9

Đắk Lắk

3.11 | Báo cáo chỉ phí quý 2/2014 Văn phòng simexco Dak Lak | 80 3.12 | Báo cáo tông hợp chỉ phí quý 2/2014 Simexeo Đắk Lắk §2 3.13 | Báo cáo chỉ phí quý 2/2014 SIMEXCO ĐÄK LÄK 84 3.14 | Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 2/2014 86

Simexco Dak Lak

3.15 | Báo cáo phân tích doanh thu mặt hàng cà phê xuất khâu 88

thang 4/2014 Simexco Dak Lak

3.16 | Báo cáo phân tích doanh thu cà phê theo thị trường xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2014 Simexco Đắk Lắk 89

Trang 10

Số Tên sơ đồ Trang hiệu

1.2 | Trình tự xây dựng dự tốn tơng thể doanh nghiệp 2 2.1 | Cơ cấu té chic quan ly cia SIMEXCO DAK LAK 38 2.2 | Tổ chức bộ máy kế toán tai SIMEXCO DAK LAK 42

Trang 11

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế tài chính đã khiến cho

các doanh nghiệp Việt Nam gặp không ít khó khăn Trong môi trường cạnh

tranh gay gắt, Kế toán quản trị trở thành công cụ đắc lực trong việc cung cấp

thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cho doanh nghiệp sử dụng hiệu quả các nguồn lực có hạn của mình, tranh thủ thời cơ và có sự

đối phó với những khó khăn phía trước Thuật ngữ Kế toán quản trị (KTQT) đã dần quen thuộc trong công tác hoạt động kinh doanh từ những năm gần đây (từ năm 1995 — năm ta tiến hành công tác cải cách kế toán và thuật ngữ Kế toán quản trị bắt đầu xuất hiện) Về mặt pháp lý thuật Kế toán quản trị

được ghi nhận chính thức trong Luật kế toán Việt Nam ban hành ngày 17/6/2003 và nội dung tổ chức Kế toán quản trị tại các doanh nghiệp Việt Nam do Bộ tải chính ban hành ngày 12/6/2006 theo Thông tư 53/2006/TT-

BTC bước đầu đã đề

ập, hướng dẫn áp dụng Kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Kế toán quản trị là một bộ phận của kế toán nhằm thu thập, xử lý và

cung cấp thông tin có ích cho người sử dụng ở các cấp trong doanh nghiệp Kế toán quản trị hình thành đáp ứng nhu cầu quản lý trong bối cảnh cạnh tranh, yêu cầu về nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị không ngừng được đòi hỏi Ở góc độ đầu ra của quá trình xử lý thông tin, có thể xem báo cáo Kế toán quản trị chính là biêu hiện của sản phâm kế tốn, là cơng cụ để nhà quản trị có thể sử dụng nó trong quá trình ra quyết định của mình Do mỗi đơn vị có những yêu cầu quản lý riêng biệt, năng lực cán bộ kế toán không đồng đều

nên việc tô chức báo cáo Kế toán quản trị trong doanh nghiệp thực sự có tính

Trang 12

Tuy nhiên để báo cáo KTQT thật sự là một công cụ giúp cho các nhà quản lý tiếp cận và xử lý thông tin một cách nhanh chóng và chính xác thì hiện nay công tác tổ chức báo cáo KTQT tại các doanh nghiệp nói chung và

Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk (Simexco Đắk Lắk) nói riêng vẫn chưa có nhiều cơ sở cũng như là kinh nghiệm để phục vụ cho việc

điều hành hoạt động kinh doanh Cho nên, tùy theo đặc điểm và tình hình của

từng doanh nghiệp mà cần phải tô chức báo cáo KTQT sao cho phù hợp

Simexco Đắk Lắk hiện nay là doanh nghiệp của Đảng, Tỉnh ủy Đắk

Lắk là Chủ sở hữu Công ty được thành lập ngày 08 tháng 6 năm 1993 theo

Quyết định số 404/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk V/v thanh lập doanh nghiệp: Công ty 2-9, thuộc tổ chức Đảng Công ty hoạt động chủ yếu

mua bán, chế biến nông lâm sản, kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ du lịch sinh thái, du lich lữ hành nội địa đứng trước những

biến động lớn của nền kinh tế thị trường trong những năm vừa qua, thị trường, nông lâm sản thế giới biến động thất thường, Công ty đã gặp phải không ít khó khăn, nhiều chỉ nhánh bị thua lỗ phải ngừng hoạt động ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Kết quả này do công tác Kế toán quản trị tại Simexco Đắk Lắk hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu thông tin về chất cũng như về lượng phục vụ cho việc quản lý điều hành hoạt động sản

xuất kinh doanh Một vài

ội dung công việc của Kế toán quản trị đã được thực hiện theo yêu cầu của các nhà quản trị nhưng chưa trở thành một tổ chức

Kế toán quản trị hoàn chỉnh Cụ thể Công ty chưa tổ chức phân tích lập dự toán một cách đầy đủ để lường trước những khó khăn sẽ xảy ra trong tương

Trang 13

giúp cho nhà quản trị điều hành hiện nay đều chủ yếu dựa vào báo cáo của bộ phận Kế Toán tài chính nên thông tin có độ trễ làm cho các quyết định của

nhà quản trị không được kịp thời, chính xác Chính vì những lý do trên, tôi đã

quyết định chọn đề tài: “ Tổ chức báo cáo Kế toán quản trị tại Công ty 'TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk” làm luận văn tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa đặc trưng và bản chất của báo cáo Kế toán quản trị trong doanh nghiệp

~ Tìm hiểu thực trạng tổ chức báo cáo Kế toán quản trị tai Simexco Dik

Lắk, nhu cầu thông tin cho quản lý, qua đó hoàn thiện tô chức báo cáo Kế

toán quản trị tại Simexco Đắk Lắk

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những nội dung cơ bản về tổ chức các báo cáo

KTQT và vận dụng báo cáo Kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu và đề cập vấn đề về tổ chức báo cáo kế toán quản trị đối với khối kinh doanh xuất nhập khâu

nông sản của Simexco Đắk Lắk

4 Phương pháp nghiên cứu

Để xây dựng được những căn cứ khoa học cho các phương pháp giải

quyết được đưa ra, trước hết cần tập trung vào nghiên cứu bản chất báo cáo

Kế toán quản trị, từ đó có cơ sở để khảo sát thực tế, đối chiếu với lý thuyết

Luận văn kết hợp giữa phương pháp quan sát và phương pháp điều tra phân tích, thống kê và so sánh trong quá trình khảo sát tại Simexco Đắk Lắk

về tô chức báo cáo Kế toán quản trị, từ đó tông hợp rút ra các vấn đề tồn tại

căn bản cần giải quyết và đề ra các yêu cầu cải tiến

Trang 14

hợp với các chế độ tài chính, qui định của ngành, hệ thống các văn bản hướng,

dẫn về công tác Tài chính Kế toán

5 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa nội dung lý luận cơ bản về tô chức cơng tác báo cáo Kế tốn quản trị

~ Về mặt thực tiễn:

+ Phân tích, đánh giá thực trạng về tô chức công tác báo cáo Kế toán quản trị tại Simexco Đắk Lắk

+ Chỉ ra được những ưu nhược điểm về tổ chức công tác báo cáo Kế toán quản trị tại Simexco Đắk Lắk

+ Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức báo cáo KTQT tại

Simexco Đắk Lắk

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết thúc, luận văn được thiết kế thành 3 chương:

Chương 1: Co sở lý luận về tổ chức báo cáo Kế toán quản trị trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng về tổ chức báo cáo Kế toán quan tri tai Simexco Đắk Lắk Chương 3: Hoàn thiện về tổ chức báo cáo Kế toán quan tri tai Simexco Đắk Lắk 7 Tổng quan tài u nghiên cứu

Hoàn thiện về tổ chức báo cáo Kế toán quản trị là nội dung cơ bản của Kế toán quản trị và ngày càng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trong trong công tác quản lý ở các doanh nghiệp Vì vậy, hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này và được thể hiện qua các khía cạnh, góc độ khác nhau

Trang 15

- Đề tài “Tổ chức báo cáo Kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Kim Khí Miền Trung” của trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng Trong dé tai nay, tac

giả đã hệ thống hóa toàn bộ cơ sở lý luận về tô chức báo cáo Kế toán quản trị

tại công ty thương mại và mô tả thực tế báo cáo Kế toán quản trị phục vụ cho nhu cầu quản trị nội bộ tại Công ty Cổ phần Kim Khí Miền Trung Từ đó đưa ra các giải pháp tổ chức bộ máy Kế toán quản trị và tổ chức báo cáo Kế toán quản trị phục vụ cho chức năng hoạch định, chức năng kiểm soát, ra quyết định tại Công ty Cổ phần Kim Khí Miền Trung Đề tài không nghiên cứu về

cơng tác hồn thiện mà là tô chức lại báo cáo Kế toán quản trị trên cơ sở báo cáo Kế toán quản trị của công ty đã có nhưng chưa có hiệu quả

- Đề tài “ Hoàn thiện hệ thống báo cáo Kế tốn quản trị tại Cơng ty May 10”- Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Tác

giả: Nguyễn Thị Kim Dung - năm 2009) Tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến hệ thống báo cáo kế toán của doanh nghiệp, phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo quản trị đã có tại Công ty cô phần May10 từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo Kế tốn

quản trị tại cơng ty

- Đề tài “Xây dựng hệ thống báo cáo Kế toán quản trị cho hệ thống siêu

thị MEDICARE” — Luan van Thac si Kinh té, Trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh (Tác giả: Hoàng Kim Sơn- năm 2007) Tác giả đã dựa trên nền tảng kiến thức về Kế toán quản trị để đi sâu tìm hiểu thực trạng của hệ thống báo cáo Kế toán quản trị của siêu thị Medicare nhằm đánh giá được thực trạng của hệ thống Kế toán quản trị nói chung và hệ thống báo cáo Kế

toán quản trị nói riêng nhằm đưa ra một số giải pháp đề xây dựng báo cáo Kế

toán quản trị của hệ thống siêu thị Medicare Dé tai nay vin

Trang 16

là trên nền tảng đã có nhưng chưa thật sự hoàn thiện

-_ Đề tài “Xây dựng hệ thống báo cáo Kế toán quản trị ở Tổng công ty

Xây dựng công trình giao thông 5”- Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng (Tác giả: Nguyễn Tấn Thành - năm 2004) Tác giả đã hệ

thống hóa nội dung cơ bản của Kế toán quản trị và báo cáo Kế toán quản trị trong ngành xây dựng Phân tích thực trạng báo cáo Kế toán quản trị tại Tông,

công ty Xây dựng công trình giao thông 5, thông qua đánh giá những ưu điểm

và tồn tại, tác giả đã xây dựng hệ thống báo cáo Kế toán quản trị nhằm nâng, cao hiệu quả của công tác Kế toán quản trị tại Tổng công ty Xây dựng công

trình giao thông

~ “Tổ chức báo cáo Kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất” của Đặng Thị Thu Hiền — Nguyễn Thị Tố Vy - Tuyền tập báo cáo “ Hội nghị sinh

viên nghiên cứu khoa học lần thir 7” - Đại Học Đà Nẵng (2010)

Bài báo giới thiệu tông quan về nội dung, những báo cáo Kế toán quản trị theo mơ hình Kế tốn quản trị với hệ thống quản lý theo “ quá trình hoạt động” Quá trình hoạt động ở đây có thể hiểu một cách đơn giản là bao gồm ộ phận như: nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản

tất cả các công đoạn,

xuất, dịch vụ, thiết kế tiến trình sản xuắt, Phân tích, dự báo các chỉ sé theo từng quá trình hoạt động của doanh nghiệp sản xuất Bài báo cáo này tập hợp

các báo cáo Kế toán quản trị trong mô hình doanh nghiệp sản xuất đơn giản

như: Báo cáo sản xuất, báo cáo bán hàng, báo cáo giá thành, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bài báo đã đưa ra được các bộ phận, mối quan hệ giữa các bộ phận, phòng ban Các báo cáo Kế toán quản trị cho từng bộ phận

doanh nghiệp sản xuất, góp phần giúp các nhà quản trị cấp cao có thé dé dang

hơn trong việc hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp

Trang 17

State University Northridge), Thomas Klammer (University of North Texas), Carol Lawrence (University of Richmond) trinh bay trong “ Strategy and Management Accounting”: duge ding trén trang Web ké ton ngay 18 thang 10 năm 2009 Bài viết đã bàn về hệ thống Kế toán quản trị tốt Một hệ thống

Kế toán quản trị tốt giúp cho việc ra các quyết định, giúp hiểu biết quá trình

sản xuất kinh doanh, khuyến khích các hành vi thích hợp, phản ánh giá trị đạo đức và lòng tin Và tất cả những cái đó nhằm đạt mục tiêu chiến lược: Chất

lượng, thời gian và giá cả Điều này cũng có nghĩa là Kế toán quản trị tự nó

không phải là điểm kết thúc, nó là công cụ quan trọng để đạt mục tiêu chiến lược

- “ Kế toán quản trị : Từ lý luận đến thực tiễn” được đăng trên Web kế

toán ngày 18 thang 8 năm 2011 Bài viết đã trình bày thực tiễn cơng tác Kế tốn quản trị trong doanh nghiệp, qua đó tác giả đã xác định hệ thống kế toán 'Việt Nam đang được chuyền đổi phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường, thong

lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế Việc xác định rõ phạm vi Kế toán quản trị là vấn đề cần thiết để làm cơ sở cho việc tô chức cơng tác Kế tốn quản trị và hoàn thiện nội dung Kế toán quản trị trong doanh nghiệp

- Gido trình Kế toán quản trị của GS.TS Trương Bá Thanh (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2008

- “Báo cáo tài chính và báo cáo Kế toán quản trị áp dụng trong doanh nghiệp của PGS TS Võ Văn Nhị, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, năm

