Bài viết nhằm nghiên cứu thực trạng và dự báo quy mô giáo dục tiểu học, trung học cơ sở làm cơ sở khoa học đáng tin cậy cho việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo huyện Cẩm
Trang 1Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008
quy mô giáo dục tiểu học, trung học cơ sở
huyện cẩm xuyên tỉnh hà tĩnh - thực trạng
và dự báo giai đoạn 2007- 2015
Lưu Thị Tâm (a)
Tóm tắt Bài viết nhằm nghiên cứu thực trạng và dự báo quy mô giáo dục tiểu học, trung học cơ sở làm cơ sở khoa học đáng tin cậy cho việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà tĩnh giai đoạn 2007-2015
dục Tiểu học, THCS huyện Cẩm
Xuyên tỉnh Hà Tĩnh
Tuy là một huyện nghèo nhưng
Cẩm Xuyên vốn là nơi “Địa linh nhân
kiệt”, giàu truyền thống Cách mạng và
là đất học nổi tiếng từ xưa đến nay Nói
đến Cẩm Bình chắc có lẽ không ai
không biết: Địa phương từng được Bác
Hố gửi thư khen ngợi đối với công tác
văn hóa giáo dục, tổ chức UNESCO
tặng giải thưởng Crupxcaia và huy hiệu
xóa mù chữ và cũng là đơn vị 4 lần được
nhà nước phong tặng danh hiệu Anh
hùng trong đó 2 lần Anh hùng về giáo
dục Với tinh thần “Làng học” của Cẩm
Bình, từ sau Cách mạng tháng Tám đến
nay phong trào giáo dục Cẩm Xuyên
phát triển một cách mạnh mẽ Đặc biệt
trong những năm cuối của thập kỷ 90,
hầu hết các em trong độ tuổi Tiểu học
(TH), trung học cơ sở (THCS) đều được
huy động đến trường, số lượng học sinh
tăng lên một cách nhanh chóng, hệ
thống trường phổ thông được thành lập
đều khắp các xã Thậm chí có những xã
số lượng học sinh quá đông đã thành
lập 2 trường TH Đến nay, mặc dù tỷ lệ
huy động trẻ em trong độ tuổi đến
trường cao hơn những năm trước (năm
2006: TH: 99,96%; THCS: 98,8%), song
do thực hiện tốt chính sách Dân số - kế
hoạch hóa gia đình của Đảng và Nhà nước nên dân số trong độ tuổi TH, THCS huyện Cẩm Xuyên trong những năm gần đây giảm nhanh và dự báo những năm tiếp theo vẫn tiếp tục giảm
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng học sinh các trường TH, THCS trong huyện giảm rất nhiều Có những trường số lượng học sinh chỉ còn lại rất
ít như: THCS Cẩm Huy còn 347, THCS Cẩm Thăng còn 346, THCS Cẩm Phúc còn 376, THCS Cẩm Nam còn 375, nếu thực hiện tỷ lệ học sinh/ lớp như quy định của Điều lệ nhà trường thì những đơn vị này chỉ còn 8 - 9 lớp Do nhiều xã có 2 trường TH nên quy mô trường càng nhỏ, như: TH Cẩm Thành
1 còn 294 học sinh, TH Cẩm Thành 2 còn 214 học sinh, TH Cẩm Quan 1 còn
251 học sinh, TH Cẩm Quan 2 còn 382 học sinh, TH Cẩm Hưng 1 còn 374 học sinh, TH Cẩm Hưng 2 còn 239 học sinh, Nếu thực hiện tỷ lệ học sinh/ lớp
đúng như Điều lệ trường TH thì có trường chỉ còn 6 - 7 lớp Với sự thu nhỏ quy mô của các trường như vậy chắc chắn dẫn đến một số bất cập đối với việc quản lý công tác chuyên môn như sau:
- Tổ chức các hoạt động chuyên môn trong nhà trường có nhiều hạn chế TH
có khối chỉ có 1 giáo viên, THCS nhiều môn cũng chỉ có một giáo viên, việc sinh
Nhận bài ngày 03/12/2007 Sửa chữa xong 23/01/2008.
Trang 2Lưu Thị Tâm quy mô giáo dục tiểu học giai đoạn 2007- 2015, Tr 68-76
hoạt chuyên môn như thăm lớp dự giờ
rút kinh nghiệm, tổ chức chuyên đề hội
thảo, thiếu chất lượng
- Việc bố trí sắp xếp chuyên môn
hết sức khó khăn:
+ Đối với TH: với tỷ lệ 1,5 giáo
viên / lớp cho tổ chức dạy 2 buổi / ngày,
nếu đảm bảo giáo viên văn hóa thì
không đủ giáo viên chuyên trách Tổng
đội, Hát nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ và
ngược lại
+ Đối với THCS: với tỷ lệ giáo
viên quy định, ít lớp dẫn đến tình trạng
có môn học thừa giáo viên, có môn học
thừa tiết dạy nên phải bố trí dạy chéo
môn
Ngoài ra, việc bố trí dạy thay cho
giáo viên đi công tác, nghỉ ốm, rất khó
thực hiện
Với những bất cập trên ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng giáo dục của
các nhà trường nhất là trong giai đoạn
hiện nay cũng như sau này Để khắc
phục khó khăn trên, thời gian tới,
huyện Cẩm Xuyên cần phát triển sự
nghiệp giáo dục theo hướng sau:
- Quy hoạch mạng lưới trường lớp
TH, THCS phù hợp thực tế trong giai
đoạn hiện nay và tiếp theo, tiếp tục đa
dạng hoá các loại hình trường lớp trên
địa bàn huyện để đáp ứng nhu cầu học
tập của nhân dân
- Làm tốt công tác quy hoạch, bồi
dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên đảm bảo chuẩn hoá, đồng bộ
hoá
- Tăng cường đầu tư xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học
đầu tư mua sắm trang thiết bị theo
hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá
- Tăng cường công tác XHHGD, huy
động mọi nguồn lực tập trung cho giáo dục đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất Trên cơ sở đó, giữ vững và nâng cao chất lượng PCGD TH đúng độ tuổi và PCGD THCS, tiến tới phổ cập bậc Trung học Tập trung rút kinh nghiệm, chỉ đạo thực hiện chương trình sách giáo khoa mới và đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục
Tuy nhiên, để thực hiện được, thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đặt ra ở trên thì điều quan trọng và cần thiết nhất trước mắt là phải “Dự báo quy mô giáo dục TH, THCS và các điều kiện đảm bảo quy mô” trong thời gian tới một cách khoa học nhất, đạt tính chính xác cao nhất và đáng tin cậy nhất
II Dự báo quy mô giáo dục tiểu học, THCS huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2015
2.1 Những căn cứ có tính chất
định hướng để dự báo
- Các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước
- Chiến lược phát triển giáo dục
2001 - 2010
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010 và những năm tiếp theo
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo huyện Cẩm Xuyên đến năm 2010 và những năm tiếp theo
2.2 Các nội dung được dự báo 2.2.1 Dự báo số lượng học sinh TH
và THCS huyện Cẩm Xuyên tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2015
Trang 3Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008
Trong quá trình dự báo cần sử dụng
4 phương pháp (phương pháp sử dụng
phần mềm của Bộ Giáo dục - Đào tạo,
phương pháp ngoại suy xu thế, phương
pháp căn cứ vào mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội và phương pháp chuyên
gia), trong đó phương pháp có cơ sở
khoa học nhất, có độ tin cậy cao nhất là:
Sử dụng chương trình phần mềm của
Bộ giáo dục và đào tạo với các căn cứ:
- Dự báo dân số trong độ tuổi nhập
học
- Dự báo dân số trong độ tuổi Tiểu
học, THCS
- Dự báo tỷ lệ học sinh vào lớp 1, lớp
6
- Dự báo tỷ lệ học sinh lên lớp, lưu ban, bỏ học, hoàn thành chương trình Tiểu học
Bốn chỉ số làm căn cứ được dự báo trong những năm thuộc giai đoạn từ
2007 - 2015 trên cơ sở số lượng trẻ sinh hàng năm và thực trạng diễn biến của chúng từ năm 1991 đến 2006, nhập các chỉ số trên vào bảng tính chương trình phần mềm của Bộ Giáo dục - Đào tạo ta
được kết quả:
Bảng 1 Số lượng học sinh TH được dự báo theo chương trình phần mềm của Bộ Giáo dục và Đào tạo Năm học HSL1 HSL2 HSL3 HSL4 HSL5 Tổng số HS/ DSĐT Tỉ lệ (%) 2007-2008 2570 2606 2576 2905 3037 13703 99,9 2008-2009 2361 2569 2606 2914 2905 13018 105 2009-2010 2089 2362 2569 2606 2569 12195 104 2010-2011 2103 2090 2363 2569 2598 11723 103 2011-2012 2080 2103 2090 2363 2569 11205 102 2012-2013 1830 2080 2103 2090 2363 10466 100 2013-2014 1817 1830 2080 2103 2090 9920 100 2014-2015 1753 1817 1830 2080 2103 9583 100 2015-2016 1789 1753 1817 1830 2080 9269 100
Bảng 2 Số lượng học sinh THCS được dự báo theo chương trình phần mềm của Bộ Giáo dục và Đào tạo Năm học HSL6 HSL7 HSL8 HSL9 Tổng số HS/ DSĐT Tỉ lệ (%) 2007-2008 3176 3702 3884 4368 15130 97,7 2008-2009 3034 3177 3701 3863 13775 98,9 2009-2010 2902 3032 3178 3681 12793 99,1 2010-2011 2567 2901 3030 3161 11659 99,2 2011-2012 2600 2568 2901 3021 11090 99,1 2012-2013 2574 2600 2569 2892 10635 99,5 2013-2014 2369 2574 2600 2561 10104 99,8 2014-2015 2096 2370 2574 2592 9632 100 2015-2016 2107 2097 2371 2566 9141 100
Trang 4Lưu Thị Tâm quy mô giáo dục tiểu học giai đoạn 2007- 2015, Tr 68-76
2.2.2 Dự báo số lượng trường, lớp
cấp TH và THCS huyện Cẩm Xuyên
* Những căn cứ để dự báo mạng
lưới trường lớp
- Mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội của huyện Cẩm Xuyên
- Kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hoá
- Quy định cơ sở vật chất trường đạt
chuẩn quốc gia của Bộ GD và ĐT
- Dự báo số lượng học sinh đến năm
2015
* Kết quả dự báo (bảng 3, bảng 4)
2.2.3 Dự báo số lượng cán bộ quản lý, giáo viên TH và THCS huyện Cẩm Xuyên
* Những căn cứ để dự báo đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên
- Căn cứ vào tổng số học sinh, số học sinh trên lớp theo phương án đã chọn
- Căn cứ vào định mức nhu cầu giáo viên đứng lớp
- Căn cứ vào thực trạng đội ngũ giáo viên hiện có
- Căn cứ vào giáo viên hao hụt do nghỉ hưu, chuyển vùng, chuyển công tác khác, tinh giản biên chế
* Kết quả dự báo (bảng 5, bảng 6) Bảng 3 Dự báo số lượng trường, lớp cấp Tiểu học huyện Cẩm Xuyên
Trường chuẩn
QG Năm học
TS trường
TS lớp
Số HS/
lớp
Mức 1 Mức 2
Trường học
2 buổi/
ngày
Lớp học
2 buổi/ ngày 2007-2008 32 492 27,9 31 8 100% 67% 2011-2012 27 400 28,0 27 13 100% 100% 2015-2016 27 331 28,0 27 25 100% 100%
Bảng 4 Dự báo số lượng trường, lớp cấp THCS huyện Cẩm Xuyên
Năm học TS
trường
TS lớp
Số HS/
lớp
Trường chuẩn
QG
Trường học 2 buổi/ ngày
Lớp học
2 buổi/ ngày
2011-2012 19 315 35,2 12 26,3% 23,4%
Bảng 5 Dự báo nhu cầu giáo viên đứng lớp ở các trường TH và THCS
Tiểu học Trung học cơ sở Năm học Số GV
cần có
Số GV hiện có
Số GV hao hụt
Số GV
bổ sung
Số GV cần có
Số GV hiện có
Số GV hao hụt
Số GV
bổ sung 2007-2008 738 634 13 117 760 768 15 7 2008-2009 692 738 14 -32 707 760 15 -38 2009-2010 653 692 14 -25 657 707 14 -36 2010-2011 628 653 13 -12 599 656 13 -44 2011-2012 600 628 12 -16 595 599 12 8 2012-2013 561 600 12 -27 577 595 12 -6 2013-2014 531 561 12 -18 549 577 11 -17 2014-2015 513 531 11 -7 523 549 11 -15 2015-2016 497 513 11 -5 496 523 10 -17
Trang 5Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008
Bảng 6 Dự báo đội ngũ cán bộ quản lý các trường TH, THCS
Cấp học Các chỉ số 2007-2008 Năm học 2010-2011 Năm học 2014-2015 Năm học
Tiểu học
Số trường
Số cán bộ quản lý cần
Số cán bộ quản lý có
Số hao hụt
Số bổ sung
32
65
70
2 -3
27
60
68
7 -1
27
60
61
2
1 THCS
Số trường
Số cán bộ quản lý cần
Số cán bộ quản lý có
Số hao hụt
Số bổ sung
25
51
53
3
0
19
44
51
8
1
19
44
44
5
5 2.2.4 Dự báo cơ sở vật chất trường
học (phòng học, phòng chức năng, sách
thiết bị ) cấp TH và THCS huyện Cẩm
Xuyên
2.2.4.1 Dự báo nhu cầu phòng học,
chỗ ngồi
* Phòng học, chỗ ngồi tăng thêm
Căn cứ vào số lớp đã dự báo ở trên
và định mức lớp/ phòng học cũng như
bình quân học sinh/ lớp để ta tính toán
nhu cầu phòng học, chỗ ngồi cần phải
tăng mới cho thời kỳ dự báo
- Đối với Tiểu học: Số phòng học
kiên cố hiện có là 260 Đến năm 2015
có 331 lớp do đó cần 331 phòng học Vậy
từ năm 2007 đến năm 2015 cần xây
thêm 71 phòng học kiên cố Với mỗi
phòng có 30 chỗ ngồi thì số chỗ ngồi
tăng thêm là 2130
- Đối với THCS: Số phòng học kiên
cố hiện có là 230 Đến năm 2015 có 261
lớp, để đảm bảo định mức 1 lớp/ 1,5
phòng học cần phải có 392 phòng học
Vậy từ năm 2007 đến năm 2015 cần xây
thêm 162 phòng học kiên cố Với mỗi
phòng có 40 chỗ ngồi thì số chỗ ngồi
tăng thêm là 6480
* Phòng học, chỗ ngồi cần nâng cấp
và làm mới
Giáo dục TH và THCS huyện Cẩm Xuyên phấn đấu kiên cố hoá hết phòng học song trong điều kiện thực tế đang khó khăn của các đơn vị thì trong những năm tới vừa xây dựng mới kiên
cố hoá nếu có điều kiện và chưa có điều kiện thì phải nâng cấp sữa chữa số phòng học cấp 4 hiện có
Trong tổng số chỗ ngồi cần phải bổ sung của phòng học kiên cố, có 6457 chỗ hiện đang sử dụng bàn ghế cũ, không
đảm bảo quy cách
2.2.4.2 Tăng mới phòng chức năng
và khối phục vụ học tập
Hệ thống phòng chức năng ở Tiểu học hiện nay cơ bản đã có nhưng đang
là phòng cấp 4, nhiều phòng chưa đạt chuẩn về chất lượng cũng như về diện tích Còn ở THCS trừ 6 trường đã đạt chuẩn, các đơn vị khác nói chung chỉ
đảm bảo chất lượng cho khu hành chính hiệu bộ, phòng thiết bị thư viện tuy có nhưng chưa đạt chuẩn Các phòng giáo dục âm nhạc mỹ thuật, phòng thực hành thí nghiệm hầu như chưa có Dự
Trang 6Lưu Thị Tâm quy mô giáo dục tiểu học giai đoạn 2007- 2015, Tr 68-76
báo đến năm 2015 cần xây mới, bổ sung
như sau:
- Đối với Tiểu học: 27 trường x 7
phòng = 189 phòng
- Đối với THCS: 19 trường x 4
phòng = 76 phòng
Để đạt chuẩn, số phòng chức năng cần
xây mới là 265
2.2.4.3 Sách và thiết bị trường học
Căn cứ vào quy định về thư viện
đạt chuẩn của Bộ GD và ĐT Căn cứ
thực trạng công tác sách và thiết bị
phục vụ dạy học ở các nhà trường
Chúng tôi dự báo như sau:
* Đối với thư viện: Đến năm 2015 có
- 100% số trường thư viện đã đạt
chuẩn
- 100% học sinh có đủ sách giáo
khoa
- 100% giáo viên có đủ sách nghiệp
vụ
* Đối với thiết bị: Đến năm 2015:
- 100% các trường có đủ phòng học
bộ môn và trang thiết bị dạy học thiết
yếu
- 100% các trường học sinh được học
ngoại ngữ và vi tính
- 75% số trường có trang thiết bị
hiện đại phục vụ quản lý và dạy học
- 100% số trường nối mạng Intenet
phục vụ quản lý và dạy học
2.2.5 Dự báo nguồn tài chính cần
đầu tư cho giáo dục Tiểu học và THCS
huyện Cẩm Xuyên
2.2.5.1 Nguồn tài chính để chi trả
lương và chi khác
Căn cứ vào số lớp, số học sinh, tỷ lệ
giáo viên/ lớp hằng năm, dự báo theo
chương trình phần mềm của Bộ Giáo
dục và Đào tạo thì nguồn tài chính cần
để chi trả lương và chi khác (theo lương
ở thời điểm tháng 12/2007) cho giáo dục Tiểu học, THCS năm 2015 là:
- Lương:
+ Tiểu học: 557 người, với mức lương trung bình là 1.860.000 đ, một năm cần chi trả 12.432.240.000 đ + THCS: 540 người, với mức lương trung bình là 1.814.000 đ, một năm cần chi trả 11.754.720.000 đ
- Tổng gồm lương và chi khác: 24.186.960.000 đ: 90,12 % ≈ 26.838.615.000 đ
Theo thống kê, lương của giáo viên trong khoảng thời gian 8 năm (chẳng hạn, thời điểm năm 2007 với thời điểm năm 2000) tăng gấp 3,232 lần Vậy, dự báo đến năm 2015 nguồn tài chính tối thiểu cần để chi trả lương và chi khác cho GD Tiểu học và THCS Cẩm Xuyên là: 26.838.615.000 đ x 3,232 = 86.742.403.000 đ
2.2.5.2 Nguồn tài chính để xây dựng CSVC, mua sắm trang thiết bị Căn cứ vào nhu cầu số lượng các phòng học, phòng chức năng, chỗ ngồi cần xây mới và nâng cấp, dự báo nguồn kinh phí như sau:
- Xây mới phòng học và phòng chức năng: 498 phòng x 200.000.000 đ = 99.600 triệu đồng
- Mua sắm đồ dùng dạy học mỗi năm xấp xỉ 650 triệu đồng Vậy từ 2007
đến năm 2015 cần chi 5.850 triệu đồng
- Làm mới và nâng cấp chỗ ngồi: 6.457 chỗ x 200.000 đ = 1.291,4 triệu
đồng
- Trang bị phòng máy: 6 trường TH
và 12 trường THCS đã có phòng máy
Trang 7Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 1B-2008
Số phòng còn phải trang bị thêm là 28,
với tổng kinh phí là 2.800 triệu đồng
- Trang bị máy chiếu: với quy mô
75% (trong tổng số 46 trường) được
trang bị, hiện nay có 3 trường đã được
trang bị, tổng kinh phí cần chi là 1.280
triệu đồng
Tổng kinh phí để xây dựng CSVC,
mua sắm trang thiết bị đến năm 2015
là 110.821,4 triệu đồng
Theo thống kê một số mặt hàng cơ
bản như: sắt thép, xăng dầu từ năm
2000 đến nay thì hàng năm trượt giá
trung bình gần 30% do đó tùy theo khả
năng nguồn ngân sách, nguồn huy động
xã hội hóa, xây dựng kế hoạch tài chính
để xây dựng CSVC, trang thiết bị hàng
năm phải tính đến trượt giá Ví dụ: Nếu
đến năm 2015 mới đầu tư xây mới toàn
bộ phòng học, phòng chức năng thì cần
nguồn kinh phí là: 99.600 triệu x 2,627
= 261.649,2 triệu đồng
III Hệ thống biện pháp thực
hiện kết quả dự báo phát
triển giáo dục Tiểu học, THCS
huyện Cẩm Xuyên
3.1 Tăng cường công tác lãnh đạo,
chỉ đạo của Đảng, chính quyền địa
phương đối với GD-ĐT
3.2 Triển khai tốt việc dự báo quy
mô học và mạng lưới trường lớp trong
huyện
3.3 Xây dựng đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý
3.4 Tăng cường công tác quản lý và
kế hoạch hoá giáo dục
3.5 Tăng cường các nguồn lực cho
giáo dục
3.6 Phân luồng học sinh sau THCS
3.7 Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục
IV Khảo nghiệm về mặt nhận thức tính cần thiết và khả thi của biện pháp thực hiện kết quả dự báo phát triển giáo dục Tiểu học, THCS huyện Cẩm Xuyên
Để kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của việc thực hiện dự báo, chúng tôi dùng phiếu hỏi tiến hành xin
ý kiến của 77 chuyên gia, bao gồm các cán bộ quản lý xã hội và quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên Hầu hết những người đã được hỏi ý kiến
đều khẳng định tính cần thiết và khả thi của 7 biện pháp trên
V Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển giáo dục huyện Cẩm Xuyên, chúng tôi nhận thấy rằng: trong giai
đoạn 1991-2006 giáo dục Cẩm Xuyên phát triển theo xu thế chung của giáo dục toàn quốc Quy mô giáo dục Tiểu học giảm dần và đi vào thế ổn định, quy mô giáo dục THCS tăng nhanh ở một số năm và sau đó cũng giảm dần, tạo nên
sự bất cập giữa quy mô phát triển và khả năng đáp ứng dẫn đến sự sụt giảm chất lượng giáo dục trong các trường Tiểu học và THCS Vì vậy việc dự báo quy mô giáo dục Tiểu học, THCS huyện Cẩm Xuyên là cần thiết để kịp thời quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu mục tiêu của giáo dục Cẩm Xuyên trong
Trang 8Lưu Thị Tâm quy mô giáo dục tiểu học giai đoạn 2007- 2015, Tr 68-76
công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá
đất nước
Trên cơ sở của lý luận dự báo nói
chung và dự báo quy mô giáo dục nói
riêng, chúng tôi đã tiến hành nghiên
cứu và dự báo quy mô giáo dục Tiểu học
và THCS huyện Cẩm Xuyên giai đoạn
2007-2015 làm cơ sở cho việc hoạch
định chiến lược phát triển nói chung
trên địa bàn huyện
Việc dự báo giáo dục Tiểu học,
THCS huyện Cẩm Xuyên được xác lập
thông qua đánh giá thực trạng giáo dục
Tiểu học, THCS huyện Cẩm Xuyên một
cách tương đối toàn diện Quá trình
đánh giá trong thời gian dài, các tiêu
chí phù hợp cho phép đưa ra dự báo tin
cậy và xu hướng phát triển của giáo dục
Cẩm Xuyên, làm cơ sở cho dự báo quy
mô
Việc dự báo quy mô giáo dục Tiểu học, THCS huyện Cẩm Xuyên được dựa trên cơ sở phân tích, tổng hợp các dữ liệu về dân số, dân số độ tuổi, tình trạng học sinh lên lớp, lưu ban, bỏ học, tình hình phát triển trường, lớp, học sinh, giáo viên với nhiều phương án tính toán phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giáo dục huyện Cẩm Xuyên đến năm 2015 Chúng tôi đã đưa ra dự báo về quy mô học sinh, lập dự báo mạng lưới trường lớp, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, tính toán một số yêu cầu thiết yếu để đảm bảo thực hiện dự báo phát triển giáo dục Tiểu học, THCS huyện Cẩm Xuyên giai đoạn 2007-2015 Để thực hiện được kết quả dự báo, qua nghiên cứu, chúng tôi đề xuất các biện pháp đã nói ở trên
tài liệu tham khảo
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Điều lệ trường Tiểu học và THCS, Hà Nội, 2000
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngành Giáo dục - Đào tạo thực hiện Nghị quyết Trung
ương 2 (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006
[5] Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI, Hà Tĩnh, 2006
[6] Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên lần thứ XXIX, Cẩm Xuyên, 2005
Trang 9§¹i häc Vinh T¹p chÝ khoa häc, tËp XXXVII, sè 1B-2008
[7] §ç V¨n ChÊn, Dù b¸o, quy ho¹ch, kÕ ho¹ch ph¸t triÓn gi¸o dôc, Tr−êng c¸n bé qu¶n lý gi¸o dôc, Hµ Néi, 1998
[8] UBND huyÖn CÈm Xuyªn, Niªn gi¸m thèng kª 1995 - 2005, CÈm Xuyªn, 2005 [9] Vô c«ng t¸c lËp ph¸p, Nh÷ng néi dung míi cña LuËt gi¸o dôc n¨m 2005, NXB T− ph¸p, Hµ Néi, 2005
Summary
Primary school and high school scale
in Cam xuyen district- ha tinh province - the real situation
and the forecast from 2007 to 2015
The paper presented the result of the research in the real situation and the forecast of primary school and high school scale that is the reliable scientific basis for building the developmental educational - training plan in Cam Xuyen district -
Ha Tinh province from 2007 to 2015
(a) Cao häc 13 qu¶n lý gi¸o dôc, Tr−êng §¹i häc Vinh