1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng ngành xuất khẩu Nấm của Việt Nam và trên thế giới

13 3,7K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 110 KB

Nội dung

Thực trạng ngành xuất khẩu Nấm của Việt Nam và trên thế giới

Trang 1

I.Lời nói đầu

Với khoảng 70 % dân số là nông dân, Việt Nam luôn coi trọng những vấn đềliên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn

Nền kinh tế Việt Nam trong hơn 20 năm Đổi mới vừa qua (1986-2008) đã đạt được nhiều thành tựu phát triển khả quan Trong lĩnh vực nông nghiệp, sản lượng các loại nông sản đều tăng, nổi bật nhất là sản lượng lương thực đều tăng với tốc độ cao từ năm 1989 đến nay Năm 1989 là năm đầu tiên sản lượng lương thực vượt qua con số 20 triệu tấn, xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 310 triệu USD Đến năm 2007 vừa qua sản lượng lương thực đã đạt đến con số kỷ lục 39 triệu tấn và đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,7 tỷ USD.

Với những chuyển biến trên nhà nước cũng rất chú trọng tới công tác hỗ trợ chuyển giao công nghệ các giống cây trồng vật nuôi mới hiệu quả và năng suất cao tới người dân.Một trong những hướng đi đã được bà con nhân dân chấp thuận về tính kinh tế cũng như phù hợp với trình độ người đông đảo người dân đó chính là hoạt động trông Nấm xuất khẩu.Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm Hiện nay có khoảng 2.000 loài nấm ăn được, trong đó có 80 loài nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng nhân tạo (UNESSCO- 2004) Việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một ngành công nghiệp thực phẩm thực thụ Mặc dù là ngành còn mới và gặp rất nhiều khó khăn nhưng với sự hỗ trợ của nhà nước và các doanh nghiệp đã đưa ngành trồng nấm và xuất khẩu nấm ở nước ta có nhiều tăng trưởng rõ rệt.Sau đây chúng ta xẽ xem xét các vấn đề liên quan tới ngành trồng Nấm và xuất khẩu Nấm ở nước ta

II.Nội dung

1.Thực trạng ngành xuất khẩu Nấm của Việt Nam và trên thế giới

1.1 Tình hình xuất khẩu Nấm tại Việt Nam

Ở Việt nam đang nuôi trồng 6 loại Nấm phổ biến là:nấm rơm,mộc nhĩ,nấm hương,nấm mỡ ,nấm sò,nấm dược liệu (Linh chi ,Vân chi,Đầu khỉ).Nghề trồng nấm ở nước ta đang phát triển nhưng trong quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình.Tổng sản lượng các loại Nấm ăn và Nấm dược liệu của Việt Nam là trên 150.000 triệu tấn /năm.Kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu USD/năm

Trang 2

Mặc dù đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu, nhưng hiện sản xuất nấm của nướcta vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún và phải bán qua tay người khác Một số doanh nghiệp cảnh báo, mục tiêu đạt 1 triệu tấn nấm vào năm 2010 sẽ khó đạt đượcnếu chúng ta không biết điều tiết thị trường, hình thành vùng nguyên liệu và nhất là xây dựng thương hiệu để nâng cao giá bán.

Nấm ăn là loại thực phẩm sạch, giàu dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng Thị trường nấm ăn trên thế giới rất lớn, trung bình tiêu thụ khoảng 15 triệu tấn nấm rơm/năm Giá các loại nấm ăn đang ở mức cao: nấm mỡ muối khoảng 1.200 USD/tấn; mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm 1.700 - 6.500 USD/tấn Trong khi đó, giá nấm sản xuất trong nước ở thời điểm đắt nhất cũng chỉ 28.000 - 30.000 đồng/kg, nấm rơm 10.000 - 15.000 đồng/kg Điều đáng nói là giá nấm xuất khẩu của Việt Nam chỉ bằng 60% so với sản phẩm cùng loại được sản xuất tại Thái Lan, Trung Quốc Nguyên nhân là do nguồnnguyên liệu không đảm bảo về chất lượng, sản phẩm không đồng đều về kích thước, mẫu mã

Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề trồng nấm, riêng lượng rơm rạ 20-30 triệu tấn/năm đủ để cho "ra đời" 2 triệu tấn nấm tươi, trị giá 1 tỷ USD, thậm chí, nếu chế biến thành đồ hộp, giá trị còn cao hơn Năm 2002, cả nước mới sản xuất được 100.000 tấn nấm thực phẩm thì đến nay đãđạt 150.000 tấn/năm.

Ở Việt Nam Nấm chủ yếu được dùng làm thuốc là chủ yếu.Việc tiêu thụ Nấm làm thực phẩm cũng chưa thực sự phổ biến.Hiện tại Nấm chỉ được côi là mặt hàng bổ xung cho các thực phẩm khác,chưa thực sự trở thành mặt hàng được tiêu dùng rộng rãi uy nhiên, giá cả đầu ra của nấm rơm luôn tănggiảm thất thường đã và đang gây không ít khó khăn và lo ngại cho những người trồng nấm, đặc biệt là những lúc có nhiều người trồng nấm như trong những tháng mùa lũ này Cách nay vài tháng, giá nấm rơm có lúc đã lên ở mức 20.000 - 30.000 đồng/kg, nhưng hiện tại do nguồn cung tăng, giá nhiều loại nấm rơm tại TP Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL chỉ ở mức 11.000 - 16.000đồng/kg Nhiều người trồng nấm rơm cho rằng: Thời gian qua, các ngành chức năng đã quan tâm hỗ trợ về kỹ thuật, về vốn người sản xuất nấm rơm,tạo điều kiện cho nghề nấm phát triển tốt Song, việc trồng nấm đang còn phát tiển tự phát nên đầu ra của sản phẩm còn bấp bênh Vì vậy, có đầu ra ổnđịnh cho sản phẩm, việc sản xuất nấm tại các tỉnh, thành ĐBSCL cần phải

Trang 3

được quy hoạch phát triển gắn với những dự báo về cung cầu của thị trường hằng năm gKim ngạch xuất khẩu nấm năm 2009 tăng 34% so với năm ngoái

Trong những mặt hàng rau xuất khẩu năm 2009 thì kim ngạch xuất khẩu nấm luôn đạt cao nhất Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu nấm 11 tháng năm 2009 đạt 17 triệu USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ 2008 Ước tính trong tháng 12/09, kim ngạch xuất khẩu nấm cácloại đạt 3 triệu USD, nâng tổng kim ngạch của cả năm 2009 lên 20,2 triệu USD, tăng 34% so với năm 2008.

Trong 11 tháng năm 2009 có 31 thị trường nhập khẩu nấm của Việt Nam, trong đó thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch cao nhất với 7,7 triệu USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ 2008 Đây là lần đầu tiên thị trường Mỹ vượt qua Italia để vươn lên vị trí dẫn đầu trong số những thị trường nhập khẩu nấm của Việt Nam Các sản phẩm nấm xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là nấm rơm muối và nấm rơm đóng hộp.

Tiếp đến là thị trường Italia với kim ngạch đạt 4,4 triệu Usd, tăng 63,3% so với cùng kỳ 2008 Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu nấm sang thị trường Pháp, Bỉ và Cộng hòa Séc tăng rất mạnh, tăng lần lượt 151,6%, 156,1% và 269%.

Tuy nhiên, cũng có một số thị trường giảm nhẹ như Nhật bản giảm 9,1%, Hồng Kông giảm 46,4%, Hàn Quốc giảm 69,8%

Xuất khẩu nấm tiếp tục đà tăng trưởng vững: trong 11 tháng năm 2009 có khá nhiều mặt hàng giảm kim ngạch xuất khẩu như rau cải, cà, rau cần, đậu nhưng xuất khẩu nấm các loại vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định (tăng 50% so với cùng 2008) Nhìn chung các sản phẩm nấm xuất khẩu đều tăng, đặc biệt là nấm rơm muối đạt kim ngạch 8,4 triệu USD, tăng 86,7% so với cùng thời điểm 2008 Nấm mèo đạt 63,5 nghìn USD, tăng 93,5% Tuy nhiên, cũng có một số mặt hàng nấm giảm khá mạnh như nấm rơm đóng lon đạt 4,9 triệu USD giảm 7,4% Nấm hương và mộc nhĩ khô giảm giảm lần lượt 18,1% và 57,3% so với cùng kỳ 2008.

Thị trường xuất khẩu nấm rơm muối nhìn chung ổn định, Italia vẫn là thị trường nhập khẩu nhập khẩu nhiều nấm rơm muối nhất với kim ngạch đạt 4,3 triệu USD, tăng 111% Xuất khẩu nấm rơm muối sang thị trường Mỹ cũng tăng rất mạnh, đạt 1,7 triệu USD, tăng 136% so với cùng kỳ 2008 Đáng chú ý, Trung Quốc, Ba Lan, Hà Lan, Malaisia và Hàn Quốc là những thị trường mới nhập khẩu nấm rơm muối của Việt Nam trong tháng 11 thángqua, kim ngạch xuất khẩu nấm rơm muối sang 4 thị trường này đạt 126,4 nghìn USD Mặc dù kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nấm rơm muối sang những thị trường này chưa cao nhưng đây cũng là những thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp xuất khẩu nấm cần khai thác.

Trang 4

Đơn giá xuất khẩu nấm tăng mạnh: Giá trung bình xuất khẩu nấm rơm muối tăng khá mạnh, từ mức 1299,2 USD/tấn trong tháng 1/09 lên 1790 USD/tấn trong tháng 11/09 Giá một số loại nấm xuất khẩu sang Mỹ, Italia, Nhật Bản,Pháp, Thái Lan có xu hướng tăng lên Cụ thể, giá nấm rơm muối xuất khẩu sang thị trường Italia tăng từ 1,4 USD/kg lên 1,95 USD/kg, tăng 39,35% so với tháng 10/08

Tương tự giá nấm rơm muối xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng từ 18,5 USD/thùng lên 27USD/thùng, tăng 45,9% Tại Pháp, đơn giá xuất khẩu một tấn nấm rơm muối là 1101,75 USD/tấn, tăng 18,8% Đáng chú ý, đơn giá xuất khẩu nấm rơm muối sang Trung Quốc, Thái lan và Italia thường cao hơn so với đơn giá xuất khẩu sang thị trường Pháp Mỹ đã vượt qua Italia để vươn lên vị trí thứ nhất về nhập khẩu nấm của VN, với giá trị nhập 4,2 triệu USD trong 10 tháng đầu năm nay.

Xuất khẩu nấm các loại sang Italia chỉ đạt 4 triệu USD, Nhật Bản đạt 1 triệu USD

Giá xuất khẩu nấm của VN cũng đang có xu hướng tăng ở hầu hết các thị trường Mỹ, Italia, Nhật Bản, Pháp, Thái Lan

Cụ thể, giá nấm rơm muối xuất khẩu sang thị trường Italia tăng từ 1,4 USD/kg lên 1,95 USD/kg, tăng 39,35% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tương tự giá nấm rơm muối xuất khẩu sang Mỹ tăng từ 18,5 USD/thùng lên 27 USD/thùng, tăng 45,9%; nấm rơm đóng hộp sang Mỹ cũng tăng từ 21 USD/thùng lên 27 USD/thùng, sang Nhật tăng từ 26,2 USD/thùng lên 29 USD/thùn

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả của cả nước trong tháng 10/06 đạt 19,3 triệu USD, giảm 22,14 % so với tháng 9/06 và tăng 10,6% so với tháng 10 năm 2005 Tuy nhiên, xuất khẩu các loại rau củ như nấm rơm tăng khá so với tháng 9 năm 2006 Trong đó, nấm rơm vẫn là chủng loại rau củ được xuất khẩu nhiều nhất của nước ta với kim ngạch xuất trong tháng 10 năm 2006 đạt 2,5 triệu USD, tăng0,8% so với tháng 9/2006

Trang 5

Số lượng các doanh nghiệp xuất khẩu nấm rơm của nước ta trong thời gian qua tương đối ổn định và dao động không nhiều Tháng 10 năm 2006, có 23 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nấm rơm, ít hơn tháng 9/2006 một doanh nghiệp nhưng nhiều hơn tháng 8/2006 một doanh nghiệp

Dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu nấm rơm của nước ta trong tháng 10 năm 2006 là Xí nghiệp chế biến nấm xuất khẩu Tư Thao, Sóc Trăng với kim ngạch đạt 374,2 nghìn USD, tăng 39,5 Nguyên nhân chính làdo kim ngạch xuất sang Italia - thị trường xuất khẩu nấm rơm chính của doanh nghiệp tăng vọt, đạt kim ngạch 319,6 nghìn USD, tăng 44% so với tháng 9 năm 2006

Trong khi đó, xuất khẩu nấm rơm của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu miền Tây –doanh nghiệp đứng đầu về xuất khẩu nấm rơm của nước ta trong tháng 9/2006 đã giảm vào tháng 10/2006 Kim ngạch xuất mặthàng này của doanh nghiệp chỉ đạt 298 nghìn USD, giảm 29% so với tháng 9 năm 2006 Các thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp là Mỹ, Australia, Anh, Ailen Trong đó, kim ngạch xuất sang Mỹ - thị trường lớn nhất của doanh nghiệp tháng 10 năm 2006 giảm, chỉ đạt 217,4 nghìn USD, giảm 36% so với tháng 9/2006

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu nấm rơm của DNTN Chế biến nông sản xuất khẩu Trần Minh trong tháng 10 năm 2006 tăng vọt, đạt 289,5 nghìn USD, tăng 78% so với tháng 9 năm 2006 Các thị trường xuất khẩu chính mặt hàng này là Mỹ, đài loan và Italia

1.2.Thị trường Nấm thế giới

Ở châu âu và Bắc mĩ công nghiệp trồng Nấm được cơ giới hóa hoàn toàn nên hiệu quả rất cao.Ỏ nhiều nước châu Á trồng Nấm còn mang tính manh mún,thủ công chủ yếu là quy mô gia đình và trang trại sản lượng chiếm 70%lượng Nấm ăn trên toàn thế giới

Ở Nhật bản nghề trồng Nấm truyền thống là Nấm hương mỗi năm đạt 1 triệutấn

Hàn quốc nổi tiếng với Nấm linh chi,mỗi năm xuất khẩu và thu về hàng trămtriệu USD.

Năm 1960, Trung quốc đã bắt đầu cải tiến kĩ thuật,năng suất tăng 4 5 lần,sảnlượng tăng hàng chục lần.Tổng sản lượng Nấm ăn của Trung Quốc chiếm

Trang 6

60%lượng Nấm ăn toàn thế giới gồm nhiều loại Nấm như Nấm hương,nấm sò ,nấm kim châm và 1 số loại Nấm chỉ xuất hiện tại trung quốc như Đông trùng hạ thảo ,tuyết nhĩ.Hàng năm trung quốc xuất khẩu hàng triệu tấn Nấm sang các nước phát triển thu về hàng tỉ USD.Hiện nay trung quốc đang dùng kĩ thuật ‘Khuẩn thảo học’ để trồng nấm nghĩa là dùng các loại cỏ cây thân thảo để trồng Nấm thây cho dùng gỗ rừng như xưa giúp giải quyết được vấn đề cạn kiệt tài nguyên.

Sự hỗ trợ của chính phủ đóng vai trò quan trọng trong ngành này Điều này có thể nhận thấy ở Trung Quốc Với sự hỗ trợ của chính phủ, Trung Quốc hiện sản xuất được 5 triệu tấn nấm, mang lại giá trị 20 tỷ USD Ngành này cũng tạo việc làm cho hơn 30 triệu người Trung Quốc.Sự cải tổ từ phía chính phủ đem lại sự tăng trưởng lớn cho ngành trồng nấm từ con số chỉ 60 nghìn tấn trước năm 1978

Tại Pennsylvania, Mỹ - nơi được coi là vương quốc nấm của thế giới, ngành này tạo việc làm cho hàng chục nghìn người, mang lại lợi nhuận hàng chục triệu USD

Tổng sản lượng nấm toàn cầu lên tới hàng triệu tấn tạo nguồn thu hàng chục tỷ đô la Sự tăng trưởng của ngành trồng nấm được coi là một hiện tượng do có tốc độ tăng mạnh từ con số 350 tấn vào năm 1965

Hiện tại có tới hơn 10 nghìn loại nấm Có loại nấm ăn được, dùng để làm thuốc, có loại nấm độc và một số loại nấm chưa được phân loại Cho đến nay, trong 10 nghìn loại nấm, 5 nghìn loại được coi là ăn được, hơn 1 nghìn loại được dùng làm thuốc và 1 nghìn loại bị coi là nấm độc

Ngành trồng nấm là hoạt động sản xuất nông nghiệp mà mọi người đều có thế tham gia Đây có thể được coi là công việc phụ tạo thêm nguồn thu đối với một số người Đây là ngành sinh lợi lớn và người trồng nấm có thể biết được mình thu được lợi nhuận bao nhiêu sau khoảng thời gian có khi chỉ 3 tháng.

Thị trường nấm gồm có các dạng nấm tươi, nấm đông lạnh, nấm hộp và nấmkhô.Theo nghiên cứu của cơ quan Ìformanaliz, hàng năm thị trường Nga tiêuthụ khoảng 500 ngàn tấn nấm các loại Mức tiêu thụ bình quân hơn 3

kg/người/năm, cao hơn so với các nước khác Tính trung bình theo đầu người hàng năm ở Pháp và Mỹ tiêu thụ chừng 2,5 kg, tại các nước EU- hơn

Trang 7

2 kg Nấm cung cấp cho thị trường bao gồm nguồn nội địa và nhập

khẩu.Nguồn nội địa do các cơ sở trồng, chế biến và người dân thu hái nấm tự nhiên trong rừng theo mùa vụ

Sản xuất nấm của Nga chỉ đáp ứng một phần nhu cầu tiêu thụ của thị trường.Năm 2006, trong 110 cơ sở sx nấm, thu hoạch được 11 901 tấn Năm 2007 so với năm 2006, tăng 19%, đạt 14 182 tấn tại 129 cơ sở sx Một trong những nguyên nhân cơ sở sx tăng chậm là do thiếu nguyên liệu (phân trộn đểgiep cấy nấm-NV) Theo số liệu thống kê, nấm hương chiếm 68% tổng lượng nấm thu hoạch hàng năm Trong đó 82% lượng nấm hương được gieo trồng và thu hoạch tại các cở sở sx nấm có quy mô lớn và trung bình Nấm thu hái có thể bán ở dạng tươi, đông lạnh, đóng hộp họăc phơi khô Các cơ sở sx nấm hộp có tiêng ở Nga, như công ty Ekoproduc, Ryazhsky

Hiện nay, Nga NK hơn 140 ngàn tấn nấm mỗi năm Lượng nấm NK năm sautăng hơn năm trước Cụ thể, năm 2007 tăng 9% so với năm 2006

Sau đây là biểu số liệu các loại nấm NK năm 2006, 2007: (Đơn vị: tấn)

Nấm tươi (kod TN VED07095)

27 337 31 738Nấm sơ chế (- 2003) 56 092 65 427Nấm muối (- 2001) 31 008 28 250Nấm đông lạnh (-

19 355 22 048Nấm bảo quản thời hạn

ngắn(- 071151)

(Nguồn: Cơ quan Thống kê LB Nga)

Một trong những sản phẩm nấm NK vào Nga được nhắc đến là nấm đóng hộp Xu hướng nấm đóng hộp được NK vào thị trường này ngày càng tăng về lượng và kim ngạch

Sau đây là biểu số liệu NK nấm hộp vào Nga giai đoạn từ 2003 đếntháng 06/2008.

Trang 8

Năm2002 2003 2004 2005 2006 2007 6

Trọng lượng (tấn)

27 877

31 327

40 915

58 374

54 413

67 601

39 977

Trị giá(1000 USD)

9 663 11 059

14 138

22 985

28 923

51 477

40 674

(Nguồn: Cơ quan Thống kê LB Nga)

Nước XK sản phẩm nấm chủ yếu vào Nga là Trung Quốc, Ba Lan

Năm 2007, TQ XK vào Nga 97 ngàn tấn s/p nấm, chủ yếu nấm hộp (gồm cả nấm hộp bảo quản thời hạn ngắn), nấm khô và nấm tươi với số lượng không nhiều Đứng vị trí thứ hai XK nấm vào Nga là Ba Lan Mỗi năm nước này XK vào Nga khoảng 44 ngàn tấn, trong đó nấm tươi chiếm tới 30 ngàn tấn Ở Nga, thị trường tiêu thụ s/p nấm tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, đặc biêt lượng mua nhiều ở Matxcơva và Sankt-Peterburg Một số công ty có tiếng về kinh doanh s/p nấm trong hệ thống bán lẻ, như: “GK BIT”, “GRIBNAYA GILJDIYA”, “INKO”, “VIZITON”, “ROSTOK”, “DESAN”.Nhìn chung, thị trường tiêu thụ nấm ở Nga còn nhiều tiềm năng Ngành trồng và chế biến nấm đầu tư không nhiều, công bỏ ra ít nhưng đem lại lợi nhuận cao Việt Nam có nhiều điều kiện thuân lợi để phát triển nuôi trồng vàchế biến nấm Đây là nguồn lợi lớn để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra ngoài nước, trong đó có thị trường Nga

2.Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Nấm ra thị trường quốc tế

2.1.Thuận lợi và khó khăn.

Giá nấm mỡ tươi trung bình hiện nay khoảng 600-1.000 USD/tấn, cao hơn 1,2-1,5 lần so với thịt bò; nấm mỡ muối là 1.000-1.200 USD/tấn Các loại khác như mộc nhĩ, nấm hương, nấm rơm cũng có giá bán dao động từ 1.700 đến 6.500 USD/tấn Sự khó khăn về nguyên liệu và giá nhân công các nước phát triển thời gian qua đang tạo cơ hội cho các loại sản phẩm nấm của

Trang 9

Việt Nam Các tỉnh phía Nam có thể xuất hàng nghìn tấn nấm mỡ, nấm hộp sang thị trường Đài Loan, Hongkong, Thái Lan.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp cho thấy, tổng sản lượng lương thực (quy lúa) của nước ta khoảng 40 triệu tấn/năm và lượng phụ phế phẩm cũng tương đương Nếu kể thêm phế phẩm khác như mạt cưa, xác cà phê, điều, mía đường… thì ta sẽ có nguồn nguyên liệu gần như vô tận để nuôi trồng nấm

Về lý thuyết thì cứ một tấn nguyên liệu cơ chất sẽ tạo ra được lượng nấm tương đương nhưng nước ta chỉ cần tận dụng chừng 10% của khoảng 60 triệu tấn phế liệu hàng năm thôi cũng đã tạo ra một khối lượng nấm mơ ước Với thời giá xuất khẩu hiện nay, thấp nhất là nấm bào ngư tươi cũng đã bán được 3USD/kg, chỉ cần “xuất ngoại” một nửa lượng đó, ta đã thu về 9 tỷ USD, gần gấp 10 lần trị giá xuất khẩu gạo cả năm!”.

Theo phân tích của các cán bộ khuyến nông, trồng nấm không cần nhiều diện tích, vốn đầu tư thấp, kỹ thuật trồng không khó lắm nếu so với hoa lan, cây kiểng nhưng lại tạo ra giá trị cao vượt trội so với nhiều cây trồng vật nuôi khác, gấp 20 lần trồng lúa và cả chục lần so với rau.Bên cạnh đó ngành trồng Nấm ở Việt nam còn vướng phải những khó khăn về công nghệ chế biến.Hiện nay các cơ sở chế biến Nấm tại Việt nam chưa nhiều,các công ty chế biến thì chưa có được dây chuyền sản xuất tốt nhất.Do đo năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm nấm không cao,

Nguyên liệu cho trồng nấm: ngoại trừ qui trình trồng nấm rơm ngoài đồng,

mang tính thủ công, sử dụng rơm với hiệu quả thấp, thì qui trình công nghiệp chủ yếu dựa trên nguyên liệu chính là mạt cưa, đặc biệt là mạt cưa cao su Vì vậy, khi phong trào trồng nấm phát triển nhanh, nguồn nguyên liệu không đáp ứng kịp Dẫn đến cầu nhiều hơn cung, nên giá mạt cưa lên khá cao, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, làm giảm hiệu quả của trồng nấm Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến những người vốn ít muốn trồng nấm cải thiện Ngoài ra, ở các tỉnh miền Tây, nhiều phế liệu nông nghiệp, nhưng lại hiếm mạt cưa cao su, nên những người muốn trồng nấm cũng đangrất lúng túng

- Vấn đề công nghệ: với tình hình ngày càng nhiều loài nấm được nghiên

cứu nuôi trồng và triển khai, trong khi nguyên liệu nuôi trồng lại đơn điệu chủ yếu dựa vào mạt cưa cao su, không hẳn đã phù hợp cho tất cả các loài nấm Ngoài ra, do không đủ điều kiện, nên người trồng nhỏ không thể chế

Trang 10

biến nguyên liệu đạt chất lượng, hiệu quả kém và năng suất thấp Chưa kể ở một số địa phương, để hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh, người ta còn sử dụng mạt cưa đã qua sử dụng để trồng lại Vì vậy, khả năng đề kháng của nấm giảm sút, dịch bệnh tràn lan và kéo theo sự sử dụng thuốc nông dược tuỳ tiện, nguy cơ suy thoái của nấm càng tăng cao

- Vấn đề phế liệu, phế phẩm sau trồng nấm: như bao ngành sản xuất khác,

quá trình trồng nấm cũng thải ra nhiều phế liệu, phế phẩm Nguồn phế liệu này lâu ngày sẽ trở thành thảm hoạ đối với người trồng nấm Ngoài việc chiếm diện tích sản xuất, nó còn là ổ dịch bệnh đối với nấm trồng, kể cả con người Việc xử lý theo kiểu dọn rác như thời gian qua cũng khá tốn kém và chưa hẳn đã là biện pháp tốt nhất

sản xuất, trồng nấm đến quản lý, hướng dẫn sử dụng giống nấm tại Việt Nam hiện nay chưa có sự tổ chức thống nhất Các cơ quan chuyên môn, cơ quan nghiên cứu có khả năng chuyển giao giống cho sản xuất chỉ hoạt động một cách đơn lẻ, tự phát Chúng ta đang thiếu một cơ quan đảm trách vai trò chọn lọc, kiểm tra, đánh giá tiềm năng, chất lượng của từng loại giống cũng như chất lượng giống nấm cung cấp cho nông dân Tại một số địa phương, xuất hiện tình trạng sử dụng giống chất lượng kém, dẫn đến hiện tượng bất ổn trong phong trào phát triển nấm ở Việt Nam thời gian qua

Bên cạnh đó, cả nước chỉ có 3-5% số cơ sở trồng và chế biến nấm tập trung, với quy mô 10-15 tấn nguyên liệu/vụ Việc sản xuất quy mô nhỏ lẻ đã gây khó khăn cho các hợp đồng xuất khẩu lớn, chất lượng sản phẩm thấp khiến đối tác nước ngoài chưa tin tưởng, làm ăn lâu dài.

2.2.Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Nấm tại việt nam

Giải pháp đề xuất là xây dựng những mô hình xử lý và chế biến nguyên liệu tập trung

1 Nguyên liệu: ngoài việc tận dụng nhiều loại phế liệu, phế phẩm của nông

nghiệp, còn có thể chế biến nguyên liệu thích hợp cho nhu cầu từng loài nấm, vừa giảm giá thành sản xuất, vừa giải quyết hợp lý nguồn tài nguyên này

2 Phế liệu sau trồng nấm: tận dụng phế liệu sau trồng nấm để nuôi trùn

(giun đất), ngoài việc thu được sinh khối trùn phục vụ cho chăn nuôi, còn nhận được lượng lớn phân trùn phục vụ trở lại cho trồng trọt Việc làm này

Ngày đăng: 29/11/2012, 16:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w