2007

- Thông tư 53/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 12/06/2006 hướng

dẫn áp dụng Kế toán quản trị trong các doanh nghiệp

Từ những nội dung nghiên cứu các đề tài trước đây, tác giả nhận thầy

Trang 18

những lý luận cơ bản về Kế toán quản trị , qua khảo sát thực tế tại công ty

TNHH Một thành viên xuất nhập khâu 2-9 Đắk Lắk, chưa có tác giả nào

nghiên cứu về tổ chức báo cáo Kế toán quản trị tại công ty TNHH Một thành viên xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk Chính vì vậy, tác giả đã tập trung nghiên

cứu vấn đề này trên cơ sở dựa vào lý luận tác giả đã đi vào khảo sát thực trạng,

và đề xuất các giải pháp để tô chức lại hệ thống báo cáo Kế toán quản trị trên cơ sở báo cáo Kế toán quản trị của công ty Simexco Đắk Lắk đã có nhưng chưa mang lại hiệu quả cao nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin phuc vụ cho công tác điều hành quản lý hoạt động của công ty, đề ra được các quyết định

quản lý phục vụ cho việc điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 19

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ TÔ CHỨC BÁO CÁO KÉ TOÁN

QUAN TRI TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 KHAI QUAT VE KE TOAN QUAN TRI

Cùng với sự phát triển của xã hội, hoạt động SXKD ngày càng được mở rộng, ngày càng đa dạng phức tạp; thông tin lúc này càng trở nên bức thiết và quan trọng Kế toán là một nhu cầu tắt yếu khách quan, đặc biệt trong nền

kinh tế thị trường kế toán vừa là “ngôn ngữ của kinh doanh” vừa là một công, cụ không thê thiếu được để quản lý kinh tế Chức năng của KTQT là cung cấp

và truyền đạt các thông tin về hoạt động kinh tế tài chính của một đơn vị, một

tổ chức Trong các doanh nghiệp, thơng tin kế tốn khơng những cần thiết cho người ra quyết định ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối

tượng bên ngoài doanh nghiệp như: các chủ đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan quản lý chức năng

Các nhà quản trị các cấp bên trong doanh nghiệp sử dụng thơng tin kế tốn để điều hành quản lý hoạt động của doanh nghiệp, đề ra được các quyết

định quản lý phục vụ cho việc điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với các yêu cầu của nhà quản lý doanh

nghiệp

Các chủ đầu tư, chủ nợ sử dụng thông tin kế toán để ra được các quyết định đầu tư, quyết định cho vay một cách đúng đắn với mục đích đầu tư, mục đích cho vay của họ,

Trang 20

điều hành và quản lý nền kinh tế quốc dan

Do mục đích sử dụng thông tin kế toán của các đối tượng khác nhau nên thông tin mà kế toán cung cấp rất đa dạng và khác nhau về nội dung,

phạm vi, mức độ, tính chất và thời gian cung cấp kể cả giá trị pháp lý của thông tin Sự khác nhau đó là tiêu thức để chia hệ thống thơng tin kế tốn thành hai bộ phận Một bộ phận chuyên cung cấp các thông tin cho các đối tượng bên ngoài gọi là KTTC và bộ phận cung cấp thông tin theo yêu cầu của

các nhà quản trị trong nội bộ gọi là KTQT

1.1.1 Khái niệm về Kế toán quản trị

Trong cuốn tự điển kế toán của tác giả R.H Parker có định nghĩa “Kế

toán quản trị là một bộ phận của kế toán liên quan chủ yếu đến báo cáo nội bộ cho nhà quản trị của một doanh nghiệp Nó nhấn mạnh đến sự kiểm soát và ra

quyết định hơn là khía cạnh vị trí quản lý của kế toán Nó không bị ràng buộc nhiều bởi những quy định pháp lý và các chuẩn mực kế toán Nó có thê khác

với kế toán tài chính.”[3,182]

Theo Giáo sư Tiến sĩ Ronald W.Hilton trường đại học Cornell Hoa Kỳ thì “Kế toán quản trị là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong một tổ chức mà các nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát các hoạt

động của tổ chức.”[6,6]

Theo luật kế toán Việt Nam, Kế toán quản trị được định nghĩa là “Việc

thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu

cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.”[8,11]

Theo Edmond và cộng sự ”Kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán

được thiết kế để thoả mãn nhu cầu thông tin của các nhà quản lý và các cá

nhân khác làm việc trong một tổ chức.”[8,13]

Trang 21

các nhà quản trị trong quá trình ra các quyết định liên quan đến việc lập kế

hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị

Với chức năng cung cấp thông tin, có thể thấy báo cáo Kế toán quản trị là đầu ra của quá trình Kế toán quản trị trong doanh nghiệp

1.1.2 Mục tiêu của Kế toán quản trị

Cung cấp thông tin cho nhà quản lý đề lập kế hoạch và ra quyết định Trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm sốt hoạt động của

tơ chức

Thúc đây các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức

Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong tổ chức

1.1.3 Vai trò của báo cáo Kế toán quản trị

Đối với chức năng hoạch định: đó là hệ thống các bảng dự toán của doanh nghiệp đã được phê chuẩn, thể hiện mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn hoặc dài hạn của công ty

Đối với chức năng tổ chức thực hiện: đó là hệ thống các báo cáo về tình hình thực hiện các mục tiêu đã đặt ra

Đối với chức năng kiểm tra, đánh giá: đó là hệ thống báo cáo đánh giá

thành quả, thể hiện mức độ thực hiện so với dự toán, ngân sách đã xây dựng của toàn doanh nghiệp và từng bộ phận Qua đó, có cơ sở khen thưởng, xử phạt các cá nhân, nội bộ trong đơn vị

Đối với chức năng ra quyết định: đó là hệ thống các báo cáo theo các kịch bản, các tình huống tốt, xấu để người quản lý có thể hình dung và lựa

chọn quyết định tốt nhất

1.1.4 Đặc điểm thông tin Kế toán quản trị

Trang 22

tin và vai trò của Kế toán quản trị đã đề cập ở trên, đặc điểm của thông tin

trên báo cáo Kế toán quản trị có thể tổng hợp thành những điểm chính như

sau:

- Thông tin hướng về tương lai;

~ Thông tin có tính chỉ tiết: từng sản phẩm, dịch vụ, từng bộ phận, hoạt động

- Thông tin có tính linh hoạt: không đòi hỏi sự chính xác nhưng cần có tính kịp thời, linh hoạt cho người ra quyết định

- Thông tin có tính bảo mật: do báo cáo Kế tốn quản trị khơng thể cơng khai như báo cáo tài chính mà lập cho từng đối tượng cụ thê với nội

dung cụ thể phục vụ cho mục tiêu chiến lược kinh doanh đề ra trong nội bộ doanh nghiệp

- Thông tin đa dạng về kiểu đo lường: có thê sử dụng thước đo giá trị,

hiện vật hay những thước đo khác để đánh giá hoạt động

1.2 TO CHUC BAO CAO KE TOAN QUAN TRI TRONG DOANH NGHIEP

Báo cáo Kế toán quản trị gồm các báo cáo do bộ phận Kế toán quan tri trong doanh nghiệp lập ra Báo cáo phải thích hợp với mục tiêu hoạt động cụ

thể của từng doanh nghiệp và phù hợp với phạm vi cung cấp thông tin của Kế

toán quản trị đảm bảo phục vụ cho các chức năng quản lý của nhà quản trị

Doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản

lý của đơn vị mình đề tổ chức và lựa chọn các báo cáo quản trị cần lập

Trong đơn vị, ngoài bộ phận kế toán còn có các bộ phận khác Các

phòng ban này có tác dụng hỗ trợ cho nhau tạo nên một hệ thống thông tin

đầy đủ, toàn điện về hoạt động của doanh nghiệp Do đó các bộ phận này

Trang 23

thông tin trong toàn đơn vị Đề thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình,

