Đề tài Tư tưởng nho giáo trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có cấu trúc gồm 3 chương trình bày tư tưởng Nho giáo trong tiến trình vận động của truyện thơ Nôm bác học, thế giới hình tượng nhân vật trong truyện Lục Vân Tiên; các phương thức thể hiện tư tưởng Nho giáo trong truyện Lục Vân Tiên.
Trang 1ĐẶNG VĂN TÍ
TƯ TƯỞNG NHO GIÁO 'TRONG TRUYỆN LỤC VẬN TIÊN
CÚA NGUYÊN ĐÌNH CHIẾU “Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỌI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Ngọc Hòa
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 3MO DAU 1 Lido chon dé tai 1 2 Lịch sử vấn đề 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4 Phương pháp nghiên cứu 9
5 Đồng góp của luận văn 9
6 Cầu trúc luận văn 10
CHƯƠNG 1 TƯ TƯỞNG NHO GIÁO TRONG TIEN TRINH VAN ĐỘNG CỦA TRUYỆN THƠ NÔM BÁC HỌC 1.1 NHỮNG NOI DUNG CO BẢN CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO " 1.1.1 Thiên mệnh 12 1.1.2 Chính danh 1B 1.1.3 Nhân va Lễ 15
1.2, ANH HUONG CUA NHO GIAO TRONG ĐỜI SÓNG XÃ HỘI VÀ
TRONG TRUYEN THO NOM BAC HOC 7
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của truyện thơ Nôm 1 1.2.2 Ảnh hướng của Nho giáo trong đời sống xã hội 2B 1.2.3 Ảnh hướng của Nho giáo trong truyện thơ Nôm bác học 25 1.3 TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN TRONG DÒNG CHẢY CỦA TRUYỆN
THƠ NÔM BÁC HỌC 30
1.3.1 Đặc điểm chung của truyện thơ Nôm bác học thể kỷ XIX 30
Trang 42.1 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT GẮN VỚI CHỦ ĐỀ CA NGỢI
ĐẠO LÝ 4
2.1.1 Con người hành đạo gắn với lý tưởng trung hiểu 4
2.1.2 Con người kiên trình với tắm lòng son sắt, thủy chung SI
2.1.3 Con người nhàn đật ngoài vòng cương tỏa “
2.2 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẶT GẮN VỚI CHỦ ĐỀ PHÊ PHÁN,
ĐÁ KÍCH 58
2.2.1 Con người phi nghĩa, xu nịnh 59
2.2.2 Con người tham ô, phản trắc 64 CHUONG 3, CAC PHUONG THUC THE HIEN TU TUONG NHO- GIÁO TRONG TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN — 3.1 NGÔN NGỮ, T73 3.1.1 Từ Hán Việt T1 3.1.2 Nghệ thuật sử dụng các điền cố, thi liệu Hán học T6 3.2 GIONG DIEU 87 3.2.1 Giọng khẳng khái, mạnh mẽ 88
3.2.2 Giọng phê phán, mĩa mai 9
3.3 KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT 4
3.3.1 Không gian nghệ thuật 95
3.3.2 Thời gian nghệ thuật 98
KẾT LUẬN 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 51 Lido chon dé tai
'Khi nhìn nhận, đánh giá một tác phẩm văn học chúng ta không chỉ nhìn nhận ở khía cạnh giá trị nghệ thuật tác phẩm đem lại cho công chúng mà cần phải nhìn nhận, đánh giá trên nhiều bình diện khác nhau của đời sống xã hội
đặc biệt là
mang lại Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm giá trị nghệ thuật, vừa là
vóc văn hóa, ý nghĩa lịch sử và giá trị tư tưởng do tác phẩm đó nơi định hình những giá trị đã được hình thành Cũng có thể nói văn học là
m tiếng bằng ngôn từ nghệ thuật
Ở mỗi giai đoạn của lịch sử dân tộc, văn học luôn có những áng văn thơ
bắt hủ song hành cùng vận mệnh quốc gia, trở thành những tác phẩm tiêu biểu mang dang dap thời đại và giá trị tư tưởng văn hóa bền vững của dân tộc
Hàng trăm năm qua, Truyén Luc Van Tiên của Nguyễn Đình Chiều được xem
văn hoá
là viên ngọc sáng chân chính về giá trị nhân học và văn học, tác phẩm đã ăn
sâu vào đời sống của nhân dân Nam bộ, trở thành món ăn tỉnh của tầng
lớp bình dân trong các hình thức sinh hoạt văn hóa hằng ngày, họ hát Vân kể Vân Tiên, hò Vân Tỉ
Sở đĩ có được sức sống và tình yêu vững
chắc trong lòng nhân dân như vậy là do: Truyén Luc Van Tién vừa là hơi thở,
vừa là tình ý của quần chúng Đồng thời, bao trùm cả tác phẩm là sự phong phú cả về nội dung và nghệ thuật thể hiện Tác phẩm là sự gởi gắm tư tưởng
nhân nghĩa của tác giả Nguyễn Đình Chiều, đưa đến cho người đọc những bài
học về đạo lý làm người, đối nhân xử thế ở đời Tác giả Nguyễn Phong Nam
da nhan xét “Luc ẩm Tiên là câu chuyện về đạo lý ứng xử ở đời, là vấn để trung hiểu tiết nghĩa Cái phần giáo đầu này thoạt nhìn có vẻ lỏng lẽo trong quan hệ với phần chính của tác phẩm (số phận của chàng trai họ Lục), nhưng,
Trang 6cấu của toàn truyện nó tạo nên sự hô ứng với phần cuối Lối cấu trúc này đưa
đến cho người nghe, người đọc một biểu tượng về một cái đẹp hoàn chỉnh,
trọn vẹn” [33, tr 216]
Là một tác phẩm lớn của Nguyễn Đình Chiểu, được phổ biến rộng rãi trong dân gian nhất là miền Nam, phải hiểu đúng Truyện Lục Ván Tiên mới thấy hết giá trị của tác phẩm này Với tư cách là một nhà nho, Nguyễn Dinh Chiểu đã gởi gắm tư tưởng, đạo lý, những điều giáo huấn đáng quý trọng
trong từng nhân vật của minh, cho nên các nhân vật trong Truyện Luc Van Tiên là những con người đáng kính, đáng yêu, những con người trọng nghĩa
khinh tài trước sau như một; mặc dù gặp khổ cực gian nguy, nhưng quyết phần đấu vì nghĩa lớn và họ đã thắng thắng đứng lên chống lại cái xắu, cái ác
để bảo vệ công lý, Vì những l đó, họ gần gũi với chúng ta và câu chuyện của họ làm cho chúng ta cảm thấy thí
thú, có nhiều xúc cảm Những giáo lý
trong Truyện Lục Vân Tiên cho đến nay vẫn được nhiều người biết đến nhưng chủ yếu là nội dung của tác phẩm, còn nghiên cứu về vấn đề những tư tưởng mà cụ Đồ Chiểu muốn gửi gắm cho chúng ta trong cuộc sống ngày hôm nay
thì chưa được nhiều người nhắc đến Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài “7i tưởng Nho giáo trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu” để làm
luận văn tốt nghiệp cao học văn học Việt Nam của mình Thông qua luận văn
nhằm tìm hiểu những giá trị truyền thống văn hóa Việt trong quá trình tiếp biến tinh hoa văn hóa nhân loại; đồng thời góp phần khẳng định sâu hơn lý
tưởng đạo đức Nho giáo, đặc biệt là lý tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm, thấy được mồi quan hệ giữa đạo đức và văn chương cũng như mong muốn giữ gìn
Trang 7các bậc tiền bối là vấn để gặp nhiều khó khăn, bắt cập, nhất là trong thời đại
xã hội ta đang trong tiến trình hội nhập và phát triển, các giá trị văn hóa
truyền thống, phong tục tập quán dường như ít được quan tâm đối với thế hệ
trẻ, vấn đề đạo đức trong đời sống tinh thần cũng dẫn có sự thay đổi Những giá truyền thống và tỉnh hoa văn hóa không còn ràng buộc như trước nữa, con người sống có phần thực tế hơn Đây cũng là vấn đề đáng lo ngại trong cuộc sống hôm nay Tuy nhiên, bên cạnh những vấn để trên còn nhiều điều để bàn về văn hóa, đạo đức , thì trên thực tế đâu đó vẫn còn nhiều việc tử tế, nhiều hành động đẹp trong cuộc sống thường ngày mà chúng ta vẫn bắt gặp Những
hàng động, việc làm ý nghĩ: :ần được tôn vinh Nghiên cứu ?zuyện Lục
Van Tién, ching ta có nhiệm vụ tìm ra những giá trị đạo đức, nhân nghĩa cao
đẹp, lấy đó làm tắm gương phản chiếu để giảng dạy, giáo dục nhân cách sống
Thông qua đó giúp cho mọi người nhận thức được những giá trị chân chính
của cuộc đời; từ đó hình thành vốn sống và thái độ ứng xử ra sao để trở thành
con người có ích cho gia đình, xã hội
2 Lịch sử vấn đề
Trong lúc Nho học trên đường suy tàn, những giá trị tỉnh thin dang bị
, Nguyễn Đình Chiều viết Truyện Lục Vân Tiên
dao lon Trước sự
để bênh vực cho những tư tưởng, đạo lý truyền thống, bồi đắp những viên gạch mới làm vững chắc nền tảng Nho giáo đang bị lung lay trước thời cuộc
Nghiên cứu Tngên lục Vân Tiên, chúng to tiếp cận được tư bưởng, tỉnh cảm
Trang 8
làm cái công cuộc giáo hóa, truyền bá tư tưởng Nho học đang bị lu mờ dưới
ảnh hưởng của thời thể, lại vừa gởi vào tác phẩm một tâm sự Tâm sự ấy ta có
thể tìm thấy trong nhân vật chính là Lục Vân Tiên và trong cái xã hội làm nền
cho cuộc sống của chàng” [7; tr.193] Bên cạnh đó, là những giá trị giáo huấn con người, những nhận định về Nguyễn Đình Chiểu qua tác phẩm Lục Vân Tiên: “Tác phẩm Lục Vân Tiên đã đáp ứng được tỉnh thần quả cam, trong nghĩa khinh tài, ghét gian ác Kiến nghĩa bắt vi vô đũng đã của người nông
dan mi
Nam mà cũng là của mọi người dân Việt Nam chúng ta” [7; tr35],
hay “Những con người tốt bụng trong ục ân Tiến kế tục những truyền thống cao quý của dân tộc về nhân nghĩa đó là những con người trong sạch, bình thường, làm việc nghĩa như một nhu cầu mà không nghĩ đến lợi danh, ơn
huệ và Lục Vân Tiên là nhân vật lý tưởng của nhà thơ mang đầy đủ những,
phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người mà Nguyễn Đình Chiểu mơ ước”
[7:35]
Cùng thời với Nguyễn Đình Chiểu, đa phần các tác giả đều sử dụng chữ Hán như: Nguyễn Văn Siêu, Doãn Uẫn, Nhữ Bá Sĩ, Miễn Thắm Đối với Nguyễn Đình Chiểu, ông sử dụng chữ Nôm, một loại chữ viết truyền thống của người Việt để viết tác phẩm này Chính vì sử dụng chữ Nôm nên tác phẩm Lục Ván Tiên dé dàng được mọi người đón nhận và an sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc cho rằng: "Trong khi đó sống cùng thời với các tác giả này, nhưng Nguyễn Đình Chiểu lại viết Lục
Trang 9Nguyễn Đình Chiểu không luận bàn nhiều về vận mệnh Ông quan
niệm, trong cuộc sống con người cần phải có ý chí phấn đấu vượn lên, vượt
qua những khó khăn trong cuộc sống dé trở thành người có ích cho xã hội
Tác giả Trần Văn Giàu với bài viết “Nguyễn Đình Chiểu đạo làm ngườ ông đã nhận xét rằng: "Nguyễn Đình Chiểu không triết luận dông dài về
mệnh, nhưng cuộc đời của cụ nói lên rằng cụ đã có ý thức phắn đấu kiên trì chống vận mệnh đen tối nhất để được làm người có ích cho đời, cái ý nghĩ
xem chừng như bình thường đó, thật ra không phải ai cũng dễ có, không phải
ai cũng biết đặt ra câu hỏi để kiểm tra cho bản thân ta đã làm được gì có ích
cho đời?” [7; tr 63]
“Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của tác giả, và để nó được sống
lâu trong lòng độc giả, đồi hôi tác giả phải phản ánh chân thực, gần gũi với
thực tại cuộc sống, gần gũi với những nét văn hóa, phong tục tập quán sinh hoạt của người dân Có như vậy tác phẩm mới trường tồn cùng bạn đọc Tác
giả Huỳnh Sở Kì với bài viết “Ảnh hướng của Nguyễn Đình Chiểu qua
truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên trong đời sống tỉnh thần của người dân Bến Tre” Õ bài viết này, tính phô biến của truyện đối với người dân Bến Tre rất rõ, họ đã thuộc lòng lời ăn, tiếng nói, đạo đức, tư cách của các nhân vật trong
Truyện Lục [ân Tiên tới mức có thể liên hệ với người đời: “Thuờ ấy, thơ Lục
Vân
Trang 10
nghiên cứu đánh giá Nguyễn Đình Chiểu về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp,
trong đó có bài viết “Nguyễn Đình Chiểu ~ thân thé va sự nghiệp” [39; tr31] của Nguyễn Thạch Giang Tác giả cho rằng nội dung tư tưởng trong thơ văn
của Nguyễn Đình Chiều chủ yếu là luôn đặt vấn để nhân nghĩa lên hàng đầu và nêu lên một chân lý sáng ngời đó là mọi người “phải biết tiếp thu những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, ông mệnh danh là “chính đạo” để tu dưỡng nhằm mọi người đạt tới được một sự thống nhất tư tưởng, biết yêu lẽ
chính, ghét cái tả để hành động cho sự tiến bộ của xã hội” [39; tr43] Theo Chiểu đã được thể hiện
tất rõ trong Truyện Lục âm Tiên Tác giả Nguyễn Đình Chú cũng Nguyễn Thạch Giang, tư tưởng đó của Nguyễn sập đến sự phát triển tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu Tác giả cho rằng “7ừ Lục Van
ðn đến thơ văn chống Pháp, văn chương Đà Chiểu đã tiến lên từ lý tướng nhân nghĩa đến chủ nghĩa yêu nước chống ngoại xâm” (39; tr212] Theo Nguyễn Đình Chú, thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu vẫn nhắc đến vấn dé
“nhân nghĩa”
“trung hiểu” nhưng nó đã mang nội dung mới, tức có sự tiến bộ hơn so với giai đoạn trước đó Ở đây, “nhân nghĩa không phải là để xây dựng một xã hội phong kiển, dù đó là xã hội phong kiển lí tưởng, mà trước hết là
chuyện chồng giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước Trung hiếu là đạo quân thân, nhưng trung hiểu trước hết phải lấy dân làm gốc Quan hệ vua tôi, quan kệ gia đình chưa phải là hàng đầu Hàng đâu là quan hệ dân nước, quan hệ
xã hội" [ 39; tr216]
Trang 11hạnh của Nguyệt Nga quý báu ở chỗ không bao giờ quên được nỗi niêm ân
nghĩa” [32; tr275),
Hay Trần Văn Giàu trong bài viết lí
Chiếu [1T; tr 164 ] cũng có đề cập đến nội dung tư tưởng trong sự nghiệp văn
sao tôi thích đọc Nguyễn Đình
chương của Nguyễn Đình Chiểu Ông cho rằng tư tưởng triết lí nhân sinh của nhà thơ trong các tác phẩm chủ yếu là lấy nhân nghĩa làm gốc Nhưng nội
dung nhân nghĩa của Nguyễn Dình Chiểu có sự sáng tạo và khác xa nhân
nghĩa của hầu hết các nhà Nho đương thời “Ti tưởng triết lí nhân sinh trong các vần đề, trong các bài thơ Đường luật, cũng là nhân nghĩa Ở đây, có một tiển bộ mới so với Lục Vân Tiên Đại biểu cho nhân nghĩa chân chính là anh “dân ấp dân lân vì mễn nghĩa mà làm quân chiêu mổ”, chứ không phải đã sẵn
tập tành quân sự, không phải đã có trang bị của triều đình; vậy mà họ anh
dũng vô song! Trương Định cưỡng lại chiếu vua là vì nghĩa với dân, dân cản
đầu ngựa tướng quân là nghĩa với nước Nhân nghĩa với yêu nước là một” [10; 176),
“Tác giả Võ Châu Phúc trong bài nghiên cứu “Truyén tho Lue Van Tiên —
sự tiếp biển ba tư tưởng Nho, Phật, Đạo” đã đưa ra nhận định: “Xét về tư
tưởng, thơ Lục Vẩm Tiên đậm màu sắc Nho giáo theo cuộc hành trình của chàng nho sinh Lục Vân Tiên, gặp gỡ tiểu thư Kiều Nguyệt Nga, đối âm cùng Hớn Minh, Tử Trực, ẩn dật cùng ông Ngư, ông Tiểu người đọc nhận
ra Trung ~ Hiểu — Tiết — Nghĩa, rồi đến Nhân ~ Dũng — Khí, lại thêm Nhân —
Nghĩa - LỄ~ Trí Tĩn Nhưng suy ngẫm kỹ, tắt cả có còn là Nho thoát thai
từ sách vở nữa đâu? Nó đã chuyển hóa thành đạo đức, thành đạo lý nhân dân
Trang 12một bài ca lớn về tư tưởng Người đọc tìm thấy sự hợp lưu kỳ thú giữa các luồng tư tưởng ngay trên miền đất hứa Nam bộ trẻ trung, hoang sơ và phóng
khoáng Nho giáo đạo mạo nơi đâu chẳng biết, nhưng luồng sáng ấy hội tụ và
soi rọi một điều trang trọng: tư tưởng, đạo đức, đạo lý ngàn đời của dân tộc 'Việt Nam là tốt đẹp và phù hợp với tư tưởng tiến bộ của nhân loại
Có thể nói, các công trình đã tập trung khẳng định điều cốt lõi nhất trong tac phim Luc Van Tién cia Nguyén Dinh Chiều, đó là sự biểu hiện tư tưởng, thái độ, tình cảm của mình; sự gởi gắm triết lý sống, nhân sinh quan ở đời trong từng nhân vật và dau tranh đến cùng bảo vệ đạo lý Chính điều này
lâm cho tác phim Lue Van Tiên có sức sống lâu bền trong quần chúng, có khả năng làm say mê mọi người Rõ rằng, dù đã tìm hiểu trên nhiễu phương điện,
đã nghiên cứu một cách bền bi liên tục bấy lâu nay ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu vẫn còn nhiều vấn đề để tiếp tục nghiên cứu, khám phá Cần có những công trình nghiên cứu có quy mô lớn để có cái nhìn tổng thể và toàn diện hơn, để phát họa toàn cảnh
điện mạo của Truyền Lue Van Tiên, có như vậy chúng ta mới có thể đánh giá
đầy đủ và thuyết phục
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của để tải là Tư tưởng Nho giáo trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiều, thể hiện
{qua hai phương điện cơ bản: tư tưởng Nho giáo nhìn từ hình tượng nhân vật và phương thức thể hiện
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 134 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình triển khai đề tài “7k tưởng Nho giáo trong Truyện Lục
Van Tiên của Nguyễn Đình Chiếu”, chúng tôi đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
~ Phương pháp cấu trúc - hệ thống ~ Phương pháp so sánh, đối chiều
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành 5 Đồng gúp cũa luận văn
Như đã trình bày ở trên, *Tie wưởng Nho giáo trong truyện Lục liên
Tiên của Nguyễn Đình Chiểu ” đã có ảnh hưởng sâu rộng trong nền văn học
cũng như trong quần chúng nhân dân Người dân lao động chẳng những yêu thích tác phẩm mà còn xem nó là kim c
huấn đạo đức làm người Do đó, với đề tài
nam trong nẾp sống, trong giáo
Tue twing Nho giáo trong truyện
Lục lân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu ” chúng tôi thử tìm hiểu và làm sáng tỏ những giá trị thuộc về nội dung, hình thức tiếp biến và cách thức thể hiện của tư tưởng Nho giáo trong tác phẩm Qua đó phần nào xác định sức sống lâu 'bên của truyện thơ trong lòng quần chúng lao động, đồng thời khẳng định sức
ảnh hưởng của nó trong nền văn học Việt Nam
Bên cạnh đó, công trình cũng góp một phần tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề liên quan đến Truyện Lục Vân Tiên; đồng thời bỗổ sung thêm những kiến thức khi tìm hiểu chuyên về tác giả trong chương trình giảng dạy
Trang 14luận văn gồm có các chương chính sau:
Chương 1: Tư tưởng Nho giáo trong tiến trình vận động của truyện thơ
Nom bác học
Chương 2: Thế giới hình tượng nhân vật trong Truyện Lục Vấn Tiên Chương 3: Các phương thức thể hiện tư tưởng Nho gido trong Truyén
Trang 15CỦA TRUYỆN THƠ NÔM BÁC HỌC
1.1, NHỮNG NỘI DỤNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội, là hệ tư tướng chính thống của giai cấp phong kiến Trung Hoa Tư tưởng Nho giáo được hình
thành từ thời Tây Chu (thé ky thứ X ~ VII tr.CN) Đến thời Xuân Thu, Không
Tử đã sưu tập, chỉnh lý thành học thuyết tương đối có hệ thống Trải qua hơn 2500 năm tổn tại và phát triển, nội dung của Nho giáo đã có ảnh hưởng ở
nhiều nước phương Đông, trong đồ có Việt Nam Sự ảnh hưởng này được thé
hiện trên nhiều phương diện, đặc biệt là trong lĩnh vực đạo đức trước đây cũng như hiện nay
“Theo Không Tử, vẫn đề trung tâm của Nho giáo là con người, tư tưởng,
của con người Con người thiện hay ác, tốt hay xấu bên cạnh bản tính vốn có
còn do hoàn cảnh tác động Theo Nho giáo quan niệm, tính thiện của con
người gồm năm đức tính (Ngữ zhường): Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín; để thực hiện được năm đức tính trên, con người cẳn phải có Ngũ luân (Năm mối quan
"ệ): Vua — Tôi, Cha ~ Con, Chồng — Vợ, Anh Em, Bạn bè và Tam cương (Ba méi quan hệ của xã hội): Vua ~ Tôi, Cha ~ Con, Chồng ~ Vợ Theo Nho giáo, sở dĩ có kể ác, người thiện là do "Khí bẩm thự mã thank”, tte là do con
người bị tác động, bị ảnh hưởng những thói hư, tật xấu ở đời, bị môi trường xã hội tác động Vì vây, Nho giáo hướng đến giáo huấn con người “Hữu giáo
¥6 Jogi”, quan tim đến đạo làm người, rèn luyện đạo đức, hướng thiện cho
con người Đây được xem là điểm khác biệt, điểm tiến bộ của Nho giáo so với
các tôn giáo khác, nhất là vấn đề về con người, giáo huấn đạo lý, hướng con
Trang 16thì Nho giáo lại coi trọng đến các môi quan hệ đạo đức xã hội Con người
sống trên cuộc đời này hãy lo việc của chính mình, chuyện lúc sống lo chưa
hết, lo gì đến việc sau khi chết Chính vì quan niệm này mà Nho giáo luôn
được mọi người ưa chuộng, tôn trọng và giữ vị trí độc tôn trong thời gian dài của lịch sử đân tộc
'Việc rèn luyện đạo đức, giáo dục, cải biến con người để họ trở thành người tốt, người có ích cho xã hội là vấn để luôn được Nho giáo chú trọng
Tuy nhiên, đạo làm người theo quan niệm Nho học là đạo làm người trong xã
hội phong kiến Nho học là hệ tư tưởng phục vụ giai cắp phong kiến, nhưng
những vấn đề về đạo đức trong Nho học rất tiên tiễn, có nhiều điểm tích cực Một trong những vấn đề sáng tỏ nhất đó là quan niệm về người quân tử, đó là
con người cần phải hội tụ các nhân t6 của tâm và tầm, nghĩa hiệp, cao thượng,
Đây được xem là điểm sáng để kẻ sĩ lấy đó làm mục đích rèn luyện, phần đấu
vươn đến hoàn thiện mình, trở thành những con người có ích cho xã hội Là một hệ thống tư tưởng rộng lớn về mặt đạo đức và giáo huắn, tồn tại và phát triển trong thời gian dài của lịch sử; những quan điểm, tư tưởng của Nho giáo luôn là bài học lớn để nghiên cứu, soi xét trên nhiều bình diện của đời sống xã hội Mỗi phạm trù tư tưởng là một luận điểm lớn về các chuẩn mực, về con người, về đạo đức cần được soi chiếu một cách cụ thể, rõ ràng để trở thành những hệ quy chiếu ứng dụng trong thực tế
1
Nho giáo đã tin có trời làm chủ tế cả vũ trụ th tắt à nhận có cái ý chí
1 Thiên mệnh
tắt mạnh mẽ để khiến sự biển hóa trong thể gian theo lẽ thường Cái ý chí ấy chính là Thiên mệnh Khổng Tử quan niệm về Trời hay Thượng để khác với
Trang 17
đáng có hình dáng, tình cảm
Khổng Tử quan niệm, những công việc ở đời thành công hay thất bại,
hưng thịnh hay suy vong đều do ở Thiên mệnh cả Mọi việc muốn thí hành
được cũng do mệnh Trời, mà không thi hành được cũng do mệnh Trời "Đạo chỉ tương hành dã dư, mệnh da; dao chỉ tương phê dã dư, mệnh đã" Người
quân tử cứ an tâm làm những điều tốt, điều lành thì thế nảo cũng có được Mệnh trời như ý muốn
Theo Nho giáo, Trời là đắng tối cao, đáng toàn năng, có nhân cách, có ý chí, trời chỉ phối vạn vật Tuy ở xa, nhưng việc soi xét, phân minh, thưởng phạt rất nghiêm và công minh Khi vua chúa làm những điều không tốt thì trời
cho các trương triệu để cảnh tính, báo hiệu trước; nếu làm điều nguy hại hơn
có thể bị đại hạn, bị trừng trị Không Tử đã nói “sống chắt có mệnh, giàu sang
tại Trời", tức là con người sống chết có mạng, giàu sang phú quý do trời định,
chúng ta không thể chống lại ý trời được, không thể làm điều ngược lại Trời chỉ phối con người bằng mệnh trời, mỗi người sinh ra phải theo vòng luân hoàn: sinh ra, lớn lên, già, chết Mọi việc lớn nhỏ đều do trời định, con người phải thuận theo lẽ thường Tư tưởng này tồn tại dai dẳng như một ý: thức hệ trong nhận thức của con người, xem nó như định mệnh, họ bất lực trước số phận và ra sức duy trì nó Khi gặp bắt lợi trong cuộc sống, người dân
Trang 18tử nhà Chu không làm tròn trách nhiệm (không làm đúng danh) để quyền lợi
vào tay chư hầu; chư hẳu không làm đúng danh nên si da lin at, Vi vay, dé xã
hội ổn định thì mọi người cần làm đúng danh phận của mình Theo ông, *Danh không chính thì lời nói chẳng thuận, lời nói không thuận thi việc
chẳng nên, việc không nên thì lễ nhạc chẳng hưng vượng, lễ nhạc không hưng vượng thì hình phạt chẳng trúng, hình phạt không trúng ắt dân không biết xử: trí ra sao” (danh bắt chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bắt thuận tắc sự bất thành, sự bắt thành tắc lễ nhạc bất hưng, lễ nhạc bắt hưng tắc hình phạt bắt trúng, hình phạt bất trúng tắc dân vô sở thổ thủ túc) Riêng đi với người cầm quyền Vua - Thiên tử, được thay trời cai trị thì càng phải làm đúng danh của
mình, như vậy mọi người mới noi theo Đặc biệt, trong việc chính sự (việc nước), điều đầu tiên nhà vua phải làm là lập lại Chính danh, phải xác định vị tri, vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng người để họ hành động cho
đúng Khổng Tử cho rằng, không ở chức vị ấy thì không được bàn việc của
chức vị đó, không được hưởng quyền lợi, bồng lộc của chức vị ấy
Mục đích của Chính danh mà Nho giáo đề cao là sự ổn định trật tự xã
hội, suy cho cùng là để bảo vệ quyền của Thiên tử, duy trì sự phân biệt đẳng
mà
cấp Chính danh không chỉ là nội dung tư tưởng chính trị của Nho giáo,
còn mang ý nghĩa đạo đức, một yêu cầu về mặt đạo đức của con người
“Chúng ta biết rằng, một trong những phạm trù đạo đức của con người đó là
lương tâm, trách nhiệm Nếu xét theo nghĩa này, thì một người làm tròn nghĩa
vụ và bổn phận của mình tức là người đó có đạo đức
`Ý nghĩa tích cực của tư tưởng Chính danh, là làm cho con người ý thức
Trang 19người thực hiện một cách đúng mức nghĩa vụ của bản thân trước cộng đồng, và xã hội trong khuôn khổ danh phận, góp phần vào duy trì trật tự xã hội Tư
tưởng này còn kim him ty do của nhân cách tới mức không chấp nhận bắt kỳ
sáng kiến nào của con người, làm cho con người luôn ở trạng thái nhu thuận, chỉ biết phục tùng theo chủ trương *uật nhỉ bắt tác” (chỉ làm theo mã không sáng tác gì thêm) Tư tưởng Chính danh đã quá đề cao danh phận, làm cho con người luôn có tư tưởng hám danh, chạy theo danh, theo chức đến mức
nhiễu người vì hám danh quên phận mà quên cả luân thường đạo lý
Mặc dù có những quan niệm khác nhau, nhắn mạnh đức này hay đức
khác của con người nhưng nói chung, các nhà Nho đều cho rằng con người cần phải có những phẩm chất đạo đức cơ bản: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín
1.1.3 Nhân và Lễ
Nhân là phạm trù luân lý đạo đức căn bản nhất mang nhiều nghĩa khác
nhau Theo Không Từ, tất cả những gì thuộc về tiên nghiệm đều là cái trời
phú cho con người, nó là hạt nhân của hệ thống trí thức và đạo đức của con
người Chữ Nhân trong tiếng Hán bao gồm bộ “nhá” đứng và chữ “nhị” hàm
nghĩa chỉ bản chất, đức tính là nhân ái, nhân đức của con người; nó khác với chữ Nhân với ý nghĩa là con người, nhân hình Có lúc Không Từ giải thích
chữ Nhân một cách trừu tượng, nhưng cũng có lúc ông nói về Nhân rất cụ thể
Tuy nhiên, dù hiểu theo nghĩa trừu tượng hay cụ thể, thì Nhân cũng là đạo lâm người va do đó Nhân chính là cái đích của sự tu thân sửa mình của mỗi người trong xã hội
Có thể nói, Nhân là phạm trù xuất phát mang tính nền tảng của Khổng
Tir trong quan niệm về đạo trị nước và trong chính sách cai trị của nhà cằm
Trang 20học thuyết Nhân một nội dung giai cắp khá rõ nét Luận điểm: “Người quán
tử có khi phạm đi
Ít nhân, chứ chưa từng thấy kẻ tiểu nhân mà làm được
điều nhân” cho thấy ông không thừa nhận đức nhân của quần chúng lao động Trong suy nghĩ của ông, các Đức đều có sẵn mim mồng và đầu mối như nhau
trong tính trời, lòng người; nhưng chỉ kẻ quân tử biết mệnh trời nên mới có thể tự tu thân sửa mình giữ gìn tâm tính để có đạo cao, đức sáng Trái lại, kẻ
tiểu nhân vì không hiểu mệnh trời nên không biết tồn tâm dưỡng tính, đưa đến
hậu quả hư cả tâm, mắt cả tính; do vậy, họ không có đức Điều đó có nghĩ
đức nhân chỉ là đức của người quân tử và triết lý tu thân sửa mình ma Không
Tử đưa ra chỉ dành riêng cho giai cấp thống trị
‘Theo quan niệm đạo đức Nho giáo thì người quân tử, người cai trị phải có đầy đủ các đức tính như: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, Dũng Chữ Nhân phải gắn liền với chữ LỄ trong việc tu thân, học đạo để tự điều chỉnh bản thân,
để trị nước Muốn đạt được Nhân thì cần phải rất mực chú trọng đến chữ LỄ
“Theo Khổng Tử, Lễ chính là những quy phạm, những nguyên tắc đạo đức của nhà Chu: Vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con phải
dùng lễ để khôi phục trật tự, phép tắc luân lý xã hội, khiến mọi người phải trở về Đạo và Nhân, trở thành Chính danh Lễ và Nhân lả hai yếu tố có quan hệ
ách rời nhau
mật thiết không thể
“Xuất phát từ quan niệm như vậy, Khổng Tử chủ trương dùng Lễ dé đưa
mỗi người, đưa cả nước và cả thiên hạ trở về hữu đạo Trong học thuyết chính trị của mình, ông gắn chặt Nhân với Lễ, coi Nhân là nội dung của Lễ, còn Lễ
là hình thức của Nhân Sở dĩ Không Tử để cao Lễ vì Lễ chính là lễ nghỉ, nghỉ
điển, phép tắc quy định quan hệ gia tộc, trật tự thể chế xã hội Theo ông, dựa
Trang 21ông, nếu xã hội không có Lễ, on người sẽ không có đạo đức nhân nghĩa và do dé, không có trật tự trên dưới trong quan hệ vua - tôi, cha - con , không có sự uy nghiêm, không có lòng thành kính Khổng Tử nhắn mạnh "khác ký
phục lễ vi nhân”, bởi ông cho rằng, “cung kính quá lễ thành ra lao nhọc thân hình; cẩn thận quá lễ thành ra nhát gan; dũng cảm quá lễ thành ra loạn nghịch; ngang thẳng quá lễ thành ra gắt góng cắp bách”
Chúng ta có thể hiểu một cách khái quát: Người quân tử phải là người
có vốn kiến thức toàn diện, hội tụ các yếu tố về đạo đức, chuẩn mực của
người đứng đầu Có như thể mới làm gương cho những người khác noi theo
Để đạt được những điều đó, ngoài việc được giáo huấn đạo đức, thông kinh
sử còn đôi hỏi bản thân phải thật sự có cái tâm trong sáng thì mới đạt đến độ toàn diện, trở thành con người chuẩn mực, con người có ích cho xã hội
Ra đời và tồn tại rong một thời gian dài của lịch sử xã hội Các nội
dung cơ bản của tư tưởng Nho giáo luôn là bài học lớn để mọi người soi chiếu
và áp dụng trong giáo dục nhân cách, đạo lý làm người Trong xã hội hiện đại ngày nay, những tư tưởng, giá trị của Nho giáo vẫn còn nguyên giá trị và
được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống
1.2 ANH HUONG CUA NHO GIÁO TRONG ĐỜI SÓNG XÃ HỘI VÀ
TRONG TRUYỆN THO NOM BAC HOC
1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển cũa truyện thơ Nôm “Truyện thơ Nôm là bộ phận văn học khá độc đáo, có dấu ấn riêng trong văn học trung đại Theo các nhà nghiên cứu, truyện thơ Nôm được ra đời trên nền tảng văn học dân gian Theo tác giá Đinh Gia Khánh *fruyện Nôm chỉ là một hiện tượng chứng tỏ ảnh hưởng sâu sắc và mạnh m của văn học dân gian
vào văn học viết bằng cl
Trang 22
ăn học trong truyện Nôm bắt đầu từ ngôn ngữ thơ dân gian Cho nên sự nở rộ
của truyện Nôm từ thế kỷ thứ XI trở đi, đặc biệt là từ thể kỷ XVIH cũng lại
phản ánh tình hình thơ ca dân gian trong các thể kỷ ấy ° [24, tr 61]
Được xem là một loại hình văn học đặc trưng của dân tộc, ra đời và gắn
liền với các tên tuổi lớn của văn học Việt Nam Là đối tượng được nghiên cứu, tìm hiểu sâu kỹ của các nhà khoa học Ở mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, các tác giả đã đưa ra những khái niệm, những nhận định theo nhiều chiều hướng khác nhau nhằm đa dạng hóa cách tiếp cận thể loại văn học nảy;
đồng thời, đã đưa ra những , những quan niệm mới để mọi người tiếp
cận và soi chiếu vào từng nội dung cụ thể mà mình quan tâm
“heo tác giả Trần Đình Sử *Truyện thơ Nôm là một sáng tạo độc đáo
của văn học dân tộc” [48; tr.394] Vì vậy trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu
“chúng ta không nên nhìn nhận truyện Nôm giống như các thể loại truyện khác
như truyện cổ tích, bởi vì nó là “xu hướng tiểu thuyết hóa truyện dân gian” [48;tr.396] Trên thực tế, truyện thơ Nôm có nhiều đặc điểm khác với truyện cổ tích trên các phương diện cụ thể như: cách thức xây dựng nhân vật, các yếu
tố tự sự, kịch tính, tình huống truyện, triết lý Có sự phong phú, đa dạng,
luôn tạo sự kích thích, hứng thú cho người đọc khi khám phá tác phẩm
Là một thể loại văn học, truyện thơ Nôm cũng có đầy đủ các yếu tố về cốt truyện, thể loại, cách diễn đạt cho phủ hợp với nội dung cần chuyển tải
'Nhà nghiên cứu Nguyễn Phong Nam cho rằng “Truyện thơ Nôm, với tư cách là một loại hình văn học phải bao hảm các tính chất: /zuyện (kể, nói) + (loại,
thể) ;hơ + (lối văn) ném” [36; tr.12] Theo tác giả, sự khu biệt ở đây được thé
Trang 23Nhiệm vụ của tác phẩm văn học là phản ánh các mặt của đời sống xã
hội dưới nhiều phương diện và hình thức khác nhau Bằng cách này hay cách
khác, tác phẩm sáng tác bắt kỳ bằng thể loại nào đi nữa cũng phải phản ánh
một cách cụ thể, rõ ràng với các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc để mọi người dễ tiếp cận và tác phẩm sống mãi trong lòng người đọc Hai tác giả Hà Minh
Đức va Bui Van Nguyên cho rằng: "Truyện thơ có khả năng phản ánh những,
mặt phong phú của đời sống xã hội Trên ý nghĩa đó truyện thơ có thể được xem như một tiêu thuyết Một mặt khác do chỗ vận dụng ngôn ngữ thơ ca để diễn đạt nên từ hình ảnh, nhịp điệu đến cú pháp thơ ca, truyện thơ tự xác định
[9; tr 329}
chỗ khác nhau với tiểu thuyết
'Về mặt thể loại, có rất nhiều quan điểm khác nhau về thể loại của
truyện thơ Nôm Mặc dù ra đời rất lâu, nhưng các nhà nghiên cứu cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về mặt thể loại của truyện thơ Nôm Theo tác giả Lê Hoài Nam nhận định: "Truyện Nôm là một loại hình văn học đã có từ lâu Đó
là những sáng tác văn học hằu hết có tính chắt trung thiên tiêu thuyết, và viết bằng thể thơ lục bát, có khi bằng thất ngôn bát cú Mặc dù trải qua thời gian, nhiều truyện Nôm đã bị mắt mát, thắt truyền, nhưng số còn lại hiện nay cũng
khá nhiều Xét về mặt nội dung cũng như mặt hình thức, truyện Nơm có nÌ yếu tố phức tạp Nhiều tác giả thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau ở vào
nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau, đã chung sức xây dựng nên cái gia tải to
lớn ấy.” [36; tr.174] Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Trang 24tổng hợp hơn: *Một thể loại văn học viết đưới hình thức văn vần, có cốt truyện trong văn học cổ Việt Nam” 29; tr 20]
‘Tom lai, truyện thơ Nôm là một thể loại lớn trong nền văn học Việt
Nam nói chung, là thể loại phô biến trong nền văn học trung đại Với mục
đích phục vụ nhu cầu của xã hội, phản ánh những tâm tư tình cảm của con
người trong cuộc sống, đưa ra những luận lý, bài học đạo đức, cách đối nhân xử thế để khuyên dạy con người; đối tượng miêu tả là những con người bình thường trong xã hội, lấy chữ Nôm - một loại chữ viết của dân tộc làm hình
thức sáng tác và sử dụng thể thơ lục bát cùng thơ Đường luật làm phương tiện
truyền tải nội dung Với sự ra đời của truyện Nôm đã xóa tan đi ý kiến “nồm na là cha mánh quẻ”, một nhận định sai lệch về chữ viết dân tộc Sự ra đời của thể loại này đã khẳng định được giá trị, bản sắc, sự tiền bộ của dân tộc
qua phương tiện chi Nom với các tác phẩm văn học để đời, trở thành cuba
sách để đầu giường của bao thế hệ người Việt như Truyện Kiểu, Lục Vân
Tiên, Phạm Tải Ngọc Hoa, Phạm Công Cúc Hoa
Truyện Nom ra đời và tồn tại với hình thái đầu tiên là truyện Nôm truyền khẩu Sau một thời gian dài, khi phong trào truyện Nôm truyền khẩu
phát triển mạnh mẽ thì các nho sĩ bình dân và bác học đã mạnh dạn sử dụng loại hình văn học này để sáng tác, hoặc ghỉ chép lại những truyện Nôm đã có
Qua khảo sát truyện thơ Nôm, chúng ta nhận thấy có hai loại truyện thơ
iết theo thể thơ lục bát, một loại viết theo thể thơ đường
ÿ thứ XVIH, từ
'Nôm đó là: một loại
luật Theo tác giả Nguyễn Lộc, *Truyên Nóm ra đồi trước thẻ
thé ky thứ XVIN trở ải không thấy có nữa Còn truyện Nôm bát học không xác
định ra đời khi nào, nhưng chỉ biết nó phát triển nhiều nhất ở cuối thể kỷ thứ
Trang 25thân thời đại ấy” [27, tr 50] Từ hai ý kiến trên, soi chiếu vào lịch sử của dân tộc thì hai giả thuyết trên hoàn toàn có cơ sở Bởi đầu thế kỷ thứ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều mâu thuẫn Mâu thuẫn giữa các phe phái cằm
quyền với quần chúng nhân dân với triều đình nên dẫn đến sự sụp đỗ của nhà
Lê, nhà Mạc lên ngôi Khi nhà Mạc lên ngôi, trật tự xã hội không được giải
quyết, các cuộc khởi nghĩa của nông dân luôn diễn ra; xã hội phong kiến ngày một bế tắc, nhân dân rơi vào cùng cực, các giá trị đạo đức truyền thống dần bị lung lay và có nguy cơ bị phá vỡ Có lẽ đây là cơ sở, là tiền đề cho những ước
mơ, những khát vọng về công lý, về tình người phát triển; đây là cơ sở những,
giá trị nhân bản được sinh sôi, nây nớ và phát triên Đó cũng là nguồn gốc phát
tr
của truyện thơ Nôm
Cơ sở để hình thành và phát triển của truyện nôm là truyền thống văn học, bên cạnh đó, mối quan hệ giữa văn học và đời sống cũng là cơ sở quan
trọng giải thích sự xuất hiện của thể loại truyện tho Nom Theo tác giá Đặng
Thanh Lê trong cuốn Truyện Kiểu và thể loại truyện thơ Nôm đã nhận định:
“sự ra đời của truyện thơ Nôm bắt nguồn từ một yêu cầu phản ánh xã hội với
những nội dung thời đại cũng như với những điều kiện thực tiễn của thời đại
ấy" [27; tr57]
Truyện thơ Nôm phát triển rất mạnh trong nền văn học trung đại Việt
‘Nam Qua nghiên cứu chúng ta nhận thấy, các học giả đi trước khi nghiên cứu
về truyện thơ Nôm đều cho rằng ngôn ngữ là chất liệu quan trọng tạo nên các
tác phẩm và ngôn ngữ được sử dụng ở đây chủ yếu là chữ Nôm Theo các nhà nghiên cứu, hiện có ở Việt Nam khoảng trên 100 truyện Nôm Truyện thơ
Nôm Việt Nam phát triển rằm rộ trong suốt hai thể kỷ XVII - XVIH, nhưng
truyện thơ Nôm thế kỷ XVII còn lại không nhiều, phần lớn truyện tho Nom hiện còn là từ thế kỷ XVIII - XIX Tiến trình hình thành truyện tho Nom được
Trang 26phát triển và thí pháp thể loại “Giai đoạn đầu tiên là các truyện thơ cấu tạo bằng một chuỗi thơ Đường luật như Tô Công Phụng Sứ, Vương Tường, Lâm Tuyền kỳ ngộ và Tam Quốc thi mà người ta thấy gần gũi với thơ Hồng Đức Quốc Âm thi tập xuất hiện khoảng thể kỷ XVI - XVII Giai đoạn hai là xuất hiện diễn ca lịch sử như Thiên Nam Ngữ Lục, tiếp đến là xuất hiện các truyện
thơ Nôm bình dân như Quan Thế Âm, Phạm Công Cúc Hoa, Lý Công Cúc
Hoa - các tác phẩm này có “mẫu câu” và cách gieo vần gần gũi với Thiên
'Nam ngữ lục, ra đời vào cuối thế kỷ XVII ~ XVIII” [23; 1.394] Giai doan
cao trảo là xuất hiện truyện thơ Nôm bác học mà “Bắt đầu với truyện của Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Thiện Truyện thơ Nôm thể kỷ XVIII đã mượt bình dân ở thể kỷ
mà và cách gieo vần, kế chuyện, miêu tả đã khác với trước [23; tr 394]
Lịch sử hình thành và phát triển của truyện thơ Nôm được nhiều học giả quan tâm, nghiên cứu và đưa ra những nhận định hết sức có giá trị Đây là
những tiên đẻ quan trọng để các thế hệ đi sau có cơ sở để tham chiếu cụ thể hơn Trong công trình ?ruyện Kiểu và thể loại truyện Nôm [27] tác giả Đặng Thanh Lê cũng trình bày khá đầy đủ về lịch sử hình thành và phát triển của
truyện thơ Nôm Theo tác giả “cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt
Nam trong ba thế kỷ XVI, XVI, XVII ngày một trầm trọng với nhiều mâu
thuẫn nảy sinh làm nền cho một thể loại sáng tác mới ra đời Truyện Nôm phan ánh phần nào mâu thuẫn xã hội, tinh thần nhân đạo, đấu tranh giai cấp đồng thời cũng thể hiện quan niệm sống bình dân của các hàn sĩ” [27; tr.51]
Có thể nói, truyện Nôm là sản phẩm văn học vào thời kỳ phong kiến suy tần,
mang ý nghĩa phản ánh một thời kỳ bùng nỗ mạnh mẽ của đấu tranh giai cấp
dưới chế độ phong kiến” [27; 57]
Trang 27nhân đạo chủ nghĩa vừa là hệ quả của cuộc đấu tranh cho sự sinh tồn phát triển xã hội, đấu tranh tư tưởng vừa là biểu hiện sinh động cho sự ra đời và phát triển của nhiều thể loại đặc sắc khác như song thất lục bát, lục bát, thể
ngâm khúc 12:
Ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống xã hội
La một học thuyết chính trị, Nho giáo có vị trí và vai trò rất quan
trọng trong đời sống xã hội Nho giáo là đạo quan tâm đến con người, đến cuộc đời Ra đời từ thời Xuân Thu ở Trung Quốc, được Không Tử nâng tầm trở thành học thuyết văn hóa của Trung Hoa và nó trở thành hệ thống tư tưởng thống trị xã hội từ thời nhà Hán đến thời nhà Thanh Nho giáo du nhập và
Việt Nam từ thời
lắc thuộc Khi vào Việt Nam, Nho giáo trở thành nền tảng
tư tưởng, đạo đức của xã hội phong kiến Việt Nam thời bấy giờ và có anh sâu
rộng trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội người Việt
Thời kỳ đầu mới du nhập vào Việt Nam, Nho giáo chưa thịnh hành, chưa có vị trí, vai trò quan trọng trong xã hội Từ thể ky thứ XI trở đi, Nho
giáo đã mở đường cho những kẻ sĩ xuất thân thông qua hình thức thi cử để
chọn người có tải đức ra giúp dân, giúp nước Nhờ đó mà văn học nước nhà
phát triển, nền văn hóa được nâng cao Điểm nỗi bật của Nho học khi vào
'Việt Nam là văn chương, khoa cử và tìm ra những kẻ sĩ đảm trách vai trò
chính trị của đất nước
Khi Nho học hung phát, Lý Thánh Tông đã cho lập Văn miễu, mở khoa
thi, mở trường Quốc Tử giám để chọn hiền tài ra phò Vua, giúp đất nước Lý Thánh Tông đã đặt nền móng đầu tiên cho nền giáo dục nước nhà với các
khoa thỉ cử; từ đây, Nho giáo được sử dụng làm công cụ dạy học, huấn luyện nhân tài, định hướng nhân cách con người Kế tục sự hưng thịnh của Nho gia, các triều đại sau như đời Trằn, đời Hậu Lê vẫn duy trì hình thức khoa cử, tổ
Trang 28lớn mạnh không ngừng của của Nho giáo, cùng với nhu cầu canh tân đắt nước đã dẫn đến việc triều Lê chủ động đưa Nho giáo thành Quốc giáo; Nho giáo
giữ địa vị độc tôn trong xã hội Từ đó, Nho giáo thịnh suy theo bước thăng
trằm của các triều đại phong kiến
Những thể chế chính trị, nghi thức lễ, ứng xử đạo đức khi du nhập vào
Việt Nam chịu ảnh hưởng của Nho giáo, dòng văn mình dân gian làng xã
được phổ biến và phát triển, được thẻ hiện rất rõ trong các hình thức sinh hoạt
văn hóa đân gian như các cuộc đua, các hoạt động vui chơi, các hoa văn trang
trí ở đền, chùa Các tư tưởng: người quân tử, đắng trượng phu, quan hệ tam
cương, tứ đức tam tông, thủ tục ma chay, cưới xin, các quy định về tôn trỉ trật
tự ảnh hưởng rất đậm nét trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân
Việt Nam
Là đạo quan tâm đến con người, quan tâm đến sự sống, dạy đạo làm
người Không Tử cho rằng bản tính của mỗi con người là khác nhau, sự khác
nhau đó một phần là do thiên bẩm, một phần là do hoàn cảnh xã hội, phong,
tục tập quán, nếp sống Nho giáo hướng con người vào con đường ham tu
đường đạo đức theo Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, ham học tập để phò Vua giúp
nước Nho giáo đặt vấn để đi tìm một bản tính sẵn có và bắt biến của con người Không Tử và Mạnh Tử đều quan niệm con người sinh ra vốn thiện
Bản tính thiện của con người ở đây là tập hợp các giá trị đạo đức của con
êu là rộng lượng, bao dung, có lòng nhân ái, yêu ily theo điều kiện lịch sử của xã hội mà nó được thể hiện bằng nhiều phương thức
người Tính Thiện được
thương con người Lòng người là đức tính lớn mà dân tộc nào cũng có
khác nhau Dân tộc Việt Nam có câu *?Jương người như thể thương thân”; lòng yêu thương con người yêu thương đồng loại, sống chan hòa giúp đỡ lẫn nhau “Lé Linh dim lá rách” là truyền thống đạo lý căn bản của người Việt
Trang 29Trong cuộc sống, ai ai cũng phải biết làm điều Thiện, biết ứng xử cho
phù hợp với đạo lý, ứng xử đúng chuẩn mực, biết kính trên nhường dưới cho
phải đạo Với quan niệm của mình, những vấn đề nêu trên được Khổng Tử quy chiếu vào Lễ Khi tiếp thu phạm trù này, các nhà Nho Việt Nam chưa
thoát khỏi các mối ràng buộc theo những nguyên tắc vốn có của Lễ trong Nho
gia Vì vậy Lễ được tiếp thu và sử dụng như những gì vốn có Tuy nhiên, theo
thời cuộc của xã hội, Lễ được đưa vào nội dung mới là lễ phép với nhân dân,
với đất nước Đây được xem là sự tiếp biến vượt bật nhằm sử dụng phạm trù Lễ trong giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng đối với thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc
123 nh hưởng cũa Nho giáo trong truyện thơ Nôm bác học
Nho giáo chủ trương nhập thế, chủ trương sống,
với xã hội Nho giáo được các tầng lớp trí thức Việt Nam xem là mô hình lý , 1g có trách nhiệm
tưởng, từ đó soi chiếu trong nhận thức, cảm quan cũng như biểu hiện nó bằng
những hành động cụ thể trong đời sống Khi viết về cuộc sống xã hội, mà trước
hết là cuộc sống của những người nông dân, các tác giả truyện thơ Nôm thường đánh giá, phán xét về thời cuộc, về chính sự, luân thường đạo lý ở đời Là đất nước nông nghiệp, cuộc sống của người dân thường gắn với làng quê yên bình, dòng sông bến nước, với ruộng lúa, nương dâu với những tập quán sinh hoạt,
lao động thật chân chất và gần gũi Cuộc sống của người dân được các nhà Nho
ghỉ lai trong các ang văn thơ với cách ghỉ chép mộc mạc; có thể là cuộc sống
yên bình thanh thản, no ấm vui thú điền viên hay cuộc sống cơ cực, lắm than với bao biển cố, thăng trằm Tất cả những điều đó, qua lăng kính của nhà Nho được thể hiện rất sinh động, cụ thể nhưng cũng hàm ẩn yếu tố giáo dục
.đạo đức Nho gia, thuần phong mỹ tục của dân tộc
Trang 30Nôm với quan niệm “Văn dr edi dao” va "Thí đĩ ngôn chí" Đây được xem là
quan niệm chủ đạo Với quan niệm này, đạo đức vừa là nền tảng vừa là cứu cánh của văn học, thông qua văn học đưa các giáo lý đến với mọi người Từ đó,
chung quanh mỗi quan hệ giữa văn và đạo cũng đã diễn ra hai khuynh hướng,
khác nhau Một khuynh hướng chỉ coi văn là phương tiện đơn thuần để chở đạo Một khuynh hướng vừa coi văn là phương tiện để chớ đạo vừa chú trọng
đến tính độc lập tương đối của văn Hai câu thơ của cụ Đồ Chiểu: "Văn chương ai cũng muốn nghe/ Phun châu nhả ngọc báu khoe tỉnh thân” là thuộc khuynh hướng thứ hai và là khuynh hướng tối ưu trong sáng tạo nghệ thuật Vấn để này
14 su kết hợp hải hoà giữa nội dung và hình thức nghệ thuật trong sáng tác văn
chương Và điều đó chứng minh rằng truyện thơ Nôm đã tổn tại và phát triển
trên cơ sở của quan điểm văn dF tdi đạo ở cả hai hướng nhận thức trên
“Theo các nhà nghiên cứu, Truyện thơ Nôm có hai loại: Truyện thơ Nôm bình dân và truyện tho Nom bác học Truyện tho Nom bình dân là sáng tác của
các nhà Nho không thành đạt, họ sống ẩn đật nơi làng quê, gần gũi với quần
chúng lao động, gắn bó với nông thôn, vui thú điền viên Vì vậy mà nội dung của truyện gắn bó chặt chẽ với đời sống lao động của nhân dân, và coi trọng đạo đức Vấn đề trung, hiểu, tiết, nghĩa, đấu tranh bảo vệ tự do, bảo vệ công lý, 'bảo vệ tình yêu, hạnh phúc là nội dung chủ đạo trong các tác phẩm, được thể
hiện với phương thức nghệ thuật hết sức đơn giản Còn truyện Nôm bác học thì nội dung tư tưởng và tính nghệ thuật cao hơn truyện Nôm bình dân Nội dung của truyện Nôm bác học đã tiến xa hơn, hướng đến bảo vệ tỉnh yêu vượt qua
các rào cản của lễ giáo phong kiến, bảo vệ tình yêu chân chính Đây là những
Trang 31“Tác giả của truyện thơ Nôm là những nhà Nho, vì vậy nội dung tư tưởng
của các tác phẩm có sự ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo và lễ giáo phong kiến là điều chúng ta dễ dàng nhận ra Đi vào tìm hiểu các tác phẩm
truyện thơ Nôm, chúng ta thấy rit r quan niệm về môn đăng hộ đối trong hôn nhân, tư tưởng trung quân của Nho giáo, những quan niệm về trung, hiếu, tiết,
nghĩa luôn được ca ngợi trong truyện thơ Nôm, trở thành những điểm sáng về mặt tư tưởng và lấy đó làm khuôn mẫu, chuẩn mực đạo đức để giáo dục con người
Truyện thơ Nôm đã phản ánh khá đầy đủ các mặt của đời sống xã hội phong kiến Mặc dù để cập đến các vấn đẻ trung, hiểu, tiết, nghĩa, nhưng truyện
thơ Nôm không dùng lại ở việc ca ngợi dao đức phong kỉ
theo nhưng khuôn phép, chuẩn mực quy cũ; mà cao hơn, truyện thơ Nôm đã thể hiện được ý chi vươn lên để bảo vệ tỉnh yêu đôi lứa, phán ánh những khát vọng sống mãnh liệt,
vượt qua số phận, vượt qua những định kiến để vươn lên và tận hưởng hạnh
phúc do mình tạo dựng
Chữ Hiểu là một phạm trù lớn của Nho giáo, khi du nhập vào Việt Nam,
cùng với nền tảng đạo đức dân tộc, tư tưởng hiếu thảo được phát triển một cách
mạnh mẽ, được thể hiện trên nhiều bình diện khác nhau của đời sống xã hội, biểu hiện trong các mối quan hệ Một trong những biểu hiện rõ nét nhất đó là tắm lòng thảo của con cái đối với cha mẹ Phạm trù này được biểu hiện rất
rõ nết trong truyện thơ Nôm Đó là hình ảnh của nàng Thoại Khanh (Thoại “Khanh ~ Châu Tuần), Cúc Hoa (Tổng Trân ~ Cúc Hoa) đã xóa bỏ ranh giới me chồng năng dâu đã ăn sâu trong tiềm thức của người Việt Vương Thúy Kiều
(Truyện Kiểu) vì không muỗn gia đình vào vòng lao lý, nàng đã quyết định bán mình đẻ chuộc cha và cứu em trai Tắm lòng hiểu thảo không chỉ biểu hiện ở
các nhân vật nữ, mà ở các nhân vật nam cũng không kém phần Phạm Công nhà nghèo, cha mắt sớm, chàng vào núi kiếm củi bán lấy tiền lo ma chay cho
Trang 32chàng, nhưng Phạm Công quyết tâm từ chối vì mong muốn toàn tâm, toàn ý lo
cho mẹ Hay nhân vật Lương Sinh trong truyén “Hoa Tiên”, dù đã có hẹn ước từ
trước, trao gởi tình cảm cho nàng Dương Dao Tiên, nhưng cũng vì chữ hiếu, vâng lời cha mẹ, chấp nhận hôn ước theo sự sắp đặt với tiểu thư Lưu Ngọc Khanh:
Did vang dẫu đá với người "Năng tình đâu dâm nhẹ lồi song thân
(Hoa Tiên)
Với các truyện thơ Nôm bác học, các tác giả đã xây dựng những mỗi quan hệ tình cảm của các nhân vật ở những hoàn cảnh trái ngược nhau như:
Ngọc Hoa con gái của nhà tướng công lại yêu Phạm Tải, một hàn sĩ phải ăn xin
để đi học; nàng Phương Hoa, con gái quan Thượng thư yêu chàng Cảnh Yên, tuy cũng là con một nhà quan nhưng thực tế thì đang ăn xin để nuôi mẹ
“Ấn mày đèn sách gian truân,
Khắp chắn xa gan ai thấy cũng thương ”
Quan niệm hôn nhân đã có sự thay đổi; những mối tình không cùng giai
cấp, không môn đăng hộ đối, không tương xứng địa vị xã hội đã được phá vỡ Những mối tình không theo khuôn phép này đến với nhau rất tự nhiên, thuận theo tình cảm, theo sự cảm nhận của cá nhân Chính vì thế mà các mồi tình này rất đẹp, rất sâu sắc Nội dung chính của truyện Nôm bình dân là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái „ cái chính nghĩa với
gian tà, đồng thời đó cũng là những cuộc đấu tranh để bảo vệ tình nghĩa vợ chồng, bảo vệ gia đình chống lại các nguy cơ: làm tan vỡ nó Với nội dung tập trung phản ánh hiện thực cuộc sống, truyện thơ 'Nôm đã phê phán, tố cáo xã hội, tố cáo giai cắp thống trị hiếp đáp dân nghèo,
Trang 33hai lòng Võ Thể Loan , những tên sai nha đến cướp bóc nhà dân trong đêm
(Truyện Kiêu), trắn trợn đòi tiền hồi lộ, hình ảnh quan Tổng đốc trọng thần Hồ
Ton Hiến với những hạ sách vô cùng bắn thiu đã lừa gạt Thúy Kiểu để hạ gục Từ Hải
Tình yêu trong truyện thơ Nôm chưa đựng nhiều mâu thuẫn bởi lễ giáo
phong kiến Õ truyện “oa Tiền”, mâu thuẫn không thể hiện ở hai tuyến nhân
vật đối lập mà thể hiện ngay ở nhân chính tác phẩm — Lương Sinh, Dao Tiên Một cuộc đầu tranh tâm lý vô cùng cam go và khó khăn giữa khát vọng tự do
yêu thương và nề nếp lễ giáo phong kiến Ở mồi tình Kim Trọng - Thúy Kiều lại khác, phong tỉnh này đã vượt ra khỏi khuôn phép của Nho giáo, của lễ giáo
Thúy Kiều đã chủ động hẹn hò với Kim Trọng và hai người đã
đính ước với nhau
Sức mạnh đấu tranh được thể hiện rất rõ trong Truyện Luc Van Tién, thông qua các nhân vật ở hai tuyến đối lập, Nguyễn Đình Chiểu không ngần
ngại lên án những kẻ hèn nhát, độc ác, những hạn người lòng dạ xấu xa, luôn
tìm mọi cách hăm hại người khác để đạt được mục đích mình mong muốn Đối
lập với họ là những con người kiên trinh, thủy chung, sống có nghĩa có tỉnh, trọng tỉnh nghĩa, quý huynh đệ; những con người luôn làm những việc tốt đẹp, luôn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người
“Trên cơ sở đó, sử dụng Nho giáo như là công cu dé giáo dục mọi người
'bằng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có truyện thơ Nôm Thông qua các tác phẩm truyện thơ Nôm, cùng với số phận các nhân vật được gởi gắm, các tác ‘gai đã thể hiện sự tiếp biến tư tưởng Nho giáo vào từng hoàn cảnh cụ thể với những khuôn phép phù hợp với truyền thống đạo đức dân tộc Từ nền tảng của
Nho giáo, truyện thơ Nôm đã vận dụng và đi sâu vào các mỗi quan hệ của đời
Trang 34
mong ước, khát vọng đồng thời phê phán những hiện tượng tiêu cực một
cách rỡ nét, chân thật
Nho giáo đã đưa văn học vào cuộc sống Có thể khẳng định rằng, tính
chất nhập thế của Nho giáo đã góp phần hướng văn học vào cuộc sống tạo
nên tính chất hiện thực bên cạnh những tính chất khác của văn học Việt Nam trung đại nói chung và truyện tho Nôm nói riêng
1.3 TRUYỆN LỤC VÂN TIÊN TRONG DÒNG CHẢY CỦA TRUYỆN THƠ NÔM BÁC HỌC
1.3.1 Đặc điểm chung cũa truyện thơ Nôm bác học thế kỹ XIX ‘Nam trong hệ thống thể loại văn học chữ Nôm, truyện thơ Nôm có vai
trò quan trọng trong tiền trình phát t
của lịch sử dân tộc Nhờ có truyện
thư Nôm mà văn học trung đại Việt Nam có thêm nhiều hình ảnh mới về thiên nhiên, đắt nước, con người, nét đặc trưng văn hóa
Trong tiến trình phát triển của văn học, từ nữa cuối thé ky XIX, vain
học trung đại Việt Nam có sự thay đổi Trào lưu nhân đạo chủ nghĩa gắn với
nội dung phê phán các thế lực phong kiến chà đạp con người; phê phán con người, đề cao cuộc sống trần tục đã lui xuống hàng thứ yếu chủ nghĩa yêu
nước được dé cao Và trên hành trình /răm năm nó lệ giặc Tây, truyện thơ 'Nôm đã mang đến cho văn học một chức năng mới: chức năng phản ánh hiện thực
'Văn học Việt Nam thể kỷ XVIII-XIX phát
đầy biến động, vừa có nội chiến vừa hướng tới thống nhất đất nước, vừa xuất ién trong bồi cảnh lịch sử
hiện phong trảo nông dân khởi nghĩa vừa có chống ngoại xâm, vừa có những,
trang văn đạt tới đỉnh cao vừa mở rộng giao lưu, tiếp nhận ảnh hưởng từ bên
ngoài Đội ngũ tác giả chủ yếu là nhà nho nhưng đã có sự phân hóa mạnh mẽ,
bao gồm các tầng lớp vua quan và nho sĩ, bác học và bình dân Sáng tác bằng
Trang 35bản sắc dân tộc phát triển lên một tầm cao mới, đưa đến những giá trị thảm mỹ giàu tính nhân văn Hiện thực xã hội được phản ánh đầy đủ, sâu sắc và toàn diện hơn, mở rộng hơn các sắc thái tình cảm Ý thức con người cá nhân
được khai thác từ nhiều góc độ và thể hiện trong nhiều nhân vật điển hình
sinh động Tính chức năng, giáo huấn và những quy phạm hình thức ngày cảng giảm nhẹ trong khi chất văn chương và kiểu văn học hình tượng ngày
cảng được phát huy
'Văn học Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVIII-XTX, đặc biệt là truyện thơ Nôm bác học đã mang màu sắc đô thị khá rõ nét Mẫu hình tác giả nhà nho
tải tử có đất phát triển Các tác phẩm tập trung thể hiện những nhân vật có cá tính khác biệt nhau, hướng đến giải phóng con người cá nhân và người phụ nữ:
nói riêng, đề cao hạnh phúc giữa cõi đời trằn thể và phê phán mạnh m những,
thể lực chả đạp quyền sống con người Tất cả hợp lực tạo nên trào lưu nhân văn và xuất hiện nhiều tác phẩm đạt đỉnh cao nghệ thuật so với toàn bộ nền
văn học trung đại
Chủ đề tư tưởng của loại truyện thơ Nôm tài tử giai nhân nhìn chung,
cũng không khác mấy tiểu thuyết tai tử giai nhân của Trung Quốc Thông qua
việc miêu tả câu chuyện tình yêu - hôn nhân có tính lí tưởng hóa của đôi tài từ
và giai nhân, tác giả muốn gửi vào đấy khát vọng tự do luyến ái, ước mơ tự
.đo mưu cầu hạnh phúc hôn nhân của đôi lứa thanh xuân Dù xã hội có đè nén,
lễ giáo phong kiến có khắc nghiệt đến đâu đi nữa, dù có khó khăn trắc trở thì
những lứa đơi tài sắc vẹn tồn ấy vẫn đi đến điểm đích cuối cùng là đôi lứa
bên nhau 7ruyện Kiểu thể hiện rõ nét tư tưởng này Nguyễn Du dành một phan tám Truyện Kiểu để viết về mối tình tuyệt đẹp của Thúy Kiều - Kim
Trọng Thúy Kiều bán mình lấy tiền chuộc cha, sau 15 năm lưu lạc, hai lần
Trang 36“Như nàng lấy hiểu làm trình, Bụi nào cho đục được mình dy vay.”
Quan niệm về cái đẹp thuộc về phẩm chất con người cũng có những
thay đổi đáng kể so với đạo đức Nho giáo truyền thống, làm nên một bảng, màu phạm tri thẳm mỹ với những nét tươi mới, khác biệt so với giai đoạn văn học trước đây
Sơ kính tân trang (1804) là một trường hợp khá thú vị, là tác phẩm có
tính chất tự truyện của Phạm Thái “Đây là tác phẩm viết về một tình yêu tự do phóng khoáng, vượt ra ngồi khn khổ của luân lý, lễ giáo phong kiến”
29; tr 222] Phạm Kim làm bài thơ nói thật lòng mình với người yêu:
“Lửa ân dập mãi sao không tắt Bề ái khơi mà cũng chẳng vơi ”
'Và ngạc nhiên biết bao khi Quỳnh Thư ~ cô gái sống trong vòng vây của lễ giáo phong kién “tam tòng tứ đức” đã trả lời cho người tình chưa quen
biết của mình bằng những câu thơ chân thành và hết sức phóng khoáng:
“m im màn sương đợi khách Thênh thênh cửa nguyệt chờ ai
Giai nhân tài tử mắy lãm người? Trạch tưởng tâm tình thêm rồi ”
Những con người này đã vượt ra ngoài khuôn khổ của lễ giáo phong
kiến để chạy theo cái xúc động của con tim
Truyện thơ Nôm bác học hầu hết đều là sản phẩm của các nhà thơ có
trình độ học vấn cao, do đó ngôn ngữ tác phẩm bao giờ cũng được trau chuốt
công phu Trong truyện Nôm N#j độ mai, chỉ tả cảnh Dương Châu đã tả tỷ mỹ liền mạch 16 câu thơ đầy sinh động:
“Xưa nay nghe tiếng đồn xa
Trang 37Chài lan san sát lá tre
Chiếc đụa mái đầy, chiếc kẻ bền neo”
Nhưng đỉnh cao trong nghệ thuật ngôn ngữ truyện tho Nom bie hoc
chính là Truyện Kiểu của Nguyễn Du Nguyễn Du đã thâu tóm trong tác phẩm
của mình tỉnh hoa của ngôn ngữ bác học, tỉnh hoa của ngôn ngữ bình dân và nhào nặn lại, nâng cao nó
'Như vậy hầu hết các truyện thơ Nôm bác học giai đoạn đầu thế kỷ XIX đạt hiệu quả cao khi hướng đến ly tâm chính thống, giải phóng con người cá nhân, khẳng định trào lưu nhân văn, thực hiện “giải Hán hóa”, chống công thức, khuôn phép, lễ nghĩa Nho giáo Điều này thể hiện rõ ở hệ thống chủ để
tình yêu, mô típ “tài tử giai nhân” và việc đề cao qu:
ng con người
Tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu mặc dù ra đời sau trong môi trường văn học miễn Nam tự nhiên, cởi mở, lại bộc lộ rõ ý thức hệ
và nhân sinh quan của Nho gia Tài năng, phẩm hạnh của tải tử và giai nhân phan ánh rõ mẫu hình lí tưởng của nhà nho Đó chính là điểm khác biệt của Nguyễn Đình Chiểu khi sing tic Luc Van Tién trong hệ thống truyện thơ Nom cing thi 1.3.2 Dặc Truyện Lục Vân Tiên là một trong những truyện thơ có đồng góp không, im riêng của Truyện Lục Vân Tiên
nhỏ vào sự phát triển chung của văn học ở Việt Nam, đây cũng là tác phẩm truyện Nôm bác học có nhiều dị bản nhất Có thể nói việ é
văn bản cũng như xuất xứ của truyện là cả một vấn đề đối với giới nghiên
cứu Tuy nhiên đa số các ý kiến đều có một nhận xét chung về thời gian ra đời
cũng như hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
Trang 38cứu Nguyễn Phong Nam, tác giả của công trình Nguyễn Đình Chiểu từ quan điểm thí pháp học [33] đã nhận định "Có nhiều lý do khiến cho sự phân vân
trở nên có cơ sở Trước hết phải kể đến ý kiến của người tiếp xúc với Luc
Van Tiên từ rất sớm như Gabriel Aubaret, Abel de Miehtl , những học giả Pháp đã có công sưu tầm và giới thiệu tác phẩm này, Học giả Gabriel Aubaret
trong lời nói đầu bản dịch Lục [ân Tiên ra tiếng Pháp (1864) đã nêu khá cặn kẽ về tình trạng văn bản của tác phẩm này” [33; tr.30] Tác phẩm này được cho in lần đầu trên Kỹ yếu cháu Á, điều này đã cho chúng ta cơ sở để khẳng
định được thời gian ra đời của tác phẩm
'Về nguồn gốc ra đời của truyện, nhiều học giả đã xoay quanh câu mở
đầu của tác phẩm “ïrước đèn xem truyện Tây minh” Điều này đã dẫy lên
nhiều luỗng suy luận về xuất xứ của tác phẩm Nhiều học giả cho rằng tác
phẩm dựa trên chuyện Tây Minh bên Trung Quốc cũng giống như trường hợp
Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du Tác giả Trần Nghĩa [50; tr435] đã đưa
ra nhiều ý kiến về nguồn gốc của truyện, tác giả đã viện dẫn nhiều ý kiến,
trong đó ý kiến của tác giả Trần Nguyên Hạnh cho rằng hai chữ Tây minh là tên một tủ sách Tô Đông Pha thời Tống, điều này có thể chứng minh được truyện có nguồn gốc từ Trung Quốc Với học giả người Pháp Abel de Midel
nhận định Tẩy mưah không phải tên một tủ sách, “mà tén mot triéu đại do “Nguyễn Đình Chiểu tưởng tượng ra Và truyện Tây minh, có nghĩa là mội câu chuyện xây ra trong triều đại tưởng tượng đó” [SD; tr435] Học giả Bajeaux
cũng quan niệm cho rằng Tẩy minh là tên một cuốn truyện Với các nhà
nghiên cứu tên tuổi trong như Hoàng Ngọc Phách, Lê Trí Viễn, Vũ Đình Liên
khi bàn về nguồn gốc Truyện Lục lân Tiên, đã cho rằng: “Cứ theo Nguyễn Đình Chiểu thì Lục Vân Tiên nguôn gốc ở một cuốn tiểu thuyết Trung Quốc
nhan đề là truyện Tây minh Nhưng truyện Tây mình thì đến nay vẫn chưa
Trang 39Quốc không thấy đâu nói đến Cũng có thể là không có cuỗn Tây minh nào cá
và cốt truyện Lục Vân Tiên là do tác giả dựa vào thân thể mình và những hiễu
bie
tao ra” (50; tr 435]
“Từ những cứ liệu nêu trên, chúng ta có cơ sở để khẳng định sự ra đời và
tủa mình về truyện Nôm của ta và các tiểu thuyết Trung Quốc mà sáng
nguồn gốc của tác phẩm Mỗi xã hội có những đặc trưng văn hóa, lịch sử khác
nhau và văn học phải phản ánh đúng thực tại của xã hội đó Cho dù Truyén
Lục Vân Tiên có nguồn gốc từ Trung Quốc hay không thì đây được xem là
bản tự truyện của bản thân tác giả Khi con đường công danh của Nguyễn
Đình Chiểu không được như mong muốn và gặp những biến cổ trong cuộc đời, Cụ Đồ Chiều vẫn tiếp tục làm công việc mang đẩy ý nghĩa nhân văn của một người quân tử: dạy học, bốc thuốc chữa bệnh với mong muốn khai sáng
văn hóa dân tộc và đem lại sự bình an cho mọi người Lä một nhà nho yêu
nước, một thầy Đỗ đầy tâm huyết với dân với nước, chúng ta có thể nhận định
rằng tác phim Luc Van Tién cia Nguyén Dinh Chiéu được viết bằng cả tâm
nguyện, nỗi niềm khát khao của một nhà Nho chân chính và trở thành tác
phẩm sáng giá của nền văn học trung đại Việt Nam trong lúc Nho giáo có dấu hiệu suy tàn Truyện Lục Vân Tiên là một hiện tượng văn học đáng chú ý, ra đời trong buổi xế chiều của truyện thơ Nôm và được phổ bi:
rng rai trong nhân
ân Trong sâu thảm, tác phẩm mang dáng dấp cuộc đời, sự nghiệp cũng như những khát vọng cháy bỏng của tác giả; sự bất hạnh, những cảnh đời ngang
trái không thể giải bày đã được đầy nén thành kiệt tác có giá trị Điều đặc biệt
của tác phẩm không chỉ về mặt nội dung mà ở sự tồn tại khác biệt, tác phẩm
không sống trên những trang giấy mà nó được truyền miệng và sống trong lòng người dân lao động Nếu như ở miền Bắc, mọi người xem Truyện Kiều
Trang 40Nam, từ người lao động bình dân cho đến những em bé mới được sinh ra đã nghe những câu hát ru ngọt ngào bằng những vẫn thơ rất đời thường của Zực Vân Tiên Điều này đã chứng minh được sức sống mãnh liệt, sự gần gũi và
tình cảm người miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với
tác phẩm Để làm sáng tỏ sự yêu mén của mọi người với tác phẩm, tác giả Hà Huy Giáp đã nhận xét: “Chưa nói đến tính bình dị, trong sắng của ngôn ngữ, tỉnh dân tộc và đại chúng trong các hình tượng nghệ thuật, cái chủ yếu là tác
phẩm Lục Vân Tiên đã đáp ứng được cái tinh thần dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, ghét gian ác, “kiến nghĩa bắt vi vô dũng giả” của người nông dân
miễn Nam mà cũng là của mọi người đân Việt Nam chúng ta” S3; tr 40]
Một vấn đề chúng ta cần chú ý, Truyện ¿ục Vân Tiên là một hiện
tượng văn học đáng chú ý, được phỏ biển rộng rãi trong nhân dân Thông qua truyện, người đọc sẽ cảm nhận được những điều mình nên và không nên làm, soi chiếu vào đó để nhìn nhận lại và tự hoàn thiện ban thân mình hơn Luật
nhân quả, quan niệm “Gieo gió gặp bão” vốn đĩ đã ăn sâu vào tiém thức của người Việt Vì thế hơn bao giờ hết, con người luôn ý thức được hậu quả những việc mình làm và luôn hướng thiện nhằm giữ được cốt cách, nhân phẩm Chính vì thế mà họ rất quý mến chàng trai họ Lục, con người rất nghĩa hiệp, con người quân tử “Giữa đường thấy chuyện bắt bình chẳng tha”; con
người có tắm lòng trung hiểu, thủy chung Khâm phục sự kiên trinh của nàng,
Nguyệt Nga; tắm lòng nghĩa tình sâu đậm của Hớn Minh, Tử Trực biết phân
biệt đúng sai, làm việc chính nghĩa chẳng sợ cường quyền; quý trọng những
con người nghèo vật chất nhưng rất đầy nghĩa tình như ông Ngư, ông Tiều,
ông Quán
Truyện Lục Vân Tiên là điểm nhân quan trọng để nhìn thấy dấu ấn văn hóa Nam bộ qua tác phẩm Sức ảnh hưởng của truyện đã khiến các nhà nghiên