Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của hai loài cây lan Cẩm báo (Hygrochilus parishii) và Thạch hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo) trong giai đoạn vườn ươm là cải thiện môi trường nuôi cấy để nhân nhanh số lượng cây in vitro của hai loài lan Cẩm báo và Thạch hộc tía trong thời gian ngắn; khảo sát tình hình thời tiết trong thời gian thí nghiệm để xác định được các thời vụ thích hợp tại Đà Nẵng để sản xuất cây giống lan Cẩm báo và Thạch hộc tía; khảo sát thời vụ trồng cây, ảnh hưởng của các giá thể và thời gian huấn luyện cây đến khả năng sống sót của cây con.
Trang 1ĐẠI HỌC DA NANG
TRUONG DAI HQC SU PHAM
NGUYEN THI HUONG
NGHIEN CỨU ẢNH HU’ ‘ONG CUA MOT SO NHAN TO SINH THAI
ING A HAI LOÀI CÂY LAN CẢM
BẢO (HYGROCHILUS PARISHII VÀ THẠCH HỌC TÍA (DENDROBIUM OFFICINALE KIMURA ET MIGO)
TRONG GIAI DOAN VUON UOM
LUAN VAN THAC Si
SINH THAI HOC
Trang 2AI HOC ĐÀ NẴNG
DAI HQC SU PHAM
NGUYEN TH] HUONG GIANG
H HUONG CUA MOT SO NHAN TO SINH THAI
SINH TRUONG CUA HAI LOAI CAY LAN CAM
BAO (HYGROCHILUS PARISHID VA THACH HQC TiA
Trang 3sử dụng trong luận văn là trung thực
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào
Trang 4thức khoa học chuyên ngành bổ ích qua các môn học, giúp tôi trau dồi kiến thức trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Đặc biệt, tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến T§ Võ Châu Tuấn, người thầy đã luôn theo sát, hướng dẫn và chỉ bảo tôi tận
tình trong suốt quá trình tôi thực hiện công trình nghiên cứu này
“Tôi cảm om nhà vườn Anh Khaa đã giúp ti rất nhiều trong quá trình tôi thực
hiện đề tài này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, cảm ơn các đồng
nghiệp tại trường THPT Thái Phiên nơi tôi công tác đã luôn quan tâm và giúp đỡ tôi trong quá trình tôi học tập và thực hiện nghiên cứu
Tran trong cảm on!
Đà Nẵng, thắng 02 năm 2018
Học viên
Trang 5LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ee 1 LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI
2 MUC TIEU CUA DE TAL
3 Y NGHIA KHOA HOC VA THUC TIEN CUA DE TAL CHƯƠNG 1 TONG QUAN TAI LIEU
1.1 GIGI THIEU SO LUOC VE HOA LAN - - 12 GIỚI THIỆU VỀ LAN CẢM BÁO VÀ THẠCH HỘC TÍA
1.2.1 Lan Cam bao 1.2.2 Thạch hộc tía 13 ẢNH HƯỚNG CỦA NHÂN TÓ SINH THÁI ĐÓI VỚI SỰ SINH TRƯỞNG CỦA THỰC VẬT H 1.3.1 Vai trò của các nhân tố sinh thái đối với sự sinh trưởng của thực vật nói AM 1.3.2 Ảnh hưởng của thời vụ trồng cây và giá thể trồng đến sự sinh trưởng AT n sinh trưởng của ` ẻ an chung và cây phong lan nói riêng của thực vật
1.3.3 Các nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân
các loài hoa lan 7
CHUONG 2 DOL sITUONG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1 ĐÔI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU —
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -522222ssrrerree 26
2.3.1 Phương pháp điều tra và khảo sát s5 sssesrerreeee-.2Ổ,
Trang 6
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu ne CHƯƠNG 3 KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 2
3.1 ẢNH HƯỚNG CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG ĐÉN KHẢ NĂNG KEO DAI CHOI VA TAO RE CUA CÂY LAN CAM BAO VA CAY THACH
HOC TIA TRONG GIAI DOAN IN VITRO 32
3.1.1 Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến quá trình hình thành cây lan Cảm báo in vitro 32 3.1.2 Ảnh hưởng của các chất ĐHST đến quá trình hình thành cây Thạch hộc tía in vitro 36
3.2 KHAO SAT DAC DIEM THỜI TIẾT TRONG THỜI GIAN THi NGHIEM TẠI THANH PHO DA NANG VA KHAO SAT ANH HUONG CUA THOI VU
RA CÂY ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CAY LAN CAM BAO VÀ THACH HOC TiA
3.2.1 Điều kiện thời tiết trong thời gian từ tháng 9 - 12 tại tại TP Da Ning 41
3.2.2 Ảnh hưởng của thời vụ ra cây ngoài vườn ươm đến khả năng sống sót
của cây lan Cẩm báo và Thạch hộc tia in vitro -43 3.3 ẢNH HƯỚNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TÔ SINH THÁI | DEN sự PHÁT TRIÊN CỦA CÂY LAN CẢM BÁO VÀ CÂY THẠCH HỘC TÍA IN VITRO
TRONG GIAI DOAN VƯỜN ƯƠM
3.3.1 Ảnh hưởng của thời gian huấn luyện cây đến khả năng sống sót của cây 46
in vitro trong giai đoạn vườn ươm
3.3.2 Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sống sót của cây in vitro trong giai
đoạn vườn ươm 49
Trang 7trong giai đoạn vườn ươm kHeeeeeeeriee „60 3.4 QUY TRINH SAN XUAT CAY GIONG CUA HAI LOAI LAN CAM BAO VÀ THẠCH HỘC TÍA TRONG ĐIỀU KIỆN SINH THÁI VƯỜN ƯƠM TẠI THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG 3.4.1 Quy trình sản xuất cây giống lan Cẩm báo 3.4.2 Quy trình sản xuất cây giống Thạch hộc tía ổ86 KẾT LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 9
băng Tên bảng Trang
31 | Ảnh hướng của BA đến khả năng sinh trường của chỗi Tan Cam | báo sau 8 tuần nuôi cấy
3.2 | Anh hưởng của BA và NAA đễn Khả năng sĩnh nướng của chỗi | lan Cảm báo sau 8 tuần nuôi cấy
33 | Anh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ của lan Cảm báo sau|_ 6 tuần nuôi cấy
3A [Anh hưởng của BA và NAA đễn khả năng sh trường của thân | Thạch hộc tía sau 8 tuần nuôi cấy
S5._ | Anh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ của Thạch hộc tia sau| 6 tuần nuôi cấy
3.6 _ | Ảnh hướng của thời vụ trồng cây đến Khả năng sông sốt và sinh | trưởng của Lan Cẩm báo trong vườn ươm
3:7 _ | Ảnh hướng của thời vụ trồng cây đến khả năng sông sốt và sinh |_ „ trưởng của Thạch hộc tía trong vườn ươm
3⁄8 | Anh hương của thời gian huân luyện cây trong bình đền kha |
năng sống sót của lan Cẩm báo sau 4 tuần
39 [nh hưởng của thời gian huần luyện cây trong bình đến kha |
năng sống sót của Thạch hộc tía sau 4 tuần
3.10 | Ảnh hướng của giá thể đến kha năng sống sót và sinh trường |, của lan Cẩm báo sau 10 ngày trong vườn ươm
3.11 [ Ảnh hướng của giá thể đến kha năng sống sót và sinh trưởng |_ À của Thạch hộc tía sau 10 ngày trong vườn ươm
3.12 | Ảnh hưởng của ảnh sáng đến Khả năng sông sót và sinh trường |_ của lan Cẩm báo sau 6 tuần trong vườn ươm
Trang 10
Thach héc tia sau 6 tuần trong vườn ươm
3.14 | Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng của lan|_.„ Cắm báo trong vườn ươm
3.15 | Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng của Thạch |_ À
hộc tía trong vườn ươm
3.16 | Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sự sinh trưởng của lan| Cắm báo trong vườn ươm
3.17 | Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sự sinh tưởng của Thạch | hộc tía trong vườn ươm
Trang 11
Số hiệu hình Tên hình Trang
2T [Cây Thạch hoe fia và cây lan Cam bao trong tự nhiễn 26
311 _| Protocorm lan Cam bio 32
3.2 | Protocorm Thạch hộc tía 32
3.3 | Chỗilan Cảm báo và chỗi Thạch hộc tía sau 20 ngày nuôi cấy | 33 +a | Anh hướng của BA đến khả năng sinh trường của chủ ln|
Cảm báo sau 8 tuần nuôi cấy
l+s | Ảnh hưởng của NA đến khả năng tạo rễ n vi0o lan Clim] báo sau § tuần ni cấy
+ | Anh hưởng của BÀ và NÀA đến khả năng sinh tring cia] chỗi Thạch hộc tía sau 8 tuần nuôi cấy
37 _| Anh hưởng của NÀA đến Khả năng to rễ của Thịch hộc HA sau 6 tuần nuôi cấy
3⁄8 [Biễu đỗ nhiệt độ tháng 7/2017 ai
3.9 [ Biểu đỗ nhiệt độ tháng 8/2017 +
3.10] Bigu đồ nhiệt độ tháng 9/2017 rT
S11 _ | Biéu dd nhigt do tháng 10/2017 rT
3.12 _ | Bigu dd nhigt do thang 11/2017 4
3.13 [ Biểu đỗ nhiệt độ thang 12/2017 +“
1g | Điều đỗ tổng lượng mưa của thắng và lượng mưa rung bình | tháng từ tháng 7 đến tháng 12/2017
3.15 [Tan Câm báo được trồng ở vụ thu và vụ dong “4 3.16 | Thach hoe ta được trồng ở vụ thu và vụ đông 4 3.17 | Lan Cam bio được trồng ở các giá thể khác nhau 30 3.18 | Thach hoe ta được trồng ở các giá thể khác nhau 5I
Trang 12
trong vườn ươm
3.20 _ | Thạch hộc tía được trông trong điều kiện che sáng khác nhau |_ 55 3.21 [Tan Cẩm báo được tưới nước với chế độ khác nhau 37 3.22 _ | Thạch hộc tía được tưới nước với chế độ khác nhau s9 3.23 _ | [an Câm báo được phun phân bón lá với chế độ khác nhau 61 3.24 _| Thach héc tia được phun phân bón lá với chế độ khác nhau 6
Trang 13Hoa lan là một nhóm loài thực vật được đánh giá là có giá trị cao bởi hoa lan
có những đặc trưng và nét quyền rũ riêng về cấu trúc hoa của chúng Giá trị của hoa
lan đã được khẳng định qua chiều dài lịch sử ở cả nền văn hóa phương Tây và phương Đông [22] Bên cạnh đó, hoa lan được đánh giá cao không chỉ bởi vẻ đẹp
của cấu trúc hoa mà nhiều loài trong số chúng đã được sử dụng như là một vị thuốc
điều trị nhiều bệnh từ thời cỗ dai (Handa 1986, Kumar & Manilal 1994)
Bởi vậy mà hoa lan chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 10%) trong giá trị thương
mại trồng hoa toàn cầu Giá trị thương mại trung bình của hoa lan tươi từ năm 2007
đến năm 2012 là 483 triệu USD Năm 2012, có hơn 40 quốc gia xuất khẩu lan va 60
quốc gia nhập khâu hoa phong lan trên toàn thể giới, với tổng quy mô thương mại
toàn cầu là 504 triệu USD (Lakshman Chandra De, 2015) Bên cạnh đó, ở các nước
phát triển như: Anh, Mỹ, Đức, Ý, Singgapore, \g Kông đều nhập khâu rất
nhiều phong lan Việt Nam chúng ta cũng có nhiều triển vọng kinh doanh xuất khẩu phong lan (Huỳnh Văn Thới, 2005)
Lan Cim bao (Hygrochilus parishii Pfitz) va Thach hdc tia (Dendrobium officinale et Migo) là hai loài phong lan đẹp và quý hiếm Tại Việt Nam, hai loài
này có phân bố chủ yếu ở miền Trung: Quảng Trị, Nha Trang và vùng Tây Nguyên
ở các tỉnh Gia Lai, Kon tum, Lâm Đồng [5] Lan Cẩm báo là loài cây có hoa đẹp và giá trị làm cây cảnh, bên cạnh đó Thạch hộc tía lại là một trong những loài có giá trị trong chỉ Dendrobium được sử dụng để dùng làm thuốc Thân cây Thạch hộc tía được sấy khô và làm thuốc với các công dụng như làm giảm đường huyết giúp chữa
bệnh tiểu đường, giảm mỡ máu, chữa viêm dạ dày mãn tính, giảm mờ mắt, tăng
cường miễn dịch, đặc biệt là khả năng chống tế bào ung thư, chống lão hóa [31]
Trang 14ngày càng tăng, tuy nhiên việc sản xuất cây giống hoa lan trong điều kiện sinh thái
của thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung nói chung còn nhiều khó
khăn Hiện tại cũng chưa có một nghiên cứu cụ thể về đánh giá điều kiện sinh thái
của khu vực thành phố Đà Nẵng trong việc sản xuất cây giống hai loài lan Cẩm Báo
(Hygrochilus parishii) va Thach hdc tia (Dendrobium officinale Kimura et Migo)
Bởi vậy cần có những nghiên cứu chuyên sâu đề xác định các điều kiện sinh thái, kỹ thuật trồng và chăm sóc phù hợp để góp phần xây dựng mô hình sản xuất cây giống trong điều kiện sinh thái tại khu vực miền Trung và thành phó Đà Ning, đáp ứng cho nhu cầu của thị trường hiện nay
Xuất phát từ các cơ sở trên, chúng tôi thực hiên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của hai loài cây lan
Cam bao (Hygrochilus parishii) va Thach hộc tia (Dendrobium officinale Kimura et Migo) trong giai đoạn vườn ươm
2 MỤC TIÊU CỦA ĐÈ TÀI
2.1 Mục tiêu tổng quát
Xác định được một số nhân tố sinh thái thích hợp cho sự sinh trưởng của hai
loài lan Cẩm báo và Thạch hộc tía tại Đà Nẵng trong điều kiện vườn ươm, từ đó đề
xuất mô hình nhân giống hai loài cây này trên quy mô lớn
2.2 Mục tiêu cụ thể
~ Cải thiện môi trường nuôi cấy để nhân nhanh số lượng cây in viro của hai
loài lan Cảm báo và Thạch hộc tía trong thời gian ngắn
~ Khảo sát tình hình thời tiết trong thời gian thí nghiệm để xác định được các
Trang 15dinh dưỡng khoáng đến khả năng sống sót và sinh trưởng của cây giống lan Cảm
báo và Thạch hộc tía trong điều kiện vườn ươm
3 Y NGHIA KHOA HQC VA THUC TIEN CUA DE TAL
3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học mới, có tính hệ thống
về các nhân tố sinh thái thích hợp cho sinh trưởng của hai loài lan Cảm báo và
Thạch hộc tía trong điều kiện vườn ươm
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để xây dựng một mô hình sản xuất
cây giống, làm cơ sở để sản xuất nhanh cây giống lan Cảm Báo và Thạch hộc tía
trên quy mô lớn tại Đà Nẵng, góp phần sản xuất những giống lan vừa có giá trị cao
Trang 161.1 GIO THIEU SO LUQC VE HOA LAN
Trong khoảng 300,000 loài thực vật một lá mam, ho phong lan Orchidaceae là một trong những họ lớn nhất chiếm 10% số loài [55] Hầu hết mọi môi trường
sống trên trái đất đều có phong lan sinh sống, điều đó chứng tỏ họ phong lan có một
vai trò đáng kể đối với hệ sinh thái và quá trình tiến hóa của sinh giới [29]
Hoa phong lan có cách phát triển trong tự nhiên khác với các loài thực vật
khác Hầu hết các loài là loài phong lan mọc trên thân các cây khác Một số loài khác là bán địa lan, chúng mọc trên mặt đất hay xác cây đang phân hủy Một số
lượng nhỏ hoa lan là địa lan, chúng mọc trong đất Các loài hoa phong lan là những loài thuộc họ Lithophytes phát triển trên đá Hoa phong lan có hai dạng kích thước khác nhau Các loài phong lan ching han nhu Phalaenopsis c6 than cây khá ngắn
hoặc có thể đạt vài chục cm giống như một số chỉ như Vandas, Renantheras hodc
Vanilla Các loài phong lan khác chẳng hạn như Carleyas, Oncidiuns, Cymbidium,
Paphiopedilum có chiều cao thân cây dài hơn [35] Hoa lan có giá trị cao về thương
mại vì hoa của chúng có nhiều màu sắc, hình dạng, kích cỡ và mùi thơm, với tuổi thọ của hoa đài ngày [35]
Sự phân bố và sự phong phú của quản thể phong lan phụ thuộc vào các yếu tố sinh học và sinh thái, bên cạnh đó chất lượng hạt giống, sự xuất hiện của nắm mốc và các điều kiện môi trường thích hợp cũng ảnh hưởng đến sự phân bố và sự
phong phú của loài cây nảy trong tự nhiên [38]
Việt Nam là một trung tâm đa dạng và đặc hữu lan rất quan trọng ở vùng Đông Nam Á với khoảng 137 ~ 140 chỉ lan rừng [5], [53] Trong đó, có 10 chỉ giàu loai nhit 1a Dendrobium, Bulbophyllum, Eria, Liparis, Habenaria, Oberonia, Coelogyne, Cymbidium, Calanthe và Cleisostoma Mỗi chỉ có từ 20 đến 107 loài
Trang 17Phần lớn các loài lan đang bị tuyệt chủng trong hệ thực vật Việt Nam thuộc về các chỉ nhu Aerides, Anoectochilus, Arachnis, Ascocentrum, Ascolabium, Christensonia, Cleisoscentron, Coelogyne, Cymbidium, Dendrobium, Doritis, Holcoglossum, Hygrochilus, Paphiopedilum, Papilionanthe, Phalaenopsis, Pleione,
Renanthera, Rhynchostylis, Schoenorchis, Staurochilus, Stereochilus, Thunia,
Vanda va Vandopsis Nhiéu loài lan đang bị thu hái nhiều để bán làm cây cảnh ở trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài Nhiều loài đặc hữu đang cần được
bảo tồn đặc biệt ở mức cao nhất như là tài sản độc đáo nhất của quốc gia Nếu
không chúng sẽ bị tiêu diệt trong một tương lai rất gần, trong số đó có lan Cảm báo
(Hygrochilus parishii) Ngoài ra, một nhóm các loài lan đang bị tiêu diệt của hệ thực vật Việt Nam là các loài được sử dụng làm thuốc như Thạch hộc tía
(Dendrobium officinale et Migo) Nhiéu loai trong số đó trước đây vốn gặp phô biến
nhưng đã nhanh chóng trở nên hiếm do bị thu hái để xuất khẩu sang các nước khác
làm thuốc Việc khai thác của tư nhân mà không chịu sự kiểm soát của các cơ quan
có thâm quyền có thê đưa các loài đó đến mức bị tiêu diệt ở nhiều vùng [53]
1.2 GIỚI THIỆU VE LAN CAM BAO VA THACH HOC TÍA
1.2.1 Lan Cẩm báo
Giới thiệu chung
Tên khoa học: /lygrochilus parishii Ho: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Cây phụ sinh Epiphytically, Saprophytes
a Đặc điểm hình thái
Lan Cảm báo là loại lan có lá to, dài và xanh, hoa đẹp với màu sắc nhẹ
nhàng, tự nhiên, cánh hoa có điểm chấm nâu đỏ li tỉ như da báo, hương thơm nồng,
Trang 18
vàng xanh có đốm, vệt màu đỏ nâu Cánh môi nhỏ nạc, thùy bên màu trắng có vạch
vàng cam, thùy giữa màu đỏ mép trắng, hoa thơm Chủng phổ biến hơn cả là lan
cảm báo nhung Có nhiều chủng với màu hoa khác nhau, từ màu vàng chanh có
đốm đỏ nhạt, qua pha hồng tím đến hoàn toàn tím [5]
b Phân bố
Cây thường mọc trong các khu rừng rụng lá ở độ cao dưới 1300m Tại Việt Nam, cây thường mọc ở miễn Trung: Quảng Trị, Nha Trang và vùng Tây Nguyên ở
các tỉnh Gia Lai, Kontum, Lâm Đồng [S3]
Ngoài ra trên thế giới cây phân bố nhiều ở Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, miền
nam Trung Quốc, Lào và Việt Nam Đây là một trong những loài lan hiếm ở Việt
Nam Hiện nay, loài lan này đang sắp bị tuyệt chủng, chỉ gặp rải rác ở một số nơi [53]
c Các nghiên cứu về lan Cẩm báo
Các nhà khoa học trên thế giới và tại Việt Nam đã nghiên cứu về quá trình
nhân nhanh loài cây lan Cẩm báo trong điều kiện ở phòng thí nghiệm, trong đó có các nghiên cứu:
Shadang và cs (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy khác
nhau về sự nay mam va phat triển của protocorm lan Cảm báo Hạt giống nảy mầm tốt nhất trong môi trường MKC Protocorm sinh trưởng khỏe khi nuôi cấy trong môi trường V & W Nhân của protocorm tốt nhất trong môi trường 1⁄2 MS + NAA
(2,0 mg/l) Hình thành rễ và lá sớm trong môi trường V & W bổ sung CM (15%) và BP (10%) nhưng khơng có saccarơzơ [47]
Ngồi ra, Choopeng và Luksanasut (2014) cũng đã có nghiên cứu về ảnh
Trang 19'Vào năm 2014, Nguyễn Thị Mai Chỉ và cs đã công bố những kết quả nghiên
cứu đầu tiên về sự nảy mầm in virø và nhân nhanh protocorm loài lan Cẩm báo
(Hgroehilus parislii Piiz) Kết quả cho thấy, môi trường MS là môi trường thích
hop cho nay mam hạt iw viro Môi trường thích hợp cho khả năng hình thành chỗi
in vitro cia hat sau nảy mầm là môi trường MS, môi trường thích hợp cho khả năng
hình thành protocorm của hạt sau nay mam là môi trường MS bỏ sung 0,5 mg/1 BA
Nhân nhanh protocorm thích hợp nhất trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/ BA va 0.25 mg/1 IBA Môi trường MS là môi trường thích hợp để tạo rễ in vitro dat 1,77 r&/chdi va khoảng 0,97 em [2]
Tại thời điểm hiện tại chưa ghi nhận thêm các nghiên cứu về đánh giá việc
trồng loài cây này ở các khu vực sinh thái khác nhau tại Việt Nam và trên thế giới 1.2.2 Thạch hộc tía
Giới thiệu chung
Tén La tinh: Dendrobium officinale Kimura et Migo Ho: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales Chỉ: Thạch hộc (Dendrobium)
a Đặc điểm hình thái, sinh lý và sinh thái
Cây Thạch hộc tía có thân hơi dẹt, có rãnh dọc, phía trên hơi dày hơn, có đốt dai 2,5 — 3em, có vân dọc Lá mọc so le thành dãy đều ở hai bên thân, thuôn dài,
hầu như không cuống, đầu lá hơi cuộn hình mỏng, có 5 gân dọc, dài 12cm, rộng 2-
3em, cụm hoa ở kẽ lá
Trang 20Là cây phụ sinh trên thân gỗ hay vách đá, cao 30 — 50cm, thường mọc thành bụi Cây mọc hoang ở rừng núi, trên cây gỗ và được trồng làm cảnh ở Việt Nam
Thạch hộc được phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Myanma và nhiều nước
vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới c Cong dung, giá trị
Thạch hộc tía là một trong những loài c6 gid tri cao trong chi Dendrobium được sử dụng để dùng làm thuốc Thân cây thạch hộc tía được sấy khô và làm thuốc với các công dụng như làm giảm đường huyết giúp chữa bệnh tiểu đường, giảm mỡ máu, chữa viêm dạ dày mãn tính, giảm mờ mắt, tăng cường miễn dịch, đặc biệt là
khả năng chống tế bào ung thư, chống lão hóa [31]
4 Các nghiên cứu về cây Thạch hộc tia
Với công dụng và giá trị về mặt dược liệu, Thạch hộc đã và đang là đối tượng cho nhiều nghiên cứu, trong đó có thể kể đến các nghiên cứu để nhân nhanh in vitro và các nghiên cứu về tác động dược lý của các chất có hoạt tính sinh học
trong phòng thí nghiệm:
Li $ va cs (2013) da nghién citu cdy Thach héc tia (Dendrobium officinale)
nhận thầy khả năng bảo vệ gan của dịch chiết từ lồi cây này ln liên quan đến khả năng chống oxy hoá của nó, đặc biệt là đối với trường hợp tổn thương gan cấp tính
hoặc mãn tính Nghiên cứu cho thấy polysaccharides (DOP) của Thạch hộc tia lam
tăng tốc độ trao đổi chất, làm tăng hoạt tính của ADH và ALDH trong gan, giúp phục hồi những rối loạn chuyển hóa lipid và đây nhanh sự bài tiết chất cồn và các
chất chuyển hóa của nó [33]
Trang 21nồng độ hemolysin (P <0,05) đã được cải thiện [27] Trong các thí nghiệm tế bảo,
phân tích hình thái của Liu cho thấy DOP có thê ức chế sự phát triển của tế bào ung
thư gan của người (HepG2), tế bào ung thư phổi người (A549), tế bào gốc u ác tính
ở người (NCCIT), tế bào gốc u ác tính (F9) và thúc đây sự gia tăng tế bào lách chuột trong ống nghiệm [34] Nghiên cứu cho thấy hai trị số DOP là DOP-I và DOP-2 làm tăng cường sinh tế bảo lách, tăng cường cytotoxicity tế bào NK, và làm
tăng tăng thực bào và sản xuất oxit nitric ở các đại thực bào đáng kể (P<0,05) [54]
Do dé, tae dung chéng ung thu ctia Dendrobium officinale c6 thé di kém v6i hoat
động cải thiện hệ thống miễn dịch
Nghién ciru cua Feng va cs (2013) cho thay Dendrobium officinale c6 tac dụng ngăn ngừa tổn thương da dày bởi tác dụng của hỗn hợp dịch chiết cây Thạch hộc và dung dịch ethanol - hydrochloric 60% (etanol đã được hòa tan trong 150 mm axit clohidric) [25] Bên cạnh đó trong nghiên cứu khác, dịch chiết Thạch hộc tía
tươi cho kết quả các chỉ số loét mô loét dạ dày và tình trạng loét dạ dày giảm đáng
kể (P <0,01) [32]
Năm 2014, Pan L và cs đã nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết - một đặc tính quan trọng khác của cây Thạch hộc, nghiên cứu đã chỉ ra việc dùng DOP có tác
dụng làm giảm mức đường huyết khi đói (FBG) và protein huyết thanh glycosylatedi
(GSP), làm tăng lượng insulin huyết thanh trong chuột thí nghiệm bị tiểu đường do
dị ứng với alloxan gây ra Ngoài ra, DOP làm suy yếu sự xuất hiện của stress oxy
hoá trong gan và thận của chuột Do đó, DOP có thể điều chỉnh lượng đường trong
máu thông qua các hiệu ứng cân bằng lipid trong máu và các phản ứng chống oxy
hoá của gan và thận [40]
Trong việc nghiên cứu môi trường nhân giống cây Thạch hộc tía, vào năm
Trang 22được kết quả cho thấy quá trình nhân giống bằng phương pháp gieo hạt tốt nhất trên
môi trường V&W+ 10g sucrose + 6g agar + 100ml nước dừa (ND)/lít môi trường,
nhân nhanh cụm chồi tốt nhất trên môi trường MS + 100ml ND + 20g sucrose + 6g agar + 60g chuối chín/lít môi trường [15],
Asghar va cs da sir dung chdi nach ciia phong lan Dendrobium Nobile var Emma while làm nguyên liệu nhân giống Kết quả thu được, môi trường 2,0 mg/1
BA là môi trường thích hợp có số lượng chồi nhiều nhất (số chỗi 4.33; trọng lượng
tươi và khô: 752,5 và 52,99 mạ) Trong khi 1,5mg/1 KIN là môi trường có chiều cao
chỗi cao nhất (4,18 cm) Nồng BA, KIN cao (3,0 mg/l) va CW (300 ml) làm mẫu bị vàng, chỗi hoại tử và tăng trưởng kém Gốc cảm ứng đã được chuyển sang môi trường ra rễ khi sử dụng MS cơ bản bồ sung IBA và NAA ở nồng độ khác nhau (0,5
~ 3,0 mg/I) để khảo sát khả năng ra rễ Môi trường bổ sung 2 mg/l IBA tang ty Ié ra
rễ (97,5%), số rễ (4,7) và chiều dài rễ (3,47 cm) hiệu quả hơn so với NAA Nồng độ IBA và NAA cao(3,0 mg/1) cho thấy kết quả rễ kém phát triển [20]
Đối với việc nghiên cứu về đặc điểm của loài cây này trong tự nhiên, Shi-
Jian Yang va cs (2016) đã khảo sát các đặc tính giải phẫu, tỷ lệ mắt nước và đặc
điểm sinh lý của lá và túi giả của bén loai Dendrobium trong đó có Thạch hộc D.aficinale cho kết quả kết quả hai loài D.chrysotoxum va D.officinale v6i ty 18
mat nước thấp hơn hai loài D.chrysanthumand va D.crystallinum vì có lá và lớp
biểu bì trên dày hơn Ngược lại hai loài khac (D.chrysanthumand và
D.erystallinum) với lá mỏng hơn và tỷ lệ mắt nước cao hơn, có mật độ tế bảo ít hơn
và hàm lượng nước bão hòa cao hơn trong giả hành của chúng Điều này ngụ ý rằng
các loài phong lan sử dụng hai phương thức khác nhau đề duy trì sự cân bằng nước: các lớp biểu bì dày để bảo tồn nước trong lá và trữ nước trong giả hành Kết quả ciing chi ra ring loai Dendrobium trong đó có Thạch hộc giữ nước bằng cách tăng,
độ dày của lá, những loài khác có lớp vỏ mỏng có khuynh hướng có giả hành dung
Trang 2313 ANH HUONG CỦA NHÂN TÓ SINH THÁI ĐÓI VỚI SỰ SINH
TRUONG CUA THUC VAT
Trong điều kiện khí hậu miền Trung Việt Nam có mùa hè khô nóng và mùa
đông lạnh ẩm, khi nghiên cứu về quá trình đưa cây in vitro ra ngoài điều kiện tự
nhiên thì cần phải thực hiện các nghiên cứu về thời vụ ươm, giá thể ươm, điều kiện
chiếu sáng, chế độ tưới nước và dinh dưỡng thích hợp để làm cơ sở khoa học nhằm
giảm tỷ lệ chết của cây
1.3.1 Vai trò của các nhân tố sinh thái đối với sự sinh trưởng của thực
vật nói chung và cây hoa phong lan nói riêng a Vai trồ của ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự sinh trưởng của cây vì nó cần
cho quá trình quang hợp Nhờ quá trình quang hợp mà cây tổng hợp các chất hữu cơ
làm nguyên liệu để xây dựng nên cơ thẻ và tích lũy năng lượng ở trong cây để tiến hành sinh trưởng Tùy theo nhu cầu ánh sáng đối với sự sinh trưởng của cây mà
người ta chia thực vật thành hai nhóm là cây ưa sáng và cây ưa bóng Cây ưa sáng
sinh trưởng mạnh trong điều kiện ánh sáng đẩy đủ, còn cây ưa bóng sinh trưởng tốt trong điều kiện bóng râm thích hợp Ánh sáng tác động lên cây trồng như nguồn năng lượng đối với các phản ứng quang hóa Ánh sáng cũng là nhân tố kích thích, điều khiển quá trình sinh trưởng phát triển và năng suất cho cây trồng Ngoài ra ánh
sáng cũng tác động đến sự nảy mầm của hạt [16]
Đối với cây hoa lan, ánh sáng là yếu tố quan trọng rất cần thiết đến sự sinh trưởng và phát triển của cây bởi ánh sáng quyết định cho sự ra hoa và lá Nếu thiếu
ánh sáng cây sẽ mềm yếu và chậm phát triển, không những thế mà có thể còn làm
cho cây không ra hoa được Nhưng nếu quá nhiều ánh sáng sẽ làm cho cây bị cháy
lá hoặc cây con bị chết [4]
Với cường độ chiếu sáng hợp lý, lá của cây lan sẽ có màu xanh, lá to và
Trang 24
là quá cao Đôi khi nếu ánh sáng quá cao, phần đầu của lá sẽ khô Rất ít cây phong
lan có thể chịu được ánh sáng mặt trời trực tiếp, cây có thể chịu được ánh sáng trực
tiếp một giờ sau khi mặt trời mọc hoặc một đến hai giờ trước khi hồng hơn Hoa lan phát triển tốt nhất trong ánh sáng khuếch tán nhưng có một số ít loài lan phát triển tốt dưới ánh sáng trực tiếp Hoa lan sẽ chịu đựng được mức ánh sáng cao hơn
ở cuối chu kỳ sinh trưởng, lúc này cây hấp thụ được nhiều nước và phân bón hơn
Nếu hoa lan có quá nhiều ánh sáng và không đủ nước và phân bón, chúng sẽ bị rối loạn sinh trưởng Các dấu hiệu của sự rối loạn có thê nhìn thấy là những đốm den trên lá và nụ sẽ bị héo rất sớm [35]
b Vai trò của nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây Cây có thể
sinh trưởng trong một khoảng nhiệt khá rộng, vì vậy các loại cây trồng khác nhau
thì tồn tại những điểm nhiệt độ tối thấp và tối cao cũng khác nhau Trong giới hạn
nhiệt độ sinh trưởng của cây thì có nhiệt độ tối thích cho sự sinh trưởng, ở nhiệt đội
đó sự sinh trưởng của cây xảy ra thuận lợi nhất, trên dưới nhiệt độ tối ưu thì tốc độ sinh trưởng của cây sẽ giảm Nhiệt độ tối thấp và nhiệt độ tối cao cho sự sinh
trưởng của cây đó là điểm nhiệt độ mà cây ngừng sinh trưởng Giới hạn nhiệt độ sinh trưởng thay đổi theo sự thích nghỉ của cây trồng ở những vùng sinh thái khác nhau [16]
Trong tự nhiên hoa phong lan sống trong các môi trường sống khác nhau, từ
vùng đắt thấp trong rừng tới sườn núi, đến vùng đầm lầy Vì thế nên một số loài hoa
lan cần điều kiện ấm áp của một khu rừng mưa nhiệt đới, một số khác cần điều kiện
mát mẻ của sườn hoặc chân núi Hoa lan được phân loại theo 3 nhóm nhiệt độ: hoa phong lan cần nhiệt độ mát, loại khác đòi hỏi nhiệt độ trung bình hoặc nhiệt độ cao hơn [35]
Nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiễ
n sự tăng trưởng của cây hoa lan Vào mùa
hè nóng nực cây phát triển nhanh hơn cho nên cần nhiều độ âm và nước Phần lớn
Trang 25ngày vào khoảng 70-90°F (21-32°C) Nếu trời nóng hơn nhiệt độ ở trên chúng ta nên tưới cây thường xuyên hơn, cây sẽ không bị tình trạng căng thẳng (stress) hay
nóng cháy Vì đa dạng về chủng loại nên mỗi loài lan cần một nhiệt độ nhất định để
sinh trưởng và phát triển tốt nhất [4] © ai trò của nước và độ ẩm
Nước là thành phần không thể thiếu của tắt cả các tế bào sống, chiếm tới 80 — 95% khối lượng của mô sinh trưởng Nước tham gia vào hầu hết các hoạt động
sống của sinh vật: là môi trường sống của sinh vật thủy sinh, là dung môi hòa tan
được nhiều chất trong tế bào và là môi trường cho các phản ứng sinh hóa học diễn
ra trong cơ thể sống Nước là nguyên liệu cho quá trình tổng hợp và quá trình sinh lí
của cơ thể sinh vật, là thành phần bảo vệ cấu trúc sống của tế bào thông qua sự
hidrat hóa [19]
Đối với cây lan, chất lượng nước và chế độ tưới nước rất quan trọng Nguồn nước chấp nhận được bao gồm nước cắt, nước máy không có muối và nước mưa Nhu cầu tưới nước phụ thuộc vào môi trường bầu ươm và điều kiện trồng trọt, và tuyệt đối không được để cây bị khô Chất lượng nước là điều cực kỳ quan trọng
Trong tự nhiên thực vật bị ướt đẫm bởi nước mưa Nước mưa có độ axit nhẹ với hệ
số pH 6,4 đến 6,8 Nước cứng sẽ tạo ra các lớp cặn cứng trên lá cây Điều này có thể làm tắc các lỗ khí trên lá và làm giảm sự thoát hơi Khi trồng lan, việc tưới nước
và để nước trên mặt lá qua đêm có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn và nắm,
làm cây bị chết hoặc giảm tăng trưởng [35]|
Phong lan sống bám trên các cây cao, chúng lấy nước từ các trận mưa, từ hơi nước trong không khí Chính âm độ quyết định sự xuất hiện của các loài phong lan
Vi thé
âm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây lan Độ ẩm
Trang 26tăng độ ẩm của cây khi trồng cây, nên đặt các cây lên các khay chứa đầy sỏi và nước, chú ý rằng cây không được tiếp xúc với nước Nên bó trí trồng nhiều cây một
lúc vì chúng sẽ tạo ra một môi trường vi khí hậu với độ ẩm cao hơn trong không khí, vì vậy cần phun nước để đảm bảo ẩm độ thích hợp cho lan sinh trưởng và phát
triển, tưới phun sương cho cây khoảng 2 lần mỗi ngày nếu trời nắng gắt thì phun 3
lần [35]
Đối với việc giữ âm cho cây, lưu ý khi tưới nước không nên tưới khi đã quá
chiều, lan sẽ không bị ướt ban đêm, điều này giúp cho lan không bị nắm bệnh, tưới
cho lan bằng vòi phun nhẹ thì tốt hơn Tưới quá nhiều nước, cây lan sẽ bị úng thủy,
thối rễ và tạo cho cây dễ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nắm rồi chết Độ âm sẽ ảnh
hưởng đến sự tăng trưởng của cây qua các giai đoạn hô hấp, quang hợp và biến
dưỡng Cấu tạo giá thể quá âm và úng là điều kiện bất lợi cho sự phát triển của lan
vì có thể toàn bộ rễ bị thối
d Vai trò của dinh dưỡng khoáng
Các nguyên tố khoáng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của thực vật Chất khoáng là thành phần xây dựng nên các chất hữu cơ cơ bản nhất của chất nguyên sinh, cấu trúc nên tế bào và cơ quan Ngoài các nguyên tố đại lượng là những nguyên tố có vai trò chủ yếu trong việc tạo nên chất sống, có thể nói mọi chất khoáng đều ít nhiều có ở dạng liên kết trong các hợp chất hữu cơ bởi các liên kết hóa học hay hóa lý và có độ bền khác nhau [19],
Nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều chỉnh các hoạt động trao đôi chất, các hoạt động sinh lý của cây Chất khoáng có tác dụng điều tiết một cách mạnh mề quá trình sống thông qua tác động đến các chỉ tiêu hóa lý hóa keo của chất
nguyên sinh như điện tích, độ bền, khả năng ngậm nước, độ phân tán, độ nhớt
v.v của hệ keo nguyên sinh Chất khoáng còn có khả năng điều tiết các hoạt động sinh lý thông qua tác động đến các hệ enzim và hệ thống các hợp chất khác có vai trò quan trọng trong trao đôi chất và trao đổi năng lượng Các nguyên tố khoáng có
Trang 27một số nguyên tố đại lượng, vi lượng làm tăng tính chống chịu hạn, chịu rét, chịu
bệnh
Các nguyên tố khoáng đa lượng
Nito, phétpho, kali là ba nguyên tố đa lượng chính mà cây lan sử dụng nhiều nhất để tăng trưởng, ra rễ, ra chồi, ra lá, ra hoa, đậu trái Chúng bỗ sung lẫn nhau để
thúc đây sự sinh trưởng phát triển của cây + Niơ (N)
Nitrogen là nguyên tố có tác dụng làm tăng trưởng nhanh ra chi, ra lá Lan con đang thời kì tăng trưởng, nên tưới phân có tỷ lệ đạm cao, để kích thích ra rễ,
chỗi non, ra lá, tạo điều kiện cho cây lan phát triển nhanh Khi tưới quá nhiều đạm,
cây lan sẽ dư đạm lá xanh mướt, cây bị rạp xuống, lá to nhưng yếu ớt, cây dễ bị đổ ngã, dễ bị sâu rầy và các loại bệnh tấn công, đầu rễ chuyền sang xám đen, cây khó ra hoa Ngược lại, nếu thiếu đạm cây lan còi cọc, ít ra lá, ít ra chồi mới, lá dần
chuyển sang vàng theo quy luật lá già trước lá non sau, rễ mọc ra nhiều nhưng cần cổi, cây khó ra hoa
+ Phôtpho (P)
Phôtpho có tác dụng giúp cây lan nảy mầm, ra rễ nhiều, ra hoa nhanh Phôtpho giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang hợp của cây Nếu tỷ lệ P;O; quá lớn kích thích sự ra hoa sớm, lá ngắn, cứng Nếu thiếu phôtpho, cây sẽ
nhỏ, cần cỗi, lá nhỏ ngắn, chuyên sang xanh thẫm, sức đề kháng kém, rễ chậm phát
triển, rễ không có màu trắng sáng mà chuyển sang màu xám đen, không ra hoa Thừa lân cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mắt sức nhanh sau khi ra hoa và khó phục hồi Thừa phôtpho thường dẫn đến thiếu Zn, Fe,
va Mn + Kali
Kali có công dụng làm cho cây lan cứng cáp, đứng thẳng, tăng cường bó
Trang 28kali, cây thừa kali lá trở nên vàng úa, đọt non không phát triển và khô héo, cây lan cần cỗi, lá không mướt và nhỏ Ở trường hợp này ngưng cung cấp kali ngay và tăng
cường cung cấp thêm đạm Thừa kali thường dẫn đến thiếu Mg và Ca
Còn ở trong trường hợp cây lan thiếu kali thì cây không phát triển được, vì
cây lan không được hấp thu dưỡng chất, cây khô dần rồi chết Ở trường hợp cây lan đang trong thời kì tươi tốt biểu hiện thiếu kali: Cây phát triển kém, lóng ngắn, lá ngọn mọc thành chùm, lá già vàng dần từ hai mép lá và chóp lá sau đó lan dần vào
trong, lá đôi khi bị xoắn lại, thân cây trở nên lùn thấp, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh
tắn công, cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu sắc không tươi dễ bị dập nát
Tóm lại, ba nguyên tố đa lượng: Nitơ, phétpho, kali cây lan sử dụng nhiều
nhất đẻ tăng trưởng, ra rễ, ra chồi, ra lá, ra hoa, tạo quả, chúng luôn luôn bổ sung cho nhau tạo điều kiện tốt cho cây sinh trưởng và phát triển
Nguyên tố trung và vi lượng
Để điều hòa sinh trưởng cho cây lan hấp thụ tốt nhất các loại phân đa lượng nói trên, cần có thêm những nguyên tố khác đề giúp cây phát triển đồng bộ như: magie, lưu hình, sắt, đồng, kẽm, mangan, môlypden Những nguyên tố này cần với lượng ít nhưng không thể thiếu bởi chúng là thành phần của rất nhiều enzim, tham
gia vào quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng cho cây [19]
Đối với cây lan, việc bổ sung chất khống cho cây thơng dụng đó là bón
phân Cách bón phân hiệu quả nhất trong giai đoạn vườn ươm là phun phân bón qua
lá Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và ›hủ hợp với từng thời kì sinh trưởng và phát triển Nguyên tắc sử
dụng phân bón khi trồng cây phong lan đó là: Chỉ sử dụng đối với những cây có bộ
rễ phát triển, việc bón phân nên sử dụng trong thời kỳ cây sinh trưởng thích ứng tốt
'Việc bón phân cho cây lan là rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển
cây Phân vô cơ hoặc phân hữu cơ có thể được sử dụng để bón cho cây Phân bón
Trang 29với phân hữu cơ tốt hơn, với sản lượng chất khô cao hơn so với việc sử dụng phân
bón riêng biệt (hữu cơ hoặc vô cơ) Các nghiệm thức với canxi nitrat + phan NPK không khác biệt nhiều so với việc sử dụng phân bón NPK Phân bón hữu cơ thương
phẩm có nồng độ các chất độc cao, dẫn đến các triệu chứng giảm sự tăng trưởng của cây và làm xuất hiện các vết hoại tử của lá già [24]
Đối với một số loài lan, việc sử dụng phân bón có chứa NPK với tỷ lệ
(17:17:17) và nồng độ 0,2 — 1% tùy vào thời kỳ sinh trưởng của cây sẽ giúp cây
sinh trưởng tốt Đối với phân hữu cơ như phân bò, bánh dầu, phân gia cằm, phải
ngâm trong nước 4-5 ngày để hoai mục và sau đó pha loãng 10-15 lần trước khi sử
dụng Chu kỳ tưới tốt nhất là hai lần một tuần trong điều kiện nhiệt đới Sự hấp thụ
của chất dinh dưỡng đối bị ảnh hưởng bởi độ pH Đối với cây phong lan, hầu hết các chất dinh dưỡng hắp thụ ở độ pH từ 5,5 - 6,5 [35]
1.3.2 Ảnh hưởng của thời vụ trồng cây và giá thể trồng đến sự sinh trưởng của thực vật
a Ảnh hướng của thời vụ trằng cây
Cơ thể và môi trường là một khối thống nhất Cơ thể thực vật luôn chịu ảnh
hưởng của các nhân tố sinh thái: nhiệt độ, ánh sáng, nước, không khí (chủ yếu là
CO; và O;), sâu bệnh hại để tồn tại, sinh trưởng phát triển và tái tạo nên cơ thể
mới Các nhân tố sinh thái thường thay đổi có tính chất chu kỳ theo ngày (sáng, trưa, chiều, đêm), theo mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đơng) Các lồi thực vật ở các vùng sinh thái khác nhau, do quá trình chọn lọc tự nhiên lâu đời mà đã có phản ứng
thích nghỉ với các biến đồi có tính chu kỳ đó của các nhân tổ sinh thái
Thời vụ trồng ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của thực vật Bồ trí thời
vụ gieo trồng phù hợp, tạo điều kiện cho các nhân tố sinh thái bên ngoài phù hợp sẽ
giúp thực vật sinh trưởng và phát triển tốt Việc xác định thời vụ cho từng loại cây,
Trang 30cho một loại cây trồng cụ thể thường không giống nhau Xác định thời vụ trồng cần
căn cứ vào các điều kiện sau:
~ Đặc tính của giống: Nguồn gốc của giống, thời gian sinh trưởng của giống, yêu cầu điều kiện sinh thái của giống
~ Điều kiện sinh thái của vùng sản xuất
- Điều kiện áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác
~ Tính chất đất
~ Tình hình xuất hiện sâu bệnh hại
Các biện pháp kỹ thuật tác động sẽ phát huy được hiệu quả trên cơ sở nguồn
cây giống có chất lượng tốt và thời vụ trồng phù hợp b Ảnh hưởng của giá thể trằng cây
Bên cạnh thời vụ trồng cây, giá thể trồng cũng ảnh hưởng có ảnh hưởng lớn
đến tỷ lệ sống sót của cây, đặc biệt là khi cây còn non
Giá thể là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ của cây
trồng, các loại giá thể khác nhau có ưu nhược điểm khác nhau và tùy theo mục đích trồng, loại cây trồng mà chọn các loại giá thê thích hợp Giá thể bao gồm hỗn hợp của các vật liệu có thể giữ nước, tạo độ thoáng cho sự phát triển của cây Hỗn hợp
này được dùng đơn lẻ hoặc phối trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại: bột núi lửa,
vỏ trấu hun, xơ dừa, than bùn, đá trân châu, dớn, cát, sỏi, Các loại giá thể này được dùng phổ biến trong ngành khoa học nghề vườn [42],
Việc xác định giá thê trồng cây hoa lan giúp cây sinh trưởng tốt hơn Giá thể lan sẽ ngoài chức năng giúp giữ cây đứng thăng, giá thê còn cung cấp đủ nước thiết yếu cho cây, tạo điều kiện để cây phát sinh thêm rễ Ngoài ra, giá thể không cung cấp chất dinh dưỡng cho cây Các chất khoáng sẽ được cho vào nước và tưới cây nên cây sẽ không bị thiếu chất dinh dưỡng khi không có đắt [35]
Trang 31trồng lan vẫn còn tùy tiện sử dụng giá thẻ không phù hợp, làm cây lan chậm phát triển
+ Than củi
Được dùng khá phổ biến, là loại giá th trồng tốt vì không bị mục, sạch bệnh,
tạo thơng thống cho bộ rễ lan phát triển Than sẽ hấp thụ dinh dưỡng qua quá trình
bón phân và cung cấp dưỡng chất qua sức hút rất mạnh của rễ lan Than được dùng ở đây là loại than gỗ rừng, được nung thật chín Tránh dùng các loại than gỗ rừng sác (như than đước) vì hàm lượng NaCl trong than cao, dễ làm chết lan Than được chặt nhỏ vừa (kích thước Ix3x2em), không nên chặt quá nhỏ sẽ làm cản trở hô hấp của rễ Nhược điểm là giữ ẩm kém, giá thành khá cao
+ Dén
Dớn là một dạng sợi của thân và rễ cây dương xi, là loại cây mọc nhiều ở
vùng thung lũng, đồi núi Ngày nay, đớn được xem là vật liệu đặc trưng để trồng lan
do đặc tính không gây bám rêu và hút ẩm tốt Hiện nay, dớn sợi được ưa chuộng ở
những vùng trồng lan có khí hậu nóng do có độ thơng thống tốt Trong khi đó, loại
dớn vụn lại thích hợp cho vùng có khí hậu lạnh vì có độ hút âm cao, nhiệt độ trong
chậu trồng cao hơn nhiệt độ môi trường nên tạo được độ ẩm nhất định, thuận lợi
cho sự phát triển của rễ Tuy nhiên sau một thời gian, dớn vụn có thể làm bít các lỗ
thoát nước, gây thối rễ và tạo điều kiện cho các loại côn trùng và nắm bệnh tấn
công
+ Xo diva
Xơ dừa được lấy ra từ vỏ trái dừa khô và se lấy sợi Xơ dừa hút và giữ âm tốt
nhưng dễ bám rêu Với các loại giá thể bằng xơ dừa thì phải hạn chế tưới nước, nhất
là mùa mưa Mặt khác sử dụng chất trồng này thường dẫn đến xuất hiện một số loại nắm bệnh nên cần phun thuốc ngừa các loại sâu bệnh hại định kỳ
+ Min cua
Mùn cưa là phụ phẩm khi cưa, xẻ gỗ Tùy theo loại gỗ mà mùn cưa có những
Trang 32nhưng đều có chung đặc điểm là có chứa nhiều chất cellulozo, hút thoát nước và giữ ấm tốt
+ Võ cây
'Vỏ cây cũng là loại nguyên liệu quan trọng trong giá thể trồng lan, có rất
nhiều vỏ cây có thể làm giá thể trồng lan nhưng nên chọn loại cây nào lâu mục để không làm chậu lan bí, đọng nước gây thối rễ Đồng thời vỏ cây cũng là môi trường thích hợp cho một số loại sâu bệnh hại rễ lan sinh sống, do vậy trồng lan bằng vỏ
cây cần phải quan sát tình trạng của vỏ cây để thay chậu Trong các loại vỏ cây thì
vỏ thông là loại vỏ cây thích hợp nhất cho trồng lan vì trong vỏ thông có chất resin
có tính sát khuẩn cao, lâu mục, không đóng rêu và ít các mầm bệnh gây hại
1.3.3 Các nghiên cứu về ảnh hướng của nhân tố sinh thái đến sinh
trưởng của các loài hoa lan
a Các nghiên cứu trên thế giới
Kozai và cs đã nghiên cứu chỉ ra rằng các loài lan thudc chi Dendrobium là loại thực vật CAM, nên khi được trồng dưới cường độ ánh sáng cao hơn cây sẽ tăng
trưởng tốt hơn Cũng nhận thấy giống lan Cymbidium tăng trưởng tốt hơn khi cường độ ánh sáng gia tăng Tỉ lệ nhiễm (số bình có hiện diện khuẩn hay nắm/tông số bình
cấy trong một nghiệm thức) cao khi bình cây đặt dưới ánh sáng tự nhiên Do không
khí trong môi trường tự nhiên luôn chứa nhiều nấm khuẩn, nên mặc dù bình được đậy kín bằng nút cao su, nắm khuẩn vẫn xâm nhập và phát triển nhanh trên môi trường nuôi cấy có chứa nhiều cacbon hữu cơ (Kozai và cs, 1990)
Roberto G Lopez va cs (2003) thực hiện các thí nghiệm để xác định ảnh
hưởng của nhiệt độ và thời gian chiếu sáng sự phát triển của lá và kích thích hoa
của loài hoa lan 2;gopeialum Redvale “Fire Kiss ”, một loài lan hoang dại của Nam
Mỹ Các cây thí nghiệm được đặt trong điều kiện chiếu sáng liên tục từ 10 đến 24 hoặc chiếu sáng 9 giờ với sự gián đoạn ban đêm 4 tiếng (NI) Kết quả thấy rằng 60% đến 80% ra hoa khi với tất cả công thức về thời gian chiếu sáng ngoại trừ công
Trang 33chiếu sáng <14 h Trong một thí nghiệm khác, cây được trồng trong môi trường với
nhiệt độ không đổi là 14, 17, 20, 23, 26 và 29°C và thời gian quang hợp 9 giờ có
hoặc không có 4-h NI Kết quả cho thấy cây phát triển các chồi nhanh hơn khi nhiệt
độ tăng từ 14 đến 26°C Sau 15 tuần, cây ở 14°C đã phát triển trung bình chỉ có 1,8
chéi mới; ở nhiệt độ 26°C, chiều dài trung bình đạt 4,8 Sự ra hoa nhanh nhất khi cây trồng được trồng dưới những ngày ngắn với điều kiện nhiệt độ môi trường từ
11-14°C [45]
Nam 2006, khi nghiên cứu về điều kiện ánh sáng và nhiệt độ đến sự sinh
trưởng và ra hoa loài lan Vũ nữ, để xác định điều kiện chiều sáng hợp lý đối với loài
cây này, Roberto G và cs đã bố trí thí nghiệm ở điều kiện chiếu sáng 9h hoặc 16h
(ngày ngắn hoặc ngày dài) và trong điều kiện nhiệt độ 8, 11, 14, 17, 20 và 23°C Sự
ra hoa của cây này tốt nhất ở nhiệt độ từ 11-14°C Nhiệt độ 14°C được xác định là nhiệt độ xuân hóa của loài lan Vũ nữ, khi đó cây sẽ ra hoa sau thời gian từ 4-8 tuần
Bên cạnh đó, hầu hết các cây thí nghiệm đều cho sự sinh trưởng tốt nhất ở điều kiện
nhiệt độ 20°C trong điều kiện ngày dài [46]
Cũng trong năm 2006, nghiên cứu của Matthew và cs đã xác định trong quá
trình sản xuất thương mại, giống lan Phafaenopsis thích ứng tốt ở điều kiện nhiệt độ
không khí >28°C, và chế độ đêm mát hơn ban ngày (ví dụ như 25/20°C ngày/đêm)
được sử dụng để kích thích su ng hoa Hai dong lan Hé Digp Phalaenopsis v6 tinh
được trồng trong các nhà kính với các điểm đặt nhiệt độ không đồi là 14, 17, 20, 23,
26 hoặc 29°C, điều kiện chiếu sáng ngày/đêm (12 giờ/12 giờ) và trong điều kiện
nhiệt độ chênh lệch ngày và đêm biến thiên nhiệt độ ngày/ đêm lần lượt 20/14,
23/17, 26/14, 26/20, 29/17 hoặc 29/23°C Sau 20 tuần, trên 80% số cây trồng mọc
14, 17, 20, hay 23°C và nhiệt độ ngày/đêm là 20/14°C hoặc 23/17°C Không có cây nào được ra hoa được trong vòng 20 tuần khi
chùm hoa khi trồng ở các nhiệt
được nuôi cấy ở 29°C hoặc trồng ở chế độ nhiệt chênh lệch ngày đêm 29/17°C và 29/23°C Số lượng chồi hoa và sự phát triển cụm hoa tốt nhất ở nhiệt độ 14°C hoặc
Trang 34bắt buộc đối với việc ra hoa ở hai loai Phalaenopsis nay Nhiét d6 ban ngay 1a 29°C
và nhiệt độ ban đêm là 17°C hoặc 23°C ức chế sự ra hoa của cây [36]
Chen và cs (2012) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện môi
trường như nhiệt độ ban ngày, cường độ ánh sáng, và tỷ lệ phân bón đến hai giống lan Phalaenopsis hoa dé ding LB9506' và dòng 'LB9508' dựa trên chỉ tiêu đánh giá
chiều dài lá của hai giống, kết quả của nghiên cứu này cho thấy điều kiện môi trường và tỷ lệ phân bón có ảnh hưởng đáng kể đến chiều dài lá tối đa của hai giống Tốc độ tăng trưởng của gióng 'LB9506, bị ảnh hưởng đáng kể do nhiệt độ và cường độ ánh sáng Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của giống 'LB9508' không bị ảnh
hưởng bởi hai nhân tố này [21]
Nghiên cứu của Ali (2013) về hiệu quả của việc sử dụng phân NPK đối với
sự phát triển của hai giống cây lan Mokara trong thời gian từ tháng 10/2012 đến
tháng 5/2013 Bốn công thức phun phân bón được thực hiện: đối chứng (nước máy),
công thức 1 (N: P: K = 90:45:45 hoặc 2: 1: 1), công thức 2 (N: P: K = 135: 90: 45 hoặc 3:2: 1), công thức 3 (N: P: K = 180: 135: 90 hoặc 4:
Diehard Red và Mokara Yellow Anne Hệ thống bố trí được thiết kế hoàn toàn ngẫu
nhiên (CRD) với ba lần lặp lại Kết quả cho thấy các công thức phân bón khác nhau
2) trên hai giống Mokara
có ảnh hưởng đáng kề đến sự phát triển của hai giống được thử nghiệm So với các công thức khác, công thức 3 cho kết quả tốt nhất với chiều cao cây cao nhất đạt được (39,83 cm) đối với giống Mokara Diehard Red, số lượng lá tăng lên và diện
tích lá cao nhất đạt 0,16 [37]
Naik va cs (2013) đã nghiên cứu loài lan Cymbidium hybrid, két quả nghiên
cứu chỉ ra rằng khối lượng và chiều cao cây, chiều dài lá; chiều dài, kích thước và
số lượng hoa trên mỗi cụm cao nhất khi sử dụng công thức phân bón NPK với tỷ lệ
Trang 35dịch phân bón với liều lượng là 2,0 mŸ/cm' Nồng độ từ 0,8-1,0 mŸ/cm” là tối ưu
cho sự ra hoa và chất lượng hoa đạt cao nhất ở loài Cymbidim hybrid [50]
Năm 2014, Gang và cs đã nghiên cứu điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thích hợp cho 4 loài lan thuộc chỉ Đendrobiưm là Dendrobium nobile, Dendrobium pendulum, Dendrobium chrysotoxum, và Dendrobium densjfiorum Nghiên cứu đã chỉ ra nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình quang hợp và sinh trưởng là từ 26°C
đến 30°C Khi trồng cây vào tháng 7-§, cây có cường độ quang hợp cao hơn so với
các tháng khác Mức độ che sáng từ 40 ~ 50% thích hợp cho cây sinh trưởng [26]
Khi nghiên cứu về lan Phafaenopsis hybrids trong điều kiện nhà kính,
Roberta và cs (2014) đã xác định nhiệt độ thấp không ảnh hưởng đến thời gian ra
hoa và chất lượng cây so với nhiệt độ tiêu chuẩn Mặt khác, nhiệt độ thấp thúc đây
sự phân nhánh mới của thân cây Đối với nhân tố ánh sáng, tăng ánh sáng sẽ thúc
đẩy sự hình thành nhánh mới so với chế độ ánh sáng chuẩn Tăng cường độ ánh
sáng trong giai đoạn cây 60 ngày sẽ cho phép cây tăng trưởng nhanh hơn và cải thiện mạnh các đặc tính của cây [44]
Nghiên cứu của Oclay và cs (2017) về loài hoa lan Salep Orchis sancta L
được tiến hành để xác định ảnh hưởng của việc bón phân đạm đến một số đặc điểm chất lượng của Orchis sancra L trồng trong điều kiện trồng sản xuất Trong nghiên
cứu này, nhóm tác giả đã khảo sát hiệu quả của 4 công thức phân bón (0; 5; 10 và
15 kg/da) và tiến hành đo các thông số về sự sinh trưởng và tích tụ các chất trong cây được xác định dựa trên các chỉ tiêu về tỉ lệ tinh bột (%), tỷ lệ chất nhầy (%), tỷ ệ chất nhầy dao động từ 14%
số protein (%) và tỷ lệ tro (%) Kết quả cho thấy tỷ
đến 26% theo liều lượng đạm Sau 2 năm trồng, công thức 5 kg/da đối với phân bón nitơ là tốt nhất với cây khi cho 0 kg/da đối với tỷ lệ chất nhây, 10 kg/da đối với
protein và 15 kg/da đối với tro của loài cây này [39] b Các nghiên cứu tại Việt Nam
Trang 36ánh sáng tự nhiên trong giai đoạn vườn ươm, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng sự không khác biệt trong các chỉ tiêu tăng trưởng của lan Đendrobium trong giai đoạn
ex viro ở vườn ươm cho thấy cây lan nuôi cấy trong điều kiện dưới ánh sáng tự nhiên đã có sự sinh trưởng và phát triển tốt, chúng đã không mắt nhiều thời gian để
thích nghỉ với mơi trường bên ngồi và có thể tăng trưởng ngay khi đem ra vườn ươm Mặt khác nghiên cứu còn chỉ ra rằng nhiệt độ không khí vào tháng 4 và 5 tại
thành phố Hồ Chí Minh luôn luôn cao hơn nhiệt độ trong phòng nuôi cây từ 7 đến 10°C, nên âm độ tương đối trong bình cây đặt trong điều kiện tự nhiên cũng gia ting
khiến tỷ lệ nhiễm tăng khi đưa cây ra ngoài vườn ươm [12]
'Khi nghiên cứu về giá thể để trồng lan, Nguyễn Thị Tâm và cs đã có nghiên cứu về giá thẻ trồng cây Dendrobium hybri thu duge két qua trén gid thé xo dira va dớn với tỷ lệ 1:1 cây sống sót đạt tỷ lệ cao (Nguyễn Thị Tam va cs, 2007) Đối với
loài lan Trần mộng và lan Hoàng vũ, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Duyên (2009), lan Trần mộng có giá thể thích hợp nhất là vỏ thông - phân hữu cơ - xơ dừa
(1:1:1) và lan Hoàng vũ sinh trưởng tốt nhất trên giá thể vỏ thông - phân hữu cơ - đất phù sa (1:1:1) [3] Trần Thị Hồng Tuyến và cs (2015) đã nghiên cứu giá thẻ trông lan Kim tuyến nhận thấy với giá thể than củi + vỏ thông + rêu (3:2:1) hoặc rêu + than (4:1) cho tỷ lệ sống sót ngoài vườn ươm đạt đến 100% nhưng khi trồng trên giá thể rêu + than (1:1) tỷ lệ sống chỉ còn 80% [L7]
Các nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ phân bón và dinh dưỡng khoáng
lên sự sinh trưởng của các loài lan cũng đã được thực hiện tại Việt Nam, trong đó có nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Duyên (2009) về tác dụng của phân bón lên hai
loài lan Trần mộng và lan Hoàng vũ Kết quả thu được đối với lan Trần mộng, việc sử dụng phân bón Yogen + Đầu trâu tỉ lệ 11(2g/1) 10/ 1 lần tỷ lệ sống đạt 96,1% Còn đối với lan Hoàng vũ khi sử dụng phân bón Atonik + Đầu trâu I:1 (2g/1) 10 ngày I lần tỷ lệ sống 96,1% [3]
Trong một nghiên cứu khác, Nguyễn Thị Kim Lý và cs (2010) đã nghiên cứu
Trang 37trong giai đoạn vườn ươm (cây từ 0- 2 tháng tuổi), khi sử dụng phân bón tự chế với
tỷ lệ (10:10:30) với liều lượng 0,7-1g/1 làm cho cây phát triển tốt nhất về chiều dài,
chiều rộng và số lá với khối lượng tươi của cây dat tir 2,15-2,26 g/cây và số rễ trung
bình từ 5,08 - 5,82 rễ Nghiên cứu vẻ thời gian phun phân bón cho thấy chu kỳ tưới
10 ngày/ lần cho hiệu quả phát triển cành tốt nhất đối với cây 2 tháng tuổi [8]
Nguyễn Thị Hà (2010) đã nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ tưới nước
đến sinh trưởng của một số loài 2endrobiwm tại thành phó Hồ Chí Minh đã cho kết quả: Dendrobium trồng ở thành phố Hồ Chí Minh thì chu kì tưới nước lại khác hơn so với các khu vực khác, cụ thể là từ tháng 5 đến tháng 11 tưới nước 2 lần/ngày cho kết quả sự sinh trưởng của cây là tốt nhất, từ tháng 12 đến tháng 2 tưới 3 lần/ngày và từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 4 tưới nước 1 lần/ngày Bên cạnh đó, sự thay đổi các điều kiện sinh thái trong mùa nắng và mùa mưa là nguyên nhân chính quyết
định sự ra hoa cia loai Dendrobium Déi với cây hoa lan, nhiệt độ còn là một trong
những yếu tố quan trọng để điều chỉnh sự ra hoa của cây lan: nếu hạ nhiệt độ xuống
đột ngột khoảng S°C-6°C vài ngày thì khoảng 9 ngày sau chúng sẽ nở hoa đồng loạt Ở nhiệt độ 18,5°C, hai loai lan Phaphiopedilum insigne va Dendrobium nobile chi tiếp tục tăng trưởng mà không ra hoa nhưng chúng sẽ ra hoa khi nhiệt độ hạ
xuống 13°C hoặc thấp hơn Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá thấp sẽ làm nước trong tế bào của cây kết tỉnh thành nước đá to, phá vỡ cấu trúc tế bào Ngược lại, nếu nhiệt độ quá cao thì sự quang hợp ngừng lại vì nguyên sinh chất trong tế bào đặc quánh lại do mắt nước, cây ngừng hô hắp và chết đi Như vậy, chúng chỉ phát triển tốt nhất
Trang 38CHUONG 2
ĐÓI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN C
- Hai đối tượng nghiên cứu: lan Cẩm báo (Jygrochilus parishii) họ Phong
Lan (Orchidaceae ), bộ Phong lan Orchidales và Thạch hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo) thuộc chỉ Thạch hộc, họ Phong Lan (Orchidaceae ), bộ Phong lan Orchidales
Hình 2.1 Cây Thạch hộc tia (a) va Cay lan Cẩm báo (b) trong tự nhiên
2.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 4/2017 đến tháng 12/2017 trong điều
kiện vườn ươm
- Nghiên cứu tạo cây giống im viro tại phòng Công nghệ sinh học, Khoa
Sinh = Môi trường, trường Đại học Sư phạm — Dai hoc Da Ning
- Tréng cay in vitro đủ tiêu chuẩn tại khu vườn ươm thuộc quận Thanh Khê,
thành phố Đà Nẵng
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU
2.3.1 Phương pháp điều tra và khảo sát
~ Tiến hành khảo sát thực tế tại khu vực nghiên cứu, kết hợp với phỏng vấn
Trang 39~ Điều tra, thu thập số liệu từ các nguồn tài liệu về khí hậu của thành phố Đà
Nẵng từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2017
2.3.2 Phương pháp nhân giống in vửro
a Đấi với lan Cẩm báo
Protocorm của cây lan Cẩm báo được nuôi cây trong môi trường MS +
1,Smg/I BA + 30g saccarézo + 8g agar dé tao chdi Chai in vitro 20 ngay tudi duge
nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung BA (2; 2,5; 3; 3,5mg/1) + 30 g saccarôzơ +
8g agar va BA phối hợp NAA (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/l) + 30 g saccarôzơ + 8g agar
để đánh giá khả năng sinh trưởng của chỗi
Chồi có chiều cao trên 0,5 em được chuyển sang môi trường MS bé sung
NAA (0,5; 1,0; 1,5; 2,0 mg/l) + 30 g saccarôzơ + 8g agar + 0,5g/1 than hoạt tính để
khao sat su phat sinh ré in vitro
Cây im vio có chiều dài thân khoảng em, mọc 2 ~ 3 lá và có 2 - 3 rễ sẽ được sử dụng làm nguyên liệu thực nghiệm ươm trồng tại vườn ươm ở các khu vực khảo sát
b Đối với Thạch hộc tía
Protocorm của cây Thạch hộc tía được nuôi cấy trong môi trường MS + 1,0 mg/1 BA + 30g saccarôzơ + §g agar đề tạo chỗi Chồi được hình thành sau 20 ngày nuôi cấy được dùng để khảo sát với môi trường MS có bổ sung BA (0,5; 1,0; 2,0
mg/l); NAA (0,Smg/l); 10% CW + 30 g saccarôzơ + 8g agar để theo dõi sự sinh
trưởng của chỗi Đánh giá khả năng sinh trưởng của chỗi sau 8 tuần nuôi cấy
Cây có chiều cao trên 1 cm được chuyển sang môi trường MS bồ sung NAA
(0,5; 1,0; 1,5; 2,0) + 30 g saccarôZơ + 8g agar + 0,5g/1 than hoạt tính để khảo sát sự
phát sinh rễ và kéo dài rễ trong giai đoạn in vitro
Cây in vitro c6 chiều dài thân khoảng 2,5 — 3,0 cm, mọc 3-4 lá và có 2-3 rễ sẽ được sử dụng làm nguyên liệu thực nghiệm ươm trồng tại vườn ươm ở các khu
Trang 402.3.3 Phương pháp ươm trồng cây in vữro tại vườn ươm
Các phương pháp được tiến hành trong điều kiện vườn ươm có mái bằng
được che bằng lưới, tạo giàn bằng khung sắt có độ cao 3m Xung quanh có lưới
màng bao bọc
« Phương pháp xác định thời vụ trồng cây
'Thí nghiệm gồm 2 công thức, tương ứng với 2 thời vụ ra ngôi cây giống in
vitro trong nim (thi nghiém 1 yếu tố được tiến hành độc lập trên 2 loài cây) Các
cây được trồng trên cùng một loại giá thể và có cùng điều kiện chăm sóc để theo dõi
tỷ lệ sống sót và đặc điểm của cây vào vụ thu (thời gian từ tháng 7 — tháng 9) và vụ
đông (thời gian từ tháng 10 ~ tháng 12)
Đánh giá thí nghiệm sau 04 tuần và số liệu được theo dõi 7 ngày/lần Theo dõi tỷ lệ cây sống sau 04 tuần kể từ thời gian mang cây ra vườn ươm
b Phương pháp huấn luyện cây in vitro
Cay in vitro có đủ rễ và lá theo tiêu chuẩn được đưa ra ngoài vườn ươm để
huấn luyện Đưa cây ra khỏi phòng nuôi cấy và để cây trong bình ở điều kiện tự
nhiên để cây thích ứng với mơi trường bên ngồi phịng thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí trên giá thể thích hợp nhất đối với từng loài cây với
thời gian huấn luyện cây khác nhau từ 3;7;10 và 13 ngày Theo dõi tỷ lệ sống và đặc
điểm của cây sau 10 ngày trồng ngoài vườn ươm
œ Phương pháp tạo bầu rơm và trằng cây in vitro vào chậu ươm
Cây lan im vio cho ra khỏi môi trường tạo rễ theo chiều rễ ra trước - lá ra
sau, rửa sạch agar bám trên rễ, để cây quen với điều kiện tự nhiên từ 3-4 ngày kể từ
khi lấy ra khỏi bình, có phun nước để giữ ẩm cho cây rồi trồng trong giá thể ngoài
vườn ươm
Sử dụng ly nhựa pôlyêtylen có kích thước nhỏ có đục lỗ để đóng bầu ươm
hoặc khay nhựa pôlyêtylen 510 ô, có đục 8-10 lỗ nhỏ để bầu ươm thoáng khí (có