1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Cục Thuế thành phố Đà Nẵng

101 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 17,88 MB

Nội dung

Đề tài Kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Cục Thuế thành phố Đà Nẵng nhằm phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn tại Cục thuế TP Đà Nẵng; qua đó chỉ ra được những hạn chế của hoạt động kiểm soát thuế TNDN đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn và đề ra những giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát thuế TNDN đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn tại Cục Thuế TP Đà Nẵng trong thời gian đến.

Trang 1

LÊ THỊ THU HÒA

Trang 2

LE TH] THU HOA

Trang 3

Cae số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác

: Sha

Trang 4

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 Bố cục của đề 2 2 4, Phương pháp nghiên cứu 3 3 3 6 Tổng quan tải liệu nghiên cứu

CHƯƠNG I MỘT SO VAN DE LY LUAN CO BẢN VÈ KIÊM SOÁT

THUÉ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 7

1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIÊM SOÁT T7

1.1.1 Khái niệm về kiểm sốt quản lý «7

1.1.2 Phân loại hoạt động kiểm soát seo TỔ 1.2 NHỮNG VẤN DE CO BẢN VỀ THUÊ TNDN VÀ ‘KIEM SOÁT THUÊ

TNDN 13

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp 13

1.2.2 Những vấn đề cơ bản về kiểm soát thuế TNDN 16 1.2.3 Quy trình quản lý thuế 7 — 7 19

1.3 KIÊM SOÁT THUÊ TNDN 23

1.3.1 Mục tiêu của kiểm soát thuế TNDN 23 1.3.2 Nội dung quy trình kiểm soát thuế TNDN 2

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 31

CHUONG 2 THỰC TRẠNG CƠNG TÁC C KIÊM S SỐT THUÊ TNDN ĐÓI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN TẠI

CỤC THUÊ TP ĐÀ NẴNG _

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CỤC THUÊ THÀNH PHÓ DA NANG 32

2.1.1 Sơ lược về Cục Thuế thành phó Đà Nẵng 32

Trang 5

THÁT THU THUÊ TNDN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH

KHACH SAN TAI CUC THUÊ TP ĐÀ NẴNG 37

2.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách sạn của các doanh nghiệp

tại Cục Thuế TP Đà Nẵng SH 37

2.2.2 Các rủi ro về thất thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp kinh

doanh khách sạn tại Cục Thuế thành phố Đà Ning 38

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIÊM SOÁT THUÊ ĐÓI VỚI CÁC

DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN TAI CUC THUE TP ĐÀ

NẴNG the 39

2.3.1 Kiểm soát khâu đăng lý thiẾ, seo sessoo.39 2.3.2 Kiểm soát khâu kê khai thuế se ".-

2.3.3 Kiểm soát khâu kiểm tra thuế 4

2.3.4 Kiểm soát khâu nợ thuế 53

2.4 NHUNG HAN CHE TU THUC TRANG KIEM SOAT THUE TNDN

DOI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN TẠI CỤC

THUÊ ĐÀ NẴNG oo — 5S

2.4.1, Vé đội ngũ thực hiện giám sat 55

2.4.2 Đánh giá rủi ro kiểm soát - seo SỐ,

2.4.3 Cơng tác kiểm sốt thuế TNDN 56

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 61

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP KIEM SOAT THUE TNDN ĐÓI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH KHÁCH SẠN TẠI CỤC THUẾ

Trang 6

khách sạn ở khâu kiểm tra thuế 63

3.3 MỘT SỐ KIÊN NGHỊ NHÂM TẠO ĐIÊU KIỆN THỰC HIỆN CÁC

GIẢI PHÁP ĐÈ XUẤT 75

KẾT LUẬN ` —

Trang 7

—-BCTC Báo cáo tai chính

BTC Bộ tài chính

cor Co quan thué

DN Doanh nghiệp

ĐTNT Đối tượng nộp thuế

GTGT Giá trị gia tăng

NNT Người nộp thuế

NSNN Ngân sách nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh

TNCT Thu nhập chịu thuế

Trang 8

Bang 1.1 | NOi dung quy trinh kiểm tra người nộp thuế 25 Bang 2.1 _| So thu ngân sách nhà nước qua các năm 38 Bảng 2.2 _ | Số lượng CBCC tại các bộ phận chức năng đến 40

31/12/2019

Bảng23 | Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh khách sạn đăngký | 47

thiếu thông tin đăng ký thuế

Bảng24 |Tình hình kêkhai thuế của doanh nghiệpkháchsạn | 55

qua các năm

Trang 9

Số hiệu 'Tên hình vẽ Trang hình vẽ

Hình 1.1 | Mơ hình kiểm sốt thuế thu nhập doanh nghiệp 19 Hình 1.2 | Sơ đỗ quy trình quan lý thuê 20 Hình 2.1 | Co cấu tô chức Cục Thuê TP Đà Nẵng, 38

Trang 10

Đời sống vat chit và đời sống tinh thin của con người ngày cing cao,

kéo theo nhu cầu về nghỉ ngơi, giải trí cũng được nâng lên đáng kể; và đi du lịch chính là hoạt động mà chúng ta thấy diễn ra rất phổ biến trong những

năm gần đây Cùng với sự phát triển của du lịch, các dịch vụ đi kèm cũng

không thể thiếu đó là dịch vụ vận tải, nhà hàng, khách sạn

Tại Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố (TP) Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định: Du lịch là một trong 3 trụ cột chính phát triển kinh tế - xã

hội của TP Đà Nẵng Nói một cách khác thì du lịch chính là một trong những lĩnh vực chính góp phần tăng thu Ngân sách nhà nước (NSNN) của TP Đà

Nẵng

Vay lam thé nào để quản lý, khai thác tốt nguồn thu từ các dịch vụ du lịch? Đây là vấn đề mà các cắp Lãnh đạo TP Đà Nẵng hết sức quan tâm; mà hơn ai hết Cục Thuế TP Đà Nẵng là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý thu thuế (nguồn thu chủ yếu của NSNN) thông qua việc kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, đảm bảo thu đúng,

thu đủ số thuế cho Ngân sách

Theo báo cáo của Sở du lịch (Hải Châu, 2020) trong năm 2019, tổng

lượt khách tham quan, du lịch đến Đà Nẵng đạt 8,69 triệu lượt, tăng 13,4% so

với năm 2018 Và cùng với sự gia tăng ấy thì hàng loạt các khách sạn được đầu tư với quy mô lớn mọc lên trên khắp các quận, huyện của thành phố bởi lẽ lưu trú gần như là nhu cầu chính của một chuyến du lịch

Tuy nhiên trong những năm qua, tình hình nộp thuế của các cơ sở kinh

Trang 11

'Cơ chế “tự khai, tự tính, tự nộp” theo quy định của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 cũng là một trong những nguyên nhân dẫn

đến tình trạng gian lận thuế, trốn thuế với nhiều hình thức tinh vi, khó phát hiện, nhiều doanh nghiệp kê khai kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) hàng, năm lỗ liên tục trong khi qua khảo sát, công suất sử dụng buồng phòng của các khách sạn này rất cao, điều này cho thấy có tình trạng trốn doanh thu, gian lận về thuế xảy ra Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Kiểm soát thuế thu nhập doanh

nghiệp (TNDN) đối với cá c doanh nghiệp kinh doanh ch vụ khách sạn tại

Cục Thuế thành phố Đà Nẵng” với mong muốn góp phần vào việc kiểm soát

chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chồng thất thu cho NSNN Đồng thời đảm bảo sự bình đẳng, công bằng về cạnh tranh, lợi ích cũng như sự phát triển hài hòa giữa các chủ thể trong xã hội

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nhằm phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát thuế thu nhập

doanh nghiệp của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn tại Cục

thuế TP Đà Nẵng; qua đó chỉ ra được những hạn chế của hoạt động kiểm soát

thuế TNDN đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn và đề ra

những giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm soát thuế TNDN đối với các vụ khách sạn tại Cục Thuế TP Da Ning trong

doanh nghiệp kinh doanh di

thời gian đến

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu

Trang 12

lý thuế .4 Phương pháp nại

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống và thực hiện quan sát, điều tra, phân tích tổng kết kinh nghiệm đề khảo sát, đánh giá thực trạng

vấn đề nghiên cứu là công tác kiểm soát thuế TNDN đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ khách san Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm

tăng cường công tác kiểm soát thuế TNDN đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn tại Cục Thuế TP Đà Nẵng

5 Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương

Chương I trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát thuế

“TNDN do cơ quan thuế thực hiện

Chương 2 tổng hợp, phân tích thực trạng cơng tác kiểm sốt thuế TNDN đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn tại Cục Thuế thành phố Đà Nẵng

Chương 3 trình bày các giải pháp kiểm soát thuế TNDN đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn tại Cục Thuế thành phố Đà Nẵng

6 Tổng quan ti

lệu nghiên cứu

Cơng tác kiểm sốt thuế TNDN đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn tại Cục Thuế Đà Nẵng thực hiện từ trước đến nay chưa có ai

nghiên cứu Trước khi nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tìm hiểu một số nội

Trang 13

giải pháp tăng cường kiểm soát thuế TNDN ở_ nhiều khâu: đăng ký thuế, kê

khai thuế, thanh tra, kiểm tra và kiểm soát nợ thuế, có thể áp dụng đề chống

thất thu thuế TNDN

Tác giả Trương Cơng Khối (2008) về đề tài “Tăng cường kiểm soát

thuế tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bản thành phó Đà Nẵng”, đã nêu được thực trạng cơng tác kiểm sốt thuế tại các DN ngoài quốc doanh trên địa bàn TP Đà Nẵng, đồng thời đề xuất được một số giải pháp như: hoàn

thiện cơ sở pháp lý, đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng để nâng cao hiệu quả quản lý hoá đơn chứng từ

“Tuy nhiên, tương tự như tác giả Lê Trung Dũng, vì nghiên cứu chung,

về công tác kiểm soát thuế, nên đề tài chưa có những giải pháp phù hợp cho

từng sắc thuế, cũng như không thể đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng

ngành nghề; do đó những giải pháp đã đề xuất đến nay chưa phát huy hiệu quả và chưa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý thuế (QLT) trong giai đoạn mới nhằm làm cho cơng tác kiểm sốt thuế phát huy hiệu quả cao hơn

Để tài “Kiểm soát thuế TNDN đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn do Chỉ cục Thuế quận Sơn Trà thực hiện” của tác giả Nguyễn Thị

Thu Luong (2014) nghiên cứu kiểm soát thuế TNDN trong lĩnh vực khách san tại các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn đóng trên địa bàn quận Sơn Trà đã nêu lên những hạn chế trong kiểm soát thuế tại Chỉ cục Thuế quận Sơn Trà Tác giả đã đưa ra phương pháp nghiên cứu là phỏng vấn công chức, nghiên cứu

tài liệu để khảo sát thực trạng sau đó tổng hợp kết quả nghiên cứu và đề xuất

giải pháp khắc phục, sẽ là phủ hợp cho giai đoạn trước đây, khi mà kinh doanh

Trang 14

thực

Nghiên cứu về “Giải pháp quản lý thuế đối với thanh toán điện tử, thanh

toán di động” của tác giá Nguyễn Quang Tiến (2018) đã đưa ra thực trạng của

sự phát triển nhanh hoạt động thanh toán điện tử, thanh toán di động mang đến

nhiều tiện ích cho người tiêu dùng nhưng cũng đặt ra yêu cầu cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động này là phải đảm bảo phát triển và không đề thất thoát nguồn thu NSNN Những khó khăn đặt ra là quản lý thuế vẫn phụ thuộc

vào quản lý hóa đơn và kê khai thuế, Việc QLT theo dòng tiền đối với các giao dịch thanh toán điện tử, thanh toán di động vẫn chưa được chú trọng Việc truy vấn dữ liệu thực hiện thủ công, gây tốn thời gian và nguồn lực

Mỗi một nghiên cứu đều có những đóng góp nhất định, chỉ ra cho nhà quản lý thấy được kết quả thực hiện, những tổn tại và giải pháp để khắc phục,

qua đó góp phần đạt được mục tiêu của tổ chức Tuy nhiên, riêng vẻ lĩnh vực

kinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ khách sạn nói riêng trong

những năm qua đã tăng lên đáng kể cả về số lượng, quy mô, chất lượng; cùng

với sự phát triển mạnh của thương mại điện tử; các doanh nghiệp hoạt động rất

tỉnh vi và một bộ phận khá nhiều doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để trồn thuế,

lách luật, tình trạng thất thu thuế vẫn còn xảy ra

Trang 16

1.1 LY LUAN CHUNG VE KIEM SOÁT 1.1.1 Khái niệm về kiểm soát quản lý

Hoạt động kiểm soát là hoạt động cần thiết trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, bên trong tô chức cũng như trong toàn bộ xã

Kiểm soát là một chức năng của quản lý, do vậy dé hiểu được khái niệm về kiểm soát, chúng ta cần phải tìm hiểu về quản lý nói chung và quản lý nhà nước nói riêng

(1) Quản lý là một quá trình công việc bao gồm hướng dẫn một nhóm, một tổ chức hoàn thành một mục tiêu xác định Quản lý không chỉ đảm bảo cho mọi hoạt động của tô chức được tiến hành với hiệu suất cao mà còn đảm bảo cho các đối tượng đó hoạt động theo hướng các mục tiêu dé ra, theo chức

năng được quy định và nhiệm vụ được giao Như vậy, có thể hiểu quản lý là một quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở

những nguồn lực xác định nhằm đạt hiệu quả cao nhất

(2) Kiểm soát là hoạt động bao gồm các hoạt động giám sát quá trình

thực hiện, so sánh với các tiêu chuẩn và chọn ra cách thức đúng Bản chất cơ bản của kiểm soát còn được hiểu rõ hơn trong các giai đoạn chủ yếu của toàn bộ quá trình quản lý Quá trình quản lý từ việc lập kế hoạch và xây dựng các mục tiêu có liên quan Để đảm bảo các hoạt động, hành động mong muốn và

ngăn ngừa những hành động không mong muốn thì việc kiểm soát là một chức năng không thể thiếu Do vậy, kiểm sốt khơng thể tồn tại nếu chúng ta

không có các mục tiêu Chức năng kiểm soát tồn tại như một "khâu” độc lập

Trang 17

bắt và điều hành đối tượng quản lý Với ý nghĩa đó, kiểm soát có thể hiểu

theo nhiều cách: Cấp trên kiểm soát cấp dưới thông qua chính sách hoặc các biện pháp cụ thể; Đơn vị này kiểm sốt đơn vị khác thơng qua những chỉ phối

đáng kể về quyền sở hữu và lợi ích tương ứng; Nội bộ đơn vị kiểm sốt lẫn

nhau thơng qua quy chế và các thủ tục quản lý đã định sẵn

Quá trình kiểm soát:

~ Triển khai các mục tiêu: Xác định mục tiêu cần đạt được;

- Đo lường các kết quả thực hiện theo những mục tiêu đã được xây

dựng để có cơ sở đúng đắn so sánh và phân tích những gì đã thực hiện và có

hành động quản lý phủ hợp;

~ So sánh thành tích cụ thể với các mục tiêu;

~ Phân tích nguyên nhân chênh lệch để tính toán mức độ ảnh hưởng của

mỗi nhân tố Cần phải xác định nguyên nhân trực tiếp và những nguyên nhân cơ bản, xác định ảnh hưởng cụ thể của những nhân tố cá biệt quan trọng Đây là bước chủ yếu đã sử dụng những kết quả miêu tả trong 3 bước trước;

~ Xác định hành động quản lý thích hợp:

~ Triển khai và đảm bảo hành động được thực hiện như mong muốn, - Tiếp tục đánh giá lại: Đây là bước cuối cùng trong quá trình kiểm

soát, và cũng chính là hoạt động kiểm tra tiếp sự đúng đắn của việc xác định

hành động cần thiết trước đây va cách thức tiến hành những hành động đó Bước này làm rõ sự liên kết giữa chu kỳ kiểm soát trước với chu kỳ kiểm soát sau, xác định hành động quản lý tiếp đó Việc đánh giá sau là một hành động, tiếp tục phản ánh những điều kiện thay đổi, để có thêm kinh nghiệm và biết rõ

Trang 18

thành hành động để đạt các mục tiêu và kết quả đã đặt ra Hệ thống tiêu chuẩn

pháp lý và kỹ thuật của hoạt động kiểm soát, đó là những chuẩn mực mà người ta dùng để đối chiếu, xem xét kết quả hay quá trình tác nghiệp Để đánh

giá, đo lường mức độ thực hiện công việc, người ta thiết lập nhiều dạng tiêu

chuẩn khác nhau như căn cứ vào chất lượng và số lượng công việc, căn cứ

vào đánh giá của các chuyên gia hay của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, cho phép phát hiện sớm những sai lệch trong quá trình tác nghiệp, từ đó có thể kịp

thời đưa ra những biện pháp chắn chỉnh thích hợp nhằm đạt được mục tiêu, định hướng đã đề ra

Dưới góc độ thông tin, kiểm soát là hệ thống phản hồi các thông tin đánh giá kết quả của quá trình thực thỉ nhiệm vụ đã đề ra với những người điều hành, để các nhà điều hành có các điều chỉnh cần thiết cho quá trình tác

nghiệp, tuân thủ theo ý chí của mình hay mục tiêu của hệ thống Tuy nhiên việc phản hồi này thực sự có hiệu quả hay không, nhiều khi còn phụ thuộc

vào thời gian mà các thông tin này tới được nhà quản lý và điều hành

Trong hoạt động của một đơn vị nói riêng hay hoạt động của Nhà nước

nói chung, kiểm soát được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc, mọi cấp, mọi ngành,

mọi cá nhân Mặc dù quy mô và kỹ thuật kiểm soát phụ thuộc vào từng hoạt động, từng con người cụ thể, song các hoạt động này đều có quan hệ hữu co và hỗ trợ lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau đạt được mục đích đã đề ra Kiểm soát trước hết là thông qua việc đối chiếu với hệ thống quy phạm tiêu chuẩn

tác nghiệp, tiến đến là quy trình tác nghiệp, đánh giá mức độ khả thi của tác

vụ; thứ hai là sự kiểm soát của các chức danh có nhiệm vụ kiểm soát trên một

Trang 19

(3) Kiểm soát quản lý đó là việc thực hiện đối chiếu kết quả đạt được với những quy phạm, quy định chung, với kế hoạch để đánh giá, điều chỉnh làm cho quá trình tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một cách có hiệu quả, hiệu lực hơn, nhằm đạt được mục tiêu định trước

1.1.2 Phân loại hoạt động kiểm s

Hoạt động kiểm soát có thê được phân chia thành nhiều loại khác nhau,

tùy theo các tiêu thức khác nhau mã chúng ta có thể phân loại các hoạt động

kiểm soát, cụ thể:

(1) Căn cứ theo nội dung của kiểm soát: kiểm soát hành chính và

kiểm soát kế toán

~ Kiểm soát hành chính: Là tập trung vào các thê thức kiểm tra, nhằm đảm bảo cho việc điều hành công tác ở đơn vị có nề nếp, nghiêm minh và

hiệu quả Các thao tác kiểm soát hành chính được thực hiện trên các lĩnh vực

tô chức và hành chính ở mọi cấp độ như: tuyên chọn nhân viên, xây dựng tác

phong, quy trình làm việc, tổ chức thực hiện các công việc cùng với các thao

tác kiểm soát quá trình chấp hành và mệnh lệnh ở đơn vị

- Kiểm soát kế toán: kiểm soát thực hiện mục tiêu bảo vệ tài sản và dam

bảo độ tin cậy của số sách tài chính kế toán, kiểm soát phải đảm bảo:

+ Các nghiệp vụ được tiến hành theo sự chỉ đạo chung hoặc cụ thể của

quản lý

+ Các nghiệp vụ được ghi số là cần thiết để giúp chuẩn bị các báo cáo

tài chính đúng theo quy định và duy trì khả năng hạch toán của tài sản

+ Các hoạt động đều được ghi nhận vào các thời điểm thích hợp, giúp cho việc thiết lập thông tin kinh tế tài chính phù hợp với các chuẩn mực kế

toán, thể hiện chính xác, toàn diện nguồn lực hiện có của đơn vị và phải có sự

điều chỉnh khi có những chênh lệch, thay đổi phát sinh

Trang 20

Như vậy kiểm soát kế toán chỉ quan tâm đến hoạt động tài chính của đơn vị được phản ánh trên các tài liệu kế toán Trong khi đó kiểm soát quản lý yêu cầu một phạm vi rộng hơn của các đối tượng kiểm soát theo mục tiêu quản lý của toàn bộ tổ chức Tuy nhiên kiểm soát kế toán lại có vai trò là cơ

sở cho kiểm soát quản lý Các chứng từ kế tốn khơng chỉ là sự thông tin mà

còn là minh chứng pháp lý cho sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế Từ đó kiểm soát kế toán có thể hình thành phương pháp tự kiểm soát: đối ứng tài khoản không chỉ là phương pháp phân loại, phản ánh sự vận động của tải sản

mà còn là phương pháp kiểm tra những quan hệ cân đối cụ thê; tổng hợp - cân đối kế tốn khơng chỉ cung cấp những thông tin tổng hợp mà còn là phương

pháp kiểm tra kết quả cân đối tổng quát trong thơng tin kế tốn

(2) Căn cứ vào mục tiêu của kiểm soát: Bao gồm các hình thức kiểm soát là: kiểm soát ngăn ngừa, kiểm soát phát hiện và kiểm soát điều chỉnh

~ Kiểm soát ngăn ngừa: Là kiểm soát tập trung vào việc ngăn chặn các

sai phạm hoặc các điều kiện có thể dẫn đến sai phạm Kiểm soát này thường được thực hiện trước khi nghiệp vụ xảy ra và thực hiện ngay trong công việc hàng ngày của nhân viên theo chức năng, phân chia trách nhiệm, giám sát,

kiểm tra tính hợp lý, sự đầy đủ và chính xác

~ Kiểm soát phát hiện: Là kiểm soát tập trung vào việc phát hiện các gian lận, sai sót, sai lầm và rủi ro trong quá trình tác nghiệp một cách nhanh

chóng, giúp các cấp lãnh đạo có những quyết định xử lý kịp thời, hạn chế tới

Trang 21

giúp làm tăng trách nhiệm của nhân viên trong quá trình thực hiện kiểm soát phòng ngừa

- Kiểm soát điều chính: Hoạt đơng kiểm sốt này hướng tới việc cung

cấp những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định điều chỉnh các sai sót được phát hiện (3) Căn cứ vào thời điểm thực hiện trong quá trình tác nghiệp: Bao

em các hình thức kiểm soát là: Kiểm soát trước, kiểm soát hiện hành và kiểm soát sau

- Kiểm soát trước hay còn gọi là kiểm soát lường trước, kiểm soát hướng về tương lai Mục đích của kiêm soát này là nhằm khắc phục độ trễ về

thời gian trong kiểm soát thực hiện, nó tiên liệu những diễn biến có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp, đề phòng những rủi ro và các khó khăn tiềm ân

Hoạt động kiểm soát này đặc biệt quan trọng, tuy nhiên nó chưa phổ biến về

mặt kỹ thuật và còn rất hạn chế do yêu cầu về con người thực hiện kiểm soát

phải là những người thực sự có trình độ và có nhiều kinh nghiệm thực tế để có

thể tiên liệu trước những rủi ro có thể xảy ra, mặt khác chỉ phí cho hoạt động

này khá lớn

~ Kiểm soát hiện hành hay còn gọi là kiểm soát tác nghiệp là hoạt động

kiểm soát được tiến hành ngay trong quá trình tác nghiệp nhằm ngăn ngừa, phát hiện kịp thời những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các thao tác tác nghiệp Do vậy nếu làm tốt cơng tác kiêm sốt tác nghiệp thì mức

độ rủi ro trong quá trình tác nghiệp sẽ giảm đi, đảm bảo được hiệu quả công,

việc ở mức tốt nhất

~ Kiểm soát sau khi tác nghiệp hay còn gọi là kiểm sốt thơng tin phan hồi là hoạt động kiểm sốt thơng dụng nhất hiện nay Mặc dù bị độ trễ thời

Trang 22

(4) Căn cứ vào phạm vi kiểm soát, chia thành kiểm soát nội bộ và

kiểm soát từ bên ngoi

- Kiểm soát nội bộ: Theo INTOSAI GOV 9100 (INTOSAI, 2004), *KSNB là một quá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các

cá nhân trong tổ chức, quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức Sau đây

là những mục tiêu cần đạt được: Thực hiện các hoạt động một cách có kỷ cương, có đạo đức, có tính kinh tế và hiệu quả; Thực hiện đúng trách nhiệm;

Tuân thủ theo luật pháp và quy định hiện hành; Bảo vệ các nguồn lực chống

thất thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất”

~ Kiểm sốt từ bên ngồi là hoạt động kiểm soát do bên ngoài thực hiện

như kiêm soát của cấp trên đối với cấp dưới trong quá trình thực thi nhiệm vụ,

kiểm soát việc tuân thủ của các đối tượng chịu sự kiểm soát trong việc thực

thi các chính sách, pháp luật có liên quan, nhằm phát hiện các rủi ro để ngăn ngừa, xử lý đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra của tô chức

Như vậy, căn cứ vào mỗi một tiêu thức khác nhau sẽ phân thành các loại kiểm soát khác nhau Xét từ góc độ của các DN kinh doanh khách sạn, kiểm soát của cơ quan thuế là kiểm soát từ bên ngoài

1.2 NHỮNG VẤN ĐÈ CƠ BẢN VÈ THUÊ TNDN VÀ KIÊM SOÁT THUÊ TNDN

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp

Ngoài những đặc điểm chung của thuế là có tính cường chế và tính pháp lý cao, khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp, thuế TNDN còn có một số đặc điểm riêng

a Khai niệm thuế thu nhập doanh nghiệp

Trang 23

trên phương diện luật pháp, loại thuế này cũng có thể được sử dụng để mở rng diện điều chinh đối với thu nhập của những cá nhân hoặc nhóm cá nhân kinh doanh, hợp tác xã, các hình thức hợp danh, liên kết tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của Nhà nước Trên thế giới, loại thuế này có những tên gọi khác

nhau, tuỳ theo quan niệm hoặc quy định pháp luật của mỗi nước, nhiều khi trong các tài liệu khác nhau cũng có tên gọi không giống nhau do việc sử dụng các thuật ngữ qua dịch thuật Theo đó, thuế TNDN còn được gọi là thuế công ty (corporation tax); thuế thu nhập công ty (corporation income tax);

thuế lợi tức (proñt tax) hoặc thuế lợi tức công ty (corporation prolit tax)

Nhiều ý kiến cho rằng “thu nhập doanh nghiệp” được sử dụng nhiều hơn, phô

biến hơn, thực dụng hơn và khi sử dụng nó sẽ dễ đánh thuế hơn so với sir dụng phạm trù “lợi tức” Về kỹ thuật lập pháp, các nước trên thé giới cũng có những cách thức không giống nhau trong việc ban hành các đạo luật thuế đánh vào thu nhập của pháp nhân Có nước ban hành luật thuế TNDN (Việt Nam là một thí dụ), cũng có nước ban hành đạo luật thuế thu nhập chung,

trong đó có các chương, mục quy định về thuế TNDN

'Ở Việt Nam, phạm trù “thu nhập doanh nghiệp” được biết đến kể từ khi

triển khai công tác nghiên cứu và ban hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp

năm 1997, thi hành từ 1999 đẻ thay thế cho Luật thuế lợi tức trước đây Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, trực tiếp điều chỉnh vào thu nhập

của các tô chức, thời gian đầu (1999 đến 2008) Luật thuế thu nhập doanh

nghiệp còn áp dụng đối với cả thu nhập của cá nhân, hộ gia đì

sản xuất,

kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, từ năm 2009 thu nhập của cá nhân, hộ gia đình được điều chỉnh theo Luật thuế thu nhập cá nhân

Trang 24

‘Theo nội dung của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 được Quốc hội Khoá XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 thì *Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã

trừ đi những chỉ phí để tao ra thu nhập trong mỗi kỳ tính thuế” Từ khái niệm

về thuế thu nhập doanh nghiệp có thê thấy rằng các nội dung cơ bản cấu thành của thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh thu, chỉ phí, thu nhập chịu thuế và thuế suất áp dụng Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác

định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế * Thuế suất

b Đặc điễm thuế thu nhập doanh nghiệp

Đặc điểm chung của thuế là có tính cưỡng chế và tính pháp lý cao (được điều chỉnh bởi các Luật thuế và pháp luật có liên quan), là khoản đóng

góp bắt buộc không mang tính hoàn trả trực tiếp và tính chỉ tiêu cho lợi ích

công cộng thì thuế thu nhập doanh nghiệp còn có một số đặc điểm riêng

~ Đặc điểm của thuế trực thu là tính chất luỹ tiến do việc đánh thuế có tính đến khả năng của người nộp, tuy nhiên thuế thu nhập doanh nghiệp thường không sử dụng thuế suất luỹ tiến mà sử dụng thuế suất đồng nhất Mức thuế suất khác nhau có thể được áp dụng đối với các nhóm đối tượng

hoặc một số loại thu nhập khác nhau vì mục tiêu chính sách

~ Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào thu nhập của mỗi tô chức, pháp nhân kinh doanh và thường được coi như là một loại thuế đánh vào vốn (tư

Trang 25

giảm bớt được chỉ phí quản lý thu va hạn chế được nhiều rủi ro so với thu thuế thu nhập cá nhân

~_ Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là người

chịu thuế, tức là không có sự chuyển giao gánh năng thuế từ người nộp thuế sang người chịu thuế

~ Các chính sách khuyến khích, ưu đãi thuế vì các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hoặc tham gia giải quyết các vấn đẻ xã hội thường được lồng, ghép, thiết kế trong quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế thu nhập doanh nghiệp phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh

doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế, nên chỉ khi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư kinh doanh có lợi nhuận mới phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Vì vây, mức đông viên của NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp

Kết quả thu thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần quan trọng trong nguồn thu ngân sách và điều tiết thu nhập, kết quả thu thuế thu nhập doanh nghiệp cũng

đánh giá “sức khỏe”, hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp, sự én định, suy

giảm hay tăng trưởng của nền kinh tế

1.2.2 Những vấn đề cơ bản về kiểm soát thuế TNDN a Vai trò của kiểm soát thuế TNDN

Kiểm soát thuế TNDN là một trong những chức năng, nhiệm vụ của cơ:

Trang 26

- Kiém soat thuế TNDN để đảm bảo nguồn thu ding, thu đủ và kịp thời

số thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nước Các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách nhà nước Cũng như pháp luật nói chung, pháp luật thuế có chức năng điều chỉnh

các quan hệ xã hội Mục đích chủ yếu và quan trọng nhất của sự điều chỉnh

quan hệ pháp luật thu - nộp thuế là nhằm tạo lập quỹ ngân sách Nhà nước

Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ

của nên kinh tế quốc dân Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất phát từ

phạm vi hoạt động mà đòi hỏi Nhà nước phải ban hành và tổ chức thực hiện kiểm soát pháp luật thuế dé tập trung nguồn tài chính vào ngân sách Nhà nước

từ đó mới đáp ứng được nhu cầu chỉ ngày càng tăng

~ Kiểm soát thuế TNDN khi nhà nước thực hiện các công cụ điều tiết vĩ

mô đối với nền kinh tế (ví dụ: kiểm soát giá bán, giá thành sản xuất) và đời sống xã hội Ngoài việc huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, pháp

luật thuế còn có vai trò quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô đối với nền kinh

tế Thông qua các quy định của pháp luật về kiểm tra thuế, Nhà nước tác động

đến các quan hệ tiêu dùng của xã hội

~ Kiểm soát thuế TNDN là công cụ quan trọng nhất để phân phối lại

tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đường lỗi xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở nước ta, là một công cụ quan trọng đề góp phần tạo sự công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế

~ Kiểm soát thuế TNDN khi nhà nước thực hiện chính sách bảo hộ,

khuyến khích sản xuất trong nước và khuyến khích xuất khâu, pháp luật thuế

xuất khâu, thuế nhập khâu có các quy định khuyến khích hoặc hạn chế việc

xuất, nhập khẩu đối với một số hàng hóa Thông qua pháp luật thuế, Nhà

nước có tác động tích cực trong việc thúc đây sản xuất phát triển trên cơ sở

tận dụng, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực của đất nước trong

Trang 27

~ Kiểm soát thuế TNDN là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng

giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội Hệ thống pháp luật thuế được áp dụng thống nhất chung cho các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân eư nhằm đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi thể nhân và pháp nhân

“Tóm lại, thông qua việc kiểm soát thuế TNDN, nhà nước tác động tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển trên cơ sở sử dụng hợp

lý nguồn nhân lực, tài sản quốc gia, góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế, Từ

vai trò của thuế cho thấy, kiểm soát thuế TNDN là cần thiết, quan trọng để quản lý nhà nước nói chung, quản lý thuế nói riêng Đề kiểm soát được người nộp thuế trong việc tuân thủ pháp luật thuế, cơ quan thuế cần có hệ thống

pháp lý, quy trình nghiệp vụ bắt buộc chung áp dụng trên toản ngành thuế nhằm đảm bảo cho người nộp thuế thực hiện Qua các quy trình đó, cơ quan

thuế kiểm soát được nguồn thu thuế từ việc thanh tra, kiểm tra người nộp thuế và thực hiện thống nhất trong nội bộ Ngành

Kiểm soát thuế TNDN được thực hiện theo trình tự nhất định, ngày 29

tháng 5 năm 2008 Téng cục thuế đã ban hành Quyết định số 528/QĐ-TCT

ban hành quy trình kiểm tra thuế, theo đó: “Kiểm tra thuế là xác định tính đây

đủ, chính xác các thông tin, tài liệu trong hỗ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân

thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế Kiểm tra thuế được thực hiện tại

trụ sở cơ quan thuế và tại trụ sở của người nộp thuế

Hoạt động kiểm soát thuế TNDN của cơ quan thuế được mô tả như sau: (xem hình 1.1)

Căn cứ phíp lý: —- Kiểm soát tuân ~ Luật Quản lý thuế, các luật ` thủ Luật Quản lý

thuế và văn bản hướng dẫn +} eguan *| thuế và các Luật

~ Quy trình Thanh, kiểm tra thué cia NNT

thuế

Trang 28

b Đặc điễm của kiểm soát thuế TNDN'

~ Kiểm soát thuế TNDN có nội dung rộng, bao gồm cả kiểm sốt từ bên ngồi doanh nghiệp? như kiểm soát doanh thu, chỉ phí, thu nhập trong và ngồi nước; kiểm sốt từ giai đoạn đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc thiết

bị đến sản xuất tiêu thụ hàng hóa dịch vụ

~ Kiểm soát thuế TNDN khơng những kiểm sốt tuân thủ theo Luật

Quản lý thuế và các Luật thuế mà còn kiểm soát tuân thủ các Luật khác như Luật doanh nghiệp, Luật lao động, chính sách ưu đãi của Chính phủ

~ Kiểm soát thuế TNDN mang tính chất ngoại kiểm đối với đơn vị được

kiểm soát Chủ thẻ thực hiện kiêm soát thuế TNDN bao gồm cơ quan thuế các

cấp, ngoài ra còn có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng của nhà nước

như: Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, Công an

© Ý nghĩa của kiểm sốt thuế TNDAN

Kiểm soát thuế TNDN nó có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý

thuế như:

~ Kiểm soát thuế TNDN giúp cơ quan thuế kiểm soát các căn cứ tính thuế như kiểm soát việc kê khai doanh thu chịu thuế, thu nhập tính thuế, kiểm soát áp dụng thuế suất, chính sách ưu đãi miễn giảm, chuyển lỗ

~ Phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vỉ phạm, các hình thức gian

lận thuế

~ Kiểm soát thuế TNDN đề đảm bảo thu thuế công bằng, hợp lý nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp

1.2.3 Quy trình quản lý thuế

Việc kiểm soát thuế TNDN đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách

sạn nói riêng và kiểm soát thuế TNDN nói chung phải tuân theo quy trình QLT thông qua việc thực hiện bốn quy trình chức năng chính của QLT: Quy trình

Trang 29

thanh tra, kiểm tra thuế; quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (sơ đồ 1.1)

Đăng ký thuê (hệ thông | _ [ Hỗ sơ khai thuế (hệthông | _ [Chứng từ nộp thud] liên thông từ Sở KHĐT), kê khai qua mạng ~ (Hệ thống truyền

iHTKK) dữ liệu Kho Bac)

) 2)

Phòng KK&KTT (nhận thông tin DKT, "Xử lý nộp chậm hô sơ ử lý nhận hồ sơ khai thuế và chứng từ (4) _ | Khai thue va đăng ký

lnộp thuế vào hệ thông TMS), thuế 6) Phong thanh tra, kiếm tra a hồng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế of io

[Kigm tra tai tra so] [Kiểm ưa tại doanh Quyết định cơ quan thuế nghiệp “Thông báo nợ cưỡng chế a 1 “| Thong béo giai | [Xử lý vi pham hanl trình, điều chỉnh chính bổ sung Hình 1.2 Sơ đồ quy trình quản lý thuế (Nguôn:Quốc hội, 2006)

“Theo Quy trình QLT thì các Bộ phận thức năng thực hiện các bước

Trang 30

(1) Bộ phận đăng ký thuế nhận thông tin từ hệ thống liên thông về đăng ký kinh doanh với Sở KHĐT

(2) Bộ phận kê khai nhận tờ khai từ hệ thống IHTKK (kê khai qua

mang)

(3) Bộ phận kế toán nhận chứng từ nộp thuế trên hệ thống từ kho bạc

(4) Các bộ phận thuộc phòng Kê khai & Kế toán thuế xử lý tờ khai và

đăng ký thuế

(5) Phòng Thanh tra, Kiểm tra khai thác thông tin từ hệ thống TMS

(6) Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ khai thác thông tin từ hệ thống

TMS

(7) Phòng Kiểm tra kiểm soát thuế tại cơ quan thuế

(8) Phòng Thanh tra, Kiêm tra kiểm soát thuế tại doanh nghiệp

(9) Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ kiểm soát nợ và trình lãnh đạo ban hành thông báo nợ

(10) Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ trình lãnh đạo ban hành quyết

định cưỡng chế nợ

(11) Phòng Kiểm tra trình lãnh đạo ban hành Thông báo điều chỉnh bổ sung khai thuế

(12) Phòng Thanh tra, Kiểm tra trình lãnh đạo ban hành quyết định xử

(13) Phòng Thanh tra, Kiểm tra nhập quyết định xử lý vào hệ thống

TMS

Trình tự quy trình quản lý thuế nhự sau:

(1) Đăng ký thuế, cấp mã số thuế: Sau khi người nộp thuế lập hỗ sơ

Trang 31

doanh nghiệp hoặc cá nhân, địa chỉ, mã số thuế, ngành ngh được lưu vào chương trình đăng ký thuế trên máy tính nối mạng toàn quốc để theo dõi và

tra cứu phục vụ công tác kiểm soát

Người nộp thuế chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất đễ sử dụng trong

suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi không còn tổn tại Mã số thuế được dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế mà người

nộp thuế phải nộp, kể cả trường hợp người nộp thuế kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh tại các địa bàn khác nhau

trong cùng một ký tính thuế

(2) Kê khai thuế: Hiện nay, theo cơ chế tự khai, tự tính, tự nôp, việc kê

khai thuế là do người nộp thuế tự thực hiện, có sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan thuế Căn cứ vào quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, người nộp thuế tự xác định và khai số thuế phải nộp, lập tờ khai thuế theo biểu mẫu thống nhất và nộp thuế đúng thời gian quy định Trong thời hạn xử lý tờ khai,

thông qua cơng tác kiểm sốt, nếu phát hiện sai sót thì cơ quan thuế thông báo yêu cầu người nộp thuế chỉnh sửa; Tờ khai đúng được nhập vào chương trình quản lý thuế của ngành thuế Trường hợp người nộp thuế không nộp tờ khai, không khai điều chỉnh thì sẽ bị xử lý phạt hành chính và bị ấn định thuế của kỳ đó hoặc bị kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế

(3) Thanh tra, kiểm tra thuế: Thanh tra, kiểm tra là hoạt động đặc

trưng của cơng tác kiểm sốt nguồn thu về thuế, có thẻ tiến hành thanh tra,

kiểm tra theo kế hoạch hoặc thanh tra, kiểm tra bất thường Thực chất của công tác thanh tra, kiểm tra thuế là kiểm soát việc chấp hành chính sách pháp luật thuế của người nộp thuế, xử lý vi phạm pháp luật thuế và thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành Trong đó, thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành là kiểm

soát việc chấp hành hệ thống các quy trình quản lý thuế, hệ thống kế toán thuế

Trang 32

cấp dưới và các bộ phận thuộc phạm vi quản lý của ngành Quy trình thanh

tra, kiểm tra phải bảo đảm được các yếu tố như: Xây dựng quy mô, phạm vi; Xây dựng kế hoạch chỉ tiết đến từng NNT; Xác định nội dung, lực lượng thực

hiện thanh tra, kiểm tra; Tiến hành thanh tra, kiểm tra trực tiếp; Xử lý kết quả

thanh tra, kiểm tra và lưu trữ hồ sơ theo quy định

(4) Nộp thuế: Thời hạn nộp thuế vào ngân sách Nhà nước được quy định cụ thể theo từng sắc thuế khác nhau tùy theo loại thuế áp dụng kê khai theo tháng, theo quý, theo năm hay theo từng lần phát sinh

1.3 KIÊM SOÁT THUÊ TNDN

1.3.1 Mục tiêu của kiểm soát thuế TNDN

Kiểm soát thuế TNDN bao gồm các mục tiêu cơ bản sau :

'Thứ nhất, kiểm soát thuế TNDN giúp cơ quan thuế quản lý được

nguồn thu đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời vào NSNN

“Thứ hai, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp chấp hành tốt nghĩa vụ thuế

Thứ ba, phòng ngừa, ngăn chặn; phát hiện, xử lý kịp thời những hành

vi vi phạm, các hình thức gian lận về thuế

“Thứ tư, qua công tác kiểm soát thuế TNDN, cơ quan thuế phát hiện những kẽ hở, những quy định về các sắc thuế không phủ hợp thực tiễn, từ đó kiến nghị sửa đổi luật thuế, chế độ kế toán và các quy định có liên quan khác

1.3.2 Nội dung quy trình kiểm soát thuế TNDN

Kiểm soát thuế TNDN bao gồm kiểm soát việc tuân thủ Luật Quản lý

thuế và luật thuế TNDN của người nộp thuế Kiểm soát thuế TNDN được thực hiện theo từng chức năng của quá trình quản lý: Đăng ký thuế; Kê khai

và kế toán thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế; Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế Trong đó, các nội dung cơ bản gồm:

Trang 33

* Mục tiêu

Các thông tin về đăng ký thuế thễ hiện bức tranh tổng thể của một doanh nghiệp, vì vậy việc kiểm soát chặt chẽ khâu đăng ký thuế nhằm đảm bảo các thông tin về NNT được cập nhật đầy đủ và kịp thời vào ứng dụng

Quản lý thuế

* Đánh gid ri ro

Rui ro xây ra khi thông tin DN không đầy đủ, không chính xác như:

doanh nghiệp đăng ký thiếu các thông tin cần thiết, doanh nghiệp thay đổi thông tin địa chỉ hoạt động nhiều lần trong thời gian ngắn, DN thay đổi tinh

trạng hoạt động (đang hoạt động, tạm ngừng, bỏ kinh doanh, đã nghỉ hẳn kinh

doanh), nhưng cơ quan thuế không cập nhật kịp thời dẫn đến phân tích, đánh

giá thực trạng của DN không chính xác, không phát hiện kịp thời các hành vi gian én cla DN

* Thủ tục kiễm soát

Khi bộ phận đăng ký thuế nhận thông tin đăng ký doanh nghiệp truyền

trên hệ thống liên thông từ Sở Kế hoạch đầu tư thì phải rà sốt các thơng tin của doanh nghiệp, thông tin địa chỉ kinh doanh, vốn điều lệ, thông tin người

đại diện pháp luật, tài khoản ngân hàng

Trường hợp không đầy đủ các thông tin quy định, bộ phận đăng ký thuế gọi điện thoại theo số điện thoại đã đăng ký đề bỗ sung thông tin hoặc ban hành thông báo yêu cầu đăng ký các chỉ tiêu còn thiếu trên thông tin đăng ký

thuế

Việc thực hiện các thủ tục về rà soát thông tin đăng ký thuế của doanh nghiệp được thực hiện theo quy trình quản lý đăng ký thuế ban hành kèm theo

Quyết định số 329/QĐ-TCT ngày 27/3/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục

Thuế

Trang 34

* Mục tiêu

Đảm bảo doanh nghiệp kê khai thuế đúng thời gian quy định, tránh những sai sót về số học, khai đầy đủ và đúng số phát sinh nhằm thu đủ số thuế cho NSNN

* Đánh gid rii ro

Rai ro xảy ra khi DN chưa nắm bắt được chính sách thuế (thường là các DN mới ra kinh doanh) nên dễ dẫn đến những sai sót trong kê khai thuế Một số doanh nghiệp áp dụng không đúng thuế suất thuế GTGT, áp dụng giá tính thuế thấp hơn giá thị trường, không kê khai doanh thu bán ra Doanh nghiệp

thành lập đôi khi vì mục đích khác không vì mục đích kinh doanh như để vay vốn ngân hàng (trường hợp này thường xảy ra khi DN kê khai không phát sinh doanh thu trong thời gian dài)

* Thủ tục kiễm soát

Trước thời điểm nộp hồ sơ khai thuế, phòng Kê khai & Kế toán thuế thực hiện rà soát các doanh nghiệp mới ra kinh doanh và các doanh nghiệp đã

hoạt động để ¡n thông báo nhắc nộp hỗ sơ khai thuế Sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế 5 ngày, Phòng Kê khai &Kế toán thuế thực hiện in Thông báo yêu cầu nộp hồ sơ khai thuế đối với các doanh nghiệp chưa nộp hồ sơ khai

Đối với những trường hợp kê khai qua mạng iHTKK không thành

công, hệ thống đã có thông báo gửi cho doanh nghiệp tại thời điểm gửi hồ sơ không thành công Trường hợp các thông báo nhắc nộp hay đôn đốc nộp tờ

khai thuế không đến được doanh nghiệp (bị trả về lại) sau lần thứ hai thì

Phòng Kê khai và Kế tốn thuế chuyển thơng tin cho Phòng kiểm tra thực hiện xác minh doanh nghiệp có tồn tại dia chỉ kinh doanh không

Qua trình rà soát hồ sơ khai thuế được thực hiện theo quy trình Quản lý

khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế ban hành kèm theo Quyết định số

Trang 35

¢ Kidm sốt cơng tác kiỗm tra * Mục tiêu

Kiểm tra thuế nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế như khai sai, gian lận thuế, trốn thuế, chiếm dụng

tiền thuế; góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế và công chức thuế khi thi hành công vụ, đồng thời phát hiện những kẽ hở

mà NNT lợi dụng để gian lận thuế, công chức thuế lợi dụng để trục lợi cá

nhân, những quy định không phù hợp của luật thuế với thực tiễn đời sống kinh tế, xã hội, những bắt hợp lý của công tác tổ chức hệ thống bộ máy thanh, kiểm tra thuế từ đó kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đồi, bô sung kịp thời

nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát thuế TNDN một cách chặt chẽ; Công tác

kiểm tra, thanh tra thuế là một trong những nội dung quan trọng, góp phần

kiểm soát nguồn thu thuế

* Đánh giá ri ro

Rủi ro xây ra khi DN kê khai số liệu doanh thu chênh lệch giữa các báo cáo, như chênh lệch số liệu doanh thu bán hàng hóa dịch vụ trên báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh với các chỉ tiêu tổng doanh thu trên biểu tổng hợp, hoặc chênh lệch với số phát sinh trên bảng cân đối phát sinh các tài khoản; chênh lệch của chỉ tiêu phát sinh nợ phải thu với doanh số bán ra đã có thuế GTGT; hay số liệu vẻ tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trên báo cáo lưu chuyên tiền tệ theo phương pháp trực tiếp

“Thường thì các rủi ro này không được xử lý, ngăn chặn kịp thời dẫn

đến thất thu thuế lớn Việc thất thu thuế kéo dài dẫn đến khi được phát hiện,

số truy thu và phạt lớn, doanh nghiệp sẽ không có khả năng nộp thuế và có thể bỏ kinh doanh

* Thủ tục kiểm soát

Trang 36

thuế theo tiêu chí mà ngành Thuế đề ra để tiền hành thanh tra, kiểm tra và áp dụng các biện pháp xử phạt, cường chế theo luật định nếu có hành vi vi phạm pháp luật về thuế nhằm góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp, phát hiện những kề hở mà doanh nghiệp lợi dung để gian

lận thuế và đề ra những biện pháp ngăn ngừa rủi ro thất thu thuế

Hiện nay, việc kiểm soát thuế TNDN của doanh nghiệp thông qua quy trình thanh tra, kiểm tra thuế Quy trình thanh tra được ban hành kèm Quyết

định 1404/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 và quy trình kiểm tra ban hành kèm Quyết định 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục thuế Các thủ tục kiểm soát thuế TNDN của doanh nghiệp kinh doanh khách sạn thông qua quy

trình thanh tra, kiểm tra bao gồm:

* Thủ tục kiễm tra thué TNDN tai cơ quan thuế

Kiểm tra hồ sơ thuế, thông qua phương pháp đối chiếu, so sánh như

sau

+ Đối chiếu với các quy định của các văn bản pháp luật về thuế

+ Đối chiếu các chỉ tiêu trong tờ khai thuế với các tài liệu kèm theo (nếu có)

+ Đối chiếu các chỉ tiêu phản ánh trong tờ khai thuế, các tài liệu kèm

theo tờ khai thuế (nếu có) với tờ khai thuế, các tài liệu kèm theo tờ khai thuế

(nếu có) tháng trước, quý trước, năm trước

+ Đối chiếu với các dữ liệu của người nộp thuế có quy mô kinh doanh tương đương, có cùng ngành nghề, mặt hàng đăng ký kinh doanh

+ Đối chiếu với các thông tin, tài liệu thu thập được từ các nguồn khác

(nếu có)

Kết quả kiểm tra đối chiếu phát hiện những rủi ro có dấu hiệu vi phạm

thì cơ quan thuế thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bỗ sung

Trang 37

“Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bỗ sung thông tin, tài liệu chứng minh số thuế đã khai là đúng thì hỗ sơ thuế được chấp nhận, nếu sau khi giải trình và bỗ sung hỗ sơ mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì phải thực hiện kê khai bổ sung

Trường hợp quá thời hạn giải trình, bỗ sung mà người nộp thuế không

giải trình, bỗ sung thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế hoặc ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế

* Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

Cie trường hợp kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp kinh doanh khách sạn bao gồm: Doanh nghiệp không giải trình, bỗ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của CQT; không khai bỗ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ

sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc

CQT không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp; các trường hợp thuộc diện kiểm tra hồ sơ trước khi hoàn thuế; thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch rủi ro, kiểm tra theo chuyên đề

Kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp kinh doanh khách sạn theo kế

hoạch là hoạt động chính của cơng tác kiểm sốt thuế thông qua kiểm tra

Theo Thông tư số 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015 của Bộ Tài chính đã tao cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai áp dụng quản lý rủi ro

trong quản lý thuế Căn cứ vào bộ tiêu chí và bộ chỉ số, cơ quan thuế sẽ tiến hành phân tích, đánh giá để chọn lọc đối tượng nộp thuế được xem là có rủi ro

về thuế cao để lên kế hoạch thanh tra, kiếm tra

“Trước khi thực hiện kiểm tra thuế TNDN tại trụ sở người nộp thuế,

công chức thuế thực hiện thu thập số liệu, thông tin để phân tích hồ sơ khai

thuế và nêu ra một số rủi ro trọng yếu trình lãnh đạo ban hành quyết định

kiểm tra

Trang 38

hoạt động kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp để xác định thất thu thuế TNDN * Các phương pháp kiểm tra, phát hiện sai phạm, gian lận về thuế bao gầm: ~ Phương pháp quan sát, thu thập bằng chứng: Vi quan sát, tìm hiểu thông tin thu thập bằng chứng bằng cách kiểm

tra thực tế quy mô, những tài sản mà doanh nghiệp đang có, điều tra tình hình hoạt động làm cơ sở đối chiếu với số sách kế toán và việc kê khai thuế nhằm phát hiện gian lận trong việc trốn doanh thu, kê khống chỉ phí hoặc trường

hợp thành lập doanh nghiệp để mua bán hóa đơn khống

~ Phương pháp đối chiếu, so sánh

Đây là phương pháp thường xuyên được sử dụng trong quá trình kiểm tra thuế, thông qua đối chiếu số liệu giữa hỗ sơ khai thuế với số sách kế toán,

giữa số liệu kế toán tổng hợp và kế toán chỉ tiết, giữa việc hạch toán doanh

thu, chỉ phí của doanh nghiệp đối chiếu với các quy định văn bản pháp luật về

thuế, nhằm phát hiện gian lận và những sai lệch về doanh thu, chỉ phí nhằm kiểm tra tính chính xác trung thực của người nộp thuế

~ Phương pháp kiêm kê: Kiêm kê là phương pháp kiểm tra thực tế bằng phương pháp cân, đo, đong đếm nhằm phát hiện chênh lệch so với ghi chép số sách kế toán Phương pháp này thường sử dụng khi kiểm tra đột xuất hàng tồn kho, xử lý kịp thời sai phạm, thường diễn ra đối với trường hợp doanh nghiệp bán hàng không xuất hóa đơn

~ Phương pháp xác minh: Xác mình là việc tìm hiểu thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ từ các đối tượng có liên quan đến đối tượng cần kiểm tra,

tìm hiểu để làm sáng tỏ vấn đề cần kiểm tra Phương pháp này thường sử dụng để xác minh tính có thật của hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ

Trang 39

vấn về việc mua, bán hàng hóa dịch vụ không có thực (sử dụng hóa đơn bắt

hợp pháp) hoặc trường hợp bỏ ngoài số sách những hàng hóa, dịch vụ mua vào liên quan đến những hàng hóa, dịch vụ bán ra không được xuất hóa đơn khi bán hàng

~ Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp phỏng vấn dùng để làm cơ sở đối chiếu với số liệu trên số kế toán nhằm đánh giá tính trung thực, phát hiện

gian lận trong kê khai doanh thu, chỉ phí

d Kiém sodt ng thué

* Mục tiêu: Nhằm đảm bảo doanh nghiệp nộp đầy đủ, kịp thời số thuế

phát sinh theo kê khai vào NSNN * Đánh giá rủi ro:

Rủi ro xảy ra do một số doanh nghiệp nợ thuế gối đầu nhưng cũng có

một số doanh nghiệp nợ thuế trên 90 ngày, dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài, ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN, một số doanh nghiệp chiếm dụng tiền thuế dé phục vụ kinh doanh vẫn diễn ra thường xuyên

* Thủ tục kiểm soát:

'Thủ tục kiểm soát dựa vào hệ thống quản lý thuế TMS đã theo dõi và tự

động phân loại tuổi nợ Cục thuế cũng thực hiện gửi thông báo nợ qua đường bưu điện, trừ trường hợp địa chỉ không chính xác thì thông báo mới không

đến được tay người nộp thuế

“Trường hợp số nợ thuế trên thông báo chưa chính xác thì trước khi ban

hành thông báo, phòng quản lý nợ rà soát các khoản nghĩa vụ phát sinh đã được cập nhật chưa như tờ khai, quyết định xử lý Phòng quản lý nợ phối hợp các các phòng liên quan như phòng Kê khai và Kế toán thuế, Phòng Thanh tra, kiểm tra thực hiện rà soát để cập nhật đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ thuế phát

Trang 40

KET LUAN CHUONG 1

“Trong chương 1, luận văn đã khái quát các vấn đề lý luận về kiểm soát

quan lý, những vấn đề cơ bản về thuế TNDN, kiểm soát thuế TNDN;

Qua đó cho thấy, kiểm soát thuế TNDN là một yêu cầu tất yếu của quản lý Nhà nước về thuế Việc kiểm soát phải tuân thủ chặt chẽ quy trình quản lý thuế, quy trình thanh tra, kiểm tra NNT của từng bộ phân chức năng trong cơ quan thuế, từ kiểm soát việc kê khai, nộp thuế, cho đến quyết toán thuế, thanh tra, kiểm tra thuế

Kiểm soát thuế TNDN có đối tượng riêng, mục đích, yêu cầu và phương pháp riêng, tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả thì Nhà nước cần phải

Ngày đăng: 23/09/2022, 14:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w