1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tại Công ty Công trình đường thủy

37 269 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 112,88 KB

Nội dung

Phần một QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY Công ty Công trình đường thủy là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổ

Trang 1

Phần một

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TYCÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY

Công ty Công trình đường thủy là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổngcông ty xây dựng đường thủy, được tổ chức sản xuất kinh doanh hạch toán kinh tếđộc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, được phép mở tài khoản tạingân hàng, có quyền quyết định các vấn đề trong quá trình sản xuất kinh doanh củacông ty trong khuôn khổ của pháp luật Việt Nam và qui định của Tổng công ty.

Tên giao dịch quốc tế: WACO

Trụ sở chính: 159 Thái Hà - Đống Đa - Hà NộiChi nhánh: 14B8 - Ngô Tất Tố - TP Hồ Chí Minh

Công ty công trình Đường Thủy tiền thân là Công ty công trình đường sôngthuộc Cục đường sông - Bộ Giao thông vận tải, thành lập ngày 01/07/1972 theoQuyết định 288 QĐ/TCCB của Bộ Giao thông vận tải.

Năm 1983, Công ty công trình đường sông được đổi tên thành Xí nghiệp cầucảng 204 trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp giao thông 2 - Bộ Giao thông vận tải.

Năm 1986, Xí nghiệp cầu cảng 204 được đổi tên thành Xí nghiệp công trìnhđường thủy 1 trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp quản lý giao thông đường thủy

Năm 1993, Xí nghiệp công trình đường thủy 1 được đổi tên thành Công tycông trình Đường Thủy trực thuộc Tổng công ty xây dựng đường thủy theo Quyếtđịnh 601/QĐ/TC-CB-LĐ ngày 05/04/1993 của Bộ Giao thông vận tải về việc thànhlập lại và quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức lại của Công ty công trìnhĐường Thủy.

Trong quá trình hoạt động và phát triển, Công ty công trình Đường Thủykhông những tự khẳng định sự tồn tại và phát triển của mình trong cơ chế thị trườngmà đã và đang có những bước tiến vững chắc trên mọi mặt hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty.

Trang 2

II QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƯỜNGTHỦY

1 Quá trình phát triển:

Được thành lập từ năm 1972, đến nay Công ty công trình Đường Thủy đã trảiqua 34 năm xây dựng và phát triển 34 năm qua Công ty công trình Đường Thủy đãcó rất nhiều cố gắng, từng bước xây dựng thành một đơn vị lớn vững mạnh, có khảnăng thực hiện được những công trình lớn, có mức độ phức tạp cao, vấn đề chấtlượng liên tục được cải tiến, đáp ứng yêu cầu mỹ thuật cao và ngày càng hoàn thiện,thời gian giao nhận sản phẩm nhanh nhất, giá cả hợp lý là những giá trị đích thựcphục vụ khách hàng Công ty công trình Đường Thủy được tín nhiệm và đánh giá caothông qua sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của mình.

Thành tích trong quá trình làm việc của Công ty đã được Nhà nước và ngànhGTVT công nhận và khen thưởng như sau:

- Huân chương lao động hạng III theo quyết định 335/KT/HĐNN ngày 20tháng 6 năm 1983 do Chủ tịch hội đồng Nhà nước ký.

- Huân chương lao động hạng II theo quyết định số 388/KT/HĐNN ngày 15tháng 2 năm 1990 do Chủ tịch hội đồng Nhà nước ký.

- Huân chương lao động hạng I theo quyết định số 325/KT/HĐNN ngày 25tháng 8 năm 1994 do Chủ tịch hội đồng Nhà nước ký.

- Huân chương lao động hạng I theo quyết định số 416 QĐ/CTN ngày 20tháng 6 năm 1983 do Chủ tịch nước ký.

- Bằng công trình chất lượng cao ngành GTVT, hạng nhì năm 1997 cho công

trình: Tôn tạo đảo Đá Tây - Quần đảo Trường Sa theo quyết định số 2350/CGĐ

ngày 19/09/1997 của Bộ trưởng Bộ GTVT.

- Bằng công trình chất lượng cao ngành GTVT, hạng nhất năm 1998 cho công

trình: cảng nhà máy Kính nổi Đáp Cầu theo quyết định số 1761/CGĐ ngày

30/10/1998 của Bộ trưởng Bộ GTVT.

- Bằng công trình chất lượng cao ngành GTVT, hạng nhất năm 1998 cho công

trình: Bến cảng phân đoạn 14-17 cảng Dịch vụ dầu khí theo quyết định số

2760/CGĐ ngày 30/10/1998 của Bộ trưởng Bộ GTVT.

Trang 3

- Bằng công trình chất lượng cao ngành GTVT, hạng nhất năm 1999 cho công

trình: Cảng Gò Dầu B theo quyết định số 1775/CGĐ ngày 08/07/2000 của Bộ trưởng

Bộ GTVT.

- Bằng công trình chất lượng cao ngành GTVT, hạng nhất năm 2000 cho công

trình: Trạm phân phối xi măng Nghi Sơn Hiệp Phước theo quyết định số

2494/CGĐ ngày 10/09/2001 của Bộ trưởng Bộ GTVT.

- Bằng công trình chất lượng cao ngành GTVT, hạng nhì năm 2003 cho công

trình: Cảng cá Nhật Lệ theo quyết định số 383/QĐ-BGTVT ngày 03/02/2005 của Bộ

trưởng Bộ GTVT.

2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty:

Công ty công trình Đường Thủy là Doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập,là thành viên của Tổng công ty xây dựng đường thủy, hoạt động theo phân cấp củađiều lệ Tổng công ty và điều lệ công ty.

Công ty được quản lý và điều hành bởi Giám đốc công ty, chịu sự quản lý trựctiếp của Tổng công ty Ngoài ra có các Phó giám đốc phụ trách giúp việc cho Giámđốc, các phòng ban nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ chung của công ty, các Xínghiệp trực thuộc hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán phụ thuộc, mọi hoạt độngkinh tế đều phải thông qua công ty Mỗi xí nghiệp đều có 1 Chỉ huy trưởng và 2 Chỉhuy phó do công ty bổ nhiệm quản lý chung và chịu trách nhiệm trước Công ty Bộmáy tổ chức của Công ty công trình Đường Thủy được tổ chức theo mô hình trựctuyến chức năng, được khái quát theo sơ đồ sau:

Trang 4

GIÁM ĐỐCCÔNG TY

CÁC PHÓ

Phòng Kế hoạch

thị trường

Phòng Kỹ thuật

thi công

Phòng Kế toán tài

Phòng Quản lý dự

Phòng TC Lao động

Phòng Thiết

bị Vật tư

Phòng Hành chính

Y tế

XN Công trình 4

XN Công trình 6

XN Công trình

XN Công trình 12

XN Công trình

XN Công trình

XN Công trình

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty

Ngoài ra trong từng giai đoạn (thời kỳ kế hoạch) theo điều kiện thực tế đòi hỏiCông ty tổ chức một số công trường mềm (hoạt động theo công trình).

Công ty Công trình Đường Thủy là doanh nghiệp nhà nước nên bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hình thức ban giám đốc, các phòng ban chức năng và các xí nghiệp trực thuộc Vì vậy, mô hình quản lý mà công ty áp dụng là mô hình trực tuyến chức năng, tức là công ty được chia thành những bộ phận độc lập, đảm nhận những hoạt động riêng rẽ (các phòng), ban giám đốc quản lý doanh nghiệp thông qua các trưởng phòng (phó giám đốc) Việc áp dụng mô hình quản lý theo mô hình trực tuyến ở công ty là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và quy mô của công ty

Trang 5

Nhờ việc tổ chức theo mô hình này, mọi công việc đều được giám sát chặt chẽ.Các quyết định chỉ đạo từ ban giám đốc sẽ nhanh chóng được chuyển tới đối tượng thực hiện và ngược lại, các thông tin phản hồi cũng được chuyển đến ban giám đốc một cách nhanh chóng để có những điều chỉnh cần thiết giúp cho mọi hoạt động của công ty được triển khai tốt

Theo mô hình quản lý này thì chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận đượcquy định cụ thể, rõ ràng, vì vậy mà ít xảy ra việc chồng chéo trong phân công nhiệm vụ và trong thực hiện, tránh gây lãng phí Mặt khác, mô hình quản lý này còn tạo điềukiện cho các bộ phận trong Công ty tự chủ và phát huy hết năng lực trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao năng lực trong quá trình hoạt động và tạo nên không khí lao động sôi nổi đem lại hiệu quả cao Kết quả là trong những năm qua, công ty đã không ngừng lớn mạnh, quy mô sản xuất tăng lên, thị trường được mở rộng, thu nhập bình quân của người lao động được cải thiện đáng kể Vì vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển khá bền vững, người lao động yên tâm làm việc và ngày càng gắn bó với công ty.

- Quyết định các vấn đề tổ chức điều hành để đảm bảo hiệu quả cao, quyếtđịnh việc phân chia lợi nhuận, phân phối lợi nhuận vào các quỹ của Công ty Là chủtài khoản của Công ty, trực tiếp ký các hợp đồng kinh tế với khách hàng, phê chuẩnquyết toán của các đơn vị trực thuộc và duyệt tổng quyết toán của Công ty.

- Quyết định việc chuyển nhượng, mua bán, cầm cố các loại tài sản chung củaCông ty theo quy định của Nhà nước, quyết định việc thành lập mới, sáp nhập, giảithể các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nguồn vốn đầu tư của Công ty.

- Quyết định việc đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệmPhó Giám đốc công ty, Giámm đốc các Xí nghiệp trực thuộc, chi nhánh, Kế toán

Trang 6

trưởng Công ty và các chức danh khác trong Công ty Tổ chức thanh tra và xử lý cácvi phạm điều lệ Công ty, báo cáo kết quả kinh doanh của công ty và thực hiện nộpngân sách hàng năm Giám đốc Công ty có thể chỉ định trực tiếp các phòng, cá nhânthực hiện nhiệm vụ mà không thông qua các Phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực đó.

2.2 Các Phó giám đốc Công ty:

Các Phó Giám đốc công ty là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốcủy quyền hoặc chịu trách nhiệm trong một số lĩnh vực chuyên môn, chịu trách nhiệmtrực tiếp với Giám đốc về phần việc được phân công Trong từng thời kỳ có thể đượcGiám đốc ủy nhiệm trực tiếp quyết định một số vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạncủa Giám đốc.

2.3 Phòng Kế hoạch - thị trường:

- Bám sát, tìm hiểu thị trường, xử lý thông tin, tham mưu cho Giám đốc vềcông tác tiếp thị thị trường, xây dựng hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Công ty xâydựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn trên cơ sở các hợp đồng kinh tế đã và sẽ được kýkết, năng lực của Công ty và từng đơn vị.

- Chuẩn bị các thủ tục cho Giám đốc Công ty giao kế hoạch cho các đơn vịtrực thuộc Công ty Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch, thực hiện cácthủ tục xây dựng cơ bản, cùng các đơn vị giải quyết các vấn đề phát sinh trong quátrình thi công đảm bảo nguyên tắc tiến độ, chất lượng, uy tín với khách hàng, giúpGiám đốc kiểm tra và tổng hợp tình hình trong quá trình thực hiện kế hoạch.

- Lập kế hoạch sản xuất, giao kế hoạch cho các Xí nghiệp, các đội trực thuộcvà đôn đốc việc thực hiện kế hoạch theo tuần, tháng , quý, năm Công tác định mức,đơn giá phục vụ công tác đấu thầu công trình, ký kết hợp đồng kinh tế.

2.4 Phòng Kỹ thuật - thi công

- Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý kỹ thuật và quản lýchất lượng, an toàn thi công công trình, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh đạt hiệuquả, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cùng phòng nghiệp vụ thammưu trong công tác đầu tư, mở rộng ngành nghề, đa dạng hóa các sản phẩm xâydựng.

- Lập thiết kế tổ chức thi công ở dạng sơ đồ công nghệ cho các công trình cógiá trị từ 1 tỷ đồng trở lên, phục vụ công tác đấu thầu và thi công công trình có tính

Trang 7

khả thi cao được cấp có thẩ quyền phê duyệt Đề xuất các giải pháp thi công đẩynhanh tiến độ công trình, nâng cao chất lượng công trình thi công.

- Quản lý kỹ thuật các công trình, lập phương án thi công, theo dõi khối lượngthực hiện và chất lượng công trình Lập biên bản xử lý sự cố công trình và biện phápđảm bảo an toàn lao động Kiểm tra, ký xác nhận khối lượng theo giai đoạn, giúpCông ty ứng vốn cho các đơn vị thi công kịp thời, chính xác.

2.5 Phòng Tài chính kế toán

- Chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc công ty và các cơ quan quản lýNhà nước, tổ chức hạch toán kế toán về các hoạt động của Công ty theo đúng pháplệnh kế toán thống kê của Nhà nước Quản lý toàn bộ vốn, nguồn vốn, quỹ trong toànCông ty, ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời và có hệ thống diễn biến các nguồnvốn, làm chức năng của ngân hàng cho vay và là trung tâm thanh toán của các đơn vịtrong nội bộ Công ty, tổng hợp báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, lập báo cáothống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thựchiện kế hoạch của Công ty.

- Giám sát kế toán tài vụ đối với các đơn vị trực thuộc, kiểm soát và điều hànhmọi hoạt động liên quan đến công tác quản lý tài chính, thống kê kế toán của các đơnvị thành viên, theo dõi và hướng dẫn các đơn vị thành viên trong việc lập kế hoạchthực hiện kế hoạch các loại vốn Theo dõi các đơn vị hạch toán kế toán, hướng dẫnlập các báo cáo về các nguồn vốn cấp, vốn vay nhận được, thực hiện thống kê - kếtoán theo pháp lệnh thống kê - kế toán, tham mưu cho Ban Giám đốc trong Công tytrong việc đấu thầu và giao khoán cho các đơn vị thi công từng công trình, cơ chếphân phối lợi nhuận, chỉ đạo các đơn vị thực hiện các chế độ quản lý tài chính, tiền tệtheo quy định của Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý tài chính cấp trên.

- Lập và quản lý kế hoạch tài chính kế toán theo kế hoạch sản xuất kinh doanhtháng, quý, năm của Công ty Phản ánh chính xác, kịp thời kết quả sản xuất kinhdoanh hàng quý để giúp Giám đốc nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của Côngty, chỉ ra những mặt còn yếu kém trong công tác quản lý kinh tế cho Công ty.