đáp ứng hiệu quả công tác tổ chức báo cáo Kế toán quản trị thì tại doanh nghiệp cần phải xây dựng được mối liên hệ thông tin giữa Kế toán quản trị

với các bộ phận trong doanh nghiệp Đặc biệt phải xây dựng được mối liên hệ

thơng tin giữa kế tốn tài chính và Kế toán quản trị, bởi vì trong cơng tác Kế tốn quản trị sử dụng nguồn thông tin chủ yếu do kế toán tài chính cung cấp Do đó cần phải xây dựng một luồng thông tin từ kế toán tài chính phục vụ

cho cơng tác Kế tốn quản trị một cách ngắn nhất, nhanh chóng và thuận lợi nhất Để làm được điều đó kế toán viên cần mở số chỉ tiết và tài khoản chỉ tiết để phục vụ các số liệu chỉ tiết cho Kế toán quản trị phân tích, đánh giá

1.2.1 Sự cần thiết của tổ chức báo cáo Kế toán quản trị

Nhà quản trị Doanh nghiệp chỉ có thể tác động hiệu quả lên đối tượng quản lý khi có đầy đủ những thông tin cần thiết Đặc biệt là các thông tin thực hiện phản ánh trạng thái của đối tượng quản lý, nếu thiếu thông tin thì không thê tác động một cách có hiệu quả lên đối tượng quản lý

Tổ chức báo cáo kế toán quản trị cung cấp thông tin thực hiện phục vụ

trực tiếp cho nhà quản trị, do vậy nhận thức được vai trò của thông tin thực

hiện đối với công tác quản trị sẽ thấy tổ chức báo cáo kế toán quản trị là cần

thiết Cụ thể là khi lựa chọn hoặc điều chỉnh phương án kinh doanh, xây dựng các chỉ tiêu dài hạn, ngắn hạn nhà quản trị phải nghiên cứu thông tin do bao

cáo kế toán quản trị cung cấp đề đưa ra quyết định được đúng đắn

Hơn nửa khi đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch, định mức, dự toán cho từng đơn vị nội bộ, nhà quản trị cũng không thể kiểm soát được hoạt động của đơn vị đó nếu không có thông tin về sự khác biệt giữa thực tế so với kế hoạch hoặc định mức, dự toán và không thể xác định được trách nhiệm của từng đơn vị nội bộ gây ra sự khác biệt đó Như vậy, khi xây dựng các chỉ tiêu kế

Trang 24

quản trị để phân tích đánh giá tình hình thực hiện chúng, xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị nội bộ và cá nhân trong doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có

hiệu quả mới có thể tồn tại và phát triển được Trong đó, công tác lập báo cáo kế toán quản trị có vai trò quan trọng đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải quan tâm

Riêng ở các tổng công ty gồm nhiều đơn vị thành viên với mục tiêu

hoạt động khác nhau Để kiểm soát tất cả các hoạt động một cách có hiệu quả nhà quản trị cần có một lượng thông tin lớn hữu ích, chứ không phải chỉ có

một số thông tin được cung cấp từ báo cáo ở giác độ tổng công ty Vì những báo cáo này chỉ cung cấp thông tin tổng quát về toàn bộ hoạt động, không đầy đủ thông tin chỉ tiết để giúp nhà quản trị tìm ra những van đề còn tồn tại trong một tô chức Do đó nhà quản trị không chỉ cần có một mà phải nhiều báo cáo kế toán quản trị ở các đơn vị trong toàn tông công ty, việc tổ chức lập báo cáo loại này gọi là báo cáo bộ phận Điều này có nghĩa là đối với từng

cấp quản lý cần lập những báo cáo vừa phục vụ cho nội bộ vừa phục vụ cho

cấp trên

Như vậy, Tổ chức báo cáo kế tốn quản trị khơng thể thiếu trong việc

điều hành ở tông công ty Hệ thống báo cáo kế toán quản trị có tác dụng cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của tồn tổng cơng ty một

cách chỉ tiết, kịp thời đề đánh giá từng hoạt động và ở từng đơn vị Từ đó đưa

ra các quyết định nhanh chóng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của từng đơn vị trong tổng công ty

1.2.2 Bản chất, chức năng và yêu cầu của tổ chức báo cáo Kế toán

quản trị

a Bản chất của tổ chức báo cáo KẾ toán quản trị

Trang 25

xem xét mối quan hệ giữa báo cáo kế toán quản trị với những nhân tố hình

thành nên báo cáo kế toán quản trị

Như chúng ta đã biết quản trị doanh nghiệp phải thực hiện các chức

năng sau:

- Chức năng hoạch định: là quá trình đưa ra những nhiệm vụ, mục tiêu

và phương pháp tốt nhất đề thực hiện những mục tiêu đó Đòi hỏi nhà quản trị

phải xây dựng kế hoạch, chiến lược, dự toán cho từng thời kỳ

- Chức năng tổ chức: Là nhân tố hình thành nên cơ cấu tô chức doanh

nghiệp, xác định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận và mối quan hệ giữa chúng

- Chức năng điều khiễn: là quá trình nhà quản trị sử dụng quyển lực của

mình đề tác động các thành viên trong doanh nghiệp một cách có mục đích để họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra

- Chức năng kiểm soát: là dựa vào các định mức đã được xây dựng, các chuẩn mực, kế hoạch đã xác định đề đánh giá hiệu quả của công tác quản trị

của cấp dưới và đề ra các biện pháp quản trị rhích hợp nhằm đạt được các

mục tiêu của doanh nghiệp

- Chức năng ra quyết định: là các mệnh lệnh, chỉ thị của nhà quản trị

yêu cầu các thành viên trong doanh nghiệp phải thực hiện Ra quyết định là

chức năng đặc biệt của nhà quản trị, nghĩa là khi thực hiện các chức năng hoạch định, tô chức, điều khiển, kiểm soát, các nhà quản trị doanh nghiệp đều

phải ra các quyết định tương ứng

Với các chức năng trên, báo cáo kế toán quản trị có quan hệ trực tiếp với hai chức năng của nhà quản trị là chức năng hoạch định và chức năng

Trang 26

năng hoạch định đòi hỏi nhà quản trị phải xác định được mục tiêu cần đạt

được trong một khoảng thời gian nhất định, ra quyết định lựa chọn phương án

kinh doanh tối ưu, xây dựng hệ thống kế hoạch, định mức, dự toán theo phương án đã được lựa chọn Trong quá trình hoạch định nhà quản trị thường

phải ra các quyết định Cụ thể, các tổng công ty thường có các loại quyết định

sau:

Quyết định đầu tư dài hạn như đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng

Loại quyết định này trong quá trình đầu tư phải cân nhắc đến hieu quả mang

lại Đối với những máy móc, thiết bị, nhà xưởng được đầu tư mới phải tìm

hiểu công nghệ, nguồn vốn tài trợ những thông tin này nằm ngoài hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty nên không sử dụng thông tin của hệ thống kế toán tài chính Ngược lại đối với những dự án đầu tư thay thế máy

móc thiết bị cũ hoặc cải tạo, nâng cấp trụ sở, nhà xưởng phải so sánh với kết

quả kinh doanh của phương án hiện tại để đầu tư thay thế hay không Loại quyết định này phải dựa trên thông tin của báo cáo kế toán quản trị

Ngoài ra, các tổng công ty cũng thường có quyết định đầu tư ngắn han

như: quyết định điều chỉnh nhân lực, mua sắm nguyên vật liệu, lựa chon đơn vị vận chuyên hoặc tự thực hiện vận chuyển hàng hóa những thông tin để ra

các quyết định loại này phải đáng tin cậy và đây cũng là cơ sở để hình thành

báo cáo kế toán quản trị

Đối với chức năng kiểm soát thực chất là nhà quản trị đánh giá tình

hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch của từng bộ phận

bằng các báo cáo Tìm ra những nguyên nhân gây chênh lệch giữa thực tế so

với kế hoạch Từ đó nhà quản trị điều chỉnh hoạt động của các bộ phận, hoặc điều chỉnh kế hoạch, dự toán một cách kịp thời

Thực hiện chức năng kiểm soát, nhà quản trị phải có hai tài liệu cơ bản

Trang 27

tiêu Còn nhu cầu thông tin để nhà quản trị thực hiện hai chức năng trên là

tiền đề cho sự hình thành báo cáo kế toán quản trị

Mặt khác, báo cáo kế toán quản trị có mối liên hệ với phương pháp tổng hợp và cân đối trong KTQT Nó là sự tổng hợp thông tin trên các tài

khoản sử dụng trong KTQT va chi tiết hóa thông tỉn thu nhận theo các chỉ tiêu

phù hợp với nhu cầu thông tin của nhà quản trị trong quá trình điều hành

doanh nghiệp

Như vậy có thể rút ra bản chất của báo cáo kế toán quản trị như sau: Báo cáo KTQT được lập xuất phát từ nhu cầu thông tin của nhà quản trị

trong quá trình quản trị doanh nghiệp Cho nên nội dung, kết cấu của báo cáo

KTQT phải đảm bảo các chỉ tiêu mà nhà quản trị yêu cầu Báo cáo KTQT có những đặc trưng riêng là có tính linh hoạt, kịp thời

- Báo cáo KTQT là hệ thống thông tin được tổng hợp từ số sách KTQT và được trình bày theo yêu cầu quản trị điều hành sản xuất — kinh doanh và ra quyết định của từng doanh nghiệp

- Báo cáo KTQT chỉ được sử dụng riêng cho các nhà quản trị doanh

nghiệp, nên báo cáo KTQT không nhất thiết phải tuân theo các nguyên tắc kế

toán được chấp nhận rộng rãi hiện nay

- Báo cáo KTQT có tính linh hoạt, đa dạng và không phụ thuộc vào

những nguyên tắc kế toán Nghĩa là nhà quản trị phải thường xuyên có thông, tin từ báo cáo KTQT để thấy được những gì đã, đang và sẽ diễn ra trong hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với từng bộ phận, từng chức năng nhất định

nhằm phục vụ cho quá trình ra quyết định của nhà quản trị có hiệu quả, hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp

- Thông tin của báo cáo KTQT phải đáp ứng yêu cầu đáng tin cậy, nghĩa là số liệu trên báo cáo KTQT phải có cơ sở và phải dựa trên những căn

Trang 28

cáo Tuy nhiên số liệu trên báo cáo kế toán quản trị không phải chính xác tuyệt đối mà chỉ cần phản ánh đúng bản chất của đối tượng quản trị và có giá

trị trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp

b, Chức năng của báo cáo RỀ toán quản trị

Chức năng cơ bản của báo cáo KTQT là cung cấp thông tin để nhà

quản trị hoạch định các mục tiêu, xây dựng các chương trình kế hoạch, dự

toán và kiểm soát quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chức năng, của báo cáo KTQT được hình thành bời nhu cầu thông tin để ra các quyết

định quản lí của nhà quản trị, hướng tới việc đạt được mục tiêu đề ra là tối đa hóa lợi nhuận Báo cáo KTQT có các chức năng sau:

- Chức năng định hướng

Đế đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, nhà quản trị phải tác động lên các đối tượng quản trị Trong quá trình quản trị doanh nghiệp, đòi hỏi nhà

quản trị phải có thông tin phản hồi từ các đối tượng quản trị Hiệu quả các quyết định của nhà quản trị phụ thuộc vào chất lượng thông tin mà nhà quản

trị nắm bắt được Thông tin phục vụ cho chức năng hoạch định của nhà quản

trị được thu thập và xử lý từ nhiều nguồn khác nhau ( thông tin về môi trường,

kinh doanh thì nhà quản trị có thể thu thập từ các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin nội bộ doanh nghiệp thì có thể thu nhận từ công cụ thu thập,

xử lý thông tin kế toán, thống kê)

Báo cáo KTQT là

thông tin định hướng cho nhà quản trị có được các quyết định hiệu quả bởi vì: trong những công cụ đắc lực nhằm cung cấp

Báo cáo KTQT phản ánh kết quả kinh doanh của từng hoạt động, từng

đơn vị Trên cơ sở thông tin này nhà quản trị sẽ thấy được phương hướng điều

chỉnh các hoạt động kém hiệu quả của từng bộ phận, xác định phù hợp chỉ

Trang 29

Báo cáo KTQT cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh trong mối

quan hệ với sản lượng, đó là cơ sở phân tích, đánh giá mối quan hệ chỉ phí ~ sản lượng — lợi nhuận Từ đó nhà quản trị quyết định lựa chọn hoặc điều

chỉnh phương án sản xuất kinh doanh theo hướng tối đa hóa lợi nhuận

Như vậy, báo cáo KTQT là nguồn thông tin quan trọng có chức năng định hướng cho nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện chức năng hoạch định Tuy nhiên sự thành công hay thất bại trong việc thực hiện chức năng hoạch định không chỉ phụ thuộc vào chất lượng thông tin trên báo cáo KTQT, mà còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác thuộc về năng lực nhà quản trị

- Chức năng kiểm soát

Để thực hiện chức năng kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp thì điều

kiện tiên quyết là nhà quản trị phải xây dựng được hệ thống chỉ tiêu kế hoạch

Định mức và dự toán cho từng đơn vị nội bộ và trên phạm vi toàn doanh

nghiệp

Khi thực hiện chức năng kiểm soát nhà quản trị cần phải có thông tin

về tình hình thực tế diễn ra ở các đơn vị ộ được tập hợp cho các đối tượng cần kiểm soát Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện chức năng kiểm soát trong quản trị

Báo cáo KTQT cung cấp thông tin tổng hợp vẻ tình hình thực hiện các

, so sánh với các chỉ tiêu

chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của từng đơn vị nội

kế hoạch, định mức, dự toán, từ đó chỉ ra cho nhà quản trị mức chênh lệch cần

phải kiểm soát

Báo cáo KTQT còn lượng hóa ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình

hình thực hiện các chỉ tiêu của từng đơn vị nội bộ, qua đó nhà quản trị sẽ có

những nhận định xác đáng hơn về nỗ lực chủ quan của từng đơn vị

Trang 30

Cung cấp thông tin để nhà quản trị thực hiện chức năng kiểm soátlà

một thế mạnh của báo cáo KTQT, bởi vì cáo cáo kế toán nói chung và báo

cáo KTQT nói riêng có một hệ thống phương pháp khoa học để thu thập, xử

1ý, tổng hợp thông tin theo các chỉ tiêu đã định trước

“Tóm lại chức năng hoạch định và kiểm soát là những nhân tố không thể thiếu được trong quá trình quản trị doanh nghiệp Khi thực hiện các chức

năng này thì nhà quản trị nhất thiết phải có thông tin từ báo cáo KTQT e Yêu cầu của tổ chức báo cáo KẾ toán quản trị

Căn cứ vào nhu cầu của đối tượng sử dụng báo cáo KTQT, hệ thống

báo cáo KTQT được xây dựng phải đáp ứng các yếu tố sau:

- Hệ thống báo cáo Kế toán quản trị cần được xây dựng phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ quản lý nội bộ của từng doanh nghiệp cụ thể

- Nội dung báo cáo Kế toán quản trị cần đảm bảo cung cấp đầy đủ và đảm bảo tính so sánh được của các thông tin phục vụ yêu cầu quản lý, điều hành và ra các quyết định kinh tế của doanh nghiệp

- Các chỉ tiêu trong báo cáo Kế toán quản trị cần phải được thiết kế

phù hợp với các chỉ tiêu của kế hoạch, dự toán và báo cáo tài chính nhưng có

thé thay đổi theo yêu cầu quản lý của các cấp

1.2.3 Tổ chức báo cáo dự toán trong Doanh nghiệp

a Khái niệm của dự toán

Dự toán là một kế hoạch hành động được tính toán một cách chỉ tiết, nó định lượng các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và là

tiêu chuẩn để đánh giá kết quả hoạt động sử dụng và khai thác các nguồn lực

của doanh nghiệp Báo cáo dự toán thường được xây dựng cho khoảng thời

Trang 31

Hình thức và số lượng các dự toán tuỳ thuộc vào mỗi loại hình doanh

nghiệp

b Tác dụng của dự toán

- Cung cấp phương tiện thông tin một cách có hệ thống toàn bộ kế

hoạch của doanh nghiệp Khi dự toán ngân sách đã được công bố thì mọi người có thể thấy rõ ràng mục tiêu và cách thức đạt được những mục tiêu đó

của doanh nghiệp

- Làm căn cứ để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu sau này

~ Dự đoán trước được những khó khăn, rủi ro chưa xảy ra để có cách đối phó thích hợp và kịp thời € Trình tự xây dựng dự toán tong thé doanh nghiệp Dự toán Dự toán tiêu thụ thu tiên Dự toán sin xuất

Dự toán nguyên Dự toán nhân Dự toán chỉ phí sin

vật liệu trực tiếp công trực tiếp Xuất chung, Dv toán chỉ phí ‘ban hing Dự toán giá vốn hàng bán Báo cáo kết quả Sơ đồ 1.2 Trình tự xây dựng dự toán tổng thể doanh nghiệp kinh doanh dự toán

d Các báo cáo dự toán

~ Dự toán doanh thu (hay còn gọi là dự toán tiêu thụ): là dự toán quyết

Trang 32

định được lập đầu tiên và sẽ là căn cứ để lập các dự toán tiếp theo Dự toán này được lập trên cơ sở mục tiêu doanh thu ước tính của doanh nghiệp trong

kỳ kế hoạch và kết quả thực hiện của các kỳ trước đồng thời có lưu ý đến các yếu tố thị trường của quá trình kinh doanh

- Dự toán thu tiền bán hàng: là dự toán xác định các phương thức và

khả năng thu tiền hàng Nó là căn cứ để xác định luồng tiền thu dự kiến và

tình hình công nợ sẽ phát sinh trong quá trình bán hàng Dự toán này được lập trên cơ sở dự toán doanh thu, thông tin thực tế và dự báo về các đối tượng,

mua hàng cũng như những quy định về thanh toán của doanh nghiệp Đối với

các doanh nghiệp thuộc loại hình kinh doanh bán lẻ do đặc điểm kinh doanh là ban hang thu tiền ngay nên dự toán này được bỏ qua không lập

- Dự toán mua hàng và tồn kho: Dự toán này được lập dựa trên dự toán

doanh thu để xác định giá trị cũng như lượng hàng hoá cần phải mua vào và

tồn kho cần thiết để đảm bảo thực hiện được mục tiêu doanh thu đã đề ra một

cách thuận lợi Khi lập dự toán này cần phải chú ý đến định mức tồn trữ, quy trình mua hàng của doanh nghiệp cũng như xem xét đến các yếu tố chi phí đặt

hàng, lưu kho, vận chuyên cũng như sự biến động của thị trường,

- Dự toán giá vốn hàng bán: Được lập dựa trên dự toán tiêu thụ, dự toán

mua hàng Khi lập dự toán này cần chú ý đến phương pháp xác định giá hàng

tồn kho Dự toán này sẽ là cơ sở để xác định dự toán kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

- Dự toán thanh toán tiền mua hàng: Trên cơ sở dự toán mua hàng và tồn kho được lập ở trên, dự toán thanh toán tiền mua hàng đề xác định khả năng và tiến độ thanh toán từ đó tính được luồng tiền dự kiến chỉ để thanh toán cho các khoản công nợ phát sinh do quá trình thu mua hàng hoá và dự

trữ tồn kho Khi lập dự toán này cần chú ý đến quy trình thanh toán, khả năng,

Trang 33

cấp để cân đối cho phù hợp

- Dự toán chỉ phí bán hàng và chỉ phí quản lý doanh nghiệp: Đây là các dự toán cho các khoản chỉ phí ước tính sẽ phát sinh trong kỳ kế hoạch ở lĩnh vực bán hàng và quản lý doanh nghiệp

+ Chỉ phí bán hàng: Ước tính được dựa trên dự toán doanh thu, chính sách bán hàng, định mức chỉ phí và đặc điểm của doanh nghiệp Nó là những chỉ phí sẽ phát sinh trong quá trình bán hàng hoá và là cơ sở để xác định

luồng tiền dự kiến chỉ cho hoạt động này

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: Dự kiến sẽ phát sinh nhằm phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp cũng sẽ là căn cứ để xác định luồng tiền

chỉ ra cho hoạt động này Dự toán này được lập trên cơ sở mục tiêu hoạt động và doanh thu của doanh nghiệp, các định mức có liên quan cũng như các dự toán hoạt động khác Lưu ý khi xây dựng dự toán chỉ phí bán hàng và chỉ phí

quản lý doanh nghiệp cũng cần chú ý đến những điều kiện và khả năng tiết

kiệm chỉ phí đối với hai loại khoản mục chỉ phí này

~ Dự toán cân đối thu chỉ tiền: Dự toán này được lập trên cơ sở các dự toán thu tiền bán hàng, dự toán thanh toán tiền mua hàng, dự toán chỉ phí bán hàng và chỉ phí quản lý doanh nghiệp Mục đích của dự toán này là nhằm cân đối các khoản thu chỉ trong kỳ kế hoạch, nhu cầu dự trữ cuối kỳ từ đó có thể xác định được nhu cầu vay vốn phát sinh nếu có hoặc đầu tư ngắn hạn dé cân đối tốt nhất kế hoạch thu chỉ của doanh nghiệp

- Dự toán kết quả kinh doanh: Nhằm xác định kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp dự kiến trong kỳ kế hoạch Dự toán này được lập dựa trên cơ sở các bảng dự toán doanh thu, dự toán giá vốn hàng bán, dự toán mua hàng và tồn kho, dự toán chỉ phí bán hàng và chỉ phí quản lý doanh nghiệp, các bảng dự toán khác và dựa trên những quy định về chế độ quản lý tài chính, kế toán

Trang 34

trình thực hiện sau này của doanh nghiệp,

- Dự toán bảng cân đối kế toán: Dự toán này được lập từ các bảng dự

toán kể trên nhằm cân đối tài sản của doanh nghiệp, xác định tổng số tài sản

cần thiết và các nguồn hình thành của chúng nhằm đảm bảo nhu cầu vốn để

thực hiện được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra và cần phải đạt được 1.2.4 Tổ chức báo cáo thực hiện trong doanh nghiệp

a Đặc điễm của chức năng tổ chức thực hiện

Chức năng tổ chức thực hiện là một khâu trong quá trình quản lý, thể

hiện là các hoạt động sử dụng các nguồn lực về lao động, vật tư, thiết bị và các nguồn lực khác trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Chức năng tô chức thực hiện thể hiện qua những giai đoạn cụ thể như sau:

Đối với quá trình cung ứng: thể hiện kết quả của việc mua hàng hóa,

vật tư, thiết bị cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Đối với quá trình sản xuất: thê hiện sản lượng hoàn thành, sản phâm

hỏng nếu có, chỉ phí và giá thành thực tế của doanh nghiệp cũng như các dòng,

dich chuyền chỉ phí trong phạm vi nội bộ

Đối với quá trình tiêu thụ: thể hiện kết quả bán hàng nói chung và chỉ

tiết cho từng sản phâm, hoạt động, dịch vụ theo thời gian, không gian

Đối với kết quả tài chính: thể hiện kết quả lợi nhuận hàng năm hoặc định kỳ Do thông tin về quá trình tổ chức thực hiện là một khâu không thé thiếu để người quản lý nắm bắt được kết quả thực tế của doanh nghiệp để có biện pháp chắn chỉnh kịp thời

b Các báo cáo thực hiện

Trang 35

theo số kế hoạch và số thực hiện

- Báo cáo sản lượng sản xuất: Báo cáo sản lượng sản xuất nhằm cung cấp các số liệu về tình hình sản xuất của doanh nghiệp theo từng loại sản phẩm, từng công đoạn sản xuất, từng dây chuyển sản xuất hoặc theo từng phân xưởng sản xuất, hay lập cho toàn doanh nghiệp Để lập báo cáo này căn

cứ vào các số liệu chỉ tiết về số lượng sản phẩm hoàn thành, đở dang theo

từng loại sản phẩm, theo dây chuyền sản xuất, theo phân xưởng sản xuất

- Báo cáo tình hình chỉ phí: Báo cáo này giúp kiểm soát các khoản chỉ

phí phát sinh, đồng thời phản ánh thông tin về chỉ phí cho nhà quản trị ra quyết định điều hành hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp Căn cứ vào

số theo đõi các nội dung chỉ phí được bộ phận Kế toán quản trị thu thập và xử

lý trong kỳ đề lập báo cáo này

~ Báo cáo tình hình tiêu thụ: Báo cáo này nhằm cung thông tin về tình hình tiêu thụ từng loại sản phẩm của doanh nghiệp Căn cứ vào số chỉ tiết bán hàng theo từng loại sản phẩm để lập báo cáo này

- Báo cáo lợi nhuận: Đây là báo cáo mà Kế toán quản trị thường dùng

nhiều nhất để phân tích giữa các kỳ với nhau, giữa các bộ phận khác nhau

trong cùng một doanh nghiệp về doanh thu, chỉ phí và lợi nhuận của doanh

nghiệp đạt được trong một kỷ

Báo cáo này cung cấp các số liệu về doanh thu, chỉ phí và lợi nhuận

theo từng bộ phận hay lĩnh vực kinh doanh đã thực hiện được trong kỳ, có thể

theo tháng, quý hoặc năm của doanh nghiệp

Dé lap được báo cáo cần căn cứ vào các số liệu đã được thực hiện trong số chỉ tiết bán hàng, số chỉ tiết theo dõi các loại chi phí đã thực hiện trong kỳ

1.2.5 Tổ chức báo cáo kiểm soát và đánh giá trong doanh nghiệp a Đặc điễm của cơng tác kiểm sốt và đánh giá

Trang 36

công việc cần thiết để đảm bảo cho từng bộ phận và cả tô chức đi theo ding

kế hoạch đã vạch ra Trong quá trình kiểm soát, nhà quản lý sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập So sánh này sẽ chỉ ra ở khâu nào công việc thực hiện chưa đạt yêu cầu, và cần sự hiệu chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đã thiết lập

b Nguyên tắc và phương pháp

~ Phải thê hiện sự biến động giữa thực tế và dự toán: Các báo cáo kiểm soát phải có sự so sánh giữa số thực tế và số dự toán để từ đó xác định mức biến động,

- Vận dụng phương pháp so sánh đẻ đánh giá: Số biến động tính bằng phép tuyệt đối và tương đối

- Vận dụng phương pháp loại trừ để xác định các nhân tố ảnh hưởng: Chỉ ra biến động đó là do nhân tố nào ảnh hưởng Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dé don giản trong kiểm soát nhân tố ảnh hưởng thường chi xem xét hai nhân tố là nhân tố giá và nhân tố lượng

Nhân tố giá là chênh lệch giữa giá đơn vị thực tế với giá đơn vị dự toán nhân với sản lượng sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ thực tế Ảnh hưởng của

nhân tố giá có thể xác định tổng quát như sau:

Ảnh hưởng về giá = (Giá đơn vị thực tế - Giá đơn vị dự toán)*Lượng thực té Nhân tố lượng là chênh lệch giữa khói lượng thực tế và khối lượng dự

toán nhân với giá dự toán Tùy theo từng trường hợp kiểm soát mà khối lượng,

có thể là lượng sản phẩm tiêu thụ, lượng vật liệu tiêu hao hay lượng sản phẩm

sản xuất Ảnh hưởng của nhân tô lượng có thể xác định tổng quát như sau:

“Ảnh hưởng về lượng = (Lượng thực tế - Lượng dự toán) *Giá đơn vị dự toán

e Báo cáo kiễi

soát và đánh giá

- Báo cáo kiểm soát doanh thu

Trang 37

về doanh thu theo từng khu vực kinh doanh, theo loại hình kinh doanh,

Để lập báo cáo kiểm soát doanh thu căn cứ vào số liệu ở số chỉ tiết và số tổng hợp doanh thu trong kỳ theo khu vực, lĩnh vực, loại hình kinh doanh,

~ Báo cáo kiểm soát chỉ phí

Để lập báo cáo này, cần phải xem xét nhân tố ảnh hưởng của nhân tố lượng và nhân tổ giá là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến kiểm soát chỉ phí của

doanh nghiệp Chính vì vậy, khi kiểm soát chỉ phí thông qua việc phân tích

biến động về giá và về lượng sẽ giúp kiểm soát chỉ phí chặt chẽ hơn

Báo cáo kiểm soát chỉ phí cung cấp cho nhà quản lý thông tin về chỉ

phí cho từng đối tựng tập hợp chỉ phí (hoạt động sản xuất, dự án, .) va theo

từng khoản mục hoặc yếu tố chỉ phí Báo cáo này có thể lập theo hướng: +Báo cáo kiểm soát chỉ phí theo nội dung kinh tế chỉ phí theo từng đối

tượng tập hợp chỉ phí/ trung tâm chỉ phí

+ Báo cáo kiểm soát chỉ phí theo công dụng kinh tế chi phi (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chỉ phí sản xuất chung, chỉ phí

ban hang, )

+ Báo cáo kiểm soát giá thành sản phẩm dịch vụ thực tế so với dự toán, định mức

Để lập báo cáo kiểm soát chỉ phí thường căn cứ vào số chỉ tiết và số tổng hợp chỉ phí trong kỳ theo đối tượng tập hợp chỉ phí Căn cứ vào số chỉ tiết và số tông hợp chỉ phí, tiến hành liệt kê các khoản mục (yếu tố) chỉ phí theo từng đối tượng tập hợp chỉ phí, mỗi đối tượng được theo dõi trên cùng

một dòng

- Báo cáo kiểm soát lợi nhuận

Báo cáo kiểm soát lợi nhuận thường được lập theo mẫu số dư đảm phí

Trang 38

năng đánh giá sinh lợi theo từng sản phẩm, lĩnh vực hoạt động, khu vực thị trường, Vừa đánh giá được trách nhiệm quản lý ở các trung tâm lợi nhuận

và trung tâm đầu tư ở những doanh nghiệp có trình độ phân cấp quản lý cao

Căn cứ vào số liệu từ các số kế toán chỉ tiết doanh thu và chỉ phí của bộ

phận trong doanh nghiệp đề lập

dL Trung tâm trách nhiệm và hệ thống báo cáo trách nhiệm - Khái niệm vẻ các trung tâm trách nhiệm

Là một bộ phận (phân xưởng, dây chuyền sản xuất; một phòng, ban; một cơng ty hoặc tồn bộ công ty) trong một tổ chức mà người quản lý của bộ

phận đó có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với số chỉ phí, thu nhập

phát sinh hoặc số vốn đầu tư sử dụng vào hoạt động kinh doanh + Cơ sở lập: Căn cứ vào số chỉ tiết chỉ phí và doanh thu đề lập

+ Phương pháp lập: Căn cứ vào các dữ liệu tài chính từ các hoạt động

hàng ngày được ghi chép trong hệ thống kế toán, các doanh thu và chỉ phí

được tiến hành phân loại lại và báo cáo theo các trung tâm trách nhiệm quản

lý cụ thể, chỉ có các khoản doanh thu và chi phí mà nhà quản lý có thể kiểm

soát được mới thể hiện trên báo cáo của trung tâm trách nhiệm - Các loại trung tâm trách nhiệm

+ Trung tâm chỉ phí: là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý chỉ có trách nhiệm về việc kiểm soát chỉ phí trong phạm vi quản lý của mình

+ Trung tâm doanh thu: là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản lý chỉ chịu trách nhiệm về các khoản doanh thu

+ Trung tâm lợi nhuận: là trung tâm trách nhiệm mà ở đó nhà quản lý phải chịu trách nhiệm về lợi nhuận đạt được tại đơn vị do mình chịu trách nhiệm quản lý Do lợi nhuận là kết quả của doanh thu trừ chỉ phí, do đó nhà quản lý có trách nhiệm quản lý cả doanh thu và chỉ phí trong phạm vi quản lý

Trang 39

+ Trung tâm đầu tư: là trung tâm trách nhiệm mà ở đó nhà quản lý phải chịu trách nhiệm đối với lợi nhuận và vốn đầu tư mà đơn vị đã bỏ ra

- Các báo cáo trách nhiệm

Tương ứng với các loại trung tâm trách nhiệm đã kể trên, hệ thống các báo cáo trách nhiệm bao gồm:

+ Báo cáo đánh giá trách nhiệm của trung tâm chỉ phí

Báo cáo trách nhiệm về chỉ phí của các bộ phận giúp xác định được mức độ hồn thành dự tốn chỉ phí một cách chính xác nhằm giúp cho các nhà quản trị có cơ sở đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của các bộ phận và

có thể đề ra các biện pháp tiết kiệm chỉ phí trong hoạt động kinh doanh

Các chỉ phí được xác định trong báo cáo chỉ phí trong doanh nghiệp sẽ là:

« Báo cáo đánh giá trách nhiệm về tình hình mua hàng

« Báo cáo đánh giá trách nhiệm của các trung tâm hành chính

« Báo cáo đánh giá trách nhiệm của các trung tâm chức năng khác, như: sản xuất, hậu cần

+ Báo cáo đánh giá trách nhiệm trung tâm doanh thu

Báo cáo trách nhiệm về doanh thu của các bộ phận được lập trên cơ sở

số liệu về doanh thu bán hàng của các bộ phận có liên quan, qua đó cũng đánh

giá được mức độ hoàn thành trách nhiệm của các bộ phận Báo cáo doanh thu có thể được lập:

«Theo từng ngành hàng, nhóm ngành hàng, từng loại hàng hóa © Theo timg noi: cita hing, chỉ nhánh, khu vực bán hàng

« Theo từng nhóm khách hàng chủ yếu

+ Báo cáo đánh giá trách nhiệm trung tâm lợi nhuận

Báo cáo kế toán trách nhiệm về lợi nhuận của các bộ phận còn gọi là

Trang 40

quản trị cơ sở để đánh giá hoạt động của các bộ phận cũng như toàn bộ doanh nghiệp một cách chính xác thông qua chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện, từ đó nhằm

giúp doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định phù hợp cho từng bộ phận cụ thể trong doanh nghiệp của mình

+ Báo cáo đánh giá trách nhiệm trung tâm đầu tư

Báo cáo trách nhiệm về đầu tư của các trung tâm thì ngoài việc xác định được mức lợi nhuận thực hiện được nó còn cung cấp cơ sở để đánh giá

hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào từng trung tâm Thành quả của các trung tâm đầu tư thường được đánh giá bằng việc sử dụng các thước đo:

Thẻ hiện qua 2 chỉ tiêu:

© Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư

(ROD

Lợi nhuận

ROI= ————— XI100%

Vốn đầu tư

Công thức xác định ROI còn được viết theo cách khác:

ROI— Lợinhuận x Doanh thu

Doanh thu Vốn đầu tư

ROi- TY xuấlợinhuận VÀ Số vòng quay

trên doanh thu của vốn đầu t â Thu nhĐp thang du (RI)

RI = Lợi nhuận của Trung tâm đầu tư - Chỉ phí sử dụng vốn

Một báo cáo thực hiện sẽ trình bày số liệu dự toán, số liệu thực tế và số

Ngày đăng: 30/09/2022, 13:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w