1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

NHỮNG vấn đề cơ bản về PHẦM đạo đức TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

20 506 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 544,13 KB

Nội dung

NHỮNG vấn đề cơ bản về PHẦM đạo đức TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY

1 TÊN BÀI : NHỮNG VẤN ĐỀ BẢN VỀ PHẦM ĐẠO ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY KHÁI NIỆM VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC : 1. Khái niệm chung về phẩm chất đạo đức : Đạo đức vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, Đạo đức là sản phẩm của xã hội, mang bản chất xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Bao gồm các đặc trưng bản sau : a) Ý thức nghĩa vụ và tình cảm nghĩa vụ : Con người sống trong xã hội ai cũng những nhu cầu và lợi ích riêng, đồng thời ai cũng muốn được thoả mãn những nhu cầu và lợi ích ấy. Muốn vậy con người phải lao động, sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho cuộc sống của mình. Lao động và cuộc sống xã hội đòi hỏi sự bình đẳng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau nhằm đạt hiệu quả lao động cao và đời sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, mỗi cá nhân phải ý thức nghĩa vụ là kết hợp hài hoà những nhu cầu và lợi ích của mình với nhu cầu và lợi ích của người khác, của toàn xã hội. Trong quá trình giao tiếp xã hội, con người nảy sinh dần tình cảm nghĩa vụ, tôn trọng đối với nhu cầu và lợi ích của người khác, của xã hội, biết tự nguyện đặt nhu cầu và lợi ích cá nhân trong nhu cầu và lợi ích chung của toàn xã hội, thôi thúc con người thực hiện nghĩa vụ của mình với xã hội. b) Nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ đạo đức : Trong xã hội, điều chỉnh hành vi của con người là pháp luật, phong tục, tập quán, tôn giáo và đạo đức. Pháp luật quy định rõ cái gì được làm và cái gì không được làm, quy định các chuẩn mực hành vi của con người trong xã hội. Tuy nhiên trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, thôn xóm, gia đình đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Đạo đức quy định các chuẩn mực hành vi mà con người cảm nhận rõ mình nghĩa vụ phải tự giác tuân theo dù không quy định của pháp luật. c) Hành vi đạo đức và tình cảm đạo đức : Con người sống là phải hành động. Hành động của con người loại do bản năng chi phối, là phản xạ tự nhiên đối với sự kích thích bên ngoài gọi là hành động bản năng. Nhưng hầu hết các hành động của con người lại là những hành động tự giác, mục đích rõ rệt, suy tính và ít nhiều hình dung được kết quả của nó. Những hành động này là hành động động và được gọi là hành vi của con người. Hành vi đạo đứcnhững hành vi của con người động bên trong phù hợp với các yêu cầu và chuẩn mực đạo đức của xã hội, của nhân dân, những động cao thượng, vô tư, xuất phát từ sự cảm thông và tình thương yêu thực sự đối với người khác. 2 Con người sống trong xã hội, ngoài yêu cầu hành động còn tình cảm, đó là những nhân tố bên trong của tâm hồn con người, thể hiện thái độ cảm xúc của con người đối với hiện thực khách quan. Tình cảm của con người bao gồm: Tình cảm trí tuệ (lòng ham hiểu biết, sự say mê khoa học, say mê nghiên cứu tìm tòi ); tình cảm thẩm mỹ (yêu âm nhạc, nghệ thuật, văn học, yêu cái đẹp, yêu sự hài hoà ); tình cảm đạo đức (lòng nhân ái, yêu sự công bằng, yêu lao động, ghét ăn bám bóc lột, yêu dân chủ và bình đẳng, ghét áp bức bất công ) Tình cảm đạo đứcnhững tình cảm của con người do các quan niệm đạo đức, các chuẩn mực đạo đức chi phối, trở thành động lực bên trong của các đức tính, nhu cầu thực hiện hành vi đạo đức, là động của hành vi đạo đức. Tình cảm đạo đức khi thì ý nghĩa tính tích cực (lòng yêu thương, đồng cảm, quý mến ), khi thì lại ý nghĩa tiêu cực (lòng ghen ghét, đố kỵ ). d) Lương tâm : Tình cảm đạo đức của mỗi người và năng lực tự đánh giá hành vi đạo đức của chính mình, đó là lương tâm. Khi con người tình cảm đạo đức mạnh, luôn thực hiện những hành vi đạo đức tốt thì lương tâm con người đó trong sáng và yên ổn. Khi con người tình cảm đạo đức chưa đủ mạnh, lúc còn những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội, những hành động sai lầm thì lương tâm vị cắn rứt, không yên ổn. Lương tâm là một tình cảm tốt đẹp, thôi thúc con người vươn lên những giá trị đạo đức đẹp đẽ, cao thượng, phải luôn luôn phấn đầu giữ lương tâm trong sạch. đ) Nhân phẩm và danh dự : Nhân phẩm là giá trị đạo đức cao đẹp của mỗi người, là điều mà ai cũng quan tâm và chăm lo giữ gìn. Giữ được nhân phẩm ở mọi nơi, mọi lúc trong mọi hoàn cảnh là một điều khó khăn, đòi hỏi mỗi người phải thường xuyên rèn luyện. Nhân phẩm (còn gọi là phẩm giá) của con người là toàn bộ những giá trị đạo đức cao đẹp mà người đó đã đạt được, là giá trị làm người của mỗi con người. Người nhân phẩm phải là người những hiểu biết tốt đẹp sau : - lương tâm trong sáng, động hành vi hợp đạo đức, nhu cầu và tinh thần và xã hội phát triển cao, lành mạnh. - Thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức đối với xã hội, với người khác. - Thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức của xã hội. Xã hội đánh giá cao người nhân phẩm, được kính trọng vinh dự lớn. Người không nhân phẩm sẽ bị xã hội coi thường, thậm chí khinh rẻ Danh dự là nhân phẩm của con người đã được xã hội cũng như chính bản thân người đó đánh giá, công nhận. Mỗi người quyền đánh giá công nhận nhân phẩm của mình, nhưng sự đánh giá và công nhận của xã hội thường vẫn ý nghĩa quyết định. Danh dự ý nghĩa rất lớn đối với con người. Trừ một số kẻ đạo đức xấu. Người ta ai cũng danh dự mà chính mỗi người phải giữ gìn và mọi người trong xã hội phải tôn 3 trọng, không được xúc phạm. Giữ gìn danh dự là sức mạnh tinh thần thúc đẩy con người làm điều tốt và ngăn cản con người làm điều xấu. Con người cũng phải lòng tự trọng, chăm lo giữ gìn nhân phẩm và danh dự của mình đồng thời luôn luôn tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, không được hành vi thô bạo xúc phạm đến những giá trị đạo đức và nhân phẩm của người khác. Người có lòng tự trọng sẽ được xã hội quý trọng và sự quý trọng của xã hội càng củng cố lòng tự trọng của mỗi cá nhân. e) Hạnh phúc và tình yêu : Trong cuộc sống của cá nhân, những kích thích bên ngoài, những tác động của hiện thực khách quan đã ảnh hưởng tới con người và gây ra những cảm xúc rung cảm, làm cho con người vui sướng hoặc đau khổ ở nhiều mức độ khác nhau, tuỳ theo con người được thoả mãn hoặc không thoả mãn nhu cầu lợi ích, những mong ước chủ quan để đảm bảo sự sống và sự phát triển của mình. Nhu cầu của con người rất phong phú và đa dạng, bao gồm : nhu cầu vật chất (như ăn, mặc, ở, đi lại ) nhu cầu tinh thần (như học tập, nghiên cứu sáng tạo, thưởng thức văn hoá nghệ thuật ), nhu cầu giao tiếp và hoạt động xã hội. Con người luôn vươn tới sự thoả mãn nhu cầu vì khi đã thoả mãn được nhu cầu này thì con người lại nảy sinh những nhu cầu mới cao hơn, phức tạp hơn đòi hỏi được thoả mãn tiếp. Khi con người được đáp ứng nhu cầu và lợi ích của mình thì con người cảm xúc vui sướng, thích thú, khoan khoái và lúc đó con người cảm thấy hạnh phúc. Cảm xúc của con người luôn gắn với từng cá nhân cụ thể cho nên nói đến hạnh phúc trước tiên là nói đến hạnh phúc cá nhân. Tuy vậy con người sống trong xã hội phải nghĩa vụ đối với mọi người đem lại lợi ích và hạnh phúc cho mọi người, phục vụ lợi ích và hạnh phúc của xã hội. Vì vậy con người phải chăm lo xây dựng hạnh phúc cho mình và cho mọi người. Lòng yêu nước, tình yêu đất nước là một tình cảm đã từ lâu đời, nó được lớn dần lên cùng với sự mở rộng quan hệ của con người với đất nước. Qua nhiều thế hệ tình yêu đất nước được củng cố, được kế thừa những giá trị tinh hoa và được nâng lên mãi, xu hướng mong muốn đem toàn bộ hoạt động của mình phục vụ lợi ích của Tổ Quốc. Tình yêu đất nước được bắt nguồn từ : - Tình yêu đối với những người thân thiết nhất, gần gũi nhất của mỗi người trong xã hội như : Tình yêu cha mẹ, vợ con, anh, chị em, họ hàng, tình yêu lứa đôi và những người xung quanh mình. - Tình yêu quê hương, lúc đầu là thôn xóm, làng xã nơi mình sinh ra, nơi gắn bó những kỷ niệm thời thơ ấu. Khi con người lớn lên, hoạt động xã hội mở rộng thì quê hương là Huyện, Tỉnh hoặc Thành phố của mình và lớn nhất là Đất nước. - Từ tình yêu người thân, yêu xung quanh và yêu quê hương, mỗi người tiến dần đến tình yêu đất nước, yêu nhân dân. 2-Khái niệm về đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa : Phẩm chất đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa cũng bao gồm đầy đủ các phạm trù đạo đức bản như đã nêu ở Điểm 1.2.1. Tuy nhiên, Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo 4 toàn dân xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vì vậy đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa còn bao gồm các phạm trù sau : a) Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Quốc tế : Khi nói đến lòng yêu nước là nói đến tình cảm đạo đức. Nhưng khi nói đến chủ nghĩa yêu nước là nói đến một phạm vi rộng lớn, đến một nguyên tắc đạo đức và chính trị, là một tình cảm xã hội mà nội dung là tình yêu và lòng trung thành đối với Tổ Quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa, ý trí bảo vệ những lợi ích của Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa yêu nước chi phối mọi chuẩn mực hành vi đạo đức và hoạt động chính trị của mọi người dân trong đất nước và là một tình cảm, là một tư tưởng thiêng liêng cao quý nhất. Trong giai đoạn hiện nay chủ nghĩa yêu nước được biểu hiện chủ yếu trên các mặt sau : - Xây dựng đất nước giàu mạnh. - Bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa. - Phát huy truyền thống tốt đẹp và nâng cao lòng tự hào dân tộc, khắc phục khó khăn to lớn trước mắt, đưa đất nước tiến lên một giai đoạn phát triển mới : dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thế giới mà chúng ta đang sống gồm nhiều quốc gia và quan hệ quốc tế luôn tồn tại những mối quan hệ giữa các quốc gia và quan hệ quốc tế, chính là những mối quan hệ quốc tế và lòng nhân ái giữa người nước này với người nước khác là nền tảng của tinh thần Quốc tế và chủ nghĩa Quốc tế. Khi nói đến tinh thần Quốc tế, mới nói đến một tình cảm đẹp đẽ, nhưng khi nói đến chủ nghĩa Quốc tế là nói đến một nguyên tắc căn bản của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân các nước là đoàn kết, đấu tranh với chủ nghĩa Tư bản, giải phóng xã hội và giải phóng dân tộc. b) Quan điểm và thái độ đúng đắn đối với lao động : Lao động đối với từng người là nguồn gốc để được các phương tiện sống, để nuôi sống bản thân và gia đình. Đối với xã hội là nguồn gốc của mọi tài sản xã hội, mọi tiến bộ vật chất, làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn, hoàn thiện hơn. Trong lao động hiểu biết được nảy sinh và trí sáng tạo được phát triển. Lao động giúp cho người ta thể làm đẹp thêm cuộc sống của mình và tạo thêm điều kiện cho con người nâng cao thêm nhận thức về cái đẹp để ngày càng sống đẹp hơn. Thái độ đối với lao động là một chuẩn mực quan trọng để đo phẩm giá con người, con người chỉ được tôn trọng khi thái độ lao động đúng đắn, thể hiện trên những điểm chủ yếu sau : - Coi trọng cả lao động trí óc lẫn lao động chân tay. - Lao động cần cù và khoa học, lao động năng suất và chất lượng. - Chống lười biếng và dối trá, chống làm ăn cẩu thả, tuỳ tiện. - Chăm lo thực hành tiết kiệm, kiên quyết đấu tranh chống tham ô, lãng phí. 5 c) Chủ nghĩa tập thể xã hội chủ nghĩa : Mỗi cá nhân là một thành viên không thể tách rời của một giai cấp nhất định, một xã hội nhất định, một tập thể nhất định, cùng hoạt động và giúp đỡ lẫn nhau nhằm thực hiện những nhiệm vụ chung để đạt đến những mục đích chung. Chủ nghĩa tập thể là một quan niệm sống, một tình cảm đạo đức, đòi hỏi mỗi con người phải hiểu biết và thói quen kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa tập thể là một nguyên tắc đạo đức chi phối mọi quan hệ giữa người với người thuộc mọi lĩnh vực sinh hoạt xã hội, mọi chuẩn mực xã hội. Một số biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tập thể là : - Tôn trọng lợi ích và các quyết định tập thể. - Tôn trọng kỷ luật của tổ chức, pháp luật của nhà nước. - Tôn trọng sự bình đẳng và giúp đỡ lẫn nhau theo tinh thần đồng chí. - Tập thể quan tâm đến cá nhân, đến việc thoả mãn nhu cầu và phát triển năng lực của cá nhân. d) Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa : Người ta ai cũng tình cảm nhân đạo hoặc lòng nhân ái. Không lòng nhân ái con người dễ dàng trở thành kẻ ác, thành người vô lương tâm vì không động lực nào đủ mạnh để ngăn cản họ làm việc tàn ác, hung bạo. Trên sở tình cảm nhân đạo hình thành nên tư tưởng nhân đạo và chủ nghĩa nhân đạo là thể hiện sự yêu thương, tôn trọng con người, chăm lo đến hạnh phúc, sự phát triển toàn diện của con người, tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần cho cuộc sống của con người. Chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa được thể hiện chủ yếu như sau : - Được xây dựng trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa tập thể. - Yêu thương và tôn trọng con người nói chung nhưng rất chú ý đến người lao động, đến các giai cấp bị bóc lột, đối xử nhân đạo đối với kẻ xấu, kẻ ác, giáo dục, cải tạo họ thành người tốt, người ích cho xã hội. - Xác định tiền đề cần thiết cho tự do chân chính và sự phát triển toàn diện, hài hoà của mỗi con người là sự giải phóng người lao động khỏi áp bức, bóc lột. - Chăm lo nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của con người, tạo điều kiện để phát triển đầy đủ các năng lực thể chất và tinh thần của con người. e) Tình bạn, tình đồng chí : Trong giao tiếp tình bạn được nảy sinh, là tình cảm giữa những con người trong tập thể, hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng, vô tư và cao thượng, vì bạn quên mình không cần một sự đền bù nào cả, muốn đem đến cho bạn những điều tốt lành, giúp bạn hiểu được và khắc phục được những sai lầm của bản thân. Cuộc đấu tranh xã hội, đấu tranh giai cấp quyết liệt, đòi hỏi phải các Đảng chính trị làm bộ tham mưu tổ chức lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể để tập hợp quần chúng vv Trong cuộc đấu tranh đó tình cảm giữa những con người ở cùng các tổ chức chính trị xuất hiện, đó là tình đồng chí. 6 Nét tiêu biểu về tình đồng chí của những con người cộng sản là tính tập thể, mục đích và tính tổ chức. Hiện nay, nước ta đang trải qua giai đoạn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tác động mạnh đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đối với sự phát triển của đạo đức, đã gây ra sự sói mòn, trượt dốc về luân lý, đạo đức xã hội, nảy nở những hiện tượng tiêu cực như sản xuất hàng giả, lừa đảo, mại dâm, tham nhũng, sống chết mặc bay … Mỗi chúng ta cần kế thừa và rèn luyện cho mình tình đồng chí cao đẹp, cùng nhau xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. 3-MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRUYỀN THỐNG ĐẠO ĐỨC CỦA DÂN TỘC TA : -Quan niệm về truyền thống đạo đức của dân tộc : Đạo đức luôn mang tính lịch sử. Cùng một dân tộc, trên cùng một loại quan hệ, mỗi thời đại lại những quan niệm, chuẩn mực khác nhau. Bên cạnh những chuẩn mực tính lịch sử đó, dân tộc nào cũng những chuẩn mực tính bền vững, tồn tại lâu dài và trở thành truyền thống đạo đức của dân tộc, được xem xét trên sở một số nhận thức, quan niệm thống nhất sau : a) Tính nhân loại phổ biến của đạo đức : Con người những sự khác nhau về dân tộc, về giai cấp do đó cũng những sự khác nhau nhất định trong quan niệm và trong sự quy định những chuẩn mực đạo đức. Tuy vậy loài người vẫn những quan niệm và những chuẩn mực chung, quy định hành vi của con người trong các cách xử thế tương tự giống nhau như : yêu mến, kính trọng cha mẹ, ông bà. Chính tính nhân loại phổ biến này giúp con người ở khắp nơi trên thế giới thể hiểu biết quý mến, tôn trọng nhau, hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau ngay cả khi ngôn ngữ bất đồng. b) Tính dân tộc của đạo đức : Tính dân tộc là nhân tố bổ sung cho tính nhân loại phổ biến, không phủ định tính nhân loại phổ biến. Mỗi dân tộc đều những chuẩn mực cụ thể về loại hành vi này hay hành vi khác mà dân tộc khác không như : Người Việt Nam thường thờ cúng tổ tiên để tỏ lòng nhớ ơn nhưng không phải dân tộc nào cũng làm thế. c) Tính giai cấp của đạo đức : Mỗi con người không chỉ thuộc một dân tộc cụ thể mà còn thuộc một giai cấp nhất định của dân tộc đó. Vì vậy trên một phạm vi nhất định các quan hệ đối xử gắn bó chặt chẽ với quyền lợi giai cấp và địa vị giai cấp của giai cấp mà người đó sinh ra. d) Tính lịch sử và truyền thống của đạo đức : Đạo đức luôn mang tính lịch sử như gặp nhau là chắp tay vái chào hoặc bắt tay nhau và ôm hôn nhau. Bên cạnh những chuẩn mực tính lịch sử đó, dân tộc nào cũng những chuẩn mực tính bền vững tồn tại lâu dài và trở thành truyền thống đạo đức của dân tộc thể hiện trong các tục lệ cổ truyền lành mạnh hay còn gọi là thuần phong mỹ tục mà nhân dân còn thực hiện, chúng ta cần bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Nhưng đồng thời cũng những phong tục không tốt thể hiện trong các hủ tục xa hoa, lãnh phí, tùy tiện, coi thường pháp luật cần được loại bỏ dần trong đời sống xã hội. 7 -Một số nét về truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam : Truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta bao gồm nhiều nội dung thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống đạo đức. Nhưng những nội dung bản được truyền từ đời này qua đời khác, ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội cần được phát huy là : a) Trọng nhân nghĩa : Người Việt Nam rất coi trọng nhân nghĩa, ai làm điều nhân nghĩa được cả xã hội kính trọng, ai làm điều không nhân nghĩa sẽ bị mọi người kinh bỉ và lương tâm cắn rứt. Nói đến nhân là nói đến lòng yêu thương quý mến và tôn trọng mọi người. Nói đến nghĩa là nói đến nghĩa vụ đối với quốc gia, xã hội. Nền tảng của nhân nghĩa là quan niệm lấy dân làm gốc, là lòng nhân ái của nhân dân. b) Trọng lễ độ : Người Việt Nam rất coi trọng lễ độ, coi trọng hành vi nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn, thể hiện là con người văn hoá, biết tôn trọng người trên, quý mến người dưới và người ngang hàng, tôn trọng chính mình, giữ gìn tư cách, phẩm hạnh để người khác tôn trọng và không khinh thường mình. c) Trọng chữ tín : Tín là giữ lòng tin của mọi người, làm cho mọi người tin tưởng ở đức độ, lời nói, việc làm của mình, lời nói và việc làm phải đồng nhất, nói đúng sự thật, không nói gian, làm dối. d) Cần kiệm : Người Việt Nam vốn đức tính cần kiệm (cần cù lao động, tiết kiệm) từ lâu đời, tình cảm, ý thức và thái độ lao động nghiêm túc, chuyên cần, làm tròn trách nhiệm và sự phân công lao động mà xã hội đã giao cho mình, thực hiện tiêu dùng hợp lý, đúng mức độ cần thiết cho mỗi công việc, phù hợp với khả năng tài chính và vật chất của mỗi người được. e) Liêm chính : Nhân dân ta rất coi trọng liêm chính, luôn đề cao người đạo đức cá nhân trong sạch, không tham của người khác, đề cao các quan thanh liêm; chê bai, ghét bỏ những kẻ trộm cắp, tham nhũng, đề cao những người ngay thẳng, trung thực đối với mình cũng như đối với người khác, luôn nói đúng sự thật, không xuyên tạc, gian dối. g) Chí công vô tư : Chí công vô tư là yêu cầu đối với các quan chức trước đây, các cán bộ ngày nay và mỗi người dân phải hết lòng vì việc công, vì sự công bằng mà không thiên vị riêng tư, không để lợi ích riêng tư làm lệch cán cân công lý. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những truyền thống về đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam. Nhưng đặc biệt, đòi hỏi cao hơn đối với cán bộ công chức trong các cơ quan Nhà nước và đoàn thể. 8 TÊN BÀI : ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI LÁI XE KHÁI NIỆM VỀ ĐẠO ĐỨC NGƯỜI LÁI XE Ô TÔ : Đạo đức người lái xe ô tô bao gồm đầy đủ các phẩm chất đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa như đã nêu ở Điểm 1.2.2 chương I. Tuy nhiên do đặc điểm lao động của nghề lái xe ô tô, người lái xe ô tô còn phải các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như : Tính tổ chức, kỷ luật, tuân theo pháp luật, tác phong làm việc công nghiệp, giúp đỡ mọi người, độc lập công tác và tinh thần khắc phục khó khăn. I-ĐẶC ĐIỂM NGHỀ NGHIỆP : Giao thông vận tải là một chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật mang tính xã hội cao, vị trí tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và giao lưu văn hoá giữa các vùng của đất nước. Vận tải ô tô còn những ưu điểm hơn hẳn các loại hình vận tải khác là tính động cao, thể vận chuyển hàng và khách tới những nơi hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa. Nghề lái xe ô tô là loại hình hoạt động lao động độc lập, những đặc thù riêng. Năng lực vận động là phối hợp vận động của tay và mắt, của tay và chân. Ngoài ra còn năng lực phối hợp của các quan cảm giác như : mắt, mũi, tai … và các yếu tố tâm lý xã hội khi xử lý tình huống. Công việc của người lái xe ô tô diễn ra chủ yếu trong lúc điều khiển xe trên đường, trong quá trình lao động còn bị ảnh hưởng của môi trường giao thông như : ánh sáng, màu sắc, tiếng ồn, nhiệt độ và độ rung với cường độ lớn hơn các nghề khác. Người lái xe ô tô còn giữ vai trò quyết định trong việc sử dụng trọng tải và hành trình xe chạy, giữ gìn ô tô ở tình trạng kỹ thuật luôn luôn tốt. 1-Lái xe ô tô là một nghề với nhiều khó khăn : Lái xe ô tô là một nghề lao động trực tiếp, không kể thời tiết (mưa, gió, sương mù, nắng ) không kể ngày, đêm, cả trên tuyến vắng heo hút, cheo leo đến nơi mật độ giao thông đông đúc. Lái xe là nghề nặng nhọc, độc hại, căng thẳng, lưu động thuộc nhóm nghề có tính nguy hiểm cao. Quá trình điều khiển phương tiện thường xuyên phải quan sát, phán đoán và thực hiện thao tác chính xác, nếu không tập trung rất dễ xảy ra tai nạn nguy hiểm. Trong tình hình trật tự an toàn giao thông như hiện nay, người lái xe không những phải trình độ thực hành lái xe giỏi mà còn phải đầu óc luôn tỉnh táo, phán đoán sớm mọi tình huống và xử lý hợp lý, kịp thời. Nếu chỉ lơ là hoặc chậm xử lý một chút thể xảy ra tai nạn khôn lường. Người lái xe ô tô phải trình độ kiến thức hiểu biết về cấu tạo, bảo dưỡng, sửa chữa ô tô để trong điều kiện một mình một xe thể phán đoán được nguyên nhân hư hỏng và tự sửa chữa được các hư hỏng thường gặp. Người lái xe ô tô phải sức khoẻ tốt (mắt, tai, mũi, tay chân và độ phản xạ nhạy bén) để đảm bảo lái xe an toàn trong bất kỳ tình huống nào. 2-Lái xe ô tô là nghề quan hệ xã hội rộng : Lái xe ô tô là một nghề phổ biến và mang tính xã hội cao. 9 Người lái xe ô tô điều kiện đi tới mọi miền của đất nước, giao tiếp rộng rãi với khách đi xe, với các tầng lớp dân cư, tiếp xúc với nhiều cảnh quan và phong tục tập quán khác nhau, tiếp thu được nhiều thông tin mới. Người lái xe ô tô được giao quản lý phương tiện giá trị lớn, trên xe lại vận chuyển hành khách hoặc hàng hoá, tài sản giá trị, yêu cầu người lái xe ô tô phải trách nhiệm cao. Với điều kiện công tác độc lập, trong nhiều trường hợp người lái xe ô tô giữ vai trò thay mặt doanh nghiệp làm việc với các quan địa phương, hoặc chỉ đạo bốc xếp, giao nhận, hướng dẫn khách như một cán bộ quản lý. Vì đặc điểm nghề nghiệp như đã nêu, người lái xe ô tô dễ tự do buông lỏng lối sống, không tự đấu tranh để giữ mình nên dễ sa ngã vào những tệ nạn xã hội như : Nghiện hút ma tuý, cờ bạc, trai gái, mại dâm thậm chí bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo vào làm ăn bất chính như chở hàng cấm, trốn lậu thuế vi phạm luật pháp. II-TRUYỀN THỐNG ĐẠO ĐỨC NGƯỜI LÁI XE Ô TÔ TRONG CÁCH MẠNG : Các thế hệ lái xe ô tô trong cách mạng đã để lại cho chúng ta những tấm gương sáng về đạo đức người lái xe ô tô cách mạng, sẵn sàng quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, dũng cảm mưu trí hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, đưa hàng tới đích nhanh, nhiều và an toàn. Luôn trau dồi đức tính cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, ý thức tôn trọng, yêu quý, giữ gìn của cải của Nhà nước và nhân dân, thực hiện đầy đủ lời dạy của Hồ Chủ Tịch “Yêu xe như con, quý xăng như máu, vượt khó khăn hoàn thành nhiệm vụ”. -Trong kháng chiến chống Pháp : Sau chiến dịch biên giới cuối năm 1950, chiến khu Việt Bắc đã được liên lạc với các nước xã hội chủ nghĩa, đồng thời cũng được nối liền với khu 3, khu 4 và vùng Tây Bắc. Nhu cầu giao lưu hàng hóa phục vụ chiến đấu, sản xuất và đời sống nhân dân vùng giải phóng ngày càng nhiều và cấp bách. Người lái xe ô tô đã vượt qua sự đánh phá ác liệt của máy bay địch, không kể ngày đêm, mưa lũ, vượt qua sông suối, ăn uống thiếu thốn, ở nơi xa dân vẫn nêu cao tinh thần dũng cảm, kiên cường hoàn thành nhiệm vụ. Nổi bật là thành tích bảo vệ 3 xe ô tô của các đồng chí Nguyễn Thái Cần, Nguyễn Hữu Ngư, Nguyễn Khắc Chỉnh, Cao Đăng Hùng. Khi bị giặc Pháp bao vây đã đưa xe vào rừng tháo rời từng bộ phận, từng cụm chi tiết để khiêng đi cất dấu, còn lại khung xe, buồng lái được chất đầy củi khô và xăng để nếu giặc đến không bảo vệ được thì sẽ đốt, thiêu hủy xe. Năm 1952 đồng chí Nguyễn Khắc Cần đã được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua số 1 của tỉnh Phú Thọ và được Bác Hồ tặng thưởng đồng hồ, chăn len, quần áo, sau đó được tặng thưởng huân chương chiến sỹ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, khi điều khiển xe ô tô chạy ban ngày trên cánh đồng Nà Sản, xe của lái xe Nguyễn Văn Tuân và phụ xe Bạch Văn bị máy bay địch bắn phá, phụ xe Bạch Văn đã không ngại nguy hiểm ra ngoài xe làm hiệu cho lái xe Nguyễn Văn Tuân xử trí : Khi máy bay bắn phá thì ẩn tránh, khi máy bay lượn vòng thì cho xe chạy, di chuyển vị trí làm mất mục tiêu. Gương dũng cảm bảo vệ xe an toàn đó đã được toàn tuyến học tập và cả hai người đều được tặng thưởng huân chương chiến sỹ. Tại Đại hội thi đua toàn quốc năm 1953 lái xe ô tô Trương Sĩ và thợ điện ô tô Nguyễn Văn Tạo đã được phong tặng danh hiệu anh hùng lao động, sau đó ông còn được 10 bầu làm đại biểu quốc hội khóa II. Đoàn xe C6 phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ được tặng thưởng Huân Chương chiến sỹ hạng ba. -Trong kháng chiến chống Mỹ : Ngay trong những ngày đầu tháng 8/1964 Đế Quốc Mỹ đã dùng không quân đánh phá rất ác liệt vào các công trình giao thông vận tải quan trọng của ta mà chủ yếu là đánh phá mạng lưới giao thông vận tải. Chúng đã dùng hơn 40 loại máy bay tối tân, bằng đủ loại bom đạn, với nhiều thủ đoạn vô cùng tàn bạo, xảo quyệt hòng tàn phá, đẩy lùi Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá. Ban đầu địch gây cho ta một số khó khăn, lúng túng, việc vận tải chi viện cho chiến trường và phục vụ đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn. Thi hành chỉ thị của Bộ chính trị và của Ban chấp hành Trung Ương Đảng, Ngành Giao thông vận tải xác định nhiệm vụ sẵn sàng phục vụ đắc lực cho các lực lượng vũ trang đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, chi viện cho tiền tuyền lớn Miền Nam đồng thời phục vụ cho hoạt động của các ngành kinh tế, quốc phòng ở Miền Bắc. Chỉ một thời gian sau, Ngành Giao thông vận tải nói chung, trong đó giao thông vận tải đường bộ đã từng bước giành chủ động, rồi tiến tới chủ động hoàn toàn, bảo đảm giao thông vận tải thông suốt, liên tục, đáp ứng được yêu cầu của thực tế chiến đấu và sản xuất. Trong thời kỳ này, đối với ngành Giao thông vận tải đường bộ là thời kỳ sản xuất và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ rất quyết liệt, chịu đựng nhiều khó khăn, gian khổ và hy sinh xương máu, trong điều kiện kinh tế của đất nước còn khó khăn. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Ngành Giao thông vận tải đường bộ đã huy động được nhiều sức lực, tài năng trí tuệ, hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm giao thông đường bộ an toàn, thông suốt góp phần đáng kể vào công cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước thắng lợi, đưa đất nước ta đến hòa bình thống nhất. Lực lượng lái xe ô tô trẻ, khỏe được bổ sung dồi dào từ các ngành, các địa phương, từ đào tạo nước ngoài (chủ yếu từ Trung Quốc) và đạo tạo cấp tốc ở trong nước. Trước đây muốn trở thành người lái xe ô tô phải đào tạo từ 18 tháng đến 2 năm, sau đã rút xuống 6 tháng, rồi rút xuống 3 tháng và sau cùng rút xuống còn 1 tháng, chỉ cần biết lái xe ô tô là được giao xe để đảm bảo đủ lái xe cung cấp yêu cầu cấp bách của thời chiến. Nhiều tập thể và cá nhân lái xe ô tô đã dũng cảm vượt mọi khó khăn, gian khổ, nguy hiểm, lập nên nhiều chiến công. Ngày 18/4/1968 Hồ Chủ Tịch đã tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng 3 về thành tích trên mặt trận giao thông vận tải cho toàn thể cán bộ công nhân viên ngành vận tải đường bộ. Đầu năm 1968, Đoàn xe 8 được Bộ Giao thông vận tải Vinh được giữ lá cờ “Tập thể dũng sỹ chống Mỹ” của Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam gửi tặng Ngành Giao thông vận tải Miền Bắc. Tháng 8/1968, Đoàn 6 nhận nhiệm vụ mới vào chiến trường, tất cả lái xe mặt trong chuyến đi thuộc ba đại đội 602, 604 và 606 đều viết quyết tâm thư ký bằng máu của mình. Chuyến đi nhiều gian khổ hy sinh nhưng đã hoàn thành thắng lợi. Bản quyết tâm thư ký bằng máu này của Chi đoàn 602 hiện nay còn lưu giữ tại Bảo tàng cách mạng Việt Nam mang số đăng ký 3522/GY155. Xí nghiệp vận tải ô tô Vĩnh Linh, hoạt động trên mảnh đất nhỏ hẹp tiếp giáp với Miền Nam, nơi bị địch đánh phá ác liệt từ trên trời xuống, ngoài biển vào và từ trong Nam [...]... của chế thị trường đối với đạo đức là một hiện tượng rất phức tạp, vừa tính tích cực vừa tính tiêu cực bao gồm : -Xu hướng phủ nhận ảnh hưởng tích cực của chế thị trường đối với đạo đức (thuyết trượt dốc) Những người theo thuyết này cho rằng việc chuyển sang kinh tế thị trường đã gây ra sự trượt dốc về luân lý đạo đức xã hội, biểu hiện sự sinh sôi nảy nở những hiện tượng tiêu cực xã hội như... trình độ luân lý, đạo đức xã hội Về nhân cách được độc lập, tự do, quyền bình đẳng trong cạnh tranh, phải giữ chữ “tín” trong trao đổi và tăng cường quan tâm phát triển lợi ích chung của toàn xã hội Còn những hiện tượng tiêu cực chỉ là những trạng thái đi kèm với sự vô trật tự trong buổi đầu của kinh tế thị trường, là hậu quả của một chế đang hình thành còn nhiều khiếm khuyết về đạo đức sẽ được khắc... người khác; chưa thấy được ảnh hưởng tích cực của chế thị trường đối với đạo đức -Xu hướng nhấn mạnh ảnh hưởng tích cực của chế thị trường đối với đạo đức (thuyết leo dốc) Trên sở chỉ nhìn nhận tính tích cực của chế thị trường, xu hướng này chỉ khẳng định tác động tích cực của chế thị trường đối với sự phát triển của đạo đức Theo họ, chế thị trường kích thích sự phát triển kinh tế,... hơn, nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, tạo ra hội làm ăn tốt hơn; thực chất của cạnh tranh này làm cho đạo đức xã hội phát triển lành mạnh -Đạo đức góp phần điều tiết các quan hệ lợi ích trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Quan hệ đạo đức gắn liền, “tiềm ẩn” trong các quan hệ xã hội Các chuẩn mực đạo đức duy trì trật tự chung trong các lĩnh vực sản xuất, phân phối, trao đổi và... trò của mình trong công cuộc phát triển vận tải ô rô, luôn luôn trau dồi, rèn luyện, phát huy truyền thống đạo đức người lái xe ô tô cách mạng 11 2-Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam : a) Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với đạo đức : Ngày nay chế thị trường đang tác động mạnh đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ảnh hưởng của chế thị trường... chất của cá nhân Như vậy, đạo đức vai trò hết sức quan trọng và là yếu tố bên trong của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đạo đức nghề nghiệp trong kinh tế thị trường là bộ phận hợp thành quan trọng của đạo đức xã hội chủ nghĩa, là điểm kết hợp tốt nhất, là sở để xây dựng văn minh vật chất và văn minh tinh thần 3-Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức của người lái xe ô tô... nhân tính, đạo đức trước tác động của kinh tế thị trường trở thành vấn đề cấp bách, ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa b) Vai trò của đạo đức trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Vai trò của đạo đức đối với sự phát triển kinh tế bao gồm các nội dung sau: -Đạo đức góp phần định hướng mục tiêu xã hội chủ nghĩa 12 Mục tiêu định hướng... người tiêu dùng; đó là biểu hiện các quan điểm giá trị đạo đức : cần, kiệm, lao động trung thực; đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh không còn chỉ là hiệu quả kinh tế mà còn là tình cảm, trách nhiệm và danh dự xã hội -Động lực của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngoài những nhân tố kinh tế còn cả những nhân tố văn hóa, tinh thần và đạo đức Đạo đức khác nhau, dẫn đến... định sẽ trở thành những người lái xe vừa đức vừa tài 14 TÊN BÀI : CHẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ CẠNH TRANH TRONG KINH DOANH VẬN TẢI I-ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA: 1 Đặc điểm của chế thị trường: chế thị trường là quá trình tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể (hoạt động) kinh tế trong việc hình thành giá cả, phân phối tài nguyên, xác định khối lượng và cấu sản xuất... phát triển của đạo đức mang tính phiến diện cực đoan, không đúng đắn -Xu hướng kinh tế thị trường tác động đối với đạo đức hai mặt, cả tích cực và tiêu cực Bên cạnh sự giải phóng to lớn đối với lực lượng sản xuất và tạo ra những tiền đề cho sự phát triển nhân cách con người như : Sự chủ động sáng tạo, ý thức và phong cách lao động khoa học …, chế thị trường cũng gây ra hàng loạt hiện tượng tiêu . : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHẦM ĐẠO ĐỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY KHÁI NIỆM VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC : 1. Khái niệm chung về phẩm chất đạo đức : Đạo đức. niệm đạo đức, các chuẩn mực đạo đức chi phối, trở thành động lực bên trong của các đức tính, nhu cầu thực hiện hành vi đạo đức, là động cơ của hành vi đạo

Ngày đăng: 09/03/2014, 00:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w