Khái niệm về nông nghiệp, nông thôn docx

9 2.6K 13
Khái niệm về nông nghiệp, nông thôn docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khái niệm về nông nghiệp, nông thôn Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm để thoả mãn các nhu cầu của mình. Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp. Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Những điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt trời trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi. Nông nghiệp cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động rất thấp, vì đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên; là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra sản xuất nông nghiệp ở nước ta thường gắn liền với những phương pháp canh tác, lề thói, tập quán đã có từ hàng nghìn năm nay. Ở các nước nghèo, nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và thu hút một bộ phận quan trọng lao động xã hội. Nông thônkhái niệm dùng để chỉ một địa bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Nông thôn có thể được xem xét trên nhiều góc độ: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Kinh tế nông thôn vừa mang những đặc trưng chung của nền kinh tế về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, về cơ chế kinh tế vừa có những đặc điểm riêng gắn liền với nông nghiệp, nông thôn. Xét về mặt kinh tế - kỹ thuật, kinh tế nông thôn có thể bao gồm nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Xét về mặt kinh tế - xã hội, kinh tế nông thôn cũng bao gồm nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể Xét về không gian và lãnh thổ, kinh tế nông thôn bao gồm các vùng như: vùng chuyên canh lúa, vùng chuyên canh cây màu, vùng trồng cây ăn quả ĐẠI HỌC MỞ – BÁN CÔNG TP. Hồ Chí Minh KHOA XÃ HỘI HỌC ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN MÔN HỌC MÔN HỌC: Xã Hội Học Nông Thôn I. THÔNG TIN VỀ GIẢNG VIÊN 1. Nguyễn Thị Thu Hà 2. Địa chỉ liên lạc: 301 bis Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh 3. Điện thọai: 8369.028 II. THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MÔN HỌC 1. Tên môn học: Xã Hội Học Nông Thôn 2. Mục tiêu môn học: giúp sinh viên hiểu được - Sự ra đời vàphát triển của bộ môn xã hội học nông thôn - Quan điểm của các nhà xã hội học tiền phong và đương đại về nông thôn - Nhận diện các đặc trưng của xã hội nông thôn, tổ chức và quản lý xã hội, những vấn đề xã hội và một số chính sách ở nông thôn Việt Nam - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn cósự tham gia của người dân 3. Số đơn vị học trình: 2 4. Phân bổ thời gian: 25.05.00 5. Các kiến thức căn bản cần học trước: Nhập môn Xã Hội Học 6. Hình thức giảng dạy chính của môn học: Giảng lý thuyết, thảo luận nhóm, thuyết trình nhóm. 7. Giáo trình tài liệu: a) Tài liệu chính: - Nguyễn Xuân Nghĩa, giáo trình giảng dạy Xã hội học nông thôn và một số vấn đề xã hội ở nông thôn Việt Nam, www.angel fire.com/ego2/xuannghia - Tô Duy Hợp, Phát triển cộng đồng- Lý thuyết và vận dụng, HN, NXB VH-TT, 2000 - Tống Văn Chung, Xã hội học nông thôn, NXB ĐHQG, HN, 2000 b) Tài liệu tham khảo: - Chu Tiến Dũng, Việc làm ỏ nông thôn- Thực trạng và giải pháp, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2001 - Đỗ Thị Bình, Những chính sách xã hội đối với phụ nữ nông thôn trong giai đọan hiện nay, NXB KHXH, 1997 - Tô Duy Hợp, Sự biến đổi của làng xã Việt Nam ngày nay – ở Đồng bằng sông Hồng, HN, NXB KHXH, 2000 - Trần Xuân Kiêm, Nghề nông Nam bộ, NXB TP. HCM, 1992 2. Các công cụ hỗ trợ khác: Overhead IV. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔN HỌC Chương 1: 1.Tên chương: Xã hội học nông thôn: một chuyên ngành của xã hội học 2.Số tiết dự kiến: 5tiết 3.Mục tiêu yêu cầu của chương: - Giúp sinh viên nắm vững một số khái niệm xã hội học nông thôn - Sự hình thành và phát triển của xã hội học nông thôn - Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu nông thôn 4.Chi tiết các đề mục của chương 1 1.1 Xác định hai khái niệm nông dân và nông thôn: 1.1.1 Khái niệm nông thôn: - Sự đối lập thành thị/nông thôn: - Nông thôn có nhiều biến chuyển. Khái niệm nông thôn không có một ý nghĩa cố định qua lịch sử.: - Nông thôn/thành thị theo nghĩa thống kê: 2 - Những đặc điểm của xã hội của những người nông dân (société paysanne) theo H. Mendras 1.1.2 Khái niệm nông dân - Tính chất xã hội và cơ cấu xã hội của tầng lớp nông dân thay đổi theo các loại hình xã hội (các hình thái xã hội, các phương thức xã hội). - Về mặt kỹ thuật và nghề nghiệp (cũng không thuần nhất) 1.1.3 Vài nét về nông thônnông dân VN - Dưới phương thức sản xuất Châu Á và phong kiến - Thời pháp thuộc (quan hệ tiền tệ và hàng hóa phát triển mạnh). - Sau CM tháng 8: 1.2 Sự ra đời và phát triển của XHHNT như là một khoa học. 1.2.1 Sự ra đời: - Ở Mỹ: XHHNT đã bắt đầu từ Mỹ, từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, đặc biệt là từ cuộc đại khủng hoảng 1929-1930: - Ở châu Âu - Ở Châu Á 1.2.2 Sự ra đời của XHHNT mang tính thực nghiệm 1.3 Một số lý thuyết của các nhà XHH tiền phong và đương đại về nông thôn 1.3.1 Quan điểm của những nhà xã hội học tiên phong - Ferdinant Tonnies: - Quan điểm É. Durkheim: - Quan điểm của M. Weber: - Quan điểm của K. Marx: - Lênin: - A. V. Tchayanov: nhà dân túy 1.3.2 Các quan điểm xã hội học nông thôn đương đại - Quan điểm cho rằng nông nghiệp là một lãnh vực sản xuất đặc biệt: - Quan điểm chủ trương công nghiệp hóa nông nghiệp: - Lý thuyết chức năng: - Lý thuyết dân túy mới (neo-populism): - Quan điểm phê phán: 1.4 Xã hội học nông thôn: đối tượng, phương pháp và hệ vấn đề nghiên cứu. 1.4.1 Đối tượng của XHHNT NT 1.4.2 Hệ vấn đề nghiên cứu 1.4.3 Phương pháp nghiên cứu 5. Kiến thức cốt lõi cần nắm: các khái niệm Xã Hội Học nông thôn 6. Phương pháp dạy và học: Giảng lý thuyết, thảo luận nhóm 7. Giáo trình tài liệu: - Nguyễn Xuân Nghĩa, Giáo trình Xã hội học nông thôn và nột số vấn đề xã hội ở nông thôn Việt Nam 3 8. Câu hỏi chương 1 1) Anh chị hiểu thế nào là nông thônnông dân 2) Theo anh chị xã hội học nông thôn và xã hội học đô thị, bộ môn nào ra đời trước, tại sao? 3) Quá trình hình thành và đối tượng nghiên cứu của bộ môn xã hội học nông thôn? 4) Trình bày và nhận định những luận đề chính yếu về xã hội học nông thôn theo quan điểm của các nhà xã hội học tiên phong và đương đại? Chương 2: 1. Tên chương: Nông thôn Việt Nam nhìn từ góc độ xã hội học lịch sư 2. Số tiết dự kiến: 5 3.Mục tiêu yêu cầu của chương: giúp sinh viên nắm được: - Đặc điểm của phương thức sản xuất Châu Á và ảnh hưởng của nó đối với nông thôn Việt Nam - Sở hữu ruộng đất từ thời phong kiến đến thời Pháp thuộc - Nông nghiệp, nông nghiệp Việt nam trước đổi mới và sau đổi mới 4.Chi tiết các đề mục của chương 2.1 Phương thức sản xuất châu Á và tác động của nó đối với nông thôn VN 2.1.1 Các đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á theo các sách kinh điển: 2 2.1.2 Sự tranh luận về phương thức sản xuất châu Á ở VN 2.1.3 Tác động của phương thức sản xuất châu Á đối với nông thôn VN 2.2 Sở hữu ruộng đất thời phong kiến 2.2.1. Ruộng đất công 2.2.2. Ruộng đất tư 2.3 Chế độ ruộng đất thời Pháp thuộc 2.3.1. Đặc điểm 2.3.2. Chế độ sở hữu ruộng đất 2.4 Nông nghiệp / Nông thôn trong những thập niên trước đổi mới. 2.4.1 Thời kỳ 1954-1959 2.4.2 Thời kỳ tập thể hóa nông nghiệp: 2.4.3 Ở Miền Nam 2.4.4 Những đặc điểm của nông thôn trong giai đoạn trước đổi mới: 2.5 Nông nghiệp và nông thôn từ thời kỳ đổi mới 5.Kiến thức cốt lõi cần nắm 6.Phương pháp đạy và học: Giảng lýthuyết, thảo luận nhóm, thuyết trình nhóm 7. Giáo trình trình tài liệu: - Nguyễn Xuân Nghĩa, Giáo trình Xã hội học nông thôn và một số vấn đề xã hội ở nông thôn Việt Nam 4 8. Câu hỏi chương 2: 1/ Phương thức sản xuất Châu Á là gì? Tàn dư ảnh hưởng của nó đối với nông thôn Việt Nam hiện nay? 2/ Theo anh chị đâu là bài học lớn nhất trong việc phát triển nông thôn Việt Nam từ 1954 đến nay? 3/ So sánh một cách tổng quát các định chế xã hội cổ truyền ở làng xã Nam bộ vàBắc bộ? 4/Anh chị suy luận như thế nào về nhận định: làng Việt cổ truyền là một cộng đồng đa chức năng và mang tính tự quản cao? Chương 3: 1.Tên chương: Tổ chức và quản lý xã hội ở nông thôn Việt Nam 2.Số tiết dự kiến: 5 3.Mục tiêu của chương:giúp sinh viên hiểu rõ: - Sự ra đời của làng Việt - Làng, xã: một cộng đồng đa chức năng - Các định chế xã hội truyền thống ở làng xã Việt Nam (so sánh làng Bắc bộ và Nam bộ) .Chi tiết các đề mục của chương: 3.1 Sự ra đời của làng Việt 3.2 Phân loại làng 3.3 Làng (bản, buôn…): một cộng đồng đa chức năng. 3.3.1 Là một đơn vị liên kết về mặt lãnh thổ 3.3.2 Là đơn vị liên kết kinh tế 3.3.3 Quan hệ dòng họ 3.3.4 Liên kết về mặt phong tục, tập quán, luật lệ 3.3.5 Cộng đồng liên kết về văn hóa tín ngưỡng 3.3.6 Làng có những kết cấu hạ tầng chung 3.3.7 Làng có ngôn ngữ, âm điệu riêng 3.4 Làng và xã: 3.4.1 Từ hậu lê (XV) cho đến 1945 3.4.2 Cần phân biệt làng và xã 3.4.3 Biến đổi quy mô của làng xã: 3.4.4 Sau khoán 10: 3.5 So sánh tổng quát các định chế xã hội truyền thống ở làng xã miền Bắc và miền Nam. 3.5.1 Mô hình cư trú: - Miền Bắc: - Miền Nam: 3.5.2 Bộ máy quản lý cổ truyền: - kỳ dịch - kỳ mục:. - kỳ lão: 3.5.3 Về ruộng đất 5 3.5.4 Về phân tầng xã hội và di động xã hội: - Miền Băc - Miền Nam 3.5.5 Gia đình: 3.5.6 Văn hóa: 3.5.7 Tín ngưỡng , tôn giáo: 5.Kiến thức cốt lõi cần nắm 6.Phương pháp dạy và học: Giảng lý thuyết, thảo luận nhóm, thuyết trình 7.Giáo trình tài liệu: - Nguyễn Xuân Nghĩa, Giáo trình Xã hội học nông thôn và một số vấn đề xã hội ở nông thôn Việt Nam 8. Câu hỏi chương 3. 1/ So sánh một cách tổng quát các định chế xã hội cổ truyền ở làng xã Nam bộ và Bắc bộ? 2/ Anh chị suy luận như thế nào về nhận định: làng Việt cổ truyền là một cộng đồng đa chức năng và mang tính tự quản cao? 3/ Trình bày những đặc điểm, ưu điểm và hạn chế của tính tự quản và của “Dân chủ làng xã” ở làng Việt cổ truyền. Những đặc điểm trên của làng xã đã đặt ra những vấn đề gì cho việc phát triển nông thôn hiện nay? Chương 4: 1.Tên chương: Biến chuyển và canh tân kỹ thuật ở nông thôn 2.Số tiết dự kiến: 5 tiết 3.Mục tiêu của chương: giúp sinh viên hiểu rõ - Vì sao phải canh tân nông thôn và làm thế nào để thaay đổi nông thôn - Giới thiệu hai mô hình: truyền bá kỹ thuật và truyền thông thích ứng 4.Chi tiết các đề mục của chương: 4.1 Mô hình truyền bá kỹ thuật (Diffusion model). 4.1.1. Mô hình truyền thông cổ điển 4.1.2. Phân loại người nông dân ứng dụng 4.1.3. Quá trình ứng dụng canh tân 4.1.4. Những đặc điểm của canh tân 4.1.5. Việc ứng dụng mô hình truyền bá kỹ thuật 4.2. Nhận định về mô hình truyền ba kỹ thuật 4.3 Mô hình thích ứng (relevance model) 4.3.1 Mô hình truyền thông thích ứng 4.3.2 Cần xác định nhu cầu của người nông dân 4.3.3 Cần tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng quyết định canh tân của người nông dân. 4.3.4 Sản xuất nông nghiệp là một hoạt động phối hợp phức tạp 4.3.5 Quá trình canh tân nông thôn là một quá trình cùng nhau học tập và hành động của nông dân và cán bộ phát triển 4.3.6 Tiến đến một nông thôn phát triển bền vững 5.Kiến thức cốt lõi cần nắm 6.Phương pháp dạy và học: Giảng lý thuyết, thảo luận nhóm, thuyết trình 6 7.Giáo trình tài liệu - Nguyễn Xuân Nghĩa, Giáo trình Xã hội học nông thôn và một số vấn đề xã hội ở nông thôn Việt Nam 8. Câu hỏi chương 4 1/ Trình bày và nhận định về hai mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật ở nông thôn: Mô hình truyền bá kỹ thuật và mô hình thích ứng kỹ thuật. Trong việc phát triển nông thôn Việt Nam, có thể rút ra những kinh nghiệm gì từ hai mô hình lý thuyết trên Chương 5: 1.Tên chương: Một số vấn đề xã hội và chính sách xã hội ở nông thôn Việt Nam 2.Số tiết dự kiến: 5 tiết 3.Mục tiêu của chương: giúp sinh viên nắm vững - Những vấn đề nổi bật nhất hiện nay ở nông thôn - Những quan điểm cơ bản, những chính sách và giải pháp vấn đề ở nông thôn 4.Chi tiết các đề mục của chương 5.1 Môt số vấn đề xã hội ở nông thôn Việt Nam: 5.1 1. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao 5.1.2. Diện tích canh tác ngày càng giảm và thiếu việc làm 5.1.3. Di dân NT-TT/ NT-NT 5.1.4. Trình độ văn hóa- y tế 5.1.5.Tỷ lệ hộ nghèo đói: Tiêu chuẩn của VN khác LHQ: 5.2 Các quan điểm cơ bản về chính sách xã hội: 5.2.1 Phải hội nhập người nông dân vào quá trình CNH- HDH 5.2.2 Quan điểm phát triển nông thôn: 5.3 Các chính sách và giải pháp 5.3.1 Chuyển trọng tâm chinh sách dân số - kế hoạch hóa gia đình về nông thôn 5.3.2 Giải quyết việc thiếu việc làm và thừa lao động 5.3.3 Chủ động định hướng và điều chỉnh các dòng di dân 5.3.4 Đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo 5.3.5 Phát triển cộng đồng nông thôn. Nông thôn phải biết tranh thủ các nguồn tài nguyên và dựa trên những nguồn tài nguyên của chính mình để phát triển. 5.Kiến thức cốt lõi cần nắm 6.Phương pháp dạy và học: Giảng lý thuyết, thảo luận nhóm, thuyết trình 7.Giáo trình tài liệu: - Nguyễn Xuân Nghĩa, Giáo trình Xã hội học nông thôn và một số vấn đề xã hội ở nông thôn Việt Nam 8.Câu hỏi chương 5 1/ Trình bày khái quát những suy nghĩ của anh chị về những vấn đề xã hội nổi bật nhất hiện nay ở nông thôn Việt Nam,những quan điểm cơ bản, những chính sách và giải pháp cho vấn đề nêu trên? Chương 6 1. Tên chương:Phương pháp đánh giá nhanh ở nông thôn(RRA) và đánh giá có nông dân tham gia (PRA). 7 2.Số tiết dự kiến : 5 3.Mục tiêu yêu cầu của chương: gíup sinh viên nắm vững - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân, vận dụng các kỹ thuật để nghiên cứu vấn đề xã hội ở nông thôn 4.Chi tiết các đề mục của chương 6.1. Sự ra đời và lý do: 6.2. Phương pháp RRA là gì: 6.3.Triết lý của RRP: 6.4. Những phương pháp cụ thể (cách thức, kỹ thuật) 6.4.1 Quan sát trực tiếp 6.4.2 Nghiên cứu tư liệu: 6.4.3 Kết hợp nhiều loại phỏng vấn. - Phỏng vấn không chính thức (informal, - Phỏng vấn bán cơ cấu. - Phỏng vấn theo nhóm tiêu điểm. 6.4.4 Xếp loại mức độ khá giả 6.4.5 Mô tả và hỏi chuyện: 6.4.6 Phương pháp lập sơ đồ, bản đồ: Các loại bản đồ: - Bản đồ về di động - Sơ đồ theo mùa - Biểu đồ phân bổ thời gian trong ngày - Sơ đồ Venn: 6.4.7 Hội thảo với nông dân: 6.4.8 Ghi chép lịch sử: 6.5. Những loại hình RRA: 6.5.1 RRA thăm dò 6.5.2 RRA theo chủ đề: 6.5.3 RRA tham gia 6.5.4 RRA giám sát: 5. Kiến thức cốt lõi cần nắm 6.Phương pháp dạy và học: Giảng thuyết, thảo luận nhóm, thực hành .Giáo trình, tài liệu: - Nguyễn Xuân Nghĩa, Giáo trình Xã hội học nông thôn và một số vấn đề xã hội ở nông thôn Việt Nam 8. Câu hỏi chương 6 1/ Trình bày lý do ra đời, những quan điểm và những kỹ thuật cơ bản của phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân, IV.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP Dự lớp Thảo luận Bài tập 8 Thuyết trình 30% Báo cáo Thi giữa học kỳ Thi cuối học kỳ 70% 9 . hai khái niệm nông dân và nông thôn: 1.1.1 Khái niệm nông thôn: - Sự đối lập thành thị /nông thôn: - Nông thôn có nhiều biến chuyển. Khái niệm nông thôn. như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, dịch vụ trong đó nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu. Xét về mặt

Ngày đăng: 06/03/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MÔN HỌC: Xã Hội Học Nông Thôn

  • II. THÔNG TIN TỔNG QUÁT VỀ MÔN HỌC

  • 1. Tên môn học: Xã Hội Học Nông Thôn

    • IV. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA MÔN HỌC

    • Chương 1:

      • Chương 6

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan