1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật Phỏng truyền kỳ trong văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

127 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 29,15 MB

Nội dung

Đề tài Nghệ thuật Phỏng truyền kỳ trong văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX trình bày quá trình hình thành và phát triển truyện Phỏng truyền kỳ trong văn xuôi Việt Nam nửa đầu thể kỷ XX; nghệ thuật Phỏng truyền kỳ trong văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX qua hình tượng không - thời gian và hình tượng nhân vật... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

TRUONG DAI HOC SU PHAM

HUYNH PHUGC LE

NGHE THUAT “PHONG TRUYEN KY”

TRONG VAN XUOI VIET NAM NUA DAU THE KY XX

LUAN VAN THAC Si VAN HOC VIET NAM

Da Nang - Nam 2020

Trang 2

eT

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRUONG ĐẠI HỌC SƯ PHAM

HUỲNH PHƯỚC LÊ

NGHỆ THUẬT “PHONG TRUYEN Ki”

TRONG VAN XUOI VIET NAM NUA DAU THE Ki XX Chuyên ngành : VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số §220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC:

PGS.TS NGUYÊN PHONG NAM

Đà Nẵng - Năm 2020

Trang 3

Luận văn thạc ĩ văn học với đề tài "Nghệ thuật “phỏng truyển kỳ "rong văn xuôi

'Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là do bản thân tôi tự nghiên cứu trên cơ sở đề tài được Hội

đồng nghiệm thu đề tài luận văn thạc sĩ của Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng thông qua Các tà liệu được dẫn vào luận văn nhằm tăng tính thuyết phục cho đề tải và đều (được ghỉ chú nguồn gốc rõ ràng Công trình này chưa công bố trên bắt kì diễn đàn hay

phương tiện thông tin đại chúng nào

Tôi cam đoan những điều viết trên là sự thật và chịu trách nhiệm về những điề

đã cam kết

Tác giả luận văn

Trang 4

MUC LUC MO DAU 1 Lý do chọn dé tai 1 3 Lịch sử vẫn để nghiên cứu,

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu

5 Ý nghĩa khoa học và gi tr thục tiễn của đề tài 6 Bố cụe luận vấn

CHƯƠNG 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN TRUYỆN “PHÒNG TRUYEN Ki” TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM NỬA ĐẦU THÊ KỈ XX I0

1.1 Từ truyện truyền kì trong văn xuôi trung đại đến truyện “phỏng truyền kì'

nữa đầu thé kj xx 10

1.1.1 Truyện trayén kì và vấn để mô phòng trong văn học Việt Nam đầu

thé ky XX 10

1.12 Hiện tượng “phỏng truyền kỳ” trong văn xuôi Việt Nam đầu thể ky XX 14 1.2 Con đường vận động của truyện “phỏng truyền kì” qua các trường hợp

21

1.2.1 *Nam thiên tân dị tập” và "Dã sử” - những tác phẩm cuối cùng của truyện

truyền kì Việt Nam 21

1.2.2 *Nam hải dị nhân” và * Trăng ma lầu Vigt” - nghé thudt “sao chup” va "phóng

túc” truyện truyền kì trung đại Việt Nam 25

CHƯƠNG 3 NGHỆ THUAT “PHONG TRUYEN Ki” TRONG VAN XUOI VIET

NAM NỬA ĐẦU THÊ KỈ XX QUA HÌNH TƯỢNG KHƠNG - THỜI GIAN VÀ

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT

2.1 Hình tượng không - thời gian trong truyện phỏng truyền kì

Trang 5

VIET NAM NUA DAU THE Ki XX

3.1 Thi pháp trần thuật trong truyện “phông truyền ki”

3.11 Đưa yếu tổ có ính lịch sử, hiện thực vào truyện s4

3.1.2 Da dang hóa điểm nhìn trần thuật qua hình tượng người kể chuyện 5Š

3.2 Thủ pháp mô phỏng trong xây dựng cốt truyện "phỏng truyền kì”

3.2.1 Phương thức mô phỏng motif 58

3.2.2 Phương thức mô phỏng type truyện 61

3.3 Các thủ pháp gây kinh dị trong truyện “phông truyền kỳ

3.3.1 Truyền kỉ trung đại phương Đông không chú ý tao ra sw kinh di 68 3.3.2 Tinh chất “kinh dị” trong truyện có yếu tổ truyền kì phương Tây 10 3.3.3 Yếu tổ kinh đị trong truyện “phong truyén ki” 72

3.4 Thi pháp tạo ra sự “phân vân”

Trang 6

‘TRANG THONG TIN LUAN VAN THẠC SĨ

‘Ten dé ti: NGHE THUAT “PHONG TRUYEN Ki? TRONG VAN XUOL

TỆT NAM NỬA ĐẦU THÊ KĨ XX

'Ngành: Văn

Ho tén học viên: Huỳnh Phước Lê

học Việt Nam

'Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS, Nguyễn Phong Nam 'Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng

'Tóm tắt: Trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX có một bộ phận văn xuôi đậm đặc

yêu tố kì áo, kinh dị, tạo cho độc giả những cảm giác vừa quen thuộc vừa lạlẫm đầy thú

"vị Người đọc có thể tìm thấy trong bộ phận văn xuôi này hình bóng những câu chuyện

truyền kỉ của Nguyễn Dữ, Bồ Tùng Linh và những tác giả truyện truyễn kỉ trung đại phương Đông khác, đồng thời cũng bắt gặp ở đây yếu tổ kinh dị cùng lỗi dựng truyện gây nên sự "phân vân” của những Edgar Allan Poe, Guy de Maupassant, Mérimée Prosp, _ Emst Theodor Amadeus Hoffinann, Bram Stoker

Luận văn chứng minh rằng, tác giả của bộ phận văn xuôi này đã mô phỏng truyện của

Những tác giả truyền kì trùng đại phương Đồng và truyện có yếu tổ truy kì cận đại

Biptirong Tay Va sy m6 phéng niy li c6 ch ý và tùy tín nụ: ti:

Cie tie gid 3 m6 phong hai nhóm truyện phương Đông và phương Tây nói trên từ hệ thống nhân vật, hình tượng không thời - gian, phương thức trần thuật, nội dung, kết cầu cho đến yếu tổ kinh dị, ĩ thuật dựng truyện gây nên sự phân vân/do dự ở nhân vật (trong, truyện) và độc giả

_ Mục đích mô phỏng là nhằm tìm một lỗi đi mới cho văn xuôi Việt Nam ở thời điểm nữa

tuối thế kỉ XIX và những thập niên đầu thế kĩ XX - thời điểm phương thức sáng tác trung đại tồn tại cả ngàn năm đang tàn li, lỗi thời truyện Việt xuất hiện trên văn đàn chủ

yếu là truyện dịch, lược dich hoặc phóng tác theo truyện nước ngoài, và độc giả khao

khát một đồng truyện Việt vừa có hình bóng của phương Đông vừa tiếp thu những tiến bộ của văn chương “Thai Tây”

Bằng sự mô phóng một cách nghệ thuật, các nhà vẫn đã đóng góp vào quá trình hiện đại

_ hóa văn học Việt Nam Nhiều công trình nghiên cửu, nhiều luận văn đã đề cập đến quá trình hiện đại hóa văn bọc Việt Nam ở giai đoạn này, tuy nhiền xem sự mô phỏng như là một yếu tổ góp phần quan trong dé văn học Việt Nam trở nên hiện đại thì còn Ít người quan tâm Luận văn sẽ khai thác vẫn để thú vị này ở riêng bộ phận văn xuôi nữa đầu thể kỉ XX B6 phiin văn xuỗi này (mà hầu hết là truyện) được luận văn gọi tên là truyện “phông,

truyền kì”; tác giả của chúng, luận văn gọi la nha van “phỏng truyền kỉ” Luận văn sẽ xem

Trang 7

Linh Thể Lữ, Tchya (Đái Đức Tuần), Nguyễn Tuân, Cung Khanh, Bùi Hiển, Thanh Tỉnh, Huy Nhiệm, Lan Khai và Nam Cao

“Luận văn sẽ là một gợi ý nghiên cứu đối với nhiễu tĩnh vực mô phỏng khác trong vin hoe

'Việt Nam, đặc biệt là văn học giai đoạn cuối thể kì XIX, đầu thể ki XX- đầy là giai đoạn

mà luận văn gọi là giai đoạn văn học mô phỏng (không chỉ riêng với "phỏng truyền kỉ”) “Trên phương diện thực tiễn, luận văn là một trải nghiệm khoa học, giúp chúng tôi rèn luyện kỹ năng nghiên cứu văn học

‘Nam du thé ki XX,

“Từ khóa: Truyền kỉ, truyện truyền kì, phòng truyền kì, văn xuôi

Trang 8

MASTER'S THESIS INFORMATION

‘Name of thesis: THE ART OF “FANTASTIC IMITATION” IN VIETNAMESE

OSE IN THE FIRST HALE OF 20" CENTURY

‘Majors: Vietnamese literature

Full name of Master student: Huynh Phuoe Le Supervisors: Assoc Prof Nguyen Phong Nam

Janang University of Education

‘Training institution:

“Abstract: In Vietnamese literature in the first half of the twentieth century, there was an amount of prose full of fantastic and horror elements, which gave readers both familiar xl unusual but interesting feelings Readers can find in those works the images of stories ‘written by Nguyen Du, Bo Tung Linh and other writers of medieval Easter stories, while ‘also encounter the element of horror with the plot construction style causing “confusion” of gar Allan Poe, Guy de Maupassant, Mérimée Prosp, Emst Theodor Amadeus Hoffmann, “Bram Stoker

‘The thesis proves that authors of this kind of prose imitated the works of medieval astern authors and fantastic element stories of late modern Western This imitation is

“intentional and artistic

¢ authors imitated the two groups of Eastem and Western stories in terms of the system of characters, space-time images, narrative methods, content, structure, horror elements, plot development technique causing confusion / hesitation in characters (in the story) and readers, ee

purpose of the imitation was to find a new way for Vietnamese prose in the second Ifof the nineteenth century and the early decades of the twentieth century - the time yhen the a thousand year lasting method of medieval story creation was outdated and lod At that time, Vietnamese stories were mainly tvanstated or adapted based on ing works, while readers yearned for Vietnamese stories that combined the image of East and absorbed the advances of “Thai Tay” literature,

1y an artistic imitation, the writers have contributed to the modernization of Vietnamese erature Many research works and thesis have mentioned the process of modernizing, ietnamesc literature at this stage, but considering imitation as an important contributing tor to Vietnamese literature has received little attention, The thesis will explore this ting issue in the prose section of the first half of the twentieth century This prose tion (which mainly consists stories) is called “fantastic imitation”; and the authors called ‘fantastic imitation” authors The thesis will consider “fantastic imitation”

Trang 9

Dục Tuan), Nguyện Tuan, Cung Khanh, Bui Hien and Thanh Tỉnh0, Do Huy Nhiem, Lan Khai and Nam Cao

‘The thesis will bea suggestion for many other simulation fields in Vietnamese literature, ‘especially literature in the late nineteenth and early twentieth centuries - this is so called the period of imitation literature as used in this thesis (not just with “fantastic imitation”

From a practical perspective, the thesis is a scientific experience, helping us train our literature research skills

Keywords: Fantasy, fantastic stories, imitation, Vietnamese prose of the early 20th ‘century, Western fantastic literature,

Supervisor’s confirmation Master Student

ca”

Trang 10

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

“Trong văn học Việt Nam nửa đầu thể kỉ XX có một bộ phận văn xuôi đậm đặc yếu tổ kì ảo, kinh đi tạo cho độc giả nh3ững căm giác vữa quen thuộc vừa lp Him dy thi vi Bộ phận văn xuôi này xuất hiện trong một bối cảnh xã hội đặc biệt, với sự hòa quyện

và tranh chấp giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại Tác giả của mảng,

văn học này phần nhiễu là những nhà văn “Tây học” như Nhất Linh, Thé La, Tehya, "Nguyễn Tuân, Bùi Hiển, Cung Khanh Sáng tắc của họ bẫu hết thường xuất hiện dưới dạng truyện ngắn, dưới nhiều tên gọi truyện Đường rừng, Yêu ngôn, Quái đán, Kinh dị, Kỹ! áo Mặc dù mang nhiều danh xưng khác nhau như vậy nhưng máng văn xuôi này

lại có một điểm chung rất dễ nhận thấy Đó là dẫu ấn của loại hình truyện truyền kỳ thời trung đại để lại trên từng tác phẩm Ảnh hưởng của văn chương truyền kỳ truyền thống lên mảng văn học này được thể hiện rõ nhất là ở phương diện nghệ thuật, ở phương thức thể hiện Hiện tượng mô phỏng, vận dụng các yếu tổ truyền kỳ vào văn xuôi quốc ngữ giai đoạn đầu thé ky XX khéng phải đơn lẻ, cá biệt mà khá phổ biển Nó trở thành một *xu hướng”, một "phong cách nghệ thuật” được các nhà chuyên môn gọi là lối truyện “phỏng truyền kì"

`Xết trên phương diện văn học sử, truyện “phỏng truyền kỉ” có một vĩ tr rất quan trọng tong quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam Có thể nhìn thấy trong bộ phận

truyện “phỏng truyền kì” này những nỗ lực làm mới văn chương Việt của một thế hệ nhà

văn Việt Nam ở nửa dầu thế kỹ XX Đắy là nỗ lực tìm một lối di riêng, lấy dưỡng chất từ truyền thống pha trộn những ki thuật tiên tiến của truyện ngắn cận đại phương Tây tạo ra một hình hài văn học mới mé, hắp dẫn bạn đọc cả khỉ nỗ mới ra đời cho đến tần hôm nay Một tư duy nghệ thuật mới mang bơi thở của thời đại đã xuất hiện trong truyện “ phông truyền kì”, tạo ra một chặng đường phát triển mới của văn chương Việt Có thể nồi "phóng truyền kì” đánh dầu bước chuyển tiếp ngoạn mục của văn xuôi Việt Nam tir trùng đại sang hiện đại

Việc nghiên cứu đối tượng này để qua đó làm rõ con đường hình thành, quy luật vận động của văn học hiện đại Việt Nam nói chung, văn xuôi nói riêng là rất cần th "Đã có khá nhiều công trình, bài viết với những quy mô và phạm vi khác nhau được công bổ Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến nghệ thuật phỏng truyền kỳ chưa được tìm hiểu một cách thấu đáo, đầy đủ

“Từ lý do này, chúng tôi chọn đề tài Aighẻ thuật “phỏng truyền ki” trong văn xuôi Mệt Nam nữa đầu thế kỹ XX đễ nghiên cứu, nhằm góp phần làm sáng tô thêm một hiện tượng văn học xuất hiện đã khá lâu nhưng vẫn còn mới mẻ

Trang 11

3.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

“Truyện “phỏng truyền kỉ” là mảng văn xuôi rắt độc đáo Nó vừa kế thừa truyền thống văn chương truyền kì trung đại (bao gồm cả truyền kỉ Trung Quốc, truyền kỉ Việt 'Nam), vừa kế thừa truyện kể dân gian, lại vừa tiếp thu tỉnh hoa văn học cận đại phương Tay Bộ phân văn học này đã mỡ ra một lỗi di mới, giải quyết được bể tắc của văn học trung đại và giúp cho văn học Việt Nam hòa nhập được vào dòng chảy chung của văn học thể giới Chính vì thể mà đối tượng này đã được giới nghiên cứu quan tâm,

'Vấn đề nỗi bật đầu tiên khi nghiên cứu mảng văn xuôi này là số: gọi kiểu loại tác

phẩm Thực ra, nhóm truyện mà chúng tôi gọi là “phỏng truyền kì” vốn gắn với nhiều

khái niệm rất khác nhau Các nhà văn khi giới thiệu hoặc xuất bản tác phẩm thường cho in kèm lỗi truyện trên bìa sách Chẳng hạn, nhà văn Nguyễn Tuân dùng từ `Yêu ngôn”, Lan Khai và một số nhà văn cùng thời đặt là *Đường rừng” ; một số nhà nghiên cứu dùng các khái niệm khác như truyện “Truyền kì đời mới” hay truyện “Kì ảo”, hoặc truyện "Kinh dị”, "Quái đản” Có thể nói ngay cách định danh đối tượng đã rất rắc rối

- Truyện “Đường rừng” Nhà nghiên cứu Nguyễn Vĩ, trong Văn d sĩ tiên chiến

140], cho biết, tên gọi truyện "Đường rừng” không phải Lan Khai khai sinh ra mà do

cánh nhà văn Bắc Kì thời đó (thập niên 30 của thế kỉ XX) "gán” cho nhà văn: “Nhà văn Đường rừng là biệt hiệu của anh em ling văn Bic Ha da ting cho Lan Khai vi anh chuyên viết các truyện về mạn ngược, nghĩa là về các vùng thượng du Bắc Việt, nơi anh đã sinh ra” Giới phê bình văn học thời đó cũng thống nhất gọi truyện Đưởng rừng cho một bộ phân truyện ngắn, truyện dài (mã thời đó gọi chung là tiểu thuyết) của Lan Khai Ching hạn Vũ Ngọc Phan, trong cuỗn Nhà văn Việt Nam, đã viết: “Lan Khai đáng được nỗi tiếng về tiêu thuyết đường rừng hơn cả” [26]

Một số nghiên cứu sau này (có cả luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ), cũng gọi một bộ

phân truyện của Lan Khai là truyện Đưởng rừng, như Trần Mạnh Tiền, Nguyễn Thanh Trường, Vũ Thị Nhất

Không chỉ có vậy, có nhà nghiên cứu còn dùng tên truyện Øưởng rừng gọi cho

truyện ngắn một loạt nhà văn mà luận văn này gọi là “phỏng truyền kì”, như Lan Khai,

Nguyễn Tuân, Đái Đức Tuần, Thanh Tịnh, Thể Lữ Cách gọi này đã xuất hiện trong Lời giới thiệu "Chiếc nỗ cánh dâu”: “Trong những năm 30 xuất hiện một thể loại văn xuôi gọi là truyện Đường rừng Rắt nhiều tác giả văn xuôi thời kỳ này đã thử sức với thể loại mới mẻ này, tạo ra được dư luận rộng rãi và sự hưởng ứng nhiệt tỉnh của bạn đọc ba miễn Trung Nam Bắc Có không ít các tác giả nỗi tiếng tham gia viết truyện Đường từng, trong đó có thể kể tới Thể Lữ, Lưu Trọng Lư, Tehya, Nhất Linh, Hỗ Dznh, Vũ

Bằng, Lan Khai, Lý Văn Sâm ” [14; 4]

Trang 12

~ Truyện *Yêu ngôn” Đây là tên Nguyễn Tuân đặt cho một tập sách mà ông định xuất bản trước Cách mạng tháng Tam, Digu nay được Nguyễn Dãng Mạnh thuật lại trong chương “Nguyễn Tuân viết yêu ngôn” trong tập sách Những bài giảng vẻ tác gia văn học trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam (p 1): mẫy năm Ấy, ông định

tập hợp một số truyện ngắn rút từ “Vang bóng một thời” hoặc đăng rải rác trên báo chí

tên Yêu ngôn c chưa kịp làm thì Cách mạnh tháng Tám nỗ ra, đảnh phải xếp lại” [19; 91] C6 thé do công bố này của Nguyễn Đăng Mạnh mà trong cuốn *Truyện truyền kì Vigt Nam” (tập Ba) [8], nhóm Nguyễn Huệ Chỉ đã dùng tên “Yêu ngôn” để gọi cho một tập truyện gồm những truyện Báo oán, Trên đỉnh non Tản, Rượu bệnh, Xác ngọc lam, "Đối Roi, Loan âm của Nguyễn Tuân

Nhung vi

~ Truyén “Quéi dan” Khái niệm này được Trọng Đạt dùng để gọi tên cho truyện “Tâm sự của nước độc” của Nguyễn Tuân Truyện này trước năm 1945 có tên là “Chùa Dan” Sau 1945, tên "Chùa Đản” được Nguyễn Tuân đổi thành tập sách Chita Dan, với ba truyén: “Dung”, “Tam str của nước độc” (Chùa Đàn trước 1945) và *Mưỡu cuối Bài viết của Trọng Đạt có tiêu dé la “Chia Đàn - truyện quái đản cuối cùng của Nguyễn “Tuân” [10], Với cách đặt tên như thể có thể hiểu với Trọng Đạt, Nguyễn Tuân không chỉ có một truyện được goi la “quai dn”

~ Truyện *Kinh dị” Tác giá Lê Hải Anh có bài báo “Phương thức kể chuyện đặc trưng của truyện kinh dị Việt Nam nữa đầu thể kỹ XX” [1] Đối tượng nghiên cứu trong

bài này chính là những truyện ngắn mà luận văn gọi là “phỏng truyền kì” của các nhà

văn Thể Lữ, Nguyễn Tuân, Tchya, Bình Nguyên Lộc, Nhất Linh (có mở rộng thêm Lan Khai, Lê Văn Trương, Phạm Cao Củng)

~ Truyện “Kỳ ảo” Khái niệm này được khá nhiều người sử dụng, chẳng hạn Trần “Thế Mạnh “Quá trình nghiên cứu văn học kì áo và yếu tổ kì ảo trong văn học Việt Nam” 21]: Bài Thanh Truyền “Truyện ngắn kỹ áo-một đồng góp của Tự lục văn đoàn cho văn học Việt Nam nửa đầu thể ky XXP [37], Trần Thanh Tùng “Yéu t6 ky do trong văn xuôi lang mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945" [38] v.v,

“Trong đó, Bùi Thanh Truyền đề cập đến một số truyện ngắn là đối tượng nghiền cứu của luận văn này, như Bóng người trong sương mù, Lan rừng (Nhất Linh), Mơ xuống thang gác, Tiếng hú ban đêm, Một đêm trăng (Thể Lũ) Trần Thanh Tùng cũng vậy, đã đề cập đến những truyện ngắn “phỏng truyền kì” của Nhắt Linh, Thể Lữ, Nguyễn Tuân, Tehya, Thanh Tịnh viết trước năm 1945

~ Truyện “Truyền kỳ đời mới” và “Tân truyền kì” Truyện “Truyền kỉ đời mới” là tên do Vũ Thanh đề xuất để gọi những truyện ngắn "phóng truyền kì” của Thể Lũ,

Trang 13

nhận đến gốc gác tả liệu được thu nhặt, gợi ý từ truyện được lưu truyền trong din gian và truyện truyền kỳ cổ, cũng như ảnh hướng của bút pháp truyền kỳ, coi yêu tổ kỳ áo là đặc trưng thấm mỹ quan trọng, là đối tượng phản ảnh của nhà văn Có thể chăng gọi đó là truyện truyền ki đời mới" [33; 664]

`Vũ Thanh cũng dũng tên “Truyền kì đồi méi nay dé gọi cả cho những truyện ngắn có yếu tổ truyền kì Việt Nam đương đại của Nguyễn Huy Thiệp, Ngô Văn Phú, Võ

“Thị Hảo, Lưu Minh Sơn, Phạm Hải Vân

lần truyền kì” là tên mà Trần Thị Hồng Liễu [18] dat cho các truyện mà chúng

tôi gọi là "phông truyền kử”

(Qua trinh bay ở trên có thể thấy đối tượng mà luận văn đang nghiền cứu có rất nhiều tên gọi khác nhau Sở ĩỉ như vậy vì các nhà nghiên cứu khi chấp nhận một tên gọi thường thiên về một đặc điểm nào đó của nhóm truyện Người nào gọi là truyện "Đường rừng” vì chủ ý đến không gian truyện (miễn rừng núi); người nào gọi là “Quái đản”,

“Ki áo”, "Yêu ngôn” vì chủ ý đến yếu tố kì ảo, hư huyễn, linh dị; người nào gọi là “Tân truyền kì” hay *Truyền kì đời mới” vì chú ý đến yếu tổ truyền kì

Qua đó, có thể thấy rằng vẫn chưa có sự thống nhất cao trong giới phê bình đối

với tên gọi nhóm truyện này Nhóm truyện được giới phê bình để ý chậm hơn rất nhiều so với những truyện ngắn từng được "phân loại” là Hiện thực phê phán, Cách mang, Làng mạn nữa đầu thé ki XX Phải đến thập niên 80 của thể kỉ trước, nhóm truyện mới được giới nghiên cứu quan tâm Mỗi người tự *khoanh vùng” cho mình một phạm vĩ nghiên cứu, tự xác định cho mình một hướng tiếp cận, và trên cơ sở đó tự gọi đối tượng bing một cái tên riếng

Nhìn chung vẫn chưa có cái tên nào phù hợp để gọi cho nhóm truyện Gọi là “Đường rùng” thì cũng chỉ đúng với nhóm truyện lấy béi cảnh không gian rừng núi, còn những truyện có không gian thành thị (như "Trại Bỏ Tùng Linh”, “Ma xuống thang gác” (Thể Lñ); không gian đầm phá, sông, biển (như “Làng” của Thanh Tịnh, "Chiều sương”, *Một trân bão cuối nim” (Bai Hiển); không gian ruộng đồng (như “Ma đưa” của Nam Cao); hoặc không gian hư ảo (như Trên Bồng lai”, “Mặt trời” của Cung Khanh) thi 19 rng khong phủ hợp

Goi là "yêu ngôn”, "quái đản”, *kì áo”, "kinh dị” à nhằm đề cập đến đặc trưng của nhóm truyện có tính chất truyền kì, kì ảo này Tuy nhiên, tính chất đó cũng chưa phải

là duy nhất và khu biệt cho vùng văn xuôi nửa đầu thé ki XX,

Trang 14

ngoài ý muốn của người sử dụng nó, không bao giờ chịu quên tổ tiên của nó đã lùi rắt xa vào thời viễn cổ Loại truyện Yếu ngồn của Nguyễn Tuân cũng vay th

thắn là những truyện truyền kỷ, chí quái rất phát triển thời trung đại [19; 95] Thể nhưng tai sao lại có mối liên quan này thì ông khơng nói cụ thể Ơng dùng một khái niệm mơ hồ là "trí nhớ thể loại” Thật ra, các tên gọi "Yêu ngôn”, "Quái đản”, "Kinh dị” chỉ đúng, phần nào với truyện Nguyễn Tuân, TChya, Thanh Tinh, Bui Hiễn chứ không đúng với với hầu hết truyện của các nhà văn “phỏng truyền kỉ

“Tác giả Vũ Thanh và một vải nhà nghiên cứu khác giữ lại từ "truyền kỉ” trong tên nhóm truyện, như "Truyền kì đời mới”, “Tân truyền kì truyện” cũng không thể phù hợp Thật ra, th điều này người xưa đã làm rồi, như Phạm Quý Thich véi “Tan truyền kỳ lục”, Đoàn Thị Điểm với "Truyền kỳ tân phả” Cho nên tên gọi mà Vũ Thanh đề xuất rất dễ nhằm lẫn với tên các tập truyện kỉ trung đại Ngoài ra, tên “Truyền kì đời mới” không chỉ ra mội tư duy nghệ thuật đặc thủ của một bộ phân nha văn nữa đầu thể ki XX là mô phỏng truyện truyền kì trung đại phương Đông và truyện có y

kì phương Tây Chính ý thức mô phỏng này đã sinh ra một kiểu loại truyện vừa giống vừa khác (khác rất xa) với truyền kì trung đại mà việc dùng từ “đời mới” không thể bao hàm được,

"Khi khảo sắt nhóm truyện này, một số nhà nghiên cứu ching mình sự ảnh hưởng của “Liễu tra chí đị” đối với các nhà văn Thể Lữ, Nguyễn Tuân, Lan Khai, Thanh Tinh, Kim Ba, Phong Ngạn, Bài Hiển, Đỗ Huy Nhiệm, Lý Văn Sâm qua một loạt truyện ma các tác giả này viế: Chùa Đàn, Loạn âm, Trên định non Tin, Déi Roi, Trai Bỏ Tùng Linh Thần hồ Thật ra những truyện ngắn này không chỉ chịu ảnh hưởng của Liêu /rai chỉ dị mã còn của truyền kỉ trung đại Việt Nam Trong luận văn của mình, chúng tôi đã chỉ ra

“Tehya đã “bế” nguyên truyện truyền kì trung dại Việt Nam "Chuột dây mặt biết điểm lành

dữ của Vũ Phương ĐỀ làm thành chương IV trong truyện dai “Thần hổ” của mình “Trên inh non Tân” của Nguyễn Tuân là sự mô phỏng cả truyện truyền kỉ trung đại và truyện kế

tì của truyện “phông truyền ki

3.2 Hướng tiếp cận của luận văm

‘Theo chúng tôi, đặc trưng của nhóm truyện này là mô phỏng truyện có yếu tổ truyền kì phương Đông và phương Tây nên chúng tôi đã lấy tên “phỏng truyền kỉ” để gọi tên cho nhóm truyện

Trang 15

truyền kỉ trung đại Việt Nam từ khi bình thành cho đến cuối thể kỉ XVII Chắc hẳn, tập I sẽ còn có những giới thuyết về các khái niệm truyện truyền kị, truyện *phỏng truyén ki

“Cách làm sách và cách gọi tên "phỏng truyền kì” như vậy có thể giúp chúng ta

suy nghĩ những người làm sách đã tư duy rằng: truyện "phỏng truyền kỉ” là truyện mô

phỏng những truyện truyền kỉ trung dại Việt Nam, hoặc, truyện “phỏng truyền kì” là sự kế thừa và phát triển từ truyện truyền kì trung đại Việt Nam

“Chúng tơi chỉ phỏng đốn vậy thôi, vì khái niệm “phỏng truyền kì” đã không được

những người khai sinh ra thuật ngữ này giới thuyết rõ rằng, ngoài một câu sơ lược: “Nói chung, những truyện ngắn, và cá biệt một đôi truyện vừa, cổ sự ham gia đậm nét của yêu tố kì áo, đăng lại moiftruyện ruyễn kỉ quá khứ, đều được coi là truyện phóng truyền kì"

18:5}

“Trong luận văn của mình, chúng tôi không dựa vào "định nghĩa” này để định danh khái niệm “phông truyện kì” ở cả hai phương diện: truyện “phông truyền kì” và nghệ thuật “phỏng truyền kì” Vì khái niệm truyện "phỏng truyền kì” theo nhóm Nguyễn Huệ Chỉ chỉ là những truyện có yếu tổ kì ảo và dùng lại motifruyện truyền kì quá khứ Khái niệm “phỏng truyền kì” của chúng tôi rộng hơn, không chỉ có yếu tổ kì áo và sử dụng motif truyền kì mà còn mô phỏng cả kĩ thuật dựng truyện phương Tây và mô phỏng yếu tổ kinh đi tong truyện phương Tây Tuy nhiên, chúng tôi vẫn biết ơn nhóm tuyển soạn Nguyễn Huệ Chi 6 cái tên "phỏng truyền kì” mà chúng tôi mượn dùng, chúng tôi vẫn chưa nghĩ ra khái niệm nào chính xác hơn tên gọi đó để chỉ đối tượng nghiên cứu của mình

"Trước chúng tôi, cũng đã có người làm luận văn về truyện “phỏng truyền kỉ” và dùng khái niệm này vào trong luận văn Ở đây, chúng tôi chỉ đơn cứ một luân văn như vay: Luận văn Thạc sĩ của Trần Nghỉ Dung - *Vị trí của thể loại truyền kỷ trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam” [9]

“Trong luận văn này, từ trang 130-135, dưới tiêu của truyền ky trong văn học 1930-1945”, Trần Nghỉ Dung chỉ ra sự ảnh hưởng của truyền kì lên những truyện ngắn "phỏng truyền kỉ” Tắc giả chỉ ra sự giống nhau (cùng sự tương đồng) và khác nhau giữa truyện truyền kì rung đại và truyện “phỏng truyền kỉ” Giống nhau là dũng đến "yêu tổ kỳ áo, ghềrợn với sự góp mặt của các nhân vật ma, quỷ, thẫn ”; tương đồng thông qua những mô típ đùng chung giữa hai mảng văn học Qua chứng mình sự giống nhau và sự tương đồng của hai kiểu truyện này, Trần Nghĩ Dung kết luận đã có sự ảnh hưởng của truyện truyền kì lên truyện "phỏng truyền ki” Chúng ta thấy rằng, phần này, Trần Nghĩ Dung đã triển khai luận văn (heo "định nghĩa” truyện “phông,

truyền kì” của nhóm Nguyễn Huệ Chỉ: “có sự tham gia đậm nét của yếu tố kì ảo” (giống

Trang 16

‘Ngoai ra, luận văn cũng đề cập đến sự khác nhau giữa hai kiểu truyện Bay la sw

khác nhau trong mục đích sử dụng những yếu tổ kỳ áo, hoang đường; khác nhau trong

khai thác đề tài dân gian; khác nhau về ngôn ngữ, nghệ thuật viết câu văn, về thì pháp

‘an dé ma Trần Nghỉ Dung đề cập khác với chúng tôi Trần Nghỉ Dung đi vào

khía cạnh ảnh hưởng của kiểu loại văn học này lên kiểu loại văn học khác, chúng tôi hướng vào hiện tượng mô phỏng, một sự mô phỏng có ý thức của các nhà văn “phỏng truyền kì” đối với bộ phận văn học truyi

đã là mô phỏng có ý thức thì không thể có khái niệm "tương đồng” Tương đồng chỉ là sw “tinh cd” gap nhau/ bằng nhau/ ngang nhau Với chúng tôi đây là sự bắt chước có ý thức, bắt chước trong ngường mộ, bắt chước vì đồng,

(nhưng không th có tương đồng) Ngoài ra, cái mà Trần Nghỉ Dung cho là khác nhau giữa "phỏng truyền kỉ” so với truyền kì, chúng tôi cho đó là sáng tạo, à bơi thở của thời đại, là sự mô phòng những yếu tổ bên ngoài truyền kì (phương Đông)

“Trần Nghỉ Dung cũng chỉ ra những sự khác nhau về mục đích sử dụng các yêu tổ kỉ áo của bai kiểu loại truyện, phần này cũng khác với chúng tôi Chúng tôi cho rằng, mục đích của việc sử dụng yếu tổ truyền kì (trong truyền kỉ có yếu tổ kỉ áo) cả hai kiểu truyện là giống nhau, hay nói đúng hơn chính những nhà văn “phỏng truyền kì” đã mô

phỏng cả mục đích sử dụng yếu tổ truyền kì của các nhà văn truyền kì trung đại

‘Tom lại, điểm qua lịch sử nghiên cứu, chúng ta thấy nghiên cứu khía cạnh mô phỏng trong văn xuôi Việt Nam nửa đầu thé ki XX là chưa được đẻ cập đến Đây chính là sự hấp dẫn của luận văn và cũng là sự thử thách của luận văn

3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 ĐI tượng nghiền cứu

"Đối trợng nghiên cứu của luận văn à nghệ thuật mô phông giữa truyện “phòng truyền kì” và các truyện có yếu tổ truyền kì phương Đông (chủ yếu là truyện trung đại "Trung Quốc và Việt Nam - bao gồm cả truyện kể dân gian) và truyện có yếu tổ truyền kì phương Tây (thời cận đại)

Luận văn sẽ trình bày sự mô phỏng diễn ra ở truyện “phỏng truyền kì” trên các

phương điện chủ yếu thuộc vỀ phương thức thể hiện như: hình tượng nhân vật không gian, thời gian; nghệ thuật xây đựng ct truyện, kết cầu, nghệ thuật trần thuật

Trang 17

“Chính sự đồng điệu/ đồng cảm này về thắm mỹ nghệ thuật đã đưa đến sự mô phỏng của bô phận nhà văn nữa đầu thể kỉ XX đối với văn chương truyền kì trung đại

3.2 Pham vi nghiên cứu

‘Dé tai tập trung khảo sát các truyện “phỏng truyền kì” được sáng tác và xuất bản

trong nữa đầu th ký XX, cụ thể à từ đầu thể ká XX đến 1945

Do hạn chế về thời gian và tư liệu, luận văn chỉ giới hạn việc khảo s

“phỏng truyền kì” của một số nhà văn tiêu biểu: Tản Đà, Phan Kế Bính, Quách Tắn, "Nhất Linh, Thể Lũ, Tehya, Nguyễn Tuân, Thanh Tịnh, Bùi Hiển, Cung Khanh, Đỗ Huy Nhiệm, Nam Cao và Lan Khai (xem Phụ lục, Danh mục rác phẩm văn xuối "phóng

truyén kì” Liệt Nam tiêu biểu nửa đâu thế kỉ XÃ)

Đối với trường hợp của Quách Tấn, Kim Ba, các tác phẩm này đáp ứng đầy đủ tiêu chí truyện "phỏng truyền kì” mà luận văn xác định; tuy xuất bản sau 1945 nhưng trên thực tế, sách được tác gi sing tác từ trước trước 1945 nên chúng tôi cũng đưa vào điên nghiền cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

"Để đạt được mục tiêu đặt ra, trong luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

-a Phương pháp so sinh: Đây là phương pháp được vận dụng nhiều để chỉ ra tính chất mô phông và nghệ thuật mô phông của bộ phân truyện “phông truyền kỉ” đổi với các kiểu loại truyện khác So sánh ở đây thể hiện trên nhiều cắp độ, từ motif dén type

truyện, từ hệ thống nhân vật đến không - thời gian, từ tính chất truyện đến kĩ thuật dựng

truyện Vì đựa vào phương pháp này nên luận văn sẽ có một số bảng biểu đối chiếu -

so sánh

b Phương pháp loại hình: Phương pháp này một mặt giúp người nghiên cứu có

thể đi sâu khám phá đặc điểm, tính chat đặc thù của lối truyện “phỏng truyền kì”, mặt

khác tìm thấy mỗi quan hệ giữa truyện phỏng truyền kỳ và các kiểu loại văn học khác mã nô mô phỏng tiếp biến như truyện truyền kì trung đại, truyện có yếu tổ truyền kỉ phương Đông, truyện có yếu tổ truyền kì phương Tây

e.Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp/ thao tác thường xuyên được sử dụng mỗi khi xem xét các tác phẩm văn học là đối tượng nghiên cứu của luận văn hay có liên quan đến luận văn

.d.Phương pháp nghiên cứu trưởng hợp/ điển hình (case study): Do khỗi lượng tác

Trang 18

phải dùng đến phương pháp này để tiền hành nghiên cứu Hơn nữa, cách thức mô phỏng của truyện “phóng truyền kì” trong văn xuôi quốc ngit diu thé ky XX cũng rất phức tạp 'Với nh bình thực tế như vậy, chúng tôi phải lựa chọn các trường bgp có tính chất điễn hình/ đại diện để nghiên cứu

5 Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài

Vào

trung đại, tiến gn vào quỹ đạo của văn học hiện đại thể giới Có được bước chuyển "thần kỉ” đó nhờ vào sự nỗ lực đáng kể của các nha văn trong việc hiện đại hóa văn học

cân tộc Một trong rất nhiễu khâu của quá đại hóa đó chính là biện pháp mô

phỏng trong sing tác Đó không phải “sao y bản chính”, bắt chước thô vụng mã là một sự mô phông rất nghệ thuật, đẩy sắng tạo, thể hiện bản lĩnh của một thế hệ văn sĩ tiễn chiến - những người đặt nền móng cho nền văn học hiện đại Việt Nam thé ki XX, văn xuôi Việt Nam đã có bước tiến rất xa so với văn xuôi

“Trong quá trình hình thành và phát triển của văn học, tiếp biến, mô phỏng trong

sáng tác là một hiện tượng mang tinh quy luật Vì vậy, lặt ra từ luận van này sẽ

1à một gợi ý, một cơ sở để có thể mở rộng đối tượng, phạm vi nghiên cứu ở những giới hạn, quy mô khác Từ một hiện tượng cụ thể là “phỏng truyền kì” trong văn xi đầu thể kỷ XX, hồn toàn có thể liên hệ tới hiện tượng mô phỏng khác trong văn học Việt Nam, để qua đó nhìn thấy quy luật vận động của lịch sử văn học dân tộc

“Trên phương diện thực tiễn, luận văn là một trải nghiệm khoa học, giúp chúng tôi xèn luyện kỹ năng nghiên cứu văn học

6 Bố cục luận văn

Luận văn gồm các phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục

Phin Nội dung của luận văn có 3 chương Chương Ì Quá trình hình dhành và phát triển truyện " phông truyễn Kì” trong văn xuối liệt Nam nứa đầu thế ký XX; Chương 2 Nghệ

thuật “phỏng truyền kỳ” trong văn xuôi kiệt Nam mửa đâu thể kỷ XX qua hình tượng

không thời gian và hình tượng nhân vật Chương 3 Các thủ pháp “phỏng truyền kì” trong văn xuôi Việt Nam nửa đầu thể kỉ XX

Trang 19

CHUONG 1

QUA TRINH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN

‘TRUYEN “PHONG TRUYEN Ki” TRONG VAN HQC VIET NAM

NỬA ĐẦU THE KI XX

1.1 Từ truyện truyền kỳ trong văn xuôi trung đại đến truyện “phông truyền ki” nữa đầu thể ky XX

1.11 Truyện truyễn kỳ và vẫn đề mô phỏng trong vẫn học Việt Nam đầu thé ky XX

“Truyện truyền kỷ là tên gọi của một hiện tượng văn học đã có từ lâu đời Nhà

văn Lỗ Tắn, trong “Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc”, cho rằng loại truyện này (ông gọi

Tà tiểu thuyế xuất hiện từ đời nhà Đường, Lúc này, “truyền kỉ" vừa là những “sưu tằm chuyện lả lạ" vữa là những chuyên sắng tác “tự mình suy nghĩ ra một cách hay ho ki diệu, mượn tiếng tiêu thuyết để gửi gắm tình ý” 30, 77]

Người đầu tiên lấy khái niệm "truyền kì” đặt tên cho tập truyện của mình là

Đùi Hình, một tác giả thời nhà Đường Truyện truyền kì được người đương thời rắt ta chuộng, Người ta sắng tác hoặc sưu tẩm những chuyên lạ đồng thành tập (goi là hành quyển) làm món quà ra mắt những nhà quyền quý để tiến thân hoặc tiến cử Nhiễu truyện truyền kì đời Đường trở thình những tác phẩm kinh di

cho cả ngàn năm sau trong giới cằm bút ở các nước dùng chữ Hán Những diễn cổ “giắc "Nam Khả”, "giấc mộng hoàng lương”,

đời Đường

LỞ Việt Nam, truyện được đặt tên

ki XVI, với “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dũ, lần đầu tiên khái niệm này mới được dùng Tuy nhiên, trên thực tế, ngay tử thể kỷ XI, XIV những tác phẩm thuộc loại hình văn học này như *Thiển uyễn tập anh” (Khuyết danh), * Tam tổ thực lục” (Khuyết danh), + diện u lnh tập” (Lý TẾ Xuyên) đã được truyền tụng rộng rãi Kiểu truyện này, kéo dài đến tân những thập niên đầu của thể kỉ XX làm điễn cỗ văn học

truyện thể nào th gọi là truyền truyền kỉ? Chúng tôi dựa vào một số kết quả

nghiên cứu của Nguyễn Phong Nam để nhận diện truyện truyền kì Theo đó, trước tiên,

chúng phải là “những câu chuyện được kí chép bằng chữ HIán” [25, 62] Một số nhà văn như Quách Tắn, Phan KẾ Binh, Toan Ánh đã dùng quốc ngữ viết một số tập truyền

giống với truyện truyền kì, tuy nhiên đây chỉ là truyện “phỏng” truyền kì, chứ không

thể là tmuyện truyền kì

‘Baie điểm quan trọng nhất của truyện truyền kì là “kể những câu chuyện kì lạ, bắt

Trang 20

"

một chuyện kể Chúng được sinh ra để kể Tuy nhiên, chúng không phải là truyện kể dân sian Ching không chủ yếu “li giải các hiện tượng trơng thế giới tự "I2; 298] như truyện thân thoại; cũng không "phản ảnh và li giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trọng đối với một thời ki, một bộ tộc, một dân tộc, một quốc gia hay một địa phương [12; 367] như truyền thuyết, không đặt năng "phản ảnh và lí giải những vin đề xã hội, những số phận khác nhau của con người trong cuộc sống khi đã

có chế độ tư hữu tải sản, có gia đình riêng” [12; 368] như truyện cổ tích; và cũng không

đề cao ngụ ý, khuyên răn như các chuyện ngụ ngôn dân gian Mục đích lớn nhất và đầu

tiên của chúng là kể chuyện lạ (kì) “Truyền kỳ là truyền những tình tiết khác lạ Tình

tiết không li kỳ thì không truyền” (Không Thượng Nhậm, đời Thanh) (32; 139] “Vo kì bắt truyền” là nguyên tắc bắt bắt dịch của truyện truyền kỉ Chúng phải là những cầu chuyện về các nhân - vị

lục" có tính chất phê phán xã hội rỡ nét, nhưng cái *dụng ý” ấy của tác giả phải được toát ra ừ trong các chỉ tiết kì quái Những câu chuyện có ý nghĩa khuyến thiện trừng ác đầy trong truyền kì, tuy nhiên những lời khuyên nhủ, rao giảng này phải được thốt lên từ "cái miệng” kì ảo của truyền kì Truyền kì là những câu chuyện về nhân- vật- sự kì lạ,

khác thường, tuy nhiên, chúng không thuần túy chỉ có như vậy, với riêng truyền kì Việt

Nam, chúng còn có ý nghĩa "Bổ khuyết lịch sử và nhằm xiễn dương những giá trị văn hóa Việt [25; 63]

Truyện truyền kì trung đại Việt Nam rất phong phú và đa dạng Có thể kể đến

những tập truyện tiêu biểu như: Việt điện ứ link tap, Thién uyễn tập anh ngữ lục, Lĩnh

Nam chích quải uc, Nam Ông mộng lục, Think Tông di thảo Truyền lì mạn lục, Công

dư tập kí, Lan Tri kién vẫn lục, Sơn cự tạp thuật, Tang thương ngẫu lục, Vĩ Trung tùy

brit, Tain dink Link Nam chích quái, Bích Châu du tiên mạn lí, Thái thực kí văn, iệt “Nam kì phùng sự ục, Hoa viên kì ngộ tập, Vân nang tiễu sử, Thỉnh văn d lục, Hát đông

thự dị

Đối với truyện truyền kì, yếu tổ truyễn kẻ có vai trò đặc biệt quan trọng Có thể

coi đó là "linh hồn” của kiểu loại văn học này Chính vì thế cho nên việc tìm hiểu yếu

tổ truyền kì là điều cần thiết

Theo chúng tôi, có hai điểm chính trong khái niệm “ruyền kì” là *kì lệ và "kỉ ái

“Ki la” là những gì người đương thời cho là khác thường Truyền kì có kể về những người

ăn khỏe, như Lương Hữu Khánh, Lê Như Hỗ Họ vốn là nhân vật lịch sử, có tên tuổi trong các thư tịch, sử sách Tuy nhiên chính sử thường chỉ nói chuyện họ đỗ dạt, làm quan,

có công với triều đình, được phong tước chứ không đề cập đến chuyện khi họ còn hàn

vi đã chật vật, khổ sở vì cái “bệnh” ăn nhiều của mình như thể nào Truyền kỉ khai thác những điều cồn rồng trong chính sử và cho đó là những chuyện kỉ lạ Tuy nhiễn, ngày nay, nhĩn rộng ra thể giới, những người ăn khỏe như thể hoặc hơn thể không hiểm

Trang 21

Một người đàn bà đi đỡ đẻ cho cop, một người đàn ông chữa hóc xương cho cop, ngày nay không còn là chuyện lạ với những người coi giữ những khu bảo tồn động vật hoang dã quý hiểm nhưng với Vũ Trình ngày xưa lạ là kỉ lạ

'Tương tự như vậy, bai con bd và piu đánh nhau đến chết vì con này tưởng con kia chọc phá mình (*Gắu bổ chọi nhau”); một người ăn trộm hoàn lương đi đánh giặc có công và làm quan (*Tên ăn trộm”); một nho sinh yêu cùng lúc bổn cô gái, sau đó đỗ đạt cưới cả bốn cô này (“Cuộc gặp gỡ kỉ thú ở vườn hoa) đều là những chuyện mà tác giả truyền ki cho la “ki lạ” và vì vậy viết thành truyện truyền kì

Đối với yêu tố *kì ảo” thì khác; ngoài cái “kì” còn có cái “Ao” “KI” trong “ki

ảo” là những chuyện không thể xảy ra trong cuộc đời thực Đây là những điều bắt khả

Một người phụ nữ có thai chết được chõn đưới mồ Ở dưới đó, cô ta sinh con Người nhà phát hiện đào lên, đứa con vẫn sống bình thường (*Sinh đẻ kì lạ”) Một người thuê thuyền đi buôn trên biển, bị chủ thuyền xô xuống biển để cướp tài sản, được một con cá công vào bờ Câu chuyện như vậy thì chỉ là kì lạ Nhưng đến khi con cá chớ người bị hại vào ngay cái đồn binh trên biển, nơi ma may ngày sau, tên chủ thuyền ăn cướp cũng ghế tầu vào và bị bắt thì đó là "ki" của "kì do” ("Ca thin”), Những chuyện táng người

thân vào đất tốt, con cháu hiển vinh đỗ đạt; những con rắn, khi hiếp người rồi sinh ra

con người; những người chết chôn xuống đắt đã mắy ngày đào lên vẫn còn sống đều Tà yếu tổ kì “Tuy nhiên, đậm đặc nhất trong truyện truyền kì là yếu tổ “ảo” Yêu tổ này thường gắn với những nh

qu, hỗ ly tỉnh, thân, phật tiên, thánh, Ngọc hoàng, Diễm vương, cá thần, rn thần, các loại cây, hoa thành tỉnh Số lượng truyền có yế chiếm tý lẽ lớn nhất so với yếu {8 "ki" vai la trong truyền truyền kỉ và truyện có yêu t truyền kỉ

'Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng văn xuôi Việt Nam nửa đầu thể ki XX khong chỉ mô phỏng truyện truyền kì trung đại phương Đông mà bắt cứ kiễu/ loại truyện nào có yếu tổ truyền kì, trong đó, rõ nhất là mô phỏng truyện/chuyện kể dân gian và truyện ngắn cận đại phương Tây- hai kiểuloại truyện có yếu tổ truyền kì

“Theo Nguyễn Phong Nam, truyện truyền kỉ trung dại Việt Nam hình thành từ hai nguồn chủ yếu Một là “ngôn bản”, bao gồm truyền ngôn, truyền thuyết, giai thoại; hai à *vấn bản”, gồm thư tịch, bí kí, văn khác, gia pha, thin phả Nguyễn Phong Nam gọi hai nguồn đồ là yếu tổ tiễn thân: “tác phẩm truyền kì là kết quả của sự tiếp sức, bồi dip, nâng cao những yêu tổ tiền thân” [25; 97] Truyện/ehuyện kế dân gian chính là một yếu tổ “tiên thân” quan trọng của truyền kì

Khi so sánh *Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Đông Chỉ [4], [5]

với các tập truyện truyền kì trung đại Việt Nam, chúng tôi phát hiện thấy hàng loạt câu

Trang 22

B

truyện truyền kì và câu chuyện cổ tích có nội dung không sai khác bao nhiêu Hàng loạt chuyện cổ tích được Nguyễn Đồng Chỉ chú thích là lấy nguồn từ truyện truyền ki (truyện dân gian nhưng lấy nguồn tử truyện thành văn (2) (Phụ lục, Bảng 1.1) 6 day, tác giả truyền kì trung đại Việt Nam đã sáng tác trên cơ sở "tiền thân” là truyện kể dân

gian (Nguyễn Đồng Chỉ gọi là cổ tích) có yếu tố truyền kì Khi nào một truyện kể dân

gian có yếu tổ truyền kì thì mới được tác truyền kỉ để ý và viết lại Cũng một nội dung như nhau nhưng ngụ ý của hai tác giả - tác giả dân gian và tác giả truyền kì - là khác

nhau Tác giả cổ tích kế chuyện nhằm giải thích nguồn gốc của một sự vật, hiện tượng,

ảo đồ trong tự nhiên và xã hội (nhiều câu chuyện cổ tích có nhan để "Sự tích là vì vây), tác giả truyền kì mục đích là nhằm kể một câu chuyện la, một chuyện kỉ ảo mà hho “tin” fi 6 thé xuất hiện đâu đó trên cuộc đời này

‘én uot nhà văn nửa diu thé ki XX, một mặt họ mô phỏng truyện truyền ki, một

mặt họ mô phông những truyện/chuyện kể dân gian có yếu tổ truyền kỉ

“Thể Lữ có thuật ại chuyện mình đã viết một số truyện “phỏng truyền

“Trong khi còn học mỹ thuật, tôi đã thử viết ra ba truyện Mới (uyên ghế gớm, Những tiếng nói thầm, Tiếng hú ban đêm do những xúc động khi ở Lạng Sơn nghe u tôi và bà con kể chuyện ma quái Một truyện ghế gớm là do bỗ tôi kể Trổng hú ban đâm là do một ông cụ giả kể Có một người đản bà Man bi hỗ cướp đứa con gái, bèn cướp lại một hỗ con treo lên, làm cho con hỗ tức, và giết nó, rồi về sau cũng chết ” [18; 278 Những chuyện kể dân gian của bố và bà con, có yếu tổ truyền kì, đã hắp dẫn Thế Lữ và ông "lầy ai” (chúng tôi xem đó là mô phỏng) những type/motif của truyện kể dân gian dé xây đụng thành truyện của mình

kì” như sau:

“Xin được tình bày thêm về khái niệm ype va motif duce ching ti sir dung trong luân văn này Type và motf là những thuật ngữ dùng trong nghiên cứu truyện kể dân gian Truyện kể dân gian được sáng tác tập thễ, câu chuyện liên tục bị thay đổi tình tiết

khi di chuyển từ vùng này sang vùng khác, nước này sang nước khác Tuy nhiên, dù thay

đổi thế nào các câu chuyện vẫn giữ những chỉ tiết cốt truyện cơ bản giống nhau Những

chỉ tiết cốt truyện giống nhau đó được gọi là “motif” (“Những yếu tố không thể phân

chia nhỏ hơn của văn bán, ngôn bản: đó là những sự vật, hình ảnh, là đơn vị nhỏ nhất

của cốt truyện” [2; 208-210) hoặc “type” (một truyện kể có chung những motif giống

nhau [11; 75) Trong tập thể tác giả truyện kế dân gian đó có tác giả truyền kì trung dại Đây là một loại tác giả đặc biệt vì phần nhiều là có tên tuổi (một số là khuyết danh) và đã kí chép lại một cầu chuyện truyền khẩu thành văn bản Dù “chuyện” đã thành "*tuyện” nhưng đây không hề là "câu chuyện” cuối cùng của truyện kể dân gian Ngay

khi câu chuyện đã thành truyện truyền kì rồi nó vẫn tiếp tục được truyền khảt

được sắng tác lạ, và tiếp tục được mô phỏng bởi những nhà văn “phông tru

Trang 23

nửa đầu thế ki XX Như vậy, trong cốt truyện của văn học nửa đầu thế ki XX có những

chuyện dân gian, tồn tại dưới dang type va motif Diy la ly do để chúng tôi sử dụng thuat ngir “type” va “motif” vio kim céng cu nghiên cứu ở luận văn này

1.1.2 Hiện tượng "phỏng truyền ki” trong văn xuôi Việt Nam đầu thể kỷ XX

“Trong tiếng Việt, mô phỏng nghĩa là "phỏng theo, lầy làm mẫu” (để tạo ra cái gì

đó), là “dựa theo cái đã có mã làm giống hoặc gần giống như thé” [27; 788, 971]

Chiru định nghĩa "phông” là "bắt chước”, như "phòng, à làm”; "phỏng cổ” là "bắt chước theo lối cổ” Từ điển “Thiều Chữu cũng định nghĩa *mô”: "có cái mẫu để trông mà bắt chước gọi là mô, như

“quy mô” là khuôn mẫu” Từ điễn Hán Nôm Trần Văn Chánh định nghĩa “mổ” cũng là

"bất chước, mơ phóng, phưng theo” Trong tiếng Hy Lạp, mô phong la “mimesis’, trong

tiếng Anh là *imitation”

'*Mô phỏng” là một thuộc tính của con người, điều làm nên sự khác biệt giữa

con người với con vật Con người tạo nên cuộc sống từ sự mô phỏng Thuở xa xưa, con người xây dựng nên nhà cửa từ sự bắt chước kiểu làm tổ của con ong; con nhện giãng

tơ bắt mỗi gợi ý cho con người cách đan, dệt; tiếng hót của chim son ca, chim hoa mi

nảy sinh âm nhạc ở con người

Van học cũng được tạo nên từ sự mô phỏng “Mimesis” là một thuật ngữ ma

Aristotle (322-184 Tr.CN) dùng để "diễn tả khả năng có tính chất phô quát của văn học là mô phỏng hiện thực” [36; 63] Aristote cho rằng nghệ thuật là sự mô phỏng, trước hết mô phỏng tự nhiên, sau đó mô phỏng các tác phẩm mẫu mực “Sử thị, bi kịch, cũng như

hải kịch, thơ, phần lớn nhạc sáo và nhạc đàn lục huyễn- tắt cả những cái đó nối chung lu không phải gì khác hơn là sự mồ phỏng; chúng phân biệt với nhau dựa trên ba inh vực: phương điện mô phỏng, đối tượng mô phỏng, và cách thức mô phỏng [36 64]

“Trước Aristotle, Platon (427-347, TCN) cũng gọi nhà thơ là người bắt chước, thừa nhận *thơ ca bắt chước” và “nghệ thuật bắt chước”

“Trong lịch sử văn học, rất nhiều những tác phẩm kinh điễn đều có bóng dáng từ những tác phẩm "gần giống” tong quá khứ "Shakespeare và Raine đều không hư

cấu ra nhân vật và cốt truyện trong bi kịch của họ Họ lấy chúng, không phải từ trong

thực tế đời sống, mã từ trong các truyền thuyết, những truyện lịch sử, truyền thần thoại, tác phẩm nghệ thuật trước đó” [29; 463] Cả Bakin (Nhật Ban) va Nguyễn Du

phỏng một phần nội dung “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân để tạo ra tác

phẩm của mình (*Kim Ngư truyện” và "Truyện Kiều”)

Trang 24

1s

những cốt truyện, những hình tượng đã có trong văn học, hoặc là hướng tới các nguồn thần thoại và sáng tác dân gian Không hiểm khi vay mượn bao ham những yếu tổ mô phỏng, nhại, cách điệu hóa (2; 385-386] Nếu vay mượn nhiều khi để đối thoại lại với cái vay mượn thì mô phỏng là sự ngường mộ, đồng cảm, và mô phỏng để lặp lại những cảm xúc từ phiên bản cũ nhưng ở cấp độ khác

Lý thuyết “Liên văn bin” (1967, 1 Kristeva) thừa nhận sự mô phỏng lẫn nhau trong vin hoc Theo J.Kristeva, “bit ki vin bản nào cũng được cấu trúc như một bức khám các trích dẫn, bắt kì văn bản nào cũng là sự hắp thụ và biến đổi các văn bản khác ” (dẫn lại của “Dẫn luận ngắn về lí thuyết liên văn bản” của Nguyễn Văn Thuần) [34] Roland Barthes (Php, 1915-1980) dng ¥ v6i Kristeva khi cho rằng, mỗi văn bản đều là st ign van ban, mỗi văn bản là “một tắm lụa, được dệt từ võ số trung tâm văn hóa khác nhau” [34] Theo Nguyễn Văn Thuần: “Chất liệu của văn học không chỉ là hiện tượng đời sống, kinh nghiệm sống do nhà văn khám phá, nắm bắt, thể hiện mà còn là các yếu tổ ngôn từ, chỉ tết, tỉnh tiết, sự kiện, hình tượng, thủ pháp, ở các tác phẩm văn học ra đời tước đó trong hệ thông văn học, được nhà văn vay mượn, mô phỏng, tái tạo” 34]

rong quá trình phát tin của văn xuôi quốc ngữ nước ta đầu thế kỷ XX, hiện tượng mô phỏng diễn ra khá phổ biến Không chỉ mô phỏng văn học truyền thống mã còn mô phỏng văn học các nước có quan hệ, nhất là Trung Quốc và Pháp

“Trước khi tìm hiểu tại sao có sự mô phỏng này, chúng ta cần thấy rằng, giai đoạn

những thập niên cuối thế ki XIX và đầu thế kỉ XX ở Việt Nam là giai đoạn các nhà văn

tìm một lỗi đi mới cho văn học

‘Xa h6i Việt Nam khi người Pháp đặt xong bộ máy cai trị đã có những thay đổi, biển động lớn rong mọi lĩnh vực, chính tr, tư tướng, kinh tế, văn hóa, trong đó có văn học Văn học chữ Hán đã không còn sức sống, do số người biết chữ Hán đã giảm đi rắt nhiều khi mà khoa thì chữ Hán đã bị dẹp bỏ (1919) Ngoài ra, văn chương chữ Hán nặng nŠ, biển ngẫu, khuôn sáo đã thiểu di tính cơ động để phân ảnh những thay đổi lớn lao

đang diễn ra từng ngày từng giờ trong cuộc sống Việt Nam thời tiếp cận với văn minh

phương Tây Người đọc, cần một dạng văn chương mới hợp thời hơn Văn học chữ quốc ngữ ra đời cổ gắng đáp ứng điều này, nhưng còn non yêu, vẫn chưa có một li đi rõ rằng "Đây là tình trang “đứt gãy truyền thông” Văn học Việt Nam dé tgp tue tn tai phi di qua một thời kỉ quá độ “Trước khi tiền đến giai đoạn đổi mới thành thục (tức giai đoạn phát triển tương ứng), (văn học) phải chấp nhận một tiểu giai đoạn ảnh hưởng có tính chất quá đô, tức phỏng dịch, mô phỏng, bắt chước, phóng tác, vay mượn ” [39; 406]

Trang 25

Một trong những kiểu loại văn học được giới cằm bút Việt Nam đặc biệt chú ý dịch thuật

cũng như mô phỏng để sáng tác đó là những truyện ngắn có yếu tổ kì ảo của các nhà văn

Phuong Tay

6 Phuong Tay, khdi nigm “van học kỳ ảo” có nghĩa khá tương đồng với “văn học

truyền kỳ” ở Việt Nam Tzevan Todoroy (1939-2017) trong công trình Dẫn luận về văn chương kỉ áo đã dùng từ “Fantastique”? “fantastic” để chỉ tính chất, đặc điểm của kiểu loại ác phẩm này Một số nhà nghiên cứu người Việt như Nguyễn Huệ Chỉ, Lê Nguyên Cin, Ne6 Tw Lép ding dùng *Fantastique” trong tiếng Pháp (tiếng Anh là *fantastie”) với nghĩa là “truyền kì” Theo Ngô Tự Lập, “từ "truyền kỉ” khi dịch sang các phương Tây là "fantastic” (ing Anh), fantastique (iếng Pháp), đều có nghĩa là tưởng tượng, hư ảo, quái dị ” [16; 20] Nhur viy, “Introduction a la littérature fantastique” của Todorov có thể dịch là “Dẫn luận văn chương kì ảo” như Ngô Tự Lập, hoặc dịch là “Văn chương quái dị dẫn luận”, hoặc cũng có thể địch là “Dẫn luận văn chương truyền

ch rồi gita “ki ao” va “truyén ki” từ nguyên Ngô Tự

nhiều nha văn truyền kì Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam coi là “khuôn mẫu”

'Những tác giả, tác phẩm văn học phương tây có tính chất kinh điển mã Todorov đề cập trong "Dẫn luận văn chương kì ảo/truyền ki” (1970) la Edgar Allan Poe (Mỹ, 1809- 1849), Guy de Maupassant (Pháp, 1850 -1893), Mérimée Prosp (Pháp, 1804-1870) Đây cũng là những tác giả ảnh hưởng lớn đến các nhà văn Việt Nam nữa đầu thế ki XX

Nguyễn Huệ Chỉ trong *Tìm hiểu các dạng truyện kì ảo trong văn học trung đại và cân đại Đông Tây” cho ring, văn học phương Tây có ba dòng văn học kỉ ảo Dòng thứ nhất, là dòng truyện cổ thần kỉ, bay truyện tiên, từ các thắn thoại, truyền thuyết, cổ tích thôi Hy Lạp, La Mã cỗ đại Dòng thứ hai là tập hợp của những truyện thơ, vẫn xuôi đã trở thành cổ điễn do các nhà văn nhiều đời chấp bút, xuất hiện từ đời cổ dai Hy Lap và duy trì cho đến thời đại Ảnh sáng Dòng thứ ba, ra đời khoảng đầu thể ki XIX xung quanh thời điểm công bé những tập truyện ma quái của Hoffmann (1798-1874) Va sau Hoffmann la nha vin MY Edgar Allan Poe (1809-1849) (6; 106-112]

Edgar Allan Poe là nhà văn Mỹ nhưng truyện của ông lại nỗi tiếng ở Pháp Ơng khơng chỉ hấp dẫn người Pháp mà cả người Nga Văn chương ông trở thành một mẫu

hình để các nhà văn so sánh Nhà văn Pháp Guy de Maupassant (1850-1893) đã nhận xét về nhà văn Nga Ivan Turgheniev: "Giống như Edgar Poe hay Hoflimann đã làm, ông (Turgheniev-NV) kể lại những câu chuyện giản dị mà ở đó chỉ có một vài sự việc hơi mơ hồ một chút và bồi rối một chút được hòa trộn với nhau” [15; 67] Sự hắp dẫn của Adgar Poc côn lan truyền sang phương Đông Nhà văn “phông truyền ld” nỗi tiếng người Nhật là Giang Hộ Xuyên (1894-1965) đã đặt bút danh mình là Edogawa Ranpo (diễn âm Nhat cia chi Edgar Allan Poe) Ở Việt Nam, khi Thể Lữ cho ra mắt tập *Vàng

Trang 26

17

và máu” (1934), Khái Hưng viết lời tựa, trong đó có co sánh nhà văn Việt Nam này với không ai khác mà chính là Edgar Poe (và Bồ Tùng Linh): *Tôi mong mỗi sẽ có những nhà văn dung hợp được văn Thái Tây và văn Á Đông để gây được một lỗi văn viết theo khoa học mà vẫn giữ được thi vị của Tàu Nhà văn đó ngày nay đã có: Chính là Thể Lữ thi si trong Tie lực vấn đoàn Thực vậy, ác giả những truyện "Vàng và máu”, "Một đêm trăng” đã tỏ ra có óc khoa hoe cia Edgar Poe va tâm hồn thì sĩ của Bồ Tùng Linh, hai nhà văn viết những truyện ghê gớm, huyễn hoặc lãm cho độc giả yến bóng vía phải rùng mình lúc đêm khuya” [13]

'Việc Khái Hưng nhắc đến Edgar Poe cho thay nha văn người Mỹ này đã khá phổ biển ở Việt Nam thời điểm đó, tạo được ấn tượng đặc biệt với độc giá Việt Nam, không khác gì nhà văn "quen thuộc ” Bồ Tùng Linh

“Các nhà nghiên cứu hiện nay cũng thừa nhận sự ảnh hưởng đặc biệt của Edgar Poe với các nhà văn Việt Nam nita đầu thể kỉ XX Vũ Thanh cho ring, “Edgar Poe

ác nhà văn phương Tây viết truyện kinh dị có ảnh hưởng rất lớn đến các nha văn Việt "Nam đầu thế ki XX và ở một vài tác giả của nền văn xuôi hiện đại non trẻ của Việt Nam đương thời những đầu ấn ảnh hướng ấy lạ rất đậm nét, như đặc trưng của văn học Thai ‘Tay bên cạnh phương Đông” [33; 661]

Edgar Poe không chỉ ảnh hướng đến mỗi Th Lữ mà nhiều nhà văn Tây học khác ở Việt Nam lúc này, Những nhà văn “phỏng truyền k» có thể đọc Edear Poe (và những

nhà văn phương Tây khác) trực tiếp bằng tiếng Pháp, hoặc đọc tiếng Việt qua những bản

dịch của Vũ Ngọc Phan xuất bản vào đầu những năm 30 của thể ki XX

Brian Michael Stableford, nhà văn khoa học viễn tưởng Anh, trong cuốn 7ữ điển lich sử của văn học kì ảo đã có nhận định rất đáng suy nghĩ về vin boc ki do, Ong cho kì câu chuyện nào có hòa lẫn trong đó những điều bắt khả (impossible) hoặc siêu nhiên (supematural)” “Bắt khả” và "siêu nhiên” là bai tỉnh chất "kì” và “ảo” của văn học truyền kỉ trung đại phương Đông Thực ra, trong truyện truyền kỉ côn một tính chất nữa là “kì lạ": Những điều có thể xây ra, (hậm chí là những điều bình thường trong, cuộc sống, nhưng với tác giả truyền kì thời điểm đó là kì lạ, hiểm có Những câu chuyện * Thượng thư Lương Hữu Khánh”, “Tiền sĩ ăn khỏe” (Công dư tiệp kí - Vũ Phương ĐỀ) nói về những vị khoa bảng ăn nhiều trong lịch sử, ăn gắp 5, gdp 10 người bình thường, với ngày nay không có gì là la nhưng với Vũ Phương Để thì thật sự kì la Bên cạnh tính

chất “kì lạ”, truyện truyền kì trung đại còn có tính chất “kì” nói về những điều không thể

Xây ra trong cuộ đồi thật, như việc một thai phụ bị chất, chôn dưới đt li đ con, ngày ngày cô di mua bánh cho con ăn, đến khi người nhà phát hiện, đảo mộ lên, đứa trẻ vẫn còn sống (Lan Trì kiến văn lục - Vũ Trinh) Và tinh chat“

sự tưởng tượng hư ảo những người vô hình, Ngọc Hoàng, thân hoàng, thổ địa, ma hỗ, tinh cay, than rin

Trang 27

“Truyện phương Tây cận đại cũng có những yếu tố như vậy, nhất là yếu tố “kì”

và kì lạ ~ những điều không thể hoặc hiểm khi xảy ra trong cuộc đời Những truyện như

vậy, chúng tôi gọi là những truyện có yếu tổ truyền kì

“Có thể nêu ra ở đây một vài truyện tiêu biểu

“Tác phim Dracula (Bram Stoker, Anh, 1847 -1912) [17; 5-142]

đây là việc một người đần ông đã chết trong quan tải nhưng mỗi ngày có vài tiếng đồng hồ đi lạ, sinh hoạt bình thường, và thường đi bắt trẻ cm đem về cho ba “ma nữ” uống máu Ông có những kĩ năng đặc biệt ma không người sống nào có được là có thể di lại trên vách đá dựng đứng: "trườn minh bỏ trên vách đá dựng đứng của tòa lâu đải 'Những ngón tay của ông Bá tước bầu chặt vào vách đá, cắm sâu vào kẻ những tăng đá

‘Ong tuột nhanh xuống dưới, như một con rắn mối” Ba cô gái trong truyện cũng không

ăn tống gì ngoài hút máu ở cổ người sống, nhất là trẻ em: "Tôi nghe có tiếng rên rỉ, như tiếng một đứa trẻ bị ngạt thở Ba nàng thiểu phụ xúm lại bu quanh cái túi Rồi bỗng

dung tôi thấy các nàng biến mắt Cái túi vải cũng biến mắt theo Tôi ngắt đi”

Con méo den (Edgar Allan Poe, Mỹ, 1809-1849) I6; 45-56] Trong truyện này, "nhân vật đâm chột mắt con mèo yêu thích rồi treo cổ nó lên Con mo chột này sau đó đã xuất hiện tr lại, chọc cho nhân vật tức giận và dùng riu chém chét vợ mình Khi cánh

sát phá bức tường giấu xác người vợ ra, con mèo tự dưng xuất hiện trong dó và tổ cáo

tôi ác của nhân vật Truyện giống các truyện có type ` Thú báo thù người” trong truyện truyền kì phương Đông và truyện “phỏng truyền kỉ” Việt Nam

.Sự suy tần của ngôi nha Ac sơ (Edgar Allan Poe, Mỹ, 1809-1849) [16; 250-261] 'Nhân vật và bạn (Acsơ) liệm xác cô em gái trong quan tài, rồi đặt quan tài ở tằng hằm,

tấn vít nắp áo quan, khóa cửa sắttằng hằm lại Nhưng hàng đêm họ vẫn nghe tiếng chân cô gái đi lại tong nhà, Dến đêm thứ tám, cơ gái bỗng xuất hiện bên ngồi cửa sổ của hai

người Người anh khiếp sợ gục xuống chết, một phút sau, cô gái cũng chết theo bên cạnh

anh, Kigu truyện này giống với các truyện có moif “Ma nữ trong quan tài” của truyền ki phương Đông và truyền “phỏng truyền kỉ”

Horla (Guy de Maupassant, Pháp, 1850-1893) [16; 402-414] Nhân vat trong truyện linh cảm có một người vô hinh (Horla) trong nhà, uống nước, uồng sữa, đọc sách,

ngất bông hồng và ném đi trước mắt nhân vật, Kiểu truyện này giống với các truyện

6 motif “Ma séng chung với người trong nhà” của truyền kỉ phương Đông và truyện

“phỏng truyền kì”

Vệ nữ thành ILo (Mérimée Prosp, Pháp, 1804-1870) [16; 415-457] Anphônxơ

cởi chiếc nhẫn đính hôn cải vào ngôn tay của bức tượng thần Vệ nữ Nữ thần “co” ngón tay lai, anh ta không th lấy nhẫn ra được Đêm động phòng, nữ thần đến phòng ôm chặt Tẩy Anphônxơ khiến anh ta chết nghẹt Kiểu truyện này giống với những truyện có motif

Trang 28

19

“Những pho tượng ma” trong các truyện truyền kì phương Đông: "Hai phật cãi nhau” (Thin Téng di thao) (24; 152-153] “Cái chùa hoang ở Đông Trào” (Trụ

~ Nguyễn Dữ) [24; 291-296]

‘Ma hign (Guy de Maupassant, Pháp, 1850-1893) [17; 283-294] Nhân vật gặp

một người bạn lúc thiếu thời đã lâu không gặp Sau đó, nhân vật quay lại nhà người bạn

nhưng không côn thấy bạn nữa, huy động cánh sát tìm cũng biệt võ âm tín “không một iu vét nao cho thdy hắn vừa đi qua hay trú ẫn” Người bạn là không có thật Nhân vật

đến ngôi biệt thự bỏ hoang đã nhiều năm và bắt ngờ gặp một người thiếu phụ không

biết từ đâu xuất hiện nhờ chải đầu và sau đó mắt hút qua một “cánh cửa đã đóng chặt vô

phương lay chuyển” Cảnh sắt sau đó lục soát tỉ mí khu biệt thự này nhưng “không có một dấu vết nào cho thấy có một người đàn bà bị giấu ở đây” Hai tỉnh tiết này giống với

hai motif trong hai câu chuyện truyền kì trung đại Việt Nam: Motif “Người cõi âm quay

vé tim bạn” trong truyện “Chuyện tướng Dạ xoa” (7iuyn k? mạn lục - Nguyễn Dữ); và motif “Ma nữ trong nhà hoang” ở truyện “Hải cốt nữ hiệp dưới gốc hồng mai” (Van nang tiểu sử - Phạm Đình Dục) [7; 557-560]

Phần nhiều những truyện ngắn cận đại phương Tây đều rất dài, ở đây, chúng tôi chỉ xem xét một vài truyện có độ đãi vừa phải Những truyện nay đều có yếu tổ kỉ «áo “Tuy nhiên, chúng khác với truyện truyền kỉ trung đại phương Đông là không có nhân vật nao duge gọi thắng thừng là ma, quý, thần, phật v.v Tắt cả những nhân vật hư ảo đều là người/vật bình thường nhưng lại có những biểu hiện kì áo khiến cho người đọc nghĩ chúng là người ở thế giới khác Tác giả bảy ra những chỉ khó lý giải, siêu nhiên

để dẫn dụ người đọc liên tưởng đến một nhân vật hư ảo, chữ bản thần tác giả không hỄ soi đó là ma Chúng tôi gọi chúng là truyện có yếu tổ truyền kì vì như vậy Chúng chỉ

biểu hiện sự truyền kì ra ở chỉ tiết, yêu tổ chứ không có một con ma nào được thừa nhận

bước hin vào thể giới tuyện này in ki man luc vôi

Việc mô phỏng văn học kì áo Phương Tây tuy diễn ra khá rõ song chỉ là một trong các xu hướng vận động của văn xuôi Việt Nam đầu thế ký XX Trên thực tế, còn có những phương thức sáng tác khác, chẳng hạn xu hướng “về nguồn”, trở lại với những mô thức cũ Rất nhiều nhà văn nữa dau thé ki XX quay lại mô phông truyện truyền ki trùng đại phương Đông

Nhà văn hiện đại mô phỏng truyện truyền kì truyền thống một mặt để thỏa mãn người đọc về một nguồn truyện kể (thành văn và truyền miệng) từng gắn li

ức của họ, nguy cơ bị lãng quên, mặt khác là "làm mới” nền văn học dân tộc đang trên đường hiện đại hóa Những motif, type truyện sẽ gợi nhắc lại trong người đọc những gi họ đã nghe, đã đọc, những gì thật quen thuộc trong tâm khảm của mình, trong tuổi thơ ccủa mình Trong kỉ ức của người Việt, những câu chuyện kỉ lạ, kỉ ảo, ma quỷ, thẫn tiên

Trang 29

khó phai mờ Truyện *phòng truyền kì” muốn khơi đậy và thỏa mãn kí ức đó Ngược lại, nếu người Việt (ở đầu thể ki XX) đọc truyện kì áo phương Tây thì nhiều người sẽ thấy xa la, khó tin, khó hiểu, thâm chí thấy kì quặc Nếu nhà văn Việt sáng tạo ra một câu chuyện với mơ típ hồn tồn mới thì sẽ tạo ra một cú sốc tiếp nhận trong bạn đọc Truyện sẽ khó đăng báo vì đăng báo sẽ khó bán chạy

“Chính vì vậy mà ma trong truyện “phỏng truyền kỉ” phần nhiều là “ma Việt”, chỉ có duy nhất một “ma Tây” (“Ngủ với ma” - Đỗ Huy Nhiệm) Con ma cả rồng nỗi tiếng trong truyện kì ảo phương Tây nhưng lại hoàn toàn xa lạ người đọc Việt Nam ở đầu thể kiXX

Sự xuất hiện người đọc, với tư cách là độc giả độc lập, tự chọn lựa sách, báo, truyện theo thị hiểu, coi chuyện mua sách, mua báo là một nhu cầu không thể thiếu hàng ngày đã góp phần quy định khuynh hướng sáng tác của nhà văn Khi "về nguồn! trở thành một trào lưu thì việc khai thác giá trị truyền thống sẽ là hướng lựa chọn có tính

bắt buộc của nhà văn chuyên nghiệp lúc này

Nghệ thuật mô phỏng truyện truyền kỳ truyển thống ở mỗi nhà văn nữa đầu thể ki XX là không giống nhau Cách thức mô phỏng của Phan Kế Bính khác với Quách

‘Tan; Quách Tấn khác với Nguyễn Tuân, TChya, Thanh Tịnh hay Nam Cao, Thế Lữ,

'Nhất Linh, Lan Khai, Đỗ Huy Nhiệm Có người mô phỏng đã dựa “hoàn toàn” vào tác phẩm tiền thân, có người chỉ mô phỏng "tinh thẳn”; có người mô phỏng một trường hợp, (một nhà văn/ một tác phẩm) riêng lẻ, có người mô phỏng cùng lúc nhiều trường hợp; có người chỉ mô phỏng văn học phương Đông, có người chỉ mô phỏng văn học phương

“Tây, có người mô phỏng cả phương Đông và phương Tây

ch thie mô phòng của các nhà văn tuy đa dạng nhưng thống nhất ở một số phương diện quan trọng Việc mô phỏng thường tập trung vào hình thái truyện (cốt truyện, kết cấu theo lối truyện kế); mô phỏng nội dung (không ~ thời gian, hệ thống nhân vật, hệ thống sự kiện, biến cổ); mô phỏng kĩ thuật dựng truyện, sử dụng các type, motif

tính chất kinh dị, kì áo

“Có thể thấy tư duy thắm mỹ, quan niệm nghệ thuật thời trung đại ảnh hưởng khá sâu đậm đến các nhà văn hiện đại khi họ sáng tác truyện theo lối “phông truyền kỉ” Nha vin hiện đại viết truyện “phóng truyền kỉ” là đễ tiếp tục kể về cãi lạ, cái ki áo mã các tiền bối thời trung đại đã kể Trong nhiều trường hợp, mục đích của họ tỏ ra khá gin gũi với nhà văn trung đại; khác chăng chỉ là ở cách kể và sự có mặt của những nhân tố mới - được gọi là cái “kinh đị” và sự “phân văn” trong tác phẩm mà thôi Bởi

văn không coi cái la, cái ki chính là "cái đẹp nghệ thuật” thì dù có sao chép kiễu gì, có sử dụng bao nhiêu yếu tổ kì ảo cũng không thể có truyện "phỏng truyền kì” đúng nghĩa

ay chính là điều then chốt để có thé phân biệt truyện “phỏng truyền kì” ở nửa đầu thể

Trang 30

ai

ki XX và hiện tượng “giải truyền kì” xuất hiện khá nhiều trong văn học đương đại Việt

‘Nam sau này

Sự mô phỏng yếu tổ truyền thống cũng tương tự như đối với mô phỏng van hoc cận hiện đại Phương Tây Theo Nguyễn Đồng Chỉ, những thập niên cuối thể kỉ XIX,

đầu thể kỉ XX, một loạt “những truyện truyền kì trung dại (bằng chit Han) Lin lượt được

dịch ra chữ quốc ngữ, như Việt điện U linh tập, Lĩnh Nam chích quải, Truyền kỉ mạn luc, Lan Trì iễn văn lục, Tăng thương ngẫu lục, Thoái thực kí văn ” [4; 90] Không chỉ địch truyền kì trung đại ra quốc ngữ, có người còn dịch truyền kì ra tiếng Pháp để giới thiệu truyện trung đại Việt Nam với thể giới (Phạm Duy Khiêm đã viết lại một số truyện truyền kỉ thành tập Gi chép tản mạn vẻ những truyện kj la va dich ra tiéng Pháp 1a “Copies éparses des Contes étranges”)

© giai doan mira diu thé ki XX, lỗi mô phỏng bằng cách phỏng dịch, phóng tác, sao chép truyền kì phương Đông và các truyện có yến tổ truyền kì phương Tây khá phổ biển Chẳng han Nhất Linh đã phỏng dich truyện “Nguyén ca ki” (Lan Tri kién văn lục ~ Vũ Trinh) thành truyện *Người ca kỹ họ Nguyễn” Ông cũng phòng dịch một truyện truyền kỳ Nhật Bản sang tiếng Việt tên là *Truyện Bạch Liên” Có người đã viết lại truyền kỉ như trường hợp Phan Kế Bính (Nam hái đị nhân liệt truyện), hoặc phóng tác dda trên truyện truyền kì như trường hợp Quách Tắn (Trăng ma lẫu Vệ) Cũng có người sử dụng nguyên vẹn truyện cũ, biển nó thành một phần trong truyện của mình (trường hợp Thân hồ của Tchya)

Ngoài ra, các nhà văn nửa đầu thế ki XX còn mô phỏng qua các motif, type

truyện, mô phông bệ thống nhân vật, không gian truyền kỉ Sự mô phỏng văn học lúc nay rất khác so với cách mà các cây bút Nam Bộ chặng cudi thé ki XIX hay dùng Sự

mô phỏng này rất kín đáo, khá tỉnh tế, khó nhận dạng nêu như không xem xét, đối chiếu

kĩ Đọc những truyện “phông truyền kì” đầu thé kỉ XX, người ta chỉ có thể liên tưởng đến nhà văn này, nhà văn kia ở những nét giống phảng phất mà thôi Chẳng han như ‘Va Ngọc Phan đọc Thể Lữ đã liên tưởng đến Edgar Poe cing Hooffimann: “Bye truyén

“Hai lân chết" tôi phải nhớ đến những truyện lạ lùng của Edgar Poe, va doc truyén “Ong

phán nghiện”, tôi phải nhớ đến những truyện kỳ quái của Hoffmann” (“Nha văn hiện đại”, tập Ba, tr 37) 1.2 Con đường vận động của truyện “phóng truyền kì” qua các trường hợp tiêu biểu

1.2.1 “Nam thiên trân dị tập” và “Đã sử” - những tác phẩm cuối cùng của truyện truyén ki trung đại Vigt Nam

Truyện truyền kì trung đại Việt Nam được các nhà nghiên cứu cho là xuất hiện

Trang 31

truyện này phát triển đến đỉnh cao vào thế kỉ XVI, với “thiên cổ kì bút” “Truyền kì man

wế” (Nguyễn Dữ), sau đó thoái trảo dần, đến hai thập niên đầu của thể kỉ XX mới chấm dứt hẳn

"Điều chúng tôi muốn nói là đến tận những thập niên đầu của thể kỉ XX, khi người "Pháp đã đô hộ Việt Nam hơn nữa thể ki, truyện truyền kì trung đại vẫn tổn tại bắt chấp những ảnh hưởng, chỉ phối của văn hóa, văn minh phương Tây, Hai trong số những tập truyện truyền kỉ trung đại cuối cũng đáng được chú ÿ hơn cả là Nam thiên trân đị tập (Khuyết danh) [7; 595-615] hoàn thành vào năm Khải Định thứ hai (1917) và một tập truyện (không rõ năm xuất bản) được nhóm Nguyễn Huệ Chỉ xếp sau tập truyện này- Dã “sử (khuyết danh) [7; 631-646]

Sở dĩ hai tập truyện này được gọi là truyện truyền kì vì chúng thỏa mãn những tiêu chí loại hình, gồm: L/ Những truyện ký chép bằng chữ Hán, 2/ Kế những câu chuyện ki lạ, bắt nguồn từ cộng đồng và 3/ Bổ khuyết lịch sử và nhằm xiễn đương những giá trị văn hóa Viet [25; 62]

VỀ Nam thiên trân dị tập, nhôm Nguyễn Huệ Chỉ cho biết tập truyện chỉ là phần “›iên tập”, hoặc là lấy lại những truyện trong các tập truyện truyền kì trùng đại Việt Nam nỗi tiếng: Lĩnh Nam chích quái liệt truyện (thể kì XV, của Trần Thể Pháp), Công dự tiệp kỉ thể kỉ XVIH, của Vũ Phương ĐÈ), Thính van di luc (thé ki XIX, Khuyết danh) [7; 393] Đây là sự mô phỏng sao chụp của những truyện truyền kì trước đó nếu như không "nói chính nó là truyện truyền kỉ trung đại

'Đưa từ “đỹ vào tên tập truyện, tác giả muốn tiếp tục kiểu truyện về sự “lạ” trong truyền kì trung đại, như Hiát Đồng du di (Nguyễn Thượng Hiền), Thỉnh vẫn đị lục (khuyết danh) cũng giống như các truyện có yếu tổ “kĩ"(Thuyển kỉ mạn lục, Truyên kỉ

tân phả, Tục truyền kì, Tân truyền kì truyện, Hoa viên kì ngộ tập ), yêu tố “quái "(Lĩnh

"Nam chích quái), yêu tổ *u nh” - những đặc trưg tiêu biêu của truyện truyền kì trùng đại

Đi sâu vào tác phẩm, chúng ta bắt gặp những câu chuyện mà nhiều tập truyện truyền kì trước đó đã đề cập Điều đáng nói là Nam thién srân dị tập kể lại những câu chuyện truyền kỉ trên * ° của người sống ở thể kỉ XIX - XX nhưng vẫn không có gì khác so với "cái nhìn” của các tác giả truyền kỉ những thể kỉ trước

“Chẳng hạn truyện "Chân nhân Phạm Viên” Đây là câu chuyện về một nhân vật tu tiên đắc đạo nên có những thuật lạ, những tải năng khác thường, có hành tung huyền

ảo Đề tải này rất phổ biển trong truyền kì trung đại Việt Nam Chỉ căn cứ trên Quyền

2 “Truyện truyền kì Việt Nam” [7] của nhóm Nguyễn Huệ Chỉ thì trước “Chân nhân Phạm Viên” của Nam thiên tân dị tập đã có 6 truyện viết về nhân vật Phạm Viên Đó

Trang 32

23

(Son cu tap thugt - Khuyét danh) [7; 188-190]; “Thanh Dao tử” (Tùng thương ngẫu lục

~ Pham Dinh Hỗ và Nguyễn Ấn) 7; 209-210]: "Ơng Nguyễn Hồn" (Tung thương ngẫu luc - Pham Đình Hỗ và Nguyễn Án) [7; 211-213]: “Ông Nguyễn Trọng Thường” (Tùng

thương ngẫu lục - Phạm Đình Hỗ và Nguyễn Án) [7; 214-215]: “Ong tiên Đông Thành”

(Thoái thực ki văn - Trương Quốc Dụng) [7, 311-314]

So sánh sấu truyện trên với “Chân nhân Phạm Viên” của Nam thiền tấn di tập (Truyện 7), chúng tôi thấy cả bảy truyện có nội dung cơ bản giống nhau Ra đồi ở đầu

thế ki XX nhưng *Chân nhân Phạm Viên” của Nam thiền trân dị tập vẫn khơng thốt khỏi lớp áo truyền kì trung đại Hằu như tác giả giữ nguyên các yếu tổ truyền kỉ, hư ảo

trong truyện trung đại, thậm chí côn sáng tao, “gán” cho Phạm Viên những phép thuật,

những tài năng mới đa dạng hơn các Phạm Viên trước đó (Xem Phụ lục, Báng 1.2, So sánh cốt truyện giữa "Chân nhân Phạm Viên” (truyện thứ 7) và các truyện về Phạm Viên

trong truyền kì trung đại)

“Cuộc đời Phạm Viên trong truyện thứ 7, những phần cơ bản, đều giống với các truyện truyền kỉ trước đó, như: xuất hân, có chí hướng tu tiên từ nhỏ, bỏ vào núi khi tang bổ, bộc lộ các thuật la, truyền dạy học trò Trong đó, phần bộc lộ các tài năng của Pham Viên được tác giả Nam thiên trân dị tập khắc họa kỹ, đậm nét hơn nhiều những truyện trước đó Như vậy, tính chất truyền kì không phai nhạt đi trong truyện đầu thể ki XX Và điều này không hề là một ngoại lệ chỉ riêng có với Chan nhân Phạm liên Các truyện khée trong Nam shién trấn dị tập cũng đậm tính truyền kì như vậy Nhiều truyện vẫn bảo lưu tư tưởng truyền kỉ “giai do tiễn định” Nếu học giỏi mà thì đỗ là bình thường, là chuyện của chính sử, nhưng boc khong giỏi, không thông mình vin thi 63 - việc bất thường như thể, la như thế, mới là chuyện truyền kì đề cập đến Trần Danh Tiêu

“khong đĩnh ngộ, văn tứ tầm thường” nhưng rốt cuộc lại đỗ Tiền sĩ (truyện Tiến sĩ Trản

.Danh Tiêu); Lê Kinh thì Hội ba lần không đỗ, không ngó ngàng đến việc thì cử suốt 20 năm, vậy mà đi thì lại vẫn đỗ Tiến sĩ Một kẻ giết người, bỏ làng trốn đi, lấy bốn bà vợ ở bốn nơi sinh ra bốn con tai, lớn lên cả bốn cùng đỗ Tiến sĩ Những chuyện lạ như

vậy, được Nam thiên trân dị tập ghi lại đầy đủ, làm cho truyền truyền kì trung đại tiếp

ục kếo dài cho đến đầu thé ki XX

Trường hợp Đã sử cũng rắt đáng chú ý Đặc điểm của truyền ki trong Da sử là

truyền kì mang tính ngụ ngôn Mặc dù truyền kì trung đại vẫn có ý khuyên răn người

đời, nhưng đó không phải là mục đích chính; cái chính yếu là sự lạ thường, cái hư áo "Người ta đọc truyền kỉ là để săng khoái với những việc lạ, người lạ, chuyện lạ mà tác giả “phát hiện” ra chứ không phải là để thắm thía với những ngụ ý tư tưởng từ đó Nhưng

Da sie thi khác, tác giả đề cao tính ngụ ý, vẫn sử dụng chất liệu truyền kì nhưng chỉ dé

Tâm lớp vô nhằm gói bên trong tư tưởng hoặc làm nền cho tư tưởng bay lên

Trang 33

Chuyện lạ đáng ghỉ là câu chuyện truyền kì hiểm hoi đề cập đến nữ hồ ly (một

“đặc sản” của truyền kì Trung Quốc chứ không phải truyền kì Việt Nam) Nếu hồ nữ

trong "Liêu trai chí dị” là đẹp, thông minh, giỏi giang, chung thủy, là hạnh phúc của những nho sinh nghèo khổ, cùng đường thì hỗ ly nói chung trong văn hóa Việt là yêu quái, dâm dật, cướp chồng người khác, trở thành tiếng chửi trong cửa miệng người đời 'Không ngờ rằng, ở vào cái thời sắp tản thể loại (truyén kì), con hồ ly lại “nhảy” vào trong Dã sử và đễ lại một câu chuyện thủ vị về hỗ nữ ấn mặt sống trong nhà người “Motif “H nit én mat sng 6 nhải phòng học của chồng/ tỉnh nhân” khá phổ biển trong

Liêu Trai chỉ dị Lẫy lại motif truyén ki nay nhưng Dã sử không chỉ cốt kể về một cầu chuyện kì lạ, hư do, ma quan trọng hơn để nêu lên một nhận xét về người đời: Đồng loại Tà đáng sợ nhất

Hai than tranh kiện kế về hai vị

rồi đưa nhau lên Ngọc Hoàng kiện Ngọc Hoàng phần xử bằng cách cho hai người đầu tượu với nhau Truyện này có motf "Người chết sống lại” cũng khá phổ biển trong

truyền kì trung đại Trung Quốc, Việt Nam Ngoài ra, câu chuyện hai thần đánh, cãi nhau

cũng giống chuyện “Hai Phật cải nhau” (7nhánh Tông di thảo) [24; 154-155] 6 Diém vương tranh cãi nhau, dẫn đến âu đá,

Neo sử dụng các motif truyền kả, ha thin tran kiện cũng nêu lại một quan niệm khả phổ biển trong truyền kỉ: ý không thẳng nỗi số

“Có thể nói Đã sử là truyện truyền kì trung đại Việt Nam cuối cùng Ngay trong tập truyện này đã hàm chứa những yếu tổ cho thấy sự tan rã thể loại Tính truyền ki trong truyện vẫn còn nhưng được đẩy xuống hàng thứ bai, nhường cho tính giáo huấn, tính ngụ ÿ, tính tư tưởng Bên cạnh đó là sự pha tạp nhiều thể loại trong một truyện hoặc có sự biến đổi thể loại ở một số truyện Chẳng hạn truyện Đông dõi viền hươu, chỉ tiết người con buộc sừng hươu của bổ vào một đoạn thừng dài rồi kéo đĩ, vướng ở đâu thì định cư

ở đô mang vẽ cổ tích; chỉ tiết người con lấy cắp đôi cánh của cô tiên, khiến cô này chịu

ở lại làm vợ cũng mang đáng dấp cô tích; tương tự, lờ giải thích nguồn gốc ruộng hươu

.ở Cao Bằng vào cuối truyện cũng là kiểu kết cấu truyện cổ tích; nhưng chỉ tiết người cha

‘mang lốt hươu để xin sữa của hươu, người cha hóa thành hươu chúa lại là những chỉ tiết của truyện truyền kỉ

“Truyện Quân tử kết giao kẻ về cuộc đối thoại giữa chuột đồng và chuột nhà là một câu chuyên truyền kả pha lẫn ngụ ngôn Có khả năng truyện này được mô phòng một truyện ngụ ngơn nào đồ của nước ngồi (chẳng hạn truyện ngụ ngôn La Phông - Tên (Pháp), Trần Hải YẾn, người địch truyền này thì cho rằng truyện được lược địch và Việt

hóa từ một truyện ngắn của L.Tolstoi (1828-1910) [7; 642]

Chuyện người thợ đá cũng tương tự như vậy Truyện có sử dụng motif quen thuộc

trong truyền kì đời Đường: Người nằm mơ thấy mình thành đạt mọi ước vọng nhưng rốt

Trang 34

25

ý ngụ ngôn (theo kiểu truyện dân gian “Mèo vẫn hoàn mèo”)

Dù có sự pha tạp thể loại, thay đối thể loại nhưng Đã sử vẫn trung thành với yếu

tố kỉ la - hư áo của truyền kì Đã sứ vẫn là một tập truyện truyền kì, nhưng là truyền kì

ở thời tan 18, cáo chung

“Trước khi kết thúc số phận lịch sử của mình, truyện truyền kì trung đại Việt Nam

vẫn còn hồi quang vào trong các truyện quốc ngữ đầu thể kỉ XX Nó tiếp tục hiện hữu bằng một lớp vỏ ngôn ngữ mới, bởi những người thương yêu nó, mê đắm nó và muốn

lưu giữ nó Họ, trước tiên là, Phan Kế Bính (1875-1921) và Quách Tắn (1910-1992) 1.2.2 “Nam héi dị nhân” và "Trăng ma lầu Mệt` - nghệ thuật *sao chụp” và “phóng

tác” truyện truyền Ñì trung đại Việt Nam

1-12.1.°Nam hải dị nhân hệt truyện” và hiện tượng “sao chụp” truyện truyŠn kỉ

"Nam hải đị nhân liệt truyện - tấp truyện kể về các nhân vật lịch sử, văn hóa, và cả truyền thuyết của Việt Nam (tác giả gọi là "những người có danh vọng”) - được Phan

'Kế Bính viết và cho đăng trên Đông Dương tap chí vào năm 1912 Tập truyện được viết

bằng chữ quốc ngữ Đây không phải là truyện truyền kì mà là sự mỗ phỏng sao chụp truyền kỉ

“Nam hải dị nhân liệt truyện là những truyện ké theo “phong cách” truyền kì trung đại Nó được hình thành từ tư liệu lịch sử, chủ yếu lấy trong chính sử (như Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, Dại Việt sử kí tồn thư của Ngơ Sĩ Liên, Khẩm định liệt sử thông giảm cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn ) dù tác giả không dẫn nguồn, những truyện kể dân gian, và nhất là từ truyện truyền kì Chính vì chưa thoát được tính

chất truyện kể, chưa ra khỏi cái bóng của truyện truyền kì, cho nên dủ được viết bằng

chữ quốc ngữ, Nam hải dị nhân liệt truyện vẫn tắt khác so với truyện ngắn hiện đại như những tác phẩm của Nhất Linh, Thể Lữ, Nguyễn Tuân

“Tập truyện của Phan Kế Bính bao gồm những truyện kể về danh nhân, danh thần

trong lịch sử, truyền thuyết Việt Nam Hầu hết những nhân vật này đều được đề cập đến

trong chính sử Thế nhưng Phan Kế Bính xây dung hệ thống nhân vật này không lệ thuộc nhiều vào chính sử mà chủ yếu dựa vào truyện truyền kỉ trung đại, từ văn phong cho đến

nội dung cốt truyện, bồ cục tập truyện, kết cấu tác phẩm Điều kì lạ này chi có thể giải

thích là Phan Kế Bính - một nhà báo, một nhà biên khảo, một người cổ súy cho tư tưởng Duy Tân đầu thể ki XX - nhưng lại mê dim truyền kỉ trung đại Việt Nam từ

Hiện tượng sao chụp truyền kì của Phan KẾ Bính thể hiện rất rõ qua hệ thống nhân vật, nội dung, kết cấu tác phẩm

"Như đã nói, Nam hải di nhân liệt truyện bao gồm những truyện về danh nhân,

Trang 35

truyện có trong Nam hải dị nhân trùng khớp với những truyện viết về nhân vật chủ đề

đồ hoặc mang tên nhân vật chủ đề đó trong truyền kì trung đại Việt Nam (Xem Phụ lục, "Bảng 1.3 Liệt kê những truyện giống nhau về nhân vật chủ đề giữa " Nam bải dị nhân” và truyện truyền kì trung đại Việt Nam)

'Qua đối chiếu, có thể thấy tông số truyện của Nam Hải dị nhân iệt truyện là 55,

tổng số truyện trùng/ giống với các truyện truyền kì trung đại Việt Nam là 32 (tỷ lệ

1à 58,1%) 23 truyện/ nhân vật của Phan Kế Bình chưa được chúng tôi tìm thấy trong truyền kì có thể là do vấn đề tài liệu mà chúng tôi tiếp cận Tắt cả truyện truyền kì (trung

đại) đều bằng chữ Hán, tài liệu mà chúng tôi tiếp cận là những truyện đã được dịch và

công bố của những nhà nghiên cứu, dịch thuật hiện nay, Có khả năng do những người ân tài liệu chưa đẩy đủ, chưa trìng khớp với tải liệu mà Phan Kế Bính tiếp cân, hoặc dịch rồi nhưng chưa cơng bổ Ngồi ra, những tải liệu truyện truyền kì mã chúng tôi tiếp cân không phải là những tuyển tập truyện truyền kỉ (ngay cả tập Truyén “Nam (quyền 2) cũng chỉ là tỉnh tuyển) Do khơng tầm sốt hết được truyện truyền kì nên chúng tôi không thể đối chiếu đầy đủ với toàn bộ truyện trong Nam hai dj nhân

Điều quan trọng ở đây là không chi tring khớp về tên nhân vật, chủ đề mà nội dung truyện về các nhân vật này của Phan Kế Bính cũng trùng khớp với nội dung truyện

truyền kì trung đại Chúng tôi sẽ chứng minh điều này trên cơ sở so sánh một vài cặp

truyện của bai bên

~ So sinh cốt truyện “Bổ Cái đại vương” của Phan Kế Bính [3;14-16] và “Bổ Cái, Phu Hựu, Chương Tín, Sùng Nghĩa đại vương” của Lý TẾ Xuyên [23; 27-28]

‘Trén Bang 1.4 (Phần Phự /ục), chúng ta sẽ thấy không chỉ nội dung mà cả câu

văn ở truyện “Bồ Cái đại vương” của Phan KẾ Bính và truyện của Lý TẾ Xuyên đều trùng khớp Ở đây, chúng tôi chỉ đơn cử một đoạn nói về sức mạnh anh em Phùng Hưng, Phùng Hải:

“Truyện Lý Tế Xuyên: “Vương gia tư hào hữu, sức lực dũng mãnh, đánh được hỗ, vật được trâu; người em tên là Hải, cũ ‘manh ki di, vác được một tảng đá năng nghìn cân hay một chiếc thuyền con chờ nghĩn hộc mã đi hơn mười dặm; mọi Lao thấy vậy đều kinh hãi”

Truyện Phan Kế Binh: “Nha Ong Phùng Hưng giàu có quyển hành nhất vùng ấy, lại có sức khỏe lạ thường, có thể đắm chết hỗ, đẳy ngã trâu Em tên là Phủng Hải, cũng có sức khỏe đội nỗi nghìn cân, đi hơn 10 dặm Các người rợ đâu đâu cũng phục nhà ông ay”

Trang 36

a7

Bang 1.5 (Phin Phu lục) cũng cho thấy sự trùng khớp nội dung của cả hai truyện .Ở đây, chúng tôi đơn cử một đoạn nói về dòng họ ông Lương Hữu Khánh ở hai truyện:

“Truyện Vũ Phuong ĐÈ

“Tiên tổ ngày trước sinh hạ được ba con trai Cuối đời Trần trong cơn bình lửa, một chỉ phiêu dạt sang tỉnh Vân Nam đất Bắc Một chỉ chuyển vào sinh sống ở xã “Tào Sơn Một chỉ vào trú ngụ tại xã Hội Trào, huyện Hoằng Hóa, sinh hạ Lương Đắc Bing ”

“Truyện Phan KẾ Bính:

Lỗ họ dy khi xưa sinh được ba con giai thành ra ba chỉ Đang khi cuối nhà

‘Trin loạn lạc, một chỉ xiêu dat sang Tàu, ở ngụ tinh Vân Nam Một chỉ thiên ra ở xã

“Sơn Còn một chỉ thì ở xã Hội Trào, huyện Hoằng Hóa, sinh ra ông Lương Đắc Bằng ”

'Qua ví dụ trên, không khó để nhận thấy có sự sao chụp (gần như) nguyện vẹn của Phan Kế Bính đối với các truyện truyền kì trung đại Việt Nam Nếu có gì khác, chí là ách dịch chữ Hán, cách dùng câu chữ khác nhau giữa Phan Kế Bính và Lê Hữu Mục - dịch giả truyện “BS Cai, Phu Hwu, Chương Tín, Sùng Nghĩa đại vương” và Tô Nam Nguyễn Đình Diệm - dịch giả truyện “Thượng thư Lương Hữu Khánh”

“Nhìn chung, cả 32 truyện của Phan Kế Bính có sự trùng khớp vẻ nội dung, kết cấu, câu văn với 32 truyện của nhiu tác giả truyền kì trung đại Việt Nam, mà ở đây

chúng tôi không có điều kiện để iệt kê ra hết Sự trùng khớp này, có truyện thì gần như toàn ven (néu có khác nhau chỉ là khác cách dịch, khác văn phong người dịch như đã

nói), có truyện thì trùng khớp những nét lớn cốt truyện Chúng ta biết rằng, có những

danh nhân/ danh thần trở thành nhân vật của nhiều tác giả truyền kỉ trung đại Có người iếtlần đầu tiên, rồi người sau tân đính, hiệu bình làm thay đổi chút ít tạo ra một văn bản mới về nhân vật đó Đó cũng là cơ sở để chúng tôi khẳng định rằng, "Nam hải dị nhân” đđã có hiện tượng mô phông sao chụp truyền kì

‘Tuy nhiên không phải tắt cả các truyện của Phan Kế Bính đều được viết theo một kiểu Bên cạnh lỗi sao chụp nguyên ven, van có nhiễu trường hợp tác giả chỉ sao chụp một phần Dưới đây, chúng tôi sẽ khảo sát một vài trường hợp (nằm trong nhóm 24 truyện) mô phông theo phương pháp như vậy

a Mồ phỏng kết cầu

Phan Kế Bính tổ chức tập truyện của mình có phần giống với Lý Tế Xuyên ở Liệt điện u linh tap Lý TẾ Xuyên sắp xếp nội dung bộ sách theo ba phần Phần đầu là "Lịch

đại đế vương”, viết về những vì vua, những người cai quản đất Việt (thời Bắc thuộc)

Trang 37

các vị hoàng để nước ta thời tự chủ), như Trưng vương, Bồ Cái đại vương Phần “Lich

đại phụ thần” tương ứng với phần “Các bậc danh nhân và các bặc mãnh tướng” của Phan Kế Bính, bao gồm những người có công trạng lớn của triều đình, như Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo đại vương, Lê Phụng Hiểu Phần cuối *Hạo khí anh linh” tương ứng với

“Các vị thần linh ứng” của Phan Kế Bính, bao gồm Sơn Tĩnh, Thần sông Tô Lịch, Sóc

“Thiên vương iệt điện linh sập của Lý TẾ Xuyên được viết vào năm 1329, cách Nam: lãi dị nhân gần 100 năm “Nhân vật của Liệt điện w linh tập vì thế tắt giới hạn, không phong phú như Nam ải đị nhân Quan trọng là "phong cách” của liệt điện w lĩnh tập,

cái kiểu truyện mà Lý Tế Xuyên khai mở ra đã được Phan Kế Bính tiếp thu một cách

trọn vẹn khi viết Nam lái dị nhân

“Xét về kết cầu ở từng thiên truyện, cách lam của Phan KẾ Bính cũng rất giống với

Lý Tế Xuyên Truyện của Lý Tế Xuyên hầu hết kết cấu theo 3 phần: Phần giới thiệu về

nhân vật (có truyện kèm theo nguồn gốc tư liệu); Phần công trạng của nhân vật; Phần hiển linh của nhân vật sau khi chết hoặc được gia phong (thin) Phan Kế Binh có 13 truyện tuân thủ theo kết cầu này, bao gồm: Trưng Vương, Bồ Cải đại vương, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trải, Phạm Đình Trọng, Vũ Cong Dug, Đoàn Thượng, Phạm Từ Nghỉ, Lê 'Văn Duyệt, Phủ Đồng thiên vương, Lý Ông Trọng, Té Lich giang thin, Ngõ Soạn

5, M phỏng các loại type/ motif

“Trong các truyện của Phan Kế Bính thường xuất hiện các type/ motif phổ biến trong truyện truyền kì trung đại Chẳng han:

ĐI Sinh nởi thụ thai thần kì

“Lý Thái Tổ”: Mẹ mang thai Lý Thái Tổ đến tá túc ngoài tam quan một ngôi chỉ Đêm đó, "thơm núc cả chùa, nhà sự thức dậy trồng ra tam quan, thì thấy sáng rực lên "Nhà sư sai bà hộ chủa ra thăm, thì người liền bà ấy đã sinh ra một đứa con giai Bà hộ chủa bế đứa bé vào chia cho nhà sư xem thì thấy bai bản tay có bốn chữ son: “Sơn hà "[3; 21] “Pham Đình Trọng”: Truyện cho rằng Pham Dinh Trọng là do thần Ngũ hỗ giáng sinh [3; 64]

“Mac Dinh Chi”: Truyện cho rằng, Mạc Đỉnh Chỉ là con của khi: *Mẹ ông ấy

thường khi vào rừng kiếm củi, phải con hau to bắt hiếp ( ) Bà kia từ đầy thụ thai, đủ tháng, sinh ra Mạc Dinh Chỉ, mặt mũi xấu xí, người nhỏ loắt choắt tựa như giống ha [3; 84-85]

ương Thế Vinh”: Theo truyện, Lương Thể Vinh chết đi rồi hồn nhập vào một táng đá ở làng khác Có người đân bã đi làm đồng về, đạp chân vào tăng đá và về nhà có thai sinh ra Lương Thể Vinh [3; 112-113]

Trang 38

29

*Lê Quý Đôn”: Theo truyện, Lê Quý Đôn là con kỉ lân ở trên trời: *'Trung Hiểu công muộn con, củng với phụ nhân cầu tự ở chủa Quang Thừa, huyện Kim Bang Phu nhân nằm mơ thấy giời cho một con kì lân, mới có thai mã sinh ra Lê Quý Đôn” 3; 139]

b2 Huyện mộ tốt sinh người vinh hiển

“Ly Thái TỔ”: Cha của Lý Thái Tổ nghèo khó, bị làng đuổi đ Một hôm di qua răng, ông khát nước "xuống chỗ giếng giữa rùng uống nước, chẳng may xây chân giếng chết đuôi Vợ ngồi chờ lâu không thấy, đến giếng xem thì đắt đã đùn lắp giếng rồï 3:21] Giếng mà cha Lý Thái Tổ chết là một huyệt đất tốt: "Xét ngôi huyệt chỗ trong rừng Báng ấy, những gò ở chung quanh trông hình như cái hoa sen nở ra tâm cánh, cho nên nhà Lý truyễn ngôi được tấm đời ” [3; 24]

“Trịnh Kiểm”: Truyện kể, mẹ ông bị dân làng bit ném xuống vực Tôm ở cạnh lng “Khong ngờ lòng giời run rủi, chỗ vục Ấy chính là một huyệt to VỀ sau, có người

địa lý Tàu xem ngôi đất ấy, nói rằng: “Ngôi đất này phát ra không phải để, cũng không

phải bá, mà có quyển nhất cả thiên hạ; truyền được tắm đời " [3; 55]

“Mạc Đỉnh Chỉ”: Vì vợ của mình bị khi hiếp nên bố Mac Đinh Chi chém chết con khi ấy Nơi con khi chết, “mỗi đùn đất lắp hết thành ra một gò mả” Sau đó, cha Mạc

inh Chi chét, “dan lại táng trên mã con hầu, vì biết chỗ ấy là chỗ đất kết” [3; 84-85]

“Đăng Dình Tướng”: Mẹ của Dang Dinh Tướng nghèo phải di xin ăn, dồi, lạnh, trên một cái gồ cao giữa đầm Hôm sau lúc mọi người ra gò "thì

đất lên lù là một đồng to, mới biết bà Ấy chết mà được ngôi thiên táng Từ khi Ấy, con

cái làm ăn mỗi ngày một khá ” [3; 103]

“Lê Quý Đôn”: Làng Lê Quý Đôn có “một ngôi đắt quý, mà ai táng vào thì din

động, lại phải nhé di” Thân hiện lên báo mộng cho dân làng là ngồi đất ấy chỉ dành cho ho Lê ở làng Diên Hà Làng nghe theo, cho một cụ giả ăn xin họ Lê ở làng Diên Hà

được táng tiên phần của mình vào “Cụ kia mừng rỡ, về ngay nhà đem tiên phần lại táng

vvào huyệt y VỀ san, cơn ông cụ ấy là Lê Trọng Thứ quả nhiên đỗ tiền sĩ, làm quan rồi

sau được phong là Trung Hiểu công” Lê Trọng Hiểu chính là cha của Lê Quý Đôn [3, 138-139}

“Nguyễn Xí”: Cha của Nguyễn một nhà sư bị hỗ ăn thịt, bỏ thây dưới sườn

núi “Sáng mai, người nhà đi tìm thấy mỗi din dắt lắp lên thành mỗ rồi Có người biết địa lí, xem hình thể chỗ ấy, cho là được ngõi hỗ táng” [3; 155-156]

b3 Chết lạ thường

“Pham Dinh Trọng”: Phạm Đình Trọng đang ngôi trong phủ thì một con rắn bò

quanh chỗ sập ngài ngồi, rồi leo lên tràng áo ngài, sau đó bỏ đi Ông biết là mình sắp chết

Trang 39

phủ đường, ngoảnh mặt về Bắc lễ vọng thiên tử, rồi lên giường nằm, tự nhiên thiếp dần đi

rồi mắt [3; 75]

“Vũ Công Duệ”: Vũ Công Du làm quan nhà Lê, đến khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê dụ hàng ông, ông cự uyệ, rồi eo cá quả ấn Ngự sử đâm đầu xuống cửa bẻ Thần phù mà chết” 60 năm sau, khi nhà Lê trung hưng, không thể đúc được ấn Ngự sử nên cho người lặn xuống bé tim ấn “Người lặn xuống đến nơi thì thấy Công Dụ vẫn còn

mặc áo đội mũ chỉnh tễ, cổ đeo túi ấn, ngồi xếp bằng tròn ở dưới đáy bề, như thuở sinh

thời [3; 118]

“Phạm Tử Nghỉ”: Phạm Tứ Nghĩ có tội với người Tâu nên sang chịu chết "Người lầu đem Tử Nghỉ ra hành tội, rồi bỏ đầu lâu và thây vào một

thả xuống sông cho trối về nước Nam Trôi từ Nam Quan về

Niệm (làng của Tử Nghĩ - NV), thì đứng lại không ôi nữa, rồi đêm báo mộng cho dân Tầng Ấy phải ra vớt về mai tầng, và phải lập đền phụng tự” [3; 159]

“Đỉnh Văn Tả”: Đình Văn Tả nằm trên giường bệnh, xin chúa Trịnh phong cho mình làm phúc thần "Chúa Trinh lập tức sai người thảo sắc, phong ngay tại trước chỗ giường nằm Văn Tả tạ ơn chúa rồi mắt” |3; 162] Đây là công thằn hiểm hoi được phong phúc thần ngay khi còn sống

“Lê Văn Duyệt”: Lê Văn Duyệt sau khi chết bị vua Minh Mạng sai cuốc phẳng mộ địa " ử đấy thường khi giờ tối, đêm khuya, trong mộ hình như có tiếng quỷ khóc,

hoặc tiếng người, tiếng ngựa ồn ào, nhân dân ở đây không ai dám đến gần Đến sau sai

quan địa phương bỏ cái bia dung ngày trước đi, và cho con cháu được xây mộ lại thì ting khốc ban đêm mới thôi” [3; 180]

“Có những trường hop không chỉ có các moif truyén ki trong truyén Nam hai dj nhân mà còn thấy cả những type truyện truyền kỉ trong tập truyện này Chúng tôi xin lầy ví đụ ở truyện “Nguyễn XI” và “Chu Văn An”

b4 Vật báo mộng xin được tha chết

“C6 khá nhiều truyện truyền kì có type truyện này Như rắn báo mộng xin tha chết trong truyện "Ông Lê Trãi” (đừng thương ngẫu lục - Phạm Đình Hỗ và Nguyễn Án), cá báo mộng xin tha chết trong truyện "Cá trắm giàn đưa” Phạm Đình TDục), heo báo mộng xin tha chết trong truyén “Vitt dao 48 t&° (Van nang tiểu sử - Phạm Đình Dục) Ở đây, truyện *Nguyễn Xi” của Phan Kế Bính

"Vật báo mộng xin tha chết” của Phạm Đình Dục qua truyện

Phần đầu của truyện “Nguyễn X” cũng là phần đầu của truyện ®Vứt dao đ tế” 7; 520-521] Một người đồ tế (giết lợn bán thị) có nhả ở cạnh một ngôi chủa Mỗi sáng

Trang 40

31

sớm, ông nghe tiếng chuông chùa và dậy giết lợn Một đêm sư trụ trì trong chùa nằm

mông thấy một người đân bà đến kêu khóc, xin ông đừng đánh chuông sáng mai để cứu tám, chín mạng người Ông thức dậy và bỏ hồi chuông sáng đó Người đồ tế vì vậy cũng không đây giết lợn Đến khi ngủ dây thì đã trưa buổi chợ, đành bỏ luôn Nhưng ngay

sau đó, ông thấy con lợn nái mà mình định giết sáng nay đẻ ra mấy chú lợn con, và cho Tà mình may mắn “Toàn bộ phần

"ai truyện tương tự nhau (chỉ khác chút ít là người đần ba trong một truyện thì hiện trong giất mộng nhà sư một mình, một truyện thì hiện đến với bầy

con), Tiếp theo, các truyện mới khác nhau Truyện “Nguyễn Xf” thì nhà sư mua cả đàn

lợn con mới dé dem thả vào núi Truyện “Vút dao đồ tế” thì người đồ tễ nghe nhà sư kể Tại giắc mộng nên giật mình, từ đó bỏ nghề

bŠ Học trở có phép thuật lạ

“Type truyện này cũng khá phổ biển trong truyền kì Một số truyện về nhân vật truyền ki Phạm Viên có theo type truyện này Truyện “Ông Nguyễn Trọng Thường” (Tang thương ngẫu lục - Phạm Đình Hỗ và Nguyễn Án) có chỉ tiết một người học trò lạ mặt đã xuất hiện trong một lớp học Anh ta làm bài tập tắt nhanh, rồi bỏ đi, thẫy đọc qua

thấy văn quá khác thường, đoán biết đây là bài của chân nhân Phạm Viên - một người

tụ tiên đắc đạo

“Truyện “Nguyễn Quỳnh” (Lan Trì kiến văn lục - Vũ Quỳnh) có kể, trong một kỉ

sát hạch học trò ở trường Quốc học, xuất hiện một người học trò lạ mặt, cằm bút viết

thoăn thoát, mới non trưa đã nộp quyển Nguyễn Quỳnh, người tự phụ là hay chữ, để ý

tim hiểu thì mới hay đó là một người tiên

‘Tuy nhiên, truyện *Chu Văn An” [3; 92-95] của Phan Kế Bính là mô phỏng type truyện *Học trở thủy thần” từ *Truyện vị thần & chim Lan Đàm” (Lĩnh Nam chích quái ~ Trần Thế Pháp) [36; 102] Trần Thế Pháp kể rằng, thần Lâm Đảm hóa thành một người học trò lên trần gian đi học Thấy học biết được néa nai ni thin làm mưa giúp (vì đương gian khô hạn đã lâu) Nễ thầy, thần hút nước trong nghiên mực phun thành mưa, va bi “Thượng để đánh chết Xác thần được thầy và bạn học chôn cắt

Phan Ké Binh đã mô phỏng type truyện này vào trong phần sau của truyện “Chu Van An”: Cụ Chu Van An sau khi từ quan về mở trường dạy học, có một người học trỏ la mặt ngày ngày đến nghe giảng Cụ thấy người đó mỗi khi đi về, cứ đến đầm Cung Hoàng th biến mắt nên mới đoán là thủy thần Lúc đó trời đang khô hạn, thầy nai xin người học trò làm mưa giúp Người học trở nễ thầy nên chấp nhận vi phạm luật trời, đã Tâm mưa giúp cho dân Sáng hôm sau Chu Văn An thấy “một con thuồng luỗng to chết nỗi ở tong đầm, mới biết là người học trỏ ấy”

Ngày đăng: 01/09/2022, 12:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w