1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại Công ty TNHH Trường Minh

72 392 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 473,5 KB

Nội dung

Một trong những đường lối chính sách phát triển kinh tế của nước ta hiện nay là tập trung xuất khẩu và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Mục tiêu đó đó được đại hội đảng toàn quốc lần thứ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Một trong những đường lối chính sách phát triển kinh tế của nước tahiện nay là tập trung xuất khẩu và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Mục tiêuđó đã được đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định là điều kiện đểthúc đẩy tăng trưởng và phat triển kinh tế với tốc độ cao, thực hiện công cuộcCNH-HĐH đất nước Để phát triển được nền kinh tế bền vững có hiệu quả,theo kịp với nền kinh tế Thế giới thì mỗi doanh nghiệp phải đủ lớn mạnh Đặcbiệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, việc đẩy mạnh hoạt độngcủa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tếđối ngoại của đất nước.

Hàng dệt may đang là một trong 4 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất nước tahiện nay Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, ngành dệt mayđóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam : cung cấp hàng hoá trongnước và tạo điều kiện mở rộng thương mại Quốc tế, thu hút nhiều lao động,tạo ưu thế cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu và cũng là ngành nghề đemlại lợi tức tương đối cao Hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc là mộttrong những hình thức sản xuất kinh doanh vừa xúc tiến hoạt động xuất khẩutrực tiếp vừa giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và tạo nguồn thungoại tệ cho đất nước.

Để có thể phát triển và đưa ngành dệt may nước ta trở thành một trongnhững ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phảicố gắng phấn đấu và hoàn thiện mình Là một trong những doanh nghiệp củangành dệt may, Công ty TNHH Trường Minh đã tự khẳng định mình vượt quakhó khăn thử thách để đứng vững Thị trường của Công ty luôn được mởrộng, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, đóng gópphần không nhỏ cho sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam.

Nhìn chung hoạt động gia công của Công ty đươc tiến hành thuận lợinhưng bên cạnh đó còn phát sinh nhiều vấn đè vướng mắc cần được giải

Trang 2

Kết cấu đề tài bao gồm:

Chương I: Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Trường MinhChương II: Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu hàng maymặc tại Công ty TNHH Trường Minh

Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động gia côngxuất khẩu tại Công ty TNHH Trường Minh

Vì trình độ có hạn và thời gian thực tế tại Công ty không nhiều nên cónhiều thiếu sót trong đề tài này Em rất mong được sự phê bình, đánh giá vànhững ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các cán bộ công nhân viêntrong Công ty TNHH Trường Minh để đề tài hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo: PGS.TS Nguyễn Mạnh Quân

và anh chị phòng Kế Hoạch – xuất nhập khẩu – Công ty TNHH Trường Minhđã chỉ bảo giúp đỡ em trong quá trình thực tập, thu thập số liệu và hoàn thànhluận văn này.

Trang 3

Chương 1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TRƯỜNG MINH

1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty

Công ty TNHH Trường Minh được thành lập 10/12/2002 theo giấychứng nhận đăng ký kinh doanh số 0302001041 Công ty chuyên ngành kinhdoanh sản xuất và xuất khẩu mặt hàng may mặc các loại.

Tên giao dịch: Công ty TNHH TRường Minh.

Trụ sở giao dịch : La Phù - Huyện Hoài Đức - Tỉnh Hà Tây.Tài khoản: Tại TECHCOMBANK HA TAY

Tổng vốn đầu tư: 7 tỷ VNĐDiện tích mặt bằng: 10.000 M2Diện tích nhà xưởng: 6.000 M2

Doanh số hàng năm: 10.000.000.000 VNĐCông nhân: 1000 công nhân lành nghề

Trang thiết bị: 1000 máy may công nghiệp, 01 hệ thống thiết kế mẫu gácsơ đồ, hệ thống là hơi công nghiệp và nhiều thiết bị chuyên dụng hiện đại khác.

Phân xưởng sản xuất: gồm 2 phân xưởng với 10 dây chuyền may vàmột xưởng giặt.

- Năng lực sản xuất: 400.000 quần âu hoặc 1.000.000 áo dệt kim mỗi năm.- Ngân hàng: TECHCOMBANK HÀ TÂY Số 10-12 đường 19/5,phường Văn Quán, Văn Mỗ, Thị xã Hà Đông, Hà Tây

Ngay từ khi mới đi vào hoạt động, Công ty đã xác định phương hướnghoạt động chủ yếu là gia công xuất khẩu sang thị trường nước ngoài Vài nămgần đây Công ty đã quyết định có sự chuyển dịch trong phương hướng kinhdoanh, tuy nghiệp vụ may gia công xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhưng

Trang 4

Lĩnh vực kinh doanh của Công ty chủ yếu là kinh doanh sản xuất vàxuất khẩu các mặt hàng may mặc: áo jacket, váy, áo sơ mi, quần âu, bộ đồ thểthao…

1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức - quản lý của Công tyTNHH Trường Minh

* Cơ cấu tổ chức

Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty mà Công ty đãtừng bước ổn định lại tổ chức bộ máy quản lý cho phù hợp với nhiệm vụ đãđề ra Công ty quản lý theo chế độ thủ trưởng trên cơ sở thực hiện quyền làmchủ của người lao động:

Sau đây là sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty TNHH Trường Minh(xem Sơ đồ 1)

Trang 5

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Trường Minh

Trong sơ đồ này chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trong Côngty được xác định rõ ràng và cụ thể như sau:

- Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân cho Công ty, chịu mọi trách

nhiệm với pháp luật và là người chỉ đạo trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh của Công ty

- Phó giám đốc 1: Chỉ đạo các phòng Lao động tiền lương, Tổ chức

hành chính, Cơ khí, KCS, Kỹ thuật may Sau đó báo cáo lên giám đốc kếhoạch của các phòng ban Giám đốc đọc và quyết định rồi chỉ thị cho cácphòng ban Như vậy, Phó Giám đốc 1 là người chịu trách nhiệm chung về tổchức hành chính trong Công ty.

- Phó giám đốc 2: Phụ trách 2 phòng là phòng xuất nhập khẩu và

phòng Kinh doanh và nghiên cứu thị trường Khi có hợp đồng sản xuất, PhóGIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN

P Kế toán tài

P Lao động

tiền lương

P Tổ chức hành chính

P Cơ khí

thuật may

P Kế hoạch & XNK

Phân xưởng sản xuất

Trang 6

giám đốc 2 có thể ký hợp đồng sau đó chỉ thị cho phòng kinh doanh và nghiêncứu thị trường rồi trình lên giám đốc duyệt Nhìn chung, phó giám đốc 2 làngười chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng sản xuất và làm công tác đối ngoại.

- Kế toán trưởng: Chỉ đạo chung phòng kế toán ký các lệnh, chứng từ,

công văn có liên quan đến công tác tài chính Theo dõi đưa hàng đi gia công ởđơn vị khác, điều hành cân đối tài chính toàn Công ty.

- Phòng lao động tiền lương: Làm nhiệm vụ theo dõi sản xuất, xây

dựng định mức lao động, định mức tiền lương, thanh toán tiền lương và thựchiện chính sách xã hội như hưu trí, bệnh tật, thai sản đối với người lao động.

- Phòng Kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện hạch toán kinh

doanh và phân tích tình hình kinh tế toàn đơn vị Tổ chức thực hiện các biệnpháp hành chính, theo dõi tình hình vật tư, tài sản, lập báo cáo tổ chức thốngkê theo quy định của nhà nước.

- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý lao động, sắp xếp và

tổ chức nhân sự, có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng tay nghề, trình độ nghiệpvụ cho cán bộ công nhân viên, chỉ đạo công tác thi đua, khen thưởng, bảo vệan ninh trật tự cho Công ty.

- Phòng Kế hoạch và xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ chính là tìm kiếm

thị trường và khách hàng, nghiên cứu, tiếp cận và thâm nhập vào các thịtrường mới, thị trường phi quota và thực hiện thị trường mới, thị trường phihạn ngạch và thực hiện các hợp đồng ký theo điều kiện FOB với khách hàngnước ngoài, tìm thị trường sản xuất-tiêu thụ, thực hiện các công tác đối ngoại,thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hoá.

- Phòng kỹ thuật may: Có nhiệm vụ tiếp cận kỹ thuật may, gốc mẫu,

may mẫu đối, đối mẫu, làm định mức vật tư với khách hàng, viết quy trìnhcông nghệ may, lên tác nghiệp cắt, chịu trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật toànCông ty

- Phòng cơ khí: Có nhiệm vụ bảo dưỡng máy móc thiết bị, theo dõi lý

lịch của máy móc toàn Công ty.

Trang 7

- Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra tiêu chuẩn tất cả hàng hoá khi sản

xuất ra, trước khi xuất hàng, chịu trách nhiệm kiểm tra hàng hoá đúng theomẫu của hợp đồng

- Phân xưởng I,II: Thực hiện nhiệm vụ may các loại áo, quần…bảo

đảm chất lượng, mẫu mã, kế hoạch sản xuất theo hợp đồng đã ký.

- Xưởng giặt: Giặt hàng của những khách hàng có yêu cầu, ngoài ra

Công ty còn nhận hàng giặt nội địa khác.

1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY

1.2.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Máy móc thiết bị.

Do đặc điểm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty là may hàngxuất khẩu, nên Công ty phải đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra Chính vìvậy, mà Công ty không ngừng đổi mới trang thiết bị, công nghệ Phần lớnmáy móc thiết bị của Công ty do Nhật chế tạo và năm sản xuất từ năm 1996đến năm 1997 Như vậy, máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất thuộc loạimới, tiên tiến và hiện đại đảm bảo chất lượng của sản phẩm sản xuất ra.

Công ty trang bị 1000 máy may công nghiệp, 01 hệ thống thiết kê mẫugiác sơ đồ, hệ thống là hơi công nghiệp và nhiều thiết bị chuyên dụng khác.Chính điều này tạo đIều kiện cho Công ty hoàn thiện các công đoạn của quátrình sản xuất sản phẩm, làm cho sản phẩm hoàn thiện hơn, đáp ứng được

Trang 8

Thu nhập bình quân chung cả Công ty năm 2007 là 1.350.000đ/người/tháng Xét chung trong những năm trở lại đây có thể thấy đời sốngcủa người lao động trong Công ty ngày càng được ổn định và nâng cao

1.2.3 Đặc điểm về nguyên vật liệu.

Là một công ty sản xuất hàng may mặc nên nguyên vật liệu phục vụsản xuất kinh doanh của Trường Minh chủ yếu là các loại vải, chỉ, mác, cúc…là một công ty chuyên nhận gia công xuất khẩu phục vụ thị trường nước ngoàivì vậy nguyên vật liệu là do phía khách hàng cung cấp cho Trường Minh Sốlượng nguyên vật liệu được nhập về phục vụ sản xuất kinh doanh nhiều hay ítphụ thuộc vào số lượng cụ thể của từng đơn đặt hàng.

Hiện nay nguyên vật liệu mà Công ty dùng để sản xuất là vải các loại,da thuộc và phụ liệu các loại Hầu hết các nguyên vật liệu mà Công ty sửdụng để sản xuất là nhập khẩu từ nước ngoài Các nguyên liệu của Công tychủ yếu do khách hàng đặt gia công mang đến mà Công ty phải nhập nguyênliệu theo giá của người gia công, phần nguyên liệu mà Công ty tự mua vẫnchiếm tỷ lệ nhỏ chủ yếu là mua dưới sự chỉ định của đối tác.

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu do hai bên thoả thuận Bên phíaTrường Minh phòng kỹ thuật có nhiệm vụ xác định mức tiêu hao vật tư cho

Trang 9

Bảng 1: Bảng định mức và tỷ lệ hao hụt của từng mã hàng của hợp đồngESL06001

TTNguyên phụ liệuMãHSĐVTĐịnh mức

Tỷ lệhaohụt

Vải chính 100%cotton K65''

ngoàicung cấp

Nguồn: Phòng KH -Xuất nhập khẩu Công ty TNHH Trường Minh

1.2.4 Đặc điểm sản phẩm

Công ty TNHH Trường Minh hoạt động trên lĩnh vực gia công xuấtkhẩu hàng may mặc với những sản phẩm chính chủ yếu như hàng dệt kim, áoazcket, quần âu, áo sơ mi… hoạt động của công ty Trường Minh được chialàm nhiều công đoạn từ khi nhập nguyên vật liệu đầu vào tới khi tạo ra thànhphẩm xuất cho đối tác nước ngoài Dưới đây là quy trình hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty TNHH Trường Minh.

Trang 10

* Sản phẩm đầu vào

Công ty TNHH Trường Minh là cơ sở sản xuất chuyên về ngành maymặc với các sản phẩm theo đơn đặt hàng phục vụ cho các đơn đặt gia côngxuất khẩu của các đối tác nước ngoài vì vậy nguyên vật liệu chính phục vụcho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty Trường Minh là các loại vải,chỉ, mặc, khoá, mặc…

Sản phẩm đầu vào của công ty Trường Minh là do phía các công ty đặtgia công cung cấp cho công ty theo số lượng cụ thể của từng đơn đặt hàng cáccông ty đặt gia công sẽ cung cấp cho công ty Trường Minh tất cả nhữngnguyên vật liệu chính phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mà phíađặt gia công yêu cầu Nghĩa là công ty Trường Minh sẽ không phải chịu chiphí giá thành nguyên vật liệu (việcnày do công ty đặt gia công thực hiện) màTrường Minh chỉ thực hiện việc nhận nguyên vật liệu từ phía đặt gia công đểtạo thành sản phẩm, cung ứng cho bên đặt gia công và nhận thù lao gia côngsản phẩm.

Các nguyên phụ liệu như chỉ may, cúc áo, thùng cattong… thường thìcũng do bên đặt gia công cung ứng theo từng đơn đặt hàng cụ thể: chỉ mộtphần rất nhỏ là Trường Minh sẽ nhập từ các nhà cung ứng trong nước (nếu ênđặt gia công không cung cấp luôn nguyên phụ liệu).

Thường thì việc nhập nguyên vật liệu chính và phụ công ty TrườngMinh nhận theo hìn thức CIF tại các cảng đến của Việt Nam như: Hải Phòng,Đà Nẵng Nhiệm vụ này thuộc về phòng xuất nhập khẩu của công ty đứng rathực hiện với đối tác và thực hiện các thủ tục đối với cơ quan nhà nước cóthẩm quyền về việc xuất nhập khẩu như hải quan hay Bộ Công thương.

Việc nhập nguyên vật liệu như thế nào là tuỳ thuộc vào số lượng sảnphẩm trong từng hợp đồng và định mức tiêu hao nguyên phụ liệu cho phépmà hai bên trong hợp đồng đưa ra

* Đầu ra cho sản phẩm

Trang 11

Trường Minh là một công ty chuyên nhận gia công xuất khẩu hàng maymặc cho các đối tác nước ngoài vì vậy sản phẩm làm ra của Trường Minhkhông bị bó hẹp ở một vài chủng loại mà nó đa dạng tùy thuộc vào từng đơnđặt hàng của các bên đặt gia công.

Hiện nay sản phẩm của Trường Minh được các nhà đặt gia công cungứng và tiêu thụ tại các thị trường như Eu, Mỹ, Thuỵ Sĩ, Canada… số lượngsản phẩm Trường Minh nhận gia công tăng lên theo từng đơn đặt hàng quatừng năm như đã nói.

Sản phẩm của Trường Minh là hàng may mặc nên vòng đời thay đổinhanh, dễ bị thay sang mốt mới vì vậy yếu tố tôn trọng hợp đồng là một phầncủa việc cung ứng đầu ra vì chỉ có vậy thì thời gian của hợp đồng mới đảmbảo, thời gian không bị muộn để rồi sản phẩm làm ra sẽ bị lỗi mốt.

Công ty Trường Minh trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đếncông đoạn cuối sẽ được kiểm tra, đóng gói, đóng thùng, đóng kiện sau đó vậnchuyển đến nơi yêu cầu của bên đặt gia công như đã thoả thuận trong hợpđồng (thường là FOB hai phòng) với đầy đủ giấy tờ xuất khẩu theo pháp luậtquy định.

1.2.5 Đặc điểm về tài chính của Công ty

Là một doanh nghiệp tư nhân, vốn của Công ty chủ yếu là do vốn gópliên doanh của tư nhân Trong đó:

- Vốn góp liên doanh 4,425 tỷ đồng - Vốn tự bổ sung 2,300 tỷ đồng.

Tuy được thành lập chưa lâu song ban lãnh đạo Công ty đã xác định rõxu hướng phát triển của thị trường nói chung và thị trường dệt may nói riêng,Công ty trường Minh đã tích cực tập trung vào việc hiện đại hoá máy móc Từnăm 1999 đến năm 2001, Công ty đã tăng mức đầu tư vào tài sản cố định rấtnhiều Tăng cường mua sắm mới và xây dựng mới

Trang 12

Bảng 2: Các chỉ tiêu tài chính của Công ty

Đơn vị: Triệu đồngn v : Tri u ị: Triệu đồng ệu đồng đồngng

Nguồn: Báo cáo tài chính tổng hợp năm 2005- 2007

Nhìn vào bảng ta thấy chu chuyển vốn của Công ty chưa cao, nhưngđây cũng là một kết quả đáng khích lệ xuất phát từ nỗ lực của bản thân Côngty do đã năng động tìm kiếm thị trường, đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoácác hình thức kinh doanh.

1.3 BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘNGGIA CÔNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.1 Tình hình kinh tế đất nước trong quá trình chuyển đổi sangnền kinh tế thị trường

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi từ nềnkinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường Một trong những đường lốichính sách phát triển kinh tế của nước ta hiện nay là tập trung xuất khẩu vàđẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Mục tiêu đó đã được đại hội đảng toàn quốclần thứ VIII khẳng định là điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng và phát triểnkinh tế với tốc độ cao, thực hiện công cuộc CNH-HĐH đất nước Để pháttriển được nền kinh tế bền vững có hiệu quả, theo kịp với nền kinh tế thế giớithì mỗi doanh nghiệp phải đủ lớn mạnh Đặc biệt là các doanh nghiệp kinhdoanh xuất nhập khẩu, việc đẩy mạnh và hoàn thiện hoạt động gia công xuấtkhẩu của các doanh nghiệp là góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoạicủa đất nước.

Việt Nam là một nước có tỷ lệ lao động thất nghiệp cao Với trên 75triệu dân, có tới trên 40 triệu người lao động, đó là nguồn nhân lực dồi dào,song để giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động quả là không

Trang 13

đơn giản Tốc độ tăng của lực lượng lao động vượt quá tốc độ tăng của việclàm dẫn đến tình trạng dư thừa lao động ngày càng nhiều, đặc biệt là tạị cácvùng nông thôn Nhu cầu lao động nông nghiệp tối đa chỉ cần 18 – 19 triệungười, thế nhưng trên thực tế còn khoảng 25 triệu người đang sống chủ yếunhờ vào nông nghiệp Số nông dân ra thành phố kiếm việc làm ngày càngtăng.

Tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta là rất cao, điều này không chỉ ảnh hưởngtrực tiếp đến đời sống của người dân mà còn gây ra nhiều vấn đề xã hội đánglo ngại Vì vậy tạo công ăn việc làm cho người lao động hiện nay là hết sứccần thiết Tuy số lao động cao nhưng tỷ lệ lao động kỹ thuật có tay nghề lạirất thấp Cho tới nay chỉ có khoảng 11% lực lượng lao động được đào tạochuyên môn kỹ thuật Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải đầu tư vào ngành sử dụngnhiều lao động và không đòi hỏi chất lượng lao động quá cao Gia công maymặc đã đáp ứng được nhu cầu này.

Tình trạng thiếu vốn cũng đang là một vấn đề phổ biến của các nướcđang phát triển trong giai đoạn hiện nay Để giải quyết nhu cầu về vốn chophát triển, ngoài việc tích cực thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài chúng ta cầnphải ưu tiên đầu tư vào các ngành đòi hỏi lượng vốn ít nhưng vẫn khai thácđược nguồn lao động dư thừa Do đó phát triển ngành may gia công xuất khẩulà một giải pháp sử dụng vốn có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

Để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, trước hết chúng tacần nhập khẩu một lượng lớn máy móc, trang thiết bị hiện đại từ bên ngoài.Vấn đề này đòi hỏi phải có vốn, nguồn vốn quan trọng để nhập khẩu là xuấtkhẩu Gia công may mặc xuất khẩu trong những năm gần đây đã góp phầntăng kim ngạch xuất khẩu, tạo nguồn vốn cho nhập khẩu Đây là nguồn vốncần thiết bổ sung vào ngân sách để thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoátrong giai hiện nay Phát triển, hoàn thiện gia công xuất khẩu còn là cơ sở đểmở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước xuất khẩu.

Trang 14

Đẩy mạnh, hoàn thiện gia công xuất khẩu cho nước ngoài là giải phápphù hợp với giai đoạn hiện nay của các nước đang phát triển Thông qua giacông xuất khẩu sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội bằng việc mởrộng thị trường, tận dụng lợi thế, tiềm năng và cơ hội của đất nước

1.3.2 Ảnh hưởng của xu hướng hội nhập quốc tế đối với nền kinhtế nói chung và hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng

Xu hướng toàn cầu hoá, thương mại hoá tạo sự thâm nhập thị trườngthuận lợi cho các nước đang phát triển Các hiệp định song phương và đaphương được ký kết giữa các nước ngày một nhiều, mở ra nhiều cơ hội nhưngcũng không thiếu những thách thức cho các doanh nghiệp của nước ta Thamgia vào các tổ chức như AFTA, WTO… các thành viên sẽ có nhiều thuận lợinhư ưu đãi về thuế quan, xoá bỏ hạn ngạch nhưng bên cạnh đó các thànhviên của tổ chức phải đối mặt với một cuộc canh tranh gay gắt hơn về trình độkĩ thuật, chất lượng sản phẩm, giá thành Xu thế tự do hoá thương mại đối vớingành dệt may đang được thực hiện từng bước theo lịch trình của hiệp địnhATC (Agrement on Textile and clothing) Theo hiệp định này năm 2005 sẽxoá bỏ hoàn toàn hạn ngạch đối với các nước thành viên của tổ chức Thưongmại thế giới (WTO), đây cũng là một cơ hội thách thức lớn đối với ngành dệtmay nước ta Các đối thủ cạnh tranh dựa vào mức chi phí thấp nhờ xuất khẩucác mặt hàng có tỷ lệ lao động cao như gia công xuất khẩu may mặc đang chịsức ép lớn do sự tham gia vào thị trường thế giới của Trung Quốc, đất nướccó hoạt động gia công xuất khẩu tương đối hoàn thiện và phát triển Nếu ngaytừ bây giờ nếu chúng ta không gấp rút hoàn thiện, nâng cao hoạt động giacông xuất khẩu chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh khi thamgia hội nhập thế giới.

1.3.3 Sự cần thiết để thiết lập quan hệ kinh doanh quốc tế

Các doanh nghiệp của nước ta chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế đangphát triển, lại mới chuyển sang cơ chế thị trường Việc tiếp cận và làm ăn với

Trang 15

bạn hàng quốc tế gặp không ít khó khăn, đặc biệt là sự cạnh tranh trên thế giớingày càng gay gắt Do chưa có kinh nghiệm để xuất khẩu trực tiếp, vì vậy giacông xuất khẩu là hình thức thích hợp để doanh nghiệp tiếp cận với bạn hàngquốc tế Đây là hình thức kinh doanh cần thiết để doanh nghiệp vừa có thể thuđược lợi nhuận vừa có thể thiết lập mối quan hệ với các bạn hàng quốc tế,nhằm học hỏi kinh nghiệm trong kinh doanh quốc tế.

Trình độ tiếp thị và kinh nghiệm kinh doanh quốc tế của doanh nghiệpcòn thấp, do vậy cần thiết phải thực hiện gia công xuất khẩu bởi hình thức nàykhông phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ

Vấn đề thiếu vốn để đầu tư vào cơ sở vật chất, kỹ thuật trong việcnghiên cứu các thông tin liên quan đến thị trường Vấn đề này làm cho doanhnghiệp khó khăn tự mình tìm kiếm bạn hàng Hình thức gia công tạo tiền đề

cho các hình thức kinh doanh khác chủ động hơn trong giai đoạn tiếp theo.

1.3.4 Hoàn thiện những tồn tại, bất cập trong hoạt động gia côngxuất khẩu.

Trình độ tổ chức quản lí hoạt động gia công của Việt Nam còn nhiềuhạn chế , bất cập như: Khả năng nắm bắt thị trường, cơ hội kinh doanh cònnhiều hạn chế, nhiều khi bõ lỡ cơ hội làm ăn với khách hàng mới; Công tác đadạng hoá sản phẩm còn nhiều hạn chế, sản phẩm cao cấp còn thấp, chất lượngsản phẩm chưa cao, chưa khai thác hoạt động kinh doanh theo chiều sâu, hoạtđộng gia công xuất khẩu còn phụ thuộc vào một vài thị trường nên nhiều khibị ép giá, không có quyền lựa chọn đối tác…

Do vậy hoàn thiện những bất cập, tồn tại trong hoạt động gia côngxuất khẩu là cần thiết, thúc đẩy nền kinh tế phát triển phát triển & góp phầnđẩy nhanh tiến trình hội nhập thế giới.

Trang 16

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU TẠICÔNG TY TNHH TRƯỜNG MINH

2.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ QUY TRÌNH GIA CÔNG XUẤT KHẨU

2.1.1 Giá gia công xuất khẩu và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm

2.1.1.1 Giá gia công xuất khẩu

Doanh thu của Công ty được tình trên giá gia công của từng mặt hàng.Đối với mỗi loại mặt hàng có mức giá gia công là khác nhau Ta có thể thấyrõ qua bảng sau

Bảng 3: Giá gia công một số mặt hàng

Đơn vị : USD/ chiếc

Nguồn : Phòng kinh doanh

Nhìn chung giá gia công còn ở mức thấp so với các thị trường khác nhưTrung Quốc, Băngladesh…Công ty còn phải nỗ lực hơn nữa trong việc tìmkiếm bạn hàng mới, nâng cao chất lượng sản phẩm để làm sao nâng được giágia công lên cao nhằm tăng doanh thu.

Nhìn vào bảng trên ta thấy mức giá gia công cho một chiếc áo jacket tạithị trường khác nhau là rất khác nhau Cao nhất là thị trường Hoa Kỳ với 2,5– 5,3USD/chiếc cao hơn từ 0,3 – 0,4 USD/ chiếc so với thị trường TrungQuốc và chỉ cao hơn 0,1 – 0,3 USD/ chiếc so với các thị trường khác Sở dĩ cósự chênh lệch là do mức phí nhân công ở Trung Quốc rẻ hơn so với các nước

Trang 17

khác, do vậy Công ty phải giảm giá gia công để nâng tính cạnh tranh với cácdoanh nghiệp Trung Quốc

2.1.1.2 Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm

Sơ đồ 2: Qui trình công nghệ gia công của Công ty trường Minh

Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy rằng trước khi sản xuất khách hàng sẽ đưara các thông số kỹ thuật như mẫu mã, nguyên liệu, kích thước, phụ kiện đikèm…Sau đó Công ty sẽ phải tiến hành sản xuất thử một số sản phẩm Sau

Giác mẫu sơ đồ

(Kiểm tra chất lượng)

Nhập kho và xuất xưởng

Sản xuất mẫu thử Giao nhận nguyên vật liệu l

Trang 18

khi hàng đạt chất lượng theo đúng yêu cầu thì khách hàng mới tiến hành kýhợp đồng đặt hàng Đây có thể coi là một khó khăn của công ty, nhưng nó lạilà cơ sở để đảm bảo rằng sản phẩm của Công ty luôn đạt chất lượng cao, đápứng được mọi yêu cầu của khách hàng, làm cho uy tín của Công ty ngày mộtnâng cao.

Sau khi hợp đồng sản xuất đã được ký kết, khách hàng sẽ cung cấpnguyên liệu và phụ kiện vật tư cho công ty Lúc này hoạt động sản xuất mớitiến hành Trong quy trình sản xuất này Công ty áp dụng hệ thống quản lýchất lượng ISO 9002, nên các sản phẩm lỗi và sai sót hầu như rất ít Sản phẩmsau khi sản xuất xong sẽ được đưa đến phòng giặt, tẩy, là Tại đây, sản phẩmsẽ được kiểm tra lần thứ nhất, nếu lỗi sẽ đưa trở lại phòng thu sản phẩm vàtiến hành sản xuất lại Sau phòng giặt, tẩy, là các sản phẩm lại tiếp tục đưađến phòng KCS, đây là khâu cuối cùng trong việc kiểm tra sản phẩm có lỗihay không Nếu chẳng may trong khâu trước không thể kiểm tra hết, thì tạiđây, sản phẩm sẽ tiếp tục được kiểm tra lại Như vậy trong khâu kiểm tra sảnphẩm của Công ty sẽ có hai bước, như thế sẽ hạn chế đến mức tối đa sảnphẩm hỏng.

2.1.2 Hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của Công tyTNHH Trường Minh

2.1.2.1 Nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác

Đối với các đơn vị kinh doanh nói chung va đối với các đơn vị kinhdoanh quốc tế nói riêng thì việc nghiên cứu thị trường tìm kiếm đối tác có ýnghĩa và tác động rất lớn đến hoạt động của công ty Việc nghiên cứu giúpcông ty hiểu được các vấn đề có liên quan đến : Điều kiện chính trị luật pháp,văn hoá, tôn giáo, phong tục tập quán, nhu cầu về chủng loại hàng hoá, thịhiếu khách hàng, các đối thủ cạnh tranh Đối với hoạt động gia công xuấtkhẩu hàng may mặc các công ty cần nghiên cứu đó xem xét xem đó là thịtrường hạn ngạch hay phi hạn ngạch Nếu là thị trường hạn ngạch phải làm

Trang 19

thủ tục với cơ quan có thẩm quyền để xin hạn ngạch hoăc mua lại của cáccông ty khac đang thừa Đặc điểm của hoạt động gia công xuất khẩu hàngmay mặc thường là hợp đồng kéo dài nên việc nghiên cứu thị trường và kháchhàng phải có tầm nhìn chiến lược.

Các nước khác nhau thì thường có những chính sách thương mại khácnhau được áp dụng với các nước khác nhau ví dụ: chính sách thương mại củaTrung Quốc với Việt Nam là khác so với Mỹ việc nghiên cứu chính sáchbuôn bán cũng như hệ thống pháp luật của mỗi thị trường là rất quan trọng.Nó không những quyết định đến hiệu quả của hoạt động sản phẩm kinh doanhnói chung và hoạt động gia công xuất khẩu nói riêng Chẳng hạn luật phápcủa Mỹ qui định hàng may mặc của Việt Nam nếu sản phẩm bằng nguyên liệungoại nhập thì phải chịu mức thuế là 90% Do nghiên cứu kỹ chính sách nàynên các doanh nghiệp xuất khẩu quyết định chiến lược tìm mọi cách nhậpnguyên liệu từ các nước ASEAN gia công xuất khẩu vào thị trường này,nguyên liệu nhập khẩu từ các nước khác thì hạn chế xuất khẩu sang thị trườngnày bởi thuế suất là 90% sẽ giảm rất nhiều yếu tố cạnh tranh đặc biệt là giácả Một vấn đề khác tác động đến gia công xuất khẩu mà công ty cần quantâm nghiên cứu là: các tập quán liên quan đến lĩnh vực giao nhận, thủ tục tạimỗi cảng giao hàng và kiểm tra hàng hoá lúc nhập hàng.

Sau khi nghiên cứu chính sách buôn bán và hệ thống pháp luật thì côngty thường nghiên cứu dự toán phí gia công, điều kiện tiền đề tín dụng ở thịtrường đó ra sao Thường thì các công ty thanh toán với nhau bằng một đồngtiền mạnh có giá trị trao đổi quốc tế.

Tìm kiếm bạn hàng.

Mục đích là tìm được bạn hàng trong nước và nước ngoài ổn định vàđáng tin cậy để lựa chọn được đối tác, công ty không những tin vào những lờiquảng cáo, giới thiệu mà còn tìm hiểu khách hàng và thái độ chính trị, khảnăng tài chính, lĩnh vực và uy tín của họ trong kinh doanh.

Trang 20

Khả năng của khách hàng được thể hiện qua hệ thống cơ sở vật chất, tàisản cố định, tài sản lưu động, trạm trại, cửa hàng Song không phải vì vậy màkết luận họ có khả năng tài chính, sẵn sàng thanh toán sòng phẳng Rất nhiềuthương gia người nước ngoài vay vốn để mua trang thiết bị, mua nguyên phụliệu nhờ chúng ta gia công hy vọng rằng sau khi bán hàng sẽ trả tiền cho ta.Kết quả làn hàg ra không bán được, ứ đọng vốn, không có tiền trả phí giacông còn chúng ta không có tiền trả lương công nhân Không nên nghĩ rằngkhách hàng chuyển nguyên liệu chịu giá rất lớn và họ không còn lo huống hồchúng ta có chút tiền phí gia công mà chấp nhận phương thức thanh toánchuyển tiền Chính vì suy nghĩ và định hướng đúng đắn mà công ty nên chỉ ápdụng phương thức chuyển tiền với khách hàng quen, có quan hệ lâu dài, cònđối với khách hàng nước ngoài mới đặt hàng công ty buộc phải thanh toánbằng thư tín dụng.

Thái độ uy tín trong kinh doanh của thương gia cho biết mức độ sòngphẳng của họ Đây là thông tin mà công ty cho là rất quan trọng và đưa thànhnguyên tắc với bất kỳ khách hàng nào Thông tin này có thể thu được từkhách hàng hay những tổ chức tín dụng Nếu họ là thương gia có uy tín thì sẽnâng uy tín của công ty lên rất nhiều Song ngược lại, uy tín của công ty bịtổn thương và nhiều khi không được thanh toán.

Một nhân tố quan trọng mà công ty tập trung nghiên cứu là triển vọngvề lĩnh vực mà họ kinh doanh, phải xem xét kênh phân phối hàng hoá, doanhsố bán để xác định đúng đắn khả năng phát triển của đối tác Điều này quyếtđịnh mở rộng mặt hàng kinh doanh và mối quan hệ lâu dài giữa công ty vớihọ.

Đối với đối tác trong nước việc tìm hiểu có phần đơn giản hơn Tuyvậy công ty vẫn nắm thông tin về khả năng tài chính, thái độ và uy tín kinhdoanh của họ việc lựa chọn cuối cùng còn phụ thuộc vào mức độ hiện đại của

Trang 21

máy móc, thiết bị và trình độ tay nghề của công nhân, khả năng thực hiện giacông có đúng chất lượng có đúng kỹ thuật và thời hạn hợp đồng hay không.

2.1.2.2 Giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng gia công

Ban giám đốc và phòng kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm trong việc giaodịch và ký kết hợp đồng với khách hàng Vì đây là hợp đồng gia công nên nómang nhiều yếu tố phức tạp về thời gian cũng như mã hàng hoá so với cáchợp đồng thông thường do tính chất thời vụ cao Một hợp đồng gia công hàngmay mặc thường được ký kết cuối năm nhưng phải sang đầu năm sau mới bắtđầu thực hiện được.

Thông thường thì việc ký kết hợp đồng được Công ty thực hện theotrình tự sau:

- Nhận các đơn đặt hàng

- Xem xét các điều kiện giao hàng như: số lượng; mẫu mã; đơn giá giacông, thời hạn giao hàng và các điều kiện thanh toán kèm theo…Xem Côngty có khả năng thực hiện hợp đồng được hay không Nếu có khả năng thựchiện được thì bắt đầu gặp gỡ và đàm phán ký kết hợp đồng

- Soạn thảo và ký kết hợp đồng Sau đó cán bộ nhân viện phụ trách hợpđồng này phải theo dõi bằng sổ sách Nếu hợp đồng có được bổ sung sửa đổigì sẽ phải thông qua ban giám đốc.

Sau khi qua giai đoạn tìm hiểu về đối tác hai bên sẽ tiến tới đàm phánnhũng vấn đề mà cả hai chưa đat được sự nhất chí thống nhất, để từ đó có thểtiến tới việc ký kết hợp đồng Nhũng vấn đề thường cần có sự trao đổi đàmphán đó là các vấn đề liên quan đến:

- Số lượng sản phẩm- Chất lượng sản phẩm- Phí gia công

- Điều kiện giao hàng

Trang 22

- Phương thức thanh toán

Đàm phán là giai đoạn cực kỳ quan trọng, đòi hỏi người được cử thamgia đàm phán phải là những người có năng lực ngoại giao, nhanh nhạy trongmọi tình huống, và am hiểu nghiệp vụ cũng nhu trình độ ngoại ngữ

2.1.2.3 Nội dung hợp đồng gia công quốc tế.

Hợp đồng gia công quốc tế là sự thoả thuận giữa hai (có quốc tịch khácnhau: Bên nhận gia công và bên đặt gia công nhằm sản phẩm gia công haychế biến sản phẩm mới hoặc bán thành phẩm mẫu mã và tiêu chuẩn kỹ thuậtdo bên đặt gia công qui định trên cơ sở nguyên vật liệu do bên đặt gia cônggiao trước Sau đó bên nhận gia công sẽ được trả một khoản thù lao nhất định.Hợp đồng gia công quốc tế là một dạng của hợp đồng kinh tế nó mangnhững nét đặc trưng cho tính chất và loại đối tượng mà hợp đồng này điềuchỉnh Tính chất riêng biệt này được thể hiện hầu hết trong các hợp đồng giacông mà thực chất quan hệ hợp đồng này là làm thuê để nhận thù lao.

a Các điều khoản của hợp đồng:

Phần mở đầu: Gồm số hợp đồng, tên gọi của hợp, tên và địa chỉ giao

dịch, quốc tịch, số telephone, tên tài khoản mở tại ngân hàng… của các bênnhận gia công và bên đặt gia công.

Điều khoản tên và số lượng sản phẩm: Tên và số luợng thành phẩm

phải được ghi cụ thể, chính xác để tránh nhầm lẫn, đảm bảo tính chính xáccủa hàng hóa Nếu hợp đồng thêu gia công nhiều loại hàng thì phải ghi cụ thểtên và số lượng của từng loại.

Các điều khoản về phẩm chất quy cách: Là điều khoản rất quan trọng

để xác định đối tượng của hợp đồng Thường thì phẩm chất quy cách đượcquy định chi tiết tỉ mỉ trong hợp đồng gia công hoặc quy định tương tự nhưmẫu mã hai bên đã thỏa thuận có xác định bằng văn bản của cơ quan kiểmnghiệm của nước đặt gia công hay nước nhận gia công Văn bản kiểm nghiệm

Trang 23

phẩm chất và quy cách thành phẩm được mỗi bên giữ một bản, cơ quan kiểmnghiệm giữ một bản.

Điều khoản về nguyên vật liệu: nguyên vật liệu là đối tượng của hợp

đồng gia công thường toàn bộ nguyên vật liệu để sản xuất, chế biến sản phẩmgia công nhưng cũng có khi chỉ nguyên vật liệu chính Điều khoản về nguyênvật liệu phải được quy định cụ thể về loại nguyên vật liệu, tên nguyên vậtliệu, số lượng phẩm chất… và tỷ lệ hao nguyên vật liệu.

Điêu khoản về giá cả: Đây là điều khoản cơ bản của tất cả các loại hợp

đồng Trong hợp đồng gia công cho nước ngoài, việc quy định giá cả hết sứcchi tiết, cụ thể đối với từng loại sản phẩm, từng công đoạn.

Điều khoản về phương thức thanh toán: Là điều khoản quan trọng được

các bên quan tâm thỏa thuận khi ký kết hợp đồng Thông thường trong hợpđồng gia công cho nước ngoài áp dụng phương thức thanh toán bằng ngoại tệmạnh và theo thủ tục L/C hoặc thanh toán bằng phương thức nhờ thu.

Điều khoản về thời hạn giao hàng và hình thức giao hàng: Điều khoản

này quy định chính xác thời hạn giao nguyên vật liệu chính và phụ, thời hạngiao sản phẩm Đây là điều khoản quan trọng đảm bảo cho hợp đồng đượcthực hiện đúng thời hạn, không gây mất ổn định trong sản xuất kinh doanhảnh hưởng đến quyền lợi của các bên.

Điều khoản về kiểm tra hàng hóa: Đây là điều khoản quan trọng quy

định việc kiểm tra nguyên vật liệu, thành phẩm thuộc cơ quan nào Trongtrường hợp hai bên đã thỏa thuận cơ quan kiểm tra thuộc phía Việt Nam màvào thời điểm kiểm tra bên đặt gia công lại cử chuyên gia sang thì quyết địnhcủa chuyên gia được coi là quyết định cuối cùng với điều kiện quyết định đóphải được lập thành văn bản Khi tiến hành kiểm tra, các chuyên gia sẽ căn cứvào những điều kiện về quy cách phẩm chất đã được quy định trong hợpđồng

Trang 24

Điều khoản về phạt hợp đồng: Đây là điều khoản mang tính chế tài

đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện Trong hợp đồng gia công cho nướcngoài, điều khiển về phạt hợp đồng được quy định với việc vi phạm thời giangiao nhận hàng hóa Về việc quy định mức phạt cho hai bên phải được ghi cụthể, rõ ràng trong hợp đồng làm căn cứ cho việc thực hiện trong trường hợpmột trong hai bên bị phạt hợp đồng

Điều khoản về trọng tài: Đây là điều khoản rất quan trọng là cơ sở cho

việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Trong điều khoảnnày, các bên thỏa thuận và quy định một cơ quan giải quyết tranh chấp Nếutrong điều khoản này không qui định cụ thể thì khi có tranh chấp, vụ việcđược đưa ra trọng tài quốc tế.

Điều khỏan về hiệu lực của hợp đồng: Quy định các điều kiện và thời

hạn để hợp đồng bắt đầu có hiệu lực và hết hiệu lực Thông thường, hợp đồngcó hiệu lực ngay kể từ khi hai bên ký kết, song đối với hợp đồng gia côngxuất khẩu thì thời điểm hợp đồng có hiệu lựuc là thời điểm sau khi thông quamột số thủ tục bắt buộc (nhận được giấy phép nhập khẩu…)

Ngoài ra, trong hợp đồng gia công cho nước ngoài còn có những điềukhoản để phục vụ cho quá trình thực hiện hợp đồng (ví dụ như điều khoảnbảo vệ máy móc thiết bị của bên nhận gia công trong trường hợp thuê của bênđặt gia công theo hợp đồng leasing…) Những điều khoản này có thể quy địnhhoặc không quy định tùy theo từng hợp đồng cụ thể và không phải là điềukhoản bắt buộc.

b Tổ chức gia công hàng xuất khẩu:

Các công việc cụ thể mà doanh nghiệp làm hàng gia công xuất khẩuphải tiến hành tùy thuộc vào từng hợp đồng cụ thể Thông thường sau khi kýkết hợp đồng doanh nghiệp làm gia công phải tiến hành các công việc sau:

- Xin giấy phép nhập khẩu:

Trang 25

Sau khi ký kết hợp đồng gia công, bên đặt gia công phải tiến hành giaonguyên phụ liệu để bên nhận gia công tiến hành gia công Bên nhận gia côngphải tiến hành xin giấy phép của Bộ Công thương để đưa số nguyên phụ liệucủa bên đặt gia công vào trong nước.

- Mở và kiểm tra L/C

Đối với trường hợp thanh toán qua thư tín dụng Việc kiểm tra L/Ckhông đáp ứng được như trong hợp đồng, cần phải yêu cầu bên đặt gia côngsửa lại rồi mới giao hàng.

- Tổ chức gia công chuẩn bị để giao hàng

Đây là vấn đề mấu chốt trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công nóquyết định uy tín cũng như đảm bảo hợp đồng Các vấn đề chủ yếu bao gồm:Tiến hành gia công thử, tổ chức gia công, đóng gói bao bì hàng xuất khẩu, kẻvẽ ký hiệu, kiểm tra chất lượng hàng hóa.

-Thuê phương tiện, làm thủ tục hải quan

Sau khi thuê phương tiện chuyên chở Bên nhận gia công phải khai báohàng hóa lên tờ khai để cơ quan hải quan kiểm tra Nội dung của tờ khai baogồm: loại hàng, tên hàng, khối lượng, trị giá, tên phương tiện vận tải… Tờkhai Hải quan phải được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác mà chủyếu là: Giấy phép xuất khẩu, hóa đơn, phiếu đóng gói, bản kê chi tiết hànghóa…

- Giao hàng hóa lên tàu hoặc đại lý vận tải:

Trong trường hợp đông người ta phải quy định rõ thời gian, địa điểm,phương thức giao hàng cho cả nguyên vật liệu và cho cả thành phẩm Thôngthường quy định: nguyên vật liệu chính được giao CIF tại cảng Việt Nam, cònthành phẩm được giao FOB tại cảng Việt Nam (cảng Hải Phòng, Đà Nẵng )

- Làm thủ tục thanh toán

Trang 26

Khi thanh toán, thủ tục thanh toán cần phải dựa vào các điều khoản đãghi trong hợp đồng.

- Khiếu nại và giải pháp khiếu nại

Khi thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu, nếu bên nhận gia côngphát hiện thấy nguyên phụ liệu nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt mấtmát, không đúng chủng loại thì cần lập hồ sơ khiếu lại Đơn khiếu nại phỉakèm theo bằng chứng về việc tổn thất ví dụ như biên bản giám định.

Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng, các bên có thểđưa đơn kiện nên trọng tài quốc tế (nếu có thỏa thuận trong hợp đồng) hoặctại tòa án.

Có thể tóm tắt các bước của nghiệp vụ gia công xuất khẩu hàng maymặc của Công ty trường Minh qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3: Quy trình gia công xuất khẩu

Theo như trong qui trình sản xuất sản phẩm trước hết Công ty phải tiếnhành sản xuất mẫu thử cho khách hàng Cán bộ phụ trách đơn hàng này sẽ

Lập kế hoạch sản xuất

Mua nguyên vật liệu

Tổ chức sản xuất thực hiện gia công

Thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu

Giải quyết tranh chấp khiếu nại (nếu có)

Trang 27

phải nhận các tài liệu liên quan và dịch ra, tiến hành cho sản xuất mẫu, nếukhách hàng tiếp nhận thì mới tiến hành sản xuất hàng loạt Các công việc cụthể của hoạt động sản xuất như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch sản xuất

Giám đốc phụ trách sản xuất sẽ tiến hành đưa ra kế hoạch sản xuất cholô hàng này dựa trên tính toán của phòng sản xuất về mức tiêu hao nguyênliệu, số lượng sản xuất theo tháng, kế hoạch kết thúc…Cuối cùng kế hoạchnày cần phải có sự chấp nhận của ban giám đốc Sau đó mới tiến hành muanguyên liệu

Bước 2: Mua nguyên vật liệu

Trên cơ sở kế hoạch sản xuất và theo yêu cầu chỉ định của bên đặt giacông Công ty tiến hành mua nguyên liệu Lúc này Công ty tiến hành ký kếthợp đồng mua nguyên liệu Đối với nhà cung cấp quen thuộc thì Công tykhông cần phải tiến hành làm hợp đồng mà chỉ là đặt hàng theo những điềukiện cũ.

Thông thường việc vận chuyển nguyên vật liệu bằng đường hàngkhông, tàu hay chuyển phát nhanh, do vậy Công ty luôn phải có dự tính trướcđể chủ động nguyên liệu trong sản xuất.

Thanh toán: Công ty chỉ thực hiện thanh toán bằng L/C đối với nguyên

liệu có giá trị trên 400.000 USD trở nên Nếu thực hiện thanh toán bằng L/Cthì Công ty mở L/C tại ngân hàng HSBC ở Hồng Kông.

Nhưng đối với các bạn hàng quen thuộc Công ty thanh toán thông quaT/T.

Thủ tục hải quan: Việc làm thủ tục hải quan của Công ty thông qua

cảng Hải Phòng, công việc này là chức năng của phòng xuất nhập khẩu Mỗinhân viên có nhiệm vụ phụ trách đối với một mặt hàng nhất định Khi có hàng

Trang 28

hoá về phải tiến hành làm thủ tục hải quan đó là: giao các chứng từ cần thiết:bản sao hợp đồng nhập khẩu, bản chính hoá đơn thương mại…

Bước 3: Tổ chức sản xuất thực hiện gia công

Đây là giai đoạn mang tính quyết định của việc thực hiện hợp đồng giacông Nhân viên phụ trách mặt hàng này phải thường xuyên theo dõi và đônđốc cho việc sản xuất có hiệu quả theo đúng qui trình như trên.

Bước 4: Thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu

*Thuê tàu: Căn cứ vào điều kiện của hợp đồng đã được ký kết, Công tytính toán xem mình có phải thực hiện nghiệp vụ thuê tàu không Trong điềukhoản thanh toán của mình Công ty thực hiện bán hàng theo điều kiện FOBdo vậy nghĩa vụ thuê tàu thuộc về phía nhà nhập khẩu Thực sự theo điềukhoản này rất có lợi cho Công ty và cả phía đối tác, Công ty sẽ chỉ chịu tráchnhiệm đến khi hàng được bốc lên tàu, còn người mua sẽ đảm nhiệm việc vậnchuyển về cảng đích Như vậy Công ty sẽ có lợi hơn( giá tốt, dễ thảo luận vềmẫu mã, chất lượng vì không quan khâu trung gian) và chuyên môn hóa tậptrung cao độ vào sản xuất Người mua lại có thể chủ động đàm fán với hãngvận tải của họ về vấn đề giá cả nên cước phí sẽ rẻ hơn, bảo đảm tốt hàng hoácủa mình ngay từ cảng xếp.

*Kiểm tra L/C: Toàn bộ hoạt động thanh toán của Công ty sẽ được thựchiện bởi phòng thành toán quốc tế Việc thánh toán này được thực hiện thôngqua mạng lưới ngân hàng của HSBC – Hong Kong qua mạng máy tính Nhưthế nó đảm bảo được rất nhiều chi phí phát sinh.

*Làm thủ tục hải quan: Việc làm thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩugiống như làm thủ tục cho hàng nhập khẩu

Nhân viên phụ trách đơn hàng phải tiến hành khai báo ;

Trang 29

-Khai báo để kiểm tra tính hợp pháp của hàng hoá: Tên hàng, ký mãhiệu, số lượng, khối lượng, đơn giá, tổng giá trị, xuất xứ và các chứng từ cóliên quan khác

- Xuất trình hàng hoá tại những nơi qui định- Giao nhận hàng hoá với tàu

Người phụ trách mặt hàng này phải có thông báo về việc giao hàng chobộ phận theo dõi hàng xuất Bộ phận này phải liên lạc với hãng vận chuyển vàthông báo thông tin giao hàng cho nhân viên xuất khẩu.

Bước 5: Khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có)

Nếu bên khách hàng có bất cứ khiếu nại gì có thể gửi cho người phụtrách đơn hàng này Sau đó nhân viên mới trình lên ban giám đốc xem xét giảiquyết Việc khiếu nại thường rơi vào trong trường hợp:

+ Hàng giao không đúng số lượng, sai qui cách bao bì, mã hiệu+ Công ty khiếu nại khách hàng về việc thanh toán chậm

+ Khách hàng khiếu nại người chuyên chở không giao hàng đúng thờigian, địa điểm, hàng bị hỏng do việc bảo quản trên tàu

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TYTNHH TRƯỜNG MINH

2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trong thời gian qua

Thực tế cho thấy quá trình phân công lao động trên thế giới đã đưa ViệtNam trở thành một thị trường gia công có nhiều hấp dẫn dựa trên lợi thế vềlao động, với đội ngũ lao động trẻ sáng tạo lại được hưởng những kỹ năngtruyền thống của dân tộc Giá gia công công tương đối thấp so với khu vực vàthế giới Với định hướng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường xuấtkhẩu nên hoạt động gia công hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng may mặc Giacông xuất khẩu hàng may mặc đã trở thành một loại hàng dễ tiếp nhận ở ViệtNam vì không phải lo lắng về thị trường tiêu thụ sản phẩm không phải lo sáng

Trang 30

Qua bảng bên ta thấy doanh thu hàng năm của Công ty liên tục tăngcho thấy Công ty làm ăn có lãi Doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2005 là13,6% tương ứng 3.740 triệu đồng, năm 2007 tăng so với năm 2006 là20,06% tương ứng 6.269 triệu đồng Chi phí bán hàng và chi phí cho quản lýdoanh nghiệp cũng tăng lên rất nhiều chứng tỏ rằng để có được kết quả đóCông ty đã chú trọng đầu tư lĩnh vực tiêu thụ hàng hoá và bộ máy quản lý củaCông ty Để làm được điều này Công ty luôn cố gắng thay đổi chính sách sảnxuất đáp ứng được những nhu cầu đặt ra trong từng giai đoạn, Công ty đã cốgắng mở rộng thị trường bằng cách duy trì bạn hàng cũ, tìm đối tác mới, đadạng hóa sản phẩm, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm,từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước, nâng cao dần vị thế của Công tytrên thị trưòng Quốc tế Công ty đã chú trọng bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụchuyên môn Các phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật đượcban lãnh đạo Công ty khuyến khích Năm 2007 nhiều sáng kiến được ápdụng Công ty đã phát động phong trào thi đua với nhiều hình thức, kết quảnăng suất lao động tăng lên rõ rệt; tỷ lệ hàng mắc lỗi thông thường giảmxuống còn dưới 12% thấp hơn so với năm 2005 là 3%.

Trang 31

Bảng 4: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Trường Minhgiai đoạn 2005-2007

Đơn vị: Triệu đồng n v : Tri u ị: Triệu đồng ệu đồng đồng ng

Nguồn: phòng Kế Hoạch và xuất nhập khẩu

Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH Trường Minh làhàng may mặc

2.2.2 Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại Công ty

2.2.2.1 Giá trị gia công xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty

Hình thức xuất khẩu của Công ty TNHH Trường Minh là sự kết hợpgiữa may gia công và bán trực tiếp theo giá FOB Sau khi từng bước thực hiệnxuất khẩu trực tiếp, Công ty TNHH Trường Minh vẫn tiếp tục duy trì hìnhthức may gia công xuất khẩu để đảm bảo việc làm cho người lao động và giữđược các mối quan hệ truyền thống Hình thức gia công xuất khẩu vẫn là chủđạo của Công ty, Công ty không thể hoàn toàn chuyển sang sản xuất theo kiểumua nguyên liệu bán thành phẩm bởi Công ty cũng như nhiều doanh nghiệpkhác còn thiếu nhiều yếu tố để thực hiện điều đó Trong khi đó với phươngthức gia công xuất khẩu Công ty không phải mất nhiều vốn, không phải lođầu ra cho sản phẩm đặc biệt là hợp đồng lại được ký trong thời gian dài hạnđảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho công nhân viên Để khẳng định

Trang 32

Bảng 5: Tỷ trọng doanh thu gia công trên tổng doanh thu của Công ty

Nguồn: Phòng Kế Hoạch – Xuất nhập khẩu

Điều này cho thấy rằng xu thế sản xuất kinh doanh của Công ty đangchuyển dần sang hướng hoạt động xuất khẩu theo hình thức trực tiếp Tuynhiên cho đến nay tỷ trọng gia công xuất khẩu vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổngdoanh thu, Công ty vẫn luôn chú trọng đến hình thức gia công Đây cũng làhình thức kinh doanh quan trọng trong những năm tới.

Nhìn vào kim ngạch xuất khẩu hàng gia công ta thấy nó rất lớn, bởi vìnó được tính theo giá FOB Song thực chất của gia công là lấy công làm lãi,khách hàng nước ngoài vào Công ty để gia công hàng may mặc họ phải cungcấp từ kiểu mẫu đến nguyên phụ liệu, còn Công ty chỉ thu được một khoảngọi là phí gia công và một số ít tiền nguyên phụ liệu thêm Cho nên dù kimngạch xuất khẩu tương đối lớn nhưng phần Công ty nhận được tương đối nhỏ.Chính điều này đã không tạo ra được sự tích lũy cao để giúp Công ty mở rộngđầu tư về sau.

Thông thường, để hoàn thiện quy trình gia công xuất khẩu, Công typhải trải qua các giai đoạn là giai đọan đấu thầu hạn ngạch, giai đoạn tìmkiếm khách hàng, giai đoạn ký kết hợp đồng và giai đoạn thực hiện hợp đồng.

Trang 33

Đây là những giai đoạn mang tính chất cơ bản, chủ yếu của quá trình gia côngxuất khẩu Tuy nhiên việc thực hện có hiệu quả quy trình này hay không lạiphụ thuộc chủ yếu vào phía khàch hàng gia công

2.2.2.2 Mặt hàng gia công của Công ty.

Các sản phẩm may mặc của Công ty chủ yếu là để phục vụ cho xuấtkhẩu nên chất lượng đòi hỏi khá cao, không những đáp ứng những tiêu chuẩnquốc tế mà còn phù hợp với thị hiếu, phong tục tập quán của người tiêu dùngnước ngoài Hiện nay các sản phẩm của Công ty chiếm trên 95% là hàng giacông, những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu và đạt kim ngạch xuất khẩu cao chỉcó áo jacket và áo sơmi

Mặt hàng gia công xuất khẩu hiện nay của Công ty chủ yếu là: - Áo jacket

- Áo sơmi

- Quần âu, quần áo trẻ em, quần áo thể thao

Bảng 6: Danh mục sản phẩm gia công xuất khẩu của Công ty TNHHTrường Minh

Số lượng(C/bộ)

Số lượng(C/bộ)

Số lượng(C/bộ)

Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm 2005- 2007

Bảng 7: So sánh sản phẩm xuất khẩu của Công ty

Trang 34

Số lượng(C/bộ)

Tốc độtăng (%)

Nguồn: Phòng kinh doanh & thị trường

Qua hai bảng trên cho thấy mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Công tylàáo Jacket Năm 2005 số lượng áo Jacket đã xuất khẩu là 473.621 chiếc, chiếmtỷ trọng 34,43%; năm 2006 đạt 465.320 chiếc, ứng với tỷ trọng 33,61% vànăm 2007 là 443.224 chiếc, bằng 32,53% Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩulớn thứ hai trong tổng số hàng xuất khẩu là quần dài và quần soóc Năm 2005Công ty đã xuất khẩu 441.088 chiếc, chiếm 32,07%; năm 2006 xuất 440.697chiếc, chiếm 31,83%; năm 2007 xuất 410.794 chiếc, chiếm tỷ trọng 30,15%.Tiếp theo là mặt hàng áo sơ mi: xuất 271.792 năm 2005, chiếm tỷ trọng19,76%; năm 2006 là 307.125 chiếc và năm 2007 xuất 323.947 chiếc, chiếmtỷ trọng 23,78% Ngoài ra, Công ty còn xuất khẩu một số mặt hàng khác Cácloại hàng hoá này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩucủa Công ty Chỉ là 13,74% năm 2005; 12,38% năm 2006 và 13,54% năm2007.

Tuy nhiên có thể nhận thấy cơ cấu hàng xuất khẩu của Công ty TNHHTrường Minh đã có những thay đổi trong thời gian vừa qua Mặc dù áo Jacketvà quần là hai mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Công ty nhưng từ năm 2005đến năm 2006 hai mặt hàng này đã giảm đi cả về số lượng và chất lượng Cụthể là: năm 2006 số lượng áo jacket xuất khẩu đã giảm đi 8.301 chiếc (từ473.621 chiếc xuống còn 465.320 chiếc) so với năm 2005, làm giảm tỷ trọngxuống từ 34,43% còn 33,61%; năm 2007 lại giảm đi 22.076 chiếc Tính toán

Trang 35

cho thấy tốc độ giảm năm 2006 so với năm 2005 là 1,75% và năm 2007 sovới năm 2006 là 4,74% Mặt hàng quần xuất khẩu của Công ty cũng đanggiảm xuống với tốc độ khá nhanh 0,09% năm 2006/2005 và 6,79% năm2007/2006

Trong khi đó, mặt hàng áo sơ mi xuất khẩu lại đang tăng về số lượngcũng như về tỷ trọng Năm 2005, Công ty xuất khẩu 271.792 chiếc, chiếm19,76% Năm 2006 đã tăng được 35.333 chiếc, và chiếm tỷ trọng 22,18%.Nhưng đến năm 2007 thì tốc độ tăng mặt hàng này lại giảm đi đáng kể, chỉtăng 16.822 chiếc.

Đây là những sản phẩm mang tính chất đáp ứng nhu cầu chung của thịtrường chứ chưa phải là những sản phẩm cao cấp có hàm lượng kỹ thuật cao.Cho nên giá trị gia công thu được không nhiều Tuy nhiên, với sự cố gắngkhông ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty, uy tín củaCông ty ngày càng được khẳng định trước các bạn hàng Công ty luôn đặt sựtín nhiệm của bạn hàng lên hàng đầu cũng như luôn quan tâm làm sao phảithỏa mãn tối đa yêu cầu của khách hàng.

Như vậy, có thể thấy rằng sản phẩm áo sơ mi của Công ty đang ngàymột được khách hàng ưa chuộng và đặt gia công, mua nhưng sản phẩm áoJacket và quần thì lại đang giảm đi Nguyên nhân của tình trạng này là do sựcạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới và sản phẩm của Công ty còn chưa

đáp ứng được đòi hỏi ngày một khó tính của khách hàng.

2.2.2.3 Khách hàng và thị trường gia công xuất khẩu

* Thị trường

Sản phẩm may gia công xuất khẩu nói riêng và hàng dệt may nóichung là đối tượng của kinh doanh thương mại Quốc tế Bất cứ một hàng hóanào trong quá trình nhập khẩu đều phải thỏa mãn những yêu cầu nhất địnhnhư: yêu cầu về kỹ thuật, tính thẩm mỹ, kiểu cách hàng hóa phải phù hợp

Trang 36

Đối với hàng may mặc gia công xuất khẩu ngoài những đặc điểmchung như đã nêu ở trên, còn có đặc điểm riêng Đó là phương thức kinhdoanh giữa một bên là người nhận may gia công với một bên là người đặtmay gia công, thị trường may mặc Việt Nam là một thị trường hấp dẫn đốivới các Công ty nước ngoài sản xuất kinh doanh may mặc Nhiều khách hàngtừ nhiều nước khác nhau trên thế giới đã đến làm ăn và đặt quan hệ hợp tácgia công hàng may mặc Đây là những thị trường tiềm năng lớn cho ngànhmay mặc của Việt Nam nói chung và của Công ty nhh Trường Minh nóiriêng Tuy nhiên, ngành may mặc của Việt Nam tăng trưởng rất mạnh, songvẫn là “Hàng nội mác ngoại”, các hợp đồng gia công không ổn định, giá giacông thấp và sự phụ thuộc về nguyên vật liệu đã khiến không ít doanh nghiệpmay mặc nước ta lúng túng

Hiện nay, doanh thu của Công ty trên thị trường nội địa chiếm tỷ trọngrất nhỏ trong tổng doanh thu Năm 2005 chiếm 9,95%, năm 2006 chiếm13.56%, năm 2007 chiếm 18.67%.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là thị trường EU, Nhật Bảnvà một số thị trường khác ở Châu Á như Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc.

Ngày đăng: 30/11/2012, 08:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bảng định mức và tỷ lệ hao hụt của từng mó hàng của hợp đồng ESL06001 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại Công ty TNHH Trường Minh
Bảng 1 Bảng định mức và tỷ lệ hao hụt của từng mó hàng của hợp đồng ESL06001 (Trang 9)
Bảng 3: Giỏ gia cụng một số mặt hàng - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại Công ty TNHH Trường Minh
Bảng 3 Giỏ gia cụng một số mặt hàng (Trang 16)
được điều này ta xem xột bảng số liệu cụ thể những đúng gúp của gia cụng xuất khẩu trong những năm vừa qua của Cụng ty - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại Công ty TNHH Trường Minh
c điều này ta xem xột bảng số liệu cụ thể những đúng gúp của gia cụng xuất khẩu trong những năm vừa qua của Cụng ty (Trang 32)
Bảng 7: So sỏnh sản phẩm xuất khẩu của Cụng ty - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại Công ty TNHH Trường Minh
Bảng 7 So sỏnh sản phẩm xuất khẩu của Cụng ty (Trang 33)
Qua hai bảng trờn cho thấy mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Cụng tylà ỏo Jacket. Năm 2005 số lượng ỏo Jacket đó xuất khẩu là 473.621 chiếc, chiếm  tỷ trọng 34,43%; năm 2006 đạt 465.320 chiếc, ứng với tỷ trọng 33,61% và  năm 2007 là 443.224 chiếc, bằng 32,53 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại Công ty TNHH Trường Minh
ua hai bảng trờn cho thấy mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Cụng tylà ỏo Jacket. Năm 2005 số lượng ỏo Jacket đó xuất khẩu là 473.621 chiếc, chiếm tỷ trọng 34,43%; năm 2006 đạt 465.320 chiếc, ứng với tỷ trọng 33,61% và năm 2007 là 443.224 chiếc, bằng 32,53 (Trang 34)
Bảng 8: Tỷ trọng hàng xuất khẩu sang cỏc thị trường Thị  - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại Công ty TNHH Trường Minh
Bảng 8 Tỷ trọng hàng xuất khẩu sang cỏc thị trường Thị (Trang 37)
Bảng 9: Khỏch hàng gia cụng chủ yếu của Cụng ty TNHH Trường Minh giai đoạn từ năm 2005 - 2007 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại Công ty TNHH Trường Minh
Bảng 9 Khỏch hàng gia cụng chủ yếu của Cụng ty TNHH Trường Minh giai đoạn từ năm 2005 - 2007 (Trang 44)
Bảng 10: Giỏ trị xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại Công ty TNHH Trường Minh
Bảng 10 Giỏ trị xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu (Trang 44)
Qua bảng trờn ta cú thể khẳng đinh được vai trũ và vị trớ của hỡnh thức gia cụng đơn thuần tại Cụng ty TNHH Trường Minh, trong tương lai, gia  cụng đơn thuần vẫn là hoạt động chủ yếu của Cụng ty - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại Công ty TNHH Trường Minh
ua bảng trờn ta cú thể khẳng đinh được vai trũ và vị trớ của hỡnh thức gia cụng đơn thuần tại Cụng ty TNHH Trường Minh, trong tương lai, gia cụng đơn thuần vẫn là hoạt động chủ yếu của Cụng ty (Trang 45)
Bảng 11: Doanh thu của Cụng ty giai đoạn 2005 – 2007 - Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu tại Công ty TNHH Trường Minh
Bảng 11 Doanh thu của Cụng ty giai đoạn 2005 – 2007 (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w