1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Công Ty Dệt May Hoà Thọ

86 1,7K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Công Ty Dệt May Hoà Thọ

Trang 1

Nhận thức được tầm quan trọng của xu thế hội nhập và cạnh tranh cũng nhưmong muốn được đóng góp những ý kiến để Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt May HoàThọ đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh Sau một thời gian thực tập tại Tổng

Công Ty Cổ Phần Dệt May Hoà Thọ, em quyết định lựa chọn đề tài “Một số giải

pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Công Ty Dệt May Hoà Thọ”

để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong thờikỳ hội nhập:

Chương II: Thực trạng và năng lực cạnh tranh của Tổng Công Ty Cổ Phần DệtMay Hòa Thọ

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của TổngCông Ty Cổ Phần Dệt May Hòa Thọ

Trang 2

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNHTRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG THỜI

KỲ HỘI NHẬP

1 Một số quan niệm về cạnh tranh

Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vựcnhư kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thường xuyênđược nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các phương tiệnthông tin đại chúng và là một khái niệm được các học giả của các trường phái kinh tếkhác nhau rất quan tâm Sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau,dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thể như sau:

 Các nhà khoa học của Việt Nam khi đề cập tới cạnh tranh thì cho rằng: cạnhtranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá, dịch vụ ( mua và bán) và đó là phươngthức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế Nói khác đi, mục đích trực tiếpcủa hoạt động cạnh tranh trên thị trường của chủ thể kinh tế là giành lợi thế để hạ thấpgiá các yếu tố "đầu vào" của chu trình sản xuất - kinh doanh và nâng cao giá "đầu ra"sao cho mức chi phí thấp nhất, giành được mức lợi nhuận cao nhất

 Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữanhững chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợitrong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhấtcho mình Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng(người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùngvới nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiệntốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ

 Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần Bản chất củacạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bìnhmà doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuậntrong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi(1980)

 Theo Mác: “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa (TBCN) là sự ganh đua, sự đấutranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật các điều kiện thuận lợi trong sảnxuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch” Nghiên cứu sâu về nềnsản xuất hàng hoá TBCN và cạnh tranh TBCN, Mác đã phát hiện ra quy luật cạnhtranh cơ bản là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.

Trang 3

 Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992) ở Anh: “Cạnh tranh trong cơchế thị trường được định nghĩa là sự ganh đua kình địch giữa các nhà kinh doanhnhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”.

 Ngày nay trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một điều kiện và là yếutố kích thích kinh doanh, là môi trường động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinhdoanh phát triển, tăng năng suất lao động tạo sự phát triển của xã hội nói chung.

Như vậy cạnh tranh là quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá, là nộidung cơ chế vận động của thị trường Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bánra càng nhiều, số lượng nhà cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt, kết quảcạnh tranh sẽ tự loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả

2 Một số đặc trưng cơ bản của cạnh tranh

Từ các quan điểm trên, cạnh tranh có những đặc trưng sau:

 Mang bản chất của mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau Nóiđến cạnh tranh là nói đến một quá trình có sự tham gia của nhiều chủ thể Nếu chỉ cómột chủ thể (độc quyền) thì không có cạnh tranh nhưng nếu có nhiều chủ thể màkhông cùng mục tiêu thì cạnh tranh, sức cạnh tranh cũng giảm xuống Do vậy, cácchủ thể phải có cùng mục tiêu thì mới xảy ra cạnh tranh Các doanh nghiệp cạnhtranh vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, vì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp thôngqua duy trì và gia tăng thị phần, phát triển thị trường Còn người tiêu dùng thì cómục tiêu chung là tối đa hoá mức độ thoã mãn hoặc sự tiện lợi khi tiêu thụ sản phẩm

 Các chủ thể cạnh tranh phải tuân theo một ràng buộc chung được quy địnhthành văn hoặc bất thành văn, những ràng buộc này có thể là hệ thống pháp luật quốcgia và quốc tế, các thông lệ và tập quán kinh doanh trên các thị trường hoặc trên mộtthị trường cụ thể, đặc điểm nhu cầu và thị hiếu của khách hàng …Những ràng buộcnày do nhà nước quy định nhằm hướng tới sự cạnh tranh lành mạnh

 Phương pháp cạnh tranh rất đa dạng, không chỉ dừng lại ở việc bán giá thấphoặc nâng cao chất lượng sản phẩm

 Cạnh tranh diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian không cố định:không nên quan niệm cứng nhắc rằng cạnh tranh chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệptrên cùng thị trường Trong môi trường kinh doanh sôi động và biến động nhanhchóng, cạnh tranh không chỉ với mục đích gía tăng thị phần trên thị trường hiện tạimà quan trọng hơn là phát triển thị trường mới Như vậy việc tìm kiếm và phát triểnthị trường mới cũng là một cách cạnh tranh, nó được áp dụng ngày càng phổ biếntrong kinh doanh hiện đại dưới tác dụng của sự phát triển công nghệ thông tin và xuthế toàn cầu hoá kinh tế

3 Phân loại cạnh tranh

Cạnh tranh được phân chia thành nhiều loại với nhiều tiêu thức khác nhau:

3.1 Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh

Trang 4

Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh thì cạnh tranh được chia thành baloại:

ra theo quy luật mua rẻ bán đắt, cả hai bên đều muốn tối đa hoá lợi ích của mình.Người bán muốn bán với giá cao nhất để tối đa hoá lợi nhuận còn người muamuốn mua với giá thấp nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo và mức giá cuối cùngvẫn là mức giá thoả thuận giữa hai bên.

trên cơ sở quy luật cung cầu, khi trên thị trường mức cung nhỏ hơn mức cầu Lúcnày hàng hóa trên thị trường sẽ khan hiếm, người mua để đạt được nhu cầu mongmuốn của mình họ sẽ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn do vậy mức độ cạnhtranh sẽ diễn ra gay gắt hơn giữa những người mua, kết quả là giá cả hàng hoá sẽtăng lên, những người bán sẽ thu được lợi nhuận lớn trong khi những người muabị thiệt thòi cả về giá cả và chất lượng, nhưng trường hợp này chủ yếu chỉ tồn tạiở nền kinh tế bao cấp và xảy ra ở một số nơi khi diễn ra hoạt động bán đấu giámột loại hàng hoá nào đó.

tranh gay go và quyết liệt nhất khi mà trong nền kinh tế thị trường sức cung lớnhơn sức cầu rất nhiều, khách hàng được coi là thượng đế của người bán, là nhân tốcó vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do vậycác doanh nghiệp phải luôn ganh đua, loại trừ nhau để giành những ưu thế và lợithế cho mình.

3.2 Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh

Theo tiêu thức này cạnh tranh được chia thành bốn loại:

đơn giản của cấu trúc thị trường trong đó người mua và người bán đều không đủlớn để tác động đên giá cả thị trường Nhóm người mua tham gia trên thị trườngnày chỉ có cách thích ứng với mức giá đưa ra vì cung cầu trên thị trường được tựdo hình thành, giá cả do thị trường quyết định.

tranh phổ biến trên thị trường mà ở đó doanh nghiệp nào có đủ sức mạnh có thểchi phối được giá cả của sản phẩm thông qua hình thức quảng cáo, khuyến mạicác dịch vụ trong và sau khi bán hàng Cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranhmà phần lớn các sản phẩm không đồng nhất với nhau, mỗi loại sản phẩm mangnhãn hiệu và đặc tính khác nhau dù xem xét về chất lượng thì sự khác biệt giữacác sản phẩm là không đáng kể nhưng mức giá mặc định cao hơn rất nhiều Cạnhtranh không hoàn hảo có hai loại:

+ Cạnh tranh độc quyền: Là cạnh tranh mà ở đó một hoặc một số chủ thể

có ảnh hưởng lớn, có thể ép các đối tác của mình phải bán hoặc mua sản phẩm của

Trang 5

mình với giá rất cao và những người này có thể làm thay đổi giá cả thị trường Cóhai loại cạnh tranh độc quyền đó là độc quyền bán và độc quyền mua Độc quyềnbán tức là trên thị trường có ít người bán và nhiều người mua, lúc này người bán cóthể tăng giá hoặc ép giá khách hàng nếu họ muốn lợi nhuận thu được là tối đa, cònđộc quyền mua tức là trên thị trường có ít người mua và nhiều người bán khi đókhách hàng được coi là thượng đế, được chăm sóc tận tình và chu đáo nếu khôngnhững người bán sẽ không lôi kéo được khách hàng về phìa mình Trong thực tế cótình trạng độc quyền xảy ra nếu không có sản phẩm nào thay thế, tạo ra sản phẩmđộc quyền hoặc các nhà độc quyền liên kết với nhau gây trở ngại cho quá trình pháttriển sản xuất và làm tổn hại đến người tiêu dùng Vì vậy phải có một đạo luậtchống độc quyền nhằm chống lại liên minh độc quyền của một số nhà kinh doanh.

+ Độc quyền tập đoàn: Hình thức cạnh tranh này tồn tại trong một số

ngành sản xuất mà ở đó chỉ có một số ít người sản xuất Lúc này cạnh tranh sẽ xảyra giữa một số lực lượng nhỏ các doanh nghiệp Do vậy mọi doanh nghiệp phảinhận thức rằng giá cả các sản phẩm của mình không chỉ phụ thuộc vào số lượng màcòn phụ thuộc vào hoạt động của những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.Một sự thay đổi về giá của doanh nghiệp cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng đến nhucầu cân đối với các sản phẩm của doanh nghiệp khác Những doanh nghiệp thamgia thị trường này là những người có tiềm lực kinh tế mạnh, vốn đầu tư lớn Do vậyviệc thâm nhập vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh thường là rất khó.

3.3 Căn cứ vào phạm vi kinh tế

nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất và tiêu dùng cùng một chủng loại sảnphẩm Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau, các doanh nghiệp phảiáp dụng mọi biện pháp để thu được lợi nhuận như cải tiến kỹ thuật, nâng cao năngsuất lao động, giảm chi phí cá biệt của hàng hoá nhằm thu được lợi nhuận siêungạch Kết quả là trình độ sản xuất ngày càng phát triển, các doanh nghiệp khôngcó khả năng sẽ bị thu hẹp, thậm chí còn có thể bị phá sản.

khác nhau nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất, là cạnh tranh giữa các doanh nghiệphay đồng minh các doanh nghiệp của một ngành với ngành khác Như vậy giữacác ngành kinh tế do điều kiện kỹ thuật và các điều kiện khác khác nhau như môitrường kinh doanh, thu nhập khu vực, nhu cầu và thị hiếu có tính chất khác nhaunên cùng một lượng vốn đầu tư vào ngành này có thể mang lại tỷ suất lợi nhuậncao hơn các ngành khác Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều người sản xuất kinhdoanh ở những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp có xu hướng chuyển dịch sangsản xuất tại những ngành có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, đó chính là biện pháp đểthực hiện cạnh tranh giữa các ngành Kết quả là những ngành trước kia có tỷ suấtlợi nhuận cao sẽ thu hút các nguồn lực, quy mô sản xuất tăng Do đó cung vượt

Trang 6

quá cầu làm cho giá cả hàng hoá có xu hướng giảm xuống, làm giảm tỷ suất lợinhuận Ngược lại những ngành trước đây có tỷ suất lợi nhuận thấp khiến cho mộtsố nhà đầu tư rút vốn chuyển sang lĩnh vực khác làm cho quy mô sản xuất củangành này giảm, dẫn đến cung nhỏ hơn cầu, làm cho giá cả hàng hoá tăng và làmtăng tỷ suất lợi nhuận.

4 Vai trò của cạnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, nó được coi làđộng lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà cả nềnkinh tế nói chung

4.1 Đối với doanh nghiệp

Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường,cạnh tranh có những vai trò sau:

+ Cạnh tranh được coi như là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải những doanhnghiệp Vì vậy nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò cực kỳ tolớn

+ Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Cạnh tranh tạora động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọibiện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

+ Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt đầu từviệc nghiên cứu thị trường để xác định được nhu cầu thị trường từ đó ra các quyếtđịnh sản xuất kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu đó Bên cạnh đó, doanh nghiệpphải nâng cao các hoạt động dịch vụ cũng như tăng cường công tác quảng cáo,khuyến mãi, bảo hành

+ Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng caohơn để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng Muốnvậy, các doanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới vàoquá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản lý, nâng cao trình độ taynghề của công nhân từ đó làm cho doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.

4.2 Đối với người tiêu dùng

Có cạnh tranh, hàng hoá sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càngđẹp, phong phú đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội.Vì vậy, đối với người tiêu dùng, cạnh tranh có các vai trò sau:

+ Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phùhợp với túi tiền và sở thích của mình

+ Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hoá ngày càng được nâng cao, thoả mãnngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo được quan tâm

Trang 7

nhiều hơn Đó chính là những lợi ích mà người tiêu dùng có được từ việc nâng caokhả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

4.3 Đối với nền kinh tế

Cạnh tranh được coi như là “linh hồn” của nền kinh tế, vai trò của cạnh tranhđối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt sau:

+ Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phầnkinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xoá bỏ những độc quyền, bất hợp lý,bất bình đẳng trong kinh doanh.

+ Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân cônglao động xã hội ngày càng xâu sắc.

+ Cạnh tranh thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng caocủa xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, gópphần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế.

+ Cạnh tranh làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh nghiệpvươn ra thị trường nước ngoài.

+ Cạnh tranh giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rútra được những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta.

Bên cạnh những tác dụng tích cực, cạnh tranh cũng làm xuất hiện những hiệntượng tiêu cực như làm hàng giả, buôn lậu trốn thuế… gây nên sự bất ổn trên thịtrường, làm thiệt hại đến lợi ích của nhà nước và của người tiêu dùng

Phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của cạnh tranhkhông chỉ là nhiệm vụ của nhà nước, doanh nghiệp mà là nhiệm vụ chung của toàn bộcá nhân.

II NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP1 Một số quan niệm về năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp cóthể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, đảmbảo việc thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ nhữngmục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện được những mục tiêu mà doanhnghiệp đề ra.

Nếu một doanh nghiệp tham gia thị trường mà không có năng lực cạnh tranh hay khảnăng cạnh tranh yếu hơn các đối thủ của nó thì sẽ rất khó khăn để tồn tại và phát triểnđược, quá trình duy trì sức mạnh của doanh nghiệp phải là quá trình lâu dài và liên tục.Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là cơ sở để đảm bảo khả năng duy trì lâu dàisức mạnh cạnh tranh đó.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanhnghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thõa mãn tốt nhất các đòi hỏi của kháchhàng để thu lợi nhuận ngày càng cao Như vậy, năng lực canh tranh của doanh nghiệptrước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp Đấy là các yếu tố nội hàm của

Trang 8

mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính băng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhânlực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… một cách riêng biệt mà đánh giá, so sánh với cácđối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng lĩnh vực, cùng một thị trường

Có quan điểm cho rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưuthế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường

Có quan điểm gắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với thị phần mà nónắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinhdoanh,…

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình e chưa đủ, bởi trongđiều kiện toàn cầu hóa kinh tế, lợi thế bên ngoài đôi khi là yếu tố quyết định Thực tếchứng minh một số doanh nghiệp rất nhỏ, không có lợi thế nội tại, thực lực bên trongyếu nhưng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt như hiệnnay

Như vậy, “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thựclực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm – dịch vụ hấp dẫnngười tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiếnvị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ”

2 Một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Để đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp người ta thường căn cứ vào cácloại chỉ tiêu sau:

2.1 Chỉ tiêu định lượng2.1.1 Chỉ tiêu thị phần (T)

Doanh thu (lượng bán) của doanh nghiệp

T = (%)Tổng doanh thu (lượng bán) trên thị trường

Thị phần của hàng hoá của doanh nghiệp là phần trăm về số lượng hoặc giá trịcủa hàng hoá của doanh nghiệp đã bán ra so với tổng số lượng hoặc tổng giá trị của tấtcả các hàng hoá cùng loại đã bán trên thị trường.

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình chiếm lĩnh và khả năng chi phối thị trường củahàng hoá của doanh nghiệp Tuy nhiên chỉ tiêu này khó xác định vì khó biết chính xácđược hết tình hình kinh doanh của tất cả các đối thủ.

thu(lượng bán) của doanh nghiệp

Tct = (% )Doanh thu(lượng bán) của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất

Trang 9

Chỉ tiêu này cho thấy thực tế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đốithủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường Đây là chỉ tiêu đơn giản, dễ tính hơn so vớichỉ tiêu trên do các đối thủ cạnh tranh mạnh thường có nhiều thông tin hơn.

Tthn = Thị phần năm sau - Thị phần năm trước

Nếu kết quả này dương tức là thị phần của doanh nghiệp tăng và khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp đã tăng lên Nếu như kết quả âm, tức là thị phần giảm và sứccạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đã bị giảm sút.

2.1.4 Chỉ tiêu tài chính

+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanhLợi nhuậnH =

Tổng vốn sản xuất kinh doanh

+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí sản xuất kinh doanh đánh giá thu được bao nhiêulợi nhuận khi bỏ ra một đơn vị chi phí

Lợi nhuậnH =

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh

+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu đánh giá mức độ thu lợi nhuận của hoạt độngbán hàng khi bán được một đơn vị doanh thu thì được bao nhiêu lợi nhuận.

Lợi nhuậnH =

Tổng doanh thu

2.2 Chỉ tiêu định tính

Bên cạnh các chỉ tiêu định lượng, để xác định chính xác khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường thì không thể không nhắc đến các chỉ tiêuđịnh tính sau:

+ Trình độ công nghệ + Trình độ quản lý

+ Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp.

+ Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá (liên quan đến đăng ký nhãn hiệu haythương hiệu của doanh nghiệp, hàng hoá).

Khác với các chỉ tiêu định lượng, để đo lường được chỉ tiêu này đòi hỏi ngườiphân tích cần phải thu thập được nhiều thông tin phản hồi từ khách hàng, xem xem sựđánh giá của họ đối với các nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp như thếnào Nếu một doanh nghiệp có uy tín cao thì các sản phẩm, dịch vụ của nó cũng được

Trang 10

khách hàng tín nhiệm và đánh giá cao và do đó các sản phẩm, dịch vụ của doanhnghiệp đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường

3 Các công cụ sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp phải chịu rất nhiều sức ép từcác đối thủ cạnh tranh Để tồn tại và phát triển được trong điều kiện như vậy, mỗidoanh nghiệp đều có những công cụ riêng của mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh so vớicác đối thủ khác trên thị trường Các công cụ thường được sử dụng là: giá cả, sảnphẩm, hệ thống phân phối, các hoạt động xúc tiến

3.1 Cạnh tranh bằng đặc tính sản phẩm và chất lượng sản phẩm

Khi nói về sản phẩm, người ta thường quy nó về một hình thức tồn tại vật chấtcụ thể và do đó nó chỉ bao hàm những thành phần hoặc yếu tố có thể quan sát được.Đối với các chuyên gia marketing, họ hiểu sản phẩm - hàng hoá ở một phạm vi rộnglớn hơn Cụ thể là:

Sản phẩm của doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất các yếu tố có liên quanchặt chẽ với nhau nhằm thoả mãn đồng bộ các yêu cầu của khách hàng bao gồm sảnphẩm vật chất, bao bì, nhãn hiệu, các dịch vụ kèm theo

Gắn liền với sản phẩm là khái niệm về chất lượng Theo ISO 8402, chất lượnglà tập hợp các tính chất, đặc trưng của một sản phẩm có khả năng thoả mãn nhu cầucủa khách hàng Nhu cầu của khách hàng là nhu cầu đã nêu hoặc nhu cầu tiềm ẩn.

Sản phẩm và chất lượng của sản phẩm là một công cụ cạnh tranh quan trọngcủa các doanh nghiệp trên thị trường, bởi vì khách hàng luôn có xu hướng so sánh sảnphẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác nhằm lựa chọn chomình cái tốt nhất Người tiêu dùng thường quan tâm trước tiên đến chất lượng khi lựachọn một sản phẩm nào đó, nhiều lúc họ sẵn sàng chấp nhận mức giá cao để có đượcsản phẩm tốt hơn

Sản phẩm được doanh nghiệp sử dụng làm công cụ để tăng khả năng cạnh tranhbằng cách làm ra các sản phẩm có chất lượng cao nhằm phục vụ một cách tốt nhất nhucầu của người tiêu dùng, hoặc là tạo ra sự khác biệt để thu hút khách hàng Mặt khácdoanh nghiệp nào có sản phẩm chất lượng càng cao thì uy tín và hình ảnh của nó trênthị trường cũng càng cao Đồng thời chất lượng sản phẩm tạo nên sự trung thành củakhách hàng đối với các nhãn hiệu của doanh nghiệp Vì vậy nó tạo ra lợi thế cạnhtranh lớn và lâu dài cho doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh.

Chính vì vậy việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là rất cần thiết Tuy nhiên để cócăn cứ đánh giá chất lượng, doanh nghiệp phải xác định các tiêu chuẩn chất lượng sảnphẩm: chỉ tiêu về hình dáng màu sắc kích thước, trọng lượng, tính chất cơ lý hoá, độbền, độ an toàn và các chỉ tiêu khác.

Chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp, khi chất lượngsản phẩm không được đảm bảo không thoả mãn nhu cầu của khách hàng thì ngay lậptức khách hàng sẽ rời bỏ doanh nghiệp Mặt khác chất lượng thể hiện tính quyết định

Trang 11

khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ở chỗ nâng cao chất lượng sẽ làm tăng tốc độtiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm.Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, mở rộng thịtrường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Do vậy cạnh tranh bằng chất lượng sảnphẩm là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn haynhỏ đều phải sử dụng nó.

3.2 Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm

Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền giá trị của hàng hoá Nó thể hiện mốiquan hệ trực tiếp giữa người mua và người bán Đối với các doanh nghiệp, giá cả trựctiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận thực tế Còn đối với người mua, giá hàng hoá luônđược coi là chỉ số đầu tiên để họ đánh giá phần “được” và chi phí phải bỏ ra để sở hữuvà tiêu dùng hàng hoá Vì vậy, những quyết định về giá luôn giữ vai trò quan trọng vàphức tạp nhất mà một doanh nghiệp phải đối mặt khi soạn thảo các chiến lược cạnhtranh của mình.

Cùng với chất lượng sản phẩm thì giá bán cũng là công cụ cạnh tranh chủ yếucủa các doanh nghiệp Giá cả tác động rất lớn đến cạnh tranh, chúng thường được sửdụng khi doanh nghiệp mới ra thị trường hoặc khi muốn thâm nhập vào một thị trườngmới hoặc muốn tiêu diệt một đối thủ cạnh tranh khác Cạnh tranh về giá sẽ có ưu thếhơn đối với các doanh nghiệp có vốn và sản lượng lớn hơn nhiều so với các đối thủkhác.

Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thể hiện thông qua chính sách địnhgiá bán mà doanh nghiệp áp dụng đối với các loại thị trường của mình trên cơ sở kếthợp một số chính sách, điều kiện khác Định giá là việc ấn định có hệ thống giá cả chođúng với hàng hoá hay dịch vụ bán cho khách hàng Có các chính sách định giá sau:

- Chính sách định giá thấp: Là chính sách định giá thấp hơn giá thị trường để

thu hút khách hàng về phía mình Chính sách này đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện nóphải có tiềm lực vốn lớn, phải tính toán chắc chắn và đầy đủ mọi tình huống rủi ro.Nếu thành công nó sẽ giúp cho doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường cũ, thâm nhập vàothị trường mới và bán được khối lượng sản phẩm lớn.

- Chính sách định giá ngang thị trường: Đây là chính sách định giá phổ biến,

doanh nghiệp sẽ định giá bán sản phẩm của mình xoay quanh mức giá bán trên thịtrường của các đối thủ khác Với chính sách này, doanh nghiệp phải tăng cường côngtác tiếp thị, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất để đứng vững trên thịtrường.

- Chính sách định giá cao: Là chính sách giá bán sản phẩm cao hơn giá thống trị

trên thị trường, cao hơn nhiều so với giá trị thực của sản phẩm Chính sách này chỉ ápdụng cho các doanh nghiệp có sản phẩm hoặc dịch vụ độc quyền hoặc với doanhnghiệp có chất lượng cao hơn hẳn Chính sách này giúp cho các doanh nghiệp thuđược lợi nhuận siêu ngạch.

Trang 12

- Chính sách định giá phân biệt: Nếu đối thủ cạnh tranh chưa có chính sách

phân biệt thì đây là một thứ vũ khí cạnh tranh không kém phần lợi hại của doanhnghiệp Chính sách này được thể hiện là với cùng một loại sản phẩm nhưng có nhiềumức giá khác nhau và các mức giá đó được phân biệt theo nhiều tiêu thức khác nhau.Ví dụ người mua nhiều được ưu đãi giá hơn so với người mua ít (phân biệt theo lượngmua), người thanh toán ngay được ưu đãi giá hơn so với người trả chậm (phân biệttheo phương thức thanh toán) Ngoài ra còn có phân biệt theo lượng mua, theo phươngthức thanh toán, theo thời gian…

- Chính sách bán phá giá: Giá bán thấp hơn hẳn so với giá thị trường, thậm chí

còn thấp hơn cả giá thành Doanh nghiệp sử dụng chính sách này nhằm đánh bại đốithủ cạnh tranh ra khỏi thị trường Nhưng để làm được điều này doanh nghiệp phải cóthế mạnh về tài chính, tiềm lực khoa học công nghệ và uy tín trên thương trường Việcbán phá giá chỉ thực hiện trong thời gian nhất định để có thể loại bỏ được những đốithủ nhỏ, khó loại bỏ được những đối thủ lớn Tuy nhiên trong nhiều trường hợp doanhnghiệp không được sử dụng chính sách này do luật chống bán phá giá mà nhà nướcquy định.

3.3 Cạnh tranh bằng các hoạt động xúc tiến bán hàng

Theo quan niệm của marketing, đây là một trong 4 nhóm công cụ chủ yếu củamarketing - mix mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêunhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Xúc tiến bán hàng được hiểulà: các hoạt động có chủ đích trong lĩnh vực marketing của các doanh nghiệp nhằm tìmkiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ Nội dung của xúc tiến bánhàng được xác định bao gồm các nội dung chủ yếu: quảng cáo bán hàng, khuyến mại,tham gia hội chợ triển lãm, bán hàng trực tiếp và quan hệ công chúng.

Xúc tiến bán hàng là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường và tăngtính cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường Thông quaxúc tiến, các doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường tiềm năng của mình, cung cấpcho khách hàng tiềm năng những thông tin cần thiết, những dịch vụ ưu đãi để tiếp tụcchinh phục khách hàng của doanh nghiệp và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnhtranh Hoạt động xúc tiến sẽ tạo ra hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trước con mắt củakhách hàng, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ thế mà không ngừng tăng lên.

Thêm vào đó, xúc tiến bán hàng còn kích thích người tiêu dùng mua sản phẩmcủa doanh nghiệp nhiều hơn, thu hút được các khách hàng tiềm năng từ đó làm tăngkhả năng tiêu thụ của doanh nghiệp, doanh nghiệp ngày càng được khách hàng ưachuộng hơn Vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh, một vấn đề quan trọng ảnhhưởng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là phải tổ chức tốt xúc tiến bánhàng.

3.4 Cạnh tranh bằng nghệ thuật phân phối, tiêu thụ sản phẩm

Trang 13

Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến phân phối như làbiến số marketing tạo lợi thế cạnh tranh dài hạn cho doanh nghiệp trên thị trường Hoạtđộng phân phối giải quyết vấn đề hàng hoá dịch vụ được đưa như thế nào đến ngườitiêu dùng Vì vậy, doanh nghiệp nào có cách thức tổ chức hệ thống phân phối sảnphẩm, dịch vụ của mình tốt, tạo ra sự thuận tiện nhanh chóng cho người tiêu dùng thìviệc đó sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường lênkhá nhiều Các doanh nghiệp tổ chức và quản lý hoạt động phân phối thông qua các hệthống kênh phân phối.

Kênh phân phối là con đường mà hàng hoá được lưu thông từ nhà sản xuất đếnngười tiêu dùng Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắc phục được những khácbiệt về thời gian địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất với người tiêu dùngcác hàng hoá, dịch vụ

Hiện nay, các doanh nghiệp sử dụng nhiều hình thức khác nhau để phân phốihàng hoá tới người tiêu dùng nhưng về lý thuyết có hai loại kênh phân phối cơ bản đólà:

+ Kênh trực tiếp: Là loại kênh phân phối trong đó hàng hoá được chuyển đưa thẳng

từ người sản xuất tới người tiêu dùng.

+ Kênh gián tiếp: Là loại kênh trong đó có sự tham gia của các trung gian phân phối.

Căn cứ vào ưu nhược điểm của từng loại kênh phân phối, tình hình thị trườngvà đặc điểm hàng hoá của mình mà doanh nghiệp ra quyết lựa chọn loại kênh nào hoặclà sử dụng kết hợp với nhau.

Bên cạnh việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoạtđộng tiếp thị quảng cáo, yểm trợ bán hàng để thu hút khách hàng Hoạt động tiếp thịbao gồm các hoạt động chiêu thị và hội chợ Chiêu thị bao gồm chào hàng, quảng cáokhuyến mại và chiêu hàng.

* Chào hàng: Là một phương pháp chiêu thị thông qua các nhân viên của

doanh nghiệp để tìm kiếm khách hàng và bán hàng Qua việc chào hàng cần hiểu rõđược ưu điểm của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu sở thích và nhu cầu củakhách hàng để thoả mãn nhu cầu đó Trong việc chào hàng nhân viên chào hàng đóngvai trò rất lớn nên doanh nghiệp phải biết tuyển chọn, bồi dưỡng và đãi ngộ nhân viênchào hàng.

* Quảng cáo: Là nghệ thuật sử dụng các phương tiện truyền tin về hàng hoá,

dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng, nhằm làm cho khách hàng chú ý đến sựhiện diện của doanh nghiệp cũng như sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cungcấp ra thị trường

* Khuyến mại: Có tác dụng kích thích người tiêu dùng sản phẩm, khuyến mại

thường áp dụng ở khâu thứ 3 của chu kỳ sản phẩm khi mà thị trường mục tiêu đã ởtrạng thái bão hòa

Trang 14

* Chiêu hàng: Là biện pháp được các doanh nghiệp sử dụng để khuyến khích

tiêu thụ sản phẩm, hình thức chiêu hàng thường được sử dụng như: Tặng quà chokhách hàng khi mua hàng, trưng bày hàng hoá để khách hàng nhìn thấy và có điều kiệntìm hiểu, hỏi han về hàng hoá đó, gửi mẫu hàng đến khách hàng dùng thử.

Bên cạnh các công tác chiêu thị thì hoạt động tham gia hội chợ cũng rất quantrọng Hội trợ là nơi doanh nghiệp có thể trưng bày giới thiệu các sản phẩm của mình,gặp gỡ bạn hàng, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh.

3.5 Cạnh tranh bằng chính sách Maketing

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì chính sách maketingđóng một vai trò rất quan trọng bởi khi bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh,doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng đang cóxu hướng tiêu dùng những sản phẩm gì? Thu thập thông tin thông qua sự phân tíchvà đánh giá doanh nghiệp sẽ đi đến quyết định sản xuất những gì? Kinh doanhnhững gì mà khách hàng cần, khách hàng có nhu cầu

Như vậy chính sách maketing đã xuyên suốt vào quá trình hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, nó vừa có tác dụng chính và vừa có tác dụng phụ để hỗ trợcác chính sách khác Do vậy chính sách maketing không thể thiếu được trong bất cứhoạt động của doanh nghiệp.

3.6 Cạnh tranh bằng các dịch vụ kèm theo

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính cạnh tranh cao như hiện nay,vai trò của các dịch vụ kèm theo hàng hoá ngày càng quan trọng Nó bao gồm các hoạtđộng trong và sau bán hàng như vận chuyển, bao gói, lắp đặt, bảo dưỡng, bảo hành, tưvấn Cải tiến dịch vụ cũng chính là nâng cao chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp.Do đó phát triển hoạt động dịch vụ là rất cần thiết, nó đáp ứng mục tiêu phục vụ kháchhàng tốt hơn, tạo ra sự tín nhiệm, sự gắn bó của khách hàng đối với doanh nghiệp đồngthời giữ gìn uy tín của doanh nghiệp Từ đó doanh nghiệp có thể thu hút được kháchhàng, tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá của mình trên thị trường.

4 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong cơ chế thị trường, tăng sức cạnh tranh là một tất yếu khách quan Song songvới tốc độ phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, đòi hỏi của khách hàng ngàycàng khắt khe, họ luôn có xu hướng tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng, giá cảhợp lý Để đáp ứng nhu cầu đó doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để cải tiến sản phẩm,nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới công nghệ…hay phát huy mọi lợi thế của mìnhso với các đối thủ cạnh tranh trong việc thoã mãn cao nhất đòi hỏi của thị trường

Mặt khác xu hướng tự do mở cửa của nền kinh tế diễn ra ngày một nhanh, tiếntrình hội nhập đang tới gần thì nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn Khihàng rào thuế quan dần xoá bỏ và mở rộng hợp tác kinh tế, sẽ là khó khăn hơn đối vớimỗi doanh nghiệp khi giành giật thị trường và khách hàng từ tay các công ty xuyên

Trang 15

quốc gia hùng mạnh dày kinh nghiệm, các doanh nghiệp bản địa nhạy bén, năng độngcùng sự gia nhập ồ ạt của hàng ngàn doanh nghiệp mới.

Đối với Việt Nam, khi chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường, cácdoanh nghiệp nhà nước không còn tính độc quyền và được nhà nước bao cấp nhưtrước nữa mà phải tự quyết định lấy các vấn đề quan trọng mang tính sống còn củadoanh nghiệp (sản xuất cho ai? sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? Bao nhiêu? ).Các doanh nghiệp nhà nước buộc phải làm quen với điều này cũng như phải thích nghivới môi trường kinh doanh mới của cơ chế thị trường, chấp nhận các quy luật của thịtrường cũng như là phải chấp nhận cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường đa hìnhthức sở hữu, khi mà quan điểm, chính sách của nhà nước về vai trò các thành phầnkinh tế khác đi, các doanh nghiệp nhà nước nếu không tự đổi mới sẽ không thể chạyđua nổi Bởi các hãng nổi tiếng trên thế giới đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều vàcó ưu thế hơn hẳn về tiềm lực tài chính cũng như trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm quảnlý Bên cạnh đó là khu vực kinh tế tư nhân đầy năng động và hiệu quả đang vươn lênmạnh mẽ

Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường Ở đâu có nềnkinh tế thị trường thì ở đó có nền kinh tế cạnh tranh Bất kỳ một doanh nghiệp nàocũng vậy, khi tham gia vào kinh doanh trên thị trường muốn doanh nghiệp mình tồntại và đứng vững thì phải chấp nhận cạnh tranh Trong giai đoạn hiện nay do tácđộng của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nền kinh tế nước ta đang ngày càng pháttriển, nhu cầu cuộc sống của con người được nâng lên ở mức cao hơn rất nhiều.Conngười không chỉ cần có nhu cầu “ăn chắc mặc bền” như trước kia mà còn cần “ănngon mặc đẹp” Để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó, doanh nghiệp phải không ngừngđiều tra nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp nàobắt kịp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó thì sẽ chiến thắng trong cạnh tranh Chính vìvậy cạnh tranh là rất cần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp:

 Tồn tại và đứng vững trên thị trường

 Doanh nghiệp cần phải cạnh tranh để phát triển

 Doanh nghiệp phải cạnh tranh để thực hiện các mục tiêu

5 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 5.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Các yếu tố bên trong của doanh nghiệp là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trựctiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và sức cạnh tranhcủa doanh nghiệp nói riêng Doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao thì khả năng tiêu thụsản phẩm càng nhanh Sức cạnh tranh phụ thuộc vào nhiều yếu tố

5.1.1 Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Doanh nghiệp phải luôn lấy yêu cầu của khách hàng làm chuẩn mực Để được tồn tạivà được khách hàng chấp nhận thì doanh nghiệp trước hết phải đáp ứng nhu cầu củakhách hàng, phải nắm bắt được khách hàng cần gì Từ đó muốn có khả năng cạnh

Trang 16

tranh cao hơn doanh nghiệp cần phải thoã mãn tốt nhu cầu của khách hàng so với đốithủ cạnh tranh Khả năng thoã mãn nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp thể hiện quacác khía cạnh sau:

+ Doanh nghiệp hãy luôn đặt ra câu hỏi “ khách hàng cần gì? Khi nào khách hàngcần?” Nếu trả lời được câu hỏi này thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã thể hiệnđược khả năng cung ứng cho khách hàng đúng hàng hoá, dịch vụ mà khách hàng cầnvào đúng thời điểm họ muốn Hơn nữa doanh nghiệp phải luôn đảm bảo sẽ cung ứngcho khách hàng những sản phẩm với những tính năng ưu việt, khác biệt hơn so vớinhững sản phẩm cùng loại đang có mặt trên thị trường với mức giá vừa phải

+ Đa dạng hoá sản phẩm: điều này có nghĩa là doanh nghiệp luôn mở rộng phạm vidanh mục sản phẩm của doanh nghiệp tức là doanh nghiệp phải cung ứng được nhiềuloại và chủng loại sản phẩm để từ đó đáp ứng được nhu cầu đa dạng cảu khách hàng.điều này sẽ giúp cho khả năng cạnh tranh ngày một cao hơn

+ Thời gian đáp ứng nhu cầu của khách hàng: Thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàngphụ thuộc vào hoạt động đặc thù của doanh nghiệp Nếu thời gian đáp ứng nhu cầu củakhách hàng càng được rút ngắn thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.Thời gian đáp ứng nhu cầu của khách hàng tỉ lệ nghịch với khả năng cạnh tranh + Gía trị, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ mang lại cho khách hàng trong cả quá trìnhmua bán: đó chính là sự hoàn hảo, thoã mãn của các sản phẩm, dịch vụ trước, trong vàsau khi bán hàng Ngày nay điều này trở thành yếu tố quan trọng thu hút sự trungthành của khách hàng đồng thời tăng uy tín cho doanh nghiệp

5.1.2 Trình độ quản lý của doanh nghiệp

 Ban lãnh đạo của doanh nghiệp: là bộ phận đầu não của doanh nghiệp, lànơi xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp, đề ra mục tiêu đồng thời giámsát kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra Trình độ quản lí, kinh doanh của banlãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ phát huyđược trí tuệ của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, phát huy tinh thần đoàn kếtvà sức mạnh tập thể đồng thời vẫn đảm bảo cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanhđược nhanh chóng và chính xác, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp giải quyếtnhững vấn đề nảy sinh, đối phó được với những biến động của môi trường kinh doanhvà nắm bắt kịp thời các cơ hội một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

 Đội ngũ cán bộ: Đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bạicủa doanh nghiệp trên thương trường bởi vì đội ngũ cán bộ, lao động là những ngườitrực tiếp thực hiện nghiệp vụ chuyên môn.

5.1.3 Khả năng tài chính của doanh nghiệp

Để thực hiện được những chương trình sản xuất và xuất khẩu cần rất nhiều vốn.Vốn là yếu tố quyết định đến qui mô sản xuất và xuất khẩu Nếu doanh nghiệp có đủkhả năng về vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp có điều kiện mở rộng qui mô sản xuất từ đó

Trang 17

giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm và vì vậy sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp cũng như của sản phẩm Tiềm lực tài chính phản ánh qui mô của doanhnghiệp và quyết định khả năng sản xuất kinh doanh, đổi mới thiết bị công nghệ, thựchiện các hoạt động chào hàng, khuyến mãi, giao tiếp khuyếch trương cũng như nghiêncứu và phát triển thị trường

Vốn là một trong những nhân tố quan trọng trong hàm sản xuất và nó quyếtđịnh tốc độ tăng sản lượng doanh nghiệp Cơ cấu vốn hợp lí giúp cho doanh nghiệpphát huy được những lợi thế của mình trong sản xuất từ đó tăng sức cạnh tranh chodoanh nghiệp

5.1.4 Trình độ công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật

Công nghệ là hệ thống qui trình và kĩ thuật chế biến vật chất hoặc thông tin Đểđầu tư sản xuất kinh doanh, công nghệ có vai trò quyết định Để sản xuất một sảnphẩm có chất lượng cao, giá thành hạ và cạnh tranh được trên thị trường phải có máymóc ,thiết bị công nghệ tiên tiến Ngày nay, do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nhiềucông nghệ tiên tiến đã ra đời và được áp dụng ngay vào sản xuất tạo ra những lợi thếcạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến Vì vậy mỗidoanh nghiệp không ngừng phải đổi mới thiết bị công nghệ để sao cho phù hợp vớimỗi doanh nghiệp nhằm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiếnphù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng sức cạnh tranhcủa công ty lên rất nhiều

5.1.5 Trình độ tay nghề người lao động

Ngày nay chất lượng nguồn nhân lực đóng một vai trò đặc biệt quan trọng tronghoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp Chúng ta có thể bỏ hàng chục triệu USD để xây dựngnhững nhà máy hiện đại, nhưng nếu bộ máy lãnh đạo điều hành kém năng lực, tập thểlao động trực tiếp sản xuất không thành thạo, trình độ tay nghề không cao thì nhà máyhoạt động không thể có hiệu quả, do vậy sẽ không có khả năng cạnh tranh hoặc sứccạnh tranh rất yếu Khi trình độ tay nghề của nguồn nhân lực nâng cao sẽ giúp chotăng năng suất lao động

5.1.6 Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp

Thực tế cho thấy rằng, mạng lưới phân phối của doanh nghiệp được tổ chức, quảnlý điều hành một cách hợp lý thì nó sẽ là phương tiên có hiệu quả để sản xuất của doanhnghiệp tiếp cận với thị trường Khách hàng bao giờ cũng muốn mua hàng ở những nơimà hình thức mua bán, hình thức thanh toán và vận chuyển thuận lợi nhất Có mạng lướihệ thống kênh phân phối tốt góp phần làm cho sản phẩm của doanh nghiệp tiếp cận đúngnơi có nhu cầu một cách kịp thời Bất kỳ doanh nghiệp nào thì yếu tố thời gian là mộtcông cụ cạnh tranh có hiệu quả nhất

Trang 18

5.1.7 Khả năng đổi mới và phát triển của doanh nghiệp

Đổi mới được hiểu là sự thay đổi, cải tiến bất kỳ cái gì trong cách thức mà doanhnghiệp hoạt động cũng như trong sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất vàcung ứng đổi mới bao gồm sự cải tiến và sáng tạo mới các sản phẩm, quá trình sảnxuất, cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất-kinh doanh, các chiến lược Điều này thể hiệnđược tính linh hoạt và năng động của doanh nghiệp thích ứng với điều kiện môi trườngkinh doanh

Đổi mới có thể coi là lợi thế quan trọng nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh và từ đó tạo nênkhả năng của doanh nghiệp Nếu đổi mới thành công thì doanh nghiệp sẽ tạo ra nhữngnét độc đáo, khác biệt mà các đối thủ cạnh tranh không có Từ đó giúp tạo nên sự khácbiệt cho sản phẩm của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpđồng thời tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

5.1.8 Uy tín, vị thế và danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường

Chữ “ tín” trong kinh doanh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó tạo đượclòng tin nơi khách hàng về sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, nuôi dưỡng các mốiquan hệ Đây cũng chính là lý do tại sao ngày nay việc xây dựng thương hiệu đã trởthành một mục tiêu lớn cảu các doanh nghiệp Đây thực chất là cách khẳng định uy tíncũng như danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường Điều này có lợi rất lớn trongviệc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp xây dựngthương hiệu thành công sẽ thúc đẩy khách hàng biết đến sản phẩm nhiều hơn Nhờ vậysẽ kích thích người mua nhanh chóng đi đến quyết định mua, điều này sẽ làm cho thịphần doanh nghiệp gia tăng Tuy nhiên việc xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệpkhông phải là dễ dàng, một sớm một chiều

5.1.9 Chính sách Marketing của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp đang phải đối đầu với một cuộc canh tranh khốc liệt trên thịtrường Do đó, việc nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường cũng chính là lẽ sinh tồncủa các doanh nghiệp Để nâng cao sức canh tranh, bên cạnh các yếu tố chính như giácả, chất lượng thì chính sách marketing rất được coi trọng đặt biệt trong giai đoạn hiệnnay.

Marketing là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới thoả mãn, gợi mởnhững nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để đạt mục tiêu lợi nhuận Cácchính sách marketing giúp nâng cao thế lực của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnhtranh, marketing giúp các doanh nghiệp quảng cáo các sản phẩm của mình cho nhiềungười biết đến, biện pháp marketing giúp cho các doanh nghiệp nâng cao uy tín củamình bằng quảng cáo, xúc tiến bán hàng, giới thiệu cho ngưòi tiêu dùng biết chấtlượng, giá cả và những lợi thế sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác.Để có thể giành thắng lợi trước đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp phải áp dụng mộtcách linh hoạt các chính sách marketing đó là :

* Chính sách sản phẩm:

Trang 19

* Chính sách giá cả:*Chính sách phân phối:

5.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

5.2.1 Môi trường vĩ mô: gồm các nhân tố ngoài sự kiểm soát của doanh

nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp

a Môi trường kinh tế: Các nhân tố kinh tế là những nhân tố quan trọng nhất

của môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nhân tố này có tác động nhanh chóng và sâu sắc đối với từng quốc gia nói chung vàtừng doanh nghiệp nói riêng nhất là trong điều kiện trong nền kinh tế mở Nếu đồngnội tệ lên, giá cả của doanh nghiệp trong nước giảm, khả năng cạnh tranh ở nước ngoàikém, khi đó giá bán của hàng hoá tính bằng đồng ngoại tệ sẽ cao hơn của các đối thủcạnh tranh Hơn nữa, khi đồng nội tệ lên giá khuyến khích nhập khẩu vì giá cả hàngnhập khẩu sẽ giảm và như vậy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nướcsẽ bị giảm ngay trên thị trường trong nước Ngược lại khi đồng nội tệ giảm giá, khảnăng cạnh tranh của các doanh nghiệp tăng cả trên thị trường trong nước và thị trườngnước ngoài vì khi đó giá bán hàng hoá sẽ giảm hơn so với các đối thủ cạnh tranh kinhdoanh hàng hoá do nước khác sản xuất

Tốc độ tăng trưởng cao làm cho thu nhập của dân cư tăng, khả năng thanh toáncủa họ tăng dẫn đến sức mua tăng Đây là cơ hội tốt cho các nhà doanh nghiệp, nếunhà doanh nghiệp nào nắm bắt được điều này và có khả năng đáp ứng được nhu cầukhách hàng (về mặt số lượng, giá bán, chất lượng, mẫu mã) thì chắc chắn doanhnghiệp đó sẽ thành công và có khả năng cạnh tranh cao.

Nhân tố này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp bởi vì vốn vay trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp là không thể thiếu Khi lãisuất cho vay của ngân hàng cao dẫn đến chi phí của các doanh nghiệp tăng lên do phảitrả tiền vay lớn hơn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp kém đi nhất là khi các đốithủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn.

b Môi trường khoa học công nghệ

Nhóm các yếu tố này ngày càng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến môi trườngcạnh tranh, tác động một cách quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên khả năngcạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đó là chất lượng và giá bán Khoa học côngnghệ tác động đến chi phí cá biệt của các doanh nghiệp, qua đó tạo nên khả năng cạnhtranh của sản phẩm nói riêng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung.Tiến bộ khoa học công nghệ tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng các thiết bị hiệnđại để sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu thập xử lý thông tin về các đối thủvà thị trường Bên cạnh đó, hiện nay khi công cụ cạnh tranh chuyển từ giá sang chất

Trang 20

lượng thì các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao thì mới có sức cạnh tranh cao Sựra đời của hàng vạn phát minh mới tạo cơ hội phát triển sản phẩm mới nhưng cũng làmối đe doạ một khi các sản phẩm đang sản xuất rất nhanh trở nên lỗi thời.

c Môi trường chính trị và pháp luật

Thể chế chính trị, hệ thống luật pháp rõ ràng, mở rộng và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảosự thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, cạnh tranh lànhmạnh và có hiệu quả Ngược lại sẽ thành rào cản đối với họ Chẳng hạn, luật cạnhtranh và chống độc quyền, các luật thuế có ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện cạnh tranh,bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần và trênmọi lĩnh vực Hay các chính sách của Nhà nước về xuất nhập khẩu, về thuế xuất nhậpkhẩu cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuấttrong nước so với các doanh nghiệp sản xuất ở nước ngoài

d Môi trường tự nhiên, văn hoá, xã hội

Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên của đất nước, vị trí địa lý về việcphân bố vị trí địa lý của các tổ chức kinh doanh Vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều kiệnkhuyếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường, giảm các chi phí thương mại phục vụcho hoạt động kinh doanh Với nhân tố tự nhiên là điều kiện tài nguyên thiên nhiên,nếu tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chủđộng trong công tác cung ứng các yếu tố đầu vào, sản xuất hàng hoá vật chất đáp ứngkịp thời nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Văn hóa và các vấn đê xã hội bây giờ đây đã trở thành một trong những mối quan tâmhàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp Đối với các hãng kinh doanh nổi tiếng thếgiới, năm 2001 thực sự là một thử thách Đó là sự suy giảm trong việc chiếm lĩnh thịphần thế giới (Coke: 5%, Microsoft: 7%, Ford: 17%…) do bị sức ép cạnh tranh mạnhmẽ từ các nhãn hiệu nội Sự vượt lên của các nhãn hiệu nội là do dễ thích nghi với nhucầu người dân vì nghiên cứu được thói quen, tập tục và cả “gu” văn hoá của ngườinước họ, trong khi các nhãn hiệu quốc tế không chịu khai thác để tìm hiểu nhu cầu đadạng của người tiêu dùng.

5.2.2 Môi trường vi mô ( hay còn gội là môi trường ngành)

Môi trường ngành (môi trường tác nghiệp) là môi trường phức tạp nhất và cũng ảnhhưởng nhiều nhất đến cạnh tranh Sự thay đổi có thể diễn ra thường xuyên và khó sựbáo chính xác được, khác với môi trường vĩ mô, môi trường ngành không được tổnghợp từ những quy định, quy luật mà nó đậm tính thời điểm nhất định.

Micheal Porter đã đưa ra khái niêm cạnh tranh mở rộng, theo đó cạnh tranhtrong một ngành phụ thuộc vào 5 lực lượng: Các đối thủ tiềm năng, sản phẩm thay thế,người cung ứng, khách hàng và những đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành Bốn lựclượng đầu được xem như là các lực lượng bên ngoài và cuộc cạnh tranh giữa các đốithủ cạnh tranh trong một ngành được xem là cạnh tranh quyết liệt nhất.

Trang 21

Sơ đồ 1: Các lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành

Nguy cơ đe dọa từ những người mới vào cuộc

Nguy cơ đe doạ từ các sản phẩm thay thế

Năm lực lượng cạnh tranh này kết hợp với nhau xác định cường độ cạnh tranhvà mức lợi nhuận ngành Lực lượng nào mạnh nhất sẽ thống trị và trở thành trọng yếutheo quan điểm xây dựng chiến lược

a Các đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành là một trong những yếu tố phảnánh bản chất của môi trường này Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh chính trên thịtrường và tình hình hoạt động của chúng là lực lượng tác động trực tiếp mạnh mẽ, tứcthì tới quá trình hoạt động của các doanh nghiệp Trong một ngành bao giờ cũng gồmnhiều doanh nghiệp khác nhau, nhưng thường trong đó chỉ có một số đóng vai trò chủchốt như những đối thủ cạnh tranh chính có khả năng chi phối khống chế thị trường.

Do vậy, nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, phân tích đánhgiá chính xác khả năng của những đối thủ cạnh tranh đặc biệt là những đối thủ chínhđể xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh thích hợp với môi trường chung.

Việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới trực tiếp làm giảm tính chấtquy mô cạnh tranh do tăng năng lực sản xuất và khối lượng sản xuất trong ngành Sựxuất hiện của các đối thủ mới có khả năng gây ra những cú sốc mạnh cho các doanhnghiệp hiện tại vì thông thường những người đi sau thường có nhiều căn cứ cho việc raquyết định và những chiêu bài của họ thường có tính bất ngờ.

Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các doanh nghiệp thường thực hiệncác chiến lược phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng, bổ sung thêm những đặc

Các đối thủ cạnh tranh tiềmnăng

Các đối thủ cạnh tranh trong ngành

Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiệntại

Sản phẩm thay thế

Trang 22

điểm mới của sản phẩm, không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm nhằm làm cho sảnphẩm của mình có những đặc điểm khác biệt hoặc nổi trội trên thị trường, hoặc phấnđấu giảm chi phí sản xuất, tiêu thụ.

Không chỉ thế, doanh nghiệp còn phải đề phòng sự xuất hiện của các đối thủ tiềm ẩnđể luôn nắm thế chủ động trên thị trường.

b Khách hàng( hay Sức ép của người mua)

- Người mua tranh đua với ngành bằng cách bắt ép giá giảm xuống, mặc cả để cóchất lượng tốt hơn và được phục vụ nhiều hơn đồng thời còn làm cho các đối thủchống lại nhau Tất cả đều làm tổn hao mức lợi nhuận của ngành nói chung và củadoanh nghiệp nói riêng Quyền lực của mỗi nhóm khách hàng của doanh nghiệp phụthuộc vào một loạt các đặc điểm về tình hình thị trường của nhóm và tầm quan trọngcủa các hàng hoá mà khách hàng mua của doanh nghiệp

c Sức ép của người cung ứng

Với vai trò là người cung cấp các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, quyềnlực của nhà cung ứng được thể hiện thông qua sức ép về giá nguyên vật liệu Một sốnhững đặc điểm sau của nhà cung ứng có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc cạnh tranh trongngành:

độ lựa chọn nhà cung ứng của các doanh nghiệp cao hay thấp Nhiều nhà cung ứng tạora sự cạnh tranh trên thị trường nguyên vật liệu, nó có tác dụng làm giảm chi phí đầuvào cho các nhà sản xuất.

giá các nhà sản xuất, gây ra những khó khăn trong việc cạnh tranh bằng giá cả.

đồng thời là một đơn vị sản xuất kinh doanh trong cùng một tổ chức với nhà sản xuấtthì tính liên kết nội bộ được phát huy tạo cho các nhà sản xuất có điều kiện thực hiệncạnh tranh bằng giá.

Để giảm bớt các ảnh hưởng xấu từ phía các nhà cung ứng, các doanh nghiệpcần phải có mối quan hệ tốt với họ, hoặc mua của nhiều người trong đó chọn ra ngườicung cấp chính đồng thời tích cực nghiên cứu tìm nguyên vật liệu thay thế, dự trữnguyên vật liệu hợp lý.

d Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế

Sự ra đời của các sản phẩm thay thế là một tất yếu nhằm đáp ứng sự biến độngcủa nhu cầu thị trường theo hướng ngày càng đa dạng hơn, phong phú và cao cấp hơnvà chính đó lại làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thay thế.

Sản phẩm thay thế thường có sức cạnh tranh cao hơn do được sản xuất trênnhững dây chuyền sản xuất tiên tiến hơn Mặc dù phải chịu sự chống trả của các sảnphẩm bị thay thế nhưng các sản phẩm thay thế có nhiều ưu thế hơn, do đó sẽ dần dầnthu hẹp thị trường của các sản phẩm bị thay thế (đặc biệt là các sản phẩm mà nhu cầu

Trang 23

thị trường xã hội bị chặn) Sản phẩm thay thế phát triển sẽ làm giảm khả năng cạnhtranh của sản phẩm bị thay thế Cách khắc phục của doanh nghiệp này là hướng tới sảnphẩm mới hay các khách hàng tìm kiếm độ thoả dụng mới.

Sự tồn tại của những sản phẩm thay thế cũng hình thành một áp lực cạnh tranhrất lớn, nó giới hạn mức giá một doanh nghiệp có thể định ra và do đó giới hạn mức lợinhuận của một doanh nghiệp Ngược lại nếu sản phẩm của một doanh nghiệp có rất ítsản phẩm thay thế, doanh ngiệp có cơ hội tăng giá và kiếm được lợi nhuận tăng thêm

Nói tóm lại, môi trường bên ngoài luôn luôn biến động ngoài mong muốn củadoanh nghiệp Nó có thể cùng một lúc tác động tới hoạt động của doanh nghiệp Trongcảnh hỗn loạn đó, chiến thắng sẽ thuộc về kẻ nào bình tĩnh, sáng suốt nhận ra cơ hội vàbiết tạo ra khả năng cạnh tranh cho mình từ những nguôn lực hiện có.

6 Nội dung hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

6.1 Nghiên cứu thị trường, tiềm năng cạnh tranh của doanh nghiệp và xácđịnh đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp

Khi mới bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc để thâm nhập vào thị trường mớithì nghiên cứu thị trường luôn là công việc quan trọng đối với mỗi nhà kinh doanh.Bởi vì thị trường là nơi mà họ sẽ tiến hành các hoạt động kinh doanh trên đó.

Nghiên cứu thị trường giúp các doanh nghiệp nắm được các đặc điểm của thịtrường như: khách hàng và nhu cầu của khách hàng; các yếu tố về kinh tế về văn hoá,chính trị luật pháp Mục đích của việc nghiên cứu là dự đoán được các xu hướng biếnđộng của thị trường, xác định được các cơ hội cũng như các nguy cơ có thể có từ thịtrường Căn cứ vào đó, doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh của mình nhưlựa chọn thị trường mục tiêu, thực hiện các hoạt động marketing

Một trong những nội dung của việc nghiên cứu thị trường là việc xác định đượcvà phân tích các đối thủ cạnh tranh đối với doanh nghiệp

Nội dung của công tác này là phải biết được:

- Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn.

- Số lượng các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Xác định đâu là đối thủ cạnh tranhmạnh nhất, đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp

- Các điểm mạnh, yếu của từng đối thủ.

- Chiến lược hiện tại của đối thủ, khả năng đối thủ chuyển dịch và đổi hướng chiếnlược của họ.

- Vị trí của đối thủ trong ngành và thái độ của đối thủ đối với vị trí hiện tại củahọ Điều gì các đối thủ muốn đạt tới trong tương lai.

- Các đối thủ sẽ phản ứng và hành động như thế nào trước chiến lược cũng như cácchính sách, giải pháp mà doanh nghiệp sẽ đưa ra.

Tiềm năng cạnh tranh của doanh nghiệp là những khả năng cạnh tranh tiềm ẩnmà doanh nghiệp chưa tận dụng hết và có thể khai thác được trong tương lai

Trang 24

Nghiên cứu tiềm năng và khả năng cạnh tranh trước hết là phân tích thực trạngtình hình cạnh tranh của doanh nghiệp Đâu là mặt mạnh, đâu là mặt yếu của doanhnghiệp Doanh nghiệp đã làm được những gì để phát huy những điểm mạnh của mìnhtrong cạnh tranh và những nhân tố nào, những vướng mắc nào làm hạn chế khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần làm gì để duy trì và phát triển nhữnglợi thế cạnh tranh đang có Tiếp theo, doanh nghiệp phải tìm hiểu xem những nhân tốnào cần phát huy để nâng cao khả năng cạnh tranh trong tương lai Đó có thể là cácyếu tố thuộc về doanh nghiệp mà cũng có thể xuất phát từ môi trường kinh doanh.

6.2 Xác định mục tiêu cạnh tranh của doanh nghiệp

Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng của các cá nhân, nhóm hay toàn bộtổ chức Mục tiêu chỉ ra phương hướng cho tất cả các quyết định quản trị và hình thànhnên những tiêu chuẩn đo lường cho việc thực hiện trong thực tế Vì vậy, sau khinghiên cứu tiềm năng và khả năng cạnh tranh của mình thì việc đề ra mục tiêu cạnhtranh là rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp vì nó là xuất phát điểm, là nền tảngcho việc lập các kế hoạch các chiến lược cạnh tranh sau này.

6.3 Lập các chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp6.4 Tổ chức thực hiện các chiến lược cạnh tranh

Tổ chức thực hiện chiến lược là một giai đoạn có ý nghĩa quan trọng, đảm bảosự thành công của toàn bộ các quá trình trước đó Xây dựng chiến lược cạnh tranhđúng đắn, phù hợp với môi trường kinh doanh là hết sức quan trọng, nhưng triển khaithực hiện nó như thế nào cũng có ý nghĩa quan trọng không kém.

Quá trình tổ chức thực hiện chiến lược cần tiến hành các hoạt động chủ yếu sau:

 Thiết lập các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh ngắn hạn hơn.

 Thay đổi, điều chỉnh cơ cấu tổ chức hiện tại (nếu cần) theo các mục tiêuchiến lược, xác định nhiệm vụ và cơ chế phối hợp của các bộ phận.

 Phân phối các nguồn lực.

 Hoạch định và thực thi các chính sách kinh doanh.

 Quản trị sự thay đổi, thích nghi giữa sản xuất và điều hành.

Trang 25

CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNHTRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY

Tên viết tắt : HOATHO CORP

Địa chỉ: 36, Ông Ích Đường, Q Cẩm Lệ, TP.Đà NẵngĐiện thoại: (84-511) 3846 290/Fax: (84-511) 3846Website: www.hoatho.com.vn

Ngân hàng mở tài khoản: tại Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Đà Nẵng Số hiệu tài khoản: 4017 0406 000

Mã số thuế: 0400101556

Vốn điều lệ (tính đến 31/03/2008): 45.000.000.000 VNĐ(Bốn mươi lăm tỷ đồngchẵn.)

Các lĩnh vực hoạt động của Tổng Công ty gồm:

Sản xuất sợi các loại.

Sản xuất, xuất nhập khẩu sản phẩm may mặc các loại.

Sản xuất, xuất nhập khẩu các loại thiết bị, phụ tùng ngành dệt may Kinh doanh vận tải hàng hoá.

Kinh doanh địa ốc, khách sạn.

Năm 1993, đổi tên thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Dệt Hoà Thọtheo quyết định thành lập số 241/TCLĐ ngày 24/03/1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ.Năm 1997, đổi tên thành: Công ty Dệt May Hoà Thọ theo quyết định số

433/QĐ-TCLĐ của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam.

Năm 2005 chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt MayHoà Thọ theo quyết định số 200/2005/QĐ-TTg ngày 08/08/2005 của Thủ tướngChính phủ.

Trang 26

Ngày 15/11/2006 chuyển thành Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hoà Thọ theoquyết định số 3252/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp và chính thức đi vào hoạt động vàongày 01 tháng 02 năm 2007.

Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hoà Thọ là đơn vị thành viên của Tập đoàn DệtMay Việt Nam (VINATEX) và Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAX) thuộc BộCông thương Tổng diện tích của Công ty: 145.000m2, trong đó diện tích nhà xưởngvà kho khoảng 72.000m2 Công ty có khoảng 6.000 công nhân, trong đó bộ phậnnghiệp vụ 250 người.

Tổng công suất điện lắp đặt: 7.500 KW Nguồn điện, khí nén, nước sạch sẵn có và dồidào để mở rộng qui mô sản xuất.

Năm 1975: Thành lập Nhà máy Sợi Hoà Thọ.

Diện tích nhà xưởng 11.000 m2 Thiết bị hiện có gồm dây chuyền kéo sợi đồng bộ với37.000 cọc do các nước Italia, Đức, Nhật Bản sản xuất Chuyên sản xuất các loại sợicotton chải thô, chải kỹ, sợi pha T/C, sợi polyester với các chi số Ne10 đến Ne 46dùng cho thị trường nội địa và xuất khẩu Sản lượng 4.000tấn/năm (chi số trung bìnhNe32).

Năm 1997: Thành lập Nhà máy May Hoà Thọ - 1

Diện tích nhà xưởng 4.000 m2 Có 13 chuyền sản xuất(60 máy/chuyền) đượctrang bị các máy chuyên dùng hiện đại Chuyên sản xuất Jacket, quần áo bảo hộ laođộng, quần chống nhăn cho các khách hàng SNICKERS EUROPE AB-ThuỵĐiển, SUPREME INTERNATIONAL.

Năm 1999: Thành lập Nhà máy May Hoà Thọ - 2.

Diện tích nhà xưởng 3.500 m2 Có 12 chuyền sản xuất(60 máy/chuyền)

được trang bị các máy chuyên dùng hiện đại Chuyên sản xuất hàng dệt kim, áo

T-shirt, Polo-shirt, quần âu Các nhãn hiệu chính đã và đang sản xuất: HAGGAR,PERRY ELLIS, NIKE.

Năm 2002: Thành lập Nhà máy May Hoà Thọ - 3.

Diện tích nhà xưởng 2.000m2 Có 9 chuyền sản xuất (35 máy/chuyền) được trang bị315 máy chuyên dùng hiện đại Chuyên sản xuất các sản phẩm Polo-shirt, quần áo thểthao, hàng thời trang phục vụ thị trường nội địa.

Năm 2001: Thành lập Công ty May Hoà Thọ - Điện Bàn.Địa chỉ: Điện Thắng, Điện Bàn, Quảng Nam.

Diện tích nhà xưởng 10.000m2 Có15 chuyền sản xuất (40 máy/chuyền) được trang bịcác máy chuyên dùng hiện đại Chuyên sản xuất quần áo bảo hộ lao động, quần áo thểthao, đồng phục xuất khẩu cho các khách hàng chính như: SNICKERS EUROPE AB-Thuỵ Điển, SUS.

Năm 2002: Thành lập Công ty May Hoà Thọ - Quảng Nam.Địa chỉ: Thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam.

Trang 27

Diện ích nhà xưởng 7.580 m2 Có 16 chuyền sản xuất(50 máy/chuyền) đượctrang bị các máy chuyên dùng hiện đại Chuyên sản xuất quần áo bảo hộ lao động xuấtkhẩu sang thị trường Nhật Bản Khách hàng MARUBENI CORPORATION - NhậtBản.

Năm 2003: Thành lập Công ty May Hoà Thọ - Hội An.

Địa chỉ: 26,Nguyễn Tất Thành, P.Tân An, Đô thị cổ Hội An, Quảng Nam.

Diện tích 30.528 m2 Có 9 chuyền sản xuất (45 máy/chuyền) được trang bị các máychuyên dùng hiện đại Chuyên sản xuất quần áo thể thao xuất khẩu, các nhãn hiệu đãvà đang sản xuất là: KAPPA, NAUTICA, RUSSELL, PING, JANTZEN, GRANDSLAM.

Năm 2007: Đầu tư mới hai Công ty:1/ Công ty May Hoà Thọ - Duy Xuyên:

Đặt tại: Khu công nghiệp Gò Dỗi, Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam

Với qui mô 11 chuyền, tổng mức đầu tư 18 tỉ đồng, sử dụng 600 lao động Hiện nayđã đi vào sản xuất ổn định 6 chuyền.

2/ Công ty May Hoà Thọ - Đông Hà

Đặt tại: Khu công nghiệp Nam Đông Hà, Thị xã Đông Hà, Quảng Trị.

Với qui mô 50 chuyền, tổng mức đầu tư 50 tỉ đồng, sử dụng 2.500 lao động Đang xâydựng nhà xưởng, dự kiến hoàn thành bàn giao đưa vào sản xuất trong tháng 02 năm2008 Hiện nay đã thuê nhà xưởng và đầu tư thiết bị đi vào sản xuất ổn định 7 chuyền.Mục đích để đào tạo tổ trưởng, chuyền trưởng.

Ngoài ra, Tổng Công ty còn có một số Công ty liên kết: Công ty Cổ phần ThêuThiên Tín, Công ty TNHH May Bình Phương, Công ty TNHH May Tuấn Đạt, Côngty Cổ phần Bao bì Hoà Thọ

3.Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổng công ty cổ phẩn dệt may Hòa Thọ

+ Tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm may mặc

+ Xuất nhập khẩu các sản phẩm may mặc và các nguyên vật liệu phục vụ cho nhucầu sản xuất dệt, may mặc

+ Về nguyên tắc công ty mẹ sẽ ký những hợp đồng dịch vụ với các công ty cổ phầncon và công ty liên kết nhằm đảm bảo hoạt động liên tục củ nhóm các công ty,ngoài ra các cônt ty với tư cách là pháp nhân độc lập có toàn quyền lựa cọn ngànhnhề kinh doanh khác mà pháp luật cho phép

+ Tổng công ty sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó tổngcông ty đống vai trò là công ty mẹ, chịu trách nhiệm quản lý hệ thống và giám sáthoạt động của các công ty con và công ty liên kết tổng công ty cổ phần tiến hànhsắp xếp lại, tổ chức bộ máy quản lý của tổng công ty và các nhà máy, xí nghiệpthành viên trực thuộc tổng công ty và thành lập mới các công ty con theo hướng

Trang 28

chuyên môn hóa, điều phối vón giữa các công ty con để phù hợp với nhu cầu pháttriển từng công ty con và toàn tổng công ty

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch xuấtnhập khẩu trực tiếp và các kế hoạch dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinhdoanh của công ty

+ Tuân thủ các chính sách xuát nhập khẩu và giao dịch đối ngoại do nhà nước quyđịnh

+ Bảo toàn vốn, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn + Thực hiện tốt công tác bảo hộ và an toàn lao động

+ Được dự hội chợ triễn lãm giới thiệu sản phẩm công ty trong và ngoài nước+ Được phếp tố tụng, khiếu nại trước cơ quan pháp luật của nhà nước đối với cánhân, tổ chức vi phạm hợp động kinh tế đã ký kết với công ty

4 Cơ cấu tổ chức của Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt May Hoà Thọ

Trang 29

4.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt May Hoà Thọ

máy sợi hòa thọ

Nhà máy may hòa thọ 1

Nhà máy may hòa thọ 2

Nhà máy may hòa thọ 3

Cty may hòa thọ điện

Cty may

hòa thọ hội an

Cty may hòa thọ

Quảng nam

Cty may hòa thọ

duy xuyên

Cty may hòa thọ

đông hà

Cty CP thuê Thiên

Tín

Cty TNHH

may Tuấn Đạt

Cty TNHH

may Bình Phương

Cty CP bao bì Hòa Thọ

CÁC ĐƠN VỊ HOẠCH

TOÁN TRỰC THUỘC

Trang 30

4.2.Chức năng, nhệm vụ của từng phòng bana Đại hội đồng cổ đông

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọngcủa công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty ĐHĐCĐ là cơ quan thông quachủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển công ty, quyết định cơ cấuvốn, và một số chính sách khác của Tổng Công ty.

b Hội đồng Quản trị

Là cơ quan quản lý Tổng Công ty, có toàn quyền nhân danh Tổng Công tyquyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích và quyền lợi của Tổng Công ty, trừnhững vấn đề thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ quyết định Hội đồng quản trị xây dựng địnhhướng, chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của ĐHĐCĐ thôngqua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợpvới tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

c Ban Kiểm soát

Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quảntrị và điều hành của công ty.

d Tổng Giám đốc

Do HĐQT bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của côngty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đếnhoạt động hàng ngày của công ty Bổ nhiệm cán bộ ban quản lý và điều hànhsản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.

e Các Nhà máy, Công ty trực thuộc

Các Nhà máy, Công ty trực thuộc của Tổng Công ty có nhiệm vụ thực hiệnmột phần chức năng và phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của Tổng Công ty Cơcấu bộ máy quản lý của Nhà máy, Công ty trực thuộc gồm: Giám đốc chi nhánh, cácPhó giám đốc chi nhánh, trưởng các phòng, ban, bộ phận.

+ Phòng Tài chính - Kế toán

- Chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận kế toán ở văn phòng vàcác đơn vị trực thuộc Tổng Công ty, chi nhánh theo Luật kế toán, chuẩn mực kế toánvà các qui định hiện hành.

- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, đánh giá đúng đắn và kịp thời các kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Điều phối chính xác và kịp thời cácdòng tiền của công ty.

- Tham mưu, giúp Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc quản lý và sử dụng cóhiệu quả tình hình tài chính của công ty.

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanhtoán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiệnvà ngăn ngừa các hành vi vi phạm các quy định về tài chính, kế toán.

Trang 31

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụyêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

+ Phòng kinh doanh May

- Thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại; triển lãm quảng cáohàng may; thương mại điện tử; tìm chọn khách hàng đàm phán, xây dựng giá thành,đề xuất ký kết các hợp đồng và triển khai sản xuất, giao hàng theo đúng cam kết hợpđồng đã ký.

- Lập các thủ tục xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu - vật tư sản xuất hàng maytheo hợp đồng đã ký và thanh lý - quyết toán dứt điểm các hợp đồng đã thực hiện xongvới khách hàng và các cơ quan Nhà nước có liên quan.

- Quản lý văn phòng đại diện, các kho nguyên phụ liệu may, tổng hợp xây dựngkế hoạch, thống kê báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng may (tuần, tháng, quý,năm) theo yêu cầu của Tổng Công ty.

+ Phòng kinh doanh Sợi

- Thực hiện các nhiệm vụ xúc tiến thương mại; tìm chọn khách hàng đàm phán,đề xuất ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sợi; nhập khẩu nguyên liệu bông – xơ, phốihợp với Nhà máy Sợi Hoà Thọ xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất cácloại sản phẩm sợi theo đúng cam kết hợp đồng đã ký với khách hàng.

- Quản lý kho nguyên liệu bông-xơ và cung ứng phục vụ sản xuất

+ Phòng Kỹ thuật đầu tư và quản lý chất lượng sản phẩm

- Xây dựng, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện các định mức, chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng dùng cho sản xuất sợi.

- Xây dựng, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện lịch xích bảo trì thiết bị, năngsuất, hiệu suất hoạt động thiết bị sợi.

- Xây dựng, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện tiêu chuẩn chất lượng sảnphẩm sợi

- Xây dựng giáo trình tiêu chuẩn nâng bậc thợ - thợ giỏi công nhân ngành sợi vàphối hợp với Văn phòng Tổng Công ty - Nhà máy sợi Hoà Thọ tổ chức đào tạo nângcao tay nghề, nâng bậc thợ, thi thợ giỏi ngành sợi.

- Nghiên cứu, khảo sát, lập các dự án tiền khả thi và tổ chức thực hiện các dự ánđầu tư đổi mới thiết bị công nghệ và đầu tư phát triển mở rộng sản xuất va nghiên cứuđề xuất các giải pháp, phương án ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuấtvà quản lý mang lại hiệu quả.

- Tổ chức kiểm tra xác nhận chất lượng sợi đạt tiêu chuẩn quy định trước khixuất cho khách hàng

+ Phòng Kỹ thuật Công nghệ May

- Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất,gia công các loại sản phẩm may của Tổng Công ty

Trang 32

- Thiết kế thông số kỹ thuật, gá cữ, sơ đồ, may mẫu các loại sản phẩm may theođơn đặt hàng hoặc phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng may mặc của TổngCông ty thích ứng với thị hiếu tiêu dùng hoặc theo yêu cầu của khách hàng

- Xây dựng quy trình vận hành và bảo trì các loại thiết bị may của Tổng Côngty trình Tổng giám đốc phê duyệt giao cho các Công ty/Nhà máy may thực hiện vàkiểm tra báo cáo kết quả thực hiện của các đơn vị.

- Cùng với Phòng Kinh doanh XNK May xây dựng giá thành sản xuất kinhdoanh các loại sản phẩm may mặc của Tổng Công ty giao cho các Công ty/Nhà máythực hiện và kiểm tra giám sát kết quả thực hiện của các đơn vị.

+ Phòng đời sống

- Thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, sơ cấp cứu, khám - cấp phátthuốc chữa bệnh cho người lao động theo quy định của Bảo hiểm y tế, chăm lo côngtác phòng chống dịch bệnh, an toàn sức khoẻ và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ chongười lao động theo quy định.

- Tổ chức thực hiện - kiểm tra công tác vệ sinh môi trường và kiểm định địnhkỳ chất lượng nước uống của công nhân ở các đơn vị

- Tổ chức phục vụ tốt bữa cơm ca cho người lao động đảm bảo bảm bảo an toànvệ sinh thực phẩm kể cả các đơn vị thành viên ngoài khuôn viên tổng công ty

II THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY CỔPHẦN DỆT MAY ĐÀ NẴNG

tranh của Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt May Hòa Thọ1.1 Hoạt động chính của công ty

1.1.1 Lĩnh vực kinh doanh của tổng công ty

Đầu tư, sản xuất, gia công, mua bán, xuất nhập khẩu: vải, sợi, chỉ khâu, quần áomay sẵn và các loại thiết bị, nguyên phụ liệu, phụ tùng ngành dệt may Kinh doanhnhà hàng, siêu thị tổng hợp, du lịch, vận tải, bất động sản, xây dựng công nghiệp vàdân dụng, khai thác nước sạch phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt, góp vốnmua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, chứng khoán và bất động sản

1.1.2 Mục tiêu hoạt động của tổng công ty

- Tổng công ty được thành lập để huy động và sử dụng nguồn vốn trong việc sản xuấtkinh doanh các sản phẩm theo ngành nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh

- Xây dựng, phát triển công ty thành một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đa ngành,có tiềm lực tài chính và trình độ kỹ thuật- công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu pháttriển ngành dệt may hiện đại

- Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận có được của Tổng công tycho các cổ dông, nâng cao giá trị tổng công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điều

Trang 33

kện làm việc và thu nhập cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ của ngân sách nhànước.

- Từng bước đưa “ HOATHO CORP” trở thành một thương hiệu dệt may hàng đầuViệt Nam của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam

1.2.1 Nguồn nguyên vật liệu

Nhà cung cấp

ECOM AGROINDUSTRIAL ASIA PTE LTD

Bảng số 01: Nguyên vật liệu ngành sợiNguồn: Phòng Tài chính - Kế toán

Trang 34

4 Vải chính 100% Nylon

7 Vải 100% poly - các loại 546515)

Hongkong NATURE HOLDING GROUP CO., LTD

Hongkong ASF GROUP( HONG KONG) LTD

Trang 35

17 Vải lót 100% Bond poly Non Woven

18 Dây kéo, dựng, băng nhám các loại…

Hongkong MURAKAMI INTERNATIONAL

20 Dây viền lưng, dây lưng, thun

23 Băng nhám , dây đai, dây luồn

Bảng số 02: Nguyên vật liệu ngành mayNguồn: Phòng Tài chính - Kế toán

1.2.2 Sự ổn định của nguồn cung cấp nguyên vật liệu - Ngành sợi :

Giá cả nguyên liệu luôn biến động Chất lượng bông phụ thuộc vào thiênnhiên Giá xơ phụ thuộc biến động của giá dầu thế giới.

Trang 36

tiến so với các công ty trong cùng ngành dệt may Việt nam.

b Ngành may :

Tổng Công ty đang từng bước đầu tư chiều sâu, thay đổi máy móc thiết bịhiện đại để tiến hành tự động hoá dây chuyền sản xuất, đảm bảo cho ra nhữngsản phẩm xuất khẩu đạt chất lượng cao Máy móc thiết bị 70% tiên tiến, 30%trung bình.

1.4 Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm 1.4.1 Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng

Hệ thống quản lý chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng được công ty

áp dụng cho nhà máy Sợi theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000.

Đối với ngành may, để đảm bảo chất lượng hàng hoá, tất cả sảnphẩm của Tổng Công ty đều được kiểm tra, giám sát theo hệ thống quản lý chấtlượng do Tổng Công ty ban hành Ngoài ra, sản phẩm còn phải đáp ứng theoyêu cầu quản lý chất lượng của từng khách hàng riêng.

1.4.2 Bộ phận kiểm tra chất lượng của Tổng Công ty

Tổng Công ty hiện nay có 2 phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm: Phòngkỹ thuật đầu tư và quản lý chất lượng ( sản phẩm Sợi) và Phòng Quản lý chấtlượng sản phẩm May.

Hai phòng này có trách nhiệm ban hành qui trình kiểm tra, tiêu chuẩn chấtlượng sản phẩm, hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận KCS toàn Tổng Công ty làmtheo đúng qui trình.

dụng cơ chế kiểm soát chất lượng sản phẩm (KCS) theo Hệ thống quản lý chấtlượng ISO 9001-2000 Và việc kiểm soát chất lượng được hỗ trợ bằng thiếtbị hiện đại UTER TESTER 4, nên sản phẩm khi đưa ra thị trường chất lượngluôn ổn định.

Bộ phận quản lý chất lượng của Tổng Công ty có nhiệm vụ kiểm tra,giám sát chặc chẽ toàn bộ qui trình sản xuất sản phẩm theo từng công đoạn :kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu, kết hợp với bộ phận KCS cắt, KCS may vàKCS trong chuyền, KCS hoàn thành của nhà máy sản xuất để kiểm tra chấtlượng sản phẩm, sản phẩm được kiểm tra qua mỗi công đoạn sản xuất nhằm bảođảm phát hiện lỗi và khắc phục kịp thời, đảm bảo chỉ cho ra những sản phẩm đạttiêu chuẩn xuất khẩu.

Trang 37

1.5 Tình hình sử dụng nguồn nhân lực của công ty

1.5.1 Số lượng lao động

Số lượng lao động(người)

Bảng 03: Số lượng lao động qua từng năm

Nguồn: Văn phòng Tổng Công ty

Bảng 04: Cơ cấu lao động công ty tại thời điểm 31/03/2008

Nguồn: Văn phòng Tổng Công Ty

Trang 38

1.5.3 Các chính sách đối với người lao động

Tổng Công ty tuyển dụng nhân sự mới theo quy trình được thiết lập, để đảm bảonhân viên mới có đủ trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm cho vị trí cần tuyển dụng vàcó tư cách đạo đức tốt, có nguyện vọng gắn bó lâu dài với Tổng Công ty

Tổng Công ty đảm bảo toàn bộ nhân viên công ty được đào tạo để có đủnăng lực chuyên môn thực hiện tốt công việc được giao Việc đào tạo và huấnluyện các kỹ năng và chuyên môn cần thiết được thực hiện tại Tổng Công ty hoặcđào tạo các khóa học bên ngoài theo kế hoạch đào tạo của Tổng Công ty được lập từđầu năm.

Ngoài các khóa huấn luyện và đào tạo do Tổng Công ty tổ chức, công tykhuyến khích cán bộ - nhân viên tham dự các khoá đào tạo ngoài giờ làm việc.Người lao động của Tổng Công ty được cử đi tập huấn hoặc học nghiệp vụ đượchưởng 100% lương đang hưởng và các chi phí có liên quan đến học tập.

Chính sách an toàn lao động là một chính sách quan trọng hàng đầu của côngty Huấn luyện an toàn lao động cho công nhân trước khi vào làm việc, trangbị bảo hộ lao động cho công nhân gồm quần áo, mũ bảo hộ, v.v… đầy đủ, kịpthời theo tính chất công việc đòi hỏi.

Tổng Công ty thực hiện chế độ làm việc 6 ngày/tuần và 8 giờ/ngày Tuynhiên tùy theo điều kiện công việc đòi hỏi mà các Nhà máy/Công ty có thểthay đổi thời giờ làm việc trong ngày cho hợp lý hoặc làm thêm giờ nhưng phảibảo đảm đúng Luật Lao động.

Cán bộ công nhân viên được nghỉ phép, nghỉ lễ theo qui định của Nhà nước.

Thực hiện các quy định của Nhà nước về tiền lương - thưởng

Mức thu nhập lương của người lao động năm 2007 phấn đấu thực hiện tăng hơn10% so năm 2006 và mức lương tối thiểu không dưới 750.000đồng/tháng/người( ápdụng cho công nhân mới tuyển dụng và đang đào tạo) Trường hợp người lao độnglàm việc tích cực, bảo đảm ngày công nhưng mức thu nhập lương thấp hơn mứclương tối thiểu trên sẽ được đơn vị bù đủ mức lương tối thiểu theo giá trị ngàycông làm việc Trường hợp do khả năng làm việc yếu dẫn đến không hoàn thànhnhiệm vụ được giao, tiền lương trong tháng thấp hơn mức lương tối thiểu trên sẽkhông bù và nếu kéo dài quá ba tháng sẽ xem xét khả năng làm việc và việc ký kếthợp đồng lao động.

Tiền thưởng tuỳ theo kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, nhưng thấpnhất là 01 tháng lương bình quân trong năm.

a) Đám tang: Người lao động đang làm việc tại Tổng Công ty qua đời được hưởng

Trang 39

chế độ theo quy định của Nhà nước và Tổng Công ty đi viếng theo các mức khácnhau Một số trường hợp đặc biệt hoặc do có quan hệ phải chi cao hơn mức quy địnhtrên Văn phòng Tổng Công ty đề nghị cụ thể để lãnh đạo Tổng Công ty xem xétgiải quyết phù hợp.

b) Đám cưới: Người lao động làm việc tại Tổng Công ty tổ chức đám cưới, TổngCông ty tặng phẩm với các mức sau :

- Làm việc dưới 01 năm Tổng Công Ty tặng phẩm 200.000đ/người; 01 năm đến dưới03 năm tặng phẩm 300.000đ/người; trên 03 năm tặng phẩm 500.000đ/người.

c) Người lao động đang làm việc tại Tổng Công ty nghỉ hưu Tổng Côngty tặng phẩm 1.000.000 đồng/người Riêng đối với Cán bộ quản lý từ tổ trưởngsản xuất trở lên khi nghỉ hưu căn cứ tình hình thực tế Văn phòng Tổng Công tyđề xuất mức tặng quà cụ thể để lãnh đạo Tổng Công ty xem xét giải quyết phùhợp.

1.6 Tình hình tài chính

Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vàongày 31 tháng 12 hàng năm Báo cáo tài chính của Tổng Công ty được lập vàtrình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam Tình hình tàichính của công ty được thể hiện cụ thể qua bảng cân đối kế toán năm 2008 như sau:

Bảng 05: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁNNgày 31 tháng 12 năm 2008

2 Các khoản tương đương tiền

II Các khoản đầu tư tài chính ngắnhạn

III Các khoản phải thu ngắn hạn

1 Phải thu của khách hàng2 Trả trước cho người bán3 Các khoản phải thu khác

229.345.744.0853.563.824.795

3.563.824.795 - -

11.075.999.630 - -

54.332.8004.629.648.9851.358.944.648

Trang 40

2 Thuế GTGT được khấu trừ3 Tài sản ngắn hạn khác

B TÀI SẢN DÀI HẠN

I Các khoản phải thu dài hạnII Tài sản cố định

1 Tài sản cố định hữu hình- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn lũy kế3 Tài sản cố định vô hình- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn lũy kế

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

III Bất động sản đầu tư

IV Các khoản đầu tư tài chính dàihạn

2 Đầu tư vào công ty liên kết, liêndoanh

3 Đầu tư dài hạn khác

V Tài sản dài hạn khác

1 Chi phí trả trước dài hạn2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

130.419.433.637 -123.279.971.895

4.479.759.742 -

128.387.292.214 -122.766.314.440

-1.455.702.000 -

4.165.275.774 -

NGUỒN VỐNA NỢ PHẢI TRẢI Nợ ngắn hạn

1 Vay và nợ ngắn hạn2 Phải trả cho người bán3 Người mua trả tiền trước

4 Thuế và các khoản phải nộp Nhànước

5 Phải trả người lao động6 Chi phí phải trả

9 Các khoản phải trả, phải nộp ngắnhạn khác

II Nợ dài hạn

59.782.302.702273.137.981

Ngày đăng: 29/11/2012, 16:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số 01: Nguyên vật liệu ngành sợi Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Công Ty Dệt May Hoà Thọ
Bảng s ố 01: Nguyên vật liệu ngành sợi Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán (Trang 33)
Bảng số 02: Nguyên vật liệu ngành may Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Công Ty Dệt May Hoà Thọ
Bảng s ố 02: Nguyên vật liệu ngành may Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán (Trang 35)
Bảng 03: Số lượng lao động qua từng năm - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Công Ty Dệt May Hoà Thọ
Bảng 03 Số lượng lao động qua từng năm (Trang 37)
1.5. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực của công ty 1.5.1. Số lượng lao động - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Công Ty Dệt May Hoà Thọ
1.5. Tình hình sử dụng nguồn nhân lực của công ty 1.5.1. Số lượng lao động (Trang 37)
1.6. Tình hình tài chính - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Công Ty Dệt May Hoà Thọ
1.6. Tình hình tài chính (Trang 39)
B TÀI SẢN DÀI HẠN - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Công Ty Dệt May Hoà Thọ
B TÀI SẢN DÀI HẠN (Trang 40)
1 Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Công Ty Dệt May Hoà Thọ
1 Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá (Trang 40)
Bảng 06:Các chỉ tiêu tài chính cơ bản: - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Công Ty Dệt May Hoà Thọ
Bảng 06 Các chỉ tiêu tài chính cơ bản: (Trang 41)
B VỐN CHỦ SỞ HỮU I Vốn chủ sở hữu - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Công Ty Dệt May Hoà Thọ
n chủ sở hữu (Trang 41)
Bảng07:Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Công Ty Dệt May Hoà Thọ
Bảng 07 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2006, 2007 và 2008 (Trang 45)
Bảng 08: Tổng hợp tỷ suất lợi nhuận của công ty qua 3 năm - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Công Ty Dệt May Hoà Thọ
Bảng 08 Tổng hợp tỷ suất lợi nhuận của công ty qua 3 năm (Trang 46)
Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận của công ty thấp tức là tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh số, chứng tỏ sức cạnh tranh của  doanh nghiệp còn thấp - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Công Ty Dệt May Hoà Thọ
ua bảng phân tích trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận của công ty thấp tức là tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh số, chứng tỏ sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp (Trang 46)
Bảng 10: Mục tiêu phát triển của Tổng Công Ty DệtMay Hoà Thọ đến năm 2015 - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Công Ty Dệt May Hoà Thọ
Bảng 10 Mục tiêu phát triển của Tổng Công Ty DệtMay Hoà Thọ đến năm 2015 (Trang 59)
1.2. Mục tiêu của Tổng công ty dệt may Hoà Thọ - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Công Ty Dệt May Hoà Thọ
1.2. Mục tiêu của Tổng công ty dệt may Hoà Thọ (Trang 59)
Bảng số 11: Danh mục tài sản - Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Tổng Công Ty Dệt May Hoà Thọ
Bảng s ố 11: Danh mục tài sản (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w