1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN môn học NGÂN HÀNG đầu tư đề tài THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG môi GIỚI CHỨNG KHOÁN tại VIỆT NAM

18 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 434 KB

Nội dung

TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 1.1 Khái niệm môi giới chứng khoán Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó một công ty chứng khoán đại

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH



TIỂU LUẬN MÔN HỌC NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

Giảng viên phụ trách: TS NGUYỄN THANH PHONG Sinh viên thực hiện : Hồ Ngọc Thảo Uyên

Khoá - Lớp : K46-NQ001

E-mail : uyenho.31201022615@st.ueh.edu.vn

TP Hồ Chí Minh, Năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 4

1 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 5

1.1 Khái niệm môi giới chứng khoán 5

1.2 Đặc điểm của môi giới chứng khoán 5

1.2.1 Môi giới chứng khoán là sản phẩm của thị trường cấp cao 5

1.2.2 Môi giới chứng khoán có rủi ro thấp và thu nhập khá ổn định 5

1.3 Phân loại môi giới chứng khoán 5

1.3.1 Môi giới dịch vụ (Full Service Broker) 5

1.3.2 Môi giới chiết khấu (Discount Broker) 5

1.3.3 Môi giới ủy nhiệm hay môi giới thừa hành 6

1.3.4 Môi giới độc lập hay môi giới 2 đô la 6

1.4 Vai trò của môi giới chứng khoán 6

1.4.1 Đối với nhà đầu tư 6

1.4.2 Đối với công ty chứng khoán 6

1.4.3 Đối với thị trường chứng khoán 7

1.5 Rủi ro của hoạt động môi giới chứng khoán 7

1.5.1 Rủi ro về mặt luật pháp 7

1.5.2 Rủi ro đối tác kinh doanh 7

1.5.3 Rủi ro thị trường 7

1.5.4 Rủi ro hoạt động 7

1.6 Các dịch vụ liên quan đến môi giới chứng khoán 7

1.6.1 Dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán 7

1.6.2 Dịch vụ quản lý tiền mặt 8

1.6.3 Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán 8

1.6.4 Dịch vụ tư vấn đầu tư 8

1.6.5 Dịch vụ giao dịch 8

2 CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN 9

3 QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN 10

4 GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SSI 12

Trang 3

4.1 Sơ lược về SSI 12

5 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 13

6 NHẬN XÉT-GIẢI PHÁP 14

6.1 Nhận xét tổng quát về hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt Nam 14

6.2 Những hạn chế ở hoạt động môi giới chứng khoán tại CTCP Chứng khoán SSI 15

6.3 Những nguyên nhân của hạn chế ở hoạt động môi giới chứng khoán tại CTCP Chứng khoán SSI 15

6.4 Giải pháp để phát triển hoạt động môi giới chứng khoán 16

6.4.1 Tiềm năng phát triển hoạt động môi giới chứng khoán 16

6.4.2 Giải pháp để phát triển hoạt động môi giới chứng khoán 16

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm vừa qua trải qua rất nhiều biến động

và đã có những bước chuyển mình rất mạnh mẽ, tăng trưởng cả về quy mô lẫn chất lượng

Nó đã góp phần trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính Thị trường ngày càng phát triển, nhu cầu của các nhà đầu tư mới càng nhiều Điều này chính là bàn đạp cho hoạt động môi giới chứng khoán ở các công ty chứng khoán phát triển mạnh mẽ

Có thể nói, hoạt động môi giới chứng khoán là hoạt động đặc trưng nhất của công ty chứng khoán Một công ty chứng khoán không thể nào thiếu được nghiệp vụ môi giới Với tiềm năng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, và hoạt động môi giới chứng khoán ở thị trường Việt Nam nói riêng, đây được xem là một trong những hoạt động đặc trưng và mang nhiều bản sắc riêng của một công ty chứng khoán

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt nam và những kiến thức đã được học ở môn Ngân hàng đầu tư, em chọn đề tài “THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM” là đề tài cho bài tiểu luận cuối kỳ của mình

Trang 5

1 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 1.1 Khái niệm môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là một hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó một công ty chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch tại

sở giao dịch chứng khoán hay thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch đó

Nghiệp vụ môi giới chứng khoán là một trong những nghiệp vụ chính của công ty chứng khoán, theo đó công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng Nếu giao dịch thành công sẽ được hưởng hoa hồng theo tỷ lệ quy định

1.2 Đặc điểm của môi giới chứng khoán

1.2.1 Môi giới chứng khoán là sản phẩm của thị trường cấp cao

Thị trường chứng khoán là thị trường buôn bán các công cụ tài chính, đây được xem là loại hàng hóa đặc biệt; chứng khoán là những giấy tờ có giá, có khả năng chuyển nhượng,

nó còn xác nhận quyền sở hữu và quyền đòi nợ hợp pháp của người nắm giữ vì thế không thể đánh giá chất lượng của chúng bằng các giác quan như hàng hóa thông thường Do vậy, cần phải có một hệ thống thu thập và xử lý thông tin mới có thể đánh giá giá trị của chứng khoán

1.2.2 Môi giới chứng khoán có rủi ro thấp và thu nhập khá ổn định

Môi giới chứng khoán chỉ đóng vai trò trung gian đại diện mua, bán chứng khoán, họ chỉ đưa ra những lời khuyên dựa trên các phân tích thông tin hay diễn biến trên thị trường của bản thân người môi giới; khách hàng vẫn là người chịu trách nhiệm về quyết định giao dịch của mình nên đây có thể được xem là một hoạt động an toàn, có rủi ro thấp

Môi giới chứng khoán sẽ nhận được tỷ lệ hoa hồng nhất định như đã quy định trước dù cho khách hàng mua bán lời hay lỗ, người môi giới đều vẫn sẽ có phí dịch vụ

1.3 Phân loại môi giới chứng khoán

1.3.1 Môi giới dịch vụ (Full Service Broker)

Là loại môi giới cung cấp đầy đủ thông tin dịch vụ như mua bán chứng khoán, giữ hộ cổ phiếu, thu cổ tức, cho khách hàng vay tiền, cho vay cổ phiếu để bán trước, mua sau và nhất là có thể cung cấp tài liệu, cho ý kiến cố vấn trong việc đầu tư

1.3.2 Môi giới chiết khấu (Discount Broker)

Trang 6

Đây là loại môi giới chỉ cung cấp một số dịch vụ như mua bán hộ chứng khoán Đối với môi giới loại này thì khoản phí dịch vụ và hoa hồng nhẹ hơn môi giới toàn dịch vụ vì không có tư vấn hay nghiên cứu thị trường

1.3.3 Môi giới ủy nhiệm hay môi giới thừa hành

Những nhân viên của CTCK thành viên của một sàn giao dịch làm việc hưởng lương của CTCK và được bố trí để thực hiện lệnh mua bán cho các CTCK hay khách hàng của công

ty trên sàn giao dịch

1.3.4 Môi giới độc lập hay môi giới 2 đô la

Môi giới độc lập là các môi giới làm việc cho chính họ và hưởng hoa hồng theo giao dịch

Họ là một thành viên tự bỏ tiền ra thuê chỗ tại sở giao dịch như các CTCK thành viên Họ

sẽ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên khách của sở giao dịch khi các nhân viên môi giới của công ty này không thể làm hết hoặc vắng mặt Các CTCK sẽ hợp đồng với các nhà môi giới độc lập để thực hiện lệnh cho khách hàng của mình và trả cho người môi giới một khoản tiền nhất định

1.4 Vai trò của môi giới chứng khoán

1.4.1 Đối với nhà đầu tư

- Cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng

Việc được cập nhật thông tin kịp thời và nhanh chóng là điều cực kỳ quan trọng trên thị trường chứng khoán, nó ảnh hưởng rất lớn đến giá cả chứng khoán cũng như các quyết định mua bán đối với nhà đầu tư Với công việc đặc thù của mình, môi giới sẽ thu thập, phân tích và xử lý thông tin Sau đó, sẽ chuyển đến khách hàng và tư vấn phương án đầu

tư tốt nhất cho khách hàng

- Giảm chi phí và thời gian giao dịch

Môi giới là trung gian, họ tạo nên cầu nối cho bên mua và bên bán gặp nhau, giúp cho nhà đầu tư giảm chi phí, thời gian tìm kiếm được đối tác phù hợp, chi phí soạn thảo và giảm sát thực thi hợp đồng Khi đó, bên bán và bên mua sẽ gặp nhau tại Sở giao dịch hoặc thị trường OTC mà không phải tốn nhiều chi phí và tiết kiệm được thời gian

1.4.2 Đối với công ty chứng khoán

Môi giới chứng khoán là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu của một công

ty chứng khoán Với vai trò là trung gian nắm bắt được nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng Từ đó, phản hồi về CTCK sẽ cho ra những sản phẩm tiện ích, thu hút nhiều khách hàng

Trang 7

1.4.3 Đối với thị trường chứng khoán

Môi giới chứng khoán sẽ là cầu nối giữa công ty chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán, giúp cho các nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của nhà đầu tư được thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất Từ đó, có thể đa dạng hóa được các sản phẩm trên thị trường chứng khoán

1.5 Rủi ro của hoạt động môi giới chứng khoán

1.5.1 Rủi ro về mặt luật pháp

Đây là loại rủi ro xảy ra khi các tài liệu, văn bản sử dụng không đúng hoặc không đẩy đủ, không phù hợp với luật pháp và quy định của Sở giao dịch Để giảm thiểu rủi ro này xảy

ra cần có một đơn vị chuyên trách về luật pháp hoặc phải có một bên thứ 3 tư vấn pháp luật để kiểm tra lại tính chính xác của các loại giấy tờ, văn bản trước khi thực hiện

1.5.2 Rủi ro đối tác kinh doanh

Là loại rủi ro phát sinh giữa người môi giới với người môi giới Để giảm thiểu rủi ro này

có thể thực hiện bằng cách tổ chức hệ thống thanh toán bù trừ và lưu ký hoàn chỉnh Còn người môi giới với khách hàng, khách hàng có thể không đủ tiền hoặc không có đủ chứng khoán khi đến hạn thanh toán Để giảm thiểu rủi ro này cần có tỷ lệ ký quỹ thích hợp với khách hàng trong từng thời kỳ, hoặc là tịch thu chứng khoán đã mua và bán để lấy tiền thanh toán, hoặc là có quy định về sử dụng phương pháp bù trừ trên tài khoản từ tài khoản của khách hàng sang tài khoản của người môi giới

1.5.3 Rủi ro thị trường

Loại rủi ro này phát sinh khi có biến động về giá và tính thanh khoản trong giao dịch Để giảm thiểu rủi ro này nên quy định tỷ lệ an toàn ký quỹ cho từng loại chứng khoán, hoặc phân loại chứng khoán giao dịch theo khả năng thanh khoản của chúng trên thị trường

1.5.4 Rủi ro hoạt động

Là những rủi ro xảy ra trong quá trình tác nghiệp Vì thế, để hạn chế rủi ro, cần quy định quy trình tác nghiệp rõ ràng, chuẩn hóa dựa trên hệ thống máy tính và quản lý, theo dõi các tác nghiệp, thiết lập đường luân chuyển của hồ sơ tài liệu trong công ty, nhất là trong khâu thanh toán

1.6 Các dịch vụ liên quan đến môi giới chứng khoán

1.6.1 Dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán

Trang 8

Dịch vụ này cho phép ngân hàng hỗ trợ nhà đầu tư vay tiền để có thể tiếp tục đầu tư chứng khoán Lúc đó, nhà đầu tư sẽ vay tiền của ngân hàng để mua chứng khoán và thế chấp số chứng khoán đó cho chính ngân hàng đã cho vay và trả lãi vay định kỳ

1.6.2 Dịch vụ quản lý tiền mặt

Quản lý tiền mặt được xem là một phần quan trọng đối với cá nhân cũng như doanh nghiệp Đó là thành phần chính thể hiện sự ổn định tài chính, nhờ đó giúp cho nhà đầu tư kiểm soát tốt hơn dòng tiền của mình

1.6.3 Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán

Là việc công ty chứng khoán thực hiện quản lý theo ủy thác của từng nhà đầu tư trong mua, bán, nắm giữ chứng khoán Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là hoạt động quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua bán, nắm giữ các chứng khoán vì quyền lợi của khách hàng, theo hợp đồng được kí kết giữa công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và khách hàng là nhà đầu tư

1.6.4 Dịch vụ tư vấn đầu tư

Dịch vụ tư vấn đầu tư giúp cho nhà đầu tư xây dựng, định hướng được chiến lược tiếp cận đến mục tiêu cụ thể và nhận định những cơ hội tiềm năng, đưa ra cho nhà đầu tư những lời khuyên mang tính chuyên môn cao phù hợp với từng thời kỳ, từng kế hoạch tài chính

cụ thể

1.6.5 Dịch vụ giao dịch

Nhà môi giới sẽ đóng vai trò trung gian giữa người mua và người bán chứng khoán để tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các giao dịch chứng khoán Họ nhận ủy quyền của khách hàng tiến hàng thực hiện giao dịch (mua/bán) trên sàn chứng khoán

Trang 9

2 CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN

Hoạt động môi giới chứng khoán không chỉ mang lại lợi nhuận cho khách hàng, cho các nhà đầu tư và các công ty chứng khoán mà còn giúp hình thành, ổn định và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung

Theo Khoản 19, Điều 4, Luật chứng khoán 2019 quy định về hoạt động môi giới chứng khoán như sau: “Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng”

Hoạt động này thông qua cơ chế giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng sẽ là người chịu trách nhiệm đối với kết quả giao dịch của mình

Tuy nhiên, trong hoạt động môi giới chứng khoán, quyết định mua bán và giá cả là do khách hàng đưa ra Nhà môi giới chỉ thực hiện các lệnh mua bán, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hành chính và pháp luật với công việc của mình Tùy vào mức độ vi phạm

mà sẽ phải tự đền bù, khắc phục hậu quả do lỗi của mình gây ra

Hiện nay, chủ thể chính trong hoạt động môi giới chứng khoán trên thị trường bao gồm các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư (khách hàng của các công ty chứng khoán) Do hoạt động này còn khá mới mẻ và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên chủ thể thực hiện hoạt động này phải chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước Các công ty chứng khoán muốn được cấp phép hoạt động môi giới chứng khoán thì cần phải thỏa mãn các điều kiện: về vốn, trụ sở, nhân sự, về các kỹ năng truyền đạt thông tin, tìm kiếm khách hàng, khai thác thông tin,…

Hai chủ thể trong hoạt động môi giới chứng khoán là công ty chứng khoán và các nhà đầu tư sẽ thỏa thuận với nhau bằng hợp đồng môi giới chứng khoán để có thể bắt thực hiện hoạt động này Trong hợp đồng môi giới chứng khoán sẽ bao gồm các nội dung

cơ bản như:

- Điều khoản về các bên tham gia ký kết

- Các điều khoản về thỏa thuận cụ thể: cách thức nhận lệnh của công ty; tỷ lệ ký quỹ đặt mua/bán chứng khoán; thỏa thuận về lãi suất trên số dư tiền gửi giao dịch chứng khoán; thời hạn và cách thức xử lý tài sản trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán đúng hạn

- Điều khoản về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia

- Các điều khoản thỏa thuận khác: trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, giải quyết tranh chấp, chấm dứt hợp đồng trước hạn, thời hạn có hiệu lực của hợp đồng…

Trang 10

Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán nói chung và hoạt động môi giới chứng khoán nói riêng Đảng và Nhà nước đã bắt đầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện khung pháp lý đề phù hợp hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, tạo cơ sở, nền tảng pháp lý cho giai đoạn phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam

3 QUY TRÌNH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN

Quy trình thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán bao gồm các bước sau:

Bước 1: Mở tài khoản giao dịch cho khách hàng

Thông qua một công ty chứng khoán khách hàng sẽ được mở tài khoản giao dịch tại công

ty đó để có thể mua hoặc bán chứng khoán Nhân viên của CTCK sẽ hướng dẫn khách hàng làm thủ tục mở tài khoản Sau đó, bộ phận quản lý khách hàng của công ty sẽ có trách nhiệm kiểm tra tính xác thực của thông tin, đồng thời trong quá trình hoạt động của tài khoản, khách hàng có yêu cầu thay đổi thông tin cũng sẽ được bộ phận này cập nhật và thay đổi liên tục

Sau khi mở xong tài khoản, khách hàng sẽ được cung cấp một mã số tài khoản và mã truy cập vào tài khoản để có thể kiểm tra tài khoản của mình mỗi lần giao dịch

Bước 2: Nhận lệnh giao dịch từ khách hàng

Với mỗi lần giao dịch, khách hàng sẽ phải ghi phiếu lệnh theo mẫu in sẵn Phiếu lệnh mua

và bán thường được in bằng hai màu mực khác nhau để có thể dễ phân biệt Việc ghi phiếu lệnh có thể được thực hiện theo nhiều hình thức từ trực tiếp đến gián tiếp qua điện thoại, internet, fax,…

Khi nhận được lệnh, nhân viên môi giới sẽ phải kiểm tra chính xác các thông số trên lệnh

Là lệnh mua thì sẽ kiểm tra số tiền trong tài khoản khách hàng, còn là lệnh bán thì sẽ kiểm tra số chứng khoán hiện có của khách hàng để đảm bảo rằng các giao dịch sẽ được thực hiện mà không vi phạm bất kỳ quy định nào của cơ quan quản lý

Bước 3: Chuyển phiếu lệnh đến phòng giao dịch CTCK

Phòng giao dịch có trách nhiệm phải kiểm tra các thông số trên phiếu lệnh, nếu chính xác

và hợp lý thì chuyển lệnh đó đến người môi giới tại sở giao dịch chứng khoán và ghi thời gian chuyển lệnh vào phiếu lệnh

Bước 4: Chuyển lệnh đến bộ phận khớp lệnh

Ngày đăng: 27/09/2022, 17:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

 Lịch sử hình thành và phát triển - TIỂU LUẬN môn học NGÂN HÀNG đầu tư đề tài THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG môi GIỚI CHỨNG KHOÁN tại VIỆT NAM
ch sử hình thành và phát triển (Trang 12)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w