người đứng đầu.
2.2.3 Ít khi hỏi để làm rõ vấn đề
Người Việt ít khi hỏi mà thường tự tìm hiểu vấn đề một mình, trong khi người nước ngoài thường đặt câu hỏi ngay khi thấy vấn đề phát sinh.
Nguyên nhân: Người Việt Nam sợ mất mặt khi phải tỏ ra mình không hiểu vấn đề. Ngoài ra, người Việt thể hiện sự lịch sự của mình khi ít hỏi hoặc không hỏi những điều có thể làm khó cho người khác.
2.2.4 Hệ quả
Khác biệt trong cách cư xử làm cho các cộng sự thấy khó hiểu về nhau, thậm chí tạo sự khó chịu khi phải cùng làm việc. Điều này làm giảm hiệu quả công việc.
2.3 Các rào cản văn hóa xảy ra do có sự khác biệt về mặt tư duy2.3.1 Trực tiếp/ Gián tiếp 2.3.1 Trực tiếp/ Gián tiếp
Người Việt không suy nghĩ và thể hiện thái độ thẳng thắn khi gặp một vấn đề còn người nước ngoài thì thường nghĩ và nói thẳng.
Nguyên nhân: Người Việt trọng tình cảm và muốn tỏ ra lịch sự hay tôn trọng người khác bằng cách tránh nói thẳng thừng còn người nước ngoài muốn giải quyết vấn đề càng nhanh chóng chính xác càng tốt.
2.3.2 Tôn trọng luật lệ / Coi trọng các mối quan hệ
Người Việt coi trọng các mối quan hệ nên khi ứng xử bao giờ cũng xét đến yếu tố tình cảm. Người nước ngoài tôn trọng luật lệ nên hành xử thường đúng nguyên tắc hơn, ngay cả đối với người thân.
Nguyên nhân: Người Việt coi trọng tình cảm và các mối quan hệ, nên họ coi công ty là nhà và đồng nghiệp là bạn. Điều đó dẫn tới việc cư xử mềm mỏng hơn. Người nước ngoài luôn có sự phân biệt rạch ròi giữa chuyện cá nhân và chuyện công việc, nên họ thường cư xử nghiêm túc và có nguyên tắc tại nơi làm việc.
2.3.3 Hệ quả
Bất đồng, hiểu lầm và xích mích có thể xảy ra khi hai bên cảm thấy bất mãn về cách cư xử xuất phát từ sự khác biệt về tư tưởng của nhau. Điều này làm giảm hiệu quả công việc hoặc thậm chí phá vỡ mối quan hệ hợp tác.
2.4 Các giải pháp
Tránh sử dụng các từ ngữ có tính chất văn hóa đậm nét
Tìm hiểu nguyên nhân của các vấn đề, từ đó cố gắng thấu hiểu những hành vi hay tư tưởng khác biệt của các cộng sự.
Thay đổi tư tưởng của bản thân để tiếp thu những điều mới. Nói chuyện với các cộng sự để đi đến những thỏa thuận chung. 3. KẾT LUẬN
Bài nghiên cứu đã nêu ra một số rào cản văn hóa tiêu biểu khi người bản ngữ nói tiếng Anh giao tiếp với người Việt Nam bằng tiếng Anh trong môi trường làm việc tại một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng, Việt Nam từ đó tìm hiểu nguyên nhân, hệ quả và các giải pháp có thể để hạn chế các hệ quả đó. Tuy vẫn còn tồn tại một số hạn chế khó tránh khỏi như không thể khái quát hết tất cả các vấn đề liên quan, các mẫu thu thập chưa đầy đủ về nội dung do hạn chế về mặt số lượng người được phỏng vấn..., nhưng tác giả mong rằng bài nghiên cứu đã đề cập và giải quyết vấn đề một phần nào, góp phần giúp cho các đối tượng liên quan nâng cao hiệu quả trong mối quan hệ hợp tác với nhau.