2.6 Phòng Quản lý dự án

-Chủ trì, phối hợp với các phòng ban, đơn vị tực thuộc Ctt6 lập hồ sơ dự thầuvà đấu thầu công trình Khi công trình trúng thầu, bóc tách các chi phí đầu vào gửi

Trang 8

các phòng có liên quan theo dõi thực hiện, chuẩn bị các thủ tục tham mưu cho Giámđốc hợp đồng khoán gọn toàn bộ công trình hoặc hạng mục công trình đối với cácđơn vị trực thuộc, quyết toán thanh lý các hợp đồng khi công trình haòn thành.

- Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện đầy đủ các thủ tục, đúngtrình tự xây dựng cơ bản, đúng với qui định của Nhà nước và Công ty, cùng các đơnvị hoàn thành hồ sơ nghiệm thu công trình, hồ sơ hoàn công, thanh quyết toán côngtrình Kết hợp với phòng kế toán tài chính và các đơn vị thu hồi vốn công trình, quảnlý toàn bộ các hợp đồng kinh tế tại Công ty (kể cả các hợp đồng kinh tế đã đượcGiám đốc công ty ủy quyền cho trưởng chi nhánh, trưởng các đơn vị trực thuộc kývới khách hàng).

2.7 Phòng Tổ chức lao động và tiền lương

- Tham mưu cho Giám đốc công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh vàbố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu sản xuất và phát triển của Công ty, quản lý hồ sơlý lịch nhân viên toàn Công ty, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổnhiệm, bãi nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, nâng lương, nghỉ chế độ, bảo hiểmxã hội, là thành viên của Hội đồng thi đua và Hội đồng kỷ luật của Công ty; quyhoạch cán bộ, tham mưu cho Giám đốc quyết định việc đề bạt và phân công cán bộlãnh đạo và quản lý của Công ty và các đơn vị trực thuộc.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, thi tay nghềcho cán bộ công nhân viên toàn Công ty, quản lý lao động tiền lương, xây dựng đơngiá tiền lương và xét duyệt chi phí tiền lương Cùng các phòng nghiệp vụ nghiên cứuviệc tổ chức lao động khoa học, xây dựng định mức lao động, chi phí tiền lương trênđơn vị sản phẩm cho các đơn vị trực thuộc Hướng dẫn các đơn vị lập sổ sách thốngkê, báo cáo về lao động - tiền lương theo pháp lệnh thống kê và thực hiện chức năngkiểm tra việc thực hiện công tác lao động - tiền lương.

- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác an toàn laođộng và vệ sinh lao động theo quy định của bộ luật lao động, công tác phòng chốngbão lũ, cháy nổ, công tác an ninh, bảo vệ, quân sự địa phương, quản lý hộ khẩu tậpthể; trong từng trường hợp được Giám đốc công ty ủy quyền đại diện cho người sửdụng lao động giải quyết các tranh chấp khiếu nại về lao động, chế độ chính sách,thỏa ước lao động và hợp đồng lao động.

Trang 9

- Công tác tổ chức, quản lý nhân lưc, đào tạo, lao động tiền lương, nâng lương,nâng bậc khen thưởng, giải quyết chế độ chính sách với người lao động.

2.8 Phòng Thiết bị vật tư

2.8.1 Quản lý thiết bị

- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc quản lý, khai thác các thiết bịđúngquy trình, quy phạm Nghiên cứu cải tiến các trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, ứngdụng vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, tăng thời gian sử dụng trang thiếtbị, phù hợp với điều kiện thi công hiện trường, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho phép.

- Lập kế hoạch, phương án sửa chữa định kỳ các thiết bị, theo dõi, đôn đốckiểm tra chất lượng công tác bảo dưỡng sửa chữa định kỳ các thiết bị tại các đơn vị,nghiên cứu tính năng kỹ thuật của các thiết bị mới, lập quy trình và hướng dẫn đơn vịquản lý sử dụng và khai thác các thiết bị Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty vềkhai thác thiết bị, kế hoạch đầu tư thiết bị, thanh lý thiết bị cũ hỏng hoặc sử dụng kémhiệu quả, điều động các thiết bị trong Công ty phục vụ sản xuất và tổ chức thực hiện.

- Tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty về việc khen thưởng những cá nhân vàđơn vị quản lý khai thác thiết bị tốt và xử lý kỷ luật những cá nhân đơn vị tất cả khaithác thiết bị không đúng hướng dẫn, quy trình, quy phạm để xảy ra mất an toàn, gâythiệt hại cho sản xuất và con người, tổng hợp báo cáo công tác khai thác, sửa chữathiết bị của các đơn vị và toàn Công ty, báo cáo Giám đốc và cơ quan cấp trên theoquy định.

2.8.2 Quản lý vật tư

- Nắm vững thông tin giá cả vật tư tại từng thời điểm theo khu vực thi côngphục vụ cho công tác đấu thầu công trình và khoán công trình cho các đơn vị thicông; nắm vững kế hoạch thi công của từng công trình theo dự toán và các khốilượng phát sinh khác phục vụ cho việc quản lý hạn mức vật tư thi công và quyết toáncông trình hoàn thành.

