1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự ra đời và phát triển của virus máy tính

25 1,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 397,54 KB

Nội dung

Các Phương Pháp Nghiên cứu Khoa Học Theo Vepol “Bất cứ hệ thống kỹ thuật nào ít nhất cũng phải có hai thành phần vật chất tác động tương hổ và một loại trường hay năng lượng”.. Hệ thống

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG



BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trang 2

Mở đầu

Có người đã từng nhận xét : Khoa học đã có trước khi có con người,

và con người sinh ra là để tìm ra những bí ẩn khoa học đó Từ Khoa học đến từ La Tinh “scientia” có nghĩa là kiến thức, nhưng thật khó để diễn giải hết ý nghĩa của Khoa học

Từ xa xưa con người đã luôn muốn chiến thắng được sự nhỏ bé của bản thân bằng cách luôn tìm tòi, sáng tạo và chinh phục những kiến thức mới, những tư duy mới qua bẳng chứng là đã có rất nhiều nhà khoa học, nhà bác học lỗi lạc, bên cạnh đó là vô số những bằng phát minh, sáng chế, Những đóng góp to lớn ấy góp phần to lớn trong việc đưa con người vượt lên một tầm cao mới, có những phát minh gần như đã thay đổi

cả nhân loại, nhưng con người vẫn chưa thể nào vượt qua chính mình, bằng chứng là còn rất nhiều bí những điều bí ẩn mà con người vẫn chưa giải thích được Do vậy, con người đã,đang và sẽ tiếp tục chinh phục đỉnh cao của khoa học để hoàn thành sứ mệnh của mình

Khoa học cũng như bao ngành lao động khác, muốn nghiên cứu một cách hiệu quả thì phải có phương pháp, muốn có được phương pháp đúng đắn thì phải học

Trong phạm vi của bài thu hoạch nhỏ này, tôi sẽ trình bày một số vấn

đề về phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và đặc biệt là trong ngành tin học Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Giáo sư - Tiến sỹ Khoa Học Hoàng Văn Kiếm, người đã mang lại cho chúng tôi rất nhiều cảm hứng về khoa học

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠO TẠO THẠC SĨ CNTT QUA MẠNG 1

Mở đầu 2

MỤC LỤC 3

Phần I: Đại Cương Về Khoa Học và Các Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học 6

I Đại Cương Về Khoa Học 6

II Các Phương Pháp Nghiên cứu Khoa Học 6

1 Nguyên tắc phân nhỏ 6

2 Nguyên tắc tách khỏi đối tượng 6

3 Nguyên tắc phẩm chất cục bộ 7

4 Nguyên tắc phản đối xứng 7

5 Nguyên tắc kết hợp 7

6 Nguyên tắc vạn năng 7

7 Nguyên tắc chứa trong 7

8 Nguyên tắc phản trọng lượng 7

9 Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ 7

10 Nguyên tắc thực hiện sơ bộ 7

11 Nguyên tắc dự phòng 8

12 Nguyên tắc đẳng thế 8

13 Nguyên tắc đảo ngược 8

14 Nguyên tắc cầu hóa 8

15 Nguyên tắc linh động 8

16 Nguyên tắc giải thiếu hoặc thừa 8

17 Nguyên tắc chuyển sang chiều khác 8

18 Sử dụng các dao động cơ học 9

19 Nguyên tắc tác động theo chu kỳ 9

20 Nguyên tắc liên tục tác động có ích 9

21 Nguyên tắc vượt nhanh 9

Trang 4

22 Nguyên tắc biến hại thành lợi 9

23 Nguyên tắc quan hệ phản hồi 10

24 Nguyên tắc sử dụng trung gian 10

25 Nguyên tắc tự phục vụ 10

26 Nguyên tắc sao chép (copy) 10

27 Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” 10

28 Thay thế sơ đồ cơ học 10

29 Sử dụng các kết cấu khí và lỏng 11

30 Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng 11

31 Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ 11

32 Nguyên tắc thay đổi màu sắc 11

33 Nguyên tắc đồng nhất 11

34 Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần 11

35 Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng 11

36 Sử dụng chuyển pha 12

37 Sử dụng sự nở nhiệt 12

38 Sử dụng các chất ôxy hoá mạnh 12

39 Thay đổi độ trơ 12

40 Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) 12

Phần 2: Ứng Dụng Những Nguyên Tắc Nghiên Cứu Khoa Học 13

I Lịch sử hình thành và phát triển của Vi-rút máy tính 13

II Những nguyên tắc hoạt động của Virus máy tính 20

Tài liệu tham khảo 25

Trang 6

Phần I: Đại Cương Về Khoa Học và Các Phương Pháp

Nghiên Cứu Khoa Học

I Đại Cương Về Khoa Học

Có rất nhiều định nghĩa về khoa học nhưng một cách hiểu ngắn gọn và

cô đọng nhất có thể chấp nhận đó là : Khoa học được hiểu là một hệ thống của các tri thức, bao gồm tất cả những quy luật của vật chất, của tự nhiên, xã hội thông qua tư duy của con người

Nghiên cứu Khoa Học cũng là một loại hình hoạt động xã hội, nó gắn liền với mọi hoạt động của con người, hướng vào việc tìm kiếm những điều

mà khoa học chưa biết hay chưa thể lý giải bằng tri thức khoa học hiện hành phát triển nhận thức khoa học về thế giới hoặc là sáng tạo phương pháp mới

và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới

II Các Phương Pháp Nghiên cứu Khoa Học

Theo Vepol “Bất cứ hệ thống kỹ thuật nào ít nhất cũng phải có hai thành phần vật chất tác động tương hổ và một loại trường hay năng lượng”

Nhà khoa học Atshuler trong suốt quá trình làm việc của mình đã đưa ra một hệ thống các nguyên tắc sáng tạo Nó cung cấp hệ thống các cách xem xét sự vật; tăng tính nhanh nhạy của việc tiếp thu và đánh giá giá trị của thông tin; đưa ra và lựa chọn các cách tiếp cận thích hợp để giải quyết vấn

đề Hệ thống các nguyên tắc sáng tạo còn giúp cho chúng ta xây dựng được tác phong, suy nghĩ và làm việc một cách khoa học, sáng tạo; góp phần xây dựng tư duy biện chứng Dưới đây xin được lần lượt điểm qua 40 nguyên tắc đó:

1 Nguyên tắc phân nhỏ

- Chia đối tượng thành các thành phần độc lập

- Làm đối tượng trở nên tháo lắp được

- Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng

2 Nguyên tắc tách khỏi đối tượng

- Tách phần gây "phiền phức" (tính chất "phiền phức") hay ngược lại, tách phần duy nhất "cần thiết" (tính chất "cần thiết") ra khỏi đối tượng

Trang 7

3 Nguyên tắc phẩm chất cục bộ

- Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất

- Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau

- Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất của công việc

7 Nguyên tắc chứa trong

- Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba …

- Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác

8 Nguyên tắc phản trọng lượng

- Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác, có lực nâng.Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy động, khí động

9 Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ

- Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại )

10 Nguyên tắc thực hiện sơ bộ

- Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng

Trang 8

- Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển

13 Nguyên tắc đảo ngược

- Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hãy hành động ngược lại (ví dụ: không làm nóng mà làm lạnh đối tượng)

- Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động

- Lật ngược đối tượng

14 Nguyên tắc cầu hóa

- Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu

- Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn

- Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm

16 Nguyên tắc giải thiếu hoặc thừa

- Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “một chút” Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và

dễ giải hơn

17 Nguyên tắc chuyển sang chiều khác

- Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển trên

Trang 9

mặt phẳng (hai chiều) Tương tự, những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hoá khi chuyển sang không gian (ba chiều)

- Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng

- Đặt đối tượng nằm nghiêng

- Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước

- Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho trước

18 Sử dụng các dao động cơ học

- Làm đối tượng dao động Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao động (đến tầng số siêu âm)

- Sử dụng tầng số cộng hưởng

- Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện

- Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ

19 Nguyên tắc tác động theo chu kỳ

- Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung)

- Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ

- Sử dụng khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác

20 Nguyên tắc liên tục tác động có ích

- Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải)

- Khắc phục vận hành không tải và trung gian

- Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay

21 Nguyên tắc vượt nhanh

- Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn

- Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết

22 Nguyên tắc biến hại thành lợi

- Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi trường)

để thu được hiệu ứng có lợi

- Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác

- Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa

Trang 10

23 Nguyên tắc quan hệ phản hồi

- Thiết lập quan hệ phản hồi

- Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó

24 Nguyên tắc sử dụng trung gian

- Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp

25 Nguyên tắc tự phục vụ

- Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa

- Sử dụng phế liệu, chát thải, năng lượng dư

26 Nguyên tắc sao chép (copy)

- Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao

- Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với các tỷ lệ cần thiết

- Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại

27 Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”

- Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (thí dụ như về tuổi thọ)

28 Thay thế sơ đồ cơ học

- Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị

- Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng

- Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định

- Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ

29 Sử dụng các kết cấu khí và lỏng

- Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực

Trang 11

30 Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng

- Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối

- Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng

31 Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ

- Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều

lỗ (miếng đệm, tấm phủ )

- Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó

32 Nguyên tắc thay đổi màu sắc

- Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài

- Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài

- Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, hùynh quang

- Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu

- Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp

33 Nguyên tắc đồng nhất

- Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho trước

34 Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần

- Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân hủy (hoà tan, bay hơi ) hoặc phải biến dạng

- Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm việc

35 Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng

- Thay đổi trạng thái đối tượng

- Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc

- Thay đổi độ dẻo

- Thay đổi nhiệt độ, thể tích

Trang 12

36 Sử dụng chuyển pha

- Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như : thay đổi thể tích, toả hay hấp thu nhiệt lượng

37 Sử dụng sự nở nhiệt

- Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu

- Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau

38 Sử dụng các chất ôxy hoá mạnh

- Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy

- Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy

- Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc ôxy

- Thay ôxy giàu ôzôn (hoặc ôxy bị ion hoá) bằng chính ôzôn

39 Thay đổi độ trơ

- Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà

- Đưa thêm vào đối tượng các phần , các chất , phụ gia trung hoà

- Thực hiện quá trình trong chân không

40 Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite)

- Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành (composite) Hay nói chung, sử dụng các vật liệu mới

Trang 13

Phần 2: Ứng Dụng Những Nguyên Tắc Nghiên Cứu Khoa Học

Nghiên Cứu Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Phần Mềm Diệt Vi-rút BKAV

I Lịch sử hình thành và phát triển của Vi-rút máy tính

Có thể nói virus máy tính có một quá trình phát triển khá dài, và nó luôn song hành cùng người bạn đồng hành của nó là những chiếc "máy tính", (và tất nhiên là người bạn máy tính của nó chẳng thích thú gì) Khi mà Công nghệ phần mềm cũng như phần cứng phát triển thì virus cũng phát triển theo

Hệ điều hành thay đổi thì virus máy tính cũng tự thay đổi mình để phù hợp với hệ điều hành đó và để có thể ăn bám ký sinh, và tất nhiên virus không thể

tự sinh ra

Trong khoa học máy tính, virus máy tính (thường được người sử dụng gọi tắt là virus) là những chương trình hay đoạn mã được thiết kế để tự nhân bản và sao chép chính nó vào các đối tượng lây nhiễm khác (file, ổ đĩa, máy

Việc viết virus mang mục đích phá hoại, thử nghiệm hay đơn giản chỉ là một thú đùa vui ác ý Nhưng chỉ có điều những cái đầu thông minh này khiến chúng ta phải đau đầu đối phó và cuộc chiến này gần như không chấm dứt,

nó vẫn tiếp diễn.Ngày 3/11/1983, cái gọi là virus máy tính đầu tiên ra đời Kể

từ đó, một thế giới các loại mã và chương trình tấn công đã hình thành và phát triển với tốc độ chóng mặt Đi kèm với nó là cả một ngành công nghiệp sản xuất công cụ phòng ngừa và tiêu diệt Hậu quả là ngày nay, chúng ta có tới vài chục nghìn họ virus khác nhau đang hiện diện trên hệ thống máy tính toàn cầu

Trang 14

Một số đuôi mở rộng có khả năng bị virus tấn công

.bat: Microsoft Batch File (T ập tin xử lí theo lô)

.chm: Compressed HTML Help File (T ập tin tài liệu dưới dạng nén HTML)

.cmd: Command file for Windows NT (T ập tin thực thi của Windows NT)

.com: Command file (program) (T ập tin thực thi)

.cpl: Control Panel extension (T ập tin của Control Panel)

.doc: Microsoft Word (T ập tin của chương trình Microsoft Word)

.exe: Executable File (T ập tin thực thi)

.hlp: Help file (T ập tin nội dung trợ giúp người dùng)

.hta: HTML Application ( Ứng dụng HTML)

.js: JavaScript File (T ập tin JavaScript)

.jse: JavaScript Encoded Script File (T ập tin mã hoá JavaScript)

.lnk: Shortcut File (T ập tin đường dẫn)

.msi: Microsoft Installer File (T ập tin cài đặt)

.pif: Program Information File (T ập tin thông tin chương trình)

.reg: Registry File

.scr: Screen Saver (Portable Executable File)

.sct: Windows Script Component

.shb: Document Shortcut File

.shs: Shell Scrap Object

.vb: Visual Basic File

.vbe: Visual Basic Encoded Script File

.vbs: Visual Basic File

.wsc: Windows Script Component

.wsf: Windows Script File

.wsh: Windows Script Host File

.{*}: Class ID (CLSID) File Extensions

Những dấu mốc lớn:

1949 Lý thuyết đầu tiên về các chương trình tự sao chép ra đời

1981 Apple II là những virus đầu tiên được phát tán thông qua hệ điều hành của hãng "Quả táo", lây lan khắp hệ thống của công ty Texas A&M, thông

Ngày đăng: 09/03/2014, 17:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w