1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO

37 4,4K 20
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 447,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC I. Lời mở đầu 1 II.Về cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO 1 1. Xuất khẩu 1 1.1 Giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO 1 1.2 Giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO 7 2. N

Trang 1

I Lời mở đầu

Ngày 7 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viênthứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO Điều này đặt Việt Nam trướcrất nhiều cơ hội và thách thức không nhỏ Sự kiện này cũng kết thúc lộ trìnhhơn 11 năm kiên trì theo đuổi các vòng đàm phán với hơn 28 nước thành viênWTO của nước ta Cùng với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã có được nhữnglợi ích vô cùng to lớn, đặc biệt là ở khía cạnh mở rộng khả năng tiếp cận thịtrường cho hang hoá xuất nhập khẩu Xuất khẩu của Việt Nam sẽ không bị bóhẹp trong các hiệp định song phương và khu vực mà sẽ có thị trường toàn cầu.Các doanh nghiệp và hàng hóa của ta sẽ không bị phân biệt đối xử so vớidoanh nghiệp và hàng hóa của các nước khác theo điều kiện đối xử tối huệquốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) Hơn nữa, việc giảm bớt hàng ràothương mại cho phép thương mại tǎng trưởng, góp phần làm tǎng trưởng kinh

tế nói chung Nhất là đối với Việt Nam hiện nay, xuất khẩu chiếm tới gần 50%GDP, nên việc đẩy mạnh xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với phát triểnkinh tế Đặc biệt, kể từ khi gia nhập WTO, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu nước

ta đã có những thay đổi đáng kể

II.Về cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO

1 Xuất khẩu

1.1 Giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO

Về qui mô và tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá hàng năm thời kỳ1990-1999 đạt 20%; 2000-2006 là 19,3%, được xếp vào mức cao nhất khuvực, chỉ đứng sau Trung Quốc Từ chỗ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng thunhập quốc dân (24% GDP năm 1991), đến nay xuất khẩu đã chiếm 64,9%,

Trang 2

đứng thứ 5 so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, thứ 6 ở châu Á, thứ 8trên thế giới Nếu như năm 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉđạt xấp xỉ 14,5 tỉ USD, thì năm 2006 đã đạt 39,6 tỉ USD, gấp 2,7 lần năm

2000, đứng thứ 6/11 nước khu vực Đông Nam Á, 39/165 nước và vùng lãnhthổ trên thế giới Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân đầu người năm

2006 gấp 2,5 lần so với năm 2000, tăng 20,7% so với năm 2005, đứng thứ 6trong khu vực, thứ 25 ở châu Á, thứ 92 trên thế giới Hệ số giữa tốc độ tăngkim ngạch xuất khẩu hàng hoá với tốc độ tăng GDP đạt hơn 2,7 lần

Trang 3

lượng hàng hóa xuất khẩu tăng thể hiện quy mô sản xuất đã được mở rộng, là yếu

tố giúp duy trì nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu một cách bền vững

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu ba năm gần đây (%)

Tỷ trọng(%)

KN (triệuUSD)

Tỷ trọng(%)

Năm 2004 6,327.0 1,973.4 31.2 4,353.6 68.8

Năm 2005 5,730 3,294.1 57.5 2,436.2 42.5

Năm 2006 7,163.3 2,941.0 41.1 4,222.3 58.9

Nguồn: Bộ Thương mại

Trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2006, xuất khẩu đã trở thành nhân tốquan trọng và là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế Nhìn chung, nền kinh

tế quốc dân đã được định vị theo hướng xuất khẩu và độ mở cửa là tương đốirộng

Về chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu

Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam trong 15 năm gần đây đã có sự thay đổitheo hướng tích cực Tỷ trọng nhóm hàng nông - lâm - thủy sản đã giảm từ 52,2%năm 1990 xuống còn khoảng 20,5% năm 2006 Tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàngcông nghiệp và thủ công mỹ nghệ tương đối ổn định: 33,9% năm 2001; 40,4%năm 2004 và 39,0% năm 2006 Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản cũng

Trang 4

dao động trong khoảng từ 21,6 % năm 2001 đến 24,7% năm 2005 và 23,4% năm

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Bộ Thương mại 2005, 2006

Để thấy rõ hơn sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, có thể quan sát cơcấu của hàng xuất khẩu chế biến Theo cách phân tích này hàng xuất khẩu chếbiến được chia thành 3 nhóm chính: (i) Ngành chế biến dựa vào nguồn tàinguyên; (ii) Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng nhiều lao động và sản xuấtcác cấu kiện, công nghệ trung bình; (iii) Các ngành công nghệ cao, sử dụng nhiềuvốn (xem bảng 3)

Bảng 3: Sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu sản phẩm chế biến thời kỳ 1985 - 2004

1995 2000

- 2005

2000-1 Ngành chế biến

dựa vào nguồn tài

Trang 5

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, năm 2005

Trong điều kiện lợi thế về các yếu tố tự nhiên và lao động rẻ đang ngàycàng giảm dần và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, thì sự chậm thay đổi cơcấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng dần tỷ trọng hàng công nghệ cao sử dụngnhiều vốn là một hạn chế lớn đối với tăng trưởng xuất khẩu của nước ta Trongdài hạn, sự chậm trễ này sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm sức cạnhtranh và cải thiện cán cân thanh toán

Nếu phân tích cơ cấu xuất khẩu của nước ta có tính đến cả mức độ giá trịtăng thêm, có thể thấy, tỷ trọng các mặt hàng tinh chế có giá trị gia tăng rất thấp,chỉ chiếm gần 30% (năm 2006)

Nhìn chung, cơ cấu xuất khẩu mặc dù đã có sự chuyển biến song tốc độcòn chậm Tỷ trọng hàng xuất khẩu chế biến (công nghiệp nhẹ và tiểu thủ côngnghiệp) còn quá khiêm tốn, trong khi hàng sơ chế và khoáng sản vẫn còn chiếm

tỷ trọng lớn Sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, nhìn chung, chưa thật bền vững,

Trang 6

còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro Cơ cấu xuất khẩu là một trong những hạn chế

lớn nhất của nền kinh tế Nếu không tăng nhanh tỷ trọng các mặt hàng chế biến,

xét về dài hạn, tăng trưởng xuất khẩu sẽ khó có thể tiếp tục đà tăng cao như hiệnnay

Theo đánh giá của các chuyên gia, Việt Nam đang ở điểm xuất phát củaMa-lai-xia, In-đô-nê-xi-a và Thái Lan trong thời kỳ cuối thập kỷ 70 thế kỷ XX.Nói cách khác, đằng sau những con số thể hiện sự tăng trưởng trung bình khá ấntượng của xuất khẩu trong thời kỳ 1991-2004, có thể nhận thấy rằng, xuất khẩucủa Việt Nam trong hơn một thập kỷ vừa qua vẫn chưa có những sự thay đổi vềchất Xuất khẩu mới chỉ dừng ở chỗ khai thác lợi thế so sánh sẵn có về tài nguyên

và lao động rẻ, chưa khai thác lợi thế về công nghệ và vốn của quá trình tự do hoá

thương mại thế giới Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hoá, hiện

đại hoá, hội nhập kinh tế và chứa đựng nhiều rủi ro khác như ổn định kinh tế vĩ

mô, vì cán cân thương mại trong dài hạn sẽ khó được cải thiện

Về cơ cấu xuất khẩu phân theo thành phần kinh tế

Có thể thấy một điểm tích cực là trước đây, tốc độ tăng kim ngạch xuấtkhẩu của khu vực FDI thường cao gấp 1,5 - 2 lần khu vực doanh nghiệp 100%vốn trong nước, song năm 2006, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của hai khu vựcnày (20,5 và 23,2%) Đây là kết quả của quá trình đầu tư chiều sâu, đổi mới công

nghệ của khu vực doanh nghiệp trong nước Tuy nhiên, nếu không có những bước

đột phá cải cách rộng lớn và quyết liệt (nhất là đối với doanh nghiệp nhà nước)

thì tăng trưởng xuất khẩu của ta sẽ rất khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh các nướctrong khu vực đang tích cực đẩy nhanh quá trình cải cách để thu hút vốn nước

ngoài (xem bảng 4).

Trang 7

Bảng 4: Cơ cấu xuất khẩu phân theo thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu

Nguồn: Số liệu của Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại

Về cơ cấu thị trường xuất khẩu

Đến năm 2006, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng đến

220 nước và vùng lãnh thổ Từ chỗ chúng ta phải lệ thuộc hoàn toàn vào khu vựcthị trường Đông Âu và Liên xô (cũ), từ năm 1991 đến nay, thị trường ngày càngđược mở rộng từ ASEAN đến châu Á, châu Âu và châu Mỹ, châu Phi Nếu như

từ năm 2000 trở về trước thị trường xuất khẩu thị trường chủ yếu của nước ta chủyếu ở khu vực châu Á, thì từ 2001 đến nay, thị trường đã được đa dạng hoá

Trang 8

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường châu Mỹ tăng đều trong 3năm qua (từ 21,3% năm 2004 lên 23,2% năm 2006) Thị trường Hoa Kỳ vẫn làđối tác chính của Việt Nam về xuất khẩu với kim ngạch 8 tỉ USD, chiếm tỷ trọng86,8%, các nước khác chỉ chiếm 13,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoásang thị trường châu Mỹ

Trong khi đó, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn đối với xuất khẩu giày dépnhưng thị trường châu Âu vẫn duy trì được tỷ trọng 19-20% trong tổng kim ngạchxuất khẩu của cả nước từ năm 2004 đến nay Các nước EU chiếm tỷ trọng 89,2%kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Âu (6,81 tỉ USD), tăng23,5% so với cùng kỳ năm 2005

Riêng châu Á, kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng rất lớn so với các châulục khác, bởi đây là thị trường lớn nhất từ trước tới nay Ngoài ra, việc số liệuthống kê về xuất khẩu vào châu Đại Dương được tính gộp vào châu Á (kể từ nămnay) đã làm tăng thêm tỷ trọng của khu vực này (châu Đại Dương chiếm tỷ trọng8,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước) Trong đó, khu vực Đông Bắc

Á chiếm tỷ trọng 51,8%, đạt kim ngạch 10,79 tỉ USD; khu vực Đông Nam Áchiếm tỷ trọng 31,5%, đạt kim ngạch 6,56 tỉ USD; châu Đại Dương chiếm tỷtrọng 15,87%, đạt kim ngạch 3,3 tỉ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu hànghoá sang thị trường châu Á (xem bảng 5)

Bảng 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu (%)

Khu vực thị

trường

Trang 9

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ Thương mại

Tóm lại, có thể nói mặc dù cơ cấu xuất khẩu đã có sự thay đổi theo hướngtích cực, nhưng tốc độ chuyển dịch theo hướng đáp ứng yêu cầu biến đổi của thịtrường và xu thế thế giới diễn ra còn chậm, tỷ trọng hàng thô, sơ chế vẫn còn cao

Tỷ trọng nhóm hàng chế biến công nghệ cao còn quá nhỏ bé Những mặt hàng cótốc độ tăng trưởng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn đều là những mặt hàng hoặc làhạn chế về các yếu tố cơ cấu như năng suất, diện tích, khả năng khai thác (nhómnông, thuỷ sản và khoáng sản) hoặc là phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ vànguyên liệu nhập từ bên ngoài, do đó giá trị gia tăng thấp (giày da và dệt may)

Những biểu hiện nêu trên chứng tỏ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung

và cơ cấu xuất khẩu nói riêng còn chưa vững chắc Vấn đề cơ cấu kinh tế sẽ cònchứa đựng nhiều nguy cơ làm chậm quá trình tăng trưởng

Trong những năm trên, quá trình chuyển dịch cơ cấu thị trường ở nước tadiễn ra tương đối tốt Tuy nhiên, sự chuyển dịch này chưa được định hướng trênmột tầm nhìn dài hạn (chủ yếu mới chỉ là sự thích ứng với thay đổi của tình hình)nên đã bộc lộ những điểm yếu

Trang 10

Việc tập trung quá lớn vào một số thị trường đã làm suy giảm khả năngthực hiện mục tiêu mở rộng thị trường mới, dẫn tới nguy cơ tự chúng ta đánh mấtthị trường, khó có thể phát triển bền vững và duy trì tốc độ tăng trưởng cao trongdài hạn.

Với tỷ trọng nhóm hàng xuất khẩu chế biến hạn chế và chậm thay đổi nhưhiện nay, việc tăng trưởng xuất khẩu để cải thiện cán cân thương mại trong ngắnhạn là rất hạn chế Bởi vì không thể tăng trưởng dựa vào các mặt hàng hạn chế vềnăng suất, khả năng khai thác, đánh bắt và phụ thuộc quá nhiều vào nguồnnguyên liệu nước ngoài

Với giá trị gia tăng thấp như hiện nay, nếu không cải thiện năng lực cạnhtranh, chủ động nguồn nguyên liệu, trình độ công nghệ (còn thấp, lạc hậu với khuvực 1-2 thế hệ; với các nước tiên tiến 2-3 thế hệ), chất lượng lao động, giảm chiphí trung gian thì rất khó có thể tạo ra được những đột phá nâng cao chất lượngxuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại

1.2 Giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu

Theo đánh giá của Vụ xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại, trong giai đoạn2006-2010, cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ có những điểm thay đổi tập trung

ở 3 xu hướng chuyển dịch và tăng trưởng của các nhóm hàng xuất khẩu

Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nhóm hàng nguyên, nhiên liệu

sẽ giảm dần do tác động của sự sụt giảm khối lượng xuất khẩu dầu thô và than đákéo theo kế hoạch đã được đề ra trong những năm tiếp theo, đặc biệt là kể từ năm

2009, khi Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất bắt đầu đi vào hoạt động và sẽ tăng

sử dụng nguồn nguyên liệu dầu thô trong nước

Trang 11

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng của nhóm hàng nông, lâm, thủy sản dự báo sẽtăng dần nhưng với biên độ thấp do gặp phải nhiều hạn chế về khả năng mở rộngquy mô nuôi, trồng và chủ yếu phải dựa vào việc gia tăng hàm lượng chế biến đểnâng cao giá trị xuất khẩu

Thứ ba, xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ sẽ cókhả năng tăng mạnh do có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất Đặc biệt, xuhướng này càng mang tính khả thi có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽbắt đầu đi vào hoạt động trong giai đoạn này

Vì vậy ngay từ đầu năm 2007, cần tập trung đầu tư vào các nhóm hàngcông nghiệp để mở rộng sản xuất, khai thác thêm những mặt hàng mới, thị trườngmới và đổi mới công nghệ chế biến, nâng cao giá trị gia tăng của nhóm hàng nôngsản

Nhóm hàng xuất khẩu mới cũng cần được chú trọng, bao gồm các sảnphẩm công nghiệp đóng tàu, thép và các sản phẩm từ gang thép, máy biến thế vàđộng cơ điện, giấy bìa và các sản phẩm từ giấy bìa, túi xách,ô dù, hóa chất, hóa

mỹ phẩm hàng được đánh giá là rất có tiềm năng phát triển trong tương lai

Tình hình thay đổi trong cơ cấu hàng xuất khẩu

Năm 2007, có 10 mặt hàng xuất khẩu đạt từ 1 tỉ USD trở lên và đã có sựphân hoá rõ rệt: 4 mặt hàng bứt phá mạnh hơn đạt trên 3 tỉ USD, 2 mặt hàng đạttrên 2 tỉ USD Việc bãi bỏ hạn ngạch xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ đầu năm

2007 và các biện pháp điều hành chủ động của nước ta phù hợp với bối cảnh bịHoa Kỳ áp đặt Chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam, đãlàm cho các doanh nghiệp trong nước yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất, doanhnghiệp nước ngoài tin tưởng ký hợp đồng, nhờ vậy xuất khẩu dệt may vẫn tăngđều, trong đó riêng vào thị trường Hoa Kỳ tăng 27% Đây là năm thứ hai liên tiếp,

Trang 12

hàng dệt may đứng thứ nhì sau dầu thô, thậm chí đã có lúc “bỏ qua” dầu thô,đứng đầu các mặt hàng xuất khẩu Cũng nhờ giải quyết được những khó khăn vềnguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm gỗ vào các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU,Nhật đều tăng từ 12 đến 28% so với cùng kỳ năm 2006, đứng thứ 5 trong danhsách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực Đồ gỗ đã có mặt tại các thị trường của 120nền kinh tế, vượt Thái Lan và In-đô-nê-xia để cùng với Ma-lai-xia đứng đầu vềxuất khẩu mặt hàng này ở Đông Nam Á Xuất khẩu than đá vào các thị trườngchính tăng 22%, nổi bật là Trung Quốc (chiếm 80% lượng than xuất khẩu), đây làmặt hàng đầu tiên về đích kế hoạch năm ngay từ 6 tháng đầu năm.

Do mất cân đối gay gắt cung - cầu về gạo trên thị trường thế giới, trongkhi chất lượng gạo của ta được cải thiện nhờ tiến bộ trong gieo trồng, bảo quản vàxay sát, nên chỉ 11 tháng đầu năm đã đạt mục tiêu xuất khẩu năm Lần đầu tiêngạo xuất khẩu của Việt Nam vươn lên ngang giá với gạo Thái Lan, thậm chí cóchủng loại còn trúng thầu với giá cao hơn Gạo Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn

70 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản - là những thị trường

có yêu cầu khắt khe

Cà phê xuất khẩu cũng gặp thuận lợi về thị trường, giá tăng từ 800 đến

1000 USD/tấn, nên đây là năm đầu tiên kim ngạch cà phê vượt gạo Dù ảnhhưởng của bão lụt khiến đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại, song trên toàncục, bức tranh xuất khẩu thuỷ sản vẫn sáng sủa, vì đã tạo được chỗ đứng trên thịtrường của EU, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông , có giá cao và năng lựcchế biến tăng Xuất khẩu hạt điều tiếp tục khẳng định ngôi vị cao nhất, có mặttrên 40 thị trường, trong đó lượng cung vào Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản

và Trung Đông đều tăng, riêng thị trường Hoa Kỳ tăng tới 33%, giá cũng tănghơn khoảng 190 USD/tấn Từ chỗ chúng ta chỉ chế biến từ hạt điều thô thu gomnội địa, nay phải nhập khẩu thêm hạt điều thô để chế xuất cho đủ công suất cácdây chuyền chế biến và còn xuất khẩu cả công nghệ chế biến hạt điều, nên càng

Trang 13

làm cho hình ảnh mặt hàng này thêm ấn tượng Thêm nữa, 100 nghìn tấn hạt tiêuxuất khẩu (chiếm hơn 50% thị phần toàn cầu) đã duy trì vị trí số 1 của Việt Nam

về xuất khẩu mặt hàng này

Năm 2007 là năm đầu tiên khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước

có mức tăng trưởng hiếm thấy, tăng 23,1%, vì trước đây, mức tăng trưởng củakhối này thường thấp hơn mức tăng trưởng chung và khối doanh nghiệp có vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tuy vậy các doanh nghiệp có vốn FDI vẫnchiếm tỷ trọng 58,6% tổng kim ngạch xuất khẩu

Nhóm các địa phương là các trung tâm kinh tế lớn vẫn tiếp tục dẫn đầu.Bình Dương vượt qua 5 tỉ USD, tăng 27,5% so với năm 2006 Hà Nội vượt 4 tỉUSD Hải Phòng trong 11 tháng đã đạt 1 tỉ USD Thành phố Hồ Chí Minh tiếptục giữ vị trí hàng đầu, với tổng kim ngạch (không kể dầu thô) trên 6 tỉ USD.Cũng có địa phương chưa đạt mục tiêu, song do kim ngạch nhỏ nên không làmảnh hưởng đến mức tăng trưởng cao của cả nước

Chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có trị giá lớn, công nghệcao đang được triển khai với tín hiệu tốt Lần đầu tiên chúng ta xuất khẩuđượcthiết bị lò hơi cho Tập đoàn TKZ của Nga để bạn lắp ráp Nhà máy Điện tại Ấn

Độ Công ty dịch vụ cơ khí hàng hải cũng hạ thủy tại cảng Vũng Tầu dàn khoankhai thác dầu khí xuất khẩu sang Ma-lai-xia

Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức: Hàng trăm hội trợtriển lãm với quy mô khác nhau đã diễn ra ở trong và ngoài nước, trong đó có cáchội chợ có tiếng về đồ gỗ ở Hoa Kỳ, thủy sản ở châu Âu và hội chợ Trung Quốc -SEAN (CAEXPO) lần thứ 4 tại Nam Ninh, Trung Quốc; nhiều lượt đoàn cán bộ

đi khảo sát các thị trường trọng điểm, tiềm năng, thị trường xa, láng giềng, tiếptục khôi phục thị trường truyền thống Nga, Đông Âu; nhiều doanh nghiệp tháptùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong những chuyến thăm nước ngoàihoặc tham gia hoạt động trong những “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” tổ chức tại

Trang 14

Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ…đã ký kết được nhiều hợp đồng, bản ghi nhớ trị giáhàng tỉ USD Các hoạt động đó góp phần quảng bá tiềm năng kinh tế - thươngmại Việt Nam; gương mặt mới về xuất khẩu của Việt Nam, nhất là thương hiệuquốc gia; giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, nắm bắtđược nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, trên cơ sở đó tổ chức sản xuất, kinhdoanh; giúp các nhà quản lý học tập kinh nghiệm, mở rộng tầm nhìn.

2 Nhập khẩu 2.1 Giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO

Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân giai đoạn 1991 - 2000 là 17,5%,giai đoạn 2001 - 2006 là 19% Nếu năm 1995 kim ngạch là 8,155 tỉ USD, năm

2000 và 2004 con số đó tương ứng là 15,637 và 31,969 tỉ USD, thì năm 2005 và

2006 đã đạt tới con số 36,978 và 44,410 tỉ USD Nhìn chung tăng trưởng nhậpkhẩu của nước ta không ổn định qua các thời kỳ Bởi vì nó còn phụ thuộc vào tìnhhình kinh tế thế giới và khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài của nước ta Giaiđoạn 1993 - 1996 tốc độ tăng trưởng nhập khẩu đạt con số kỷ lục, có năm đạt tới54,4% (năm 1993), sau đó giảm sút do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền

tệ châu Á, phục hồi ở mức cao năm 2000 (33,2%), từ năm 2001 đến nay tươngđổi ổn định ở mức trên 20%

Nhập siêu của nước ta gia tăng khá nhanh, năm 2000 là 1.153,8 triệuUSD, năm 2003 là 5.106,5 triệu USD và năm 2004 là 5.483,8 triệu USD Hai năm

2005 và 2006, con số đó tương ứng là 4.536,1 và 4.805,0 triệu USD So với năm

2005, nhập khẩu năm 2006 tăng ở tất cả các thị trường Mặc dù giá trị nhập siêu

Trang 15

có tăng nhẹ so với dự báo từ đầu năm, nhưng tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạchxuất khẩu chỉ là 12,1%, thấp hơn so với 15,6% của năm 2005.

Giai đoạn 2001-2006, nước ta đẩy mạnh hội nhập và công nghiệp hoá, hiệnđại hoá, trong ngắn hạn xuất khẩu chưa thể tăng kịp so với nhập khẩu Tuy nhiên,một điều đáng lưu ý là trong quý I năm 2007, tốc độ tăng của nhập khẩu cao gầngấp đôi tốc độ tăng của xuất khẩu (33,6% so với 17,9%) và nhập siêu mới chỉtrong một quý đó lên đến 1.315 triệu USD

Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Xét theo cơ cấu nhóm hàng, cơ cấu nhập khẩu có sự biến động giữa hainhóm hàng tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng Nhập khẩu hàng tiêu dùng có

xu hướng giảm nhanh Trước năm 1995, tỷ trọng nhóm hàng nhập khẩu tiêu dùngdao động trong khoảng 13% - 15% Từ năm 1996 đến nay, tỷ lệ này đã giảmxuống đáng kể và ổn định ở mức 7% - 8% Xét trong cả giai đoạn từ 2000-2006,hàng tiêu dùng nhập khẩu chiếm tỷ trọng bình quân 7% - 11% Điều này đã thểhiện đúng định hướng nhập khẩu của nước ta là: giảm tỷ trọng hàng nhập khẩuphục vụ tiêu dùng, tăng tỷ trọng hàng nhập khẩu là máy móc thiết bị, nguyên vậtliệu cho sản xuất, đồng thời cũng phản ánh xu hướng: nhập khẩu đã góp phần

phát triển sản xuất trong nước theo hướng thay thế nhập khẩu hàng tiêu dùng.

Tỷ trọng nhóm hàng nhập khẩu là tư liệu sản xuất từ năm 1996 đến naytương đối ổn định, dao động từ 91 - 93% Trong nhóm hàng tư liệu sản xuất,nhóm máy móc thiết bị, động cơ, phụ tùng và nguyên, nhiên vật liệu chiếm tỷtrọng tương đối ổn định, ít có thay đổi lớn Tuy vậy, nguyên, nhiên vật liệu tronggiai đoạn 2000 - 2006 vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng giá trị nhập khẩu(63,2% - 76,5%)

Trang 16

Bảng 1: Nhập khẩu phân theo nhóm hàng (%)

Trang 17

hàng nguyên nhiên vật liệu tăng khá Xăng dầu, nguyên phụ liệu may mặc, dagiầy, phân bón và sắt thép vẫn là những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớnnhất Bên cạnh đó, nhập khẩu các mặt hàng phân bón, xe máy có xu hướng chữnglại, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu ô tô những năm gần đây tăng khá nhanh

So với các nước đang phát triển trong khu vực tỷ lệ nhập khẩu máy móc thiết bị của họ thường chiếm 30% - 40% tổng kim ngạch nhập khẩu thì tỷ trọngnhập khẩu máy móc ở Việt Nam như vừa qua vẫn còn thấp Điều này cho thấy

-việc Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp nước ta vào hàng rất thấp về đổi mới công

nghệ và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế là điều dễ hiểu

Nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng cao, đồng thời tỷ trọngnhập khẩu máy móc thiết bị khá nhỏ bé và hầu như không được cải thiện trongkhoảng thời gian dài (1996-2006) cho thấy xuất khẩu nước ta quá phụ thuộc vàonguyên liệu nước ngoài và công nghệ chậm được thay đổi và mở rộng Điều nàycho thấy sự phát triển yếu kém của ngành công nghiệp phụ trợ cũng như sản xuấtthay thế nhập khẩu, sự yếu kém về khả năng cạnh tranh của nền kinh tế xét theonăng suất nhân tố tổng hợp (TFP)(1) Do đó nếu không đổi mới công nghệ, việcnhập khẩu các sản phẩm trung gian sẽ không cải thiện được giá trị gia tăng củahàng xuất khẩu Điều này sẽ hạn chế việc cải thiện cán cân thương mại trong dàihạn

Bảng 2: Nhập khẩu bình quân năm của 10 mặt hàng chủ yếu giai đoạn 1996 - 2000 và 2001- 2006

Trang 18

Về cơ cấu thị trường nhập khẩu

Đến hết năm 2006, thị trường nhập khẩu của Việt Nam đã được mở rộngtới 170 nước và vùng lãnh thổ Châu Á là thị trường có kim ngạch nhập khẩu caonhất, đạt trên 35,84 tỉ USD, tăng 42,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng80,7% kim ngạch nhập khẩu của các thị trường Trong đó, khu vực Đông - Nam

Á đạt kim ngạch 10,85 tỉ USD, tăng 39,7% so với cùng kỳ năm 2005

Châu Âu là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ hai với gần 5,44

tỉ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 12,2% kim ngạchnhập khẩu của các thị trường Trong đó, các nước EU ( gồm 25 nước thành viên)đạt kim ngạch 3,72 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước

Ngày đăng: 30/11/2012, 09:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu ba năm gần đây (%) - cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Bảng 1 Kim ngạch xuất khẩu ba năm gần đây (%) (Trang 3)
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu ba năm gần đây (%) - cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Bảng 1 Kim ngạch xuất khẩu ba năm gần đây (%) (Trang 3)
Bảng 3: Sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu sản phẩm chế biến thời kỳ 1985 -2004 - cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Bảng 3 Sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu sản phẩm chế biến thời kỳ 1985 -2004 (Trang 4)
Bảng 3: Sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu sản phẩm chế biến thời kỳ 1985 - 2004 - cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Bảng 3 Sự thay đổi cơ cấu xuất khẩu sản phẩm chế biến thời kỳ 1985 - 2004 (Trang 4)
Bảng 4: Cơ cấu xuất khẩu phân theo thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu - cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Bảng 4 Cơ cấu xuất khẩu phân theo thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu (Trang 6)
Bảng 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu (%) - cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Bảng 5 Cơ cấu thị trường xuất khẩu (%) (Trang 8)
Bảng 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu (%) - cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Bảng 5 Cơ cấu thị trường xuất khẩu (%) (Trang 8)
Bảng 1: Nhập khẩu phân theo nhóm hàng (%) Năm - cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Bảng 1 Nhập khẩu phân theo nhóm hàng (%) Năm (Trang 15)
Bảng 1: Nhập khẩu phân theo nhóm hàng (%) Năm - cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Bảng 1 Nhập khẩu phân theo nhóm hàng (%) Năm (Trang 15)
Quy mô và tốc độ tăng của từng khu vực thị trường có thể thấy qua bảng sau: - cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO
uy mô và tốc độ tăng của từng khu vực thị trường có thể thấy qua bảng sau: (Trang 18)
Bảng 3: Tỷ trọng một số thị trường nhập khẩu chủ yếu, giai đoạn 1996 - 2006  (%) - cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Bảng 3 Tỷ trọng một số thị trường nhập khẩu chủ yếu, giai đoạn 1996 - 2006 (%) (Trang 18)
Bảng 5: Cơ cấu nhập khẩu phân theo thành phần kinh tế, 1995-2006 - cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Bảng 5 Cơ cấu nhập khẩu phân theo thành phần kinh tế, 1995-2006 (Trang 20)
Bảng 5: Cơ cấu nhập khẩu phân theo thành phần kinh tế, 1995-2006 - cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Bảng 5 Cơ cấu nhập khẩu phân theo thành phần kinh tế, 1995-2006 (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w