- Cung ứng vật tư cho các công trình theo lệnh của Ban Giám đốc như các loạivật tư đặc chủng, các loại vật tư trong nước không sản xuất phải hợp đồng mua củanước ngoài, các công trình có khối lượng vật tư lớn tập trung; nắm chắc tình hình vậttư tồn đọng của các đơn vị, công trình; tham mưu cho Giám đốc điều chuyển vật tưnội bộ giữa các đơn vị trong Công ty, làm trọng tài giữa các đơn vị về giá cả vật tư

Trang 10

điều chuyển, đề xuất phương án khai thác vật tư sử dụng luân chuyển nhiều lần trongthi công.

- Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành các quy định trong công tác cungứng, quản lý, sử dụng vật tư của các đơn vị, có quyền đình chỉ việc cung ứng vật tưđối với các chủng loại vật tư có chất lượng kém, không đúng quy định, giá thành caotrong thời điểm hiện tại của thị trường Đề nghị khen thưởng các đơn vị, cá nhân thựchiện tốt các quy định về cung ứng, quản lý vật tư và ngược lại, hướng dẫn đôn đốccác đơn vị thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và thực hiện kiểm kê tồn kho 6 thánghoặc 1 năm, tham gia phân tích hoạt động kinh tế, xét quyết toán các công trình đãhoàn thành, hoàn thành kế hoạch 5 năm của đơn vị.

- Lập kế hoạch cung ứng vật tư theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Côngty Tìm kiếm nguồn hàng, mua bán vật tư, phụ tùng đảm bảo tốt rẻ, góp phần hạ giáthành.

- Xây dựng phương án quản lý, sử dụng tiết kiệm vật tư đảm bảo hiệu quả,kiểm tra chất lượng vật tư đưa vào các công trình do các đơn vị cơ sở tự mua.

2.9 Phòng Hành chính y tế:

- Tổ chức công tác lễ tân, đón tiếp, bố trí ăn ở đi lại cho khách của Công ty vàcán bộ công nhân viên đơn vị về công tác tại văn phòng Công ty Tham mưu cho lãnhđạo Công ty duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan địa phương, quản lý xâydựng cơ bản nội bộ Công ty và các đơn vị trực thuộc nếu có yêu cầu, quản lý lưu trữcông văn giấy tờ, sổ sách hành chính, con dấu, đảm bảo trang thiết bị làm việc,phương tiện phục vụ công tác và tổ chức các hội nghị thường kỳ và đột xuất củaCông ty.

- Đảm bảo cảnh quan môi trường Công ty luôn sạch đẹp, quản lý hồ sơ đất đaitoàn Công ty, tham mưu cho lãnh đạo Công ty sắp xếp ổn định về nơi ở cho cán bộcông nhân viên, thực hiện chế độ thuế nhà đất, kết hợp với phòng tổ chức lao động -tiền lương về công tác y tế, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, mua bảo hiểm y tế chocán bộ công nhân viên công ty, tham gia bảo vệ môi sinh môi trường, an ninh trật tự,phòng cháy chữa cháy của Công ty và các đơn vị trực thuộc.

Trang 11

- Chịu trách nhiệm trước công ty về chất lượng công trình khi thi công vàtrong thời gian khai thác sử dụng theo quy định, đảm bảo thi công công trình đúngtiến độ được giao.

- Tổ chức quản lý tốt, phát huy tính chủ động, sang tạo khi thực hiện nhiệmvụ, hoàn thành các chỉ tiêu giao khoán của công ty, đảm bảo đời sống người lao động,giữ tín nhiệm cho đơn vị.

Mặc dù mỗi phòng ban trong Công ty đảm nhận một lĩnh vực riêng nhưngtrong quá trình làm việc giữa các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau.Phòng kế hoạch thị trường lập hồ sơ dự thầu Nếu trúng thầu, hồ sơ dự thầu sẽ đượcchuyển cho phòng dự án Phòng dự án tiến hành làm bài thầu lập dự toán Phòng tàichính trên cơ sở dự toán đã lập, tiến hành bóc dự toán, vay vốn cấp cho đơn vị thicông Phòng kỹ thuật thi công thì dựa trên hồ sơ mời thầu do phòng kế hoạch thịtrường chuyển sang để thiết kế bản vẽ kỹ thuật, đưa ra biện pháp kỹ thuật thi công.

3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

3.1 Nội dung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Công ty công trình Đường Thủy thuộc ngành xây dựng cơ bản nên hoạt độngsản xuất kinh doanh của Công ty mang những nét đặc thù riêng Những hoạt độngchính của công ty bao gồm:

- Thi công các công trình giao thông: Công trình đường thủy, cầu tàu, bếncảng, triển đà, ụ tàu, đê chắn sóng

Trang 12

- Xây dựng các công trình cầu cống, kênh mương, đê, kè, trạm bơm nước,chỉnh trị dòng chảy…

- Xây dựng các công trình công nghiệp.- Xây dựng các công trình kiến trúc dân dụng.

- Sản xuất cấu kiện bê-tông đúc sẵn, vật liệu xây dựng.- Xây dựng đường dây và trạm điện.

- Gia công các sản phẩm cơ khí, phao neo, sửa chữa phương tiện thiết bị, v.v.- Tham gia đấu thầu và nhận đấu thầu các công trình trong và ngoài nước.- Làm đại lý và cho thuê các loại phương tiện thiết bị: cần cẩu, xà lan, đầu kéoôtô, máy thi công và mua bán các loại vật liệu xây dựng.

- Thực hiện liên doanh, liên kết với các cơ quan, xí nghiệp, công ty, các tổchức và cá nhân

TP Hồ Chí Minh: Văn phòng Chi nhánh công ty, Xí nghiệp 6, 10.

Với phạm vi hoạt động rộng khắp, việc tham gia đấu thầu và tiến hành thicông các công trình trong cả nước của Công ty hết sức thuận tiện Từ đó, giúp công tycó thể tiết kiệm chi phí trong thi công, hạ giá thành dự thầu và có được nhiều hợpđồng thi công hơn Vì vậy, đã tạo điều kiện cho lao động trong Công ty có nhiều việclàm, thu nhập của người lao động ổn định, đồng thời lợi nhuận của Công ty tăng lênđáng kể

3.3 Đặc điểm sản phẩm của Công ty:

Sản phẩm có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất đơn chiếc, thờigian sản xuất lâu dài Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sảnphẩm xây lắp nhất thiết phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công).

Sản phẩm của Công ty hoàn thành không nhập kho mà được tiêu thụ ngay theogiá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng

Trang 13

hóa của sản phẩm không thể hiện rõ (vì đã quy định giá cả, người mua, người bántrước khi xây dựng thong qua hợp đồng giao nhận thầu).

Sản phẩm của Công ty lại cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất(máy móc, thiết bị thi công, người lao động) phải di chuyển theo địa điểm đặt sảnphẩm Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rấtphức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời gian thi công.

Sản phẩm từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình, bàn giao và đưavào sử dụng thường kéo dài Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật củacông trình Quá trình thi công lại chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chiathành nhiều công việc khác nhau, thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động rất lớn củacác nhân tố môi trường Do đó, nó đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát phải chặtchẽ, đảm bảo chất lượng công trình, đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư

3.4 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất

Quy trình công nghệ sản xuất là dây chuyền sản xuất sản phẩm của doanhnghiệp Mỗi doanh nghiệp có một loại sản phẩm riêng thì sẽ có quy trình công nghệcủa riêng loại sản phẩm đó.

Công ty công trình Đường Thủy là đơn vị sản xuất các sản phẩm xây dựng,các dịch vụ sửa chữa, đại tu các loại máy móc thiết bị Hơn nữa, các công trình màcông ty xây dựng thường có quy mô lớn, rộng khắp nên quy trình công nghệ sản xuấtcủa công ty không phải là những máy móc thiết bị hay dây chuyền sản xuất tự độngmà là quy trình đấu thầu, thi công, bàn giao các công trình xây dựng, máy móc sửachữa một cách liên hoàn.

Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất của Công ty Công trình đườngthuỷ như sau:

Trang 14

Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ sản xuất của công ty

3.4.1 Giai đoạn đấu thầu công trình

Sau khi Chủ đầu tư thông báo đấu thầu hoặc gửi thư mời thầu tới công ty,Công ty sẽ mua hồ sơ mời thầu của Chủ đầu tư Căn cứ vào biện pháp thi công hồ sơkỹ thuật, lao động, tiền lương của hồ sơ mời thầu và các điều kiện khác, công ty phảilàm các thủ tục sau:

- Lập biện pháp thi công và tiến độ thi công- Lập dự toán và xác định giá bỏ thầu- Giấy bảo lãnh dự thầu của Ngân hàng- Cam kết cung ứng tín dụng

3.4.2 Giai đoạn trúng thầu công trình

Khi trúng thầu công trình, chủ đầu tư có quyết định phê duyệt kết quả mà côngty đã trúng.

- Công ty cùng chủ đầu tư thương thảo hợp đồng- Lập hợp đồng giao nhận thầu và ký kết

- Thực hiện bảo lãnh thực hiện hợp đồng của Ngân hàng- Tạm ứng vốn theo hợp đồng và Luật Xây dựng đã quy định

3.4.3 Giai đoạn thi công công trình

Giai đoạn đấu thầu công trình

- Nhận thư mời thầu- Lập hồ sơ dự thầu- Dự thầu

Giai đoạn trúng thầu công trình

- Thương thảo với chủ đầu tư- Tổng hợp kế hoạch thi công- Ký hợp đồng

Giai đoạn nghiệm thu công trình

Giai đoạn thanh lý hợp đồng

- Sau giai đoạn bảo hành- Nhận đủ giá trị hợp đồng

Trang 15

- Lập và báo cáo biện pháp tổ chức thi công, trình bày tiến độ thi công trướcchủ đầu tư và được chủ đầu tư chấp thuận

- Bàn giao và nhận tim mốc mặt bằng

- Thi công công trình theo biện pháp tiến độ đã lập

3.4.4 Giai đoạn nghiệm thu hợp đồng

- Giai đoạn nghiệm thu từng phần: Công trình xây dựng thường có nhiều giaiđoạn thi công và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết Vì vậy, công ty và chủ đầutư thường quy định nghiệm thu công trình theo từng giai đoạn Công ty cùng chủ đầutư xác định giá trị công trình đã hoàn thành và ký vào biên bản nghiệm thu công trìnhtheo từng giai đoạn đã ký trong hợp đồng Thường thì khi nghiệm thu hoàn thành,từng giai đoạn thì chủ đầu tư lại ứng một phần giá trị của giai đoạn tiếp theo của côngtrình.

- Tổng nghiệm thu và bàn giao: Lúc này công trình đã hoàn thành theo đúngtiến độ và giá trị khối lượng trong hợp đồng, công ty sẽ thực hiện các thủ tục sau:

+ Lập dự toán và trình chủ đầu tư phê duyệt

+ Chủ đầu tư phê duyệt và thanh toán tới 95% giá tị công trình cho Công ty,giữ lại 5% giá trị bảo hành công trình (hoặc thông qua Ngân hàng bảo lãnh cho Côngty).

3.4.5 Giai đoạn thanh lý hợp đồng

Đây là giai đoạn mà thời gian bảo hành công trình đã hết, công trình đảm bảogiá trị hợp đồng đã thỏa thuận giữa hai bên Lúc này công ty nhận 5% giá trị côngtrình còn lại và hai bên ký vào văn bản thanh lý hợp đồng đã ký theo quy định củapháp luật, chấm dứt quan hệ kinh tế giữa chủ đầu tư và Công ty tại thời điểm văn bảnthanh lý có hiệu lực.

Như vậy có thể thấy, quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn gắn vớitừng công trình, hạng mục công trình cụ thể Do vậy, Công ty cần có các quy định cụthể để theo dõi chặt chẽ các quá trình thi công của từng công trình, hạng mục côngtrình

Trang 16

Phần hai

CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CÔNGTRÌNH ĐƯỜNG THỦY

I TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY.

Những năm trong cơ chế quản lý bao cấp, nguồn vốn kinh doanh của công tychủ yếu là do ngân sách cấp Khi chuyển sang cơ chế thị trường, nguồn vốn công tythường xuyên được bổ sung bằng nhiều hình thức trong đó chủ yếu là vốn vay Vớiviệc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được đã đem lại sự tăng trưởng đángkể cho công ty

Bảng : Báo cáo Tài chính của công ty công trình Đường Thủy

Đơn vị: Tỷ đồng

Cùng với việc huy động vốn, việc bố trí cơ cấu vốn hợp lý cũng là mối quantâm hàng đầu của công ty, nhờ đó công ty có thể điều chỉnh cân đối và sử dụng hiệuquả hơn các nguồn vốn huy động được.

Bảng: Chỉ tiêu bố trí cơ cấu vốn của công ty

Đơn vị tính: %

1 Bố trí cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn

91.228.782 Bố trí cơ cấu sử dụng vốn

TSCĐ/Tổng tài sảnTSLĐ/Tổng tài sản

19.9380.07Nhìn lại chặng đường hơn 34 năm xây dựng và trưởng thành với rất nhiều khókhăn gian khổ mà công ty đã vượt qua, chúng ta có thể thấy sự nỗ lực rất lớn của tập

Trang 17

thể cán bộ công nhân viên của Công ty công trình Đường Thủy để từng bước tựkhẳng định mình, đứng vững trong cơ chế thị trường và có khả năng đáp ứng, hoànthành các công việc được giao phó Đó là một thành công đáng ghi nhận của công tyvà cũng là động lực để tập thể cán bộ công nhân viên của công ty có thể tiếp tục hoànthành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

II Hoạt động đầu tư tại công ty.

1 Quy trình của một dự án đầu tư tại công ty

Mỗi dự án đầu tư tại Công ty công trình Đường Thủy đều gồm có 3 giai đoạn:- Chuẩn bị đầu tư

- Thực hiện đầu tư

- Kết thúc xây dựng và bàn giao công trình

1.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Giai đoạn này, phòng Kế hoạch thị trường sẽ kết hợp với phòng Thiết bị vật tưvà phòng Tài chính kế toán tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong và ngoài nướcđể tìm nguồn cung ứng vật tư thiết bị và công nghệ, xem xét khả năng có thể huyđộng các nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.

1.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư

- Tham dự đấu thầu theo quy chế đầu thầu của Nhà nước- Ký hợp đồng với Bên A để thực hiện dự án

- Thi công xây lắp công trình

- Theo dõi, kiển tra tiến độ thực hiện dự án

- Quyết toán vốn đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành công tác xây lắp, đưa dựán vào khai thác, sử dụng.

1.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng và bàn giao công trình

- Bàn giao công trình: Công trình xây dựng chỉ được bàn giao toàn bộ chongười sử dụng khi đã xây lắp hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt và nghiệm thu đạtyêu cầu chất lượng khi bàn giao công trình công ty sẽ giao cả hồ sơ hoàn thành côngtrình và những tài liệu liên quan đến công trình được bàn giao Các hồ sơ xây dựngcông trình phải được nộp lưu trữ theo các quy định pháp luật về lưu trữ Nhà nước.

Trang 18

- Kết thúc xây dựng: Hoạt động xây dựng kết thúc khi công trình đã bàn giaotoàn bộ cho chủ đầu tư Sau khi bàn giao công trình, công ty phải thanh lý hoặc dichuyển hết tài sản của mình ra khỏi khu vực thi công, trả lại đất mượn hoặc thuê tạmthời để phục vụ thi công theo quy định của hợp đồng Nghĩa vụ theo hợp đồng xâydựng chỉ được chấm dứt hoàn toàn khi hết thời hạn bảo hành công trình.

- Bảo hành công trình: Người cung cấp tài liệu, số liệu khảo sát phục vụ thiếtkế, xây lắp, nghiệm thu, giám định chất lượng, chủ nhiệm đề án thiết kế, chủ thầu xâylắp, người cung ứng vật tư, thiết bị, người giám sát chất lượng xây dựng phải hoàntoàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm hoặc kết quả công tácdo mình thực hiện Chính vì vậy công ty luôn cố gắng đảm bảo cả về chất lượng vàcác yêu cầu khác của công trình như mỹ thuật, thời gian hoàn thành, đơn giá…

2 Tình hình hoạt động đầu tư tại công ty.

Công ty công trình Đường Thủy là một công ty xây dựng, công ty không trựctiếp bỏ vốn đầu tư vào các công trình mà chỉ đống vai trò như một người làm thuêtheo hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư hoặc người môi giới, vì vậy hoạt động đầu tưcủa công ty không tập chung vào công tác lập kế hoạch đầu tư, lập và thẩm định dựán,… mà nằm chủ yếu ở các hoạt động sau:

Đầu tư vào máy móc thiết bị, hoạt động này chủ yếu do phòng thiết bị vật tưphối hợp với phòng kế hoạch thực hiện.

Đầu tư vào việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực, hoạt động này do phòng tổchức lao động tiền lương đảm nhiệm

Đầu tư tìm kiếm mở rộng thị trường Hoạt động đầu tư này chủ yếu do phòngkế hoạch đảm nhiệm

Mặc dù không trực tiếp quản lý một dự án cụ thể nào nhung hoạt động đầu tưcủa công ty hết sức đa dạng và cụ thể, trong đó trách nhiệm của từng phòng, ban đểurất quan trọng

2.1 Đầu tư vào máy móc thiết bị

Là một công ty nhà nước nguồn vốn chủ yếu là do ngân sách cấp Tuy nhiêntrong cơ chế thị trường, để có thể cạnh tranh lành mạnh với các đơn vị khác đặc biệtlà đơn vị tư nhân, công ty ngoài việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách cấp còn

Ngày đăng: 30/11/2012, 10:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Khi chuyến sang cơ chế thị trường, bên cạnh việc đa dạng hóa loại hình công việc và nhanh chóng tiếp cận các quy trình kỹ thuật thi công tiên tiến, đồng thời để đáp  ứng các yêu cầu kỹ thuật khi tham gia xây dựng các công trình có quy mô lớn kết cấu  phức - Báo cáo thực tập tại Công ty Công trình đường thủy
hi chuyến sang cơ chế thị trường, bên cạnh việc đa dạng hóa loại hình công việc và nhanh chóng tiếp cận các quy trình kỹ thuật thi công tiên tiến, đồng thời để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khi tham gia xây dựng các công trình có quy mô lớn kết cấu phức (Trang 18)
Bảng: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động của công ty - Báo cáo thực tập tại Công ty Công trình đường thủy
ng Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động của công ty (Trang 23)
Đánh giá tình hình hoạt động của công ty sẽ cho chúng ta thấy rõ tiềm lực của công ty và nguyên nhân để có thể gặt hái được thành quả như ngày hôm nay. - Báo cáo thực tập tại Công ty Công trình đường thủy
nh giá tình hình hoạt động của công ty sẽ cho chúng ta thấy rõ tiềm lực của công ty và nguyên nhân để có thể gặt hái được thành quả như ngày hôm nay (Trang 23)
Bảng: Các dự án Công ty công trình Đường Thủy đã và đang thi công trong những năm gần đây (Chỉ tóm tắt một số) - Báo cáo thực tập tại Công ty Công trình đường thủy
ng Các dự án Công ty công trình Đường Thủy đã và đang thi công trong những năm gần đây (Chỉ tóm tắt một số) (Trang 24)
3.2. Kết quả xây dựng công trình của công ty thời gian qua - Báo cáo thực tập tại Công ty Công trình đường thủy
3.2. Kết quả xây dựng công trình của công ty thời gian qua (Trang 24)
Bảng: Các dự án Công ty công trình Đường Thủy đang và sẽ thi công trong thời gian tới - Báo cáo thực tập tại Công ty Công trình đường thủy
ng Các dự án Công ty công trình Đường Thủy đang và sẽ thi công trong thời gian tới (Trang 30)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w