1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội

64 694 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 448 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nam đó là việc trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức thực hiện phiên giao dịch đầu tiên, mở ra một thời kì phát triển mạnh mẽ cho cả nền kinh tế, thời kì hội nhập kinh tế quốc tế Kể từ đó đến nay thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc ngoài sức tưởng tượng, từ một thị trường sơ khai với vài mã cổ phiếu đến nay thị trường đã có trên 200 mã cổ phiếu được giao dịch chính thức với tổng giá trị giao dịch hàng nghìn tỷ đồng Người dân Việt Nam cũng đã trở nên quen thuộc với các khái niệm đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, cổ phần…Và thị trường chứng khoán cũng không còn cái cảnh cứ mua cổ phiếu là lãi như thời gian đầu mới hoạt động Cùng với việc thị trường chứng khoán dần đi vào quy luật thì nhà đầu tư cũng phải dần chuyên nghiệp hơn Sự xâm chiếm tất yếu của các tổ chức tài chính vào mảnh đất màu mỡ - thị trường chứng khoán đang diễn ra một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt là ngân hàng – trung gian tài chính khổng lồ của nền kinh tế Bên cạnh việc thành lập ra cáccông ty chứng khoán thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn về chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, ngân hàng còn triển khai một nghiệp vụ quan trong không kém đó là cho vay cầm cố chứng khoán, đây là một nghiệp vụ cho vay bình thường có tính thông lệ quốc tế về hoạt động ngân hàng Các ngân hàng trên thế giới đã triển khai nghiệp vụ này từ rất lâu song đối với các ngân hàng Việt Nam thì đây là một hoạt động hoàn toàn mới Nhu cầu vay vốn đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam là rất lớn do khả năng tài chính hạn hẹp vì vậy đây là một thị trường béo bở cho các ngân hàng thu lợi.

Tuy vậy do có ít kinh nghiệm về nghiệp vụ này nên những rủi ro cho ngân hàng là không thể tránh khỏi, đặc biệt là mức độ rủi ro của thị trường chứng khoán

Trang 2

Việt Nam là rất cao, tính quy luật còn thấp, đầu tư mang tính bày đàn, những ngân hàng nào coi thường các biện pháp quản trị rủi ro sẽ phải chịu hậu quả, có thể dẫn đến hậu quả to lớn cho ngân hàng như: phá sản và ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề quản trị rủi ro đối với nghiệp vụ cho vay cầm cố như vậy, trong quá trình thực tập tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội em

đã chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại ngân hàng

No&PTNT Hà Nội” làm mục tiêu nghiên cứu trong khoá luận tốt nghiệp của

Kết cấu chuyền đề gồm 3 phần:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại

ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại ngân

hàng No&PTNT Hà Nội.

Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại ngân

hàng No&PTNT Hà Nội thời gian tới.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Thị Bất, cùng toàn

thể cán bộ công nhân viên ngân hàng No&PTNT Hà Nội đã hướng dẫn và chỉ

bảo tận tình để em có thể hoàn thành chuyên đề của mình Do thời gian có hạn và hiểu biết có thể còn hạn chế nên chuyên đề của em không thể không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo, ban lãnh đạo và các cô chú trong ngân hàng No&PTNT Hà Nội để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Trang 3

Trong mọi thời kỳ, ngân hàng là một trong những thành viên quan trọng nhấttrên thị trường tín phiếu và trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành để tàitrợ cho các công trình công cộng như trường học, bệnh viện, các công trình giaothông.

Để tránh sự nhầm lẫn giữa ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, cách tiếpcận thận trọng nhất là có thể xem xét các tổ chức này trên phương diện những loạihình dịch vụ mà chúng cung cấp Theo cách này thì ngân hàng là loại hình tổ chứctài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tíndụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhấtso với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.

Trang 4

Theo cách tiếp cận này thì hoạt động cơ bản của ngân hàng bao gồm 3 hoạtđộng chính: cho vay, nhận tiền gửi và cung cấp các dịch vụ khác.

* Cho vay:

Khi mới ra đời, ngân hàng thực thiện chiết khấu thương phiếu mà thực tế là chovay với các doanh nhân địa phương (họ bán các khoản phải thu cho ngân hàng đểlấy tiền mặt) Sau đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vaytrực tiếp với các khách hàng, giúp họ có vốn để mua hàng hóa dự trữ, mua sắmthiết bị nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh.

* Nhận tiền gửi:

Cho vay được cho là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng tìm kiếm mọicách để huy động được nguồn vốn cho vay Một trong những nguồn quan trọng làcác khoản tiền gửi của khách hàng (bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanhtoán) Ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng với cam kết hoàn trả đúng hạn phầngốc cộng thêm một phần tiền lãi theo lãi suất trong hợp đồng coi như phí sử dụngkhoản tiền gửi của ngân hàng.

* Cung cấp các dịch vụ khác: Ngoài nhận tiền gửi và cho vay, ngân hàng còn cung

cấp các dịch sau:

+ Kinh doanh ngoại tệ: là một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên đượcthực hiện để đáp ứng nhu cầu buôn bán giữa các vùng hay các quốc gia với nhau.Ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phídịch vụ Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ thường được thực hiện bởi nhữngngân hàng lớn vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầuphải có trình độ chuyên môn cao.

+ Cung cấp các tài khoản giao dịch: khi khách hàng mở một tài khoản giaodịch tại ngân hàng, ngân hàng sẽ thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng khi họcó nhu cầu Thanh toán qua ngân hàng mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt.

Trang 5

Những hình thức chủ yếu của thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay là séc, ủynhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán… Tiện ích của thanh toán không dùng tiềnmặt là nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí Điều này khuyến khích các doanhnhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng.

+ Bảo quản vật có giá: ngân hàng thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật cógiá trị cho khách hàng trong kho bảo quản

+ Quản lý ngân quỹ: các doanh nghiệp và cá nhân mở tài khoản tại ngânhàng, nhờ đó ngân hàng có mối quan hệ với nhiều khách hàng Do có kinh nghiệmtrong việc quản lý ngân quỹ, nhiều ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụquản lý ngân quỹ, trong đó ngân hàng đồng ý việc quản lý thu và chi cho một côngty kinh doanh.

+ Tài trợ các hoạt động của Chính phủ: do nhu cầu chi tiêu lớn và thường làcấp bách của Chính phủ, vì vậy Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận với cáckhoản cho vay của ngân hàng Trong điều kiện các ngân hàng tư nhân không muốntài trợ cho Chính phủ vì rủi ro cao, Chính phủ thường dùng một số đặc quyền traođổi lấy các khoản vay của ngân hàng Ngày nay, Chính phủ dành quyền cấp phéphoạt động và kiểm soát các ngân hàng Các ngân hàng được cấp phép hoạt động vớiđiều kiện là họ phải cam kết thực hiện với mức độ nào đó các chính sách của Chínhphủ và tài trợ cho Chính phủ Các ngân hàng phải mua trái phiếu Chính phủ theomột tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được; hoặcphải cho vay với các điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp của chính phủ.

+ Bảo lãnh: Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rấtlớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng, nên ngân hàng có uy tíntrong bảo lãnh cho khách hàng Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng củamình mua hàng hóa, trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn tổ chức tíndụng khác…

Trang 6

+ Dịch vụ thuê mua thiết bị: Ngân hàng cho khách hàng kinh doanh quyềnlựa chọn mua các thiết bị máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trongđó khách hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê Cuối hợp đồng khách hàng cóthể mua lại tài sản Hợp đồng thuê mua thường phải bảo đảm yêu cầu khách hàngphải trả tới hơn 2/3 giá trị của tài sản cho thuê.

+ Dịch vụ ủy thác và tư vấn: các ngân hàng có rất nhiều chuyên gia tronglĩnh vực quản lý tài chính Vì vậy, nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ ngânhàng quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ Dịch vụ ủy thác phát triểnsang cả ủy thác vây hộ, ủy thác phát hành, ủy thác đầu tư… Nhiều khách hàng tìmđến ngân hàng để nhận được lời tư vấn về quản lý tài chính, thành lập, mua bán haysáp nhập doanh nghiệp.

+ Dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: ngân hàng bán các dịch vụ môi giớichứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và cácchứng khoán khác mà không phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán Trongmột vài trường hợp, các ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc công tymôi giới chứng khoán.

+ Dịch vụ bảo hiểm: các ngân hàng bán bảo hiểm cho khách hàng, điều đóđảm bảo việc hoàn trả trong trường hợp khách hàng chết, bị tàn phế hay gặp rủi romất khả năng thanh toán.

+ Các dịch vụ đại lý: các ngân hàng trong quá trình hoạt động không thể thiếtlập các chi nhánh hoặc văn phòng ở khắp mọi nơi Nhiều ngân hàng lớn cung cấpdịch vụ đại lý cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứngchỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ…

1.1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại1.1.2.1 Khái niệm hoạt động cho vay

Cho vay là một trong những hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng,

Trang 7

theo đó tổ chức tín dụng sẽ chuyển giao cho bên vay (khách hàng) một khoản vốntiền tệ, bên vay sẽ sử dụng khoản vốn tiền tệ đó trong một khoảng thời gian nhấtđịnh, sau đó sẽ hoàn trả cho tổ chức tín dụng cả gốc và lãi theo thoả thuận.

Cho vay là chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng – để tài trợ chi tiêucủa các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan của Chính phủ Đối với hầu hết cácngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị trổng tài sản và tạo ra từ 1/2đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động của ngân hàngcó xu hướng tập trung vào các khoản cho vay phát sinh từ các khoản cho vay khóđòi.

1.1.2.2 Phân loại cho vay

* Căn cứ theo thời hạn cho vay

+ Cho vay ngắn hạn: thời hạn của khoản vay dưới 12 tháng và mục đích chủyếu là để bù đắp sự thiếu hụt vốn tạm thời như tài trợ vốn lưu động cho doanhnghiệp hay hộ sản xuất.

+ Cho vay trung hạn: là những khoản vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm Nhữngkhoản vay này thường sử dụng để đổi mới trang thiết bị, mua sắm máy móc có thờigian khấu hao không quá dài, xây dựng dự án có quy mô nhỏ, thời gian thu hồi vốnnhanh.

+ Cho vay dài hạn: là những khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm, thời hạncó thể lên đến 20 – 30 năm Những khoản vay này đáp ứng các nhu cầu dài hạn nhưmua nhà đối với cá nhân, xây dựng nhà xưởng mới, đầu tư vào những dự án lớn đốivới các doanh nghiệp.

* Căn cứ vào mục đích khoản vay

+ Cho vay kinh doanh bất động sản: bao gồm các khoản cho vay liên quanđến lĩnh vực đầu tư bất động sản như xây dựng nhà, trung tâm thương mại, giảiphóng mặt bằng

Trang 8

+ Cho vay sản xuất: bao gồm các khoản cho vay đối với các hãng sản xuấtkinh doanh và hộ gia đình nhằm tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ.

+ Cho vay tiêu dùng: giúp tài trợ cho nhu cầu mua sắm của cá nhân hay hộgia đình như mua ô tô, nhà ở, trang thiết bị hoặc trang trải cho các chi phí khácnhư viện phí, học tập

+ Các khoản cho vay khác: gồm các khoản cho vay không được xếp loại ởtrên và các khoản cho vay kinh doanh chứng khoán.

* Căn cứ vào khách hàng vay vốn

+ Cho vay đối với các tổ chức tài chính: bao gồm các khoản cho vay dànhcho các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chínhkhác.

+ Cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

+ Cho vay cá nhân, hộ gia đình: bao gồm những khoản cho vay sản xuấthoặc tiêu dùng.

* Căn cứ theo phương thức cho vay

+ Cho vay trực tiếp từng lần: là hình thức cho vay phổ biến của ngân hàngđối với các khách hàng không có nhu cầu vốn thường xuyên Một số khách hàng sửdụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ,hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng Vốn ngân hàng chỉ tham gia vàomột giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụngvốn vay Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và ký hợp đồng cho vay, xác định quymô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếucần Mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ khác nhau.

Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi Trong quátrình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả sử

Trang 9

dùng vốn, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn,hoặc chuyển nợ quá hạn Lãi suất có thể cố định hay thả nổi theo thời điểm tính lãi.

Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản Ngân hàng có thể kiểm soáttừng món vay tách biệt Tiền cho vay dựa vào giá trị tài sản đảm bảo.

+ Cho vay theo hạn mức: là hình thức cho vay mà theo đó ngân hàng thỏathuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể tính cho cảkỳ hoặc cuối kỳ Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính.

Cho vay theo hạn mức cả kỳ: trong kỳ khách hàng có thể vay trả nhiều lần,song dư nợ không được vượt quá hạn mức tín dụng.

Cho vay theo hạn mức cuối kỳ: dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức Tuynhiên đến cuối kỳ, khách hàng phải trả nợ để giảm dư nợ sao cho dư nợ cuối kỳkhông vượt quá hạn mức.

Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộpcác chứng từ chứng minh đã mua hàng hóa dịch vụ Sau khi kiểm tra tính chất hợppháp của chứng từ, ngân hàng sẽ cho khách hàng vay.

Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay thườngxuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh Trongnghiệp vụ này ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ Khi khách hàng có thunhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động cho khách hàng trong việc quản lýngân quỹ Tuy nhiên, do các lần vay không tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụ thể nênngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay.

* Căn cứ theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

+ Cho vay không có bảo đảm: Cho vay không có tài sản bảo đảm là loại chovay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự đảm bảo của người thứ ba, mà việccho vay chỉ dựa vài uy tín của bản thân khách hàng

Đối với những khách hàng tốt, có quan hệ gắn bó lâu dài với ngân hàng,

Trang 10

trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả thìngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà khôngcần có một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.

+ Cho vay có bảo đảm: Cho vay có bảo đảm là loại cho vay dựa trên cơ sởcác bảo đảm như thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba Lý do làkhách hàng luôn phải đối đầu với rủi ro trong kinh doanh, có thể mất khả năng trảnợ cho ngân hàng Nhưng biến cố không mong đợi như vậy có thể gây cho ngânhàng những tổn thất lớn Vì vậy, đối với những khách hàng không có uy tín cao đốivới ngân hàng thì khi vay vốn đòi hỏi phải có bảo đảm Bảo đảm này là nguồn trảnợ thứ hai khi khách hàng gặp phải rủi ro mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.

* Căn cứ theo hình thức cho vay

+ Cho vay trực tiếp: ngân hàng trực tiếp cấp vốn cho người đi vay, đồng thờingười đi vay trực tiếp hoàn trả nợ cho ngân hàng Đây là hình thức cho vay phổbiến của các ngân hàng.

+ Cho vay gián tiếp: đây là hình thức ngân hàng cho vay qua các tổ chứctrung gian.

Ngân hàng cho vay qua các tổ, đội, hội, nhóm như Hội Cựu chiến binh, HộiPhụ nữ, Hội Nông dân… Các tổ chức này thường liên kết các thành viên theo lạivới nhau nhằm mục đích phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo Ngân hàng có thểchuyển một vài khâu của hoạt động cho vay sang các tổ chức trung gian như thunợ, phát tiền vay… Tổ chức trung gian cũng có thể đứng ra bảo lãnh cho các thànhviên vay Điều này rất thuận tiện khi người vay không có hoặc không đủ tài sản thếchấp.

Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bản lẻ sản phẩm đầu vàocủa quá trình sản xuất Việc cho vay này sẽ hạn chế người vay sử dụng tiền sai mụcđích.

Trang 11

Cho vay gián tiếp thường áp dụng với thị trường có nhiều món vay nhỏ,người vay phân tán, cách xa ngân hàng Trong trường hợp này, cho vay gián tiếp cóthể tiết kiệm được chi phí cho ngân hàng (phân tích, giám sát, thu nợ…).

1.2 Những vấn đề cơ bản về cho vay cầm cố cổ phiếu1.2.1 Khái niệm cho vay cầm cố cổ phiếu

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ vàngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cụ thể trongnăm 2007 giá trị trên thị trường chứng khoán đạt 40%GDP Cùng với việc kết hợpvới các tổ chức kinh tế lớn đặc biệt là ngân hàng thương mại, thị trường chứngkhoán đã tìm được cho mình một kênh cung cấp vốn lớn và hiệu quả, đáp ứng đượcnhu cầu phát triển ngày càng cao của mình Ngân hàng thương mại là một trunggian tài chính, là tổ chức kinh doanh tiền tệ, ngân hàng thương mại luôn trú trọngphát triển các dịch vụ của mình một cách đa dạng và phong phú nhằm tìm kiếm cácnguồn tài chính hiệu quả, khi thị trường chứng khoán ra đời ngân hàng thương mạiđã nhìn thấy đây là một thị trường tiềm năng có thể đem lại lợi nhuận cao Hai tổchức kinh tế này đã kết hợp với nhau một cách tất yếu và trở thành một kênh quantrọng nhất cho hoạt động đầu tư

Bên cạnh các hoạt động như bảo lãnh phát hành, thành lập công ty chứngkhoán, ngân hàng phát triển thêm một hình thức kinh doanh nữa đó là cho vay đầutư chứng khoán, hình thức này đang phát triển một cách mạnh mẽ và mang lạikhoản lợi nhuận cao cho ngân hàng Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoánngày càng ưa chuộng hình thức tín dụng này, họ có thêm vốn để đầu tư và tài sảnđảm bảo lại có thể chính là lượng chứng khoán mà họ đã vay ngân hàng để mua.Việc ra đời của hình thức này là một tất yếu phát triển của thị trường, nó là chiếccầu nối cho việc luân chuyển dòng vốn từ ngân hang sang thị trường chứng khoán

Trang 12

và ngược lại, nó cung cấp vốn cho thị trường chứng khoán phát triển và mang lạilợi nhuận cho ngân hàng, hình thức này còn buộc nhà đầu tư phải có kế hoạchchiến lược đầu tư hiệu quả, đầu, lựa chọn những cổ phiếu tốt, qua đó giảm thiểunhững rủi ro cho nhà đầu tư và đảm bảo kế hoạch trả nợ đầy đủ, đúng hạn Mặc dùcho đến hiện tại hình thức kinh doanh này là khá an toàn cho các ngân hàng, tuynhiên hình thức này luôn chứa đựng những rủi ro cao do vay đòi hỏi các ngân hàngphải có chiến lựợc quả trị rủi ro hợp lý, nhằm giảm thiểu những rủi ro cho ngânhàng Biện pháp ngăn ngừa rủi ro hữu hiệu nhất mà ngân hàng dùng vẫn là sử dụngcác đảm bảo tín dụng Chỉ trừ một số khách hàng có uy tín cao còn lại hầu hết cáckhoản tín dụng ngân hàng đều yêu cầu phải có đảm bảo Tuy nhiên hình thức chovay đầu tư chứng khoán có khác các hình thức khác một chút đó là tài sản đảm bảocó thể chính là các cổ phiếu, song không phải cổ phiếu nào cũng được là tài sảnđảm bảo, chỉ những cổ phiếu có chất lượng tốt rủi ro ít mới được ngân hàng chấpnhận Cổ phiếu như thế nào là tốt là ít rủi ro điều này phụ thuộc vào trình độ đánhgiá của từng ngân hàng, ngoài ra còn phụ thuộc và chiến lược cho vay của ngânhàng đó Tuy nhiên không thể phủ định rằng cho vay chứng chứng khoán là mộthình thức đầy tiềm năng và mang lại những khoản lợi nhuận cao cho ngân hàng.Trong tương lai cùng với việc phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán đâychắc chắn sẽ trở thành một hoạt động tín dụng chính của ngân hàng thương mại.

Vấn đề đầu tiên phải làm rõ đó là khái niệm cho vay cầm cố chứng khoán.

Cho vay cầm cố cổ phiếu là một hình thức tín dụng của ngân hàng trong đó ngườivay sẽ được nhận một khoản vay từ ngân hàng để đầu tư kinh doanh chứng khoánvới điều kiện phải có tài sản đảm bảo là các loại cổ phiếu đã được niêm yết hoặcchưa được niêm yết chính thức trên sàn giao dịch Người vay phải chuyển quyềnkiểm soát tài sản đảm bảo là cổ phiếu sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết

Trang 13

và mức tín dụng mà khách hàng được cấp phụ thuộc vào đánh giá của ngân hàng vềtài sản sản đảm bảo và mức độ rủi ro của khoản vay.

Trong khái niệm này có hai đối tượng: Ngân hàng (đối tượng cho vay),khách hàng (đối tượng đi vay) Khách hàng là các cá nhân muốn vay tiền với mụcđích dùng vốn vay để đầu tư kinh doanh chứng khoán Ở Việt Nam hiện nay cácngân hàng chủ yếu cho vay cầm cố các loại cổ phiếu đã được niêm yết trên sàn, vìcổ phiếu dạng này có độ rủi ro thấp hơn và dễ kiểm soát hơn

Cũng giống với các hình thức tín dụng khác, khách hàng muốn được vay vốncủa ngân hàng thì điều đầu tiên là khách hàng phải có tài sản đảm bảo, tài sản đảmbảo có thể là cổ phiếu, các giấy tờ có giá, hoặc các loại chứng khoán khác… ngânhàng sẽ thẩm định trước khi cho khách hàng vay, và sẽ giữ tài sản đảm bảo củakhách hàng cho đến khi khách hàng hoàn trả đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng.Nếu như đến hạn mà khách hàng không hoàn trả nợ theo hợp đồng tín dụng thìngân hàng có quyền bán hoặc sở hữu những tài sản đó thay thế cho nghĩa vụ trả nợcủa người vay.

Khi khách hàng đã có đầy đủ các điều kiên để được cấp tín dụng, khách hàngsẽ được cấp tín dụng từ ngân hàng, mức tín dụng này phụ thuộc vào sự đánh giácủa ngân hàng về khoản vay, khoản vay có độ rủi ro càng cao thì mức tín dụngđược cấp càng thấp và ngược lại, độ rủi ro càng thấp thì mức tín dụng được cấpcàng cao Tuy nhiên mức tín dụng không thể bằng 100% giá trị tài sản đảm bảo Dođây là một hình thức có độ rủi ro cao nên ở Việt Nam hiệm nay thông thường cácngân hàng chỉ cho vay với hạn mức tối đa là 70% Khách hàng phải cam kết sửdụng khoản vay đúng mục đích đó là đầu tư chứng khoán và điều này sẽ được ngânhàng giám sát thông qua các công ty chứng khoán, nhằm hạn chế rủi ro về việc vềviệc sử dụng vốn của khách hàng.

Trang 14

1.2.2 Nội dung của hoạt động cho vay cầm cố cổ phiếu

* Đối tượng cho vay

Là các cá nhân người Viêt Nam có đủ năng lực công dân, có tài sản đủ cáctiêu chuẩn được ngân hàng chấp nhận là tài sản đảm bảo đó là các cổ phiếu đượcniêm yết tại trung tâm (sở) giao dịch chứng khoán và lưu kí tại các trung tâm lưuký Các cổ phiếu này phải là tài sản sở hữu hợp pháp của khách hàng và chưa đượccầm cố tại bất kì một tổ chức tín dụng nào.

* Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian xác định kể từ khi ngân hàng bắt đầucho vay cho đến khi ngân hàng thu hồi được hết nợ Khi cho vay ngân hàng quyđinh rõ thời hạn cho vay và điều này phải được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng.việcquy định thời hạn cho vay là rất quan trọng vì đây là căn cứ để ngân hàng đưa ra lãixuất, đảm bảo việc hoàn trả đúng hạn và sử dụng hiệu quả các khoản nợ của kháchhàng Khách hàng hoàn toàn có thể hoàn trả khoản vay trước thời hạn Nếu nhưkhách hàng vay quá hạn và muốn ra hạn vay thì đây là căn cứ để ngân hàng đưa racác hình thức phạt đối với khoản vay quá hạn đó Thời hạn vay được căn cứ vàothoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng Tùy vào mục đích sử dụng vốn vay củakhách hàng và uy tín của tổ chức phát hành, các ngân hàng xác định mức cho vaykhác nhau nhưng ở Việt Nam hiện nay thời hạn vay thường không quá 12 tháng,điều này để hạn chế rủi ro cho các khoản vay.

* Lãi xuất cho vay

Lãi suất cho vay của nghiệp vụ cho vay cầm cố cổ phiếu bao giờ cũng caohơn so với các nghiệp vụ cho vay thông thường khác vì mức độ rủi ro của hoạt

Trang 15

động này thường cao hơn Lãi xuất cho vay cầm cố cổ phiếu được xác định dựa vàolãi xuất cơ bản cộng với mức lợi nhuận cận biên và phần bù rủi ro Nhưng vì rủi ronên phần bù rủi ro thường cao hơn vì lãi xuất cho vay cầm cố cổ phiếu thường lớnhơn.

* Mức cho vay

Sau khi xem xét các điều kiện về đối tượng vay, tài sản đảm bảo, năng lực tàichính, giá trị cổ phiếu mà khách hàng định đầu tư… ngân hàng sẽ đưa ra mức chovay đối với khách hàng Mức cho vay dựa trên các yếu tố:

- Nhu cầu vay vốn của khách hàng

- Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo theo quy định của ngânhàng nhà nước

- Thị giá của cổ phiếu mà khách hàng đầu tư và mức độ rủi ro của cổ phiếu đó- Khả năng nguồn vốn của khách hàng

Trang 16

* Phương thức trả nợ và giải ngân

Khách hàng có thể lựa chọn phương thức trả nợ trả lãi hàng tháng và vốn trảvào cuối kì hoặc là trả cả gốc và lãi vào cuối kì Và ngân hàng có thể giải ngân chokhách hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, trong trường hợp ngân hàng hợp tácvới một công ty chứng khoán để thực hiện nghiệp vụ này thì phương thức giả ngânsẽ là chuyển khoản vào thẳng tài khoản đầu tư chứng khoán của khách hàng Giảingân có thể một lần hoặc nhiều lần trong kì hạn nợ.

* Làm thủ tục phong toả, giải toả cổ phiếu tại công ty phát hành, trung tâm lưuký chứng khoán

Ngay sau khi việc ký kết hợp đồng cho vay được hoàn tất, ngân hàng sẽ tiếnhành thực hiện phong toả cổ phiếu cầm cố của khách hàng nhằm ngăn chặn cáchành vi giao dịch trên cổ phiếu đó từ phía khách hàng làm ảnh hưởng đến quyền lợicủa ngân hàng, và khi khách hàng đã thực hiện việc trả nợ đầy đủ cả gốc lần lãi chongân hàng thì ngân hàng thực hiện giải toả cổ phiếu cầm cố Ngân hàng thực hiệnviệc phong toả và giải toả cổ phiếu bằng cách gửi giấy đề nghị phong toả và giảitoả lên tổ chức có thẩm quyền lưu giữ các loại cổ phiếu.

Đối với những cổ phiếu chưa được niêm yêt trên sàn giao dịch chứng khoán,ngân hàng sẽ gửi giấy đề nghị phong toả, giải toả cổ phiếu trực tiếp lên tổ chứcphát hành để ngăn chặn việc mua bán, biếu tặng, cầm cố, và các hình thức giaodịch khác liên quan đến cổ phiếu cầm cố dưới mọi hình thức.

Đối với cổ phiếu đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, thì việclưu giữ chứng khoán được thực hiện bởi trung tâm lưu kí chứng khoán, ngân hàngsẽ gửi giấy đề nghị phong toả, giải toả lên trung tâm lưu ký chứng khoán để đìnhchỉ cũng như giải phóng việc thực hiện các giao dịch trên số cổ phiếu cầm cố này.

Trang 17

1.3 Rủi ro và hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu1.3.1 Khái niệm rủi ro cho vay cầm cố cổ phiếu

Rủi ro cho vay đầu tư chứng khoán là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiếncủa ngân hàng do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trảđầy đủ vốn và lãi, hoặc trong trường hợp giá cổ phiếu giảm nên người vay khôngtrả cho dù họ có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Rủi ro tín dụng là yếu tố luôn tồn tại trong bất kì hoạt động tín dụng nào, dongân hàng không thể lường trước tất cả các rủi ro có thể xảy ra hoặc không thể đưara biện pháp phòng ngừa triệt để, đặc biệt trong hoạt động cho vay cầm cố cổ phiếuthì rủi ro không những luôn tồn tài mà còn rất lớn vì tài sản đảm bảo trong cho vaycầm cố cổ phiếu là chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá) đây là nhữngtài sản có độ rủi ro cao, nhất là cổ phiếu do vậy nếu như không có nguyên tắcphòng ngừa rủi ro phù hợp thì nguy cơ mất vốn của ngân hàng là rất lớn

Ta có thể lấy một ví dụ để thấy được mức độ rủi ro của hạt động này Đó là:có 100 triệu trong tay, nhà đầu tư mua một lượng cổ phiếu có giá trị 100 triệu đồng.Đem lượng cổ phiếu này cầm cố tại ngân hàng, vay thêm được 60 triệu tiền mặt(thông thường ngân hàng chỉ cho vay tối đa 60% giá trị cổ phiếu tại thời điểm giaodịch, hoặc theo mệnh giá) 60 triệu này tiếp tục được đầu tư vào một lượng cổphiếu mới có giá trị tương ứng Lượng cổ phiếu mới lại tiếp tục được cầm cố đểvay thêm khoảng 36 triệu đồng Đến vòng cầm cố thứ 3, có thêm gần 22 triệu tiềnmặt để rót tiếp vào một loại cổ phiếu nào đó Qua 3 vòng chỉ với 1 phần vốn banđầu, nhà đầu đã sở hữu được gần 220 triệu giá trị cổ phiếu, thay vì 100 triệu đồngtiền mặt Với 220 triệu giá trị cổ phiếu trong tay, giá cổ phiếu lên, nhà đầu tư thuđược lãi siêu lợi mà năng lực của 100 triệu đồng tiền mặt khó có thể làm được khirót nguyên vẹn vào các kênh đầu tư khác Ngược lại, giá cổ phiếu rớt, ngoài mức

Trang 18

giá bị mất, nhà đầu tư phải đội thêm lãi vay ngân hàng; 100 triệu đồng ban đầu cóthể lỗ nặng, khả năng trả nợ bị đe dọa Do vậy nhà đầu tư có thể phải chịu 3 lần rủiro nếu như cả 3 loại cổ phiếu cùng giảm giá và tất nhiên ngân hàng cũng phải giántiếp chịu rủi ro cho nhà đầu tư nếu như nhà đầu tư không đủ khả năng thanh toán.

1.3.2 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu

Cho vay cầm cố cổ phiếu cũng là một hoạt động tín dụng do đó rủi ro của nócũng mang những rủi ro chung của rủi ro tín dụng và cũng chứa đựng những rủi roriêng đặc trưng Các rủi ro đó là:

* Nguyên nhân bất khả kháng:

đây là nguyên nhân khách quan tác động tới người vay, khiến người vay mấtkhả năng thanh toán, những nguyên nhân mang tính vĩ mô như là các quyết địnhcủa chính phủ, bộ tài chính…tác động tới giá cổ phiếu mà nhà đầu tư đem đi cầmcố hoặc là sự suy thoái về kinh tế, các thảm hoạ tự nhiên, chiến tranh tác động tớihoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà nhà đầu tư không thể tính toán trướcđược khiến cho giá cổ phiếu xụt giảm dẫn đến tổn thất cho nhà đầu tư Khi nhữngtác động của những nguyên nhân bất khả kháng đối với người vay là nặng nề, khảnăng trả nợ của họ bị suy giảm, nhà đầu tư có thể không trả được một phần hoặctoàn bộ cả gốc và lãi cho ngân hàng.

* Nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay

Nguyên nhân này là do trình độ yếu kém của người vay trong việc phân tíchdự đoán giá cổ phiếu trong tương lai Họ kì vọng giá cổ phiếu mà họ đầu tư sẽ tăngvà họ sẽ thu được lợi nhuận trong khi trên thực tế phán đoán đó của họ là sai Đâylà những nguyên nhân hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư do không đủ kiến thức cũngnhư kinh nghiệm phân tích dẫn đến rủi ro

Trang 19

Nguyên nhân này thường là nguyên nhân phổ biến dẫn đến rủi ro trong chovay cầm cố cổ phiếu vì vay tiền để cầm cố cổ phiếu là cá nhân mà nhà đầu tư tư cácnhân thường có năng lực thấp trong việc phân tích giá cổ phiếu, cũng không cóchiến lược đầu tư rõ ràng và đúng đắn dẫn đến rủi ro lớn cho chính nhà đầu tư và cảngân hàng cho vay Nhà đầu tư cá nhân lại hạn chế về khả năng trả nợ khi khoản nợđó lớn do vay nguyên nhân này cần được các ngân hàng xem xét kĩ trước khi raquyết định cấp tín dụng.

* Nguyên nhân thuộc về ngân hàng

Nguyên nhân này là do chính sách cầm cố cổ phiếu của ngân hàng không tốt:các ngân hàng có chính sách cầm cố cổ phiếu của riêng mình Mỗi ngân hàng cómột danh mục cổ phiếu đươc phép cầm cố khác nhau và tỷ lệ cho vay so với thị giácổ phiếu cũng khác nhau… do đó chính sách cho vay cầm cố cổ phiếu của ngânhàng cũng khác nhau nếu chính sách này không tốt sẽ dẫn đến rủi ro cho ngânhàng cao và ngược lại ngân hàng có chính sách tôt sẽ hạn chế được rủi ro.

Một nguyên nhân nữa là thuộc về trình độ năng lực cũng như đạo đức nghềnghiệp của cán bộ tín dụng Nếu như nhân viên tín dụng có trình độ thấp trong việcđánh cũng như phòng ngừa rủi ro hoặc cố tình vi phạm những quy định của ngânhàng trong việc phòng ngừa rủi ro thì cũng dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu

Đây là các căn cứ thực tế để đánh giá mức độ rủi ro của một ngân hàng trongviệc thực hiện hoạt động cho vay cầm cố cổ phiếu, dựa trên các chỉ số cụ thể ta cóthể đưa ra được các biện pháp hạn chế cũng như kiểm soát rủi ro ở mức độ chophép Các chỉ tiêu đó là:

Trang 20

* Tỷ lệ nợ quá hạn từ cho vay cầm cố cổ phiếu trên tổng dư nợ cho vay

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được toàn bộ hoặc mộtphần khi đến hạn thoả thuận ghi trong hợp đồng tín dụng Nợ quá hạn là số tuyệtđối cho biết chính xác dư nợ quá hạn của nghiệp vụ cho vay cầm cố cổ phiếu củangân hàng là bao nhiêu Tuy nhiên nếu chỉ dùng chỉ tiêu này thì chưa đánh giáđược hết về nợ quá hạn mà cần dùng thêm cả chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn từ cho vaycầm cố cổ phiếu trên tổng dư nợ cho vay Đây là chỉ số mang tính tương đối nhưngnó rất qua trong vì nó phản ánh mức độ rủi ro của dư nợ quá hạn từ hoạt động chovay cầm cố cổ phiếu so với tổng dư nợ cho vay Ta có công thức sau:

Tỷ lệ cho vay cầm cố cho vay cầm cố cổ phiếu quá hạn trong kì

cổ phiếu quá hạn trên = x 100%tổng dư nợ trong kỳ tổn dư nợ cho vay trong kì

Ngoài ra ta có thể sử dụng một chỉ tiêu khác cụ thể hơn đó là tỷ lệ quá hạn từcho vay cầm cố cổ phiếu trên tổng dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán Ta có côngthức thức sau:

tỷ lệ cho vay cầm cố cho vay cầm cố cổ phiếu cổ phiếu quá hạn trên tổng quá hạn trong kỳ

dư nợ cho vay đầu tư = x 100%chứng khoán trong kỳ dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán trong kỳ

Để chi tiết hơn nữa và đánh giá chính xác hơn nữa tình hình rủi ro củanghiệp vụ này ta có thể dùng chỉ tiêu tỷ lệ cho vay cầm cố cổ phiếu quá hạn trên dựnợ cho vay cầm cố cổ phiếu:

Trang 21

Tỷ lệ cho vay cho vay cầm cố cổ phiếu quá hạn trong kỳ

cầm cố cổ phiếu = x 100%quá hạn trong kỳ dư nợ cho vay cầm cố cổ phiếu trong kỳ

Sự tăng giảm của tỷ lệ này cho biết mức độ rủi ro của nghiệp vụ này đang tốlên hay xấu đi.

* Dư nợ cho vay cầm cố cổ phiếu trên tổng dư nợ

là tỷ lệ dư nợ cho vay cầm cố cổ phiếu so với tổng dư nợ của tất cả cácnghiệp cho vay, nó phản ánh mức độ cho vay cầm cố cổ phiếu chiếm tỷ trọng baonhiêu trong tổng dư nợ cho vay của ngân hang Dư nợ cho vay cầm cố cổ phiếucàng cao thì mức độ rủi ro càng cao vì dư nợ quá hạn cho vay cầm cố cổ phiếucàng cao và độ tín nhiệm của khách hang cũng giảm đi nếu tỷ lệ cho vay cam cố cổphiếu cũng giảm đi.

* Tỷ lệ cho vay trên thị giá

Đây là một chỉ tiêu quan trọng mà ngân hang phải tính toán kỹ cho phù hợpvới khả năng chịu đựng rủi ro của mình chỉ tiêu này phản ánh mức cho vay tối đamà nhà đầu tư có thể vay so với thị giá cổ phiếu được cầm cố Tỷ lệ này càng cao,khả năng mất vốn của ngân hàng càng lớn, mức độ rủi càng cao thị trường chứngkhoán là một lĩnh vực có độ rủi ro cao, giá cổ phiếu có thể mất vài chục phần trămchỉ trong một tuần giao dịch Mặt khác gí cổ phiếu trên thị trường lại không phảnánh đúng giá trị thực của cổ phiếu nếu như cổ phiếu được đánh giá vượt quá rấtnhiều so với giá trị thực của nó thì khả năng xụt giảm mạnh thị giá cổ phiếu là rấtcao, và khả năng hồi phục và tăng giá so với mức giá cũ là rất thấp Trường hợpnày hầu hết các ngân hang bị mất vốn vì nhà đầu tư sẽ không trả lại tiền vay chongân hàng.

Trang 22

* Sự đa dạng của danh mục cổ phiếu cầm cố

Các danh mục khác nhau đối với từng ngân hang khác nhau Nếu danh mụccổ phiếu nhận cầm cố càng đa dạng thì mức độ rủi ro của toàn toàn danh mục càngthấp vì rủi ro đối với cổ phiếu này có thể được bù đắp bởi lợi nhuận từ việc cho vaycầm cố cổ phiếu khác Các cổ phiếu trong danh mục càng ít rủi ro và tăng trưởngcao thì mức độ rủi ro của danh mục cũng giảm.

* Một số tiêu chí khác

Đó là chỉ tiêu mang tính vĩ mô như: tỷ lệ làm phát trong quý hoặc trong năm,mức độ tăng trưởng kinh tế, mức độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán, tìnhhình kinh tế thế giới…Hoặc những chỉ tiêu trong một lĩnh vực cụ thể có cổ phiếunằm trong danh mục nhận cầm cố của ngân hàng như mức độ tăng trưởng củangành cũng như của doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp…Những chỉ tiêu này cần được đánh giá cụ thể trước khi lập danh mục cổphiếu của tổ chức tín dụng cho vay cầm cố cổ phiếu.

1.3.4 Hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu

1.3.4.1 Sự cần thiết của hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu

cho vay cầm cố cổ phiếu cũng là một hoạt động tín dụng của ngân hàng cóđộ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng của nó đến từng ngân hàng cũng như toàn hệthống ngân hàng là rất lớn Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi thị trường chứngkhoán phát triển khá nóng nhu cầu vay vốn của các nhà đầu tư là rất lớn thì chovay cầm cố cổ phiếu càng trở thành một hoạt động được ưa chuộng và có tốc độtăng trưởng nhanh điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng cần phải có cácbiện pháp phòng ngừa rủi ro một cách hợp lý sao cho vừa giảm thiểu được rủi ro vàvừa gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng vì đây là một hoạt động đem lại lợi nhuận

Trang 23

cao hơn hẳn so với các hoạt động tín dụng khác, tốc độ quay vòng vốn nhanh, thòigian cho vay lại ngắn đây là các ưu điểm vượt trội của hình thức tín dụng này.

Trang 24

Với 1.182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu là tiền gửi Ngân sách huyệnvà 16 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các xí nghiệp Quốc doanh, các hợp tác xãđã thành nợ tồn đọng Cơ sở vật chất không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh.Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Hà Nội sớm phải hoạt động trong môi trườngcạnh tranh với các Ngân hàng có bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thếhơn hẳn Không những thế ngân hàng còn luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiềnmặt Những năm đầu, sự hỗ trợ nguồn vốn của Ngân hàng phát triển Nông nghiệpTrung ương cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của Liên hiệp cácCông ty Lương thực Hà Nội để mua gạo cho nhân dân nội thành, một phần nhu cầutiền mặt chi lương cho các doanh nghiệp.

Trang 25

Nhận rõ tránh nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đấtnước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới Nông thônngoại thành Hà Nội Ngân hàng đã thực hiện những quyết sách táo bạo, đổi mớinhận thức, kiên quyết khắc phục yếu điểm nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt Nhờvậy từ năm 1990 trở đi NHNo Hà Nội đã có đủ nguồn vốn và tiền mặt thỏa mãn cơbản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng.

Thực hiện chủ trương cho vay hộ sản xuất theo quyết định 499A của TổngGiám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Hà Nội đã phối hợp Hội Nôngdân, Hội liên hiệp Phụ nữ Thành phố đã đẩy mạnh cho vay các sản phẩm Nôngnghiệp Nhờ vậy thu nhập và đời sống nông dân ngoại thành đã được cải thiện đángkể, tỷ lệ hộ khá và giàu tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống đáng kể.

Tháng 9 năm 1991, 7 Ngân hàng huyện thị: Mê Linh, Hoài Đức, ĐanPhượng, Thạch Thất, Ba Vì, Phúc Thọ, thị xã Sơn Tây được bàn giao về Vĩnh Phúvà Hà Tây.

Tiếp theo đó thực hiện mô hình hai cấp từ tháng 10/1995 NHNo&PTNT HàNội đã bàn giao 5 Ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâmvề NHNo&PTNT Việt Nam NHNo&PTNT Hà Nội lại đứng trước một thử tháchmới đó là mang tên Ngân hàng nông nghiệp nhưng lại phục vụ các thành phần kinhtế không mang dánh dấp của sản xuất nông nghiệp giữa nội đô Thành phố Hà Nội.

Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, NHNo&PTNT Hà Nội đãchủ động mở rộng màng lưới để huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụngcủa các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành.

Năm 1994 thành lập Ngân hàng Khu vực Chợ Hôm (nay là Hai Bà Trưng).Năm 1995 thành lập Ngân hàng Khu vực Đồng Xuân (nay là Hoàn Kiếm).

Trang 26

Năm 1996 thành lập các Ngân hàng Quận Tây Hồ, Ba Đình, Thanh XuânNăm 1997 thành lập Ngân hàng Quận Cầu Giấy.

Năm 2000 thành lập Ngân hàng Quận Đống Đa và Khu vực Tam TrinhNăm 2001 thành lập 10 Phòng giao dịch.

Năm 2002 thành lập 2 Ngân hàng Chương Dương và Tràng Tiền Plaza và 11Phòng giao dịch

Năm 2003 thành lập 3 chi nhánh: - Chi nhánh chợ HômChi nhánh Hàng Đào

Chi nhánh Nghĩa Đô

Tháng 12/2004, bàn giao chi nhánh Chương Dương về Long Biên và chinhánh Tây Hồ về Quảng An.

Năm 2005 thành lập chi nhánh Trần Duy Hưng.

Năm 2006 bàn giao chi nhánh NHNo Cầu Giấy về trực thuộc NHNo&PTNTViệt Nam

Đến tháng 12/2007, NHNo&PTNT Hà Nội có 11 chi nhánh cấp 2 và 23phòng giao dịch.

Trang 27

- Phòng Nguồn vốn và Kế hoạch tổng hợp.

2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh cấp 2 trực thuộc ngân hàng No&PTNTHà Nội

* Giám đốc* Phó giám đốc

* Các phòng chuyên môn nghiệp vụ: Phòng tín dụng, phòng Kế toán – NgânQuỹ, phòng hành chính nhân sự, tổ thẩm định, Phòng giao dịch.

Trang 28

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội

2.1.3 tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng No&PTNT Hà Nội

Trong những năm qua, đặc biệt là năm 2007 – năm thứ 2 thực hiện đề ánphát triển hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010 của chi nhánh NHNo HàNội nói riêng và hệ thống NHNo trên địa bàn thủ đô nói chung Ngân hàng nôngnghiệp Hà Nội đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần và sự nghiệp CNH –HĐH của cả nước.

* Huy động vốn

Tổng nguồn vốn huy động trong năm 2007 đạt 15.468 tỷ VNĐ, tăng 2.623 tỷVNĐ so với 2006, đạt 112% kế hoạch trung ương giao Trong đó, nguồn nội tệ đạt14.269 tỷ, nguồn ngoại tệ 1.172 tỷ VNĐ Tiền gửi dân cư đạt 3.541 tỷ, chiếm 23 %tổng nguồn vốn Dưới đây là số liệu chi tiết:

Giám Đốc

PhóGiám

Chi nhánh

cấp 2

Tổ nghiệp vụ thẻTổ

KTKT nội bộPhòng

TCCB - ĐTPhòng

Hành chínhPhòng

Vi tính

Phòng KDNT&TTQT

Phòng Thẩm địnhPhòng

Tín dụngPhòng

Nguồn vốn –

Kế hoạchPhòng

Kế toán – Ngân

Tổ tiếp thị

Phòng giao dịch

Trang 29

Bảng số 2.1 Kết quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội giai đoạn 2007

2005-Đơn vị: tỷ VNĐ

Chỉ tiêu

1 Tiền gửi của KBNN,

(Nguồn: Báo cáo về kết quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Hà Nội)

Đạt được kết quả trên là do NHNo Hà Nội đã thực hiện áp dụng hình thức huyđộng vốn với nhiều sản phẩm đối với khách hàng gửi tiền như: huy động tiết kiệmbậc thang, tiết kiệm khuyến mại đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệmdự thưởng… Ngân hàng thực hiện nhiều hình thức trả lãi phù hợp lãi suất và mặtbằng chung của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Đặc biệt, ngân hàng điều chỉnhlãi suất huy động vốn nội, ngoại tệ linh hoạt, kịp thời đã góp phần nâng cao chấtlượng, số lượng huy động vốn từ các thành phần kinh tế và dân cư Không nhữngthế, phong cách giao dịch được thay đổi ngày một tốt hơn nhằm tạo điều kiện thuậnlợi nhất trong giao dịch với khách hàng.

Trang 30

* Hoạt động tín dụng

Song song với huy động vốn là hoạt động tín dụng, đây cũng là hoạt độngchính của bất kỳ ngân hàng thương mại nào và cũng là hoạt động chính mang lạilợi nhuận cho ngân hàng.

Bảng số 2.2 Kết quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội giai đoạn 2005-2007

(Nguồn: Báo cáo về hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội )

Tổng dư nợ đạt 3.462 tỷ, tăng trên 1.005 tỷ so với năm 2006 Dư nợ ngắnhạn: 2.025 tỷ chiếm 58,6% Dư nợ trung dài hạn: 1.437 tỷ chiếm 41,4% tổng dư nợ.Vốn tín dụng đã tập trung cho các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh cóhiệu quả, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Đồng thời từng bước chuyển dịchcơ cấu đầu tư, tỷ lệ đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 74,6%, tăng

Trang 31

7,6% so năm 2006 và doanh nghiệp nhà nước chiếm 25,4% Bên cạnh đó chi nhánhtriển khai cho vay đồng tài trợ các dự án lớn với số vốn hàng trăm tỷ đồng.

Năm 2007, chi nhánh đã tiếp tục quan tâm đến chất lượng tín dụng, từngbước lành mạnh hóa công tác tín dụng nhăm ổn định và phát triển Do vậy công tácthẩm định dự án, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay được thực hiện nghiêmtúc, chặt chẽ Ngân hàng đẩy mạnh thu nợ đã xử lý rủi ro, nợ xấu, kiên quyết phânloại nợ theo Quyết định 493 và thực hiện trích rủi ro triệt để Do vậy, tỷ lệ thu lãiđạt trên 98%, nợ xấu chỉ còn dưới 1% Nhìn chung, các doanh nghiệp đầu tư đãphát huy hiệu quả đồng vốn đảm bảo trả nợ tốt cho ngân hàng.

* Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế

Hiện nay, Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vì vậymà hoạt động kinh doanh đối ngoại ngày càng được củng cố và nâng cao vị thế.Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế không phải là một thế mạnhcủa NHNo Hà Nội, tuy nhiên trong những năm gần đây đã phát triển hơn rất nhiều.

Bảng số 2.3 Kết quả thanh toán quốc tế NHNo&PTNT Hà Nội giai đoạn 2005 –2007

Đơn vị: triệu USD

Trang 32

2 Nhờ thu 1,5 4,3 7,1

(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế NHNo&PTNT Hà Nội 2005-2007)

Bảng số 2.4 Kết quả kinh doanh ngoại tệ năm 2007

(Nguồn: Kết quả kinh doanh ngoại tệ năm 2007 của Chi nhánh Ngân hàng Nôngnghiệp Hà Nội)

Trong năm, NHNo Hà Nội đã mở hàng nghìn L/C nhập khẩu với giá trịhàng trăm triệu USD, hàng chục triệu EUR và các loại ngoại tệ khác tăng 74% sovới năm 2006, đồng thời mở rộng phục vụ các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩuvới kim ngạch hàng chục triệu USD tăng 160% so với năm 2006 Ngân hàng đãchủ động khai thác được các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, JPY… được gần185 triệu USD, trên 950 triệu JPY, gần 12 triệu EUR để phục vụ cho khách hàng.Đồng thời, Ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh toán biên mậu như: chuyểntiền (thương mại và phi thương mại), thanh toán bằng hối phiếu, thanh toán bằngchứng từ chuyên dùng biên mậu, thanh toán bằng thư ủy thác, thanh toán bằng thưtín dụng bằng đồng bản tệ doanh số đạt trên 45 triệu CNY tăng 50% so năm 2006.

Dịch vụ ngoại hối ngày càng ổn định và phát huy hiệu quả như: chuyển tiềnkiều hối, chuyển tiền nhanh Western Union, thanh toán séc thẻ, thu đổi ngoại tệmặt, đại lý thu đổi ngoại tệ Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đã đạt gần 5 triệu USD,Western Union đạt gần 3 triệu USD Thanh toán thẻ và séc du lịch đạt gần 200

Ngày đăng: 30/11/2012, 13:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.3. tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng No&PTNT Hà Nội - Hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội
2.1.3. tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng No&PTNT Hà Nội (Trang 28)
Đạt được kết quả trên là do NHNo Hà Nội đã thực hiện áp dụng hình thức huy động vốn với nhiều sản phẩm đối với khách hàng gửi tiền như: huy động tiết kiệm  bậc thang, tiết kiệm khuyến mại đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm  dự thưởng… Ngâ - Hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội
t được kết quả trên là do NHNo Hà Nội đã thực hiện áp dụng hình thức huy động vốn với nhiều sản phẩm đối với khách hàng gửi tiền như: huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm khuyến mại đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiết kiệm dự thưởng… Ngâ (Trang 29)
Bảng số 2.2. Kết quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội giai đoạn 2005-2007 - Hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội
Bảng s ố 2.2. Kết quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Hà Nội giai đoạn 2005-2007 (Trang 30)
Bảng số 2.3. Kết quả thanh toán quốc tế NHNo&PTNT Hà Nội giai đoạn 2005 – 2007 - Hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội
Bảng s ố 2.3. Kết quả thanh toán quốc tế NHNo&PTNT Hà Nội giai đoạn 2005 – 2007 (Trang 31)
Bảng số 2.4. Kết quả kinh doanh ngoại tệ năm 2007 - Hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội
Bảng s ố 2.4. Kết quả kinh doanh ngoại tệ năm 2007 (Trang 32)
2.2.4. thực trạng rủi ro từ hoạt động cho vay cầm cố cổ phiếu của ngân hàng No&PTNT Hà Nội - Hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội
2.2.4. thực trạng rủi ro từ hoạt động cho vay cầm cố cổ phiếu của ngân hàng No&PTNT Hà Nội (Trang 43)
Bảng 2.5. Tình hình cho vay cầm cố cổ phiếu của ngân hàng No&PTNT Hà Nội tại các công ty chứng khoán - Hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội
Bảng 2.5. Tình hình cho vay cầm cố cổ phiếu của ngân hàng No&PTNT Hà Nội tại các công ty chứng khoán (Trang 43)
Bảng 2.7. Tỷ lệ cho vay tối đa đối với từng nhóm ngành - Hạn chế rủi ro trong cho vay cầm cố cổ phiếu tại ngân hàng No&PTNT Hà Nội
Bảng 2.7. Tỷ lệ cho vay tối đa đối với từng nhóm ngành (Trang 50)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w