1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx

122 586 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 13,87 MB

Nội dung

1.3.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI  Giảm thiểu chất thải, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu trong quá trìnhsản xuất để đem lại lợi ích cho XN giày Lega 2 và hạn chế những tác độngxấu đến môi t

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Môi Trường-Trường

ĐH Kỹ thuật-Công nghệ TP.HCM đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt hơn

4 năm của khoá học

Xin cảm ơn GS.TSKH.Lê Huy Bá và ThS.Thái Văn Nam, là người trực tiếp giảngdạy và hướng dẫn tốt nghiệp các Thầy đã quan tâm giúp đỡ và hướng dẫn tận tìnhcho em trong thời gian qua

Xin cảm ơn Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường TP.HCM, đặc biệt cảm ơn Cô NguyễnThị Truyền và các Chị ở Trung tâm Sản xuất sạch hơn đã giúp đỡ, chỉ bảo tậntình trong thời gian em thực tập và thực hiện đồ án này

Xin cảm ơn Xí nghiệp giày Lega 2 đã cung cấp một số tài liệu và tạo điều kiệnđể em được nghiên cứu áp dụng Sản xuất sạch hơn tại xí nghiệp

Xin chân thành cảm ơn

TP.HCM tháng 12 năm 2006 Sinh viên thực hiện Trịnh Minh Mỹ Hạnh

Trang 2

MỤC LỤC

Lời cảm ơn i

Mục lục ii

Danh mục các chữ viết tắt v

Danh mục các bảng vi

Danh mục các đồ thị vii

Danh mục các sơ đồ viii

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề 1

1.2.Sự cần thiết của đề tài 2

1.3.Mục tiêu đề tài 3

1.4.Nội dung đề tài 3

1.5.Giới hạn đề tài 4

1.6.Phương pháp nghiên cứu 4

1.7.Bố cục đề tài 7

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tổng quan tài liệu về SXSH 8

2.1.1.Định nghĩa Sản xuất sạch hơn 8

2.1.2.Kỹ thuật Sản xuất sạch hơn 9

2.1.3.Phương pháp luận của một chương trình Sản xuất sạch hơn 11

2.1.4.Lợi ích của SXSH 12

2.1.5.Tình hình áp dụng Sản xuất sạch hơn 13

2.1.6.Xu hướng áp dụng SXSH hiện nay 16

2.1.7.Lộ trình Sản xuất sạch hơn ở Việt Nam trong thời gian tới 17

Trang 3

2.2.Tổng quan về ngành da giày 18

2.2.1.Giới thiệu về ngành da giày 18

2.2.2.Vấn đề môi trường của ngành da giày 23

2.2.3.Tình hình quản lý chất thải da giày hiện nay 27

Chương 3

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VÀ CƠ SỞ SẢN XUẤT HỘ GIA ĐÌNH TẠI TP.HCM 3.1.Kết quả điều tra về quan điểm môi trường 30

3.2.Kết quả điều tra hiện trạng quản lý môi trường 31

3.2.1.Môi trường không khí 31

3.2.2.Chất thải rắn 32

3.2.3.Vấn đề môi trường cần quan tâm 33

3.2.4.Biện pháp kiểm soát môi trường 34

3.3.Kết quả điều tra về Sản xuất sạch hơn 35

3.3.1.Nhận thức về SXSH 35

3.3.2.Ý kiến về việc áp dụng SXSH 37

3.3.3.Chính sách khuyến khích áp dụng SXSH 45

Chương 4 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SXSH TẠI XN GIÀY LEGA 2 4.1.Giới thiệu về Xí nghiệp giày Lega 2 47

4.2.Tổng quan về sản xuất 48

4.3.Hiện trạng môi trường 53

4.4.Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp SXSH 55

4.5.Lựa chọn các giải pháp SXSH 56

Trang 4

Chương 5

ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ÁP DỤNG SXSH CHO NGÀNH DA GIÀY TẠI TP.HCM 5.1.Cơ sở để xây dựng chính sách 66

5.1.1.Các quy định liên quan đến SXSH 66

5.1.2.Các quy định liên quan đến ngành da giày 69

5.1.3.Kết quả điều tra tại một số DN và cơ sở sản xuất hộ gia đình 72

5.1.4.Nghiên cứu áp dụng SXSH tại XN giày Lega 2 75

5.2.Đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH 76

5.2.1.Quy định chung 77

5.2.2.Chính sách khuyến khích 77

5.2.3.Tổ chức thực hiện 81

Chương 6

KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ 6.1.Kết luận 84

6.2.Kiến nghị 86

Tài liệu tham khảo 88

Phụ lục 1

Phụ lục 1 1

Phụ lục 2 6

Phụ lục 3 8

Phụ lục 4 13

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KHCN&MT : Khoa học Công nghệ và Môi trường

UNIDO : Tổ chức phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.Kết quả trình diễn kỹ thuật SXSH của một số DN 14

Bảng 2.2.Xem xét lợi ích SXSH về mặt tài chính 15

Bảng 2.3.Xem xét lợi ích SXSH về mặt môi trường 16

Bảng 2.4.Sản lượng giày da Việt Nam 2000-2004 18

Bảng 2.5.Kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam theo lĩnh vực kinh tế 18

Bảng 2.6.Một số thị trường xuất khẩu giày da đạt kim ngạch cao 19

Bảng 2.7.Nồng độ bụi tại một số nhà máy sản xuất giày da 23

Bảng 2.8.Lượng da sử dụng và thải bỏ của Tp.HCM năm 2000 24

Bảng 2.9.Các thành phần hoá học trong da phế thải 25

Bảng 2.10.Hàm lượng Crôm tổng trong da phế thải 25

Bảng 2.11.Tiếng ồn tại một số nhà máy sản xuất giày 26

Bảng 4.1.Định mức sử dụng nguyên phụ liệu 49

Bảng 4.2.Thống kê tình hình suất tiêu hao năng lượng tại XN 51

Bảng 4.3.Phân tích nguyên nhân và đề xuất các giải pháp SXSH 55

Bảng 4.4.Sàng lọc các giải pháp SXSH 57

Bảng 4.5.Đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế của các giải pháp SXSH 59

Bảng 4.6.Đánh giá tính khả thi về mặt môi trường của các giải pháp SXSH 60

Bảng 4.7.Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật của các giải pháp SXSH 61

Bảng 4.8.Phương pháp trọng số để lựa chọn các giải pháp SXSH 62

Bảng 4.9.Bảng lợi ích của các giải pháp đã thực hiện 63

Bảng 4.10.Thứ tự ưu tiên thực hiện các giải pháp 64

Trang 7

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị 2.1.Số DN thực hiện SXSH theo các năm 13

Đồ thị 2.2.Số DN thực hiện SXSH theo ngành 13

Đồ thị 2.3.Các giải pháp SXSH 14

Đồ thị 3.1.Biểu diễn kết quả điều tra mức độ quan tâm đến môi trường 30

Đồ thị 3.2.Biểu diễn kết quả điều tra mong muốn cải thiện môi trường 30

Đồ thị 3.3.Biểu diễn kết quả điều tra về lượng hơi dung môi, bụi, tiếng ồn 31

Đồ thị 3.4.Biểu diễn kết quả điều tra về thiết bị xử lý khí 31

Đồ thị 3.5.Biểu diễn kết quả điều tra tình hình phân loại rác 32

Đồ thị 3.6.Biểu diễn kết quả điều tra tình hình quản lý chất thải rắn 32

Đồ thị 3.7.Biểu diễn kết quả điều tra vấn đề môi trường cần quan tâm 33

Đồ thị 3.8.Biểu diễn kết quả điều tra biện pháp kiểm soát môi trường 34

Đồ thị 3.9.Biểu diễn kết quả điều tra nhận thức về SXSH 35

Đồ thị 3.10.Biểu diễn kết quả điều tra cách tiếp cận SXSH 36

Đồ thị 3.11.Biểu diễn kết quả điều tra tình hình tham gia các khoá đào tạo 37

Đồ thị 3.12.Biểu diễn kết quả điều tra ý kiến về lợi ích của SXSH 37

Đồ thị 3.13.Biểu diễn kết quả điều tra về các cơ hội SXSH 38

Đồ thị 3.14.Biểu diễn kết quả điều tra có nên áp dụng SXSH 39

Đồ thị 3.15.Biểu diễn kết quả điều tra các giải pháp SXSH được quan tâm 39

Đồ thị 3.16.Biểu diễn kết quả điều tra ở DN 40

Đồ thị 3.17.Biểu diễn kết quả điều tra ở cơ sở hộ gia đình 40

Đồ thị 3.18.Biểu diễn kết quả điều tra về yêu cầu hỗ trợ 41

Đồ thị 3.19.Biểu diễn kết quả điều tra ý kiến về việc xây dựng chính sách 45

Đồ thị 3.20.Biểu diễn kết quả điều tra áp dụng SXSH khi có chính sách 46

Đồ thị 4.1.Phân bố năng lượng sử dụng tại XN giày Lega 2 51

Đồ thị 4.2.Suất tiêu hao năng lượng của XN giày Lega 2 52

Trang 8

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1.Phương pháp nghiên cứu 5

Sơ đồ 2.1.Tổng quan các kỹ thuật Sản xuất sạch hơn 10

Sơ đồ 2.2.Phương pháp luận của chương trình SXSH 11

Sơ đồ 4.1.Quy trình sản xuất tại XN giày Lega 2 48

Sơ đồ 5.1.Cơ cấu của chính sách khuyến khích áp dụng SXSH 76

Sơ đồ 5.2.Tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích áp dụng SXSH 81

Trang 9

Chương 1

MỞ ĐẦU

1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, bên cạnh sự tăng trưởng kinh tế, sự phát triển xã hội là những tháchthức về môi trường mà con người đang phải đối mặt Để giải quyết vấn đề nàynhiều giải pháp đã được đưa ra và thực hiện đem lại kết quả rất khả quan, màmột trong những giải pháp đó phải kể đến Sản xuất sạch hơn (SXSH)

Từ giữa những năm 1980, các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, HàLan, Thụy Điển, Đan Mạnh,… và từ năm 1993, một số nước Châu Á và Đông Âunhư Ấn Độ, Sigapore, Thái Lan, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungari,… đã áp dụngSXSH Ở Việt Nam, khái niệm này được đưa vào năm 1996 Từ đó đến nay,SXSH đã nhận được sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình từ phía các Bộ, ngànhvà các doanh nghiệp (DN) trong cả nước Vì mang lại nhiều lợi ích thiết thực nênsố lượng các DN áp dụng SXSH cũng ngày càng tăng, tuy nhiên con số này cònrất thấp so với số DN hiện có

Tại TP.HCM, SXSH được biết đến qua dự án “Giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp”thực hiện từ năm 1996 đến năm 2004 dưới sự tài trợ của tổ chức SIDA vàUNIDO Là một trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ lớn có tốc độ tăngtrưởng công nghiệp cao nên TP đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trườngvà suy giảm chất lượng cuộc sống Vì thế, lãnh đạo và các cơ quan chức năng rấtquan tâm đến SXSH Kế hoạch của TP là đến năm 2008 sẽ triển khai SXSH cho

135 DN thuộc các ngành công nghiệp gây ô nhiễm điển hình

Còn về da giày, thì đây là ngành đã ra đời từ hàng trăm năm trước và trải qua baothăng trầm của lịch sử, đến nay trở thành một ngành nghề truyền thống của dân

Trang 10

được xem là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn xuất khẩu Theo BộThương mại, da giày là một trong bốn mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao, xếpsau dầu thô, hàng dệt may và thuỷ sản, thu hút nhiều lao động và góp phần thúcđẩy quá trình công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước Bên cạnh đó, đây cũng làngành có tác động đáng kể đến môi trường khi mà phần lớn chất thải của ngànhlà chất thải nguy hại (CTNH) Một số DN sử dụng công nghệ và thiết bị lạc hậu,mở rộng sản xuất nhiều lần và quản lý lỏng lẻo, chồng chéo nên cơ hội và tiềmnăng áp dụng SXSH của ngành là tương đối lớn.

Chính vì thế, việc trình diễn SXSH ở các DN thuộc ngành da giày hứa hẹn mộtkết quả khả quan Hy vọng với sự quan tâm của nhà nước và các cấp ngành cóliên quan cùng với nỗ lực của doanh nghiệp SXSH sẽ mang lại những lợi ích thiếtthực cho DN cũng như cho cộng đồng

1.2.SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngày 22/9/1999, Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCN &MT) đã ký vào Tuyên ngôn quốc tế về SXSH, thể hiện cam kết của Chính phủtrong việc phát triển đất nước theo hướng bền vững Ngày 6 tháng 5 năm 2002,Bộ KHCN&MT cũng đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về SXSH, nhằmđẩy mạnh việc áp dụng SXSH sao cho SXSH trở thành một công cụ quản lý hiệuquả về mặt kinh tế và đem lại lợi ích cho các DN

Từ trước đến nay, SXSH được biết đến nhiều ở các ngành giấy, dệt, chế biến thựcphẩm và thời gian gần đây là các ngành hoá chất, cơ khí, vật liệu xây dựng, cònvới ngành da giày thì SXSH hầu như chưa được triển khai Trong khi đó, đây lạilà ngành có những tác động đáng kể đến môi trường khi CTNH của ngành chiếm35% lượng chất thải nguy hại của cả ngành công nghiệp(*)

(*) Mức độ thải ra các chất gây nguy hại ở các ngành nghề được phân bổ như sau: ngành giày da (35%), dệt nhuộm (25%), điện-điện tử (25%), dược phẩm (5%) và ngành nghề khác (10%)

Trang 11

Hiện nay, TP.HCM có 14 Xí nghiệp (XN) da giày quốc doanh, 18 XN dân doanhvà hơn 100 cơ sở sản xuất hộ gia đình Tuy nhiên, chất thải chưa được quản lý tốt,hầu hết được thu gom và xử lý theo rác sinh hoạt nên có nhiều vấn đề môi trườngnảy sinh Bên cạnh đó, máy móc thiết bị của ngành đa số đã cũ kỹ, lạc hậu vàviệc sử dụng nguyên vật liệu thì chưa được hiệu quả Vì vậy, da giày cũng làngành cần phải có sự hỗ trợ của các giải pháp SXSH.

Để khuyến khích các DN áp dụng SXSH, TP.HCM đang xây dựng chính sáchkhuyến khích áp dụng SXSH Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện, đặc điểm thìcần phải xây dựng chính sách riêng cho từng ngành và giày da là một trong số đó

1.3.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

 Giảm thiểu chất thải, tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu trong quá trìnhsản xuất để đem lại lợi ích cho XN giày Lega 2 và hạn chế những tác độngxấu đến môi trường thông qua việc đề xuất các giải pháp SXSH

 Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các DN da giày trên địa bàn TPtriển khai áp dụng SXSH thông qua việc xây dựng một chính sách phù hợp

1.4.NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI

 Tổng hợp, biên hội tài liệu về SXSH, về ngành da giày

 Điều tra thực tế ở một số DN và cơ sở hộ gia đình để đánh giá hiện trạng quảnlý môi trường, nhận thức về SXSH, thuận lợi, khó khăn, nguyện vọng khi tiếpcận giải pháp này và những ý kiến về việc xây dựng chính sách

 Nghiên cứu áp dụng SXSH: Tìm hiểu về XN giày Lega 2, đề xuất và đánh giátính khả thi để lựa chọn các giải pháp mà xí nghiệp có thể thực hiện

 Trên cơ sở nghiên cứu thực tế và dữ liệu điều tra xây dựng chính sách khuyếnkhích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TP.HCM

Trang 12

1.5.GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

1.5.1.Phạm vi nghiên cứu

 Do thời gian có hạn nên đồ án chỉ dừng lại ở việc đề xuất các giải pháp SXSHcho XN giày Lega 2

 Đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày TP.HCM

1.5.2.Đối tượng nghiên cứu

Xí nghiệp giày Lega 2 nói riêng và ngành da giày TP.HCM

1.5.3.Thời gian thực hiện

Luận văn được thực hiện từ ngày 1/10/2006 đến ngày 27/12/2006

1.6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.6.1.Phương pháp luận

Da giày là ngành sử dụng nhiều nguyên vật liệu và có tác động đáng kể đến môitrường nên có nhiều cơ hội khi áp dụng SXSH Tuy nhiên, hiện nay, kỹ thuật nàylại chưa được áp dụng nhiều thậm chí còn tương đối xa lạ với nhiều DN Vì vậy,nghiên cứu áp dụng ở một XN điển hình và xây dựng chính sách phù hợp là việclàm cần thiết để tạo tiền đề và khuyến khích các DN tham gia

Để thực hiện đồ án trước tiên cần phải thu thập, biên hội các tài liệu có liên quantạo cơ sở để giải quyết các vấn đề tiếp theo Sau đó, điều tra các thông tin cầnthiết ở một số DN và cơ sở sản xuất hộ gia đình để nắm được hiện trạng quản lýmôi trường, đánh giá nhận thức cũng như xem xét nhu cầu, nguyện vọng của DNvới giải pháp SXSH Từ đó, đưa ra chính sách hỗ trợ phù hợp nhằm nhân rộng môhình này Do SXSH là sự kết hợp giữa các giải pháp quản lý và kỹ thuật nên đểcác giải pháp có tính khả thi và mang lại hiệu quả thì đồ án cần nghiên cứu tạimột xí nghiệp cụ thể và ở đây là XN giày Lega 2 Cuối cùng là đề xuất chính

Trang 13

sách với sự xem xét đánh giá của các chuyên gia để chính sách có tính khả thi vàđáp ứng được nhu cầu của các DN.

Sơ đồ 1.1.Phương pháp nghiên cứu 1.6.2.Phương pháp cụ thể

1.6.2.1.Phương pháp tổng hợp và biên hội tài liệu

Mục đích: Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến SXSH và ngành da giày để tạo cơ

sở cho việc thực hiện đồ án

Cách thức thực hiện: Thu thập thông tin từ giáo trình, bài giảng, các khoá đào tạo,

các hội nghị, hội thảo về SXSH và trên các webside sau đó xử lý các thông tinnày theo chủ đề để phục vụ cho việc nghiên cứu

Nghiên cứu áp dụng điển hình tại XN giày Lega 2

Tổng hợp, biên hội tài liệu liên quan

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Điều tra thực tế một số DN

da giày tại TP.HCM

Phân tích cấu trúc, yêu cầu của SXSH

Tổng hợp, phân tích số liệuĐề xuất chính sáchTrao đổi ý kiến với chuyên giaHoàn thiện chính sách

Trang 14

Mục đích: Nắm được tình trạng quản lý môi trường, nhận thức của DN và các cơ

sở sản xuất hộ gia đình về SXSH, những thuận lợi, khó khăn và nguyện vọng khitiếp cận giải pháp này để từ đó đưa ra một chính sách phù hợp

Cách thức thực hiện: Thiết lập bảng câu hỏi thăm dò ý kiến doanh nghiệp và

bảng câu hỏi thăm dò ý kiến cơ sở sản xuất hộ gia đình (xem phần phụ lục 1).Sau đó điều tra từ 30-50% số doanh nghiệp và cơ sở hộ gia đình trên địa bàn TP

1.6.2.3.Phương pháp nghiên cứu áp dụng SXSH tại xí nghiệp giày Lega 2

Mục đích: Xem xét và đề xuất các giải pháp SXSH cho XN giày Lega 2 và qua

đó đánh giá khả năng áp dụng SXSH của ngành da giày tại TP.HCM

Cách thức thực hiện: Khảo sát thực tế tại XN giày Lega 2, đề xuất các giải pháp,

tính toán để lựa chọn giải pháp có tính khả thi với các phương pháp cụ thể là:

 Phương pháp đánh giá nhanh: Dựa vào hệ số ô nhiễm để tính toán tải lượngphát thải sau đó so sánh với tiêu chuẩn để đánh giá hiện trạng môi trường

 Phương pháp nghiên cứu dòng chất thải: Phân tích đầu vào, đầu ra theo từngcông đoạn của quy trình để từ đó xác định các công đoạn phát sinh chất thải

 Phương pháp phân tích lợi ích và chi phí: Tính toán lợi ích, chi phí để xem xéttính khả thi về kinh tế, kỹ thuật và môi trường của các giải pháp

 Phương pháp trọng số: Dựa vào hệ số để lựa chọn các giải pháp SXSH

1.6.2.4.Phương pháp chuyên gia

Mục đích: Dựa vào kinh nghiệm của chuyên gia để đánh giá tính khả thi của các

giải pháp và xây dựng một chính sách phù hợp cho ngành da giày TP

Cách thức thực hiện: Tham khảo tài liệu từ các hội nghị, hội thảo, các lớp tập

huấn và tham khảo ý kiến của các chuyên gia khi xây dựng chính sách

Trang 15

1.7.BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

Đồ án bao gồm 84 trang nội dung chính (không kể phần phụ lục), được chia thành

6 chương trong đó có 21 bảng, 25 đồ thị, 6 sơ đồ với những nội dung sau:

Chương 1

 Với các mục: Đặt vấn đề, Sự cần thiết của đề tài, Mục tiêu đề tài, Nộidung đề tài, Giới hạn đề tài, Phương pháp nghiên cứu và Bố cục của đề tài.Chương 2

 Tổng quan tài liệu về SXSH

 Tổng quan tài liệu về ngành da giày

Chương 3

 Tìm hiểu quan điểm của DN và cơ sở hộ gia đình về môi trường và SXSH

 Tìm hiểu hiện trạng quản lý môi trường ở các DN và cơ sở hộ gia đình

 Tìm hiểu ý kiến của DN và cơ sở hộ gia đình về việc áp dụng SXSH

Chương 4

 Giới thiệu về Xí nghiệp giày lega 2

 Tổng quan về sản xuất và hiện trạng môi trường

 Đề xuất các giải pháp SXSH

Chương 5

 Đưa ra những cơ sở để xây dựng chính sách

 Đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tạiTP.HCM

Chương 6

 Kết quả của đồ án

 Những kiến nghị với cơ quan chức năng và với doanh nghiệp

Trang 16

Chương 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ SXSH

2.1.1.Định nghĩa SXSH

Khái niệm Sản xuất sạch hơn được Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc

(UNEP) xây dựng từ những năm 1990, với định nghĩa: “là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.”

 Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và nănglượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cảcác chất thải ngay tại nguồn thải

 Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trongsuốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ

 Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế vàphát triển các dịch vụ

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM định nghĩa:

“SXSH là công cụ giúp doanh nghiệp tìm ra các phương thức sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng và nước một cách tối ưu, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí hoạt động, phế thải và ô nhiễm môi trường.”

Trang 17

Bằng cách khảo sát qui trình sản xuất một cách có hệ thống, từ nguyên liệu đầuvào cho đến sản phẩm đầu ra, SXSH có thể giúp DN đề ra những giải pháp tiếtkiệm rất thực tế, từ đó tiết kiệm chi phí cho DN và góp phần bảo vệ môi trường.Bên cạnh SXSH còn có các khái niệm như: Giảm thiểu chất thải/kiểm toán phòngngừa chất thải; phòng ngừa ô nhiễm; hiệu suất sinh thái; sản xuất không phế thải;công nghệ sạch/sản xuất sạch; năng suất xanh,…

Bản chất của các khái niệm này khi áp dụng vào quá trình sản xuất hoàn toàntương tự nhau Đó đều là tư tưởng ngăn chặn sự tạo thành chất thải ngay tạinguồn phát sinh ra chúng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng vàgiảm chất thải đi vào môi trường Điểm khác nhau (nếu có) giữa các khái niệmnày chỉ là nguồn gốc và phạm vi áp dụng

Không giống như xử lý cuối đường ống chỉ làm giảm tải lượng các chất ô nhiễmmột cách thụ động, SXSH chủ động giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễmtại nguồn, từ đó mang lại các lợi ích kinh tế và giảm tác động đến môi trường

2.1.2.Kỹ thuật Sản xuất sạch hơn

Kỹ thuật SXSH được chia thành 3 nhóm:

 Giảm thiểu tại nguồn

 Tái sinh chất thải

 Thay đổi sản phẩm

Mỗi nhóm kỹ thuật trên có thể được chia thành các nhóm nhỏ và trong mỗi nhómđó có thể có nhiều biện pháp kỹ thuật khác nhau Một cách tổng quát có thể môtả các kỹ thuật SXSH bằng sơ đồ 2.1 sau đây:

Trang 18

Kỹ thuật Sản xuất sạch hơn

Cải tiến các thao tác

Cải tiến về lập kế

hoạch sản xuất

Ngăn ngừa việc thất

thoát chảy tràn

Tách riêng về điều

khiển vật liệu

Tạo và nâng cao nhận

thức

Phân loại chất thải

Tiết kiệm năng lượng

Thay đổi về quy trình

tính tự động hoá

Cải tiến các điều kiện vận hành

Cải tiến các thiết bị

Sử dụng công nghệ mới

Làm sạch vật liệu trước khi sử dụng

các vật liệu

bằng các vật liệu ít độc hại

Tái sử dụng trong nhà máyTái chế bên ngoài nhà máyBán, trao đổi, ký gởi và hoàn trả chất thảiTái sinh năng lượng

Thiết kế các sản phẩm sao cho tác động đến môi trường là nhỏ nhấtTăng vòng đời sản phẩm

Cải tiến việc quản lý nội

vi và vận hànhsản xuất

Thay đổi quá trình

Thay đổi công nghệ

Thay đổi vật liệu đầu vào

Sơ đồ 2.1.Tổng quan các kỹ thuật Sản xuất sạch hơn

Trang 19

2.1.3.Phương pháp luận của chương trình SXSH

Lựa chọn tập trung vào giảm thiểu chất thải

Danh mục nguồn và nguyên nhân phát sinh CT

Danh mục các cơ hội giảm thiểu chất thải

Danh mục các cơ hội giảm thiểu chất thải

Các giải pháp đã được thực hiện thành công

Các nỗ lực giảm thiểu chất thải tiếp theo

Giai đoạn 1: Chuẩn bị

Nhiệm vụ 1 : Thành lập đội SXSH

Nhiệm vụ 2 : Lên danh sách các công đoạn của dây chuyền sản xuất

Nhiệm vụ 3 : Xác định và chọn ra những công đoạn sinh nhiều chất thải

Giai đoạn 2: Phân tích các công đoạn

Nhiệm vụ 4 : Chuẩn bị sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất

Nhiệm vụ 5 : Tính cân bằng vật liệu và năng lượng

Nhiệm vụ 6 : Lượng giá đối với các dòng chất thải

Nhiệm vụ 7 : Xác định các nguyên nhân phát sinh chất thải

Giai đoạn 4: Lựa chọn các giải pháp giảm thiểu chất thải

Nhiệm vụ 10 : Đánh giá khả thi kỹ thuật

Nhiệm vụ 11 : Đánh giá lợi ích kinh tế

Nhiệm vụ 12 : Đánh giá các khía cạnh môi trường

Nhiệm vụ 13 : Lựa chọn các giải pháp thực hiện

Giai đoạn 3: Đề xuất cơ hội giảm thiểu chất thải

Nhiệm vụ 8 : Xây dựng và phát triển các cơ hội giảm thiểu chất thải

Nhiệm vụ 9 : Lựa chọn các cơ hội nhiều khả năng thực hiện

Giai đoạn 5: Thực hiện các giải pháp giảm thiểu chất thải

Nhiệm vụ 14 : Chuẩn bị thực hiện

Nhiệm vụ 15 : Thực hiện các giải pháp giảm thiểu

Nhiệm vụ 16 : Quan trắc và đánh giá kết quả

Giai đoạn 6: Duy trì công tác giảm thiểu chất thải

Nhiệm vụ 17 : Duy trì các giải pháp giảm thiểu chất thải

Nhiệm vụ 18 : Xác định và lựa chọn những công đoạn sinh nhiều chất

Trang 20

Sơ đồ 2.2.Tổng quan các kỹ thuật Sản xuất sạch hơn

Trang 21

2.1.4.Lợi ích của SXSH

Xét từ góc độ các doanh nghiệp SXSH “biến chất thải thành lợi nhuận” vừa cải

thiện hiện trạng môi trường vừa đem lại cho DN rất nhiều lợi ích Cụ thể như:

 Lợi nhuận tăng lên và giá cả có tính cạnh tranh hơn nhờ tiết kiệm chi phí vậnhành (nguyên vật liệu, năng lượng, lao động,…) chi phí thu gom, vận chuyển,xử lý chất thải cũng như các chi phí đền bù thiệt hại trong nhiều trường hợp

 Năng suất lao động tăng do điều kiện làm việc được cải thiện tốt hơn

 Nâng cao chất lượng, tính ổn định của sản phẩm, linh hoạt hơn trong sản xuất

 Cải thiện hình ảnh DN, là con đường tiếp cận tốt hơn đến thị trường và cácnguồn tài chính Cải thiện quan hệ giữa DN với cộng đồng địa phương do việclàm giảm các tác động tiêu cực đến môi trường

 Hạn chế vi phạm Luật Bảo vệ môi trường (BVMT)

 Tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hệ thống tiêu chuẩn ISO14001 vì rấtnhiều công việc ban đầu đã được tiến hành thông qua đánh giá SXSH

Bên cạnh những lợi ích cho DN, SXSH còn đem lại nhiều lợi ích cho xã hội:

 Trước hết SXSH tạo ra nhiều sản phẩm hơn trên một đơn vị nguyên vật liệu,năng lượng đầu vào vì thế giảm nhu cầu chi phí xã hội đối với việc khai thácnguồn tài nguyên thiên nhiên, kể cả tài nguyên tái tạo và không tái tạo

 SXSH làm giảm thiểu chất thải và ô nhiễm tại nguồn nên ít ảnh hưởng đếnsức khoẻ con người trong quá trình thu gom, chuyên chở, xử lý đồng thời giảmnguy cơ vượt quá khả năng chứa đựng và hấp thụ chất thải của môi trường.Như vậy, dù xét từ góc độ DN hay xã hội, SXSH đều mang lại lợi ích và làmgiảm sức ép đối với cả môi trường và kinh tế Trong những lợi ích của SXSH kểtrên, có nhiều lợi ích là hữu hình và dễ dàng định lượng, định giá được nhưng

Trang 22

2.1.5.Tình hình áp dụng Sản xuất sạch hơn [2,9 ]

2.1.5.1.Việt Nam

Các hoạt động SXSH ở nước ta trong những năm vừa qua tập trung vào:

phục giới công nghiệp tiếp cận SXSH

SXSH

Tính đến nay, đã có hơn 200 DNtham gia các dự án trình diễn ởcác mức độ khác nhau trongkhuôn khổ các dự án quốc gia doquốc tế tài trợ hoặc các đề tàixây dựng mô hình SXSH ở mộtsố địa phương (Đồ thị 2.1)

Tuy nhiên con số này còn quánhỏ so với số DN hiện có ở VN.Việc áp dụng SXSH tập trungchủ yếu ở các thành phố lớn như:Tp.HCM, Nam Định, Phú Thọ,Thái Nguyên, Hà Nội, BìnhDương,… và các ngành có nhiều

DN tham gia như: dệt nhuộm, giấy, xi mạ kim loại, chế biến thực phẩm Tuy

Đồ thị 2.1.Số DN thực hiện SXSH năm

Đồ thị 2.2.Số DN thực hiện SXSH theo ngành

Trang 23

nhieõn, ủaừ vaứ ủang hỡnh thaứnh xu theỏ ngaứy caứng coự theõm caực DN ụỷ nhieàu ngaứnhtham gia (ủoà thũ 2.2)

Vieọc aựp duùng SXSH ụỷ caực DN cuừngraỏt khaực nhau, coự DN chổ dửứng laùi ụỷmửực ủaựnh giaự sụ boọ, hoaởc 2-3 naờmsau mụựi thửùc hieọn caực giaỷi phaựp ủaừủeà xuaỏt, coự DN ủaừ ủaựnh giaự khaự chitieỏt vaứ thửùc hieọn ủửụùc nhieàu giaỷiphaựp SXSH ẹoà thũ 2.3 laứ caực loaùigiaỷi phaựp SXSH ủửụùc ủeà xuaỏt trong chửụng trỡnh trỡnh dieón kyừ thuaọt tửứ naờm 1999-

2003 do Trung taõm Saỷn xuaỏt saùch Vieọt Nam thửùc hieọn

Baỷng 2.1.Keỏt quaỷ trỡnh dieón kyừ thuaọt SXSH cuỷa caực DN

Ngaứnh Saỷn phaồm Soỏ

lửụùng

ẹũa ủieồm Thụứi gian

Lụùi nhuaọn haứng naờm

Tieỏt kieọm 115.000 USD, giaỷm tụựi 14%OÂN KK, 14% caực khớ gaõy hieọu ửựngnhaứ kớnh (GHG), 20% sửỷ duùng hoựachaỏt, 14% ủieọn vaứ 14% daàu DO

Tieỏt kieọm 55.000 USD, giaỷm tụựi 13%OÂN KK, 78% GHG, 34% chaỏt thaỷi raộn,40% hoựa chaỏt sửỷ duùng, 78% tieõu thuùủieọn vaứ 13% tieõu thuù than

2000

Tieỏt kieọm 300.000 USD, caực lụùi ớchkhaực chửa ủửụùc ủaựnh giaự

khaực chửa ủửụùc ủaựnh giaự

carton

OÂN KK, 15% GHG, 20% thaỏt thoaựt sụsụùi, 30% nửụực thaỷi, 24% tieõu thuù ủieọn,16% daàu, 20% than

Thay đổi công

nghệ

5%

Tuần hoàn 7%

Quản lý nội vi 26%

Thay đổi nguyên liệu 9%

Kiểm soát quá

Trang 24

TP.HCM nước thải, 70% tải lượng ÔN COD.Kim

loại Dây, lướiống thép 2 Nam Định,1999 Tiết kiệm 357.000 USD, giảm 15%ÔNKK, 20% chất thải rắn, 5% điện Ngành

khác

Thuốc trừ

sâu

Cần Thơ2001

Giảm 0,1% thành phần hoạt tính (1684kg)

Bảng 2.2.Xem xét lợi ích SXSH về mặt tài chính

phương án

Phân tích tài chính Đầu tư

(USD)

Tiết kiệm (USD)

Thời gian hoàn vốn

Trang 25

Qua bảng phân tích tài chính cho thấy 61% phương án được nêu là loại chi phíthấp, cần đầu tư dưới 1.000 USD và 80% phương án có thời gian hoàn vốn dưới 1năm (thời gian hoàn vốn dưới 1 năm là khá hấp dẫn dưới góc độ tài chính).

Trang 26

Bảng 2.3.Xem xét lợi ích SXSH về mặt môi trường

2.1.6.Xu thế áp dụng SXSH tại Việt Nam

“Di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra ngoại thành chi phí lớn gấp 4-5 lần so với áp dụng SXSH” đó là ước tính của các nhà quản lý Hiện nay, nhiều cơ sở gây ô nhiễm buộc phải di dời nhưng không đủ điều kiện thực hiện Và để ra khỏi “danh sách đen”, một số đơn vị đã cải tạo, đổi mới thiết bị công nghệ (17%); thay đổi

quản lý, nguyên vật liệu (8%); thay đổi qui trình sản xuất (28%) để SXSH

Trước rào cản thương mại xanh như hiện nay, buộc các DN nhất là các DN làmhàng xuất khẩu dù muốn hay không cũng phải cải thiện môi trường tại cơ sở củamình để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các đối tác, lúc này SXSH trở thànhmột công cụ đắc lực

Trong xu thế cạnh tranh hiện nay, một số DN đã thực sự nhận thức được tầm quantrọng của việc BVMT, thêm vào đó SXSH mang lại nhiều lợi ích vì vậy họ sẵnsàng thuê chuyên gia tư vấn và bỏ chi phí để áp dụng SXSH

Trang 27

Hiện nay, SXSH đã có sự tham gia của nhiều ngành như: hoá chất, cơ khí, vậtliệu xây dựng, thuốc bảo vệ thực vật,… Trước đây khi áp dụng SXSH doanhnghiệp thường chú trọng đến các giải pháp quản lý nội vi (vì chi phí cho các giảipháp này thấp) thì nay các giải pháp như đổi mới công nghệ, thiết bị đã được xemxét và áp dụng nhiều Tuy đầu tư ban đầu cao nhưng nó đem lại hiệu quả rất lớn

vì vậy có thể thu hồi vốn trong một thời gian nhất định

2.1.7.Lộ trình SXSH ở Việt Nam trong thời gian tới

Chiến lược BVMT quốc gia đến 2010 và định hướng đến năm 2020, được Thủtướng Chính phủ phê duyệt ngày 3.12.2003, là văn bản hết sức quan trọng trongviệc định hướng BVMT nước ta trong thập kỷ tới Chiến lược đã đề ra các mụctiêu cho công tác BVMT đến năm 2010 và 2020, với các mục tiêu về SXSH như :Mục tiêu đến 2010

hoặc có các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môitrường

đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO14001

toàn quốc theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22.4.2003 của Thủ tướngChính phủ

Mục tiêu đến 2020

đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO14001

Trang 28

 100% sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và 50% hàng hoá tiêudùng trong nội địa được ghi nhãn môi trường theo tiêu chuẩn ISO14021.

2.2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ NGÀNH DA GIÀY

2.2.1.Giới thiệu về ngành da giày

2.2.1.1.Tình hình hoạt động của ngành da giày

Hiện nay, ngành da giày Việt Nam đang đứng thứ 4 trong số 8 nước xuất khẩu lớnnhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia Kim ngạch xuất khẩu củangành vẫn đạt mức tăng trưởng đều đặn hàng năm

Bảng 2.4.Sản lượng da giày Việt Nam 2000-2004

Giày da các loại: 1.000 đôi 302.800 320.014 360.000 416.644 430.000

(Nguồn: Hiệp hội Da giày Việt Nam)

Bảng 2.5.Kim ngạch xuất khẩu da giày Việt Nam theo lĩnh vực kinh tế

1/Doanh nghiệp Việt Nam

-Doanh nghiệp nhà nước

-Doanh nghiệp tư nhân

884,08347,86536,22

47,9018,8029,10

1.169,81786,02383,79

52,0034,7017,00

(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam và LEFASO VN)

Trong thời gian qua, ngành da giày đã mang lại nhiều lợi ích như tạo ra sản phẩmđáp ứng cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, tạo công ăn việc làmcho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách, góp phần thúc đẩy quá trình

Trang 29

công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước Bên cạnh đó, ngành da giày còn kéo theosự phát triển của nông nghiệp theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phụcvụ cho chăn nuôi, thuộc da Vì vậy, đã giải quyết việc làm cho một lượng lớn laođộng dôi thừa ở nông thôn, gắn đô thị hoá nông thôn với các khu công nghiệp.Theo Bộ Công nghiệp, mặc dù các đơn đặt hàng xuất khẩu giảm do vụ kiệnchống bán phá giá vào EU nhưng kim ngạch xuất khẩu trong 3 tháng đầu nămnay vẫn đạt khoảng 816 triệu USD, tăng 23.1% so với cùng kỳ năm trước Mụctiêu xuất khẩu da giày cả nước năm 2006 là đạt kim ngạch 3,5 tỷ USD, tăng 16-17% so với năm 2005 Và đến hết tháng 6, kim ngạch xuất khẩu da giày cả nướcđạt 1,7 tỷ USD bằng 50% mục tiêu xuất khẩu cả năm, tăng 20,3% so với cùng kỳnăm 2005 Theo dự đoán về triển vọng xuất khẩu da giày của Việt Nam thì đếnnăm 2010 mặt hàng này đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 6,2-6,5 tỷ USD và tăngtrưởng với tốc độ bình quân 16,7%/năm.

2.2.1.2.Thực trạng ngành da giày Việt Nam

Thị trường

Hiện nay, 20% sản lượng da giày sản xuất tại VN đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùngtrong nước và 80% còn lại là để xuất khẩu Trong đó, thị trường EU chiếm trên70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành và kế đến là thị trường Mỹ với 20%

Bảng 2.6.Một số thị trường xuất khẩu giày da đạt kim ngạch cao

Lượng(đôi) Trị giáUSD giá TBĐơn Lượng(đôi) Trị giáUSD giá TBĐơn

Trang 30

Pháp 3.114.807 15.276.880 4,90 1.899.905 11.470.507 6,04

(Nguồn: Hiệp Hội da giày Việt Nam)

Theo Hiệp Hội da giày VN, thị trường xuất khẩu tiềm năng trong những năm tớilà các nước phát triển có sức mua lớn như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, HồngKông, Hàn Quốc, Australia Bên cạnh đó, còn có thể khai thác các thị trường cósức mua không lớn nhưng chấp nhận hàng hóa phù hợp với năng lực sản xuất củaViệt Nam như Indonesia, Malaysia, Trung Đông, Châu Phi, Nam Á, Đông Âu, Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng chính trong sản phẩm da giày (chiếm 68-75%tổng chi phí sản xuất), do đó nó đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sựphát triển của ngành Tuy nhiên, hiện nay VN còn thiếu hẳn sự kiểm soát vềnguồn nguyên vật liệu, không tự chủ được nguồn nguyên liệu trong nước, phụthuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu (có tới 60-80% nguyên liệu đầu vàolà nhập khẩu và do phía đối tác liên doanh cung cấp) Trong khi đó, các nguyênliệu trong nước có chất lượng kém, không đạt tiêu chuẩn quốc tế

Theo giới kinh doanh da giày, 3 loại nguyên liệu chủ yếu để sản xuất da giày làchất liệu da và giả da, đế, các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khâu, cúc,nhãn hiệu, gót,… thì đến 70-80% là nhập khẩu từ các nước Châu Á Riêng đếgiày, khâu nguyên phụ liệu được các DN Việt Nam chủ động tốt nhất, cũng chỉđáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất

Lao động và năng suất lao động

Da giày là ngành sử dụng nhiều lao động, theo thống kê hiện tại ngành da giày

Việt Nam đang có trên 500.000 lao động với tỷ lệ trên 85% là nữ, không kể số

lao động làm việc tại các cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và trong các lĩnh vực có liênquan Tại nhiều DN, tỷ lệ lao động nữ chiếm tới 95-98% tổng số lao động Hầu

Trang 31

hết chị em đến từ khu vực nông thôn, các tỉnh nghèo và đây là nhóm lao độngchịu nhiều thiệt thòi vì ít được đào tạo, thu nhập thấp trong khi thường nhậnnhững công việc tốn sức lao động và mất nhiều thời gian

Công nhân ngành da giày phải tiếp xúc với nguyên liệu, các dung môi, phụ gia,các loại keo, chất thải,… độc hại Theo quy định, ở môi trường làm việc có sửdụng hóa chất độc hại bắt buộc chủ DN phải có kế hoạch đo đạc thường xuyênhoặc định kỳ (3-6 tháng) Nhưng thực tế, có rất ít chủ DN làm việc này vì vậy dẫnđến bệnh nghề nghiệp rất cao Ngoài ra, áp lực về thời gian hoàn thành sản phẩmvà phải lập đi lập lại những động tác quen thuộc hằng ngày mà công nhân cótriệu chứng bị rối loạn tâm thần Theo điều tra, tại Việt Nam có 10-12% côngnhân làm việc trong các ngành da giày, may mặc, thủy sản có triệu chứng này.Năng suất lao động trong ngành da giày hiện nay còn thấp, chỉ đạt khoảng 1.300đôi/người/năm, trong khi đó ở Ý 25 năm trước đã là 2.609 đôi/người/năm

Năng lực sản xuất và trình độ máy móc thiết bị, công nghệ

Mặc dù các DN da giày VN phát triển về số lượng, song về kỹ thuật, công nghệvẫn còn lệ thuộc vào đối tác, việc ứng dụng công nghệ tiên tiến còn hạn chế, cơsở vật chất, kỹ thuật còn nghèo nàn vì làm gia công cho nước ngoài là chủ yếu.Còn ở các DN có vốn đầu tư nước ngoài được xây dựng theo tiêu chuẩn hiện đại,tổ chức sản xuất, dây chuyền công nghệ với qui mô lớn, khép kín nên chất lượngsản phẩm và năng suất rất cao

2.2.1.3 Định hướng phát triển ngành da giày

Da giày được xếp thứ 4 trong 6 nhóm ngành hàng được ưu tiên xuất khẩu giaiđoạn 2006-2010 Trong quy hoạch phát triển ngành da giày tới năm 2010 tiêu chí

Trang 32

đưa ra là đạt 6,2 tỷ USD vào năm 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân 20-22%.Và địnhhướng phát triển ngành da giày trong thời gian tới là:

phương thức sản xuất từ gia công sang tự sản xuất

 Tăng cường thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài.Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành

2.2.1.4.Những cơ hội và thách thức với ngành da giày khi VN gia nhập WTO

Cơ hội

được mở rộng Sản phẩm giày da xuất khẩu sẽ cạnh tranh bình đẳng với cácđối thủ khác không còn bị vướng nhiều rào cản về thuế quan và hạn ngạchnhư hiện nay

các DN da giày trước các vụ kiện chống bán phá giá như trước đây

Nam

Thách thức

cho các sản phẩm da giày nước ta ngày càng phải cạnh tranh quyết liệt hơn

mở rộng chiến lược theo hướng FOB và phát triển nguyên vật liệu trở nên khókhăn

cao thì không cạnh tranh được với sản phẩm của các quốc gia như: Italy, Pháp,

Trang 33

Tây Ban Nha, Anh, Đức Còn nếu chọn sản phẩm cấp thấp, có chất lượngtrung bình thì lại không cạnh tranh lại với sản phẩm sản xuất hàng loạt củaTrung Quốc Các nước có chi phí sản xuất thấp khác có thể vượt lên Việt Namtại các thị trường mới nổi do có sự hỗ trợ của nhà nước.

Trang 34

2 2.3.Vấn đề môi trường của ngành da giày

2.2.3.1.Khí thải

Trong quá trình sản xuất các công đoạn gây ô nhiễm bụi có thể kể đến là cáckhâu: cắt da, lạng mỏng và bào các mảnh da, may mũi giày, mài đế giày, đánhbóng Thành phần chủ yếu ở đây là bụi cơ học và nồng độ bụi đo được tại một sốnhà máy như sau:

Bảng 2.7 Nồng độ bụi tại một số nhà máy sản xuất giày da

 Xưởng may giày

 Xưởng định hình

0,460,37

2. Công ty giày da Trường Lợi (KCN Bình Chiểu)

 Xưởng cắt

 Mài đế

0,410,420,56

(Nguồn: CEFINEA-05/2001) Các công ty trên đều có trang bị hệ thống xử lý bụi, vì vậy mà hầu hết nồng độ

bụi trong các xưởng đều đạt tiêu chuẩn cho phép đối với môi trường lao động.Còn ở các công ty không được trang bị hệ thống xử lý thì bụi là một chỉ tiêu ônhiễm cần phải chú ý, đặt biệt là ở công đoạn mài đế giày Công nhân trực tiếpsản xuất tiếp xúc với bụi này lâu có thể bị mắc các bệnh về đường hô hấp Bệnhnày tiến triển nhanh gây khó thở rõ rệt, suy phổi điển hình, tràn khí phế mạc Hơi dung môi:

Trong quá trình sản xuất, do đặc điểm công nghệ có sử dụng keo dán nên phátsinh hơi dung môi, chủ yếu là từ công đoạn dán mũi giày, ép gót và dán đế Keo

Trang 35

sử dụng thường là nhựa UF được gia nhiệt ở nhiệt độ cao Tại các khu vực này,hơi nhựa bay lên làm cay mắt và khó thở Thành phần của hơi nhựa có nhiềuFormaldehyt và Amoniăc (HCHO & NH3) Trong điều kiện bình thường, chúngdễ dàng phân tán vào môi trường xung quanh kèm theo mùi rất đặc trưng (mùikhai của khí NH3 và mùi xốc của formaldehyde) Phạm vi ảnh hưởng hơi dungmôi là các khu vực máy phun keo, khâu chuẩn bị keo và các khu vực kế cận

Nếu công ty có máy phát điện dự phòng sử dụng các loại dầu FO, DO thì sẽ gây

ô nhiễm không khí Trong quá trình cháy dầu FO, DO phát sinh một số khí như:

SO2, NO2, CO, hơi nước, muội khói và một lượng nhỏ các khí CxHy, Aldehyde.Trong đó, tác nhân cần kiểm soát là SO2 và NO2 Tuy nhiên, loại khí thải nàykhông nhiều và có tính gián đoạn

2.2.3.2.Chất thải rắn

Bao gồm da vụn, vải vụn, chỉ vụn, simili, các loại bao bì, thùng carton, can đựnghóa chất, Đặt biệt trong chất thải có một lượng da phế thải đáng kể

Bảng 2.8 Lượng da sử dụng và thải bỏ của Tp.HCM năm 2000 [6]

dụng da Định mứcsử dụng lượng da thải Định mức (triệu đôi)S.lượng Lượng da thảibỏ (pia/năm)Giày thể thao

Da phế thải loại 1

Da phế thải loại 2

20%

80% 34,22,8 3.420.0001.120.000Giày nữ

Da phế thải loại 1

Da phế thải loại 2

20%

80%

20,81,7

1.664.000544.000Giày da&sandal

Da phế thải loại 1

Da phế thải loại 2

15%

80%

39,83,6

4.477.5002.295.000

Trang 36

Theo bảng thống kê trên, năm 2000 TP có 13.520.500 pia da phế thải, tức khoảng1.256.054m2 da phế thải bị bỏ Trung bình 1m2 da nặng 1kg, điều đó có nghĩa lànăm 2000 TP có: 1.256.054 m2 *1kg/m2 =1.256.054kg=1.256 tấn da phế thải

Bảng 2 9.Các thành phần hoá học trong da phế thải

Bảng 2.10.Hàm lượng Crôm tổng trong da phế thải

Với hàm lượng tổng kim loại Cr trong da phế thải là 2% (bảng) thì khối Cr đượcđưa vào môi trường tại TP.HCM là 25,12 tấn Đây là con số đáng báo động vàcon số này sẽ tiếp tục tăng khi mà lượng giày của TP ngày càng tăng

Cr xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, tiêu hóa và qua da Cáctriệu chứng độc cấp tính bao gồm dị ứng, viêm loét da, viêm loét niêm mạc mũi

Trang 37

Trong khi đó, tiếp xúc mãn tính có thể gây ra viêm thủng vách ngăn mũi, tổnthương gan, xung huyết hoặc phù phổi và ung thư phổi Cr cũng có tác động lênkhả năng sinh sản của con người Cr(III) và Cr(VI) có thể xuyên qua lớp nhau đivào thai nhi trong giai đoạn giữa cuối và thời kỳ thai nghén, Cr(VI) tác độngmạnh lên thai nhi hơn so với Cr(III).

2.2.3.3.Nước thải

Loại hình sản xuất giày da không sử dụng nước trong quá trình sản xuất mà nướcchỉ sử dụng cho việc làm mát máy móc thiết bị Bên cạnh đó, nước dùng cho sinhhoạt lại rất nhiều vì ngành này có lượng công nhân lớn

2.2.3.4 Tiếng ồn và độ rung

Trong dây chuyền sản xuất sử dụng nhiều máy móc thiết bị cơ khí, vì vậy phátsinh tiếng ồn và chấn động Tiếng ồn phát sinh chủ yếu từ máy nén khí, các máymài đế, máy cắt, máy may, máy ép miếng mũi giày,… và các phương tiện vậnchuyển, xếp dỡ

Bảng 2.11.Tiếng ồn tại một số nhà máy sản xuất giày

2. Công ty giày da Trường Lợi (KCN BìnhChiểu)

78-8278-8576-8275-78

(Nguồn: CEFINEA-Tháng 05/2001)

Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong một thời gian dài sẽ làm giảm thínhlực, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp Tiếng ồn còn ảnh hưởng đến các cơ quankhác như làm rối loạn chức năng thần kinh, gây bệnh đau đầu, chóng mặt, có cảm

Trang 38

giác sợ hãi, gây nên những tổn thương cho hệ tim mạch và làm tăng các bệnh vềđường tiêu hoá Rung toàn thân thường xảy ra đối với người làm việc trên máy épđế, chấn động này làm tăng huyết áp và nhịp tim Còn ở các khâu như may, đánhbóng thì sẽ bị rung cục bộ ở tay Rung gây ra chứng bợt tay, mất cảm giác Ngoài

ra, rung còn gây thương tổn huyết quản, thần kinh, khớp xương, cơ bắp, xúc giácvà lan rộng, thâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn nội tiết

2.2.3.5.Ô nhiễm nhiệt

Vì có công đoạn gia nhiệt nên nhiệt độ trong phân xưởng khá cao, ngoài ra còncó sự truyền nhiệt của máy móc, nhiệt tỏa ra do thắp sáng và nhiệt tỏa ra do conngười Làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao gây nên những biến đổi về sinhlý trong cơ thể như ra nhiều mồ hôi, kèm theo đó là mất mát một lượng lớn cácmuối khoáng như các ion K, Na, Ca, I, Fe Nhiệt độ cao cũng làm cho cơ tim phảilàm việc nhiều hơn, chức năng của thận, chức năng của hệ thần kinh trung ươngcũng bị ảnh hưởng Ngoài ra, tỷ lệ mắc các bệnh thường cao hơn ví dụ bệnh tiêuhoá chiếm tới 15% so với 7,5%, bệnh ngoài da 6,3% so với 1,6%,…

2.2.3.6.Nguy cơ cháy nổ

Đặc điểm chung của ngành là có nhiều nguyên phụ liệu dễ cháy nổ như vải, da,mousse xốp, cao su, giấy, keo dán, dung môi hữu cơ (toluene, xylen, cyclohexan,xăng, ) Do vậy mà cần phải chú ý đến công tác phòng cháy chữa cháy để đảmbảo an toàn trong lao động sản xuất và hạn chế những tổn thất có thể xảy ra

2.2.3.Tình hình quản lý chất thải da giày

Khi ngành da giày bắt đầu hình thành và phát triển, nhiều người lạc quan chorằng, phế thải từ da giày có thể tái sử dụng cho các mục đích khác, do vậy vấn đềquản lý và xử lý chất thải da giày đã bị xem nhẹ Trong khi đó, đây lại là mộttrong 24 ngành nghề đang được xem xét về vấn đề chất thải, đặc biệt là CTNH

Trang 39

Thực trạng quản lý chất thải da giày cả nước nói chung và tại TP.HCM nói riêngcòn rất lỏng lẻo, hầu như không có số liệu thống kê về khối lượng chất thải, mứcđộ và tính chất nguy hại của da phế thải đối với môi trường và sức khỏe conngười chưa được quan tâm Đến nay, vẫn không có một cơ quan tổ chức nào đứng

ra quản lý chất thải của ngành

Hiện nay, hầu hết các cơ sở không thực hiện phân loại rác tại nguồn và chất thải

da giày cũng chưa được tái sử dụng cho các mục đích khác Chi phí cho 1 hệthống xử lý chất thải da giày rất cao Vì vậy, việc thải bỏ chất thải da giày lẫn lộnvới rác sinh hoạt là tình trạng chung hiện nay tại một số nhà máy và đặt biệt làcác cơ sở sản xuất hộ gia đình Chỉ có một số ít DN là hợp đồng với các công tyxử lý chất thải để giải quyết vấn đề này Một số DN để đối phó đã hợp đồng vớicác tổ chức thu gom và xử lý chất thải, nhưng thực tế các đơn vị đó không giaochất thải để xử lý mà đổ theo rác thải sinh hoạt

Và cách xử lý phổ biến hiện nay vẫn là đốt và chôn lấp, một số nhà máy thuê cáccông ty dịch vụ để xử lý nhưng các bãi rác đều không hợp vệ sinh, không có biệnpháp ngăn ngừa sự di chuyển Cr từ da phế thải vào môi trường Còn về phươngpháp đốt, thì các nhà máy sản xuất giày da lớn thuê các cơ sở xử lý chất thải hoặcđầu tư lò đốt ở nhiệt độ cao để đốt da phế thải Khói sinh ra từ các lò đốt nàythường không qua hệ thống hấp thu bụi và tro từ các lò đốt này được đem chôn.Nhưng trong chất thải da giày có một lượng lớn da phế thải và trong da phế thảilại có chứa Cr nên khi đem đốt sẽ là nguồn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.Còn đối với các sản phẩm sau sử dụng, đều được thải ra và chôn lấp chung vớirác sinh hoạt, cách này không đảm bảo vệ sinh, an toàn cho môi trường vì có khảnăng làm tăng hàm lượng Cr cho môi trường đất, nước ngầm và nước mặt

Trang 40

Chương 3

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP VÀ

CƠ SỞ SẢN XUẤT DA GIÀY TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM

Để tạo cơ sở cho việc xây dựng chính sách, tác giả tiến hành điều tra một sốdoanh nghiệp và cơ sở sản xuất da giày trên địa bàn TP.HCM Với mục đích tìmhiểu tình hình quản lý môi trường, nhận thức về SXSH, những ý kiến xoay quanhvấn đề áp dụng SXSH và xây dựng chính sách khuyến khích áp dụng SXSH chongành da giày tại Tp.HCM

 Cách thức thực hiện: Điều tra thông qua bảng câu hỏi thăm dò ý kiếndoanh nghiệp và bảng câu hỏi thăm dò ý kiến cơ sở sản xuất hộ gia đình (xemphần phụ lục 1)

 Đối tượng điều tra: Người quản lý hoặc người phụ trách vấn đề môi trường

ở doanh nghiệp và chủ cơ sở sản xuất hộ gia đình

 Kết quả điều tra: Do thời gian có hạn và gặp rất nhiều khó khăn khi đến cácdoanh nghiệp và cơ sở sản xuất hộ gia đình nên chỉ điều tra được 15 xí nghiệp(chiếm 47% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn TP) và 25 cơ sở sản xuất hộgia đình (chiếm 25% tổng số cơ sở trên địa bàn TP) Tuy nhiên, với số lượngnày cũng đã đạt yêu cầu đặt ra

 Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng chương trình Excel để xử lý và vẽ đồthị và chương trình SPSS để liên kết các dữ kiện với nhau

Ngày đăng: 07/03/2014, 03:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ tài nguyên và Môi trường/Cục bảo vệ môi trường (2002), Kỷ yếu Hội nghị Bàn tròn Quốc gia về Sản xuất sạch hơn lần thứ nhất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ tài nguyên và Môi trường/Cục bảo vệ môi trường (2002)
Tác giả: Bộ tài nguyên và Môi trường/Cục bảo vệ môi trường
Năm: 2002
2. Bộ tài nguyên và Môi trường/Cục bảo vệ môi trường (2004), Kỷ yếu Hội nghị Bàn tròn Quốc gia về Sản xuất sạch hơn lần thứ hai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ tài nguyên và Môi trường/Cục bảo vệ môi trường (2004)
Tác giả: Bộ tài nguyên và Môi trường/Cục bảo vệ môi trường
Năm: 2004
3. Hiệp hội Da Giầy Việt Nam (2004), Tiêu chuẩn lao động áp dụng trong ngành Da Giầy Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiệp hội Da Giầy Việt Nam (2004)
Tác giả: Hiệp hội Da Giầy Việt Nam
Năm: 2004
4. Nguyễn Ngọc Lân (1998), Chuyên đề Sản xuất sạch hơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Ngọc Lân (1998)
Tác giả: Nguyễn Ngọc Lân
Năm: 1998
5. Huỳnh Hoài Nguyện (2004), “Giáo trình giảng dạy”, Sản xuất sạch hơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huỳnh Hoài Nguyện (2004), “Giáo trình giảng dạy”
Tác giả: Huỳnh Hoài Nguyện
Năm: 2004
6. Trịnh Bảo Sơn (2000), “Luận án tốt nghiệp cao học khoá 10”, Khảo sát, đánh giá hiện trạng ô nhiễm da do phế thải và nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý, Viện MT&TN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trịnh Bảo Sơn (2000), “Luận án tốt nghiệp cao học khoá 10”, "Khảo sát,đánh giá hiện trạng ô nhiễm da do phế thải và nghiên cứu, đề xuất phương ánxử lý
Tác giả: Trịnh Bảo Sơn
Năm: 2000
7. Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM (2006), “Tài liệu hội thảo”, Góp ý dự thảo quy định về việc khuyến khích áp dụng SXSH tại TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM (2006), “Tài liệu hội thảo”
Tác giả: Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
Năm: 2006
8. Trung tâm Công nghệ Môi trường (2000), “Báo cáo đánh giá tác động môi trường”, Dự án thành lập công ty Liên doanh Giày da Việt Ý Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm Công nghệ Môi trường (2000), “Báo cáo đánh giá tác động môitrường”
Tác giả: Trung tâm Công nghệ Môi trường
Năm: 2000
9. Trung tâm Sản xuất sạch hơn TP.HCM (2006), Tài liệu Khoá đào tạo về SXSH và tiết kiệm năng lượng.Webside Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung tâm Sản xuất sạch hơn TP.HCM (2006), "Tài liệu Khoá đào tạo vềSXSH và tiết kiệm năng lượng
Tác giả: Trung tâm Sản xuất sạch hơn TP.HCM
Năm: 2006
1. www.vncpc.org 2. www.sla.org.vn3. www.legamex.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1.Phương pháp nghiên cứu 1.6.2.Phương pháp cụ thể - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
Sơ đồ 1.1. Phương pháp nghiên cứu 1.6.2.Phương pháp cụ thể (Trang 13)
Đồ thị 2.1.Số DN thực hiện SXSH năm - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
th ị 2.1.Số DN thực hiện SXSH năm (Trang 22)
Đồ thị 2.3.Các giải pháp SXSH - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
th ị 2.3.Các giải pháp SXSH (Trang 23)
Bảng 2.2.Xem xét lợi ích SXSH về mặt tài chính Coâng ty Toồng soỏ - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
Bảng 2.2. Xem xét lợi ích SXSH về mặt tài chính Coâng ty Toồng soỏ (Trang 24)
Bảng 2.3.Xem xét lợi ích SXSH về mặt môi trường Coâng ty Soá - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
Bảng 2.3. Xem xét lợi ích SXSH về mặt môi trường Coâng ty Soá (Trang 26)
Bảng 2.8. Lượng da sử dụng và thải bỏ của Tp.HCM năm 2000 [6] - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
Bảng 2.8. Lượng da sử dụng và thải bỏ của Tp.HCM năm 2000 [6] (Trang 35)
Bảng 2 .9.Các thành phần hoá học trong da phế thải - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
Bảng 2 9.Các thành phần hoá học trong da phế thải (Trang 36)
Bảng 2.11.Tiếng ồn tại một số nhà máy sản xuất giày - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
Bảng 2.11. Tiếng ồn tại một số nhà máy sản xuất giày (Trang 37)
Đồ thị 3.1.Biểu diễn kết quả điều tra mức  độ quan tâm đến môi trường - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
th ị 3.1.Biểu diễn kết quả điều tra mức độ quan tâm đến môi trường (Trang 41)
Đồ thị 3.2.Biểu diễn kết quả điều tra về mong muốn cải thiện môi trường - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
th ị 3.2.Biểu diễn kết quả điều tra về mong muốn cải thiện môi trường (Trang 41)
Đồ thị 3.8 Biểu diễn kết quả điều tra biện  pháp kiểm soát môi trường tại DN - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
th ị 3.8 Biểu diễn kết quả điều tra biện pháp kiểm soát môi trường tại DN (Trang 45)
Đồ thị 3.11.Đồ thị biểu diễn kết quả điều  tra tình hình tham gia khoá đào tạo SXSH - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
th ị 3.11.Đồ thị biểu diễn kết quả điều tra tình hình tham gia khoá đào tạo SXSH (Trang 48)
Đồ thị 3.14. 13.Biểu diễn kết quả điều  tra có nên áp dụng SXSH - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
th ị 3.14. 13.Biểu diễn kết quả điều tra có nên áp dụng SXSH (Trang 50)
Đồ thị 3.15.Biểu diễn kết quả điều tra các giải  pháp SXSH được quan tâm - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
th ị 3.15.Biểu diễn kết quả điều tra các giải pháp SXSH được quan tâm (Trang 50)
Đồ thị 3.17 Biểu diễn kết quả điều  tra ở cơ sở hộ gia đình - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
th ị 3.17 Biểu diễn kết quả điều tra ở cơ sở hộ gia đình (Trang 51)
Đồ thị 3.20.Biểu diễn kết quả điều tra  tình hình áp dụng SXSH khi có chính - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
th ị 3.20.Biểu diễn kết quả điều tra tình hình áp dụng SXSH khi có chính (Trang 57)
Bảng 4.1.Định mức sử dụng nguyên phụ liệu - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
Bảng 4.1. Định mức sử dụng nguyên phụ liệu (Trang 61)
Đồ thị 4.2. Suất tiêu hao năng lượng của XN - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
th ị 4.2. Suất tiêu hao năng lượng của XN (Trang 64)
Bảng 4.4.Sàng lọc các giải pháp SXSH - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
Bảng 4.4. Sàng lọc các giải pháp SXSH (Trang 70)
Bảng 4.6.Đánh giá tính khả thi về mặt môi trường của các giải pháp - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
Bảng 4.6. Đánh giá tính khả thi về mặt môi trường của các giải pháp (Trang 74)
Bảng 4.8.Phương pháp trọng số để lựa chọn các giải pháp SXSH - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
Bảng 4.8. Phương pháp trọng số để lựa chọn các giải pháp SXSH (Trang 76)
Bảng 4.9.Bảng lợi ích của các giải pháp đã thực hiện - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
Bảng 4.9. Bảng lợi ích của các giải pháp đã thực hiện (Trang 77)
Bảng 4.10.Thứ tự ưu tiên thực hiện của các giải pháp - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
Bảng 4.10. Thứ tự ưu tiên thực hiện của các giải pháp (Trang 78)
Sơ đồ 5.1. Cơ cấu của chính sách khuyến khích áp dụng SXSH - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
Sơ đồ 5.1. Cơ cấu của chính sách khuyến khích áp dụng SXSH (Trang 93)
Sơ đồ 5.2. Tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích áp dụng SXSHDoanh nghiệp và cơ - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
Sơ đồ 5.2. Tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích áp dụng SXSHDoanh nghiệp và cơ (Trang 99)
Bảng 1.1.Liên hệ giữa lượng hơi dung môi, bụi, tiếng ồn và thiết bị xử lý ở DN - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
Bảng 1.1. Liên hệ giữa lượng hơi dung môi, bụi, tiếng ồn và thiết bị xử lý ở DN (Trang 112)
Bảng 1.2.Liên hệ giữa lượng hơi dung môi, bụi, tiếng ồn và thiết bị xử lý ở hộ gia đình - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
Bảng 1.2. Liên hệ giữa lượng hơi dung môi, bụi, tiếng ồn và thiết bị xử lý ở hộ gia đình (Trang 112)
Bảng 1.4.Biện pháp quản lý chất thải rắn tại cơ sở hộ gia đình - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
Bảng 1.4. Biện pháp quản lý chất thải rắn tại cơ sở hộ gia đình (Trang 112)
Bảng 1.6. Các giải pháp được quan tâm tại cơ sở hộ gia đình - Nghiên cứu áp dụng SXSH và đề xuất chính sách khuyến khích áp dụng SXSH cho ngành da giày tại TPHCM potx
Bảng 1.6. Các giải pháp được quan tâm tại cơ sở hộ gia đình (Trang 113)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w