1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TINH HIEU QUA NGHI LE LEN DONG

11 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 3,7 MB

Nội dung

Trang 1

KHOA HỌC XÃ HỘI MIỄN TRUNG

VIEN KHOA HOC XA HOI VUNG TRUNG BO, VIEN HAN LAM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Tap chi ra 2 thang 1 ky S6 02 nam 2017 NAM THU MUOI ISSN 1859 — 2635

MUC LUC Trang

TONG BIEN TAP KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

TS Bùi Đức Hùng

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

TS Bùi Đức Hùng (Chủ tịch)

GS5.TS Nguyễn Quang Thuan

GS.TS Pham Van Duc GS TS Đỗ Hoài Nam GS.TS Nguyễn Chí Bền GS.TS Nguyễn Xuân Kính GS.TS Trần Thọ Đạt GS.TS Nguyễn Xuân Thắng G5 TS Vũ Băng Tâm GS TS Tran Dang Xuyén GS.TS Eric Iksoon Im TS Hoàng Hồng Hiệp Biên tập - Trị sự Ngô Thị Thu Hương Trần Thị Thu Hiền Lê Thị Vân Tòa soạn - Trị sự Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa,

phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng Điện thoại: (0236) 3962520 (0236) 3962510 Website: http://khxhmientrung.com Email: tckhxhmientrung@gmail.com mientrungtc@yahoo.com.vn

m Ngô Trần Xuất - Xu hướng của đầu tư trực tiếp nước ngoài và giải pháp để thu hút vào vùng kinh

tế trọng điểm miễn Trung

= Nguyễn Thị Thanh Ngân, Trương Thị Lan Hương, Lê Thị Nhuấn - Đánh giá thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch vùng Duyên hải NamTrung Bộ

= Phạm Đi, Nguyễn Văn Cừ - Bàn về mối quan hệ

giữa Nhà nước và thị trường trong thê chê kinh

tê thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

„ Lê Văn Phục, Văn Nam Thắng - Một số giải pháp nhăm phát huy dân chủ, xây dựng đại đoàn kêt dân tộc trong quản lý nhà nước về tôn giáo ở tinh Quang Binh hiện nay

VAN HOA - LICH SU’ DIA LY - MOL TRUONG

» Tran Hạnh Minh Phương - Buôn làng người Gia Rai ngày nay (Nghiên cứu trường hợp làng Greo

Pết, xã Dun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai)

=m Nguyễn Thị Thanh Xuyên - Phân tích tính hiệu

quả của nghỉ lễ lên đồng trong đời sống của các

ông/bà đồng tại thành phố Nha Trang

m Nguyễn Thị Hồng Hiền, Lê Thu Huyền - Cơ sở

thờ tự và những giá trị văn hóa trong tín ngưỡng liên quan đến nghề nghiệp của người Việt (Nghiên

cứu trường hợp tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng

Nam)

= Ngô Thị Thu Hương - Tình hình nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp hiện nay

TOM TAT TIENG ANH

Giấy phép xuất ban số 104/GP - BTTTT cấp ngày 22 tháng 4 năm 2013

Trang 2

SOCIAL SCIENCES OF THE CENTRAL REGION INSTITUTE OF SOCIAL SCIENCES OF THE CENTRAL REGION, VIETNAM ACADEMY OF SOCIAL SCIENCES Bimonthly Review No 02, 2017 The 10 Year ISSN 1859 — 2635 CONTENTS Page

EDITOR-IN-CHIEF SOCIO - ECONOMIC — POLITIC ISSUES Dr Bui Duc Hung * Ngo Tran Xuat - Trends In forelgn direct

9 investment and solutions to attracting investment to Central Viet Nam key economic

EDITORIALBOARD zones 3

Dr.BuiDuc Hung Nguyen Thi Thanh Ngan, Truong Thi Lan

Prof.Dr Nguyen QuangThuan Huong, Le Thi Nhuan - Assessment of real ProfDr Pham Van Duc Situations and orientation of exploiting tourism

ProfDr Do HoaiNam sources in South Central Coast 12 “ m Pham Di, Nguyen Van Cu - On the relationship

_ Nguyen Chỉ Pel between the State of Viet Nam and market in the

Prof.Dr Nguyen Xuan Kinh — ocialist- oriented market economy 25 ProlDY Tran Tho Dat m Le Van Phuc, Van Nam Thang - Solutions to

Prof.Dr Nguyen Xuan Thang promoting democracy, building national great Prof.Dr VuBangTam _ solidarity in state management of religions in

Prof.Dr Tran Dang Xuyen Quang Binh province 32

Prof.Dr Eric ksoon Im

Dr Hoang Hong Hiep CULTURE — HISTORY

GEOGRAPHY - ENVIRONMENT a Tran Hanh Minh Phuong - Gia Rai ethnic Editorial- Organization minority villages nowadays (A case study of

NgoThiThuHuong reo Pet village, Dun commune, Chu Se district,

Tran ThiThu Hien G14 Lai province) 41

LeThiVan = Nguyen Thi Thanh Xuyen - Analyses of

effectiveness of spirit mediumship rituals in 56 Editorial Off mediums’ lives in Nha Trang

- a" hi “4 m Nguyen Thi Hong Hien, Le Thu Huyen Nam Ky Khoi Nghia st, - Religious places of worship relating to

Hoa Quy ward, Ngu Hanh Sondist, Vietnamese people’s occupations and cultural

DaNangcity values (A case study of Hoi An city, Quang Nam 65 Tel: + (84-0236).3962520 Province)

+ (84-0236).3962510 = Ngo Thi Thu Huong - Some studies on 72

Website: http://khxhmientrung.com professional jargon today

ABSTRACT 78

Trang 3

56 NGUYEN THI THANH XUYEN

PHAN TÍCH TÍNH HIEU QUA CUA NGHI LE LEN BONG

TRONG DOI SONG CUA CAC ONG/BA DONG

TAI THANH PHO NHA TRANG

Dat van dé

ự chủ động của các cá nhân trong việc

Sốn kiếm quyền lực bằng cách sở hữu một số loại vốn biểu trưng thuộc một

trường nào đó trong không gian xã hội là

vấn đề đã được bàn luận trong khái niệm về

trường (field) và tập tính (habitus) của Pierre

Bourdieu Khi đặt vấn đề này trong các tôn giáo theo trật tự và hệ thống với các định chế sẽ thấy rất rõ sự khác biệt giữa những người trực tiếp quản lý cơ sở tôn giáo và các tín đồ về mặt quyền lực Tuy nhiên, đối với các tôn

giáo thiếu hẳn một hệ thống các định chế

chặt chẽ, chẳng hạn trong tôn giáo phiếm

thần và các hình thức tín ngưỡng của các cư dân Á Đông thì vấn đề về “trường tôn giáo”

có thể được ứng dụng để làm sáng tỏ cơ chế

vận hành của chúng hay không? Dù vậy có

thể mở rộng khái niệm “trường - field” trong nghiên cứu tôn giáo thuộc bối cảnh đương đại, nhất là trong đời sống của các tín đồ,

đặc biệt là các ông/bà đồng, những người đã

góp phần tạo nên diện mạo của tôn giáo thờ

nữ thần, thánh mẫu

Có thể đặt sang một bên cảm quan tiêu

cực về sự cạnh tranh quyền lực được đề cập trong khái niệm “trường” (fñield) này, để

hướng đến cách thức mà một người trong

hoàn cảnh bệnh tật, khó khăn đã vượt qua những thách thức và trở thành một thầy đồng uy tín Câu hỏi đặt ra là làm cách nào

* Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ

NGUYEN THỊ THANH XUYÊN ”

để những người này có thể vượt qua sự “hỗn

độn" trong đời sống cá nhân trước khi trở thành một thầy đồng? Họ đã làm gì để lập lại trật tự và cấu trúc đời sống của họ? Những

trải nghiệm tôn giáo và thực hành nghỉ lễ

của họ phải chăng được hiểu như một hành

vi có tính công cụ hay là sự sáng tạo về mặt chức năng? Hai câu hỏi trên liên quan đến

khái niệm “trường” và câu hỏi thứ ba liên

quan đến cách hiểu về nghỉ lễ

Trong nghiên cứu này, thuật ngữ “ông⁄ bà đồng” trong đạo thờ nữ thần, thánh mẫu

được dùng tương đương với thuật ngữ

“thanh đồng” Trong quá trình điền dã tại Nha Trang, các ông đồng/bà đồng cũng tự nhận

mình là thanh đồng Theo cách diễn giải của

các ông đồng/bà đồng tại đây thì “thanh đồng” nghĩa là “người lên đồng với thanh tâm

trong sáng và phối hợp nhịp nhàng trong vũ

điệu trình diễn nghệ thuật” Sự khác nhau về

các loại diễn ngôn và thuật ngữ để chỉ cho

đối tượng tham gia vào hoạt động shaman giáo như lên đồng cũng cần được nhìn nhận lại dưới tư cách của một thầy pháp shaman thuần túy hay có liên quan đến yếu tố nghệ

thuật trong trình diễn văn hóa Trong nghiên

cứu này, thuật ngữ “thanh đồng” chỉ chung cho những người tham gia vào hoạt động shaman giáo, cụ thể là đạo đồng cốt và thuật ngữ “ông/bà đồng” không hàm ý một sự khác biệt về bản chất với thuật ngữ “thanh đồng/

sự khác biệt nếu có chủ yếu về hàm ý diễn

ngôn học thuật và yếu tố lịch sử hình thành

Trang 4

Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 2 (46) - 2017 57

Những luận điểm trong bài viết này

không nhằm củng cố chức năng xã hội - tâm

lý của hiện tượng lên đồng mà đi vào phân

tích cách thức mà các ông/bà đồng thực hiện

trong từng giai đoạn của cuộc sống qua một

số nghiên cứu trường hợp tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Điều này hàm ý việc sáng tỏ tâm thế của ông/bà đồng dựa trên chủ thể tính (agency - habitus) trong việc xây dựng các nguồn vốn văn hóa và xã hội hay cách xây dựng hình ảnh của các đồng thầy

để đạt được vai trò và vị trí nhất định trong

trường (field) hay nhóm các ông/bà đồng

(structure) Với tư cách là nhóm xã hội có tính

cấu trúc hay là một trường (field), hành vi của

người có “căn số” được đặt trên sự xem xét chủ thể tính (agency) giúp họ vượt qua giai đoạn khủng hoảng tâm lý và hòa nhập vào

xã hội Như vậy, sẽ góp phần lý giải về hành vi của người có căn số - tín đồ trong hiện

tượng thờ cúng nữ thần, thánh mẫu bằng

cách thử mở rộng lý thuyết “trường” trong

tơn giáo ngồi định chế có tính cấu trúc

1 Những luận điểm lý thuyết cần thiết

cho nghiên cứu

Ba khái niệm trung tâm trong lý thuyết thực hành của Pierre Bourdieu là trường (field), vốn (capital) và tập tính (habitus) Lý

thuyết thực hành của Bourdieu được khái quát trong công thức nổi tiếng: [(habitus) x

(capital)] + field = practice ([(tập tính) x (vốn)]

+ trường = thực hành) (Pierre Bourdieu, 1984, tr.101) Với Bourdieu, lý thuyết trường như

một loại hình học xã hội Đó là một trong

những lý thuyết của khoa học xã hội lấy cảm

hứng từ lý thuyết trường trong khoa học vật

ly (Newton - luc hap dan va Einstein - thuyét

tương đối rộng) Bên cạnh hai phương diện

lý thuyết trường với Lewin - lý thuyết tâm lý xã hội và DiMaggio và Powell - lý thuyết trường của mối quan hệ liên tổ chức, lý thuyết trường của Bourdieu là một dạng lý thuyết phân tầng hoặc thống trị và thường

AT

gọi là lý thuyết trường “tranh đấu” (Martin,

2016)

Bourdieu lấy nguồn gốc xã hội làm cơ sở giải thích cho lý thuyết trường của ông Đầu

tiên là phân tích trường tri thức (intellectual

field) như một sự phổ quát có tính tự giải

tương đối của những mối quan hệ đặc thù, đó là mối quan hệ giữa các nhân tố trong đời sống tinh thần thông qua việc chiếm giữ

các vị trí của các tác nhân và vị trí này quyết

định hình thức của tương tác (Bourdieu, 1985, tr.17) Bourdieu cũng đề xuất thuật

ngữ “trường tôn giáo” như một cấu trúc của

mối quan hệ khách thể Bên cạnh đó là các

trường khác nhau như trường thời trang, văn chương, triết học, chính trị (Bourdieu,

1985, tr.18) Trường xã hội của Bourdieu là sự

chia nhỏ của không gian xã hội và được thu

gọn đến các khía cạnh văn hóa, kinh tế, vốn

(Martin, 2016) Nói cách khác, trường có

thể được hiểu như một thế giới vi mô có tính

tự giải (tự quản) mà trong đó sự tương tác

giữa các tác nhân và thể chế theo một quy tắc nhất định Bourdieu nói đến một “trường tranh đấu” nhưng sự tranh đấu này không phải dựa trên chiến lược nhận thức mà dựa trên tập tính (habitus) giống như sự vô thức văn hóa Vì vậy, đây là một khía cạnh khác của lý thuyết trường của Bourdieu thường bị cho là có tính chất bi quan mang dáng dấp của thuyết số phận

Đóng góp quan trọng của Bourdieu là sự kết hợp dung hòa giữa khách thể (objective)

và chủ thể (subjective) được biểu hiện trong mối quan hệ giữa cấu trúc và chủ thể tính (đại diện cho thuyết cấu trúc - structuralism và thuyết kiến tạo - constructivism) Lý thuyết

trường của Bourdieu cũng là một dạng lý

thuyết kiến tạo, đặc biệt là kiến tạo cấu trúc Như thế, trong lý thuyết của Bourdieu, sự thực hành là kết quả của cấu trúc xã hội trên

một trường đặc thù (cấu trúc - vĩ mô), trong

đó các quy tắc được áp dụng và cũng có một

Trang 5

58 NGUYỄN THỊ THANH XUYÊN

mô), đó chính là sự biểu hiện của hệ thống tư

duy, cảm xúc, nhận thức và hành vi; các nhân

tố hoạt động tương thích với vị trí của chúng trong trường, phụ thuộc vào tính tương đối

của chúng và cấu trúc của vốn kinh tế, văn hóa (xã hội) (Walther, 2014, tr.15)

Các thiên hướng cá nhân giúp người ta đạt được những vị trí nhất định trong cấu trúc xã hội thông qua sự tích lũy vốn văn hóa, xã hội và kinh tế Điều này thật sự có ý nghĩa khi xem xét các khả năng mà một ông/ bà đồng có được khi “làm việc cho Thánh” Họ gia nhập vào cấu trúc nhóm các ông/bà

đồng và theo thời gian, những khả năng và

tiềm năng giúp họ đạt được vị trí đồng thầy

để dẫn dắt các “dé tu” Nghỉ lễ là cầu nối và cũng là quy định bắt buộc để một người

có “căn số” chính thức trở thành thầy đồng Trước và sau nghỉ lễ trình đồng chính thức, người trở thành thầy đồng ở hai trường (cấu trúc) khác nhau, mối quan hệ của họ và những cá nhân khác trong mỗi trường này

thể hiện tiến trình tương tác, sự tiếp thu, khả

năng học hỏi, thay đổi nhận thức để thoát

khỏi sự khủng hoảng tinh thần Ở đây, nghi

lễ có tính chất sáng tạo như quan niệm của Victor Turner và Mary Douglas Mặc dù vào giai đoạn ngưỡng (lề), người mới gia nhập ở

trong một tình trạng vô danh, mập mờ với một cuộc sống ẩn dật (Turner, 1977), nhưng

vẫn tồn tại một tình trạng bên dưới cấu trúc với một tập hợp của mối quan hệ giữa người

chỉ dẫn và người mới gia nhập (Turner, 1967,

tr.99-100)

Trong giai đoạn “ngưỡng, người mới gia nhập cũng từ bỏ tình trạng cấu trúc và

những thói quen và hành vi trước đó để tiếp

nhận kiến thức mới về vũ trụ quan, xã hội và quyền lực, như thế ngưỡng trở thành một

“sân khấu” phản chiếu (Turner, 1967, tr.105) Khái niệm “ngưỡng” của Turner có giá trị quan trọng khi xem xét một người gia nhập

vào hệ thống nghỉ lễ với những sự thay đổi

về tình trạng cá nhân dưới sự tương tác của cấu trúc xã hội giản đơn Như vậy, giai đoạn “ngưỡng” và những đặc điểm của nó cũng

là một “trường” phản chiếu (cấu trúc xã hội

giản đơn) với các tập tính và sự thu lượm

vốn văn hóa để chuẩn bị cho sự gia nhập

thực sự vào cấu trúc xã hội hoàn thiện sau

khi trải qua nghỉ lễ Turner (1974) định nghĩa “trường” như một mối quan hệ đồng đẳng giữa những nhân tố đối kháng có khuynh hướng tiến đến ước vọng và giá trị giống

nhau Định nghĩa này cũng phản ánh sự

xuyên suốt trong quan niệm của Turner về chức năng của nghỉ lễ là giải quyết xung đột xã hội Tuy nhiên, không phải trong tất cả xã hội nghi lễ đều có chức năng giải quyết xung đột Tóm lại, kết hợp giữa việc phân tích giai

đoạn “ngưỡng” trong nghỉ lễ (mở rộng trong

quá trình kéo dài của cuộc sống ẩn dật) vào

việc ứng dụng lý thuyết trường để nhìn rõ

hơn sự tác động của trường lên các nhân tố

(giữa cấu trúc và chủ thể) Bên cạnh đó, việc

mở rộng khái niệm trường trong phân tích các tơn giáo ngồi định chế giúp hiểu rõ hơn

tính cơ cấu của nhóm xã hội và năng lực của

chủ thể trong tương tác với khách thể

2 “Trường phản chiếu” trước và trong giai đoạn ngưỡng

Cấu trúc câu chuyện cuộc đời của các

ông/bà đồng ở Nha Trang bao gồm những tình tiết trước và sau khi thực hiện nghỉ lễ trình đồng Hai giai đoạn này gắn liền với sự thay đổi về thế giới quan, trạng thái tâm lý

và sự hội nhập của ông/bà đồng vào xã hội

“Trường phản chiếu” gắn liền với giai đoạn

chuẩn bị thực hiện nghỉ lễ trình đồng, lúc

này người ra trình đồng đã chuẩn bị một tâm

thế để bước vào một nhóm xã hội mới với

một tình trạng mới “Ngưỡng/” là khái niệm mà Van Gennep và Victor Turner đã bàn luận khi phân tích nghỉ lễ chuyển tiếp Turner đã phát triển khái niệm này trên cơ sở phân tích

Trang 6

Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 2 (46) - 2017 59 lễ Khái niệm này gắn liền với tính phi cấu

trúc hoặc cấu trúc giản đơn và tình trạng vô danh, phục tùng và im lặng của người thực

hiện nghỉ lễ Tuy nhiên, nó lại chứa đựng một

quyền lực sáng tạo làm thay đổi trật tự cũ (những nghi thức có tính chất đảo ngược địa vị tượng trưng giữa người thống trị và người

bị trị) hay còn gọi là quyền lực của sự yếu thế

(Turner, 1977)

Khái niệm “ngưỡng” sẽ được mở rộng không chỉ trong bối cảnh nghi lễ mà còn

trong quá trình người có “căn số” rơi vào

trạng thái khủng hoảng tâm lý và tìm đến

cuộc sống ẩn dật Sự thích nghỉ với hoàn

cảnh bệnh tật của những người yếu thế này thường được xem như một phản ứng tiêu cực mang tính cá nhân Sự khủng hoảng của

họ diễn ra trong một thời gian dài, thường gọi là “hành căn; với tình trạng bệnh tật khó chữa Điều này kéo theo sự hoang mang của những người trong gia đình và chính bản

thân người bệnh Từ đó họ tìm kiếm chỗ dựa trong thế giới tâm linh Sau khi có thêm niềm

tin và nghị lực, một số người chọn cách thức

rèn luyện bản thân như sống ẩn dật, xa lánh người thân Họ thoát khỏi cấu trúc đời sống thông thường, chọn cho mình một lối sống

khác mà đôi khi không nhận được sự cảm

thông của người thân và cộng đồng Họ trở

thành những người dễ bị tổn thương trước

những định kiến và kì thị của cộng đồng

Trạng thái bệnh tật nặng và tâm lý khác

thường nảy sinh vì một lý do nào đó trong bối cảnh cuộc sống bình thường Sau khi họ thoát ra khỏi cấu trúc xã hội cũ nhờ sự chỉ dẫn “thiêng? bệnh tật có thể dần dần thuyén giảm nhưng định kiến của những người trong cộng đồng trước đó ngày càng tăng do

những biểu hiện khác thường của tình trạng

phi cấu trúc, biệt lập, ẩn dật Một số người

chấm dứt giai đoạn “hành căn” này với nghỉ

lễ trình đồng và thực hiện đúng theo những chỉ dẫn của các đồng thầy, một số người

khác không ra trình đồng và thường kéo dài

tình trạng “hành căn” này rất lâu Trong cả

hai trường hợp trên đều có những biểu hiện hành vi giống nhau về “khả năng chữa bệnh” Với những người là tín đồ của tín ngưỡng

thờ nữ thần, thánh mẫu, họ luôn quan niệm

về sự tồn tại của thực thể linh thiêng và trần tục Riêng đối với người có “cản/ sự tổn tại

của thế giới thiêng rõ nét hơn hẳn Điều đó

thể hiện qua cách họ tự nhận mình là tôi tớ

của thần linh và trải qua quá trình dài rèn

luyện để nối kết thế giới thiêng với thế giới

phàm tục với nhau Với nhiều người không

được thụ hưởng trực tiếp về vốn kiến thức

tâm linh từ người thân trong gia đình, họ

đã tự xây dựng “nghị lực tâm linh” cho bản

thân qua học hỏi từ cộng đồng và phát triển

những khả năng đặc biệt Những biểu hiện

hành vi văn hóa trong bối cảnh này thường

có tính “lây nhiễm“ Đặc biệt là biểu hiện của

giấc mơ - một trạng thái phân tâm học dựa

trên sự vô thức để phát triển những khả năng từ tiềm thức đã có sẵn

Sự chia tách trong tâm thức giữa thế giới thiêng và thế giới phàm tục diễn ra tạm thời

vào giai đoạn này kéo theo sự hỗn độn và đổ

vỡ của cấu trúc thông thường Do đó, họ ở giữa ranh giới cấu trúc và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những tín niệm về thần linh Ở đây, cấu trúc vẫn tồn tại qua sự liên kết trực tiếp giữa con người và thế giới hư ảo Trạng thái của con người lúc này vừa chủ động và

vừa bị động Bị động, nhún nhường và phục

tùng là những đặc điểm nổi trội của đặc

điểm “ngưỡng Những cá nhân trong bối

cảnh này vừa chịu sự chi phối của cấu trúc thần linh - con người và vừa chủ động tự lập

xây dựng “vốn tâm linh - văn hóa” thông qua

những tín niệm đã được học hỏi Vì vậy, ở

đây “trường tôn giáo” là một trường phản

Trang 7

60 NGUYỄN THỊ THANH XUYÊN

/

Những cá nhân trong “trường phản chiếu”

này chịu sự tác động từ tín niệm tâm linh nảy sinh những hành vi và thái độ mong muốn chiếm lĩnh tri thức và tạo lập những loại vốn

cần thiết để trở thành những thầy đồng có vị

trí trong thế giới của họ Trong “trường phản

chiếu” này, quyền lực tâm linh như một loại quyền lực mềm giúp họ cân bằng trạng thái

hỗn độn trước đó và đồng thời giúp các ông/

bà đồng thích nghỉ với cuộc sống, tạo ra sự khác biệt với người khác trong cộng đồng và

đặc biệt là đưa họ trở lại gia nhập vào nhóm xã hội mới trong “trường tương tác“ Trong

nghỉ lễ, luôn có sự đan xen giữa mối liên hệ

theo trục thần linh - con người và giữa con người với nhau, những cấu trúc đơn giản này là biểu hiện của sự phản ánh trật tự giữa các vi tri trong phan công công việc Các “trường phản chiếu” này cũng xen kẽ, hoạt động luân phiên và ảnh hưởng trực tiếp lên hành

vi của người tham gia Trong nghỉ lễ trình đồng, người thực hiện phải theo sát những

cử chỉ, động tác của người dẫn dắt và phải

phục tùng trong im lặng trước các tác động về nghi thức đó với thái độ khiêm nhường Tuy nhiên, sau khi nhận biết vị quan thầy và

vị thần bổn mạng, người trình đồng có thể

hồn tồn thốt khỏi sự lệ thuộc vào người

thủ am, thoát ra khỏi cấu trúc được thiết lập

trước đó để chủ động gia nhập vào cấu trúc mới với sự chỉ phối của “bóng Thánh” tượng trưng Vì vậy, các “trường phản chiếu” trong

nghỉ lễ trình đồng cũng có tính xen kẽ, tương tác với các trường khác Điều này đòi hỏi

người thực hiện nghỉ lễ phải thích nghỉ một cách tích cực với những sự chuyển đổi giữa

các cấu trúc này Như vậy, tương tự như khi con người trải qua ranh giới giữa những nền văn hóa, tại ranh giới giữa các cấu trúc hay các trường (field), họ chịu tác động trực tiếp

từ những ranh giới này trong việc điều chỉnh hành vi như trong trạng thái “ngưỡng” với sự khiêm nhường, phục tùng và học hỏi Đối với

các ông/bà đồng, điều này giúp họ tồn tại và tác động trở lại cấu trúc nhờ sự liên kết với thế giới thần linh qua nghỉ lễ và tâm thức

Hành vi của họ vừa bị động mà cũng vừa chủ động đầy tính thích nghỉ với sự thay đổi của

các cấu trúc khác nhau

3 “Trường tương tác” của giai đoạn hội

nhập

Mẫu số chung trong các câu chuyện cuộc đời của các ông/bà đồng là nghỉ lễ có

tác dụng như một liệu pháp tâm lý để giúp

họ hội nhập và trở thành các ông đồng/bà

đồng Tuy nhiên, sau khi thực hiện nghỉ lễ trình đồng, những người này đã chính thức

trở thành các ông/bà đồng - tôi tớ của tứ phủ và quá trình khỏi bệnh của họ không xảy ra ngay lập tức mà phải trải qua một thời

gian dài sau đó Theo quan niệm của họ, đây

là thời gian thực hiện theo đúng những chỉ

dẫn thiêng, nếu không theo đúng chỉ dẫn thì bệnh tật không hết và họ cũng không thể

hòa nhập với cộng đồng Đây là giai đoạn mà ông/bà đồng đã gia nhập lại cấu trúc trước

đó và nỗ lực liên kết với thế giới trần tục Một

thực tế là không phải ai trình đồng cũng hết bệnh và không phải ông/bà đồng nào cũng đều có khả năng chữa bệnh Vì vậy, để có vị

trí nhất định trong nhóm xã hội mới này, bên

cạnh thiên hướng về tâm linh, họ phải tích lũy vốn văn hóa - xã hội để trở thành một đồng thầy có uy tín

“Thánh cho không thấy, Thánh lấy không

hay” là câu châm ngôn mà các ông/bà đồng

thường sử dụng để tự khuyên bản thân phải

chăm chỉ, chuyên cần việc hầu Thánh, đặc biệt là phải sống với một cái tâm thiện tín

Việc hầu Thánh cũng đầy rủi ro, đòi hỏi nỗ lực

và sự phấn đấu không ngừng về khía cạnh tâm linh “Nghị lực tâm linh” bao gồm niềm tin, sự thực hành nghỉ lễ (ứng xử với thần

thánh) và sống với tâm thánh thiện (ứng xử

Trang 8

Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 2 (46) - 2017 61

Theo Turner, thuộc tính “thụ động” của

giai đoạn ngưỡng có đặc điểm gần giống với “sự yếu thế” (1977, tr.99) Trong nghỉ lễ nhậm chức của thủ lĩnh, những người Ndembu

bình dân có đặc ân sử dụng uy quyền thông

qua nghỉ thức “mắng nhiếc” thủ lĩnh và người thủ lĩnh được chọn tượng trưng cho uy quyền

chính trị tối cao lại được minh họa như một nô lệ trong nghỉ lễ nhậm chức (Turner, 1977, tr.102) Hàm ý “ngưỡng” và quyền lực của sự

yếu thế được thể hiện trong nghỉ lễ như một khía cạnh nổi bật của sự đối kháng quyền lực trong xã hội Ndembu Những người yếu thế “bên lê” xã hội thường không có khả năng

tiếp cận các nguồn vốn (văn hóa, xã hội, kinh

tế) để gia nhập vào cấu trúc xã hội Biểu hiện của tính yếu thế là sự thụ động, thấp kém,

bên dưới hoặc ngoài cấu trúc Những thuộc tính của “ngưỡng/ hay “trường phản chiếu” đã

phân tích bên trên thể hiện rất rõ đặc điểm

yếu thế của những ông/bà đồng trong giai

đoạn bị “hành căn“ Sau khi trải qua giai đoạn

“ngưỡng? họ tái hòa nhập vào không gian xã hội và gắn liền với nhóm xã hội của các ông/

bà đồng Họ sinh hoạt trong một trường mới thể hiện tính tương tác và chủ động cao hơn so với giai đoạn “ngưỡng”

Việc phân tích sự tác động của “trường tương tác” lên thực hành văn hóa của ông/bà đồng trong mối quan hệ được cấu trúc hóa nhằm sáng tỏ các chiến lược tìm kiếm các

loại vốn trên cơ sở “nghị lực tâm linh” và chủ

thể tính Nghỉ lễ chỉ là một liệu pháp tâm lý

có ý nghĩa sáng tạo văn hóa để liên kết giữa

hành vi thực tiễn và tâm thức Vì vậy, không

phải người nào trình đồng cũng khỏi bệnh

nhanh chóng hay nghỉ lễ không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả ngay lập tức Các ông/bà đồng thoát khỏi tình trạng bệnh tật

và khủng hoảng tỉnh thần để hội nhập với xã

hội và có thể đạt được vị trí cao trong nhóm

là nhờ những chiến lược tạo vốn của họ

trong một “trường” cụ thể “Trường” này tồn

tại với những quy tắc, luật chơi quyết định

giá trị của loại vốn và vị trí của các cá nhân thì

phụ thuộc vào chất lượng và cấu trúc tương đối của vốn (Walther, 2014, tr.16) Như thế, “trường tương tác” này bao gồm cả ý nghĩa chức năng và cơ cấu

Nghỉ lễ chỉ là tấm căn cước để xác nhận

một người tham gia vào nhóm xã hội mới mà

chưa thể giúp họ đạt được bất kỳ vị trí nào

trong nhóm xã hội này Tuy sự thụ động và

trạng thái bên dưới cấu trúc đã được thay đổi

nhưng họ vẫn phải trải qua thời gian dài rèn luyện và không loại trừ những rủi ro khiến

họ phải quay lại tình trạng ban đầu Thông qua phân tích động thái của ông/bà đồng trong việc tạo ra các chiến lược tích lũy vốn

(tâm linh, văn hóa, xã hội) dưới tác động của “trường tương tác” và năng lực cá nhân để

minh chứng cho trạng thái chủ động của họ Qua đó nhằm đưa ra cách hiểu mới về “tính yếu thế" của các ông/bà đồng

Trong hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc

sống, dường như lời giải đáp không thể tìm ở

nơi đâu ngoài chốn tâm linh trong bản thân

của mỗi ông/bà đồng Họ có tâm thế hướng

về cõi thiêng, do vậy, quá trình gia nhập vào môi trường công việc đời thường gặp rất

nhiều khó khăn và trắc trở Bên cạnh đó là những định kiến về tính nết đồng bóng hay tình trạng mập mờ về giới tính đã phần nào gây nên rào cản và giới hạn của họ tại những

ranh giới của cấu trúc xã hội Tuy nhiên, với

các thầy đồng thì khó khăn và gian khổ lại là

những thử thách để rèn luyện Họ có công việc giống như những người bình thường,

từ buôn bán với quy mô nhỏ cho đến kinh

doanh quy mô lớn, làm dịch vụ, nông nghiệp,

nghề biển Đặc điểm khác biệt của họ với

người khác là thông qua cầu nối tâm linh tạo nên động lực để họ đạt được những thành

Trang 9

62 NGUYỄN THỊ THANH XUYÊN

Trong trường hợp này, niềm tin tâm linh

cũng là một loại vốn, được tạo nên từ tri

thức và sự hiểu biết về đối tượng thờ cúng

và thực hành nghỉ lễ, quan trọng nhất là nó được tạo ra và củng cố thông qua những trải

nghiệm tôn giáo về thực thể thiêng Những

trải nghiệm này thông thường diễn ra dưới những ảo ảnh của tâm thức (giấc mơ) hoặc

khi những lời nguyện cầu được đáp ứng Họ tin tưởng vào thần linh cũng đồng thời tin tưởng vào khả năng của chính mình Nhờ

vậy tạo nên hiệu ứng lạc quan trong cuộc

sống và dẫn dắt hành vi của các ông/bà

đồng theo chiều hướng tích cực Chiến lược để củng cố niềm tin tâm linh là việc chăm chỉ thờ phụng, tích cực đi lễ và hầu đồng Thông qua việc gắn kết thường xuyên và liên tục với

thế giới thần linh bằng nghi lễ và lòng thành

tâm giúp họ xây dựng “nguồn lực” mạnh mẽ

cho yếu tố tâm linh Giữa hành vi thờ cúng và niềm tin tâm linh là mối quan hệ biện chứng và tương hỗ nhau Nếu không đạt được sự

biện chứng đó thì không thể tạo dựng vốn

tâm linh bền vững Niềm tin tâm linh không

chỉ đơn thuần là một ý niệm trong tư tưởng

mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể và

hành vi nghỉ lễ phải trực tiếp được soi chiếu

từ ý niệm thiêng Điều này khác hẳn với những tín đồ thông thường, họ có thể đặt niềm tin vào thần linh nhưng không thực hành nghỉ lễ thường xuyên Mức độ thực hành nghi lễ của một người đã trở thành thầy đồng phản ánh rõ nét sự gắn kết chặt chẽ của họ với “trường tâm

linh“ Trong một năm, họ phải trình diễn

nghi lễ hầu đồng vào những ngày vía của các nữ thần, thánh mẫu hoặc dẫn dắt những đồng tân thực hiện nghỉ lễ Với một ông/

bà đồng, ước vọng được trình diễn nghỉ lễ

hầu đồng tại các đền phủ nổi tiếng trong cả nước là điều thôi thúc họ tham gia vào

những chuyến hành hương để thể hiện sự

ngưỡng vọng thần thánh và mang lại niềm

tự hào cho bản thân Với một số thủ đền tại

Nha Trang, họ không chỉ trình diễn nghỉ lễ

vào ngày vía của đền/điện của mình mà còn

trình diễn tại các điện thờ nổi tiếng như Am Chúa, Suối Đỗ vào tháng ba âm lịch hàng năm Điều này liên quan chặt chẽ đến việc huy động nguồn lực về vật chất cho việc

trình diễn của các thầy đồng, thủ am Mỗi

thầy đồng uy tín đều có rất nhiều đệ tử sẵn sàng đóng góp vật chất và công sức cho am, đền khi thực hiện các nghỉ lễ

Mạng lưới xã hội mà các ông/bà đồng tạo nên có thể được xem xét với kích thước thu gọn nhất của nó là vòng tròn “thu lộc và tán

lộc“ Lộc trong chu trình của nó luôn được tái tạo và phân tán, sự luân phiên như thế giúp

các thầy đồng đạt được hai chiều kích trong mối quan hệ với thần thánh và với con người Mối quan hệ giữa thủ am và các đệ tử rất chặt chẽ vì liên quan trực tiếp đến con đường “lộc”

vận hành xuyên suốt qua các nghỉ lễ và các công việc liên quan đến thờ cúng Họ chính là những “Mạnh Thường Quân” sáng giá của

am, điện thờ mẫu Nhờ “soi day” tâm linh

này giúp người thủ am và các “Mạnh Thường

Quân” này liên kết với nhau Nhưng đằng sau chỗ dựa tâm linh, có một thực tế khác đó là mong muốn ghi dấu ấn của mỗi cá nhân -

đệ tử với am, điện thông qua cách thức vận

hành “ộc“ Tiền biếu hay đóng góp của các đệ tử này được xem là một dạng “lộc” ở cấp

độ một, vì nó là nguồn lực quan trọng để tạo nên một nghỉ lễ “Lộc” phát tán trong quá

trình thực hành nghi lễ được xem là “lộc” cấp

độ hai, mà khi đó những người đi “xem chực”

nhận lộc như một cách để cầu may Thầy đồng N là người có uy tín và được các đệ tử rất kính nể, chiến lược tạo dựng vốn xã hội để thu hút “lộc” của ông N cũng giống như rất nhiều thầy đồng uy tín khác, tất cả đều nhờ khả năng chữa bệnh, đưa ra lời khuyên phù hợp, cầu xin thần linh phù hộ bằng các

Trang 10

Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 2 (46) - 2017 63

là một thầy đồng, ông N còn có một công

việc khác và công việc này có mối quan hệ

chặt chẽ với một số đệ tử Ở đây có sự tồn

tại song song giữa mối quan hệ công việc và

mối quan hệ dựa trên yếu tố tâm linh Nhờ sự liên kết tâm linh và quan trọng là dựa trên năng lực, bản lĩnh của mình, các thầy đồng duy trì được mối liên kết này

Trong thế giới của các ông/bà đồng, chỉ

có một số người với khả năng đặc biệt để trở

thành thầy đồng uy tín về năng lực, đạo đức

để dẫn dắt những người khác và có tiếng

nói quan trọng trong nhóm xã hội này Thầy

đồng N là một người rất có uy tín đối với đệ

tử, không chỉ trong việc “Thánh” mà trong

đời sống hằng ngày cũng được các đệ tử rất

kính nể Sự phân cách giữa thầy đồng N với

các đệ tử biểu hiện qua thái độ phục tùng và

khiêm cung của các đệ tử trong bữa ăn còn biểu hiện của đặc tính cao quý, thiêng liêng có chiều sâu tâm linh hội tụ ở một thầy đồng giỏi Điều này là một minh chứng rất cụ thể cho khai niém “agency — habitus” trong moi quan hệ với “field” Déng thầy trong “trường tương tác” hành động theo những quy tắc - luật chơi để tích lũy vốn xã hội và vốn kinh

tế, chẳng hạn như xây dựng mạng lưới xã hội và mạng lưới cung ứng giữa người cung cấp và những người tiêu thụ hướng đến những thành viên trong nhóm

Ngoài ra, các thầy đồng cũng ra sức tích lũy vốn văn hóa như một nguồn lực quan

trọng để nâng cao uy tín và hội nhập với xã hội tri thức đang phát triển trong môi trường

đô thị Họ có thể học hỏi từ những tri thức

văn hóa trong hoạt động thờ cúng cho đến những hành vi ứng xử hàng ngày Vì vậy, hoạt động hầu đồng chứa đựng sự tổng hợp

về tri thức văn hóa - tín ngưỡng giữa Đạo

giáo, Phật giáo và tín ngưỡng thờ nữ thần của người Kinh Sức nặng của quá trình tích hợp văn hóa chuyển tải trong hầu đồng tạo

nên thách thức lớn cho các đồng tân, những

người kế tục với tâm thế hoang mang bởi sự “đứt gãy” về văn hóa truyền thống giữa các thế hệ Tuy nhiên, trong “trường tương tác”

của giai đoạn hội nhập, các ông/bà đồng

luôn có các chiến lược xây dựng vốn văn hóa để khẳng định bản thân và hội nhập vào xã hội

“Trường tương tác” với những chiến lược tạo vốn và xây dựng mạng lưới xã hội trực

tiếp trả lời cho câu hỏi “vì sao người ra trình đồng thì khỏi bệnh?” “Bệnh” trong bối cảnh hầu đồng và “bệnh” của người có “căn” phải

được hiểu theo một nghĩa rộng không chỉ trên phương diện sinh học mà còn trên phương diện tâm lý - xã hội Vì vậy, chính

năng lực cá nhân đã giúp các ơng/bà đồng thốt khỏi hoàn cảnh bệnh tật kéo dài và xây dựng các chiến lược tạo vốn Quá trình xây dựng chiến lược tạo vốn giúp họ trải qua các ranh giới cấu trúc và xâm nhập vào cấu trúc

xã hội hiện tại Sự tác động của “trường” đã

thúc đẩy các thực hành văn hóa trên cơ sở của chiến lược tạo vốn

Kết luận

Giai đoạn “ngưỡng” xuất hiện tại ranh giới của cấu trúc và chịu ảnh hưởng của “trường phản chiếu“ Giai đoạn hội nhập vào cấu trúc xã hội bị ảnh hưởng trực tiếp bởi “trường tương tác” Giai đoạn ngưỡng gắn liền với quá trình thích ứng, giai đoạn sau gắn liền với các chiến lược tạo vốn Quá trình khỏi

“bệnh” của một người có “căn” là sự tái hòa nhập vào cấu trúc xã hội Mỗi trường khác

nhau liên kết với năng lực chủ thể để tạo ra

những chiến lược tiếp cận các loại vốn Do vậy, tính yếu thế phải đặt trong một “trường” nhất định với các tương tác giữa các tác nhân

Sự mở rộng phạm vi tiếp cận khái niệm

“trường” trong các tôn giáo chưa có định chế

rõ ràng đem lại cách hiểu mới về chiến lược

Trang 11

64 NGUYỄN THỊ THANH XUYÊN

ay

trong môi trường đô thị Lý thuyết “trường trong cách tiếp cận này bổ sung thêm tính cơ

cấu giữa các tác nhân trong cấu trúc và đồng

thời tiệm cận với ý nghĩa chức năng Nghi lễ không mang lại hiệu quả tức thời mà đem lại

sự kết nối với thế giới thiêng trong tâm thức của ông/bà đồng Sự kết nối này quy định việc xây dựng chiến lược tích lũy vốn kiến

thức về tâm linh để tạo nên vị trí và uy tín cho

các thầy đồng Rõ ràng, các ông/bà đồng đều

có những chiến lược khác nhau trong việc

xây dựng vốn và chất lượng các loại vốn này

phụ thuộc vào năng lực cá nhân và từ đó ảnh

hưởng trực tiếp đến vị trí của họ Vì vậy, trong

“trường phản chiếu” và “trường tương tác”, các

ông/bà đồng có đời sống riêng của họ, đó là quá trình xây dựng “nghị lực tâm linh” thông qua các loại vốn để vượt qua hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bourdieu, P (1977), Outline of a Theory of Practice, New York: Cambridge University

Press

2 Bourdieu, P (1985), “The Genesis

of the Concepts of “Habitus” and “Field”, Sociocriticsm 1, pp.11-24

3 Endres, Kristen.R (2014), “Distriduting Léc: Flows of gifts and fortune’, inVietnamese

four palace mediumship, Vietnam social

sciences, No.6 (164), pp.26-34

4 Martin, John.L (2016), What is Field

Theory?, forthcoming, American Journal of

Sociology, Rutgers, State University of New Jersey

5 Salemink, Oscar (2014), Ritual efficacy, spiritual security and human security: Spirit

mediumship on contemporary Vietnam,

Vietnam social sciences, No.6 (164), pp.59-80 6 Turner B.S, Salemink O (ed) (2015),

Routledge Hanbook of religion in Asia, Taylor

& Francis Group

7 Turner, Victor (1967), The forest of

Symbols: Aspect of Ndembu ritual, Cornell

University Press, Ithaca, New York

8 Turner, Victor (1977), The_ ritual process: Structure and anti-structure, Cornell

University Press, Ithaca, New York

9 Nguyễn Thi Thanh Xuyên (2017), Tư liệu điền dã tại Nha Trang, Khánh Hòa

10 Walther, M (2014), A Comparative

Study Based on Bourdieus Theory of Practice,

Ngày đăng: 08/09/2022, 16:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w