Đề tài nghiên cứu Đặc điểm thơ Trinh Đường nhằm tiếp cận những khía cạnh cơ bản nhất đã làm nên đặc trưng của thơ Trinh Đường, để từ đó xác định được những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học hiện đại Việt Nam. Đồng thời đưa ra những đặc trưng cơ bản xét từ quan niệm nghệ thuật đến đặc trưng sáng tác của ông.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYEN THI HONG
DAC DIEM THO TRINH DUONG : VĂN HỌC VIỆT NAM
60.2234
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỌI VÀ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN ĐÌNH VĨNH
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Trang 3
MỤC LỤC MO DAU
1 Ly do chon dé tài 2 Lịch sử vấn đề
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4, Phuong pháp nghiên cứu 5 Đồng góp cửa luận văn
6 Bố cục của luận van CHƯƠNG 1 TRINH BU NGHE THUAT 1.1 CUỘC ĐỜI 1.1.1, Trinh Đường- một cuộc đời trọn vẹn cho thơ ca 1.1.2 Thành tựu sáng tác
1.2 QUAN NIEM VE NGHE THUAT CUA TRINH DUONG 1.2.1 Quan niệm về nhà thơ
1.2.2 Quan niệm về thơ
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIÊM CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ
TRINH DUONG
2.1 CAL TOI TRU TINH GIAU CHAT LIỆU CUỘC SONG
2.2 CAL TOL TRU TINH THAM DUOM TINH YEU QUE HUONG ĐẤT NƯỚC
2.3 CÁI TƠI TRỮ TÌNH SUY TƯ, CHIÊM NGHIỆM
CHUONG 3 NHONG THU PHAP NGHE THUAT TRONG THƠ
TRINH DUONG
3.1 NGON NGU THƠ VÀ GIỌNG ĐIỆU THƠ
3.1.1 Ngôn ngữ thơ 3.1.2 Giọng điệu thơ,
Trang 43.2 CÁC THÊ THƠ SỞ TRƯỜNG: 3.2.1 Thể thơ bồn chữ và năm chữ
3.2.2 Thể thơ lục bát
3.2.3 Thơ tự do và thơ văn xuôi
3.3 MỘT SÓ BIÊU TƯỢNG TIÊU BIÊU 3.3.1 Biểu tượng lửa
3.3.2 Biểu tượng trăng,
3.3.3 Biểu tượng núi và dòng sông
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5MO DAU
1, Lý do chọn đề tỉ
Quảng Nam - Đà Nẵng là vùng đất có truyền thống yêu nước, cách
mạng Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, vùng đất này là nơi “đầu sóng,
ngọn gió”, nhiều phong trào yêu nước được hình thành và phát triển; nhiều chí sĩ, anh hùng dám xả thân vì đắt nước
'Từ thực tiễn đó, Quảng Nam - Đà Nẵng đã sản sinh nhiều nhà văn hóa,
nhà văn có những đóng góp đáng kể cho nền văn học hiện đại Việt Nam
Trinh Dường là một trong những nhà thơ tiêu biểu của xứ Quảng, với hon SO năm sáng tác đã có những đóng góp quan trọng Ông là người luôn cách tân và đổi mới thơ, đồng thời qua các hoạt động văn học của mình, ông đã truyền cảm hứng đổi mới thì pháp, góp phần hình thành và phát triển đội ngũ tác giả
trẻ cũng như tác phẩm cửa họ
Trinh Đường thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Ông viết nhiều thể loại: thơ, bút ký, truyện ngắn, tiểu
luận, phê bình thơ, biên khảo Tuy nhiên, thơ là thể loại chính, xuyên suốt toàn bộ cuộc đời sáng tác của mình Sự nghiệp sáng tác của Trinh Đường hiện có 12 tập thơ, 5 trường ca, 3 tập văn xuôi và Š tập nghiên cứu lý luận phê bình
'Với mong muốn góp phần đi sâu nghiên cứu một số giá trị về nội dung
và nghệ thuật thơ Trinh Đường và những đóng góp xứng đáng của ông trong,
nền văn học Việt Nam, tôi chọn đề tài Đặc điểm thơ Trinh Đường để thực
hiện luận văn Thạc sĩ của mình
“Thêm nữa, hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo đang chú trọng việc sưu tầm, nghiên cứu và giảng đạy văn học địa phương cho học sinh bậc
Trang 6Đường giúp cho tôi có cái nhìn bao quát, toàn diện, sâu sắc về thơ ông, đồng,
thời qua đó cũng giúp bản thân tôi hiểu sâu hơn về văn học của vùng đất mà mình đang sống
2 Lich sử vấn đề
Cho đến nay, đã có khoảng 40 bài nghiên cứu về thơ Trinh Đường
đăng rải rác trên các báo, tạp chí và trong các tập sách Mỗi tác giả có một phạm vi nghiên cứu khác nhau, thường chỉ đề cập đến một khía cạnh hoặc đặc điểm nghệ thuật ở một vài tác phẩm riêng lẻ, nhưng chưa có một công,
trình nào nghiên cứu thật đầy đủ về thơ của ông Thanh Qué trong bai vi
“Nha tho của những cuộc hành trình”, Tap
chí Non Nước, s6 ra tháng 5 năm 1996, đánh giá cao tập thơ đầu tay của ông -
tập thơ #loa gạo Theo ông, *Trinh Đường đã xác lập một giọng điệu riêng, một phong cách riêng trong nền thơ hiện đại Việt Nam”, “Tho Trinh Đường có sự phát triển, đổi mới theo từng giai đoạn lịch sử Các sáng tác sau 1975 của ông có đặc điểm: ít kể chuyện, kể việc mà nặng về cảm xúc, suy tư, bút
pháp cũng cô đọng và hàm súc hơn”
Trong bài viết “Một tâm hồn say mê hiếm có”, Tạp chí Nhà văn, số
115, năm 1996, nhà thơ Võ Văn Trực phát hiện: “Tho Trinh Đường ít có những câu thơ ở dạng rung động tỉnh tế trước một sự vật, hiện tượng thường ngày mà ông thông qua những hình ảnh đó nâng câu thơ lên một ý nghĩa có
tầm rộng hơn”
“Từ một hướng nhìn khác, trong bài viết Một đời biên tập - Một đời thơ, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, 2002, tac gid Van Long rat tinh tế khi nhận xét: “Thể hiện thơ cho mới mẻ là yêu cầu của ông với thơ nói
Trang 7sáng tác để cổ vũ cho sự đổi mới thơ Bởi giai đoạn đổi mới thơ, nhà thor
Trinh Đường chưa có nhiều bài thơ hay vì trong thơ ông sử dụng khá nhiều từ
Han Việt, lời thơ thường đanh quánh lại, thiếu sự bay bồng
“Trên báo Giao thông vận rải, số ra ngày 14/8/2001, tác giả Chu Thăng,
có viết: “Thơ Trinh Đường bày tỏ một tình yêu thiên nhiên đất nước, một trái
tìm thôn thức giữa cõi đời và tâm trạng cô đơn chới với trước sự kết cục của kiếp người”
Tác giả Hạo Nhiên (Nguyễn Mạnh Hào) trong Thác lữ Trinh Đường
thơ, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, 2002 đưa ra một góc nhìn về
hiện thực cuộc kháng chiến, hiện thực đời sống tạo nên thế đứng cho thơ ông Từ sau năm 1945, "Trinh Đường vác thơ vào chiến đấu, tran mạc” Thơ Trinh
Đường hẳn sâu dấu ấn của thực tại đất nước nửa sau thế kỷ hai mươi
G bai "Chỉ mang theo lên đường Một bóng nôi trên biển”, Tap chi Non Nước, số ra tháng 10 năm 2001, tác giả Đông Trình nêu một vài đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong thơ Trinh Đường Tác giả cho rằng “Thơ Trinh Đường,
cảng về sau cảng giàu chất tư tưởng, mộc và đẳm, không phù phiếm màu mò Bút lực ấy thể hiện sự trải nghiệm và bồi tụ bằng nhiều tằng văn hoá khác
nhau”
Tác giả Vũ Quần Phương trong bài viết “Thương tiếc nhà thơ Trinh
Đường”, Báo Nhân dân, số ra ngày 2/10/2001, cho rằng: “Trước năm 1990,
thơ ông có nhiều bài cảm động, nhưng trong toàn mạch chưa thấy rõ tâm
trạng thường trực tác giả, chưa thấy rõ cái nỗi canh cánh không giấu được của hồn người Mỗi bài thơ còn mang dáng đắp một bài nghị luận, có cảnh và ít nhiễu tình nhưng chưa vào sâu được khái quát nhân thế Bài thơ mới là những
không gian nhỏ có ý nghĩa mà chưa thành một cði người ta” Và cũng trong
bài viết này, tác giả đã nhận xét về hai tap tho Hanh trình (1995) và Trỏ chơi
Trang 8Viết về cây, về núi, về hoa hay về tuyết sương mây gió, tung tay thiên nhiên
hào phóng đắt trời gì thì vẫn cứ thấp thoáng và sâu nặng chuyện cõi đời” Trên báo Văn nghệ, số 40, ngày 6 tháng 10 năm 2001, tác giả Hữu
Thỉnh có bài viết “Một tâm hồn có sức sưởi ấm cả khi đã ra đi” Ông cho
rằng: Thơ của ông cốt cách tìm tòi “ghét thứ thơ mờ nhạt, thiếu máu” Trinh
Đường luôn đi tìm cái mới cho thơ, nhưng ông không sa vào hình thức chủ
nghĩa hoặc đánh mắt phong cách sẵn có của mình trong mớ ngôn từ rối rắm
Báo Văn nghệ số ra ngày 23/8/2003, tác giả Ngô Văn Phú trong bài
viết “Trinh Dường và ngôi đền thơ”, tác giả nhận thấy ở Trinh Đường giữa
đời và thơ luôn luôn khám phá và sáng tạo không ngừng nghỉ Vé thơ, tác giả đánh giá cao 2 tập Hank trinh và Trò chơi phù thế Đây là những tập thơ có
nhiều bài thơ hay, nhiều tứ thơ lạ
Tác giả Phạm Đình Ân trong bài viết “Nha tho Trinh Đường: không
đồng sông nào không chảy tự nguồn”, Tap chí Đắt Quảng, số 52 năm 2006,
có trích lời tâm sự của Trinh Đường về sự nghiệp sáng tác văn học của mình:
Theo tôi, nhà văn trước hết phải là nhà ngự sử Nhà văn còn là nhà tiên trí
Nhà văn phải là người yêu đất nước, dân tộc nồng nản, biết quý trọng truyền thống, tiếp thu có chọn lọc tỉnh hoa nhân loại, chống cũ mòn nhưng cũng chống lai căng, mất gốc Nhà văn phải là nhà lập ngôn Mọi lời viết ra phải
hợp với đạo lý làm người, phải là mẫu mực”
Trong Lởi tựa tập thơ Hành trình, NXB Thanh niên năm 1995, tác giả Huy Cận nhỉ
nỗi đau dồn nén, đau đời, đau thể sự, đau kiếp người giữa cái chưa có nguyên
thấy “dưới cái hình - như - bình - thản bề nổi ấy, ta nghe một
thủy với cái không còn vị lai” Bút pháp tác giả ln đổi mới, biển hố, nhuần nhuyễn tong cấu trúc bài thơ và câu thơ, xáo trộn giữa thực và hư Không gian cảm xúc sáng tạo, không chỉ ba chiều hay bốn chiều mà nhiều chiều thao
Trang 9Mai Ngọc Thanh trong bài viết “Người con Quảng Nam ấy”, Tap chi
Đắt Quảng, số ra 11/2001, có lời nhận xét về tập thơ Fể Thanh: “Bốn mươi ba bài thơ là tâm hồn anh đằm thắm nồng nàn trong tình nghĩa máu thịt của
mấy triệu đồng bảo xứ Thanh Anh về Thanh Hoá chứ không phải anh đến Thanh Hoá Khép lại tập thơ, còn nghe ngân nga tiếng của trái tim Trinh Đường: Tôi sẽ về Quảng Nam Mang theo lòng Thanh Hóa (Bài thơ gửi lại - thay lời bạt)”
Tác giả Nguyễn Thanh Kim có bài viết “Trinh Đường - Nhập thân vào đất
nước”, Tạp chi Nhà văn, số 9 năm 2006 Tác giả nhân định theo góc nhìn riêng,
và đưa ra dẫn chứng thuyết phục về một đặc điểm của thơ Trinh Đường là trải ra theo chiều dài dat nước, chiều sâu tâm trạng Và có thể nói, tập thơ Trở chơi phù
thể là tập thơ hay nhất của Trinh Đường Tập thơ có sự ký thác nỗi niềm của ông với đất nước, nhân dân, là tâm nguyện của ông trong cuộc đời
Tác giả Võ Văn Trực qua bài viết về “Bài thơ đầu tay của Trinh
Đường: Hồi ký đầu thu”, 7ạp chí nhà văn, số 113 năm 1996 phát hiện ra “chất lửa tâm hồn” trong thơ Trinh Đường được bộc lộ ngay từ bài thơ đầu tay Bài thơ đầu tay, mối tình đầu với thi ca, đã nhen ngọn lửa cho tác giả đi đến những thành công trên những chặng đường sau này
nghiên cứu về thơ Trinh Đường, có thể thấy các
tác giả mới chỉ dừng lại ở một khía cạnh vẻ nội dung và nghệ thuật thơ Trinh Tổng quan các vấn
Đường qua một số bài thơ, một số tập thơ đã xuất bản Cho đến nay, vẫn chưa
có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và hoàn chỉnh về đặc điểm thơ Trinh Đường Vì thể, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu các bài nghiên
cứu, phê bình của những tác giả đi trước, chúng tôi sẽ làm rõ hơn vẻ đặc điểm
Trang 103 Dối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đắi tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những đặc điểm thơ Trinh
Đường nhìn từ các phương diện nội dung và nghệ thuật 3.2 Pham vỉ nghiên cứu
Như đã nói ở trên, Trinh Đường đã để lại 12 tập thơ, Š trường ca, 3 tập văn xuôi, Š tập lý luận phê bình Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và giới hạn
của luận văn, chúng tôi chọn thể loại thơ và lấy Tuyển tập thơ Trinh Đường đã xuất bản đề khảo sát
4 Phương pháp nghiên cứu
'Để thực hiện đề tải này, chúng tôi tập trung sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
~ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng
thường xuyên trong khi tiến hành nghiên cứu đẻ phân tích những vấn đề cụ
thể được đặt ra, trên cơ sở đó, rút ra những nhận định khái quát
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Vận dụng phương pháp này để có
những so sánh, đối chiếu cần thiết nhằm làm nỗi bật nét phong cách riêng của nhà thơ Trinh Đường, đối chiếu giữa các chặng đường sáng tác của tác giả với
các tác giả khác để thấy được sự vận đông trong bút pháp cũng như những
đóng góp mang bản sắc riêng của ông
~ Phương pháp vận dung lí thuyết thì pháp học: Cùng với việc sử dụng
các phương pháp nghiên cứu trên, luận văn sử dụng lý thuyết thỉ pháp học
hiện đại để góp phần giải mã cấu trúc văn bản, thấy được mối quan hệ giữa
nội dung va hình thức trong tác phẩm của Trinh Đường, 5 Đồng góp của luận văn
Trang 11được những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học hiện đại Việt Nam
Đồng thời, chúng tôi sẽ chỉ ra những đặc trưng cơ bản xét từ quan niệm nghệ
thuật đến thực tiễn sáng tác của ông
6 Bồ cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
~ Chương 1: Trinh Đường - cuộc đời và quan niệm về nghệ thuật
Trang 12CHUONG 1 TRINH DUONG -
CUỘC DOI VA QUAN NIEM VE NGHE THUAT
1.1 CUQC DOL
1.1.1 Trình Đường ~ một cuộc đời trọn vẹn cho thơ ca
Trinh Đường tên thật là Trương Đình, sinh ngày 1.1.1917 trong một gia đình nho học ở làng Phú Xuân, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng
Nam, vùng đất nằm dưới chân Núi Ngang, một nhánh của dãy Trường Sơn Quê hương ông là nơi có truyền thống hiểu học Chịu ảnh hưởng của
gia đình, nhất là người cha, Trinh Đường từ nhỏ theo học chữ Nho, yêu thích
thơ Đường và thơ của các bậc tiền bối như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn
Công Trứ, Cao Bá Quát Sau này, có cơ hội ông được tiếp xúc và học thơ Pháp, thơ phương Tây
Ngay từ khi còn niên thiếu, Trinh Đường làm thơ rất nhiều Dầu vậy, ông chưa công bố các tác phẩm của mình bởi lúc nào ông cũng thấy chưa hải
lòng với những bài tho ma mình đã làm Vả lại, ông tự ý thức mình dang trên
đường đi tìm một phong cách, một tiếng nói mới trong dòng văn học lúc bấy
giờ Trong bản tự thuật của ông lưu ở văn phòng Hội nhà văn, có ghỉ rõ: “Tir
mười hai, mười lãm tuôi đã họa thơ với các cụ đỗ nho, cho liễn đối và viết
văn tế cho bà con trong vùng Mười lần hơn, đốt mười tập thơ, vì chưa thỏa
mãn với mình sau khi đọc câu thơ Đường: Thi bắt kinh nhân tử bắt hưu (chưa viết được câu thơ động lòng người thì đến chết cũng chưa chịu nghỉ)” Nhung
tớ trêu thay, khi ông vừa hoàn thành bản thảo một tập thơ mà ông tâm đắc thì
bị giặc đốt cả nhà lẫn bản thảo
Là người con có hiếu, ông luôn thực hiện lời dạy của người cha lúc
Trang 13thân vào con đường cứu nước, phải làm một việc có ý nghĩa để trả nợ non sông Vì thế năm 25 tuổi, ông đã tham gia Việt Minh
Tir 1947 dén 1954, bên cạnh làm hoạt động văn học, ông còn tích cực tham gia chiến dịch với bộ đội, hòa mình vào khơng khí hừng hực tồn dân
kháng chiến để sáng tác, phục vụ Cách mạng Trong thời gian này, ông hăng say làm những bài thơ dễ hiểu để cổ vũ tỉnh thần chiến đấu của quân dân ta và bài thơ /đồi ký: đầu thư là bài thơ đầu tay của ông đã được nhiều người biết đến Sau này là bài thơ mở đầu cho tập Hoa gạo Giai đoạn này, thơ ông tràn
đầy cảm xúc tươi tắn, hồn hậu mà trong cuộc đời mỗi nhà thơ không dễ gì có
được: 728, Bói Kiều, Con sẽ đưa đường, Có thể nào anh chẳng nghĩ đến em 'Sau khi hòa bình lập lại, ông tập kết ra Bắc, tích cực hoạt động văn học
nghệ thuật và dành nhiều thời gian để đi thực tế sáng tác Càng tiếp xúc thực
tẾ, ông cảng đổi mới cách viết và đổi mới cảm xúc Thời gian này, ông
thường viết về đ tài Cách mạng, kháng chiến và hòa bình
Những năm sau này, ông đi thực tế nhiều hơn Dường như nơi nào
cũng có dấu chân ông, từ miền núi cho đến miễn biển, từ miền ngược đến miền xi Ơng đã từng gặt lúa cùng với bà con nông dân, từng xúc than với công nhân vùng mỏ, từng ngủ hằm, sống với công nhân sửa cầu Ông muốn tân mắt chứng kiến sự tàn ác, dã man của kẻ thù để làm tư liệu đưa vào thơ Ông thử bút ở nhiều thể loại: thơ 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 8 chữ, thơ văn xuôi,
trường ca ; từ thơ cỗ vũ kháng chiến, xây dựng, đến thơ tình Lần lượt các tập thơ ra đời: /lạt giống, Thúy Triêu, Bạch Đằng tráng khúc, Điện Biên Phú trên không Về Thanh Vào thời gian này, giọng thơ rắn khỏe giống như người ông, đầy nhựa sống, nhiệt huyết nhưng cũng lắm lúc suy tư, tự vấn, suy
ngẫm về chiến tranh, về cuộc đời Mặc dù trong thơ còn thiên về miêu tả, kể
Trang 14Từ năm 1981, ông về hưu Mặc dù tuổi đã cao nhưng ông vẫn đi khắp
nước Ông viết tập thơ Giao mùa Đây là tập thơ viết về “chiến tranh bảo vệ
Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và phía Bắc cùng với những suy nghĩ về cuộc
sống và nghệ thuật" 38, tr280] Tập thơ có những bài rất hay: 4pa Cái,
Xem tranh lang hé, Có Bằ Đề Và có bài thơ xuất sắc viết về tình yêu: Ra
cửa Tiếp theo la tip the Mai Cả Mau Đây là tập thơ văn xuôi, miêu tả vẻ
đẹp của vùng đất cực Nam Tổ quốc Những năm sau đó, thơ ông có sự chuyển hướng rõ rệt “Thơ ông cũng giống như người đồng hương gid Khương Hữu Dụng, càng lớn tuổi thơ Trinh Đường càng dỗi dao Nhung tho Khương Hữu Dụng cảng về sau càng tươi trẻ, hồn hậu còn Trinh Đường do cuộc đời chìm nổi của mình, thơ lúc về già cảng súc tích, trầm lắng hơn
nhưng cũng cay đắng hơn” [37, tr.12] Có lẽ, đó là do cuộc đời của ông gặp nhiều sóng gió Những tập thơ ra đời vào thời gian này như Quán iro, Hội
hóa trang, Hành trình, Trò chơi phù thế đều mang tâm sự ưu uất Qua những
tập thơ của ông, có thể nói, ông là một người yêu thơ, say mê tìm cái mới
trong nội dung và cách thể hiện
Song song với hành trình di viét, di tìm thơ của mình, thỉnh thoảng ông
còn sáng tác truyện, viết tiểu luận, bình thơ và chân dung văn học Trong những câu chuyện ông viết vẫn mang hơi thở của những vẫn thơ Không khí
truyện hiện lên với ấn tượng sâu sắc, để lại ấn tượng khó quên trong lòng độc giả Đó là một vùng biển nước xoáy có hung thần mà mỗi năm phải tế thần
một sinh mệnh, là hình ảnh những con nai cổ tim sự sống khi gặp tai họa
Những câu chuyện ấy mang tính chất tưởng tượng kỳ ảo, tình tiết truyện cuốn
hút người đọc
Đối tượng sáng tác của ông không chỉ dành cho người lớn mà còn dành cho thiếu nhỉ Ông viết về những tắm gương vượt khó, vẻ loài vật: ve, chim,
Trang 15bài hay và phủ hợp đến như vậy, Qua đó, ông hy vọng rằng, những đứa trẻ sẽ
thích bởi nội dung trong những tác phẩm ấy mang tính giáo dục cao và có yếu
tổ gây cười
“Trinh Đường là người rất ham học hỏi Ngồi những gì ơng tự học, ông còn di sục tim tho hay trong quá khứ cũng như thơ của những người cùng thời Ông đọc lại những tác phẩm của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương để học
hỏi cái hay, cái đẹp và truyền đạt cho bạn thơ của mình Ông vẽ chân dung
văn học của những nhà thơ lớp trước hay đương thời như Hàn Mặc Tử, Tế
Hanh, Anh Tho, Huy Can G mdi nhà thơ, ông luôn tìm ở họ một nét nổi bật
để nêu lên nhận định của riêng minh “Với Hàn Mặc Tử, người ông tôn là bậc
thầy từ nhỏ, ông có một nhận định sâu sắc: Hàn Mặc Tử tự tạo cho mình một con đường thơ riêng biệt, từ cảnh đến cảm xúc đều lóe lên một thứ ánh sáng
la xanh lạnh và huyền hồ như một mặt nước phủ trắng sương” [37, tr l6] Nói đến Trinh Đường, ta không thể không nói đến thơ dịch và bình thơ 'Về thơ thiếu nhí, trong lời bình ông luôn mang đến cho người đọc niềm vui, sự thích thú, ngộ nghĩnh mà không kém phần sâu sắc Vốn là người tiếp xúc
và tiếp thu thơ của các nhà thơ xưa và thơ phương Tây từ nhô nên trong lời
bình hay tiểu luận, lời viết đầu sách, ta thấy luôn ông khẳng định vấn đề truyền thống và hiện đại Theo ông thì phải giữ vững truyền thống, không nên làm nhòa đi bản sắc dân tộc nhưng bên cạnh đó cũng phải thể hiện được tính hiện đại nếu không sẽ lỗi thời
Bên cạnh việc sáng tác, Trinh Đường là người luôn quan tâm, chăm
chút, phát hiện, nâng đỡ, đìu dắt nhiều nhà thơ trẻ thời chống Mỹ và một số
cây bút mới sau 1975 Ông trải lòng với thơ ít ai có được Dường như không có tính thành nào là không có dấu chân ơng Ơng đi tìm thơ, tìm những người
lâm thơ, không kể tuổi
Trang 16
với nhau Sau hành trình gom nhặt ấy, ông cho ra đời Tuyển tập thơ Những gương mặt thơ mới - tuyên chọn những tác giả thơ tiêu biểu của thế hệ trẻ trong toàn quốc Đây là tuyển thơ làm tiền để cho tập Một thế kỹ thơ Vigt mà
ông đã đây công biên tập Bên cạnh đó, ông tham gia vào việc biên soạn
nhiều tập sách có giá trị như: Làm thể nào để có thơ hay, Thơ thể kỷ XX - Tỉnh
tuyén va bình Ông miệt mài sắng tác và mái mé di tim thơ nhưng luôn băn khoăn trăn trở "Làm thé nào để có thơ hay?”
Tình yêu và sự lao động hết mình của ông đối với nền thơ Việt đã được
Hội nhà văn Việt Nam đánh giá cao: “Nha thơ đã góp phần vào việc biên tập
hàng ngàn trang thơ và 300 cuốn sách, cũng như góp phần đảo tạo một lớp biên tập viên cho ngành Báo chí và xuất ban” [20, tr.67],
Càng về sau, tình yêu và niềm đam mê dành cho thơ càng mãnh liệt Hồi còn ở trong căn hộ chật hẹp ở khu tập thể Trung Tự Đống Đa, ông vẫn
đành một phần diện tích để lập “Ngôi đền thơ Sau này, ông chuyển về Cổ Nhué - một vùng quê ngoại thành Hà Nội để tịnh dưỡng làm việc và sáng tạo
Trước cổng nhà có treo tắm biển để ba chữ “La - Vân - Hiên” Nhìn ba chứ Ấy, ta biết rằng ông đi đến đâu cũng mang theo quê nhà bởi La Vân chính là
tên gọi xưa của làng ông
Những tháng ngày nghỉ hưu, ông thành lập nhóm bạn thơ dé đĩ thực tế
đến lâm trường, đơn vị quân đội và nhiều nơi khác Trong mỗi chuyến đi,
Trinh Đường bao giờ cũng thu thập được những thông tin, có những bải viết
về chuyến thâm nhập thực tế đó Và mọi người trong nhóm thường gọi ơng là “Trinh đồn trưởng” bởi lẽ vài chục chuyển đi mà nhóm đã tổ chức đều do
Trinh Đường khởi xướng,
Trang 17sợ mình sẽ bỏ sót những hạt vàng của thơ Ơng ln kỳ vọng thế hệ đàn em sẽ
nối tiếp, phát triển nền thơ lên một bước, rực rỡ hơn thế hệ của ông với sự
cách tân thơ mà ông hy sinh trọn đời mình
“Từ những gì đã nói ở trên, có thể khẳng định rằng, trong dòng chảy văn
học ít có nhà thơ nào yêu thơ và sống hết mình về thơ như Trinh Đường Nếu
không phải là một người có bản năng thơ và tình yêu mãnh liệt đối với thơ ca thì khó lòng sống trọn đời với nghệ thuật như vậy
1.1.2 Thành tựu sáng tác
'Hơn nửa thế kỷ cầm bút, Trinh Đường đã để lại cho đời một số lượng
tác phẩm khá lớn bao gồm thơ, văn xuôi, lý luận phê bình
"Thống kê những tác phẩm đã xuất bản:
a Tho
~ Hoa gạo, NXB Văn học 1960
- Hat giống, NXB Văn học 1964
- Thủy triều, NXB Văn học 1968
~ Bạch Đẳng tráng khúc (Trường ca), Sở văn hóa Hà Nam 1964 ~ Về Thanh, Sở Văn hóa Thanh Hóa 1968
~ Giao mùa, NXB Hội nhà văn 1980 ~ Quán tro, NXB Lao động 1984 ~ Hội hóa trang, NXB Thanh niên 1990
~ Cả Mau (Trường ca), NXB Mũi Cả Mau 1992 ~ Hành trình, NXB Thanh niên 1995
~ Trò chơi phủ thể, NXB Thanh niên 1997 ~ Điện Biên Phủ trên không, NXB Đà Nẵng 1997 % Văn xuôi
~ Ngày và đêm một lứa đôi, NXB Đà Nẵng 1988
Trang 18e Lý luận phê bình — bién soạn: ~ Ngày hội thơ, NXB Văn học 1994
- Những gương mặt thơ mới (Tập 1,2), NXB Thanh Niên 1994 ~ Một thế ky thơ Việt (tập 1), NXB Văn hóa 1995
~ Thơ và tuổi học trò, NXB Lao động 1994
1.2 QUAN NIEM VE NGHE THUAT CUA TRINH DUONG 1.2.1 Quan nigm vé nha tho:
Mỗi nhà thơ đều có quan niệm riêng của mình về nghệ thuật, đặc biệt là quan niệm vẻ thơ Trinh Đường, với tư cách một nhà thơ hơn nửa thế kỷ cằm bút, cho rằng “Nhà văn phải là nhà yêu nước, dân tộc nồng nản, biết quý trọng truyền thống, tiếp thu có chọn lọc tỉnh hoa nhân loại, chống cũ mòn
nhưng cũng quyết chống lai căng, mắt gốc Nhà văn phải là nhà lập ngôn
Mọi lời viết ra phải hợp với đạo lý làm người, phải là mẫu mực” [3, tr.I 10]
"Thời kỳ trước 1945, những nhà văn như Vũ Trọng Phụng, Nam Cao
cũng nêu lên ý kiến của mình về sáng tác Có điều là, đẳng sau những gì họ nói, họ viết, ta thấy biết bao điều họ trăn trở, thao thức về con người, cuộc
đời Bên những trang văn, những quan diém nghệ thuật, người đời nhận ra tắm lòng, ý thức trách nhiệm và thiên chức của người nghệ sĩ Nam Cao
ý nghĩa văn chương, đau đáu nghĩ về
thường đay dứt
ng và viết Vũ Trọng Phụng đến ngày từ giã cõi đời vẫn căm thủ tột độ thứ văn chương điêu
trá làm hại cuộc đời
Trinh Đường cũng vậy, khi nhận được những bài thơ của thế hệ đàn em
sửi, có những bài ông chê bai vì lời thơ, nhịp thơ nhưng cũng có bải ông khen
hết mực Ông quan tâm dìu dắt nhưng tuyệt nhiên không tâng bốc, nuông chiều
để cho “vui vẻ cả” Ông làm vậy bởi vì một số người viết trẻ mới viết được một số truyện ngắn, đôi bài thơ mang lại giọng điệu mới, được người đọc chú ý, báo
Trang 19Theo Trinh Đường, nhà thơ là người có phẩm chất đặc biệt, nhạy cảm,
nhìn thấu được lòng người Bởi lẽ, nếu không có “con mắt thấu cả sáu cõi, tắm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” (Mộng Liên Đường), không có sự linh cảm,
không có “thiên nhăn” (Rimbaud), không có sự thăng hoa trong sing tạo thì
làm sao trở thành nhà thơ đích thực Bởi vậy, là thi sĩ thì phải sống hết minh vì những trang thơ, sống trong tình yêu của con người, trong sự thẩm định của
con người chứ không thể đứng ngoài con người, đứng ngoài cuộc sống, tự biển mình thành tháp ngà "lẽ loi”, "bí mật” Trinh Đường quan niệm, yêu nước, yêu dân tộc là một phẩm chất không thể một bài luận văn nỗi tiếng Lông yêu nước: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng của nhà thơ Văn hào Nga Ylia Erenbua đã từng viết trong
yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố
nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo
nguyên có hơi rượu mạnh Lòng yêu nhà, yêu lang xóm, yêu miễn quê trở
nên lòng yêu Tổ quốc
"Với người Việt Nam, thì lòng yêu nước ban đầu có thể sẽ là yêu lũy trẻ xanh bao quanh làng, yêu dòng sông chảy trước nhà, yêu chân ruộng thơm
mùi gốc rạ, yêu con cò đứng khoan thai trên đồng bên dáng mẹ còng lưng làm
cô lúa Và trong dòng chây văn học Việt Nam, nhà thơ Trinh Đường cũng thể
hiện lòng yêu đắt nước qua những hình ảnh thật cụ thể Yêu quê hương là ông
‘yeu dong sông Hàn thơ mộng, sông Thu Bồn với điệu lý câu hò trên sông, yêu năm ngọn Ngũ Hành, bến cảng Tiên Sa, ông yêu Hòn Kẽm Đá Dùng vì nơi ấy
gợi nhớ về đắng sinh thành, dưỡng dục
“Trong quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ, mỗi nhà văn nhà thơ đều
phải biết quý trọng những giá trị quá khứ Bên cạnh đó, phải tiếp thu tỉnh hoa
nhân loại một cách có chọn lọc, phải cách tân sáng tạo trên cơ sở những yếu
Trang 20riêng thì mới có ý nghĩa đối với sự nghiệp của một nhà văn Hiểu được điều ấy, ông quan niệm: “Một người làm thơ phải luôn luôn đi tìm cái mới; nếu
người làm thơ tự thỏa mãn với những gì anh ta có sẵn thì cũng đồng nghĩa với việc anh ta đang tự đánh mắt mình” [60, tr98Ì,
Quá trình sáng tao thi ca ví như một ngọn ni
ến, nhà thơ tự đốt cháy tâm hồn mới mong thơ tỏa sáng giữa cuộc đời Hiểu được như vậy, Trinh Đường ết với một ý thức nghệ thuật thường trực, có những quan điểm nghệ
luôn vi
thuật rõ ràng, nhất quán Đã rất nhiều lần ông nói về sự cách tân trong quá sức thận trọng và khuyến khích mọi thể nghiệm
trình sáng tạo văn học
nhưng phải đợi sự xác định của thời gian và công chúng Có con đường dẫn
vào ngõ cụt, có con đường dẫn tới vùng lầy thụt Nên hướng sáng tác ra đời sống, ra mũi nhọn của đắt nước, không khép lại trong những mảnh tình vụn vặt hoặc kích động những thú vui hạ cấp Phải đặt ra những vấn đề xã hội
rộng lớn của thời đại làm cho bạn đọc quan tâm, như vấn để sinh tử của đất nước” [3, tr.1 10]
Người làm thơ phải luôn có tâm hồn tươi tắn, trẻ trung, đồng thời phải có trình độ giả dặn, trải nghiệm Ông viết “Mỗi nhà thơ phải có một lúc hai người Một người già và một người trẻ Người trẻ để có được chất tuổi trẻ trong cái nhìn và trong ngoài bút Người có tuổi có đủ yếu tố làm một nhà
ngự sử, một nhà tiên trí, một nhà lập ngôn và đủ tư cách tham gia hội nghị Diễn Hồng trong thời loạn và trong thời bình” [34, tr88]
Trong cuộc trò chuyện với Phạm Đình Ân, ông đánh giá thơ hiện nay "chưa mang đúng hơi thở của những chuyển động lớn của đắt nước và con
người Các nhà thơ vốn nhạy cảm với mọi dao động của cuộc sống, với sự
sống còn của đất nước và của chính mình, lại có vẻ ding đưng” [3, tr.110] ‘Ong quả là người sống can trường, can trường cho đến lúc về cõi vĩnh hằng
Trang 21quê hương Ông tự thuật: “Từ các hoạt động văn nghệ, sáng tác đến phê bình,
từ công việc được giao phó đến những nỗ lực cá nhân, ông đã làm việc hết
sức mình cho học thuật, cho Cách mạng và Tổ quốc Về sáng tác, ông luôn
luôn đổi mới trên cơ sở truyền thống và hiện đại, biệt lập phong cách Về đào
tạo lớp người kế tục, nỗi lên trong và sau chống Mỹ và công việc của Hội, ông đều có những đóng góp nhất định” [4, tr.356]
'Và chính lối sống gắn liền với thực tiễn sôi động và những quan niệm về thơ ca, nghệ thuật tiến bộ đã chỉ phối xuyên suốt phong cách nghệ thuật
thơ của ông
1.2.2 Quan niệm về thơ
"Thơ là một trong những loại hình nghệ thuật kỳ diệu nhất, "là sự hiện
thân cho những gì thầm kín nhất của con tìm và thiêng liêng nhất của tâm con người” (Lamaetin)
Từ xưa đến nay, khi sáng tạo, người nghệ sĩ phải có quan niệm về nghệ thuật Thơ là gì? Đó là câu hỏi lớn mà mỗi nhà thơ trong suốt hành trình sáng tạo luôn nung nấu, trăn trở và tìm tòi để có lời giải, nhiều khi đã kết tỉnh thành những tuyên ngôn nghệ thuật bắt hủ Thơ luôn có lối đi riêng, Có thể nói, một nghìn nhà thơ sẽ có nghìn lối, nghìn phong cách chẳng ai giống ai Cho nên, thơ sẽ còn giải mã không có điểm dừng, không có chuẩn mực nào để kết thúc
Trinh Đường là người sống chết với thơ Trước một bài thơ sắp sửa đưa
đi tính lại từng câu in dủ đó là bắt cứ của ai ông đều có sự cẩn trọng tỉ chữ như là tác phẩm của mình Trên nét mặt dam el số phận của một đời người lắm thác nhiều ghènh, toát lên sự thân thiện “với thơ công phu bao nhiêu cũng chưa đủ”
Ông quan niệm về thơ và việc làm thơ rất nghiêm túc Với hành trình
sáng tạo, ông luôn đúc kết cho mình lý luận về thơ rõ rằng: Phải vừa truyền
Trang 22có thơ hay Nuôi lớn cơ thể ta là dòng máu truyén từ cha ông, nuôi lớn thơ ta
là tỉnh thần và bản sắc của cha ông Không ai đi mượn máu mượn hồn để sống và sống nhờ vào người khác Sáng tác nhất thiết phải trên cơ sở truyền thống Không dòng sông nào không chảy tự nguồn Nhại lại, ăn theo, đều phi
nghệ thuật Sáng tạo là đổi mới, là hiện dai hóa nhưng phải trên cơ sở tự thân, chứ không phải ngoại nhập lai căng Quả thật có nhiều cái cũ đã lỗi thời
nhưng tình cốt nhục, nghĩa vợ chồng, tình đồng chủng, đồng loại những gì
đã tạo nên nền tảng của xã hội không bao giờ cũ” [34, t.90]
'Với quan niệm ấy, thơ ông luôn thu hút sự chú ý của độc giả Mỗi nhà
thơ muốn có được nguồn cảm hứng sáng tác thì phải đi sâu vào đời sống, hiểu được bản chất quy luật của cuộc sống và đời người Đối với người nghệ sĩ,
tăng vốn có
ngoài khả iệt huyết dành cho công việc sáng tác và sự sáng tạo là yếu tổ không thể thiếu Vốn là người yêu thơ nên sinh thời ông đã được
bạn bè phong cho nhiều danh hiệu "Hiệp sĩ tử vì thơ”, “Người trọn đời với
thơ”, “Đông-ki-sốt của làng thơ” Thậm chí, không ít người còn dứt khoát khẳng định ông là người yêu thơ nhất nước Việt Nam Lòng yêu thơ, nhiệt tình với thơ đã giúp cho ông có sức đẻo dai bền bi đến mức không ngờ Với ông, thơ là mạch máu, là hơi thở Thơ khiến ông gần như tái sinh trong những tình huống mà ai cũng ngỡ như ngọn đèn dầu trước cơn bão tố Có phải
chăng, thơ là thứ được liệu đã nâng ông đứng dậy trước căn bệnh hiểm nghèo
Những ngày nằm trên giường bệnh, ông sáng tác đến hàng trăm bài thơ Bạn bè đến thăm ông, ông vắt tay lên trán, cố nhớ và đọc một cách khó nhọc cho
họ nghe Giọng ông lúc nào cũng thì thảo, âm thanh phát ra bờ môi run run:
ải khắp năm châu ba giọt máu
Đứng trên hoàn vũ một chân thân
Aắm xương xin gửi dòng sông Nhị
Trang 23Có lẽ ông biết mình sắp phải đi xa nên những dòng thơ đó cũng chính
là nguyện vọng cuối cùng của ơng Ơng sinh ra, trưởng thành nhờ quê hương đất nước thì khi nhắm mắt ông cũng muốn trả hình hài cho quê hương như
một niềm chung thủy mà ông đã từng hẹn ước
Trinh Đường là người dám nghĩ, dám viết Viết bằng tắt cả niềm dam mê, bằng bản lĩnh nghệ thuật Ông luôn biệt lập cho mình một phong cách,
phong cách Trinh Đường, một sự cách tân không một môi đúng với nghĩa Tho
là sáng tạo Trong những cuộc hành trình, ông luôn đổi mới cảm xúc để rồi từ
đó đổi mới cách viết Ông đã từng quan niệm “với tôi, thơ là Đạo, là Tín
'Ngưỡng” Ông vừa rút hết gan ruột ra để viết, vừa truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ sau
Đối với thơ trong thế kỷ XX, ông nêu ra nhận định về sự kế thừa “Giai
đoạn 1930-1945 là sự bột phát và ôn định ngay sau đó của thơ Mới, cũng là một biểu hiện lấn sân của Pháp học đối với Nho học 1945-1975 dù có những phát triển mới của một số tác giả thể hiện qua các bài thơ của Nguyễn Đình Thi, Hồng Nguyên, Trin Mai Ninh, Văn Cao, nhưng nhìn chung cơ bản vẫn
là sự tiếp nối của thơ Mới về hình thức, chỉ có nội dung kháng chiến Cách
mạng là khác” [36, tr91]
Trong hành trình sáng tác của mình, Trinh Duong viết đúng như những
gì ông quan niệm Đó là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa thực
và ảo, hồn hậu, tuoi tắn, trung thực Ơng ln say mê tìm tỏi, luân chuyển
câu chữ, cách viết để thơ mình luôn mới Và đối thay nào cũng ¡n dấu thơ ơng Ơng viết nhiều và lúc nào cũng chịu tìm, chịu nghĩ, chịu thể nghiệm,
luôn cổ gắng vươn ra với cuộc đời Thơ ông lúc nào cũng bám vào người thật,
Trang 2420
trực của tác giả, chưa thấy rõ cái nỗi canh cánh không giấu được của hồn người Mỗi bài thơ nghị luận, có cảnh và ít nhiều có tình nhưng chưa vào sâu
được khái quát nhân thế Bài thơ mới là những không gian nhỏ có ý nghĩa mà
chưa là thành một cõi người ta Từ những năm 1990, thơ ông có biến động
manh hai tp tho Hank trinh (1995) và Trỏ chơi phù thể (1997) ông viết hay
hẳn lên Hàm súc như thơ cổ điển Đằm sâu tình nghĩa tình đời Thơ Trinh Đường có lẽ đến lúc này đã tìm đúng quỹ đạo của mình Một bài học về lao động thơ cả về công lẫn về tài Cái nết không bao giờ thỏa mãn, cái tính suốt
đời tìm đã không phụ ông” [35, tr76] Còn với Huy Cận trong lời tựa của tập
thơ Hành trình có viết : “Đọc thơ Trình Đường ( ) tự nhiên đưa ta về những vấn đề lớn của sự sống, về cái xao động không bao giờ nguôi trong tâm trí
chúng ta ( ) Đưa ta về với gốc của kiếp người cũng nhờ lời thơ của Trinh
Đường, lần này cô đúc hơn, kết hợp thơ Đường với phong cách thơ hiện đại”
I5,tr272]
*Về nghệ thuật thơ, Trình Đường quan niệm phải vừa thực vừa ảo, thực mới có thơ hay: Mọi trường phái nghệ thuật đều có lý do ra dời, tựu trung
cách thể hiện độc đáo nhất vẫn là thực và áo Thực mới vực được đạo, ảo mới
làm cho thực huyền ảo, lung linh ” [34, 90]
Trinh Đường đã đúc kết lại thành hệ thống nhiều vấn 'thức giải thích cụ thể Có thể né 'Đường cho kho tàng lý luận văn học Nếu không có một vốn sống phong phú, /ề thơ và ý , đây là một trong những đóng góp của Trinh
một trí tuệ uyên bác, một tâm hồn dào đạt, một tài khiếu văn chương thi
Trang 252
Trên hành trình sáng tạo của mình, không một tắc giả nào không khao khát những tác phẩm của mình tồn tại mãi với thời gian Nói đến nghệ thuật là
phải nói đến tính kế thừa nhưng không phải vì thể mà lặp lại những điều đã
cũ Ý thức được điều đó, bên cạnh việc kế thừa những yếu tố truyền thống,
Trinh Đường luôn cách tân thơ và nêu rõ quan niệm sáng tác của mình ĐỂ
tạo được những nét riêng ấy, thơ ông luôn dạt dào cảm xúc, lắng đọng trong
lòng người đọc Trong quá trình sáng tạo thơ ca, ông quan niệm thật ding
đắn, rõ ràng, nhất quán Thơ phải gắn với đời sống, với nhân dân, đất nước
bởi đất nước tuy không sinh nhưng là cái nôi nuôi dưỡng ta trưởng thành Thơ
phải gắn với Cách mạng, phản ánh được những vấn đề nóng hỗi của thời đại, đi sâu vào lòng quần chúng, nói lên tiếng nói bi thương nhưng hào hùng của
cuộc chiến Không bằng lòng với những gì hời hợt, ông đã thâm nhập thực tế bằng những cuộc hành trình mấy ai có được Chân ông đi như chuyến tàu đi
suốt khắp mọi miền đắt nước Với vốn sống phong phú và kiến văn rộng rãi cộng với hành trình đi tìm ấy đã giúp cho thơ ông có bề sâu và có chỗ đứng
Trang 26CHUONG 2
DAC DIEM CAI TOI TRU TINH TRONG THO
TRINH DUONG
"Thơ là tiếng nói của cái tôi trữ tình Cái tôi trữ tình là hình tượng đóng vai trỏ trung tâm, là chủ thể của quá trình sáng tạo thơ ca Đĩ vào nghệ thuật, cái tôi của nhà thơ được nghệ thuật hóa, được nâng lên tầm cao hơn Qua cái tôi trữ tình, sự vật hiện tượng trong thơ cũng như cá tính sáng tao của chủ thể được thể hiện rõ nét nhất Thêm nữa, nét đặc trưng của tác phẩm trữ tình là
“những suy tư và miêu tả có màu sắc xúc cảm”
Khi
tình thể hiện ở nhiều dạng thức: Cái tôi giàu chất liệu cuộc sống; cái tôi thắm
Tuyển tập thơ Trinh Đường, chúng tôi nhận thấy cái tôi trữ
đượm tình quê hương đắt nước; cái tôi suy tư, chiêm nghiệm
2.1 CAL TOL TRU TINH GIAU CHAT LIEU CUQC SONG
Quá trình sáng tác là quá trình nhà thơ gom nhặt những chất liệu cuộc
sống, dồn nén nó trong đáy sâu tâm hồn mình và thăng hoa trong từng cảm
xúc viết lên thành câu chữ Bên cạnh đó, gia đình quê hương chính là nơi nuôi
dưỡng, vun trồng lòng yêu đất nước, yêu con người của mỗi hồn thơ Trinh Đường đã dần trưởng thành trong nỗi đau đất nước bị chia cắt, khát vọng tự do va mòn mỏi kiểm tìm hướng đi đúng đắn cho hồn thơ mình Chính vì thể, cái tôi giàu chất liệu cuộc sống luôn hiện hữu trong thơ ông
Với bút danh La Vân, Phú Xuân, Duy Mỹ, từ năm 1960 Trinh Đường
đã cho ra đời tập thơ /foa gạo Đây là tập thơ đầu tay của ông, với bài thơ mở
đầu là Hồi ký đầu thu, Bai thơ được viết khi chiến dịch Lê Hồng Phong mở
ra Ông ấm ức, trăn trở, suy nghĩ vì không được lãnh đạo cho đi chiến dịch theo bộ đội Theo cách nói của ông “tôi viết trong cơn điên căm ghét thằng
Trang 27B Tạ thừa biết con đường gian khổ Nhung van di Vì sau lưng bao cặp mắt đương nhìn Những mắt nhắm của em ta khúng khiép "Những mắt nhắm của chị ta bị hiếp _Mắt những đầu bêu rỏ huyết
Duong trimg trimg thie giue ta di
(Hồi ký đầu thu)
'Bài thơ có chất lửa tâm hỗn của tác giả ở trong đó Chính cái chất lửa ấy đã nhen nhóm vào một đóm lửa - dủ là rất nhỏ - cho tâm hồn những người chiến sĩ tại thời điểm đó Chính ông đã thừa nhận rằng, đây là bài thơ đầu tay, mồi tinh đầu với thi ca đã nhen ngọn lửa cho ông đi đến những thành công trên chặng đường tiếp
theo Kết thúc tập thơ là bải thơ 728 với nhịp điệu và nồng độ cảm xúc được nâng lên một bước với nghệ thuật thể hiện cao hơn so với Hi ky iu thu, Day là một
Trang 28”
dong ký niệm xôn xao
có câu ca dao
“Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng
thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi”
Trong thơ ông, hình ảnh người lính hiện lên với vẻ lạc quan, yêu dời,
khí phách hiên ngang, bắt chấp núi thắm, đèo hoang, muỗi, sên, đói khát Họ tải hàng đi ra tiền tuyến như chưa hễ bị bom lửa Mỹ Họ kể cho nhau nghe
những mẫu chuyện vui để rút ngắn khoảng cách rừng sâu Hiện thực cuộc chiến vô cùng gian khổ, lương thực khan hiểm, mưa bom bão đạn vây quanh
Họ đã đội mưa đi giữa núi rừng với khí thé himg hye ra tran dé mang tin vui
về cho đồng bảo Họ chiến đấu ngày đêm, kể cả ngày xuân Vào những ngày đầu năm, người lính trong tư thế má đó cờ quyết tử/ nụ cười tươi núi rừng đi đánh lòng mong mỏi của đồng bào Họ mang tin thắng trận trở về trong niềm vui
để bảo vệ cho nhân dân được hưởng niềm vui Họ đã không phụ hân hoan nhưng oái oăm thay bởi hơn một người thương vong Như vậy, để
có được niềm hạnh phúc như xuân nay thì trên con đường ấy rải biết bao mổ liệt sĩ Các anh đã ngã xuống, hồn các anh đã nhập vào hồn thiêng đắt nước để giờ đây nhà thơ đang ngắm hoa đảo nở, ngỡ là màu máu, thưởng thức
những tràn pháo từ đắt trời Hà Nội mà lòng ngậm ngùi nhớ về các anh
'Có nỗi xót xa nào hơn khi người mẹ tựa cửa chờ tin con Nỗi mong chờ ấy đã thay giọt nước mắt thành: giọt máu rơi/ đọng trong mắt mẹ năm canh bởi con mẹ đã hy sinh sương máu/ vắt thương lòng sâu thẳm vẫn còn nguyên (Con
sẽ đưa đường) Mẹ đau đớn nhìn con như để tìm lại bóng ai mà mắt ngắn dải
giọt lệ kể từ ngày sóng gió Và quân thù còn tàn sat dan ta hon thé nia trong
trận bom rải thảm pháo đài bay Mẹ ôm xác con mà lòng như dại như ngây bởi đâu chỉ con từ biệt mà chồng cũng sinh ly Sự thật ấy mỗi ngày cảng thêm khốc
Trang 2925
Ai bị trôi sông vì chỗng ly khai Ai máy chém rơi đầu đêm tổ cộng
Ai bị thủ tiêu xác vài cắt bỏ
Ai bị bắt xách đầu con
Rồng ròng máu, giặc vừa mới chặt (Cuộc đoàn viên vĩ đại)
Ơng khơng chỉ xót thương cho người dân quê mình mà còn dau lòng trước cảnh tang tóc của người dân chài trên đảo Biện Sơn Xúc cảm trước tình cảnh đó, ông viết bài thơ gửi dân làng chải kèm theo lời đề từ “Thần tang lang ây vườn tược tan hoang, người dân đành phải sơ tán, thuyền chài hư hại, kẻ chai Bién Sơn ” Hình ảnh cả làng chai ngói đỏ bị tung tóe bởi bom kẻ thị c
chết không tìm thấy xác cảng làm nổi rõ hiện thực tàn khốc của cuộc chiến
Đứng trước hiện thực ấy, ông xung phong theo bộ đội Ông chứng kiến
nhiều hình ảnh
tân mắt chứng kiến hoặc nghe đồng bào kể về tội ác chiến tranh Đâu chỉ con
người, các con vật cũng chịu cảnh chia lỉ tan tác Ấy Xương trâu bò lẫn lộn với
sống động về lòng yêu nước của bà con nông dân Đồng thời xương người, cảnh nhà cửa, làng mạc tan hoang Những em bé “mới khó vì khát sữa”, “tưởng máu đào là sữa ngọt ” Và chỉ trong một buổi chiều, không
phải là “Một bản thở lên khói/ một người vợ khóc chẳng” mà “Cá làng Giảng
'Đông/ cá huyện Điện Bàn/ cá tỉnh Quảng Nam” đã vang lên từng tiếng nắc
nghẹn ngào Khép lại bài thơ là một câu hỏi tu từ xé cả ruột gan Ong: Ga of gời sao chẳng rộng hơn chút nữa” (Chiều Giáng Đông)
Hiện thực cuộc chiến không chỉ diễn ra nơi miền Trung đầy nắng gió ấy mà miền Bắc, cụ thể là ở Hà Nội, vào những năm đánh Mỹ cũng là nơi kẻ
thù chia mũi súng đến rung cả bằu trời Mọi vật đều chìm trong khói lửa
Trang 306
Oi chiéu nay
Sao vòng tay tôi không đủ rộng Dé được ôm Hà Nội vào lòng
(Hà Nội chúng ta)
Ta nhận thấy rằng, nhà thơ đã phơi bày hiện thực của cuộc chiết
khốc ra trước mắt người đọc Dân ta không chỉ chết vì bom đạn mà còn chết vì đói khát Đầu năm 1945, nạn thất nghiệp, thiếu ăn lăn lỏi vào từng nhà Mọi người đỗ ra bờ bụi tranh dành từng cây rau má, kiếm ăn từ những đồng rác Tình cảnh đói khát, cướp giật cứ thể diễn ra Đó chính là lý do khiển:
Châu quỷ rau hơn bắc
vợ theo gạo bó chẳng
(Cảm Phả đầu 45)
Nhà thơ đồng cảm với cảnh ngộ của những người chiến sĩ, những em
bé liên lạc tết đến, xuân về nhưng phải ở lại chiến khu Và đó cũng là lời ông tự an ủi chính mình:
Ôm người bạn nhỏ tâm tình
-Ai hay tôi cũng đỗ dành lòng tôi
Sáng nay xuân rợn núi đỗi Ngắt hai chi
(Tết ở chiến khu tâm sự với một em liên lạc)
Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Trin Lé Van vi nha tho Trinh
Đường say thơ, tìm thơ như ông Phật Tuyết Sơn - một vị phật gầy còm vì mài
lá trả trôi về làng
mê đi tìm lẽ đạo Với một gia tài hơn mười hai tập thơ và trường ca thế mà giữa hiện thực của một huyện miền núi, nhà thơ lại so sánh:
'Phước Sơn có vàng, có quế có trầm hương Anh chỉ có một bài thơ viết dở
Trang 31+ Và
6 18 đó mới chính là điều cốt yếu để nha tho day những cảm xúc
của mình về phía thơ:
Thiéu em anh biết tựa vào đâu Vắng em anh còn chưa tới nửa
(Bài thơ nhờ Đồng bào Phước Sơn đặt đề)
Em” ở đây là ai? Một cô gái có hình hài, có tên tuổi hay đó là nàng thơ
Con đường thơ của ông không trải đầy nhung lụa mà lắm chông gai trắc trở, đầy gian nan vất vả như vóc dáng của ông, cái vóc dáng tiêu biểu của
người dân miền Trung nắng lửa mưa dầm với những điệu hò khoan: Quảng Nam chưa mưa đã thắm/ Rượu hỗng đào chưa nhắm đã say
Sau Cách mạng tháng Tam, Trinh Đường vác thơ vào chiến đầu trận mạc Nếu các nhà văn chiến sĩ xác định rõ mục đích sáng tác của mình, thơ
văn là để phục vụ chính trị
Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
.Mỗi vẫn thơ bom đạn phá cường quyên
(Sóng Hồng)
Thì với Trinh Đường, đi đến đâu, thấy gì, nghĩ gì, xúc cảm thơ của ông như viên đạn, nhát kiếm chỉa thẳng vào kẻ thù Mới sớm tinh mơ, ở vùng có đồn thù, nghe tiếng gà gáy, ông liền thốt lên: Giặc không giết được mau xanh/
Giặc đâu giết nỗi cằm canh tiếng gà Rồi lên thăm núi Do:
Toi leo lên leo lên
Trên chốt cùng trên mây:
.Mài sắc thêm lòng mình
Trang 3228
‘Thur cho ban trong quê, cùng hẹn
Con diedng lên chiến thing Tắt xác thù ta đi
(Trả lời thư bạn ở miền Nam)
Thơ ông không chỉ đề cập đến hình ảnh người linh, những nỗi đau
thương mắt mát trong chiến tranh mà còn viết về những gì rất thân thuộc
trong cuộc sống đời thường mà ông nhặt nhạnh được trên hành trình tìm thơ của mình Ông viết về một cô gái mỏ soi gương, viết về hoa gạo, về phong trio trồng cây, về sự giận dữ đối với những kẻ ném đá lên tàu Những lúc như
thé, ngòi bút của ông thường trở nên sảng khoái:
_Nhắp cốc trà xuân hương cúc đượm Giật mình ngỡ uỗng cả mùa thụ
Hay
Có thể cười với niềm vui kẻ khác Nhưng khóc ww? Bằng nước mắt chính mình
(Doan tuyệt)
Viết về Trinh Đường, tác giả Võ Văn Trực trong bài viết “Một tâm hồn say mê hiểm có" nêu nhận định “Trinh Đường hiểm có những câu thơ hay ở
dạng rung động tỉnh tế, hoặc trước một bông hoa, một nhành lộc non, hoặc
trước một vành trăng mỏng, một giọt sao xa xôi, hoặc trước một mái tóc
mềm, một ánh mắt tình tứ Nếu khi chạm vào những hình ảnh này, anh cũng không chịu để cho bản năng mềm theo sự vật, mà theo quán tính của ngòi bút, qua sự vật, anh muôn nâng câu thơ lên một ý nghĩa có tầm rộng hơn” [59,
tr 84]:
Chiều chiến trận Bong tran day lang man
Khi áo dài xuất hiện bóng cô dâu
Trang 332»
Cổ non màu áo cô dâu
Có non giọng lý bên câu giao duyên Tần ngần chẳng dám bước lên Dưới chân e sợ có mềm kéu daw (Có Bồ Đề), Trong sự nghiệp đấu tranh giành độc ip tur do cia din te, những “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, đến “một đứa trẻ con cũng không sợ Mỹ” nảy sinh từ thực tế chiến đấu anh dũng, kiên cường đã trở thành định đề phân ánh và tổng kết hiện thực của
mệnh để như “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”
cuộc chiến Tắt cả đã đây phóng hiện thực lên một tầm cao mới, dẫn tới thắng
lợi Với Trình Đường, ông đã cùng thơ lâm trận Ông viết rất hãng và hãng
“quá tải” (chữ dùng của Nguyễn Mạnh Hào) để rồi từ đó xuất chiêu ra tám chục đoạn thơ ngắn cùng chung nhan đề Nøâu bú: Ông đã phát họa những
cảnh, những chuyện, những tình của người, của đời bằng đôi nét chẩm phá: Ai đi tới mặt trời
Cũng có cái bóng đuổi theo bén gót
Chỉ hai câu, mười ba chữ mà gợi ở người đọc bao nghĩ suy về cái bóng của con người Dù ở trong bóng tối hay ngoài ánh sáng thì cũng không bao giờ rời khỏi con người Ngấu bút ghi lại những gì mà ông cảm thấy thấm đau lòng nhất 'Vào những năm kháng chiến chống Mỹ, ông đã hãng hái, thâm nhập thực tế, thơ ông khởi dậy từ những việc, những vật cụ thể, có thật, nghe thấy và sở mồ được:
Niki, Lai núi, một mê hồn trận núi
Xi giở qua lật lại tuyết sương mây: iii trải bao la nhue sóng biển dâng đây
Hạo nhiên trắng trong tầng khơng khí lỗng
Trang 3430
‘Trai tim nhà thơ đã đi đến cái đích mà không dễ ai cũng đi tới suốt hai thời kỳ trường chinh kháng chiến Trinh Đường đã làm việc hết mình cho
nghệ thuật, sống hết minh với bạn bè, đồng chí, quê hương Đời này, đối với công là "quán trọ”, là "khách sạn”, chỉ có nơi về là muôn thuở *đã giáp vòng
mệnh số” Trong mỗi chúng ta, nếu ai đã từng đọc thơ Trinh Đường ắt hẳn st hiểu sự trực tính, quyết liệt, lắm lúc cực đoan và cái tâm của ông đã gửi lại
cuộc đời này:
Chi mang theo trên đường
một bóng nói trên biển Noi long t6i lưu luyễn thêm nhiều lẫn cố hương
(Quán trọ)
Trình Đường từng lặn lội đến đèo Khe Nét gian khổ của những công nhân đường sắt ở Quảng Bình, mỏ đá Mỹ Trang ở Quảng Nam Ông đã đi nhiều nơi, đến nhiều ga, con đường, nhiều hành trình chồng lên nhau, xuôi
ngược, ngược xuôi không có hồi kết thúc, hợp tác thân thiết với các cộng tác viên Báo đường sắt Việt Nam mà ông cho đó là duyên nợ: Đi tram ga vẫn nhớ một ga đầu
Hiện thực sôi động của những năm tháng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
1à mảnh đất màu mỡ cho các nha văn khai phá Trong khoảng thời gian đó, họ
sáng tác để phục vụ Cách mạng, cổ vũ tinh thần cho quần chúng nhân dân,
chỉ
rên mặt trận; họ có cái nhìn về hiện thực đẹp hơn, cao cả hơn; bỏ qua cái xấu, cái bì thương của cuộc chiến để tạo niễm tin, sức mạnh cho người
chiến sĩ nơi đầu chiến tuyến Quy luật chiến tranh đã chỉ phối nghệ thuật về
con người Họ phải xây dựng nguyên mẫu hình ảnh con người lý tưởng hướng
cao cả, sẵn sảng xã than, hy sinh tắt cả cho lý tưởng chung của cộng
tới
Trang 3531
'Yêu thơ, ông lặn lội tìm mò trong những chuyến đi liên tục, khắp các
trận địa, các hang cùng ngỏ hềm: Sa Pa tuyết, Tây Bắc sương mù, Cả Mau đất mũi, Quảng Ninh biển lẫn với trời xanh Đi thực tế đến nỗi mỗi lần xe bị lũ
quật xuống sông, lội lên bờ, đưa sào cứu đồng đội, sưởi lửa rồi lại đọc thơ cho
các chiến sĩ nghe Ông mê thơ đến nỗi khi nằm trên giường bệnh, một tay truyền huyết thanh, một tay vung lên đọc thơ Bên cạnh đó, hình ảnh của một thành phố mộng mơ cũng hiện hữu trong thơ ông Nếu Đà Lạt đã từng xuất
hiện trong thơ của Hàn Mặc Tử với những dòng thơ làm xao động bao trai tim
người: 4i đã làm thỉnh chớ nói nhiều/ để nghe dưới đáy nước hỏ reo/ Đề nghe tơ liễu run trong gió/ Và để nghe trời giải nghĩa yêu; hiện hữu trong “Đà Lạt một lẫn trăng” của Nguyễn Duy: Trăng áo ảnh lập lở trong sương trắng/
Ngọn gió nhà ai thấp thoáng ớ bên đồi; thì trong thơ Trinh Đường những dòng thơ là lạ mà tha thiết:
Bông bằnh núi lăng lơ mây
đương trăng hay nắng đương ngày hay đêm
Em oi vén lại áo xiém
‘gua 6 da khép thién nhién đã chờ
(Lý ngua 6 Da Lat) Nha tho Trinh Duong khong sinh ra ở Da Lạt, không sống cùng Da Lat
i
qua những năm tháng chiến tranh thế nhưng những van tho dng vi
Lat that hay, thật sâu lắng Khi đọc những vần thơ ấy, những người con dân Da Lat at han sé tự van lại mình Đà Lạt đã trộn lẫn trong hiện thực cuộc đời là những trang huyền thoại quyến rũ Vì vậy, nhà thơ Trinh Đường không ngần ngại cất lên lời ngợi ca mà người đọc cảm tưởng như ai đến Đà Lạt cũng
Trang 362
Cũng viết về hiện thực đời sống, thơ Trinh Đường có những nét riêng
khó lẫn lộn với các nhà thơ khác Ông viết về quê hương bằng một tình yêu
da diết và sự am hiểu tường tận:
Tôi bắt đâu biết anh
Kế “Từ đêm 19”
Bắn phương trời kháng chiến
Đông dạc một trường ca
(Khương Hữu Dụng)
"Một đời đi viết Bắc Nam
Ngũ Thôn mình lại về làng Thầu xưa Tiếng thoi ngày thắng vẫn đưa
mà dâu bê nhưy mới vừa trở tay
(Nhớ Hồ Thấu)
Có thể khẳng định, mỗi một thời kỳ, hiện thực trong thơ Trinh Đường hiện lên mỗi khác Có cái mạnh mẽ hào hùng những ngày chống Mỹ, có cái
suy tư chiêm nghiệm về chuyện đời, chuyện người của những năm tháng hòa bình
2.2 CAL TOL TRU TINH THAM DUQM TINH QUE HUONG DAT NƯỚC
Từ xưa đến nay, tình yêu quê hương đắt nước luôn là mạch nguồn cảm hứng cho nhiều thi sĩ trải qua bao thể hệ Người làm thơ nào cũng đều dành
tâm huyết để viết về cuộc sống và con người ở quê hương mình Trinh Đường cũng vậy, ông là người con của xứ Quảng - mbt ving đất vẫy gọi và nuôi
dưỡng nhiều nhà thơ, hồn thơ của đất nước Vì thế, hình ảnh quê hương yêu
cdấu luôn là nguồn cảm hứng bắt tận trong thơ ông
Trinh Đường viết nhiều bài thơ về thiên nhiên xứ Quảng, đặc biệt là dòng
Trang 373
đềm xanh mượt, có “hàng thông xanh điểm ít tàu dừa ”, “lúa triển sông xanh mướt
“đắt phù sa”, những ngôi nhà ẩn hiện sau lũy tr làng và hình ảnh cô thôn nữ dáng
đứng nghiêng nghiêng soi bóng mình xuống dịng sơng lắp lống
Trinh Đường như thả hết lòng mình vào hồn thiêng sông núi khi bản
chân ông “đã đi trên mửa mình đất nước ” trong những năm tháng dằng dic nhớ thương miền Nam để rồi “bổng dưng nghẹn bước ” trước trụ số giới tuyến ở Vĩnh Linh Nỗi nhớ ấy ln hồ mình vào hồn thiêng đất nước để rồi ôm
trọn quê hương vào lòng
Đêm nay ôm trọn Phước Sơn mình
vơ cả núi rừng kê gồi ngủ
(Bài thơ nhờ Đồng bào Phước Sơn đặt đẻ) Nhờ gần gũi, gắn bó với công cuộc lao động, chiến đấu hào hùng của nhân dân mà nhà thơ đã nói đến những con đường, dòng sông, cây cầu bằng
cảm xúc chân thành, có ý nghĩa khái quát cao: Đó đây nghìn đời trước tôi bước trùng bước ai và trên dẫu chân tôi nghìn sau ai đặt bước
(Con đường)
Bên cạnh những bài thơ có tính khái quát, Trinh Đường còn viết nhiều về
những con người, về những công việc cụ thể
Góc cầu này hay chỗ buộc thuyển kia Tôi đã lội và cuốn theo nước lũ _Nữa thể kỷ vừa qua trong đạn lửa
“Máu chảy không mùa bom nỗ từng năm
Và kiếp người và cuộc thể thăng trằm
Trang 38M
Ai phân vân trước ngã ba lịch sử Tôi tìm mình đi ngược tháng năm xươ
(Cầu Chim)
Ơng ln ln muốn làm mới cảm xúc và ý tưởng của mình Ông muốn nhập thân vào đắt nước để hòa mình vào thơ Ông đi như chuyến tàu đi suốt, tuổi già đến với ông lúc nào ông không hề biết nhưng tâm hồn ông vẫn giao
hòa cùng thiên nhiên, cùng đất nước:
Ngọc trời trong tằm tay Hoa trai trong tim mắt Miia em ngàn hương sắc
"Mùa anh ngàn loại hoa
Hương sắc của lỏng ta Hòa vào mùa đắt nước Hòa vào mùa trời dat
(Giao mùa)
Đọc thơ ông, lòng ta như sống trong khung cảnh thiên nhiên hữu tỉnh ấy và hình dung ra một khung cảnh hùng vĩ mả nên thơ Không chỉ bảy tỏ tỉnh
yêu với quê cha đắt tổ, Trinh Đường còn viết về những vùng quê khác trên đất nước Việt Nam Bước chân của ông đã rải đến nhiều vùng đất Việt, ở đâu
nhà thơ cũng nhận ra vẻ đẹp để yêu, để viết Và ở đâu cũng viết bằng niềm
say mê, nhiệt huyết Phải là người gắn bó với những miễn đất nước mới diễn đạt gọn ghẽ và xúc động nỗi nhớ ấy như vậy:
Sông trăng chảy vắt qua trời
sông trăng chảy giữa cuộc đời chúng ta Tôi từ mãi thủ đô xa
đến đây cười ngựa xem hoa thương người Mai tdi vé, Sóe Trăng ơi
Trang 3935
Không chỉ dừng lại ở đó, ông viết thơ văn xuôi để miêu tả về một vùng đất mênh mông tươi đẹp và giàu có ở cực Nam Tổ quốc với “Cây mắm ”,
“Cây đước", "Si “Cá”, “Chim” Mỗi bài thơ, ông giới
thiệu với người đọc một nét về một vùng núi non thi vị, về sắc màu thời gian ic mau buổi sing
Méi ngon gid, mỗi ánh nắng, ánh trăng, mỗi con chim, méi mdm non méi nhii và biết đâu, một nhịp đập của trái tìm ai đấy cũng làm cho thời gian thay đổi sắc màu (Màu của thời gian) 'Bằng tình yêu nước nồng nàn, ông luôn mong mỏi ký thác nỗi nit của
mình với đất nước, nhân dân mà ông yêu mến Đó chính là tâm nguyên của
ông trong cõi đời này: *Niở đất nước mà sinh trưởng, nó phải làm mọi cách
để trả ơn và làm tròn nhiệm vụ lịch sử và giống nòi giao phó, trả bằng sự cổ gắng hết mình trong khi sống, trả bằng hình hài sau khi nhắm mắt "(Con voi
một ngà)
Không chỉ dạt đào tình yêu quê hương đắt nước, thơ Trinh Đường hội
tụ những tình cảm lớn Ông không có nhiều bài viết về Bác Hồ, song hình ảnh
Bic da đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt:
Tên Bác Hồ đã vào giữa chúng ta thành sức mạnh thành niềm vui sắc đỏ
như câu hát thuộc lúc nào chẳng ra
giữa tâm hôn bông chốc thấy ngân nga
(Bác Hồ)
Tinh cam ấy được ông bảy tỏ rất trân trọng, ngưỡng mộ bởi tắm lòng
ái quốc dù trải qua bão táp vẫn giữ được trọn vẹn một màu xanh
Bên cạnh đó, tình yêu và khát vọng cũng đi vào thơ Trỉnh đường một cách tự nhiên và giản di Đọc thơ ông, ta dé dang nhân ra cái tôi trữ tỉnh riêng
tư viết về tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu đôi lứa và khát vọng hòa bình
Trang 40
36
được biểu hiện trong thơ là góp thêm một chỗ dya tinh thin cho con người
trước cuộc sống đầy cam go, thử thách
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, nhà thơ tập kết ra Bắc, lúc
nào cũng nhớ vẻ quê hương miền Nam, tác giả nhớ lại bao điều sâu sic, trong
đó có hình ảnh người me đạt dào tỉnh thương và lòng luôn mong ước những
điều lành:
Chắc mẹ tôi bên dòng nước Thu Bồn đang sống với mái đầu tóc bạc
Khuất bóng cha tôi trong nửa gian nhà chiếc đàn nguyệt trên bản thở ngơ ngác
(Bói Kiều)
Xa quê hương từ đầu năm 1955, đến năm 1957 ông viết bài thơ này
Trong khoảng thời gian đó, ông luôn trăn trở và tự hỏi: “ai tết qua Kiểu bói
đụng câu nào ” và *mẹ tôi đã nhờ ai đoán hộ”
Những tháng ngày ở miễn Bắc, lòng luôn nghĩ về mẹ ở miền Nam xa
cách và ông âm thầm tâm tình với mẹ:
Con biết mẹ vải những câu quần quai
nghĩ từ lâu
những câu chuyện ria quan thi những câu hỏi chảy môi
Bao giờ thẳng nhất?
Bài thơ gắn quyện nhiều sắc thái cảm xúc Từ Truyện Kiều của Nguyễn Du, Tổ quốc và Cách mạng, chiến tranh và nỗi đau chia cắt, ước mơ thống nhất đắt nước, một tập tục văn hóa đến tình mẫu tử thiêng liêng và