1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm truyện ngắn Tô Hoài qua Truyện cũ Hà Nội

124 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 22,69 MB

Nội dung

Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Tô Hoài qua Truyện cũ Hà Nội góp phần tìm hiểu sâu sắc thêm phong cách nghệ thuật của Tô Hoài qua những đóng góp nổi bật của nhà văn trong các mảng đề tài nói chung, đặc biệt là mảng đề tài viết về Hà Nội

Trang 1

VÕ THỊ TÂM

ĐẶC ĐIÊM TRUYỆN NGẮN TƠ HỒI

QUA CHUYỆN CŨ HÀ NOI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỌI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VÕ THỊ TÂM

ĐẶC ĐIÊM TRUYỆN NGẮN TƠ HỒI

QUA CHUYEN CU HA NOI

LUAN VAN THAC Si

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN NGOC THU

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 3

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được:

ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 4

MỤC LỤC

MO BAU 1

1 Ly do chon dé tai 1

2 Lịch sử vấn đề

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phuong pháp nghiên cứu 5 Đồng góp của luận văn

6 Cầu trúc của luận văn

CHƯƠNG I KHÁI LƯỢC VỀ TRUYỆN NGẮN VÀ VỊ TRÍ TRUYỆN

NGAN TRONG SÁNG TAC CUA TO HOÀI 9 1.1 KHÁI LƯỢC VE TRUYEN NGAN 9

1.1.1, Đôi nết về truyện ngắn 9

1.1.2 Đặc điểm truyện ngắn 10

1.2 VỊ TRÍ TRUYỆN NGẮN TRONG SÁNG TÁC CỦA TƠ HỒI 1B

1.2.1 Vài nét về đời sống và đời văn của Tơ Hồi 13 1.2.2 Truyện ngắn Tơ Hồi trong dịng chảy lịch sử 1s

1.3 QUAN NIỆM CỦA TƠ HỒI VỀ VĂN HỌC VÀ TRUYỆN NGẮN 25

1.3.1 Quan niệm vẻ văn học 25

1.3.2 Quan niệm về nghề văn 26

1.3.3 Quan niệm về thể loại truyện ngắn 28

1.4 SỰ XUẤT HIEN CUA CHUYEN CU HA NOI 31

CHUONG 2 BỨC TRANH HIEN THYC VE CUQC SONG CON

NGƯỜI QUA CHUYỆN CẼ HÀ NỘI 3

2.1 HIỆN THỰC MUÔN MÀU VỀ HÀ NỘI XƯA 3

2.1.1 Cảnh sắc Hà Nội xưa 33

Trang 5

2.2.2 Chân dung tác giả 70 2.2.3 Hình ảnh những nhà văn, nhà thơ, 1

CHƯƠNG 3 NHUNG NET NOI BAT VE NGHE THUAT CUA

TRUYEN NGAN TƠ HỒI QUA CHUYỆN CŨ HÀ NỘI 80

3.1 NGÔN NGỮ, 80

3.1.1 Ngôn ngữ bình dị, dân đã 81

3.1.2 Vận dụng kết hợp lối nói của tục ngữ, thành ngữ, ca dao 85

3.1.3, Ng6n ngữ nước đôi 89 3.2 KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 91

3.2.1 Không gian nghệ thuật 9Ị 3.2.2 Thời gian nghệ thuật 9% 3.3 GIỌNG ĐIỆU - 102 3.3.1 Giọng điệu tự nhiên 103 3.3.2 Giọng điệu hóm hinh, tỉnh quái 105 3.3.3 Giọng điệu trữ tình 110

KẾT LUẬN 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MO BAU

1 Lý do chọn đề tài

Tơ Hồi (1920-2014) là một trong những nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam Với hơn bảy mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã để lại

một khối lượng tác phẩm văn xuôi, da dạng phong phú cả vẻ tư tưởng nghệ

thuật và bút pháp thể hiện Cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông đã được giới nghiên cứu phê bình cùng nhiều thế hệ bạn đọc quan tâm tìm hiểu Dù

vậy, từ thế giới nghệ thuật đầy ắp sự sống và tài năng lao động nghệ thuật ấy, việc có thêm nhiều người đọc, nhiều công trình nghiên cứu về Tô Hoài với những góc nhìn khác nhau, để cảm nhận, nghĩ tiếp và phát hiện thêm tầm vóc của một phong cách nghệ thuật lớn trong nền văn xuôi hiện đại nước nhà vẫn

là hết sức cần thi

'Vốn là nhà văn từng thử sức bút của mình trên nhiều thể loại, ở thể loại

nào, văn phẩm của Tô Hoài cũng đều được sự chờ đợi và đón nhận của người

đọc; song có lẽ, truyện ngắn là một trong những mảng sáng tác nỗi bật nhất và đóng góp đặc sắc nhất của ông Sau những tập truyện ngắn viết về thế giới loài vật, về hiện thực cuộc sống của con người miền núi Việt Bắc,Tây Bắc; và những tập hồi ký, thì sự ra đời của Chuyện cữ Hà Nội xuất bản lần đầu vào

năm 1986 với bốn chục truyện và tái bản lần thứ nhất và lần thứ hai với 114

truyện (vào năm 1998 và 2000) được in làm hai tập, đã tiếp thêm một nguồn

cảm hứng bắt tận cho mảng văn học viết về Thăng Long - Hà Nội ngàn năm

lịch sử Nói như nhà nghiên cứu Phong Lê: “Hà Nội mà ơng (Tơ Hồi) đã vừa trải rộng vừa đào sâu vào thế giới bên ngoài lẫn bên trong, Hà Nội cũng vin

cứ đi theo ông, dẫu ông đi bất cứ đâu, đều thành hành trang của ông, để mỗi lúc soi nhìn nó, ông lại thấy thêm bao điều mới lạ, cả trong 3 chiều: Quá khứ,

Trang 7

Vi vay, việc di sâu tìm hiểu Đặc điểm truyện ngắn Tơ Hồi qua

Chuyện cũ Hà Nội sẽ không chỉ để hiểu thêm chiều sâu của một mảng đời sống và đời văn của ông mà còn qua đó còn sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đầy

đủ và sâu sắc hơn về những đóng góp của Tơ Hồi trong quá trình vận động và phát triển của truyện ngắn Việt Nam hiện đại

Tô Hoài cũng là một trong những tác gia có tác phẩm được đưa vào giảng dạy và nghiên cứu trong nhà trường từ phổ thông đến đại học Việc nhận diện đặc điểm truyện ngắn Tô Hoài qua Chuyện cũ Hà Nội sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn thể giới nghệ thuật phong phú, đa dạng và độc đáo của

nhà văn

2 Lich sử vấn đề

Cũng như nhiều nhà văn nỗi tiếng khác, với Tô Hoài, giới nghiên cứu trong và ngoài nhà trường cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận án,

luận văn và bài viết về cuộc đời, sự nghiệp và từng tác phẩm của ông Chỉ tính riêng trong cuốn 76 Hoài vẻ tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản Giáo dục,

năm 2007 do Phong Lê (giới thiệu) và Vân Thanh (tuyển chọn), cũng đã có

đến tám mươi chín danh mục

Dưới đây, chúng tôi chỉ lại một số công trình, bài viết có liên

‘quan gián tiếp và trực tỉ 21 Những bị sáng tác của Tơ Hồi

viết, công trình nghiên cứu nỗi bật về sự nghiệp

Có lẽ, người đầu tiên chú ý tìm hiểu văn chương Tô Hoài là nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan Trong công trinh Nha van hién đại, Quyển Tư,

Trang 8

Hoài (Nguyễn Sen), Vũ Ngọc Phan đã nêu nhận xét: “Tiểu thuyết của Tơ Hồi cũng thuộc loại tả chân như tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, nhưng

Nguyễn Công Hoan ngả về mặt hoạt kê, cịn Tơ Hồi có khuynh hướng về xã hoi.” 35, tr 104]

~Trong tập sách đã nêu trên, ở bài viết mở đầu 7ư Hồi, sáu mươi năm

viết, Phong Lê cho rằng: “Đặc sắc của Tô Hoài trước năm 1945 là truyện

ngắn, gồm truyện ngắn về loài vật và truyện ngắn về cảnh và người một vùng quê ven đô- quê ngoại và cũng là quê sinh- nơi tác giả đã sinh sống suốt đời cho đến hôm nay.” [26, tr 27]

- Phan Cự Đệ nhận xét: “Tơ Hồi có một khả năng quan sát đặc biệt, rất thông minh, hóm hỉnh và tỉnh tế Khả năng này giúp anh thành công khi miêu

tả những hiện tượng bên ngoài, dễ trực quan sát và cảm thụ, cảnh vật thiên nhiên, sinh hoạt hằng ngày, phong tục lễ nghi, thế giới loài vật nhưng

khả năng này rõ rằng là không đủ khi nói về đời sống tâm lý bên trong, biện chứng tâm hồn, những quy luật bản chất xã hội Mặt khác, giống như một số nhà văn hiện thực phê phán chuyển mình sang phương pháp hiện thực chủ nghĩa, Tơ Hồi miêu tả khá thành công các quan hệ gia đình, làng xóm, bạn bè, "[6, tr 108] ~ Hà Minh Đức trong Lởi giới thiệu tuyển tập Tơ Hồi khẳng định: “Tô nhanh chóng thế giới khách Hoài có một năng lực phát hiện và nắm quan”

- Nguyễn Đăng Mạnh trong tap sich Nha van Vige Nam hign dai —

Chân dụng và phong cách đã cảm nhận một cách sâu sắc về quan niệm nghệ thuật và bút pháp của Tơ Hồi: “Có thể nói, Tơ Hồi là nhà văn của người

thường, của chuyện thường, của đời thường Nhưng có lẽ phải nói thế này mới đúng với Tơ Hồi Ơng khơng phải khơng phản ánh lich sit, thm ct

còn

Trang 9

*Tôi hình dung con người Tô Hoài, cũng như văn phong Tơ Hồi, chủ yếu làm bằng những nét nhẹ, mảnh, nhuằn nhị, tinh tế, đôi khi mờ ảo nữa.” [26, tr 102]

~ Nguyễn Văn Long nhấn mạnh: “Ở Tơ Hồi, cảm quan hiện thực

nghiêng về phía sinh hoạt và phong tục” [29, tr 78]

~ Về ngôn ngữ, giọng điệu, Vân Thanh nhận định: “Ngôn ngữ Tơ Hồi thường ngắn gọn và rất gần với khẩu ngữ của nhân dân lao động” [42, tr 121]

'Viết về cái của mình, quanh mình là định hướng nghệ thuật và cũng là kênh thắm mỹ của Tơ Hồi Đúng hơn, đây là yếu tố cốt lõi làm nên quan điểm

nghệ thuật của ông

~ Năm 2007, cuỗn Truyện ngắn Liệt Nam lịch sử- thi pháp- chân dung

do nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ chủ biên đã viết về quá trình ra đời, phát triển

của truyện ngắn Việt Nam cùng với những gương mặt nhà văn tiêu biểu

Trong đó, Tơ Hồi được nhắc đến cùng với các tác giả tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao Người viết đã nhắn mạnh một số đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Tơ Hồi như “lối viết thông minh, hom hinh,

thậm chí là tinh quái, một đôi nét tâm lý và lý đượm sắc thái buồn pha

chút mùi vị chua chát kiểu Nam Cao”, “Truyện ngắn Tơ Hồi chịu nhiều ảnh hưởng của văn học dân gian Nhưng lồi dẫn truyện, kết cấu truyện, giọng điệu trần thuật cũng như các thủ pháp khắc họa tính cách nhân vật đã thuộc về

truyện ngắn hiện đại” [7, tr 60]

3.2 Một số bài viết liên quan trực tiếp đến đề tài

Trang 10

cqua từng chặng đường với những thành công của nhà văn qua từng mảng để

tài, đặc biệt qua mảng để tải Hà Nội luôn luôn trở đi trở lại trong tác phẩm

của Tơ Hồi: “Vo tinh, Nguoi ven thành, Chuyện cũ Hà Nội, Quê nhà ông

viết kĩ, luôn luôn sửa, tia bớt chữ cho cô đọng, đảo cú pháp cho gần với cách

nói thông thường, nhiều nhận xét hóm hỉnh, sắc sảo, giàu chất tạo hình và

chất thơ, nhất là trong những đoạn miêu tả thiên nhiên, cảnh sắc Có thể nói

Tô Hoài là nhà văn đặc sắc và phong phú viết về Hà Nội, ở đó bóng dáng,

linh hồn Hà Nội hiện ra rất rõ, rất gợi cảm” [26, tr 172],

~ Năm 1984, với Sáng tác vẻ để tài Hà Nội trên Báo văn nghệ Số 41, Tơ

Hồi cho rằng “Tìm hiểu truyền thống lịch sử và truyền thống cách mạng của

các vấn đề

Hà Nội tôi chỉ riêng muốn nhắn mạnh công tác đi sâu tìm

của Hà Nội một mảng đề tài quan trọng toàn bộ các dé tài trên cả nước Hà Nội tập trung đông đảo nhất những người sáng tác tài năng Cuộc sống Hà

Nội làm cho xuất hiện những tài năng mỗi ngày một mới Hà Nội cũng như ở tắt cả những thủ đô lớn tên thể giới có những tác giả nỗi tiếng chuyên sâu,

suốt đời chỉ viết các vấn đẻ của trung tâm ấy”

~ Năm 1999, khi Chuyện cñ Hà Nội được tái bản lần thứ 2, Nguyễn Vinh Phúc đã có những lời nhận xét, đánh giá hết sức chân thực về tập truyện

ngắn trên “Có thể coi đó là một thứ “Vũ Trung tùy bút” thời hiện đại,

những mẫu chuyện không đài, Tô Hoải với tư cách một chứng nhân đã ghỉ lại “muôn mặt đời thường” của cái Hà Nội thời thuộc Tây Tuy mới qua sáu, bảy chục năm mà dường như không mấy ai nhớ nữa, thậm chí đã trở thành chuyện đời xưa”

- Củng mạch cảm xúc về Tơ Hồi khi viết về Chuyện cũ Hà Nội

Nguyễn Vinh Phúc còn cho rằng “Chuyện cữ Hà Nội chính là một tập kí sự về lịch sử Thể này đòi hỏi ở nhà văn ngoài tai văn chương còn phải có vốn liềng

Trang 11

hóm, các mẫu chuyện dù là chân dung một nhân vật, kí họa về một cảnh, hay gidi bày một tâm sự, đều hấp dẫn, vì đó là những điều mới lạ và rung động, lòng người vì những tình cảm chân thành nhân hậu”

~ Năm 2014, với việc tái bản lần 2 Chuyện cữ Hà Nội NXB Hội Nhà văn đã nhận xét khái quát về tập truyện ngắn cũng như tự truyện của Tơ Hồi ở trang bìa: “Với cách nhìn thấu đáo hồn hậu, xót xa mà vẫn tràn trễ hi vọng, Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài đã tái hiện chân thực cuộc sống của mảnh đất Thăng Long xưa Từ các vùng quê ven đô đến 36 phố phường nhộn nhịp, từ

những câu ca dao bình đị kể về sự tích làng cho đến âm thanh rộn rằng của

tiếng leng keng tàu điện, từ tà áo dai duyên dáng tha thướt của thiểu nữ Hà thành

đến những hội hè đình đám vẫn được duy trì cho đến ngày nay đó là một Hà

Nội luôn vận động phát triển nhưng vẫn trằm lặng và cổ kính” [42, tr 57]

~ Trong cuốn T6 Hoài những tác phẩm tiêu biểu trước 1945 NXB giáo

duc (2001), PGS.TS Vân Thanh đã nêu lại những tác phẩm tiêu biểu của Tơ

Hồi qua từng chăng đường sáng tác đặc biệt là về thể loại truyện ngắn Đồng thời ông cũng khẳng định phần lớn truyện ngắn của Tơ Hồi đều dành cho

việc miêu tả vùng quê Bưởi ~ ven đô, kể chuyện đời những người thân kẻ sơ

của tác giả ở làng quê Nghĩa Đô Cùng đề tài truyện ngắn Chuyện cit Ha Noi

“đều viết về một vùng quê luôn có sự thâm nhập của cuộc sống thành thị

nhưng vẫn còn xa cách và biệt lập với thành thí” [42, tr 57]

Nhìn lại các bài viết và nhận định của các nhà nghiên cứu đều khẳng

Trang 12

chuyên biệt Vì vậy, trên cơ sở tiếp thu những ý kiến của những người đi

trước, luận văn cũng chỉ dừng lại ở bước đầu đi sâu

hiểu những nét nổi

bật trong đặc điểm truyện ngắn Tơ Hồi qua hai tập truyện tiêu biểu nói trên,

để từ đó thấy rõ hơn các phương diện đóng góp đặc sắc của một nhà văn lớn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Truyện ngắn của Tơ Hồi rất phong phú, dường như trải dài suốt hành trình sáng tác của ông, luận văn chủ yếu giới hạn tìm hiểu ở tập truyện ngắn

Chuyện cũ Hà Nội (NXB Hội Nhà văn, 2014) với 2 tập gồm l 14 truyện ngắn

3.2 Pham

Luận văn chỉ tập trung đi sâu tìm hiểu đặc điểm nỗi bật về nội dung va

tghiên cứu

nghệ thuật của truyện ngắn Tơ Hồi qua Chuyện cũ Hà Nội 4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện để tài này, luận văn vận dụng phối hợp

những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

~ Phương pháp lịch sử: Tìm hiểu tác giả Tơ Hồi trong tiến trình vận

động của lịch sử văn học Việt Nam để làm nổi bật vị trí và đồng góp của ông

~ Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được vận dụng để phân tích những đặc điểm về hình thức, nội dung cũng như giá trị nghệ thuật trong sáng tác truyện ngắn của Tơ Hồi, từ đó khái quát được đặc điểm truyện

ngắn của ông

- Phương pháp khảo sát thống kẻ: Kết hợp phân tích tổng hợp 114 truyện ngin trong Chuyén cit Ha Noi dé chọn được những cứ liệu xác thực, cụ thể, từ đó phân tích khái quát nêu những nét nỗi trội của nghệ thuật truyện ngắn Tô Hoài

~ Phương pháp so sánh (đồng đại và lịch đại): Dùng phương pháp này

Trang 13

qua những đóng góp nỗi bật của nhà văn trong các mảng để tài nói chung đặc

biệt là mảng để tài viết về Hà Nội Luận văn góp phần làm phong phú thêm tài liệu tham khảo cho việc dạy học tác giả, tác phẩm Tơ Hồi trong nhà

trường

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo, nội dung

luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Khái lược về truyện ngắn và vị

truyện ngắn trong sáng

tác của Tô Hoài

Chương 2: Bức tranh hiện thực về cuộc sống con người qua Chuyên cũ Hà

Nội

Trang 14

CHUONG 1

KHAI LUQC VE TRUYEN NGAN VÀ VỊ TRÍ TRUYỆN

NGAN TRONG SANG TAC CUA TO HOAL 1.1 KHÁI LƯỢC VE TRUYEN NGAN 1.1.1 Đôi nét về truyện ngắn Bước vào những thập niên đầu của thế ki XX, cùng với tiểu thuyết và

tho ca, truyện ngắn cũng nhanh chóng tiếp nhận được ưu ¡ của thời đại, cũng như chịu sự chỉ phối quy luật phát triển chung của một nền văn hóa, văn nghệ đang không ngừng đổi mới Bản thân truyện ngắn cũng có một lịch sử phát triển riêng, tuy nhiên cho đến nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta vẫn chưa xây dựng được một hệ thống lí luận hoàn chỉnh về truyện ngắn Vì vậy, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về truyện ngắn Pautopxki với nhiều năm kinh nghiệm cầm bút ông nhận xét: “Truyện ngắn là

truyện viết ngắn gọn, trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái bình thường và cái gì bình thường hiện ra như một cái không bình thường [8,

tr 105] Hay một cách nghĩ khác về truyện ngắn của Aimatôp: “Truyện ngắn

giống như một thứ tranh khắc gỗ, lao động nghệ thuật ở đây đòi hỏi chặt chẽ, cô đúc, các phương tiện phải được tính toán một cách kinh tế, nét vẽ phải

chính xác Đây là một việc vô cùng tỉnh tế Xoay xóa trên mảnh đất chật hẹp,

đó chính là chỗ để cho truyện ngắn phân biệt với các thể tài khác” [8, tr 146]

Từng trăn trở rất nhiều trong mỗi trang viết, nhà văn Nguyễn Công Hoan cho rằng: “Truyện ngắn không phải là truyện mà là một vấn đẻ được xây dựng bằng chỉ tiết” [22, tr 186],

Trang 15

văn xuôi, để cập hầu hết các phương diện của đời sống và xã hội Nét nỗi bật

của truyện ngắn là dung lượng, tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc

người tiếp nhận đọc nó liễn mach không nghỉ [2, tr 1846 - 1847]

Xung quanh việc xác định khái niệm thể loại này cũng đã có rất nhiều ý kiến khác nhau Trong cuốn 7ì điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trằn

Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi có đưa ra khái niệm về truyện ngắn và được nhiều nhà nghiên cứu và giới văn học đồng tình: “Tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thể sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [1I, tr 340 - 341]

Xuất phát từ quan niệm vẻ truyện ngắn của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,

Nguyễn Khắc Phi đã cung cấp cho chúng ta những nền tảng cơ bản để hiểu rõ hơn về khái niệm và có thể nêu ra một số đặc điểm cơ bản vẻ thể loại này

1.1.2 Đặc điểm truyện ngắn

Đặc điểm đầu tiên, dễ nhận thấy nhất của truyện ngắn là dung lượng

nhỏ Có thể nói, dung lượng thông thường của một truyện ngắn co dan khoảng từ 3 đến 50 trang Tuy nhiên tính chất nhỏ của truyện ngắn không chỉ nằm ở dung lượng, mà quan trọng hơn là những quy luật cấu tạo mang tính đặc thù Ngắn gọn trong truyện ngắn là cái ngắn gọn tỉnh lọc và chặt chẽ

Sekhow, một bậc (hẫy truyện ngắn thể giới đã ví: Truyện ngắn cũng y như trên

'boong tàu quân sự, ở đó tất cả phải đâu vào đấy, không có cái gì được thừa ai và truyện vừa, truyện ngắn phải là “một lát cắt gọn ghế”

Khác với truyện

Để đạt tới tầm cao và chiều sâu của ý tưởng mà vẫn sống động tự nhiên, truyện ngắn còn phải lựa chọn cho mình một cách nhìn và một điểm

nhìn tập trung Các tác giả truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời

Trang 16

"

Một đặc điểm nữa của truyện ngắn là tính nhanh nhạy, cập nhật Là một thể loại dân chủ, truyện ngắn gần gũi với đời sống hằng ngày Với đặc

thù ngắn gọn, súc tích, dễ đọc, truyện ngắn thường gắn liền với hoạt động báo chí, có tác động mạnh mẽ, kịp thời tới cuộc sống, tới độc giả Truyện ngắn là

thể loại thích hợp giúp nhà văn tìm hiểu về những vấn đề mới đang được đặt

ra trong cuộc sống Người ta có thể cho phép tiểu thuyết trở về khái quát một giai đoạn đã qua, nhưng truyện ngắn thì không thể, Chính vì vậy, người viết

không được đông dai, độ căng của tác phẩm phải "như mũi tên mà dây cũng

đã bật, phải vụt bay về tới đích không thể có một phần nghìn dây trù trừ” Truyện ngắn là một thể loại văn xuôi tự sự, vì vậy cốt truyện là yếu tố hết sức quan trọng, cốt truyện của truyện ngắn thường tự giới hạn về thời

gian, và không gian Chính điều đó, nhiều nhà văn đã ra sức tìm những

khoảnh khắc đích đáng cho truyện ngắn của mình Khoảnh khắc đó có giá trị

như một điểm xoáy, một phút giao cắt, trong đó nhân vật có thể phơi mở, bộc lộ trọn vẹn mọi tính cách Nhưng trong truyện ngắn ngoài cốt truyện thì chỉ

tiết đóng vai trò quan trọng nhất Nó góp phần tạo dựng cảnh trí, không khí, tình huống và khắc họa tính cách hành động và tâm tư nhân vật Nhận xét về điều này, nhà văn Nguyên Ngọc khẳng định: “Truyện ngắn có thể có cốt truyện, thậm chí cốt truyện li kì, gây cắn Truyện ngắn cũng có thể chẳng có \ghèo chỉ tiết

'Nó sẽ như nước lã” [11, Tr 1849] Như vậy, vai trd của chỉ tiết trong truyện

cốt truyện gì cả, không kể được nhưng truyện ngắn không

ngắn là hết sức quan trọng Không chỉ vậy, nhiều chỉ tiết đắt giá tạo sức ám

ảnh cho người đọc

'Bên cạnh việc sử dụng các chỉ tiết đắt giá, thì cách kết thúc truyện cũng có một vai trò rất lớn trong việc tạo nên sự hấp dẫn của cốt truyện Có một

Trang 17

thé chi thể hiện trong mấy dòng cuối cùng của văn bản Cách kết thúc tác

phẩm trong truyện ngắn Việt Nam qua các thời kì có nhiều biến đổi, từ kết

thúc đóng, chuyển sang kết thúc mở Hơn nữa, để nới rộng biên độ cho độ mở

của đoạn kết và kéo người đọc vào quá trình đồng sáng tạo, một cây viết hiện đại lão luyện còn tạo kết thúc cho tác phẩm của mình một khoảng trồng tự do

ở cuối truyện Như vậy, tác phẩm đó mới tạo nên sức ám ảnh cho người đọc, làm cho tác phẩm có sức sống bền lâu với thời gian

'Nhân vật là một phương diện rất quan trọng của truyện ngắn mà không thể không nhắc tới Ở các truyện ngắn đặc sắc

, bao giờ các tác giả cũng xây dựng được những nhân vật điễn hình: Nhân vật AQ (4Ợ chính truyện- Lỗ

Tan), Chi Phéo (Chi Phéo- Nam Cao), Nguyệt (Mánh trăng cuối rừng- Nguyễn Minh Châu), Vợ chồng A Pha (Vg chéng A Phi - T6 Hoai) Neu tiểu thuyết theo dõi, mô tả tỉ mi sự thăng trằm của số phận nhân vật thì truyện

ngắn chỉ tập trung miêu tả những khoảnh khắc của nhân vật Do ngắn, gọn

nên truyện ngắn rất ít nhân vật, chỉ một hoặc hai nhân vật chính, kèm theo đôi

'ba nhân vật phụ đậm nhạt lướt qua Là một câu chuyện được kể dựa theo cốt

truyện, cốt truyện thì thông qua các hành động của nhân vật mà diễn ra, vì

vây, nhân vật thông qua các hành động mà bộc lộ các tính cách, xung đột giữa

các tính cách hoặc giữa tính cách và hoàn cảnh tạo ra vấn đẻ của truyện ngắn

Không quá nhiều nhân vật, chỉ tập trung vào nhân vật chính và xảy ra trong

một hoàn cảnh hay một tình huống cụ thẻ, tất cả đều nhằm tiền tới một xung đột và vượt qua xung đột ấy

Truyện ngắn là một thể loại văn chương rất phong phú với nhiều đặc

điểm đa dạng Không một tư tưởng tình cảm nào của con người, không một đề tài nào quen thuộc hoặc xa lạ với truyện ngắn Tài năng của nhà văn viết truyện ngắn là tấn công một cách sâu sắc và trực tiếp vào cốt lõi các vấn nạn

Trang 18

3B

bản tay điểm tô một cách mỹ thuật và có ý nghĩa của chính nhà văn đó Chính

vì thế người viết phải có các chỉ tiết hết sức tinh lọc để tạo được ấn tượng

mạnh mẽ, gây ám ảnh, liên tưởng cho người đọc Chừng nào người đọc cười hay khóc, hạnh phúc hay đau khổ, thông cảm hay thất vọng với những gì nhà văn

thấy và nghe, chừng đó mới có thể nói người viết truyện ngắn đã thành công

'Như vậy, truyện ngắn trước hết phải súc tích, người viết không được kể đài dòng Các chỉ tiết hết sức tỉnh lọc, gây ám ảnh với người đọc, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ và những liên tưởng Dung lượng và cốt truyện tập trung một vài biển cố, trong một khoảng thời gian nhất định Nhân vật thường được làm sáng tö thể hiện một trạng thái tâm thế con người thời đại Chỉ tiết đóng vai

trò quan trọng mang tính biểu tượng Truyện ngắn có khả năng miêu tả sinh

động cuộc sống và những vui buần và khát vọng của cơn người

Ngày nay, truyện ngắn vẫn là một thể loại chiểm vị trí quan trọng trong

đời sống văn học Nó có sức phát triển bền bi qua năm tháng vì cuộc sống

công nghiệp bận rộn, gấp gáp, nhiều người yêu văn đã tìm đọc truyện ngắn

Họ thấy ở truyện ngắn những bài học cuộc sống, những tâm tình về số phận

con người, cả định hướng tương lai Các nhà văn tâm huyết với nghề cũng

đang lao động không ngừng hướng phát triển mới của truyện ngắn 1.2 VỊ TRÍ TRUYỆN NGẮN TRONG SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI

1.2.1 Vài nét về đời sống vi

Nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen Ông sinh ngày 27 tháng 9

lời văn của Tơ Hồi

năm 1920, mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 Quê nội của ông ở thị tran Kim Bai,

huyện Thanh Oai, tính Hà Tây Ông sinh ra và lớn lên ở quê ngoại làng Nghĩa Đơ, phủ Hồi Đức, tỉnh Hà Đông cũ, nay là phường Nghĩa Đô, quận Cầu

Giấy, Hà Nội

Cuộc đời gắn liền v

lấy Tô Hoài làm bút danh Khi vi

Trang 19

Mắt Biển, Mai Trang, Duy Phương, Hồng Hoa Ông xuất thân trong một gia đình làm nghề thủ công đệt lụa, vì khó khăn nên sau khi học hết bậc tiểu học

Tơ Hồi vừa tự học, vừa đi làm để kiếm sống rất nhiều nghề như: thợ thủ

công, dạy học tư, bán hàng, kế toán hiệu buôn

Hành trình sáng tạo nghệ thuật của Tơ Hồi gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc Ơng khơng chỉ là một nhà văn có tài mã ông còn là một người

chiến sĩ cách mạng, một Đảng viên gương mẫu có sức phấn đấu dẻo dai, bền 'bỉ bám chắc vào cuộc sống, luôn ý thức vươn lên không ngừng

Trước cách mạng tháng Tám, thời ky Mặt Trận Dân Chủ, Tơ Hồi thực sự nhập cuộc vào trảo lưu văn học hiện thực Việt Nam và trở thành một trong những cây bút hiện thực tiêu biểu Ngoài ra, ông còn tích cục tham gia các Hữu Thợ dệt Hà Đông,

rồi tham gia phong trào phản đế Năm 1943, ông ra nhập Hội Văn hóa cứu quốc

đầu tiên ở Hà Nội, hoạt động tuyên truyền Việt Minh, viết báo bí mật

Sau Cách mạng tháng Tám, Tơ Hồi làm báo Cứu quốc- cơ quan của

phong trio Ái Hữu Thợ Dệt, làm thư ký ban trị sự Hộ

Tổng bộ Việt Minh Ông đi vào mặt trận phía nam, tới Nha Trang, lên chiến

trường Tây Nguyên rồi xuống mặt trận An Khô Năm 1946 ông được vinh dự

đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Kháng chiến quốc, Tô Hoài lên Việt Bắc tiếp tục làm báo, sau đó ông công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam

địch Sông Thao Nam 1950 ông lại di chiến dịch Biên giới Năm 1952, ông theo bộ đội chủ lực tiến vào giải phóng Tây

Năm 1949, dng tham gia cl

Bac Những chuyến đi ấy đã giúp ông trưởng thành về tư tưởng và tạo cho ông vốn sống phong phú Năm 1957, ông được bầu làm Tổng thư kí của Hội nhà văn Việt Nam, từ năm 1958 là Phó Tổng thư kí Ông liên tục tham gia

Trang 20

1s

Hòa bình lặp lại, Tơ Hồi viết nhiều đề tài, thể loại Đề tài đem đến nhiều vinh quang cho ông là về miễn núi Thành công ở đề tài này khiến ông

trở thành “người đầu tiên đặt những viên gạch xây nền cho văn học viết về các dân tộc ít người” Đặc biệt, Ông còn là một trong số ít nhà văn quan tâm đến đối tượng thiếu nhi Những sáng tác cho thiếu nhỉ của ông đã được tuyển

chọn và in thành hai tập Tuyển tập Văn học thiểu nhỉ (1999)

Cho đến nay, Tơ Hồi đã có một khối lượng tác phẩm that ding né trọng: hơn 160 đầu sách, có nhiều tác phẩm được dịch ở nước ngoài, trong đó Dé mén phiéu lưu kí được dịch ra hàng chục thứ tiếng trên thể giới

‘Voi những đóng góp của mình cho nền văn học nước nhà, năm 1996 Tơ Hồi là một trong 14 nhà văn học được nhân giải thưởng Hồ Chi Minh đợt 1

1.2.2 Truyện ngắn Tơ Hồi trong dịng chảy lịch sứ:

Tơ Hồi đến với văn chương nghệ thuật khá sớm Từ thời thiếu niên

ông đã làm thơ Những bài thơ đầu tiên được đăng báo gợi lên những tình

cảm King mạn không khác so với tho King mạn ở giai đoạn này nhưng thơ ông

không để lại dấu ấn gì Điều đó cảng thúc đẩy ông đến với văn xuôi và đó

ding là sở trường của ông Truyện ngắn Nước lên được coi là tác phẩm văn

xuôi đầu tay của ông được đăng trên //2 Nội tân văn, tiếp đó là các truyện ngin Bui 6

Một đêm sáng giãng suông, Bệnh già, Trẻ Cóc Hành trình

sáng tạo hơn nữa thể kĩ của Tơ Hồi được chia làm hai giai đoạn: trước và sau

Cách mạng tháng Tám năm 1945 Mỗi chặng đường sáng tác, Tô Hoài có

những thành tựu riêng nỗi bật với nhiều thể loại khác như truyện ngắn, truyện

đài, hồi kí, bút kí, tiểu thuyết, phóng sự Như truyện dai Dé Mén phiếu

lưu kí, Quê người, Quê nhà, Đêm mưa, Xóm giống, tiêu thuyết Nhớ Mai

Châu, Kẻ cướp bến Bói, hồi ki Cát bụi chân ai, Tie truyện, tập truyện ngắn

Tây Bắc

Trang 21

truyện ngắn ngay từ ngày đầu cằm bút, Tơ Hồi đã tạo được cho mình một phong cách riêng Truyện ngắn của ông hấp dẫn người đọc ở mọi lứa tuổi

với lời kể chuyện hóm hinh, tài quan sát và miêu tả, cách thể hiện nhân vật sinh động Chuyện về một làng quê làm nghề dệt cửi với biết bao lo toan,

xuôi ngược mà cuộc sống vẫn vất vả bộn bÈ đã để lại nhiều cảm xúc trong

lòng người đọc

Đối tượng thắm mỹ trong sáng tác truyện ngắn của Tơ Hồi là thế giới loài vật, cuộc sống con người vùng quê nghèo làm nghẻ thủ công ven thành và con người miễn núi

Truyện ngắn về đề tài loài vật

Truyện ngắn viết về loài vật của Tơ Hồi có một vị trí đặc biệt quan

trọng trong sự nghiệp sáng tác của tác giả Người đọc trong nước và q

biết đến tên tuổi Tơ Hồi bắt đầu từ truyện viết về loài vật với Dé men phiêu

kí Viết về lồi vật, Tơ Hồi tìm đến hình thức sáng tác đồng thoại Hình

thức này mang đến một sắc thái riêng cho truyện viết về lồi vật của ơng

Trong truyện đồng thoại ông đến với thế giới loài vật trong “cảm quan sinh hoạt, phong tục như đời sống của con người” [29, tr 88] Vì thế, xét đến cùng

truyện lồi vật của Tơ Hoài cũng là chuyện những người nông dân, những người thợ thủ công nghèo làng Nghĩa Đơ, iới lồi vật của Tơ Hồi rắt phong phú Chúng không phải là chúa sơn lâm, mà chỉ là những con vật bé nhỏ, “xoàng xĩnh” rất gần với sinh hoạt con người, thậm cl

í là những con côn trùng mà ít ai để ý đến như: con gà,

ngan, mèo, lợn, dén mén, dé trũi, bọ ngựa, xiển tóc, cóc Trong truyện của

Tơ Hồi, thế giới loài vật ấy có lời nói, hành động, suy nghĩ, tính cách và số

phân giống con người Đó chính là hình ảnh ẫn dụ về người nông dân, thợ thủ công nghèo, Những truyện ngắn vẺ loài vật tiêu biểu như : Một cưộc bể đâu,

Trang 22

7

bạch, Tuổi trẻ, Đôi ghi đá, Mụ ngan, Đực, Con đế mèn Đó cũng là tên gọi

những tập truyện ngắn xuất sắc, tiêu biều cho lồi van di dom, tinh nghich cia

nhà văn Tơ Hồi Hầu hết là những tập truyện ngắn này, tuy cái vơ bên ngồi

mang nhãn hiệu là truyện loài vật, nhưng thực chất bên trong là sự phản ánh trung thực của truyện loài người

D6 1a my Ngan (Mu Ngan) tính nết vô tâm dẫn độn quá, tranh ăn với

những đứa con thơ Khi con ngan nhỏ vừa chết, mụ giả vờ như không biết rằng có một đứa con mình vừa mới chết vậy Đó là Gà mái (Một cuộc bể

.dáu), một người dan bà giỏi giang một bậc mẹ hiền gương mẫu Mụ không

đám rời lũ con lấy nữa bước Khi bớt được một hạt dền nhỏ, mụ cũng gọi

chúng đến, cho chúng ăn Khi con gặp hiểm nguy thì "nhảy lên như choi

choi miệng kêu oang oác, khéoc, khéoc, chân thì đạp, mỏ thì mốt” bảo vệ cho được những đứa con yêu quý của mình Đó là vợ chồng Đồi gi đá “tựa vợ

chồng quê mới rủ nhau lên tỉnh Họ lờ khờ, ngắn ngơ, xấu xí - nghĩa là đặc

nhà quê” Chúng cần mẫn xây tổ ấm, sống hạnh phúc, “bình lặng, chịu khó, ít

tồn 8”, chờ ngày đề trứng, chờ ngày trứng nở, chờ những đứa con lớn lên từng

ngày Thế rồi, tết đến, tiếng pháo nỗ đón xuân vẻ vô tình đã làm tan tác gia đình chúng Nghe tiếng pháo “kinh khủng nổ vang động trong cây, cả nhà cuống cuồng bay đi” Cuộc sống của đôi vợ chồng Chim gi đá rồi sẽ như thế nào trong cảnh tan tác đó đã khiến cho người đọc phải ngâm ngủi, xót xa Mỗi

con vật trong thể giới loài vật của Tơ Hồi đều có những số phận khác nhau,

phản chiếu những cá tính, những phẩm chất tốt- xấu, hay- dỡ trong trang thái tự nhiên của con người

Số phận tiểu thư Chuột chủ (Đám cưới chuột) that bat hạnh Khi cha

mẹ cô- ông bà viên ngoại biết rõ mười mươi căn bệnh của công tử Chuột nhất

thì nhất định “

chù héo hắt đi rồi chết già chẳng ai buồn lấy, chẳng ai rước Là vì cô dong

Trang 23

đảnh khinh người nên ai nấy sinh ghét Vợ chồng lão Trê (7zé và cóc) vốn

xảo quyệt có đẻ mà chẳng có nuôi, sinh năm bảy lần mà chẳng được mụn con,

nên bèn lập mưu cướp đàn con của vợ chồng cóc Tính tốn khơng thành, kết

cục chúng vừa không có con, vừa phải chung thân ở trong bùn lầy đáy ao, không bao giờ được ăn nổi trên mặt nước

“Trước Cách mạng, truyện viết về loài vật của Tơ Hồi thực ra là truyện về xã hội loài người Sau Cách mạng, một loạt các truyện đồng thoại như:

Can mèo lười, Cá đi an thé, O 6 0, Dan chim gay, Chim chich lạc rừng, Câu

‘miu đem lại một luồng sinh khí mới trong sáng tác cho thiếu nhi Bức tranh cuộc sống mới được nhà văn thể hiện qua những truyện đồng thoại thật tinh tế và hấp dẫn Miêu tả từng đàn cá đi rong chơi, vượt qua được cả con sông Hồng (Cá đi ăn thê), cảnh con gà trống gáy nhằm (Ô ó ø), cảnh phiêu lưu thú

vị của cậu Miu trên công trường xây dựng (Cẩu Ai) thể hiện cuộc sống,

ấm no hạnh phúc đang thay đổi từng ngày từng giờ trên đắt nước

Tóm lại, thế giới loài vật trong truyện ngắn của Tơ Hồi trước và sau

Cách mạng đều độc đáo và phong phú Nhà văn tìm đến hình thức truyện đồng thoại khiến độc giả nhỏ tuổi rất say mê, thích thú Thế giới ấy gợi lên ở người đọc sự liên tưởng về nhiều vấn đẻ trong đời sống xã hội Nó phù hợp

với tâm lý lứa tuổi, trình độ nhân thức của các em Hơn thế, những bài học

nhận thức và giáo dục từ đó đi vào thế giới tình cảm của trẻ thơ rất tự nhiên,

bổ ích, nhẹ nhàng mà thấm thía Có lẽ, từ trước cho đến nay, trong văn học

Việt Nam chưa có nhà văn nào viết vẻ loài vật nhiễu và đặc sắc như Tơ Hồi

Truyện ngắn về đề tài Hà Nội

'Bên cạnh truyện ngắn viết về loài vật, mảng truyện ngắn viết về vùng

quê Nghĩa Đô và các khu lân cận ở vùng ngoại ô Hà Nội đã được hiện lên

Trang 24

19

Cuộc sống cùng quẫn bế tắc của những kiếp người nghèo khổ, lang thang, phiêu bạt nơi đất khách quê người, những người thợ thủ công bị phá sản xuất

hiện dần qua từng trang sách với tắt cả niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn Đó là thân phận của bà lão Vối trong truyện Mẹ giả buộc lòng nhẫn

nhục sống nương nhờ vào con Chỉ vì một con lợn sống chuồng mà bả bị

chính con gái mình chửi rủa chỉ chiết đủ điều Với cách nghĩ của con gái bà

thì bà chẳng khác gì người đi ở mướn, chỉ ta đã quát : "Thể tôi nuôi bà để làm gì mà bà lại không trồng được con lợn?”, thậm chí, không cho ba ngủ ở nhà

trên mà đuổi bà xuống bếp nằm ngủ ở đống rơm Sáng ngày hôm sau cả nhà ăn uống nhưng hình như họ đã quên là có bà hiện diện trong cuộc sống của gia đình mình Đồ là nhưng không có thuốc men chữa chạy, rồi bệnh nặng ›hận của chị Hồi trong truyện Ông cúm bà co, bị m vì kém hiểu

mê tín, kết cục phải “ra đồng” bỏ lại mấy đứa con thơ dại Đó còn là tan bi

kịch của anh Ga Gay trong truyện ngắn cùng tên Từ đâu lưu lạc tới không ai rõ, chịu khó làm ăn cho đến khi có một “gia đình nho nhỏ, đề huề sống yên

vui” Thế nhưng, vì cơn ghen vô cớ của anh khiến người vợ bỏ đi biệt tích Đứa con, niềm an ủi duy nhất đối với anh ngã bệnh, hết tiền chạy chữa, trong lúc khốn cùng đành liều đi ăn trộm để rồi bị bắt, cùng lúc đó đứa con cũng chết Từ đó “Gà Gáy sống còm cõi một mình” Cay đắng hơn là số phận của

bé Gái trong cảnh Nihd nghèo Nó sinh ra trong gia đỉnh nghèo kl

và nhiều lần chứng kiến cảnh cha mẹ cãi nhau Nó bị rắn cắn chết trong khi

cùng với cha mẹ cổ tìm miếng ăn cho gia đình, "người nó có bao nhiêu xương sườn, giơ hết ra cả”, thật xót xa và thê thảm

Còn biết bao những cảnh đời khác như cảnh Hương Cay trốn nợ

trong Khách nợ, cảnh xung đột của gia đình anh Hồi trong Buổi chiều ở trong nhà, cảnh tình duyên của cô Lụa trong ⁄„a, Tắt cả cảnh đời của họ đều gợi

Trang 25

bắt hạnh

Tơ Hồi lại tiếp tục với ngòi bút của mình viết về đề tài Hà Nội không ngừng nghỉ đến giai đoạn sau Cách mạng Mảnh đất và con người Hà Nội đã

tạo cảm hứng và định hướng nghệ thuật cho nhà văn từ những ngày đầu cằm

bút Đề tài Hà Nội là nguồn để tài chủ yếu được trở đi, trở lại và thắm nhuẳn

trong nhiều trang sáng tác của Tơ Hồi

Nếu trước Cách mạng Tơ Hồi chỉ viết về những chuyện trong làng và

trong nhà, những cảnh và người của một vùng đương sa sút, nghèo khó, thì sau Cách mạng nhà văn mở rộng không gian và thời gian phản ánh Tơ Hồi

khơng chỉ viết về vùng Kẻ Bưởi mà còn viết về Hà Nội “Băm sáu phổ

phường”, không chỉ về cuộc sống hiện tại mà còn đi ngược dòng lịch sử viết về những năm tháng cuối thế ki XIX trong thời kì thực dân Pháp xâm lược nước ta (truyện Người ven thành, tiểu thuyết Quế nhà), tái hiện thời kì

đau thương nhưng vô cùng oanh liệt của dân tộc ta từ 1935 đến 1945 (Mười năm), thời kì xây dung chủ nghĩa xã hội (truyện ngắn Phđ), và gần đây muôn chuyện đời thường ở Hà Nội được tác giả phản ánh trong Chuyện of Ha

“Nội Như vậy là sau Cách mạng, viết về Hà Nội, Tơ Hồi đã có cái nhìn trong chiều dài lịch sử Do đó, qua những câu chuyện đời thường, nhiều biến

cố trong xã hội lịch sử đã hiện diện trong sáng tác của Tô Hoài

Bên cạnh đề tài những số phận con người Hà Nội, Tơ Hồi cịn tập

trung vào những trang về thiên nhiên và phong tục nơi đây Trong các tác Q nhà Tơ Hồi có

nhiều đoạn miêu tả thiên nhiên rat nên thơ về những cơn mưa Hà Nội, những

phim V6 tinh, Người ven thành, Chuyện eit Ha Ne

hang cây xanh quanh bên hỗ Gươm hay chỉ đơn giản là tiếng chim hót quanh công viên Đó còn là những phong tục đón tết, phong tục khai bút, tảo mộ đầu năm, hay hội hè đình đám, đình làng, chơi chùa, tục lệ nhuộm răng,

Trang 26

21

phường, từ những câu ca dao bình dị kế về sự tích làng Yên Thái, chợ Bưởi, chùa Bà Sách, gái Kẻ cót buôn dăm, trai làng nghề dệt cửu đến làng Vòng, chuyên làm Cốm tới làng Láng mở hội kéo cờ, đến 36 phố phường với âm

vang rộn rằng của tiếng leng keng tau điện với tà áo dài tha thướt của thiếu nữ:

Hà Nội, tới tiếng đàn, nhịp phách, tiếng hát nỉ non ở phố Hàng Giấy “phố ả

đào cổ nhất Hà Nội” Tác giả đã dựng lên một bức tranh rất thực của Hà Nội xưa — nơi quần cư của nhiều con người đến từ mọi miền, hoà hợp với những giá trị tự thân của Hà Nội, tạo nên nét tỉnh tế, tao nhã của văn hoá Thăng Long Tắt cả được Tơ Hồi khắc họa qua những từ ngữ đời thường, hóm hinh, sắc sảo mà vẫn giàu chất tạo hình

Đề tài về Hà Nội đã từng được viết bởi nhà văn Nguyễn Tuân với những nét hào hoa, hoành tráng; một Hà Nội nhiều sắc màu tươi mát lãng mạn của Vũ Bằng với “mùa xuân của Hà Nội là mùa xuân có mưa liêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh”, là “mộng vẻ Hà Nội đi với

vợ trên con đường hò hẹn thơm thơm mùi hoa sấu” [4, tr 206] Hay một Hà

Nội của Thạch Lam với những món ăn tỉnh tế, những ký ức ấm áp ngày tết

với "đêm đông, gió lạnh” bên lò bánh chưng ấm áp "cả nhà ngồi vây

quanh, nghe tiếng nước reo mà kể chuyện cũ” [24, tr 45] Điều khác biệt của Tơ Hồi so với các nhà văn khác cùng thời viết về Hà Nội, là tác giả đi vào tầng sâu của cuộc sống Hà Nội, cảnh lầm than đau khổ của dân nghèo phố thị bị bóc lột, đè nén, áp bức, cảnh bọn thực dân nghênh ngang đầu phố cuối chợ, nhưng trong mạch sâu của cuộc sống vẫn tồn tại một đời sống văn hoá với

bao phong tục, tập quán, lễ hội làm nên sắc diện đặc biệt của cuộc sống Hà

Nội xưa Viết về mảnh đất Thăng Long xưa, như lời tác giả “là tự thuật đời

sống tỉnh thần, vật chất và hoạt động của một địa phương là khơi gợi và xem xét thấy được lịch sử mỗi vùng làm nên hình ảnh cả nước, cả dân tộc, có

nối tiếp và lâu

Trang 27

[20, tr 399}

Hà Nội trong những trang viết của Tơ Hồi hiện lên rất bình dị, mộc mạc và gần gũi nhưng không vì thế mà mắt đi nét hao hoa, King tir va di dom

vốn có của một nhà văn gốc người Hà Nội Những kí ức về Hà Nội dường như bao giờ cũng ngồn ngột, đầy ấp, tường tận, rö ràng và tồn tại mãi mãi

trong trí nhớ của nhà văn Tơ Hồi Hà Nội gắn liền với cuộc sống của Tơ

Hồi như hơi thở phải đi liền với cuộc sống, vì thế mà ông có những cách

nhìn người Hà Nội hết sức độc đáo Ông từng nói rằng: “Người Hà Nội có nét hào hoa phong nhã, nhưng đấy là tỉnh hoa của nhiều vùng đất tạo nên Dân Hà Nội la dan tir tran Vì thế, ở Hà Nội tuyệt nhiên không có chuyện cục bộ

địa phương Tôi cho đó cũng là một nét rất hay của Hà Nội”

'Từ quan điểm đó, Tơ Hồi đã dựng lên diện mạo Hà Nội từ hai phương,

diện: Văn hoá vật chất với cảnh sống cực khổ của người dân nô lệ mắt nước

và văn hoá tỉnh thẳn với vẻ đẹp của phong tục tập quán, lễ hội, văn học dân gian và sức mạnh tỉnh thần bền vững

Truyện ngắn viết về đề tài miền núi

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, tiếp tục viết về đề tài Hà Nội, Tơ Hồi cịn sáng tác về đề tài miền núi và đã gặt hái nhiều thành công đáng kể .Có thể nói Tơ Hồi là nhà văn có sự gắn bó máu thịt với vùng Tây Bắc từ khi mới đến đây lần đầu tiên Ngay từ đầu nhà văn đã có cái nhìn đúng đắn về vùng đất và con người nơi đây và tạo được dấu ấn phong cách riêng ở mang dé tai này Ông có điều kiện xâm nhập vào cuộc sống của đồng bảo dân tộc

miền núi, sống nhiều cùng với các đẳng bào dân tộc Tây, Dao ở Việt Bắc;

Mường, Thái, Mông ở Tây Bắc Cảm quan hiện thực đời thường khiến Tơ

Hồi am hiểu nhanh chóng và sâu sắc phong tục, phong cách sinh hoạt của các dân tộc nơi đây Sáng tác về đề tài miễn núi của Tơ Hồi chủ yếu đề cập

Trang 28

B nghĩa Viết về hai cuộc cách mạng này, những tác phẩm thành công nhất của nhà văn là những tác phẩm mà ông đã tạo nên sự đối sánh giữa cái mới, cũ trên chất liệu của những phong tục, những cảnh sinh hoạt hằng ngày (tập

Truyện Tây Bắc, tiểu thuyết Miền Tây, tiểu thuyết Tuổi trẻ Hoàng Lăn

Thy ) Dưới cảm quan hiện thực đời thường, Tô Hoài am hiểu những tập tục

tồn tại lâu đời trong đời sống sinh hoạt của các dân tộc miền núi Từ đó, nhà văn khai thác triệt dé tao dấu ấn riêng trên từng trang sách

Tác phẩm thành công nhất về dé tai này là Truyện Tây Bắc (1953) gồm 3 tác phẩm: Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phi Tap truyện đánh dấu sự thành cơng của Tơ Hồi về cả hai mặt tư tưởng vả nghệ

thuật Đây cũng là một thành công lớn của văn xuôi giai đoạn kháng chiến

chống Pháp Năm 1952, Tơ Hồi chuyển về công tác ở Hội Văn nghệ Việt

Theo bộ đội vào giải phóng Tây Bắc trong Chiến dịch Tây Bắc, Tô Hoài đi

sâu vào khu du kích của "các dân tộc Mường, Dao, Thái trắng ở Ban Thai và Ngọn Lao thuộc châu Phù Yên, rồi qua khu du kích 99 sang Trạm Tắu, lên Tú Lệ, lên châu Than Uyên, châu Quỳnh Nhai, qua châu Tuần Giáo, vào châu

Điện Biên Rồi lại từ các khu du kích dân tộc Mèo xuống những vùng mới giải phóng, các làng dân tộc Thái trên cả bốn cánh đồng phì nhiêu của Tây

Bắc” Đây là

cđân tộc Mường, Thai, Méo Ki

ền văn học nào Những thương đau dồn cho người ¡¡ vốn lớn rồi sẽ tạo nên Truyện Táy Bắc Tơ Hồi viết về ba

những thương đau của đời người, đó không

là điều mới trong bắt ci

phụ nữ, đó cũng là chuyện quen thuộc với văn học Việt Thế nhưng, đến Tơ

Hồi, với bức tranh miền núi, những thương đau của người phụ nữ miễn núi

mới được nói đến lần đầu tiên Và cũng là lần đầu tiên ta thấy nỗi khổ đó đè

lên số phận con người như cả một trái núi, từ lúc sinh ra cho đến lớn, từ trẻ

Trang 29

trùng điệp những nỗi khổ, để đi tới cái nhận thức thật đau đớn và khó hiểu là lâm sao con người có thể kéo dài kiếp sống lay lắt và mù mịt như thể được; và ý nghĩa cuộc đời người con gái sinh ra dé làm gì? Từ cuộc đời của ba Ang, của Mát, của Thảo My , Tơ Hồi đã có thể thâu gọn số phận một đời người

dan ba: “7ér xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt day, xe day,

đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gai một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi Bao giờ cũng hết, suốt năm suốt đời như thế Con ngựa, con trâu làm vẫn có lúc, đêm nó còn được đứng

gai chân, đứng nhai có, đần bà con gái nhà này thì vài vào việc làm cả đêm

cá ngày” (Truyện Tây Bắc)

Nỗi bật nhất trong Truyện Tây Bắc là truyện Ượ chơng 4 Phú Tơ Hồi

đã rất thành công trong việc miêu tả thiên nhiên kết hợp với khả năng xây dựng đời sống nội tâm nhân vật My và A Phi là những con người khao khát

được sống tự do, kiều nhân vật thức tỉnh từ bóng tối vươn đến ánh sáng

Đặc biệt là My, vốn là một cô gái xinh đẹp, hiếu thảo, yêu lao động, yêu đời và rất yêu cuộc sống Món nợ truyền kiếp từ khi cô chưa cắt tiếng khóc chào đời là nguyên nhân chính đem đến mọi nỗi khổ đau bắt hạnh cho cuộc đời cô Từ tục cho vay nặng lãi đến tục cướp vợ trình ma khiến My phút

chốc trở thành con dâu gạt nợ nhà Thống Lý Đá Tra Cuộc dời cô gái xinh đẹp

'bắt đầu bước sang một trang đầy nước mắt Đâu còn hình ảnh cô gái hay đàn hay cười thuở nào, bây giờ My chỉ thấy mình không bằng con trâu, con ngựa,

chi “Iai lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” Ngồi bút đẩy chất nhân văn của

Tô Hoài đã nhận thấy, trong con người đau khổ ấy vẫn tiềm ẩn khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc Lòng nhân hậu, bản năng sống của con người đã

Trang 30

25

tích cực tham gia du kích nơi mảnh đắt Phiềng Sa Từ đây My mới có được cuộc sống hạnh phúc Tác phẩm thể hiện rất thành công quá trình đến với

cách mạng từ tự phát đến tự giác của đồng bào các dân tộc miễn núi dưới sự

lãnh đạo của Đảng, ?ruyện Tây Bắc là một thành công quan trọng trong mảng

sáng tác về miền núi của Tơ Hồi

'Viết về đề tài miền núi, ngoài tập truyện ngắn nỗi bật Trun Tay Bac, Tơ Hồi còn có tiểu thuyết Miễn Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971) và nhiều truyện ngắn khác

Có thể nói, Tô Hoài là một cây đại thụ trong nền văn học hiện đại Việt

Nam Ong đã dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp văn chương Tơ Hồi đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ khiến người đọc vô cùng cảm

phục Ở mảng đề tài nào, thể loại nào, nhà văn cũng có một cách tiếp cận tạo

nên được phong cách độc đáo của riêng mình Trong đó, đặc biệt là thể loại

truyện ngắn, Tô Hoài đã để lại nhiều dầu ấn sâu sắc trong lòng độc giả

1.3 QUAN NIỆM CỦA TƠ HỒI VỀ VĂN HỌC VÀ TRUYỆN NGAN 1.3.1 Quan niệm về văn học

Ngay những tác phẩm đầu tay, cuộc sống và con người làng Nghĩa Đô - nơi chôn nhau cắt rốn của tác giả, đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ

thuật cho ngồi bút Tơ Hồi Tơ Hồi từng tâm sự: "Ảnh hướng dầu tiên đối với tôi, không nói về tư tưởng, lập trường chính trị, chính là người làng Nghĩa

'Đô của tôi Người ta nói thé ndo, tôi cứ theo thế mà xảo xáo thành văn” [29, tr 178] Viết về cuộc đời của chính mình, của nhiều người quanh mình đã là một định hướng nghệ thuật của Tô Hoài: “Đời sống xã hội quanh tôi, tư tưởng và

hồn cảnh của chính tơi đã vào cả những sáng tác của tôi, ý nghĩ tự nhiên của

tôi bấy giờ là viết những sự thực xảy ra trong nhà, trong làng quanh mình”

[14, tr 218] Sống gần gũi quen thuộc với những người bình dân, những con

Trang 31

của mình vào những chuyện trong làng và trong nhà, những cảnh và người của những vũng quê nghèo khó, đặc biệt là quê hương Nghĩa Đô của mình

Văn chương Tơ Hồi khơng thi vị hoá đời sống Trong Ti trun, Tơ Hồi bộc bạch: "Chưa bao giờ tôi bắt chước theo truyện của Khái Hưng, mặc

dầu tôi thích đọc những truyện ấy Bởi lề giản dị: viết truyện viễn vông giang

giống thật thì nhân vật trong truyện của các ông nhà giàu con quan con đồn điền như th, tôi không

hồ kỳ hiệp, ai cũng có thể tưởng tượng, nhưng viết cá

viết những kiểu người ấy, không bắt chước được” [14, tr 218] Từ quan niệm ấy, Tô Hồi khơng viết về những đôi lứa “lá ngọc cành vàng” mà hướng ngòi bút đến những phận người bé nhỏ, những chuyện vụn vặt trong cuộc sống

"Nhà văn từng bộc bạch: "Đời không suông nhạt của mảnh cổ tích nhăng cuội

ở những chuyện trai gái thông thường đem bôi nhèm trên giấy Tôi có thẻ viết

vô vàn truyện mơ mộng hoa lá Mà tôi viết không được Xưa nay, tôi chỉ quen

với những gì vụn vặt, nhem nhọ” [14, tr 118]

'Có thể nói, quan niệm văn chương phải bắt nguồn từ cuộc sống đã chỉ phối toàn bộ các sáng tác của Tơ Hồi Trong hồi ký của mình, ông đã có lần

tam su: “Thue tế tình cảm ấy là bộ phận quan thiết xương máu trong cơ thể vốn sống của người viết Một nhà văn phải tạo ra cho được những vùng quê

của sáng tác Hai chữ “vùng quê” ở đây có ÿ' nghĩa nhắc nhở người cằm bút

không được lơ đăng một phút đằm mình trong thực

tiệm thiét tha trong doi.” [19, tr 698] có được những kÿ

1.3.2 Quan niệm về nghề văn

Trong hoàn cảnh nghề viết văn ở nước ta còn mang nhiều tính cách

nghiệp dư, tự phát, thì có lẽ nhà văn Tơ Hồi là một trong số ít oi cde cay bút đã sống và cống hiển với nghề với tắt cả sự tân tuy, chăm chỉ của một người làm nghề chuyên nghiệp Đối với ông, văn chương nghệ thuật là một nguồn

Trang 32

27

Đối với Tơ Hồi, văn chương là một nghề, là công việc kiến tiền nhằm

duy trì cuộc sống Từ một thanh niên đang phải chật vật làm đủ việc để kiếm

sống, ông thấy việc viết lách của mình lúc ấy chẳng khác gì việc giữ chân bán

hàng cho hãng Bata, nghĩa là cũng phải nghiêm túc cần mẫn thì mới sống nỗi

Chính vì thế ông ý thức được trách nhiệm của mình đối với cái nghiệp cằm

bút Với ông, nghề văn không chỉ là công việc kiếm cơm, mà còn là nguồn sức mạnh vô hình mang lại niềm tin và nghị lực Cũng giống như “chú dế mèn rời xa tổ ấm để chu du thiên hạ, con người này đã đến với nghề để được

nhìn rông ra hơn cái làng của mình” [26, tr 584] Vì vay, Tơ Hồi ngồi việc

rèn luyện cho mình một thế giới quan và một nhân sinh quan cách mạng vững

vàng, bồi dưỡng vốn hiểu biết sâu sắc phong phú về thực tiễn cuộc sống, ông

còn đi nhiều, học hỏi và trao dồi kĩ năng và tự rèn luyện để viết những tác

phẩm đạt đến độ của nghệ thuật Ông là người có công khơi sâu, mở

rộng nguồn cảm hứng đân tộc trong sáng tác nghệ thuật Những tác phẩm của

ông mang theo phong vị và màu sắc riêng của đời sống và tâm hồn dân tộc

Ban chất của con người là một nghệ sĩ, nhà văn là nghệ sĩ của tâm hồn

Nhà văn Tơ Hồi có ý thức nghề nghiệp cao coi văn chương là một hình thái

lao đông nghệ thuật cao quý Ông quan niệm người viết văn trước hết họ cũng

là người- người lao động, chỉ khác là họ là người lao động nghệ thuật mà thôi Là người cùng nghề nên giữa ông và các nha văn khác có sự "cọ xát” ở cự lĩ gần Một nhà văn trong quá trình sáng tạo phải có cái nhìn mang tính phát

hiện, phải có sự va chạm vào cuộc đời bằng những góc cạnh đa chiều Ở họ

trước hết cũng là người như bao nhiêu người bình thường khác Họ cũng có

đầy đủ mọi vẻ đẹp cao quý và không ít những điều bình thường, thậm chí

cũng tằm thường nữa Chính cái nhìn giản dị mà chân thực ấy đã khiến cho

Tơ Hồi khơng hề giấu giếm về mình khi xây dựng bức chân dung tự họa Ông ghi lại cả những cí

Trang 33

về mình Không tô điểm, không cần cường điệu, mà ông eit dem su that ra dé kể: "chúng tôi cũng có đủ thói hư tật xấu của kiểu người như chúng tôi trong xã hội, những ich ki ganh ghét nhỏ nhen” [19, tr 52] Đối với Tơ Hồi “người

viết văn cũng giống như bắt cứ người bình thường nào khác, nghề văn đã là nguồn sống của một đời người và đây có lề là thứ ân sủng nghé nghiệp mà chỉ

có những ai hết lòng với nó mới được tận hưởng” [26, tr 584] Tác phẩm văn

học là sản phẩm tỉnh thần kết tỉnh những tư tưởng, tình cảm con người trước

cuộc sống, là sản phẩm của một dạng hoạt động đặc biệt Vì vậy mỗi nhà văn

sáng tạo nên tác phẩm không chỉ bằng trí tuệ, tài năng mà bằng cả tình cảm, tâm huyết và tâm hồn mình Do đó, nói tới nghề văn là nói tới quá trình sáng tác văn học, nói tới quá trình lao động nghệ thuật đẩy gian truân vất vả nhưng, cũng đầy rung động, cảm hứng của nhà văn

1.3.3 Quan niệm về thể loại truyện ngắn

Nếu Nguyễn Công Hoan, một trong những nhà văn có biệt tải về

truyện ngắn quan niệm: “Truyện ngắn không phải là truyện mà là vấn đề được

xây dựng bằng chỉ tiết với sự bố trí chặt chẽ và bằng thái độ với cách đặt câu dùng tiếng có cân nhắc Muốn truyện ấy là truyện ngắn, chỉ nên lấy một trong ngần ấy ý làm ý chính, làm chủ đề cho truyện” [43, tr 25]; thì Tơ Hồi cho rằng: “Truyện ngắn là sự trình bày một sự kiện theo trình tự diễn biến của câu chuyện, hoặc theo trình tự tâm tình Nhờ sự thống nhất có kịch tính, sự trình bày đó có thể loại trừ tất cả những gì không cần thiết để bộc

bạch suy nghi” [32, tr 84]

Cũng là người có sở trường viết truyện ngắn, Tơ Hồi đã có những

quan điểm rõ ràng nhất quán về thể loại này trong suốt cuộc đời hoạt động

văn chương của mình Trong Sổ tay viét truyện ngắn, ông đã không giấu niềm say mê của mình với truyện ngắn: “Tôi thích truyện ngắn, bao giờ cũng tìm

Trang 34

+

quan niệm truyện ngắn là “cưa lấy một khúc đời sống” nhưng không thể vì

hất khoẻ khoắn của đời sống” [13, tr 8| Ông đã

ngắn gọn mà làm mắt đi

hiểu được tính hiệu quả của truyện ngắn Theo Tơ Hồi, với truyện

ngắn, người viết phải biết tận dụng từng chữ, lo săn sóc từng chữ; đó cũng là nơi nhà văn có thể thử tìm phong cách cho mình

Tô Hoài đã từng trăn trở về “truyện ngắn hay nhất”, làm thể nào để viết ngắn “rút ngắn, rút ngắn nữa Cho chặt, cho chắc, cho tỉnh tế” [1§, tr 100] Và

ở đó phải chứa đựng những suy nghĩ của người viết về cuộc đời: "Cái truyện

ngắn hay nhất bao giờ cũng là truyện sẽ viết Người viết thấy ra cái khó ấy, cái đau khổ ấy, niềm hy vọng không củng ấy trong lúc cằm bút” [18, tr 101] Như với các thể loại khác, Tô Hoài khẳng định người viết truyện ngắn cũng

phải để lại cho bạn đọc một dư âm nào đó trong lòng, tránh lối viết nhạt nhẽo: “Chúng mình làm nghề viết, thành nghề viết rồi, có thể viết cái gì cũng có thể

được in, ít nhất thì cũng tàm tạm sạch nước cản Nhưng, anh cứ tưởng tượng

xem, một sáng tác ra đời, bạn đọc xong rồi, dư luận im lặng Nghe như hòn gach ném xuống giếng, sau tiếng rơi bðm vào lòng giếng, là cái im lặng mênh mông Đối với người cầm bút không có gì ghê rợn hơn, thất vọng hơn gặp

phải cảnh như thế” [13, t 65]

'Quan niệm về truyện ngắn của Tơ Hồi đã được thể hiện một cách sinh

động qua thể giới nghệ thuật của ông Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã từng nhận xét ngay từ khi tập truyện ngắn Ø clưới ra dời: *Tô Hồi tỏ ra khơng

giống một nhà văn nảo trước ông và không giống một nhà văn nảo mới nhập tịch làng văn như ông Truyện của ông có tính chất nửa tâm lý, nữa triết lý mà các vai lại là loài vat O chugt là truyện ngắn đầu tiên của Tơ Hồi và cũng

là tác phẩm tiêu biểu cho lối văn đặc biệt của ông, một lỗi văn viết di dôm, tinh quái đầy những phong vị và màu sắc thôn quê C

thực có lẽ gặp nhau ở chỗ này [36, tr 63] Nhà nghèo là một tập truyện viết về tỉnh ma và cái xác

Trang 35

nông thơn Tơ Hồi thường nhìn nông thôn thiên về phía phong tục với cặp mắt hóm hỉnh, sắc sảo Có lẽ đây là chỗ hấp dẫn đặc biệt về phong cách viết

truyện ngắn của ông: ông nói về tục tảo hôn (Ƒợ chẳng tré con), tue ddi ng

(Khách nợ), tục cúng bái mê tín, cả đến tục vợ chồng cãi nhau, làng xóm

nhiếc móc nhau (Nhà nghèo, mẹ già ) Tơ Hồi là người biết tạo yếu

tố truyện, phát hiện yếu tố truyện trong đời sống tự nhiên của loài vật Và chính trên mạch truyện tự nhiên ấy, ngòi bút của tác giả đã biến hoá tạo nên

những lí thú cho các “nhân vật hỗn tạp và đa dạng” của mình Đó chính là

phong cách viết truyện ngắn của Tơ Hồi

'Bên cạnh những trang viết về loài vật, truyện ngắn Tơ Hồi còn hướng ngòi bút đến những trang viết đầy hấp dẫn, thấm đầm chất phong tục Truyện ngắn của ông mang hương vị đồng quê với những phong tục tập quán lâu đời của người dân quê vùng ven ngoại thành Đằng sau cái màu sắc phong tục, ngòi bút của Tô Hoài đã miêu tả rất rõ một xã hội đói khổ của những người

nông dân nghèo, những người thợ thủ công bị phá sản, những mối tình dang

dở và những cuộc ra đi vì mưu sinh Ông có tài phác hoạ chân dung các kiểu

người ở vùng quê ngoại thành Hà Nội thời đó Một ngòi bút sắc sảo tỉnh tế và hom hinh khi tả về những phong tục sinh hoạt, chân dung và hành vi nhân vật Tơ Hồi cịn có khả năng đặc biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ địa

phương Tiếng nói của trong xóm, trong làng, của anh em được đưa vào tác phẩm Tơ Hồi nhẹ nhàng đã giúp ông trở thành nhà văn có biệt tài viết về những cảnh nghèo nàn của dân quê Đề tài mà hầu như các truyện ngắn của ông đều hướng để

Quan niệm về truyện ngắn của Tơ Hồi cũng giống với các nhà văn

khác Song Tơ Hồi nhắn mạnh hơn yếu tố ngắn gọn, xúc tích Đồng thời, ông khẳng định một tác phẩm truyện ngắn có giá trị phải phản ánh hiện thực cuộc

Trang 36

31

tâm của bạn đọc đối với tác phẩm lẫn tác giả

1.4 SỰ XUẤT HIỆN CỦA CHUYỆN CŨ HÀ NỘI

Chuyện cũ Hà Nội vào năm 1986 mới chỉ có 40 truyện, bản in năm

1994 gồm 64 truyện; bản in mới chia làm hai tập, tập 1 xuất bản năm 1999, gồm có 56 truyện; tập 2 xuất bản năm 2000 vào dịp kỷ niệm ngàn năm Thang Long- Hà Nội, gồm có 6 truyện; tổng cộng có I 14 truyện liên quan đến Ha Nội xưa và nay, với độ dày gần 900 trang Ấn bản năm 2000 không chỉ là bổ

sung mà còn có sửa chữa Nếu hai bản trước mang tính chất hồi kí, có giá trị

xã hội hoặc dân tộc học về địa phương Hà Nội, thì ấn bản sau này, Tơ Hồi đã mở rộng đề tài Hà Nội sang địa hạt văn hóa dân tộc trên cả hai chiều lịch sử

và thời sự

Chuyện cũ Hà Nội ghi lại những biến đổi trong nếp sống của một thành phố, qua cuộc bể dâu của đất nước suốt thể kỉ XX và sự chuyển động văn hóa trên toàn thể giới, trên con đường Âu hóa, đô thị và công nghiệp hóa Lần lượt

qua 114 truyện ngắn, Tơ Hồi đã ghỉ lại muôn mặt đời sống con người Hà 'Nội Từ cảnh chợ thuê mướn, mua bán những thân phận nghèo hèn ở phố Mới

(Phó mới), chuyện đi tù rượu (Bắt rượu), chuyện bắt phạt xe đạp (Cái xe đạp), chuyện đòi nợ vào ngày tết (Những ngảy áp tếi), tục lễ ăn cơm ăn cỗ

Git

Sd Goong), cha cá LA Vong (Cha cd), rau thom Lang Ha (Raw thom) Tác

phẩm thể hiện vốn hiểu biết phong phú, kỳ càng thấu đáo, một tri nhớ kỳ lạ về

đời sống Hà Nội xưa và sự nhất quán hòa điệu với cảm quan hiện thực đời ich thưởng thức các món ăn Hà Nội nhur nem Sa Goong (Nem

thường trong sáng tác của Tô hoài

Hai tập Chuyện cũ Hà Nội, không phải là văn hư cấu như trong truyện

ngắn và tiểu thuyết mà bạn đọc đã quá quen thuộc, mà bây giờ là văn kể

chuyện, một lối kế hồn tồn thốt ra khỏi cái tôi, theo cách kể của dân gian;

Trang 37

trong kho tầng văn học dân gian - Một kiểu *Vũ trung tùy bút” của thời hiện

đại, để ghỉ lại “muôn mặt đời thường” của Hà Nội một thời thuộc Pháp chưa

xa lắm, khi

cách nhìn thấu đáo hồn hậu, xót xa mà vẫn tràn trễ hy vọng, Chuyện cũ Hà

Nội của Tô Hoài đã tái hiện sinh động và chân thực cuộc sống của mảnh đất

Thăng Long xưa Từ các vùng quê ven đô đến 36 phố phường nhộn nhịp, từ

nước chuyển sang xã hội thuộc địa, vào đầu thế ki XX Với

những câu ca dao bình dị kể vẻ sự tích lảng, các chợ cho đến âm thanh rộn ràng của tiếng leng keng tàu điện, từ tà áo dài duyên dáng tha thướt của thiếu nữ Hà thành đến những hội hè đình đám vẫn được duy trì cho đến ngày hôm nay

Đó là một Hà Nội luôn vận động phát triển nhưng vẫn trằm lặng cổ kính

'Bức tranh Hà Nội ấy đã làm nên một nét riêng rất giá trị cho Chu Hà Nội đễ phân biệt với những tác phẩm viết về Hà Nội của Tơ Hồi cũng như của nhiều người viết về Hà Nội khác nói chung Nhưng khi viết

Nội, Tơ Hồi đã có cái nhìn trong chiều dài lịch sử, và với Chuyện cữ Hà Nội

Tơ Hồi lại có sự đổi thay trong cách viết Đây là một bước tiến của Tô Hồi

khi ơng viết về mảnh đắt mà ông gắn bó cả cuộc đời mình, có lẽ vì đó mà đề

tai Hà Nội có một vị trí đặc biệt quan trong trong sự nghiệp sáng tác của ông,

Khi nói về những miễn quen thuộc trong sáng tác của Tô Hoài, Phong Lê nhận xét: *Xem Chuyện cũ Hà Nội càng thấy cái kho chuyện trong trí nhớ của có dễ không kém gì cái kho của Nguyễn Công Hoan Những truyện gợi nghĩ trong ta biết bao điều, đâu phải chỉ khoanh vùng trong Hà Nội” [26, tr43] Một trong những yếu tố mang đến thành công cho tác phẩm là những câu chuyện, con người trong cuốn sách đều hoản toàn có thật, tạo nên cảm

giác thân thuộc, gần gũi cho người đọc dù đến từ miền đất nào hay sinh ra trên và lớn lên trên mảnh đất này thì đều cảm được cái tỉnh khôi, dịu dàng của

Trang 38

33

CHƯƠNG2

BỨC TRANH HIEN THUC VE CUQC SONG CON NGƯỜI

QUA CHUYEN CU HA NOI

2.1 HIỆN THỰC MUON MAU VE HA NOIXUA 2.1.1 Cảnh sắc Hà Nội xưa Hà Nội- mảnh ngàn năm văn hiển, luôn là một nguồn cảm hứng, là để tải khiến nl

nhà văn say mê Có những nhà văn đã dành tâm hu) cu tộc đời cho những trang viết về Hà Nội Trong số những nhà văn ấy, Tơ

Hồi là một người tiêu biểu

“Trong các tác phẩm của Tô Hoài, văn hóa, phong tục thường gắn với những trang viết về thiên nhiên rất đối tài hoa Tại đây, ta nhận thấy thiên nhiên hiện lên đầy chất thơ trong chuyện kể của Tơ Hồi Thiên nhiên trong văn Tơ Hồi không kỳ vĩ như thiên nhiên trong sáng tác của Nguyễn Tuân mà

như những đóa hoa bình dị, thấp thoáng nhưng rất giàu sức gợi Dĩ nhiên, để có được những nét riêng ấy, Tô Hoài phải rất nhạy cảm, tỉnh tường trong quan sát và miêu tả Áy cũng chính là ưu thể của Tơ Hồi

Cảnh sắc trong Chuyện cũ Ha Noi được Tơ Hồi miễu tả với hai vẻ

đẹp: Vẻ đẹp trầm buồn, đìu hiu và vẻ đẹp thơ mộng đây sức sống

Mở đầu Chuyện cũ Hà Nội là khung cảnh Hà Nội xưa từ nội thị đến

ven đô, với một khung cảnh thiên nhiên buồn thảm, đìu hiu của những năm

thời Pháp thuộc với hình ảnh “mưa” hiu hắt buồn Hình ảnh này xuất hiện

nhiều lần trong tác phẩm: "Có lẽ mưa bụi đã nhiều ngày, những cây nhội che

mái nhà, người qua lại trên mặt đường âm u Xám ngắt, nhẽo nhợt ra Trông

Trang 39

mưa buồn dường như càng làm cho bức tranh cuộc sống của con người thêm

buồn thảm, sằu bi: “Hai hàng cây nhội, vòm lá den sim, than rêu mốc thếch, cđây mộc leo quấn sởn lên Mặt đường lúc nào cũng thẫm mưa bụi nhớp nháp

Hoa nhội lì ỉ rụng đó xin lẫn với bùn vết chân người chen nhau” [20, tr 11] Đó còn là cơn mưa của những tháng “củ mật”: "Đêm ngoài kia, mua ra rich,

° [20, tr 251], La những con mưa kéo dài gây ngập úng cả một đồng ruộng: “Khi mùa mưa tới, màu xám cánh

tiếng giọt gianh hay tiếng trên tàu lá chu:

đồng lại tan thành một vùng nước trắng bệch Trên mặt nước, lồi bì böm những người lót chiếc thừng quấn lá chuối khô cho đỡ rát cái vai lệch một én Rung dong lay lội triền miên tưởng không bao giờ khác như thế” [20, tr 2§7- 288] Tác giả miêu tả một cách tinh tế, chính xác, cụ thể hình ảnh mưa như một nhà khí tượng học: “Mưa dằm đúng cái điệu mưa tháng chín ở trong mình Trên sân ướt, mấy chiếc lá xanh bị ném xuống, nằm bẹp di, trông bắn

thiu quá Giọt nước cứ đều đều, rả rích Từng cơn gió thốc vào nhà, hit

những hạt mưa vào ướt thm nền nhà đã sũng nước” [20, tr 306] Có người đã

nói rằng: mưa xuân như chiếu vua ban ân, mưa hạ như chiếu vua xá tội, mưa thu như tiếng điếu người chết Mưa ngàn đời nay cũng chỉ là mưa nhưng

sức biểu cảm của nó thật vô cùng Những cơn mưa mùa đông, mưa trên sông,

mưa trên núi, mưa trong lòng thành phố, mưa ở vùng quê nghèo tắt cả đều

14 những cơn mưa mang lại cảm xúc thĩ ca nghệ thuật

Qua những câu chuyện kể thường điểm xuyết những câu tả cảnh làm

nao lòng người Tác giả nhắc lại những hồi ức trong dời mình, đồng thời cũng

là của lịch sử : lớp truyền bá quốc ngữ 1940, ngày toàn quốc kháng chiến,

Trang 40

35

vì một mùi hương cũ Và chợt thương, chợt nhớ văn Mùa hạ tiếng chim

Những mùa hạ Những tiếng chim Thành phố này đã bắt ăn hết cả chim trời

“Tôi đã đếm trong các phố chỉ còn chim sẻ, đôi ba con chích bông, con vành

khuyên trốn chỗ nào thỉnh thoảng bay qua và ban đêm chỉ còn có con éc lợn ( ) chỉ thương những lá sung Lá sung non ăn chát mà bùi, hái lá sung ăn gỏi,

ăn mắm, bọc nem chạo Sao mà thương, ấy bởi người ăn được thì sâu bọ găm tốt, lá sung làm mỗi ngon cho sâu róm, bây giờ mới đầu mùa hạ mà những cây sung đã bị sâu ăn trụi hết lá ( ) Chẳng còn con chim nào về bắt sâu cho cây, mùa hè nắng chói chang, sâu bọ đã chén hết lá, cây sung ghẻ bị tróc đầu, trơ trụi, tiều tuy [21, tr 337] Ca dao có câu : đói lòng ăn nửa trái sim, uống

lưng bát nước đi tìm người thương Bây giờ nghe Tơ Hồi xót lòng thương

những lá sung, không biết ông ấy có còn thương nhớ cái gì khác nữa không đây Nghe Tơ Hồi thương những lá sung mà lòng những nao nao

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Tơ Hồi ở đây, chính là sự kết hợp giữa cái trầm lặng buồn của cảnh mưa và cuộc sống nghèo khổ, lo toan của người lao động Hai bức tranh hiện thực hòa quyện tạo nên một không khí am đạm, thê lương

Tơ Hồi miêu tả thiên nhiên hoàn toàn mang đậm dấu ấn hiện thực

khách quan Ơng khơng tơ hồng hiện thực, cũng không né tránh sự thật cho dù đó là sự thật khắc nghiệt khiến cuộc sống con người càng gian truân, vất vả hơn Từ tắm lòng gắn bó với cuộc sống, với đất trời, Tơ Hồi đã cảm nhận

phong cảnh thiên nhiên từ những đáng vẻ hoang sơ nhất Cảm nhận thiên

nhiên, Tơ Hồi ln hướng tới mọi phương điện tồn tại khách quan của nó

Do vậy thiên nhiên không chỉ có vẻ dữ dội, khắc nghiệt, mà còn có vẻ đẹp

nên thơ của cỏ cây hoa lá chim muông - mang chất liệu nguyên sơ và tỉnh tuý của tạo hoá, đó là cảnh sắc của những cơn mưa đầu xuân: “Mùa xuân đến, có

Ngày đăng: 31/08/2022, 19:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN