Giao tiếp đa văn hóa potx

41 1.3K 3
Giao tiếp đa văn hóa potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÂU 9 1.Lắng nghe là: quá trình chủ động bao gồm việc sử dụng các kỹ thực vầ kinh nghiệm hiên có để thu nhận, sắp xếp nghĩa và đáp lại những thông điệp mà mình nghe được từ nghe nói bằng lời hay không bằng lời. Lắng nghe chiếm 45% trong tổng thời gian các doanh nhân dành cho các kênh giao tiếp khác nhau. 2.Chiến lược lắng nghe có hiệu quả: Để lắng nghe có hiệu quả cần chuẩn bị những kỹ năng và chiến lược sau đây: 1.Tập trung sự chú ý vào người nói: Thể hiện cho người nói thấy và biết được sự chú ý của mình như (duy trì giao tiếp bằng mắt ngắn và thường xuyên, hãy bắt đầu sự lắng nghe với thái độ tích cực và nhiệt tình, chon cách diễn đạt bằng điệu bộ,…). Tạo một môi trường phù hợp: duy trì khoản cách hợp lí giữa mình và người nói( không quá gần hay quá xa) không để các tác động làm phân tán hay ngắt quãng( chuông điện thoai, đối tượng thứ ba), gỡ bỏ tất cả các rào cản hữu hình giữa người nghe và người nói ( một đóng tài liệu hay cái bàn làm viecj quá lớn). 2. Khuyến khích đối tượng nói: tạo cơ hội để đối tượng bày tỏ hay trình bày, đư ra những khuyến khích bằng lời hay không bằng lời( sử dụng những cử chỉ tích cực bằng lời hay kong bằng lời để bổ trợ: gật đầu vẻ mặt tập trung va ghi chép, nói những câu bổ trợ). Hỏi thăm 1 cách lịch sự: tránh ngắt lời người nói, sử dụng câu hỏi ( câu hỏi đóng, mở). 3. Phản hồi lại những gì đã nghe: nói lại những ý chính đã nghe được( diễn giải), nói lại sự hiểu biết của mình để kiểm tra xem có đúng với người nói k( làm rõ), nêu ra những ý chính để tiếp tục hay kết thúc thảo luận( tóm tắt lại), phản hồi những tình cảm đằng sau nội dung của thông điệp( thông cảm). 4 Cần tập thói quen lắng nghe tốt. 3.Các kiểu lắng nghe: có 3 kiểu lắng nghe. a. Lắng nghe nội dung. b. Lắng nghev phê bình. c. Lăng nghe tích cực hoặc cảm hứng. Lời ích của lắng nghe: Lời ích của lắng nghe: tìm kiếm, chọn lọc, lưu trữ và thông tin. Thể hiện sự tôn trọng đối với người nói. Phát hiện sự mâu thuẫn. Phát hiện những điểm then chốt có giá trị. Đánh giá hiểu biết. Những rào cản của lắng nghe: ảnh hưởng bởi người nói: hình dáng trang phục, phong cách,…… ảnh hưởng của môi trường xung quanh: tiếng ồn chuông điện thoại ai đó đi ngang,… Những cảm xúc và thái độ của người nghe: tức giận, bực dọc, thành kiến, thành kiến, tự cao, phán xét trước, lắng nghe sau,… Do thói wen lắng nghe không tốt: lơ đãng, để cảm xúc chi phối, để cảm xúc chi phối, bị rối trí, không ghi chép hoặc ghi chép tất cả moi thứ, bỏ qua những gì không hiểu, bỏ phí thời gian suy nghĩ,…… LẮNG NGHE Nguyên tắc lắng nghe có hiệu quả: Tìm kiếm những vùng lợi ích. Không chú trọng vào lỗi của người nói. Không vội phán quyết. Lắng nge những ý tưởng. Ghi chép. Phản ứng tích cực. Chống lại sự lơ đãng. Thách thức nhưng suy nghĩ. Làm tăng sự hiểu biết với sự suy nghĩ tích cực khi nghe. Giúp đỡ và khuyến khích người nói. Giao tiếp đa văn hóa I. Văn hóa Hoa Kỳ: 1- Yêu thích sự tự do, độc lập và phóng khoáng 2- Thích chan hòa, cởi mở, chia sẻ và vui vẻ 3- Thích bình đẳng, không lệ thuộc và chỉ dạy người khác 4- Luôn năng động, tự lập và cầu tiến cho bản thân 5- Không ưa dè dặt, nề nếp kín đáo bề ngoài 6- Thích làm việc thật sự sáng tạo, có năng suất và hiệu quả cao 7- Tiết kiệm thời gian, thích giải quyết công việc dứt khoát và nhanh chóng 8- Làm việc khoa học và trật tự với những khuôn khổ được tiêu chuẩn hóa 9- Phụ nữ được quý trọng và bình đẳng trong công việc và trong cuộc sống 10- Thích được phục vụ chu đáo và cởi mở II. Văn hóa Nhật Bản 1- Coi trọng lễ phép xã giao và các nghi lễ trong cuộc sống 2- Ý thức cao về tập thể và cộng đồng 3- Chú trọng cách ăn mặc và hình thức bề ngoài 4- Rất chi tiết và nhẫn nại trong công việc 5- Cảm nhận cao về văn hóa và nghệ thuật 6- Thường ăn uống ở nhà hàng, thích nếm thử các món ăn khác lạ 7- Kính trọng người lớn tuổi, thường dành cho họ quyền quyết định 8- Phụ nữ chỉ có vai trò phụ trong các công việc hành chính 9- Thích sự mềm mỏng. Tránh tranh luận và từ chối trực tiếp, thường dùng từ ngữ trung gian để thể hiện ý định của mình III. Văn hóa Pháp 1- Coi trọng văn hóa trong việc tiếp xúc và trang phục bề ngoài 2- Coi trọng cách dùng ngôn ngữ 3- Cảm nhận cao về thẩm mỹ, văn hóa và nghệ thuật 4- Thích ăn ngon, phục vụ đúng qui cách 5- Rượu vang là thức uống không thể thiếu trong mọi bữa ăn và tiếp khách tại nhà 6- Thích trật tự và nề nếp 7- Khá kiểu cách trong giao tiếp ban đầu nhưng thích sự chân thành và bền vững 8- Dành ưu tiên cho người lớn tuổi và phụ nữ 9- Thích nuôi thú vật cưng và quan tâm đến môi trường IV. Văn hóa Anh 1- Rất truyền thống trong giao tiếp và nghi lễ, đôi khi mang tính bảo thủ 2- Coi trọng nguồn gốc gia đình và địa vị xã hội 3- Thường dùng ngôn ngữ chuẩn xác 4- Thích ăn mặc trang nhã, không cầu kì nổi bật 5- Không nói chuyện về bản thân 6- Không thích chuyện vô bổ, nhưng rất thích tranh luận các nội dung nghiêm túc 7- Thích hài hước, nhưng không châm biếm người khác 8- Thích sinh hoạt trong các câu lạc bộ và kết bạn với người cùng sở thích 9- Tôn trọng người khác, không tạo ra không khí thân mật quá trớn với người mới quen V. Văn hóa Đức 1- Chú trọng chức tước khi chào hỏi phụ nữ. Phụ nữ trên 20 tuổi được chào là bà. 2- Ăn mặc giản dị trong đời thường, nhưng chu đáo trong các buổi tiệc và lễ hội. 3- Thích đúng giờ, trật tự và kỷ luật. 4- Luôn mang quà tặng khi dự tiệc. 5- Các bữa tiệc thường bắt đầu trễ, khách uống nhiều hơn ăn. 6- Rất nghiêm túc trong câu chuyện, thích thảo luận những vấn đề thời sự trong các buổi gặp mặt. 7- Phụ nữ ít tham gia vào các công việc xã hội. 8- Tuân thủ chặt chẽ luật lệ nơi công cộng. 9- Quan tâm đến bề ngoài và môi trường Người Trung Quốc • Khi gặp nhau, thường khom người hoặc cúi đầu để chào hỏi, đôi khi bắt tay • Rất chú ý đến địa vị xã hội và tuổi tác của người đối diện • Không có thói quen vỗ lưng và ôm người khi gặp nhau • Hay hỏi những câu về địa vị của cá nhân (thu nhập, nhà cửa, con cái…) • Rất chú ý đến mối quan hệ cá nhân khi quan hệ thương mại • Khi tặng quà, chỉ giới hạn ở mức rất khiêm tốn và có thể chỉ cần một món quà chung • Chủ đề ưa thích là lịch sử, văn hóa, gia đình, sự tiến bộ của Trung Quốc. Tránh các chủ đề về Đài Loan, Cách mạng văn hoá,sex, sức khoẻ, chính trị. Người Nhật • Khi tiếp xúc thường trao danh thiếp rồi cúi người thấp để chào hoặc bắt tay một cách nhẹ nhàng và không nhìn chằm chằm vào mắt khách. • Rất chú ý tới tác phong và đánh gía cao đức tính kiên nhẫn, lịch sự, khiêm nhường. • Ít khi xưng hô bằng tên thân mật. • Ít khi dùng từ “không” trong đối thoại. • Đánh gía cao vai trò cá nhân trong kinh doanh thương mại. • Chủ đề chủ yếu là: Lịch sử, văn hóa, nghệ thuật. Tránh các đề tài chiến tranh thế giới, những tranh luận gay gắt. Người Thái Lan • Thường chắp hai tay trước ngực và hơi cúi khi tiếp đón với một thái độ khiêm nhường. • Thường gọi nhau bằng tên thân mật. • Có thói quen bắt tay khi đón và tiễn khách. • Ít khi sử dụng lối hài hước kiểu phương Tây, vì sợ bị hiểu lầm. • Rất kiên nhẫn và chân thực, thận trọng. • Cử chỉ tối kỵ là hất hàm hay dùng chân, cũng như việc vỗ tay lên đầu người khác. • Chủ đề ưa thích là : văn hóa, lịch sử, món ăn Thái. Chủ đề cần tránh là: chính trị. Hoàng gia, tôn giáo. Người Triều Tiên (Hàn Quốc) • Khi tiếp xúc, có thói quen bắt tay, cúi người khi gặp nam giới, song với nữ giới ít khi có động tác bắt tay. • Trong xưng hô, gọi tên trước và gọi họ sau. • Những đức tính chủ yếu là khiêm nhường, kiên trì và tôn trọng tuổi tác. • Tránh há to miệng và không nói chen ngang. • Chủ đề ưa thích là văn hóa, thể thao. Chủ đề cần tránh né là chính trị, vai trò của phụ nữ. Người Mã Lai • Có thói quen gặp gỡ là giơ hai bàn tay chào và bắt tay song rất ít khi cầm tay nhau và không dùng ngón tay trỏ ra hiệu với người khác. • Trong khi đang ăn uống, tránh hắng giọng hoặc xịt mũi. • Khá thận trọng và chậm rãi trong việc quyết định những vấn đề làm ăn, buôn bán. • Chủ đề ưa thích là : Văn hóa, thể thao, cảnh quan thiên nhiên. Chủ đề tránh đề cập là chính trị, tôn giáo. Người Singapo • Phong cách giao tiếp gần với châu Âu. Bắt tay theo phong cách Âu, trao danh thiếp bằng hai tay, tác phong rất đúng giờ, có tính thực tiễn và thẳng thắn. • Nói thông thạo tiếnh Anh và tiếng Trung Quốc. • Ít khi tặng qùa trong quan hệ làm ăn. • Bữa sáng được coi là bữa chính của người Singapo, và bữa trưa thường kéo dài song không có nghi lễ. • Rất ít người Singapo hút thuốc lá. • Coi trọng tính thực dụng của người Mỹ, có quan niệm bình đẳng với phụ nữ trong công việc. • Chủ đề ưa thích là: môi trường sinh thái, kinh tế (cả tiền bạc) sức khoẻ. Chủ đề tránh nói đến trong giao tiếp là sự chênh lệch thành thị và nông thôn. Người Indônêxia • Họ có tập quán đón tiếp là bắt tay và gật đầu. • Họ rất coi trọng cá nhân, rất đúng giờ. • Tuy vậy, trong quan hệ thương mại họ thường chậm chạp và thận trọng. • Họ coi việc từ chối các món quà tặng là bất lịch sự. • Chủ đề ưa thích là lịch sử văn hoá, truyền thống. Họ tránh các chủ đề về chính trị, viện trợ nước ngoài. Người Philippin • Khá hồ hởi trong giao tiếp nên khi gặp bắt tay và có thể còn vỗ nhẹ vào lưng. • Có thái độ cởi mở, nhiệt tình và dễ tạo sự thân mật. • Ngôn ngữ trong giáo dục, kinh doanh hành chính là tiếng Anh. • Thích tặng những món quà nhỏ cho bà chủ sau bữa tối. • Chủ đề ưa thích là gia đình, văn hoá, lịch sử, thương mại. Tránh các chủ đề chính trị, tôn giáo, viện trợ nước ngoài, sự suy đồi. Người Ả Rập • Thấm đượm tinh thần đạo Islam, rất coi trọng các nghi thức trong giao tiếp. • Sau khi giới thiệu, chào hỏi thường bắt tay, nắm chặt khuỷu tay hoặc vai. • Khi đã quen thân, các cuộc gặp gỡ có thể ôm hôn, nhưng chỉ với nam giới. • Thích tặng những món quà đắt tiền. • Tuân thủ rất chặt chẽ chế độ ăn kiêng và các lễ nghi tôn giáo. • Khi ra nước ngoài được mang theo vợ và không chỉ có một vợ (luật hồi giáo cho phép có bốn vợ). • Tôn trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, chặt chẽ, nghiêm túc. • Chử đề ưa thích là lịch sử văn hoá, sự tôn sùng đạo Hồi, tinh thần thượng võ. Tránh các chủ đề về các tôn giáo khác, về Irrael, vai trò và địa vị phụ nữ, các trò đùa cợt nhả. Trên đây là một số phong tục, văn hóa của người Châu Á mà bạn nên biết để biết cách giao tiếp phù hợp. Phong cách giao tiếp sẽ tạo dựng hình tượng cho bạn đẹp trong mắt mọi người nhờ vào kiến thức về văn hóa của bạn. CÂU 11& 12 Phát triển kỹ năng giao tiếp đa văn hoá Học cách phát triển kỹ năng giao tiếp đa văn hoá bằng cách làm theo những bước sau: 1. Hãy luôn nghĩ rằng sự hiểu nhầm trong giao tiếp đa văn hoá là chuyện xảy ra thường xuyên. 2. Nhận ra rằng sự tập trung tốt nhất của chúng ta có thể bị huỷ hoại bởi những giả định đã lỗi thời. 3. Cố gắng theo kịp những giả định đó để giao tiếp rõ ràng hơn và công bằng hơn. 4. Hãy cố gắng học những phong tục tập quán riêng của từng dân tộc, hiểu và thông cảm cho sự tồn tại của những cá nhân khác nhau trong một nhóm người. 5. Đừng khái quát hóa về một cá nhân chỉ bởi vì nền văn hoá riêng của họ. Có rất nhiều sự tồn tại của những cá nhân khác nhau trong một tập thể. 6. Tránh những vấn đề nhạy cảm hoặc những điều ngớ ngẩn như sự chế giễu tôn giáo, các thành ngữ về giới tính, phân biệt chủng tộc, những cử chỉ không phù hợp, sự phân công nhiệm vụ một cách rập khuôn. 7. Hãy luôn nói câu” Chúng ta ở đây cùng nhau” để thể hiện sự tin tưởng và cổ vũ tinh thần đoàn kết và hợp tác. 8. Phản ứng với hoàn cảnh và nội dung của nhiệm vụ và ngôn từ của một người hơn là sự thúc đẩy giả định. 9. Không phân theo giọng nói, trọng âm, ngữ pháp hay bề ngoài của một người, hãy đánh giá phẩm chất qua những phát ngôn và hành động. 10. Có ý thức tìm kiếm những mối quan hệ và thách thức đa văn hoá mới 15 LỜI KHUYÊN GIÚP BẠN THỰC HIỆN MỘT BUỔI THUYẾT TRÌNH THÀNH CÔNG 1. Chuẩn bị thật kỹ càng: Bạn nên tìm hiểu về đối tượng sẽ tham dự buổi thuyết trình để có cách ăn mặc ấn tượng và phù hợp, cũng như chuẩn bị về tâm lý và tác phong giao tiếp. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng một nền tảng kiến thức sâu rộng mới tạo nên sức mạnh của người thuyết trình. 2. Hãy biết tạo cầu nối giữa người thuyết trình với thính giả: Đây là điều mà khách hàng và nhà đầu tư đánh giá rất cao ở bạn. Thông thường trong một buổi thuyết trình, bạn quá chăm chú với việc chuyển tải các nội dung căn bản, còn khán giả, họ lại kiếm tìm ở bạn những giá trị khác có thể gây thiện cảm và tạo niềm tin cho họ. Bởi vậy, bạn không nên quá cứng nhắc mà hãy giao lưu với khán giả qua ánh mắt và cử chỉ thân thiện, cũng như những ngôn từ giản dị, dễ hiểu, pha chút hài hước nhẹ nhàng. 3.Trình bày ngắn gọn và thuyết phục: Đôi khi bạn chỉ có 5 phút cho phần thuyết trình, nhưng bạn hãy tự tin là sẽ truyền đạt được thông tin cần thiết, do đó không nên xin lỗi khán giả trước hay đề cập đến việc bạn không có nhiều thời gian. Hãy vào đề ngay và chia nhỏ nội dung để bài thuyết trình được mạch lạc. 4. Đi thẳng vào những nội dung quan trọng: Đừng nói lan man làm thính giả không hiểu bạn muốn nhấn mạnh vấn đề gì, nội dung chủ yếu mà bạn muốn nói đến là gì. Bạn hãy tập trung ngay vào những nội dung quan trọng mà bạn biết chắc chắn sẽ giúp bạn giành được sự chú ý của đối tác, cũng như sẽ thôi thúc khách hàng tiềm năng mua sắm sản phẩm của bạn. Cũng không nên níu kéo mọi người để “cho phép tôi bổ sung…”, sau khi buổi thuyết trình đã kết thúc. 5. Điều chỉnh giọng nói: Kể cả khi bạn có ít thời gian, bạn cũng không nhất thiết phải nói thật nhanh, bởi như thế sẽ khiến khán giả khó bắt kịp nội dung, chưa kể người nói nhanh hay vô tình tạo cho người nghe cảm giác về sự thiếu trung thực. Có thể bạn sẽ thuyết phục và lôi cuốn khán giả hơn, khi bạn nói ở tốc độ vừa phải, có giọng điệu tự tin, phát âm chuẩn và rõ ràng, nhấn mạnh từng từ và xen kẽ một vài khoảng lặng khi bạn muốn mọi người tập trung hơn. 6. Minh họa: Nếu có một số vấn đề khó diễn đạt hoặc bạn cảm thấy cần làm rõ thêm, bạn hãy minh họa bằng các ví dụ hay câu chuyện ngắn gọn, súc tích, hoặc trích dẫn những tình tiết tiêu biểu nào đó, giúp khán giả hình dung rõ ràng và cụ thể hơn về điều bạn muốn nói. Bên cạnh đó, những câu chuyện dí dóm sẽ giúp bạn làm dịu không khí long trọng hay căng thẳng của buổi thuyết trình. Tuy nhiên, “Trào phúng như muối – hãy dùng cẩn thận”. Nếu quá lạm dụng những câu chuyện như thế, bạn sẽ mất nhiều thời gian và còn bị thính giả đánh giá là người thiếu nghiêm túc. 7. Biết thắt nút và gỡ nút trong khi thuyết trình: Các khách hàng và nhà đầu tư sẽ rất khó chịu khi bạn nói về hiện tại mà không bàn đến kế hoạch tương lai, nói đến khó khăn mà không có giải pháp cụ thể, nhắc đến ngân quỹ khổng lồ mà không cho biết số tiền đó được sử dụng hiệu quả thế nào… Hãy tỉnh táo để biết mình đang nói gì, bởi sự mất bình tĩnh dễ làm cho bạn lỡ lời hay phát ngôn thiếu chính xác. 8. Kỹ năng dàn dựng và sử dụng PowerPoint: Bằng cách sử dụng PowerPoint, bạn có thể tạo nên một bộ khung hoàn chỉnh và minh họa bản thuyết trình của mình với hệ thống biểu đồ, số liệu thống kê nhằm giúp khán giả tiện theo dõi. Bên cạnh đó, các slide được trình bày khoa học và ấn tượng sẽ thu hút khán giả hơn, và giúp bạn tránh mất phương hướng trong thuyết trình. Nếu bạn khéo léo cài vào chương trình một chút âm nhạc nhẹ nhàng, phù hợp với không gian, bạn sẽ chinh phục được cả những khách hàng và nhà đầu tư khó tính nhất! 9. Luyện tập trước: Bạn nên luyện tập ở công ty hay ở nhà, trước một tấm gương lớn hoặc nhờ bạn bè, đồng nghiệp nghe và góp ý. Điều đó sẽ giúp bạn có phong cách tự tin và cuốn hút hơn, cũng như nắm vững những nội dung cần thuyết trình, đặc biệt là điều khiển tốc độ nói để ước lượng thời gian. 10. Có nên phát trước bản đề cương cho thính giả? Nếu làm như vậy thì người xem sẽ hầu như không chú ý đến bạn nữa, họ chỉ việc chăm chú vào bản đề cương mà thôi. Một số công ty rất khôn ngoan, chỉ sau khi kết thúc buổi thuyết trình, họ mới phát tài liệu về nội dung kèm theo địa chỉ liên lạc để người nghe xem lại và giao dịch với công ty khi cần thiết. 11. Chuẩn bị trả lời câu hỏi: Đừng quên rằng bạn còn phải trả lời một vài câu hỏi khá hóc búa của khách hàng và nhà đầu tư sau buổi thuyết trình, bởi vậy, bên cạnh việc trang bị kiến thức, bạn cũng nên học hỏi cách ứng xử khéo léo. Chẳng hạn như một lời nói “Cảm ơn câu hỏi thú vị của quý khách và xin được trả lời rằng…”. 12. Biết từ chối khéo léo: Trong buổi thuyết trình, bạn nên từ chối trả lời một số điều mang tính chất “kiêng kỵ” trong lần gặp đầu tiên hay ở hội thảo đông người, chẳng hạn như các câu hỏi về chi phí, tài chính nói chung. Bạn nên biết cách “lái” những câu hỏi này, hoặc từ chối nhẹ nhàng, lịch sự: “Tôi e là chúng ta đề cập vấn đề này hơi sớm”, hay “Bản thân tôi cũng chưa nhận được quyết định cụ thể nào…”. 13. “Đợi hồi sau sẽ rõ”: Trước một vài phút giải lao, bạn không nên thông báo cụ thể nội dung kế tiếp. Thay vào đó là câu nói gợi sự tò mò và mang tính mời mọc người nghe tiếp tục theo dõi: “Tôi sẽ tiết lộ điều này sau một vài phút nữa…”. Khán giả sẽ náo nức chờ đợi bài thuyết trình của bạn ở phần tiếp theo. 14. Ngôn ngữ hình thể: Nếu bạn cứ đứng yên một chỗ với cái dáng thẳng đơ thì bạn đang tự làm cho buổi thuyết trình trở nên nhàm chán và đơn điệu. Nhưng khán giả sẽ cảm thấy bực bội nếu bạn lặp lại mãi những động tác, cử chỉ nhất định. Hãy làm chủ không gian của bạn bằng cách linh hoạt di chuyển trong khán phòng, tìm cách tiếp cận người nghe nếu thấy cần thiết và đa dạng hóa các cử chỉ, điệu bộ. 15. Nhận thức về vai trò của bạn: Bạn là nhà thuyết trình, người góp phần đáng kể trong các cố gắng chung nhằm mang lại cơ hội mới cho công ty. Cho dù bạn không phải là nhà lãnh đạo, nhưng bạn có thể thay mặt họ phổ biến những kinh nghiệm công ty bạn đã trải qua để đạt được uy tín như ngày nay, và quan trọng nhất là kêu gọi các khách hàng và nhà đầu tư ký kết hợp đồng kinh doanh. Nên nhớ là tâm lý bình tĩnh và tự tin sẽ giúp bạn làm chủ được bản thân để thực hiện buổi thuyết trình thành công. Chỉ với 15 phút, thậm chí 5 phút ngắn ngủi đứng trên bục thuyết trình, nhưng bạn đã góp phần giúp công ty bạn đạt được một hợp đồng kinh doanh lớn, nâng cao uy tín của công ty, đồng thời tạo được ấn tượng cho lãnh đạo về khả năng tư duy và làm việc của bạn. Bởi vậy, hãy trang bị cho mình càng nhiều kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực thuyết trình càng tốt. Chúc các bạn sớm trở thành nhà thuyết trình thành công! NGÔN NGỮ CỬ CHỈ Trong giao tiếp có đến 60-75% là ngôn ngữ không lời Hiểu được điều này và học cách làm thế nào để thay đổi ngôn ngữ cử chỉ cho phù hợp nhằm nâng cao khả năng giao tiếp, xây dựng tiếng tăm và tăng cường các mối quan hệ sẽ có 1 tác động mạnh mẽ đến công việc kinh doanh của bạn Một khi bạn hiểu được một vài cách thể hiện cơ bản của ngôn ngữ cử chỉ, bạn cũng sẽ biết làm thế nào để đáp lại hiệu quả bằng cách quan tâm đến những gì họ nói mà không thể hiện thành lời. Dưới đây là 11 điều cần biết khi giao tiếp với người khác 1. Nếu hoàn cảnh yêu cầu bạn phải xuất hiện một cách có uy quyền thì hãy đứng lên thay vì ngồi. Việc chiếm nhiều không gian hơn vô tình làm bạn trở nên có quyền lực và sức mạnh. Nếu đứng không thích hợp, bạn có thể đạt kết quả tương tự bằng cách duỗi chân ra hoặc đặt tay lên hai thành ghế. 2. Rất nhiều người đầu của họ thường xuyên chuyển động để nhằm nhận được sự tán thành của người khác, nhưng nếu bạn muốn mình xuất hiện có quyền thế hơn thì hãy hạn chế tối đa hành động này. 3. Hãy chú ý đến bàn tay của bạn. Bàn tay nếu có hình kim tự tháp (fingers and thumbs on both hands touching, with palms wide apart) là thể hiện sức mạnh. Điều này được gọi là “steepling” và thể hiện trí tuệ của bạn. Cơ thể phải linh hoạt trong khi nói. Nghiên cứu chỉ ra rằng điệu bộ của người nói làm cho người nghe thấy tin tưởng hơn. 4. Thỉnh thoảng xung quanh là những người mà bạn chưa hề quen biết, bạn có thể sẽ phải đầu tư vào việc chỉnh chu quần áo đầu tóc. Điều này gọi là “grooming” và thể hiện mong muốn xuất hiện một cách bảnh bao trước mọi người mà điều đó sẽ làm bạn tự tin hơn. Khi bạn thấy mình ở trong hoàn cảnh có nhiều người lạ xung quanh, cần nhận thức được xu hướng này và kiểm soát nó. 5. Cho người nghe thấy phần bụng của mình sẽ thể hiện sự tự tin và đáng tin cậy. Rất nhiều đàn ông và phụ nữ vòng cánh tay để che đi phần thắt lưng hoặc bởi vì họ cảm thấy ngại vì phần ngực của mình. Tuy [...]... khác biệt giữa 2 nền văn hóa giao tiếp bạn nhé! Lưu ý: 1 2 Màu xanh: minh họa cho lối sống, văn hóa giao tiếp của phương Tây Màu đỏ: minh họa cho lối sống, văn hóa giao tiếp của phương Đông Sự khác biệt về văn hóa giao tiếp, trình bày quan điểm cá nhân Phong cách sống Quan điểm về thời gian Cách thức làm việc Biểu lộ cảm xúc Văn hóa xếp hàng Cách thể hiện cái tôi trong giao tiếp Phố xá ngày cuối... trong giao tiếp so với các quốc gia trong khu vực Vậy đâu là sự khác việt về văn hóa giao tiếp của người Việt Nam so với các quốc gia trong khu vực, chúng ta hãy thử cùng tìm hiểu nhé Văn hóa giao tiếp của người Việt Nam đó là vừa thích giao tiếp, vừa rụt rè Người Việt Nam quan tâm đến việc giữ gìn các mối quan hệ với mọi thành viên trong tập thể, cộng đồng Nguyên nhân này khiến cho văn hóa giao tiếp. .. cùng tham gia chứ” Khả năng giao tiếp của bạn sẽ giúp bạn xây dựng nên một bức tranh nghệ thuật giao tiếp thành công của bạn Không chỉ vận dụng 5 bước trên khi giao tiếp, mà còn đòi hỏi bạn cần sử dụng khiếu ăn nói hài hước của mình trong giao tiếp Và đâu là những điều làm ảnh hưởng đến nghệ thuật giao tiếp thành công của bạn, và đâu là những điều bạn không nên nói khi giao tiếp với mọi người • Phê bình... một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp” Trong giao văn hóa giao tiếp của người Việt Nam thì họ luôn ưa sự tế nhị, ý tứ, cũng như thích sự hòa thuận “Miếng trầu là đầu câu chuyện”Cũng chính vì sự tế nhị nên trong giao tiếp người Việt Nam luôn chọn cách vòng vo khi trình bày hay giải thích một vấn đề chính nào đó, nhằm làm hạn chế mâu thuẫn Lối giao tiếp ưa tế nhị, ứ tứ là sản phẩm của lối sống trọng... mối quan hệ Chính sự tế nhị trong giao tiếp đã tạo nên sự đắn đo cân nhắc khiến cho người Việt Nam có nhược điểm là thiếu quyết đoán, nhưng đồng thời giữ được sự hòa thuận không mất lòng Và nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt Nam, bạn có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả lúc ít chờ đợi nhất Ngôn từ được sử dụng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam rất phong... khác hiểu, khuất phục, làm theo thì bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt Vì vậy có thể nói vai trò của giao tiếp là một mảnh ghép quan trọng trong bức tranh thành công chung của mọi cuộc đời trong mọi hoàn cảnh Vai trò của giao tiếp trong đời sống hằng ngày, trong công việc quá rõ ràng đến nỗi không cần phải nói nhiều Nhưng để có được một kỹ năng giao tiếp tốt thì khó mà đạt được Đôi khi cũng là một sự việc,... làm cho phụ huynh bị shock Hay người phương Đông khi giao tiếp thì thường hạ thấp mình xuống và không dám tự ca ngợi bản thân mình, Có khá nhiều điểm khác biệt thú vị về văn hóa giao tiếp của phương đông và phương tây Nữ họa sĩ Lưu Dương người Trung Quốc sau nhiều năm sinh sống học tập tại Đức, đã gửi gắm thông điệp về sự khác biệt giữa 2 nền văn hóa này qua cuộc triển lãm tranh East meets West (Đông... trong giao tiếp như: “luôn chào tạm biệt mọi người trước khi ra về”, “thay vì nói nhỏ trong miệng, hãy học cách nói to, rõ những kế hoạch, dự định của mình để chứng tỏ lòng tin của sếp chẳng hạn” Đừng đợi người khác khám phá bạn, hãy chỉ cho người ta thấy giá trị của con người bạn, chúc bạn mau sớm Hanhtrinhdelta.edu.vn (nguồn internet Mỗi quốc gia sẽ có một nền văn hóa, thói quen, văn hóa giao tiếp. .. thách như thế, hẳn nhân viên sẽ được rèn luyện tính tự tin, nhạy bán trong giao tiếp với lãnh đạo Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao tiếp nhận định rằng, đến 90% các nhà lãnh đạo đều ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng ánh mắt trong giao tiếp Nếu như một người hạn chế sử dụng ánh mắt, người ta xem đó là biểu hiện của đau yếu, có mưu toan hoặc dối trá Vị trí và khoảng cách của bạn nói lên điều... Nói xấu sau lưng người khác Hãy luôn nhớ rằng nghệ thuật giao tiếp để thành công không chỉ đơn thuần là nói đúng những điều cần nói trong từng hoàn cảnh cụ thể mà còn cần tránh đề cập đến những chuyện tế nhị đông người Mỗi đất nước sẽ có nền văn hóa khác nhau, sẽ có sự khác biệt về kinh tế, văn minh, triết lý, tôn giáo khác nhau Một nền văn hóa có thể thích hợp cho nước này, nhưng không có gì đảm bảo . nhờ vào kiến thức về văn hóa của bạn. CÂU 11& 12 Phát triển kỹ năng giao tiếp đa văn hoá Học cách phát triển kỹ năng giao tiếp đa văn hoá bằng cách làm. một nền văn hóa, thói quen, văn hóa giao tiếp khác nhau. Có thể nói người Việt Nam mang bản sắc Châu Á, nhưng lại có nhiều nét khác biệt trong giao tiếp so

Ngày đăng: 09/03/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CÂU 9

  • 1.Lắng nghe là: quá trình chủ động bao gồm việc sử dụng các kỹ thực vầ kinh nghiệm hiên có để thu nhận, sắp xếp nghĩa và đáp lại những thông điệp mà mình nghe được từ nghe nói bằng lời hay không bằng lời.

  • Lắng nghe chiếm 45% trong tổng thời gian các doanh nhân dành cho các kênh giao tiếp khác nhau.

  • 2.Chiến lược lắng nghe có hiệu quả:

  • Để lắng nghe có hiệu quả cần chuẩn bị những kỹ năng và chiến lược sau đây:

  • 1.Tập trung sự chú ý vào người nói:

  • Thể hiện cho người nói thấy và biết được sự chú ý của mình như (duy trì giao tiếp bằng mắt ngắn và thường xuyên, hãy bắt đầu sự lắng nghe với thái độ tích cực và nhiệt tình, chon cách diễn đạt bằng điệu bộ,…).

  • Tạo một môi trường phù hợp: duy trì khoản cách hợp lí giữa mình và người nói( không quá gần hay quá xa) không để các tác động làm phân tán hay ngắt quãng( chuông điện thoai, đối tượng thứ ba), gỡ bỏ tất cả các rào cản hữu hình giữa người nghe và người nói ( một đóng tài liệu hay cái bàn làm viecj quá lớn).

  • 2. Khuyến khích đối tượng nói: tạo cơ hội để đối tượng bày tỏ hay trình bày, đư ra những khuyến khích bằng lời hay không bằng lời( sử dụng những cử chỉ tích cực bằng lời hay kong bằng lời để bổ trợ: gật đầu vẻ mặt tập trung va ghi chép, nói những câu bổ trợ).

  • Hỏi thăm 1 cách lịch sự: tránh ngắt lời người nói, sử dụng câu hỏi ( câu hỏi đóng, mở).

  • 3. Phản hồi lại những gì đã nghe: nói lại những ý chính đã nghe được( diễn giải), nói lại sự hiểu biết của mình để kiểm tra xem có đúng với người nói k( làm rõ), nêu ra những ý chính để tiếp tục hay kết thúc thảo luận( tóm tắt lại), phản hồi những tình cảm đằng sau nội dung của thông điệp( thông cảm).

  • 4 Cần tập thói quen lắng nghe tốt.

  • 3.Các kiểu lắng nghe: có 3 kiểu lắng nghe.

  • a. Lắng nghe nội dung.

  • b. Lắng nghev phê bình.

  • c. Lăng nghe tích cực hoặc cảm hứng.

  • Lời ích của lắng nghe:

  • Lời ích của lắng nghe:

  • tìm kiếm, chọn lọc, lưu trữ và thông tin.

  • Thể hiện sự tôn trọng đối với người nói.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan