1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Giáo trình Nguyên lý kế toán - CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KÉP doc

22 4,3K 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 377,5 KB

Nội dung

- Hiểu rõ về hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của Việt Nam ban hànhtheo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ tàichính và thông tư 244/2009/TT-BTC ban hành ngày

Trang 1

CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KÉP

Mục tiêu:

Học xong chương này, sinh viên phải hiểu được:

- Khái niệm tài khoản

- Phương pháp kế toán kép và nguyên tắc ghi Nợ, ghi Có

- Hiểu rõ các mối quan hệ đối ứng kế toán

- Nắm chắc kết cấu tài khoản kế toán chủ yếu phản ánh tài sản, nợ phải trả vàvốn chủ sở hữu

- Xác định, đo lường và phân tích được các giao dịch/các nghiệp vụ kinh tế tàichính phát sinh thông qua sử dụng phương trình kế toán cơ bản và tài khoản

kế toán

- Hiểu rõ về hệ thống tài khoản kế toán thống nhất của Việt Nam ban hànhtheo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ tàichính và thông tư 244/2009/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2009 sửa đổi, bổsung quyết định 15/2006/QĐ-BTC

Để biểu hiện mối quan hệ đối ứng giữa các đối tượng kế toán có liên quan trong quátrình phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì kế toán cần phải sử dụng các tài khoản kế toán để ghi chép theo phương pháp ghi sổ kép (hoặc còn gọi là ghi kép)

3.1 Tài khoản

3.1.1 Khái niệm

Tài khoản là phương pháp phân loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo yêu cầuphản ánh và giám đốc một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống số hiện có vàtình hình biến động của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn cũng như các quátrình sản xuất kinh doanh khác nhau trong doanh nghiệp (theo từng đối tượng kếtoán cụ thể)

Qua định nghĩa này có thể nêu một số đặc điểm cơ bản của phương pháp tàikhoản:

 Về hình thức: sổ kế toán tổng hợp được dùng để ghi chép số tiền về số hiện cócũng như sự biến động của từng đối tượng kế toán cụ thể dựa trên cơ sở phânloại các nghiệp vụ kinh tế theo các tiêu thức nhất định

Trang 2

 Về nội dung: phản ánh một cách thường xuyên, liên tục sự biến động của từngđối tượng kế toán trong quá trình hoạt động của đơn vị.

 Về chức năng: giám đốc một cách thường xuyên và kịp thời tình hình bảo vệ và

sử dụng từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn

Tài khoản được mở rộng cho từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêngbiệt Tức là mỗi loại tài sản, mỗi loại nguồn vốn sẽ sử dụng một tài khoản riêng.Tên gọi của tài khoản, số hiệu của tài khoản, số lượng tài khoản, nội dung và côngdụng của tài khoản được nhà nước qui định thống nhất

3.1.2 Nội dung, kết cấu và phân loại tài khoản

3.1.2.1 Nội dung, kết cấu tài khoản:

Xuất phát từ tính khách quan là bất kỳ loại tài sản, loại nguồn vốn nào cũng cóbao gồm 2 mặt đối lập như Tiền mặt: thu – chi; Vật liệu: nhập – xuất; Nguồn vốnkinh doanh: tăng lên – giảm xuống; Vay ngân hàng: vay – trả nợ vay… nên tàikhoản kế toán được chia thành hai bên để phản ánh và giám đốc cả hai mặt đối lậpđó

Bên trái tài khoản gọi là bên Nợ (Debit)

Bên phải tài khoản gọi là bên Có (Credit)

Tài khoản kế toán có mẫu như sau:

3 Số dư cuối tháng

Trang 3

Để đơn giản trong học tập, nghiên cứu thì tài khoản được ký hiệu dưới hình thứcchữ T Yếu tố cơ bản của mẫu tài khoản như sau:

3.1.2.2 Phân loại tài khoản:

Phân loại tài khoản là vấn đề quan trọng vì sự hiểu biết về các loại tài khoản sẽ giúp

sử dụng đúng tài khoản cần thiết

Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau người ta có nhiều cách phân loại tàikhoản Dưới đây là 3 cách phân loại chủ yếu:

* Phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế

Cách phân loại này được thực hiện dựa vào nội dung kinh tế phản ánh trong tàikhoản Theo đó, tài khoản kế toán được chia thành 3 loại: Tài khoản tài sản; tàikhoản nguồn vốn và tài khoản trung gian (còn gọi là tài khoản quản lý- dùng đểphản ánh quá trình sản xuất kinh doanh)

- Tài khoản tài sản: Là những tài khoản phản ánh toàn bộ các loại tài sản của đơn vị;bao gồm cả tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn

- Tài khoản nguồn vốn: Là những tài khoản phản ánh toàn bộ các loại nguồn vốnhình thành nên tài sản của đơn vị, bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu

- Tài khoản trung gian: Là những tài khoản phản ánh quá trình sản xuất kinh doanhcủa đơn vị, như phản ánh chi phí, doanh thu, thu nhập và xác định kết quả kinhdoanh

* Phân loại tài khoản theo công dụng

Dựa vào công dụng, các tài khoản kế toán có thể chia thành 3 loại: tài khoản chủyếu; tài khoản điều chỉnh và tài khoản nghiệp vụ

- Loại tài khoản chủ yếu: phản ánh sự biến động của các đối tượng chủ yếu của kếtoán như phản ánh trên báo cáo tài chính theo nguyên tắc giá gốc, tuy nhiên do quátrình tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng này đã có

sự biến đổi về giá trị, vì vậy chúng cần được điều chỉnh lại để cung cấp số liệu xácthực về tình hình tài chính tại thời điểm báo cáo

Trang 4

- Loại tài khoản điều chỉnh có 2 nhóm: nhóm các tài khoản điều chỉnh gián tiếp giátrị tài sản (Hao mòn TSCĐ; các tài khoản dự phòng); nhóm các tài khoản điều chỉnhtrực tiếp giá trị tài sản (chênh lệch đánh giá lại tài sản; chênh lệch tỷ giá ngoại tệ)

- Loại tài khoản nghiệp vụ: Để đáp ứng yêu cầu tập hợp và tính toán có tính chấtnghiệp vụ nhằm báo cáo thông tin cần thiết theo yêu cầu quản lý như chỉ tiêu giáthành sản phẩm, tổng doanh thu và thu nhập khác ; cho đến kết quả kinh doanh, kếtoán cần có nhóm tài khoản nghiệp vụ để thực hiện các yêu cầu trên Loại tài khoảnnày có các nhóm sau:

+ Nhóm tài khoản phân phối: Gồm những tài khoản tập hợp chi phí cho cùng mộtmục đích, từ đó tiến hành phân phối chi phí cho các đối tượng chịu phí như các tàikhoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất chung.+ Nhóm tài khoản tính giá thành: Gồm những tài khoản tổng hợp chi phí để tínhtoán giá thành sản phẩm, dịch vụ như: TK chi phí NVL trực tiếp; TK chi phí nhâncông trực tiếp; TK chi phí sản xuất chung, TK chi phí SXKD dở dang

+ Nhóm tài khoản kết quả hoạt động: Gồm những tài khoản tổng hợp doanh thu vàchi phí để xác định kết quả kinh doanh

* Phân loại tài khoản theo mối quan hệ với báo cáo tài chính.

Theo cách phân loại này,các tài khoản kế toán được phân thành 3 loại:

- Các tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán như TK tài sản, TK nợ phải trả, TK vốnchủ sở hữu

- Các tài khoản thuộc báo cáo kết quả kinh doanh như TK doanh thu, thu nhập TKchi phí

- Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán như TK vật tư hàng hóa nhận giữ hộ

3.1.3 Nguyên tắc ghi chép cơ bản trên các loại tài khoản

Khi một số tiền được ghi vào bên trái của tài khoản chữ T được gọi là ghi nợ,còn khi ghi số tiền vào bên phải chữ T được gọi là ghi có Số chênh lệch giữa tổng

số bên nợ và tổng số bên có được gọi là số dư của tài khoản Khi tổng số tiền bên nợcủa tài khoản lớn hơn tổng số tiền bên có ta có số dư nợ, ngược lại ta có số dư có

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng trong kỳ - Số phát sinh giảm cuối kỳ

Trang 5

Về nguyên tắc phản ánh vào tài khoản, có thể chia thành 3 nhóm cơ bản cónguyên tắc phản ánh khác nhau:

 Nhóm các tài khoản phản ánh tài sản (Loại 1 và Loại 2)

 Nhóm các tài khoản phản ánh nguồn vốn (Loại 3, 4)

 Nhóm các tài khoản trung gian được dùng để phản ánh các loại chi phí, doanhthu và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Loại 5,6,7,8,9)

a Nguyên tắc phản ánh trên các tài khoản phản ánh tài sản.

 Nghiệp vụ 1: Ngày 5/3, doanh nghiệp rút 30.000.000đ tiền gửi ngân hàng vềnhập quỹ tiền mặt

 Nghiệp vụ 2: Ngày 10/3, doanh nghiệp chi 15.000.000đ để thanh toán nợ chongười bán

Tình hình trên được phản ảnh vào tài khoản Tiền mặt

- Cộng phát sinh tăng: 30.000.000 - Cộng phát sinh giảm:

Trang 6

Nợ Các tài khoản nguồn vốn Có

- Số phát sinh giảm trong kỳ - Số dư đầu kỳ

- Số phát sinh tăng trong kỳ

- Số dư cuối kỳ

Ví dụ:

Vào đầu ngày 01/03/2011 khoản tiền mà doanh nghiệp đang nợ người bán là50.000.000 đồng Trong tháng 3 có phát sinh 2 nghiệp vụ có liên quan đến khoảnphải trả người bán như sau:

Trang 7

* Nguyên tắc phản ánh trên các loại tài khoản doanh thu, thu nhập

Nợ Tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập Có

- Số phát sinh giảm trong kỳ - Số phát sinh tăng trong kỳ

* Nguyên tắc phản ánh trên các loại tài khoản chi phí

- Số phát sinh tăng trong kỳ - Số phát sinh giảm trong kỳ

Các tài khoản trung gian không có số dư vào cuối kỳ kế toán (phát sinh và kếtchuyển toàn bộ)

Ví dụ: Có tài liệu về tình hình bán hàng trong tháng 3/2011 của doanh nghiệp như

sau:

- Doanh thu bán hàng phát sinh trong tháng là: 80.000.000đ

- Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ doanh thu bán hàng để xác định kết quả kinh doanh:

vt: đ ngĐvt: đồng ồng

Nợ TK Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (511) Có

Kết chuyển toàn bộ doanh thu bán

- Giá vốn hàng bán phát sinh trong tháng là: 50.000.000đ

- Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh

Trang 8

3.1.4 Hệ thống tài khoản thống nhất:

3.1.4.1 Khái quát về Hệ thống tài khoản

Theo khoản 2, 3 điều 23 của Luật kế toán số 03/2003/QH11, Hệ thống tàikhoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng Mỗi đơn vị kế toán phải sửdụng một hệ thống tài khoản kế toán Bộ Tài chính quy định cụ thể về tài khoản kếtoán và hệ thống tài khoản kế toán

Hiện nay có 2 hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản dành cho doanhnghiệp lớn (theo Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006) và Hệ thống tài khoản dành cho các doanhnghiệp nhỏ và vừa (theo Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theoQuyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006)

Về cơ bản, cả 2 hệ thống tài khoản đều giống nhau Tuy nhiên, hệ thống tàikhoản theo QĐ 48/2006/QĐ- BTC có số lượng tài khoản ít hơn QĐ 15/2006/QĐ-BTC Vì vậy, giáo trình này chủ yếu trình bày hệ thống tài khoản kế toán theo QĐ15/2006/QĐ-BTC

Hệ thống tài khoản theo QĐ 48/2006/QĐ-BTC không có các tài khoản sau:

128, 129, 136, 158, 161, 212, 213, 223, 228, 243, 336, 337, 342, 343, 347, 412, 414,

415, 441, 461, 466, 512, 531, 532, 621, 622, 623, 627, 641, 008

Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC v/v ban hành chế độ kế toán doanhnghiệp, Hệ thống tài khoản thống nhất hiện hành có 10 loại, trong từng loại baogồm nhiều tài khoản cấp 1 và tùy theo yêu cầu quản lý thì một tài khoản cấp 1 cóthể có nhiều tài khoản cấp 2

Số hiệu tài khoản được qui định trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất là

hệ thống ba số đối với tài khoản cấp 1 và bốn số đối với tài khoản cấp 2 Nguyên tắcđánh số cho tài khoản như sau:

 Số đầu tiên thể hiện loại tài khoản

 Số thứ hai thể hiện nhóm tài khoản

 Số thứ ba thể hiện thứ tự tài khoản trong nhóm

Đối với tài khoản cấp 2 thì số thứ tư thể hiện thứ tự của các bộ phận chứa trongtài khoản cấp 1

Trang 9

Ngoài ra, các tài khoản không cùng một loại nhưng có các đặc tính chung nào đóthì thứ tự nhóm cũng như thứ tự của tài khoản trong hai nhóm được đánh số giốngnhau.

Ví dụ:

Tài khoản Tiền mặt thuộc loại 1, nhóm một xác định thứ tự đầu tiên nên sẽ mang

số 111 Tài khoản 111 được quy định có ba tài khoản cấp 2 có tên gọi và số hiệunhư sau:

Tài khoản 1111: Tiền Việt Nam

Tài khoản 1112: Ngoại tệ

Tài khoản 1113: Vàng bạc, kim khí quý, đá quý

* Lưu ý: Tổng số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng trong kỳ, số phát sinh giảm trong kỳ,

số dư cuối kỳ của các tài khoản cấp 2 phải bằng với số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng trong kỳ, số phát sinh giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ của tài khoản cấp 1 mở ra nó.

Ví dụ:

Tài khoản Đầu tư ngắn hạn khác và Đầu tư dài hạn khác không cùng nằm mộtloại, nhưng phản ánh các loại đầu tư khác nên được đánh số nhóm và thứ tự tàikhoản giống nhau:

Tài khoản Đầu tư ngắn hạn khác: 128

Tài khoản Đầu tư dài hạn khác: 228

Ngoài chín loại tài khoản được dùng để phản ánh tài khoản, nguồn vốn và kếtquả hoạt động của doanh nghiệp, được ghi chép theo phương pháp ghi kép, trong hệthống tài khoản thống nhất còn có tài khoản loại 0 dùng để phản ánh một số đốitượng đặc biệt liên quan đến việc quản lý, sử dụng trong doanh nghiệp và cần phảitheo dõi riêng Đặc điểm của loại tài khoản này là ghi đơn (không đối ứng với tàikhoản khác), khi tăng lên ghi bên Nợ và ghi giảm xuống ghi bên Có và có số dư bênNợ

Ví dụ:

Doanh nghiệp nhận một số nguyên vật liệu của đơn vị khác trị giá là 500.000

đồng để thực hiện công việc gia công.

Trang 10

Kế toán ghi: Nợ tài khoản Hàng hóa vật tư giữ hộ, nhận gia công (002): 500.000đồng

Sau khi công việc gia công hoàn tất, và doanh nghiệp đã giao trả lại số vật liệunày, kế toán ghi:

Có tài khoản Hàng hóa vật tư giữ hộ, nhận gia công (002): 500.000 đồng

 Các loại Tài khoản từ 1 – 4 gọi là các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán

 Các loại Tài khoản từ 5 – 9 là các tài khoản trên Báo cáo kết quả kinh doanh

Các Tài khoản loại 1: có 6 nhóm:

 Nhóm 16: Chi phí sự nghiệp (161)

Các Tài khoản loại 2: có 3 nhóm:

 Nhóm 21: Tài sản cố định và bất động sản đầu tư (211, 212, 213, 214,217)

 Nhóm 22: Đầu tư dài hạn (221, 222, 223, 228, 229)

 Nhóm 24: Chi phí trả trước dài hạn, ký quỹ, ký cược dài hạn (241, 242,

243, 244)

Các Tài khoản loại 3: có 04 nhóm:

 Nhóm 31: Vay, nợ ngắn hạn (311, 315)

 Nhóm 33: Phải trả, phải nộp (331, 333, 334, 335, 336, 337, 338)

Trang 11

 Nhóm 34: Vay, nợ dài hạn (341, 342, 343, 344, 347)

 Nhóm 35: Dự phòng phải trả, các quỹ (351, 352, 353, 356)

Các Tài khoản loại 4 - Nguồn vốn chủ sở hữu: có 05 nhóm

 Nhóm 41: Nguồn vốn, quỹ (411, 412, 413, 414, 415, 416, 417, 418, 419)

 Nhóm 42: Lãi chưa phân phối (421)

 Nhóm 43: Quỹ khen thưởng, phúc lợi (431)

 Nhóm 44: Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản (441)

 Nhóm 46: Nguồn kinh phí sự nghiệp (461, 466)

* Trên đây là những tài khoản thuộc Bảng cân đối kế toán

Các Tài khoản loại 5 - Doanh thu: có 03 nhóm

 Nhóm 51: Doanh thu bán hàng (511, 512, 515)

 Nhóm 52: Chiết khấu thương mại (521)

 Nhóm 53: Hàng bán bị trả lại, Giảm giá hàng bán ( 531, 532)

Các Tài khoản loại 6 - Chi phí sản xuất kinh doanh: có 04 nhóm

 Nhóm 61: Mua hàng (611), chỉ sử dụng cho phương pháp kiểm kê định

Các Tài khoản loại 7 - Thu nhập khác

 Nhóm 71: Thu nhập từ hoạt động tài chính (711)

Các Tài khoản loại 8 - Chi phí hoạt động khác

 Nhóm 81: Chi phí khác (811)

 Nhóm 82: Chi phí thuế TNDN

Các Tài khoản loại 9 - Xác định kết quả

 Nhóm 91: Xác định kết quả kinh doanh (911)

* Trên đây là những tài khoản thuộc Bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Các Tài khoản loại 0: Các tài khoản ngoài bảng

Trang 12

 001 - 008

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP

(Ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/3/2006, đã sửa đổi bổ

sung theo thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009)

LOẠI TK 1 TÀI SẢN NGẮN HẠN

1111 Tiền Việt Nam

1112 Ngoại tệ

1113 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

từng ngân hàng

1121 Tiền Việt Nam

1122 Ngoại tệ

1123 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

1131 Tiền Việt Nam

đối tượng

1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá,

dịch vụ

1332 Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

1361 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc

1368 Phải thu nội bộ khác

1381 Tài sản thiếu chờ xử lý

1385 Phải thu về cổ phần hoá

1388 Phải thu khác

đối tượng

Trang 13

16 152 Nguyên liệu, vật liệu Chi tiết theo

yêu cầu quảnlý

1561 Giá mua hàng hoá

1562 Chi phí thu mua hàng hoá

1567 Hàng hoá bất động sản

XNKđược lập kho bảo thuế

1611 Chi sự nghiệp năm trước

1612 Chi sự nghiệp năm nay

LOẠI TK 2 TÀI SẢN DÀI HẠN

Trang 14

33 228 Đầu tư dài hạn khác

2281 Cổ phiếu2282

2288

Trái phiếuĐầu tư dài hạn khác

2411 Mua sắm TSCĐ

2412 Xây dựng cơ bản

2413 Sửa chữa lớn TSCĐ

3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp

33311 Thuế GTGT đầu ra

33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu

3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt

3333 Thuế xuất, nhập khẩu

3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp

3335 Thuế thu nhập cá nhân

3336 Thuế tài nguyên

3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất3338

3339

Các loại thuế khácPhí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

3341 Phải trả công nhân viên

3348 Phải trả người lao động khác

3381 Tài sản thừa chờ giải quyết

3382 Kinh phí công đoàn

3383 Bảo hiểm xã hội

Ngày đăng: 07/03/2014, 12:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

− Về chức năng: giám đốc một cách thường xuyên và kịp thời tình hình bảo vệ và sử dụng từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn. - Giáo trình Nguyên lý kế toán - CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KÉP doc
ch ức năng: giám đốc một cách thường xuyên và kịp thời tình hình bảo vệ và sử dụng từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn (Trang 2)
Tình hình trên được phản ảnh vào tài khoản Tiền mặt - Giáo trình Nguyên lý kế toán - CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KÉP doc
nh hình trên được phản ảnh vào tài khoản Tiền mặt (Trang 5)
* Trên đây là những tài khoản thuộc Bảng cân đối kế toán - Giáo trình Nguyên lý kế toán - CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KÉP doc
r ên đây là những tài khoản thuộc Bảng cân đối kế toán (Trang 11)
− Các Tài khoản loại 0: Các tài khoản ngoài bảng - Giáo trình Nguyên lý kế toán - CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KÉP doc
c Tài khoản loại 0: Các tài khoản ngoài bảng (Trang 12)
2138 TSCĐ vơ hình khác - Giáo trình Nguyên lý kế toán - CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KÉP doc
2138 TSCĐ vơ hình khác (Trang 13)
3562 Quỹ PT KH và CN đã hình thành TSCĐ - Giáo trình Nguyên lý kế toán - CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KÉP doc
3562 Quỹ PT KH và CN đã hình thành TSCĐ (Trang 15)
68 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ LOẠI TK 5 - Giáo trình Nguyên lý kế toán - CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KÉP doc
68 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ LOẠI TK 5 (Trang 16)
TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG 001 Tài sản thuê ngoài - Giáo trình Nguyên lý kế toán - CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN VÀ GHI SỔ KÉP doc
BẢNG 001 Tài sản thuê ngoài (Trang 17)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w