Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh tư vấn và xây dựng tvt
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGKINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH
Trang 2gian thật dài và vất vả, trong thời gian đó em đã tiếp thu được rất nhiều nhữngkiến thức vô cùng quý báu về chuyên môn cũng như kinh nghiệm sống mà cácthầy cô đã tận tình truyền đạt và dạy bảo Giờ đây, khi những ngày kết thúckhóa học đã đến, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy côTrường Đại học Cần Thơ nói chung và các thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trịkinh doanh nói riêng đã cung cấp cho em những hành trang kiến thức, vữngbước vào tương lai để cống hiến và xây dựng đất nước Đặc biệt em xin cảmơn thầy Phạm Lê Thông đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý kiến để em hoàn thànhtốt luận văn này.
Luận văn này được hoàn thành cũng không thể không kể đến Ban Giám đốc Công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT đã tạo cơ hội cho em được thực tập và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em tìm hiểu tình hình thực tế tại đơn vị và cũng xin cảm ơn các anh, chị phòng Kế toán của công ty đã tận tình giúp đỡ và cung cấp đầy đủ số liệu làm cho đề tài của em hoàn thiện hơn Xin chân thành cám ơn!
Ngày tháng năm 2009Sinh viên thực hiện
La Thị Hồng Cẩm
Trang 3Ngày tháng năm 2009Sinh viên thực hiện
La Thị Hồng Cẩm
Trang 5BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên người hướng dẫn:
Học vị:
Chuyên ngành:
Cơ quan công tác:
Tên học viên: La Thị Hồng Cẩm.Mã số sinh viên: 4053503.Chuyên ngành: Kế Toán Tổng Hợp.Tên đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH TưVấn Và Xây Dựng TVT.NỘI DUNG NHẬN XÉT1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2 Về hình thức:
Trang 71.1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 1
1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU 4
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh 6
2.1.3 Đối tượng sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 7
2.1.3.1 Doanh thu 7
2.1.3.2 Chi phí 8
2.1.3.3 Lợi nhuận 10
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 10
2.1.4.1 Các chỉ tiêu thanh toán 10
2.1.4.2 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 11
2.1.4.3 Các chỉ tiêu về lợi nhuận 12
Trang 82.2.2.1 Phương pháp so sánh 14
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn 15
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG TVT 17
3.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 17
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 17
3.1.2 Nội dung hoạt động của công ty 18
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 19
3.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm(2006-2008) 23
3.3 Thuận lợi và khó khăn 24
3.4 Phương hướng hoạt động năm 2009 24
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG TVT 26
4.1 Phân tích doanh thu 26
4.1.1 Phân tích chung về doanh thu của công ty qua 3 năm 26
4.1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 28
4.2 Phân tích chi phí 29
4.2.1 Phân tích chung về chi phí của công ty qua 3 năm 29
4.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến chi phí 32
4.3 Phân tích lợi nhuận 34
4.3.1 Phân tích chung về lợi nhuận của công ty qua 3 năm 34
4.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 35
4.4 Phân tích tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 37
4.4.1 Các tỷ số khả năng thanh toán 38
4.4.1.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn 38
4.4.1.2 Hệ số thanh toán nhanh 39
4.4.2 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn 39
4.4.2.1 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho 40
Trang 94.4.3 Các chỉ tiêu về lợi nhuận 42
4.4.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 43
4.4.3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 43
4.4.3.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 44
4.5 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động 44
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 46
5.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty 46
5.2 Đẩy nhanh tiến độ các dự án kinh doanh 47
5.3 Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu 47
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
6.1 Kết luận 49
6.2 Kiến nghị 49
6.2.1 Đối với nhà nước 49
6.2.2 Đối với công ty 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC 52
Trang 10GVHD: Th.s Phạm Lê Thông
1 SVTH: La Thị Hồng Cẩm
Trang 11Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh 22
Bảng 3.2: Bảng cơ cấu doanh thu của Công ty qua 3 năm .27
Bảng 3.3: Tình hình biến động chung của chi phí 30
Bảng 3.4: Mức độ ảnh hưởng của các khoản mục chi phí đến tổng chi phí hoạt động kinh doanh .31
Bảng 3.5: Các khoản mục tạo thành chi phí sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 33
Bảng 3.6: Tình hình lợi nhuận qua 3 năm của công ty 34
Bảng 3.7: Các chỉ số khả năng thanh toán 38
Bảng 3.8: Các tỷ số hiệu quả sử dụng vốn 40
Bảng 3.9: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu về lợi nhuận 43
Trang 13DANH MỤC SƠ ĐỒ
TrangSơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT 19Sơ đồ 3.2: Hình thức kế toán Nhật ký Sổ cái của công ty 20
Trang 14QLDN: Quản lý doanh nghiệp HĐKD: Hoạt động kinh doanh HTK: Hàng tồn kho
VLĐ: Vốn lưu độngTSCĐ: Tài sản cố định
Trang 15GVHD: Th.s Phạm Lê Thông
http://www.kinhtehoc.net
Trang 16GVHD: Th.s Phạm Lê Thông
1.1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu.
Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế v ì vậy môi trường kinhdoanh ở Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và cạnh tranh gay gắt Cạnh tranhlà một xu thế tất yếu trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong điều kiện nước tagia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) Cạnh tranh cũng là động lực thúcđẩy các doanh nghiệp sản xuất vươn lên tự khẳng định mình, không ngừng hoànthiện để tồn tại và phát triển Do đó, doanh nghiệp phải hoạt động có hiệu quảmới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệptrong và ngoài nước, vừa có điều kiện tích lũy, mở rộng sản xuất kinh doanh, vừađảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước Đểcó thể cạnh tranh thì các nhà quản lí phải am hiểu thị trường, nắm bắt đượcthông tin kịp thời bên cạnh đó phải điều chỉnh lại cơ cấu quản lí, hình thức kinhdoanh cho hợp lý và để hoạt động có hiệu quả cao thì các doanh nghiệp phảiphân tích, đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động và kinh doanh của mình dựa trênsố liệu của kế toán Thông qua phân tích, doanh nghiệp mới có thể khai thác hếtkhả năng tiềm tàng, hiểu rõ những tiềm ẩn chưa được phát hiện Cũng qua đódoanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân nguồn gốc của các vần đề phát sinh v à cógiải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài “Phân tích hiệuquả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT” đểnghiên cứu trong thời gian thực tập tốt nghiệp của mình tại công ty Quá trìnhnghiên cứu sẽ giúp em có cái nhìn hệ thống hơn về hoạt động kinh doanh củamột doanh nghiệp và đồng thời cũng để mở rộng kiến thức nhất định về nộidung, phương pháp phân tích.
1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn.
Đề tài được thực hiện dựa trên những kiến thức tổng hợp từ các môn họcnhư: phân tích hoạt động kinh tế, quản trị tài chính, phân tích hoạt động kinh
Trang 171.2 Mục tiêu nghiên cứu.1.2.1 Mục tiêu chung.
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tư Vấn VàXây Dựng TVT nhằm đánh giá tình hình hoạt động của công ty, từ đó tìm ra cácgiải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.
- Phân tích kết quả về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua 3 năm.- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
- Phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công tytrong tương lai.
1.3 Phạm vi nghiên cứu1.3.1 Không gian.
Luận văn được thực hiện tại công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT,Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian.
Luận văn được thực hiện trong thời gian 02/02/2009 đến 25/04/2009.Số liệu sử dụng trong luận văn là từ năm 2006 đến 2008.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu.
- Kết quả chung về hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm như thế
Trang 18- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh củacông ty?
- Tình hình thanh toán và khả năng sinh lời có tốt không?
- Hiệu quả hoạt động của công ty so với mặt bằng chung của cả ngành?
Trang 191.5 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài em tham khảo một số tài liệu sau:
1 Nguyễn Tấn Bình (2003) Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Đại họcQuốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
2 Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết (2001) Quản trị tài chính, Tủ sáchTrường Đại học Cần Thơ.
3 TS Đặng Thị Kim Cương, Phạm Văn Dược Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tổng Hợp, Thành Phố Hồ Chí Minh.
4 Phan Đức Dũng, Nguyễn Thị Mỵ (2006) Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống Kê, Thành Phố Hồ Chí Minh.
5 Trường Đại Học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh-Khoa Kế Toán-Tài Chính- Ngân Hàng (1993) Kế Toán Quản Trị.
Trang 20Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt độngkinh doanh một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và với yêucầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh caohơn.
2.1.1.2 Ý nghĩa.
- Là cơ sở quan trọng để có thể đề ra những quyết định trong kinh doanh.Việc phân tích hoạt động kinh doanh sẽ rất quan trọng đối với nhà quản trị vì nógiúp cho họ có thể đề ra những quyết định đúng đắn cũng như những kế hoạch,chiến lược trong tương lai, chẳng hạn như tung ra thị trường sản phẩm mới hoặcmở rộng thị trường tiêu thụ.
- Là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm ẩn trong kinh doanh vàcòn là công cụ để cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh Bất k ì hoạt động kinhdoanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau nh ư thế nào đi nữa cũng còn tiềmẩn khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện chỉ thông qua phân tích, doanhnghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinhtế cao hơn Thông qua phân tích doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùngnguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý.
- Là biện pháp quan trọng để đề phòng những rủi ro trong kinh doanh.- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìnnhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh
Trang 21Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT
nghiệp của mình Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chứcnăng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhàquản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoàikhác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phântích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay…vớidoanh nghiệp.
Phân tích là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh,kết quả hoạt động kinh doanh có thể là kết quả kinh doanh đã đạt được hoặc kếtquả của các mục tiêu trong tương lai cần phải đạt được, và như vậy kết quả hoạtđộng kinh doanh thuộc đối tượng của phân tích Kết quả hoạt động kinh doanhbao gồm tổng hợp của cả quá trình hình thành, do đó, kết quả phải là riêng biệtvà trong từng thời gian nhất định, chứ không thể là kết quả chung chung Các kếtquả hoạt động kinh doanh nhất là hoạt động theo cơ chế thị trường cần phải địnhhướng theo mục tiêu dự đoán Quá trình định hướng hoạt động kinh doanh được
Trang 22định lượng cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến các kết quả của các chỉ tiêu để đánh giá.
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến độngcủa kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét cácnhân tố ảnh hưởng, tác động đến sự biến động của chỉ tiêu.
Nhân tố là những yếu tố tác động đến chỉ ti êu tùy theo mức độ biểu hiện và mối quan hệ với chỉ tiêu mà nhân tố tác động theo chiều hướng thuậnhoặc nghịch đến chỉ tiêu phân tích.
Phân tích các nhân tố phụ thuộc vào mối quan hệ cụ thể của nhân t ố với chỉtiêu phân tích Chỉ tiêu và các nhân tố có thể chuyển hóa cho nhau tùy theo mụctiêu của phân tích.
Vậy muốn phân tích hoạt động kinh doanh trước hết phải xây dựng hệthống các chỉ tiêu kinh tế cùng với việc xây dựng mối quan hệ phụ thuộc của cácnhân tố tác động đến chỉ tiêu Xây dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu khác nhauđể phản ánh được tính phức tạp, đa dạng của nội dung phân tích.
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình,… vàmỗi sự biến động của nó tác động trực tiếp đến độ lớn, tính chất, xu hướng vàmức độ xác định của chỉ tiêu phân tích.
Nhân tố tác động đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh rất nhiều,có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
Theo nội dung kinh tế của nhân tố, bao gồm hai loại:
- Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh như: số lượng lao động, sốlượng vật tư, tiền vốn…thường ảnh hưởng đến quy mô sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp.
- Những nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh: Thường ảnh hưởng có tínhchất dây chuyền, từ khâu cung ứng đến sản xuất, đến tiêu thụ và từ đó, ảnhhưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Theo tính tất yếu của nhân tố, gồm hai lọai:
- Nhân tố chủ quan: phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh là do sựchi phối của bản thân doanh nghiệp Chẳng hạn, như: giảm chi phí sản xuất, hạ
Trang 23Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT
giá thành sản phẩm, tăng thời gian lao động… là tuỳ thuộc vào sự nổ lực chủ quan của doanh nghiệp.
- Nhân tố khách quan: phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh như làmột yêu cầu tất yếu, ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, chẳng hạn: giácả thị trường, thuế suất…
Theo tính chất của nhân tố, gồm hai loại:
- Nhân tố số lượng: phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh, như:số lượng lao động, số lượng vật tư, doanh thu bán hàng…
- Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu suất kinh doanh, như: giá thành đơn vịsản phẩm, lãi suất, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn…
Theo xu hướng tác động của nhân tố, gồm hai lọai:
- Nhân tố tích cực: có tác dụng làm tăng quy mô của kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp.
- Nhân tố tiêu cực: phát sinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quảkinh doanh.
2.1.3 Đối tượng sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh.2.1.3.1 Doanh thu.
* Khái niệm doanh thu:
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hànghóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản thuế thanh toán, giảm giá hàng bán,hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được khách hàng chấp nhận thanhtoán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền).
* Phân loại doanh thu:
Doanh thu có thể được chia thành 3 loại doanh thu, bao gồm doanh thu bánhàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
* Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là giá trị sản phẩm hàng hóa,dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.
* Doanh thu hoạt động tài chính: là các khoản thu nhập thuộc hoạt động tàichính của doanh nghiệp, gồm: hoạt động góp vốn liên doanh; hoạt động đầu tưmua, bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn; thu lãi tiền gửi, tiền cho vay; thu lãibán ngoại tệ; các hoạt động đầu tư khác.
Trang 24* Thu nhập khác: là các khoản thu nhập từ các hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; thu tiền phạt vi phạm hợp đồng; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ; thu tiền bảo hiểm bồi thường.
2.1.3.2 Chi phí.* Khái niệm:
Quá trình sản xuất sản phẩm là quá trình phát sinh thường xuyên, liên tụccủa khoản chi phí sản xuất với mục đích tạo ra một loại hay nhiều loại sản phẩmkhác nhau.
Chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều khoản khác nhau như: chi phí vềnguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao t ài sản, Nói mộtcách tổng quát, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanhnghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm Chi phí sản xuất có cácđặc điểm: vận động, thay đổi không ngừng, mang tính đa dạng và phức tạp gắnliền với tính phức tạp và đa dạng của ngành nghề sản xuất kinh doanh.
* Phân loại:Chi phí bao gồm:
- Chi phí sản xuất: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động, vật hóa vàhao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt độngsản xuất trong một thời kỳ nhất định Chi phí sản xuất gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm tất cả các chi phí về vật liệuchính, vật liệu phụ và nhiên liệu được sử dụng để trực tiếp sản xuất sản phẩm.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quanđến người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương phải thanh toán,khoản trích theo lương tính vào chi phí theo qui định.
+ Chi phí sản xuất chung: là chi phí phục vụ và quản lý ở phân xưởng.- Chi phí thời kỳ: là những dòng phí tổn phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đếnlợi nhuận trong kỳ do được khấu trừ vào kỳ tính lợi nhuận Chi phí thời kỳ gồmchi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Chi phí bán hàng là chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm,hàng hóa bao gồm:
Trang 25Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT
* Chi phí nhân viên bán hàng: gồm các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng đi tiêu thụ và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
* Chi phí vật liệu bao bì phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm, bảo quản sảnphẩm, nhiên liệu để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ.
* Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng như bàn ghế,máy vi tính
* Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận quản lý sản phẩm hàng hóa,bộ phận bán hàng như: khấu hao nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển
* Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng: chi phí sữachữa tài sản cố định, tiền thuê kho bãi
* Chi phí bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho hoạt động bán hàng: chi phígiới thiệu sản phẩm hàng hóa, chi phí chào hàng, quảng cáo, chi tiếp khách chobộ phận bán hàng, chi phí tổ chức cho hội nghị khách hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí có liên quan đến hoạt động quảnlý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanhnghiệp bao gồm:
* Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp gồm tiền lương và các khoảnphụ cấp, ăn giữa ca phải trả cho giám đốc, nhân viên ở các phòng ban và cáckhoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
* Chi phí vật liệu phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp.
* Chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp.* Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho công tác quản lý doanhnghiệp: nhà, văn phòng làm việc của doanh nghiệp, vật kiến trúc, phương tiệnvận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị văn phòng
* Thuế phí, lệ phí: thuế môn bài, thuế nhà đất * Chi phí dự phòng: dự phòng phải thu khó đòi.* Chi phí dịch vụ mua ngoài.
* Chi phí khác bằng tiền.
Trang 262.1.3.3 Lợi nhuận.* Khái niệm:
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng từ hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại.
Nội dung lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: lợi nhuận từ hoạt độngkinh doanh, lợi nhuận từ các hoạt động khác như hoạt động liên doanh, liên kết,các hoạt động thuộc các dịch vụ tài chính…
* Vai trò:
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trườngdoanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không, điều quyết định là doanhnghiệp có tạo ra được lợi nhuận không Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tếquan trọng, đồng thời còn là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản để mở rộng táisản xuất xã hội.
2.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.2.1.4.1 Các chỉ tiêu thanh toán
Các chỉ tiêu thanh toán đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắnhạn của công ty bằng các tài sản lưu động Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: Hệ sốthanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh Số liệu sử dụng để tính hai hệ sốnày được lấy ra từ bảng cân đối kế toán Hệ số thanh toán có ý nghĩa quan trọngđối với các tổ chức tín dụng vì nó giúp các tổ chức này đánh giá được khả năngthanh toán các khoản tín dụng ngắn hạn của công ty.
Hệ số thanh toán ngắn hạn:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Các khoản nợ ngắn hạn
Trang 27Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Tư Vấn Và Xây Dựng TVT
Hệ số thanh toán ngắn hạn được xác định dựa trên các số liệu được trìnhbày trong bảng cân đối kế toán Trong công thức trên, tài sản lưu động bao gồm:tiền mặt, các khoản phải thu, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, hàng tồn kho Nợngắn hạn bao gồm: phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đếnhạn trả, phải trả thuế và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác.
Hệ số thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợngắn hạn Hệ số này tăng lên biểu hiện tình hình tài chính được cải thiện tốt hơn,hoặc có thể là do hàng tồn kho ứ đọng…
Hệ số thanh toán nhanh:
Trang 28Các khoản nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh là hệ số đo lường khả năng thanh toán các khoảnnợ ngắn hạn bằng giá trị các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao Dohàng tồn kho có tính thanh khoản thấp so với các loại tài sản lưu động khác nêngiá trị của nó không được tính vào giá trị tài sản lưu động khi tính hệ số thanhtoán nhanh.
2.1.4.2 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn:
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đo lường hiệu quả quản lý các loại tàisản của công ty Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: tỷ số vòng quay hàng tồn kho,vòng quay vốn lưu động, vòng quay tài sản cố định và vòng quay tổng tài sản.
a Vòng quay hàng tồn khoTỷ số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân (vòng)Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho củamột Công ty Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn khocàng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho Công ty giảm đượcchi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho.
Trang 29b Vòng quay vốn lưu động:
Chỉ tiêu này được tính bằng quan hệ so sánh giữa doanh thu thuần và vốn lưu động trong kỳ Vòng quay vốn lưu động được tính bằng công thức sau:
Trang 30Vòng quay vốn lưu động cho biết trong một kỳ kinh doanh th ì có bao nhiêudoanh thu thuần được tạo ra bởi một đồng vốn lưu động.
c Vòng quay tài sản cố định:Vòng quay tài sản cố định =
Doanh thu thuần
Tổng giá trị TSCĐ ròng bình quân
Vòng quay tài sản cố định đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định Tỷ sốnày cho biết bình quân trong năm một đồng giá trị tài sản cố định ròng tạo rađược bao nhiêu đồng doanh thu thuần Tỷ số này càng lớn điều đó có nghĩa làhiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao.
d Vòng quay tổng tài sản:Vòng quay tổng tài sản =
Doanh thu thuần
Tổng giá trị tài sản bình quân
Tương tự như tỷ số vòng quay tài sản cố định, tỷ số vòng quay tổng tài sảnđo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty.
2.1.4.3 Các chỉ tiêu về lợi nhuận
Đối với các doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận Lợi nhuận làmột chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư,sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp.Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào muốn đặtquan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm.
Trang 31a Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Trang 32Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sởdoanh thu được tạo ra trong kỳ Nói một cách khác, chỉ tiêu này cho chúng ta biếtmột đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
b Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Lợi nhuận ròng
(%)Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậnròng.
c Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận ròng
(%)Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời củavốn chủ sở hữu Đây là tỷ suất rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liềnvới hiệu quả đầu tư của họ.
2.2 Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.
Thu thập số liệu thứ cấp từ các bảng báo cáo của Công ty bao gồm: bảngcân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tàichính từ phòng kế toán.
Đồng thời, thu thập một số thông tin từ tạp chí, từ nguồn internet để phụcvụ thêm cho việc phân tích.
Trang 332.2.2 Phương pháp phân tích số liệu.Nguyên tắc chung:
Dựa vào nguyên lý của phép biện chứng duy vật làm cơ sở, nền tảng vàphương pháp luận cho phân tích:
- Xem xét các sự kiện trong trạng thái vận động và phát triển.- Phải khách quan và có quan điểm lịch sử cụ thể.
- Phát hiện, phân loại mâu thuẫn và đề ra biện pháp giải quyết phù hợp.2.2.2.1 Phương pháp so sánh.
* Khái niệm :
Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việcso sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Đây là phương pháp được sử dụngphổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêuphân tích.
Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phântích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắcphục.
* Điều kiện so sánh:
Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian;cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điềukiện kinh doanh.
*Phương pháp so sánh:
- So sánh bằng số tuyệt đối: Dùng hiệu số của 2 chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phântích và chỉ tiêu kỳ gốc (chỉ tiêu cơ sở) Chẳng hạn so sánh giữa kết quả thực hiệnvà kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này với thực hiện kỳ trước Số tuyệt đối làmức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đótrong thời gian và địa điểm cụ thể.
Mức chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch = Số thực tế - Số kế hoạch Mức chênh lệch giữa năm sau và năm trước = Số năm sau – Số năm trước
Trang 352.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn.Phương pháp thay thế liên hoàn:
* Khái niệm:
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnhhưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phântích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
- Lần lượt đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố, lấykết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnhhưởng của nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liênhoàn Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng đối tượngphân tích.
Giả sử một chỉ tiêu kinh tế Q bao gồm có 4 nhân tố ảnh hưởng là a, b, c Các nhân tố này hình thành chỉ tiêu bằng 1 phương trình kinh tế như sau:
Q = a x b x cĐặt Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 x b1 x c1.
Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 x b0 x c0.
Trang 36Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:
● Thay thế bước 1 (cho nhân tố a): a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là: a = a1b0c0 – a0b0c0● Thay thế bước 2 (cho nhân tố b): a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là: b = a1b1c0 – a1b0c0● Thay thế bước 3 (cho nhân tố c): a1b1c0 được thay thế bằng a1b1c1Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: c = a1b1c1 – a1b1c0Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:
a + b + c = (a1b0c0 – a0b0c0) + (a1b1c0 – a1b0c0) + (a1b1c1 – a1b1c0)= a1b1c1 – a0b0c0 = Q: đối tượng phân tíchTrong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau.
Trang 37Trụ sở đăng ký tại: Khu vực 3, Đường Lưu Hữu Phước, Phường Châu VănLiêm, Quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ.
Tên giao dịch: TVT Company Limited.Tên viết tắt: TVT Co, ltd.
Mã số thuế: 1800608102 Điện thoại: 07103.662466 Fax: 07103.662466.
Vốn điều lệ: 1.500.000.000 VNĐ (tiền mặt).Danh sách thành viên góp vốn.
STT Tên thành viên Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
Giá trị gópvốn( triệu đồng )
Phần góp vốn1 Nguyễn Thị SiRa 75/2, Thới Trinh B, Thới
2 Nguyễn Văn Nị Ấp 5B, Xã Phú Cường,
Người đại diện theo pháp luật của công ty: Bà Nguyễn Thị SiRa, Chức danh Giám Đốc.
Trang 38nắm bắt được những nhu cầu đó mà Công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVTra đời với vốn điều lệ là 1.500.000.000 VNĐ.
Trong quá trình xây dựng và phát triển ngoài cơ hội mà một thành phố loại1 tạo ra, nó còn dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự cạnh tranh mạnh mẽ và nhu cầukhách hàng ngày càng khó tính hơn, tuy nhiên với đội ngũ kỹ sư có trình độchuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm đã từng đảm nhiệm thiết kế giám sát vàthi công nhiều công trình, công ty đã đang thực hiện nhiều dự án tư vấn khảo sát,thiết kế, giám sát thi công công trình và đã xây dựng được nhiều công trình cóchất lượng tốt, kĩ thuật, mỹ thuật cao như phòng giao dịch ngân hàng chính sáchxã hội quận Ô Môn, phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Cờ Đỏ,trụ sở phường đội phường Thới Long,… và nhiều công trình khác Bên cạnhnhững khách hàng truyền thống, công ty còn nhận được sự tin cậy của kháchhàng mới, tiềm năng.
Với thiết bị máy móc thi công đầy đủ, cán bộ công nhân lành nghề đã cókinh nghiệm thi công nhiều công trình đáp ứng mọi yêu cầu, đòi hỏi cao về chấtlượng, kỹ thuật, mỹ thuật công trình, TVT ngày càng vững mạnh và phát triển,ngày càng mở rộng quy mô và uy tín của công ty.
3.1.2 Nội dung hoạt động của công ty.
- Tư vấn thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp, cầu đường, kĩ thuậthạ tầng đô thị, thủy lợi.
- Tư vấn giám sát, thẩm tra các công trình dân dụng, công nghiệp, cầuđường, kĩ thuật hạ tầng đô thị, thủy lợi.
- Tư vấn lập dự án đầu tư các công trình xây dựng, khảo sát địa hình.- Thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, cầu đường, thủy lợi.- Thi công xây dựng công trình điện, nước, đèn tín hiệu giao thông.- Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy, chống sét, thiết bị điện.- San lắp mặt bằng.
Trang 39- Trang trí nội ngoại thất công trình xây dựng, công viên cây xanh.- Vận chuyển hàng hóa đường bộ và đường thủy.
- Kinh doanh vật liệu xây dựng.- Kinh doanh bất động sản.- Dịch vụ nhà đất.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự.a Cơ cấu tổ chức.
Giám đốc
Đội thi công số 1 Đội thi công số 2
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Tư Vấn Và Xây Dựng TVT.Bộ máy công ty được thiết lập theo mô hình trực tuyến chức năng: giámđốc điều hành, quản lý, quyết định các công việc quan trọng còn hệ thống cácphòng ban có chức năng trợ giúp giám đốc.
b Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lí.Giám đốc:
Giám Đốc: Là người đứng đầu công ty, quản lý và điều hành mọi công việccũng như chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động của Công ty về sản xuất – kinhdoanh, kỹ thuật, tài chính, điều hành công tác đối nội, đối ngoại của Công ty, cónhiệm vụ hoạch định chiến lược của Công ty và có quyền tổ chức bộ máy Côngty.