Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu chất lượng phần mềm kế toán Việt Nam là xác định, đánh giá các thành phần của chất lượng PMKT dựa trên sự hài lòng của người sử dụng, đề xuất và thử nghiệm mô hình đánh giá chất lượng phần mềm Kế toán; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của PMKT, xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng PMKT; dựa vào kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng PMKT; đưa ra ý kiến nhận xét góp phần nâng cao chất lượng PMKT.
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO
DALHQC DA NANG
VO THỊ BÍCH NGỌC
NGHIÊN CỨU CHÁT LƯỢNG PHAN MEM KE TOAN VIET NAM
LUẬN VĂN THẠC Si QUAN TRI KINH DOANH
Trang 2
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
VO THỊ BÍCH NGỌC
NGHIÊN CỨU CHÁT LƯỢNG PHAN MEM KE TOAN VIET NAM
Chuyên ngành
Mã số :— : Quan trị Kinh doanh 6043405
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN MẠNH TOÀN
Đà Nẵng - Năm 2014
Trang 3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bổ trong bắt kỳ) công trình nào khác
Tae giả
Trang 4MỞ ĐÀU
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Mục tiêu nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4, Phuong pháp nghiên cứu
5 Bố cục đề tải
6 Téng quan tài liệu nghiên cứu
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN - MƠ HÌNH LÝ THUYẾT
1.1 PHẦN MÊM KÉ TOÁN
1.1.1 Khái niệm phần mềm
1.1.2 Khái niệm phần mềm kế toán 1.1.3 Phân loại phần mềm kể toán 1.2 CHAT LƯỢNG 1.2.1 Khái niệm chất lượng 1.22 Đặc điểm chất lượng 1.2.3 Đánh giá chất lượng 13 CHẤT LUQNG PHAN MEM KE TOAN 1.3.1 Chất lượng phần mềm
1.3.2 Tiêu chuẩn - điều kiện của PMKT áp dụng tại đơn vị kế toán 1.3.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm kế tốn 14 MỘT SỐ MƠ HÌNH NGHIÊN CUU CHAT LƯỢNG PHÂN MEM
1.4.1 Mô hình MeCall
1.4.2 Mô hình chất lượng phần mềm Boehm 1.4.3 Mô hình chất lượng phần mềm của Dromey
Trang 5KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHUONG 2; THIET KE MO HI
HIEN NGHIEN CUU
2.1 THIET KE - BE XUAT MƠ HÌNH NGHIÊN CUU
2.1.1 Thiết kế mô hình nghiên cứu
2.1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.2 CÁC BƯỚC KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU
2.2.1 Xây dựng bảng câu hôi 2.2.2 Xác định mẫu và thang do 2.2.3 Điều tra, thu nhận kết quả 3.2.4 Xử lý dữ liệu 2.3 PHƯƠNG PHÁP VÀ GIÁ THUYẾT NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU VÀ THỰC
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu
2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu
2.4 THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
2.4.1 Nghiên cứu sơ bộ 2.4.2 Nghiên cứu chính thức
2.4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu thu thập
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHUONG 3: PHAN TICH KET QUA 3.1 MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
3.2 ĐÁNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO BANG HE SO CRONBACH'S ALPHA
3.2.1 Kết quả phân tích thang đo Thiết kế hệ thống 3.2.2 Kết quả phân tích thang đo Chức năng
3.2.3 Kết quả phân tích thang do Khả chuyển
Trang 63.3 PHAN TÍCH NHAN TO KHAM PHA (EFA)
3.3.1 Phân tich nhan t6 khém pha Lin | 3.3.2 Phân tích nhân tố khám phá lần 2
3.3.3 Phân tích nhân tổ thang đo chất lượng PMKT
3.3.4 Đánh giá lại độ tin cậy các nhân tố
3.4 DIEU CHÍNH MƠ HÌNH NGHIÊN CÚU
3.5 KIEM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHAT LUQNG PHAN MEM
3.5.1 Phân tích tương quan (Hệ số Pearson)
3.5.2 Phân tích hồi quy
3.5.3 Phân tích phương sai ANOVA
3.5.4 Kiểm định giả thuyết của mô hình
KET LUAN CHUONG 3
CHUONG 4: KET LUAN
4.1 ĐÁNH GIÁ NHAN XET KET QUA
4.1.1 Kết quả nghiên cứu
.4.1.2 Ứng dụng kết quả mô hình nghiên cứu vào đánh giá CLPM kế toán 4.1.3 Nhận xét thông qua kết quả nghiên cứu
4.1.4 Ý nghĩa của nghiên cứu
4.2 MOT SO KHO KHAN GAP PHAI KHI NGHIEN CỨU BE TAL 43, HAN CHE VA DE XUAT CHO CAC NGHIEN CUU TIEP THEO
KET LUAN
DANH MUC TAI LIEU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIÁO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
Trang 7DANH MỤC CÁC BẰNG Số hiệu Tên bảng ‘Trang bang Z1 | Chi iét các nhân tô đánh giá chất lượng phân mềm kế toán | 22 [Thangđo 23 _ [Bảng mã hóa thang do S| Ret qua thu thap mẫu 32 _| Thong tin mo ti mau
33 _ | Thong ké mo ta cae biến thu thập, 46 3⁄4 [He sd Cronbach's Alpha của thành phần Thiết kế hệ thong | 50 35 _|Hs6 Cronbach's Alpha của thành phân Chức năng (lân 1) [ "ST 3⁄6 TTỆsỗCronbach's Alpha của thành phần Chức năng (lân 2) [52 3.7 _ [Hệ số Cronbach's Alpha của thành phần Khả chuyên 33 3.8 [Hệ số Cronbach's Alpha cia think phn An toin (lin 1) | 54 3.9 [Hệ số Cronbach's Alpha của thành phân An toàn (Vin 2) | 54 3.10 [H§ số Cronbach's Alpha của thành phẩn HTKH 35 3.11 [H§ số Cronbach's Alpha cia thinh phin HTKH (lin 2) [ 56 3.12 [H§ số Cronbach's Alpha của thành phần Chất lượng, %6
3.13 [Kết quả phân tích nhân tổ lần 1 37
3:14 [ Kết quả phân tích nhân tổ lần 2 59 3.15 _ [ Kết quả phân tích nhân tổ thang đo Chất lượng 6 3.16 ˆ [Kết quả phân tích tương quan 68 3.17 _ [Hệ số xác định và kiếm định Durin-Watson 70
3.18 _| Bang kiém định phân dư 7
Trang 8
1.1 | Môhình chất lượng MeCalletal (1977) 19 12 [MO hinh chất lượng Boehm phỏng theo Pileeger (2003),
Boehm et al (1976 - 1978) a
T3 | Mo hinh chất lượng Dromey 2
14 | M@hinh chất lượng cho chất lượng trong và ngoài 3 2.1 [M8hình nghiên cứu chất lượng Phần mềm Kế toán 3
2⁄2 [Quy trình nghiên cứu 35
23 _ [Các giả thuyết nghiên cứu của mô hình 35
3.1 | Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 67
32 [Kết quả hỗi quy đa biến B
Trang 9MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
“Chỉ hơn mười năm trước đây, hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện công tác ghi chép kế tốn một cách thủ cơng trên giấy, chỉ các báo cáo tài
chính là được đánh máy dưới dạng văn bản Hiện nay với sự ra đời của máy tính, phần mềm kế toán (PMKT) đã trở thành thông dụng và ngày càng xuất
hiện nhiều PMKT đơn giản có thể dễ dàng sử dụng bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp ki
êm soát tốt nhất công tác kế toán tại đơn vị
Phin mềm kế toán là sản phẩm ứng dụng của công nghệ thông tin giúp việc xử lý cơng việc kế tốn một cách nhanh chóng, từ đó cho ra các báo kế toán cần thiết đáp ứng các yêu cầu của nhà quản lý một cách chính xác
PMKT không chỉ giải quyết về mặt phương pháp kế toán mà còn giải quyết liên quan hàng loạt vấn đề như thu thập, xử lý, kiểm soát, bảo mật, tuân thủ
các quy định nhà nước
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều PMKT của các hãng khác nhau kể
cả trong nước và ngoài nước đang được sử dụng, từ các PMKT sẵn có như
Misa, Acc net, Ac soft, Bravo đến các phần mềm được thiết kế riêng cho
từng doanh nghiệp với những tính năng, giá cả, chất lượng khác nhau Sự đa
dạng phong phú của các PMKT tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các doanh nghiệp ‘Tuy nhiên cũng chính sự phát triển ồ ạt của thị trường PMKT với sự
quảng bá giới thiệu rằm rộ của các nhà cung cấp làm doanh nghiệp lúng túng,
eặp khó khăn trong việc lựa chọn cho mình một phần mềm đảm bảo chất
lượng, phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp và khả năng tài chính Đã có không ít doanh nghiệp sau thời gian khai thác sử dụng mới thấy
Trang 10
xuất nhưng hầu như chưa có một tiêu chuẩn, định hướng nào cho sản phẩm
cũng như nhận biết được nhu cầu sử dụng phần từ phía khách hàng như thể nào? Họ đánh giá thé nào và cần gì ở một PMKT được cho là chất lượng?
Chính nguyên nhân chưa xác định được các tiêu chí, nhân tố cần thiết
để đánh giá một PMKT chất lượng nên các doanh nghiệp đã gặp khó khăn
trong việc lựa chọn phần mềm thích hợp cũng như các công ty thiết kế phần mềm không nắm rõ được tiêu chí chất lượng từ phía người dùng để thiết kế phần mềm đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng, vì vậy đề tài Nghiên chất lượng phần mềm kế toán Việt Nam trở nên cần thiết
Nhận thức được vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu chất
lượng phần mềm kế toán Việt Nam ° làm đề tài nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
(1) Mục tiêu của nghiên cứu là xác định, đánh giá các thành phần của
chất lượng PMKT dựa trên sự hài lòng của người sử dụng, đề xuất và thử
nghiệm mô hình đánh giá chất lượng phần mễm Kế toán
(2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của PMKT, xem xét mức độ ảnh hưỡng của các nhân tố này đến chất lượng PMKT
(3) Dựa vào kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng PMKT (4) Dua ra ý kiến nhận xét góp phần nâng cao chất lượng PMKT
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: chất lượng PMKT đang được sản xuất sử dụng tại Việt Nam
* Phạm vi nghiên cứu
Phần mềm kế toán đang được sản xuất và sử dụng tại các doanh nghiệp
Trang 11vào ba phần mềm chính đang được các DN sử dụng nhiều hiện nay là Misa,
Fast Acounting và Bravo
Thời gian điều tra: tháng §-I 1/2013
.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua hai bước chính Nghiên cứu khám phá sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương, pháp định lượng
Nghiên cứu khám phá được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm và phỏng vấn thử Mục đích của nghiên
cứu này là dùng để điều chỉnh và bổ sung thang đo đánh giá chất lượng phần mềm (cụ thể là phần mềm kế toán)
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu
định lượng Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp được sử dụng để thu thập thông tin
từ các chuyên gia là các kế toán trưởng, các khách hàng đang sử dụng phần
mềm kế toán trong các doanh nghiệp 5 Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, cấu trúc nghiên cứu của đề tài gồm có
-4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và mô hình lý thuyết
Chương 2: Thiết kế mô hình nghiên cứu và thực hiện nghiên cứu Chương 3: Phân tích kết quả
Chương 4: Kết luận
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nói đến chất lượng phần mềm (PM), không ít người nghĩ ngay đến vấn
đề là xác định xem PM đó có phát sinh lỗi hay không, có “chạy” đúng như yêu
cầu hay không và cuối cùng thường quy về vai trò của hoạt động kiểm tra phần
Trang 12
họ có đúng hạn hay không và làm việc đúng như họ muốn hay không
Chất lượng phần mềm đang là vấn đề bức xúc làm đau đầu cả giới sản xuất và ứng dụng ở Việt Nam Đến nay, vẫn chưa có một tiêu chuẩn nào để
đánh giá chất lượng phần mềm cũng như chưa có các tổ chức độc lập thực
hiện công việc này
‘Theo Olivier Coudert, 2011 “What is software quality” Chit lwong cua
phần mềm được đánh giá bởi một số biến Các biến này có thể được chia
thành các tiêu chí chất lượng bên ngoài và bên trong Chất lượng bên ngoài là
những gì một người dùng kinh nghiệm đánh giá khi chạy các phần mềm Chất ến các khía cạnh thuộc về kỹ thuật, và nó không hiển
lượng bên trong để cập
thị ra bên ngoài để người dùng có thể nhận xét
'Olivier đã đưa ra một số tiêu chí nhằm đo lường chất lượng phần mềm
như chức năng, tốc độ, ôn định, dễ sử dụng, tương thích, an toàn, di động, bảo
trị, tài liệu hướng dẫn, khả năng mở rộng
Qua tìm hiểu một số mô hình nghiên cứu chất lượng phần mềm, mô
hinh McCall, Boeym, Dromey có một số nhân xét tổng quan:
MeCall xác định chất lượng của một sản phẩm phần mềm thông qua 3 quan điểm khác nhau cụ thể là Hoạt động sản phẩm, sửa đổi sản phẩm và chuyển tiếp sản phẩm Nó bao gồm II yếu tố chất lượng mơ tả quan điểm bên
ngồi của phần mềm (dành cho người sử dụng), và 23 yếu tố chất lượng mô tả
quan điểm bên trong của phần mềm (dành cho nhà phát triển phần mềm), và một tập hợp các số liệu được sử dụng để đánh giá chất lượng Ý tưởng của mô
Trang 13Mô hình Boeym đã trình bảy một cấu trúc phân cấp tương tự như mô hình chất lượng phần mềm của McCall gồm cấp cao nhất, cấp trung gian và cấp thấp nhất Mỗi đặc điểm mô tả góp phần vào chất lượng tổng thể của sản phẩm phần mềm Boehm cũng mở rộng các đặc tính để mô hình McCall bằng cách nhắn mạnh các yếu tố duy trì của một sản phẩm phần mẻm, đó là một
trong những tưu điểm của mô hình này, Tuy nhiên mô hình này không đề nghị
bất kỳ phương pháp nào để đo lường các đặc tính chất lượng phần mềm Mô hình của Dromey dé xuất mô hình gồm 3 yêu cầu: Yêu cầu chất lượng mô hình, thiết kế mẫu chất lượng và chất lượng thực hiện mô hình
Điểm mạnh của mô hình là có thể áp dụng được cho nhiễu hệ thống khác
nhau Tuy nhiên cằn một mô hình năng động hơn vì mô hình này thiếu các tiêu chuẩn để đo lường chất lượng phần mềm
Mô hình ISO-9126: Mô hình này dựa trên các mô hình nghiên cứu
trước đây của McCall, Boehm, Dromey, FURPS, Ý tưởng cơ bản đẳng sau mô hình này là xác định và đánh giá chất lượng của một sản phẩm phần mềm về chất lượng bên trong và bên ngoài Các thuộc tính chất lượng được phân loại thành một cây cấu trúc phân cấp Mức cao nhất bao gồm các đặc tính chất lượng và thấp nhất là các cấp độ bao gồm các tiêu chuẩn chất lượng ISO
9126 xác định 6 đặc điểm được chia thành thành 21 đặc điểm con, mỗi đặc
điểm đại diện cho tiêu chuẩn đánh giá chất lượng PM Ưu điểm của mô hình này là kết hợp được các ý kiến của mô hình đi trước (MeCall, Boehm,
Dromey ), các nhân tổ có thể xác định được với tit cả các loại phần mềm,
thuật ngữ phù hợp dễ hiểu dễ nghiên cứu
Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Hồng Hạnh “iu chí
đánh giá chất lượng PMKT” đã đưa ra một số tiêu chí khi đánh giá chất lượng PMKT: Tuân thủ các qui định về chế độ kế toán của Việt Nam, đảm
Trang 14
Nhìn chung các mô hình nghiên cứu khá cồng kẻnh, chỉ tiết, ngay bản
thân các thuộc tính rất khó xác định và đo lường, thiếu các thang đo cụ thể 'Các mô hình này đã được tác giả tham khảo cùng với các nghiên cứu định
tính về đánh giá chất lượng PM đề thiết kế nên mô hình đánh giá CLPM kế
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN - MÔ HÌNH LÝ THUYẾT 1.1, PHAN MEM KE TOAN
1.1.1 Khái niệm phần mềm
Phần mềm máy tính (Computer Software) hay gọi tắt là phần mềm (Software) là một tập hợp những câu lệnh hoặc chi thi (Instruction) durge viết
bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm tự đông thực hiện một số nhiệm vụ hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó
Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần cứng (hay phần cứng máy tính, Computer Hardware) hoặc 'bằng cách cung cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác
Theo Bach khoa toàn thư Wikipedia, phần mềm là một khái niệm trừu
tượng, nó khác với phần cứng ở chỗ là "phần mềm không thể sờ hay đụng
vào" và nó cần phải có phần cứng mới có thể thực thì được
1.1.2 Khái niệm phần mềm kế toán
Phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng để tự động xử lý các thong
tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loại chứng từ, xử lý thông tin trên các chứng từ theo quy trình của chế độ kế toán
đến khâu in ra số kế toán và báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị [1]
Phần mềm kế toán hoạt động như là một bộ phận quan trọng của hệ
thống thông tin kế toán Nó có thể được phát triển bởi công ty hay tổ chức sử
dụng, có thể được mua từ một bên thứ ba hoặc có thể là một sự kết hợp một
gói phần mềm ứng dụng của bên thứ ba với sự sửa đổi cho phù hợp với đặc
Trang 16bởi nhà cung cấp phần mềm, người ta có thể chia phần mềm kế toán làm 2 loại:
+ Phần mềm đóng gói: Phần mềm đóng gói là các phần mềm được nhà cung cấp thiết kế sẵn, đóng gói thành các hộp sản phẩm với đầy đủ tài liệu
hướng dẫn cài đặt, sử dụng và bộ đĩa cài phần mềm PMKT dạng này thường
được bán rộng rãi và phổ biến
+ Phần mềm đặt hàng: PMKT đặt hàng là phần mềm được nhà cung cấp phần mềm thiết kế riêng biệt cho một doanh nghiệp hoặc một số nhỏ các doanh
nghiệp trong cùng một tập doàn và hệ thống theo đơn đặt hàng Trong trường
hợp này nhà cung cấp phần mềm không cung cấp một sản phẩm sẵn có mà
cung cấp dịch vụ phát triển sản phẩm dựa trên những yêu cầu cụ thể Đặc điểm chung của loại phần mềm này là không phổ biến và có giá thành rất cao
1.2 CHAT LUQNG
1.2.1 Khái niệm chất lượng
Nang cao chất lượng có lẽ là hoạt động quan trọng nhất và là vấn đè phức tạp trong chiến lược kinh doanh Các công ty cạnh tranh dựa trên chất lượng, khách hàng tìm kiếm chất lượng và thị trường được dẫn dắt bởi chất
lượng Nó là một điều kiện quan trọng hàng đầu để làm khách hàng hài ling,
làm tăng lợi nhuận công ty và tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc
gia (Deming 1982; Kennedy 1987; Rust,Zahorik , va Keiningham 1995),
Zeithaml (1988) định nghĩa rằng "giá cả, chất lượng và giá trị là từ
quan điểm của khách hàng " và lưu ý rằng " mục tiêu chất lượng có thể không
tổn tại bởi vì tắt cả chất lượng có được là cảm nhận của một người nào đó " 'Ngược lại, suy nghĩ của các nhà lãnh dao trong các tài liệu quản lý chất lượng
cho rằng chất lượng cảm nhận chỉ là một trong nhiều khía cạnh của chất
Trang 17Định nghĩa về chất lượng đã được các chuyên gia chất lượng diễn đạt khác nhau: Theo luran “ Chất lượng là sự phủ hợp với nhu cầu”, Crosby lại cho rằng : “Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định”
Theo Ishikawa “ Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chỉ phí thấp nhất”
Vào những năm 1990, các viện sĩ, nhà quản lý và những người trực
tiếp điều hành đã đưa ra một số khái niệm vẻ chất lượng như sau:
~ Chất lượng là sự quyết tâm và sự cố ging của mỗi người trong tổ chức để hiểu biết và đáp ứng những đòi hỏi của khách hàng
~ Chất lượng là sản phẩm tốt nhất mà ta có thể sản xuất được bằng các
yếu tố đầu vào sẵn có
~ Chất lượng không chỉ là sự hài lòng của khách hàng mà còn làm cho họ say mê sản phẩm, tìm cách dua ra những cái mới, cái sáng tạo
Theo tiêu chuẩn của Viện Quốc gia Hoa Kỳ, chất lượng "ià toàn bộ các tính năng và đặc điểm của một sản phẩm hoặc dịch vụ mà có khá năng
đáp ứng được các như câu " ( ANSI / ASQC 1978)
Bednar (1994) đã kết luận "Các định nghĩa khác nhau của chất lượng là thích hợp trong các hoàn cảnh khác nhau”`
Gan day hơn, Karmarkar và Apte (2007, p.451) cho rằng "Đo lường
lượng và định nghĩa chất lượng là một vấn để đặc biệt phức tạp”
Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của
khách hàng Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản
xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải
đứng trên quan điểm người tiêu dùng Cùng một mục đích sử dụng như nhau,
Trang 18“Trong nghiên cứu này, định nghĩa chất lượng được sử dụng là dựa trên
sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng
1.2.2 Đặc điểm chất lượng
-€ lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu Nếu một sản phẩm vì lý do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì bị coi là có chất lượng kém,
cho đồ trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm có thể rất hiện đại
~ Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn
biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng
~ Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng ta phải xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể Các nhu cầu
này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên liên quan, ví dụ như các
yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội
~ Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu
chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ rằng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng hoặc có khi chỉ phát hiện được trong quá
trình sử dụng chúng
~ Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn hiểu hằng ngày, chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thông một quá trình
1.2.3 Đánh giá chất lượng
Hiện nay tại Việt Nam, cả nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng đều thiếu
thông tìn và kiến thức về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nói chung và chất lượng, phần mềm nói riêng Vì vậy việc sản xuất, định giá và tiêu thụ sản phẩm đều
Trang 19"
'Để đánh giá được chất lượng cần phải xây dựng các tiêu chí vẻ chất lượng cho chính sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ cần đánh giá Dựa vào các tiêu chí đề
ra, người ta xác định chất lượng theo từng mức
1.3 CHAT LUQNG PHAN MEM KE TOAN 1.3.1 Chất lượng phần mềm
Định nghĩa về chất lượng phần mềm của Pressman:
từng cấp bậc
Theo Pressman cho rằng: Phần mềm chất lượng là phần mềm phù hợp
với các quy định, yêu cầu về chức năng và hiệu suất, có các tiêu chuẩn phát triển hệ thống một cách rõ ràng, các đặc điểm tiềm ẩn phải được dự kiến và
phát triển một cách chuyên nghiệp
Theo Viện kỹ nghệ và điện tử IEEE (Insitute of Electrical and
Electronics Engineers) Chất lượng phần mềm gồm 2 yếu tố sau:
(1) Mức độ mà một hệ thống, thành phần, hoặc quá trình đáp ứng yêu cầu quy định
(2) Mức độ mà một hệ thống, thành phần, hoặc quá trình đáp ứng nhu
cầu của khách hằng hoặc người sử dụng hoặc mong đợi
Chat lượng của phần mềm được đánh giá bởi một số biến Các biến này có thể được chia thành các tiêu chí chất lượng bên ngoài và bên trong Chất
lượng bên ngoài là những gì một người dùng kinh nghiệm đánh giá khi chạy các Pl
không hiển thị ra bên ngoài để người dùng có thể nhận xét Chất lượng bên ngoài mềm Chất lượng bên trong đẻ cập đến các khía cạnh thuộc vẻ kỹ thuật và
là rất quan trọng đối với người sử dụng, trong khi chất lượng bên trong lại có ý
nghĩa cho các nhà phát triển phần mềm (Olivier Coudert , 2017)
Có thể đo lường chất lượng phần mềm bằng một số tiêu chí sau:
~ Chức năng: Đây là lý do mà các phần mềm được viét ra như một sản
Trang 20Ví dụ như: một kết quả bằng số, một chuỗi, một ảnh chụp màn hình, một
trang web, một âm thanh,
~ Tốc độ: tốc độ xử lý khi người dùng thực hiện thao tác, ra các lệnh
~ Ôn định: phần
để khắc phục vấn đề cho người sử dụng, phần mềm chạy không ổn định là
một sự bắt tiện Đối với các nhà phát triển, điều này có nghĩa là phải thử
nghiệm nhiều hơn hoạc là viết lại phần mềm đảm bảo hơn
~ Dễ sử dụng: đây có thể là một yếu tố rất chủ quan, khó để định lượng
Nó bao gồm các tải liệu hướng dẫn sử dụng, các thông báo lỗi, quản lý các
ấn định là phần mềm không cần phải vá, sữa lỗi
trường hợp ngoại lệ và phục hồi sau khi thất bại
- Tương thích: Một phiên bản mới của ứng dụng có thể được sử dụng
với dữ liệu của một phiên bản cũ không? Đây là điều cần thiết cho người sử dụng, bởi vì một phiên bản mới không nên đòi hỏi sự chuyển đổi tốn kém
nhiều chỉ phí cho các dữ liệu hiện có
~ An toàn (bảo mật): Người được ủy quyền để truy cập vào dữ liệu?
'Các dữ liệu được xử lý bởi các ứng dụng có thé bị tổn hại? Đây là một khía
cạnh quan trọng của nhiều ứng dụng phần mềm
~ Tính di động: Ứng dụng có thể chạy trên win 32 và 64 bi Nó sẽ chạy
trên điện thoại di động? Nó chạy được trên nhiều hệ điều hành (Windows, Linux, Mac OS X , Solaris, iOS , Android, RIM )? Ligu né chạy
duyệt web (IE , Firefox, Chrome , Safari, Opera)?
- Bảo trì: làm gì để cung cấp dịch vụ sữa chữa bảo hành nhanh chóng?
trên tắt cả các trình
Lam thé nao dé phát hiện ra lỗi nhanh chóng? Bảo trì là một khía cạnh rất ‘quan trong, khá khó khăn để xác định số lượng Bảo trì được tăng lên với khả
năng kiểm tra lỗi tốt và linh hoạt
Trang 213B người khác nói rằng ít nhất 30% của tài liệu nên được viết ra bằng các mã sử dụng khi viết phần mềm Một số cuối cùng cho rằng các mã chính là tài là hướng dẫn tốt nhất trong các loại tải liệu Điều nảy chỉ cần thi kỹ sư khi đọc phản mềm
- Khả năng mở rộng: Cách dễ dàng là để mở rộng tính năng, hoặc để
thêm một cái mới, bổ sung hoặc tăng kích thước của ứng dụng Điều này phụ
thuộc nhiều vào kiến trúc phần mm và dự đoán nhu cầu trong tương lai
Điều quan trọng hơn khi đánh giá phần mềm là chúng ta cần phải xem
xét khó khăn như thé nào khi đo lường mỗi tiêu chí vì các thang đo khá phức
tạp để xem xét, quá trình đo lường rất tốn kém chỉ phí và đòi hỏi một cơ sở hạ
tầng phức tạp (Olivier Coudert (201 1))
1.3.2 Tiêu chuẩn — điều kiện của PMKT áp dụng tại đơn vị kế toán Theo Thông tư Số 103/2005/TT-BTC Hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán:
+ Tiêu chuẩn của phần mềm kế toán
*⁄ Phần mềm kế toán phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy
định của Nhà nước về kế toán; khi sử dụng phần mềm kế tốn khơng làm thay đổi bản chất, nguyên tắc và phương pháp kế toán được quy định tại các văn
bản pháp luật hiện hành vẻ kế toán
v/ Phần mềm kế toán phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách
tài chính mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có
¥ Phan mềm kế toán phải tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số
liệu kế toán
*⁄ Phần mềm kế toán phải đảm bảo tính bảo mật thông tin và an toàn dữ
Trang 22+ Điều kiện của phần mềm kế tốn
¥ Phan mém kế toán trước khi đưa vào sử dụng phải được đặt tên,
thuyết minh rõ xuất xứ, tính năng kỹ thuật, mức độ đạt các tiêu chuẩn hướng din tai Thông tư Số 103/2005/TT-BTC và các quy định hiện hành vẻ kế toán
*/ Phần mềm kế toán khi đưa vào sử dụng phải có tài liệu hướng dẫn cụ
thể kèm theo để giúp người sử dụng vận hành an toàn, có khả năng xử lý các
sự cố đơn giản
*⁄ Phần mềm kế toán do tổ chức, cá nhân ngồi đơn vị kế tốn cung cấp phải được bảo hành trong thời hạn do hai bên thỏa thuận, ít nhất phải
hồn thành cơng việc kế toán của một năm tải chính 133.C:
Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của PMKT còn chung chung, chưa đầy đủ và chỉ tiết, nhất là những nội dung liên
quan đến việc đánh giá khả năng xử lý thông tin kế toán một cách hiệu quả,
chính xác và an toàn,
Bài viết "Tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm kế toán” Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2012) đã trình bày một số tiêu chí quan trọng khi đánh giá chất lượng PMKT
> Tuân thủ các qui định về chế độ kế toán của Việt Nam
Đây là tiêu chí bắt buộc khi lựa chọn PMKT tại Việt Nam PMKT trước hết phải hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tuân thủ các quy định của Nhà
Trang 2315
thay đổi phương pháp hạch toán, hệ thống tài khoản, báo cáo tài chính ma
không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có, khơng hồn tồn lệ thuộc vào công,
> iim bảo sự chính xác của số liệu kế toán
~ Phải cho pháp kiểm soát quá trình nhập liêu: Phần mềm thiết kế tốt
phải có khả năng tự động cảnh báo, phát hiện và ngăn chặn các sai sót trong,
quá trình nhập liệu như trùng số liệu, số liệu không đúng định dạng khai báo,
kiểm tra tính hợp lý (ví dụ kiểm tra ngày bán hàng phải trước hoặc bằng ngày nhập liệu); kiểm tra tính có thực (kiểm tra mã khách hàng, mã vật tư, kiểm tra
giới hạn dữ liệu (ví dụ số lượng hàng xuất không vượt quá số tồn kho hiện tại,
ghỉ nhận nợ phải thu khách hàng không vượt quá hạn mức tín dụng)
~ Xết duyệt và thực hiện nghiệp vụ trên phần mêm: Trong hệ thống máy tính, một số nghiệp vụ có thể được thực hiện tự động và không lưu lại phê duyệt trên chứng từ Trong trường hợp này, có thể hiểu rằng người quản lý đã ngam định sự phê duyệt của mình ngay khi thiết kế chương trình Do đó, PMKT tốt cần có nội dung biện pháp, các thủ tục cho phép xét duyệt nghiệp vụ ngay trên phần mềm
~ Phải tự động xử lý các bút toán tràng: Thực tế cô nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến đồng thời hai loại chứng từ, được lập hoặc xử
ý bởi hai phần hành kế toán khác nhau nên việc nhập liệu và định khoản từ cá hai chứng từ sẽ phát sinh những cặp bút toán trùng nhau (Nguyễn và Huỳnh,
2010) Yêu cầu đặt ra đối với một phần mềm kế toán có chất lượng là phải
xây dựng cách thức xử lý các bút toán trùng sao cho vừa giải quyết tốt vấn đề
trùng lắp trong hạch toán tổng hợp, vừa phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông
tin chỉ tiết, đồng thời thuận tiện cho kể toán các phần hành trong khâu nhập và
Trang 24> Tĩnh mở
Đối với một PMKT đóng gói thì đây là tiêu chi quan trong dé tang cường khả năng lựa chọn, phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin của người
sử dụng và sự thay đổi của chế độ kế toán Tính mở của PMKT thể hiện ở khả
năng doanh nghiệp có thể khai báo, bổ sung va hiệu chỉnh các thông tin cho phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp như:
~ Cho phép khai báo đầy đủ các thông tin chung của doanh nghiệp
~ Cho phép lựa chọn các phương pháp hạch toán phù hợp với điều kiện
và nhủ cầu của đơn vị
- Cho phép khai báo mối quan hệ giữa một bộ mã (danh mục) chỉ tiết
với mã tài khoản tổng hợp tương ứng của nó Phần mềm cũng phải kiểm soát việc khai báo số dư ban đầu cũng như tình hình tại mỗi thời điểm của các đối tượng kế toán nhằm đảm bảo nguyên tắc: số dư của tài khoản tổng hợp phải 'bằng tổng số dư của các đối tượng chỉ tiết tương ứng của nó
~ Cho phép doanh nghiệp lựa chọn kết chuyển theo lô hay kết chuyển theo théi gian thực đối với từng đồi tượng kể toán khác nhau
~ Cơ sở dữ liệu kế toán phải được thiết kế một cách khoa học
~ Cho phép in ra toàn bộ số kế toán để kiểm tra, xác nhận và lưu trữ theo
hình thức số kế toán được lựa chọn cũng như cho phép người sit dung thi
mẫu báo cáo tải chính theo các mức độ chỉ tiết khác nhau của các chỉ tiêu
> Mice độ tự động hóa cao
Mức độ tự động hóa của PMKT thể hiện ở khả năng phần mềm tự động
xử lý, hạch toán, kết chuyển, lập báo cáo tài chính và lưu trữ số liệu trên cơ sở
tuân thủ các quy trình và phương pháp kể toán quy định Tính tự động hóa của PMKT còn thể hiện ở khả năng cho phép người sử dụng tự khai thác các thông
tin cần thiết để lập các báo cáo kế toán quản trị như báo cáo tình hình bán hàng,
Trang 257
kho trên cơ sở khai báo các yêu cầu về thông tin cho quản lý
> Tink bio mét thông tin và an toàn dữ liệu
“Trong hệ thống xử lý trực tuyến, dữ liệu và chương trình được truy cập
từ nhiều máy trạm, vì vậy khả năng bị sửa đổi, đánh cắp, phá hủy dữ liệu và chương trình thường rất cao Việc truy cập, phá hủy hệ thống và dữ liệu cũng,
có thể xuất phát từ những sai sót do con người gây ra trong quá trình phát
triển, duy trì hoặc vận hành hệ thống Khả năng gian lận trong việc ứng dụng, hệ thống thông tin trên máy tính cũng cao hơn do việc truy cập trái phép, đánh
cắp thông tin và sửa đổi dữ liệu mà không để lại bằng chứng hay dấu vết có
thể nhận thấy được Do vậy, trước hết các phần mềm kế toán phải được phân
iới hạn quyền truy cập vào hệ thống đối với từng người
sử dụng, ngăn chặn truy cập tắt cả dữ liệu và thông tin đối với người không được phép và giới hạn truy cập của những người được phép đối với những dữ
liệu, thông tin nhất định thông qua phân quyển sử dụng Tương ứng với quyền hạn, trách nhiệm của từng nhân viên kể toán, PMKT cho phép họ được cập
nhật, hiệu chỉnh, xử lý, tổng hợp, truy xuất dữ liệu đối với một số phần hành và thông tin nhất định theo phân quyền sử dụng
PMKT phải có chức năng cho phép áp dụng các biện pháp kỹ thuật như:
~ Sử dụng mật khẩu đê xác nhận đúng người sử dụng, mỗi nhân viên sẽ được cấp một tên truy cập cùng với mật khẩu của họ và hệ thống chỉ cho phép
truy cập đối với những tên truy cập với đúng mật khẩu đã đăng ký
~ Khóa bàn phím: kỹ thuật tự động khóa bàn phím có thể làm cho bộ
điều khiển máy tính không hoạt động nhằm ngăn chặn được sự truy cập khi
người sử dụng rời khỏi máy tính nhưng có thể vô tình chưa thoát khỏi hệ
thống,
Trang 26cập vào hệ thống Hiộp lưu chính là nhật ký truy cập, phản ánh thời gian, mã của người đang truy cập, loại yêu cầu hay một phương thức của dữ liệu được
yêu cầu hay được truy cập (nếu truy cập thành công) Đây là căn cứ để truy tìm những truy cập bắt hợp pháp vào hệ thống
> Dé sie dung va linh hogt
PMKT sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, có giao diện với những hình ảnh
trực quan, sinh động, dễ hiểu, dễ truy cập, gần gũi với công việc hàng ngày của nhân viên kế toán, và dễ tìm kiếm PMKT không nên yêu cầu các kỹ thuật cao nhưng cần ứng dụng các công nghệ hiện đại để tạo ra sự thuận lợi cho
người sử dụng, ví dụ cho phép người dung nhập liệu online qua mạng, có thể
thao tác trên nhiều cửa số khác nhau, vừa nhập liệu, vừa xem báo cáo, cho
phép xuất toàn bộ hay một phần báo cáo ra Word, Excel hay PDE
> Tinh liên kết, liên hoàn và tương thích với các phần mềm khác
PMKT phải có tính liên kết, đảm bảo có thể nối mang LAN hoặc mạng WAN va may chủ phải kiểm soát được toàn bộ hoạt động của các máy khác
Ngoài ra hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả khai thác sử dụng thông tin, phối hợp đồng bộ nguồn lực về thông tin, PMKT được thiết kế có khả năng tích hợp, kết nối được với các phần mềm quản lý của các hệ thng chuyên chức năng như phần mềm quản lý nhân sự, tiền lương, quản lý vật tư, quản lý hoạt động bán
hàng tong toàn doanh nghiệp Khi đó hệ thống thông tin của doanh nghiệp sẽ
chia sé và tiến đến sử dụng chung một cơ sở dữ liệu thống nhất
1.4 MỘT SỐ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÁT LƯỢNG PHAN MEM
1.4.1 Mô hinh McCall
Một trong những mô hình chất lượng nỗi tiếng hiện nay là mô hình chất lượng của Jim McCall Mô hình này bắt đầu từ quân đội Mỹ (nó được phát triển cho Không quân Mỹ, trong Bộ Quốc phòng) và chủ yếu nhằm hướng tới
phát triển hệ thống và quá trình phát triển hệ thống
Trang 2719 ila ida (Completeness) Chin xtc (Corecess) Nhất quin (Consistency) “Tac fig iu qu (Execution eficiensy) ‘DS tncly Relay) iu qu (Eicieney) Tin Hồ hiệu qu Storage eliceney) Tlah wala we (egy) igor soit uy ep (ARES contol) “Tray cp Him dink (Access audi “Trang hỗ bị(lerunennue) hả năng mồ rùng (Expaniibiy) Khả đọng (Usabil Bảo tì (Nhinainablig)
Kaden thi (Testability) Tính tinh boat Flexibility) Tong hich (Portability)
Tia pi bida (Geneva)
Trang 281.4.2 Mô hình chất lượng phần mém Boehm Mô hình chất lượng của Barry W Boehmđược cải
trên mô hình của MeCall và các công sự của ông (Boehm, Brown, Kaspar, Lipow & MacCleod, 1978) Boehm cho rằng đặc tính chính của chất lượng là những gì
mà họ xác định là “Tiện ích chung” Đối với Boehm, tiện ích chung bao gồm:
tương thích, hữu dụng va bao tri (Boehm et al, 1976)
Trang 2921 TET ep Devoe spender) Tương tụ Porat) Độ chính ác (Accuracy) Đồ tncây (Rehabiiy) Toàn chính (ceanpleeacs) ASS one "iu qua (ciency) "nit quin(Consistence) “Teich mgm (Accountability) [NV KE hut Human THe he got
Engincering) (Device effciens)
“Thog ita ining ip cin (Accessiliy)| feb General Kiếm thi Testability) m—¬." Timi bow (Sel-desripireneu) Cổ túc (swaeturelnee) Bàn ti Eni (ainaimbiuy)Ệ_— L_ (U8leeundihty) ‘gin go (Consisenes) ‘Roving (Lezbiliy)
hủ năng củ tiện ‘semen ability)
Hinh 1.2 Mé hinh chất lượng Boehm phong theo Pfleeger (2003), Boehm et al (1976 - 1978)
Trang 301.4.3 Mô hình chất lượng phần mém cia Dromey
Dromey đã đánh giá chất lượng phần mềm thông qua việc đo lường
chất lượng tài sản hữu hình
+ Các biến, chức năng, báo cáo có thể được coi là thành phần của mô
hình thực hiện
+ Các yêu cẩu có thể được coi là một thành phần của mô hình
+ Một phân hệ có thể được coi là một thành phần của mô hình thiết kế “Theo các đánh giá, mô hình này khá khó sử dụng khi đánh giá nhu cầu chất lượng phần mềm người dùng Mẫu sản phim Product Model)
(Component AY Ly, [ange quali carving proper) [neinaaasaaae) Thành phần A, CChấtlượng hấu hành (inka) echt gc Mỗi liên hệ (ComponemB) (angle quay crying propre) “Thành phần B “Chất lượng hữu hnh Hình 1.3 Mô hình chất lượng Dromey 1.4.4 Mô hình ISO/IEC ~ 9126
ISO-9126 là tiêu chuẩn quốc tế đánh giá phần mềm, có thể được sử dụng bởi các nhà phát triển phần mềm, tổ chức, nhân viên đảm bảo chất lượng phần mềm hay người đánh giá độc lập Mô hình chất lượng trong và
Trang 31B
==EEis===i====
msneeme | Ímassvem 1aneem | [nem | | tha | | axess | | mazEnsx | [aassgtasx Ties || mtn | | giam, asm | | | | ree “nh | | màn | | hy = “are | | Sate wenvengne || "NI rattan | | “wee” | | hán | | atta, = vĩ
Hình 1.4 Mô hình chất lượng cho chất lượng trong và ngoài
a Tinh chức năng,
Khả năng của phần mềm cung cấp các chức năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng khi phần mềm làm việc trong điều kiện cụ thẻ
= Tinh phù hợp: là khả năng của một phần mềm có thể cung cắp một
tập các chức năng thích hợp cho công việc cụ thể phục vụ mục đích của người sử dụng
- Tính chính xác: là khả năng của phần mềm có thể cung cấp các kết
quả hay hiệu quả đúng đắn hoặc chấp nhận được với độ chính xác cần thiết
- Khả năng hợp tác làm việc: khả năng tương tác với một hoặc một
vài hệ thống cụ thể của phần mềm
~ Tính an toàn: khả năng bảo vệ thông tin và dữ liệu của sản phẩm
Trang 32~ Khả năng chịu lỗi: khả năng của phần mềm hoạt động ồn định tại một mức độ cả trong trường hợp có lỗi xảy ra ở phần mềm hoặc có những vi
phạm trong giao diện
~ Khả năng phục hồi: khả năng của phần mềm có thể tái thiết lại hoạt
động tại một mức xác định và khôi phục lại những dữ liệu có liên quan trực
tiếp đến lỗi
~ Tính tin cậy phù hợp: phần mềm thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định
e Tĩnh khả dung
Là khả năng của phần mềm có thể hiểu được, học được, sử dụng được
và hấp dẫn người sử dụng trong từng trường hợp sử dụng cụ thé,
~ Có thể hiểu được: người dùng có thể hiểu được xem phần mềm có hợp với họ không và và sử dụng chúng thế nảo cho những công việc cu thể
~ Có thể học được: người sử dụng có thể học các ứng dụng của phần mềm ~ Có thể sử dụng được: khả năng của phần mềm cho phép người dùng sử dụng và điều khiển nó
~ Tính hấp dẫn: khả năng hấp dẫn người sử dụng của phin mém ~ Tính khả dụng phù hợp: phần mềm thoả mãn các chuẩn, quy ước,
quy định
4 Tính hiệu quả
Khả năng của phần mềm có thể hoạt động một cách hợp lý, tương ứng với lượng tài nguyên nó sử dụng, trong điều kiện cụ thẻ
~ Đắp ứng thời gian: khả năng của phần mềm có thể đưa ra một trả lời,
một thời gian xử lý và một tốc độ thông lượng hợp lý khi nó thực hiện công
việc của mình, dưới một điều kiện làm việc xác định
~ Sử dụng tài nguyên: khả năng của phần mềm có thể sử dụng một lượng, một loại tài nguyên hợp lý để thực hiện công việc trong những điều
Trang 3325
- Tinh hiệu quả phù hợp: thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định e Khả năng bảo hành, bảo trì
Khả năng của phần mềm có thể chỉnh sửa Việc chỉnh sửa bao gồm:
sửa lại cho đúng, cải tiến và làm phẩn mềm thích nghỉ được với những thay
đổi của môi trường, của yêu cầu và của chức năng xác định
- Có thể phân tích được: phần mềm có thể được chẩn đoán để tìm những thiểu sót hay những nguyên nhân gây lỗi hoặc để xác định những phần
cẩn sửa
~ Có thể thay đổi được: phần mềm có thể chấp nhận một số thay đổi
cụ thể trong quá trình triển khai
~ Tính ổn định: khả năng tránh những tác động không mong muốn khi chỉnh sửa phần m ~ Có thể kiểm tra được: khả năng cho phép đánh giá được phần mềm chỉnh sửa - Khã năng bão hành bảo trì phù hợp: thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định # Tính khả chuyển
Là khả năng của phần mềm cho phép nó có thể được chuyển từ môi
trường này sang môi trường khác
~ Khá năng thích nghỉ: khả năng của phần mềm có thể thích nghỉ với nhiều môi trường khác nhau mà không cần phải thay đổi
~ Có thể cài đặt được: phần mềm có thể cài đặt được trên những môi
trường cụ thể
Trang 34mềm khác, với cùng mục đích và trong cùng môi trường
\h khả chuyển phù hợp: thoả mãn các chuẩn, quy ước, quy định
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã đề cập đến những vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến phần
mềm kế toán, chất lượng và chất lượng phần mềm cùng các tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm kế toán
Các khái niệm về chất lượng được đánh giá dựa trên khả năng thỏa mãn
nhu cầu khách hàng, một sản phẩm một dịch vụ không đáp ứng tốt được nhu cầu khách hàng thì được cho là kém chất lượng cho dù có trình độ kỹ thuật,
công nghệ sản xuất hiện đại đến đâu đi nữa a lượng PM được chia thành hai tiêu chí: chất lượng trong và chất cạnh thuộc về yếu tố kỹ thuật, có ý nghĩa cho nhà phát triển phần mềm, còn chất lượng
lượng ngoài Trong đó chất lượng bên trong đề cập đến các
"bên ngoài là kết quả từ một người ding kinh nghiệm đánh giá (Olivier, 2011) Đánh giá chất lượng PMKT cũng được dựa trên đánh giá từ kinh nghiệm người sử dụng Một PMKT chất lượng được đánh giá qua các tiêu chí như:
tuân thủ quy định của chế độ kế toán; đảm bảo chính xác số liệu; tự động hóa cao; bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu; dễ sử dụng, linh hoạt;có tính liên
liên hoàn, tương thích với các phần mềm khác
Ngoài ra chương 1 còn đưa ra một số mô hình đánh giá chất lượng phần
mềm Me Call, Boehm, Dromey, ISO9126, Tuy các mô hình này khá công
kểnh nhưng cũng khái quát được các tiêu chí đánh giá chất lượng phần mềm
Trang 3527
CHUONG 2
THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN NGHIÊN CUU
Trong phần các mô hình nghiên cứu, các mô hình đều khá công kẻnh, rất nhiều yêu cầu, biến phụ thuộc không rõ ràng; khó định lượng và không có
một thang do cụ thể nào (mô hình MeCall, mô hình Boehm, Dromey)
chuẩn ri
Phần mềm kế toán có nhiều đặc thù, yêu cầu và tí lạ; đặc
biệt chức năng quan trọng của nó là cung cấp thông tin quản trị cho DN nên
các tiêu chí đánh giá chất lượng PMKT cảng đòi hỏi phải rõ rằng, cụ thể hơn
vì thế tác giả đã xây dựng mô hình đánh giá và thang đo riêng cho PMKT
2.1 THIẾT KẾ - ĐÈ XUẤT MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Mô hình đánh giá chất lượng Phần mềm Kế toán được nghiên cứu đứng
ở vị trí người sử dụng để đánh giá nên chủ yếu dựa vào các nhận định, đánh
giá của các chuyên gia về Phần mềm kế toán trong nước và ngoài nước cũng như qua tham khảo ý kiến của người sử dụng phần mềm kế toán, đồng thời
dựa trên tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phần mềm ISO-9126
2.1.1 Thiết kế mô hình nghiên cứu
“+ Biến phụ thuộc - chất lượng phần mềm
“Theo quan điểm kỳ thuật, chất lượng của một sản phẩm hay dịch vụ thường được đo lường bởi sự phù hợp của các ứng dụng có trong tâm trí khách hàng Nghĩa là các ứng dụng phải đáp ứng đầy dù yêu cầu từ phía
người sử dụng (khách hàng) (Dilworth 1988) Theo tiêu chuẩn của Viện Quốc
gia Hoa Kỳ, chất lượng "là toàn bộ các tính năng và đặc diễm của một sản
phẩm hoặc dịch vụ mà có khả năng đáp ứng được các nhu cầu" (ANSI /
Trang 36mình cao hay thấp phải được đánh giá dựa trên thước đo cuối cùng của chất lượng là đáp ứng được tối đa nhu cầu và sự kỳ vọng của khách hàng (CIO'
1991) Như vận
nhận của người dùng cuối về sản phẩm hoặc dịch vụ, điều này đã được công , đánh giá chất lượng quan trọng nhất là phải dựa vảo cảm
nhận rộng rãi trong ngành công nghiệp
Gatian (1994) đã kiểm tra hiệu lực của việc sử dụng sự hài lòng của người sử dụng như một biện pháp thay thế hiệu quả cho đánh giá chất lượng và khẳng định giá trị xây dựng của nó Với các lý do được trình bày trên đây, tác giả đã chọn Sự hải lòng của người sử dụng làm biến phụ thuộc cho thước
đo đầu ra Chất lượng phần mềm trong nghiên cứu này
‹# Các biến độc lập
>> Đặc tính thiết kế hệ thống
Trước khi đi sâu vào các yếu tố đảm bảo về một PMKT chat lượng, thi yêu cầu cần đảm bảo đầu tiên của một phần mềm là về các đặc tính thiết kế cũng cũng như chất lượng hệ thống Qua ý kiến của các chuyên gia đang sử dụng
PMKT, thì một PMKT trước hết cần đảm bảo các yêu cầu vẻ hệ thống sau: ~ Tuân thủ các quy định của Bộ tài chính về Chế độ Kế toán [2] ~ Cài đặt, vận hành đơn giản, dễ sử dụng
~ Có các hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn khắc phục sự cố cơ bản thường
Xây ra
~ Thiết kế Giao diện đơn giản, màu sắc hài hòa, trình bảy báo biểu dep
~ Không gặp sự cố lỗi trong quá trình vận hành, chạy én định, không
mắc lỗi lập trình
~ Tốc độ xử lý nhanh khi thực hiện các nghiệp vụ > Tinh chức năng:
Trang 372»
Theo Collins, khi cdc DN tim kiém cho minh 1 PMKT t6t thi trước hết
cần kiểm tra các tính năng sản phẩm sau đó mới quan tâm đến nhà cung cấp sản phẩm là ai Như vậy để có được một PMKT chat lượng, DN cần quan tâm
đến các tính năng PMKT có đáp ứng được tắt cả nhu cầu DN không
PMKT phải kiếm soát được quá trình nhập dữ liệu.Trong điều kiện sử dụng PMKT không cho phép đối chiếu số liệu giữa hạch toán tổng hợp và
hạch toán chỉ tiết để phát hiện sai sót PMKT được thiết kế tốt phải có tính
năng tự động cảnh báo, phát hiện và ngăn chặn các sai sót trong quá trình
nhập liệu như trùng số liệu, số liệu không đúng định dạng khai báo, không
hợp lý (ví dụ phải xuất hiện thông báo khi ngày bán hàng sau ngày nhập liệu);
kiểm tra tính có thực (kiểm tra mã khách hàng, mã vật tư); kiểm tra giới hạn dữ liệu (số lượng xuất không vượt quá số lượng tồn kho đang có, ghi nhận nợ
phải thu khách hàng không vượt quá hạn mức tín dung) [2]
PMKT phải tư động xử lý được các bút toán trùng Có nhiều nghiệp vụ
phát sinh liên quan đến đồng thời hai loại chứng từ, được lập hoặc xử lý bởi hai phần hành kế toán khác nhau, nên việc nhập liệu và định khoản từ cả hai
chứng từ sẽ phát sinh những cặp bút toán trùng nhau [2] Việc xử lý bút toán hth trùng khá phức tạp nên khi phân kế PMKT phải chú trọng đến xây dựng phương án xử lý bút toán trùng kế toán đã bắt
Trong những năm gần đây, nhiều sản phẩm phần
đầu thêm các tính năng web và khả năng thương mại điện tử Sự phát triển
kinh doanh mạng ngày cảng nhiều dẫn đến cách thức kinh doanh của tổ chức
cũng phải thay đổi cho phù hợp, vì vậy tính năng này sẽ ngày cảng trở nên quan trong hon (Ahmad A Abu-Musa -2005) Theo Tiêu chí đánh giá chất lượng PMKT-Nguyễn Mạnh Toàn-Huỳnh Thị Hồng Hạnh có nói: PMKT
không yêu cầu cần phải có kỹ thuật cao nhưng cần ứng dụng các công nghệ
Trang 38nhập liệu online qua mạng, có thể thao tác trên nhiễu cửa số khác nhau, vừa
nhập liệu vừa xem báo cáo, cho phép xuất toàn bộ hoặc một phần báo cáo ra
word, excel, PDF
Phần mềm kế toán cũng nên hỗ trợ các báo cáo về thương mại điện tử, chuyển tiền điện tử, các yêu cầu về thuế, tỷ giá hối đoái và nhiều phương
pháp chuyển đổi tỷ giá cũng như khả năng dịch sang ngôn ngữ khác (Soukup, 2000; Mattingly, năm 2001; Deshmukh và Romine, 2002 và Abu-Musa,
2004) Nhu cầu này rất cần thiết khi các DN kinh doanh quốc tế, và mở rộng
thị trường Nhưng hiện nay đa số các DN nhỏ và vừa tại Việt Nam các tính
năng này ít được sử dụng và hầu như các yêu cầu này PMKT tại VN vẫn chưa
được thiết kế đáp ứng
> Tính khả chuyển (khả năng tùy chỉnh)
Một trong những tính năng quan trọng nhất trong việc đánh giá PMKT
cần được xem xét trong là khả năng tùy chỉnh để đáp ứng yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp Đối với một PMKT đóng gói thì đây là tiêu chí quan trọng để tăng cường khả năng lựa chọn, phủ hợp với yêu cầu cung cấp thông tin của
người sử dụng và sự thay đổi của chế độ kể toán [2]
‘Theo Fisher và Fisher (2001) khả năng tuỷ chỉnh của PMKT là một mỗi
quan tâm thực sự Một số ứng dụng được cung cấp với
tổ chức Collins (1999) cho
hoặc hau như
không có cơ hội tùy chỉnh để đáp ứng nhu
rằng, câu hỏi quan trọng nhất cần phải giải quyết trước khi quyết định chọn
mua một gói phần mềm kế toán là liệu phần mềm có thể được tùy chỉnh và
nếu có thể, các tùy chỉnh này đáp ứng được yêu cầu của người dùng tới mức độ nào?
‘Tinh khả chuyển hay khả năng tùy chỉnh được thể hiện qua việc phần
mềm có thể thích nghỉ với nhiều môi trường, có khả năng cùng tổn tại với
Trang 3931
cáo có khả năng chỉnh sửa các định dạng hiện tại hay không? Một số phần mềm kế toán cũng cho phép người dùng thay đổi font chữ, thêm đường và
thâm chí thêm
ty trực tiếp lên BCTC Đây là loại tùy chính là khá phổ biển hầu hết các phần
ảnh đồ họa; chẳng hạn như thêm một biểu tượng của cơng
mềm kế tốn phái đáp ứng được (Collins, 1999; Abu-Musa, 2004)
“Theo tính năng này, người dùng sẽ có thể tùy chỉnh các hình thức biểu
mẫu từ hệ thống kế toán như hóa đơn, phiếu đóng gói Khả năng này cho
phép người dùng chỉnh sửa các định dạng bằng cách thêm thông tin mới vào
hoặc sắp xếp lại các thông tin trình bày như mong muốn Ví dụ, khi DN vừa
nâng cắp hệ thống phần mềm kế toán mới, người dùng vẫn có thể điều chỉnh
để sử dụng các form in theo hệ thống cũ Tính năng tùy biến này cho phép người dùng điều chỉnh bản in như vậy để phù hợp với thiết kế cũ hoặc có
chứa chính xác những thông tin mà họ mong muốn (Collins, 1999)
Một số PMKT cho phép thực hiện kết chuyển một cách tự động nhưng lại mặc định số phát sinh trên tài khoản nào sẽ được kết chuyển vào tài khoản nảo một cách trình tự.Tuy nhiên trong trường hợp có sự thay đổi về chế độ kế
toán, phương pháp hạch toán hoặc số hiệu tài khoản thì doanh nghiệp buộc
phải phụ thuộc vào việc chỉnh sửa hoặc nâng cấp từ phía nhà sản xuất PMKT
„ theo đó
người sử dụng chủ động khai báo kết chuyển số phát sinh nợ hoặc số phát được thiết kế tốt phải cho phép khai báo các bút toán kết chuy
sinh có từ tải khoản nào (tải khoản đích), thứ tự thực hiện các bút tốn, kết
chuyển tồn bộ hay kết chuyển một phản như vậy khi có bắt kỳ sự thay đổi
nào người dùng chỉ cần thay đổi nội dung khai báo, phần mềm thực hiện kết
Trang 40> Tinh an toan (bao mat)
Phần mềm có thể đáp ứng rủi ro ở mức chấp nhận được đối với người sử dụng, đối với phần mềm, thuộc tính hay trong điều kiện một môi trường cụ
thể (ISO 9126)
Đối với PMKT, trong hệ thống xử lý trực tuyến, dữ liệu và chương
trình được truy cập từ nhiều máy tram, vi vay khả năng bị sửa đổi, đánh cắp, phá hủy dữ liệu và chương trình thường rắt cao Khả năng gian lận trong việc ứng dụng hệ thống thông tỉ trên máy tính cũng cao hơn do việc truy cập trái
phép, đánh cắp thông tin và sửa đổi dữ liệu mà không để lại bằng chứng hay dấu vết có thể nhận thấy được [2]
Davis (1996) néi ring mét thực tế phải chấp nhận là công nghệ thông tin làm tăng nguy cơ rủi ro bảo mật trong hệ thống thông tin kế toán MeIntyre (1991) khẳng định rằng các mối đe dọa an ninh cho các dữ liệu trên 'hệ thống kể toán của tổ chức hiện nay rất nhiều Tuy nhiên, nhiều tổ chức vẫn không bảo đảm an ninh máy tính đủ nghiêm túc Vì vậy vấn để bảo mật thông tin trên PMKT cần được chú trọng xem xét và đảm bảo
PMKT cần được phân tích, thiết kế tốt đẻ giới hạn quyền truy cập vào hệ thống đối với từng người sử dụng, tương ứng với quyền hạn, trách nhiệm
của từng nhân viên kế toán PMKT cho phép họ được cập nhật, hiệu chỉnh,
xử lý, tổng hợp, truy xuất dữ liệu đối với một số phần hành và thông tin nhất định theo phân quyền sử dụng
> Hỗ trợ khách hàng
Cho dù phần mềm kế toán hiện tại có thích hợp thì người dùng vẫn luôn luôn cần có sự hỗ trợ từ nhà cung cắp Một PMKT đảm bảo hiệu quả sử dụng lâu đài đồi hỏi nhà cung cấp phải có các chế độ bảo hành, bảo trì tốt,