1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Thế giới nghệ thuật trong Thánh Tông di cảo và Truyền kỳ mạn lục

103 4 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 17,98 MB

Nội dung

Luận văn Thế giới nghệ thuật trong Thánh Tông di cảo và Truyền kỳ mạn lục là công trình đầu tiện góp phần hệ thống thế giới nghệ thuật được miêu tả trong hai tác phẩm Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục; qua đó đem lại một cái nhìn tương đối toàn diện về nội dung và nghệ thuật của hai tác phẩm.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM THỊ KIM LIÊN THÉ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG THÁNH TÔNG DI THÁO

VA TRUYEN KY MAN LUC

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HQC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN PHONG NAM

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cửu của riêng tôi được sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Phong Nam trên cơ sở các tài liệu đã su

tầm được

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa công bối trong bắt cứ một công trình nghiên cứu nào

“Người cam đoan

Trang 3

MUCL

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu —

5 Đồng góp của luận văn 13

6 Bố cục của luận văn 13

CHƯƠNG 1 THÁNH TONG DI THÁO VÀ TRUYEN KY MAN LỤC -

VAN DE TAC PHAM VA TAC GL -—===e lỔ

1.1 THÁNH TÔNG DI THẢO - VẤN DE TAC PHAM VÀ TÁC GIÁ 15 1.1.1 Tác phẩm Thánh Tông di tháo — 1.1.2 Vấn đề niên đại và tác giả của Thánh Tông di thảo 16 -20 „21

1.1.3 Về tác giả Lê Thánh Tông,

1.2 TRUYEN KY MAN LỤC - VÂN DE TAC PHAM VA TAC GI 1.2.1 Tác phẩm Truyén ki man luc

1.2.2 Vấn đề tác g Sỹ mạn lục 22

13 VỊ TRÍ CỦA THANH TONG DI THAO VA TRUYEN KY MAN LUC

cia Truye

TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM : ”

13.1 Thanh Téng di thảo và Truyền kỳ mạn lục trong thé loại truyềi “24 1.3.2 Ảnh hưởng của Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục trong

mạch truyện văn xuôi trung địi ec 6

TIEU KET CHUONG 1 28

CHUONG 2 THE GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG THÁNH TÔNG DI THẢO VÀ TRUYÊN KỲ MẠN LỤC -—=ee.29 2.1 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG THÁNH TÔNG DỊ THÁO LÀ

Trang 4

2.1.1 Kiểu hình tượng nhân vật "hiện thực” trong Thánh Tổng di thảo

và Truyễn kỳ mạn lục 29

2.1.2 Kigu hình tượng nhân vật "siêu thực” trong Thánh Tổng di thảo

và TruyỄn kỳ mạn lục -42

33 HÌNH TUQNG KHONG GIAN TRONG THANH TONG DI THAO Va

TRUYEN KY MAN LUC 53 2.2.1 Không gian 53 6 in thé

2.2.2 Không gian siêu nhiên

2.3 HÌNH TƯỢNG THỜI GIAN TRONG THANH TONG DI THAO VA

TRUYEN KY MAN LUC 58

2.3.1 Thời gian lịch sử 58

2.3.2 Thời gian tâm trạng 60

TIEU KET CHUONG 2 ~ wee 6S

CHUONG 3 PHUONG THỨC THÊ HIỆN THẾ GIỚI NGHỆ THUAT

'TRONG THANH TONG DI THAO VA TRUYEN KY MAN LUC 7

3.1, NGHE THUẬT XÂY DỰNG COT TRUYỆN 67

3.1.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong Thánh Tổng di tháo 68

3.1.2 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong Tuyên kỳ mạn lụ 70 3.1.3 Nhận xét chung về nghệ thuật xây dựng cốt truyện (rong Thánh

Tông di thảo và Truyền kỳ mạn luc 74

32 PHƯƠNG THÚC THÊ HIỆN YÊU TÔ KI AO TRONG THANH

TONG DỊ THAO VA TRUYEN KY MAN LUC 75

32 áo trong Thánh Tổng di thảo -75

3.2.2 Yếu tổ kì ảo trong Truyển &) mạn lục T8

3.2.3 Phương thức sử dụng môtp kỳ ảo trong Thánh Tổng di thảo va

Truyền kỳ mạn lục 82

33 DAC DIEM LOI VAN TRONG THÁNH TONG DI THAO VA

Trang 5

3.3.1 Văn thể đa dạng, phong phú

Trang 6

MO BAU

1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử hình thành của truyện truyền kỳ Việt Nam khá quanh co, phức tạp Các tác phẩm truyền kỳ được xây dựng nên bởi các phương thức "tần

biên" và "cố sự”, vì vậy mà nó mang đậm đặc tính chất folklore, thường gắn liền với những yếu tổ như tích truyện, giai thoại, truyền thuyết thuộc đời sống

văn hóa - tín ngường bản địa, nó mang hơi thở của đời sống văn hóa dân tộc, nội dung của truyện truyền kỳ chứa đựng những giá trị văn hóa, tư tưởng đặc

sắc của người Việt, đồng thời khơi gợi về quá trình hình thành cái gọi là "Việt tính", những thứ thuộc về tâm thức, tâm hồn của người Việt

'Sâu sắc hơn nữa, truyện truyền kỳ còn là một biểu tượng, biểu trưng cho văn hóa dân tộc, vì nó là linh địa, là bộ hồ sơ đầy đủ nhất về những vùng đắt

thiêng dn chứa những nguyên khí để mà sản sinh ra những nhân tài, nó đã tạo

ra một hệ thống những giá trị văn hóa vật thể, những dấu tích, phong tục được kiến tạo qua hàng ngàn năm bổ sung vào nguồn chính sử dân tộc

Ở góc độ văn học, truyện truyền kỳ là một thể loại đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam, lịch sử hình thành của nó đã đặt nền móng cho sự phát

triển văn học dân tộc, đặc biệt là có giá trị và tầm ảnh hưởng rất lớn về mặt

nghệ thuật

Trang 7

như nghệ thuật hư cấu, cốt truyện mà ở các tác phẩm khác không có nhiều điểm chung như vậy

Việc nghiên cứu về truyện truyền kỳ nói chung, hai tác phẩm ?hánh

Tông di thảo và TruyÈn kỳ mạn lục nói tiêng đã được nghiên cứu nhiều nhưng,

vẫn còn những điều cần được tiếp tục tìm hiểu Đặc biệt là những vấn để về

nghệ thuật thì càng tìm hiểu, nghiên cứu sẽ càng thấy giá trị đặc sắc của tác

phẩm Mặc khác, nghiên cứu Thể giới nghệ thuật trong Thánh Tông di thảo và Truyền k mạn lục là để nhận thức rõ hơn giá trị nghệ thuật của tác phẩm

để từ đó phục vụ cho nhu cầu giảng day và học tập,

'Với những điều nêu trên, chúng tôi quyết định đi vào tìm hiểu, nghiên cứu Thể giới nghệ thuật trong Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục Đó chính là lý do chúng tôi chọn để tài này

sử vấn đề

“Truyện truyền kỳ là một di sản văn hóa rắt phong phú vẻ số lượng, có ý

nghĩa lớn lao trong đời sống xã hội và đặc biệt rất độc đáo về mặt nghệ thuật

"Từ đặc điểm như vậy nên nó trở thành đối tượng quan tâm của giới khoa học từ rất sớm, đặc biệt là hai tác phẩm Thánh Tổng di thảo và Truyén kỳ mạn lực

Nghiên cứu về truyện truyền kỳ Việt Nam trong nền văn học trung đại,

các nhà nghiên cứu thường đặt ra vấn đề về nguồn gốc, đặc điểm thé loại Đến

thời điểm hiện nay, việc nghiên cứu truyện truyền kỳ có những thay đổi quan trọng Di sản truyện truyền kỳ được chú ý tìm hiểu, nhận thức một cách toàn diện hơn; Các tác phẩm truyện truyền kỳ được soi rọi từ nhiều góc cạnh, nó

được đặt trong không gian nghiên cứu rộng hơn, phương pháp tiếp cận đa dạng hơn Theo Nguyễn Phong Nam "Truyện truyền kỳ Việt Nam được dat

Trang 8

Đối tượng được đặt trong tương quan với văn học truyền kỳ của các dân tộc có mối quan hệ giao lưu trực tiếp hoặc gián tiếp; trước hết là các nước có quan hệ "đồng văn" như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên (chủ yếu là Nam Triều Tiên); tiếp đến là các nước trong khu vực Đông Nam Á (như Lào, Campuchia, Thái Lan ) Đây là điều chưa từng xảy ra Thời trước, các nhà

nho chỉ chú ÿ đến mối quan hệ "song phương" (Việt Nam - Trung Quốc),

trong khi, do đặc điểm địa - văn hóa, tính chất "đa phương" của quá trình tiếp biến văn hóa, văn học Việt Nam lại rất nổi bật Cho nên khi được đặt trong

nhiều mối tương quan như vậy, bản chất truyện truyền kỳ Việt cũng được nhận thức một cách diy đủ hơn" [26, t 12]

'Về nguồn gốc, cho đến nay, các nhà nghiên cứu đều thống nhất: truyện

truyền kỳ Việt Nam có nguồn gốc và chịu ảnh hưởng to lớn từ truyện truyền

kỳ Trung Quốc Một trong những khó khăn của các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu truyện truyền kỳ đó là văn bản tác phẩm Nhiều công trình nghiên cứu

công phu, các cuộc tranh cãi xoay quanh vấn để này Chính vì vậy, số công

trình khảo sát về văn bản lại chiếm tỉ lệ cao Người đã nghiên cứu văn bản truyện truyền kỳ Việt Nam một cách có hệ thống là Trần Văn Giáp Công

trình Lược truyện các tác gia Việt Nam của ông thuộc hàng sớm nhất Ơng đã

mơ tả một cách kỹ lường và nêu những nhận xét, đánh giá rất sắc sảo, xác

đáng về văn bản tác phẩm Tuy nhiên, nó cũng chỉ dừng lại ở mức khái lược, hệ thống hóa mà thôi Nếu đi sâu từng trường hợp thì còn nhiều điều rắc rồi

thuộc về văn bản mà tác giả chưa có điều kiện đề cập đến như: Việt điện w-

linh tập, Link Nam chích quái lục, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục

Trang 9

"truyện ngắn" trung đại, đôi lúc lại gọi là "tiểu thuyết" truyền kỳ trong văn học Nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm trong cuốn Việt Nam văn học sử yếu:

đã cho ring Truyén kj} man lục là "truyện ký", còn Nguyễn Đăng Na khẳng

định việc khó khăn nhất trong việc tìm hiểu các văn xuôi trung đại Việt Nam là "tách truyện ra khỏi cái gọi là truyện ký" Ông đã tiến hành tách thể loại

"truyện" và "ký" riêng trên cơ sở "cốt truyện" và "nhân vật" trong tác phẩm

Về tên gọi "truyền kỳ", Đào Duy Anh xem yếu tổ "truyện" và "truyền" là như nhau, có cùng một cách viếLÔng hướng đến một thể loại văn học là "truyền kỳ", để khoanh vùng đối tượng [1, tr 506] Nguyễn Đăng Na xác định, "nếu đứng riêng "truyền kỳ" là một thể tài truyện ngắn trung đại" [25, tr

212] Theo Nguyễn Huệ Chị, cách gọi "truyền kỳ" có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc, "Hai chữ "truyền kỳ" thật ra mãi đến giai đoạn văn Đường mới

chính thức khai sinh trong tên gọi tập sách của Bùi Hình, nhưng thể loại

truyền kỳ thì đã được xác lập ngay từ thời sơ Đường" [2, tr 130] Chính vì

vây, việc chỉ ra loại hình truyễn ky trong giới học thuật Việt Nam luôn có sự

kế thừa và phát triển chủ yếu từ thành tựu nghiên cứu văn học cổ điển

Trung Quốc

“Trong thực tế nghiên cứu truyện truyền kỳ, nỗi bật nhất là hướng nghiên cứu, so sánh truyện truyền kỳ Việt Nam với truyện truyền kỳ Trung Quốc

Lời giới thiệu tác phẩm Truyền &ÿ mạn lục (Nguyễn Dữ), Hà Thiện Hán đề năm 1547 đã nói tới ảnh hưởng từ tác phẩm Tién dang tân thoại (Cù Hựu),

"xem văn từ thì không vượt ra ngoài phên dậu của Tông Cát" Các học giả Lê

Trang 10

cứu, như các công trình sau: Nghiên cứu so sánh Tiển đăng tân thoại với Truyền kỳ mạn lục của Trần Ích Nguyên (Đài Loan), Nxb Văn học - Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, năm 2000; "Về mối quan hệ giữa Tiển đăng

tân thoại và Truyền kỳ mạn lục" của Phạm Tú Châu, Tạp chỉ Văn học,

số 3- 1987,

Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu còn thể hiện ở hướng so sánh truyện

truyền kỳ Việt Nam với các quốc gia có sự ảnh hưởng của nền văn học chữ Hán Toàn Huệ Khanh trong công trình Nghiền cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn Quốc - Trung Quốc - Việt Nam thông qua Kim Ngao tân thoại, Tiểu đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục, đã đưa ra những thống kê cụ thể về các

công trình nghiên cứu liên quan đến mỗi quan hệ của truyện truyền kỳ Việt

Nam với văn hóa, văn học khu vực Đề cập đến mối quan hệ giữa truyện truyền kỳ Việt Nam với thể truyền kỳ Nhật Bản Đoàn Lê Giang có bài "Vũ nguyệt vật ngữ của Ueda Akinari và Tuyên &ỳ mạm lục của Nguyễn Dữ”,

Nghiên cứu Văn học, số 1 - 2010; công trình Nguyễn Hữu Sơn với "So sánh kiểu truyện "Người lạc cõi tiên" trong văn học Việt Nam với tiểu thuyết Cửu

vân mộng (Hàn Quốc)", Nghiên cứu văn học, số 6 - 2008 Như vậy, hầu hết các bài nghiên cứu trên đã chỉ ra được tằm ảnh hưởng, mồi quan hệ qua lại giữa nền văn học Trung Quốc với truyện truyền kỳ Việt Nam và các nước

trong khu vực

Trang 11

(Văn học trong nhà trường), đã chi ra tiến trình phát triển thể loại truyện ngắn Việt Nam tir Truyén kj mạn lục cho đến ngày nay Vũ Thanh trong bài "Dư

ba của truyện truyền kỳ, chí dị trong văn học Việt Nam hiện đại" [37, tr 628], ông đã có một cái nhìn bao quát trong việc thống kê, khảo sát các tác phẩm

thuộc nền văn học hiện đại Việt Nam có ảnh hưởng của truyện truyền kỳ Tác giả đã khẳng định: “Điều khác biệt so với thế hệ nhà văn đầu thế kỷ XX là các

tác giả hiện nay không có ý định dùng lý tính và trí thức khoa học hiện dại để

"giải mê" cho người đọc, những điều quái dị, những lời đồn đại, các tác giả viết ra đó, tin hay không tin, hiểu thế nào, giải thích ra sao, tùy độc giả Dường như những thể nghiệm mới này đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ của

bạn đọc" [37, tr 647]

Nhu vay, ở cách tiếp cận vấn đề về loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam

nói chung, các công trình nghiên cứu đã có những hướng di, cu thé, khoa hoc,

hướng vào nhiều góc độ khác nhau của đối tượng để tìm hiểu, nhận xét vấn đề Với những kết quả nghiên cứu ban đầu đã giúp cho chúng ta có cái nhìn khái quát hơn vẻ truyện truyền kỳ Việt Nam, cũng như mối quan hệ của nền văn hóa, văn học Trung Quốc, với nền văn hóa, văn học khu vực và thế giới Với những kết quả ban đầu, nó đã trở thành tài liệu khoa học có giá trị để mọi

người có thể tiếp cận, nghiên cứu sâu rộng hơn loại hình truyện truyền kỳ

Việt Nam

'Việc tiếp cận, nghiên cứu văn bản truyện truyền kỳ nói chung, Thánh

Tong di thảo và Truyên kỳ mạn lục nói riêng được các nhà nghiên cứu quan tâm trên phạm vi rộng, hướng nghiên cứu mang tính văn học sử Các công

Trang 12

biên (Phạm Thế Ngũ), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại (Nguyễn Dang

'Na) VẺ sách Thánh Tông di thảo (Trần Bá Chí ), Giáo trình văn học Việt Nam

giai đoạn nửa cuối thể ky X - XIX - dén nita đầu thể kỷ: XIX (Nguyễn Lộc), Dic trưng văn học trung đại Việt Nam (Lê Trí Viễn ), Truyện truyền kỳ' Việt Nam (Nguyễn Huệ Chỉ - chủ biên), Truyện truyền kỳ Việt Nam đặc điểm hình

thái - văn hóa và lịch sử (Nguyễn Phong Nam) Bên cạnh đó, còn có một số

bài viết nghiên cứu trên các tạp chí chuyên ngành có giá trị như: Vẻ sách Thánh Tông di thảo (Trần Bá Chí), Thánh Tông di thảo nhìn từ truyền thắng

truyện dân gian Việt Nam và từ đặc điểm truyện truyền kỳ (Vũ Thị Phương

Thanh), Vai ÿ &iến về cách đọc một số chữ Nôm trong Truyển kỳ mạn lục giải đâm (Trần Trọng Dương), Từn hiểu khuynh hướng sáng tác trong Truyễn kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Đoán định lại thân thể Nguyễn Dữ và thời điểm sảng tác Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Phạm Hùng), Truyền kỳ mạn lục dưới

góc độ so sánh vẫn học (Nguyễn Đăng Na), Tương đẳng mô hình cốt truyện

đân gian và những sáng tạo trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dit (Nguyễn Hữu Sơn) Những bài viết nghiên cứu nêu trên, tập trung nghiên cứu, tìm hiểu những "tiểu tiết", một yếu tố, khía cạnh nào đó của tác phẩm,

chưa đi sâu vào khai thác có tính toàn diện, triệt để

Vấn đề Thế giới nghệ thuật trong Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn

luc tuy được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, xem xét song cũng chỉ là những

'bài nghiên cứu về từng tác phẩm riêng lẻ

4) Về văn bản Thánh Tông đi thảo

Trang 13

phẩm có một vị trí nhất định trong lịch sử văn hóa của dân tộc nhất là về mặt

văn học", "tuy còn dùng điển tích và một số biển ngẫu, nhưng lối văn của

Thánh Tông di thảo đã vượt ra ngồi khn phép rằng buộc của lối văn thi ett,

‘Ngai bút của tác giả đã tỏ ra phóng túng, dùng nhiều hình ảnh và dùng một lối văn miêu tả khá sinh động để cho hình ảnh trong văn cảng đẹp hơn” l6, tr 482]

Lê Nhật Ký trong Yếu tổ kỳ do trong Thánh Tông di thảo đã khẳng định yếu tố kỳ ảo có một vai trò quan trọng và khẳng định yếu tố kỳ ảo trong, Thánh Tông di thảo được sử dụng một cách linh hoạt và đem đến cho tác phẩm những giá trị đích thực

Trong bài Thánh Tông di thảo - bước đột khởi trong tiến trình phát triển

của thể loại truyện ngắn Việt Nam trung cổ của Vũ Thanh (rong"Lê Thánh Tông : về tác gia và tác phẩm"), tác giả đã khẳng định vị trí của Thánh Tổng đi thảo trong toàn bộ sự phát triển của truyện ngắn trung đại Việt Nam:

*Thánh Tông di thảo là một bước tiễn mới trong xu hướng ngày cảng mở rng khả năng sáng tạo nghệ thuật, từng bước tiến tới thoát khỏi ảnh hưởng, thụ động của lối ghỉ chép đơn thuần những điền tích gia pha trong các đền,

chùa (kiểu Việt điện w linh, Thiền tyển tập anh) và những sáng tác dân gian

có sẵn (kiểu Linh Nam chich quái) và là sự bắt đầu của kiểu tư duy kiểu mới

của người sáng tác thật sự mang bản sắc của nghệ thuật sáng tạo" [36, tr 496]

Tác giá Phạm Ngọc Lan trong bài Những bài ký (rong Thánh Tông di

Trang 14

tình và giọng điệu tự sự hào hoa, các bài ký đã đem đến cho người đọc một chất thơ đặc biệt khó quên" [36, tr S10]

b) VỀ văn bản Truyén kj man luc

Khác với Thánh Tổng di thảo, Truyền kỳ mạn lục ngoài những nghiên

cứu về văn học sử như cách gọi đúng tên tác giả, vẻ thời gian sống và sáng tác

của tác giả Nguyễn Dữ, hay sách hoàn thành vào năm nào thì một số công

trình cũng đã bước đầu tiếp cận đến nội dung và nghệ thuật Có thể kể đến một số công trình như sau:

Lịch sử văn học Việt Nam, tập II, của Bùi Văn Nguyên, nhận xét chung,

về Truyễn kỳ mạn lục như sau: “Truyễn kỳ mạn lục là tập văn hay, cái hay ở đây không riêng về nội dung phong phú, chỉ tiết sinh động, nhưng cái hay ở

đây còn ở nghệ thuật xây dựng nhân vật, phân tích tâm lý, phô diễn ngôn ngữ" [29, tr 131]

Truyền kỳ mạn lục và những thành tựu của văn xuôi Việt Nam, Định Gi

Khánh, trích trong tuyển tập, tập II, Nxb Giáo dục, 2007: tác giả khẳng định:

"Truyén kỳ mạn lục gồm những truyện ngắn, và với giá trị của một thiên cỗ kì thư, tác phẩm trở thành mẫu mực cho truyện ngắn thời xưa" [15, tr 504]

Tìm hiểu khuynh hướng sảng tắc trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn

Diz, Nguyễn Phạm Hùng, Tạp chí Van học, số 2, 1987: "Hai mười truyện của

Truyễn kỳ mạn lục không phải được phản ánh một cách nhất quán và đồng bộ

“Chúng có những mâu thuẫn và phức tạp nhiều khi khó mà lí giải được một cách rành rẽ, thậm chí có thể ở một truyện cụ thể Chắc chắn chúng không thể được sing tác cùng một lúc, mã trong một thời gian kéo dài, trong khi đó bản

Trang 15

phụ nữ, người trí thức hay các lực lượng thống trị đã làm cơ sở đáng tin cậy cho việc xác định khuynh hướng sáng tác của nó" [11, tơ 1]

Mặt khác khi đề cập đến ?ruyền &} mạn lục, một số nhà nghiên cứu đã

tiến hành khai thác theo hướng đi vào tìm hiểu một số truyện cụ thẻ, có thể kể đến những bài sau:

“Một số vấn đề cần lưu ý khi đọc - hiểu văn bản Chuyện người con gái

Nam Xương" của Nguyễn Dăng Na, Tạp chỉ Văn học và tuổi trẻ, thing 10, 200s,

Chuyện chức phán sự ở đền Tán Viên của Nguyễn Dữ của Lê Tri Viễn, trích trong những bài giảng văn ở Đại học, Nxb Giáo dục, 1982

"Góp thêm vài suy nghĩ về mối quan hệ giữa Chuyện cây gạo và Truyện

chiếc đèn mẫu đơn", Đình Phan Cảm Vân, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6,

2005

“Cái bóng và những khoảng trồng trong văn chương”, Nguyễn Nam, Tạp

chí Nghiên cứu văn học, số 4, 2004

"Đời sống của nhân vật truyền kỳ ngoài tác phẩm và trong lòng tín

ngưỡng dân gian Việt Nam", Nguyễn Văn Hiệp, Tạp chí Văn học, số 5, 2005 Trong sách Giáo trình văn học trung đại Việt Nam, tap hai (sách dành

cho CĐSP), các tác giả nói: "Bằng Thánh Tông di thảo đặc biệt là Truyền kỳ:

mạn lục, Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ đã phóng thành công con tàu văn

xuôi tự sự vào quỹ đạo nghệ thuật: Văn học lấy con người làm đối tượng và

Trang 16

xưa để nói chuyện đương thời, để phản ánh những vấn đề của hiện thực xã hội

thời Nguyễn Du, Truyén kj man lục là một sắng tắc văn học” [21, tr 187], Về nội dung: "Tác phẩm đã phản ánh với tỉnh thần phê phán những tệ âu của chế độ phong kiến”, "trọng tâm của phản ánh là phê phán của Nguyễn

Dữ khi viết Truyền kỳ mạn lục là thực trạng suy đổi về mặt đạo đức xã hội”,

"Truyén kỳ mạn lục phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận của

người phụ nữ Chủ để người phụ nữ trở thành chủ đề lớn, trung tâm của tác

phim” [21, t.188 - 190]

Về tư tưởng tác phẩm: "?rwyên &ỳ mạn lục phản ánh những mâu thuẫn

phức tạp trong tư tưởng Nguyễn Dữ Nồi bật lên là mâu thuẫn giữa tư tưởng

bảo thủ của nhà nho Nguyễn Dữ và tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nguyễn

Dữ" [21, tr 194]

Về nghệ thuật: "Phần lớn các truyện đều có tình tiết phong phú, kết cấu

khá phức tạp" "Bút pháp xây dựng nhân vật theo loại vẫn còn chỉ phối tác

giả", "có sự kết hợp giữa yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực trong bút pháp nghệ

thuật"[21, tr 195 - 197]

“Tóm lại, "vùng đất" truyện truyền kỳ Việt Nam - Nơi chứa đựng một trữ lượng rất lớn những giá trị nghệ thuật, hàm chứa những đặc trưng tiêu biểu

của nền văn học trung đại Việt Nam Các nhà nghiên cứu đã dày công nghiên cứu, khai thác giá trị của "vùng" thể loại văn học này một cách toàn diện, sâu

rộng và bước đầu đã phát lộ những giá trị đặc sắc, tạo cơ sở và căn cứ có tính

khoa học cao để tiếp tục khám phá sâu hơn dòng văn học truyền kỳ Song

cùng việc nghiên cứu truyện truyền kỳ Việt Nam thì hai tác phẩm có tính tiêu

Trang 17

tác phẩm đã được các nhà nghiên cứu tiếp cận, bước đầu đã cho ra những kết luận có cơ sở khoa học, trong đó vấn đẻ văn học sử được sự quan tâm của các nhà khoa học nhiều nhất Về nghệ thuật thì chỉ dừng lại ở mức độ tổng quan,

khái lược, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ

và toàn điện về khía cạnh nghệ thuật của hai tác phẩm

Trong đề tài của mình, chúng tôi muốn có một cái nhìn toàn diện, khách

quan về thế giới nghệ thuật của Thánh Tóng di thảo và Truyén ky man luc, góp phần nâng cao giá trị nghệ thuật của hai tác phẩm lên một tầm cao mới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hề giới nghệ thuật trong hai tác phẩm: Thánh Tông di tháo và Truyễn kỳ mạn lục Thể giới nghệ thuật là một khái niệm chứa nhiều hàm nghĩa Ở đây chúng tôi cho rằng thế giới nghệ

thuật vừa là một sự mô phỏng, chiếu ứng thế giới khách quan vào trong tác

phẩm lại vừa là một chinh thể nghệ thuật bao gồm tất cả các yếu tố được thống nhất thành một tác phẩm

3.2 Phạm vĩ nghiên cứu

Luận văn sử dụng hai tác phẩm Thánh Tông di thảo và Truyén kỳ mạn lục: bản 7hánh Tổng di cháo do Nguyễn Bích Ngô dịch và chú thích, Phạm Văn

Thắm giới thiệu; bản Truyén ky man luc do Trac Khuê Ngô Văn Triện dịch (tái ‘ban lần thứ nhất) do Nxb Trẻ và Nxb Hồng Bảng phát hành, năm 2013

.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài Thể giới nghệ thuật trong Thánh Tông

đi thảo và Truyằn kg) mạn lục, chúng tôi vận dụng một số phương pháp nghiên

Trang 18

~ Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Đây là phương pháp nhận thức dựa trên tính thống nhất, hoàn thiện của chỉnh thể nghệ thuật Tác phẩm Thánh

Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục được đặt tong hệ thống của thể loại

truyền kỳ để nghiên cứu Mặc khác, mỗi tác phẩm cũng được xem là một cầu

trúc hoàn chỉnh, độc lập

~ Phương pháp loại hình: Phương pháp này, được chúng tôi vận dụng để

nghiên cứu hai tác phẩm Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục về phương

điện hình thái, ình thức độc đáo của chúng

~ Phương pháp so sánh, đối chiếu: Với phương pháp này, luận văn hướng,

đến những cái điểm giống nhau đồng thời chỉ ra, thấy rõ sự khác biệt, cái

riêng giữa hai tác phẩm Thánh Tổng di tháo và Truyễn kỳ mạn lục trong toàn

'bộ hệ thống thể loại truyền kỳ

5 Đồng góp của luận văn

Luận văn là công trình đầu tiên góp phần hệ thống thế giới nghệ thuật

được miêu tả trong hai tác phẩm 7hánh Tóng di thảo và Truyền kỳ mạn lục Qua đó, luận văn đem lại một cái nhìn tương đối toàn diện về nội dung và

nghệ thuật của hai tác phẩm

Nội dung của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để tiếp tục

nghiên cứu và giảng dạy trong trường học về hai tác phẩm nói trên

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mớ đâu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được chia

làm 3 chương: Chương 1:7hánh Tông di thảo và Truyén kỳ mạn lục - Vấn đề

tác phẩm và tác giả Trong chương này, chúng tôi tìm hiểu vấn để tác phẩm

và tác giả của Thánh Tổng di thảo vi Truyén kỳ mạn lục cũng như vị trí của

Trang 19

Chương 2: Thể giới hình tượng trong Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ

mạn iục Trong chương này, chúng tôi tim hiéu hit

tượng nhân vật và hình tượng không - thời gian trong Thánh Tổng di thảo và Truyền kỳ mạn lục

Chương 3: Phương thức thẻ hiện th giới nghệ thuật trong Thánh Tông đi thảo và Truyền kỳ mạn lục Trong chương này, chúng tôi tìm hiểu nghệ

thuật xây dựng cốt truyện; phương thức thể hiện yếu tố kỳ ảo và đặc điểm lời

Trang 20

CHUONG 1

THANH TONG DI THAO VA TRUYEN KY MAN LUC-

VAN DE TAC PHAM VA TAC GIA

1.1, THANH TONG DI THAO - VAN DE TAC PHAM VA TAC GIA

1.1.1 Tác phẩm Thánh Tông di thao

Hiện nay Thánh Tổng di thảo được lưu giữ với hai văn bản: đó là một

bản chép tay đang được lưu giữ tại thư viện Viện nghiền cứu Hán Nôm, hiệu A202 và một bản Microflim được bảo quản tại thư viện Trường Viễn Đông Bác cổ, kí higu MF 11/6993

‘Tac phẩm Thánh Tông đi tháo gồm hai quyển: quyển Thượng bao gồm

13 truyện và quyển hạ gồm 6 truyện Hai quyển này được đóng thành một tập khổ 13,5 x 20,5 em, dày] 56 trang

Thánh Tông di thảo cô 19 truyện; bao gồm: 1/."Truyện yêu nữ Châu Mai " (Mai Châu yêu nữ truyện); 2/ "Truyện dòng dõi con thiểm thi" (Thiém thir

miêu duệ ký); 3/."Truyện hai phật cãi nhau" (Lưỡng phật đấu thuyết ký); 4/ "Truyện người hành khắt giàu" (Phú cái truyện); 5/ "Truyện hai thần nữ"

(Nhĩ nữ thần truyện); 6/."Phả ky sơn lâm" (Sơn lâm phả); 7/."Bức thư của con

muỗi" (Văn thư lục); 8/ "Duyên lạ ở Hoa quốc" (Hoa quốc kỳ duyên); 9/ ; 10/ "Truyện lạ nhà thuyền "Trận cười ở núi Vũ Môn” (Vũ Môn tùng

chải" (Ngư gia chí dị); 11/ "Lời phân xử của anh điếc và anh mù" (Lũng cố

phán tù); 12/ "Ngọc nữ về tay chân chủ" (Ngọc nữ quy chân chủ); l3/

"Truyện hai thần hiểu đễ" (Hiểu đễ nhị thần truyện); 14/ "Truyện chồng dê"

(Dương phu truyện); 15/ "Người trần ở thủy phủ" (Trần nhân cư thủy phủ);

16/ "Gặp tiên ở hồ Lăng Bạc" (Lăng Bạc phùng tiên); 17/ "Truyện một giấc

Trang 21

chữ lấy được gái than" (Nhat thu thủ thần nữ) Mỗi truyện chia làm hai phần:

¡nh có hiệu là Sơn Nam Thúc Sau

lời bình truyện Hoa quốc ki duyén có truyện phụ chép Kim rằm Tương tự, sau

truyện Mộng kí có chép thêm hai truyện nhưng không có nhan đề

Văn bản 7hánh Tổng di tháo, hiện nay có bản dịch của Nguyễn Bích

Ngô được xuất bản hai lần:

+Lần 1: Do Nguyễn Văn Tú hiệu đính, Lê Sỹ Thắng giới thiệu, Nxb Văn

hóa, Viện Văn học, 1963

+Lần 2: Do Phạm Văn Thắm giới thiệu, Nxb Văn học, 2001 1.1.2, Van dé phần truyện và phần lời bình Tác giả lời n dai

tác giả của Thánh Tông di thảo

Xung quanh văn bản Thánh Tông di thảo có nhiều ý kiến khác nhau về

tác giả và hoàn cảnh ra đời của văn bản Đa số các nhà nghiên cứu cho đây là một tập hợp nhiều truyện kí trong đó có những truyện là của Lê Thánh Tông, có những truyện do người đời sau viết thêm Tên sách có nghĩa là: bản thảo còn sót lại của Lê Thánh Tong Ching ta điều biết các triều đại nhà Lí, Trần,

Lê đều có những ông vua mang miếu hiệu Thánh Tông, nhưng vì vua Lê Thánh Tông có tiếng là ông vua giỏi về văn chương, đặc biệt là người sáng

lập ra Hội Tao đàn nên người ta gắn tên sách này cho ông Hơn nữa, các nhà

nghiên cứu còn chú ý đến xu hướng đề cao ý thức hệ Nho giáo vốn là nét nỗi

¡ sáng tác "tập cổ

bật của vua Lê Thánh Tông, hay chú ý

truyện, đến giọng tự đắc, khoa trương, thích dạy đời của một ông vua giỏi về

chữ nghĩa thánh hiễn

Hiện nay, Thánh Tông đi thảo quả có nhiều điểm khiến cho giới nghiên trong một số

cứu không thể không đặt những dấu hỏi nghỉ ngờ Song, từ trước đến nay, các

nhà nghiên cứu đều đi đến một nhận định tương đối thống nhất Nhiều thiên của Lê Thánh Tông Chính điều

trong Thánh Tông di thảo chắc chắn phải

Trang 22

và tư tưởng của Lê Thánh Tông cũng như vấn đề của thời đại ông Sau đây, là

một số ý của các nhà nghiên cứu xung quanh vấn đề niên đại và tác giả

của Thánh Tông di thảo

Trong Lởi giới thiệu Thánh Tông di thảo, bản dịch của Nguyễn Bích

Ngô, Nxb Văn hóa và Viện văn học, 1963 Hai nhà nghiên cứu Lê Sĩ Thắng

và Hà Thúc Minh cho rằng hiện nay có ba loại ý kiến khác nhau vẻ tác giả của

Thánh Tông di thảo:

a) Loại ý kiến thứ nhất: Một số người căn cứ vào lồi tự xưng của tác giả

phi hợp với lối tự xưng của Lê Thánh Tông trong Thiền Nam dự hạ khi tác

giả nói thường viết: “Tôi, lúc tại đông cung” hoặc “Tôi, lúc ở tiểm để”, vào nội dung một

bài trong đó Lê Thánh Tông tự đặt mình vào truyện

và vào sự đánh giá rất cao của tác phẩm về mặt văn chương, mà đi đến kết

luận rằng sách này chính là của Lê Thánh Tông viết

b) Loại ý kiến thứ hai: Một số nhà nghiên cứu đưa ra những chứng cứ:

dựa vào địa danh như: Hà Nội trong Đuyển lạ nước Hoa nhưng đến năm Minh Mệnh thứ mười hai (1831) mới lấy tên là Hà Nội Vì vậy, thời Lê

Thánh Tông chưa có địa danh “Hà Nội”, “Đoái hồ” (tức Hồ Tây ngày nay) Trong Yêu nữ Châu Mai và bài kí Một giắc mộng, Hồ Tây đã mang nhiều tên khác nhau: đời Lý gọi “Đàm Dàm”, sau đổi thành Hồ Tây Về sau, vì phải kiêng tên hiệu “Tây Vương” của Trịnh Tạc, đổi thành Đoái Hồ, sau khi Trịnh Tạc mắt, người ta mới gọi là Hồ Tây; dựa vào các sự kiện lịch sử như nạn lụt

năm Qúy Ty trong Hai phật căi nhau hỉ xét sử thì năm ấy là năm Hồng Đức

thứ tư (1873) Nhưng năm Quý Tị ấy có hai lần hạn, lần thứ nhất vào tháng

Trang 23

luc có chép rằng : năm Quang Thái thứ chín, đời Trằn Thuận Tông có định

Lê nhiều năm chép là “hội thí thiên hạ

cử nhân” Nhưng chữ cử nhân ở đây có nghĩa là “người đi thi” Như vậy, đời Lê Thánh Tông chưa có học vị này Trong một số bài tác giả xưng là: "Tôi, lúc ở đông cung”, hoặc “Tôi lúc ở tiềm để" Nhưng ai cũng biết rằng vua Lê

cách thức thi cử nhân và các khoa t

“Thánh Tông không làm thái tử, cũng không ở đông cung ngày nào Hơn nữa, trong Thiền Nam dự hạ cũng không có chỗ nào Lê Thánh Tông tự xưng như trên cả Lối xưng hô như trên không hợp với vua Lê Thánh Tông,

Trong bai Hai gdi thẳn có ghi câu của một nhà nho thốt ra: “Mượn nơi

có phúc để làm nguôi cái hờn giận của văn chương” Có lẽ nảo thời đại đạo 'Nho và nhà Nho rất được tôn trọng như thời Lê Thánh Tông lại có hình ảnh

của một nhà nho oán giận thời thế như vậy

©) Loại ý kiến thứ ba: Xét thấy trong sách xen vào những bài văn yếu, có

những bài cứng cáp; xen vào những bài có địa danh và sự việc; có những, truyện mà nội dung tư tưởng hoàn toàn xa lạ với tư tưởng của Lê Thánh Tơng Ngồi ra, các nhà nghiên cứu cũng dựa vào những truyện mang dim

“khẩu khí thiên tử” để đi đến kết luận: Trong tập Thánh Téng đi thảo có

những bài là của Lê Thánh Tông song cũng có những bải là của người đời sau thêm vào,

Trong "Thánh Tông di thảo” (Tim hiểu kho sách Hán Nôm) Trần Văn Giáp đã đưa ra một số nhận định phủ nhận vai trò của Lê Thánh Tông trong tác phẩm này

“Thanh Tông” là miếu hiệu mà Lê Tư Thành được tôn tặng sau khi mắt

10 tháng 23 ngày Do vậy 7hánh Tổng di thao không phải là của Lê Thánh Tông Bởi lẽ tên gọi "Thánh Tông” chưa xuất hiện khi sinh thời của tác giả Ngoài ra, một số địa danh như : Hà Nội, Đoái Hồ, các danh từ : "đông cung”,

Trang 24

Tông di tháo không phải là của Lê Thánh Tông, vì những cứ liệu này đều xuất

hiện ở thời đại sau

Từ đó có thể kết luận rằng: “?hánh Tông di thảo hiện có không phải là

của Lê Thánh Tông Nó chỉ là một tập thần thoại hay đoản thiên tiểu thuyết,

đúng tên nó là gì không rõ, viết vào khoảng giữa thể kỉ XIX đến đầu thế ki

XXX Có thể là sau năm Qúy Ty niên hiệu Thành Thái thứ năm (1893) và tác giả bút danh Sơn Nam Thúc Một người nào đó vì hiểu kì, hoặc chủ yếu lừa độc giả, đã đặt cho nó cái tên Thánh Tổng di thao” [39, te 178]

Trong Van bản của Thánh Tông di thảo (Lẻ Thánh Tông về tác giả và

tác phẩm) nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh kết luận rằng : “Thánh Tông di thảo được hình thành muộn nhất là khoảng nửa sau thế kỷ XVIIL Nó

không phải là một tập truyện tự do như Việt điện w linh, Linh Nam chích quái Thánh Tông di tháo là một chính thể nghệ thuật do một người thu thập, cầu tạo thành sách và viết lời bình Tác phẩm có thể là của Lê Thánh Tông (phần

lớn) và một số người khác hiện chưa biết rõ, nhưng tổ chức thành sách như

hiện nay là sự kết cấu và có ý đồ nghệ thuật của Sơn Nam Thúc” [36, tr 522] Trong Nghiên cứu văn bản và đánh giá thể loại truyền kì viết bằng chit Hán ở Việt Nam thời trung đại, Phạm Văn Thắm, Luận án Phó Tiền sĩ Khoa học Ngữ văn, Hà Nội, 1996; tác giả cũng đồng tình với ý kiến: xen vào những

bài chính của Lê Thánh Tông, có cả những bài của người đời sau, và tác giả

đã đưa ra kết luận: “Một bộ phận của truyện có thể được xuất hiện đầu thời Lé - Mac, tir thé ki XVI dén thé ki XVIII" [37, tr 22]

“Trong lời giới thiệu về thể loại kí của Nguyễn Đăng Na, trich trong Van

Trang 25

20

Lục, Phả, Chí dị, Từ) Con số 6/19 thiên không ghỉ tên thể loại, chứng tỏ tác

phẩm được sao chép muộn vào khoảng thể kỉ XIX - hậu kỳ trung đại, khi mà tính nghiêm ngặt của thể loại bị loại bỏ dẳn

Nhu vậy, về tác giả và thời điểm ra đời của tập sách còn nhiều tranh cải và chưa có thêm những tư liệu mới dé đi tới khẳng định dứt khoát Chúng tôi

thấy rằng ý kiến thứ hai và thứ ba của Lê Sỹ Thắng, Hà Thúc Minh cùng với ý kiến của Trần Thị Băng Thanh có thể được xem là những ý kiến thỏa đáng nhất về vấn đề niên đại và tác giả của Thánh Tông di thảo

1.1.3 Về tác giả Lê Thánh Tông

Lê Thánh Tông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), húy là Tư

“Thành, là cháu nội vua Lê Thái lai thé ky XV,

là con thứ tư của vua Lê Thái Tông, me ki Ngô Thị Ngọc Dao, con gái của người anh hùng dan tộc

thái bảo Ngô Từ, sinh ra ở làng Động Bằng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh

Hóa Ngô Từ vốn là một người có công rắt lớn dưới triều Lê Thái Tổ

Ba Ngô Thị Ngọc Dao đã có nhiều công sức đóng góp phát triển vương

nghiệp của Lê Thánh Tông Bà thường "dạy thiên hạ tập thoi kiệm cần,

khuyên nhà vua giữ lòng khoan hậu" Mỗi lần được bả dạy bảo điều gì, nhà vua luôn vâng lời nghe theo Vì thế công lao của bà rất lớn trong việc nuôi

dung, day bảo nhà vua trở thành một người thông minh, biết nhìn xa trông

rộng góp phần làm cho nước nhà được vững bền, dòng doi được nối tiếp

lâu đài

Tháng 6 năm Canh Thin (1460), các đại thẳn nhà Lê đã lập Lê Thánh

Trang 26

2

mình, sáng dạ, cần củ, chịu khó Đức tính cần cù chăm học ấy trở thành thôi

quen theo ông suốt đời; ngay cả khi lên ngôi vua, rắt bận rộn với công việc

chính sự nhưng ông vẫn chịu khó trau đồi kiến thức cho mình Lê Thánh

Tông đã đưa đất nước đến sự thịnh trị, đời sống nhân dân ấm no Và tắt nhiên để làm được điều này, nhà vua đã đổi mới rất nhiều về tư tưởng, văn hóa, giáo

dục .Trong thời gian trị vì ông đã làm rất nhiều việc có lợi cho đất nước, cho nhân dân Phan Huy Chú đã đánh giá về Lê Thánh Tông: “Tư chất và tính khí nhà vua rất cao sáng, ham học không biết mỏi, tay không rời quyển sách Về trí thức thì vua tôn trọng Nho thuật, cất nhắc anh tai, sáng lập chế độ, mở mang bờ cõi, văn võ tài lược hơn cả các đời" (Lịch tiểu hiển chương loại chí) Ngoài ra, số lượng tác phẩm thơ văn ông để lại cho đời khá lớn

1.2, TRUYEN KY MAN LUC- VAN DE TAC PHAM VA TAC GIA 1.2.1 Tác phẩm Truyễn kỳ man luc

Truyền kỳ mạn lục gồm 4 quyền, 20 thiên, có Lời tựa của Hà Thiện Hán

đề năm 1547 và tương truyền Đại hưng hầu Nguyễn Thế Nghị, bạn thân của

Mạc Đăng Dung đã dịch ra chữ Nôm, được thầy dạy là Nguyễn Binh Khiêm phủ chính Theo Phan Huy Chi, Truyén kỳ mạn lục có 22 truyện, nhưng các

bản sách hiện nay đều chỉ có 20 truyện; bao gồm: 1/ "Chuyện ở đền Hang

Vương" (Hạng vương từ ký); 2/ "Truyện nghĩa phụ ở Khoái Châu" (Khoái Châu nghĩa phụ truyện): 3/ "Truyện cây gạo" (Mộc miễn thụ truyện); 4/

"Chuyện gã Trả đồng giáng sinh" (Trả đồng giáng đản lục); 5/."Chuyện kỳ ngộ ở trai Tây" (Tây Viên kỳ ngô ký); 6/ "Chuyện đối tung ở Long cung" (Long đình đối tụng lục); 7/ "Chuyện nghiệp oan của Đào Thị" (Đào Thị nghiệp oan ký); 8/ "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” (Tan Viên từ phán sự lục); 9 "Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên"

“Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào” (Phạm Tử Hư du thiên tảo lục); 11/ "Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang" (Đà Giang dạ âm ký); 12/ "Chuyện người

Trang 27

con gái Nam Xương" (Nam Xương nữ tử truyện); 13/."Chuyén yeu quái ở

Xương Giang"(Xương Giang yêu quái lục); 14/."Chuyện cuộc đối đáp của

người tiều phu núi Na" (Na Sơn tiểu đối lục); 15/."Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều"(Đông Triều phế tự lục); 16/ "Truyện nàng Túy Tiêu" (Túy Tiêu

truyện); 17/."Truyện tướng quân họ Lý" (Lý tướng quân truyện); 18⁄."Truyện ning Lệ Nương" (Lệ Nương truyện); 19/."Chuyện cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa" (Kim Hoa thi thoại ký); 20/ "Chuyện tướng Dạ Xoa" (Dạ Xoa bộ soái

lục)

'Văn bản Truyền ky mạn iục, hiện có nhiều dị bản mang các tên gọi khác nhau như: Cựu biển truyền k} mạn lục, hoặc Tân biên truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập cú Những văn bản này đã được khắc in và sao chép nhiều lần để đáp ứng nhu cầu của người đọc

1.2.2 Vấn đề tác giả của Truyền kỳ mạn lực

Nguyễn Dữ, người xã Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, phủ Hồng Châu, (nay

là xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) Cha là Nguyễn Tường

Phiêu, Tiến sĩ khoa Bính Thìn, đời Hồng Đức (1496), làm quan đến Thượng thư bộ Hộ Nguyễn Dữ từ nhỏ đã nỗi tiếng học rộng nhớ nhiều Bài Tựa

Truyền kỳ mạn lục của Hà Thiện Hán viết năm 1547 có đoạn: "Tập lục này là

trứ tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu Ông là con trưởng vị

én sĩ triều trước Nguyễn Tường Phiêu Lúc nhỏ rất chăm lối học cử nghiệp,

đọc rộng nhớ nhiều, lập chí ở việc lấy văn chương truyền nghiệp nhà Sau khi

đâu Hương tiến, nhiều lần thỉ Hội đỗ trúng trường, từng dược bỗ làm tri

huyện Thanh Tuyển Mới được một năm, ông từ quan về nuôi mẹ cho tròn đạo hiểu, đến mấy năm không đặt chân đến chốn thị thành, thể rồi ông viết ra

tập lục này để ngụ ý " [30, tr 47]

Nguyễn Dữ sinh ra trong một giai đoạn rối ren, đầy biến động Đáng tiếc

Trang 28

B

đời nhà văn chỉ có thể suy đoán: Nguyễn Dữ có khả năng sinh vào khoảng,

i XV, sng và sáng tác khoảng nia du thé ki XVI

“Trong quá trình tim hiểu về Nguyễn Dữ, chúng tôi cũng đã tiếp cận với một số nhận định của các nhà nghiên cứu bản về niên đại và tên thật của

Nguyễn Dữ như sau:

“Trong Bàn thêm về vấn đề tác giá - tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Lại Van Hing khẳng định: Nguyễn Dữ là người có năm sinh xắp xi với Nguyễn Binh Khiêm và có thể kém Nguyễn Binh Khiêm vài tuổi Nguyễn Dữ sinh vào khoảng thập niên cuối thế kỉ XV và mắt khoảng thập niên thứ tư của thế ki XVI Ngoài ra, bàn về con đường hoạn lộ của Nguyễn Dữ, Lại Văn Hùng cũng cho rằng nguyễn Dữ đi thi và làm quan vào trước năm 1527

Còn nhận định của Nguyễn Phạm Hùng trong bài "Đoán định lại thân thế Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác Truyễn kỳ mạn lục", Tạp chí văn học, số

1/2006 thì không thể có việc Nguyễn Binh Khiêm phủ chính sich Truyén ky

mạn lục cho Nguyễn Dữ Ông cũng đồng tình với Trần Ích Nguyên cho rằng

nên gọi tên tác giả là Nguyễn Dữ Còn về thân thế Nguyễn Dữ, Nguyễn Phạm Hùng cho rằng Nguyễn Dữ đi thi, làm quan điều dưới triều Lê, cáo quan trước khi nhà Mạc tiến ngôi (1527) và viết Truyền &} mạn lục trong thời gian mới cáo quan ở ẩn từ dưới triều Lê Và Nguyễn Dữ không phải là học trò của

"Nguyễn Binh Khiêm

Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Hồng, trong "Vấn đề đọc tên tác giả

lan lục", Tap chi Han Nom, s6 1/2003, đã có một cách nhận định cởi mở : “Một cách xử lí khoa hoe, nghiêm túc mà cũng phù hợp với thực tế Truyền kỳ

đã có, tốt hơn hết là nên tiếp tục gọi tên ông, tác giả bộ Truyền ky) man luc cia

văn học nước nhà là Nguyễn Dữ Khi cần thiết, cũng có thể mở ngoặc thêm

Trang 29

24 Tóm lại, dù có nhiều giả thuyết đi nữa về Nguyễn Dữ nhưng vẫn khẳng kỳ ‘man lục Tác phẩm được đánh giá cao là "một thiên cỗ kì bút, ang van hay

định rằng: Ông là tác giả của tác phẩm truyện truyền kỳ nỗi tiéng Truy

của bậc đại gia muôn đời"

1.3 VỊ TRI CUA THANH TONG DI THAO VA TRUYEN KY MAN LUC

TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC VIET NAM

1.3.1 Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lực trong thể loại truyền kì

Truyện truyền kì Việt Nam vốn có nguồn gốc từ thể loại truyền kì ảo của Trung Quốc nhưng có một quá trình hình thành và phát triển nội sinh gắn liền với nền văn hóa dân tộc Việt Nam Bên cạnh những cốt truyện phóng tác theo truyện truyền kì của Trung Quốc thì các tập truyện của truyền kì Việt Nam có cốt truyện, tình tiết, môtip được tiếp thu từ văn học dân gian Đôi khi nhiều

nhân vật trong truyện kì có nguyên mẫu trong truyện dân gian

Theo Tir dién Tiéng việt Truyền kì có nghĩa là "có tính chat những truyện

kì lạ lưu truyền lại", còn trong Từ điển văn học giải thích: “Truyền kì là một thể loại tự sự ngắn cỗ điển của văn học Trung Quốc thịnh hành ở đời Đường”

“Truyền kì Việt Nam có thể đã bắt đầu xuất hiện từ thế kỉ XIII Các tác phẩm này đều có cốt truyện đơn giản, sơ lược, mang màu sắc dân gian thuần phác Và chính văn học dân gian đã tác động trực tiếp đến quá trình hình thành, phát triển của thể loại truyền kì

Con đường của truyện kì áo Việt Nam thời trung đại từ Lý TẾ Xuyên với

Việt điện u linh, qua Trần Thé Pháp với Lĩnh Nam chích quái đến Lê Thánh

"Tông, Nguyễn Dữ là những bước phat trién liên tục

Giai đoạn đầu tiên (từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV) là giai đoạn đặt nền

Trang 30

2s

học chức năng Các tác phẩm chủ yếu dừng ở việc sưu tằm, ghi chép, chưa có sự sáng tạo về nghệ thuật Truyện truyền kì chỉ thực sự xuất hiện vào thế ki

XV-XVI với sự ra đời của Thánh Tông di thảo và Truyén kj man lục, trong đó Thánh Tổng di thảo được xem là "bước đột khởi" (Vũ Thanh) vi Truyén kỳ mạn lục là đình cao của thể loại Ở giai đoạn này, truyền kì đã thoát khỏi

ràng buộc của văn học dân gian, trong đó yếu tố

1 do được sử dụng một cách

điêu luyện và kết hợp nhuần nhuyễn với yếu tố thực Các tác giả giai đoạn

này, viết với một cảm hứng sáng tạo thực sự, đã đạt nhiều thành tựu rực rỡ cả về nôi dung và nghệ thuật "phóng thành công con tàu văn xuôi tự sự vào quy

đạo nghệ thuật" (Nguyễn Đăng Na) Điều này đã được đánh dấu bằng sự xuất

hiện của hàng loạt những nhân tố mới, cũng là quá tiến tới hoàn thiện những quy chuẩn về mặt thể loại

Giai đoạn thể ki XVIII đến giữa thé ki XIX, xã hội Việt Nam có nhiều

biến động, chế độ phong kiến đi vào khủng hoảng một cách trằm trọng Văn

học lúc này đi theo hướng mới, các nhà văn tập trung phản ánh những điều

xây ra trong cuộc sống, văn xuôi lúc này có xu hướng phát triển sang thể loại

kí.Tiêu biểu như các tác giả như Đoàn Thị Điểm, Vũ Trinh, Pham Quy Thich

đã đưa truyền kì sang một bước phát triển mới

Cuối thể ki XIX là giai đoạn chuyển giao giữa văn học trung đại và văn

học hiện đại Cùng với sự ra đời của chữ Quốc ngữ và ảnh hưởng của văn học

phương Tây, lúc này truyện truyền kì trong văn học trung đại bị suy yếu và kết thúc, hoàn thành vai trò sứ mệnh của mình Nhưng nó còn tiếp tục chịu

ảnh hưởng của các thể loại văn học sau này

Như đã nói ở các phần trên, yếu tố kỳ ảo có vai trò quan trọng trong quá

trình sáng tao Thanh Tong di thảo và Truyền kỳ mạn lục của Lê Thánh Tông

và Nguyễn Dữ Từ góc nhìn cảm hứng, cũng có thể nói các tác giả đã dùng

Trang 31

26

ta thường nói những gì không giải quyết được trong đời sống thực tế cho số phân con người lao khổ thì các tác giả khiếm danh luôn tìm cách giải quyết bằng các phương tiện thần kỳ Nghiên cứu thể truyện truyền kì ta cũng thấy

các tác giả thường lấy yếu tố "kỳ" để giải quyết các yếu tổ"thực”, dùng "kỳ" để nói "thực" Dĩ nhiên hai dòng văn học trên không giống nhau, nhất là về

thể giớ

đại, điều thú vị là ta vẫn thỉnh thoảng tìm thấy các dạng khác nhau của yếu tố quan và quan niệm về giai cắp Đến với thời văn học hiện đại, đương

kỳ ảo vẫn được sử dụng Điều đó, chứng tỏ yếu tố kỳ ảo có cái lý riêng để còn

được vận dụng sáng tạo

1.3.2 Ảnh hưởng của Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lực

trong mạch truyện văn xuôi trung đại

Từ việc tiếp thu văn học dân gian một cách thụ động thì dần dần các nhà văn đã đưa đứa con tinh thần của mình thoát ra khỏi sự khuôn mẫu, máy móc

mà bắt đầu có sự sáng tạo Nếu thời gian đầu, các tác phẩm truyền kì lấy các

vị thần, nhà sư, làm đối tượng phản ánh chủ yếu thì ở thời gian sau các tác

phẩm này lại đề cập đến con người đời thường trong xã hội Nó luôn gắn liền

với hiện thực cuộc sống của xã hội như:những câu chuyện tình yêu, cảnh nhớ

quê hương, khao khát được sống trong hạnh phúc Tất cả đều xuất phát từ cuộc sống thực tế hằng ngày Điều đó, chúng ta thấy được sự đổi mới trong tư

duy sáng tạo nghệ thuật của nhà văn

Những cốt truyện trong những tác phẩm của Lí Tế Xuyên, Trằn Thế Pháp đã thực sự thay đổi khi đến Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ Ở đây, những cốt truyện cũ chính là cái cốt truyện cũ chính là cái cớ để nhà văn thể hiện điều mình muốn gửi gắm đã tạo nên sáng tạo mới Điều đó, thể hiện

bước tiến quan trong của thể loại truyện truyền kì Việt Nam thời trung đại Đến thời Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ thì kiểu nhân vật mới bắt đầu xuất

Trang 32

mm

trong Thánh Tổng di thảo với việc xuất hiện nhân vật thứ ba - hiện thân của nhà văn Lúc này, các nhân vật không chỉ miêu tả hình dáng ở bên ngoài mà

nhà văn đã đi sâu vào khai thác bên trong tâm hồn , đời sống nội tâm phong

phú cùng với khắc họa tính cách nhân vật Chính vì những đóng góp to lớn này mà các nhà nghiên cứu luôn nhắc đến Truyền

"Chú trọng đến việc phản ánh những xung đột bình thường trong đời sống gia

đình, cũng như việc đi sâu khắc họa nội tâm nhân vật đã xác định được vị trí

mạn lục của Nguyễn Dữ

người mở đường cho loại truyện ngắn thể sự trong lịch sử văn học dân tộc của

Nguyễn Dữ và khiến cho truyện của ông trở nên gần gũi với văn xuôi hiện

đại" Chính vì vậy, Nguyễn Dữ được coi là cha đẻ của loại hình truyện ngắn

trung đại Việt Nam

Vào thế ki XV, Thánh Tông đi thảo đã mở ra một giai đoạn mới trong cquá trình hình thành và phát triển của truyện ngắn Việt Nam Tác giá dẫn dẫn

thoát khỏi những ảnh hưởng thụ động của lối ghi chép thuần túy những sáng

tác dân gian có sẵn, cũng như ảnh hưởng trực tiếp của sử liệu để tạo dựng cho

tác phẩm của mình những phẩm chất nghệ thuật mới mẻ Ở đây diễn ra một quá trình biến đổi về chất trong mối tương quan giữa truyền kì và dân gian

Sự tách rời ấy cũng là khởi đầu cho việc hình thành những tác gia văn xuôi có năng lực sáng tạo độc lập

với nền văn học viết trung đại, truyện truyền kỳ Việt Nam thể hiện một quá trình vận động, phát triển liên tục, từ việc kế thừa những thành tựu,

cơ sở ban đầu của truyện u linh, chí quái, sử truyện đạt đến những thành tựu đỉnh cao và đi din vào con đường thoái trào của mình Kiểu Thu Hoạch đã

thống kê được tổng số 7 tác phẩm thuộc loại hình truyện truyền kì trung đại

Việt Nam, trong đó có tác phẩm Thánh Tông di thảo là tác phẩm mở đầu của

Trang 33

28

“Tóm lại, truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam có một lịch sử phát triển lâu đài Truyện truyền kỳ xuất phát và vận động từ những tiền đề từ văn học dân gian, văn học viết có tính chất "kì ảo" trong nền văn học viết dân tộc, nó

có những thành tựu nổi bật đóng góp tích cực vào sự phát triển của văn học trung đại Việt Nam

TIỂU KÉT CHƯƠNG L

Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục là hai tác phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến mạch truyện văn xuôi trung đại Việt Nam Về nguồn gốc xuất xứ

của văn bản và cũng như chính các tác giả tạo nên hai kiệt tác này còn nhiều hạn thể giới nghệ thuật thì chúng tôi nhận tranh luận của các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, với sự khu biệt và gi

nghiên cứu của luận văn ở phương di

thấy hai tác phẩm đã có một vị trí r địa” trong "mảnh đất" truyện

truyền kỳ Việt Nam Hai tác phẩm này đã đặt nền móng cho sự phát triển của

đồng văn xuôi trung đại Việt Nam, đặc biệt là một số yếu tố như : cốt truyện,

tình tiết, môúp bắt nguồn từ văn học dân gian được đưa vào các câu chuyện trong hai tác phẩm một cách sáng tao, mang tính nghệ thuật, góc nhìn thẩm

Trang 34

CHUONG 2

THÊ GIỚI HÌNH TƯỢNG

TRONG THANH TONG DI THAO VA TRUYEN KY MAN LUC

Đối với tác phẩm truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam, xét về phương

ddign nghệ thuật thì Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ mạn lục là hai tác phẩm dai diện tiêu biểu Đặc biệt là ở góc độ xây dựng hình tượng nghệ thuật trong

tác phẩm thì hai tác phẩm này chứa đựng một thế giới nhân vật rất đa dạng,

phong phú Với nội dung chủ yếu là kể những câu chuyện lạ về đất nước, con người trong quá trình lịch sử, là những chuyện 4ÿ niên va link địa Nỗi bật ch độc đáo, thú vị Các truyện tập trung vào hai loại nhân vật, đó là loại nhân vật hiện thực và loại nhân vật siêu thực Hai loại nhân vật này đều có nét đặc thù lại

trong thế giới hình tượng nghệ thuật là xây dựng nhân vật một

vừa có những điểm chung, thống nhất Cùng với đó, một nét mới lạ là tác giả

của Thánh Tông di thảo và TruyÈn kỳ mạn lục đã dat các nhân vật của mình

trong một không gian và thời gian nghệ thuật mang ý nghĩa rất cao về mặt thi

pháp, góp phần tôn thêm giá trị nghệ thuật của từng câu chuyện trong các tác phẩm 2.1 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG THANH TONG DI THAO VA TRUYÊN KỲ MẠN LỤC 2.1.1 Kiểu hình tượng nhân vật ign thực" trong Think Tong di thảo và Truyền kỳ mạn lực

4) Hình tượng nhân vật vua chúa, quan lại

Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ đều là hai nhà nho, chịu ảnh hưởng tư

tưởng nho giáo chính thống Trong tác phẩm của mình, các tác giả da xây

dựng nhiều nhân vật vua chúa, quan lại phong kiến theo quan điểm riêng Nếu

như, từ quan điểm phong kiến tập quyền trung ương, Lê Thánh Tông thường

Trang 35

30

quan ở thời đại ông có nhiều xấu xa, hèn mọn Bàn về vấn đề này, Lê Nhật Ký xem việc xuất hiện của nhà vua trong truyện 7ï Chuộ là một cách

khẳng định uy lực của nhà vua, một uy lực được Đồng Thiên Vương cảm thấu

[36, tr 515] Trong khi đó, Nguyễn Đăng Na thấy nhân vật quan lại thi hung

tơn, tham lam, hiểu sắc như Lí Hữu Chi (Truyén Lí Tướng Quán), nham hiểm

và thâm độc như Thân Trụ quốc (Truyện nàng Túy Tiêu) [21, tr 189] Cần

phân biệt loại nhân vật vua quan trong Thánh Tổng di hảo là thuộc thời đại

của Lê Thánh Tông, một thời đại phát triển và nhân vật được thẻ hiện có quan

hệ với quan điểm tự tôn của tác giả Còn nhân vật của Nguyễn Dữ là nhân vật được phản ánh, sáng tao theo tinh thin phê phán Trong Thánh Tông di thảo, việc đề cao ngôi "chí tôn" được xem là một trong những tư tưởng quan trọng

nhất Có thể tiếp tục nhận ra đều ấy qua các truyện như: Ngọc nữ về tay chan

chủ, Hai phật cãi nhau Bàn về việc đỀ cao tài năng phi thường của Hoàng để

trong truyện Ngọc nữ về ray chân chủ, sau khi trích một đoạn đài tác phẩm miêu tả tài năng phi thường của một con người được xem là vua, Đỉnh Gia

Khánh viết "Ngọc Hoàng bèn cho là phải và gả con gái cho người ấy, chứ không ga cho Sơn thần hoặc Thủy thần Rõ ràng là truyện đã khẳng định uy lực tuyệt đối của Hoàng đề, việc mà Lê Thánh Tông nỗ lực tiến hành trong ý' đồ củng cố chế độ quân chủ chuyên chế” [36, tr 487] Còn trường hợp /iai phật cãi nhau là truyện liên quan đến sư sãi - nhà chùa, nhưng là chuyện kể việc vua Lê Thánh Tông đi chẩn cấp cho dân, đêm đến nghỉ cạnh một ngôi chùa ở Văn Giang rồi thấy chuyện hai phật cãi nhau như thế Nói về chuyện này, Định Gia Khánh viết: "giữa đêm nhà vua ghé nhỏm vào trong chùa vắng

thì thấy một tượng phật bằng đắt và một tượng phật bằng gỗ cãi nhau” [36, tr

489], Đó cũng là cách tự để cao của vua Lê Thánh Tông trong việc chăm sóc

người dân Nó cho thấy ý thức củng cố quyền lực và tinh cảm đối với nhân

Trang 36

31

Lí Tướng quân lại khác Chính bọn này đã gây bao dau khổ cho nhân dan, gia đình li tán, nhân tải vật lực bị tàn phá: "phục dịch nhọc nhẳn, anh nghĩ em đi,

chồng về thì vợ đổi, ai nấy đều vai sưng, tay rách rất là khổ sở” [41, tr 188]

Cũng đề cập đến tội ác của vua quan, trong Truyén ky} man luc có Truyện đối đáp của người tiều phu múi Na Tác giả đã khái quát đễ nói những đều tham

những cụ thể: “Vua thì thường dối trá tính nhiều tham dục vung vãi châu

ngọc, dùng ving như cỏ rác, tiêu tiền như đắt bùn, hình phạt có của dút là

xong, quan chức có tiền mua là được, kẻ dâng lời ngay thì phải giết, kẻ nói đều nịnh thì được thưởng, lòng dân động lay Vậy mà các kẻ đình thần, trên

dưới đều hùa, trước sau nú ”[41, tr 189] Ta thấy không chỉ có bọn quan lại mà cả vua chúa cũng gây ra rất nhiều tội ác, nhiều đạo đức suy đổi, hu bại

Tuy có sự khác nhau về phản ánh nhân vật vua quan phong kiến nhưng các

tác phẩm đều trở thành tắm gương soi thời đại của các tác giả

9) Hình tượng nhân vật nho sĩ

'Ở xã hội phong kiến, hình tượng nhân vật nho sĩ là đối tượng luôn được

xã hội quan tâm và đặt nhiều hi vọng Bởi vì họ là chỗ dựa vững chắc, là niềm tin, niềm kì vọng của mọi người, chính họ góp phần vào sự hưng thịnh hay suy vong của một đất nước Vì vậy, loại nhân vật này xuất hiện khá phổ biến

trong Thánh Tông di thảo và Truyên kỳ mạn lục Nhìn chung, nho sĩ được các

tác giả ngợi ca bởi những điều tốt đẹp mà họ mang đến cho xã hội Cho nên, họ đáng được xã hội trọng dụng và đẻ cao Để thấy được những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật nho sĩ thì các tác giả luôn tạo nhân vật trong những hồn cảnh tơng thiển, vắt vả Chính niềm tin và ÿ chỉ, nghị lực trong cuộc sống đã giúp nho sinh vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc đời và dần dần khẳng định mình Môtip thường gặp khi viết về nhân vật nho sĩ đó chính là

Trang 37

32

lẫn mẹ từ lúc mới lọt lòng Chú ruột đem về nuôi nắng” [38, tr 37] Đắy cũng

chính là cảnh ngộ của Tử Khanh: *Ở Sơn Bắc có Nguyễn Tử Khanh, cha mẹ mắt sớm chỉ có một người anh” [39, tr 76] Hoặc hoàn cảnh mỗ côi của

chàng nho sĩ: “Làng Thần Khê có anh đồ kiết, cha mẹ mắt sớm, em trai không

có, hai mươi tư tuổi mà vẫn chưa có vợ Nhà nghèo quá, chỉ nhờ bút nghiên

mà sống" [38, tr 144] Như vậy, nhà văn đã đặt nhân vật vào hoàn cảnh cần được thử thách Nghèo khổ, đói rét không làm chùn bước chân đến với cửa Không sân Trình của họ.Và dé cho các nhân vật nho sinh di đến thành công

thì một trong những yếu tố bên ngoài giúp đỡ con đường hiển danh cho những chàng nho sĩ bằng con đường đi ở

Đây cũng là cơ hội vượt qua khó khăn

tục chỉnh phục con đường cơng danh Đó là hồn cảnh của Thiên Tích trong Cñuyện gã Trà đồng giáng sinh: "gia cảnh nghèo nàn, ăn tiêu không đủ

n về lễ lan

( ) Họ Hoàng bèn đón Dương sinh đến làm rẻ, phàm những pl

khách khứa, hết thay đều tự bỏ ra cả" [41, tr S1] Vì vậy, nên Sinh được

thánh thơi để chí về đường văn học, rồi đi thi hai khoa đều đỗ Qua nhân vật

nho sinh, các tác giả đã đưa người đọc đến một niềm tin Cuộc đời của mỗi con người đều gặp khó khăn, gian khổ điều quan trọng là chúng ta chỉ cần có đủ kiên nhẫn, niềm tin, nghị lực để chịu đựng vượt qua thử thách, khó khăn đó cuối cùng chúng ta sẽ là những con người thành công, chiến thắng trên

cuộc đời này

Nhân vật nho sĩ được miêu tả trong Thánh Tông di thảo và Truyền kỳ: mạn lục đều là những con người thông minh, học vấn uyên bác, thâm thúy nho nhã, đặc biệt sự thông minh ấy được thẻ hiện ngay từ ấu thơ Thiên Tích “thiên tri cao mại, học vấn rộng rãi, phảm sách vở văn chương cỗ kim, khơng

Trang 38

3

vậy, Hồng đế Lê Thánh Tông không chỉ thông minh, học rộng, am hiểu

nhiều mà còn biết áp dụng những ở cửa Không sân Trình vào việc trị vì đất nước Chính vì vậy, ông được xem là nhà vua mẫu mực, triều đại của ông

được đánh giá là triều đại thịnh trị nhất Còn Nguyễn Dữ theo lời tựa của Hà “Thiện Hán:"Thuở nhỏ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, muốn lấy văn chương

kế nghiệp nhà, từng thi đỗ hương tiến, nhiều lần thi hội đều đỗ đạt”

Nhân vật người nho sĩ hội tụ cả đức và tài trong quan niệm của người trung đại, là hình mẫu lí tưởng theo quan niệm của Nho giáo Dé là quan niệm

"tễ gia, trị quốc, bình thiên hạ” Người quân tử quan niệm muốn đất nước

được an bình thì gia đình trước hết phải có trật tự Họ luôn làm gương trước

thê tử Họ luôn đặt chữ hiểu lên trên quan hệ huyết thống của gia đình Chàng

thư sinh trong "Thử tinh chuột"; mặc dù mới cưới vợ, vợ chồng hương lửa đương nồng nhưng trước lời khuyên của cha là đi học, anh đã nhận lời để bó mẹ già được vui lòng Ngoài ra, nhân vật nho sinh còn thể hiện truyền thống

tôn sư trọng đạo, tiếp tục được phát huy trong thể loại truyền kì "Khi Dương

Trạm chết, các học trò đều tan đi cả, duy Tử Hư làm lều ở má để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về" [41, tr 142]

'Như vậy, chúng ta thấy rằng đối với hình tượng nhân vật nho sĩ học tập chữ nghĩa thánh hiền là một trong những mục tiêu cao quý nhất mà giới trí thức tìm đến thức luôn muốn đạt tới Cửa Không sân Trình là nơi mà người để gửi gắm lí tưởng sống của mình Trong /iiểu để nhị thân truyện" nhà tuy

túng thiếu mà gia đình vẫn hòa mục như thường Ba đời theo nghiệp học,

chưa có thành tựu đỗ đạt gì” [38, tr 76] Họ luôn cần cù, chịu khó, nhẫn nại

Trang 39

M

cảnh nghèo nàn, ăn tiêu không đủ Đằng sau sự nghèo túng ấy là ý chí, nghị

lực vượt qua số phận của nho sĩ

'Các nho sĩ có những phẩm chất cao quý là tỉnh thần trọng nghĩa, luôn có

ý thức trách nhiệm với đời và thái độ coi thường danh lợi Họ luôn tâm niệm

giữ mình cao khiết, trong sạch ” ta không thể vì số lương năm đấu gạo đó mà

buộc mình trong áng lợi danh" [41, tr 125] Bản chất trọng nghĩa khí còn thể

hiện ở chỗ sống trong nghèo khó, họ vẫn luôn giữ gìn khí tiết Chàng nho sĩ trong truyện Một đòng chữ lẫy được gái thần đã từ chỗi nhận lễ vật của một cô gái xinh đẹp đến xin chữ kí: “Vả tôi nghèo kiết thế này, những bút mực này thật không đáng có Nước thơm, giấy cống, nhà nho nghèo cũng không cần dùng đến Vàng bạc vẫn là quý, nhưng ăn mặc đã có tiền dạy học Nay lại

định khước từ

được tặng thêm chẳng hóa ra vô tội mà thành có tội u? Toi không đám nhận" [38, tr 146)

Bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật nho sĩ được để cao thì những thói hư tật xấu của tầng lớp này vẫn được các tác giả nói đến Đó cũng

là sản phẩm của xã hội phong kiến đã đến lúc mục ruỗng, suy tàn Chẳng hạn,

kiểu nhân vật ham mê sắc đẹp hơn là việc tu dường ở học đường: Chuyện ki ngộ ở trại Tây với anh học trò Hà Nhân "quê ở Thiên Trường, khoảng năm

Thiệu Bình ngụ ở kinh sư để tòng học cụ Ức Trai (Nguyễn Trãi)" [41, tr 59]

han vat nay thể hiện khá chân thực: “Sinh tuy mượn tiếng du học, nhưng

'bút nghiên chí nản, son phần tình nồng Ngày nào mới buổi xuân dương, thoắt

lạnh" [41, tr 72] Nhân vật nho sĩ không chỉ

đắm sắc đẹp, quên học hành, tu dưỡng bản thân, mà còn có một số thói xấu

đã trời đông ti lỄ sa ngã, mê

khác như tự kiêu, tự mãn trong học tập Sự khiêm tốn, điềm đạm ngày càng

Trang 40

35

thường lấy văn tài mà kiêu ngạo với người khác, cho nên trời mới bắt đỗ

muộn để phải chùn nhụt cái nết ngông ngạo đi ( ) Họ thường đổi họ để đi

học, thay tên để đi thị; hễ trượt đỗ thì đỗ lỗi mờ quáng cho quan chấm trường,

hơi thành danh thì hợm mình tài giỏi hơn cả tiền bối, chí khí ngông ngạo tính

tình tráo trở, thấy thầy nghèo thì lản tránh, gặp bạn nghèo thì làm ngơ" [41, tr

144-145] Chính vì sự xuống cấp, suy đồi đạo đức nhân cách của giới nho sĩ mà khi Dương Trạm chết đi, tuy mấy nghìn học trò vẫn "không một ai đến viếng mộ”

Loại nhân vật nho sĩ kém phẩm chất vừa nói trên chỉ là một bộ phận nhỏ,

nhưng rõ rằng cái nhìn nghệ thuật của các tác giả đã không bỏ qua mặt tiêu

cực của tầng lớp này Cái nhìn ấy vừa cho thấy quan điểm của tác giả khá minh bạch, vừa cho thấy ý nghĩa lịch sử xã hội của thời đại đã được phản ánh vào văn chương truyền kỳ bấy giờ

©) Hình tượng nhân vật thương gia

Loại hình nhân vật thương gia trong truyện truyền kỳ xuất hiện không,

nhiều Nhìn chung, nó xuất hiện chủ yếu ở 7ruyển kỳ mạn lục, điều đỏ cũng thật để hiểu vì thời Nguyễn Dữ xuất hiện tằng lớp thị dân cùng với sức mạnh của đồng tiền có vai trò quan trọng trong xã hội Dưới con mắt của các nhà Nho lúc này, tằng lớp này hiện lên không mắy tốt đẹp Tác giả đã đi sâu vạch trần sự giảo quyệt, lừa đảo ở họ Trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu Trọng Qùy chồng của Nhị Khanh vốn là một kẻ có máu ham mê cờ bac Trai qua biết bao khó khăn thử thách, hai vợ chồng mới được đoản tụ, vẫn tưởng cuộc sống gia đình sẽ được hạnh phúc, song bản chất ham mê cờ bạc vẫn còn trong con người anh ta Trọng Qùy thì thích Đỗ Tam có nhiều tiền trong những canh bạc còn Đỗ thì ham Qùy có vợ đẹp Như vậy, hắn đi lại

Ngày đăng: 31/08/2022, 19:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN