Mục tiêu của đề tài Sự phân bố của cỏ biến Halophila beccarii Ascherson ở đầm Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế và thăm dò khả năng sinh trưởng của loài ở nền độ nặm thấp là xác định được đặc điểm phân bố và sinh trưởng của cỏ biển Halophila beccarii theo không gian và thời gian ở đầm Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế; xác định được đặc điểm sinh trưởng của cỏ biển H.beccarii ở nền độ mặn thấp.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VO THI DIEU THUY
SỰ PHAN BO CUA CO BIEN Halophila beccarii Ascherson O DAM CAU HAI, TINH THUA THIEN HUE
VA THAM DO KHA NANG SINH TRUONG CUA LOAI
O NEN DO MAN THAP
Chuyên ngành: THỰC VẬT HỌC : 6042 01 11
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGUOI HUONG DAN KHOA HOC:
PGS.TS TON THAT PHAP
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bó trong bất kỳ một công trình nào khác
'Tác giả luận văn
'Võ Thị Diệu Thủy
Trang 3LỜI CẢM ƠN
ĐỂ hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự động viên, quan tâm, giúp đỡ tân tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè Với tình cảm chân thành, cho
phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Thầy giáo, PGS.TS Tôn Thất Pháp người đã chỉ dẫn tận tình và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này
Quý thầy cô giáo trong khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Huế; Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và phát triển vùng duyên hải; Phòng Đào tạo sau Đại học,
trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo mọi điều kiện cho tôi có thể thực hiện tốt
của mình
‘Thay giao TS Lương Quang Đốc, cô giáo NCS Phan Thị Thúy Hằng đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn
Hồng Cơng Tín - NCS ở Đại học Curtin, Australia đã giúp tôi xây dựng bản đồ
Dự án VLIR - IUC “Bảo tồn các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên ven
biển dưới tác động của các hoạt động phát triển” đã hỗ trợ phương tiện, kinh phý để
tơi hồn thành luận văn
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn cha mẹ, người thân và tất cả bạn bè, tập thể lớp Cao
học Thực vật K23 đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua
Mặc dù đã có nhiều nô lực và cố gắng, song do kiến thức và năng lực bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiên của quý thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp Xin chân thành cảm ơn
Trang 4MỤC LỤC
Trang phụ bìa Error! Bookmark not defined
Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MO DAU 1 Lý do chọn dé tai:
2 Mục đích nghiên cứu -2.222.22222212222.7271.1.1 1e 9
3 Mục tiêu nghiên cứu om) 3.1 Mục tiêu chung 2 221222122222222 2 1 ca 9 3.2 Mục tiêu cụ thé a) 4 Ý nghĩa của đề tài 9 4.1 Về mặt lý luậ a) 4.2 Về mặt thực tiễn 9
CHƯƠNG 1: TONG QUAN TAI LIEU „10
1.1 Sơ lược về đặc điểm hình thái cỏ biển #/alophila beccaril 1Ũ
1.2 Lược sử nghiên cứu cỏ biểnsống chìm và sự biến động về thành phần loài, đặc
điểm sinh trưởng của chúng trên thế giới và Việt Nam .-+ ec TÌ
1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới wll
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 22.2 2t.zrrrrrrreeeeee T8
1.3 Sơ lược về khu vực nghiên cứu „17
Án 1.3.2 Điều kiện khí hậu -22.ssssereerrrrrerrrrrrv T
1.3.3 Điều kiện thủy văn 222222222 SE TỂY 1.3.4 Đặc điểm môi trường nước và trằm tích 19
1.3.5 Đặc điểm sinh thái 552-53setttzttrererrrerrrrerrrrree 20
Trang 5CHƯƠNG 2: ĐÓI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 22 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu c0 2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu
2.2.2 Thời gian nghiên cứa " Ô,Ô 2.3 Nội dung nghiên cứu 2.4 Phương pháp nghiên cứu co 23 2.4.1 Ngoài thực địa 2.4.2 Trong phòng thí nghiệm 2.2.22222.2222210222721 2 24
CHUONG 3: KET QUA NGHIEN CUU
3.1 Dac diém hinh thai co bién #falophila beccari - 29
3.2 Phân bố của loài #falophila beccarii ở đầm Cầu Hai
3.3 Đặc điểm phát triển của loài falophila beccarii ở đầm Cầu Hai 34
3.3.1 Độ phú của loài Halophila beccarii
3.3.2 Mật độ thân đứng của loài aiophila beecarii - 8Š
3.3.3 Chiều đài thân đứng của loài Halophila beccarii
3.3.4 Sinh khối của loài Halophila beccarii
3.4 Mối quan hé gitra phan bé cia co bién Halophila beccarii véi cac yéu t6 mơi
` Ơ
3.4.1 Đặc điểm môi trường đầm Cầu Hai 44
3.4.2 Mối quan hệ giữa cỏ biển #falophila beccarii với các thông số chất lượng
nước đầm Cầu Hai - se HH _
3.5 Thăm dò khả năng thích ứng với độ mặn mơi trường của lồi #faiophiia
beccarii trong điều kiện phòng thí nghiệm :-2++.2t2.2t -rree S3
3.5.1 Thông số môi trường tại phòng thí nghiệm 3
Trang 7DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT
Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
Cs Cộng sự
DO Hàm lượng oxi hòa tan trong nước (mg/1)
GIS Geographic Information System (Hệ thống
thông tin địa lý)
IUCN International Union for Conservation of Nature
and Natural Resources (Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các cấp đánh giá độ phủ của cỏ biểnsử dụng khung định lượng theo Braun-
Blanquet "— ¬ eevee DS
Bang 3.1 Kich thước Halophila beccarii tai Cầu Hai và một số khu vực khic 30 Bảng 3.2 Sự hiện diện của cỏ /ialophila beccarii tại các điểm khảo sát theo thời
cc Ổ 234
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Quần thể Halophila beccarii 6 dim Cầu Hai
Hình 2.1 Vị trí các điểm thu mau tai dam Cau Hai
Hình 3.1 Cỏ /falophila beccarii c c Hình 3.2 Bản đồ phân bố của cỏ Halophila beccarii ở đầm Cầu Hai tại các điểm
khảo sát năm 2015 và 2016 552 22tccrrrerrrrrrrrrrrreeeuull Hình 3.3 Bản đồ phân bố cỏ /fzlophila beccarii ở đầm Cầu Hai tại các điểm khảo sát tháng 3, tháng 5, thang 7, tháng 9 năm 2015 và 2016 33
Hình 3.4 Biến động độ phủ theo không gian (a) va thoi gian (b) 35
Hình 3.5 Biến động mật độ thân đứng theo không gian (a) và thời gian (b) 37
Hình 3.6 Biến động chiều dài thân đứng theo không gian (a) và thời gian (b) 38
Hình 3.7 Biến động sinh khối cỏ #faiophila beccarii ở đầm Cầu Hai qua các tháng ` `
42 ng tổng sinh khối theo không gian - -. -.43
Hình 3.8 Biến động tổng sinh khối theo thời gian Hình 3.9 Biến Hình 3.10 Mối tương quan giữa mật độ thân đứng, chiều dài thân đứng và sinh khối của Halophila beccarii tại Cầu Hai 252 52552555 sssssssss .44t Hình 3.11 Nhiệt độ nước trung bình trong các tháng tại Cầu Hai 45
Hình 3.12 Độ sâu và độ trong của nước qua các tháng khảo sát tại đầm Cầu Hai ¬ ¬ - - 46 Hình 3.13 Biến động độ mặn ở đầm Cầu Hai qua các tháng khảo sát trong năm 2015 và năm 2016 222222222222 2222222221222 — Hình 3.14 Biến động độ mặn ở đầm Cầu Hai qua các tháng khảo sát theo khu vực _— _— - - a 48 Hình 3.15 Hàm lượng Oxy hòa tan qua các tháng khảo sat tai Cau Hai .49
'Hình 3.16 Biến thiên giá trị pH trung bình qua các tháng khảo sát tại Cầu Hai 5!
Hình 3.17 Ảnh hưởng độ mặn trong phòng thí nghiệm đối với chiều dài thân rễ sau " Tre Hình 3.18 Chiều dài thân rễ trung bình qua 10 tuần khảo sát 56
Trang 10se l 57 Hình 3.20 Chiều dài thân đứng trung bình qua 10 tuần khảo sát "——
Hình 3.21 Ảnh hưởng độ mặn trong phòng thí nghiệm đối với chiều dài cuống lá
58
Hinh 3.22 Chiều dài cuống lá trung bình qua 10 tuần khảo sát
Hình 3.23 Ảnh hưởng độ mặn trong phòng thí nghiệm đối với chiều rộng lá 59
Hình 3.24 Chiều rộng lá trung bình qua 10 tuần khảo sát
Hình 3.25 Ảnh hưởng độ mặn trong phòng thí nghiệm đến tổng số lá và mật độ
choi "¬— Ol
Hình 3.26 Số lượng lá trung bình qua 10 tuần khảo sát - ØŸ
Trang 11MO DAU 1, Lý do chọn đề tài:
Cö biển là thực vật bậc cao, thích nghỉ hồn tồn với mơi trường ngập nước
Tuy số lồi cỏ biển khơng nhiều và phân bố hẹp (toàn thế giới có 58 loài phân bố
trên 68000 kmẺ ) [3] nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nước
và đời sống con người Cỏ biểncó chức năng quan trọng như ôn định nền đáy, làm giảm tác động của sóng và dòng chảy, tăng lắng đọng trằm tích, là nơi cư trú và
cung cấp thức ăn cho các loài động vật ở nước [24]
Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế rộng khoảng 22.000 hecta [24] là một trong những nơi có thảm cỏ biển phát triển tốt Trữ
lượng các loài cỏ thủy sinh ước tính khoảng 190.000 tấn [24] Tuy vậy, nguồn lợi
cỏ biển ở đây đang suy giảm khoảng 40 - 50% so với thập niên 80, và hiện còn
khoảng 1.000 hecta [3] Vì thế, cần phải có biện pháp quản lý và bảo tồn thảm cỏ
một cách hiệu quả Trong 6 loài cỏ biển được xác định từ trước đến nay ở vùng ven
biển Thừa Thiên Huế, thi co Halophila beccarii la loai nim trong “Danh luc đỏ -
Red list" (2010) của Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên
nhiên, viết tắt là IUCN [36] [18], là loài có nguy cơ suy thoái và tuyệt chủng trên thế giới nhưng lại xuất hiện rat nhiều tại đầm phá Tam Giang — Cau Hai Halophila
beccarii là nhóm loài ưa độ mặn thấp, nước lợ dưới 259/4 [24]
Đầm Cầu Hai là nơi giao lưu của nguồn nước ngọt từ các con sông đồ ra và nguồn nước mặn của biển Đông thông qua cửa Tư Hiền Trước năm 1999, cửa Tư
Hiển đóng, nước trong đầm được ngọt hóa khiến cỏ biển nước ngọt và chịu mặn
thấp phát triển tốt Những năm trở lại đây, cửa Tư Hiền được mở thì số lượng loài
cỏ biển ít đi Những loài cỏ biển chịu mặn cao mới phát triển tốt [48] đó là mối lo
ngại đối với cỏ biển Halophila beccarii Nhằm đánh giá sự biến động phân bố và tương quan độ mặn tác động lên đối tượng cỏ biển sắp nguy cấp #ialophila beccarii trong đầm Cầu Hai, tôi chọn đề tài “Sự phân bố của cö biển Halophila beccarii Ascherson ở đầm Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế và thăm dò khả năng sinh trưởng của loài ở nền độ mặn thấp” Kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở khoa học
Trang 122 Mục đích nghiên cứu
Xác định được đặc điểm phân bố của cỏ biển #fafophila beccarii ở đầm Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
3 Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu chung,
Xác định được đặc điểm phân bố và sinh trưởng của co bién Halophila
beccarii theo không gian và thời gian ở đầm Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
Xác định được đặc điểm sinh trưởng của cỏ biển #7 beccarii ở nền độ mặn
thấp
3.2 Mục tiêu cụ thể
~ Xác định sự phân bố của lồi #7 ðeccarii theo khơng gian và thời gian ở đầm Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
~ Xác định chiều cao thân đứng, chiều dài cuống, chiều dài lá, độ rộng của lá,
mật độ chồi, độ phủ và biến động sinh khối của cỏ biển #f beccarii sống chìm theo
thời gian và không gian
~ Tương quan độ mặn và sự phân bố của cỏ #1 beccarii theo thời gian và không gian ~ Xác định được đặc điểm sinh trưởng của cỏ biển #1 beccarii trong nền độ mặn thấp 4 Ý nghĩa của đề tài 4.1 Về mặt lý luận Cung cấp thông tin khoa học về đặc điểm phân bố, chiễ
cao thân đứng, chiều
độ phủ, biến động sinh khói, và
dài cuống, chiều dài lá, độ rộng của lá, mật độ chỏ
tương quan độ mặn của cỏ biên #alophila beccarii ở đầm Cầu Hai theo không gian và
thời gian
Cung cấp dữ liệu ban đầu về ngưỡng chống chịu ở nền độ mặn thấp của #⁄
beccarii
4.2 Về mặt thực tiễn
Góp phần phục vụ cho công tác quản lý, bảo tồn các hệ sinh thái cỏ thủy sinh, từ đó bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phục vụ cho mục tiêu khai thác thủy sản bền
Trang 13CHUONG 1
TONG QUAN TAI LIEU
lểm hình thái cỏ biển Halophila beccarii
* Mô tả: Cây sống chìm trong nước Thân mảnh gồm thân rễ và thân đứng
1.1 Sơ lược về đặc
Thân rễ đường kính 0,5 — 1 mm, với nhiều lóng, mỗi lóng dài 10 ~ 20 mm, giữa hai lóng có mấu và từ mỗi mẫu có I rễ và 1 thân đứng Thân đứng mang một nhóm
gồm 4 — 9 lá ở phần đỉnh, phần đáy của thân đứng được bao bọc bởi hai vảy Phiến
lá hình mác, dai 15 - 20 mm, rong 1 — 1,Š mm; lá không có gân ngang, có 3 gân
dọc; viền lá nhẵn không có răng cưa; cuống lá mảnh dài 10 — 25 mm Hoa cái với 3
lá đài, 2 nhụy, dài 10 -15 mm; hoa đực có 3 lá đài và 3 nhị Quả hình trứng, chứa I
—4 hạt Hạt hình cầu, đường kính 0.5 — 1 mm
* Sinh thái: Cỏ mọc từng đám trên nền đáy là bùn cát, từ vùng triều thấp đến phần trên của vùng dưới triều: phát triển tốt vào mùa khô, hầu như tàn lụi vào mùa mưa Phần nhiều loài này gặp ở vùng cửa sông, bãi triều và đầm nước lợ, rừng
ngập mặn, trong các mương dẫn vào ao đỉa nuôi tôm [Hình 1.1]
Hinh 1.1 Quan thé Halophila beccarii 6 dam Cầu Hai
* Phân bố:
~ Trong nước: Quảng Ninh (vịnh Hạ Long); Hải Phòng (An Hải: Đình Vũ), Nam Định (Xuân Thủy: Giao Lạc, Giao Xuân); Thanh Hóa (Hoàng Hóa: Hoàng
Trường); Thừa Thiên Huế (phá Tam Giang - Cầu Hai); Khánh Hòa (vịnh Nha
Trang, Ninh Hòa, đầm Nha Phu, vịnh Cam Ranh); Ninh Thuận (Ninh Hai),
Trang 14Dai Loan, Sri Lanka, Myanma, Bangladesh [24, 43, 44]
Tài liệu: Phạm Hoàng Hộ (1993), Tôn Thất Pháp và cs (2009), Short F.T
(2001), Kanal (2009), Nguyễn Văn Tiến và cs (2002)
1.2 Lược sử nghiên cứu cö biển sống chìm và sự biến động về thành phần loài,
đặc điểm sinh trưởng của chúng trên thế giới và Việt Nam 1.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thé giới
Cỏ biểnđược nghiên cứu bắt đầu vào cuối thế kỉ 19 và đầu thế ki 20 Dấu mốc quan trọng đầu tiên là sự ra đời cuốn sách “Cỏ biên trên thế giới” năm 1970 của tác giả Den Harttog trình bày về vai trò của cỏ biển đối với hệ sinh thái ven bờ
Từ đây vai trò của cỏ biển được nhận thức rõ ràng Sau đó nhiều bài báo, nghiên
cứu, hội thảo, tô chức nghiên cứu về cỏ biển ra đời ở nhiều quốc gia như Ha Lan,
Mỹ, Austral
2000), Phương pháp nghiên cứu cỏ biên trên thế giới (Coles and Short, 2003), Atlas
Các cuốn sách như Sinh thái cỏ biển (Hemmings and Duarte,
cỏ biển trên thế giới (Green and Short, 2003) ra đời nhằm giúp người đọc tiếp cận dễ dàng với kiến thức và phương pháp nghiên cứu cỏ biển [trích từ 38]
'Bên cạnh những nghiên cứu về thành phần loài, đặc điểm phân bố, vai trò của cỏ thủy sinh, những công trình nghiên cứu dưới đây về sự biến động thành phần loài, đặc điểm sinh trưởng của cỏ do các yếu tố môi trường gây ra đem lại cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và phát triển cỏ
Năm 1987, M.Menéndez và F.A.Comin nghiên cứu sự thay đổi sinh khối theo mùa của 2 loài cỏ Ruppia cirhosa (Petagna) và Potamogeton pectinatus ở đầm
lồ so sánh sinh khối của hai
pha Tancada, Spain Tác giả đã thiết lap nhimg bié
loai c6 theo cdc thang, dé man, nhiét độ và ở các phần của đầm phá, qua đó cho
thấy sự biến động về sinh khối của hai loài cỏ theo không gian, thời gian và do các
yếu tố môi trường thay đổi [40],
Năm 1994, Coles và cs đã tiến hành nghiên cứu sự phân bố của cỏ biểntại Oyster Point, Cardwell (Queensland) Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phân bồ của
cỏ bị chỉ phối bởi đặc điểm nền đáy và độ sâu của nước Theo tác giả, cỏ chỉ phân
những vùng có nền đáy là bùn hoặc cát và nơi có nền đáy chủ yếu là đá, vỏ sò
thì không có cỏ Độ sâu cũng làm cho thành phần loài có sự biến động, cụ thể cỏ chỉ
Trang 15loài: Hlalodule wninervis và Halodule pinifolia cùng chung sống trên khu vực cao
của vùng gian triều, tiếp theo là khu vực phân bó của Halophila ovalis va ké tiép 46
la Halophila decipiens [27]
Fourqurean và cs đã tiến hành khảo sát mật độ và thành phân loài cỏ biển bờ
biển và cửa sông phía nam Florida - Mỹ năm 2002, nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của độ sâu đến mật độ của cỏ Ngoại trừ loài #falophila engelmamnii, các loài khác đều có sự thay đôi mật độ khi sống ở những độ sâu khác nhau Cụ thể là, mật độ của các loài Thalassia testudinum, Halodule wrightii va Ruppia maritime cao hon tai khu vực nước cạn (0 — 2 m) trong khi Syringodium filiforme vi Halodule decipiens lai có mật độ cao hơn ở vùng nước sâu (hơn 10 m) Sự khác nhau về độ sâu phân bố này là
do nhu cầu khác nhau về ánh sáng của các loài [33]
Năm 2001, Zakaria và cs nghiên cứu về các yếu tố môi trường như độ man, nhiệt độ, chất dinh dưỡng trong nước, trầm tích ảnh hưởng tới loài /fafophila beccarii
và các đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng của c6 bién Halophila beccarii tai
các khu vực ven biển của bán đảo Malaysia [43]
Nam 2005, Waycott và es đã tông hợp lại các nghiên cứu về cỏ biển tại rạn
san hô lớn trong “Seagrass population dynamics and water quality in the Great
Barrier Reef region: A review and future research directions - Biến động quần thể cỏ biển và chất lượng nước tại khu vực Great Barrie Reef: đánh giá và hướng
nghiên cứu trong tương lai” Tác giả đã chỉ ra một số ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường như ánh sáng, chất dinh dưỡng và chất ô nhiễm lên thảm cỏ biển ở đây [50]
Nam 2005, Yolanda Fernandez-Torquemada va cs đã nghiên cứu ảnh hưởng
của độ mặn lên sự phát triển của lá và sự tồn tại của loài cỏ biển Posidonia oceanica
(L.) Delile tai bién Dia Trung Hai Posidonia oceanic phát triển kém khi gia tăng độ
mặn, lá tăng trưởng tối đa ở độ mặn 25 dén 39 %oo Ngoai ra, co phai chiu 1é tir
vong đáng kể ở độ mặn trên 42 %/4› và dưới 29 %⁄2o, với 100% ty lệ tử vong 6 50 "oo
Trong khoảng độ mặn giữa 39 và 46 ⁄«., những cây còn sống sót đã có thé lấy lại tốc độ tăng trưởng ban đầu khi trở về độ mặn nước biển bình thường (38 °oo) Những kết quả này gợi ý rằng Posidonia oceanica là một trong những loài cỏ biển
nhạy cảm khi gia tăng độ mặn, khoảng độ mặn thích hợp cho loài (25,0 - 36,4 %⁄4,),
Trang 16Nam 2007, McKenzie đã đưa ra sự biến động phân bố của cỏ theo trầm tích
dọc vùng ven bờ Queensland từ Cooktown tới vịnh Moreton - Australia Đặc điểm trầm tích ở đây thay đổi từ bắc đến nam và tương ứng với sự thay đổi loài cỏ biển
uu thé, loai Zostera capricorni chiém ưu thế ở phía nam và Halodule uninervis
chiếm ưu thế ở phía bắc Sự gia tăng lượng trằm tích tại khu vực nghiên cứu được
xác định là không có liên quan đến thành phần loài mà có liên quan đến sự gia tăng
chiều dài lá của loài #/alodule uninervis [42]
Nam 2007, M.K Abu Hena và cs đã nghiên cứu về cỏ biển tại vùng cửa sông Bakkhali Cox’s Bazar, Bangladesh trong nửa năm đầu 2006, đã ghi nhận sự có mặt
lần đầu tiên của loài cỏ biển #ialophila beccarii trong khu vực bãi bồi và cùng tồn tại ở đầm ngập mặn Nghiên cứu đã chỉ ra sự ra hoa của loài từ tháng I đến tháng IIL Ngoài ra nhóm tác giả đã xác định được mật độ chỗi và sinh khối của loài Halophila beccarii nhằm so sánh loài này ở các vùng ngập mặn và các nơi khác trên thể giới [45]
Nam 2013, LM Fakhrulddin và cs đã tiến hành nghiên cứu sự biến động độ mặn lên các đặc điểm hình thái trên mặt đất như chiều dài lá, chiều rộng lá, độ dài cuống lá, số lá trên mỗi chỗi của loài #Jaiophila beecarii ở các ngưỡng độ mặn tăng từ 25 - 40 %2 và giảm từ 25 ®⁄2s xuống 0 %⁄s› Nghiên cứu này chỉ ra rằng cỏ biển Halophila beccarii có thể bị ảnh hưởng xấu bởi các điều kiện hypo- hoặc
hypersalinity, mặc dù độ mặn thay đổi cũng không làm thay đổi khả năng chịu đựng của loài này [36]
1.2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở nước ta từ năm 1959 trở về trước, việc nghiên cứu cỏ biển chủ yếu do
người nước ngoài thực hiện Từ năm 1960 - 1999 việc nghiên cứu cỏ biển do các
nhà khoa học trong nước tiến hành Hầu hết các công trình này mô tả thành phần loài, phân bố, sinh thái và trữ lượng cỏ biển ở vùng ven biển, đầm phá; chưa có công trình nào nói về sự biến động thành phần loài và đặc điểm điểm sinh trưởng
của cỏ cũng như mối quan hệ giữa cỏ với các yếu tố môi trường [24]
Năm 1996 — 1997, Nguyễn Văn Tiến trong “Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và sinh thái tự nhiên của cỏ biển” điều tra khảo sát cỏ biển tại dải ven bờ và ven đảo khu vực phía bắc (từ Hà Cối, Quảng Ninh đến vịnh Đà Nẵng) Đề tài ghỉ
Trang 17nhận 9 loài cỏ biển và một số điều kiện môi trường sinh thái của cỏ Kết quả khảo sát cho thấy cỏ biển khu vực phía bắc phát triển tốt vào mùa khô hơn mùa mưa và
số loài cỏ biển có xu hướng tăng dần từ bắc vào nam [22]
‘Nam 2002, Nguyễn Văn Tiến và cs tiếp tục nghiên cứu về cỏ biển ở khu vực
phía nam (từ Đà Nẵng đến vịnh Thái Lan) và xuất bản cuốn sách “Cỏ biển Việt
Nam - thành phần loài, phân bó, sinh thái — sinh học” Công trình này đã nêu khá
đầy đủ về thành phần loài, phân bố và các đặc điểm sống của cỏ biển dọc ven biển
từ bắc tới nam Theo đó, hệ cỏ biển nước ta được đánh giá là rất đa dạng gồm 15 loài trong đó phía bắc 9 loài và phía nam 12 loài Cỏ biển phân bố chủ yếu ở độ sâu 3 - 5m, một số loài có thể phân bố ở độ sâu 15 - 20m Ngoài ra, sự phân bó, sinh trưởng và phát triển của cỏ còn phụ thuộc vào các yếu tố như điều kiện chất đáy, độ
mặn, cường độ ánh sáng, nhiệt độ nước, độ đục, độ trong, sóng, pH và tùy sự thích
nghỉ của cỏ [24] Chính các yếu tố này đã làm biến động các đặc điểm sinh trưởng và phân bố của cỏ
Bên cạnh đó thì ở một số địa phương cũng có những công trình nghiên cứu
về thảm cỏ biên tương đối lớn
Thừa Thiên Huế với hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất ở Đông Nam Á, đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học về sự đa dạng sinh học ở
khu vực này Một trong những nhà khoa học quan tâm nghiên cứu về cỏ biển đầu tiên ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là Phó Giáo sư - Tiến sỹ Tôn Thất Pháp Năm
1993, ông đã thực hiện luận án tiến sĩ với đề tài “Nghiên cứu thực vật thủy sinh ở phá
Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế" và công bố 11 loài cỏ biển cũng như sự ảnh hưởng
rõ nét của độ mặn lên sự phân bó của chúng [13] Đến năm 2001, T T Pháp va cs
lại bổ sung thêm Š loài cỏ biển cho đầm phá, đưa tổng số loài của khu hệ lên 16 loài
Số lượng thành phần loài nhiều nhất ở khu vực sơng Ơ Lâu với 8 loài phân bố, số
lượng loài giảm dan theo chiều hướng gia tăng độ mặn và tại khu vực cửa biển Thuận
An và Tư Hiền có ít nhất với chỉ có từ 0 - 3 loài Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phân
bố của cỏ cũng được các tác giả ghỉ nhận sau cơn lũ lịch sử năm 1999 với sự và suy giảm diện tích phân bổ của một số loài [16], [49]
Năm 2003 trong một báo cáo của để án, Tôn Thất Pháp và cs cho thấy loài Valisneria spiralis là loài chính ở Cầu Hai trước năm 1999 với sinh khối tươi trung
Trang 18bình là 3000g/m? nhưng đến thời điểm hiện tại loài này phát triển yếu và phân bố
thưa thớt với sinh khối không đáng kể Con loai Halophila beccarii tra thành loài chính Nguyên nhân chính gây ra sự thay đổi này là do độ mặn Và tác giả cũng chỉ ra
sự biến động sinh khối của cỏ theo thời gian, cu thé là sinh khối tháng 8 năm 2002 ít
dưới 200g/m nhưng đến tháng 4 năm 2003 thì sinh khối tăng lên rất nhiều trong khoảng 1000 - 2000g/m? [49]
Tiếp theo sau đó, một số tác giả như Hà Sĩ Nguyên (2007), Hồng Cơng Tín
(2008), Trần Nguyễn Quỳnh Anh (2011) cũng nghiên cứu một số khu vực nhỏ của
phá Tam Giang - Cầu Hai về thành phần loài cũng như ảnh hưởng của các yếu tố
môi trường lên sự phân bố và đặc điểm sinh trưởng của cỏ thủy sinh Năm 2007, Hà Sÿ Nguyên thực hiện luận văn nghiên cứu cỏ biển ở vùng Sam Chuồn đã xác định được 5 loài cỏ biển và xếp thành 3 nhóm dựa vào sự phân chia độ mặn cho thủy vực
nước lợ theo hệ thống Venice 1958: cỏ biển nước ngọt hướng lợ gồm loai Najas
imdica (0 — 13%e); cỏ biển nước lợ điển hình gồm các loài ##lophila beccarii,
Ruppia maritima (8 - 16%a); cô biển hướng lợ gồm Halophila ovalis (15 - 30%),
Halodule pinifolia (13 - 30%) Tac gia cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa cỏ biển với
đặc điểm trầm tích ở vùng Sam Chuồn: N4/as izdica thích hợp phát triển trên nền
đáy bùn sét pha, chua và có hàm lượng lân nghèo; /iaophila ovalis thích hợp với ; Halodule pinifolia ưa thích các khu vực có hàm lượng mùn cao, nền đáy bùn sét pha; còn nền đáy bùn cát pha, giàu lân, đạm tương đối nghèo, lượng min tỉ
Halophila beccarii va Ruppia maritima lai phat trién tot trên nền đáy bùn sét pha
với hàm lượng lân nghéo, chua [12]
Năm 2008, Hồng Cơng Tín nghiên cứu về cỏ biển tại vùng đất ngập nước
xã Hương Phong khi thực hiện luận văn Tác giả đã xác định 3 loài cỏ biển tại khu vue nay la Halophila beccarii, Halodule pinifolia vi Ruppia maritime la wu thé nhất Đề tài cũng cho biết sự ảnh hưởng của độ mặn lên sự phân bố của các loài cỏ
biển: Halodule pinifolia va Halophila beccarii phan bé tai ving có độ mặn 15 -
19%, trong dé Halodule pinifolia chiém ưu thế; còn khu vực có độ mặn từ 10 - 15%ø thì thành phần loài hiện diện 6 day la Halophila beccarii, Ruppia martima va Hydrilla verticillata véi loai wu thé 1a Ruppia marima Độ sâu phân bố của
Halodule pinifolia ở khu vực nghiên cứu được xác định là từ 0,25 — 0,8m, đặc biệt
Trang 19loài này phát triển tốt nhất ở độ sâu từ 0,5 ~ 0,SSm và chiều dài trung bình của thân đứng đạt tir 18 - 36 cm va sinh khối tươi đạt từ 1.040 - 1.480 g/m? [20], [21]
Năm 2011, Trần Nguyễn Quỳnh Anh cũng thực hiện luận văn nghiên cứu
mối quan hệ giữa cỏ biển với các yếu tố môi trường ở khu bảo vệ Cồn Chìm thuộc
đầm Thủy Tú Theo đề tải, tác giả cho biết có sự thay thế loài ưu thế về mật độ và
sinh khối tại Cồn Chìm theo thời gian giữa hai loài Hiaiodule pinjfolia và Halophila beccarii Từ tháng 4 đến tháng 8, sinh khối của /alodule pin/olia giảm dần (từ chiếm 80,91% tổng sinh khối trong tháng 4 xuống 35,51% trong tháng 8) và nhường chỗ cho #alophila beccarii chiếm ưu thế (từ 6,88% vào tháng 4 đến 64,49% tháng 8) Tác giả còn cho thấy loài Aa/as indica chỉ xuất hiện vào tháng 4, tháng 5 và 6 loài này tàn lụi dần và biến mất vào tháng 7 Sự tàn lụi được cho là do
tác động của sự gia tăng độ mặn nước từ 21%o (tháng 4) lên 28% (tháng 7), loài này thuộc nhóm nước ngọt hướng lợ nên không sinh trưởng trong môi trường có độ mặn
cao; loài Halodule pinjfolia phát triển tốt từ tháng 4 đến tháng 7 Sang tháng 8, loài này vẫn còn phát triển khá tốt nhưng đã bắt đầu có dấu hiệu của sự suy giảm sinh khối và mật độ thân đứng Đối với Halophila beccarii, sự phát triển của loài này tăng dần theo thời gian từ tháng 4 đến tháng 8, và đến đầu tháng 9 loài này vẫn còn
phát triển rất tốt và chưa có dấu hiệu của sự tàn lụi Ngoài ra, tác giả còn cho biết cỏ
biểnở khu vực Cồn Chìm phân bó tạo thành thảm ven rìa phá và bao phủ toàn bộ
diện tích cồn trong khoảng ở độ sâu từ 0,2 - 1,5m Trong đó, khoảng độ sâu thích hợp cho sự phát triển chung của cỏ là từ 0,3 - Im, ciia loai Halodule pinifolia 0,4 - 0,8m và của Halophila beccarii là 0,3 - 1m [1]
Gần đây nhất (năm 2015), Nguyễn Thị Thiên Hương đã thực hiện luận văn nghiên cứu về thành phần loài và sự phân bồ của cỏ thủy sinh sống chìm 6 dim Cầu Hai Két qua nghiên cứu này đã xác định 9 loài cỏ thủy sinh, trong dé loai Halodule uninervis và Ruppia brevipeduneulata là hai loài mới ở đầm Tam Giang ~ Cầu Hai
Có 23/25 điểm thu mẫu (chiếm 92%) có cỏ thủy sinh phân bó Hai loài Halophila
beccarii và Najas indica chiếm phần lớn di
biểu của đầm
tích đầm và là l
Cầu Hai với sự ưu trội về mật độ loài, độ phủ, độ phong phú nên quyết định sinh
khối của thủy sinh tại đầm Trong đó #!alophila beccarii phân bồ vùng giữa đầm và
Trang 20yếu tố môi trường tác động mạnh đến sự phân bố và sinh khối của cỏ thủy sinh ở đầm Cầu Hai Ở khoảng độ mặn 4 — 16%o đại diện tiêu biểu là Halophila beccarii,
khoảng độ sâu 1 — 1,8 m nhóm loài tiêu biểu là Halophila beccarii và Najas indica
[6]
Nhìn chung, có nhiều nghiên cứu về cỏ biểnđã được thực hiện ở nước ta
Nhưng đa số các nghiên cứu tập trung vào xác thành phần loài, khu vực phân bố của cỏ trong đó có đưa ra một số đặc điểm môi trường liên quan tại khu vực nghiên cứu Trước tình trạng suy thoái và biến mắt của các thảm cỏ kéo theo sự suy giảm về nguồn lợi do chúng đem lại, cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn về cỏ và đặc biệt là nghiên cứu về sự biến động thành phần loài cùng các đặc điểm phân bố, sinh trưởng của cỏ trong khu vực trong năm và mối quan hệ giữa cỏ với môi trường để giúp các nhà quản lý có cơ sở khoa học và hợp lý nhằm đưa ra các chiến lược bảo vệ, quản lý, phục hồi các thảm cỏ biển tại các thủy vực một cách hiệu quả
1.3 Sơ lược về khu vực nghiên cứu
1.3.1 Vị trí địa lý
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là tổng thể đầm phá ven biển miền Trung Việt Nam thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế trải dài từ cửa sơng Ơ Lâu đến cửa biển Tư
Hiền trong phạm vi từ 16°14' đến 16°42' vĩ bắc và 107°22' đến 107°57' kinh đông với diện tích hơn 22.000 ha Khu đầm này trải dài 68 km thuộc địa phận 5 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, và Phú Lộc Phía Tây - Nam, phía
Nam giáp đồng bằng Thừa Thiên Huế và đồi núi, phía Đông — Bac ngăn cách với
biển bởi dải cồn cát nhỏ hẹp và thông ra biển qua cửa Thuận An, Tư Hiền và Lăng
Cô Giữa đầm với biên ngăn cách bởi các đồi cát cao, có nơi cao đến 20 m Về mặt
địa lý, phá Tam Giang - Cầu Hai bao gồm 4 đầm nối nhau từ bắc xuống nam gồm phá Tam Giang diện tích 5.200 ha, đầm Sam Chuồn với diện tích 1.620 ha, không thông ra biển, đầm Hà Trung - Thủy Tú dài và hẹp với diện tích 3.600 ha cũng là
đầm kín, không thông ra biên và đầm Cầu Hai lớn nhất với diện tích I 1.200 ha [39] Đầm Cầu Hai: nằm phía nam, trên địa phận huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế Đầm có dạng lòng chảo Chiều dài từ Cồn Trai đến cửa Sông Rui là 9 km và
từ cửa song Trudi đến núi Vinh Phong gần 13 km Chiều sâu trung bình của đầm là
Trang 21
thông qua cửa Tư Hiền Hệ đầm hứng nước gần như tắt cả các con sông lớn trong
tỉnh Thừa Thiên Huế nên nước đầm tương đối ngọt vào mùa mưa lũ và chuyên sang
nước lợ vào mùa khô [4] Đây là hệ đầm phá có giá trị cao về mặt đa dang sinh học, là
nơi cung cắp bãi giống, bãi đẻ cho các loài động vật, đồng thời đóng vai trò quan trong
trong quá trình điều hòa dòng chảy, điều hòa vi khí hậu [5] 1.3.2 Điều kiện khí hậu [17]
Huyện Phú Lộc tiếp giáp hai vùng khí hậu Nam - Bắc, nên chịu ảnh hưởng khí hậu 2 miền, do địa hình đặc biệt nên Phú Lộc chịu ảnh hưởng khí hậu
ven biển và khí hậu vùng núi cao, năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau, mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 7
Nhiệt độ : chia hai mùa rõ rệt, mùa khô nóng và mùa mưa lạnh; nhiệt đội trung bình năm từ 24 ~ 25C
Mùa nắng: từ tháng 3 đến tháng 7, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam nên
khô nóng, nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình của các tháng nóng từ 27 ~ 29°C, cao
nhất 38 — 40°C (vào tháng 5, 6)
Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc
nên mưa nhiều, trời lanh Nhiệt độ bình quân từ 20 — 22°C Tháng lạnh nhất (tháng
1) nhiệt độ có khi xuống dưới 18°C
Mưa: ở đồng bằng số ngày mưa trung bình trong năm là 164 ngày và miền
núi 203 ngày Lượng mưa bình quân/năm ở đồng bằng 2.844 mm, miền núi 2.807 mm Mưa biến động thất thường qua các năm về lượng và thời gian, trung bình 1.900 ~ 3.200 mm/nam Độ ẩm không khí cao nhất tháng 2 (98,2%) và thấp nhất là tháng 7 (47,6%)
Gió: các hướng gió chính là gió Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, Đông
Bắc Gió Đông Nam, Tây Nam xuất hiện vào tháng 4 đến tháng 9; gió Tây Bắc,
Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 3 Khu vực này thường có bão vào tháng 9,10, 11
1.3.3 Điều kiện thủy văn [18]
Trang 22nhật triều không đều Mỗi ngày 2 lần nước lên và 2 lần nước xuống Biên độ triều ít
thay đổi theo kỳ triều cường, lúc mạnh nhất biên độ đạt 0,6 - 0,8 m Theo thời gian và không gian, mực nước đầm phá biến động phức tạp Vào mùa khô, mực nước trong đầm phá thấp hơn đinh triều ngoài biển, đối với đầm Cầu Hai la 25 — 30 cm,
dao động mực nước biển mang tính bán nhật không đều Ngược lại vào mùa mưa lũ,
mực nước đầm phá luôn cao hơn mực nước biển, ở Cầu Hai là 70 cm
~ Sóng ở đầm Cầu Hai có độ cao trung bình là lớn nhất so với các đầm khác của phá Vào mùa đông, sóng hướng Bắc và Tây Bắc, khi đó thời gian gió thôi tương đối dài, ôn định và đà gió khá dài trên mặt thoáng 7 — 10 km tạo điều kiện
cho sóng phát triển với độ cao khoảng 0,3 - 0,5 m, trong giông có thể tới 0,7 m,
trong gió bão sóng phát triển đến độ cao Im Những ngày có thời tiết tốt, độ cao sóng nhỏ nhất khoảng 0,0 — 5,0 cm, sóng lớn nhất khoảng 25 ~ 35 cm
1.3.4 Đặc điểm môi trường nước và trằm tích:
- Độ mặn: độ muối vùng đầm phá Tam Giang — Cầu Hai biến động phức tạp
theo thời gian (mùa, thời kỳ, ngày) va theo không gian (tần, khu vực) Vùng lòng
chảo đầm phá có độ muối cao và phân tầng, về mùa khô trong khoảng 18,2 ~ 24,1%o (tang mat), 22,2 — 25,4 %o (tang day) va về mùa mưa 3,4 — 11,9 %o (tang mặt) và 5,2 — 12,1 %o (tằng đáy) Sau khi lắp cửa Tư Hiền, độ muối đầm phá có xu hướng giảm
đi như ghi nhận vào mùa khô (7/1998) trong khoảng 3,5 — 4,5 %o ở vùng phá Tam Giang, 19,5 — 20,5 %o ở vùng lõi phía Nam [19]
- pH: tính trung bình toàn đầm phá về mùa khô, pH của nude tang mặt đạt
7,6 (7,3 - 8,1) và tầng đáy đạt 7,9 (7,8 — 8,0) Về mùa mưa, pH giảm, đạt trung bình
7,0 (6.2 — 8.2) ở tầng mặt và 7,2 (6,1 — 8,1) 6 tang day [19]
Kết quả quan trắc tháng 6/2008 của Nguyễn Hữu Cử (2009) [19] cho thấy pH trong khu hệ đầm phá dao động mạnh từ 6,71 - 8,64 Khu vực đầm Thủy Tú, pH
đạt 8.39 Khu vực đầm Cầu Hai pH có giá trị cao nhất, trung bình 8,52 do ảnh
hưởng của cửa Tư Hiền [19]
~ Nhiệt độ nước: do ảnh hưởng của dòng nước lạnh từ bờ tây vịnh Bắc Bộ,
đường đẳng nhiệt trong khu hệ đầm phá song song với đường bờ và nhiệt độ nước
biển tăng về phía biển Các tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 và tháng 2, tháng
Trang 23đao động của nhiệt độ nước biển la tir 30,5 — 33,5°C, trung bình 31,6°C [19]
- Độ đục: độ đục của nước biên vùng đầm phá khá cao, dao động từ 17 - 24
NTU, trung bình toàn vùng là 22 NTU [19]
- Nồng độ oxy hòa tan trong nước biển ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai khá
cao, dao động từ 5,6 dén 7,6 mg/l trong mùa khô và từ 6,2 đến 8,3 trong mùa mưa Hàm lượng oxy hòa tan cao vào mùa mưa và thấp vào mùa khô [19]
1.3.5 Đặc điểm sinh thái
Dam pha Tam Giang — Cầu Hai có nhiều hệ sinh thái quan trọng như cỏ biên,
rừng ngập mặn và bãi triều Tại đây, đã xác định được 921 loài động và thực vật thuộc 444 chi, 237 họ Trong đó gồm 171 loài thực vật phù du, 37 loài động vật phù du, 54 loài thực vật đáy, 43 loài tảo, 15 loài cỏ biển, 31 loài chim nước (trong đó có
30 loài chim di chú nằm trong danh mục các loài chim cần được bảo vệ nghiêm ngặt của châu Âu, Sách đỏ của Việt Nam hoặc Thế giới) [26]
'Với diện tích bằng 17,2% tông diện tích đất tự nhiên của Thừa Thiên Huế và những đặc điểm tự nhiên như vậy, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là điều kiện lý tưởng để phát triển nhiều hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh như đánh bắt, nuôi trồng thủy sản (NTTS), nông nghiệp, du lịch - dịch vụ, giảng dạy và
nghiên cứu khoa học
1.3.6 Điều kiện kinh tế xã hội
Nhìn tổng thể, cư dân đầm phá hình thành hai bộ phận: cư dân nông nghiệp
định cư trên đất liền với nghề sản xuất chính là nông nghiệp và các nghề thủ công;
cư dân ngư nghiệp sống trên thuyền (còn gọi là cư dân thủy diện) quan cư sinh sống
và hoạt động sản xuất theo đơn vị tô chức truyền thống gọi là vạn Cư dân thủy diện
chia làm hai nhóm: nhóm đại nghệ gồm ngư dân làm các nghề cố định như nghề
sáo, nghề đáy, nghề rớ giàn Các nghề này cần vốn lớn để đầu thầu mặt nước khai thác và mua sắm ngư cụ; nhóm tiểu nghệ gồm ngư dân làm các nghề nhỏ di động, còn gọi là nghề theo đuôi con cá, không cần phải đấu thầu mặt nước như lưới bạc,
câu, te, xo [14]
Do tính chất đất quanh phá nhiễm mặn nên cư dân chỉ trồng lúa một năm
một vụ, cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày không đem lại kinh tế cho người dân, đa phần thời gian họ tham gia khai thác thủy sản Nhưng với các ngư cụ
Trang 24ngày càng tỉnh vi mang tính hủy diệt cao, nguồn lợi thủy sản bị khai thác ngày càng
cạn kiệt Trước tình hình đó, ngư dân tìm đến nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS)
[14]
Vung dim phá Tam Giang - Cầu Hai có lợi thế lớn và thuận lợi về phát triển
thuỷ sản NTTS đã phát triển từ năm 1995, phát triển nhanh từ năm 2000 đến nay với nhiều hình thức canh tác khác nhau, sản lượng NTTS năm 2007 đạt trên 8 nghìn
tấn; khai thác thuỷ sản trong đầm phá thu hút gần 10 nghìn lao động và hàng năm
cho sản lượng từ 2,5 - 3 nghìn tấn [8, 9, 34, 35]
Trong mấy năm gần đây, NTTS đã phát triển đáng kề, hàng ngàn hecta đất nông nghiệp chuyên đôi sang làm hồ nuôi thuỷ sản, và khắp trên đầm phá đều rộ lên làm lồng nuôi Ngành thuỷ sản đóng vai trò kinh tế - xã hội quan trọng đối với tỉnh Thừa Thiên Huế Năng suất khai thác thuỷ sản đầm phá tối đa ước tính vào khoảng 4.500 tắn một năm (2006) Nuôi trồng thuỷ sản ở đầm phá chủ yếu là nuôi tôm
(Tôm Sú - lồi ni chính, tơm Rảo - lồi ni phụ); nuôi cá (gồm cả cá nước ngọt,
nước lợ và nước biển); nuôi Cua xanh và nuôi nhuyễn thể (nuôi trai và ốc hương) rồng rất thấp [8, 9, 34, 35]
Đánh bắt thuỷ hải sản: Đánh bắt là nghề truyền thống của cư dân đầm phá
nhưng tỷ lệ người tham gia nuôi
Thừa Thiên Huế và có thể định nghĩa là nghề cá qui mô nhỏ và sinh kế thuỷ sản thủ công Ngư dân dùng một hoặc nhiều loại ngư cụ tuỳ theo địa điểm và mùa đánh bắt 'Đánh bắt chủ yếu diễn ra trên đầm phá, một số xã còn có đánh bắt trên sông và đánh bắt gần bờ như Quảng Công và Lộc Bình Xã Hải Dương có thuyền lớn đánh bắt xa
bờ trong khuôn khổ một dự án của tỉnh năm 2001, dự án không thành công và nay đã ngưng [8, 9]
Có
tế cho người dân thì nghề nuôi trồng thủy sản sẽ làm biế
ấy van đề tồn tại ở đây là bên cạnh mặt tích cực đem lại lợi ích kinh đổi môi trường tự nhiên
đầm phá theo hướng xấu di do hệ quả của sự quản lý yếu trong khâu quy hoạch
vùng nuôi Và đặc biệt, các ao nuôi đã lần chiếm diện tích các thảm cỏ thủy sinh
Trang 25CHUONG 2
DOI TUQNG, NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
~ Cỏ bién Halophila beccarii Ascherson, 1871 Ho Hydrocharitaceaae
Bộ Alismatales
Lớp Liliopsida
Nganh Magnoliophyta
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1 Địa điểm nghiên cứu
Đầm Cầu Hai thuộc hệ thống đầm phá Tam Giang — Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên
Hình 2.1 = Vị trí các điểm thu mẫu tai dam Cau Hai
2.2.2 Thời gian nghiên cứu
Trang 262.3 Nội dung nghiên cứu
- Đặc điểm phân bố của loài #fafophila beccarii theo không gian và thời gian ở đầm Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
~ Xác định chiều dài thân đứng, chiều dài cuống lá, chiều dài lá, rộng lá, mật độ
chỗi, độ phủ và biến động sinh khối của cỏ biển/fafophila beccarii sống chìm theo thời gian và không gian
~ Tương quan độ mặn, sự phân bố của cỏ #!alophila beccarii theo thời gian và không gian
~ Xác định được đặc điểm sinh trưởng của cỏ biển #falophila beccarii trong nền
độ mặn thấp
~ Phân tích các thông số môi trường (độ mặn, pH, nhiệt độ, độ trong, DO, BODs,
NOs , NHs*, POs* va tram tich (ti lệ thành phần hạt, mùn hữu cơ, đạm, lân) Riêng nội dung này, nhận được sự hỗ trợ của dự án VLIR - IỤC
2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Ngoài thực địa
2.4.1.1 Phương tiện và tần suất thu mau, khảo sát thực địa:
~ Phương tiện thu mẫu: Thu mẫu bằng thuyền của dự án
~ Tần suất thu mẫu: tiến hành thu mẫu 4 đợt: vào các tháng 9/2015, 3/2016,
5/2016 và 7/2016
~ Vị trí và số điểm thu mẫu: Điều tra thu mẫu tại 25 vị trí trên toàn đầm Cầu Hai
(Hình 2.1) Trong đó có 6 điểm (điểm 2, 7, 16, 17, 21,24) sẽ tiền hành lấy mẫu điểm phụ, 2 điểm gần nhau cách 100 m; tổng số điểm thu mẫu là 25 điểm/đợt Vị trí các điểm thu mẫu được xác định bằng máy định vị GPS hiệu Garmin
2.4.1.2 Dụng cụ và cách thu mẫu
~ Thu và bảo quản mẫu cỏ thủy sinh: sử dụng khung định lượng (ô tiêu chuẩn) kích thước 50 x 50 em (Phụ lục 1) để thu mẫu cỏ Tại mỗi điểm, tiến hành thu mẫu cỏ với 3 ô tiêu chuẩn(OTC) lặp lại ném ngẫu nhiên Tại mỗi (OTC) xác định các
thông số: thành phần loài, độ che phủ của loài, mật độ thân đứng, sinh khối khô
được xác định dựa trên tài liệu “Phương pháp nghiên cứu cỏ biển” của Short & Cole (2001) Độ phủ của cỏ ngoài thực địa được quy ra các mức độ theo thang Braun- Blanquet từ 0-5 [32]
Trang 27Dùng bay lấy hết cỏ (rễ, thân, lá) trong khung định lượng Mẫu cỏ được rửa sạch bùn bằng nước lợ ở đầm rồi cho vào túi nylon đã ghi nhăn bằng giấy và bút không thắm nước, thêm một ít nước đề giữ âm cho cỏ và bảo quản trong thùng xốp
~ Tiến hành đo các thông số môi trường nước trước khi lấy cỏ bằng máy đo đa
chỉ tiêu (HORIBA U-22XD): nhiệt độ, pH, DO, độ đục, độ mặn, độ sâu; độ trong
được đo bằng độ sâu đĩa Secchi đường kính 30cm.Nếu độ sâu Secchi lớn hơn độ
sâu, độ trong sẽ được cộng thêm I, 0,5 hay 0,1m tùy thuộc vào mức độ nhìn thấy dia Secchi khi chạm đáy (Cottenie & cs 2001, Peretyatko &cs., 2007) [28], [37] 2.4.2 Trong phòng thí nghiệm
3.4.2.1 Xác định đặc điểm của cỏ biểnHalophila beccarii
~ Cỏ sau khi đem về từ thực địa, được rửa sạch bằng nước ngọt, loại bỏ rong, tảo, Ốc sò, bám vào cỏ Tiến hành đo chiều cao tán,chiều dài cuống lá, chiều dài lá, độ rộng lá, tách cây thành 2 phần chính để tính sinh khối dưới mặt đất (gồm thân ngam và rễ) và phần còn lại là sinh khối trên mặt đất Sau đó đề cỏ vào túi giấy có ghi đầy đủ các thông tin về mẫu (điểm thu mẫu, ngày thu mẫu) rồi cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 60°C trong vòng 48 tiếng đến khi cỏ có trọng lượng không đồi
~ Xác định chiều cao thân đứng: đo chiều cao 20 thân đứng bằng thước đo có
độ chính xác 1 mm, sau d6 tinh trung bình rồi nhân với 80% (Duare C M & Kirkman Hugh, 2001) [4]
~ Xác định độ dài cuống lá, độ dài lá: do chiều dài 20 cuống lá và 20 lá bằng thước đo có độ chính xác l mm
~ Xác định độ rộng lá: đo chiều rộng 20 lá bằng thước đo có độ chính xác ~ Xác định mật độ chồi: đếm tổng số chồi của mỗi loài có trong khung định
lượng, sau đó quy đôi thành số chồi/mẺ
~ Xác định sinh khối: Cỏ sau khi sấy xong thì lấy ra để nguội, đem cân, sinh khối khô thu được từ khung định lượng quy ra sinh khối trên mặt đất, sinh khối dưới mặt đất và sinh kh - Xác tổng với đơn vị g khô/mÈ,
¡nh độ phủ của cỏ: độ phủ của cỏ biển/fafophila beccarii đánh giá
ngoài thực địa được quy ra các mức độ của Braun-Blanguet:
Trang 28Bang 2.1 Các cấp đánh giá độ phủ của cỏ biểnsử dụng khung định lượng theo Braun- Blanquet Mức độ _ | Tỷ lệ % độ phủ 0 0% (Không có loài nào hiện diện) 01 <5% (Chỉ có I thân đứng duy nhất) 05 5<% (Có mặt một vài thân đứng (<5)) 1 <5% (Số thân đứng có mặt >5) 2 5% — 25% (phủ ít) 3 25% - 50% (phủ trung bình) 4 50% - 75% (phủ nhiều) 5 75% - 100% (phủ gần hoàn toàn) Tính mật độ loài (D) từ cấp độ phủ theo công thức: D,= th par Sih
Tính độ phong phú (A) của loài theo công thức: A; Ni
Trong đó D- Mật độ của loài I; Ai- Dé phong phit cia loai ¡; j- Số ô tiêu
chuan tir 1 đến n; n- Tổng số ô tiêu chuẩn thu mẫu ở một vị trí; S- Mức độ Braun-
Blanquet của loài i trong 6 tiêu chuẩn j; Ne Số ô tiêu chuẩn ở một trạm mà loài I có
mặt
2.4.2.2 Phương pháp bồ trí thí nghiệm và theo dõi tương quan độ măn
~ Cỏ Halophila beccarii thu mẫu ngoài tự nhiên theo vị trí các điểm thu mẫu
ở hình 2.1 được trồng thử nghiệm tại nhà kính
~ Dụng cụ: 7 bể lớn bằng nhựa mỗi bể có kích thước 50x40x50 cm; 28 bể
nhỏ bằng nhựa, mỗi bể có kích thước 25x18x20 em
Tram tich dam Cau Hai và đắt vườn sau khi thu về, phơi khô, làm mịn được
trộn lẫn vào nhau với tỷ lệ 1:1
Trang 29Đắt vườn có tỷ lệ: 60% cát, 30% phủ sa, 10% sét
~ Dung môi: tỷ lệ pha nồng độ muối như sau
0%o : nước ngọt không pha
5%ø: 10 lít nước + 50g muối
10%o: 10 lit nước + 125g muối
15%ø: 10 lít nước + 170g muối
20%ø: 10 lít nước + 240g muối
25%o: 10 lít nước + 300g mudi 30%o: 10 lít nước + 400g muối
Kiểm tra độ chính xác của nồng độ muối bằng máy đo đa chỉ tiêu (HORIBA
U-22XD)
- Cách bồ trí thí nghiệm:
Tiến hành trồng thử nghiệm cỏ #falophila beccarii trên 7 bễ thí nghiệm vào
các tháng 5, 6, 7 với độ mặn 0s; 59/4»; 1Úf/øø; 12s; 20/4, ; 25°%loo ; 30 “oo Trong đó ngưỡng độ mặn thuận lợi cho loài là 5% đến 20% ø„ dựa trên cơ sở tài liệu của tác giả Nguyễn Thị Thiên Hương (2015), đã chỉ ra sự tồn tại của cỏ
Halophila beccarii ở ngưỡng độ mặn này tại vị trí đầm Cầu Hai
Cho gia thé trồng lần lượt vào các bể nhỏ, độ cao giá thể 10 cm, mặt giá thể
bằng phẳng Tiến hành chọn các đoạn thân rễ của cỏ có giá trị xắp xi 40 mm, trên
mỗi thân rễ phải có 4 thân đứng Trồng 4 đoạn thân rễ thành 4 hàng song song trong
một bể nhỏ, các hàng cách nhau 4 cm Dùng que gỗ nhỏ đánh dấu vị trị đầu mút của mỗi thân rễ
Đặt 4 bê nhỏ đã được trồng cỏ vào trong 1 bể lớn, đồ dung dịch nước muối
theo đúng tỷ lệ vào các bể lớn, độ cao cột nước 45 em
Trồng thử nghiệm và theo dõi khả năng sinh trưởng ở nền độ mặn thấp
Thí nghiệm được lặp lại 4 lần theo không gian và thời gian
Chỉ tiêu quan trắc
Cỏ trồng thử nghiệm được theo dõi:
-Biến động về kích thước chiều dài thân rễ
-Bién động vẻ kích thước chiều dài thân đứng
Trang 30
-Biến động vẻ kích thước độ rộng lá
-Số lượng chéi ~ Tổng số lá
2.4.2.3 Phân tích mối quan hệ và xứ lÿ số liệu
~ Xử lý thống kê các số liệu thu thập được bằng thống kê sinh học và MS.Excel
2007 So sánh sự khác biệt trung bình mẫu giữa các đợt khảo sát bằng phân tích
ANOVA một yếu tố với mức ý nghĩa được chon a = 0,05
~ Tính hệ số tương quan r (Spearman Rank) dé phan tich kha nang chống chịu cua 6 biénHalophila beccarii với yêu tố độ mặn và kiểm tra sự tổn tại của hệ số tương quan bằng phần mềm Statistica v§
Hệ số tương quan tuyến tính r bằng lệnh Correlation (MS Excel 2007) được
xác lập các mức độ như sau [40]
0,0 < |r|< 0,3: Không có sự tương quan hoặc tương quan yếu
0,3 < |r|< 0,5: Có sự tương quan vừa
0,5 < |r|< 0,7: Có sự tương quan tương đối chặt
0,7 < |r|< 0,9: Có sự tương quan chặt chẽ
0,9< |r|< 1: Có sự tương quan rất chặt chẽ 2.4.2.4 Xây dựng bản đô phân bồ có
Cơ sỡ dữ liệu:
~ Sử dụng các lớp cơ sở dữ liệu GIS của toàn tỉnh Thừa Thiên Huế (GIS —
Huế) để làm bản đồ nền trong xây dựng bản đồ phân bố
- Sử dụng ảnh vệ tỉnh ALOS-AVNIR2 do Trung tâm vũ trụ Nhận Bản (JAXA) chụp ngày 28 tháng 5 năm 2008 trong hiệu chỉnh đường bờ của khu vực Cầu Hai
- Sử dụng phần mềm Mapinfo Professional 8.0 trong tính toán và biên tập bản đồ phân bố cỏ biên và các yếu tố môi trường quan trắc
Phương pháp phân tích không gian và xây dựng bản đồ phân bố:
Số liệu phân bố cỏ biển (sinh khối tổng) và các thông số môi trường (độ
mặn, nhiệt độ ) ở 25 điểm chìa khóa đã được biên tập tương ứng theo từng tháng thu mẫu trên các bảng excel khác nhau Dữ liệu này sau đó được trích
nhập vào phần mềm Mapinfo để xử lý và xây dựng bản đồ chuyên đẻ
Trang 31- Dữ liệu xây dựng bản đồ được trích nhập vào phan mém GIS - Mapinfo Professional 8.0 Trong phan mềm Mapinfo, dữ liệu môi trường được khai báo tọa
độ dia lý và thiết lập các tọa độ điểm theo định dạng (Long/Lat WGS 84) Dữ liệu sau đó được chuyển sang dạng bảng trong Mapinfo với thự tự các trường dữ liệu: vị trí điểm thu mẫu, kinh độ, vĩ độ, va gia tri do dat/quan trắc tương ứng
~ Sau đó, dữ liệu được sử dụng trong phân tích không gian và xây dựng bản đồ chuyên để (Thematic map) trong Mapinfo
- Kết quả phân tích không gian được trình bày kết hợp với các lớp bản đồ nền, lớp thủy văn, địa danh của khu vực Cầu Hai, và sau đó xuất sang dạng vector
dưới định dang TIF files
2.4.2.5 Phương pháp kế thừa
Sử dụng nguồn tài liệu nghiên cứu về loài cỏ biên ##a/ophila beccarii của tác giả Nguyễn Thị Thiên Hương (2015), số liệu về cỏ biển /falophila beccarii vào
tháng 9/2015 của dự án VLIR - IUC
Trang 32CHƯƠNG 3
KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc điểm hình thái có biến Halophila beccarii
Các đặc điểm hình thái của cỏ biển /falophila beccarii nhìn chung là phù
hợp với mô tả của Phạm Hoàng Hộ (1993), bổ sung kích thước thân đứng dài từ 25
~ 44 mm (trung bình 34 mm) mang một nhóm gồm 6 — 12 lá ở phần đỉnh (4 - 9 lá so
với Phạm Hoàng Hộ) Phin lá #1 beccarii thon dài hình mác có kích thước nhỏ hơn (104 — 15,1 mm, trung bình 12,9 mm so với 15 - 20 mm theo Phạm Hoàng Hộ), chiều rộng lá 0,882 - 1,844 mm (trung bình 1,366 mm) (là khác so với kết quả nghiên cứu của Phạm Hoàng Hộ là 1 ~ 1,5 mm) và cuống lá mảnh dài có kích thước nhỏ hơn (102-192 mm (trung bình 13,1 mm) so với 10 = 25 mm theo Phạm Hoàng Hộ)
Kết quả nghiên cứu này cũng khác so với kết quả nghiên cứu #1alophila beccarii ở một số khu vực khác (Bảng 3.1), điều này có thể lý giải do yếu tố môi trường sống ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái của loài
Trong thời gian khảo sát, không thấy xuất hiện hoa, quả của loài này
Trang 33c d Hinh 3.1.C6 nan nan Halophila beccarii
(a Hình thái thân; b Quần thê Halophila beccarii & Cau Hai; c, Kiéu mép la tron;
d gân ld song song)
Bang 3.1 Kích thước /fzfophila beccarii tại Cầu Hai và một số khu vực khác
Khu vực Chiều đài lá (mm), “Chiều rộng li (mm) Chiểu dài cuồng lá(mm) Nguồn Min-Max TB@sd) MinMax TB(sở) MinMav TB (sd) CổnChìm 124-167 - 14 0,848-1,29 1229:0279 116-142 1332 Trần Nguyễn Quỳnh Anh & es, 2012
Việt Nam 20-30 24 15-20 Nguyễn Văn Tiền & es,2001 Philippins 815 12 EGMenez & cs, 1983 Bangladesh — 10-25 2 30 Abu &es., 2009 Cầu Hai 104-151 12992117 08§221844 1366029 102-192 - 1312207 Nghién ciru niy
3.2 Phân bồ của loài Halophila beccarii & dim Ciu Hai
Quần xã cỏ thủy sinh phân bố ở đầm Cầu Hai, phá Tam Giang kha da dạng loài, đã xác định được gồm có 3 loài cỏ nước ngọt (Najas indica, Valisneria spiralis
va Myriophyllum spicatum) va 6 loài cò biển (Zostera japonica, Halophila beccarii, Halophila ovali, Halodrle pinifolia, Halodưle uminenis và Ruppia brevipedunculata) Kết quả nghiên cứu qua 4 đợt khảo sát 9/2015, 3/2016, 5/2016
Trang 34và 7/2016 kết hợp tài liệu: Nguyễn Thị Thiên Hương (2015) [6] cho thấy loài Cỏ
Halophila beccarii là loài phố biến ở đầm Cầu Hai,hiện diện 17/31 điểm khảo sát
chính và phụ (hình 3.2).Loài có thể phân bố tạo thành thảm đơn loài hoặc hỗn loài (cùng với các loài Halodule pinifolia, Najas indica) Tuy nhiên, sự phân bố của cỏ 1H beccarii có sự khác biệt giữa các đợt khảo sát về không gian và thời gian
Theo nghiên cứu Halophila beccarii chi yéu tap trung ở vùng có độ mặn dưới 20% [Phụ lục 4], ngoại trừ vùng phía Đông gần cửa biển nơi có độ mặn cao (hình 3.2) Cỏ #f beccarii phân bố ở khoảng độ sâu từ 0,6 — 2 m và trên 2 m Tại Cồn Chìm cỏ phân bồ ở độ sâu 1 - 1,5 m, trên 1,5 m sự phân bố rất rải rác với một vài thân đứng khơng đáng kể [1] Lồi này tại khu vực ven bờ Hải Phòng - Quảng Ninh được ghi nhận phân bố từ khu triều giữa (2,34 m) đến khu triều thấp (1,42 m) (mực triều 0,5 - 1,5 m) [22] "Ghi hồ, BE bì củu Hà Hình 3.2 Bản đồ phân bồ cỏ #ialophila beccarii ở đầm Cầu Hai tại các điểm khảo sát năm 2015 và 2016
Theo nghiên cứu về loài năm 2015, cỏ phân bố rộng ở trên đầm vào thời
điểm tháng 3 (15 điểm), tháng 5 (14 điểm), sau đó có dấu hiệu tàn lụi và dần thu
hep khu vực phân bố (9 điểm vào tháng 7 và 7 điểm vào tháng 9) Qua năm 2016,
Trang 35
mới ghỉ nhận sự phát triển trở lại của cỏ #1 beccarii một cách yếu ớt với sự hiện
diện rải rác tại 2 điểm vào tháng 3, 2 điểm vào tháng 5 và 4 điểm vào tháng 7 (bảng 3.2) Két qua cho thay quan thé cé H beccarii 6 dam Cau Hai la cay séng một năm, tuy nhiên khu vực phân bố và thời gian phát triển của cỏ #f beccarii có sự biến
động lớn trong 2 năm khảo sát liên tiếp Năm 2015 #fafophia beccarii hiện diện
nhiều điểm ở đầm vào tháng 3 và tháng 5, cùng thời điểm đó vào năm 2016 loài này biến mắt ở một số điểm khảo sát (hình 3.3).Tháng 7/2015 cỏ thu hẹp khu vực phân bốthì sang tháng 7/2016 ghi nhận sự phân bó trở lại với nhiều điểm khảo sát hơn (so
với tháng 3,5 cùng năm) (hình 3.3) Riêng vị trí khảo sát số 7 (16017'300”N; 107053°936"E) khu vue ven dim xa Léc Tri, Halophia beccarii phat triển ỗn định
trong 2 năm Với sự biến động lớn như vậy trong 2 năm khảo sát liên tiếp nên khó có thê xác định chính xác thời gian bắt đầu và tàn lụi của loài ở đầm Các nghiên cứu trong thời gian ngắn ở các vùng khác của đầm phá Tam Giang - Cầu Hai cũng
chỉ ra sự khác biệt trong phát triển cia loai Tai ving Sam Chuén Halophila
beccarii phat trién tốt từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4, đến đầu tháng 5 có dấu hiệu
tàn lụi và đến tháng 8 thi tan lụi hẳn [12] Tại Cồn Chìm, /falophila beccarii phát
triển tăng dần từ tháng 4 đến tháng 8, đầu tháng 9 vẫn còn phát triển rất tốt và chưa
có dấu hiệu tàn lụi [1] Ở Malaysia, vòng đời của cỏ #1 beccarii được phát hiện có
thể kéo dài 5-§ tháng hoặc có thể sống nhiều năm, không có thời gian bắt đầu và tàn
lụi [43] Như vậy, có thể thấy nhịp điệu thời gian trong phát triển và tàn lụi của cỏ
H beccarii là phức tạp, điều này có thể bị chỉ phối bởi các điều kiện môi trường nơi mà chúng phân bố
Trang 36Ghi chú: WB Halophila beccarii (2015) 1) Halophita beccarii (2016)
Dam Cầu Hai
Hinh 3.3 Ban dé phan b6 co Halophila beccarii 6 dam Cầu Hai tại các điểm
khảo sát tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 9 năm 2015 và 2016
Trang 37Bảng 3.2 Sự hiện diện của có #/alophila beccarii tại các điểm khảo sát theo thời gian Trạm pot 5 6 7 7a M1 12 13 18 Wa 17a 18 19 21a 22 23 24 25 Tong BIS ++ + + + + + + + + + + + + + SIS ++ + + + + tp + + + ++ 4 4 Ws ++ + + + + + ++? 9185 ++ + + + + + 7 3/16 ++ 2 5/16 ++ 2 1/16 ++ + + 4
3.3 Đặc điểm phát triển cia loai Halophila beccarii ở đầm Cầu Hai 3.3.1 Độ phủ của loài Halophila beccarii
Loài Halophila beccarri có độ phủ dao động lớn từ mức 0,5 - 5 Độ phủ của loài có sự khác biệt giữa các điểm khảo sát (F=2,06>1,74=F.„¡, P = 0,01<0,05) Tại
một số điểm độ phủ của lồi khơng đáng kể, nhưng cũng có một số điểm độ phủ của
loài đạt tới mức 5 (100%) Tuy nhiên sự phân bố không đồng đều giữa các điểm khảo sát (0,24 - 54,3%) Có trên 7 điểm có độ phủ trên 20% (điểm 5, 6, 7a, 13, 15,
16a, 23), trong đó cao nhất tại điểm 6 (54.3%) và điểm 7a (43,57%); 10 điểm còn
lại độ phủ của cỏ dưới 20%, thấp nhất điểm 22 (0,24%) và điểm 11 (1,9%)
vào tháng 3/2015 (39,02%) sau đó
giảm dần qua các tháng tiếp theo trong năm 2015 Vào tháng 3/2016 độ phủ của
Xét theo thời gian, độ phủ của cỏ cao nhấ
Halophila beccarii giảm xuống thấp nhất (1,76%), các tháng tiếp theo 2016 có tăng nhẹ nhưng không đáng kể Phân tích ANOVA một yếu tố cho thấy sự khác biệt về
độ phủ trung bình của loài theo thời gian có ý nghĩa véi F = 4,85>2,18=Feri, P= 0,0001 So sánh với năm 2015, thì độ phủ của cỏ trong năm 2016 có sự biến động
mạnh mẽ, sự phân bố giảm, độ phủ thấp, điều này có thể lý giải do yếu tố môi
trường tác động
Trang 385 6 7 7a 11 12 13 15 163 17a 18 19 212 22 23 24 25 Vi trí thủ mẫu (8) 34 25 | 24 Sis $8 š af os | 3 ans 545 75 9/15 346 5/16 746 “Thời gian (b)
Hinh 3.4 Biến động độ phủ theo không gian (a) va thời gian (b) 3.3.2 Mật độ thân đứng của loài Halophila beccarii
Mật độ thân đứng trung bình của #falophila beccarii có sự khác biệt giữa các
ving (F=2,65>1,74=Fei, P=0,002) va thoi gian khảo sát (F=2,76>2,1§=Fs,
P=0,02),
Mat d6 than dimg ciia Halophila beccarii trong 7 đợt khảo sát dao động từ 5
— 20.634 thân/mẺ, trung bình 2.091 + 555 thân/m° Xét riêng năm 2016, 3 đợt khảo
sát vào mùa khô (tháng 3, 5, 7) mật độ thân đứng dao động 22 - 20.634 thân/mỶ,
trung bình 895 + 689 thân/mẺ So với năm 2015, 4 đợt khảo sát vào mùa khô và
Trang 39
mùa mưa (tháng 3, 5, 7, 9) mật độ thân đứng dao động 5 - 18.400 than/m?, trung bình 2.988 + 699 thân/m° Kết quả cho thấy, mật độ thân đứng trung bình của loài
trong năm 2016 giảm rõ rệt so với năm 2015 Hầu hết các điểm đều có mật độ thân
đứng trung bình dưới 5.000 thân/mẺ, riêng chỉ có 2 điểm khu vực ven đầm xã Lộc 'Trì có mật độ thân đứng trung bình cao trên 7.000 thân Riêng điểm khảo sát số 7a
khu vực ven đầm xã Lộc Trì trong năm 2016 lại cho thấy mật độ thân đứng nhiều hơn hẳn so với tất cả các điểm còn lại trong 2 năm (1 1.56 Ithân/m)
Mật độ thân đứng trung bình trên toàn đầm cao nhất vào tháng 3/2015 đạt 4.977 + 913 than/m? va giảm dần ở các đợt khảo sát tiếp theo trong năm 2015, thấp
nhất vào tháng 3/2016 chỉ với 51 + 35 thân/mẺ và tăng trở lại với mật độ thấp vào tháng 5 (1.229 + 1.212 thân/m°), tháng 7 (1.406 + 953 thân/mˆ) Trong năm 2015, mật độ thân đứng trung bình của loài 2.988 + 738 thân/m°, năm 2016 là 895 + 425
thân/mẺ Mật độ này thấp hơn các khảo sát trước đây ở Cồn Chìm (3.612 thân/mề,
năm 201 1) và toàn đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (5.850 thân đứng/mẺ, năm 2009)
cũng như các các nghiên cứu ở Án Độ, Maylaysia và Bangladesh (Bảng 3.3) Sự sai khác này có thể ảnh hưởng bởi tần xuất thu mẫu, số lượng điểm khảo sát của từng
nghiên cứu cùng với đặc điểm môi trường riêng của từng thủy vực Tuy nhiên,
Halophila beccarii vẫn được đánh giá là khá phô biến ở đầm Cầu Hai, với mật độ thân đứng trung bình lớn hơn gấp 5 lần so với phân bố của loài ở ven biển Tây
Vịnh Bắc Bộ (Từ Quảng Ninh tới Quảng Bình)
Bang 3.3 Mật độ thân đứng trung bình của #!alophila beccarii ở các vùng,
Khu vực Mật độ (thân đứng/m2)_ Nguồn
India 3.632-6.152 Parthasarathy &cs., 1991
Malaysia 583-10.305 Zakaria & cs., 2001
Bangladesh 2.716-14320 Abu &cs., 2007
Vùng Tây Vịnh Bắc Bộ
(Việt Nam) 438+15 Lương & cs 2014
Tam Giang - Cầu Hai
(Việt Nam) 3.550-8.150 Luong & cs 2011
Cén Chim (VigtNam) 343-6448 Anh &es., 2011
Cầu Hai (Việt Nam) 2.091+555 Nghiên cứu này
Trang 40
Mật độ thân đứng (thân/m2)
.šE88Bãäẽ 5 6 7 7a 1l 12 13 15 16a 172 18 19 21a 22 23 24 25
‘Vi tri thụ mẫu (a) Mật độ chồi (chồi/m2) 3/15 5/15 7/15 9/15 3⁄46 5/16 716 "Thời gian (b)
Hình 3.5 Biến động mật độ thân đứng theo không gian (a) và thời gian (b)
3.3.3 Chiều dài thân đứng của loài Halophila beccarii
Chiều dài thân đứng của loài Halophila becccarii tại các điểm khảo sát dao
động từ 25,4 — 44,12 mm, chiều dài thân đứng trung bình 34,06 + 6,01 mm Có trên
10 điểm khảo sát có chiều dài thân đứng trên 30 mm (điểm 6, 13, 15, 16a, 17a, 18,
19, 23, 24, 25), và 7 điểm khảo sát dao động từ 20 - 30 mm (điểm 5, 7, 7a, 11, 12, 21a, 22) Tuy nhiên chiều dài thân đứng của cỏ không có sự khác biệt giữa các điểm
khảo sát (P = 0,14 > 0,05) Kết quả này lớn hơn rất nhiều so với nghiên cứu tại Cồn
Chìm [Trần Nguyễn Quỳnh Anh, 2011], Halophila beccarii tai đây dao động từ 6,8
— 8,6 mm giá trị trung bình 7,5 + 3,0 mm Sự sai khác này có thê do chiều dài thân
đứng của loài Najas indica quyét định
“Xét theo thời gian, chiều dài thân đứng của cỏ /ialophila beccarii không có