1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi hóa của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế bằng dung

77 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 9,49 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi hóa của cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế bằng dung môi hữu cơ ít phân cực là khảo sát TPHH, phân lập và xác định cấu trúc của một số cấu tử trong các cao chiết bằng dung môi hữu cơ ít phân cực n-hexan, điclometan; thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm, kháng oxi hóa các cao chiết từ cây Lạc tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

‘TRUONG DAI HQC SU PHAM

NGUYEN NHI HONG THUY

NGHIÊN CỨU THÀNH PHAN HOA HỌC VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUAN, KHÁNG NAM, KHANG OXI HÓA CỦA CÂY LẠC TIÊN

(PASSIFLORA FOETIDA L.) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ BẰNG

DUNG MƠI HỮU CƠ ÍT PHÂN CỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Thừa Thiên Huế, Năm 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ

‘TRUONG DAI HQC SU PHAM

NGUYEN NHI HONG THUY

NGHIÊN CỨU THÀNH PHAN HOA HQC VA HOAT TINH KHANG

KHUAN, KHANG NAM, KHANG OXI HOA CUA CAY LAC TIEN

(PASSIFLORA FOETIDA L.) Ở TÍNH THỪA THIÊN HUẾ BẰNG

DƯNG MÔI HỮU CƠ iT PHAN CỰC

Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 60 44 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGUYÊN CHÍ BẢO

Thừa Thiên Huế, Năm 2016

Trang 3

LOL CAM DOAN

‘Toi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết

quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử: dụng và chưa từng được công bố trong bắt kỳ công trình nào khác

Hộ tên tác giả

Trang 4

eo

văn được hoàn thành tại phòng thí nghiệm hợp chất tự nhiên, trường Sư phạm Huế

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Chí Bảo, người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện

“Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Hóa nói chung và tổ Hóa hữu cơ nói riêng đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu về chuyên môn giúp tôi hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Dao tạo Sau Đại học trường

Đại học Sư phạm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi thực hiện đề tải

“Xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỤC LỤC ‘TRANG PHY BiA

LOI CAM DOAN LOL CAM ON,

MỤC LỤC _——=-

ĐANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TÁT

DANH MỤC CÁC BANG BIEU, SO DO, HiNH ANIL MO DAU 1 Lý do chọn để tai « 2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu 3 Phương pháp nghiên cứu 4 Bố cục luận văn °

CHUONG 1: TONG QUAN TAI LIEU

1 Giới thiêu vé chi Passiffora 1.1 Đặc điểm thực vật

1.2 Một số loài thuộc chỉ Passj/fora phân bố ở Việt Nam

1.3 Các nghiên cứu về thành phần hóa học một số loài thuộc chi Passiflora 1.3.1 Các hợp chất flavonoid 1.3.2 Các hợp chất alkaloid 1.3.3 Cae hgp chat cyanogen glycoside 1.3.4 Các hợp chất khác 1.4 Giới thiệu về cây lạc tiên 1.4.1 Đặc điểm thực vật

1.4.2 Phân bố sinh thái của cây lạc tiên

Trang 6

2.1.1 Thu va xử lí mẫu 24

2.1.2 Xác định tên khoa hoe - - pry

2.2 Hóa chất và dụng cụ, thiết bị nghiên cứu 24

2.3 Phương pháp nghiên cứu 4

„24 2.3.2 Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nắm của các cao chiết cây

2.3.1 Phương pháp chiết mẫu

lạc tiên - : - see

2.3.3, Phuong pháp đánh giá hoạt tính h ching oxi hóa 28 2.3.4, Xée dinh thanh phần các chất dễ bay hơi trong cao chiết n-hexan cia cdy lac tién29 2.3.5 Phin lập và xác định cấu trúc của các cấu tử tách được 29

2.3.5.1 Phan lap chất 29

2.3.5.2 Xác định cấu trúc 5ä 34

CHƯƠNG 3: KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU vA THẢO LUẬN 35

3.1 Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nắm, kháng oxi hóa của các cao

chiết cây lạc tiên : 35

3.1.1 Kết quả thứ hoạt tính thing i khuẩn, kháng nắm 35

3.1.2 Kết quả thử hoạt tính kháng oxi hóa 36

3.2 Kết quả xác định thành phần hóa học các chất dễ bay hơi trong cao chiết

.-hexan từ cây lạc tiên 36

3.3 Các hợp chất phân lập từ cao chiết điclometan của cây lạc tiên 37

3.3.1 Hợp chất PEDI 38

3.3.2 Hợp chất PED4 40

3.3.3 Hén hop PED? va PED3 4

‘TAL LIEU THAM KHAO 48

Trang 7

DANH MVC CAC KY HIEU VA CHU VIET TAT

Từ viết tắt Tên gọi

CNMK Pho cOng hưởng từ hạt nhân "C

ĐCM Diclometan

EIOAc Biyl axetat

EON Etanol

GCIMS Sắc ký Khi ghép khôi pho

TH-NMR 'Phô cộng hưởng từ hạt nhân proton

Trang 8

DANH MUC CAC BANG BIEU, SO DO, HINH ANH

# DANH MỤC BẰNG BIEU

Bảng 1.1 Các loài thuộc chỉ Passiflora phan bổ ở Việt Nam 8

Bảng I.2 Thành phần hóa học một số loài thuộc chỉ Øassj/løra WO

Bang 1.4 Thành phin héa học của cây lạc tiên 2

Bang 2.2 Kết quả sắc ký cột cao chiết điclometan cây lạc tiên co BM

Bảng 3.1 Két qué thir hoat tinh kháng khuẩn, kháng nắm của các cao chiết cây lạc

tiên ¬A ƠĨƠ

Bảng 3.2 Kết quả thử hoạt tính kháng oxi hóa của các cao chiết cây lạc tiên 36 Bảng 3.4 Các cấu tử đễ bay hơi được định danh trong cao chiết ø-hexan của cây lạc

tiên - - ~ 37

Bảng 3.16 Số liệu phổ 'H-NMR của hỗn hợp chất PED2 và PED3 với hỗn hợp,

stigmasterol va B-sitosterol 4

s#®+ DANH MỤC CÁC SƠ ĐỎ

Sơ đồ 2.1 Quy trình chiết mẫu 26

So dé 2.3 Phân lập chat tir cao chiét diclometan cây lạc tiên 3 s# DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.3 Mét sé hình ảnh về cây lạc tiên a

Hinh 3.3 Sic ky dé GC cao chiét n-hexan 36

Hình 3.5 Phổ hồng ngoại của hợp chất PEDI 38

Hình 3.6 Phố 'H-NMR giãn rộng của hợp chất PEDI 38

Hình 3.7 Phô '”C-NMR của hợp chất PEDL 39

Hình 3.8 Phổ ESI-MS (+) của hợp chất PEDI 40

Hình 3.9 Phô 'C-NMR của hợp chất PED4 4l

Hình 3.10 Phổ C-NMR và DEPT của hợp chất PEĐA 4I

Hình 3.11 Phổ 'H-NMR giãn rộng của hợp chất PED4 42

Trang 9

MO DAU 1 Lý do chọn đề tài

“Cây lạc tiên hay còn gọi là cây nhãn lồng có tên khoa học Passiflora foetida L thuộc họ lạc tiên (Passifloraceae); là cây dây leo thân cỏ, có lá và quả ăn được

‘Cay có nguồn gốc từ tây nam Hoa Kỳ, Mexico, vùng Caribe, Trung Mỹ và Nam

Mỹ Loài lạc tiên này được du nhập đến các vùng nhiệt đới trên toàn thể giới như Đông Nam Á hay Hawai [39]

“Theo Đông y, nhờ quả có tính ngot, tinh bình nên ban đầu tác dụng của cây lạc tiên chỉ đơn giản là để thanh nhiệt, giải độc, lợi thủy, chữa ho do phế nhiệt, chữa ung nhọt, lở loét Khi sử dụng cây lạc tiên cùng một số thảo được khác hoặc thái nhỏ, phơi khô sẽ có tác dụng tốt hơn như: giúp an thần, mắt gan,

chữa trị đau đầu [35]

“Theo nghiên cứu của Tây Âu, ngoài các tác dụng của nghiên cứu Đông y, lạc

tiên còn có thể chữa trị các bệnh như: hỗ trợ đặc trị chứng mắt ngủ, ngủ hay mơ,

chống stress, căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể, tim mạch Bên cạnh đó còn

giúp chống co thắt các cơ trơn, làm giãn và chữa được các chứng đau co thắt, đường

tiêu hóa, tử cung [35]

Theo ching tôi được biết, hiện nay trên (hế giới đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về thành phần hóa học (TPHH) và hoạt tính sinh học (HTSH)

của cây lạc tiên cũng như họ Passifloraceae nhằm nâng cao giá trị sử dụng của nó

'Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu cụ thể về TPHH và HTSH của cây lạc tiên còn hạn chế

“Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chon dé tải:

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn, kháng nắm,

kháng oxi hóa của cây lạc tiên (Passiflora foetida \.) ở tỉnh Thừa Thiên Huế bang dung mai hitu co it phin cực”

2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu

Trang 10

* Mục đích nghiên cứu:

Khảo sát TPHH, phân lập và xác định cấu trúc của một số cấu tử trong các cao chiết bằng dung môi hữu cơ ít phân cực: n-hexan, diclometan

“Thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nắm, kháng oxi hóa

sao chiết từ cây

lạc tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế 3 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên

“Tổng quan các tài liệu về đặc điểm thực vật, TPHH, HTSH của một số cây

thuộc chi Passiflora

* Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

Sử dụng phương pháp chiết rắn - lỏng để điều chế các cao chiết cây lạc tiên (OAc, MeOH

“Thứ hoạt tinh sinh học của các cao chiết thu được

Do GC/MS cao chiết ø-hexan để xác định thành phần các cầu tử dễ bay hơi

trong các dung môi n-hexan, diclometan,

Phân lập 1-2 cấu tử từ cao chiết trong các dung môi ít phân cực (n-hexan, diclometan) bing phương pháp sắc ký bản mỏng (SKBM), sắc ky et (SKC)

Xác định cấu trúc của các cấu tử tách được bằng các phương pháp phổ: IR,

MS, 'H-NMR, C-NMR, DEPT

4 Bố cục luận văn

Luận văn bao gồm: 51 trang

ME lục: 2 trang

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt: 1 trang

Danh mục các bảng biểu, hình ảnh, sơ đồ: 1 trang Phần mở đầu: 2 trang,

Phần nội dung: 40 trang,

Chương 1 Tổng quan: 17 trang, “Chương 2 Thực nghigm: 11 trang

“Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 12 trang

Trang 11

CHUONG 1: TONG QUAN TAL LIEU

1, Giới thiệu về chi Passiflora

1.1 Đặc điểm thực vật

Họ lạc tiên (Passifloraceae) là một họ thực vật có hoa chứa hơn 750 loài với

khoảng 27 chỉ bao gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi, dây leo và phân bố ở vùng

nhiệt đới [39]

Chi Passiflora là một chỉ thực vật thuộc họ lac tién (Passifloraceae) Chi này có khoảng 500 loài chủ yếu là cây dây leo, có một số là cây bụi, và một số loài là cây thân thảo Hầu hết các loài được tìm thấy ở Nam Mỹ, Nam Á, Đông Á và New Guinea [38]

Hầu hết các loài thuộc chỉ Passiflora có tua cuốn, thân thảo hoặc thân cỏ, đây leo Các loài thuộc chỉ Passj/lora có rễ mọc khá cạn, có thé quan sát thấy 60%

rễ cách mặt đất 30 cm Hoa có thẻ đơn tính hoặc lưỡng tính, màu sáng, có nhiều sợi

hoặc hình khuyên phụ giữa tràng hoa và nhuy hoa, những đặc điểm này làm hoa có hình thức rất đa dạng Đài hoa gồm 3 đến 5 lớp xếp đẻ lên nhau, nằm tự do hoặc ở trên lá đài Mỗi hoa có khoảng 3 đến 5 nhụy dưới bao hoa hoặc ở đầu noãn hoa Lá so le, đơn, đôi khi lá kép, thùy lá giống hình bàn tay, một vài trường hợp có lơng mịn Một số lồi có sự khác biệt giữa lá non và lá trưởng thành vé hình dáng và kích thước Quá trình thụ phần được thực hiện bởi côn trùng, màu sắc đẹp của hoa đồng, vai trd quan trọng trong việc thu hút côn trùng thụ phẩn [12]

1.2 Một số loài thuộc chỉ Passj/iorz phân bố ở Việt Nam

6 Vigt Nam, theo danh mục các loài thực vật Việt Nam, chỉ Passiflora 06

Trang 12

Bang 1.1 Cac loai thuộc chỉ Pass//fora phân bố ở Việt Nam

Tên khoa học _| Tên Việt Nam |_ Phân bố Công dụng

\Passiflora Chim bao; Lac|Quang Nam,|Lam canh, La lam thude tri

\caerulea L tiên cảnh TP Hồ Chilnhức đầu, sốt Rể, Thân và Minh lquả làm thuốc trừ phong|

thấp

[Passiflora 'Nhãn lông hình| Lào Cai, Vĩnh| Toàn cây tác dụng giải độc|

|cupjforms ly lPhúc, Huế |án ứ, hoạt huyết, trị ung|

| Mast Da Nang Inhọt, rắn cắn Nước uống trị

[viêm gan, sốt rét, liệt do [phong thấp \Passiflora Lạc tiên |Bắc cạn leberhardti leberhardtii; |Gagnep nhân — lồng eberhardi

[Passiflora edulis|Day mit, Hà Nội, Kon|Làm cảnh, quả ăn được

[Sims (chùm bao|Tum, Gia Lai,|hoặc làm rau, tác dụng bỏ,

trimg Lâm Đồng làm cường tráng và hưng

[phẩn, chữa đau bụng kinh [Passiflora foetidalLac tién, Moc —hoang|Ngon va li non lam rau,

L (Chùm bao |khắp nơi ở|Quả chín ăn được Có tác|

nhanlỏng — |ViêtNam dung an thần, điều kinh, Ichữa ho suy nhược thần lkinh, phù thũng Lá giã đắp kchữa mụn nhọt, lở loét ởi [chan, viêm mũ da Toàn cây lchữa bỏng lửa, bỏng nước|

bôi

[Passiflora Lac tiên tây |Hà Nội, Lâm|Dọt non ăn được có tác

linearnara L mắc mát Ding dung an thin, Qua chin &n|

lđược chữa mất ngủ, dau

|dây thần kinh, đau bụng đi

Ingoai, kiết li, tri, bại ligt,

Trang 13

[nhiễm độc Morphin

7 |Passiflora Guồi tây, Dưa|TP Hồ Chí|Quả chín thơm, vị chua, ăn| laurijolia L tay Minh Ingon Lá có độc, tác dụng| lan thắn, hơ nóng đắp mụn| Inhot dang mung mi 8 |Passiflora Lac tién (Cả nước [Thanh nhiệt, giải độc chữa|

Imoluccana Molucca ghee

[Reinw.ex Blume

9 |Passiftora Hạc tiên ba|Hà Nội, TP \pertriloba thay, nhãn lỏng| Hồ Chí Minh

Men ba thy

10 |Passiftora Dua gang tây |Hà Nội, TP.|Làm cảnh, Thực phẩm Rễ

|quadrangulrs 'Hồ Chí Minh lan thần gây ngủ mạnh Lá

L ldộc nhẹ

11 |Passiflora Lạc tiên thai,|Bac bộ, Tây|

(siamiea Craib. [nhãn lồngthái |Nguyên 12 [Passiftora Lạc tiên TP Hồ Chí

lsuberora L Bin, nhãn lồng|Minh sube

13 |Passiflora Lac tiế|Thừa Thiên lsumatrana sumatrana, Huế Blume nhãn — lồng sumatrana 14 |Passiflora Lạc tiên Lạng sơn lonkinensis bắc, nhãn lồng W Wide, bic

15 |Passiflora Lac tiên|Lảo Cai |Toàn cây tị phong thấp,

Iwisonii Wilson Ingan tn thyong, mun nhot,

|Hemsl Ichữa sốt rét Dùng ngoài da Ibo gay xương

Trang 14

1.3 Các nghiên cứu về thành phần hóa học một số loài thude chi Passiflora

Các nghiên cứu về thành phản hóa học của chỉ Zøss/lorơ cho thấy sự xuất hiện của nhiều lớp chất nhur: alkaloid, phenolic, glycosyl flavonoid va cyanogen

Bảng 1.2 Thành phần hóa học một số loai thuge chi Passiflora 3/6-diol Alkaloid: harmane (24), harmine (26), harmaline (28), harmalol (27) Hợp chất glycoside: passiflorine (33) passicapsin (36), passibiflorine - (3) Triterpenoid: cyelopasssiffoside XII (46) va KH Loài “Thành phần hóa học TLTK

||P adenopoda | Cyanogen glycoside: Tinamarin (9,| I9],

Moc & Sesse lotaustralin (30) I3]

2 [P-alaaDryand | C-glycosyl Mavanoid: vitexin (3), isovitexin | [9] (4), orientin (10)

Papetala Linn [CYanogenie glycoside: Passibiflorine G4) DT 4 |P biffora Domb |O-và C-glycosyiflavon: swertisin (3), 2°-O- | [9], thamnosyl isoorientin (23) và 2°-0-| [16] thamnosyl isovitexin (22)

Cyanogenic glycoside: passibiflorine (34) và epipassibiflorine (35),

3 | P caerulea Linn | Flavone: chrysin (17) Py Cyanogen glycoside sulphate: tetraphyllin B- 4-sulphate va epitetraphyllin B-4-sulphate,

© | P.coccinea Aubl | Cyanogenic glycoside: passicocein (45) ø 7 [P coriacea Fuss | Cyanogenic glycoside: baterin (40) PT & | P cyanea Mast [Hợp chat coumarin: esculetin (54) DT 9 |P.edulis Hop chit phenol: 4-hydroxyl-Ø-ionol, 2,6-| [9], dimethylocta-1,7-dien-2,6-diol, 2,6-dimethyl- | [34],

1,8-octandiol, — 2,6-dimethyl-octa-1,7-dien- | [35]

Trang 15

eyelopasssioside XIT 47) Flavonoid luteolin-8-C-B- digitoxopyranosyl-4’-0-f-D- elucopyranosie (12), apigenin-8-C-B- digitoxopyranoside (14), apigenin-R-C-/- boivinopyranoside (15), _luteolin-8-C- B- boivinopyranoside (13), vicenin-2 (20), isoorientin (9), isovitexin (4) và 6,8-di alycosylchrysin (21),

10 |P incarnata Flavonoid: apigenin (6, lueoln (11),| [9] quercetin (2), kaempferol (1), vitexin (3), isovitexin (4), orientin (10), isoorientin (9), schaftoside (7), isoschaftoside (8)

Alkaloid: harmane (24), hamol (7%, hamine (26), harmalol (27) và harmalin (8)

11 | P laurifolia Linn, | Axit pantothenic ($2), axit ascorbic (S1), BT 12 |P tutea Linn ‘Cyanogenic glycoside: linamarin (29),| [9]

Jotaustralin (30) và passibiflorin (34)

13 [P, menispermiolia | Flavonoid: vitexin (3), orientin (10) vi] T9] HBK luteolin-7- B-D-glycoside (19)

‘Coumarin: esculetin (84)

14 [P molliseria DC | Acid ascorbic (SI) BI

15 [P._ mollissima | Passiflorine (33) IDNO]

Bayley Hợp chat d& bay hoi: 1,8 cineole, 3-

sulfanylhexyl acetate, linalool, hexanal

16 |P oerstedii Mast | C-glycosyl flavonoid: 2”-O-xylosyl vitexin | T9] (64): B-sitosterol (55)

17 |P.palmeri Linn | Flavonoid: isovitexin (4), vitexin (3), lội quercetin (2), luteolin (11), isoorientin (9),

Trang 16

Tuteolin-7-glacoside (19), vicenin-2 (20), 2 O-thamnosyl vitexin (18), 18 [Ppendens Linn | Linamarin (29), Totaustralin (30), linustatin | [9] (31) va neolinustatin (32) 19 | P pittieri ‘Calycoside flavonoid: isovitexin (4),| I9] schaftoside (7) và isoschafoside (8), uteolin-7-O-glucoside (19) 20 |P quadrangularis | Passiflorine (33); triterpene glycoside | [9], Linn, quadranguloside (48) [9] 21 |P sexflora Fuss Flavonoid: luteolin (16), luteolin-7-O- | [9] glucoside (19) 22 |P suberosa Linn, | Cyanogenic glycoside: passisuberosin (37), | |], epipassisuberosin (38) I3]

23 |P — swÐpelaia|Cyanogeme glyeoside: baterin (40), | |9, Oneg ‘quercetin (2), acid gallic (53), apigenin (6) | [28] 24 | P.talamansis 'Cyanogenic glycoside: passibiflorine (34) va | 19]

epipassibiflorine (35),

25 | P wifasciata Lem | Cyanogenic glycoside: passitrifasciatin (39) | [9]

Dựa theo việc phân loại các hợp chất tự nhiên được phân lập từ các loài thuộc chỉ Passj/fora, có thể thống kê các lớp chất chủ yếu sau:

13.1

hgp chat flavonoid

Flavonoid là lớp chất thứ cấp thường gặp trong các loi thực vật Các flavonoid 6 cấu trúc chung là bộ khung 15 cacbon gồm hai vòng phenyl và một dị

vòng Cấu trúc cacbon này có thể được viết tắt C3-Có-C3 [41]

Hiện nay, hơn 5000 flavonoid được tìm thấy ở các loài thực vật trong tự

nhiên và được phân loại theo cấu trúc hóa học thành 5 nhóm chất gồm:

anthoxanthin, flavanone, flavanonol, flavan, anthoeyanidin [41]

Năm 2004, theo thống kê của Dhawan và cộng sự cho thấy flavonoid là nhóm chất chính trong thành phẫn hóa học của các loài trong chi Passiflora Trong đó các flavonoid, chủ yêu là C-glycoside và O-glycoside của khung flavon gồm

Trang 18

‘oH on J J 6 (10) R: A ay " on Hoy oH z oH nà VỀ xổ Ho" nơi A B os ¬" N & woo NP € D E

Năm 2013, nhóm nghiên cứu Fengquing Xu đã phân lập được 5 hợp chất C- đideoxyhexosyl flavone mới từ loài P edulis Sims gm: tuteolin-8-

-0 D-glucopyranoside (12), luteolin-8-C- B-

đigitoxopyranosyl:

Trang 19

Năm 2015, khi tiến hành so sánh hai loài P edulis phé bién là P edulis fo edulis va P edulis fo flavicarpa, Ayres và nhóm nghiên cứu đến từ Brazil đã xác định được vitexin-2"-O-rhamnoside (18), luteolin-7-O-glueoside (19) là 2 flavonoid

chủ yếu có trong P edulis fo edulis và isovitexin (4), isoorientin (9), vicenin-2 (20),

6,8-di-C-glycosylchrysin (21) là thành phần chính rong P edulis fo /faviearpa [7]

6n 8 RR, 20) A A

Nam 2015, Modesti va công sự đã phân lập từ loài P bogorensis hợp chất C-

glycosyl flavonnoid gồm ¡isovilexin (4), isovitexin-2”-O-rhamnoside (22),

2°-O-rhamnoside (23) [17

1.3.2 Cac hgp chit alkaloid

Bên cạnh nh6m chit flavonoid, nhóm chất alkaloid cũng được phân lập từ isoorienti

các loài thuộc chỉ Passiflora Theo Dhawan và cộng sự, các alkaloid có mặt trong chỉ Passiflora có cấu trúc indol và khung cơ bản J-carbolin, gồm: harmane (24), hharmol (25), harmine (26), harmalol (27) và harmaline (28) [9]

“Tuy nhiên theo Ingale, các alkaloid nay tuy có mặt phổ biến trong các loài

thuộc chỉ Passj/fora nhưng hàm lượng tương đối nhỏ [13]

R R

4) H Q7) OH

(25) OH 28) OCH,

Trang 20

1.3.3 Cac hgp chit cyanogen glycoside

Ngoài hai nhém chat chinh 1a flavonoid va alkaloid, cic hợp chất cyanogen elyeoside cũng được phát hiện có trong một số loài thuộc chỉ Passiflora

Năm 1986, khi tiến hành nghiên cứu 3 loài P pendens, P adenopoda, P

warmingii, Spencer di phân lập được 4 hợp chat cyanogen glycoside gdm:

Tinamarin (29), lotaustralin (30), linustatin (31), neolinustatn (32) [32]

Năm 1987, khi nghiên cứu loài P suberosa, Spencer và cộng sự tiếp tục phân lấp được 2 hợp chất cyanogen glycoside li passisuberosin (37) va epipassisuberosin (38) [33]

Năm 2004, theo kết quả thống kê của Dhawan và cộng sự, có 14 hợp chất cyanogen glycoside được phân lập từ chỉ Passiflora bao gồm: linamarin (29), lotaustralin (30), linustatin (31), neolinustatin (32), passiflorine (33), passibiflorine (34), epipassibiflorine (35), passicapsin (36), passisuberosin (37), epipassisuberosin (38), passitrifasciatin (39), baterin (40), tetraphyllin A (41), tetraphyllin B (42), deidaclin (43), volkenin (44), passicocein (45) [9]

oH oH

Trang 22

oN be & (43) a“ " cam "2 R É be, (45) 1.3.4 Các hợp chất khác

Năm 2014, những nghiên cứu của Saravanan và đồng nghiệp cho thấy trong cao chiết avelon từ quả của loài P ligularis Juss có hầm lượng lớn các hợp chất polyphenol, tannin va flavonoid [29]

* Triterpenoid: Năm 2013, Cong Wang và cộng sự phân lập được 2 hợp chất

Trang 23

3 (46) m «7 phân lập từ loài guadrangularis [19] 48)

* Các axit hữu cơ: Axit linoleic (49), axit linolenic (50) [30], axit ascorbic (51), axit pantothenic (52), axit gallic (53) [9]

(49)

—_ _ — on

Trang 24

v0 5 f

\ yey xơ on

we À 4 8 &

61) (82) (63)

* Các hợp chất khác: Ngoài ra, các hợp chit coumarin nhur esculetin (4) va sterol như đ-sitosterol (S5) cũng được tìm thấy trong một số loài thuộc chỉ Passiflora [9]

(49)

1.4 Giới thiệu về cây lạc tiên 1.4.1 Đặc điểm thực vật

“Tên khoa học : Passj/lorz/oeridzL

Tên Việt Nam _ : Lạc tiên, nhãn lồng, lồng đèn, hồng tiên

Chỉ + Passiflora

Họ Lạc tiên (Passiloraeeae)

Lạc tiên là một loại cây dây leo, thân mềm, trên có rất nhiều lông mềm Lá mềm, mọc so le, hình tim, dai 6-10 em, rộng 5-8 em, mép lượn sóng và xé hơi sâu

thành 3 thùy, đáy lá hình tim, mép lá có lông mịn, cuốn lá dài 7-8 cm Đầu tua cuốn

thành lò xo Hoa đơn độc, 5 cánh màu trắng và hoi tim nhạt, đường kính 5,5 cm, lá

đài màu trắng phía đưới có gân xanh, dưới lá đài có 3 gân chính với những gân phụ

trông như lá mà không có phiến chỉ có gân lá Một đĩa có 2 tằng tua, mặt tua trên có

màu tím trong vàng, trong cùng có lông mịn Trụ cao có đầu tim đỏ, 5 nhị có bao phấn màu vàng gục xuống dưới Quả hình trứng dài 2-3 cm [4]

Trang 25

Hình 1.3 Một số hình ảnh về cây lạc tiên

1.4.2 Phân bồ sinh thái của cây lạc tiên |3|

Cay lạc tiên phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới trên toàn thể giới như Đông Nam Á và Hawaii

© Vigt Nam, cay lạc tiên mọc hoang ở khắp mọi nơi, nhất là các tỉnh Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam

Lạc tiên là cây ưa âm và ưa sáng, thường mọc trùm lên các cây bụi ven rừng,

đổi, nhất là các trảng cây bụi, tái sinh sau nương rẫy Cây sinh trưởng mạnh khoảng giữa tháng 3 đến tháng 8 Hoa quả nhiều quanh năm Mùa đông cây có hiện tượng

hơi rung lá Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt Nguồn lạc tiên ở Việt Nam nhìn chung khá dồi dào

1.4.3, Công dụng của cây lạc tiên

Lạc tiên được dùng làm thuốc an thần, chữa mắt ngũ, suy nhược thẳn kinh Ngọn non của cây thường được thu hái để luộc ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ Dạng thuốc thông thường là cao lỏng có đường [3]

*_ Bài thuổ

có lạc tiên

“Chữa thần kinh suy nhược, mắt ngủ, hồi hộp: lạc tiên 150 g, lá vông 130 g,

tâm sen 2,2 g, lá dâu 10 g, đường 90 g Tat cả nấu thành cao lỏng vừa đủ 100 mL Ngày dùng 2-4 thìa to, uống trước khi đi ngủ [3]

Trang 26

1.4.4, Thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây lạc tiên

1.4.4.1 Thành phần hóa học

Theo tác giả Patil.A.S và Paikrao.H.M, trong lạc tiên có mặt các nhóm chất flavonoid, alkaloid, steroid, tannin, saponin, anthraquinon, phenolic (21),

Bang 1.4 Thành phần hóa học của cây lạc tiên STTT Bộ phận "Thành phân Ti 1 | Nhựa cây | Polyketide ø-pyrone gọi là passifforicin A} 9], [10], [TH], [22] igu tham khảo (56), passiflorincin B (57), passifloricin C (58); ermanin (59) 2 | Hat, mim | Cyanohydrin glycoside: tetraphyllin A] [6], 19}, [22] (41), tetraphyllin B (42), tetraphyllin B

sulphate, deidaclin (43), volkenin (44),

3 lá [aglyeosl flavonoid: apigeain (8), | (9), [15], [18], [22] isovitexin (4), vitexin (3), luteolin-7-6-D-

glucoside (I9), kaempRrol - (Ú), pachypodol (60), 7.4'-dimethoxyl apigenin (61), 4',7-O-dimethyl naringenin (62), 35

Trang 27

© sy on 1:00, % an oct Noo, on 8 on 8 (60) 60 ° Neco ° -OCH, we OCH; on oH 8 oH 8 (62) (6) 9H Họ, °= A 10 2 on mo on Us oo 0 ow 8 wi (ORE 1.4.4.2 Hoạt tính sinh học

Theo tác giá Vũ Ngọc Lộ và Hoàng Tích Huyền, alkaloid chiết từ cây lạc tiên có tác dụng giảm hoạt động của chuột nhất trắng được kích thích do dùng

cafein va kéo dài thời gian gây ngủ của hexobarbital [3] cao

‘Theo Ranganatha N và cộng sự, cao chiết EtOH từ cây lạc tiên giúp nâng, số thực bào trong hoạt động thực bào, kích thích hệ thống miễn dịch trong cơ thể [24]

“Trong một nghiên cứu của Santoh P chỉ ra cao chiết MeOH của cây lạc tiên

có tác dụng chống trầm cảm trên chuột nhất trắng trong mô hình thực nghiệm [25] Ứ

“Các kết quả nghiên cứu của Sasikala V và cộng sự cho thấy tác dụng giảm đau và khả năng kháng viêm rất tốt từ cây lạc tiên, có tiềm năng dùng trong được

phẩm [26]

Một nghiên cứu khác của Sasikala V cũi cao từ cao chiết EOH của cây lạc

2

Trang 28

'CHƯƠNG 2: THỰC NGHIỆM 2.1 Phương pháp xử lí mẫu thực vật

2.1.1 Thu va xử lí mẫu Phần trên mặt đất

Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Cây lạc tiên tươi được rửa sạch, loại bỏ các lá sâu bệnh, y lạc tiên được thu hái vào tháng 1 năm 2016 ở huyện Phú

héo úa để ráo nước có khối lượng 9 kg Cắt nhỏ, tiến hành phơi khô dưới trời nắng

dịu tong thời gian 1 tuần, xay mịn, khối lượng mẫu khô thu được là 1,6 kg 2.1.2 Xác định tên khoa học

Mẫu cây lạc tiên được giám định tên khoa học bởi NGƯT Đỗ Xuân Cảm, nguyên giảng viên Phân loại học Thực vật trường Đại học Nông lâm Huế

Kết quả giám định mẫu cây thu hái ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

trong luận văn này chính là cây lạc tiên có tên khoa học là Passiflora foetidaL

2.2 Hóa chất và dụng cụ, thiết bị nghiên cứu 2.2.1 Hóa chất Hóa chất hữu ca: n-hexan, diclometan, clorofom, EtOAc, MeOH, EtOH, axeton, CH;COOH, thuốc thi vanilin/axit sunfuric 2.2.2 Dụng cụ, thiết bị ngi

Máy cô đuổi dung môi RE-52CS-L

Máy UV WFH-203 ở hai bước sóng 254 nm và 365 nm của công ty ‘Shanghai May chiét siéu am Amsco Reliance sonic 550 ingle Industrial

“Cột sắc ký với các loại kích cỡ khác nhau

Bản mỏng nhôm tráng sin silica gel 60 Fase, độ dày 0,200 mm Cn phân tích chính xác 0,001 gam

Silica gel pha thurimg Merck 60 cỡ hạt 0,040-0,063 mm 2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp chiết mẫu

Miu lạc tiên sau khi được phơi khô, xay nhỏ cho vào bình thủy tỉnh cỡ 5 lit

rồi cho dung méi n-hexan vio ngập quá lượng mẫu Đậy kín bình dé hạn chế dung,

Trang 29

môi bay hơi, thính thoảng khuấy mẫu và dé trong thời gian 24 giờ Sau thời gian trên, tiến hành tách lấy phần dịch chiết rồi lọc phần bã còn lại, tiếp tuc ngâm với

dung môi n-hexan thém bén lẳn nữa với thời gian mỗi lần là 24 giờ để chiết các hợp

chất kém phân cực trong mẫu thô ban đầu

Gop cá

quay đưới áp suất thấp Nhiệt độ cô đuổi dung môi không được lớn han 60°C vì ở phần dịch chiết thu được tiến hành cô đuổi dung môi bằng máy cô nhiệt độ này có thể làm hư hại một số hợp chat kém bền nhiệt có trong dịch chiết

Sau khi cô đuổi dung môi, ta thu được cao chiết ¡-hexan của cây lạc tiên

Phan bã còn lại tiếp tục được ngâm chiết trong dung môi đielometan Cách

tiến hành và thời gian ngâm chiết tương tư như khi tiễn hành với dung môi n-hexan

Dịch chiết thu được khi chiết bằng dung môi đielometan được tiến hành cô đuổi dung môi để thu cao chiết

Phần bã rắn còn lại tiếp tục được ngâm chiết với dung môi etyl axetat và cuối

củng là dung môi metanol Cách tiến hành tương tự như trên

Trang 30

kg) Ngim chiét n-hexan

Dich chiét n-hexan Ba chiét n-hexan

Cô đuôi Ngâm chiết đụng môi diclometan it n-hexan (17,894 g) Dị Ba chiét Bo GCMs iclometan

‘Thanh phan ciu C6 đuối Ngắm chiết

Trang 31

2.3.2 Phương pháp thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nắm của các cao chiết

cây lạc tiên

33: | Các chủng vỉ sinh vật và nắm kiểm định

Các chủng vi sinh vật và nắm đại diện gây bệnh ở người bao gồ

Vi khuẩn:

Gram(-) Pseudomonas aeruginosa (Pa) ATCC 15442 Escherichia coli (Ee) ATCC 25922

Gram (+) Staphylococcus aureus (Sa) ATCC 13709 Bacillus subtilis (Bs) ATCC 6633

Lactobasillus fermentum Nx

Enterococus faecium Besy

Nam: Candida albicans (Ca) ATCC 10231

3.3.2.2 Môi trường nuôi cấy

MHB (Mueller-Hinton Broth), MHA (Mueller-Hinton Agar), TSB (Tryptic Soy Broth), TSA (Tryptic Soy Agar) cho vi sinh vat; SAB (Soy Agar Broth), SA (Soy Agar) cho nim

2.3.2.3 Phương pháp: phương pháp pha loãng da ndng độ

* Pha loãng mẫu thứ

Mẫu ban đầu được pha trong DMSO (dimetyl sulfoxid) với nồng độ thích hợp theo yêu cầu và mục đích thử

Các mẫu được pha thành dãy các nồng độ khác nhau có thể đây 5 nồng độ

hoặc 10 nồng độ

Mẫu ban đầu có nồng 46 40 mg/ml được pha loãng thành các nồng độ khác nhau để thử hoạt tính với các chủng từ nông độ 256 wg/mL; 64 ug/mL, 16 ug/mL; 4 gimL; Ì pgimL

* Thử hoạt tính

‘Chuan bj dung dich vi sinh vật hoặc nấm với nồng độ 5.10 cfu/mL khi tiến

hành thử

Lấy 10 ul dung dịch mẫu thử theo các nồng độ đã được pha loãng, thêm 200 HL, dung địch vỉ sinh vật và nắm, ủ 37C Sau 24 giờ, bổ sung 50 wL MTT (3-(4,5-

Trang 32

dimetylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyl-2H-tetrazolium bromid) (1mg/mL) vào các giếng, thử và đọc giá trị MIC bằng mắt thường Giá trị MIC được xác định tại giếng có nông độ chất thử thấp nhất khơng chuyển hố MTT thành MTT formazan cho mau

tím đậm Giá trị ICạ; được tính toán dựa trên số liệu đo độ đục tế bào bằng máy ‘Tecan (Genios) va phan mém raw data

* Chất tham khảo

Kháng sinh Ampicilin cho các chủng vi khuẩn gram (+) và chủng vi khuẩn Ee gram (-) véi gid tr ICs» trong khoảng 0,05-2 g/mL

'Hỗn hợp kháng sinh Pen/Step cho chúng vi khuẩn Pa gram (-) với giá trị ICso

trong khoảng 4-5 ug/mL

Amphotericin B cho nắm với gid tri ICs) trong khoảng 0,5-1 pg/mL 2.3.3 Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxi hóa

Nguyên tắc của phương pháp: 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) la chất tạo ra gốc tự do được dùng để sảng lọc tác dụng chống oxy hóa của các chất nghiên cứu Hoạt tính chống oxy hóa thể hiện qua việc làm giảm màu của DPPH, được xác định bằng cách đo quang ở bước song 2

Phương pháp tiến hành: Pha dung dịch DPPH có nồng độ 1 mM trong

Metanol (MeOH) Chat thir duge pha trong DMSO 100% sao cho nồng độ cuối cùng đạt được một dãy các nồng độ 256; 64; 16; 4; 1 g/mL Dé thdi gian phan img

S17 nm

30 phat & 37°C, đọc mật độ hấp thụ của DPPH còn lại bằng máy đọc Genios Tecan

ở bước sóng 517 nm Phần trăm quét gốc tự do DPPH của mẫu thử được tính theo

công thức sau:

SC% = (OD sing ~OD aia)! OD sing (6)

ECs duge tinh theo giá trị SC tương quan với các nồng độ khác nhau của

chất thử, thí nghiệm được lặp lại với n = 3

Trang 33

Đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa nông độ DPPH và mật độ quang học: Đô tị tương quan giữa một độ quang học và nông độ DPPH 1.8000 y=03225x+ 00201 R= 0808 1.4000 1.2000 1.0000 08000 Mật độ quang học (OD) 0.4000 02000 00000 00000 10000 20000 30000 40000 5.0000 60000 Nông độ DPPH mi 2.3.4 Xác định thành phần các chất dễ bay hơi trong cao chiết z-hexan của cây lạc tiên

Trích một ít cao chiết n-hexan, hòa tan trong 3 mL n-hexan Merck, cho mét ít Na;SO, khan vào để loại nước (nếu có) Sau đó lọc qua đầu lọc để loại hết chất

ban Dich chiết thu được đem phân tích bằng phương pháp sắc kí khí - khối pi

hợp (GC.MS)

Sắc kí khí - khối phổ liên hợp (GC/MS) được thực hiện trên máy GC/MS QP2010 Plus hãng Shimadzu (Nhật Bản) tại Trung tâm kiếm nghiệm thuốc, mỹ

phẩm, thực phẩm Thừa Thiên Huế

2.3.5 Phân lập và xác định cấu trúc của các cấu tử tách được 2.3.5.1 Phân lập chất

* Sắc ký lp mỏng

“Trước khi triển khai sắc ký cột, sử dụng sắc kí lớp mỏng để tìm hệ dung môi

giải ly thích hợp với các bước:

Mẫu cần sắc ký được hòa tan trong dung môi phù hợp

“Chuẩn bị bản mỏng, chấm lên mỗi tắm một chấm dung dịch mẫu

Mỗi bản mỏng được trién khai với một loạt hệ dung môi giải ly khác nhau, m hiện hình các vết trên ban bằng thuốc thử axit

Trang 34

‘Trich một ít cao chiết n-hexan va diclometan, hòa tan trở lại trong dung môi

tương ứng Tiến hành sắc kí bản mỏng với các hệ dung môi thích hợp để triển khai sắc ký cội Sau quá trình giải ly, làm hiện hình các vết bằng máy UV ở bước sóng, 254 và 365 nm, thuốc thứ vanilin/axit sunfurie, hơ nóng

Thuốc thử axit Cho từ từ 10 mL, axit sunfurie đặc vào 200 mL metanol ‘Thém 25 mL axit axetic de va 3 gam vanilin

'Từ kết quả sắc kí bản mỏng, chúng tôi da chon cao chiét diclometan dé

"hành sắc kí cột với hệ dung môi giải ly là n-hexan:axeton * Sắc ki cột cao chiét diclometan ctia cd lac tién - Chuẩn bị cột chạy sắc kí

“Cột thủy tỉnh có khóa và cỗ nhám, đường kính 3,4 cm, chiều dai 80 cm, rửa

sạch, sấy khô, cố định cột trên giá sắt theo chiều thẳng đứng ~ Nạp chất hắp thu vào cột:

hỏi cột theo phương pháp nhỏi cột ướt: silica gel (loai silica gel 60 cỡ hạt

0,040 - 0,063 mm, Merck) cho vào cốc chứa hệ dung môi ø-hexan:axeton (95:5, v/v) cing chính là hệ dung môi bắt đầu triển khai SKC Khuấy đều đến khi thu được

hỗn hợp sệt đồng nhất rồi cho vào cột, vừa cho vào vừa dùng bóp cao su gõ nhẹ cho

chặt cột Cho hệ dung môi n-hexan:axeton (95:5, v/v) vào chảy liên tục một thời agian để ổn định cột Trong khi nạp cột, dung môi liên tục chảy qua cột và không để

khô dung môi ở đầu cột Sau đó hạ mức dung môi sát với bề mặt chất hắp thu có

trong cột Khi nạp xong, mặt thoáng của siliea gel trong cột phải nằm ngang

~ Nạp mẫu chất vào cột:

Nạp mẫu chất vào cột ở dạng khô: khối lượng cao điclometan sử dụng là 14,9 gam, hòa tan cao chiết trong điclometan, cho thêm silica gel (khoảng 20 gam), cô đuổi dung môi bằng máy siêu âm, vừa siêu âm vừa khuẩy liên tục đến khi thu

được hỗn hợp khô, mịn, lúc này cao chiết đã được tẩm lên bề mặt các hat silica gel

“Cho mẫu này lên trên đầu cột, cho hệ dung môi chảy qua cột để ổn định bề mặt mẫu

chất, khi hệ dung môi còn cách mặt thoáng mẫu chất 3 cm thì cho tiếp một lớp silica

gel khoảng 2 cm lên trên mặt thoáng của mẫu để bảo vệ cột ~ Tiến hành giải ly cột

Trang 35

“Tiến hành giải ly cột với hệ dung môi ø-hexan:axeton (95:5, v/v) Himg dung môi giải ly bằng cốc thủy tỉnh nhỏ được đánh số thứ tự và có kí hiệu, mỗi cốc hứng khoảng 50 mL

'Vừa giải ly cột, vừa theo dõi dung dịch giải ly bằng sắc kí bản mỏng để thu

được phân đoạn, mỗi phân đoạn gồm những cốc cho kết quả sắc kí bản mỏng ần giống nhau

Khi kết quả sắc kí bản mỏng của một vài cốc hiện vết lên thấp hoặc không còn hiện vết nữa, thì chúng tôi thay đổi hệ dung môi phân cực hơn

“Trong quá trình triển khai SKC chúng tôi tăng dần độ phân cực của hệ dung

môi n-hexan:axeton tir (95:5, viv) dén (0:100, v/v) Két hợp với sắc kí bản mỏng để thu được các phân đoạn

Trang 37

chiết diclometan (14,9 9) Sắc kí c6t n-hexan:axeton (95:5-0:100, viv) [tm | [tm | {L113 |

Sắc ki cot n- Rửa, kết tính lại Rita, két tinh lai

hexan:etyl axetat nhiều lần nhiều lần

(99:1-98:2, viv)

PED4 TIỗn hợp PED2, PED3

Sơ đồ 2.3 Phân lập chất từ cao chiết đielometan cây lạc tiên

* Phân lập chất từ phản đoạn LTĐ2:

Phân đoạn L.TĐ2 có khối lượng 77 mẹ được cho vào cốc sạch, hòa tan trong hỗn hop n-hexan:etyl axetat, cho thém silica gel (khoảng 80 mg), cô đuổi dung môi bằng máy siêu âm, vừa siêu âm vừa khuấy liên tục đến khi thu được bột silica gel

khô, mịn, lúc này mẫu đã được tắm lên bề mặt các hat silica gel Cho mẫu này lên trên đầu cột, cho hệ dung môi chảy qua cột dé ôn định bề mặt mẫu chắt, khi hệ dung môi còn cách mặt thoáng mẫu chất 2 cm thì cho tiếp một lớp silica gel lên trên mặt

thoáng của mẫu

Sau đó rửa giải cột với hệ dung môi n-hexan.etyÌaxetat (99:1-98:2, v4) Dựa vào SKBM thu được 8 phân đoạn kí hiệu lần lượt là LTD2.I-LTĐ2.8 Phân đoạn LTĐ2.1 có khối lượng 54 mg thu được khi giải ly với hệ dung ‘moi n-hexan:etyl axetat (99:1, vv) Tién hank tinh ché phân đoạn nay bằng cách kết tính

lại nhiều lần trong n-hexan thu duge 33 mg chat ki higu PED4

PED4: chất bột màu trắng, R; = 0,428 (n-hexan:điclometan = 10:1, v/v), hiện

màu xanh hoi tim với thuốc thử vanilix/ H;SO, đặc, hơ nóng * Phan lap chất từ phân đoạn LTĐ8:

Phân đoạn L.TĐ8 có khối lượng 310 mg được cho vào cốc sạch Hỏa tan hoàn

lometan, sau đó làm lạnh một thời gian thì thấy có kết tủa trắng

toàn trong dung môi

Trang 38

'Tách lấy phần chất kết tủa này và tiến hành tỉnh chế lại nhiều lần trong diclometan thu

được 43 mg chất kí hiệu là PEDI

PEDI: chất bot mau tring, Ry = 0,5 (n-hexan:etyl axetat = 9:1, viv), hiện màu hơi vàng với thuốc thử H;§O; 10%, ho nóng,

* Phân lập chất từ phân đoạn LTĐ13

Phân đoạn LTĐI3 có khối lượng 163 mg được cho vào cốc sạch Hòa

tan hoàn toàn hỗn hợp với lượng tối thiểu dung môi axeton, sau đó làm lạnh

một thời gian thì thấy có kết tỉnh màu trắng, hình kim bám trên thành cốc Tach lấy chất kết tỉnh này và tỉnh chế lại nhiều lẫn trong axeton thu được 30 mg chất là hỗn hợp gồm hai chất kí hiệu lần lượt là PED2 và PEDä

PED2 và PED3: chất kết tỉnh hình kim, mau tring, Ry = 0,487 (n-

hexan:axeton = 85:15, v/v), hiện màu hồng với thuốc thử vanilin/H;SOk đặc, hơ

nóng

2.3.5.2 Xác định cấu trúc

Các cầu từ phân lập được từ các phân đoạn của cao chỉ

tiên được xác định cấu trúc bằng các phương pháp phổ: IR, MS, 'H-NMR, 'C-

NMR, DEPT

diclometan cay lac

Trang 39

CHUONG 3 KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nắm, kháng oxi hóa của các cao

chiết cây lạc tiên

3.1.1 Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nắm

Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn, kháng nắm của các cao chiết từ cây lạc

tiên được thể hiện ở bảng 3.1

Trang 40

3.1.2 Két qua thir hogt tinh kháng oxi hóa

Kết quả thử hoạt tính kháng oxi hóa của các cao chiết từ cây lạc tiên được thể hiện ở bang 3.2 Bảng 3.2 Kết quả thử hoạt th kháng oxi hóa của các cao chiết cây lạc tiên

STT 'Tên mẫu Gi Co worn

T 'Cao chiết n-hexan

2 Cao chit DOM

3 Cao chiết EtOAc >128 | 4+ | Caochi&tmeon | TH Chất tham kháo Quercetin 1082 # Nhận xết

“Theo kết quả bảng 3.2 ta thấy chỉ cỏ cao chiết metanol thể hiện hoạt tính

kháng oxi hóa tương đối yếu còn các cao chiết n-hexan, diclometan, etyl axetat

không có hoạt tính kháng oxi hóa ở nồng độ <128 /g/mL

3.2 Kết quả xác định thành phần hóa học các chất dễ bay hơi trong cao chiết

a-hexan từ cây

Ngày đăng: 31/08/2022, 15:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN