1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành

114 16 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Công Bố Thông Tin Trong Báo Cáo Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Thuộc Nhóm Ngành
Tác giả Tran Thi Thai Binh
Người hướng dẫn TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
Trường học Đà Nẵng
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2013
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 17,69 MB

Nội dung

Đề tài Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành vật liệu xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nghiên cứu khái quát lý thuyết về công bố thông tin và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin DN; ; đánh giá mức độ công bố thông tin trong BCTC của các DN thuộc nhóm ngành VLXD niêm yết trên TTCK Việt Nam; xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong BCTC của các DN thuộc nhóm ngành VLXD niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Trang 1

BO GIAO DUC VÀ ĐÀO TẠO

TRAN TH] THAI BINH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN MỨC ĐỘ CONG BO THONG TIN TRONG BAO CAO

TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIEP THUQC

NHOM NGANH VAT LIEU XAY DUNG NIEM YET TREN THI TRUONG CHUNG KHOAN VIET NAM

Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SY QUAN TI DOANH

Trang 2

LOI CAM DOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 3

MỤC LỤC MO DAU - 7 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứ

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu

5 Bồ cục để tài

6 Tổng quan tả liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CONG BO THONG TIN VÀ CÁC

NHAN TO ANH HƯỚNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BO THONG TIN ĐOANH NGHIỆP 1.1 NHUNG VAN DE CO BAN VE CONG BO THONG TIN DN TREN TICK 9 sông bố thông tin DN trên TTCK 9 CK 10 1.1.1 Khái niệm 1.1.2 Vai trở của công bố thông tin DN trên

1.13 Thông tin công bố trong BCTC "

1.2 MOT SO LY THUYET VE CONG BO THONG TIN DN 16

1.2.1 Ly thuyét dai dign (Agency theory) 16 1.2.2 Ly thuyét tin higu (Signalling theory)

1.2.3 Lý thuyết chỉ phí chính tr (Political costs theory) 18 1.2.4 Lý thuyết chỉ phí sở hữu (Proprietary costs theory) 19

1.2.5 Lý thuyết tính hợp pháp và lý thuyết về thể ché (Legitimacy theory

and Institutional theory), 20

1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN MUC DQ CONG BO THONG TIN

DOANH NGHIỆP 2

13.1 Quy m6 DN 2

Trang 4

1.3.3 Don bay tải chính 1.3.4 Khả năng thanh toán

1.3.5 Tai sản thé chấp 1.3.6 Cơ cấu sở hữu

1.3.7 Đặc điểm của hội đồng quản trị 1.3.8 Sức mạnh của kiểm soát nội bộ 1.3.9 Thời gian hoạt động 1.3.10 Tính quốc tế (Multinationality) 1.3.11 Quy mơ DN kiểm tốn độc lập 13.12 Ngành công nghiệp, KẾT LUẬN CHUONG 1 CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CUU, 2.1 GIỚI THIEU KHAI QUAT VE TTCK VIET NAM VA NGANH CONG NGHIEP VLXD

2.1.1 TICK Vigt Nam

2.1.2 Ngành công nghiệp VILXD

2.2 CÁC GIÁ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.2.1 Quy mô DN 2.2.2 Khả năng sinh lời 2.2.3 Đồn bẩy tài chính 2.2.4 Khả năng thanh toán 2.2.5 Tài sản thế chấp

2.2.6 Tính độc lập của hội đồng quản tri (Board independence)

2.2.7 Thời gian hoạt động

2.2.8 Quy mô DN kiểm toán độc lập

2.3 MƠ HÌNH ĐÈ NGHỊ 2.4 MAU NGHIÊN CỨU

Trang 5

2.5.1 Lua chon các yếu tổ thông tin công bổ trong BCTC 47 2.5.2 Tính chỉ số công bổ thông 48 2.6 DO LUONG BIEN BOC LAP 49 2.6.1 Quy mô DN (QMDN) “

2.6.2 Khả năng sinh lời (KNSL) $5

2.6.3 Don bẩy tài chính (ĐBTC) 35

2.64 Kha năng thanh toán (KNTT), 35

2.6.5 Tai sản thể chấp (TSTC) 55

2.6.6 Tỷ lệ giám đốc độc lập (GDL) %

2.6.7 Giám đốc điều hanh (GDH), 55

2.6.8 Thdi gian hoat dong (TGHD) 56

2.6.9 Quy m6 DN kiểm toán độc lập (KTBL), 56

2.7 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 56

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 56

CHƯƠNG 3 KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU s8

3.1 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CÔNG BÓ THÔNG TIN TRONG BCTC CỦA

CÁC DN VLXD 58

3.1.1 Kết quả thống kê mô tả chỉ số công bố thông tin 58

3.1.2 Đánh giá mức độ công bồ thông tin 6

3.2 PHAN TÍCH CÁC NHÂN TÔ ANH HUONG DEN MỨC ĐỘ CONG BO

‘THONG TIN TRONG BCTC CUA CAC DN VLXD 6

3.2.1 Thống kê mô ta các biến độc lập: 63

3.2.2 Kết quả hồi quy và kiếm định mô hình: n 3.2.3 Bàn luận về kết quả nghiên cứu T7

3.3 MỘT SỐ KHUYÊN NGHỊ NHÂM HOÀN THIỆN VIỆC CÔNG BÓ

THONG TIN CUA CAC DN NIEM YET 81

3.3.1 Cần gia tăng công bố tự nguyện 8L

Trang 6

3.3.3 Cần có sự độc lập giữa Hội đồng quản trị va giám đốc điều hành

DN 83

3.3.4 Tăng cường và thực hiện nghiêm các biện pháp chế tài xử phạt vi

phạm công bồ thông tin 84

3.3.5 Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ những người hành nghé ké toán và kiếm tốn có chun mơn và đạo đức nghề nghiệp $5

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 $6

KẾT LUẬN em" DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)

Trang 7

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Trang 8

ANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu “Tên bản, n 1 rans bang, k ẻ

2.1 | Định nghĩa các biến trong mô hình 45

„a_—_ | Danh mục mã chứng khoán của các DN VLXD niém |

yết được chọn vào mẫu nghiên cứu

2.3 | Danh mục các nhóm yếu tố thông tin công bố 48 " Thống kê tóm tắt một số nhân tố ảnh hưởng đến công 7

bồ thông tin từ một số các nghiên cứu trước đây

st Kết quả thống kê mô tả chỉ số công bố thông tin các 58

DN VLXD niềm yết trên TICK Viet Nam

Kết quả thống kê mô tả chỉ số công bố thông tin các

3.2 |DN niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố | 59

Hồ Chí Minh

Kết quả thống kê mô tả chỉ số công bố thông tin của

3.3 |nhóm các DN VLXD cơ bản niêm yết trên TTCK Việt | _ 60 Nam

Kết quả thống kê mô tả chỉ số công bố thông tin của

3.4 |nhóm các DN VLXD trang trí hoàn thiện niêm yết trên | _ 6l 'TTCK Việt Nam

Kết quả kiểm định t (t-test) để đánh giá sự khác biệt về

3.5 | mức độ công bố thông tin giữa nhóm các DN VLXD cơ | 62 bản và nhóm các DN VLXD trang trí hoàn thiện

Trang 9

Số hiệu Ten bảng, Trang bảng

3.6 | Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập 64

7 [Dank séch 61 DN VLXD 6 doanh thu xép ti cao]

xuống thấp

a8 Danh sách 61 DN VLXD có tổng tài sản xếp từ cao 6 xuống thấp

Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô

3.9 | hình 1 (mô hình có biến quy mô DN được đo lường | 70

bằng doanh thu thuần)

Ma trận tương quan giữa các biến độc lập trong mô

3.10 | hinh 2 (mô hình có biến quy mô DN được do lường | 71

bằng giá trị tổng tài sản)

3.11 | Kết quả hồi quy đa biến 1 B

3.12 | Két qua hdi quy da bién 2 74

3.13 | Kết quả hồi quy đa biến cuối cùng, 78 3.14 | Két quả kiểm định phương sai không đồng nhất 16

Trang 10

MO BAU

ính cấp thiết của đề tài

Báo cáo tài chính với mục đích cung cấp các thông tin về tỉnh hình tải

chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng

nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế,

Công bố thông tin nói chung cũng như công bố thông tin trong BCTC: nói riêng của các DN niêm yết là một chủ đề mà các nhà nghiên cứu, học thuật trên thế giới đã quan tâm đến từ rất lâu “Công bố thông tin là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực của xã

hội và giảm thiểu sự nhiễu loạn thông tin giữa DN và các đối tượng sử dụng, thông tin bên ngồi DN” [13] "Các thơng tin DN công bé trong BCTC có ảnh

hướng đến quá trình ra quyết định của những người sử dụng thông tin, đặc

biệt là các nhà đầu tu” [24]

Công bố thông tin của các DN niêm yết cũng là một chủ đề có tính thời

sự tại Việt Nam trong những năm gần đây, là một chủ đề mà các cơ quan

quản lý nhà nước cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm, chú ý nhiều nhất

tất nhiều sai phạm thường xuyên xảy ra xung quanh việc công bố thông

tin của các DN niêm yết Theo như Ông PGS.TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, đã nhận xét về các Báo cáo thường niên năm 2012 của các DN như sau: “Không íL báo cáo còn quá sơ sài, bố cục

không hợp lý, thiếu logic, tản mạn, khó đọc Thông tin về DN không đầy đủ, còn tình trạng né tránh hoặc trình bày chưa đầy đủ về thực trạng khó khăn của DN Các đánh giá về hoạt động và kết quả hoạt động của DN chưa thật sự thuyết phục BCTC và BCTC hợp nhất là cốt lõi của Báo cáo thường niên,

Trang 11

tich ” [55] Con Ong Bai Hoang Hai, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý phát hành, với thuyết minh BCTC, một phần không,

Uy ban chứng khoán thì “Riêng

thể thiếu trong BCTC để diễn gi:

có rất nhiều sai sót Tình trạng rất phổ biến là thuyết minh thiểu nhiều nội

sơ sở của những con số trên BCTC, đã dung theo yêu cầu của chuẩn mực kể toán và chế độ kế toán” [52]

Việc thiếu những thông tin được công bố chính thức của các DN niêm yết là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà đầu tư, thậm chí, còn tạo điều kiện cho một bộ phận lợi dụng sự thiếu thông tin để trục lợi, gây bắt ổn cho sự phát triển của TTCK nói riêng và của cả nền

kinh tế nói chung Thực trang này đòi hoi cần phải có những quy định cũng,

như các biện pháp chế tài chặt chẽ hơn nữa về việc trình bảy và công bố thông tin của các DN niêm

ì lẽ đó cần thiết phải có các nghiên cứu ở các góc độ khác nhau về thực tế công bồ thông tin của các DN này

Các nghiên cứu trong nước được tìm thấy như: nghiên cứu của Lê

Trường Vinh [11] về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của các DN niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh theo cảm nhận của nhà đầu tư; nghiên cứu của Nguyễn Công Phương và các công sự [9] về thực trạng công bồ thông tin trong BCTC của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu của Lê Thị Trúc Loan [8| về mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc về đặc điểm DN

và mức độ công bổ thông tin của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam Các

nghiên cứu này chủ yếu tập trung phân tích thực trạng công bố thông tin của

các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK, ảnh hưởng của các nhân tổ thuộc về

đặc điểm DN (chủ yếu là đặc điểm tài chính DN) đến mức độ công bố, minh

bạch thông tin, và hầu như chưa chú ý đến việc xem xét một số các nhân tố

Trang 12

thông tin riêng cho một nhóm ngành công nghiệp cụ thể, điển hình là nhóm ngành VLXD

“Theo như tì

hiểu của tác giả, nhóm ngành VLXD là một trong những

nhóm ngành có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không được khả quan

kế từ năm 2010, nhưng lại là một trong những nhóm ngành có số lượng DN

niêm yết nhiều nhất trên TTCK Việt Nam tính đến thời điểm nghiên cứu (trên

60 DN) Do đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố

thông tin tong BCTC của các DN niêm yết thuộc nhóm ngành này rất có ý

nghĩa đối với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc đề ra các quy định,

chính sách chặt chẽ hơn, phù hợp hơn nhằm xây dựng một TTCK lành mạnh,

phát triển ổn định, tạo sự công bằng giữa các DN niêm yết đồng thời cũng để

bao vệ lợi ích của các nhà đầu tư

Chính vì thế, tác giả đã chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tổ ảnh

hưởng đến mức độ công bồ thông tìn trong BCTC của các DN thuộc nhóm

ngành VLXD niêm yết trên TTCK Việt Nam ” làm luận văn tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Khái quát lý thuyết về công bố thông tìn và các nhân tổ ảnh hưởng đến

mức độ công bố thông tin DN;

~ Đánh giá mức độ công bố thông tin trong BCTC của cic DN thuộc

nhóm ngành VILLXD niêm yết trên TTCK Việt Nam;

~ Xác định các nhân tổ ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong

BCTC của các DN thuộc nhóm ngành VLXD niêm yết trên TTCK Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

~ Đắi trợng nghiên cứu: Đôi tượng nghiên cứu là mức độ công bố thông

Trang 13

~ Phạm vĩ nghiên cứu

+ Phạm vi khong gian: các DN thuộc nhóm ngành VLXD niêm yết trên

TTCK Việt Nam;

+ Phạm vi thời gian: năm 2012 -4 Phương pháp nghiên cứu:

~ Trình tự nghiên cứu: Bước đầu tiên, tác giả đã tiến hành tìm hiểu và

tổng hợp các lý thuyết có liên quan Tiếp theo, lựa chọn các DN VLXD trong

mẫu nghiên cứu và thu thập BCTC của các DN này Bước 3, xây dựng bảng,

các yếu tố thông tin công bố trong BCTC, tính tốn chỉ số cơng bố thông tin đồng thời xác định các nhân tố có thể có ảnh hưởng đến mức độ công bố

thông tin trong BCTC của các DN thuộc nhóm ngành VLLXD niêm yết, dat ra

các giả thuyết nghiên cứu Và cuối cùng là, tiến hành hồi quy, kiểm định các giả thuyết, rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu

~ Phương pháp chọn mẫu:

Mẫu được chọn trong nghiên cứu phải thỏa mãn đồng thời các tiêu chí: + Các DN VLXD niêm yết trên TTCK Việt Nam trước năm 2012; + BCTC năm 2012 (kết thúc ngày 31/12/2012) và các báo cáo kèm theo BCTC nam 2012 của các DN phải có sẵn trên trang web ca HOSE néu DN được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hé Chi Minh, và có sẵn trên trang web của HNX nếu DN được niêm yết trên Sở giao dịch chứng

khoán Hà Nội

~ Phương pháp phân tích:

Nghiên cứu sử dụng chỉ số công bố thông tin (disclosure index) theo cách tiếp cận không trọng số để đo lường mức độ công bố thông tin trong BCTC của các DN VILXD và sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương,

pháp so sánh để xem xét đặc điểm, đánh giá mức độ công bố thông tin trong

Trang 14

thực hiện để xem xét đặc điểm cũng như tương quan cặp giữa các biến độc

lập trong mô hình nghiên cứu

Đồng thời, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyển tính bội (áp dụng

phương pháp bình phương bé nhất - OLS regression model) với các phần mềm ứng dụng SPSS 16.0, EVIEWS 7 nhằm xác định các nhân tố có ảnh

hưởng đến mức độ công bố thông tin trong BCTC của các DN,

~ Nguồn dữ liệu

BCTC năm 2012 và các báo cáo kèm theo BCTC năm 2012 của các DN được thu thập trực tiếp từ các trang web hHp⁄/wwwhsxvn; hpz/ Www.hnx.vn § Bố cục đề tài Không kể nội dung của phần mở đầu và kết luận, đề tài 3 chương

~ Chương 1: Cơ sở lý luận về công bố thông tin và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bồ thông tin DN;

- Chương 2: Thiết kế nghiên cứu;

~ Chương 3: Kết quả nghiên cứu

6 Tổng quan tt

liệu nghiên cứu

Công bố thông tin của các DN niêm yết là một chủ đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của các nhà nghiên cứu, học thuật trong nước cũng như trên thể giới trong thời gian qua Có rất nhiều nghiên cứu về chủ đề này được tìm thấy, Tổng quan các tài liệu nghiên cứu đã cho thấy rằng

~ Thứ nhất, các nghiên cứu về công bố thông tin DN niêm yết chủ yếu theo hai hướng chính là công bố thông tin bắt buộc và

nguyện Công bố thông tin bắt buộc là công bố những thông tin được yêu cầu

bởi luật pháp và các quy định của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, thông

thường các DN phải tuân thủ Còn công bố thông tin tự nguyện là công bố các

công bố thông tin tự

Trang 15

mãn nhu cầu của những người sử dụng thong tin bên ngoài DN như các nhà

phân tích tài chính, các công ty tư vấn, các tổ chức đầu tư, Việc công bối

các thông tin này tùy thuộc vào ý thức và động cơ của DN, không bắt buộc

'Đa số các nghiên cứu trên thế giới đều đã tập trung vào công bố thông tin tự

nguyện, điển hình như nghiên cứu của Li Huiyun, Zhao Peng [31], RafTournier [38]; Ving Chu [S1]

~ Thứ hai, hai nội dung c

inh thường được đề cập trong các nghiên cứu là đo lường thông tin công bố và đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến thực tế công bố thông tin của các DN

Về đo lường thông tin công bố thì có nhiều cách tiếp cận chẳng hạn như

sử dụng thước đo dựa trên cơ sở dữ liệu AIMR, hoặc sử dụng dự báo quản

trị, , hoặc sử dụng thước đo tự xây dựng Mỗi một cách đều có những hạn

chế rỉ

\g của nó Hạn chế của cách tiếp cận dựa trên cơ sở dữ liệu AIMR là

phụ thuộc quá nhiều vào lựa chọn và đánh giá của các nhà phân tích nên có

thể làm sai lệch kết quả do có sự thiên vị Hạn chế của cách tiếp cận dựa trên

cdự báo quản trị là tính chính xác của dự báo quản trị có thể đễ dàng được xác

nhận bởi các nhà đầu tư bên ngồi thơng qua thu nhập được nhận thực tế Còn

hạn chế trong việc tự xây dựng thước đo là số liệu dựa trên các báo cáo

thường niên nên có thể bỏ qua các nguồn thông tin khác như các buổi họp

báo, các cuộc họp phân tích, [44] Urquiza và các cộng sự [45] cũng đã nhấn mạnh là cần thiết phải có một sự đồng thuận về thiết kế chỉ số công bố thong

tin trong cde nghiên cứu để có thể so sánh và cho phép kết quả đạt được có tính thuyết phục hơn

Về đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến thực tế công bố thông tin

DN thì đã có rất nhiều các nhân tố được sử dụng trong các nghiên cứu, đó là

các nhân tố bên trong DN, bao gồm các nhân tố phản ánh tình hình tài chính

Trang 16

vé quan tri DN (co cau s6 hitu, dac diém héi dong quan tr, ), các nhân tố khác (thời gian hoạt động, tính quốc tế, ) và các nhân tố bên ngồi DN (kiểm

tốn độc lập, ngành công nghiệp, .) Các nghiên cứu khác nhau cho ta các kết quả khác nhau về các nhân tổ ảnh hưởng, chưa có sự đồng thuận trong các

kết quả nghiên cứu này

Stephen Yan - Leung Cheung và các cộng sự [43] đã đưa vào mô hình về đặc điểm tài chính DN (quy mô DN, đòn bẩy tài chính, hiệu quả tài chính, tài sản thế chấp và mức độ sử dụng tài sản), 4

nghiên cứu 5 biến giải th

biến giải thích về quản trị DN (mức tập trung quyển sở hữu, thành phần hội

đồng quản trị (2 biến), quy mô hội đồng quản trị) và sử dụng các điểm số

công bố, minh bạch trích từ một công cụ điều tra được thiết kế để đánh giá thực trạng công bố thông tin của các DN niêm yết bằng cách sử dụng các nguyên tắc quản trị DN OECD như một chuẩn mực ngầm định Kết quả thực nghiệm cho thấy đặc điểm tài chính giải thích một số sự khác nhau trong mức độ công bố thông tin DN cho các DN ở Hồng Kông nhưng không giải thích được cho các DN ở Thái Lan; còn đặc điểm quản trị DN, chẳng hạn như quy mô và thành phần hội đồng quản trị DN có liên quan đáng kể với mức độ công bồ thông tin DN ở các DN Thái Lan hơn là ở các DN Hồng Kông

Lê Trường Vinh [11] chỉ đưa vào mô hình nghiên cứu các nhân tổ ảnh

hưởng đến mức độ minh bạch thông tin của các DN niêm yết 5 biển giải thích

về đặc điểm tải chính của DN bao gồm quy mô DN, lợi nhuận, nợ phải trả, tài

sản cổ định, vòng quay tổng tài sản Kết quả nghiên cứu cho thấy biến quy mô DN đủ đo lường theo cách nào cũng không có ý nghĩa trong mô hình; biến lợi

nhuận được đo lường bằng ROA cũng vậy; riêng biến lợi nhuận được đo lường bằng đại lượng Q là có ý nghĩa

Trang 17

niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phô Hồ Chí Minh bao gồm từ

việc lựa chọn 156 yếu tổ thông tin iệc tính toán chỉ số công bồ thông tin theo cách tiếp cận không trọng số Các biến giải thích sử dụng trong nghiên

cứu này được chia làm 3 nhóm: các biến cấu trúc (quy mô DN, đòn bẩy tài

chính, thời gian niêm yếu), các biến hiệu quá (khả năng sinh lời, khả năng

thanh toán), và biến thị trường (lĩnh vực hoạt động, chất lượng DN kiểm

toán) Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô DN, thời gian niêm yết, khả năng sinh lời, lĩnh vực hoạt động, chất lượng DN kiểm toán có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trong BCTC của các DN niêm yết, còn đòn bẩy tài

chính, khả năng thanh toán thì khơng

“Ngồi ra, các nghiên cứu được tìm thấy đã có sự phân loại giữa nhóm các DN tải chính và nhóm các DN phi tải chính vi sự khác biệt lớn về quy định công bồ thông tin giữa hai nhóm DN này (Nguyễn Công Phương và các công sự [9] trong tiêu chí chọn mẫu nghiên cứu đã có phân biệt rõ rằng các công ty trong mẫu nghiên cứu phải là các công ty không thuộc lĩnh vực tải

chính-ngân hàng), còn lại hầu như chưa có một nghiên cứu về công bố thông

tin DN riêng cho một nhóm ngành công nghiệp cụ thể, điển hình là nhóm

ngành VLXD Vì vậy, tất yếu cần phải có các nghiên cứu về chủ đề nảy cho

Trang 18

CHUONG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CONG BO THONG TIN VA CAC NHAN TO ANH HUONG DEN MUC DQ CONG BO

THONG TIN DOANH NGHIEP

1.1 NHUNG VAN DE CO BAN VE CONG BO THONG TIN DN TREN

TICK

1.1.1 Khái niệm về công bố thông tin DN trên TTCK:

Công bố thông tin DN trên TTCK dược hiểu là hoạt động của các chủ

thé có thâm quyền trong DN nhằm công bố các thông tin liên quan đến DN và hoạt động của DN Dựa vào tính pháp lý, công bố thông tin DN bao gồm hai

loại là công bố thông tin bắt buộc và công bồ thông tin tự nguyện

Công bồ thông tin bắt buộc (Madarory đisclosures): Công bỗ thông tin

bắt buộc là công bố những thông tin được yêu cầu bởi luật pháp và những quy định của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ Những thông tin công bố loại

này phải được trình bày theo những quy định của các văn bản pháp luật có liên quan như Luật DN, chuẩn mực và chế độ kế tốn, quy chế cơng bổ thông, tin của UBCK,,

Công bồ thông tin tự nguyện (Volumtary disclosures): Công bỗ thông tin tự nguyện là công bố các thông tin bổ sung ngồi những thơng tin bắt buộc phải công bố nhằm thỏa mãn nhu cầu của những người sử dụng thông tin bên

ngoài DN như các nhà phân tích tài chính, các công ty tr vin, các tổ chức đầu

tu, Việc công bổ các thông tin này tủy thuộc vào ý thức va động cơ của

DN, không bắt buộc Hiện nay, các DN đang được khuyến khích công bố các

thông tin tự nguyện vì các thông tin này đang nhận được nhiều sự quan tâm của những người sử dụng thông tin Công bố thông tỉn tự nguyện sẽ giúp DN

Trang 19

1.1.2 Vai trò của công bố thông tin ĐN trén TTCK

“Công bố thông tin là một yếu tổ quan trọng có ảnh hưởng đến việc

phân bổ hiệu quả các nguồn lực của xã hội va giảm thiểu sự nhiễu loạn thông

tin giữa DN và các đối tượng sử dụng thơng tin bên ngồi DN” [13] Thật

vậy, một số các vấn đề liên quan đến thông tin và động cơ công bố thông tin

đã cân trở việc phân bồ nguồn lực tối tu trong thị trường vốn Đó chính là các

vấn để như vấn đề bắt đối xứng thông tin, vấn đề đại diện, Vấn đẻ bắt đối

xứng thông tin nảy sinh từ sự khác biệt về mức độ và nội dung thông tin, từ sự

khác biệt về động cơ giữa chủ DN, nhà quản trị DN với các nhà đầu tư Thông

tin bắt đối xứng tạo ra những kỳ vọng về giá khác nhau đối với mỗi chủ thể trên thị trường dẫn đến sự khác nhau về mặt hiệu quả kinh tế và thường là thiệt hại cho các nhà đầu tư có những thông tin không đầy đủ hay những thông tin thiếu chính xác, thậm chí còn gây ra các hành vi tiêu cực như đầu cơ, giao dịch nội gián, tung tin đồn thất thiệt, làm cho thị trường kém hiệu qua, dé chao dio, hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư cũng dễ rủi ro hon, Còn vấn đề đại diện phát sinh khi các cổ đông của DN, tức là những nhà đầu

tư đã đầu tư vốn vào DN, bổ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý DN

(người dai dign - agents), dé thực hiện việc quản lý DN cho họ, trong đó bao sồm cả việc trao thẩm quyền để ra quyết định định đoạt tài sản của DN Nếu

cả cổ đông và người quản lý DN đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì

chắc chắn rằng người quản lý DN sẽ không luôn luôn hành động vì lợi ích tốt

nhất cho người chủ, tức các cỗ đông và DN, mà trái lại họ luôn có xu hướng, á nhân (lý thuyết đại điện) Và một trong số những giải pháp

làm giảm các vấn đề nêu trên là việc thúc đẩy công bố thông tin DN trên TTCK “Hợp đồng tối ưu giữa nhà đầu tư với quản lý DN sé tao ra động lực

tìm kiếm lợi ích

Trang 20

nhà đầu tư với người quản lý DN yêu cầu về việc phải công bố thông tin đầy

đủ, chỉ

cam kết trong hợp đồng của người quản lý DN và đánh giá việc quản trị các lết, mình bạch cho phép các nhà đầu tư đánh giá sự tuân thủ những

nguồn lực DN của người quản lý có gắn với lợi ích của các nhà đầu tư bên

ngoài DN hay không Hoặc là những thỏa thuận về thù lao và tiền thưởng của người quản lý DN, đó sẽ là động cơ khiến cho các quản lý DN gia tăng

mức độ công bố thông tin nhằm chứng tỏ cho các nhà đầu tư thấy rằng họ đang điều hành DN ở mức tối ưu,

Đồng thời, “công bố thông tin cũng được hiểu là phương thức để thực hiện quy trình minh bạch của DN nhằm đảm bảo các cổ đông và công chúng đầu tư có thể tiếp cận thông tin một cách công bằng và đồng thời” [10] Việc công bố thông tin đẩy đủ, chính xác và kịp thời trên TTCK có vai trò quan trọng không chỉ đối với DN, công chúng đầu tư mà còn đối với cơ quan quản

lý Với DN, đó là việc tạo lập, duy trì mối quan hệ, sự gắn kết với các cổ

đông, các bên có liên quan và thu hút đầu tư có hiệu quả Với công chúng đầu tư, đó là cơ hội tiếp cận các thông tin hữu ích giúp đưa ra các quyết định đầu

tư phủ hợp cũng như giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của DN Với cơ quan quản lý, đó là kênh thông tin phục vụ công tác giám sát, quản lý thị

trường,

1.13 Thông tin công bố trong BCTC

.a Phân loại thông tìn công bồ trong BCTC

'BCTC phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài

inh, két quả kinh doanh của một DN Mục dich cla BCTC là cung cấp các thông tin về

tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một DN, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các

h bày BCTC”)

Trang 21

Thông tin công bố trong BCTC bao gồm các thông tin bắt buộc và các

thông tin mở

Các thông tin bắt buộc là các thông tin DN phải trình bày trong Bảng

cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC được quy định trong hệ thống BCTC của Chế độ kế toán DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, đã sửa đổi bổ

sung theo thông tư 244/2009/TT-BTC

Đối với Bảng cân đối kế toán, đó là các thông tin về tài sản ngắn han (tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác); các thông tin về tài sản dài hạn (các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định,

it dong sản

đầu tư, các khoản đầu tư tai chính dài hạn, tai sản dài hạn khác); các thông tin về nợ phải trả (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn); các thông tin về vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu, nguồn kinh

i và quỹ khác) và các thông tin ở các chỉ tiêu

ngoài bảng cân đối kế toán (nếu có) (Mẫu số B01-DN)

Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, đó là các thông tin về

doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu,

doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp

dich vụ, doanh thu hoạt động tải chính, chỉ phí tải chính, chi phí bán hàng, chỉ phi quản lý DN, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, thu nhập khác, chỉ phí khác, lợi nhuận khác, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, chi phí thuế thu nhập DN hiện hành, chỉ phí thuế thu nhập DN hoãn lại, lợi nhuận sau thuế thu nhập DN, Iai cơ bản trên cổ phiều (Mẫu số B02-DN),

Trang 22

đương tiền đầu kỳ, ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hồi đoái quy đổi ngoại tệ, tiền và tương đương tiền cuối kỳ (Mẫu số B03-DN)

'Và cuối cùng là các thông tin cung cấp trong Thuyết minh BCTC Đó là

các thông tin về đặc điểm hoạt động của DN (hình thức sở hữu vốn, lĩnh vực

kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, đặc điểm hoạt động của DN trong năm

tài chính có ảnh hưởng đến BCTC); kỳ kế toán, đơn vị tiền sử dụng trong kế

toán; chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng (chế độ kế toán áp dụng, tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán, hình thức kế toán áp dụng); các chính sách kế toán áp dụng (nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và các khoản tương đương tiền, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán, nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho, nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ và bất động sản

đầu tư tài chính, nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chỉ phí đi vay, các

khoản chỉ phí khác, nguyên tắc ghi nhận chỉ phí phải trả, các khoản dự phòng

tư, kế toán các khoản

phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chỉ phí tài chính, chỉ phí thuế thu nhập

DN hiện hành, chỉ phí thuế thu nhập DN hoãn lại, các nghiệp vụ dự phòng rủi

ro hỗi đoái, các nguyên tắc và phương pháp kể tốn khác); các thơng tin bỗ

sung cho các khoản mục trình bảy trong Bảng cân toán, trong Báo cáo

kết quả hoạt động kinh doanh, trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; và các thông

tin khác (những khoản nợ tiềm tàng, khoản cam kết và những thông tin tài chính khác; những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán; thông tin

về các bên liên quan; trình bay tài sản, doanh thu, kết quả kinh doanh theo bộ phận (theo lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý) theo quy định của Chuẩn

mực kế toán số 28 "Báo cáo bộ phận”; thông tin so sánh (những thay đổi về

thông tỉn trong BCTC của các niên độ kế toán trước); thông tin về hoạt động,

Trang 23

cũng như nắm bắt được một số thông tin khác mà ba báo cáo này không cung cấp Khối lượng thông tin cung cấp trong phần thuyết minh phụ thuộc rất

nhiều vào chủ ý và tính tự nguyện của DN

Các thông tin mở là các thông tin được cung cấp thêm trong Thuyết

mình BCTC ngoài các thông tin bắt buộc căn cứ vào các chuẩn mực kế toán có liên quan

Các chuẩn mực kế toán đều có hướng dẫn trình bảy phần thông tin công,

bố Phần lớn các hướng dẫn này đều được quy định chỉ tiết hoặc trình bảy lại trong hệ thống BCTC của Chế độ kế toán DN Tuy nhiên, một số hướng dẫn không đưa vào hệ thống BCTC và để mở Có thể xem những hướng dẫn trình bảy thông tin để mở trong các chuẩn mực kế tốn là thơng tin mở, vi mang

tính định hướng chung mà không đi vào quy định chỉ tiết Những thông tin

này ít nhiều mang bản chất của thông tin tự nguyện nhưng không hẳn là thông tin tự nguyện vì đã có nêu trong các chuẩn mực kế tốn

Một số các thơng tin mở có thể liệt kê như sau:

~ Số lượng công nhân viên tại thời điểm cuối niên độ hoặc số lượng công

nhân viên bình quân trong niên độ (VAS 21, đoạn 74d);

~ TSCĐ võ hình được khẩu hao trên 20 năm và lý do khi TSCĐ vô hình đó được khấu hao trên 20 năm; giá trị còn lại của TSCĐ vô hình đã dùng để

thế chấp cho các khoản nợ phải trả, TSCĐ vô hình tạm thời không sử dụng, TSCĐ vô hình đang chờ thanh lý, nguyên giá TSCĐ vô hình đã khấu hao hết

nhưng vẫn còn sử dụng và các thay đổi khác về TSCĐ vô hình; các cam kết

về mua, bán TSCÐ vô hình có giá trị lớn trong tương lai; giải trình khoản chỉ phí trong giai đoạn nghiên cứu và chỉ phí trong giai đoạn triển khai đã được ghỉ nhận là chỉ phí sản xuất, kinh doanh trong ky (VAS 04, đoạn 70);

~ Thu nhập khác (bao gồm chỉ tiết các khoản thu nhập bắt thường) (VAS

Trang 24

- Chi tiét lai co ban trén c6 phiéu (VAS 30, doan 67a,b);

~ Các sự kiện ảnh hưởng đến xác định lãi cơ bản (VAS 30, đoạn 69);

~ Thay đổi chính sách kế toán, thay đổi ước tính kể toán, sai sót các kỳ

trước (VAS 29);

Ngoài ra, các DN có thể cung cấp thêm các thông tin khác (các thông tin

tự nguyện) tùy theo ý thức và động cơ của DN,

b, Yêu cầu của thông tin công bồ trong BCTC

Để đạt được các mục dích của BCTC, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam

số 01 (VAS 01), thông tin công bố trong BCTC - thông tin kế toán - phải đảm 'bảo đồng thời các yêu cầu sau:

- Trung thực

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghỉ chép và báo cáo trên cơ

sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản

chất nội dung va giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Khách quan

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo

- Đầy đã

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót

~ Kịp thời

Các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời,

đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ

- Dé hiéu

Trang 25

về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình trong phần thuyết

mình

~ Có thể so sánh

Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một DN và

giữa các DN chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán

Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để

người sử dụng BCTC có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán, giữa các DN hoặc giữa thông tin thực hiện với thơng tin dự tốn, kế hoạch

'Những yêu cầu trên thường được các nhà nghiên cứu đo lường gián tiếp thông qua đánh giá ảnh hưởng của thông tin công bố đến quyết định kinh

doanh của người sử dụng

1.2 MOT SO LY THUYET VE CONG BO THONG TIN DN

1.2.1 Lý thuyết đại diện (Ageney theory)

Lý thuyết đại diện xuất hiện trong bối cảnh những năm 1970 với sự phát

triển mạnh mẽ của nền kinh tế thể giới, sự đa đạng trong các loại hình DN và

một sự thiểu hụt các lý thuyết nền tảng về quyền sở hữu DN cũng như mối quan hệ giữa người chủ và người quản lý thông qua hợp đồng đại diện

“Theo lý thuyết đại diện, quan hệ giữa các cỗ đông và người quản lý DN được hiểu như là quan hệ đại diện - hay quan hệ ủy thác Mối quan hệ này được coi như là quan hệ hợp đồng mà theo đó các cỗ đông (những người chủ -

prineipals), bỗ nhiệm, chỉ định người khác, người quản lý DN (người đại dign - agenrs), để thực hiện việc quan ly DN cho ho, trong đó bao gồm cả việc

trao thắm quyền để ra quyết định định đoạt tải sản của DN

Lý thuyết đại diện cho rằng, nếu cả hai bên trong mỗi quan hệ này (cỗ

đông và người quản lý DN) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì chắc :h tốt nhất

chắn rằng người quản lý DN sẽ không luôn luôn hành động

Trang 26

kiểm lợi ích cá nhân Do đó, các cỗ đông cần thường xuyên giám sát hoạt

động của người quản lý DN nhằm đảm bảo lợi ích của mình

Vấn

lại diện này có thẻ được giải quyết bằng việc người quan ly DN

gia tăng mức độ công bố thông tin nhằm thuyết phục các cổ đông rằng họ đang điều hành DN ở mức tối ưu Việc gia tăng mức độ công bố thông tin

cũng được xem là một tong những giải pháp làm giảm chỉ phí đại diện và là

một trong những công cụ nhằm giảm bớt những mâu thuẫn về lợi ích giữa

người quản lý DN và các cổ đông

Có thể tìm thấy một số nghiên cứu thực nghiệm công bố thông tin dựa

trên lý thuyết đại diện Ví du, Cooke [17], Garei -Meca và các cộng sự [25], Oyeler va các cộng sự [34]

Các DN cảng lớn càng thực hiện một số lượng nhiều hơn các hợp đồng

phức tạp hơn các DN nhỏ, chỉ phí đại diện phụ thuộc vào quy mô DN

(Rodriguez, 2004) Các DN lớn hơn sẽ công bố thông tin nhiều hơn để giảm

chỉ phí đại diện [45]

Chỉ phí đại điện cũng sẽ lớn hơn ở những DN có tỷ lệ nợ cao Những DN có đòn bẩy tài chính cao thường nhận thức rõ nghĩa vụ phải làm hải lòng

nhu cầu thông tin của chủ nợ, do đó cung cấp nhiều thông tin hơn các DN có

đòn bẩy tài chính thấp [25]

Khả năng sinh lời cao hơn cũng dẫn đến một mức độ công bố thông tin

tốt hơn để minh chứng cho thành quả quản trị của ban giám đốc DN theo như cam kết trong hợp đồng Giám đốc của các DN hoạt động có lợi nhuận cao

thường có xu hướng công bồ thông tin nhiều hơn để duy trì vị trí và thu nhập của họ [34]

1.2.2 Ly thuyét tin higu (Signalling theory)

Lý thuyết tín hiệu đã được hình thành vào đầu những năm 1970 và được

Trang 27

Để khắc phục những hạn chế lý thuyết cổ điển, trước hết là, giả thuyết

về cạnh tranh hoàn hảo, Spence [42] phân tích thị trường lao động với mục

đích rút ra một số kết luận chung về nền kinh tế thông tin (bựormation

economics) Lý luận của tác gid rat đơn giản: đề tìm một công việc, một người thất nghiệp sẽ đạt được một kết quả nào đó từ việc gửi tín hiệu đền thị

trường, do đó việc thể hiện tài năng của mình trong mắt công chúng sẽ chiếm

ưu thế hơn những người thất nghiệp khác

“Theo lý luận này, nghiên cứu về công bố thông tin trên các thị trường tài

chính thừa nhận rằng các DN có lợi nhuận cao sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua tín hiệu từ việc công bố thông tin [22], [46] Kết quả thực nghiệm, trong một số trường hợp, có mâu thuẫn: một số nghiên cứu xác nhận giả

nêu trên [30], [40]; các nghiên cứu khác không tìm thấy có

nào giữa mức độ công bố và lợi nhuận của DN [33], [3§J; thâm chí khác hơn

là có nghiên cứu cho thấy mối quan hệ đó là nghịch chiều [41]

Lý thuyết tín hiệu cũng cho rằng sự tồn tại của thông tin bất đối xứng

cũng có thể được xem là một lý do cho các DN hoạt động có hiệu quả sử dụng

thông tin tài chính để gửi tín hiệu đến thị trường Thông tin được công bố bởi

các nhà quản lý đến thị trường làm giảm thông tin bắt đối xứng và được xem như là một tín hiệu tốt của thị trường Sự bắt đối xứng thông tin ở các DN có

quy mô lớn sẽ lớn hơn nên các DN này thường công bố thông tin nÌ

để giảm thiểu sự bắt đối xứng thông tin

1.243L

Lý thuyết chỉ phí chính trị lần đầu tiên được giới thiệu bởi "Watts và

thuyết chỉ phí chính trị (Political costs theory)

Zimmerman" vào năm 1978 và kết quả của nghiên cứu nay chi ra ring chỉ phí chính trị của các DN lớn cao hơn những DN nhỏ Các DN rõ rằng về mặt

Trang 28

phụ thuộc nhiều vào quy mô DN Quy mô là một biến đại điện cho sự chú ý chính trị

Lý thuyết chỉ phí chính trị còn cho biết rằng các cơ quan quản lý nhà nước có thể tác động đến các DN bằng cách sử dụng các chính sách có liên quan đến lợi ích DN (chẳng hạn như chính sách thuế, hạn chế độc quyền )

dựa trên thông tin được công bố của các DN Theo lý thuyết này, các DN sẽ có xu hướng công bố lợi nhuận của họ thấp hơn bằng cách sử dụng các

phương pháp và các chính sách kế toán khác nhau để hạn chế sự chú ý của

các cơ quan quản lý nhà nước Các DN lớn hơn chứ không phải là các DN nhỏ có khả năng sử dụng lựa chọn kế toán làm giảm lợi nhuận báo cáo [49]

Kiểm tra thực nghiệm về mối quan hệ giữa chỉ phí chính trị và công bố

có thể được tìm thấy trên nghiên cứu của Cooke [16], Raffournier [38] 1.2.4 Lý thuyết chỉ phí sở hữu (Proprietary costs theory)

Lý thuyết chỉ phí sở hữu áp dụng đối với việc công bố thông tin được

phát triển bởi Dye [22], Verrecchia [46],

Lý thuyết chỉ phí sở hữu lưu ý

đến chỉ phí công bố thông tin cũng như:

các lợi ích của nó Các nhà quản lý xem xét các chỉ phí công bố thông tin và

không công bố khi chi phí lớn hơn lợi ích Các chỉ phí này bao gồm không chỉ

những chỉ phí lập và công bố các thông tin, mà còn là các chỉ phí để có

được các thông tin của đối thủ cạnh tranh

Lý thuyết chỉ phí sở hữu cho thấy rằng các nhà quản lý có động cơ để

giữ lại một số thông tin nếu công bố nó có nghĩa là công ty phải chịu một số

chỉ phí [46]

Một công ty cũng sẽ phải chịu chỉ phí sở hữu hay chỉ phí cạnh tranh bắt

lợi khi các bên liên quan, như đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp, các khách

Trang 29

20

các lợi ích riêng của họ Các thành phần trên có thể sử dụng các thông tin được công bố bởi các công ty để đánh giá lại lần lượt các mối quan hệ hợp

đồng của họ với công ty và có thể làm giảm dòng ti

của công ty [I8]

Preneipe (2004) đã áp dụng lý thuyết này để giải thích thuyết minh tự nguyện về báo cáo bộ phận [32]

1.2.5 Lý thuyết tính hợp pháp và lý thuyết về thé ché (Legitimacy

theory and Institutional theory)

Lý thuyết tính hợp pháp là trọng tâm của hợp đồng xã hội Hợp đồng xã

hội được thể hiện bởi sự kỳ vọng của xã hội, không cố định và thay đổi theo thời gian Nó là trách nhiệm dạo đức của DN để đáp ứng sự kỳ vọng của các

thành viên xã hội Nếu DN đáp ứng sự kỳ vọng của toàn xã hội thì sẽ được

xem là hợp pháp, nếu không, tính hợp pháp sẽ bị đe dọa Vì vậy, các tổ chức

được yêu cầu đáp ứng những kỳ vọng thay đổi của xã hội để duy trì tinh hop

pháp của ho [27] Theo lý thuyết này, các DN có thể sử dụng môi trường

truyền thông để truyền đạt thông tin về các hoạt động và sinh hoạt thường lệ của họ đáp ứng những kỳ vọng của xã hội nhằm duy trì giấy phép hoạt động

trong xã hội (tính hợp pháp)

Lý thuyết thể chế tập trung vào các khía cạnh sâu sắc hơn và linh hoạt hơn về cấu trúc xã hội Lý thuyết này xem xét các cách thức phủ hợp với các

cấu trúc, bao gồm cả các quy tắc, quy phạm, chuẩn mực, và thói quen, đã được thiết lập như các nguyên tắc chỉ đạo có căn cứ đối với hành vi xã hội Lý thuyết thể chế cung cấp lời giải thích cho sự thích ứng của các dạng/ thói quen

tổ chức riêng biệt trong một phạm vi tổ chức ey thé Lý thuyết thể chế có hai

khía cạnh là đẳng cấu (isomorphism) và tách biệt (đecoupling) DiMaggio va

'Walter [20], định nghĩa đẳng cấu như: "một quá trình ràng buộc thúc đẩy một

đơn vị trong tổng thể có sự tương đồng với các đơn vị khác trước một sự thiết

Trang 30

21

định nghĩa: "đẳng cầu đẻ cập đến sự thích ứng của một thói quen thể chế bởi

một tổ chức" Đăng cấu có ba loại: đẳng cấu cưỡng chế, đẳng cấu bắt chước và đẳng cấu quy chuẩn Trong đẳng cấu cưỡng chế, quyền lực của các bên

liên quan đồng một vai trò đáng kể bắt buộc/ thuyết phục DN áp dụng các thôi

quen thể chế nhất định để có sự tương đồng với các DN khác hoạt động trong cùng một môi trường thể chế Áp lực cưỡng chế từ các nguồn khác nhau như:

các quy tắc chính trị, các quy phạm (luật) và các quy định công khai nói

chung buộc các DN riêng biệt gia nhập vào một cộng đồng nhất định Đảng cấu bắt chước dùng để chỉ các công ty "sẵn sàng sao chép hoặc bắt chước các hành vi tổ chức của các tổ chức khác Đẳng cấu bắt chước phát sinh do tình huống không chắc chắn trong môi trường nơi mà một tổ chức không thể tìm thấy bất kỳ tài liệu tham khảo hoặc hướng dẫn hoạt động nào, khi đó một DN sẽ tìm cách để trở thành khuôn mẫu cho các tổ chức khác Đẳng cấu quy chuẩn phát sinh từ sự chuyên nghiệp hóa - là tiến trình các chuẩn mực được

xây dựng bởi các nhà chuyên nghiệp, bao gồm các trường dại học, viện nghiên cứu và các tổ chức chuyên nghiệp khác, tạo nên sự tương tự trong hoạt động của các DN [20]

Lý thuyết thể chế dự đoán rằng các DN chấp nhận các cơ cầu được xem

là hợp pháp bởi các DN khác trong ngành/lĩnh vực của họ mả không quan tâm

đến sự hữu ích của chúng, như là một cách thức để hợp pháp hóa các hoạt

động của họ Lý thuyết thể chế lập luận rằng các tổ chức bị ảnh hưởng bởi áp

lực của pháp luật và yêu cầu quản lý mà họ có xu hướng tuân thủ cũng vì các giá trị danh tiếng [15]

Trang 31

2

1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN MUC BQ CONG BO THONG

TIN DOANH NGHIEP

Theo các nghiên cứu trong nước và quốc tế, các nhân tố ảnh hướng đến mức độ công bồ thông tin DN có thể được phân thành 2 loại: các nhân tố bên trong DN và các nhân tổ bên ngoài DN

~ Các nhân tố bên trong DN bao gồm các nhân tố phản ánh tình hình tài

chính của DN, đó là quy mô DN, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, khả

năng thanh toán, tài sản thế chấp; các nhân tố thuộc về quản trị DN, như cơ cấu sở hữu, đặc điểm của hội đồng quản trị và sức mạnh (srengrh) kiểm soát nội bộ; và một số các nhân tố khác: thời gian hoạt động, tính quốc tế (multinationality), ~ Các nhân tổ bên ngoài DN gồm quy mô DN kiểm tốn độc lập, ngành cơng nghiệp, Các nhân tổ này được trình bay chi 1.3.1 Quy mô DN Một số lý thuyết về công bố thông tin DN như lý thuyết đại diện, lý dưới đây

thuyết chỉ phi chính trị, lý thuyết tín hiệu, và một số nghiên cứu thực

nghiệm [31], [46], [48], đã chỉ ra rằng, quy mô DN có ảnh hưởng đến mức

độ công bồ thông tin của DN Các lập luận như sau

~ Thứ nhất, che DN có quy mô lớn luôn tự tin về triển vọng phát triển

của mình, do đó thường sẵn sàng để giao tiếp với các nhà đầu tư thông qua

hình thức công bố thêm nhiều thông tin tự nguyện nhằm phân biệt với cde DN

khác và làm tăng gid tri eta DN

~ Thứ hai, các DN cô quy mô càng lớn thì càng có lợi thế hơn trong việc giao dịch ký kết hợp đồng đầu tư và thường có xu hướng thực hiện các hợp

Trang 32

23

vì thể sẽ lớn hơn Do vậy, các DN càng lớn cảng công bồ thông tin nhiều hơn

để giảm chỉ phí đại diện

~ Thứ ba, theo như lý thuyết

DN có quy mô lớn sẽ lớn hơn so với các DN nhỏ hơn, do đó các DN có quy hiệu thì sự bất đối xứng thông tin ở các

mô cảng lớn càng có xu hướng công bố thông tin nhiều hơn để giảm thiểu sự bắt đối xứng thông tin

= Thie te, Wy thuyết chỉ phí chính trị đã chỉ ra rằng chỉ phí chính trị của các DN có quy mô lớn cao hơn so với các DN có quy mô nhỏ Vi vay, ede DN

có quy mô càng lớn sẽ càng công bố thông tin nhiều hơn nhằm làm tăng sự tin

cây và làm giảm chỉ phí chính trị

~ Ngoài ra, các DN lớn hơn được cho là phải có hệ thống thông tin tốt

hơn so với các DN nhỏ hơn, do đó việc công bố thêm thông tin trong các DN

này sẽ ít tốn kém hơn

1.3.2 Khã năng sinh lời

Theo lý thuyết đại diện, khả năng sinh lời cao hơn dẫn đến một mức độ

công bồ thông tin tốt hơn để minh chứng cho thành quả quản trị của ban giám đốc DN theo như cam kết trong hợp đồng Giám đốc các DN hoạt động có lợi nhuận cao thường có xu hướng công bồ thông tin nhiều hơn để duy trì vị trí

và thu nhập của họ [34]

Còn lý thuyết tín hiệu thì chỉ ra rằng, các DN có lợi nhuận cao có sự

khuyến khích để phân biệt với các DN có lợi nhuận thấp thông qua tín hiệu,

giúp họ tăng giá trị cỗ phiếu và được tài trợ nhiều hơn Các nghiên cứu của

Dye [22], Verrecchia [46] về công bé thông tn trên các thị trường tải chính

thừa nhận rằng các DN có lợi nhuận cao sẽ đạt được lợi thế cạnh tranh thông qua tín hiệu từ việc công bố thông tin

Trang 33

mát về danh tiếng, giảm bớt sự mắt mát từ việc đánh giá thắp giá trị cỗ phiếu và rủi ro về nghĩa vụ pháp lý

Nghiên cứu của Lê Thị Trúc Loan [8] cũng cho thấy khả năng sinh lời có ảnh hướng thuận chiều với mức độ công bố thông tin DN, trong khi nghiên

cứu của Nguyễn Công Phương và cộng sự [9] lại cho kết quả nghịch chiều “Tóm lại, một số lý thuyết về công bồ thông tin và nhiều bằng chứng thực

nghiệm cũng đã chứng tö khả năng sinh lời là một trong những nhân tố ảnh

hưởng đến mức độ công bố thông tin của DN 1.3.3 Đòn bẩy tài chính

Các DN có đòn bẩy tài chính càng cao càng có xu hướng công bố thông

tin nhiều hơn Lý thuyết đại diện, lý thuyết ín hiệu và một ng chứng thực nghiệm cũng đã chứng minh được luận điểm này Lý thuyết đại diện chỉ ra rằng, DN càng nợ nhiều sẽ càng công bố nhiều thông tin hơn nhằm giảm chỉ phí đại điệ thuyết tín hiệu cũng gợi ý rằng, các DN nợ cảng nhiều thì các nhà quan tri DN vì hi DN nợ cảng nhiễu thì chi phi đại điện cảng lớn Lý

cảng có động cơ công bố thêm nhiều thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu minh

bạch của chủ nợ Những DN có đòn bẩy tải chính cao thường nhận thức rõ

nghĩa vụ phải làm hài lòng nhu cầu thông tin của chủ nợ, do đó cung cấp

nhiều thông tin hơn các DN có đòn bẩy tải chính thấp [25]

Trong khi đó, Gray, Meek và Roberts [26] đã tìm thấy một mỗi quan hệ

nghịch chiều giữa đòn bẩy và công bố thông tin trong các DN Mỹ và Anh

1.3.4 Khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin của DN Abd El Salam [12] cho rằng các DN có khả năng thanh toán cao sẽ công

bồ thêm nhiều thông tin dé phân biệt với các DN có khả năng thanh toán kém

'Oyeler và các cộng sự [34] cũng đã kiểm chứng và kết luận rằng các DN có

Trang 34

25

khi đó, nghiên cứu của Wallace và các cộng sự [47] thì cho kết quả ngược lại: DN có khả năng thanh toán cảng kém thì mức độ công bố thông tin cảng cao

1.3.5 Tài sản thế chấp

ác DN có giá trị tài sản cố định càng lớn càng cần phải công bố thông tin nhiều hơn để giúp cho các nhà đầu tư đưa ra được những quyết định đầu tư có hiệu quả Điều này dẫn đến mối liên hệ thuận chiều giữa giá trị tài sản thế chấp và mức độ công bố thông tin Mặt khác, cũng có thể lập luận rằng các ĐN có ít tài sản hơn cần phải công bố thông tin tài chính Jensen và Meckling

[28] cho rằng tài sản đảm bảo có thể làm giảm các xung đột đại diện bởi vì

người cho vay sẽ nắm quyền sở hữu tài sản cố định trong trường hợp DN bị phá sản Việc giảm các xung đột đại diện có thể giảm nhu cầu công bố thông

tin cho nên có thể có mối liên hệ ngược chiều giữa tài sản thể chấp và mức độ công bố thông tin

1.3.6 Cơ cầu sở hữu

Cơ cấu sở hữu bao gồm mức tập trung quyền sở hữu, tỷ lệ cổ phần nhà

nước và cỗ phần quản lý *Mitchell (1995) nghiên cứu dữ liệu 1983-1987 từ

129 DN niêm yết trên TTCK Úc và thấy rằng giảm sự tập trung quyền sở hữu sẽ làm tăng tương đổi mức độ công bồ tự nguyện” [31] Nghiên cứu của Qiao

Xudong, Sun Meihua và Wu Shengzhu [37] cho thấy, mức độ công bố tự

nguyện có mỗi quan hệ ngược chiều với tỷ lệ cỗ phần nhà nước và tỷ lệ cố phần giám đốc nắm giữ, trong khi có quan hệ thuận chiều với tỷ lệ cổ phần

các kiểm soát viên nắm giữ

1.3.7 Đặc điểm của hội đồng quản trị

Đặc điểm của hội đồng quản trị bao gồm quy mô, tính độc lập, Một hội đồng quản trị có quy mô quá lớn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của nó và đến việc nâng cao chất lượng quản trị DN “Kích thước của 8-9

Trang 35

26

được đo bằng tỷ lệ các giám đốc độc lập và giám đốc điều hành có phải là chủ tịch hội đồng quản trị hay không Kết quả nghiên cứu của Shi Jianliang [39]

về mối quan hệ giữa công bố tự nguyện và đặc điểm của hội đồng quản trị cho thấy quy mô của hội đồng quản trị và tỷ lệ các giám đốc độc lập có quan hệ

thuận với mức độ công bố tự nguyện, trong khi tỷ lệ giám đốc được bổ nhiệm bởi các cổ đông lớn nhất và giám đốc điều hành kiêm Chủ tịch hội đồng quán

trị lại quan hệ nghịch với mức độ công bồ tự nguyện

1.3.8 Sức mạnh của kiểm soát nội bộ

Site mạnh của kiểm soát nội bộ được thể hiện bởi quy mô của ban kiểm

soát và việc thiết lập ban kiém toan (audit committee) Xue Zuyun va Huang

Tong [50] dã chỉ ra rằng ban kiểm soát có các thành viên có kinh nghiệm tài chính và do đó có hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn quản trị lợi nhuận cũng

như giám sát quá trình kế toán và các thủ tục công bổ Li Huiyun, Zhao Peng [31] thì cho rằng ban kiểm toái

nhiệm giám sát việc công bổ thông tin Mức độ công bố tự nguyện thường là , chịu trách

như một cơ quan giám sát nội cao với sự hiện diện của ban kiểm toán

1.3.9 Thời gian hoạt động

Các tài liệu nghiên cứu đều cho thấy, thời gian hoạt động của DN có ảnh

hưởng đến mức độ công bồ thông tin DN Theo Owusu-Ansah [35], một DN

cảng trẻ có thể phải chịu một bắt lợi cạnh tranh càng lớn nếu nó công bố các

thong tin về chỉ phí nghiên cứu và phát triển, chỉ phí vốn và các sản phẩm mới Các DN cảng lâu năm có thể cảng có thêm động lực để công bố các thông tin như vậy, vì việc công bổ ít có khả năng làm tổn hại vị thể cạnh tranh

Trang 36

27

công bố nhiều thông tin, bởi vi các DN trẻ thông thường là các DN mới được

thành lập, không có lịch sử hoạt động cũng như những thành tích trong quá

khứ để dựa vào đó mà công bồ thông tin ra công chúng 1.3.10 Tính quốc tế (Multi Một DN càng quốc tế hóa càng phải thể hiện cho các bên liên quan (khách hàng, nhà cung cấp, chính phủ) rằng nó là một DN tốt Ngay cả một tionality)

DN ma không được niêm yết quốc tế cũng có thể có ích lợi trong việc thể hiện mức độ tốt của công bố nếu nó có hoạt động quốc tế

Cooke [16] lập luận rằng các DN đang hoạt động tại nhiều hơn một khu vực địa lý thường có hệ thống kiểm soát quản lý tốt hơn vì sự phức tạp hơn trong hoạt động Vì vậy, họ được dự kiến sẽ có mức độ công bố cao

1.3.11 Quy mô DN kiểm toán độc lập

Chalmers và Godfrey [15] lập luận rằng để duy trì danh tiếng và tránh các chỉ phí danh tiếng, các DN kiểm toán lớn có nhiều khả năng đòi hỏi mức

độ công bổ thông tin cao của khách hàng Dumontier và Raffoumier [21] thì

nhận thấy rằng, vì lợi ích và vì danh tiếng, các DN kiểm tốn lớn ln muốn

khách hàng của họ phải tuân theo các chuẩn mục kế toán phức tạp

Điều này cũng liên quan đến thực tế là các DN kiểm toán quốc tế càng

lớn thì càng có kiến thức về các chuẩn mực qu¿ ;à do đó chỉ phí thực hiện

và kiểm toán cho khách hàng là cao hơn so với các DN kiểm toán nhỏ hơn

Kiểm toán được cho là để giảm chỉ phí đại diện [28] và như vậy các DN

có chỉ phí đại diện cao có xu hướng ký hợp đồng với các DN kiểm toán lớn, chất lượng cao

1.3.12 Ngành công nghiệp

Mối quan hệ giữa ngành công nghiệp và công bố thông tin có thể được giải thích bằng lý thuyết chi phi chính trị Watts và Zimmerman [49] lập luận

Trang 37

28

Chỉ phí sở hữu cũng khác nhau theo ngành công nghiệp

sản xuất như nhau có

Ngoài ra, các DN trong cùng ngành có các lợi

mức độ công bố thông tin như các DN khác trong cùng ngành để tránh bị đánh giá tiêu cực của thị trường (áp lực cạnh tranh) Lập luận này là phù hợp ý thuyết tín hiệu Lý thuyết về tính hợp pháp và lý thuyết về thể chế cũng có thể hỗ trợ cho giả thuyết này bởi vì một số ngành công nghiệp có áp lực thể chế cao hơn so với những ngành khác với

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Công bồ thông tin DN trên TTCK được hiểu là hoạt động của các chủ

thể có thắm quy DN và

hoạt động của DN

Không có một lý thuyết duy nhất dé giải thích cho việc công bố thông

trong DN nhằm công bố các thông tin liên quan

tin của các DN mà thay vào đó là một số các lý thuyết khác nhau: như lý thuyết đại diện, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết chỉ phí chính trị, lý thuyết chỉ phí

sở hữu, lý thuyết tính hợp pháp và lý thuyết về thể chế

Từ các lý thuyết trên cùng với một số nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước, có thể khái quát một số các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin DN như sau:

thân ánh tỉnh hình tải

~ Các nhân tố bên trong DN gồm các nhân

chính của DN (quy mô DN, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, đòn bẩy tài chính, tài sản thế chấp), cá: điểm hội đồng quản trị, sức mạnh (srrengrh) của kiểm soát nội bộ) và các c nhân tố thuộc quản trị DN (cơ cấu sở hữu, đặc

nhân tố khác (thời gian hoat dong, tinh quéc té (multinationality))

~ Các nhân tổ bên ngoài DN gồm quy mô DN kiểm toán độc lập, ngành

Trang 38

29 CHUONG 2

THIET KE NGHIEN CUU

2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÈ 1

CÔNG NGHIỆP VLXD

2.1.1 TTCK Việt Nam «a Sơ lược lịch sử hình thành

Thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế thị trường, ngay từ

đầu những năm 1990, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà

nước nghiên cứu để án xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam Trên cơ sở khuyến nghị của hai đề án, năm 1994, Chính phủ đã thành lập ban chỉ đạo soạn thảo Pháp lệnh về TTCK gồm đại diện của Bộ tài chính, Bộ tư pháp và

K VIỆT NAM VÀ NGÀNH

Ngan hang Nha nude để soạn thảo một số văn bản pháp quy có liên quan

đến hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường

Một năm sau, ngày 20/6/1995, Chính phủ đã ra Quyết định số 361/QĐ- TTg, thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK, giúp Chính phủ chỉ đạo việc

chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho công tác tổ chức TTCK ở Việt Nam Tuy nhiên, tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng cho TTCK Việt Nam chỉ

được diy nhanh khi Nghị định số 75/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành vào ngày 28/11/1996 về việc thành lập UBCK Nhà nude (SSC), la eo quan

trực thuộc Chính phủ trực tiếp thực hiện chức năng tổ chức và quản lý nhà

nước về chứng khoán và TTCK

Ngày 11/7/1998, với Nghị định số 48/NĐ-CP của Chính phủ về Chứng

khoán và TTCK cùng Quyết định số 127/QĐ-TTg do Thủ tướng chính phủ ký ban hành về việc thành lập hai Trung tâm Giao dịch Chứng khoán tại thành

Trang 39

30

Hai nim sau, vào ngày 28/07/2000, phiên giao dịch đầu tiên với hai mã

cỗ phiếu niêm yết là REE và SAM da ct

ñ thức được tổ chức tại Trung tâm

Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, đánh dấu một bước ngoặt

lịch sử của TTCK Việt Nam

Ngày 08/03/2005, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được

chính thức khai trương và di vào hoạt động với việc tổ chức đầu giá cỗ phần

hóa DN nhà nước đầu tiên là Nhà máy Thiết bị Bưu điện Sau thời điểm này,

việc đấu giá cỗ phần hóa DN nhà nước qua sàn giao dịch chứng khoán được

triển khai trên điện rộng tại hai Trung tâm Giao dịch Chứng khoán của Việt

Nam và thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của công chúng đầu tư

Ngày 11/5/2007, Quyết định số 559/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ 'ban hành đã chính thức chuyển Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh thành Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

(Hose)

'Và ngày 02/01/2009, với Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg do Thủ tướng

chính phủ ký, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cũng đã chính thức được chuyển thành Sở Giao dich Chứng khoán Hà Nội (HNX), hoạt động

theo mô hình Công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước

Kế từ đó đến nay, TTCK Việt Nam đã tổn tại và phát triển cùng với

những thăng trầm vốn có của nó, đồng thời cũng đã từng bước khẳng định vai trò là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, bổ sung cho

hệ thống ngân hàng

5, Tầng quan TTCK Việt Nam năm 2012

TICK Vigt Nam trong năm 2012 biến động khá mạnh Ngay từ những, tháng đầu năm, thị trường đã bứt phá mạnh mẽ nhờ sự hỗ trợ của các thông, tin tich cực như: chính sách thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý TTCK

Trang 40

3

9%/năm, sự ra đời của chỉ số VN30 và kéo dài thời gian giao dịch sang buổi

chiều Chỉ trong vòng năm tháng đầu năm, VN-Index đã tăng gần 40%,

HINX-Index tang 44% so với cuối nam 2011, đưa TTCK Việt Nam trở thành

một trong những thị trường có mức tăng ấn tượng trên thể giới

Tuy nhiên, sang đến tháng 6/2012, khi những bắt ổn kinh tế phát sinh,

niềm tin của giới đầu tư bị lung lay mạnh, chứng khoán Việt Nam rơi vào giai

đoạn khó khăn Đinh điểm là trong tháng 8/2012, sau biến cố liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên, cổ phiếu ngành ngân hàng liên tục ép sàn đẩy thị trường lao dốc không phanh Chỉ trong vòng 6 ngày sau biến cố, chỉ số giá

chứng khoán trên HOSE giảm tới 11,8% và trên sản Hà Nội giảm tới 15,4%

Da giảm điểm kéo dài trong suốt hai tháng sau đó đây TTCK vào thời kỳ đen tối nhất kể từ khi ra đời Những tháng cuối năm, tuy không còn tình trạng lao đốc nhưng thị trường lình xình với đa phần giao dịch ở mức giá tham chiếu và

thanh khoản thấp, thậm chí có những phiên trong tháng 11/2012, tổng giá trị giao dịch trên cả hai sản cũng chỉ ở mức khoảng 300 tỷ đồng

Nhin chung, trong năm 2012, mặc dù đã có những điểm sáng kinh tế

được ghi nhận như lạm phát khá thắp, tý giá ôn định, lãi suất giảm, xuất khẩu tăng mạnh và thặng dư cán cân thương mại, song xu thể thoái vốn của các tập

đồn, tổng cơng ty cộng với vấn đề tái cơ cấu không chỉ ở các tổ chức tín

dụng mà cả ở các DN nhà nước, cho thấy TTCK Việt Nam vẫn còn khá nhiều

bắt ôn

Sau đây là những con số mà UBCK tổng kết năm 2012:

- 438 DN giảm lợi nhuận

“Thống kê của UBCK cho thay, 9 tháng đầu năm 2012, toàn thị trường có

tới 143 DN bị lỗ, tăng 1,7 lần so với cùng kỳ năm 201 1 Đặc biệt, có tới 438 DN có lợi nhuận sụt giảm so với năm trước, khiến chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời trên

Ngày đăng: 30/09/2022, 11:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN