1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của cây Lát hoa (Chukrasia Tabularis) trồng ở vườn ươm và ngoài tự nhiên tại xã

82 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 22,5 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của cây Lát hoa (Chukrasia Tabularis) trồng ở vườn ươm và ngoài tự nhiên tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng là xác định được các nhân tố sinh thái thích hợp để sản xuất giống cây Lát hoa ở giai đoạn vườn ươm với chất lượng cây giống tốt; xác định được các nhân tố sinh thái thích hợp để trồng sản xuất loài Lát hoa ngoài tự nhiên tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Trang 1

VÕ QUANG DUY

NGHIEN CUU ANH HUONG CUA CAC NHAN TO SINH THAI DEN KHA NANG SINH TRUONG CUA CAY LAT HOA (CHUKRASIA TABULARIS)

Trang 2

VÕ QUANG

DUY

NGHIEN CUU ANH HUONG CUA CAC NHAN TO SINH THAI DEN KHA NANG SINH TRUONG CUA CAY LAT HOA (CHUKRASIA TABULARIS)

'TRÒNG Ở VƯỜM ƯƠM VÀ NGOÀI TỰ NHIÊN TẠI XÃ HÒA BÁC, HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành Mã số : Sinh thái học : 60.42.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS VÕ CHÂU TUẦN

Đà Nẵng, năm 2016

Trang 3

Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực và

chưa có ai nghiên cứu

Trang 4

MỞ ĐÀU 1 Tính cấp thiết của đề tài 2 Mục đích đề tài 3 Nội dung nghiên cứu ww we

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

CHUONG 1: TÔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 SƠ LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ANH HUONG CUA DIEU KIỆN TRONG, NHÂN TÓ SINH THÁI ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA THỰC

VẬT THÂN GÖ 222222222222222EEEEEEEEEEEErrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree S)

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 5

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam s:-2t.rsrrrrrrree-Ổ

1.2 CAC NGHIEN CUU VE CAY LAT HOA 1.2.1 Đặc điểm sinh học, sinh thai

1.2.2 Phân bố

1.2.3 Một số nghiên cứu về cây Lát Hoa - —

1.3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HÒA BẮC, HUYỆN HÒA VANG,

"0.09 9c 24

1.3.1.Vị trí địa lý và địa hình -24 1.3.2 Khí hậu và thủy văn 25

1.3.3 Dat dai - thé nhưỡng 28

1.3.4 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của vùng CHUONG 2: DOL TUQNG, THO! GIAN, DIA DIEM VA PHU PHAP NGHIEN CUU

Trang 5

2.3.2 Phương pháp trồng cây Lát Hoa ngoài tự nhiên 2.3.3 Phương pháp xác định thành phần cơ giới đất 2.3.4 Phương pháp đo đếm 2.3.5 Phương pháp xử lý số liệt

CHƯƠNG 3: KẾT QUÁ VÀ THẢO LUẬN

3.1 ẢNH HƯỚNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỔ SINH THÁI ĐỀN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÁT HOA TRONG GIAI ĐOẠN VUON UOM -35 3.1.1 Ảnh hưởng của các loại đất đến sự nảy mầm của hạt Lát Hoa 35 35

3.12 Ảnh hưởng của các loại đất gieo ươm đến khả năng sinh trưởng của cây Lát Hoa sau 2 tháng ươm trồng 37 3.1.3 Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến khả năng sinh trưởng của

cây Lát Hoa sau 6 tháng ươm trồng -2 s 30

3.1.4 Ảnh hưởng của chế độ che bóng và nhiệt độ đến khả năng sinh

trưởng của cây Lát Hoa sau 6 tháng ươm trồng 42

3.2 ANH HUONG CUA MOT SO NHAN TÔ SINH THÁI 1 DEN SỰ

SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÁT HOA TRƠNG NGỒI TỰ NHIÊN TẠI

XÃ HÒA BÁC, HUYỆN HÒA VANG, TP ĐÀ NẴNG 44 3.2.1 Ảnh hưởng của loại đất trồng đến khả năng sinh trưởng cây -44 Lát Hoa sau 4 tháng trồng

3.2.2 Ảnh hưởng của địa hình trồng đến khả năng sinh trưởng của

cây Lát Hoa sau 4 tháng trồng 46

3.2.3 Ảnh hưởng của kiểu trồng đến khả năng sinh trưởng của cây

Trang 6

3.3.1 Quy trình sản xuất giống cây Lát Hoa 3.3.2 Quy trình trồng cây Lát Hoa ngoài tự nhiên KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 1 Kết luận 2 Kién nghi

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

PHỤ LỤC

Trang 7

Số hiệu Tên bảng Trang

Khả năng nảy mầm của hạt Lát Hoa được gieo ươm

31 an cá loại đất khác nhau 3 32 _ | Khả năng sinh trưởng của cây Lat Hoa được wom |

trông trên các loại đất khác nhau sau 2 tháng

Khả năng sinh trưởng của cây Lát Hoa với các ché

33 độ tưới nước khác nhau sau 6 tháng ươm trồng “

3.4 _ | Khả năng sinh trưởng của cây Lat Hoa 6 các d6 che | bóng và nhiệt độ khác nhau sau 6 tháng ươm trồng

ạs | Khả năng sinh trưởng cây Lat Hoa sau 4 tháng | „, trồng với các loại đất khác nhau

36 Khả năng sinh trưởng của cây Lát Hoa sau 4 tháng| trồng ở các địa hình khác nhau

3; | Ảnh hưởng của ki trồng đến khả năng sinh| trưởng của cây Lát Hoa sau 4 tháng trồng,

Trang 8

3.1 | Cây Lát Hoa nây mâm ở loại đất thịt nhẹ sau 8ngày | 36

" Sinh trưởng cây Lát Hoa ở loại đât thịt nhẹ sau 2 3

tháng ươm trồng

33 Sinh trưởng cây Lát Hoa với dung tích tưới SL/m2 và 41

tưới 2 lần/ngày sau 6 tháng ươm trồng

34 Sinh trưởng cây Lát Hoa ở độ che bóng 50% sau 6 4 tháng 35 cg trưởng cây Lát a trơng ngồi tự nhiên trên 45 đất thịt nhẹ sau 4 tháng trồng 36 Sinh trưởng cây Lát Hoa ở địa hình chân núi sau 4 4 tháng 37 Sinh trưởng cây Lát Hoa trông xen dưới tán thực bì 49 sau 4 thang tréng

3.8 Làm đât vườn ươm 51

3.9 |Lên luỗng gieo ươm 52

3.10 | Xử lý, kích thích hạt nảy mâm 53

3.11 | Chăm sóc luỗng gieo 54

3.12 | Hạt Lát Hoa nảy mâm 55

3.13 | Che nang ludng gieo 56 3.14 [Sinh trưởng cây con 2 tháng tuôi ở luông gieo 37

Trang 9

1 Tính cấp thiết của đề tài

Rừng là nguồn tài nguyên có giá trị to lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội, khoa học, môi trường và quốc phòng Trong những

năm qua, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau: cháy rừng,

khai thác lâm sản, chuyển mục đích sử dụng đất rừng nên diện tích, trữ

lượng rừng bị suy giảm mạnh, khiến cho khả năng phòng hộ và cung cấp

gỗ, lâm sản cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội bị hạn chế Vì vậy, phải đẩy mạnh công tác xây dựng vốn rừng, trồng rừng phủ xanh đất

trồng đổi núi trọc và chuyền hướng từ sử dụng lâm sản rừng tự nhiên sang

sử dụng lâm sản khai thác từ rừng trồng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp

hoá và hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn, giải quyết việc làm, ôn định

đời sống cho cộng đồng dân cư Với mục tiêu phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, phục hồi hệ sinh thái rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, dự án trồng 5 triệu ha rừng, một nhiệm vụ quan trọng của ngành Lâm

nghiệp đang được nỗ lực thực hiện Nhiều loài cây bản địa đã được đưa

vào trồng rừng và cũng có những loài cây đang được nghiên cứu triển

khai có nhiều triển vọng [22] [25]

Trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng cũng đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển giống cây bản địa, phục vụ trồng rừng trong các chương trình 327, dự án 661, trồng cây cảnh quan môi trường, trồng rừng, sản xuất Tuy nhiên, hiện nay nguồn giống cây bản địa ngày càng khan hiếm bởi diện tích của những lâm phần lấy giống trước đây bây giờ đã thu

Trang 10

lâm nghiệp thành phố Đà Nẵng chưa xây dựng được khu rừng giống cây bản địa ở rừng tự nhiên hoặc rừng trồng đề tạo nguồn giống ổn định cung

cấp cho công tác phát triển rừng và cung ứng ra bên ngoài

Lát Hoa là loài thực vật thân gỗ, là nguồn nguyên vật liệu có giá trị

kinh tế cao và thường được dùng để cải tạo, phục hồi rừng hoặc trồng

rừng phân tán [5] Theo nghiên cứu, loài Lát hoa thích nghỉ tốt ở điều

kiện khí hậu khu vực Trung Trung bộ, và giống cây này cũng đã được xác

định trong cơ cấu trồng rừng ở các tỉnh Bắc Trung bộ như Quảng Bình,

Quảng Trị, Thừa Thiên Huế [32] Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và

Môi trường (2011), nguồn gen thực vật rừng đang suy giảm, trong đó loài

Lat hoa (Chukrasia tabularis) duge IUCN phân hạng mức độ đe dọa (CR Aled) va tinh trang x6i mon di truyền [17] [27] Trước thực tế như vậy, việc nghiên cứu dẫn nhập giống cây lâm nghiệp quý này vào gieo ươm,

trồng khảo nghiệm, đánh giá khả năng thích nghi, bổ sung vào nguồn

giống cây lâm nghiệp là điều hết sức cần thiết, phù hợp với chủ trương

của Thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay Mặt khác, sự thành

công của trồng rừng không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm sinh học của cây, mà còn phụ thuộc vào chất lượng cây con cũng như nhiều nhân tố sinh

thái khác [7] [33]

Xuất phát từ những cở sở trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề “Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến khả năng sinh

trưởng của cây Lát Hoa (Chukrasia fabularis) trồng ở vườn ươm và ngoài

Trang 11

cây Lát Hoa ở giai đoạn vườn ươm với chất lượng cây giống tốt

- Xác định được các nhân tố sinh thái thích hợp để trồng sản xuất loài

Lat Hoa ngoai tự nhiên tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng 3 Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng các nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng của

loài Lát Hoa trong giai đoạn vườn ươm

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tô sinh thái đến sự sinh trưởng của loài Lát Hoa trồng ngoài tự nhiên

~ Thiết lập quy trình sản xuất cây giống và mơ hình trồng lồi Lát Hoa có

hiệu quả kinh tế cao tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4.1 Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học mới, có tính

hệ thống về các nhân tố sinh thái thích hợp cho sự sinh trưởng của loài

Lat Hoa trong vườn ươm và trồng ngoài tự nhiên tại xã Hòa Bắc, Hòa

Vang - Da Ning

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Trang 12

* Sơ lược các nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện trồng, nhân tố sinh

thái đến sự sinh trưởng của thực vật thân gỗ * Các nghiên cứu về cây Lát Hoa

* Điều kiện tự nhiên xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Chương 2: Đối tượng, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu

* Thời gian và địa điểm nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả và thảo luận

* Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của

cây Lát Hoa trong giai đoạn vườn ươm

* Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của cây Lát Hoa trồng ngoài tự nhiên tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố

Đà Nẵng

* Quy trình sản xuất cây giống và mô hình trồng cây Lát Hoa ngoài tự nhiên tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Ning

Kết luận và kiến nghị

Trang 13

1.1 SO LUQC CAC NGHIEN CUU VE ANH HUONG CUA DIEU

KIEN TRONG, NHAN TÓ SINH THÁI ĐÉN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA 'THỰC VẬT THÂN GỖ

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới có nhiều tác giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cá thể đến sự sinh trưởng của cây rừng Nghiên cứu về loài Pinus patula, Alder (1980) cho thấy, khi mật độ giảm, tăng trưởng về đường kính cây rừng sẽ tăng trong khi trữ lượng và tổng diện ngang của lâm phân lại

giảm, Wenk (1990) cũng có kết luận tương tự khi nghiên cứu ảnh hưởng

của cường độ tỉa thưa đến tăng trưởng đường kính cá thể cây rừng [50]

Tổng kết 9 mô hình tỉa thưa với 4 loài cây, Assmann (1961) đã chỉ ra rằng, tỉa thưa không thể làm tăng tổng sản lượng gỗ một cách đáng kể,

thậm chí tỉa thưa với cường độ lớn còn làm giảm tổng sản lượng gỗ lâm

phan Tuy nhiên với lâm phần Vân sam (Picea abies) tia thua manh sẽ

làm cho tăng trưởng thể tích của cây cá lẻ tăng lên 15-20% so với lâm

phần không tỉa thưa So sánh sinh trưởng đường kính cây thuộc lâm phần Tếch ở tuổi 26 đã được tỉa thưa với cường độ lớn ở tuổi 14, Iyppu và

Chandrasekharan (1961) nhận thấy, ở lâm phan tỉa thưa mạnh đường kính

cây là 39,9 cm trong khi ở lâm phần không tỉa thưa chỉ là 29,5cm [48]

Ảnh hưởng của mật độ đến sự phát triển của tán lá khá rõ nét Nghiên cứu đối tượng rừng trồng loài Pinus patula, Julians Evan (1982) cho thấy ở

Trang 14

strobus và kết luận: Sau 5 năm tính từ thời điểm tỉa thưa, tổng trọng

lượng lá cây của lâm phần qua tỉa thưa gấp 3 lần tổng trọng lượng lá cây của lâm phần chưa tỉa thưa [47]

Nhìn chung, nhiều nghiên cứu cho thấy, khi mật độ lâm phần giảm, sinh trưởng của cá thể cây rừng, đặc biệt là sinh trưởng đường kính sẽ tăng mạnh trong khi đó tổng sinh trưởng của lâm phần lại giảm, không

tăng hoặc tăng rất ít Sự tăng lên về tổng sản lượng do tỉa thưa có chăng

chỉ là từ lượng sản phẩm được lấy ra từ các lần tỉa thưa [47]

Khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trưởng của cây gỗ non, Ekta và Singh (2000) đã nhận thấy rằng, cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt tới sự nảy mầm, sự sống sót và quá trình sinh trưởng của cây

con [50] Năm 1981, Sasaki và Mori đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá

khả năng chịu bóng của một số loài nhu Shorea talura, Sovalis, Hopea helferei và Vatica odorata Két quả cho thấy sinh trưởng của cây con bị

ức chế khi cường độ ánh sáng cao hơn 50% [51] Theo Thomas (1985),

chất lượng cây con có mối quan hệ logic với tình trạng chất khoáng Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây con Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể 12 hiện rõ qua màu sắc của lá Phân tích thành phần hóa học của mô là một cách duy nhất để đo lường

mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con [51] 1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Trang 15

hỗn hợp ruột bầu, loại đất gieo ươm, kích thước bầu và kích thước hạt

ng thích hợp đề gieo ươm Dầu song nàng Kết quả cho thấy, yêu cầu ánh sáng của cây con Dầu song nàng ở vườn ươm thay đổi rõ rệt theo tuổi Trong 6 tháng đầu nó đòi hỏi độ che sáng (50 - 75%), nhưng từ

tháng thứ 6 trở đi nó cần độ che sáng (25 - 50%) [2]

Kích thước hạt giống trong hai tháng đầu chưa có ảnh hưởng rõ nét

đến sinh trưởng đường kính và chiều cao của Dầu song nàng, nhưng từ

tháng thứ 6 trở đi kích thước cây con có sự khác biệt rắt rõ rệt Kích thước

bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây con Dầu song nàng,

trong đó kích thước bầu 20x30 em, đục 8 - 10 lỗ, đem lại hiệu quả cao

nhất cho sinh trưởng và chất lượng cây con Dầu song nàng Sinh trưởng

của cây con Dầu song nàng cũng phụ thuộc chặt chẽ vào loại đất làm ruột

bầu Loại đất feralit đỏ vàng trên phiến sét và đất xám trên granit có tác

dụng nâng cao sức sinh trưởng của cây con Dầu song nàng; đất xám trên

phù sa cô cũng có thể dùng làm ruột bầu, nhưng cần phải sử dụng bầu lớn

(20x30 cm) Trong giai đoạn 12 tháng tuổi, Dầu song nàng rất cần được

bón super photphat Vì thế, việc sử dụng super photphat Long Thành

(Đồng Nai) có 16,5% PzO; làm hỗn hợp ruột bầu là cần thiết Khi chọn

Trang 16

phải cải tạo thành phần ruột bầu bằng cách bón phân hữu cơ hoai Hàm lượng phân hữu cơ hoai thích hợp để gieo ươm Dầu song nàng 1a 5% so với trọng lượng ruột bầu [2]

Khi nghiên cứu về cây Huỷnh liên (7ecoma stans (L.) trong giai đọan

6 tháng tuổi, Nguyễn Thị Cảm Nhung (2006) đã xác định độ che sáng

thích hợp cho cây Huỷnh liên là 60% [30]

Phạm Trọng Nhân (2009) nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố khí

hậu đến sinh trưởng của Thông ba 14 (Pinus kesiya) tai Da Lat Két qua cho thấy: chỉ số tăng trưởng đường kính của Thông ba lá có quan hệ tuyến

tính âm khá chặt chẽ với nhiệt độ không khí trung bình của các tháng 2 - 4 và 9 - 10, với lượng mưa của các tháng cuối mùa mưa năm trước (10 - 12)

đến đầu mùa khô năm sau (1 - 2) và các tháng đầu và giữa mùa mưa (6 - 8) Nhưng chỉ số lượng mưa của tháng 9 (giữa mùa mưa) tăng lên lại kéo theo sự nâng cao rất rõ rệt chỉ số tăng trưởng đường kính của Thông ba lá Sự gia tăng số giờ nắng của các tháng đầu mùa khô (2 - 3) và giữa mùa mưa (7 - 10) đều có khuynh hướng làm giảm khá rõ rệt chỉ số tăng trưởng, đường kính của Thông ba lá Biến động của chỉ số độ âm không khí hàng

tháng cũng như cả năm có ảnh hưởng không rõ rệt đến biến động chỉ số tăng trưởng đường kính của Thông ba lá Biến động chỉ số tăng trưởng

đường kính của Thông ba lá có quan hệ tuyến tính âm khá chặt chẽ với

biến động của chỉ số thủy nhiệt trong các tháng | - 2, 6 va 10 - 12 Nhưng

chỉ số thủy nhiệt của tháng 3 - 5 và tháng 9 tăng lên lại kéo theo sự nâng

Trang 17

Phạm Duy Hưng (2013) đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và tăng trưởng loài cây Lim xanh

(Erythrophloeum fordii) và Sao đen (Hopea odorata Roxb) tréng tai

huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi Mục tiêu của đề tài là xác định ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và tăng trưởng loài

cây Lim xanh và Sao đen tại địa bàn xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ làm

cơ sở lý luận cho việc trồng rừng loài cây Lim xanh và Sao đen tại khu

vực nghiên cứu nói riêng cũng như trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói

chung mà cụ thể là ảnh hưởng của các nhân tố: Độ tàn che thực bì, cấp độ dốc, vị trí tương đối địa hình và hướng phơi địa hình [18]

Đối với loài cây Lim xanh: Tăng trưởng của đường kính gốc và chiều

cao từ 0,7 đến 0,8 là phù hợp với đặc điểm sinh học của loài cây, tương

đương hoặc lớn hơn với tăng trưởng của đại lượng này ở một số kết quả

nghiên cứu trước đây Tăng trưởng của đường kính tán bình quân 0,3 m

Riêng đối với rừng trồng năm 2008, tăng trưởng của đại lượng nêu trên

lớn hơn bình quân chung của các năm, điều này được giải thích do tiêu

chuẩn cây giống đem trồng lớn hơn tiêu chuẩn cây giống các năm khác

theo thông tin đã thu thập được từ ban quản lý dự án và từ đơn vị cung

cấp cây giống Đối với loài cây Sao đen: Tăng trưởng của đường kính gốc

từ 0,6 - 0,7em tăng trưởng chiều cao từ 0,5 — 0,6m là phù hợp với đặc

điểm sinh học của loài cây và tương đương với tăng trưởng của đại lượng

này ở một số kết quả nghiên cứu trước đây Tăng trưởng của đường kính

Trang 18

xanh và Sao đen từ 3 đến 6 năm tuổi cho thấy cùng loài cây, nhưng tuỳ

nhân tố sinh thái ảnh hưởng khác nhau thì khả sinh trưởng và tăng trưởng của từng đại lượng Dạ, H„„, D, của 2 loài cây Lim xanh và Sao đen cũng khác nhau Độ tàn che thực bì: Loài cây Lim xanh thể hiện sinh trưởng Dụ

nhanh nhất ở độ tàn che thực bì nằm trong khoảng 15 - 30% vào năm thứ

4 sau khi trồng còn sinh trưởng H„„ nhanh nhất ở độ tàn che thực bì nằm

trong khoảng 45 — 65% Loài cây Sao đen thể hiện sinh trưởng Dụ nhanh

nhất ở độ tàn che thực bì nằm trong khoảng 15 — 30% vào năm thứ 5 sau

khi trồng còn sinh trưởng H,„ nhanh nhất ở độ tàn che thực bì nằm trong

khoảng 45 ~ 65% [18]

Từ kết quả nghiên cứu “Đặc điểm một số nhân tố tiêu hoàn cảnh của

rừng trồng thử nghiệm hỗn giao cây lá rộng nhiệt đới tại phân khu phục hồi sinh thái vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng)” và *Nghiên cứu thực nghiệm trồng cây bản địa dưới tán rừng Thông đuôi ngựa (Pinus massonianna) và Keo lá tràm (Aeaeia aurieuljformis) tại khu rừng thực nghiệm trường đại học Lâm nghiệp”, tác giả Phạm Xuân Hoàn (2002) đã

nhận thấy tăng trưởng của một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng

trồng là rất tốt, đặc biệt là dưới tán rừng trồng Keo la tram va Thông đuôi

ngựa, đồng thời cũng đã định lượng được một số nhân tố ảnh hưởng chính

đến sinh trưởng cây bản địa, như độ tàn che của tầng cây cao, cường độ ánh sáng, đất [17]

Hoàng Vũ Thơ (1998) khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của Lim xanh trồng 5 tuổi dưới tán rừng đã cho thấy: sinh trưởng Lim xanh tốt nhất ở độ tàn che tầng cây cao từ 10%-

40% [40] Phùng Ngọc Lan (1994), nghiên cứu một số đặc tính sinh thái

Trang 19

có mặt ở hầu hết các tỉnh phía bắc nước ta (từ đèo Hải Vân trở ra) với độ

cao phân bố từ 900 m trở xuống ở phía nam và 500 m trở xuống ở phía bắc Sinh trưởng thích hợp ở vùng núi bát úp thấp, độ dốc nhỏ hơn 20°

hoặc ở chân đồi, chân núi nơi dốc tụ [23]

Thái Thị Thanh Trà (2008) xác định ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và chất lượng một số loài cây bản địa tại tiểu

khu 250, rừng phòng hộ Bắc Hải Vân làm cơ sở lý luận cho việc trồng

rừng cây bản địa tại khu vực nghiên cứu cũng như trên địa bàn tỉnh Thừa

Thiên Huế mà cu thể là ảnh hưởng của vị trí địa hình, cấp độ dốc, cấp mật độ hiện còn Tác giả đã đã rút ra một số kết luận sau: Điều kiện tự

nhiên tại Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân, huyện Phú Lộc nói

riêng, tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung về cơ bản là thuận lợi cho khả

năng thích ứng cũng như sinh trưởng tăng trưởng của 4 loài cây bản địa Sao den (Hopea odorata), Dau rai (Dipterocarpus alatus), Huynh

(Tarrietia javanica) va Cho chỉ (Parashorea chinensis) Trong tổng số

trên 40 loài cây bản địa đã được trồng ở tiểu khu 250, rừng phòng hộ Bắc

Hải Vân, thì 4 loài Chò chỉ, Dầu rái, Huynh và Sao đen hiện nay được

xem là những loài có đặc tính sinh vật học khá phù hợp với điều kiện lập địa của vùng nghiên cứu Kết quả nghiên cứu sinh trưởng của 4 loài cây

bản địa cho thấy:

+ Vị trí địa hình: Cùng loài cây, nhưng ở các vị trí địa hình khác

nhau thì khả năng sinh trưởng của các đại lượng Dụ, D,;, H„„, D, của các

loài cây bản địa cũng khác nhau, Chò chỉ và Dầu rái thể hiện sinh trưởng,

nhanh nhất ở địa hình chân tiếp đến là sườn, Huỷnh sinh trưởng nhanh

nhất ở địa hình chân và đỉnh, Sao đen sinh trưởng nhanh nhất ở địa hình

Trang 20

+ Cấp độ dốc: Chò chỉ và Dầu rái có khả năng phát triển tốt ở 2 cấp độ dốc II và III, Huỷnh sinh trưởng nhanh ở 2 cấp độ dốc đó là các cấp độ đốc II và IV, Sao đen sinh trưởng nhanh nhất ở cấp độ dốc IV Như vậy

đối với 4 loài cây bản địa này mỗi loài chịu sự chỉ phối của một nhân tố

địa hình và cấp độ dốc riêng lẻ không tuân theo một quy luật nào hay nói

cách khác mỗi loài cây thích hợp với một điều kiện lập địa địa hình riêng

tại khu vực nghiên cứu

+ Cấp mật độ hiện còn: Chò chỉ sinh trưởng tốt ở cấp mật độ 50%,

Dầu rái sinh trưởng tốt ở cả 2 cấp mật độ 75% và 50%, cây Huỷnh sinh

trưởng tốt ở cấp mật độ 75% và 25%, Sao đen chưa thê hiện rõ sự khác

nhau về sinh trưởng giữa các cấp mật độ Như vậy có thể thấy được đối

với Chò chỉ và Dầu rái thì chỉ thích hợp với phương thức trồng thuần loài

hoặc chỉ nên trồng hỗn giao dưới 50% là tốt hơn còn đối với Huynh va

Sao đen có thể trồng thuần loài hay hỗn loài [41]

Hà Văn Tiệp (2012) đã nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng loài

Trai Lý, Vù Hương và Sưa nhằm phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt

tại Tây Bắc, tác giả xác định rằng:

- Loài Trai lý: Hạt Trai lý ngâm trong nước ấm 40°C, trong 12 gid,

vớt hạt ra, để ráo nước và ủ trong cát âm sẽ cho tỷ lệ hạt nảy mầm cao nhất, đạt 84,8% Trạng thái rừng phục hồi không ảnh hưởng đến sinh của

cây, nhưng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống Tỷ lệ sống trồng trong trạng thái

RPH sau khai thác có tỷ lệ sống cao nhất đạt 87,75% Mật độ trồng chưa

ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Nhưng có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống,

mật độ trồng 660 câyha có tỷ lệ sống đạt cao nhất 90,75% Bón lót 0,2kg

Trang 21

- Loài Vù hương: Trạng thái rừng phục hồi sau khai thác có ảnh

hưởng trội hơn đến sinh trưởng H„„ và D, của cây Mật độ trồng không

ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Vù hương nhưng lại ảnh hưởng tới tỷ

lệ sống, tỷ lệ sống ở mật độ 400 cây/ha đạt cao nhất 93,75% Bón phân

chuồng 3kg/hố cho sinh trưởng Hạ, tốt nhất

~ Loài Sưa: Hạt Sưa ngâm trong nước ấm 40°C, trong 12 giờ, vớt hạt

ra, để ráo nước và ủ trong cát ẩm sẽ cho tỷ lệ hạt nảy mầm cao nhất đạt 92,8% Trạng thái rừng phục hồi sau khai thác có ảnh hưởng trội hơn đến

sinh truéng Hy và D; của cây Sưa Mật độ trồng 830 cây/ha có ảnh hưởng

trội nhất đến sinh trưởng H„„, nhưng mật độ 400 cây/ha lại có ảnh hưởng

trội nhất đối với sinh trưởng D; của cây Công thức bón phân chuồng 3kg/hồ có ảnh hưởng trội nhất đến sinh trưởng H„„ và D, [36]

Phạm Văn Hường (2010) khi nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân

tố sinh thái đến cây họ Sao - Dầu (Dipterocarpaceae) trong kiểu rừng kin

thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới ở Đồng Nai, tác giả đã xác định:

- Độ ẩm thích hợp cho cây họ Sao - Dầu: đối với Dầu Song Nàng ở cấp tuổi 1, cấp tuổi 2 và cây trưởng thành tương ứng là 60,6- 79,6%; 61,9

~ 82,6% và 63,6 - 84,3% Ở 3 cấp tuổi, cây Dầu rái là 57,0 - 81,0%; 61,9

— 82,6% va 63,6 — 82,6% Còn ở Vên Vên cấp tuổi 1, 2 va cay trưởng

thành là 61,8 — 82,3%; 62,8 — 83,9%; 63,5 — 84,6%

- Độ pH đất thích hợp với cây họ Sao - Dầu: Ở 3 cấp tuổi của Dầu

song nàng là 4,9 — 6,2; 5,0 — 6,5 và 5,7 — 6,§ Đối với cây Dầu rái ở cấp

tuổi 1, 2 và cây trưởng thành là 4,3 — 5,9; 5,0 - 6,2 và 5,1 — 6,5 Tương tự

Trang 22

~ Độ tàn che tán rừng thích hợp cho giai đoạn tái sinh cây họ Sao —

Dầu: Dầu cấp tudi 1 và 2 của Dầu song nang là 0,6 — 0,9; con ở cây Dầu rai cấp tuổi 1 là 0,57 - 0,85; cấp tuổi 2 là 0,61 — 0,86 Tương tự ở Vên

Vén cấp tuôi I là 0,65 — 0,85, cấp tuổi 2 là 0m63 — 0,88 [21]

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Thắng (2009) về ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh đến khả năng tái sinh và sinh trưởng của

cây Giỗi xanh (Michelia mediocris), kết quả cho thấy: hoàn cảnh là nhân

tố quan trọng ảnh hưởng khá rõ đến khả năng tái sinh và sinh trưởng của

cây rừng nói chung và cây Giỗi xanh (Aichelia medioeris Dandy) nói

riêng Kết quả nghiên cứu khả năng tái sinh của Giổi xanh dưới tán rừng

tự nhiên ở Kon Hà Nừng (Gia Lai) và trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ ở

Chi Lang (Lang Son) cho thấy Gi

tàn che 0,3 Trồng dưới tán rừng Thông mã vĩ ở giai đoạn đầu, Giỗi xanh

xanh tái sinh tự nhiên tốt nhất ở độ

sinh trưởng tốt nhất ở độ tàn che từ 0,3-0,5 và đất phải đủ ẩm, tầng đất

dày trên S0em, thành phân cơ giới là thịt nhẹ [37]

Bùi Kiều Hưng (2013) đã nghiên cứu kỹ thuật trồng Sa nhân tím (Amomum longiligulare) trên đất vườn đồi tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì, tác giả khẳng định: Độ tàn che có ảnh hưởng rõ rệt tới

sinh trưởng chiều cao vút ngọn, khả năng ra hoa, đậu quả của Sa nhân tím 8

sống va kha năng đẻ nhánh Kết quả bước đầu khăng định công thức có độ

đoạn 15 tháng sau khi trồng nhưng chưa có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ

tan che 0,3 — 0,5 là có triển vọng nhất (tỷ lệ sống 96,67%, chiều cao vat

ngọn 163,67cm, 38,75 nhánh/khóm, 17,67 hoa/khóm, 8,67 quả/khóm, tỷ lệ đậu quả 49,07%) [19]

Trang 23

gõ đỏ trên nền đất xám phù sa cỗ ở Đông Nam Bộ, thì việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của ruột bầu bằng cách bón lót phân tổng hợp NPK (16- 16-8) và phân chuồng hoai là cần thiết Hàm lượng phân tổng hợp NPK đảm bảo cho gõ đỏ sống sót và sinh trưởng tốt trong 6 tháng đầu ở vườn ươm là 5% — 6% Nếu bón lót phân chuồng hoai, thì hàm lượng tối ưu cho

sinh trưởng của gõ đỏ là 42%, dao động từ 32-53% [24]

Năm 1997, Nguyễn Thị Mừng đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che

bóng đến sinh trưởng của cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis) trong giai doan

vườn ươm Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, ở giai đoạn từ 1 — 4 tháng tuổi, mức độ che bóng 50 — 100% (tốt nhất 75%) đảm bảo cho Cẩm lai có hàm lượng diệp lục a, b và tổng số cao hơn, sinh khối, sinh trưởng chiều cao

đều lớn hơn so với đối chứng (không che bóng) Nhưng đến tháng thứ 6, các

chỉ tiêu trên lại đạt cao nhất ở tỷ lệ che bóng 50% [26]

Phạm Văn Bốn (2011) nghiên cứu đặc điểm sinh thái, vật hậu, kỹ thuật nhân giống cây Thanh thất (4/lanrhus trịphysa) đã xác ð¡nh: Thanh thất phân bố nhiều trên đất Feralit phát triển trên đá Granite, tầng đất tương đối mỏng

40-60 cm, tỷ lệ đá lẫn nhiều Thành phần cơ giới: thịt nhẹ và thịt pha cát Đất

O = 5.46 đến 6,24) Thanh thất phân bố giảm dần

theo độ cao so với mặt nước biển, tập trung nhiều ở độ cao dưới 300 m

có tính chất xút yếu (pH-]

Thanh thất phân bố nhiều ở các trạng thái rừng thứ sinh, khoảng trống trong

rừng, ven đường đi, ven nương rẫy và các khe suối Thanh thất có khả nang

tái sinh tự nhiên kém Mật độ cây tái sinh có triển vọng thấp Mật độ Thanh

thất tái sinh ở các cấp độ tàn che của tán rừng có sự khác nhau lớn, giảm rõ

Trang 24

2-3 tháng ở điều kiện thông thường Trong môi trường lạnh ở nhiệt độ 10°C,

sau 12 tháng tỷ lệ nây mầm còn 70% Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng, của cây Thanh thất trong giai đoạn gieo ươm Trong các cấp độ che bong được nghiên cứu thì ở cấp độ che bóng 25% cho kết quả tốt nhất Hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của cây Thanh thất trong giai

đoạn gieo ươm [3]

Nguyễn Ngọc Tân, (1989), nghiên cứu cấu tạo giải phẫu của lá, hoạt

động trao đổi nước và sự tích luỹ điệp lục cũng như N P K trong lá cây Hi (Illicium verum Hook) thay đổi dưới các điều kiện chiếu sáng khác nhau Tỷ lệ che sáng 60% là phù hợp nhất cho sinh trưởng của cây trong

giai đoạn vườn ươm [35]

Nguyễn Huy Sơn (2012), khi nghiên cứu cây Re Gừng trong giai

đoạn vườn ươm đã cho rằng: Trong giai đoạn 2 tháng đầu kể từ khi gieo ươm, che sáng 50% là phù hợp, tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng về chiều cao ở mức che sáng này đạt cao nhất với các giá trị tương ứng là

99,07% và 21,56em Nhưng từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 che sáng 25%

là phù hợp và cây con có tỷ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng chiều

cao đạt cao nhất với các giá trị tương ứng là 94,44% và 33,26cm, sau

tháng thứ 6 có thể đỡ bỏ dàn che hoàn toàn dé huấn luyện cây con trước

khi đem đi trồng rừng [34]

Nguyễn Việt Cường và cộng sự (2014), khi nghiên cứu chế độ ánh

sáng đến sinh trưởng của cây mỏ chim trong giai đoạn vườn ươm đã cho

rằng: Công thức che sáng tốt nhất cho sinh trưởng của cây Mỏ chim trong

giai đoạn vườn ươm từ khi cây bắt đầu được 2 đôi lá đến 4 tháng tuổi là

công thức che sáng 25% Tại công thức này tỷ lệ sống đạt 95,3%; cây đạt

Trang 25

Trần Văn Đô và cộng sự (2010) đã nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ

thuật gieo ươm đến sự sinh trưởng của loài cây Giỏi Bắc (Aichelia macclurei) bing 03 biện pháp kỹ thuật: cường độ che sáng, thành phần

ruột bầu và khoảng cách cấy cây Cây con được theo dõi đến 9 tháng tuôi bao gồm các chỉ tiêu Đường kính gốc - D,, Chiều cao - H„, và tỷ lệ sống Kết quả thí nghiệm cho thấy cường độ che sáng thích hợp nhất từ 50-75%, dùng lớp đất mặt trộn với 1% phân lân cho thành phần ruột bầu thích hợp nhất và không cần bó trí giãn cách cây con khi gieo ươm [13]

Phạm Hữu Hạnh và công sự (2015) đã nghiên cứu ảnh hưởng của

phân bón và ánh sáng đến sinh trưởng của cây Hoàng Đằng (Fibraurea

tinetoria) ở giai đoạn vườn ươm, kết quả cho thấy:ánh sáng có ảnh hưởng

rõ rệt đến chất lượng cây con Giai đoạn 2 tháng đầu ké tir khi cấy cây

vào bầu đất, cây con thích hợp với độ che sáng 75%, tỷ lệ sống đạt

98,2%, đường kính gốc (D,,) đạt 0,26em, chiều cao vút ngọn (H„„) đạt

11,73 em Giai đoạn từ sau 2 tháng đến 6 tháng tiếp theo cây con thích

hợp ở độ che sáng 50%, tỷ lệ sống đạt 91,7%, đường kính gốc (Doo) dat 0.34 em, chiều cao vút ngọn (H„„) đạt 17,32 em Giai đoạn từ sau 6 tháng

đến 8 tháng tiếp theo cây con thích hợp ở độ che sáng 25%, tỷ lệ sống đạt

§9,8%, đường kính gốc (D,„) đạt 0,39em, chiều cao vút ngọn (H„,) đạt 21,20 em [15]

Nguyễn Thị Dương và cộng sự (2014) đã nghiên cứu ảnh hưởng của

cường độ ánh sáng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con Máu chó lá

to (Kenma pierrei) Tác giả đã khẳng định: Che sáng có tác dụng làm

giảm nhiệt độ, tăng âm độ không khí và đất Nhiệt độ, độ ẩm không khí,

và nhiệt độ đất dưới dàn che phụ thuộc lớn vào dàn che Mức độ che sáng

Trang 26

tuôi Che sáng đề cây chỉ nhận được dưới 7,85% cường độ ánh sáng thì tỷ

lệ sống đạt trên 82,2% Ánh sáng nhận được tăng lên 29,5% thì tỷ lệ sống,

giảm mạnh chỉ còn dưới 50% và không che sáng thì còn 5,6% Mức độ che sáng khác nhau cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính,

chiều cao của cây Máu chó lá to từ 0 — 2 tháng tuổi cần được che bóng

cao để cường độ ánh sáng cây nhận được 7,85% cho sinh trưởng đường

kính gốc và chiều cao tốt nhất Đến giai đoạn tiếp theo từ 3 — 4 thang tudi

thì cây cần lượng ánh sáng nhiều hơn, mức ánh sáng cây nhận được

23,96% cường độ ánh sáng thì cho sinh trưởng đường kính góc, chiều cao tốt nhất và tông trọng lượng khô trung bình/cây đạt mức cao nhất [10]

Đỗ Anh Tuấn (2013) đã nghiên cứu Ảnh hưởng của che sáng và

thành phần ruột bầu đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con Giỏi ăn hạt

(Michelia tonkinensis A.Chev), két qua như sau: nhân tố che sáng được

chia làm 5 mức: đối chứng, che sáng 25%, che sáng 50%, che sáng 75%

và che sáng 100% Kết quả nghiên cứu cho thấy việc che sáng có ảnh

hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống va sinh trưởng của cây con Giỗi ăn hạt ở giai

đoạn vườn ươm, và mức độ che sáng phù hợp biến động theo giai đoạn

tuổi của cây Giai đoạn 4 tháng tuổi mức che sáng 75% là tốt nhất, sang

giai đoạn 6 và 8 tháng tuổi thì mức che sáng 50% là phù hợp [42]

Phạm Văn Thắng (2014) nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng và phân

bón đến sinh trưởng của cây Giỗi xanh (Äichelia mediocris) sau khi

trồng, kết quả nghiên cứu cho thấy trong thời gian 2 năm đầu sau khi

trồng, cây Giổi xanh vẫn là cây chịu bóng, thí nghiệm độ tàn che 0,25-

0,45 thích hợp nhất cho khả năng sinh trưởng cả về đường kính gốc và

chiều cao Giổi xanh Năm thứ 3 sau khi trồng, Giỏi xanh vẫn là cây chịu

Trang 27

cao ở thí nghiệm độ tàn che 0,0 - 0,25 Từ 4 năm tuổi trở đi Giỗi xanh là cây ưa sáng hoàn toàn, thích hợp với điều kiện được chiếu sáng hoàn

toàn, thí nghiệm độ tàn che 0,0 thích hợp nhất cho cây sinh trưởng cả về đường kính và chiều cao [38]

Hồng Cơng Đăng (2000) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố

sinh thái đến sự sinh trưởng và sinh khối của loài Bần chua (Sonneraria

easeolaris L Englev) ở giai đoạn vườn ươm Kết quả cho thầy: hình thái lá

thay đổi theo chế độ che bóng khác nhau, lá không bị che bóng lá có hình

ngọn giáo, lá bị che bóng tử 75 — 100% có hình ô van, lá không bị che

bóng thì dày hơn lá bị che bóng [1 1]

Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thái Dương (2015) về khả năng

chịu hạn và chịu nóng của các dòng Keo la liém (Acacia crassicarpa) giai đoạn 4 tháng tuổi ở vườn ươm: Ở nhiệt độ 40°C và 45°C lá không bị

tổn thương Khi nhiệt độ tăng lên 50°C thì lá bắt đầu bị tổn thương nhẹ 6 55°C lá tôn thương nhiều hơn nhưng lá vẫn sống và có khả năng phục hồi Khi tăng nhiệt độ lên 60°C diện tích lá xuất hiện nhiều vết thâm nâu lá tổn thương nặng và không có khả năng phục hồi Lượng nước mắt đi sau 5 giờ của lá từ 8,4% đến 11,69% vì lượng nước mắt đi của các dòng Keo lá liềm nhỏ hơn 25% tổng lượng nước của lá nên các dòng keo đều có khả năng phục hồi và không bị héo Hệ số héo của các dng keo dao

động từ 4,04% đến 4,64% với hệ số héo nhỏ hơn 6% nên các dòng keo

đều có khả năng chịu hạn cao Vì vậy Keo lá liềm là loài có khả năng chịu nóng đến 55°C và là loài được xếp vào nhóm loài cây có khả năng

Trang 28

1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VẺ CÂY LÁT HOA

1.2.1 Đặc điểm sinh học, sinh thái

Lat Hoa la cay gỗ lớn, cao trên 30 m, đường kính có thể lên tới 100

em, thân thẳng Vỏ màu xám tro, nhiều đốm dài vòng quanh thân Cây lớn

nứt dọc, sau bong mảng, vỏ trong màu nâu đỏ Cành già màu nâu sẫm, cảnh non phủ lông hung vàng, sẹo lá rụng trên cành rõ Cành xếp theo

tầng Lá kép lông chim một lần chẵn, mọc cách mang từ 10 — 1§ lá chét

Lá chét mọc gần đối, hoặc mọc cách, hình trái xoan dài, lệch, dài 10 — 12

em, rộng 5 — 6 em Đôi khi lá non xẻ thùy, làm thành lá kép lông chim hai

lần giả Gân lá lớn ở mặt trên, nỗi rõ ở mặt dưới, nách gân có túm lông

Hoa tự xim viên chùy ở đầu cành Hoa đều lưỡng tính, đài 1.Scm

Đài hình đĩa, phía ngồi phủ lơng hình sao Cánh tràng 5, màu vàng nhạt

phớt tím Nhị 10 hợp thành ống hình trụ, bao phần đính ở mép ống Bầu 3 ơ, phía ngồi phủ lông dài, mỗi ô 20 — 30 noãn đính thành thành 2 tang

Quả nang hóa gỗ hình trái xoan, đường kính 3 — 3.5 em khi chín màu nâu

đen Hạt dẹt hình quạt, có cánh mỏng, xếp chồng chất ngang trong từng ô

của quả

Cây mọc tương đối nhanh, nơi điều kiện sống thích hợp tăng trưởng chiều cao có thể đạt Im/năm, đường kính có thể đạt tới 2cm/năm

Mùa hoa tháng 6 — 7, mùa quả chín tháng 10 — 2 năm sau Thường

rụng lá vào cuối đông đầu xuân Cây ưa sáng, lúc nhỏ chịu bóng Phân bố

tự nhiên ở vùng có nhiệt độ bình quân năm 18 - 24°C Lượng mưa năm từ

1200 — 2000 mm va trên đất ferralit phát triển trên đá mẹ granit, đá vôi

Ưa đất tơi xốp, âm nhiều mùn Có khả năng tái sinh hạt tốt dưới độ tàn

Trang 29

1.2.2 Phân bố

Lát Hoa phân bố rộng trong rừng tự nhiên nhiệt đới và á nhiệt đới,

đặc biệt là các nước vùng Đông Nam Á Những nước có Lát Hoa phân bố

tự nhiên là Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Malaixia, Ấn Độ Tại

Việt Nam, Lát Hoa đã được tìm thấy ở một số vùng như Kon Hà Nừng,

Nghệ An, Tuyên Quang, Lạng Sơn, thường ở độ cao 150 - 800m Song đặc biệt ở độ cao 1450m của vùng SaPa cũng tìm thấy loài Lát Hoa

Trước đây, Lát Hoa có phân bố ở hầu hết các tỉnh đến tận vùng Đông

Nam Bộ song hiện nay đã không còn sự xuất hiện của loài cây vùng này nữa [25]

1.2.3 Một số nghiên cứu về cây Lát Hoa

Để hạt giống có thể nảy mầm tốt thì phải có sự che phủ luống gieo

Trong một thí nghiệm trong nhà kính tại Canberra ở Úc, người ta nhận

thấy rằng có đến 90% số lượng hạt giống nảy mầm trong vòng 4 tuần và 10% hạt giống nảy mam trong vòng 10 tuần sau khi gieo Từ 4 đến 6 tuần sau khi cây nảy mầm thì đưa cây con vào trong túi bầu có hỗn hợp dinh

dưỡng ruột bầu Tại Thái Lan, người ta tạo hỗn hợp dinh dưỡng ruột bầu bằng cách trộn vỏ dừa, trấu bị cháy và cát với tỷ lệ 3 : 2 : 1 (Theo Cục

Lâm nghiệp Hoàng Gia, 1999) Tại Úc, hỗn hợp này được trộn với thành phần gồm: vỏ cây, cát, than bùn từ sợi dừa, đá trân châu (đá phún thạch)

và hợp chất Silicat (được chế biến từ Alu, sắt, magie có đường kính từ 3 —

12 mm) với tỷ lệ 5 : 3: 1:1: 1 [49]

Cây con 1 tuần khi cấy vào bầu cần che bóng 50%, sau đó tùy vào

điều kiện khí hậu của địa phương mà có thể loại bỏ che bóng còn 25%,

Trang 30

ươm từ Š — 6 tháng, chiều cao đạt khoảng 30 em thì có thể xuất vườn và trồng trong môi trường tự nhiên [49]

Tại Việt Nam, viện nghiên cứu sinh học nhiệt đới Hồ Chí Minh

(2002) đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ cấy mô tế bào thực vat trong việc bảo tồn in vitro nguồn gen quý hiếm cây Lát Hoa tại Côn Đảo Các

thí nghiệm được bố trí theo kiểu tạo khối nhất phương - RCBD và theo

kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên - CRD, với 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại nuôi

cấy 5 bình tam giác 300 ml, mỗi bình tam giác chứa 65 ml môi trường thí

nghiệm và được cấy 5 mẫu Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây lát hoa có

khả năng được nhân nhanh và bảo tồn nguồn gen in vitro Chdi dinh sinh

trưởng thích hợp cho quá trình in vitro Môi trường cơ bản thích hợp cho

quá trình nuôi cấy in virro lát hoa là môi trường MS Ở môi trường MS có

bé sung BA (0.1 mg/l) + CW (10%) thích hợp cho việc phát sinh chỗi cao

(3.5 - 6.7 chồi/mẫu và thân lá phát triển Ảnh hưởng của BA, kinetin,

tyrosine, adenine, cường độ chiếu sáng trung bình kết hợp tăng cường trao

đổi khí đã kích thích phát sinh chồi mạnh mẽ Auxin ảnh hưởng mạnh đến

quá trình tạo rễ, với nồng độ thấp của auxin (0,1 mg/l) di kich thich chéi non phát sinh rễ 100%, nồng độ tăng có tác động phát triển chiều dài rễ

Chu kỳ nuôi cấy cây lát hoa là 45 ngày [1]

Các điều kiện vật lý cũng chỉ phối sinh trưởng cay lat hoa in vitro Các thí nghiệm và so sánh giữa cách đậy nắp bằng cao su và bằng giấy cho thấy nắp đậy bằng giấy xúc tiến sự trao đổi khí và cường độ chiếu

sáng 3000 lux có ảnh hưởng rõ rệt dén sinh trudng cay in vitro Cay lat

hoa cấy mơ được thuần hố trong cơ chất xơ dừa 3 tuần lễ và với phương pháp phun sương giữ ẩm có tỷ lệ sống cao > 95% Sau đó được cấy

Trang 31

chuồng hoai bổ sung vào cơ chất (3:1) cho thấy lát hoa sinh trưởng nhanh, đạt kích thước xuất vườn sau 8 tháng tuôi Cây con lát hoa cấy mô đạt kích thước 1.8 m chiều cao với đường kính cổ rễ 75 mm sau 2 năm tuổi [1]

Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng, Viện Khoa học lâm nghiệp 'Việt Nam (2010) đã thực hiện nhân giống cây Lát Hoa bằng phương pháp

nuôi cấy mô Vật liệu nuôi cấy là các chồi Lát hoa xuất xứ Việt Nam và

Thái Lan lấy từ cây vật liệu gốc 1 năm tuổi tại vườn ươm Trung tâm

Nghiên cứu Giống cây rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội Thời gian tiến hành thí nghiệm là các mùa trong

năm Nhân giống bằng nuôi cấy mô kết quả cho thấy: Khử trùng mẫu sử

dụng HgCI; 1%, thời gian 15 phút cho tỷ lệ bật chồi cao đạt 60,37% Hệ

số nhân chồi của Lát hoa ở môi trường MWP cải tiến có bổ sung BAP

h hợp

là 1⁄2 MWP* + IBA 1,0mg/l, tỷ lệ ra rễ đạt 93,33% Chồi nuôi cấy mô

1,0mg/1 cao đạt 6,45 - 6,48 chồi/cụm Môi trường tạo rễ invitro thí

cao khoảng 5cm cắt chấm thuốc bột (TTG1) có gốc IBA 1,0 mg/l cho ty 1é

ra rễ đạt 96,30% Thời gian ra rễ sau 15 - 20 ngày cấy giâm (mùa xuân - hè); 30 - 40 ngày giâm (mùa thu - đông) [25]

Nguyễn Bá Chất (1996) đã nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và

biện pháp kỹ thuật gây trồng ni dưỡng lồi cây Lát Hoa Tác giả đã

nghiên cứu một số đặc điểm lâm học cây Lát Hoa (hình thái, vật hậu,

phân bó, đặc tính quân thể, tái sinh, tăng trưởng, nhu cầu ánh sáng giai

đoạn cây con) và các biện pháp kỹ thuật gây trồng Lát Hoa (giống, gieo ươm, tiêu chuẩn cây con, đất trồng, xử lý thực bì, phương thức trồng,

nông lâm kết hợp, kỹ thuật chăm sóc tỉa cành, cơ sở khoa học và kỹ thuật

Trang 32

phương pháp bố trí thí nghiệm trên hiện trường, các phương pháp lấy tài liệu và áp dụng các phần mềm chuyên dụng như: Quatro, Inristat để xử lý số liệu [6]

1.3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN XÃ HÒA BÁC, HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG

1.3.1.Vị tri địa lý và địa hình

- Pham vi ranh giới: Xã Hòa Bắc nằm ở phía Tây Bắc huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

+ Phía Đông giáp với Phường Hòa Hiệp Bắc, Quận Liên Chiểu

+ Phía Tây giáp với huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam + Phía Nam giáp với xã Hòa Liên

+ Phía Bắc giáp với thị trắn Khe Tre Nam Đông huyện Phú Lộc, tỉnh

Thừa Thiên - Huế

- Xã Hòa Bắc là một xã miền núi nằm ở phía Tây bắc của Trung tâm

hành chính huyện Hòa Vang, có diện tích tự nhiên: 33.846 ha cách trung

tâm huyện khoảng 24 km và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng

20 km Xã Hòa Bắc có tất cả 7 thôn: Phò Nam, Nam Yên, Nam Mỹ, An

Định, Lộc Mỹ, Tà Lang, Giàn Bí Vị trí địa lý tạo cho xã có nhiều điều

kiện khó khăn cũng như thuận lợi để phát triển kinh tế

Trang 33

*Nắng:

- Số giờ nắng trung bình : 2.158 giờ/năm

- Số giờ nắng trung bình nhiều nhất :24§ giờ/tháng

- Số giờ nắng trung bình ít nhất : 120 giờ/tháng

* Bốc hơi mặt nước:

- Lượng bốc hơi trung bình : 2.107 mm/năm

- Lượng bốc hơi trung bình cao nhất :241 mm/năm - Lượng bốc hơi trung bình thấp nhất : 119 mm/năm

Mây:

Trang 34

Trong một số trường hợp có bão, tốc độ lên tới 40m/s Tháng 1Ị2|13 4 s 6 |7 § 9 |10|11 12 Tốc độ gió 44|42|45|4s5|42|40|42| 46 |s0|43 Trung bình Tốc độ gió 19] 18 | 18 | 18 | 25 | 20 | 27 | 17 | 28 | 40 | 24] 18 Manh nhat Hướnggió | B | B | B | B |TN| B |TN | TBT | ĐB | TB | B |ĐB.B Ghi chú: + Tốc độ tính m/s

+ Hướng gió B: Bắc, N: Nam, Ð: Đông, T: Tây

TB: Tây Bắc, ĐB: Đông Bắc, TN: Tây Nam

* Bão:

Bão ở Đà Nẵng thường xuất hiện ở các tháng 1, 10, 12; bão thường là cấp 9-10, kèm theo mưa to, kéo dai va gay lũ lụt [33]

b, Thủy văn

Hòa Bắc có sông Cu Đê chảy qua là sông chính cung cấp nước tưới

hầu hết đất canh tác của xã Ngoài ra xã còn có hệ thống kênh muong ao,

hồ, suối tự nhiên (suối Mơ, suối Dâu ) phân bố khá đồng đều trên địa bàn xã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của

Trang 35

1.3.3 Đất đai - thổ nhưỡng

Xã Hòa Bắc gồm có 3 nhóm đất chính: Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (EFs), đất vàng nhạt trên đá cát (Fq), đất phù sa được bồi (Pb)

Theo số liệu điều tra về tài nguyên đất năm 2011 thì xã Hòa Bắc có

tổng diện tích tự nhiên 34.333,6 ha, trong đó :

~ Đất nông nghiệp: 33.809,3ha chiếm 98,47% tổng diện tích tự nhiên

- Dat phi nông nghiệp: 381,7ha chiếm 1,11% tổng diện tích tự nhiên ~ Đất chưa sử dụng: 142,6ha chiếm 0,42% tổng diện tích tự nhiên

Trang 36

1.3.4 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên của vùng

Xã Hòa Bắc nằm phía Tây Bắc huyện Hòa Vang, có địa hình thuận

lợi cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và xây dựng Chịu sự chỉ phối

chung của khí hậu nhiệt đới 4m Nhiét độ trung bình hàng năm năm 25,6 °

C; lượng mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm 70-80% tổng lượng mưa cả năm Nhìn chung điều kiện khí hậu rất phù hợp cho cây trồng

nhiệt đới sinh trưởng và phát triển Tạo thuận lợi cho việc tăng vụ, rãi vụ,

luân canh cây trồng hợp lý

Là một xã có khả năng phát triển về chăn nuôi bò, dê Nếu chủ động

nguồn nước tưới thì trong tương lai gần sẽ là một vành đai rau xanh, sạch

cung cấp cho thành phố Hiện nay về thương mại, dịch vụ chưa được phát

triển Địa hình và môi trường của xã là điều kiện rất tốt để phát triển du

lịch sinh thái với nhiều sông suối tự nhiên (như Suối Mơ, suối Dâu),

ghềnh thác đẹp ở 2 nhánh Sông Nam và Sông Bắc thuộc đầu nguồn sông

Cu dE

Với tài nguyên đất đồi dào, đặc biệt là đất lâm nghiệp có diện tích

31.923,9 ha chiếm 92,98 % diện tích đất tự nhiên, đây là một nhân tố

thuận lợi để xã phát triển kinh tế lâm nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để

người dân cải thiện đời sống và tăng thu nhập thông qua việc trồng rừng

Trang 37

CHƯƠNG 2

DOI TUQNG, THOI GIAN, DIA DIEM VA

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên ctu 1a loai cay Lat Hoa (Chukrasia tabularis) thuộc họ Xoan (Meliaceae), bộ Bồ Hòn (Sapindales)

2.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIÊM NGHIÊN CỨU

Chúng tôi thực hiện đề tài trong thời gian 6 tháng từ tháng 6/2015

đến tháng 11/2015

Các nghiên cứu thực nghiệm tại:

- Vườn ươm Trạm Lâm sinh và phát triển giống Lâm nghiệp trực

thuộc Ban quản lý rừng đặc dụng Bà Nà — Núi Chúa, thôn Giàn Bí, xã

Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng

- Trồng thử nghiệm cay Lat Hoa trong điều kiện tự nhiên tại Tiểu

khu 25, 27, 29, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu ở giai đoạn vườn ươm

- Phuong pháp khảo sát ảnh hưởng của nhân tố đất đến khả năng nảy mầm và sinh trưởng của cây Lát Hoa: Ươm trồng hạt cay Lat Hoa trong

các điều kiện khác nhau vẻ loại đắt

Thí nghiệm gieo ươm trên luống thực hiện bằng 3 công thức

Trang 38

Céng thite 2: Dat cat pha

Công thức 3: Đất thịt nhẹ

Mỗi công thức bố trí 100 hạt, lặp lại 3 lần, 3 công thức có cùng chế

độ chăm sóc từ khi gieo đến khi hạt nây mầm hoàn toàn, tiến hành thống kê số lượng cây con, đường kính và chiều cao cây con ở 3 công thức, ghỉ

vào biểu mẫu

- Phương pháp cấy cây con vào bầu gồm các bước như sau:

+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để bứng và trồng cây con: Que cấy, xô, chậu đựng cây con, dao nhọn hoặc thuông để bứng cây

+ Trước khi bứng I- 2 tiếng ta tưới nước đủ âm cho luống gieo ươm và

bầu ươm Điều này sẽ dễ dàng khi bứng cây và khi cấy cây không bị dính đất

vào que cấy, mặt khác môi trường bầu ẩm, mát giúp rễ cây thích nghỉ nhanh

hơn

+ Sau khi bứng cây con ta đặt cây con nhẹ nhàng lên luống bầu sau đó lấy thứ tự cây con từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong

+ Sử dụng que cấy tạo lỗ trên bầu ươm để cấy cây con

+ Đầu cấy to hay nhỏ phụ thuộc vào kích thước cây cấy Trước khi tạo lỗ

cần đo tính chiều dài của rễ để tạo lỗ tương ứng với chiều dài rễ cây Và tiến

hành tưới giữ ẩm đất trong bầu

- Phuong pháp khảo sát ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng và nhiệt độ đến khả năng sinh trưởng của cây Lát Hoa: bồ trí trồng cây Lát Hoa ở chế độ chiếu sáng và nhiệt độ khác nhau, sử dụng lưới đen để che phủ luống

gieo Thí nghiệm độ che bóng (che bóng theo không gian) bố trí 4 công

thức:

Trang 39

Công thức 2: Che 50%; Công thức 3: Che 75%;

Công thức 4: che 100%

Mỗi công thức bố trí 40 bầu, lặp lại 3 lần, 4 công thức có cùng chế độ chăm sóc, tiến hành thống kê đường kính và chiều cao cây con ở 4 công thức, ghi vào biểu mẫu

- Phương pháp khảo sát ảnh hưởng của chế độ nước tưới đến khả năng sinh trưởng của cây Lát Hoa: bố trí chế độ nước tưới cho cây Lát

Hoa khác nhau về: dung tích tưới, tần suất tưới

Thí nghiệm chế độ nước tưới bồ trí 6 công thức:

Công thức 1: tưới 4L/m”/lần, tưới 02 lần/ngày Công thức 2: tưới 4L/m”/lần, tưới 01 lần/ngày Công thức 3: tưới SL/m?/lần, tưới 02 lần/ngày Công thức 4: tưới SL/m”/lần, tưới 01 lần/ngày Công thức 5: tưới 6L/m”/lần, tưới 02 lần/ngày Công thức 6: tưới 6L/mẺ/lần, tưới 01 lần/ngày

Mỗi công thức bố trí 40 ba lại 3 lần, 6 công thức có cùng chế

độ chăm sóc, tiến hành thống kê đường kính và chiều cao cây con ở 6

công thức, ghi vào biểu mẫu

2.3.2 Phương pháp trồng cây Lát Hoa ngoài tự nhiên

Bố trí các công thức trồng cay Lat Hoa 8 thang tuổi theo theo các mô

hình sau đây:

Trang 40

~ Trồng ở Chân núi: trồng xen và trồng ngoài đất trống - Trồng ở Sườn núi: trồng xen và trồng ngồi đất trồng

Cơng thức 2: trồng cây Lát Hoa trên đất cát pha

~ Trồng ở Chân núi: trồng xen và trồng ngoài đất trống - Trồng ở Sườn núi: trồng xen và trồng ngồi đất trồng

Cơng thức 3: trồng cây Lát Hoa trên đất thịt nhẹ

- Trồng ở Chân núi: trồng xen và trồng ngoài đất trồng - Trồng ở Sườn núi: trồng xen và trồng ngoài đất trồng

Mỗi mô hình đo bố trí 30 cây, lặp lại 3 lần, các mô hình có cùng

phương pháp trồng, cùng 1 lượng phân bón (bón lót 1 kg phân chuồng hoai/hố) và chế độ chăm sóc Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng: chiều cao, đường kính sau 4 tháng và ghi vào biểu mẫu

2.3.3 Phương pháp xác định thành phần cơ giới đất

Để xác định thành phần cơ giới đắt, chúng tôi sử dụng phương pháp

ướt (còn gọi là phương pháp vê giun): Tâm nước với đất đến trạng thái độ

ẩm thích hợp, không ướt quá cũng không khô quá (tuyệt đối không sử

dụng nước bọt để làm tâm ướt) Dùng 2 ngón tay vê đất thành sợi trên

lòng bàn tay, đường kính sợi khoảng 3mm; uốn thành vòng tròn trên lòng

bàn tay, đường kính vòng tròn khoảng 3 em Nếu sợi không thể hình

thành được thì đó là đất cát;

ơi được hình thành nhưng thành từng mảnh rời rạc thì đó là đất cát pha; sợi đứt thành từng đoạn khi vê tròn thì đó là

Ngày đăng: 31/08/2022, 12:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN