1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cải cách con đường tiến hóa của xã hội nhật bản

11 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

NGHIEN CUU AN DO VA CHAU A VIETNAM REVIEW FOR INDIAN AND ASIAN STUDIES 12 (73) 2018

Phản ứng của Trung Quốc đối với chiến lược An Độ Dương - Thái Bình Dương và những vân đê đặt ra đôi với Việt Nam

China’s responses towards the Indo-Pacific strategy and issues for Vietnam Những cải cách kinh tế tiêu biểu của Chính quyền Modi

The prominent economic reforms of the Modi’s Government Nghèo đói và những vân đê xã hội đặt ra ở Án Độ

Poverty and social problems in India

© Cải cách - Con đường tiến hóa của xã hội Nhat Ban Reforms - the evolutionary path of Japanese society

Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong 30 năm chiến tranh cách mạng (1945-1975) Vietnam - The Soviet Union relations during 30 years of revolutionary war (1945-1975)

ISSN: 0866 - 7314 VIỆN NGHIÊN CỨU ẤN ĐỘ VÀ TÂY NAM Á

Trang 2

Nghien cứu Ấn Độ và Châu Á - VIỆN NGHIÊN CỨU ÁN ĐỌ VÀ TÂY NAM Á * VIỆN HÀN LAM KHOA HOC XÃ HỘI VIỆT NAM ˆ MỤC LỤC Trang

Phản ứng của Trưng Quốc đối với chiến lược Án Độ Dương - Thái Bình Dương 1 và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Đố Tiến Sâm

Những cải cách kinh tế tiêu biểu của Chính quyền Modi | 8

Quách Thị Huệ, Nguyễn Thị Hoài Thu

Nghèo đói và những vấn đề xã hội đặt ra ở Ân Độ 16 Nguyên Văn Linh, Nguyên Thu lrang

Cải cách - Con đường tiễn hóa của xã hội Nhật Bản Zo

Hoàng Văn Việt

Quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong 30 năm chiến tranh cách mạng (1945- 33 1975)

Lé Thi Van Anh

Tác động của chiến lược ngoại giao nước lớn của Trung Quốc đến quan hệ 41 tam giác Trung Quốc - Mỹ - ASEAN sau Chiến tranh Lạnh

Trương Công Vĩnh Khanh

Quan hệ thương mại Mông Cổ - Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình 48 Đồng Thị Thùy Linh, Lê Minh Đông

Trang 3

-_ladian and Ata CONTENTS Page China’s responses towards the Indo-Pacific strategy andissues for Vietnam - 1 Do Tien Sam

The prominent economic reforms of the Modi’s Government 8

Quach Thi Hue, Nguyen Thi Hoai Thu

Poverty and social problems in India 16

Nguyen Van Linh, Nguyen Thu Trang

Reforms - the evolutionary path of Japanese society 25

Hoang Van Viet

Vietnam - The Soviet Union relations during 30 years of revolutionary war (1945- 33 1975)

Le Thi Van Anh

The impact of China’s foreign policy on China - US - ASEAN triangular relationship after the 4] Cold War

Truong Cong Vinh Khanh

Mongolia -China trade ties under Xi-Jinping 48

Dong Thi Thuy Linh, Le Minh Dong

Reflecting on the rise of China since the XIX Congress: Implications for Vietnam and | 57

Vietnam - China relations in the new era Pham Thi Yen

Opportunities and challenges for international tourist development in Vietnam in the context 66 of ASEAN Economic Community integration

Le Xuan Hoan, Nguyen Thi Thu Ha

Summaries in English 1

Trang 4

Hoàng Van Viét Cai cdch - Con dudng tién héa ctia xd hi Nhat Ban

“+, 9® ở ` ° A -: 7 ~ Aes A 2 *

Cải cách - Con đường tiên hóa của xã hội Nhật Ban Hoàng Văn Việt”

Trung tâm nghiên cứu Thái Lan, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

Ngày nhận bài: 19/11/2018, ngày gửi phản biện: 20/11/2018, ngày duyệt đăng: 30/11/2018

rong lịch sử xã hội nhân loại, cải cách luôn là một động thái tích cực góp phan thúc đây sự tiễn bộ Khác các nước châu Âu, sự tiễn hóa xã hội, thậm chí chuyển đổi từ hình thái

này sang hình thái mới tiến bộ hơn, không nhất thiết phải kết thúc bằng những cuộc cách mạng xã hội ôn ào, mà bằng những cuộc cải cách mang tính ôn hòa Nhật Bản là một điển hình của những cuộc cải cách thành công Bài viết đ cập tới một số khía cạnh lý thuyết về cải cách và chứng minh

qua ba cuộc cải cách lớn ở Nhật bản - Cải cách Taika, Cải cách Minh Tì vi va Cải cách sau Chiến

tranh Thể giới thứ hai

Từ khóa: Nhật Bản, cải cách, Taika, Minh Trị

Mở đầu

Cải cách là một trong những chương trình

kinh tế - xã hội, chính trị tổng thể do giai cấp thống trị bên trên chủ trương tiến hành nhằm cứu vãn, duy trì tiếp tục quyền lực chính trị và

gấp rút giải quyết các vấn đề cấp bách nhằm đưa

xã hội thoát khỏi khủng hoảng Thông thường

cải cách xảy ra trong điều kiện khủng hoảng xã hội trở nên trầm trọng, bao trùm mọi lĩnh vực

đời sống, khi mà khả năng “bê» đướ?? (quần

chúng nhân dân hay giai cấp đối lập) chưa đủ mạnh để thực hiện cuộc cách mạng thắng lợi, tức lật đồ sự thống trị chính trị của giai cấp cũ

Những cải cách do giai cấp thống trị cũ chủ trương tiễn hành dưới áp lực đòi hỏi và đấu tranh mạnh mẽ của các giai cấp lao động, là những bước phát triển tiến bộ xã hội, là một bộ phận

của cuộc cách mạng dân chủ Cải cách là một

quá trình, diễn ra từ từ, trải qua nhiều giai đoạn,

có thê kéo dài trong nhiều năm Tùy thuộc yêu cầu và tiền đề nảy sinh trong xã hội, cải cách có

thể được tiến hành trong một hay cùng lúc nhiều

lĩnh vực và có thể đây nhanh tiến độ (về thời

gian)

Cải cách chính trị là cuộc cải cách trung tâm

của toàn bộ chương trình cải cách Nó không chỉ loại bỏ các tàn tích truyền thống cũ mà còn tạo

ra một thiết chế các cơ quan quyền lực mới, một

lớp chủ thể chính trị mới, khuyến khích, động

viên tiềm năng công dân toàn xã hội tham gia thực hiện các chương trình phát triển

Trong lịch sử tiến hóa, sự đa dạng và phong phú của các xã hội loài người đã tạo nên những

sắc thái đặc trưng của các con đường phát triển Vấn đề đặt ra là, phải chăng chỉ trải qua các cuộc

vận động cách mạng khốc liệt, các dân tộc mới có thể tạo ra sự đột phá về phát triển? Bạo lực

cách mạng có phải là con đường duy nhất mà các dân tộc sử dụng để thay đổi số phận?

Nhật Bản có thể xem là một điển hình ở

châu Á về việc lựa chọn con đường phát triển

một cách ôn hòa thông qua các cuộc cải cách * Bài viết là kết quả nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hè Chí Minh trong khuôn khổ đề

tài mã số C2016-18b-01

* thaicenter@hcmussh.edu.vn

Trang 5

Hoàng Văn Việt Cái cách - Con đường tiến hóa của xã hội Nhật Bản

Ba cuộc cải cách lớn, có ý nghĩa quan trọng làm

thay đổi căn bản xã hội Nhật Bản đó là Cải cách

Taika năm 646, Cải cách Minh Trị Duy Tân vào

nửa sau thé ky XIX và Cải cách sau Chiến tranh thế giới thi IL

Những đặc trưng của các cuộc cải cách này của Nhật Bản hàm chứa nhiều ý nghĩa khoa học

và giá trị thực tiễn

1 Cải cách ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh đòi hỏi bức thiết giải quyết cùng lúc hai

nhiệm vụ quan trọng: khắc phục khủng

hoảng xã hội và giữ gìn, bảo vệ toàn vẹn lãnh thé

Cải cách Taika (thay đổi lớn) giữa thế kỷ VII diễn ra là kết quả của một cuộc chiến đỗ máu ròng rã nhằm giành giật quyền lực giữa các dòng

ho (clan) quý tộc danh tiếng ở Nhật Bản lúc bấy

giờ Năm 645 nhiều quý tộc dong ho Nakatomi,

đứng đầu là Kamatari liên kết với hoàng tử Nakano Oetiến hành cuộc đảo chính lật đỗ dong họ thống trị Soga, kết thúc sự lũng đoạn của dòng họ này (592 - 645) Thực chất đây là một cuộc chiến nhằm giải quyết khủng hoảng cấu trúc quản lý thị tộc Như vậy, vào lúc này trong xã hội thị tộc Nhật Bản, để bóc lột tiếp tục và thống trị người nông dân, giai cấp thống trị cũ không thể thực hiện các phương tiện của các cấu trúc quản lý như trước

Trong bối cảnh khủng hoảng cấu trúc quản lý xã hội, Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ tiềm tang bởi các cuộc xâm lấn và o ép của các nước phong kiến hùng cường trong vùng, trước hết là nước Trung Quốc thời nhà Đường Sự

phát triển mạnh mẽ công thương nghiệp và bộ

Ở phía Đông, nhà Đường tiến hành các cuộc chiến tranh với Tân La - Bách Tế - Cao Ly và Nhật Bản

Năm 663 quân Nhật thua, kết thúc cục diện

Nhật - Đường tranh giành Triều Tiên Năm 668 Nhà Đường chiếm Triều Tiên, bắt đầu củng cố sự cai trị lâu dài của họ ở đây Thuộc quốc Triều Tiên của nhà Đường đã trực tiếp đe dọa đến an ninh Nhật Bán

Sự vững mạnh kinh tế - xã hội, chính trị bên trong và sự cường thịnh bên ngoài lãnh thổ của nhà Đường đã đặt ra trước hàng ngũ quý tộc Nhật Bản nhiệm vụ không chỉ tiến hành cải cách

đất nước để đủ sức mạnh bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, mà còn học tập các kinh nghiệm tổ

chức và xây dựng một đất nước “p⁄ quốc cường binh

Hoàn cảnh tương tự xảy ra đối với cải cách

Minh Trị vào nửa sau thế kỷ XIX Trong những năm 40 - 50 thế kỷ XIX, xã hội Nhật Bản thời

kỳ Tokugawa lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc Các biện pháp quản lý xã hội cứng rắn, chuyên quyền của dòng họ Tokugawa đã bóp nghẹt sự phát triển tự nhiên của xã hội và cô lập

Nhật Bản với thế giới bên ngoài, đây lùi sự phát

triển của Nhật Bán khá xa so với các nước châu

Âu về khoa học kỹ thuật

Tuy nhiên, việc đảm bảo sự ổn định chính trị - xã hội một thời gian dài mà dòng họ này duy

trì được là nhân tố quan trọng giúp kinh tế Nhật Bản phát triển Sự chuyển biến kinh tế tích cực

trở thành cơ sở cần thiết cho cuộc cải biến xã hội

sâu rộng hơn và tiến bộ hơn Nói cách khác, các

tiền đề của cải cách Minh Trị xuất hiện ngay trong lòng chế độ phong kiến thời kỳ Tokugawa

Trang 6

Hoàng V&n Viét Cai cach - Con duong tiễn hóa của xã hội Nhật Bản

thay đổi người lái xe khác và phương hướng

chuyển động của nó mà thôi?.!

Các kết quả chính sách kinh tế của chính

quyền Tokugawa đã làm nảy sinh các quan hệ

sản xuất tư bản chủ nghĩa Sự kiện “Phục hưng

Thiên hoàng” năm 1867 (thực chất là cuộc “Đảo

chính bên trên”) đã khởi đầu cho quá trình thay

đổi căn bản cả cấu trúc chính trị bên trên, cả nền

tảng hạ tầng bên dưới của xã hội Từ đây, quyền lực chính trị rơi vào tay tập đoàn địa chủ miền Nam và giai cấp tư sản Nhật Bản, đứng đầu là Thiên hoàng Với tỉnh thẦn và quyết tâm cao độ muốn biến nước Nhật trở thành một cường quốc

châu Á, một lực lượng đối trọn ø với các nước tư

bản chủ nghĩa lúc đó, ban lãnh đạo mới đã đưa

ra một chương trình cải cách toàn diện, mà nhiều người gọi đó là hiện đại hóa đất nước

Khác thời kỳ cải cách Taika, vào nửa sau

thé ky XIX, Nhật Bản cũng như nhiều nước chau A đang đối mặt với nguy cơ mất độc lập

dân tộc và quyền tự chủ đất nước trước sự tấn

công của nhiều thế lực thực dân bên ngoài Vì vậy, nhiệm vụ của cải cách Minh Trị không chỉ

đơn thuần khắc phục khủng hoảng và trì trệ lạc

hậu của xã hội, mà còn giữ gìn, bảo vệ độc lập dân tộc

Việc biến Trung Quốc thành một nước nửa

thuộc địa - nửa phong kiến và các hiệp ước bất bình đắng mà chính quyền Tokugawa ký kết với các nước tư bản phương Tây, trở thành nguy cơ

thuộc địa hóa đối với Nhat Ban Nam 1858 Đô đốc M Matthew dẫn hạm đội gồm bốn chiến

thuyền mang quốc thư của Tổng thống Mỹ cập cảng Uraga (trong vịnh Tokyo ngày nay), rõ ràng là một sự đe dọa đối với Nhật Bản Sự thao túng một cách suỗng sã và trắng trợn của tư bản

Bản Giới đại địa chủ quý tộc miền Nam và đại

diện giai cấp tư sản dân tộc non trẻ đi đến quyết định phế truất Bakufu Tokugawa, phục hồi

Thiên hoàng và bắt đầu chương trình cải cách Kết quả thành công rực rỡ của cải cách Minh Trị đã tạo nên một bước ngoặt phát triển

của xã hội Nhật Bản - vừa hoàn thành nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ tồn vẹn lãnh thơ và độc lập

dân tộc, vừa đưa nước Nhật trở thành một quốc gia tiên tiến lúc bấy giờ |

Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, người dân

Nhật Bản phải trải qua thời gian nặng nề, u ám

Nền kinh tế Nhật bị kiệt quệ, tổn thất, mất mát

trong chiến tranh và sự ngạo mạn của phe Đồng minh thắng trận đã khơi dậy lòng tự trọng dân

tộc và hối thúc lòng quyết tâm khôi phục đất

nước Trong những năm chính quyền chiếm

đóng Mỹ (1945 - 1951), ở Nhật Bản đã diễn ra

hàng loạt cải cách theo xu hướng dân chủ hóa xã hội Kết quả của những cải cách này là đã loại bỏ từng phần cơ sở kinh tế - xã hội và tỉnh thần

của chủ nghĩa quân phiệt; xây dựng những cơ sở vật chất ban đầu cho công cuộc hiện đại hóa đất

nước lần thứ hai: cải thiện đời sống vật chất và

tỉnh thần của nhân dân Nhật Bản

Môi trường quốc tế đối với Nhật Bản sau

chiến tranh đã thay đổi căn bản Nhiệm vụ của giai cấp cầm quyền Nhật Bán lúc này không chỉ bảo đám toàn vẹn lãnh thổ, củng cố độc lập dân

tộc, mà còn “sát cánh” với Mỹ thực hiện chiến lược thống trị toàn cầu

Trang 7

Hoàng Văn Việt Cải cách - Con đường tiên hóa của xã hội Nhật Bản

Nhật Bản đã tạo nền táng cho công cuộc hiện đại hóa đất nước

Như vậy, hoàn cảnh lịch sử tiễn hành ba

cuộc cải cách lớn ở Nhật Bản khác nhau; nhiệm

vụ cụ thê cần giải quyết của cải cách khác nhau, nhưng chúng giống nhau ở một điểm là các cải

cách diễn ra dưới áp lực mạnh mẽ của cả nhân

tô bên trong lẫn nhân tố bên ngoài

2 Nội dung của các cải cách mang tính toàn diện bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội

Các cuộc cải cách nhắc đến được nhiều nhà nghiên cứu miêu tả như những cuộc cách mạng Trong cuốn sách Lịch sử Nhật Bản, các tác giả đã gọi Cải cách Taika là “một cuộc cách mạng

chính tr† hay “một cuộc cách mạng trong cung

điện” Còn Cải cách Minh Trị được ví như cuộc

cách mạng toàn diện

Ở đây chúng tôi không bàn đến các nội hàm

khác nhau hay giống nhau của cách mạng và cải cách Nhưng rõ ràng, các nội dung của các cải cách đề cập dưới đây là hết sức phong phú, rộng rãi liên quan tới nhiều khía cạnh của xã hội

Trong lĩnh vực chính trị - hành chính, ngày Năm Mới năm 646 những người đảo chính

giờ đây đã trở thành Thiên hoàng và Tế tướng

công bố sắc lệnh cải tổ bộ máy chính quyền trung ương và hệ thống chính quyền địa phương

Ở Chính quyền trung ương, Thiên hoàng là người đứng đầu, bên cạnh gồm những bộ trưởng tả hữu (S bộ) phụ trách từng mảng công việc (nội

chính, tư pháp, quân sự, kinh tế ) và các cố vấn

cho Thiên hoàng Giúp việc cho Thiên hoàng là Hội đồng nhà nước và Hội đồng các vấn đề tôn giáo Các con cháu của giới quý tộc cấp cao

sẽ mặc nhiên giữ các chức vụ cao và hưởng các

nguồn lợi lộc kinh tế to lớn

Ở địa phương, các đơn vị hành chính như

tinh (Kuni), Quan (Kori) va lang x4 (Ri Shato) được tổ chức lại Người đứng đầu các đơn vị hành chính này do Thiên hoàng bổ nhiệm Họ là những người thuộc giai cấp quý tộc địa phương

và cung đình

Năm 644, để cải thiện sự kiểm soát của

Chính phủ đối với các thị tộc manh, chính quyền

bỗổ nhiệm các tộc trưởng, công nhận việc sử

dụng nô gia, nông dân từ phía các dòng họ (clan) Chính quyền địa phương đã giúp cho chính

quyền trung ương tăng cường việc kiểm soát chặt chẽ việc thu thuế, ngăn ngừa tội phạm duy

trì trật tự xã hội, sự biến động dân số Sự hình

thành hệ thống chính quyền địa phương khẳng

định sự tan rã các mối liên hệ chính quyền xã đã tồn tại hàng trăm năm trong các làng quê Nhật Bản

Bên cạnh Cải cách Minh Trị, để chấm đứt

tình trạng cát cứ phong kiến, Thiên hoàng xây dựng một bộ máy trung ương thống nhất - bộ

máy hành chính - quan liêu dựa trên nguyên tắc bình đẳng thứ bậc nhằm tăng cường vai trò kiểm

soát Đứng đầu nhà nước là Thiên hoàng với quyền hành tuyệt đối Dưới Thiên hoàng là Chính phủ gồm các bộ theo kiểu phương Tây,

đảm trách các công việc cụ thể Ngoài ra, Thiên

hoàng lập ra hai Hội đồng cố vấn, không phải

do dân cử, mà do Thiên hoàng bổ nhiệm là

những người thuộc hoàng tộc và các Daimyo

Ở địa phương, cải cách tấn công vào chế độ

phong kiến: thủ tiêu các thái ấp phong kiến và

Trang 8

Hoàng Văn Việt Cải cách - Con đường tiễn hóa của xã hội Nhật Bản

và Fu Phủ) với người đứng đầu phục vụ tận tình

Thiên hoàng và nhận bồng lộc từ nhà nước

Như vậy, trong giai đoạn đầu Thiên hoàng

xây dựng một bộ máy nhà nước “a quân chử”

Bộ máy này nằm trong tay một tập đồn khơng

q 100 người trẻ tuổi

Nội dung của cải cách sau chiến tranh là loại

bó và thủ tiêu các cơ sở kinh tế - xã hội và chính

trị của chủ nghĩa quân phiệt, đồng thời đây nhanh tiến trình dân chủ hóa xã hội, Tháng 11/1946 Quốc hội thông qua Hiến pháp mới và bắt đầu có hiệu lực từ tháng 6 năm 1947, Đấy là Hiến pháp tư sản dân chủ đầu tiên ở Nhật Bắn,

tồn tại đến ngày nay Trong Hiến pháp mới có 6 thay đổi lớn: về vai trò của Thiên hoàng về cơ quan Lập pháp (Quốc hội); và cơ quan Hành

pháp (Chính phủ); về cơ quan Tư pháp; quyền

và trách nhiệm của công dân; về tính tự trị của

chính quyền địa phương

Cải cách chính trị - hành chính là nội dung

quan trọng, ưu tiên hàng đầu qua ba lần cải cách lớn Việc hình thành, xây dựng và củng cố hệ thống quyên lực thống nhất và mạnh mẽ đã đảm bảo cho việc tiến hành các nội dung khác của cải cách một cách thắng lợi

Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, cải cách ruộng đất là vẫn đề cốt lõi của Cải cách Taika

Nội dung của cải cách này là nhằm đảm bảo việc xác lập quyền sở hữu đất đai nhà nước (thực chất

là Thiên hoàng) và thay đổi hình thức bóc lột

nông dân phong kiến - địa tô Chế độ ban điền

thay thế chế độ tư hữu ruộng đất của quý tộc cũ Bây giờ người nông dân được nhận ruộng đất

theo nhân khẩu, nhưng phải nộp thuế, tô sản phẩm và làm lao dịch Theo tước vị, chức vụ, thưởng công giới quý tộc cũng được chia đất với

Kết quả của chính sách ban điền và “'oJoz›ø

hổ” là đã từng bước xóa bỏ các quan hệ sản xuất công xã thị tộc và xác lập những quan hệ sản

xuất nửa phong kiến

Nội dung kinh tế của cải cách Minh Trị bao hàm rộng lớn hơn Vấn đề ưu tiên hàng đầu là cải cách nông thôn nhằm thủ tiêu chế độ lĩnh

canh phong kiến, giải phóng sức lao động và

tháo đỡ rào cản chia cắt thị trường hàng hóa Theo cải cách mới, hệ thống sở hữu đất đai phong kiến Daimyo và Samurai thay thế bằng việc công nhận quyền sở hữu người thực tế sử dụng đất, tức củng cố quyền sở hữu của nông

dân; đất đai được mua bán; quy định hệ thống thuế theo giá trị của đất

Trong công nghiệp, cải cách đã mở ra khả năng rộng rãi tham gia hoạt động doanh nghiệp tư nhân, được chính quyền bảo trợ và khuyến khích pháp lý Hệ thống giao thông đường sắt,

bộ, thủy được đầu tư xây dựng, cải tạo mới Kết

quả là hàng trăm xí nghiệp mới ra đời, các tuyến đường sắt xuất hiện, mọc lên hàng chục xưởng đóng tàu và hình thành các công ty công nghiệp - thương mại lớn nhu Mitsui, Mitsubishi, Furukawa

Trong lĩnh vực ngoại thương, chính quyền

mở một số cảng (Kobe, Osaka) cho tự do bn

bán với nước ngồi; tăng cường mở rộng buôn

bán với các nước trong vùng

Những cải cách kinh tế của chính quyền Minh Trị đã tạo ra những tiền đề cực kỳ to lớn

Trang 9

Hoàng Văn Việt Cải cách - Con đường tiến hóa của xã hội Nhật Bản

tới việc xây dựng một trung tâm kinh tế thế giới mới

Trong nông thôn, chính quyền thông qua đạo luật tháng 10 năm 1946, theo đó nhà nước

“chuéc” lai dat cho nông dân bị địa chủ tước

đoạt trước đó; dành khoản tín dụng cho nông dân canh tác hoặc vay chuộc đất, áp dụng mạnh

mẽ các thành tựu khoa học kỹ thuật Kết quả của chính sách phát triển nông thôn, nông nghiệp là

lần đầu tiên trong thé ky Nhat Bản tự túc về

lương thực; lực lượng lao động ở nông thôn giảm xuống rõ rệt

Về công nghiệp, chính phủ đây mạnh phát

triển các ngành công nghiệp truyền thống (dệt,

luyện thép), đồng thời chú trọng phát triển công

nghiệp kỹ nghệ cao (điện tử, đóng tàu, sản xuất xe hơi)

Trong lĩnh vực ngoại thương, mục tiêu

chính là tăng cường xuất khẩu thu ngoại tệ để

duy trì nhập khẩu Từ cuối những năm 50, chính

phủ khuyến khích việc xuất khẩu tư bản

Đến giữa thập ký 1970, Nhật Bản cơ bản

hoàn thành hiện đại hóa đất nước, trở thành một

trong ba trung tâm kinh tế thế giới tư bản chủ

nghĩa

Lĩnh vực văn hóa - giáo dục là một trong

những nội dung quan trọng của chương trình cải

cách

Khi nắm quyền lực, các cải cách của Kamatari và Nakano Oe chưa đủ thời gian tập trung vào lĩnh vực văn hóa Nhưng có thể khẳng

định, họ là những người đầu tiên tìm cách thực hiện những nguyên tắc của thái tử Shotoku

Những tiền đề văn hóa, văn minh Trung Hoa đã được họ sử dụng Các tư tưởng Phật giáo, Nho giáo được những người khởi xướng cải cách coi

rãi Sự nghiệp truyền bá văn hóa của họ được

các triều vua sau này phát triển mạnh mẽ

Trong thời gian cải cách quá độ lên chủ

nghĩa tư bản, chính quyền Thiên hoàng ý thức

được rằng, muốn làm chủ được kỹ thuật và khoa

học phương Tây phải cải tổ và xây dựng hệ thống giáo dục Nhưng trước hết vẫn duy trì

được các giá trị tỉnh thần truyền thống và các

tiêu chuẩn đạo đức dân tộc

Năm 1870 thành lập Bộ giáo dục và năm 1872 thông qua ổạo luật giáo dục theo đó xây

dựng lại hệ thống giáo dục phố thông và định hướng nghề nghiệp cho thanh niên; tăng cường

kiểm tra chặt chẽ hệ thống giáo dục (việc tổ chức và chương trình học); xây dựng các trường học

vùng, khuyến khích và mở rộng việc cử sinh viên ra nước ngoài học tập, tiếp thu các kinh

nghiệm và kiến thức khoa học - kỹ thuật Cải cách trong giáo dục đã biến Nhật Bản thành một quốc gia châu Á đầu tiên có quần chúng biết đọc, biết viết

Thời kỳ sau chiến tranh, cải cách giáo dục dựa trên cơ sở mở rộng, bình đăng hóa và khai sáng nên giáo dục: loại bỏ những nội dung tuyên truyền chủ nghĩa quân phiệt, chủ nghĩa quốc gia cực đoan, chuyển bớt quyền quản lý từ Bộ giáo

dục cho chính quyền địa phương; thực hiện chế

độ bắt buộc phổ cập từ 6 năm thành 9 năm; thay đổi hình thức giáo dục phát huy tư duy sáng tạo;

thực hiện quyền nam nữ bình đăng

Cải cách quân đội, nâng cao khả năng

quốc phòng và ứng phó chiến tranh được hầu hết

các nhà cải cách quan tâm, chú ý Nội dung cải

cách lực lượng vũ trang trong mỗi thời kỳ khác

Trang 10

Hoàng Văn Việt Cải cách - Con đường tiến hóa của xã hội Nhật Bản người thuộc các gia đình giàu có và gia đình

những người đứng đầu các lãnh tụ địa phương, trang bị các vũ khí mới; khuyến khích các sáng

kiến cải tiến vũ khí

Nếu mục đích Cải cách Taika về quân đội là chống nguy cơ xâm lăng của Trung Quốc sau

chiến tranh xâm lược Triều Tiên thắng lợi năm

663 thì hiện đại hóa quân sự thời Minh Trị mang tính quân phiệt hóa Phương châm của người Nhật lúc ấy là: “Đá? nước giàu là quân đội

mạnh" Chính quyền Thiên hoàng tập trung nỗ

lực vào việc xây dựng các xí nghiệp quân sự, các

cơ sở đóng tàu quân sự - hàng hải, xây dựng các cơ sở phòng thủ bờ biên, thành lập lực lượng vũ trang toàn dân, xây dựng các trường đào tao sĩ quan quân đội, cải tiến việc bổ nhiệm những người lãnh đạo quân sự theo tỉnh thần Nhật, phong cách tổ chức, huấn luyện phương Tây

Thời gian đầu sau chiến tranh, chính quyền

Nhật chú tâm tới việc thủ tiêu và xóa bó nền tảng

vật chất cũng như tỉnh thần của chính quyền

quân phiệt Nhưng trong giai đoạn điều tiết và

tu chỉnh (1948-1950), Chính phủ Yoshida đã

đây nhanh tốc độ xây dựng lực lượng vũ trang

Không thông qua Quốc hội, Chính phủ Yoshida

ra lệnh thành lập lực lượng cảnh sát dự bị với quân số lên đến 75.000 người; tăng cường lực

lượng Bộ chỉ huy cảnh vệ hải quân lên đến 8000 người; tiếp nhận không hạn chế các đơn đặt hàng sản suất vũ khí quân sự cho Mỹ và các nước khác tham chiến ở bán đảo Triều Tiên Sau này, trong thời kỳ phát triển nhanh của nền kinh tế (1952-1973), Chính phủ Nhật Bản không ngừng tiến hành nhiều cải cách trong quân đội nhằm tăng cường khả năng phòng thủ cho đất

`

Hive AAwow XhÄt Xe va all ffea vay €2 X 2 To? na NT:

3 Cải cách là một quá trình phức tạp đòi

hỏi thời gian và kết quả thiếu triệt dé

Bản chất của cải cách là thiếu triệt để Cải

cách do một nhóm đại diện giai cấp thống trị chủ

trương tiến hành, diễn ra trong điều kiện lợi ích giai cấp đối kháng chưa trở nên quyết liệt, cho

nên nhiều nhiệm vụ của cải cách thực hiện hoặc là “zửa vở?” hoặc là bị “lãng quên Sự chống

đối của các nhóm lợi ích bị động chạm từ cải cách dù có gay gắt nhưng không mang tính đối

kháng Vì vậy, cải cách ít (đúng hơn là không thể) tạo ra những khoảnh khắc đột biến cho sự phát triển mà diễn ra chậm chạp, từ từ -

Cải cách Taika đã được chuẩn bị trước đó

khá lâu, bên cạnh Thái tử Shotoku Các nhà cải

cách Taika là những người đầu tiên cố gắng thực

hiện hóa một phần công việc của ông Sau khi

Thiên hoàng Kotoku qua đời, mặc dù các thế lực

quý tộc bảo thủ nổi loạn chống lại cải cách,

nhưng những người chủ trương cải cách vẫn

kiên trì con đường của mình Năm 701, Đạo luật

Taihodio ban hành thời Thiên Hoàng Mommu (697 - 707) đã pháp ly hóa những nội dung của

cải cách Taika Theo đạo luật Taihodio, các quy

định về hành chính, quan chế, thuế, ruộng đất

được bổ sung Có thể nói, với việc ban hành đạo

luật này thì Cải cách Taika mới được coi là hoàn

thành về cơ bản Xã hội Nhật Bản bước vào thời

kỳ của thời đại Nara (710 - 794)

Tương tự, các tiền đề của Cải cách Minh Trị

đã xuất hiện ngay từ trong những năm cuối của thời kỳ chính quyền và dòng họ Tokugawa,

Những điều kiện thuận lợi đã thúc đây nhanh

chóng giới lãnh đạo mới với tư tưởng cách tân

đất nước, mạnh dạn tiễn hành các chương trình

Trang 11

Hoàng Văn Việt Cđi cách - Con đường tiễn hóa của xã hội Nhật Bản

Nhật Bản từ nền quần chủ chuyên chế phong

kiến sang chế độ nửa dân chủ

Cải cách sau chiến tranh ở Nhật Bản mặc dù

gặp vô vàn khó khăn, tốn thất về vật chất lẫn tỉnh

thần do chính giới tỉnh hoa thống trị của họ gây

ra nhưng những kinh nghiệm và cơ sở vận hành

công cuộc đổi mới ở Nhật Bản đã có sẵn Trong bối cảnh quốc tế mới, cuộc tái thiết đất nước và tiến hành hiện đại hóa đất nước Nhật Bản không

còn đơn độc, “tự thân vận động” mà nhận được sự ủng hộ vật chất to lớn và cổ vũ tinh thần mạnh

mẽ của các lực lượng thế giới tư bản chủ nghĩa Thế nhưng cũng phái trải qua thời gian gần 30

năm Nhật Bản mới cơ bản hoàn thành hiện đại hóa Thành tựu mà người Nhật đạt được là rất

ấn tượng Con đường phát triển của Nhật Bản

trải qua đã để lại những bài học kinh nghiệm quý

giá cho các nước đang phát triển Kết luận

Đi tìm những lý do cắt nghĩa cho quá trình tiến hóa của xã hội Nhật Bản như trên trình bày

là rất khó khăn, cần trao đổi và nghiên cứu kỹ

lưỡng nhiều hơn nữa Nhưng rõ ràng, các dấu ấn

của văn hóa chính trị Nhật Bản, như sự sùng bái Thiên hoàng, mối quan hệ patron - clien (bầu

chủ - người phụ thuộc), chủ nghĩa gia trưởng

và nguyên tắc WA (hài hòa)” - đã sắp sẵn trước,

hình thành trong điều kiện tự nhiên, lịch sử và

căn tính tộc người đã để lại rất sâu sắc, thậm chí

chi phối trong các quá trình chính trị ở Nhật Bản, Sự khác biệt căn bản giữa thế giới phương

Đông và phương Tây chính là các con đường

tiến hóa của các xã hội Ở phương Đông, sự phát triển mang tính bước ngoặt của các xã hội không nhất thiết phải bằng các cuộc cách mạng xã hội

Con đường cải cách diễn ra chậm chạp, không

mang lại tức thời những kết quả triệt để, nhưng nó ít mang đến cho xã hội những xáo trộn và đau

đớn

Tài liệu tham khảo

1 Edwin O Reischauer Nhật Bản - câu chuyện vé mot quốc gia, Nxb Thống kê, Hà Nội,

1998

2 R H P Mason và J G Caiger Lịch sứ

Nhật Bản, Nxb Lao động, Hà Nội, 2003

3 Nguyễn Tran Bat Cai cách và sự phát

triển, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, 2005

4 Hoàng Văn Việt Các quan hệ chính trị ở

phương Đông - Lịch sử và hiện tại, Nxb Đại

học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2007

5 Lê Văn Quang Lịch sứ Nhật Bản, Tủ

Sách Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 1996

6 Văn Tạo Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam, Đại học Sư phạm,

Hà Nội, 2006 -

7 LS Vasiliev Lịch sử phương Đông Lập LH Nxb Đại học, Moscow, 1993,

8 Nhat Bản trong thế giới Đông Á và Đông Nam: Á, Nxb Tông hợp TP Hồ Chí Minh, 2003 9 Vũ Dương Ninh (chủ biên) 2007, Phong

trào cải cách ở một số nước Đông Á (giữa thế

ky XIX-dau thé ly) XX) Nxb DHQG HN

10 Kishimoto Koichi, 1997 Politics in

Modern Japan - Development and Orgnization

Tokyo |

11 Đào Trinh Nhất, 2015 Nhật Ban Duy

Tân 30 năm Nxb Thế giới

Ngày đăng: 13/09/2022, 11:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN