Trên cơ sở nghiên cứu về thành phần loài, điều kiện môi trường sống và các yếu tố tác động đến hệ thực vật bậc cao, luận văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ hệ thực vật bậc cao khu vực bãi bồi thuộc hạ lưu sông Thu Bồn, thành phố Hội An xác định được quy luật diễn thể sinh thái thực vật bậc cao khu bãi bồi Cửa Đại thuộc sông Thu Bồn từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ thucsh hợp và hiệu quả.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ THỊ THÁM
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ HỆ THỰC VẬT BẬC CAO
KHU VỰC BÃI BÒI THUỘC HẠ LƯU
SÔNG THU BÒN, THÀNH PHÓ HỘI AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Trang 2
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
LÊ THỊ THÁM
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐÈ XUÁT GIAI PHAP BAO VE HE THUC VAT BAC CAO
KHU VUC BAI BOI THUQC HA LUU
SONG THU BON, THANH PHO HOI AN
Chuyên ngành : SINH THÁI HỌC
Mã số : 60.42.01.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS VÕ VĂN MINH
ĐÀ NẴNG - NĂM 2015
Trang 3Xin cam đoan rằng tắt cả các số liệu và ý tưởng khoa học trong bản luận
văn này là của chính tôi thu thập và nghiên cứu Các tài liệu đã công bồ được sử
dụng để so sánh, trích dẫn được liệt kê đầy đủ trong phần tham khảo Nếu
có gì sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
Tác giả
Trang 4
1 Tính câp thiệt cla dé tai eee eters Ú
2 Mục tiêu nghiên cứu 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 22222-ss
4 Cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 1 TONG QUAN TAI LIEU — 1.1 THÀNH PHÀN VÀ ĐẶC ĐIÊM PHÂN BÓ CÁC LOÀI THỰC VẬT BAC CAO 6 CAC BAI BOI VUNG CUA SONG TREN THE GIGI VA
VIỆT NAM
1.1.1 Trên thể giới
1.1.2 Ở Việt Nam l
1.2 ĐẶC ĐIÊM HÌNH THÀNH VÀ DIỄN THẺ SINH THÁI THỰC
VAT BAC CAO 6 KHU VUC BAI BOL VUNG CUA SONG „11 1.2.1 Đặc điểm hình thành hệ thực vật bậc cao ở khu vực bãi vùng cửa sông "1 1.2.2 Qua sinh thái của thực cao ở vùng cửa sông - l3
13 VAI TRO CUA HE THUC VAT BAC CAO KHU vực BAI BOI
VUNG CUA SONG 15
1.3.1 Nơi cư trú, nuôi dưỡng các loài động vật, các loài thủy sản 15
1.3.2 Tác dụng trong việc bảo vệ đất bồi, chống xói lở, hạn chế xâm
nhập mặn 16
Trang 51.4.1 Điều kiện tự nhiêt
1.4.2 Tình hình kinh tế - xã hội - - CHƯƠNG 2 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thời gian nghiên cứu -› 2221711
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
2.3.2 Phương pháp điều tra thực địa 22222222trzccccrrrreeeccev 27
2.3.3 Phương pháp lập ô tiêu chuẩn
2.3.4 Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu ngoài thực địa 28
2.3.5 Phương pháp xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm
2.3.6 Phương pháp xác định danh tính khoa học
2.3.7 Phương pháp xử lí số li -
2.3.8 Phương pháp lập bản đồ ¬
CHUONG 3 KET QUA NGHIEN CUU VA BAN LI
3.1 THANH PHAN LOAI THUC VAT BAC CAO 6 BAI BOI HA LUU
SONG THU BON
3.1.1 Danh mục thành phí 3.12
3.1.3 Đa dạng về dạng sống của thực vật bậc cao ở các bãi b
3.2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG SÓNG - seo
sản
loài thực vật ở khu vực nghiên cứu 32
Đa dạng về nhóm thực vật ở bãi bồi hạ lưu sông Thu Bồi
Trang 6
3.3.1 Đặc điểm phân bố của thực vật trên các bãi bồi
3.3.3 Đặc điểm sinh học và sinh thái của một số loài thực vật có giá trị ở khu vực nghiên cứu „ 60)
3.4 CÁC NHÂN TÓ TÁC ĐỘNG ĐÉN SỰ PHÂN BÓ CỦA TVBC TREN CAC BAI BOI 68 3.4.1 Địa hình ~ khí hậu 2.2:22.z2t r2tztrtrrrrrrrrrrrrex ỐÑ 3.4.2 Chế độ thủy triều, độ mặn 69
3.4.3 Tác động của con ngườ - 69
3.5 DỰ BAO XU THE DIEN THE SINH THÁI CỦA TVBC TRÊN BÃI
BỎI HẠ LƯU SÔNG THU BÒN - -.71 3.6 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO ve HE THUC VAT BAC CAO KHU VUC BAI BOI HẠ LUU SONG THU BON - HOI AN
KET LUAN VA KIEN NGHI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI L¡
Trang 8
bảng Tên bảng Trang | | Euong mua trung bình các tháng ở vùng nghiên cứu| | trong năm Số giờ năng trung bình các tháng trong năm, tỉnh rẻ Quảng Nam ” ¡ạ, | Nhiét 46 các tháng trong năm 2012 - 2013 ở tnh| „ Quảng Nam 14, | Diện tích, dân số, mật độ năm 2013 theo huyện, thành |, phố
2.1 | Cac vị trí thu mẫu vùng hạ lưu sông Thu Bồn 27 vị, |Danh mục thành phân loài TVBC 6 bai bội hạ lười
sông Thu Bồn
30 | họ da dang nhất của hệ TV ở bãi bồi hạ lưu sông | Thu Bồn
3.3 | Số lượng loài, chỉ, họ ở các nhóm thực vật 38 3.4 | Số lượng nhóm cây ngập mặn ở các khu vực 39 3.5 [Phân bỗ các taxon trong nhóm TVNM ở các khu vực 40 3.6 | Độ pH của đất và nước tại các điêm nghiên cứu 4 3z, | Nong d6 mudi trong đất và nước tại các điềm nghiên |
cứu
3.8 [Thành phần loài thực vật ở khu vực I 47 3.9 | Thành phân loài thực vật ở khu vực 2 50 3.10 | Thành phân loài thực vật ở khu vực 3 34
3.11 | Sự phân bố của các loài thực vật theo ving triéu 72
Trang 93a, Sự phân bô theo độ mặn của các loài thực vật ngập 34 mặn
Mực nước biên dâng (cm) so với mực nước biên trước
3.13 giai đoạn năm 199] — 2010 ứng với kịch bản phat thai 75
trung binh (B2)
3.14 | Độ mặn trung bình của các khu vực nghiên cứu 76
315 Kịch bản diễn thế sinh thái của TVBC ở bãi bôi hạ lưu sông Thu Bồn theo độ mặn ”
Trang 10hình Tên hình Trang LL Các kiếu hình phân vùng của sông Daintree, Đông Bắc | Uc
1.2 Sơ đô vị trí địa lý vùng hạ lưu sông Thu Bôn 18
l3 Biêu đô mô tả lượng mưa trung bình các tháng trong 20
năm
1.4 | Đô thị biêu thị sô giờ năng các tháng trong năm 21
1.5 Biéu đô biêu diện nhiệt độ trung bình các tháng 2
N So đô các điêm nghiên cứu ở bãi bôi hạ lưu sông Thu 26
Bồn
N Biêu đô tỉ lệ các họ có sô lượng loài nhiêu trong khu 37
vực nghiên cứu
3.2 Biêu đô tỉ lệ thành phân loài của các họ cây ngập mặn 40
3.3 | Biểu đỗ thành phân dạng sống của thực vật 4I
34 Sơ đô các Khu vực phân bô TVBC ở bãi bôi hạ lưu 46
sông Thu Bồn
3.5 Một sơ lồi TV ở bãi boi V1- khu vực 1 49
3.6 Bãi bôi V2 (gò ông Một) 50
37 Sự phân bơ của lồi Lau ở bãi bôi V4 - khu vực 2 53
3.8 Một góc thảm TV ở khu vực 2 54
39 [Một số loài thực vật ở khu vực 3 37
3.10 | Một góc của bãi bôi V7 — khu vực 3 58
Biéu do phan bo cdc dang song cia TVBC tại các khu 7
vực
Trang 11312, | Điều đỗ về tương quan độ mặn và sự phân bỏ các| | nhóm TV 313 Bản đồ phân bỗ một số loài TVBC ở khu vực nghiên 60 cứu
3.14 | Dừa nước mọc xen với cỏ biến ở ven bờ Thuận Tình 62 3.15 | Đước đôi ở Câm Thanh 63 3.16 | Hệ rểở cây Đước 63 3.17 |Ráng đại (Aerostichum aureum Linn.) 64 3.18 | Tra hoa vàng - Hibiscus tilliaceus L 65 3.19 | Colac 66 3.20 | Phi lao 67 3.21 _ | Hiện trạng canh tác nông nghiệp ở bãi bỗi V4 70 3a; | Hiển trạng canh tác nông nghiệp ở bãi bội VI và V2| „7
(khu vực 1)
3.23 Diễn thê tự nhiên của các cây ngập mặn 73
Trang 121 Tính cấp thiết của đề tài
'Vùng cửa sông là nơi chuyền tiếp giữa sông và biển, nơi thường xuyên có sự biến đổi mực nước, độ mặn theo hoạt động của thủy triều Ở nước ta
hầu hết các con sông đều đồ ra biển lại phân bố ở địa hình khác nhau tạo nên
vùng cửa sông các đầm phá, đất ngập nước, cồn cát, Chính những khu hệ khác nhau này cùng với sự pha trộn giữa môi trường nước biển và nước ngọt đã tạo ra nguồn lợi thủy sản vô cùng đa dạng và phong phú [3I]
Ở các khu vực bãi bồi vùng cửa sông ven biển, thực vật bậc cao có vai
trò quan trọng đối với nhiều loài sinh vật: nơi sinh sống và kiếm ăn của nhiều
loài chim biển, trong đó có nhiều loài chim di cư, nơi đẻ trứng của nhiều loài thủy sinh vật Bên cạnh các giá trị về mặt sinh học, hệ thực vật bậc cao khu bãi bồi ở vùng cửa sông ven biển còn có vai trò trong việc điều hòa khí hậu,
bảo vệ bờ, hạn chế bão lũ, triều cường, xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm
I5]
Thế nhưng đây cũng là vùng vô cùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi tác động của các hiện tượng tự nhiên cũng như các hoạt động khác nhau của
con người như việc chuyên đổi các vùng đất ngập nước thành đất canh tác
nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản [14], [43] Nếu không được bảo vệ sẽ dẫn
đến suy thoái kéo theo các tác động như xâm nhập mặn, lũ lụt, mất nơi cư trú
của nhiều loài sinh vật, làm ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng hệ sinh
thái cửa sông đồng thời có nguy cơ tác động đến các hệ sinh thái lân cận như
hệ sinh thái nông nghiệp
Trang 13
đặc biệt, đặc trưng của hệ sinh thái nhiệt đới [14] Trên các bãi bồi vai trò của
hệ thực vật bậc cao rất quan trọng đối với môi trường và nguồn lợi sinh vật,
không chỉ riêng cho vùng Hội An mà cho cả vùng biển phía ngoài Cửa Đại, các vùng biển lân cận Củ Lao Chàm [15] Chính vì thế, khu vực này luôn chịu
tác động bởi các phương thức đánh bắt, sự đi lại của tàu thuyền, khai thác
cát, của người dân địa phương
Cho đến nay, có nhiều đề tài nghiên cứu được thực hiện ở khu vực này
như hiện trạng tài nguyên dừa nước (Nguyễn Hữu Đại, 2008), hiện trạng thảm cỏ biển (Cao Văn Lương, 2010), Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên
cứu đầy đủ, toàn diện về hệ thực vật ở các khu bãi bồi Cửa Đại Xuất phát từ thực tiễn trên, việc tiến hành đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải
pháp bảo vệ hệ thực vật bậc cao khu vực bãi bồi thuộc hạ lưu sông Thu
Bồn, Thành phố Hội An” là cần thiết, cấp bách Trên cơ sở nghiên cứu về
thành phần loài, đặc điểm phân bó và dự báo quy luật diễn thế sinh thái của hệ
thực vật bậc cao ở bãi bồi trong nhằm đề ra các giải pháp quản lí, bảo vệ hiệu quả góp phần thực hiện kết nối giữa khu Bảo tồn Cù Lao Chàm và vùng hạ
lưu sông Thu Bồn trở thành hành lang Bảo tổn thiên nhiên và đẩy mạnh phát
triển du lịch sinh thái đa dạng bền vững.3
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tống quát
Trên cơ sở nghiên cứu về thành phần lồi, điều kiện mơi trường sống,
và các yếu tố tác động đến hệ thực vật bậc cao, xác định được quy luật diễn
thế sinh thái thực vật bậc cao khu bãi bồi Cửa Đại thuộc sông Thu Bồn từ đó
Trang 14bồi
~ Xác định được đặc điểm phân bố của hệ thực vật bậc cao khu vực bãi
bồi
- Xác định được điều kiện môi trường sống cũng như các yếu tố tác
động đến hệ thực vật bậc cao khu vực bãi bôi ~ Dự báo được xu thế diễn thế sinh thái hệ thực vật bậc cao ở bãi tất được các giải pháp khả thi và hiệu quả đề bảo vệ hệ thực vật bậc cao 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1 Ý nghĩa khoa học
Cung cấp thông tin khoa học về xu thế diễn thế sinh thái của hệ thực
vật bậc cao ở các bãi bồi 3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng các giải pháp khả thi nhằm
quản lí, bảo vệ hệ thực vật bậc cao ở khu vực này
4 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có:
Mở đầu: gồm 3 trang (trang 1 — 3)
Chương 1: Téng quan tài liệu: 22 trang (4— 25)
Trang 151.1 THANH PHAN VA DAC DIEM PHAN BO CAC LOAI THUC VAT BAC CAO Ở CAC BAI BOI VUNG CUA SONG TREN THE GIOI VA
VIET NAM
1.1.1 Trên thế giới
Vùng cửa sông là một bộ phận của đới biển ven bờ, nơi chuyển tiếp
giữa nước ngọt và nước mặn với độ muối biến thiên trong khoảng 0,5 — 30
(32)%o Vùng cửa sông luôn được tiếp nhận các nguồn dinh dưỡng từ thượng
nguồn cũng như từ biển đỗ về, cùng với tác động của thủy triều đã tạo nên hệ
sinh thái rất đa dạng đặc trưng [31]
Dựa trên mô tả phân bố thực vật của Duke (1992) và Saenger (2002),
Spalding và cộng sự (2010) đã xây dựng bản đồ phân bố thực vật vùng cửa sông trên thế giới Qua bản đồ này cho thấy số lượng loài và vĩ độ có mối quan hệ với nhau Các thực vật vùng cửa sông tập trung, sinh trưởng tốt trên
thế giới là vùng mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới âm nằm trong hạn từ
đường xích đạo lên phía bắc, tới đường đẳng nhiệt 20°F trong tháng 1 (mùa đông, tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm) và từ đường xích đạo về phía nam tới đường đăng nhiệt 20°F trong tháng 7 hay nói cách khác các vùng này có khí hậu quanh năm ấm áp; khi vĩ độ tăng dần thì số lượng phân
bố thực vật vùng của sông càng sụt giảm [ 1], [6]
Theo tap chi Science Daily va đánh giá của Hutching và Seanger
(1987) cho rằng thực vật vùng cửa sông phân bố ở 118 lãnh thổ quốc gia, chủ
yếu ở chau A, châu Mỹ, châu Phi và châu Úc, có thể chia thành 6 vùng khác
nhau đó là [1],[6],[35]:
Trang 16~ Vùng phía đông châu Phi
~ Vùng Ấn Độ - Malaysia ~ Vùng châu Úc
Như vậy, có thể nhận thấy thực vật vùng cửa sông phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo và nhiệt đới 2 bán cầu, yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn
đến sự có mặt của chúng Do đó có thể hiểu ở vùng cửa sông khu vực châu Âu có khí hậu lạnh, nhiệt độ thấp không thích hợp cho sự phân bố của thực
vật đặc biệt là các cây ngập mặn Tuy nhiên, thực tế cho thấy có một số loài
mở rộng khu phân bố lên phía Bắc tới Bermunda (32°20° Bắc) và Nhật Bản
(31°22' Bắc) như Trang, Vẹt dù, Đâng, Cóc vàng Giới hạn phía Nam của cây
ngập mặn lag New Zealand (38°03’ Nam) và phía Nam Australia (38°43" Nam) Mam bién [21] Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài và sự
những vùng này do khí hậu mùa đông lạnh nên thường chỉ còn loài phân bố của thực vật vùng cửa sông trên thế giới đặc biệt là các loài ngập mặn
của các tác giả như Hutching và Seanger (1987), Anaclara Guido và các công
sự, K Sakthivel và cộng s
vật ngập mặn [37],39],[40] Tuy nhiên, do mỗi vùng, mỗi châu lục lại bị chia và đã xác định có khoảng hơn 100 loài thực
cắt bởi đại dương và đất liền nên sự phân bố của thực vật ở vùng cửa sông đặc
biệt là các cây ngập mặn có sự khác nhau và đặc trưng cho từng vùng Tomlinson (1986) da phan chia cdc quan x4 RNM làm 2 nhóm có thành phần loài cây khác nhau:
- Nhóm phía đông tương ứng với vùng Án Độ - Thái Bình Dương với số loài đa dạng, phong phú
Trang 17nhóm phía đông; như ở Brazil Đước đỏ cao trên 50m và ở Ecuador loài này cao trén 60m [41]
Ở Malaysia, thành phần loài cây ngập mặn có sự khác nhau ở hai bờ biển phía tây và phía đông Trên bờ biển phía tây ở Sementa, Soepadmo and Pandi Mat Zain (1989) đã tìm thấy 32 loài trong khi đó ở bờ biển phía đông,
đặc biệt ở Terengganu, Mohd Lokman and Sulong (2001) đã liệt kê 55 loài với 29 loài đặc hữu [42]
Như vậy, qua các công trình nghiên cứu của các tác giả cho thấy, sự đa
dạng về thành phân loài của thực vật ở một vùng cửa sông nào đó trên thế giới
tùy thuộc vào điều kiện sinh thái trong khu vực như nhiệt độ, lượng mưa và
nền đất đóng vai trò quyết định 1.1.2 Ở Việt Nam
Vùng cửa sông nước ta trải dài suốt đọc bờ biển từ 8°30° đến 2130 vĩ
độ Bắc tạo nên một vùng nước lợ rộng lớn Các hệ cửa sông nước ta nằm
trong khu vực nhiệt đới gió mùa với sự phân hóa sâu sắc theo mùa trong năm:
mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam Nhiệt độ trung bình năm trên lãnh thổ
nước ta cao, từ 23,4 — 26,9°C, tăng dần từ Bắc xuống Nam trong cả 2 mùa
Dọc duyên hải nước ta có số ngày nắng cao, thuận lợi cho quá trình sinh
trưởng và phát triển của thực vật [31]
Theo Phan Nguyên Hồng, thành phần thảm thực vật ở vùng cửa sông
thường gồm những loài cây nước lợ dién hinh nhu cay Ban tring (Sonneratia alba Sm), Dita nuée (Nypa fruticans),
Ở Việt Nam, hệ thực vật vùng cửa sông có khoảng 29 họ thực vật bậc cao (TVBC) với 61 loài [13] Nhóm quyết thực vật chỉ có một họ và một loài
Trang 18cây thân gỗ như Xu, Tra, mọc lẻ tẻ trong rừng ngập mặn (RNM) hoặc các cây bụi và cỏ (Ráng đại, Sú, Cóc kèn, )
Các loài cây ngập mặn (CNM) có biên độ thích nghỉ rất rộng với khí
hậu, đất đai, nước, độ mặn Độ mặn là một trong những nhân tố quan trong
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, tỷ lệ sống của các loài và sự phân bố RNM Loại rừng này phát triển tốt ở nơi có nồng độ muối trong nước 10-25,„ Kích
thước cây và số loài giảm đi khi d6 man cao (40-80°,.) (Blasco, 1984), 6 độ
mặn 90 /4„ chỉ có vài loài mắm sống được nhưng sinh trưởng rất chậm (Rao,
1986) [22] Nhưng nơi có độ mặn quá thấp (<4 °/„,) cũng không còn cây ngập mặn mọc tự nhiên
Theo một nhóm các tác giả: Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản (1983), Phan Nguyên Hồng (1991), Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Phan
Nguyên Hồng, L.D.Tudn, Ð.V.Nhượng (1996) thì TVBC vùng cửa sông chủ yếu là CNM phân bó tập trung ở 2 vùng chính:
- O các bãi lầy ngập triều định kỳ: chủ yếu là nhóm cây ngập mặn
chính thức
~ Trên đất chỉ ngập triều cao: có nhóm cây tham gia ngập mặn và một
số cây du nhập
Theo một số tác giả, trung tâm hình thành cây ngập mặn là Indonesia và Malaysia (Cương, 1964; Chapman, 1975) từ đó phát tán ra các nơi khác
Theo Phan Nguyên Hồng (1991) quá trình vận chuyển nguồn giống vào Việt
'Nam chủ yếu do các dòng chảy đại dương và dòng chảy ven bờ [21] Gió mùa Tây Nam vào mùa hè đưa dòng chảy mang nguồn giống từ phía Nam lên,
nhưng khi đến vĩ độ 12, dòng chảy chuyển hướng ra khơi nên một số loài
Trang 19
ítlồi đó trơi nỗi trên biển một thời gian vài 3 tháng và vào được bờ biển vịnh
Bắc Bộ nhưng vì thời kỳ sinh trưởng của chúng trùng vào mùa đông nên
chúng không sống được
Ở Việt Nam, các tài liệu về hệ sinh thái RNM từ thời Pháp thuộc
hiếm, chủ yếu là hệ thực vật và khai thác tài nguyên từ RNM Một số nhà
khoa học như Thái Văn Trừng, Vũ Trung Tạng, Lê Công Kiệt và cs trong các
nghiên cứu của mình cũng có đề cập một phần nhỏ đến hệ sinh thái RNM
Đến 1975, có tất cả 97 báo cáo và tài liệu khác nhau về RNM (theo
Rollet)
Sau 1975, nhiều nghiên cứu đã được tiền hành ở RNM miền Nam Việt
Nam, chủ yếu là của Viện Điều tra Quy hoạch rừng thuộc Bộ lâm nghiệp và của Trung tâm Tài nguyên Môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội do GS.TS
Phan Nguyên Hồng chủ trì
Theo Phan Nguyên Hồng sự phân bố của thực vật ở vùng cửa sông
được cha thành 4 khu vực [19], [20], [21]:
* Khu vực 1: Ven biển Đông bắc, từ mũi Ngọc đến Đồ Sơn
Đây là khu vực phức tạp nhất, thể hiện trong các đặc điểm về địa mạo,
thủy văn và khí hậu Địa hình bị chia cắt tạo nên các vịnh ven bờ và các cửa
sông hình phéu Khu vực này có những mặt thuận lợi cho sự phân bố RNM, nhưng cũng có những nhân tố hạn chế sự sinh trưởng và mức độ phong phú
của các loài cây Hệ thực vật ở khu vực này gồm những loài chịu mặn cao,
không có các loài ưa nước lợ điển hình, trừ một số bãi lầy nằm sâu trong nội địa như Yên Lập và một phần phía nam sông Bạch Đằng do chịu ảnh hưởng
mạnh của dòng chảy, hệ sông lớn Ở đây có những lồi phơ biến như Vet di,
Trang 20Khu vực này thuộc tam giác châu hiện đại, nằm trong phạm vi bồi tụ chính của sông Hồng, sông Thái Bình, bãi bồi rộng ở cả cửa sông và ven biển Tuy nhiên, hình dạng và xu thế phát triển của khu vực này không đồng nhất
do xuất hiện cả quá trình bồi tụ và xói lở Tác động lớn nhất là chế độ gió Do
nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, không có đảo che chắn nên bão và gió mùa đông bắc đã gây ra sóng lớn, làm cho nước biển dâng cao Ở đây chỉ còn những quần xã thực vật ngập mặn gồm những loài ưa nước lợ trong đó loài ưu thế nhất là Bần chua phân bố vùng cửa sông, Ngoài ra, còn
có một số lồi như Ơ rơ, Sứ
* Khu vực 3: Ven biển Trung Bộ, từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng
Tàu
Đây là dải đất hẹp ven bờ, địa hình phức tạp, có chỗ núi ăn ra sát biển
(Quảng Bình, Quảng Tri, ), có chỗ tác động của biển khá nổi bật, tạo nên
các cồn cát di động cao to hoặc các vụng, phá Phần lớn, các sông ở miền
Trung bắt nguồn từ dãy Trường Sơn nên ngắn và dốc, ít phù sa lắng đọng nên khó tạo thành những bãi lầy ven biển Càng về phía nam thì bờ biển càng dốc,
càng sâu và khúc khuỷu Khu vực này thường xuyên chịu tác động của gió
mùa đông bắc và bão Do địa hình trống trải, sóng lớn, bờ dốc nên thực vật
chỉ có ở phía trong các cửa sông, cây ngập mặn mọc tự nhiên, thường phân bố
không đều do ảnh hưởng của địa hình và tác động của cát bay Chủ yếu là
quần xã Mắm biển tiên phong, quần xã hỗn hợp (Đước, Vẹt, Sú), quần xã cây
bụi, quần xã cây nước lợ
* Khu vực 4: Ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nại, Hà Tiên
Trang 21vi bồi tụ của hệ thống sông Cửu Long và sông Đồng Nai, có nhiều phụ lưu và kênh rạch chằng chịt, hằng năm đã chuyền ra biên hàng triệu tắn phù sa giàu chất dinh dưỡng, cùng với lượng nước ngọt rất lớn Các điều kiện sinh thái ở
khu vực này thuận lợi cho các thảm thực vật ngập mặn sinh trưởng và phân
bố rộng Thêm vào đó, khu vực này gần các quần đảo Malaysia và Indonesia
~ là nơi xuất phát của cây ngập mặn Do đó, thành phần của hệ thực vật ngập
mặn ở khu vực này phong phú nhất và kích thước cây cũng lớn hơn các khu
vực khác ở nước ta
Sau Phan Nguyên Hồng cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần loài và sự phân bố thực vật ngập mặn vùng cửa sông ở các địa phương của các tác giả như: Phạm Văn Ngọt, Nguyễn Thanh Nhân [2S],
Hoàng Công Tín, Mai Văn Phô [32], Phạm Ngọc Dũng, Tôn Thất Pháp [12],
Lê Bá Khoa [24], Đặng Văn Sơn [30], Ngoài nghiên cứu về các loài ngập
mặn ở vùng cửa sông thì gần đây, Đặng Văn Sơn, Phạm Văn Ngọt đã có công
trình nghiên cứu đề cập đến thành phần loài cây du nhập rừng ngập mặn Cần Giờ [29] Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả trên đều cho
thấy sự phân bố, độ nhiều của các loài thực vật vùng cửa sông của nước ta
phân lớn đều nằm ở ven biên Nam Bộ rồi đến Bắc Bộ và miền Trung
Riêng ở Quảng Nam, trong những năm gần đây có nhiều công trình
nghiên cứu của các tác giả như Cao Văn Lương [27], Nguyễn Hữu Đại
[I5]
Dừa nước, Cư biê
Các cơng trình này chủ yếu tập trung đến một số loài có giá trị như
,, RNM ở Cẩm Thanh và một số xã lân cận gần cửa sông
Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có một có công trình nào đề cập đến chỉ tiết
hệ TVBC trên các bãi bồi cũng như diễn thế sinh thái của thực vật ở vùng cửa
sông Do vậy, đề tài này không những cung cấp thêm những dẫn liệu về đa
dạng thành phần loài TVBC mà còn đưa ra những dự báo về xu thế diễn thế
Trang 22quản lí có cơ sở khoa học trong việc quy hoạch, bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên ở vùng cửa sông
1.2 ĐẶC ĐIÊM HÌNH THÀNH VÀ DIỄN THÉ SINH THÁI THỰC VAT BAC CAO O KHU VUC BÃI BÒI VÙNG CỬA SÔNG
1.2.1 Đặc điểm hình thành hệ thực vật bậc cao ở khu vực bãi bồi
vùng cửa sông,
Sự phối hợp hoạt động của các dòng sông và dòng biển gây ra do sóng, thủy triều và hải lưu ven bờ đã ảnh hưởng rất mạnh đến cấu trúc và đời sống
của vùng cửa sông Sự xáo trộn của nước sông, nước biển, sự biến thiên của
độ muối và sự phân bó, lắng dong cdc tram tích đã đưa đến sự xuất hiện
những dải cát và sa khoáng, những bãi ngầm có cấp độ hạt khác nhau Ở trước các cửa sông có nhiều phù sa, các bãi ngầm lần lượt ngày một nâng lên, thường tạo thành các cồn, đảo chắn lấy cửa sông, buộc sông phải phân dong để đưa nước ra biển Chính sự phân nhánh của các hệ thống sông đã hình thành nên các cồn, đảo cửa sông
Với sự dao động lớn về độ muối và tác động của thủy triều, vùng cửa
sông được chia thành các phần khác nhau, ở đó tồn tại các nhóm sinh vật với
những đặc tính sinh thái khác nhau Dựa vào mức độ ngập nước của vùng bờ, hệ cửa sông có thể chia thành 3 vùng:
~ Vùng trên triều: là phần đất phía trên, cao hơn mực nước triều cực đại,
bao gồm phần đất quần cư, đất canh tác, đất tự nhiên phủ bởi hệ thực vật
hoang đại Đây là vùng đất mà thành phần các loài du nhập chiếm khá lớn,
Trang 23đây tập trung nhiều các loài ngập mặn như Dừa nước, Dude, Trang,
- Vùng dưới triều: là vùng luôn ngập nước, nhóm thực vật phân bố ở
vùng này là các loài ngập mặn như Đước, Vẹt, Sú
Xét theo chiều thăng đứng,
u trúc của TVBC ở vùng cửa sông không nhiều tầng như các kiểu rừng khác, gồm một vài tầng cây gỗ, cây bụi nghèo
Ở các vùng dưới triều và vùng triều, tầng cây thảo ít gặp
Theo Phan Nguyên Hồng và các cộng sự (1984) cho rằng hệ thực vật ở vùng cửa sông không đa dạng và sự phân bố của thực vật trên các bãi bồi ở mỗi nơi mỗi khác Ở nước ta sự phân bố của thực vật vùng cửa sông ở Nam
Bộ đa dạng hơn so với khu vực miền Bắc và miền Trung có thể do nhiều nhân
tố chỉ phối Tuy gồm nhiều họ khác nhau nhưng các TVNM phân bố ở vùng, cửa sông đều thích hợp với đất chua mặn, phần lớn chịu tác động của thủy triều Các vùng ven biển phía Nam gần với các trung tâm xuất nguồn giống ic), theo giả thuyết trôi dạt lục địa thì trước đây là những dải (Malays:
nói liền Chế độ nhiệt ở các vùng phía Nam cũng gần nơi tổ tiên mà nó xuất
phát, đó là khí hậu ôn hòa, biên độ dao động nhiệt không lớn, hầu như không
có mùa đông, lượng mưa nhiều, ; các vùng ven biển này đều nông, nhiều
phù sa tạo nên bãi bồi rộng lớn rất thích hợp cho sự phát triển của thực vật đặc biệt là các cây ngập mặn
Trong khi đó ở khu vực miền Trung, các bãi bồi đều hẹp, ngắn, địa
hình trống trải, ít có các đảo che chắn ở phía ngoài, nền đắt nhiều cát, lượng
mưa ít hơn, luôn chịu ảnh hưởng của gió bão và gió mùa Đông bắc và các yếu
tố bất lợi khác nên số lượng loài và cấu trúc nghèo nàn hơn [31], [35]
Mặt khác, khi xét theo nhiệt độ người ta nhận thấy nếu nhiệt độ nước
Trang 24xuất hiện rừng Đước
Như vậy, các yếu tố của điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ mặn,
chế độ ngập triều, nền đáy và địa mạo của vùng cửa sông đã tác động đến sự phân bồ và mức độ đa dạng của TVBC trên các bãi bồi Do đó chúng tạo nên các đới phân bó rất rõ rệt trong không gian vùng cửa sông [31]
1.2.2 Quá trình diễn thế sinh thái của thực vật bậc cao ở vùng cửa sông
'Vùng cửa sông ven biển là một hệ sinh thái động nối liền với biển khơi Sự thay đổi nhanh chóng các nhân tô môi trường ở vùng cửa sông ven biển do
hoạt động của thủy triều và lưu lượng sông khiến cho đất bồi hoặc xói lở
nhanh chóng đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bó của các loài và có sự thay thế loài này bằng lồi khác [35]
Thơng thường, một khi bãi triều được hình thành sẽ có các cây tiên
phong cố định giữ đất, giữ phù sa và trầm tích lại, bùn đất ngày càng chặt hơn, độ ngập triều dài, lượng nước ngọt được tăng cường đã tạo điều kiện cho các loài đến sau sinh trưởng thuận lợi hơn, số loài phong phú dần lên Nhung
đến một mức phát triển nhất định lại nảy sinh sự cạnh tranh về thức ăn, ánh
sáng nên những loài đến trước yếu thế hơn sẽ bị tiêu diệt dần để cho các loài
đến sau ưu thế phát triển Do đó, ở các giai đoạn ôi
định về sau các quần xã sẽ đơn giản hơn về thành phần loài và cấu trúc quần xã Trong giai đoạn cuối,
khi đất không còn ngập triều, bùn khô, pyrite bị oxi hóa thành đất axit sunphat
thì diễn thế chuyền sang dạng thối hóa do mơi trường đã thay đổi không phù
hợp với cây ngập mặn nữa Giai đoạn sau đó diễn ra hết sức phức tạp tùy thuộc vào mức độ can thiệp của con người và thiên nhiên [35]
Duke và các cộng sự (1988) dựa trên độ mặn của nước và độ dốc của địa hình đã đưa ra các kiểu hình phân vùng của thực vật ở vùng cửa sông
Trang 25tiên phong là loài Bần chua (Sc), ở khu vực vùng triều có các loài Vẹt khang,
(Bs) va 6 khu vực có độ đốc cao hơn thì xuất hiện các loài Giá (Ea) Vùng
trung nguồn có độ mặn từ 0 - 30%o, nhóm tiên phong lại là Si (Ac), tiếp đến
14 Dung (Rm), Ban chua (Se), Vẹt tách (Bp) và cuối cùng là loài Cui biển
(Hi) Ở vùng hạ nguồn có độ mặn từ 15 -32%ø, Bần trắng (Sa) lại là nhóm tiên
phong, tiếp đến là các loài Mắm biển (Am), Đước vòi (Rs), Đước (Ra), Vet dù (Bg), Dà vôi (C0 (hình 1.1) : E0258Z09907863322 ÿ : i Ht
Hình 1.1 Các kiểu hình phân vùng của sông Daintree, Dong Bac Uc
Trong những nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng và cộng sự đã chỉ ra rằng, ở nơi cao, ít nước thuộc vùng trên triều, phân bố các loài chịu hạn như Tra (Habiseus tiliaceus), Dita dai (Pandanus tectorius), Vạng hôi (Clerodendron inerme), Mudng (Ipromoea pescaprae), Cỏ Trên các bãi
đất mới bồi, nền chưa ôn định, yếm khí, xuất hiện những loài tiên phong như
Trang 26nơi có độ muối tương đối cao, hàng loạt các loài nhu Dude déi (Rh apiculata), Ban (Senneratia alba) cùng với nhiều cây ưa mặn khác quân tụ,
phát triển phát tán thành rừng [19]
Tại nơi độ muối thấp và biến động mạnh, nhất là cửa các con sông,
những loài trên thường giảm và thay vào đó là các loài Đước bộp
(Rh.mucronata), Mim quắn (4.lunara), Đi vào trong, phía thượng lưu, nền đất càng chặt lại, độ muối càng giảm nhanh, điều kiện sống càng thuận lợi cho sự phát triển thay thế của các nhóm cây khác như Gid (Excoecaria
agallocha), Dừa nước (Nypa fruticans), Say (Phragmites communis), Lac
(Cyperus cephalotus), nhimg c4y đặc trưng cho dat đầm lầy chua mặn của phân trên cùng vùng cửa sông [19]
Như vậy, sự phân bố của TVBC ở vùng cửa sông có liên quan chặt chẽ
đến các yếu tô môi trường như độ mặn, thể nền và chế độ thủy triều Đặc biệt khi
độ mặn thay đổi có thể dẫn đến sự thay thế sự phân bố của các nhóm thực vật 1.3 VAI TRÒ CỦA HỆ THỰC VẬT BẬC CAO KHU VỰC BÃI BÒI
VUNG CUA SONG
Hệ thực vật bậc cao phân bố trên các bãi bồi, đặc biệt là các TVNM đóng vai trò rất lớn đối với vùng cửa sơng Ngồi vai trị là nơi cư trú, nuôi
dưỡng các loài thủy sản còn có tác dụng lớn trong việc bảo vệ bờ biển, điều hòa khí hậu, hạn chế sự xâm nhập mặn, nước biển dâng
1.3.1 Nơi cư trú, nuôi dưỡng các loài động vật, các loài thủy sản
Hệ thực vật bậc cao ở vùng cửa sông không những là nguồn cung cấp
thức ăn mà còn là nơi cư trú, nuôi dưỡng con non của nhiều loài thủy sản có giá trị Trong vòng đời của một số lớn các lồi cá, tơm, cua có một hoặc nhiều giai đoạn bắt buộc phải sống trong các vùng nước nông, cửa sông có
TVNM Những loài giáp xác như tôm, cua sinh ra ở biển khơi, ấu trùng của
Trang 27đây chúng sinh trưởng đến lúc sinh sản chúng lại di cư trở lại ở vùng nước sâu
dé đẻ Mặt khác, rừng ngập mặn và bãi bồi còn là nơi sinh sống và kiếm ăn
của nhiều loài chim nước và chim di cư, tạo thành các sân chim lớn với hàng
van con và doi qua RNM Việt Nam có nhiều loài chim quí hiếm của thế giới
như các loài cò mỏ thìa, già dẫy, hạc cổ trắng (Võ Quý, 1984) Như vậy,
vùng bãi bồi là một mắt
ích quan trọng trong chuỗi các nơi cư trú của các
loài chim biển di cư của thế giới
1.3.2 Tác dụng trong việc bảo vệ đất bồi, chống xói lở, hạn chế xâm
nhập mặn
Hệ thực vật bậc cao ở các bãi bồi vùng cửa sông được xem như là một
công cụ lần biển tự nhiên, đặc biệt các TVNM được ví như một “bức tường, xanh” trước biển, góp phần quan trọng trong việc phòng chống và giảm thiêu thiệt hại thiên tai, có khả năng hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngà
Hệ rễ cây chằng chịt trên mặt đất làm giảm cường độ của sóng nên hạn chế
dong chảy vào nội địa khi triều cường Mặt khác, chúng vừa ngăn chặn có hiệu quả hoạt động công phá bờ biên của sóng, đồng thời là vật cản làm cho trằm tích lắng đọng, bồi tụ nhanh hơn, hạn chế xói lở và quá trình xâm thực
bờ biển Ví dụ như, hàng năm vùng cửa sông Hồng tại Ba Lạt tiến ra biển
60+70m, một số xã ở tỉnh Tiền giang, Bến tre đất bồi ra biển 25+30m, Trà
vinh, Sóc trăng 15+30m, Bạc liêu, Cà mau 30+40m (Phân viện Điễu tra Quy hoạch rừng Nam Bộ, 2006)
Ở vùng cửa sông lớn như hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long, phù sa
thường ngưng đọng trên lòng sông và ngồi cửa sơng tạo nên những hòn đảo
nỗi Nếu điều kiện thuận lợi thì chỉ sau một thời gian, các loài cây ngập mặn
tiên phong sẽ đến cư trú tạo môi trường cho những loài cây đến sau và đi
Trang 281.3.3 Tác dụng đối với môi trường sinh t
Theo Blassco (1975), hệ thực vật ngập mặn là một tác nhân làm cho khí
hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và biên độ nhiệt do nó làm giảm cường
độ bốc hơi nước Sau khi thảm thực vật không còn thì cường độ bốc hơi nước
tăng làm cho độ mặn của nước và đất tăng theo Ở những nơi không có RNM
thì tốc độ gió tại đó sẽ tăng đột ngột, gây nên hiện tượng sa mạc hóa do cát di
chuyển vùi lắp kênh rạch và đồng ruộng Tốc độ gió tăng gây ra sóng lớn làm
vỡ đê đập, xói lở bờ biển Mất RNM sẽ ảnh hưởng đến lượng mưa của tiểu khu vực, kèm theo đó là ô nhiễm, dịch bệnh lan trài
Do đó, hệ thực vật bậc cao ở bãi bồi vùng cửa sông góp phần điều hòa
khí hậu trong vùng, làm cho khí hậu dịu mát hơn Chẳng hạn như RNM Cần giờ, TP Hồ Chí Minh được xem như lá phổi xanh của thành phố
Các chất độc hại và ô nhiễm từ các khu công nghiệp, đô thị thải vào sông suối, hòa tan trong nước hoặc lắng xuống đáy được nước sông mang ra các vùng cửa sông ven biển RNM hấp thụ các chất này và tạo ra các hợp chất ít độc hại
hơn đối với con người Ở một số nơi sau khi thảm thực vật ngập mặn bị tàn phá
thì cường độ bốc hơi nước tăng, làm cho độ mặn của nước và đất tăng theo [35] 1.3.4 Tác dụng trong việc giảm thiểu tác hại của sóng thần
Hệ thực vật bậc cao ở bãi bồi vùng cửa sông, đặc biệt là các cây ngập
mặn có chức năng chống lại sự tàn phá của sóng thần nhờ hai phương thức
khác nhau Thứ nhất, khi năng lượng sóng thần ở mức trung bình, những cây ngập mặn vẫn có thể đứng vững, bảo vệ hệ sinh thái của chính mình và bảo vệ
cộng đồng dân cư sinh sống đằng sau chúng Có được như vậy là vì các cây
ngập mặn mọc đan xen lẫn nhau, rễ cây phát triển cả trên và dưới mặt đất
cộng với thân và tán lá cây cùng kết hợp đề phân tán sức mạnh của sóng thần
Thứ hai, khi năng lượng sóng thần đủ lớn để có thể cuốn trôi những cánh
Trang 29bằng cách hy sinh chính mình để bảo vệ cuộc sống con người Rễ cây ngập
mặn có khả năng phát triển mạnh mẽ cả về mức độ rậm rạp và sự dàn trải Khi
cây ngập mặn bị đồ xuống thì rễ cây dưới mặt đất tạo ra một hệ thống dày đặc ngăn cản dòng nước [35] 1.4 DIEU KIEN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CUU 1.4.1 Điều kiện tự nhiên a Vitri dja lý
Vùng hạ lưu sông Thu Bồn nằm ở vùng cửa sông - ven biển, cuối tả
ngan sông Thu Bồn, từ 15”26°0” đến 15°15°15” độ vĩ Bắc và từ 10823°10”
đến 108°17'08” độ kinh Đông Với diện tích tự nhiên: 6.146,88 ha, trong đó
đất liền chỉ có 4.597,76 ha (chiếm 73,50%) [36]
Phía Đông giáp biển Đông,
Phía Tây giáp huyện Điện Bàn và huyện Duy Xuyên
Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên
Phía Bắc giáp huyện Điện Bàn
Trang 30
b Khí hậu
'Vùng hạ lưu sông Thu Bồn (VHLSTB) nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói
chung nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa - vùng chuyển tiếp giữa khí hậu Miền Bắc và Miền Nam Nắng nóng vào mùa hè, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, mưa nhiều, lũ lụt vào mùa thu và mùa đông lạnh Khí hậu, thời tiết
là một nhân tố quyết định đến cảnh quan tự nhiên và đời sống của sinh vật
Cùng với địa hình, khí hậu tác động đến đa dạng sinh học, chế độ thủy văn
của vùng hạ lưu sông [36]
* Lượng mưa
Mưa là một trong những thành phần của cán cân nước, có mối quan hệ mật thiết đến chế độ thủy học và ngư nghiệp
Mùa mưa năm 2013, ở Quảng Nam tập trung vào 3 tháng là tháng 9, 10
và I1 chiếm 70% lượng mưa cả năm, lũ lớn cũng xuất hiện trong thời gian
này Thời kỳ ít mưa tập trung từ tháng 3 đến tháng 8, lượng mua trong 5
tháng này chỉ chiếm khoảng 10% - 16% lượng mưa cả năm [36]
Trang 31mn 800 600 500 400 "kđ1z.L Hình 1.3 Biểu đô mô tả lượng mưa trung bình các thẳng trong năm
* Số giờ nắng, lượng bốc hơi
Nắng là yếu tố khí hậu có liên quan chặt chẽ với bức xạ mặt trời và phụ
thuộc vào chế độ mưa, lượng mây, là điều kiện cơ bản cho quá trình quang
hợp, hô hấp của thực vật và ảnh hưởng trực tiếp đến thủy sinh vật trong vùng,
hạ lưu sông
Số giờ nắng và lượng bốc hơi ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn có sự chênh lệch giữa mùa hè và mùa đông, tháng 5 có giờ nắng cao nhất, tháng 12 có giờ
nắng thấp nhất Trong năm số giờ nắng tăng nhanh nhất vào tháng 5 và tháng
Trang 32300 250 150 100 sọ ° 1203 4 5 6 7 8 9 10 12 Thắng Hình 1.4 Đồ thị biểu thị số giờ nắng các tháng trong năm * Nhiệt độ
Nhiệt độ là một yếu tố sinh thái tác động rất lớn đến đời sống của sinh vật
Trang 33“2012 =2013 7 8s 9 wu ¡2 Tháng 123 4 5 6 Hình 1.5 Biểu đồ biểu diễn nhiệt độ trung bình các tháng e Thủy văn
Hạ lưu sông Thu Bồn có mạng lưới phân lưu, nhập lưu khá phức tạp Tại
Giao Thủy, sông nhận nước từ sông Vu Gia qua nhánh sông Quảng Huế, về
đến thị trấn Vĩnh Điện thì chỉ lưu Vĩnh Điện lại dẫn một phần nước từ sông
Thu Bồn chảy vào sông Hàn, phần còn lại chảy ra biển qua Cửa Đại (Hội An), Sông Thu Bồn - Vu Gia theo trục Đông - Tây (đoạn sông Thu Bồn chảy
qua Hội An được gọi là sông Cái hoặc sông Hội An, với chiều dài qua địa phận thành phó là 8,5 km) Sông Thu Bồn là một trong 2 dòng chính của hệ
thống sông Vu Gia - Thu Bồn và cũng là sông lớn nhất tỉnh Quảng Nam Diện
tích lưu vực tính đến Giao Thủy (cách Hội An 30km) là 3.§25kmẺ
'Vào mùa nước lớn có sự xâm nhập của nước biển nên vùng cửa sông là
Trang 34định Trong mỗi tháng thông thường có 2 kỳ triều cường và 2 kỳ triều kém; kỳ triều cường xảy ra vào những ngày trăng tối và trăng tròn, biên độ triều lớn nhất xuất hiện vào thời kỳ này Nhờ chế độ bán nhật triều đó, VHLSTB luôn
nhận được lượng nước từ biển Đông làm thay đổi độ mặn theo không gian và
thời gian [36] * Dong chay
Ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn có chế độ dòng chảy chịu ảnh hưởng dong triều Sự biến đổi về dòng chảy theo thời gian chịu sự chỉ phối trực tiếp của
dong chảy từ thượng nguồn đổ về và dòng triều từ biển chảy ngược lên
Trong mùa cạn, dòng chảy từ thượng nguồn đổ về ít biến đổi nên tốc độ,
lưu lượng dòng chảy ở đây chủ yếu là do dòng triều chỉ phối Dòng chảy ở vùng hạ lưu sông có hai chiều thay đổi phụ thuộc vào quy luật lên xuống của thuỷ triều
Vào mùa lũ, do lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn lớn nên tốc độ dòng triều lên giảm đi và tốc độ dòng chảy xuôi tăng lên đáng kẻ Khi có lũ lớn thì sự ảnh hưởng của thuỷ triều sẽ giảm dan, dòng chảy ngược sẽ không còn, biên độ dao động mực nước triều cũng giảm dần Khi đó dòng chảy trên
sơng chỉ hồn tồn là dòng chảy lũ Các dòng nước từ sông đổ ra biển đã hình thành các đòng hội tụ tạo ra nguồn thức ăn phong phú cho các thủy sinh vật
d D6 man
Mức độ xâm nhập mặn trên VHLSTB phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố,
trong đó dòng chảy thượng nguồn đóng vai trò chính Vào mùa cạn, lưu lượng dòng chảy thượng nguồn nhỏ, độ mặn xâm nhập vào trong sông lớn và khá ôn
định Nồng độ muối ở đây thay đổi theo mùa rõ rệt, biên độ giao động giữa
mùa mưa và mùa khô tại các thủy vực của vùng hạ lưu sông thay đổi khá lớn
tir 0,0°%o9 - 8,8%o Day 1a yéu t6 quan trong anh hưởng đến toàn bộ sinh vat
Trang 35TVBC trên các bãi bồi
1.4.2 Tình hình kinh tế - xã hội
a Dan sé
Theo Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Nam (2014), tính đến hết năm 2013, dân số của huyện Duy Xuyên và thành phố Hội An là 216.380 người (bảng 1.4) Thành phố Hội An có
ện tích nhỏ nhưng mật độ dân số cao
nguyên nhân là do ngoài dân số tăng tự nhiên tại chỗ, hằng năm ở Hội An tốc
độ gia tăng dân số cơ học khá cao, hàng ngày có một lượng du khách khá lớn
đến tham quan du lịch, nhiều lao động từ các địa phương khác trong và ngồi
tỉnh đến bn bán làm ăn và không ít các nhà khoa học, cán bộ, công chức,
viên chức, nghệ sĩ, đến nghiên cứu, công tác [10] Bảng 1.4 Diện tích, dân số, mật độ năm 2013 theo huyện, thành phó
Đân số trung bình | Mật độ dân số
Địa phương |_ Diện tích (Km?) si c (người) (người/km°) Hội An 6171 92.564 1.500 Tong 360,80 216.380 600 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam, năm 2014) b Tình hình kinh tế
Theo báo cáo kinh tế - xã hội năm 2013, thành phố Hội An đạt được nhiều kết quả như giá trị tăng thêm (GDP) của thành phó cả năm 2013 dat
hơn 1.225 tỷ đồng, tăng hơn 12% so với năm 2012, GDP bình quân đầu người
đạt 32,73 triệu đồng, tăng hơn 3 triệu so với năm trước
Ngành DL-DV-TM tăng trưởng mạnh, phát huy vai trò là ngành mũi nhọn của thành phó với GDP hiện hành đạt hơn 2.087 tỷ đồng, tăng hơn 16%,
chiếm tỷ trọng 68,73% tổng GDP toàn thành phố Năm 2013, có 1.610.000
Trang 36CHƯƠNG 2
ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các loài thực vật bậc cao phân bố ở các bãi bồi thuộc hạ lưu sông Thu
Bồn — Thành phố Hội An
2.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thời gian nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã nghiên cứu từ tháng 01/2015 đến
tháng 10/2015 Trong đó, chúng tôi tiền hành điều tra, khảo sát 3 đợt thu mẫu:
Đợt 1: Từ ngày 23 - 25/5/2015 Đợt2: Từ ngày 30 - 31/5/2015 Đợt 3: Từ ngày 19 - 21/9/2015
2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Trang 37Bảng 2.1 Các vị trí thu mẫu vùng hạ lưu sông Thu Bồn TT Khu vực nghiên cứu Tọa độ Kí hiệu N-15" 87°38” 1 Thanh Ha E-108° 30'27'” VI ^ N-15” 87152” 2 Gò Ông Một (Thanh Hà) E-108° 29°85'” ° V2 : N-15" 86°75” 3 Cảm Kim E-108° 33'77”” W3 N-15”72'64'” 4 Cảm Nam E-108" 31°96”” ° V4 N-15" 87°48” 5 Cam Nam V5 E-108° 34°37” N-15" 86°91” 6 Cảm Thanh E-108° 36103 V6 N-15" 86°54” 7 | Go Thuan Tinh (Cam Thanh) E-108° 36'07”” ° V7
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
'Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
về diện tích đất đai và bản đồ hiện trạng khu vực nghiên cứu, các tài liệu tham
khảo liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước Sử dụng các
kiến thức và số liệu có liên quan tới hướng nghiên cứu do các nhà khoa học
trước đã đưa ra để làm cơ sở cho nghiên cứu 2.3.2 Phương pháp điều tra thực địa
Đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
Trang 38vực trong thời gian nghiên cứu Một số thiết bị được dùng trong khi khảo sát:
GPS, máy ảnh
2.3.3 Phương pháp lập ô tiêu chuẩn
Để
n hành thu thập các số liệu về thành phần loài của hệ TVBC trên
các bãi bồi chúng tôi sử dụng phương pháp lập ô tiêu chuẩn [34] Lập 7 ô tiêu chuẩn có kích thước 10m x 10m (100m?) tại 7 khu vực nghiên cứu tương ứng, với 7 bãi bồi, ô được tính từ mép nước vào bờ 10m và chiều dài 10m, được đánh dấu tọa độ ô tiêu chuẩn bằng máy GPS Trong ô tiêu chuẩn (A) tiến hành đo đếm tắt cả các cây thân bụi và thân gỗ Trong mỗi ô A, lập 1 ô nhỏ
hon (6 B) với kích thước là 5m x 5m (25m), trong đó tiến hành đo đếm tắt cả
các cây thân thảo +— 10m —> A 10m | B
Sơ đồ bố trí I 6 tiéu chuan
2.3.4 Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu ngoài thực địa
a Đối với mẫu thực vật
Sử dụng phương pháp thu mẫu thực địa theo Nguyễn Nghĩa Thìn
(1997, 2007) [33], [34]:
Phương pháp thu mẫu: Các mẫu thu được có bộ phận dinh dưỡng và bộ
phận sinh sản Trường hợp mẫu thu được không đủ đặc điểm phân loại (do
không vào mùa hoa, qua) thi tie:
hành thu và thay thế mẫu trong các đợt thu
mẫu tiếp theo Mỗi mẫu đều được gắn nhãn (etyket) ghi số hiệu mẫu, địa điểm
Trang 39
đặc trưng (nếu có); có nhựa mủ hay không; môi trường sống
Cách xử lý mẫu: Mẫu vật được xử lý ngay sau mỗi đợt thu mẫu, ép tạm
thời bằng giấy báo, buộc chặt, cho vào túi nilon va tam con 70%
Chụp ảnh: sử dụng máy ảnh để ghi lại hình ảnh của các loài cây, đặc
điểm phân bố và những hoạt động của tập thể trong quá trình nghiên cứu
b Đối với các mẫu đất và nước
Mẫu nước được thu trực tiếp vào can nhựa hoặc lọ nhựa PE đã được xử lý trước bằng dung dịch HNO3 PA và nước cất 2 lần, được tráng kỹ bằng nước mẫu tại chỗ trước khi đựng mẫu
- Các mẫu nước: Sử dụng gàu lấy nước ở độ sâu 1,5m và cho vào chai
có ghi sẵn khu vực thu mẫu Mẫu nước phân tích các yếu tố pH, độ mặn được
giữ lạnh và phân tích trong ngày
~ Các mẫu đất: Tiến hành lấy mẫu đất ở các khu vực nghiên cứu va cho
vào chai nhựa có ghi sẵn vị trí và thời gian lấy mẫu Mẫu được bảo quản và
gửi đến phòng phân tích môi trường xử lý
2.3.5 Phương pháp xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm
a Đối với các mẫu thực vật
Sử dụng phương pháp xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm theo Nguyễn Nghia Thin (2007)[34]:
Ép mẫu: Mẫu được ép phẳng trên một tờ báo gập làm bốn, đảm bảo phiến lá được duỗi, không bị quăn Trên mẫu có lá sắp, lá ngửa đề có thể quan
sát dễ dàng cả hai mặt lá mà không phải lật mẫu Đối với hoa thì dùng các mảnh báo nhỏ gói riêng Quả được cắt thành lát ngang và lắt dọc đề tiện cho
việc phân tích, ép và sấy mẫu Sau đó xếp mẫu thành chồng và dùng bản ép
gỗ ép chặt mẫu và bó lại
Sấy mẫu: Sau khi ép mẫu thì tiến hành sấy ngay, mẫu được sấy trong tủ
Trang 40thuộc vào lượng mẫu
b Đối với các nước và mẫu đất: Gửi đến phòng phân tích môi trường
thuộc Trung tâm khí tượng thủy văn khu vực miền Trung phân tích xử lí 2.3.6 Phương pháp xác định danh tính khoa học
Xác định tên khoa học của các loài thực vật sử dụng phương pháp so
sánh hình thái truyền thống kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia và
một số t
[8] Từ điển cây thuốc Việt Nam [9], Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ U7]
Kiém tra tén khoa hoc: Khi đã có đầy đủ tên loài, tiến hành kiểm tra lại iéu chuyên ngành như: Cây cỏ có ích Việt Nam của Võ Văn Chỉ
các tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sai sót Điều chinh tên họ,
tên chỉ và tên loài theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” của Nguyễn Tiến Bân [2], [3], [4], [5] - Danh mục thực vật được xếp vào từng chỉ, họ theo cách sắp xếp của Brummitt, 1992 [38] - Trat tự các loài trong phạm vi từng chỉ, các chỉ trong từng họ được sắp xếp theo trật tự a, b, c
~ Danh mục được lập trên cơ sở thu các mẫu vật, đồng thời tham khảo đối chiếu các tài liệu của các tác giả Phạm Hoàng Hộ [17], Đỗ Tắt Lợi [26], Vo Van Chi [8]
2.3.7 Phương pháp xử lí số liệu
- Sử dụng chương trình Microsoft Excel đề xử lí các số liệu
~ Xác định độ ưu thế (Dominanee) [23]: Mức độ ưu thế (C) được xác định:
C=š(n/N)
Trong đó : - ni là mức độ ưu thế của mỗi loài (số cá thể)