CHU KỲ KINH TẾ VÀ DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM 2013Tác giả: Nguyễn Thành Luân Học viên lớp Cao học 14C Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh Tóm tắt: Chu kỳ kinh tế là vấn đề quan tâ
Trang 1CHU KỲ KINH TẾ VÀ DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM 2013
Tác giả: Nguyễn Thành Luân
Học viên lớp Cao học 14C
Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Tóm tắt:
Chu kỳ kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách vĩ mô của nhiều quốc gia và “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ”của John Maynard Keynes cũng là nền tảng cho nhiều chính sách vĩ mô từ những năm đầu thế kỷ XIX Và cho đến ngày nay, việc vận dụng lý thuyết của Keynes để có thể dự báo tình hình kinh tế Việt Nam là điều không quá khó nhưng về mặt nguyên tắc, việc đưa ra dự báo chỉ dựa trên mục đích tham khảo và làm rõ thêm lý thuyết Keynes mà cụ thể là mô hình IS-LM được vận dụng như thế nào trong thực tế
Từ khóa:
- Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ hay còn gọi là lý thuyết tổng quát ra đời vào năm 1936 với tên Tiếng Anh là “The General Theory of Employment, Interest àn Money”
- Mô hình IS-LM là mô hình phân tích của John Richard Hick để cụ thể hóa lý thuyết của J.M Keynes và tìm ra vị thế cân bằng tổng quát cho nền kinh tế mỗi quốc gia dựa trên IS (đầu tư – tiết kiệm) và LM (cung và cầu tiền)
Giới thiệu:
Khoa học dự báo là môn khoa học mới nhằm mục tiêu tìm ra giải pháp cho từng kịch bản
dự báo Tuy nhiên, trong phạm vi bài nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập đến việc dự báo kinh tế Việt Nam trong năm 2013 dựa trên mô hình IS-LM Bài nghiên cứu sẽ không liên quan đến việc phân tích chính sách vĩ mô của Quốc gia cũng như việc đưa ra hướng giải pháp cho mục tiêu vĩ mô của quốc gia trong năm 2013, mà chỉ dừng lại ở việc phân tích cách sử dụng lý thuyết Keynes dựa vào số liệu của năm 2012 và đưa ra lập luận của tác giả cho bài viết này
Trang 2
Nội dung:
1 Khái quát lịch sử chu kỳ kinh tế thế giới và Việt Nam
Kinh tế thế giới đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng trong những năm 1929-1933, 1973-1975, 1979-1982, 1997-1998 và gần nhất là cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 Lý thuyết chu kỳ kinh tế và khủng hoảng kinh tế đã xuất hiện đầu thế kỷ XIX nhằm mục đích nghiên cứu bản chất và xây dựng những chính sách vĩ mô để hạn chế ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Lịch sử phát triển kinh tế toàn cầu đã cho thấy ảnh hưởng to lớn của các phát kiến khoa học lớn như phát minh ra máy dệt và
sự phát triển lớn mạnh của ngành công nghiệp dệt, cơ khí dệt vào cuối thế kỷ XVII đầu XIX; sáng kiến đầu máy hơi nước và ngành công nghiệp đường sắt, công nghiệp than, thép vào giữa thế kỷ XIX; phát minh ra điện, hóa chất và cơ khí nặng cuối thế kỷ XIX đầu XX; phát minh ra ô tô, vật liệu nhân tạo giữa thế kỷ XIX; vi điện tử, vi tính và vi sinh vào cuối thế kỷ XX đầu XXI đều là nguyên nhân tạo ra những dao động kinh tế theo chu
kỳ mà các nhà kinh tế trên thế giới gọi là “chu kỳ K” (chu kỳ Krondratiev) Theo lý thuyết này thì thời kỳ tăng trưởng và suy thoái sẽ lặp đi lặp lại trung bình trong khoảng
50 năm và sức ảnh hưởng của nó không chỉ ở các nước tư bản phát triển mà sẽ lan sang các quốc gia khác do quá trình toàn cầu hóa kinh tế
Nhiều lý thuyết chu kỳ kinh tế của các nhà kinh tế học thế giới đóng vai trò to lớn trong chính sách điều tiết vĩ mô của nhiều quốc gia Kể đến là đóng góp to lớn của John Maynard Keynes (1883-1948) trong “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ”) được John Richard Hick (1904-1989) lý giải cụ thể dưới dạng mô hình “Phân tích IS-LM” nhằm hướng đến mục tiêu tìm ra vị thế cân bằng tổng quát cho nền kinh tế mỗi quốc gia dựa trên IS (đầu tư – tiết kiệm) và LM (cung và cầu tiền) Với nguyên lý cầu hữu hiệu, lý thuyết Keynes khẳng định rằng “lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định” Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu đầu tư hàng hóa công cộng, thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, nhờ đó giúp cho nền kinh tế ra khỏi thời
kỳ suy thoái
Đối với một nền kinh tế nói chung, chu kỳ kinh tế sẽ trải qua bốn pha bao gồm phục hồi, tăng trưởng, khủng hoảng và suy thoái Hai pha đầu gộp thành giai đoạn mở rộng, hai pha sau gộp thành giai đoạn thu hẹp Độ dài của các pha sẽ không đều nhau và sẽ tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của từng quốc gia Biểu đồ thể hiện GDP tăng trưởng từ giai đoạn năm 1999 – 2009 của Việt Nam cho thấy giai đoạn mở rộng bắt đầu từ năm 1999 cho đến năm 2007 và giai đoạn thu hẹp từ năm 2007 cho đến năm 2009
Trang 3GDP Việt Nam qua các từ 1999 - 2009 (Nguồn dữ liệu: www.worldbank.org)
Câu hỏi đặt ra là chúng ta đã trải qua bao nhiêu chu kỳ kinh tế và giai đoạn 2013-2014, nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giai đoạn thu hẹp hay sẽ chuyển bước giai đoạn mở rộng của chu kỳ kinh tế mới ?
198619871988198919901991199219931994199519961997199819992000200120022003200420052006200720082009201020112012
-
2.0
4.0
6.0
8.0
10.0
12.0
2.8
3.6 5.1
7.4
5.1 6.0
8.6 8.1
8.8 9.5 9.3
8.2
5.8 4.8
6.8 6.9 7.1 7.3
7.8 8.4 8.2 8.5
6.3 5.3
6.8 5.9 5.0
Bi u đ GDP c a Vi t Nam qua các năm (Ngu n d li u: www.worldbank.org) ủa Việt Nam qua các năm (Nguồn dữ liệu: www.worldbank.org) ệt Nam qua các năm (Nguồn dữ liệu: www.worldbank.org) ữ liệu: www.worldbank.org) ệt Nam qua các năm (Nguồn dữ liệu: www.worldbank.org)
Một cách khái quát, nền kinh tế Việt Nam từ đã trải qua chu kỳ kinh tế thứ nhất từ năm
1986 đánh dấu cho thời kỳ cải cách kinh tế cho đến thời điểm năm 1990 Tốc độ tăng
truởng GDP cao nhất trong thời ky này là mức 7,4% vào năm 1989
Chu kỳ kinh tế thứ hai bắt đầu từ năm 1990 khi tư duy cải cách thực sự được chuyển hóa
thành các chính sách kinh tế và đi vào cuộc sống, nền kinh tế đã nhanh chóng vượt qua
Trang 4giai đoạn khó khăn và bước vào thời kỳ phát triển Chu kỳ này kéo dài từ năm 1990 cho đến năm 1999 Tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất đạt mức 9,5% vào năm 1995 và cũng là mức cao nhất tính đến giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, do cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nên nước ta lại nhanh chóng đi vào thời kỳ suy thoái 1998-1999 Tốc độ tăng trưởng chỉ còn 5,8% năm 1998 và xuống đáy 4,8% năm 1999 Cũng trong năm
1999, thất nghiệp tăng lên 6,7% và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn ở mức rất cao 28,9% Chu kỳ thứ ba bắt đầu từ sau năm 1999 có pha mở rộng kéo dài từ 1999 đến 2007 Từ năm 2000-2008, việc tiếp tục kiên trì đường lối đổi mới với nhiều cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự ra đời Luật Doanh nghiệp đã giải phóng nguồn lực dồi dào trong khu vực dân doanh đã tạo điều kiện gia tăng GDP liên tục tăng qua các năm và đạt đỉnh điểm là 8,5% năm 2007, thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 4,2% Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế -tài chính thế giới cũng là một cú sốc mạnh từ bên ngoài đã cộng hưởng và nhanh chóng đưa nước ta vào pha suy thoái của chu kỳ
2 Kinh tế - xã hội Việt Nam trong năm 2012
Năm 2012, kinh tế và xã hội Việt Nam nói riêng và các
quốc gia khác nói chung tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi sự
bất ổn của nền kinh tế toàn cầu mà nguyên nhân chính
là do cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ
công ở Châu Âu Hoạt động sản xuất và thương mại
toàn cầu bị tác động mạnh, tốc độ tăng trưởng của các
nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của
các nền kinh tế khác Theo xếp hạng đánh giá của Qũy
Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), trong năm 2012, 5 nền kinh tế
mạnh trên thế giới bao gồm Luxembourg, Madagascar,
Mỹ, Libya và Mông Cổ Tốc độ tăng trưởng GDP chỉ
đạt 5,03% thấp hơn mức 5,9% của năm 2011 Điều này
cũng đặt ra câu hỏi là liệu rằng mốc 5,03% của năm
2012 đã là điểm đáy của chu kỳ thứ 3 hay chưa hay chỉ
số này của năm 2013 sẽ thấp hơn 5,03% này Để có thể đưa ra lập luận chính xác hơn cho
xu hướng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012, chúng ta điểm lại một số chỉ tiêu đánh giá nền kinh tế trong năm qua
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP):
Tốc độ tăng GDP thấp nhất trong 13 năm qua kể từ điểm đáy của chu kỳ kinh tế thứ 2 tại mức 4,8% vào năm 1999 Tốc độ tăng là 5,03%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và
Trang 5thủy sản tăng 2,72%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52% và khu vực dịch vụ tăng 6,42%
1 Phân theo khu vực kinh tế
2 Phân theo quý trong năm
(Nguồn dữ liệu: www.gso.gov.vn)
- Tỷ lệ lạm phát thông qua chỉ số giá tiêu dùng:
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 6,81% so với tháng 12/2011 Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
(5.00)
-
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00
(1.71) (0.43) 3.83 3.22
7.76 8.28 7.39 8.30
23.12
7.05 8.86
18.68
9.21
(Nguồn dữ liệu: www.worldbank.org)
Trang 6- Tỷ lệ thất nghiệp
Dân số trung bình cả nước năm 2012 ước tính 88,78 triệu người và số người trong độ tuổi lao động là 46,95 triệu người tăng 0,87% so với năm 2011 Lực lượng nam trong
độ tuổi lao động chiếm 53% trong tổng lực lượng lao động năm 2012
53.30%
46.70%
T l l c l ỷ lệ lực lượng lao động năm 2012 ệ lực lượng lao động năm 2012 ực lượng lao động năm 2012 ượng lao động năm 2012 ng lao đ ng năm 2012 ộng năm 2012
Nam Nữ
Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm năm 2012 giảm nhẹ so với các tỷ lệ tương ứng của năm 2011 nhưng số lao động phi chính thức tại Việt Nam đã gia tăng lên tới
con số 2 triệu người (Nguồn: www.gso.gov.vn)
- Cán cân xuất nhập khẩu:
Tính chung cả năm 2012, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3%
so với năm 2011 trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 42,3 tỷ USD và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm cả dầu thô) đạt 72,3 tỷ USD Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng cao tập trung chủ lực ở những mặt hàng như hàng dệt may, giày dép, điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện và linh kiện, phuộng tiện vận tải và phụ tùng, máy móc thiết bị dụng cụ, gạo, cà phê, cao su, hàng thủy sản, dầu thô và than đá Năm 2012, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo đạt trên 8 triệu tấn
Trang 7Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu
Đơn vị: Triệu USD, %
17.70%
17.10%
15.10%
11.40%
10.70%
28.00%
Thị trường hàng hóa xuất khẩu năm 2012
EU Mỹ ASEAN Nhật Bản Trung Quốc Khác
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2012 đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 54 tỷ USD và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 60,3 tỷ USD Về mặt hàng nhập khẩu trong năm 2012 một số mặt hàng có kim ngạch tăng là điện tử, máy tính và linh kiện (13,1 tỷ USD), vải (7 tỷ USD) và nguyên phụ liệu dệt may, giày dép (3,2 tỷ USD)
Cơ cấu kim ngạch hàng hóa nhập khẩu
Đơn vị: Triệu USD, %
Trang 8Trung Quốc; 25.30%
ASEAN; 21.00%
Hàn Quốc; 10.00%
Nhật Bản; 10.20%
EU; 13.30%
Mỹ; 4.10%
Khác; 16.10%
Thị trường hàng hóa xuất khẩu năm 2012
(Nguồn: www.gso.gov.vn)
Năm 2012 xuất siêu 284 triệu USD và là năm đầu tiên Việt Nam xuất siêu hàng hóa
kể từ năm 1993 Nguyên nhân chủ yếu do suy giảm của sản xuất và tiêu dùng trong nước nên nhập khẩu tăng thấp hơn nhiều so với xuất khẩu Đáng chú ý là xuất siêu hàng hóa chủ yếu ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức xuất siêu đạt gần 12 tỷ USD, tập trung ở nhóm hàng gia công lắp ráp
- Vốn đầu tư trực tiếp
Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong năm 2012 đạt 13 tỷ USD Bao gồm vốn đăng ký của 1100 dự án được cấp phép mới đạt 7,9 tỷ USD, vốn đăng ký bổ sung của 435 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước là 5,1 tỷ USD Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2012 ước tính đạt 10,5 tỷ USD Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 69,9% tổng vốn đăng ký; ngành kinh doanh bất động sản chiếm 14,2%; các ngành còn lại chiếm 15,9%
Trang 9Bình Dương; 20.80%
Hải Phòng; 14.20%
Hà Nội; 9.20%
Đồng Nai; 7.90%
Hồ Chí Minh; 6.00%
Bà Rịa - Vũng Tàu;
5.80%
Quảng Ninh; 5.00%
Long An; 2.80%
Khác; 28.30%
Tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp theo địa bàn
Trong số 54 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp phép mới vào Việt Nam năm nay, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất chiếm 51% tổng vốn đăng ký cấp mới, tiếp đến là Hàn Quốc chiếm 9,6%
- Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước:
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giá hiện hành ước tính đạt 989,3 nghìn
tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP, đây là năm có tỷ trọng vốn đầu
tư so với GDP đạt thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại đây Trong vốn đầu tư toàn xã hội
thực hiện năm 2012, vốn khu vực Nhà nước đạt 374,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,8% tổng vốn và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 385 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,9% và tăng 8,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 230 nghìn
tỷ đồng, chiếm 23,3% và tăng 1,4%
Nghìn
tỷ đồng Cơ cấu(%) tỷ đồngNghìn Cơ cấu(%)
(Nguồn: www.gso.gov.vn)
- Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 658,6 nghìn tỷ đồng, bằng 88,9% dự toán năm, trong đó thu nội địa 419,1 nghìn tỷ đồng, bằng 84,7%; thu từ dầu thô 113 nghìn tỷ đồng, bằng 129,9%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 119,5 nghìn tỷ đồng, bằng
Trang 1077,6% Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 133,7 nghìn tỷ đồng, bằng 86% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 78,4 nghìn tỷ đồng, bằng 80,2%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước
86 nghìn tỷ đồng, bằng 77,4%; thu thuế thu nhập cá nhân 43,1 nghìn tỷ đồng, bằng 93%; thu thuế bảo vệ môi trường 12,1 nghìn tỷ đồng, bằng 91,4%; thu phí, lệ phí 7,9 nghìn tỷ đồng, bằng 88,5%
Tổng chi ngân sách Nhà nước đạt 821,2 nghìn tỷ đồng, bằng 90,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển 157,6 nghìn tỷ đồng, bằng 87,5% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 151,7 nghìn tỷ đồng, bằng 87,2%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể (bao gồm cả chi thực hiện cải cách tiền lương) ước tính đạt 569,9 nghìn tỷ đồng, bằng 94,8%; chi trả nợ và viện trợ 93,8 nghìn tỷ đồng, bằng 93,8%
- Thị trường chứng khoán
(Nguồn: www.fpts.com.vn)
Nếu trong những năm 2006-2007, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển khá mạnh bằng việc cả hai chỉ số VnIndex và HnxIndex đều đã đạt đỉnh vào đầu năm 2007 với các mức lần lượt là 1.158,3 điểm và 459,4 điểm thì đối với giai đoạn hiện nay do chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như những bất ổn từ kinh tế vĩ mô trong nước, thị trường đi xuống mạnh và đang trong giai đoạn đi ngang và chưa có được tín hiệu phục hồi rõ rệt Chỉ số VnIndex chốt tại phiên giao dịch cuối ngày 28/12/2012 là
Trang 11413.73 điểm cao hơn mức 351.6 điểm của năm 2011 và HnxIndex là 57.09 cao hơn mức 56,8 điểm của năm 2011 Tính thanh khoản của thị trường chứng khoán không cao, nhiều công ty chứng khoán thua lỗ và thậm chí đã có một số công ty lâm vào tình trạng mất thanh khoản, nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây đã hầu như không quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam
- Chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2012, Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng nhà nước
đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, điều hành nhằm đảm bảo thanh khoản, ổn định thị trường tiền tệ, thị trường ngoại tệ, vàng, giảm nhanh mặt bằng lãi suất cho vay và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
Tổng phương tiện thanh toán tăng 22,4% so với cuối năm 2011
Mặt bằng lãi suất huy động VND giảm 3-6%/năm, lãi suất cho vay giảm 5-9%/năm so với cuối năm 2011
Tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 8,91% trong đó tín dụng VND tăng 11,51%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 1,56% so với cuối năm 2011, tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 8%, tín dụng xuất khẩu tăng khoảng 14%, tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 6,15% Dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích giảm và chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% so tổng dư nợ cho vay nền kinh tế
Tỷ trọng dư nợ cho vay với lãi suất trên 15%/năm là 19,2% tại thời điểm cuối năm 2012
Tỷ giá mua trung bình của các ngân hàng thương mại giảm 1% so với cuối năm 2011, chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do bị thu hẹp Tỷ lệ đô la hóa (tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán) giảm xuống còn 12,3%
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng giảm 10-11%/năm so với đầu năm
và ổn định ở mức thấp, không còn tình trạng căng thẳng về thanh khoản, đẩy lãi suất lên cao như trong năm 2011
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN)
đã xây dựng lộ trình chấm dứt tình trạng ”vàng hóa” nền kinh tế Nghị định
24 đã tạo lập khuôn khổ pháp lý nhằm tổ chức, sắp xếp lại thị trường vàng bên cạnh đó ban hành Thông tư số 16/2012/TT-NHNN, Quyết định 1623/QĐ-NHNN về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng của NHNN và Quyết định 69/QĐ-NHNN ban hành kèm Quy chế giám sát hoạt động gia công vàng miếng từ nguồn vàng nguyên liệu không phải của