1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị giao thông vận tải ở Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư giao thông vận tải Hà Nội - TRACIMEXCO Hà Nội.doc

34 652 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 275,5 KB

Nội dung

Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị giao thông vận tải ở Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư giao thông vận tải Hà Nội - TRACIMEXCO Hà Nội.doc

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Đổi mới kinh tế ở Việt Nam đã trở thành một hiện thực sống động, tạo ra mộtbước ngoặt quan trọng đời sống kinh tế xã hội nước ta, được bạn bè quốc tế quantâm sâu sắc và đánh giá cao Đường lối chính sách ấy được khởi nguồn từ Đại hộiĐảng toàn quốc Việt Nam lần thứ VI Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam đãphân tích đúng đắn nguyên nhân của tình hình khủng hoảng kinh tế xã hội, đề rađịnh hướng lớn để thoát khỏi tình trạng đó, đồng thời cũng đề ra đường lối đổi mớitoàn diện cho nền kinh tế Nhà nước.Thương mại nước ta, từ đó cũng liên tục vậnđộng cho phù hơp với thời kỳ đổi mới, trong đó phải kể đến một bộ phận vô cùngquan trọng đó là thương mại quốc tế mà cụ thể là lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Nhập khẩu từ lâu đã được thừa nhận là một mặt hoạt động cơ bản của kinh tếđối ngoại là một phương tiện quan trọng để phát triển nền kinh tế Nhập khẩu chophép khai thác các tiềm năng thế mạnh của các nước trên thế giới, bổ sung các sảnphẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đủ nhu cầu tiêu dùngtrong nước.

Như chúng ta đã biết, Việt Nam cũng như một số nước nghèo chậm phát triểnkhác đang tăng cường nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến Ta cũng biết rằng máymóc, thiết bị, vật tư giữ một vị trí không nhỏ trong công cuộc công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước Trong thời đại ngày nay những phát minh sáng chế trongviệc thiết kế chế tạo máy móc, thiết bị của thế giới thay đổi từng ngày từng giờ,nếu không nắm bắt được các thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời thì việc chúng tanhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ sẽ có thể dẫn đến tổn thất không nhỏ chođất nước Vì vậy, việc nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị như thế nào để phù hợpvới điều kiện nền kinh tế của Việt Nam và đạt hiệu quả cao là vấn đề mà các nhàdoanh nghiệp nhập khẩu và các nghành các cấp có liên quan đang rất quan tâm

xem xét Đặc biệt việc nhập khẩu máy móc thiết bị trong lĩnh vực giao thông vận

tải luôn có một lĩnh vực giao thông vận tải có một ý nghĩa quan trọng trong việccủng cố, duy trì và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng hiện có, đồng thời tạo điềukiện cho quá trình phát triển các ngành khác và toàn bộ nền kinh tế Đó là một

Trang 2

mục tiêu lớn của Nhà nước nói chung cũng như của ngành Giao thông vận tải nóiriêng.

Qua nhận thức về mặt lý luận cũng với thời gian thực tập nghiên cứu ở Côngty Xuất Nhập Khẩu và Hợp tác Đầu tư Giao thông Vận tải Hà Nội(TRACIMEXCO Hà Nội), được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của thầy giáo và

các cán bộ ở cơ quan thực tập tôi xin chọn đề tài: "Biện pháp hoàn thiện hoạtđộng nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị giao thông vận tải ở Công ty xuấtnhập khẩu và hợp tác đầu tư giao thông vận tải Hà Nội - TRACIMEXCO HàNội".

Đề tài được kết cấu gồm ba phần:

Chương 1: Vai trò, nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu

hàng hoá trong nền kinh tế thị trường.

Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu vật tư , máy móc, thiết

bị giao thông vận tải ở Công ty TRACIMEXCO Hà Nội.

Chương 3: Phương hướng và biện pháphoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật

tư, máy móc, thiết bị giao thông vận tải ở Công ty TRACIMEXCO Hà Nội.

Kết luận.

Với thời gian thực tập, nghiên cứu ngẵn, trình độ có hạn, phạm vi nghiên cứu rộng,đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót nhất điụnh, kính mong được sự giúpđỡ góp ý, bổ sung của các thầy cô giáo, các cán bộ nhân viên của Công tyTRACIMEXCO Hà Nội, cùng tất cả các bạn quan tâm đến đề tài này.

Trang 3

1 Tính tất yếu khách quan của thương mại Quốc tế.

Mỗi một quốc gia không thể sản xuất ra tất cả những thứ mà quốc gia đó cần.Nhưng nhu cầu tiêu dùng lại rất đa dạng và phong phú, nếu một quốc gia khôngmở cửa, giao lưu buôn bán với các nước khác trên thế giới thì nó không thể nàođáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và cũng không thể phát triển đượcnền kinh tế cũng như mọi mặt chính trị, văn hoá, xã hội…Nhận biết được điều này,ông cha ta từ ngàn xưa đã biết mở cửa, buôn bán hàng hoá với các nước ở các khuvực khác nhau trên thế giới Truyền thống tốt đẹp đó ngày nay đã được Đảng vàNhà nước ta kế thừa và phát huy, phát triển cho phù hợp với tình hình kinh tế mớicủa đất nước.

Thương mại quốc tế là mối quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa một quốcgia với các quốc gia khác, là một bộ phận của quan hệ kinh tế quốc tế của mộtnước với các nước khác trên thế giới Sự trao đổi đó là một hình thức của mỗi quanhệ xã hội phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế của những hoạt động sản xuấthàng hoá riêng biệt.

Nói đến thương mại quốc tế có nghĩa là nói đến lĩnh vực phân phối lưu thônghàng hoá và dịch vụ với nước ngoài Lĩnh vực này thuộc hai khâu của quá trìnhtái sản xuất mở rộng, chắp nối sản xuất và tiêu dùng của nước ta với sản xuất vàtiêu dùng nước ngoài, nếu làm tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống.Nừu xem xét quá trình tái sản xuất theo nghĩa liên tục không ngừng và theo ýnghĩa kinh tế mở cửa thì hai khâu phân phối và lưu thông hàng hoá, dịch vụ lànhững khâu không thể thiếu được cuả quá trình tái sản xuất.

Trang 4

Thương mại xuất hiện được sự đa dạng về điều kiện tự nhiên của sản xuấtgiữa các nước, các khu vực Vì điều kiện sản xuất rất khác nhau giữa các nước chonên mỗi nước dựa vào điều kiện thuận lợi của nước mình chuyên môn hoá sản xuấtnhững mặt hàng cụ thể phù hợp với điều kiện tài nguyên thiên nhiên và nhân lựccủa mình, xuất khẩu sản phẩm hàng hoá đó và nhập khẩu từ những nước khác cáchàng hoá mà họ chuyên sản xuất (chuyên môn hoá).

Điều kiện để có thương mại quốc tế là trao đổi và chuyên môn hoá sản xuấttrên cơ sở lợi thế so sánh Trong thời gian hiện nay thương mại Quốc tế lại càngtrở nên quan trọng bởi vì nó luôn tác động đến phân công lao động Quốc tế vàchuyên môn hoá sâu để có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao trong nhiều ngànhcông nghiệp hiện đại Chuyên môn hoá quy mô lớn làm cho chi phí sản xuất giảmvà hiệu quả kinh tế theo quy mô sẽ được thực hiện Mặt khác sự khác nhau về sởthích và nhu cầu của người dân ở các quốc gia khác nhau cũng là một nguyên nhânđể có buôn bán quốc tế, ngay cả trong trường hợp hiệu quả tuyệt đối ở hai nơi sảnxuất giống hệt nhau cũng có thể diễn ra sự trao đổi buôn bán do sở thích khácnhau.

Thương mại Quốc tế làm tăng khả năng thương mại của mỗi quốc gia Mỗinước chỉ có thể sản xuất ra một vài thứ dùng cái đó để đổi lấy những cai khác Mỗinước có các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khoáng sản, rừngcây, sông biển… khác nhau, có nguồn lực vê lao động khác nhau, có nguồn vốnkhác nhau như: Các nước có lực lượng sản xuất phát triển, có kỹ thuật công nghệtiên tiến sản xuất ra nhiều mặt hàng khác nhau và có chất lượng tốt hơn Sự khácbiệt về lợi thế và nguồn lực đã làm cho chi phí để sản xuất ra mỗi sản phẩm có sựkhác nhau giữa nước này với nước khác Do đó trao đổi hàng hoá trong thươngmại Quốc tế làm cho mỗi nước có nhiều loại hàng hoá hơn, có thể sống khá giảhơn, thịnh vượng hơn.

Thương mại Quốc tế góp phần mở rộng thị trường của mỗi quốc gia Mỗinước có thể sản xuất nhiều sản phẩm hơn, có thể sử dụng công nghệ tiên tiến cónăng suất lao động cao, có thể phát huy tính kinh tế về quy mô để giảm giá thành

Trang 5

của mỗi đơn vị sản phẩm, để hạ giá bán trên thị trường trong nước và quốc tế, tứclà thúc đẩy khả năng phát triển sản xuất trong nước

Thông qua Thương mại Quốc tế một nươcơ sở có thể mua hàng hoá từ nướckhác với mức giá thấp hơn so với chi phí sản xuất loại hàng hoá đó ở trong nướcvới chất lượng sản phẩm tốt hơn Nhưng sự cạnh tranh của sản phẩm, chất lượngcao và giá rẻ nhiều khi là một thách thứcđối với sản xuất trong nước và có thể gâyra những khó khaưn cho một tầng lớp dân cư đặc biệt là ngành hàng nhập ngoại cógiá rẻ và chất lượng cao hơn ngoài ra, thông qua quan hệ Thương mại Quốc tếcũng du nhập vào trong nước những nền văn hoá phong tục tập quán, truyền thốngcủa các quốc gia khác nhau Chính vì vậy chính phủ các nước đều có chính sáchđối với quan hệ kinh tế Quốc tế nói chung và Thương mại Quốc tế nói riêng.

Thương mại Quốc tế trong kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tất yếu dẫn đếncạnh tranh, theo dõi kiểm soát lẫn nhau rất chặt chẽ giữa các chủ thể kinh doanhThương mại Quốc tế Chính sự cạnh tranh này làm cho chất lượng nền kinh tếtrong nước được nâng cao, việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới được thườngxuyên và có ý thức, đồng thời đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải được đào tạo nghiêmtúc Thương mại Quốc tế đưa đến việc xoá bỏ nhanh chóng các chủ thể kinh doanhhàng hoá lạc hậu Nó góp phần làm thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của Nhànước và mỗi địa phương thông qua đòi hỏi hợp lý của các chủ thể tham gia kinhdoanh thương mại Quốc tế trong quá trình thực hiện Ngoài ra Thương mại Quốctế dẫn đến sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất với các nhà khoa học mộtcách thiết thực và có hiệu quả từ phía các nhà sản xuất, nó khai thông nguồn chấtxám trong và ngoài nước.

Tóm lại, Thương mại Quốc tế là tất yếu khách quan tạo ra hiệu quả kinh tếcao nhất trong nền sản xuất của mỗi quốc gia cũng như trên toàn thế giới.

2 Vai trò của nhập khẩu hàng hoá nói chung và nhập khẩu máy móc,thiết bị nói riêng trong nền kinh tế nước ta hiện nay.

Trang 6

Xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng là hoạt động kinh doanhbuôn bán ở phạm vi quốc tế Nó không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ màlà cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cảbên trong và bên ngoài nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển,chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước, ổn định và từng bước nâng cao mức sốngcủa nhân dân Do đó xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng là hoạtđộng kinh tế đối ngoại dễ đem lại những hiệu quả đột biến rất cao, hoặc có thể gâythiệt hại vì nó phải đương đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà cácchủ thể tham gia nhập khẩu không dễ dàng khống chế được.

Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương Nhập khẩu tácđộng một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước Nhậpkhẩu để bổ sung các hàng hoá mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuấtkhông đáp ứng được nhu cầu Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là để nhập vềhàng hoá mà nếu sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu.

Hai mặt nhập khẩu bổ sung và nhập khẩu thay thế nếu được thực hiện tốt sẽtác động tích cực đến sự phát triển nền kinh tế trong nước, trong đó cân đối trựctiếp ba yếu tố sản xuất: Công cụ lao động, đối tượng lao động và lao động đóng vaitrò quan trọng nhất.

* Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay của nước ta vai trò quan trọng củanhập khẩu được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chấtkỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng từng bước công nghiệp hoá đấtnước

- Nhập khẩu bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế đảm bảophát triển nền kinh tế cân đối và ổn định.

- Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân Nhậpkhẩu vừa thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa đảm bảođầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.

Trang 7

- Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy sản xuất, thể hiện ở chỗ nhập khẩutạo đầu vào cho hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàngViệt Nam ra nước ngoài

Nhập khẩu tăng khả năng tiêu dùng, đa dạng hoá mặt hàng, chủng loại, quicách, cho phép thoả mãn tốt hơn nhu cầu trong nước Nhập khẩu tăng cường sựchuyển giao công nghệ, tạo ra sự phát triển vượt bậc của sản xuất xã hội, tiết kiệmđược chi phí và thời gian Đồng thời nhập khẩu cũng tạo ra sự cạnh tranh giữahàng nội và hàng ngoại tức là tạo ra động lực buộc các nhà sản xuất trong nướcphải không ngừng vươn lên, thúc đẩy sản xuất trong nước

* Ngày nay, nhập khẩu có những chức năng sau:

- Tạo vốn và kỹ thuật từ bên ngoài cho quá trình tái sản xuất trong nước.- Thay đổi cơ cấu vật chất của sản phẩm có lợi cho quá trình sản xuất

- Tăng hiệu quả của nền kinh tế thông qua lợi thế so sánh và tiếp thu áp dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật trên thế giới.

* Tính hiệu quả kinh tế của hoạt động nhập khẩu được thể hiện ở chỗ:- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nâng cao thu nhập bình quân.- Sử dụng tốt mọi khả năng, tiềm năng sản xuất.

- Ổn định giá cả chống lạm phát

Nhà nước ta khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng trong nước không sảnxuất được Trong tình hình đó, các doanh nghiệp tronn nước muốn tồn tại và pháttriển được phải quan tâm hơn tới chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Hàng hoánhập khẩu không những mở rộng khả năng sản xuất tiêu dùng trong nước mà còngóp phần không nhỏ vào việc nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao tầm hiểu biếtcủa nhân dân về sự phát triển không ngừng của thế giới.

Việt Nam là một nước nghèo và thiếu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiếtbị nhằm mục đích công nghiệp hoá và hiện đại hoá Theo số liệu của Bộ Thươngmại, xuất khẩu của Việt Nam hiện nay có thể bù đắp được 70 - 80% chỉ tiêu nhập

Trang 8

khẩu Trong tổng kim ngạch nhl hiện nay thì có đến 80 - 90% là nhập khẩu tư kiệusản xuất, nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng chỉ chiếm một tỉ lệ không đáng kể.

Tuy nhiên, để phát huy được hết vai trò của hoạt động nhập khẩu thì điều đócòn phụ thuộc rất nhiều vào đường lối, quan điểm của Đảng Ở nước ta trong cơchế quan liêu, bao cấp tự cung, tự cấp, quan hệ chỉ bó hẹp trong phạm vi một vàinước xã hội chủ nghĩa hoạt động nhập khẩu chỉ dựa trên các khoản viện trợ và muabán theo nghị định thư là chính, sự quản lý quá cứng nhắccủa Nhà nước đã làmmất đi tính linh hoạt uyển chuyển và tính hiệu quả của hoạt động nhập khẩu,không phát huy được vai trò của hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế Bên cạnhđó, chủ thể của hoạt động nhập khẩu là những doanh nghiệp Nhà nước, độc quyền,thụ động, cơ cấu cồng kềnh, trình độ cán bộ hạn chế, do vậy việc nhập khẩu đãmang lại hiệu quả không cao, đặc biệt là nhập khẩu các máy móc thiết bị Tấtnhiên những cái cũ không phù hợp với xu thế phát triển của thời đại sẽ bị diệt vongvà thay vào đó những cái mới tiến bộ hơn, đó là nền kinh tế thị trường với cơ chếmở Đấy chính là một bước ngoặt lớn cho nền kinh tế nói chung và hoạt động xuấtnhập khẩu nói riêng Tuy chỉ mới một thời gian ngắn nhưng hoạt động nhập khẩuđã phát huy được vai trò quan trọng của nó, nhập khẩu đã tạo ra thị trường trongnước sôi động, tràn ngập hàng hoá với đủ các qui cách, chất lượng, chủng loại,mẫu mã đa dạng và phong phú, đáp ứng được phần nào nhu cầu tiêu dùng trongnước Bên cạnh đó nhập khẩu cũng tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ, sự phá sản và sựcố gắng vươn lên của các doanh nghiệp đủ các thành phần kinh tế, giúp nền kinh tếnước ta lúc đầu còn bỡ ngỡ đã dần tạo thế chủ động bước vào thị trường thế giới.Thực tế thời gian qua đã chứng minh sự ưu việt của nền kinh tế thị trường cũngnhư khẳng định lại vai trò của nhập khẩu trong cơ chế mới.

Xuất nhập khẩu hàng hoá là một vấn đề hết sức quan trọng trong Thương mạiQuốc tế, đó là sự phát triển tất yếu của sản xuất và lưu thông hàng hoá để tạo rahiệu quả kinh tế cao nhất, cùng với xuất khẩu, nhập khẩu có một vai trò không nhỏtrong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước Thương mại Quốc tế chỉ ra và xácđịnh rõ cho một nước biết đâu là lợi thế của mình, chỉ ra hướng đi đúng đắn nênđầu tư vào đâu và lĩnh vực nào là có lợi nhất Nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại

Trang 9

sẽ là nhân tố giúp chúng ta giải quyết những vướng mắc mà các nước nghèothường gặp phải Phương châm đó là vay mượn công nghệ nước ngoài trong thờikỳ đầu công nghiệp hoá Từng bước một chúng ta sẽ học tập và tìm cách cải tiếnnhững máy móc thiết bị kỹ thuật đã có vào sản xuất với hiêụ quả cao hơn.

Thực hiện nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ sẽ tạo cơ sở để tận dụngnguồn lao động dư thừa trong nước, nâng cao trình độ kỹ năng của người lao động.Mặt khác hàng hoá sản xuất ra từ máy móc thiết bị nhập khẩu có chất lượng tốthơn, mẫu mã đẹp hơn Đó là một kích thích lớn đối với sự cạnh tranh lành mạnhgiữa các doanh nghiệp trong nước, đòi hỏi họ phải phát triển cả về chiều rộng lẫnchiều sâu, phân công lao động có hiệu quả, tạo ra động lực cho sự phát triển củanền kinh tế trong nước Như vậy nhập khẩu là cầu nối tiêu dùng và sản xuất của tavới thế giới Bên cạnh đó việc nhập khẩumáy móc thiết bị công nghệ cần thiết chonền kinh tế có thể đem đến cho chúng ta cơ hội phát triển những ngành tiềm năng,là động lực ban đầu để nâng cao xuất khẩu hàng hoá với chất lượng cao, mẫu mãphong phú, dần dần hội nhập vào thị trường quốc tế.

3 Các chính sách nhập khẩu ở nước ta hiện nay.

Nhận thức được vai trò quan trọng của nhập khẩu, Đảng và Nhà nước ta rấtquan tâm đến đổi mới các chính sách nhập khẩu sao cho phù hợp với tình hìnhhiện tại với mục tiêu đó, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với hoạt độngnhập khẩu nói riêng và các hoạt động ngoại thương, kinh tế đối ngoại nói chung là:- Quán triệt bài học kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh thời đại tronghoạt động.

- Mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế và hoạt động dưới sự quảnlý thống nhất của Nhà nước.

- Coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội trong hoạt động nhập khẩu tức là khôngchỉ chạy theo mục đích lợi nhuận mà bất chấp, bỏ qua những lợi ích xã hội màngược lại phải kết hợp một cách hài hoà các lợi ích Ví dụ như thu lợi nhuận nhưngcũng phải tạo ra công ăn việc làm, nâng cao uy tín và địa vị của đất nước trênthương trường quốc tế.

Trang 10

Những quan điểm này được cụ thể hoá trong các nguyên tắc cơ bản của chínhsách nhập khẩu sau:

a Sử dụng vốn nhập khẩu tiết kiệm, đem lại hiệu quả kinh tế cao:

Thực hiện nguyên tắc này có nghĩa là đòi hỏi các cơ quan quản lý cũng nhưmỗi doanh nghiệp phải:

- Xác định mặt hàng nhập khẩu phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xãhội, khoa học kỹ thuật của đất nước.

- Sử dụng vốn tiết kiệm, dành ngoại tệ nhập vật tư, thiết bị sản xuất và đờisống, khuyến khích sản xuất trong nước thay thế hàng xuất khẩu.

- Nghiên cứu thị trường để nhập được hàng hoá thích hợp với giá cả có lợi,nhanh chóng phát huy tác dụng, đẩy mạnh sản xuất và nâng cao đời sống nhândân.

b Nhập khẩu thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại:

c Bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tăng nhanh xuất khẩu.

Đây chính là những nguyên tắc cơ bản của chính sách nhập khẩu mà Đảng vàNhà nước ta đề ra Đây cũng được hiểu như là cách xử sự hay đúng hơn là nhữngquy tắc thực hiện trong hoạt động nhập khẩu sao cho phù hợp với lợi ích của xãhội cũng như của các doanh nghiệp.

* Chính sách nhập khẩu của Việt Nam trong những năm tới:

Căn cứ vào mục tiêu của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội củanước ta đến năm 2000 và những nguyên tác cơ bản của chính sách nhập khẩu.Chính sách nhập khẩu của nước ta trong những năm tới là:

- Nhập khẩu chủ yếu là vật tư phục vụ cho sản xuất (xăng dầu, phân bón, sắtthép, bông, dụng cụ phụ tùng), hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nước chưa sảnxuất được hoặc sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu Hạn chế nhập khẩu hàng tiêudùng xa xỉ.

Trang 11

- Nhập khẩu thiết bị toàn bộ, dây chuyền sản xuất máy móc tiên tiến, hiệnđại, đổi mới công nghệ Ưu tiên nhập khẩu kỹ thuật, công nghệ để chế biến hàngxuất khẩu.

4 Tổng quát về tình hình nhập khẩu của nước ta trong những năm qua.

Mở rộng thương mại quốc tế và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại khác làvận dụng một trong những bài học kinh nghiệm quí báu rút ra từ thực tiễn nước tatrong những năm qua Tại đại hội VI Ban chấp hành Trung ươngĐảng đã nhấnmạnh "Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên cũngnhư sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghiệp hoá XHCN của nước ta tiếnhành nhanh hay chậm, đều đó phụ thuộc một phần quan trọng vào việc mở rộng vànâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại".

Nền sản xuất xã hội nước ta hướng ra ngoài và được các nước bầu bạn quốctế hướng vào nước ta vừa làm kinh tế, vừa hỗ trợ giúp đỡ thì ta sẽ có điều kiện cânđối được xuất nhập khẩu, tiến lên có "xuất siêu" và như vậy là có được tích luỹ chosản xuất mở rộng Kinh tế quốc dân vững mạnh thì uy tín chính trị cao và có điềukiện góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loaị Trong điều kiện của thế giới hiệnđại khi quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới trở nên sâu rộng hơn baogiờ hết và khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã phát triển đến một trình độcao, trở thành một yếu tố không thể thiếu được cho sự phát triển của nền kinh tế,cho phép có thể phân chia các giai đoạn của quá trình sản xuất thành những khâukhác nhau và phân bố ở những vị trí cách nhau hợp lý thì không một nước nàocóthể đóng cửa nền kinh tế, tự mình thực hiện một chính sách biệt lập tách khỏi mốiquan hệ cũng co lợi với thế giới bên ngoài Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhànước ta đã có những hướng đi mới trong đường lối chính sách của mình Trongnghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, Đảng đã nhấn mạnh tầmquan trọng của kinh tế đối ngoại đối với nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế củađất nước cũng như phát triển khoa học kỹ thuật và công nghiệp.

Cho đến nay, tuy chưa lâu và cũng chưa phải là nhiều song chúng ta cũngthấy được những kết quả đáng mừng từ chính sách mở rộng thương mại, giao lưukinh tế với bên ngoài Nước ta đang từng bước chuyển mình với nhịp độ sản xuất

Trang 12

mới bằng những công nghệ, khoa học tiên tiến, kim ngạch xuất nhập khẩu hàngnăm ngày một tăng.

Trang 13

Bảng 1: Kim ngạch XNK Việt Nam từ năm 1991

Năm

Xuất khẩu 2.087 2.581 2.989 3.600 5.300 7.800Nhập khẩu 2.338 2.541 2.879 4.500 7.500 8.150

Tổng kim ngạch 4.425 5.122 5.868 8.100 18.800 15.350Chú thích: Qua bảng trên ta thấy kim ngạch XNK nói chung và nhập khẩunói riêng tăng nhanh bình quân trên 20% môic năm thời kỳ từ 1994 tới nay Cũngtrong thời kỳ này tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng chiếm trung bình 16%,nhập máy móc thiết bị giảm, nhưng tỉ trọng nguyên vật liệu vẫn còn quá lớn, trungbình là 60% đặc biệt là xăng dầu, và vật liệu xây dựng thị trường nhập khẩu chủyếu của Việt Nam vẫn là các nước châu Á - Thái Bình Dương Cho đến nay tuyvẫn là nước "nhập siêu" nhưng chênh lệch xuất nhập khẩu ngày càng được thu hẹp.

5 Các hình thức nhập khẩu ở nước ta hiện nay:

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ được tiến hành ở các doanh nghiệpxuất khẩu trực tiếp nhưng trong thực tế, do tác động của điều kiện kinh doanh vàsự năng động sáng tạo của người kinh doanh mà đã tạo ra nhiều hình thức nhậpkhẩu đa dạng khác nhau Có thể kể ra ở đây một vài hình thức nhập khẩu thôngdụng đang được áp dụng tại các doanh nghiệp nước ta hiện nay.

a Nhập khẩu tư doanh:

Hoạt động nhập khẩu tư doanh là hoạt động nhập khẩu độc lập của mộtdoanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp, doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trườngtrong và ngoài nước, tính toán chi phí đảm bảo kinh doanh nhập khẩu có lãi, đúngphương hướng, chính sách, luật pháp quốc gia cũng như quốc tế.

b Nhập khẩu đổi hàng:

- Nhập khẩu đổi hàng: Nhập khẩu đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hailoại nghiệp vụ chủi yếu của buôn bán đối lưu nó là một hình thức nhập khẩu gắnliền với xuất khẩu, thanh toán không dùng tiền mà là hàng hoá, ở đây, mục đích

Trang 14

của nhập hàng không phải chỉ để thu lãi từ hoạt động nhập mà còn nhằm để xuấtđược hàng, thu lãi từ hoạt động xuất.

c Nhập uỷ thác:

- Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa một doanhnghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một số loại hànghoá nhưng không có quyền tham gia quan hệ xuất nhập khẩu trực tiếp đã uỷ tháccho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhậphàng theo yêu cầu của mình Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với nướcngoài để làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của been uỷ thác và đượchưởng một phần thù lao gọi là phí uỷ thác.

d Nhập khẩu liên doanh:

- Nhập khẩu liên doanh: là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kếtkinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp trong đó có ít nhấtmột doanhnghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp, nhằm phối hợp kỹ năng để cùng giao dịch và đềra các chủ trương biện pháp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu, thúc đẩy hoạtđộng này phát triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên cùng chia lãi hay cùngchịu lỗ.

e Nhập khẩu tái xuất:

- Nhập khẩu tái xuất: là hoạt động nhập hàng nhưng không phải để tiêu thụtrong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nào đó nhằm thoả mãn nhu cầuvà thu lợi nhuận Những hàng nhập khẩu này không được qua chế biến ở nước táixuất Vậy kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất là mua hàng của mộtnước (nước xuất khẩu ) để bán cho một nước khác (nước nhập khẩu ) nhằm mụcđích kiếm lời, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam trong một thờigian nhất định rồi tái xuất mà không qua gia công chế biến.

Trên đây là các hình thức nhập khẩu phổ biến ở nước ta, căn cứ vào tình hìnhcủa mỗi doanh nghiệp mà các doanh nghiệp lựa chọn hình thức phù hợp.

II NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ

Trang 15

Nhập khẩu là việc mua hàng hoá của nước ngoài nhằm phát triển sản xuấtkinh doanh và đời sống Song việc mua hàng ở đây có những nét riêng phức tạphơn mua bán trong nước: như giao dịch với những người có quốc tịch khác nhau,thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn,đồng tiền thanh toán là ngoại tệ mạnh, hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới,cửa khẩu các quốc gia khác nhau, phải tuân thủ các tập quán, thông lệ quốc tế cũngnhư của địa phương Hoạt động nhập khẩu được tổ chức thực hiện với nhiềunghiệp vụ nhiều khâu từ điều tra nghiên cứu thị trường nước ngoài, lựa chọn hànghoá nhập khẩu, đối tác, tiến hành giao dịch đàm phán, ký két hợp đồng và tổ chứcthực hiện hợp đồng Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ phải được nghiên cứu thực hiện đầyđủ, kỹ lưỡng và đặt trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt được những lợithế đảm bảo cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu đạt hiệu quả cao nhất Như vậycho dù nhập khẩu hình thức nào đi nữa thì các bước tiến hành nhập khẩu ở cácdoanh nghiệp xuất khẩu đều bao gồm các trình tự sau:

1 Nghiên cứu thị trường nhập khẩu, lựa chọn bạn hàng giao dịch.

Nghiên cứu thị trường bao gồm những bước sau:

a Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu:

Mục đích của nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu để tiến hành nhập đúng chủngloại mà thị trường trong nước cần, kinh doanh có hiệu quả, đạt được mục tiêu lợinhuận của doanh nghiệp Việc nhận biết các mặt hàng nhập khẩu trước hết căn cứvào nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước về số lượng, chất lượng, tính thời vụ,thị hiếu cũng như tập quán tiêu dùng của từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất Từ đótiến hành xem xét các khía cạnh của hàng hoá cần nhập khẩu như: công cụ, đặctính quy cách, phẩm chất mẫu mã, giá cả, điều kiện mua bán, khả năng sản xuất,các dịch vụ kèm theo v.v…

Để lựa chọn được mặt hàng kinh doanh, một nhân tố nữa phải được tính đến,đó là tỷ suất ngoại tệ của các mặt hàng trong nhập khẩu, tỷ suất ngoại tệ là tổng sốtiền bản tệ có thể thu được khi chỉ ra một đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu Nếu tỷ suấtngoại tệ mặt hàng đó (VND/USD) lớn hơn tỷ giá hối đoái trên thị trường thì việcchọn mặt hàng nhập khẩu là hiệu quả Ngoài ra, việc lựa chọn hàng hoá nhập khẩu

Trang 16

còn phải dựa vào kinh ngiệm của người nghiên cứu thị trường để dự đoán xuhướng biến động của giá cả thị trường trong nước cũng như ngoài nước, khả năngthương lượng để đạt tới điều kiện mua bán ưu thế hơn.

b Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng:

Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịch trên một phạmvi thị trường nhất định, trong một thời gian nhất định (thường là một năm) Nghiêncứu dung lượng thị trường phải xác định nhu cầu thật của khách hàng và khả năngcung cấp của nhà sản xuất.

Nghiên cứu thị trường nhằm hiểu rõ hơn về quy luật vận động của thị trường,được thể hiện qua sự biến động của nhu cầu và khả năng sản xuất hàng hoá Từ đó,người nhập khẩu có thể giải quyết hàng loạt vấn đề có liên quan đến thị trường.Đối với người nhập khẩu tìm hiểu dung lượng thị trường là rất quan trọng.

Dung lượng thị trường không cố định, nó thay đổi tuỳ theo tình hình do tácđộng tổng hợp của nhiều nhân tố trong thời gian nhất định Các nhân tố ảnh hưởngđến dung lượng thị trường có thể chia làm 3 nhóm, căn cứ vào thời gian ảnh hưởngcủa chúng với thị trường.

* Các nhân tố làm cho dung lượng thị trường biến động có tính chu kỳ:

Đó là sự vận động của tình hình kinh tế các nước trên thế giới đặc biệt là cáctư bản chủ nghĩa và tính chất thời vụ trong sản xuất, lưu thông và phân phối hànghoá Sự vận động của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là nhân tố quan trọng ảnhhưởng tói tất cả các thị trường, đặc biệt là thị trường tư liệu sản xuất Sự ảnhhưởng này có thể phạm vi thế giới hoặc khu vực Khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩarơi vào khủng hoảng thì dung lượng thị trường bị co hẹp còn ngược lại thì dunglượng thị trường mở rộng.

Như đã nói ở trên một nhân tố nữa làm dung lượng thị trường thay đổi cótính chất vhu kỳ là tính thời vụ của sản xuất Nhân tố này ảnh hưởng tới dunglượng thị trường hàng hoá trong khâu sản xuất và lưu thông hàng hoá ở phạm vi,mức độ khác nhau.

Trang 17

* Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến dung lượng thị trường: Các nhân tốthuộc nhóm này tương đối nhiều dưới đây là một số nhân tố cơ bản:

- Tiến bộ khoa học kỹ thuật: Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sảnxuất và nhu cầu về hàng hoá cũng được mở rộng, có nghĩa là dung lượng thịtrường cũng thay đổi Đặc biệt đối với máy móc thiết bị, nhu cầu nhập khẩu ở cácnước kém phát triển không ngừng tăng lên, làm ảnh hưởng tới dung lượng thịtrường.

- Các chính sách của Nhà nước và tập đoàn lũng đoạn (Tập đoàn sản xuấtlớn)

- Thị hiếu tập quán của người tiêu dùng, khả năng sản xuất hàng thay thế.* Các nhân tố ảnh hưởng tạm thời đến dung lượng thị trường: bao gồm cáchiện tượng đầu cơ gây ra những đột biến về cung và cầu, các yếu tố tự nhiên nhưthiên tai, động đất, bão lũ, hạn hán… Các yếu tố về chính trị xã hội như đình côngv.v…

Trên đây là những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của dung lượng thịtrường Khi nghiên cứu phải thấy rõ nhân tố nào có ý nghĩa quyết định đến xuhướng vận động của thị trường trong giai đoạn hiện nay và tương lai Điều đó có ýnghĩa quan trọng trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, giúp cho nhà kinhdoanh xuất nhậpddeef ra các quyết định kịp thời, nhanh chóng đạt hiệu quả caonhất.

c Lựa chọn đối tượng giao dịch

trong Thương mại Quốc tế, bạn hàng hay khách hàng là những người hoặcnhững tổ chức có quan hệ giao dịch với ta nhằm thực hiện các quan hệ hợp đồngmua bán hàng hoá, dịch vụ, các hoạt động hợp tác kinh tế hay khoa học kỹ thuậtliên quan đến việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ, các hoạt động hợp tác kinh tế haykhoa học kỹ thuật liên quan đến việc cung cấp hàng hoá Lựa chọn đối tượng giaodịch bao gồm vẫn đề lựa chọn nước để giao dịch và lựa chọn thương giao dịch.

Ngày đăng: 30/11/2012, 16:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kim ngạch XNK Việt Nam từ năm 1991                   Năm - Biện pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị giao thông vận tải ở Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác đầu tư giao thông vận tải Hà Nội - TRACIMEXCO Hà Nội.doc
Bảng 1 Kim ngạch XNK Việt Nam từ năm 1991 Năm (Trang 12)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w