1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh .doc

85 746 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 536,5 KB

Nội dung

Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh .doc

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

doanh vận tải lương thực"

Giáo viên hướng

dẫn : Phạm Ngọc Kiểm

Trang 2

Sinh viên thực hiện : Hoàng Vĩnh Nam

Lớp : Thống kê 39A Niên khoá : 1997 - 2001

HÀ NỘI 2001

LỜI NÓI ĐẦU

Từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tếthị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước , nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiềukhởi sắc đáng mừng Trong cơ chế thị trường, mọi thành phần kinh tế đều có quyềntham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh và tự do cạnh tranh trong khuôn khổpháp luật cho phép Để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi, giúp cho doanh nghiệp đứngvững và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự đổi mới phù hợp với sự pháttriển chung của xã hội và phải tự vươn lên, tự khẳng định mình Chỉ có nhữngdoanh nghiệp tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh của mình một cách hiệu quả thìmới có thể tồn tại và phát triển Vì thế hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề

vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp Không doanh nghiệp nào hoạt độnglại không tính đến hiệu quả kinh doanh

Trang 3

Vì vậy, trong thời gian thực tập tại công ty kinh doanh vận tải lương thực,

em đã chọn vấn đề " sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quảsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp" làm đề tài thực tập

Nội dung đề tài gồm 3 chương không kể lời nói đầu và kết luận

Chương I : những vấn đề lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương II : xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương III : vận dụng hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thôngs

kê để đánh giá, phân tích hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh ở công ty kinh doanh vận tải lương thực.

CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SẢN

XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.

I.Khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế đã và đang được nhiềudoanh nghiệp quan tâm đến Khi bàn về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, các nhà kinh tế đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau

Trang 4

-Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ratức là giá trị sử dụng của nó : hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sauquá trình kinh doanh.

Quan điểm này lẫn lộn giữa hiệu quả với kết quả sản xuất kinh doanh, giữahiệu quả với mục tiêu kinh doanh

-Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế được phản ánh quanhịp độ tăng và các chỉ tiêu kinh tế

Quan điểm này là phiến diện trên giác độ biến động theo thời gian

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế quan trọng biểu hiện quan

hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt được với chi phínguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả kinh doanh đó

Từ nhận xét về các khái niệm của hiệu quả sản xuất kinh doanh ở trên, ta cómột khái niệm tổng hợp và bao quát hơn :

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của

sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực vàtrình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mụctiêu kinh doanh

* Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của sản xuất kinh doanh :

+ Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp :

Thị trường là nơi diễn ra mọi hoạt động giao dịch buôn bán, là nơi xuất hiệncác cuộc cạnh tranh găy gắt cả về giá cả, chất lượng mẫu mã, quy cách, chủngloại sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát

Trang 5

triển cần chiếm lĩnh được thị trường Đó là yếu tố quyết định cũng là yếu tố phảnánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thị trường đầu vào ảnh hưởng tới tính liên tục và tính hiệu quả sản xuất Nóảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung ứng cho thị trường đầu ra của doanhnghiệp

Thị trường đầu ra của doanh nghiệp quyết định quá trình tái sản xuất mởrộng và hiệu quả kinh doanh Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp đạt hiệu quả cao đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu thị trường,thị hiếu khách hàng và khả năng của bản thân doanh nghiệp đối với các yếu tố đầuvào cảu sản xuất

+ Nhân tố con người :

Nhân tố con người trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai tròcực kỳ quan trọng vì con người là chủ thể quả quá trình sản xuất kinh doanh, trựctiếp tham giá vào hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó nhân tố con người ảnhhưởng trực tiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh

Do nhân tố con người có tầm quan trọng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có kếhoạch đào tạo tay nghề cho lao động, đảm bảo quyền làm chủ của mỗi cá nhân,chăm lo tới đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân viên, đồng thời có hìnhthức thưởng phạt hợp lý nhằm khuyến khích người lao động có ý thức trách nhiệm,tâm huyết với doanh nghiệp và từ đó luôn sẵn sàng làm việc hết khả năng

+ Nhân tố về quản lý :

Trang 6

Bộ máy quản lý gọn nhẹ hoạt động có hiệu quả cao sẽ cho phép doanhnghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố vật chát của quá trình sản xuất kinhdoanh, giúp lãnh đạo doanh nghiệp đề ra những quyết định chỉ đạo kinh doanhchính xác, kịp thời và nắm bắt được thời cơ Để quản lý tốt, doanh nghiệp phải cóđội ngũ cán bộ quản lý nhanh nhạy, nhiệt tình và có kinh nghiệm.

+ Nhân tố về kỹ thuật và công nghệ :

Kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh Nó cho phép doanh nghiệp nâng cao năng xuất chất lượng, hạ giá thành sảnphẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

* Những biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh :

Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, ta so sánh kết quả đầu ra và chiphí đầu vào của một quá trình

Ta có :

H = Q = Kết quả đầu ra

C Chi phí đầu vào

Muốn tăng H thường có những biện pháp sau :

-Thứ nhất : giảm đầu vào, đầu ra không đổi

-Thứ hai : giữ nguyên đầu vào , tăng đầu ra

-Thứ ba : giảm đầu vào, tăng đầu ra

Trang 7

-Thứ tư : tăng đầu vào, tăng đầu ra nhưng tốc độ tăng đầu ra lớn hơn tốc độtăng đầu vào.

Thực tế cho thấy, đất nước ta đang chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quanliêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước đã cónhiều đổi sắc về mọi mặt của đời sống xã hội Song quá trình quản lý điều hành sảnxuất còn bất hợp lý dẫn đến việc sử dụng lãng phí các nguồn lực làm giảm hiệu quảsản xuất kinh doanh Hiện nay có hai biện pháp chủ yếu được các doanh nghiệpchú ý quan tâm đó là biện pháp thứ hai và biện pháp thứ tư Trong sự cạnh tranhgăy gắt của nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn đứng vững và đi lên đòi hỏiphải thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm Nhưng để sản phẩm đápứng được nhu cầu thị trường và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp thì doanhnghiệp phải xem xét việc quyết định sản xuất sản phẩm đó có tối ưu không

Vì vậy, để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp cần chú ý các vấn

đề sau :

-Nghiên cứu nắm bắt thị trường

-Chuẩn bị tốt các điều kiện, yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinhdoanh

-Nâng cao tay nghề cho người lao động

-Mạnh dạn chủ động đưa tiến bộ khoa học cộng nghệ vào sản xuất

-Nâng cao trình độ quản lý của doanh nghiệp

-Xác định mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp

-Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức cho hợp lý

Trang 8

II Các quan điểm cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sựdụng lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được những kết quả cao nhất với chi phíthấp nhất

Để thực hiện nhiệm vụ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đòi hỏi mỗidoanh nghiệp phải nghiên cứu và nhận thức một cách đầy đủ bản chất và các quanđiểm đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Từ việc đánh giá đúng hiệu quả, chophép doanh nghiệp phát hiện khả năng và tìm đúng biện pháp để nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh

Thứ nhất cần phân biệt kết quả với hiệu quả

Hiệu quả sản xuất kinh doanh được xây dựng bằng cách so sánh giữa đầuvào và đầu ra, so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được

Kết quả sản xuất kinh doanh là những sản phẩm được con người tạo ra trongquá trình sản xuất và mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội

Thứ hai, phân biệt hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội

Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ sosánh giữa kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được với chi phí bỏ ra để đạt đượckết quả đó

Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp còn thể hiện ở đóng góp của doanh nghiệpvào việc đạt mục tiêu kinh tế xã hội của toàn bộ nền kinh tế quốc dân như đóng gópvào ngân sách, vào sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm

Trang 9

Hiệu quả kinh tế là tiền đề vật chất của hiệu quả xã hội Nếu hiệu quả kinh tếcủa doanh nghiệp giảm tức là doanh nghiệp mất đi khả năng cạnh tranh thiếu sứcsống và trở thành gánh nặng cho nhà nước Vì thế doanh nghiệp không thể đạtđược mục tiêu xã hội.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh liên quan đến nhiều yếu tố và phản ánh trình

độ lợi dụng các yếu tố đó Khi đánh giá hiệu quả của sản xuất kinh doanh cần chú

ý các quan điểm sau :

1.Bảo đảm sự thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị và sản xuất kinh doanhtrong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

2.Bảm đảm sự kết hợp hài hoà giữa các lợi ích : lợi ích xã hội, lợi ích tập thể,lợi ích người lao động

3.Đảm bảo tính thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.4.Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàndiện cả về thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung toàn bộnền kinh tế

III.Ý nghĩa, nhiệm vụ của thống kê hiệu quả của sản xuất kinh doanh :

1 Ý nghĩa của thống kê hiệu quả của sản xuất kinh doanh :

Năm 2000 là năm đánh dấu bước thành công của nền kinh tế trên con đườngcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế

Đất nước dần vượt qua tìn trạng tụt hậu và kém phát triển, đã nâng cao mứcsống dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho đất nước phát triển cùng với các nước tiên

Trang 10

tiến trên thế giới Những nguyên nhân khắc phục những hạn chế của nền kinh tế đó

là do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả

Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là một phạm trù kinh tế quan trọng biểuhiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế mà xã hội đạt được với chi phí bỏ ra để

có được kết quả đó

Trong giới hạn các doanh nghiệp thì hiệu quả sản xuất kinh doanh được xem

là vấn đề sống còn của doanh nghiệp Vì vậy vai trò của thống kê hiệu quả sản xuất

là rất quan trọng trong việc nghiên cứu, đánh giá, phân tích hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Khi phấn đấu đạt được hiệu quả cao trong nền kinh tế quốc dân có ý nghĩarất lớn, biểu hiện :

-Tận dụng và tiết kiệm nguồn lực hiện có

-Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là yếu tố thúc đẩy tiến bộ khoa học

Trang 11

một trong những yêu cầu khách quan trong tất cả hình thái kinh tế xã hội Nâng caohiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội ngày càng có ý nghĩa đặc biệt trong một sốđiều kiện nhất định: Khi khả năng phát triển nền sản xuất theo chiều rộng (tăngnguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn ) bị hạn chế, khi chuyển sang nềnkinh tế thị trường Tăng hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là một trong nhữngyếu tố làm tăng thêm sức cạnh tranh, cho phép giành lợi thế trong quan hệ kinh tế.

Như trên ta thấy, bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là không ngừngnâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội Đây là hai mặt cóquan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứngcủa nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động và quy luật tiết kiệmthời gian

Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng cácđiều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệmmọi chi phí

Thống kê nghiên cứu hiệu quả sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trongviệc định hướng phát triển của một doanh nghiệp cũng như một quốc gia trong từngthời kỳ Do đó, tuỳ theo yêu cầu từng giai đoạn mà mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc giachọn cho mình một hướng phát triển kinh tế theo chiều rộng hay chiều sâu

Phát triển kinh tế heo chiều rộng tức là phát huy mọi nguồn lực vào sản xuất,tăng thêm vốn, bổ sung lao động và kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề,xây dựng thêm nhiều xí nghiệp, tạo ra nhiều mặt hàng mới Phát triển kinh tế theochiều rộng áp dụng chủ yếu cho thời kỳ đầu của sự phát triển

Trang 12

Phát triển kinh tế theo chiều sâu là đẩy mạnh cách mạng khoa học công nghệvào sản xuất, tiến nhanh lên hiện đại hoá, tăng cường chuyên môn hoá và hợp táchoá, nâng cao cường độ sử dụng các nguồn lực, chú trọng lượng sản phẩm và dịch

vụ Phát triển kinh tế theo chiều sâu được áp dụng trong giai đoạn phát triển

Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc chú trọng phát triển kinh tế theo chiềurộng là chủ yếu Bởi vì đất nước ta đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển Dovậy rất cần các yếu tố phát triển như vốn, lao động và kỹ thuật nhằm tạo ra cơ sởvật chất kỹ thuật tốt tạo đà cho phát triển Tuy nhiên nước ta cũng cần chú trọngngày càng nhiều hơn tới phát triển kinh tế theo chiều sâu vì mục tiêu phát triển lâudài của đất nước

Nghiên cứu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh giúp cho các nhà quản lýkinh tế hiểu sâu hơn về các mặt hoạt động của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra cơchế điều hành đảm bảo tạo ra kết quả, hiệu quả cao nhất của mọi quá trình, mọi giaiđoạn Vì hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo chất lượng, phản ánh trình độ tổchức quản lý kinh doanh và sự sống còn của mỗi doanh nghiệp

2.Nhiệm vụ của thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh :

-Thu thập thông tin ban đầu một cách đầy đủ, các thông tin đó là : GO, VA,

IC, doanh thu, lợi nhuận, lao động mình quân, vốn đầu tư, vốn sản xuất kinh doanh

-Xây dựng hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

-Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu được xây dựng, ta tính toán tổng hợp các chỉtiêu

Trang 13

-Đánh giá chung và phân tích chi tiết tình hình hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.

-Dự báo về hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời kỳ tới và đề xuất nhữngkiến nghị, biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

CHƯƠNG II : XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT

KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP.

I.Mục tiêu, yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu :

Cùng với sự mở cửa nền kinh tế là sự thay đổi lớn lao trong tư duy kinh tếcủa nhà nước, mọi thành phần kinh tế đều có điều kiện tham gia vào hoạt động sảnxuất kinh doanh Họ hoạt động với phương thức tự chủ về tài chính và tự thực hiệnhạch toán thu chi Do đó hệ thống chỉ tiêu đánh giá cũ không còn hợp lý, đòi hỏiphải có sự thay đổi trong hệ thống chỉ tiêu nói chung và thống kê hiệu quả sản xuấtkinh doanh nói riêng

Trang 14

Hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh phải đảm bảo baoquát được mọi mặt của các yếu tố cấu thành hiệu quả, phải mang lại tính tổng hợpbao gồm các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận và phản ánh các khía cạnh khác nhau củahiệu quả nói chung.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh cần bảo đảm cácyêu cầu sau

-Số lượng các chỉ tiêu phải đủ lớn để bao quát hết những mặt cơ bản có liênquan đến hiệu quả chung

-Các chỉ tiêu được chọn phải là những chỉ tiêu đặc trưng nhất, đồng thời phảiphản ánh và phân tích được mối quan hệ tồn tại khách quan giữa các mặt, các bộphận

-Các chỉ tiêu được chọn phải đảm bảo có nội dung, phạm vi và đơn vị tínhphù hợp với yêu cầu đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu hiệu quả, lợi nhuận cảudoanh nghiệp

-Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh được chia làm haiphần : Hiệu quả sử dụng nguồn lực và hiệu quả chi phí thường xuyên, trong đó mỗiloại lại bao gồm hiệu quả toàn phần và hiệu quả cận biên

-Bảo đảm và phát triển được vốn kinh doanh, trícha khấu hao tài sản cố địnhtheo đúng quy định của chế độ hiện hành

-Kinh doanh có lãi, nộp đủ tiền thu sử dụng vốn và lập đủ các quỹ doanhnghiệp : dự phòng tài chính, trợ cấp mất việc làm cho người lao động, đầu tư pháttriển, khen thưởng, phúc lợi

Trang 15

-Trả đầy đủ các khoản nợ đến hạn.

-Nộp đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động theo quyđịnh

-Nộp đủ các khoản thuế theo quy định

-Trả lương cho người lao động tối thiểu phải bằng mức lương bình quân củacác doanh nghiệp trên địa bàn

II.Xác định hệ thống chỉ tiêu và một số phương pháp thống kê để đánh giá và phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.Công thưc tổng quát xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đốicường độ phản ánh mối quan hệ so sánh giữa đầu vào (chi phí kinh tế: C) và đầu ra(kết quả kinh tế: Q) Quan hệ so sánh đó được xác lập theo phương pháp ma trận,tức là nếu có M chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế Q và N chỉ tiêu phản ánh chi phíkinh tế C thì ta có 2 x M x N chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh, trong

đó có ít nhất M x N chỉ tiêu có ý nghĩa

Để phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh ta xác lập hai loại chỉ tiêu :

a.Dạng thuận : Kết quả kinh tế Q

Chi phí kinh tế C

Chỉ tiêu H biểu thị mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn vịđàu ra

Trang 16

Chỉ tiêu H được dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồnlực hay chi phí thường xuyên đến kết quả kinh tế.

2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế (Q) và chi phí kinh tế (C): 2.1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế (Q) :

Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm mang lạilợi ích tiêu dùng xã hội được thể hiện là sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm dịch vụ.Những sản phẩm này phải phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh của tiêudùng xã hội Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được biểu thị bằng cácchỉ tiêu hiện vật và các chỉ tiêu giá trị Kết quả kinh doanh có liên quan trực tiếpđến hiệu quả kinh doanh, phân tích kết quả cùng với phân tích điều kiện sản xuấtkinh doanh giúp ta đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh Vì thế việc phântích kết quả sản xuất kinh doanh là vô cùng quan trọng và cần thiết

a.Các chỉ tiêu tính bằng đơn vị hiện vật :

-Nửa thành phẩm là chỉ tiêu theo dõi kết quả sản xuất của một sản phẩmhoặc một chi tiết sản phẩm Nửa thành phẩm là kết quả sản xuất đã qua chế biến ở

Trang 17

một hoặc một số giai đoạn công nghệ nhưng chưa qua chế biến ở công nghệ giaiđoạn cuối cùng trong quy trình công nghệ chế biến sản phẩm.

-Chỉ tiêu sản phẩm hoàn thành ( thành phẩm ) là những sản phẩm đã qua chếbiến ở tất cả các giai đoạn công nghệ cần thiết trong quy trình chế tạo công nghệsản phẩm và đã hoàn thành việc chế biến ở giai đoạn cuối cùng, đã qua kiểm tra vàđạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

-Chỉ tiêu sản phẩm quy ước (Tính theo sản phẩm tiêu chuẩn) phản ánh lượngsản phẩm tính đổi từ các lượng sản phẩm cùng tên nhưng khác nhau về mức độphẩm chất và quy cách Sản phẩm quy ước được tính theo công thức :

Lượng sản phẩm quy ước = (Lượng sản phẩm hiện vật loại i x hệ số tính đổi)

b.Các chỉ tiêu tính bằng đơn vị tiền tệ.

*Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất (GO)

-Khái niệm : tổng giá trị sản xuất là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụđược tạo ra trong một thời kỳ nhất định của doanh nghiệp, thường tính cho mộtnăm

Tổng giá trị sản xuất bao gồm : giá trị những sản phẩm vật chất và giátrị những hoạt động dịch vụ phi vật chất

Mỗi doanh nghiệp thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực, vì vậy đểtính tổng giá trị sản xuất của doanh nghiệp, thống kê cần tính ra giá trị sản xuất củatừng loại hoạt động của doanh nghiệp, sau đó tổng hợp lại mới có chỉ tiêu tổng giátrị sản xuất

Trang 18

Chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất phản ánh quy mô kết quả hoạt động sảnxuất của doanh nghiệp trong thời kỳ nghiên cứu, chỉ tiêu này biểu hiện thành tựuhoặc kết quả của tập thể lao động của một doanh nghiệp Theo hệ thống tài khoảnquốc gia (SNA), GO được xác định theo phương pháp xí nghiệp, phương phápngành, phương pháp nền kinh tế quốc dân Để xác định GO của một doanh nghiệp,trong thống kê sử dụng phương pháp xí nghiệp, GO của doanh nghiệp công nghiệplàm cơ sở để xác định GO của ngành và của nền kinh tế quốc dân.

-Nội dung kinh tế : tuỳ từng điều kiện của mỗi doanh nghiệp có thểtìm GO theo hai loại giá :

+Chỉ tiêu GO theo giá so sánh ( cố định ) bao gồm :

Giá trị thành phẩm bằng nguyên vật liệu của xí nghiệpgồm cả thành phẩm bán ra ngoài, tồn kho và gửi bán

Giá trị thành phẩm bằng nguyên vật liệu của khách hàng.Giá trị phế liệu, phế phẩm, thứ phẩm thu hồi đã tiêu thụđược

Giá trị dịch vụ công nghiệp đã hoàn thành cho bên ngoàinhư (Sửa chữa máy móc thiết bị, phưng tiện vận tải cho khách hàng)

Những chênh lệch giữa cuối kỳ và đầu kỳ của sản phẩmtrung gian (sản phẩm dở dang và nửa thành phẩm)

Giá trị cho thuê máy móc thiết bị+Chỉ tiêu GO theo giá hiện hành bao gồm :

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính

Trang 19

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm phụDoanh thu bán phế liệu phế phẩm trong kỳDoanh thu cho thuê máy móc thiết bị trong kỳDoanh thu do chênh lệch cuối và đầu kỳ thành phẩm tồnkho.

Chênh lệch giữa cuối và đầu kỳ thành phẩm gửi bán.Chênh lệch giữa cuối và đầu kỳ sản phẩm trung gian.Giá trị công việc dịch vụ công nghiệp

-Ý nghĩa : chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất được sử dụng để tính toán hàngloạt các chỉ tiêu kinh tế khác như (năng suất lao động giá thành, hiệu năng sử dụnglao động )

*Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA) :

-Khái niệm : giá trị gia tăng ;là một chỉ tiêu tổng hợp tính bằng tiềnbiểu hiện phần giá trị do hai yếu tố tích cực của sản xuất tạo ra là lao động và tưliệu lao động Chỉ tiêu phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của các hoạt động sảnxuất và dịch vụ được tạo ra ở doanh nghiệp đó trong một thời kỳ nhất định ( thường

là 1 năm )

-Nội dung kinh tế : chỉ tiêu giá trị gia tăng xét theo yếu tố bao gồm

+Thu nhập của người lao động ( TNI của người lao động ) baogồm các khoản sau :

Tiền lương, tiền công

Tiền thưởng có liên quan đến sản xuất kinh doanh

Trang 20

Các khoản trích nộp bảo hiểm y tế mà doanh nghiệptrích trả thay cho người lao động.

Các khoản trợ cấp mà doanh nghiệp hoặc cơ quan bảohiểm trả theo lương do bị ốm, trợ cấp khó khăn

Chi phí đi du lịch lấy từ kết quả sản xuất kinh doanh.Tiền phụ cấp công tác phí

+Khấu hao tài sản cố định : giá trị khấu hao tài sản cố định phátsinh trong năm được coi là một bộ phận giá trị gia tăng của doanh nghiệp

+Thuế sản xuất bao gồm tất cả các loại thuế đánh vào sản xuấtnhư thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu

+Lãi (lỗ) của doanh nghiệp : đây là phần lãi gộp mà doanhnghiệp thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh

-Ý nghĩa : chỉ tiêu giá trị gia tăng phản ánh tổng hợp toàn bộ thành quảcủa đơn vị trong một thời gian nhất định Nó là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện táisản xuất mở rộng, cải thiện đời sống người lao động và là cơ sở để tính thuế VATthay cho thuế doanh thu

Thuế doanh thu đánh vào doanh thu của doanh nghiệp ảnh hưởng đếnkết quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của doanh nghiệp

Thuế VAT là thuế gián thu, người tiêu dùng phải chịu nhưng lại thôngqua kết quả sản xuất của doanh nghiệp nên không ảnh hưởng đến kết quả sản xuấtkinh doanh và thu nhập của doanh nghiệp

Trang 21

Chỉ tiêu VA được tính theo phương pháp SNA, là một bộ phận của giátrị sản xuất của doanh nghiệp, là cơ sở để tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vàtổng sản phẩm quốc dân (GNP) của nền kinh tế quốc dân Nó phản ánh phần giá trịmới sáng tạo ra của từng doanh nghiệp đóng góp vào chỉ tiêu chung của nền kinhtế.

*Chỉ tiêu doanh thu:

-Khái niệm : doanh thu là chỉ tiêu tổng hợp tính bằng tiền bao gồm toàn bộgiá trị sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiêu thụ và thu tiền về trong một thời kỳ dướidạng tiền mặt hay thông qua chuyển khoản ở ngân hàng

-Nội dung kinh tế : chỉ tiêu doanh thu được tính theo giá hiện hành bao gồm :

+Giá trị sản phẩm vật chất và các dịch vụ đã hoàn thành được tiêu thụngay trong kỳ báo cáo

+Giá trị sản phẩm vật chất hoàn thành trong các kỳ trước tiêu thụ đượctrong kỳ báo cáo

+giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ hoàn thành đã giao cho ngườimua trong kỳ trước và nhận được thanh toán trong kỳ báo cáo

-Mức độ khác : doanh thu thuần là tổng doanh thu bán hàng đã trừ các khoảngiảm trừ như thuế, thuế sản xuất, giảm giá hàng, các khoản đền bù sửa chữa hàng

hư hỏng còn trong thời gian bảo hành

Doanh thu thuần là chỉ tiêu dùng để tính lãi lỗ kinh doanh của doanh nghiệptrong kỳ báo cáo

Trang 22

-Ý nghĩa : doanh thu là chỉ tiêu dùng để đánh giá quan hệ 5tài chính, xácđịnh lỗ lãi hiệu quả kinh doanh, đồng thời đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và xácđịnh số vốn đã thu hồi Chỉ tiêu này có tác dụng khuyến khích chẳng những ở khâusản xuất tăng thêm số lượng, chất lượng mà còn cả ở khâu tiêu thụ.

*Chỉ tiêu lợi nhuận

-Khái niệm : lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất hay giáthành sản phẩm

-Nội dung kinh tế : lãi kinh doanh là phần chênh lệch dương giữa doanh thu

và chi phí bao gồm :

+Lãi thu từ kểt quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và các công việc cótính chất công nghiệp của doanh nghiệp

+Lãi thu từ kết quả hoạt động tài chính

+Lãi thu từ kết quả hoạt động bất thường như : kết quả kinh doanh bị

bỏ xót từ các kỳ trước, kỳ này tìm ra, tiền phạt vi phạm hợp đồng

Trong 3 bộ phận nói trên lãi thu từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhchiếm tỷ trọng lớn nhất

Tổ chức hạch toán doanh nghiệp thường tính các chỉ tiêu lãi sau :

Tổng lãi gộp (LG) là chỉ tiêu lãi chưa trừ đi chi phí quảnt lý doanhnghiệp, hay nói cách khác chỉ tiêu lãi chưa trừ đi các khoản chi phí tiêu thụ

Tổng lãi thuần trước thuế (LT) là chỉ tiêu lãi sau khi đã trừ đi cáckhoản chi phí tiêu thụ

Trang 23

Tổng lãi thuần sau thuế (L) là chỉ tiêu lãi sau khi đã trừ đi thuế thunhập của doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước.

-Ý nghĩa : lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh một trong mục tiêu quan trọng vềkinh doanh và dùng để tính các chỉ tiêu kinh tế như : mức lợi nhuận bình quân mỗilao động, mức doanh lợi cả vốn Lợi nhuận quyết định sự tồn tại và phát triển củadoanh nghiệp

2.2.Nhóm các chỉ tiêu phản ánh chi phí kinh tế (C) :

2.2.1.Chi phí tạo ra nguồn lực :

*Chỉ tiêu vốn đầu tư :

Vốn đầu tư cơ bản là việc bỏ tiền để tiến hành các hoạt động xây dựng cơbản gồm xây dựng mới, xây dựng lại, mở rộng và khôi phục các tài sản cố định củadoanh nghiệp

Để nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư, thống kê tính các chỉ tiêu : thời hạn thuhồi vốn đầu tư, hệ số thu hồi vốn đầu tư, xuất vốn đầu tư, hệ số vốn đầu tư, hệ sốhiệu quả vốn đầu tư Trong đó chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư là quan trọng nhất

*Chỉ tiêu vốn sản xuất kinh doanh : vốn sản xuất kinh doanh là điều kiệnkiên quyết để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn sản xuấtkinh doanh giúp doanh nghiệp hoạt động liên tục, đảm bảo mục tiêu đề ra Quy môcủa doanh nghiệp lớn hay nhỏ cũng phụ thuộc vào vốn sản xuất kinh doanh

-Nếu xét theo nguồn vốn hình thành thì vốn sản xuất kinh doanh được hìnhthành từ các nguồn sau :

+Vốn do ngân sách nhà nước cấp

Trang 24

Vốn cố định là phần giá trị còn lại của tài sản cố định sau khi đã trừ đi phầnkhấu hao.

+Vốn lưu động là một bộ phận thứ hai của vốn sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, là biểu hiện bằng tiền của giá trị tài sản lưu động được sử dụngvào quá trình tái sản xuất Nó chủ yếu giữ chức năng của đối tượng lao động, saukhi hoàn thành một chu kỳ của quá trình sản xuất, đối tượng lao động bị biến đổihoàn toàn về hình thái vật chất và được chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sảnphẩm

*Chỉ tiêu giá trị bình quân của tài sản cố định :

Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, có thời gian sử dụngqua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh

Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Vì thế chủ doanh nghiệp nào chú trọng đầu tư vào đổi mới cơ cấu đầu tư

Trang 25

trang bị kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh sẽ tạo điều kiện giải phóng sức lao độngcủa con người, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và do đó tạođiều kiện cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển Đây

là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với mọi doanh nghiệp Tài sản cố định là chỉ tiêuthời điểm Cho nên để đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản cố định thì cần tínhgiá trị tài sản cố định bình quân dùng vao sản xuất kinh doanh theo kỳ :

Giá trị tài sản đầu kỳ + giá trị tài sản cuối kỳ Giá trị TSCĐBQ trong kỳ () =

2

*Chỉ tiêu giá trị tài sản lưu động bình quân

Tài sản lưu động khác tài sản cố định ở tính chất tái sản xuất và mức độchuyển dịch giá trị của chúng vào sản phẩm Tài sản lưu động tham gia một lần vàoquá trình sản xuất do đó toàn bộ giá trị của nó được chuyển dịch một lần vào giá trịsản phẩm Vì thế tài sản lưu động có tốc độ chu chuyển nhanh hơn, không phảinhiều năm như tài sản cố định mà thông thường thời hạn quay vòng tối đa là mộtnăm Vì vậy trong mỗi vòng quay, khối lượng vốn lưu động không cần nhiều nhưkhối lượng vốn cố định

Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ta tính giá trị bình quân theocông thức : Giá TSLĐ đầu kỳ + Giá trị TSLĐ cuối kỳ

Giá trị TSLĐ bình quân trong kỳ (V) =

Trang 26

+V2+ +

Hoặc Giá trị TSLĐ bình quân trong kỳ =

n-1Trong đó V1, V2, ,Vn là giá trị tài sản lưu động tại các thời điểm thống kêtrong kỳ nghiên cứu

*Chỉ tiêu số lao động bình quân

Số lượng lao động của doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng vì con người làchủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh, mọi quá trình sản xuất kinh doanh đượcthông qua người lao động với những trình độ nhất định về nghề nghiệp, quan điểm,thái độ về kinh tế chính trị xã hội

Số lượng lao động sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ có thể nghiêncứu theo 2 chỉ tiêu : Số lượng lao động hiện có và số lượng lao động bình quân

-Số lượng lao động hiện có của doanh nghiệp là những người lao động đã ghitên vào danh sách lao động của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý và sử dụngsức lao động, trả thù lao lao động theo hợp đồng đã thoả thuận giữa người lao độngvới chủ doanh nghiệp

-Số lượng lao động bình quân của doanh nghiệp được tính theo công thức :

TĐK+TCK

T = 2Hoặc T = (Công thức trang 18 )

Trang 27

TĐK : là số lao động tại thời điểm đầu kỳ nghiên cứu.

TCK : là số lao động tại thời điểm cuối kù nghiên cứu

Ti : là số lao động có ở ngày thứ i trong kỳ nghiên cứu

ni : là số lao động có ở ngày thứ i trong kỳ nghiên cứu

2.2.2.Chi phí sử dụng nguồn lực.

Đó là sự tiêu hao và chi phí các yếu tố sản xuất theo không gian và thời gianđược gọi là chi phí thường xuyên, được phản ánh qua các chỉ tiêu :

-Tổng giá thành

-Chi phí trung gian

-Tổng số thời gian của lao động

3.Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu kếtquả kinh tế thường là giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm, doanh thu, lợi nhuận Có 2chỉ tiêu kết quả cần phải xem xét khi tính các chỉ tiêu hiệu quả đó là : giá trị sảnxuất và giá trị tăng thêm

Đối với chỉ tiêu hiệu quả kinh tế nguồn lực sản xuất thì kết quả kinh tế là chỉtiêu giá trị tăng thêm Bởi nếu sử dụng chỉ tiêu giá trị sản xuất để xác định hiệu quảkinh tế nguồn lực dẫn đến vi phạm nguyên tắc so sánh vì nguồn lực sản xuất khôngbao hàm tính trùng chi phí lao động quá khứ, còn giá trị sản xuất bao gồm yếu tốnày Mặt khác việc sử dụng giá trị sản xuất để xác định hiệu quả kinh tế nguồn lựckhông phản ánh được ảnh hưởng của tiết kiệm hao phí, lao động quá khứ (IC) Đại

Trang 28

lượng này không phản ánh cả trong đại lượng kết quả kinh tế và nguồn lực sảnxuất Còn chỉ tiêu giá trị tăng thêm so sánh được với chỉ tiêu nguồn lực sản xuất Vìchỉ tiêu (VA) không gồm tính trùng hao phí lao động quá khứ, đồng thời phản ánhđược ảnh hưởng của tiết kiệm chi phí lao động quá khứ (IC).

Đối với chỉ tiêu hiệu quả kinh tế chi phí thường xuyên thì kết quả kinh tế làchỉ tiêu giá trị sản xuất Bởi vì chi phí thường xuyên gồm cả chi phí lao động vậthoá và bao gồm tính trùng yếu tố này Tiết kiệm lao động vật hoá làm giảm chipơhí thường xuyên và do vậy làm tăng chỉ tiêu hiệu quả tính được Chỉ tiêu (VA)

về cơ bản không gồm yếu tố chi phí lao động vật hoá, khi tiết kiệm chi phí trunggian làm tăng (VA) do vậy sẽ làm tăng chỉ tiêu hiệu quả tính được, nếu chọn chỉtiêu này làm kết quả kinh tế đem ra so sánh thì ảnh hưởng tiết kiệm lao động quákhứ được tính đến hai lần : một lần ở chỉ tiêu chi phí, và một lần ở chỉ tiêu kết quả.Chi tiêu (GO) tính toàn bộ giá trị sản phẩm trong đó gồm toàn bộ chi phí lao độngvật hoá Nếu chỉ tiêu giá trị sản xuất đảm bảo nguyên tắc so sánh được với chi phíthường xuyên

3.1.Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động :

*Chỉ tiêu về mức năng suất lao động

W =

TTrong đó

Trang 29

Q : là các chỉ tiêu GO, VA, giá trị sản lượng hàng hoá, mức lưu chuyểnhàng hoá, doanh thu Ngoài ra nó còn được tính với đơn vị hiện vật và hiện vật quyước.

T : thường là các chỉ tiêu : tổng số giờ làm việc thực tế (TGC), tổng số ngàylàm việc thực tế (TNC) và tổng số công nhân hiện có bình quân

Như vậy, tuỳ theo cách tính mức năng suất lao động với cặp chỉ tiêu phảnánh Q và T khác nhau mà ta có :

-Mức năng suất lao động tính bằng đơn vị hiện vật (Whv)

Q (số lượng sản phẩm tạo ra trong kỳ)

Whv =

T-Mức năng suất lao động tính bằng đơn vị tiền tệ (Wtt)

Wn =

Trang 30

Tnc-Mức năng suất lao động bình quân 1 công nhân (Wcn)

Wcn =

T(số công nhân tham gia sản xuất bình quân)-Trường hợp tổng thể bao gồm nhiều bộ phận cùng tham gia sản xuất ta cómức năng suất lao động bình quân chung của tổng thể (W )

*Mức doanh lợi theo lao động :

Công thức: Lợi nhuận Ln

Số lao động BQ T

Trang 31

Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết bình quân mỗi lao động của doanh nghiệp làm rabao nhiêu triệu đồng lợi nhuận trong kỳ.

*Thu nhập bình quân của người lao động :

Nâng cao thu nhập người lao động cũng là tiêu chuẩn để đánh giá doanhnghiệp hoạt động có hiệu quả Tuy nhiên tốc độ tăng thu nhập bình quân phải nhỏhơn tốc độ tăng năng suất lao động thì mới đảm bảo tái sản xuất mở rộng sản xuất

và nâng cao thu nhập của người lao động mới bền vững

3.2.1.Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định

*Chỉ tiêu hiệu suất tài sản cố định (H)

H =

Trong đó:

Q là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh thường dùng GO, VA,Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá (G), Tổng doanh thu thuần (DT)

 là giá trị tài sản cố định bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh

Trang 32

Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng giá trị tài sản cố định đầu tư chosản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng kết quả sản xuất kinhdoanh.

*Chỉ tiêu suất hao phí tài sản cố định (E)

Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng giá trị tài sản cố định bình quânđầu tư cho sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng lợi nhuận

3.2.2.Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản lưu động.

a.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chung tài sản lưu động.

*Chỉ tiêu hiệu suất tài sản lưu động (Hv)

Hv =

Trang 33

VTrong đó :Q là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất : G, DT.

Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng giá trị tài sản xuất lưu động bìnhquân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo được mấy triệu đồng tổngdoanh thu hay tổng doanh thu thuần

*Chỉ tiêu mức doanh lợi tài sản lưu động (Rv)

*Chỉ tiêu mức doanh lợi tổng doanh thu (RG)

Tổng doanh thu G

Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng tổng doanh thu tạo ra trong kỳ thì

có mấy triệu đồng lợi nhuận

*Chỉ tiêu mức doanh lợi tổng doanh thu thuần (RDT)

Tổng doanh thu thuần DT

Trang 34

Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng tổng doanh thu thuần tạo ra trong

kỳ thì có mấy triệu đồng lợi nhuận

b.Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển vốn lưu động.

*Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động (Lv)

Công thức Doanh thu(hay doanh thu thuần) DT(hay G)

Trong đó :N là số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu

Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết thời gian vật chất cần thiết để thực hiện một vòngquay vốn lưu động

*Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động (v)

v = =

Tổng doanh thu thuần(hay tổng doanh thu) DT(hay G)

Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết để tạo ra 1 triệu đồng tổng doanh thu thuần thìcần phải tiêu hao mấy triệu đồng vốn lưu động

Trang 35

*Chỉ tiêu số vốn lưu động tiết kiệm (hay lãng phí) do tốc độ chu chuyển vốnnhanh hay chậm gây ra (v)

Công thức v = v DT1(hay G1)

DT1(hay G1)Hoặc v = (t1 - t0)

NTrong đó : DT1(hay G1) là tổng doanh thu thuần kỳ nghiên cứu ( hay tổngdoanh thu kỳ nghiên cứu )

t1, t0: độ dài bình quân một vòng quay vốn lưu động kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.3.3.Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh :

Như ta đã biết, kết quả sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu thời kỳ, vốn sản xuấtkinh doanh là chỉ tiêu thời điểm, nên để đảm bảo yêu cầu so sánh được thì vốn sảnxuất kinh doanh phải được tính bình quân

Tổng vốn đầu kỳ + Tổng vốn cuối kỳ

Tổng vốn bình quân (TV) =

2 =Vốn cố định bình quân + vốn lưu động bình quân

*Chỉ tiêu hiệu suất (hay hiệu năng) tổng vốn (HTV)

HTV =

TV

Trang 36

Ý nghĩa : Chỉ tiêu cho biết cứ 1 triệu đồng vốn tham gia vào quá trình sảnxuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng giá trị sản xuất (hay giá trịtăng hoặc tổng doanh thu)

*Chỉ tiêu mức doanh lợi tổng vốn (RTV)

4.1.Phương pháp dây số thời gian :

Phương pháp này dùng để phân tích xu hướng biến động của hiện tượng theothời gian Qua dây số thời gian có thể nghiên cứu đặc điểm về sự biến động củahiện tượng, vạch rõ được xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời dựđoán được hiện tượng trong tương lai

Tuy nhiên trong bài viết này, ta chỉ sử dụng các chỉ tiêu của dây số thời gian

để phân tích sự biến động của hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh

Các chỉ tiêu của dây số thời gian gồm có :

*Mức độ trung bình theo thời gian

*Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối

Trang 37

*Tốc độ phát triển.

*Tốc độ tăng (hoặc giảm)

*Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm)

4.2.Phương pháp chỉ số :

Trong phân tích kinh tế doanh nghiệp, thống kê thường dùng hệ thống chỉ sốtổng hợp Hệ thống chỉ số tổng hợp được dùng để phân tích ảnh hưởng của cácnhân tố cấu thành đối với một hiện tượng phức tạp, cho ta các thông tin mới về sựbiến động của hiện tượng theo sự tác động của các nhân tố cấu thành đó

Như đã biết, các nhân tố hiệu quả có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sảnxuất kinh doanh Vì vậy, thông qua phương pháp chỉ số, ta thấy được việc sử dụngcác yếu tố đầu vào nào là chưa hiệu quả để từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời vận dụng phươngpháp chỉ số để phân tích biến động hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp như phântích biến động của năng suất lao động bình quân do ảnh hưởng của hiệu suất sửdụng vốn và mức trang bị vốn cho lao động

Ta phân tích theo các hướng sau :

Giá trị sản xuất = Mức năng suất lao động bình quân x Số lao động bìnhquân

Doanh thu = Mức doanh thu bình quân x Số lao động bình quân

Lợi nhuận (lãi thuần)= Mức doanh lợi bình quân x Số lao động bình quânhoặc =Mức doanh lợi của vốn sản xuất x Khối lượng vốn

tương ứng kinh doanh từng bộ phận

Trang 38

CHƯƠNG III : VẬN DỤNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY KINH DOANH VẬN TẢI LƯƠNG

THỰC.

I.Khái quát về công ty kinh doanh vận tải Lương thực :

1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty kinh doanh vận tải lương thực là một doanh nghiệp nhà nước thuộcTổng công ty Lương thực miền Bắc do bộ nông nghiệp và phát triển nông thônsáng lập Trụ sở của công ty ở số 9A vĩnh tuy quận Hai Bà Trưng - Hà Nội Công

Trang 39

ty được thành lập theo quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước số 44 NN/TCCB-QĐ ngày 08/01/1993 của bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm.

Số đăng ký kinh doanh : 105865

-Với ngành nghề kinh doanh là:

-Vận tải đường bộ

-Thương nghiệp buôn bán lẻ

-Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

Tiền thân của công ty kinh doanh vận tải lương thực là xí nghiệp V73 đượcthành lập năm 1973 Mục đích thành lập xí nghiệp lúc ấy là giải quyết nhu cầulương thực cho các tỉnh miền núi cao và phục vụ chiến tranh Với nhiệm vụ vậnchuyển lương thực cho các tỉnh miền núi và giải quyết nhu cầu đột suất của HàNội Như vậy nhiệm vụ chính của công ty bấy giờ là vận tải lương thực phục vụngành đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng khi lương thực thực phẩm là đIềukiện cơ bản cho cuộc sống

Đến năm 1985 xí nghiệp V73 được đổi tên thành xí nghiệp vận tải lươngthực nhưng nhiệm vụ thì không có gì thay đổi

Như vậy từ khi thành lập (1973) đến những năm trước đổi mới xí nghiệp vậntải V73 hoạt động theo kế hoạch của nhà nước, nước ta chuyển sang nền kinh tế thịtrường có sự quản lý của nhà nước Bao cấp dẫn được xoá bỏ, tuy nhiên đối với xínghiệp vận tải lương thực I thì công việc vận tải được thực hiện do hàng hoá tậptrung

Trang 40

Đến năm 1989 thì bao cấp được xoá bỏ hoàn toàn dẫn đến tan rã việc vận tảitập trung nên xí nghiệp phải thay đổi, đổi mới Lúc này không còn kế hoạch củanhà nước nên xí nghiệp buộc phải tự vận động Lãnh đạo công ty xác định nhiệm

vụ của công ty vẫn là vận tải nhưng có thể chuyển sang kinh doanh lương thực.Trước mắt để giải quyết khó khăn cho cán bộ công nhân viên, dựa vào kinh nghiệm

có sẵn của mình nên có thẻ mua thóc ở các địa phương Lúc đó miền Nam là vựalúa của cả nước trong khi miền Bắc năng suất lúa chưa cao nên còn sự chênh lệchgiá lúa giữa hai miền Nhận biết được điều này công ty cho người vào miền nammua lúa gạo sau đó thuê tàu thuỷ chỏ ra các cảng ở miền Bắc Công ty cho xe củamình nhận thóc ở các cảng chở đi các địa phương để bán thu lãi qua chênh lệch giá.Cũng vì việc kinh doanh lúa gạo này làm nảy sinh ra những địa điểm là mầm mốngđại lý vận tải Nhờ việc kinh doanh lương thực xí nghiệp đã tồn tại được nhưng đờisống của cán bộ công nhân viên vẫn còn khó khăn, thiếu việc làm điều này đặt racâu hỏi đối với lãnh đạo công ty là phải làm gì để giải quyết tình trạng này quathăm dò thị trường công ty biết được rằng kinh tế vừa mở cửa thì ngành xây dựngphát triển rất mạnh vì vậy lãnh đạo công ty quyết định mở xưởng sản xuất vật liệuxây dựng Mở xưởng sản xuất vật liệu xây dựng công ty đã giải quyết việc làm chokhoảng 50 lao động đây là xưởng sản xuất với lao động không phức tạp nên có thể

sử dụng những thợ cơ khí, những lái xe có đầu óc kém thích nghi với cơ chế thịtrường, sống bắt buộc phải phụ thuộc vào công ty Thời kỳ đầu xưởng sản xuất vậtliệu xây dựng làm ăn có hiệu quả nhưng sau do hàng vật liệu xây dựng của TrungQuốc tràn vào rất nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, giá lại không đắt hơn là bao nên

Ngày đăng: 30/11/2012, 16:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

đốc uỷ quyền. Với mô hình này công ty phát huy được năng lực của trưởng phòng ban, bộ phận, tạo điều kiện cho họ thực hiện chức năng chuyên sâu của mình, gánh  vác phần trách nhiệm quản lý của giám đốc - Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh .doc
c uỷ quyền. Với mô hình này công ty phát huy được năng lực của trưởng phòng ban, bộ phận, tạo điều kiện cho họ thực hiện chức năng chuyên sâu của mình, gánh vác phần trách nhiệm quản lý của giám đốc (Trang 46)
Bảng 1: Kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh năm 1998 và 1999 - Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh .doc
Bảng 1 Kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh năm 1998 và 1999 (Trang 50)
Bảng 1 : Kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh năm 1998 và 1999 - Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh .doc
Bảng 1 Kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh năm 1998 và 1999 (Trang 50)
Kết quả đạt được năm 2000 được thể hiện ở <Bảng 2> - Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh .doc
t quả đạt được năm 2000 được thể hiện ở <Bảng 2> (Trang 51)
Theo báo cáo về tình hình sử dụng lao động của công ty trong thời gian qua, tất cả người lao động đều có đầy đủ công ăn việc làm - Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh .doc
heo báo cáo về tình hình sử dụng lao động của công ty trong thời gian qua, tất cả người lao động đều có đầy đủ công ăn việc làm (Trang 57)
Bảng 4 : Lao động của công ty thời kỳ 1998 - 2000 - Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh .doc
Bảng 4 Lao động của công ty thời kỳ 1998 - 2000 (Trang 57)
Bảng 5: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của công ty thời kỳ 1998 - 2000 - Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh .doc
Bảng 5 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của công ty thời kỳ 1998 - 2000 (Trang 58)
Bảng 6: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định bình quân - Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh .doc
Bảng 6 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định bình quân (Trang 61)
Bảng 7: Các chỉ tiêu sử dụng tài sản lưu động (TSLĐ) - Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh .doc
Bảng 7 Các chỉ tiêu sử dụng tài sản lưu động (TSLĐ) (Trang 63)
Bảng 8: Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển vốn lưu động bình quân - Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh .doc
Bảng 8 Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ chu chuyển vốn lưu động bình quân (Trang 64)
Bảng 9: Vốn sản xuất kinh doanh theo tính chất hoạt động. Ch  tiêuỉ - Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh .doc
Bảng 9 Vốn sản xuất kinh doanh theo tính chất hoạt động. Ch tiêuỉ (Trang 66)
Bảng 13 : Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TSCĐ và giá TSCĐ bình quân - Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh .doc
Bảng 13 Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TSCĐ và giá TSCĐ bình quân (Trang 73)
Bảng 13 : Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TSCĐ và giá TSCĐ  bình quân - Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh .doc
Bảng 13 Phân tích ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng TSCĐ và giá TSCĐ bình quân (Trang 73)
Bảng 17 : Phân tích ảnh hưởng của mức doanh lợi và tổng số lao động bình quân đến LN. - Sử dụng phương pháp thống kê trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh .doc
Bảng 17 Phân tích ảnh hưởng của mức doanh lợi và tổng số lao động bình quân đến LN (Trang 84)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w