Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần may Sông Hồng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐH CHU VĂN AN
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chếthị trường là một bước ngoặt lớn có tính chất cơ bản để nền kinh tế nước ta có thểđứng vững và phát triển kịp với nền kinh tế thế giới và khu vực Sự chuyển đổi nàyđã kéo theo sự chuyển hướng trong việc lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh củamỗi doanh nghiệp Cơ chế mới này đã mở ra một thời kỳ mới đầy cơ hội phát triểnnhưng cũng nhiều thách thức lớn đối với các thành phần kinh tế cũng như các doanhnghiệp ở Việt Nam.
Hoạt động trong cơ chế thị trường mọi doanh nghiệp phải tự thân vận động,tự quyết định mọi vấn đề về kinh doanh của mình, không có sự phân công chỉ đạotrực tiếp như trong cơ chế cũ, vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải có tính linh hoạtcao Chính vì sự sống còn và phát triển của mỗi doanh nghiệp mà đã có sự cạnhtranh giữa các doanh nghiệp với nhau Cạnh tranh từ đó đã ra đời, góp phần giúpcho các doanh nghiệp khẳng định được sức mạnh, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.Ngược lại, đó cũng là yếu tố loại bỏ những doanh nghiệp kinh doanh không hiệuquả, không có sức cạnh tranh.
Khi nền kinh tế càng phát triển, các thành phần kinh tế ngày càng đa dạng, sốlượng các doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều thì cạnh tranh ngày càng gaygắt Mỗi doanh nghiệp để đảm bảo cho sự tồn tại của mình đã đưa ra những chiếnlược cạnh tranh táo bạo nhằm không ngừng tăng cường khả năng cạnh tranh chomình Mặt khác, các doanh nghiệp không bao giờ tự thỏa mãn với thị trường chiếmlĩnh được (điều này rất nguy hiểm, có thể sẽ kéo theo sự diệt vong của doanhnghiệp) nên luôn tìm cách vươn lên, mở rộng thị trường Và vì vậy, cần phải xâydựng một chiến lược cạnh tranh với những công cụ, biện pháp thích hợp nhằm nângcao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Xuất phát từ tầm quan trọng của cạnh tranh đối với mỗi doanh nghiệp, cùngvới quá trình tìm hiểu thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần may Sông
Hồng, em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranhcủa Công ty cổ phần may Sông Hồng” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt
nghiệp của mình.
Trang 3Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề được kết cấu chia làm 3phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng và khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần maySông Hồng.
Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh củaCông ty cổ phần may Sông Hồng.
Trang 4PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNGCẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
I- Lý thuyết cạnh tranh
1 Khái niệm cạnh tranh
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, các kháiniệm liên quan đến cạnh tranh còn rất khác nhau
Theo Mác: “Cạnh tranh là sự phấn đấu ganh đua gay gắt giữa các nhà tư bảnnhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và trong tiêu thụ để đạtđược những lợi nhuận siêu ngạch ”.
Có quan niệm khác lại cho rằng: “Cạnh tranh là sự phấn đấu về chất lượngsản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình sao cho tốt hơn các doanh nghiệp khác”.(Theo nhóm tác giả cuốn “Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trongnước”).
Theo kinh tế chính trị học: “Cạnh tranh là sự thôn tính lẫn nhau giữa các đốithủ nhằm giành lấy thị trường, khách hàng cho doanh nghiệp mình”
Để hiểu một cách khái quát nhất ta có khái niệm như sau: Trong nền kinh tếthị trường, cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trên thịtrường nhằm giành được ưu thế hơn về cùng một loại sản phẩm hàng hóa hoặc dịchvụ, về cùng một loại khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.
Từ khi nước ta thực hiện đường lối mở cửa nền kinh tế, từ nền kinh tế kếhoạch hóa tập trung snag nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề cạnh tranh bắt đầu xuất hiện và len lỏivào từng bước đi của các doanh nghiệp Môi trường hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp lúc này đầy sự biến động và vấn đề cạnh tranh đã trở nên cấp bách,sôi động trên cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế Như vậy, trong nềnkinh tế thị trường hiện nay, trong bất cứ một lĩnh vực nào, bất cứ một hoạt động nàocủa con người cũng nổi cộm lên vấn đề cạnh tranh Ví dụ như: Các quốc gia cạnhtranh nhau để giành lợi thế trong đối ngoại, trao đổi Các doanh nghiệp cạnh tranhnhau để lôi cuốn khách hàng về phía mình, để chiếm lĩnh những thị trường có nhiềulợi thế Con người cạnh tranh nhau để vươn lên khẳng định vị trí của mình cả vềtrình độ chuyên môn nghiệp vụ để những người dưới quyền phục tùng mệnh lệnh,để có uy tín và vị thế trong quan hệ với các đối tác Như vậy có thể nói cạnh tranh
Trang 5đã hình thành và bao trùm lên mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ tầm vi mô đến vĩ mô,từ một cá nhân riêng lẻ đến tổng thể toàn xã hội Điều này xuất phát từ một lẽđương nhiên nước ta đã và đang bước vào giai đoạn phát triển cao về mọi lĩnh vựcnhư kinh tế, chính trị, văn hóa…Mà bên cạnh đó cạnh tranh vốn là một quy luật tựnhiên và khách quan của nền kinh tế thị trường, nó không phụ thuộc vào ý muốnchủ quan của mỗi người bởi tự do là nguồn gốc dẫn tới cạnh tranh, cạnh tranh làđộng lực để thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa phát triển Bởi vậy để giànhđược các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm buộc các doanhnghiệp phải thường xuyên động não, tích cực, nhạy bén và năng động, phải thườngxuyên cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới, bổ sung xâydựng các cơ sở hạ tầng, mua sắm thêm trang thiết bị máy móc, loại bỏ những máymóc đã cũ kỹ và lạc hậu Và điều quan trọng là phải có phương pháp tổ chức quảnlý có hiệu quả, đào tạo và đãi ngộ trình độ chuyên môn, tay nghề cho người laođộng Thực tế cho thấy, ở đâu thiếu sự cạnh tranh thường ở đó biểu hiện sự trì trệ vàyếu kém, sẽ dẫn đến doanh nghiệp sẽ mau chóng bị đào thải ra khỏi quy luật vậnđộng của nền kinh tế thị trường Để thúc đẩy tiêu thụ và đẩy nhanh tốc độ chuchuyển hàng hóa, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhucầu, thị hiếu của khách hàng Do đó, cạnh tranh không chỉ kích thích tăng năng suấtlao động, giảm chi phí mà còn cải tiến mẫu mã, chủng loại hàng hóa, nâng cao chấtlượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ, làm cho sản xuất ngày càng gắn liền với tiêudùng, phục vụ ngu cầu xã hội được tốt hơn Cạnh tranh là một điều kiện đồng thờilà một yếu tố kích thích hoạt động kinh doanh phát triển Bên cạnh những mặt tíchcực, cạnh tranh còn để lại nhiều hạn chế và tiêu cực Đó là sự phân hóa sản xuấthàng hóa, làm phá sản những doanh nghiệp kinh doanh gặp nhiều khó khăn do thiếuvốn, cơ sở hạ tầng hạn hẹp, trình độ công nghệ thấp và có thể làm cho doanh nghiệpphá sản khi doanh nghiệp gặp những rủi ro khách quan mang lại như thiên tai, hỏahoạn…hoặc bị rơi vào những hoàn cảnh, điều kiện không thuận lợi.
Như vậy, cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung nhất đó làcuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trường với nhau,kinh doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự thay thế lẫnnhau nhằm chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận.Các doanh nghiệpthương mại cần nhận thức đúng đắn về cạnh tranh theo khía cạnh tích cực để từ đóphát huy yếu tố nội lực, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mặt khác tránh
Trang 6tình trạng cạnh tranh bất hợp lý dẫn đến làm tổn hại đến lợi ích cộng đồng cũng nhưlàm suy yếu chính mình.
Doanh nghiệp thương mại mang tính đặc thù phải chịu sự cạnh tranh quyếtliệt hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.
2 Vai trò và tầm quan trọng của cạnh tranh
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây, phạm trù cạnh tranh hầu nhưkhông tồn tại giữa các doanh nghiệp, tại thời điểm này các doanh nghiệp hầu như đãđược nhà nước bao cấp hoàn toàn về vốn, chi phí cho mọi hoạt động, kể cả khi cácdoanh nghiệp làm ăn thua lỗ trách nhiệm này cũng thuộc về Nhà nước Vì vậy, vôhình dung Nhà nước đã tạo ra một lối mòn trong kinh doanh, một thói quen trì trệvà ỉ nại, doanh nghiệp không phải tự tìm kiếm khách hàng mà chỉ có khách hàng tựtìm đến doanh nghiệp Chính điều đó đã không tạo được động lực cho doanh nghiệpphát triển Sau khi kết thúc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), nước ta đãchuyển sang một giai đoạn mới Nền kinh tế thị trường được hình thành thì vấn đềcạnh tranh xuất hiện và có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với doanhnghiệp mà còn đối với người tiêu dùng cũng như nền kinh tế quốc dân nói chung.
2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân
Đối với nền kinh tế, cạnh tranh không chỉ là môi trường và động lực của sựphát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng năng xuất laođộng mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa quan hệ xã hội Cạnh tranhcòn là điều kiện giáo dục tính năng động của các doanh nghiệp Bên cạnh đó, cạnhtranh góp phần gợi mở những nhu cầu mới của xã hội thông qua sự xuất hiện củanhững sản phẩm mới Điều đó chứng tỏ đời sống của con người ngày càng đượcnâng cao về chính trị, về kinh tế và văn hóa xã hội Cạnh tranh đảm bảo thúc đẩysự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng pháttriển sâu và rộng Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích to lớn mà cạnh tranh đem lại thìnó vẫn còn những mặt hạn chế như: cạnh tranh không lành mạnh tạo sự phân hóagiàu nghèo; cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến có những manh mối làm ăn viphạm pháp luật như trốn thuế, lậu thuế, buôn lậu hàng giả, buôn bán trái phépnhững mặt hàng mà Nhà nước và pháp luật nghiêm cấm.
2.2 Đối với doanh nghiệp
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia vào các hoạt động kinh
Trang 7tại và đứng vững được thì các doanh nghiệp phải có những chiến lược cạnh tranh cụthể và lâu dài mang tính chiến lược ở cả tầm vi mô và vĩ mô Họ cạnh tranh đểgiành những lợi thế về phía mình, cạnh tranh để giành giật khách hàng, làm chokhách hàng tự tin rằng sản phẩm của doanh nghiệp mình là tốt nhất, phù hợp với thịhiếu, nhu cầu người tiêu dùng nhất Doanh nghiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu củakhách hàng kịp thời, nhanh chóng và đầy đủ các sản phẩm cũng như dịch vụ kèmtheo với mức giá phù hợp thì doanh nghiệp đó mới có khả năng tồn tại và phát triển.Do vậy cạnh tranh là rất quan trọng và cần thiết.
Cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển công tác marketing bắt đầutừ việc nghiên cứu thị trường để quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào?Và sản xuất cho ai? Nghiên cứu thị trường để doanh nghiệp xác định được nhu cầuthị trường và chỉ sản xuất ra những gì mà thị trường cần chứ không sản xuất ranhững gì mà doanh nghiệp có Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra cácsản phẩm có chất lượng cao hơn, tiện dụng với người tiêu dùng hơn Muốn vậy cácdoanh nghiệp phải áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sảnxuất kinh doanh, tăng cường công tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề cho côngnhân, cử các cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn Cạnh tranh thắng lợisẽ tạo cho doanh nghiệp một vị trí xứng đáng trên thị trường, tăng thêm uy tín chodoanh nghiệp Trên cơ sở đó sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, tái sảnxuất xã hội, tạo đà phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế.
2.3 Đối với ngành
Hiện nay đối với nền kinh tế nói chung và đối với ngành dệt may nói riêng,cạnh tranh đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nâng cao chất lượngsản phẩm Cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh sẽ tạo bước đà vững chắc cho mọingành nghề phát triển Nhất là đối với ngành dệt may- một ngành có vai trò chủ lựctrong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Cạnh tranh sẽ tạo bước đà và động lựccho ngành phát triển trên cơ sở khai thác lợi thế và điểm mạnh của ngành đó là thuhút được một nguồn lao động dồi dào và có thể khai thác tối đa nguồn lực đó.
Như vậy, trong bất cứ một hoạt động kinh doanh nào dù là có quy mô hoạtđộng lớn hay quy mô hoạt động nhỏ, dù là hoạt động đó đứng ở tầm vĩ mô hay vimô thì không thể thiếu sự có mặt và vai trò của yếu tố cạnh tranh.
2.4 Đối với sản phẩm
Trang 8Nhờ có cạnh tranh mà sản phẩm sản xuất ra ngày càng được nâng cao về chấtlượng, phong phú về chủng loại, mẫu mã và kích cỡ Giúp cho lợi ích của ngườitiêu dùng và của doanh nghiệp thu được ngày càng nhiều hơn Ngày nay các sảnphẩm được sản xuất ra không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn cung cấpvà xuất khẩu ra nước ngoài Qua những ý nghĩa trên ta thấy rằng cạnh tranh khôngthể thiếu sót ở bất cứ một lĩnh vực nào của nền kinh tế Cạnh tranh lành mạnh sẽthực sự tạo ra những nhà doanh nghiệp giỏi và đồng thời là động lực thúc đẩy nềnkinh tế phát triển, đảm bảo công bằng xã hội Bởi vậy cạnh tranh là một yếu tố rấtcần có sự hỗ trợ và quản lý của Nhà nước để phát huy những mặt tích cực và hạnchế những mặt tiêu cực như cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến độc quyền và gâylũng đoạn, xáo trộn thị trường.
3 Các hình thức cạnh tranh
Cạnh tranh được phân loại theo các hình thức khác nhau:
3.1 Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh
Cạnh tranh được chia thành ba loại:
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo
quy luật mua rẻ bán đắt, cả hai bên đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình Ngườibán muốn bán với giá cao nhất để tối đa hóa lợi nhuận còn người mua muốn muavới giá thấp nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo và mức giá cuối cùng vẫn là mứcgiá thỏa thuận giữa hai bên.
- Cạnh tranh giữa người mua và người mua: Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở
quy luật cung cầu, khi trên thị trường mức cung nhỏ hơn mức cầu Lúc này hànghóa trên thị trường sẽ khan hiếm, người mua để đạt được nhu cầu mong muốn củamình họ sẽ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn Do vậy mức độ cạnh tranh sẽ diễn ragay gắt hơn giữa những người mua, kết quả là giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, nhữngngười bán sẽ thu được lợi nhuận lớn trong khi những người mua bị thiệt thòi cả vềgiá cả và chất lượng Nhưng trường hợp này chủ yếu chỉ tồn tại ở nền kinh tế baocấp và xảy ra ở một số nơi khi diễn ra hoạt động bán đấu giá một loại hàng hóa nàođó
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Đây là cuộc cạnh tranh gay go
và quyết liệt nhất khi mà trong nền kinh tế thị trường sức cung lớn hơn sức cầu rấtnhiều, khách hàng được coi là thượng đế của người bán, là nhân tố có vai trò quan
Trang 9trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do vậy các doanh nghiệpphải luôn ganh đua, loại trừ nhau để giành những ưu thế và lợi thế cho mình.
3.2 Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh
- Cạnh tranh hoàn hảo: Là cạnh tranh thuần túy, là một hình thức đơn giản
của cấu trúc thị trường trong đó người mua và người bán đều không đủ lớn để tácđộng lên giá cả thị trường Nhóm người mua tham gia trên thị trường này chỉ cócách thích ứng với mức giá đưa ra vì cung cầu trên thị trường được tự do hìnhthành, giá cả do thị trường quyết định.
- Cạnh tranh không hoàn hảo: Đây là hình thức cạnh tranh phổ biến trên thị
trường mà ở đó doanh nghiệp nào có đủ sức mạnh có thể chi phối được giá cả củasản phẩm thông qua hình thức quảng cáo, khuyến mại các dịch vụ trong và sau khibán hàng Cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh mà phần lớn các sản phẩmkhông đồng nhất với nhau, mỗi loại sản phẩm mang nhãn hiệu và đặc tính khácnhau dù xem xét về chất lượng thì sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kểnhưng mức giá mặc định cao hơn rất nhiều Cạnh tranh không hoàn hảo có hai loại:
+ Cạnh tranh độc quyền: Là cạnh tranh mà ở đó một hoặc một số chủ thể có
ảnh hưởng lớn, có thể ép các đối tác của mình phải bán hoặc mua sản phẩm củamình với giá rất cao và những người này có thể làm thay đổi giá cả thị trường Cóhai loại cạnh tranh độc quyền đó là độc quyền bán và độc quyền mua Độc quyềnbán tức là trên thị trường có ít người bán và nhiều người mua, lúc này người bán cóthể tăng giá hoặc ép giá khách hàng nếu họ muốn lợi nhuận thu được là tối đa Cònđộc quyền mua tức là trên thị trường có ít người mua và nhiều người bán, khi đókhách hàng được coi là thượng đế, được chăm sóc tận tình và chu đáo nếu khôngnhững người bán sẽ không lôi kéo được khách hàng về phía mình Trong thực tế cótình trạng độc quyền xảy ra nếu không có sản phẩm nào thay thế, tạo ra sản phẩmđộc quyền hoặc các nhà độc quyền liên kết với nhau gây trở ngại cho quá trình pháttriển sản xuất và làm tổn hại đến người tiêu dùng Vì vậy phải có một đạo luậtchống độc quyền nhằm chống lại liên minh độc quyền của một số nhà kinh doanh.
+ Cạnh tranh độc quyền tập đoàn: Hình thức cạnh tranh này tồn tại trong
một số ngành sản xuất mà ở đó chỉ có một số ít người sản xuất Lúc này cạnh tranhsẽ xảy ra giữa một số lực lượng nhỏ các doanh nghiệp Do vậy mọi doanh nghiệpphải nhận thức rằng giá cả các sản phẩm của mình không chỉ phụ thuộc vào sốlượng mà còn phụ thuộc vào hoạt động của những đối thủ cạnh tranh khác trên thị
Trang 10trường Một sự thay đổi về giá của doanh nghiệp cũng sẽ gây ra những ảnh hưởngđến nhu cầu cân đối với các sản phẩm của doanh nghiệp khác Những doanh nghiệptham gia thị trường này là những người có tiềm lực kinh tế mạnh, vốn đầu tư lớn.Do vậy việc thâm nhập vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh là rất khó.
3.3 Căn cứ vào phạm vi kinh tế
- Cạnh tranh nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
cùng một ngành, sản xuất và tiêu dùng cùng một chủng loại sản phẩm Trong cuộccạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau, các doanh nghiệp phải áp dụng mọi biệnpháp để thu được lợi nhuận như cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng xuất lao động,giảm chi phí cá biệt của hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch Kết quả làtrình độ sản xuất ngày càng phát triển, các doanh nghiệp không có khả năng sẽ bịthu hẹp, thậm chí còn có thể bị phá sản.
- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cạnh tranh giữa các ngành kinh tế khác
nhau nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất, là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hayđồng minh các doanh nghiệp của một ngành với ngành khác Như vậy giữa cácngành kinh tế do điều kiện kỹ thuật và các điều kiện khác nhau như môi trường kinhdoanh, thu nhập khu vực, nhu cầu và thị hiếu có tính chất khác nhau nên cùng mộtlượng vốn đầu tư vào ngành này có thể mang lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn cácngành khác Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều người sản xuất kinh doanh ở nhữnglĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp có xu hướng chuyển dịch sang sản xuất tại nhữngngành có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, đó chính là biện pháp để thực hiện cạnh tranhgiữa các ngành Kết quả là những ngành trước kia có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ thuhút các nguồn lực, quy mô sản xuất tăng Do đó cung vượt quá cầu làm cho giá cảhàng hóa có xu hướng giảm xuống, làm giảm tỷ suất lợi nhuận Ngược lại nhữngngành trước đây có tỷ suất lợi nhuận thấp khiến cho một số nhà đầu tư rút vốnchuyển sang lĩnh vực khác làm cho quy mô sản xuất của ngành này giảm, dẫn đếncung nhỏ hơn cầu, làm cho giá cả hàng hóa tăng và làm tăng tỷ suất lợi nhuận.
4 Các công cụ cạnh tranh
Công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được hiểu là tập hợp các yếu tố,các kế hoạch, các chiến lược, các chính sách, các hoạt động mà doanh nghiệp sửdụng nhằm vượt trên các đối thủ cạnh tranh và tác động vào khách hàng để thỏamãn mọi nhu cầu của khách hàng Từ đó tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu được lợi
Trang 11những công cụ cạnh tranh phù hợp với tình hình thực tế, với quy mô kinh doanh vàthị trường của doanh nghiệp Từ đó phát huy được hiệu quả sử dụng công cụ, việclựa chọn công cụ cạnh tranh có tính linh hoạt và phù hợp không theo một khuônmẫu cứng nhắc nào Dưới đây là một số công cụ cạnh tranh tiêu biểu và quan trọngmà các doanh nghiệp thương mại thường phải dùng đến chúng.
4.1 Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩmthể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phùhợp với công dụng lợi ích của sản phẩm Nếu như trước kia giá cả được coi là quantrọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó phải nhường chỗ cho tiêu chuẩn chấtlượng sản phẩm Khi có cùng một loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm nào tốt hơn,đáp ứng và thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng thì họ sẵn sàng mua vớimức giá cao hơn Nhất là trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của sảnxuất, thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao, họ có đủ điều kiện đểthoả mãn nhu cầu của mình, cái mà họ cần là chất lượng và lợi ích sản phẩm đemlại Nếu nói rằng giá cả là yếu tố mà khách hàng không cần quan tâm đến là hoàntoàn sai bởi giá cả cũng là một trong những yếu tố quan trọng để khách hàng tiêudùng cho phù hợp với mức thu nhập của mình Điều mong muốn của khách hàng vàcủa bất cứ ai có nhu cầu mua hay bán là đảm bảo được hài hoà giữa chất lượng vàgiá cả.
Để sản phẩm của doanh nghiệp luôn là sự lựa chọn của khách hàng ở hiện tạivà trong tương lai thì nâng cao chất lượng sản phẩm là điều cần thiết Nâng cao chấtlượng sản phẩm là sự thay đổi chất liệu sản phẩm hoặc thay đổi công nghệ chế tạođảm bảo lợi ích và tính an toàn trong quá trình tiêu dùng và sau khi tiêu dùng Haynói cách khác nâng cao chất lượng sản phẩm là việc cải tiến sản phẩm có nhiềuchủng loại, mẫu mã, bền hơn và tốt hơn Điều này làm cho khách hàng cảm nhận lợiích mà họ thu được ngày càng tăng lên khi duy trì tiêu dùng sản phẩm của doangnghiệp Làm tăng lòng tin và sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm được coi là một vấn đề sống còn đối với doanh nghiệpnhất là đối với doanh nghiệp Việt Nam khi mà họ phải đương đầu đối với các đốithủ cạnh tranh từ nước ngoài vào Việt Nam Một khi chất lượng hàng hoá dịch vụkhông được bảo đảm thì có nghĩa là khách hàng sẽ đến với doanh nghiệp ngày cànggiảm, doanh nghiệp sẽ mất khách hàng và thị trường dẫn tới sự suy yếu trong hoạt
Trang 12động kinh doanh Mặt khác chất lượng thể hiện tính quyết định khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp ở chỗ nâng cao chất lượng sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm,tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm Nâng cao chấtlượng sản phẩm sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp Do vậy cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm là mộtyếu tố rất quan trọng và cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đềuphải sử dụng nó.
4.2 Cạnh tranh bằng giá cả
Giá cả được hiểu là số tiền mà người mua trả cho người bán về việc cungứng một số hàng hoá dịch vụ nào đó Thực chất giá cả là sự biểu hiện bằng tiền củagiá trị hao phí lao động sống và hao phí lao động vật hoá để sản xuất ra một đơn vịsản phẩm chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu Trong nền kinh tế thị trường có sựcạnh tranh giữa các doanh nghiệp, khách hàng được tôn vinh là “Thượng đế” họ cóquyền lựa chọn những gì họ cho là tốt nhất, khi có cùng hàng hoá dịch vụ với chấtlượng tương đương nhau thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá thấp hơn, để lợi íchhọ thu được từ sản phẩm là tối ưu nhất Do vậy mà từ lâu giá cả đã trở thành mộtbiến số chiến thuật phục vụ mục đích kinh doanh Nhiều doanh nghiệp thành côngtrong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường là do sự khéo léo, tinh tế chiến thuật giácả Giá cả đã thể hiện như một vũ khí để cạnh tranh thông qua việc định giá sảnphẩm: Định giá thấp hơn giá thị trường, định giá ngang bằng giá thị trường haychính sách giá cao hơn giá thị trường.
Với một mức giá ngang bằng với giá thị trường: giúp doanh nghiệp đánh giá
được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra được biện pháp giảm giá mà chất lượngsản phẩm vẫn được đảm bảo khi đó lượng tiêu thụ sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanhcao và lợi sẽ thu được nhiều hơn.
Với một mức giá thấp hơn mức giá thị trường: chính sách này được áp dụng
khi cơ sở sản xuất muốn tập trung một lượng hàng hoá lớn, thu hồi vốn và lờinhanh Không ít doanh nghiệp đã thành công khi áp dụng chính sách định giá thấp.Họ chấp nhận giảm sút quyền lợi trước mắt đến lúc có thể để sau này chiếm được cảthị trường rộng lớn, với khả năng tiêu thụ tiềm tàng Định giá thấp giúp doanhnghiệp ngay từ đầu có một chỗ đứng nhất định để định vị vị trí của mình từ đó thâu
tóm khách hàng và mở rộng thị trường.
Trang 13Với chính sách định giá cao hơn giá thị trường: là ấn định giá bán sản phẩm
cao hơn giá bán sản phẩm cùng loại ở thị trường hiện tại khi mà lần đầu tiên ngườitiêu dùng chưa biết chất lượng của nó nên chưa có cơ hội để so sánh, xác định mứcgiá của loại sản phẩm này là đắt hay rẻ chính là đánh vào tâm lý của người tiêudùng rằng những hàng hoá giá cao thì có chất lượng cao hơn các hàng hoá khác.Doanh nghiệp thường áp dụng chính sách này khi nhu cầu thị trường lớn hơn cunghoặc khi doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền, hoặc khi bán nhữngmặt hàng quý hiếm cao cấp ít có sự nhạy cảm về giá.
Như vậy, để quyết định sử dụng chính sách giá nào cho phù hợp và thànhcông khi sử dụng nó thì doanh nghiệp cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng xem mìnhđang ở tình thế nào thuận lợi hay không thuận lợi, nhất là nghiên cứu xu hướng tiêudùng và tâm lý của khách hàng cũng như cần phải xem xét các chiến lược các chínhsách giá mà đối thủ đang sử dụng.
4.3 Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối
Phân phối sản phẩm hợp lý là một trong những công cụ cạnh tranh đắc lựcbởi nó hạn chế được tình trạng ứ đọng hàng hoá hoặc thiếu hàng Để hoạt động tiêuthụ của doanh nghiệp được diễn ra thông suốt, thường xuyên và đầy đủ doanhnghiệp cần phải lựa chọn các kênh phân phối nghiên cứu các đặc trưng của thịtrường, của khách hàng Từ đó có các chính sách phân phối sản phẩm hợp lý, hiệuquả, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Chính sách phân phối sản phẩm hợp lý sẽtăng nhanh vòng quay của vốn, thúc đẩy tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp Thông thường kênh phân phối của doanh nghiệp được chia thành 5loại:
+ Kênh ngắn: Người sản xuất => Người bán lẻ => Người tiêu dùng+ Kênh cực ngắn: Người sản xuất => Người tiêu dùng
+ Kênh dài: Người sản xuất => Người buôn bán => Người bán lẻ => Ngườitiêu dùng
+ Kênh cực dài: Người sản xuất => Đại lý => Người buôn bán => Người bánlẻ => Người tiêu dùng.
+ Kênh rút gọn: Người sản xuất => Đại lý => Người bán lẻ => Người tiêudùng
Trang 14Tuỳ theo từng mặt hàng kinh doanh, tuỳ theo vị trí địa lý, tuỳ theo nhu cầucủa người mua và người bán, tuỳ theo quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mà sửdụng các kênh phân phối khác nhau cho hợp lý và mang lại hiệu quả bởi nhiều khikênh phân phối có tác dụng như những người môi giới nhưng đôi khi nó lại manglại những trở ngại rườm rà.
4.4 Cạnh tranh bằng chính sách Marketing
Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì chính sách Marketingđóng một vai trò rất quan trọng Bởi khi bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh,doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng đang cóxu hướng tiêu dùng những sản phẩm gì?, thu thập thông tin thông qua sự phân tíchvà đánh giá doanh nghiệp sẽ đi đến quyết định sản xuất những gì? kinh doanhnhững gì mà khách hàng cần, khách hàng có nhu cầu Trong khi thực hiện hoạtđộng kinh doanh thì doanh nghiệp thường sử dụng các chính sách xúc tiến bán hàngthông qua các hình thức quảng cáo, truyền bá sản phẩm đến người tiêu dùng Kếtthúc quá trình bán hàng, để tạo được uy tín hơn nữa đối với khách hàng, doanhnghiệp cần thực hiện các hoạt động dịch vụ trước khi bán, trong khi bán và sau khibán.
Như vậy chính sách Marketing đã xuyên suốt vào quá trình hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, nó vừa có tác dụng chính và vừa có tác dụng phụ để hỗ trợcác chính sách khác Do vậy chính sách Marketing không thể thiếu được trong bấtcứ hoạt động nào của doanh nghiệp.
5 Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh
Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường Ở đâu có nềnkinh tế thị trường thì ở đó có nền kinh tế cạnh tranh Bất kỳ một doanh nghiệp nàocũng vậy, khi tham gia vào kinh doanh trên thị trường muốn doanh nghiệp mình tồntại và đứng vững thì phải chấp nhận cạnh tranh Trong giai đoạn hiện nay do tácđộng của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nền kinh tế nước ta đang ngày càng pháttriển, nhu cầu cuộc sống của con người được nâng lên ở mức cao hơn rất nhiều Conngười không chỉ cần có nhu cầu “ăn chắc mặc bền” như trước kia mà còn cần “ănngon mặc đẹp” Để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó, doanh nghiệp phải không ngừngđiều tra nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp nàobắt kịp và đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó thì sẽ chiến thắng trong cạnh tranh Chính vì
Trang 15- Tồn tại và đứng vững trên thị trường
Cạnh tranh sẽ tạo ra môi trường kinh doanh và những điều kiện thuận lợi đểđáp ứng nhu cầu khách hàng, làm cho khách hàng tin rằng sản phẩm của doanhnghiệp mình là tốt nhất, phù hợp với thị hiếu nhu cầu của người tiêu dùng nhất.Doanh nghiệp nào càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp đómới có khả năng tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Doanh nghiệp cần phải cạnh tranh để phát triển
Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là mộtyếu tố kích thích kinh doanh Quy luật cạnh tranh là động lực thúc đẩy phát triểnsản xuất, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá sản xuất ra nhiều, sốlượng người cung ứng ngày càng đông thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kết quảcạnh tranh là loại bỏ những công ty làm ăn kém hiệu quả, năng suất chất lượng thấpvà ngược lại nó thúc đẩy những công ty làm ăn tốt, năng suất chất lượng cao Dovậy, muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần phải cạnh tranh, tìm mọi cáchnâng cao khả năng cạnh tranh của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng.Các doanh nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp để đáp ứng nhu cầu thị hiếu củangười tiêu dùng như sản xuất ra nhiều loại hàng hoá có chất lượng cao, giá cả phùhợp với chất lượng sản phẩm, phù hợp với mức thu nhập của từng đối tượng kháchhàng Có như vậy hàng hoá của doanh nghiệp bán ra mới ngày một nhiều, tạo đượclòng tin đối với khách hàng Muốn tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp cầnphải phát huy hết ưu thế của mình, tạo ra những điểm khác biệt so với các đối thủcạnh tranh từ đó doanh nghiệp mới có khả năng tồn tại, phát triển và thu được lợinhuận cao.
Trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển thì cạnh tranh luôn làmục tiêu của mỗi doanh nghiệp Cũng trong nền kinh tế đó khách hàng là người tựdo lựa chọn nhà cung ứng và cũng chính là những người quyết định cho doanhnghiệp có tồn tại hay không Họ không phải tìm đến doanh nghiệp như trước đâynữa và họ cũng không phải mất thời gian chờ đợi để mua hàng hoá dịch vụ, mà đốingược lại trong nền kinh tế thị trường khách hàng được coi là thượng đế, các doanhnghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tìm đến khách hàng và khai thác nhu cầunơi họ Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chương trình giới thiệu truyềnbá và quảng cáo sản phẩm của mình để người tiêu dùng biết đến, để họ có sự xemxét, đánh giá và quyết định có nên tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp hay
Trang 16không? Ngày nay việc chào mời để khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình đã làvấn đề khó khăn nhưng việc giữ lại được khách hàng còn khó khăn hơn rất nhiều.Bởi vậy mà doanh nghiệp nên có những dịch vụ cả trước khi bán, trong khi bán vàdịch vụ sau khi bán hàng hoá cho khách hàng để những khách hàng đó là nhữngkhách hàng truyền thống của doanh nghiệp, chính họ là những nhân tố quan trọngtrong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải cạnh tranh để thực hiện các mục tiêu
Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ khi thực hiện hoạt động kinhdoanh đều có những mục tiêu nhất định Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triểncủa doanh nghiệp mà doanh nghiệp đặt ra cho mình những mục tiêu khác nhau.Trong giai đoạn đầu khi mới thực hiện hoạt động kinh doanh thì mục tiêu của doanhnghiệp là muốn khai thác thị trường nhằm tăng lượng khách hàng truyền thống vàtiềm năng, giai đoạn này doanh nghiệp thu hút được càng nhiều khách hàng càngtốt Còn ở giai đoạn trưởng thành và phát triển thì mục tiêu của doanh nghiệp làtăng doanh thu, tăng lợi nhuận và giảm chi phí, giảm bớt những chi phí được coi làkhông cần thiết, để lợi nhuận thu được là tối đa, uy tín của doanh nghiệp và niềm tincủa khách hàng đối với doanh nghiệp là cao nhất Đến giai đoạn gần như bão hoàthì mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là gây dựng lại hình ảnh đối với khách hàngbằng cách thực hiện trách nhiệm đối với Nhà nước, đối với cộng đồng, củng cố lạithêm niềm tin cho của khách hàng đối với doanh nghiệp Để đạt được các mục tiêudoanh nghiệp cần phải cạnh tranh, chỉ có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới bằng mọigiá tìm ra phương cách, biện pháp tối ưu để sáng tạo, tạo ra những sản phẩm đạtchất lượng cao hơn, cung ứng những dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh, thỏa mãnnhu cầu khách hàng ngày càng tăng Chỉ có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới có thểtồn tại và phát triển.
II- Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Cạnh tranh không phải là sự huỷ diệt mà là sự thay đổi, thay thế nhữngdoanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sử dụng lãng phí nguồn lực của xã hội bằng các doanhnghiệp hoạt động có hiệu quả, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, thúc đẩynền kinh tế đất nước phát triển Tuy nhiên để cạnh tranh được và cạnh tranh mộtcách lành mạnh không phải là dễ bởi nó phụ thuộc vào tiềm năng, lợi thế và nhiềuyếu tố khác của doanh nghiệp hay một quốc gia, đó chính là khả năng cạnh tranhcủa mỗi quốc gia, hay một ngành, một công ty, một xí nghiệp.
Trang 171 Khái niệm về khả năng cạnh tranh
Phải nói rằng thuật ngữ “khả năng cạnh tranh” được sử dụng rộng rãi trêncác phương tiện thông tin đại chúng, trong sách báo, trong giao tiếp hàng ngày củacác chuyên gia kinh tế, các chính sách của các nhà kinh doanh Nhưng cho đến nayvẫn chưa có được sự nhất trí cao trong các học giả và giới chuyên môn về khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp.
* Theo cách tiếp cận khả năng cạnh tranh ở tầm quốc gia:
+ Cách tiếp cận dựa trên quan điểm diễn đàn kinh tế thế giới (gọi tắt là
WEF) Theo định nghĩa của WEF thì khả năng cạnh tranh của một quốc gia là khảnăng đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chếvững vàng tương đối và các đặc trưng kinh tế khác (WEF-1997).
Như vậy khả năng cạnh tranh của một quốc gia được xác định trước hết bằngmức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân và sự có mặt ( hay thiếu vắng) các yếutố quy định khả năng tăng trưởng kinh tế dài hạn trong các chính sách kinh tế đãđược thực hiện Ví dụ điển hình là Nhật Bản, sau chiến tranh thế giới thứ hai, nềnkinh tế Nhật Bản trở nên hoang tàn, nhân dân chìm trong cảnh mất mùa, thiếu thốn.Vậy mà đến năm 1968 Nhật Bản đã trở thành một nước có nền kinh tế đứng thứ haitrên thế giới (sau Mỹ) và được xếp hàng các cường quốc kinh tế lớn nhất, kỷ lục vềsự tăng trưởng kinh tế này là một trong những đỉnh cao để xác định năng lực cạnhtranh lớn của nền kinh tế Nhật bản Cũng theo WEF thì các yếu tố xác định khảnăng cạnh tranh được chia làm 8 nhóm chính bao gồm 200 chỉ số khác nhau, cácnhóm yếu tố xác định khả năng cạnh tranh tổng thể chủ yếu có thể kể ra là:
Nhóm 1: Mức độ mở cửa nền kinh tế thế giới bao gồm các yếu tố thuế quan,
hàng rào phi thuế quan, hạn chế nhập khẩu, chính sách tỷ giá hối đoái.
Nhóm 2: Nhóm các chỉ số liên quan đến vai trò và hoạt động của chính phủ
bao gồm mức độ can thiệp của Nhà nước, năng lực của Chính phủ, thuế và mức độtrốn thuế, chính sách tài khoá.
Nhóm 3: Các yếu tố về tài chính bao gồm các nội dung về khả năng thực
hiện các hoạt động trung gian tài chính, hiệu quả và cạnh tranh, rủi ro tài chính đầyđủ và tiết kiệm.
Trang 18Nhóm 4: Các yếu tố về công nghệ bao gồm năng lực phát triển công nghệ
trong nước, khai thác công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triểncông nghệ thông qua các kênh chuyển giao công nghệ khác.
Nhóm 5: Các yếu tố và kết cấu hạ tầng như giao thông liên lạc và kết cấu hạ
tầng khác.
Nhóm 6: Quản trị bao gồm các chỉ số và quản trị nguồn nhân lực và các yếu
tố quản trị không liên quan đến nguồn nhân lực.
Nhóm 7: Các yếu tố về lao động bao gồm các chỉ số về trình độ tay nghề và
năng suất lao động, độ linh hoạt của thị trường lao động, hiệu quả của các chươngtrình xã hội , quan hệ lao động trong một ngành.
Nhóm 8: Các yếu tố về thể chế gồm các yếu tố về chất lượng, các thể chế về
pháp lý, các luật và văn bản pháp quy khác.
Dựa vào các nhóm chỉ số này có thể đánh giá, xem xét để rút ra kết luận vềviệc định liệu các chính sách, biện pháp đã được sử dụng ở một quốc gia có thực sựnâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế không Chẳng hạn những năm qua chínhphủ Việt Nam đã đưa ra chủ trương khuyến khích phát triển các loại hình doanhnghiệp hợp tác liên doanh, liên kết với nước ngoài nhằm học hỏi kinh nghiệmchuyển giao công nghệ và tăng trưởng kinh tế Thế nhưng hiệu quả kinh tế đem lạikhông lấy gì làm chắc chắn.
+ Cách tiếp cận dựa trên quan điểm của M.Poter về chỉ số năng suất
Ông cho rằng chỉ có chỉ số năng suất là có ý nghĩa cho khái niệm về năng lựccạnh tranh quốc gia bởi vì đây là yếu tố cơ bản cho việc nâng cao sức sống của mộtđất nước Xét về dài hạn chỉ số năng suất này phụ thuộc vào trình độ phát triển vàtính năng động của các doanh nghiệp Do đó khả năng cạnh tranh của một quốc giaphụ thuộc vào việc các yếu tố nào trong nền kinh tế quốc dân, giữ vai trò quyết địnhcơ bản cho phép các công ty sáng tạo và duy trì và lợi thế cạnh tranh trên mọi lĩnhvực cụ thể Với cách nhìn nhận vấn đề như vậy M.Poter đã đưa ra một khuôn khổcác yếu tố tạo nên lợi thế canh tranh của một quốc gia và Ông gọi đó là “khối lượngkim cương các lợi thế cạnh tranh” bao gồm các nhóm được phân chia một cáchtương đối.
Trang 19- Nhóm các điều kiện về nhân tố sản xuất (thể hiện vị thế của một quốc giavề nguồn lao động được đào tạo, có tay nghề, về tài nguyên, kết cấu hạ tầng, tiềmnăng khoa học và công nghệ).
- Nhóm các điều kiện về cầu: Phản ánh bản chất của nhu cầu thị trường trongnước đối với sản phẩm và dịch vụ của một ngành.
- Nhóm các yếu tố liên quan đến cơ cấu, chiến lược của doanh nghiệp và củađối thủ cạnh tranh.
- Nhóm các yếu tố về các ngành phụ trợ và các ngành có liên quan có khảnăng cạnh tranh quốc tế.
* Tiếp cận khả năng tranh ở cấp ngành, cấp doanh nghiệp:
+ Quan điểm của M.Poter
Dựa theo quan điểm quản trị chiến lược được phản ánh trong các cuốn sáchcủa M.Poter, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là khả năng chiếmlĩnh thị trường, tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của doanhnghiệp đó Với cách tiếp cận này mỗi ngành dù là trong hay ngoài nước năng lựccạnh tranh được quy định bởi các yếu tố sau:
- Số lượng các doanh nghiệp mới tham gia.- Sự có mặt của các sản phẩm thay thế.- Vị thế của khách hàng.
- Uy tín của nhà cung ứng.
- Tính quyết liệt của đối thủ cạnh tranh.
Nghiên cứu những yếu tố cạnh tranh này sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp xâydựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh cạnh tranh phù hợp với từng giai đoạn,từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế.
+ Quan điểm tân cổ điển về khả năng cạnh tranh của một sản phẩm
Quan điểm này dựa trên lý thuyết thương mại truyền thống, đã xem xét khảnăng cạnh tranh của một sản phẩm thông qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất vànăng suất Như vậy khả năng cạnh tranh của một ngành, một doanh nghiệp đượcđánh giá cao hay thấp tuỳ thuộc vào chi phí sản xuất có giảm bớt hay không, vì chiphí các yếu tố sản xuất thấp vẫn được coi là điều kiện cơ bản của lợi thế cạnh tranh.
+ Quan điểm tổng hợp của VarDwer, E.Martin và R.Westgren
Trang 20VarDwer, E.martin và R.Westgren là những đồng tác giả của cuốn“Assessing the competiviveness of Canada’s agrifood Industry”- 1991 Theo các tácgiả này thì khả năng cạnh tranh của một ngành, của doanh nghiệp được thể hiện ởviệc tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các thị trường trong nước và nướcngoài Như vậy lợi nhuận và thị phần là hai chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranhcủa công ty Chúng có mối quan hệ tỷ lệ thuận, lợi nhuận và thị phần càng lớn thểhiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao Ngược lại, lợi nhuận và thịphần giảm hoặc nhỏ phán ánh năng lực cạnh tranh của công ty bị hạn chế hoặc chưacao Tuy nhiên chúng chỉ là những chỉ số tổng hợp bao gồm chỉ số thành phần khácnhau như:
- Chỉ số về năng suất bao gồm năng suất lao động và tổng năng suất các yếutố sản xuất.
- Chỉ số về công nghệ bao gồm các chỉ số về chi phí cho nghiên cứu và triểnkhai.
- Sản phẩm bao gồm các chỉ số về chất lượng, sự khác biệt.
- Đầu vào và các chi phí khác: giá cả đầu vào và hệ số chi phí các nguồn lực.Nói tóm lại có rất nhiều quan điểm, khái niệm khác nhau về khả năng cạnhtranh Song bài viết này không nhằm mục đích phân tích ưu nhược điểm của quanđiểm đó mà chỉ mong muốn giới thiệu khái quát một số quan niệm điển hình giúpcho việc tiếp cận một phạm trù phổ biến nhưng còn nhiều tranh cãi về khái niệmđược dễ dàng hơn.
2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh
Để đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ta có thể dựa vàomột số chỉ tiêu sau:
2.1 Thị phần
Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được khi bán hàng hoá hoặc dịchvụ Bởi vậy mà doanh thu có thể được coi là một chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnhtranh Hơn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và tăng thêmlợi nhuận Căn cứ vào chỉ tiêu doanh thu qua từng thời kỳ hoặc qua các năm ta cóthể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh là tăng hay giảm, theo chiều hướngtốt hay xấu Nhưng để đánh giá được hoạt động kinh doanh đó có mang lại đượchiệu quả hay không ta phải xét đến những chi phí đã hình thành nên doanh thu đó.
Trang 21Nếu doanh thu và chi phí của doanh nghiệp đều tăng lên qua các năm nhưng tốc độtăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của chi phí thì hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp được đánh giá là tốt, doanh nghiệp đã biết phân bổ và sử dụng hợp lýyếu tố chi phí, bởi một phần chi phí tăng thêm đó được doanh nghiệp mở rộng quymô kinh doanh, đầu tư mua sắm trang thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng v.v.
Trên thực tế có rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác, trong đó thị phần là một chỉtiêu thường hay được sử dụng Thị phần được hiểu là phần thị trường mà doanhnghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường Do đó thị phần của doanhnghiệp được xác định:
Thị phần của doanh nghiệp =
Chỉ tiêu này càng lớn nói lên sự chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp càngrộng Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này ta có thể đánh giá mức động hoạtđộng của doanh nghiệp có hiệu quả hay không bởi nếu doanh nghiệp có một mảngthị trường lớn thì chỉ số trên đạt mức cao nhất và ấn định cho doanh nghiệp một vịtrí ưu thế trên thị trường Nếu doanh nghiệp có một phạm vi thị trường nhỏ hẹp thìchỉ số trên ở mức thấp, phản ánh tình trạng doanh nghiệp đang bị chèn ép bởi cácđối thủ cạnh tranh Bằng chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khảnăng chiếm lĩnh thị trường so với toàn ngành.
Để đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủta dùng chỉ tiêu thị phần tương đối: Đó là tỷ lệ so sánh về doanh thu của doanhnghiệp so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất để từ đó có thể biết được những mặtmạnh hay những điểm còn hạn chế so với đối thủ Ưu điểm của chỉ tiêu này là đơngiản, dễ hiểu nhưng nhược điểm của nó là khó nắm bắt được chính xác số liệu cụthể và sát thực của đối thủ.
2.2 Năng suất lao động
Năng suất lao động là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuấtkinh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Bởi thông qua năng suất lao động tacó thể đánh giá được trình độ quản lý, trình độ lao động và trình độ công nghệ củadoanh nghiệp.
Doanh thu của doanh nghiệp
Tổng doanh thu toàn ngành
Trang 222.3 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận là một phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ đi các chi phídùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận được coi là một chỉ tiêu tổnghợp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Bởi vì nếu doanh nghiệp thuđược lợi nhuận cao chắc chắn doanh nghiệp có doanh thu cao và chi phí thấp Căncứ vào chỉ tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng cạnhtranh của mình so với đối thủ Nếu lợi nhuận cao thì khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp cao và được đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất khả quan.
Nếu xét về tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất lợi nhuận =
Chỉ tiêu này cho thấy nếu có 100 đồng doanh thu thì sẽ thu được bao nhiêuđồng lợi nhuận Nếu chỉ tiêu này thấp tức là tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốcđộ tăng của doanh thu, chứng tỏ sức cạnh tranh của doanh nghiệp thấp Hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao Đã có quá nhiều đối thủ thâmnhập vào thị trường của doanh nghiệp Do đó doanh nghiệp phải không ngừng mởrộng thị trường để nâng cao khả năng cạnh tranh, nhằm mục đích nâng cao lợinhuận Nếu chỉ tiêu này cao tức là tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng củadoanh thu Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là có hiệu quả.Điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao Doanh nghiệp cầnphát huy lợi thế của mình một cách tối đa và không ngừng đề phòng đối thủ cạnhtranh tiềm ẩn thâm nhập vào thị trường của doanh nghiệp bất cứ lúc nào do sức hútlợi nhuận cao.
2.4 Uy tín của doanh nghiệp
Uy tín của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giánăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp nào có uy tín sẽ có nhiều bạnhàng, nhiều đối tác làm ăn và nhất là có một lượng khách hàng rất lớn Mục tiêu củacác doanh nghiệp là doanh thu, thị phần và lợi nhuận v.v Nhưng để đạt được cácmục tiêu đó doanh nghiệp phải tạo được uy tín của mình trên thị trường, phải tạođược vị thế của mình trong con mắt của khách hàng Cơ sở, tiền đề để tạo được uytín của doanh nghiệp đó là doanh nghiệp phải có một nguồn vốn đảm bảo để duy trì
Tổng lợi nhuận
Tổng doanh thu
Trang 23và phát triển hoạt động kinh doanh, có một hệ thống máy móc, cơ sở hạ tầng đápứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động kinh doanh Yếu tố quan trọng nhất để tạo nên uytín của doanh nghiệp đó là “con người trong doanh nghiệp” tức doanh nghiệp đóphải có một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, đội ngũ nhânviên giỏi về tay nghề và kỹ năng làm việc, họ là những con người có trách nhiệm vànhiệt tình trong công việc, biết khơi dậy nhu cầu của khách hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố nổi bật nhất để đánh giá khả năng cạnhtranh, uy tín của doanh nghiệp đó là nhãn hiệu sản phẩm.
- Thiết kế nhãn hiệu sản phẩm: Khi xây dựng một sản phẩm, các nhà quản trị
sẽ lưu tâm đến rất nhiều đến nhãn hiệu sản phẩm, một nhãn hiệu sản phẩm hay vàấn tượng góp phần không nhỏ vào sự thành công của sản phẩm, nó giúp phân biệtsản phẩm của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh khác và là công cụ để doanhnghiệp định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu Khi thiết kế nhãn hiệu doanhnghiệp phải xem xét đến các thành phần gồm: đặt tên sản phẩm, xây dựng biểutượng (logo), khẩu hiệu và hình ảnh cho nhãn Đồng thời phải có chiến lược vềnhãn hiệu đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
- Các giá trị tài sản nhãn hiệu: Tài sản nhãn hiệu là giá trị của một nhãn hiệu
của sản phẩm do uy tín của nhãn hiệu sản phẩm đó đem lại Quản trị giá trị nhãn làmột trong các công việc mang tính chiến lược quan trọng nhất, nó được xem là mộttrong những dạng tầm tiềm năng có giá trị cao Trong những năm gần đây, khi cácnhãn hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, hìnhthức khuyến mại định hướng vào gía là hình thức phổ biến được nhiều doanhnghiệp áp dụng, điều này làm tổn thương nhiều doanh nghiệp.
2.5 Năng lực quản trị
Năng lực của nhà quản trị được thể hiện ở việc đưa ra các chiến lược, hoạchđịnh hướng đi cho doanh nghiệp Nhà quản trị giỏi phải là người giỏi về trình độ,giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp, biết nhìn nhận và giải quyếtcác công việc mộ cách linh hoạt và nhạy bén, có khả năng thuyết phục để ngườikhác phục tùng mệnh lệnh của mình một cách tự nguyện và nhiệt tình Biết quantâm, động viên, khuyến khích cấp dưới làm việc có tinh thần trách nhiệm Điều đósẽ tạo nên sự đoàn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp Ngoài ra nhà quảntrị còn phải là người biết nhìn xa trông rộng, vạch ra những chiến lược kinh doanhtrong tương lai với cách nhìn vĩ mô, hợp với xu hướng phát triển chung trong nền
Trang 24kinh tế thị trường Nhà quản trị chính là người cầm lái con tàu doanh nghiệp, họ lànhững người đứng mũi chịu sào trong mỗi bước đi của doanh nghiệp Họ là nhữngngười có quyền lực cao nhất và trách nhiệm thuộc về họ cũng là nặng nề nhất Họchính là nhứng người xác định hướng đi và mục tiêu cho doanh nghiệp Vì vậy mànhà quản trị đóng một vai trò chủ chốt trong sự phát triển của doanh nghiệp.
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp3.1 Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc yếu tố bên trong doanh nghiệp.Các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh và khả năngcạnh tranh của Công ty Bởi vậy mà nó được coi là các yếu tố cấu thành khả năngcạnh tranh của Công ty.
3.1.1 Khả năng tài chính
Vốn là tiền đề vật chất cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Bấtcứ hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối nào cũng đều phải xem xét tính toánđến tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có tiềm lực lớn về tàichính sẽ rất thuận lợi trong việc huy động vốn đầu tư, trong mua sắm đổi mới côngnghệ và máy móc cũng như có điều kiện để đào tạo và đãi ngộ nhân sự Nhữngthuận lợi đó sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được trình độ chuyên môn tay nghề chocán bộ, nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí để nâng cao sứccạnh tranh cho doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp nghiệp nào yếu kém về tài chính sẽkhông có điều kiện để mua sắm, trang trải nợ và như vậy sẽ không tạo được uy tínvề khả năng thanh toán và khả năng đáp ứng những sản phẩm có chất lượng cao đốivới khách hàng Làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tiến triểnđược và có nguy cơ bị thụt lùi hoặc phá sản Như vậy khả năng tài chính là yếu tốquan trọng đầu tiên để doanh nghiệp hình thành và phát triển.
3.1.2 Nguồn lực vật chất kỹ thuật
Nguồn lực vật chất kỹ thuật sẽ phản ánh thực lực của doanh nghiệp đối vớithủ cạnh tranh về trang thiết bị hiện có được tận dụng và khai thác trong quá trìnhhoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra Bởi vì:
Trình độ máy móc, thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có hệ thống trang thiết bị máymóc, công nghệ hiện đại thì các sản phẩm của doanh nghiệp nhất định sẽ được bảo
Trang 25toàn về chất lượng khi đến tay người tiêu dùng Có hệ thống máy móc hiện đại sẽthúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hoá, tăng nhanh vòng quay về vốn, giảm bớtđược khâu kiểm tra về chất lượng hàng hoá có được bảo đảm hay không Nếu xét vềcông nghệ máy móc có ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm và như vậy sẽ ảnhhưởng đến giá bán của doanh nghiệp thương mại Ngày nay do tác động của cuộccách mạng khoa học và công nghệ, cuộc chiến giữa các doanh nghiệp đang trởthành cuộc cạnh tranh về trí tuệ, về trình độ công nghệ Công nghệ tiên tiến khôngnhững đảm bảo năng suất lao động, chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ mà còncó thể xác lập tiêu chuẩn mới cho từng ngành sản xuất kỹ thuật Mặt khác, khi màviệc bảo vệ môi trường như hiện nay đang trở thành một vấn đề của toàn cầu thìdoanh nghiệp nào có trình độ công nghệ cao, thiết bị máy móc nhất định sẽ dànhđược ưu thế trong cạnh tranh.
3.1.3 Nguồn nhân lực
Con người là yếu tố quyết định mọi thành bại của hoạt động kinh doanh Bởivậy, doanh nghiệp phải chú ý việc sử dụng con người phát triển nhân sự, xây dụngmôi trường văn hoá và có nề nếp, tổ chức của doanh nghiệp Đồng thời doanhnghiệp phải quan tâm đến các chỉ tiêu rất cơ bản như số lượng lao động, trình độnghề nghiệp, năng suất lao động, thu nhập bình quân năng lực của cán bộ quản lý.
Con người là yếu tố chủ chốt, là tài sản quan trọng và có giá trị cao nhất củadoanh nghiệp Bởi chỉ có con người mới có đầu óc và sáng kiến để sáng tạo ra sảnphẩm, chỉ có con người mới biết và khơi dậy được nhu cầu con người, chỉ có conngười mới tạo được uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp mà tất những yếu tố nàyhình thành nên khả năng cạnh tranh Vậy muốn nâng cao khả năng cạnh tranh củamình doanh nghiệp phải chú ý quan tâm đến tất cả mọi người trong doanh nghiệp,từ những người lao động bậc thấp đến nhà quản trị cấp cao nhất, bởi mỗi người đềucó một vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhữngngười lãnh đạo chính là những người cầm lái con tàu doanh nghiệp, họ là nhữngngười đứng mũi chịu sào trong mỗi bước đi của doanh nghiệp, là những người cóquyền lực cao nhất và trách nhiệm thuộc về họ cũng là nặng nề nhất Họ chính lànhững người xác định hướng đi và mục tiêu cho doanh nghiệp, còn thực hiện quyếtđịnh của họ là những nhân viên dưới quyền.
Trong bất cứ một doanh nghiệp nào chỉ mới có nhà lãnh đạo giỏi vẫn chưađủ, vẫn chỉ mới có người ra quyết định mà chưa có người thực hiện những quyết
Trang 26định đó Bên cạnh đó phải có một đội ngũ nhân viên giỏi cả về trình độ và tay nghề,có óc sáng tạo có trách nhiệm và có ý thức trong công việc Có như vậy họ mới cóthể đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt mang tính cạnh tranh cao Trong nềnkinh tế kế hoạch hoá tập trung trước kia ban lãnh đạo có thể họ không có trình độchuyên môn cao chỉ cần họ có thâm niên công tác lâu năm trong nghề là họ yên tríđứng ở vị trí lãnh đạo, và đội ngũ nhân viên không cần giỏi về chuyên môn, taynghề, vẫn có thể tồn tại lâu dài trong doanh nghiệp Ngày nay với quy luật đào thảicủa nền kinh tế thị trường nếu như nếu ban lãnh đạo không có đủ trình độ chuyênmôn cao, không có năng lực lãnh đạo thì trước sau họ cũng sẽ bị đào thải, sẽ phảirời khỏi vị trí mà họ đang nắm giữ.
Thực tế cho thấy, doanh nghiệp nào có đội ngũ lãnh đạo giỏi, tài tình và sángsuốt thì ở đó công nhân viên rất yên tâm để cống hiến hết mình, họ luôn có cảm giáclà doanh nghiệp mình sẽ luôn đứng vững và phát triển, trách nhiệm và quyền lợi củahọ được bảo đảm được nâng đỡ và phát huy ở đâu có nhân viên nhiệt tình có tráchnhiệm có sự sáng tạo thì ở có sự phát triển vững chắc, bởi những quyết định mà banlãnh đạo đưa ra đã có người thực hiện Như vậy để có năng lực cạnh tranh thì nhữngngười trong doanh nghiệp đó phải có ý thức và trách nhiệm và nghĩa vụ về côngviệc của mình Muốn vậy khâu tuyển dụng đào tạo và đãi ngộ nhân sự là vấn đềquan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
3.2 Các nhân tố khách quan
Là hệ thống toàn bộ các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, có liên quan vàảnh hưởng đến quá trình tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp Các yếutố khách quan bao gồm:
3.2.1 Nhà cung cấp
Nhà cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảocho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạchđã định trước Trên thực tế nhà cung cấp thường được phân thành ba loại chủ yếu:loại cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu, loại cung cấp nhân công, loại cung cấp tiềnvà các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm Như vậy mỗi doanh nghiệp cùng một lúc cóquan hệ với nhiều nguồn cung cấp thuộc cả ba loại trên Vấn đề đặt ra là yêu cầucủa việc cung cấp phải đầy đủ về số lượng, kịp thời về thời gian, đảm bảo về chấtlượng và ổn định về giá cả Mỗi sự sai lệch trong quan hệ với nhà cung cấp đều ảnh
Trang 27hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó sẽ làm giảm sức cạnhtranh của doanh nghiệp.
Để giảm tính độc quyền và sức ép từ phía các nhà cung cấp, các doanhnghiệp phải biết tìm đến các nguồn lực tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý với phươngchâm là đa dạng hoá các nguồn cung cấp, thực hiện nguyên tắc “không bỏ tiền vàomột ống” Mặt khác trong quan hệ này doanh nghiệp nên tìm cho mình một nhàcung cấp chính có đầy đủ sự tin cậy, nhưng phải luôn tránh sự lệ thuộc, cần phảixây dựng kế hoạch cung ứng cho mình Như vậy doanh nghiệp cần phải thiết lậpmối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp để họ cung cấp đầy đủ về số lượng
3.2.2 Khách hàng
Khách hàng là những người đang mua và sẽ mua hàng của doanh nghiệp.Đối với doanh nghiệp khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất đối vớisự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tính chất quyết của khách hàng thể hiện ởcác mặt sau:
Khách hàng quyết định hàng hoá của doanh nghiệp được bán theo giá nào?Trên thực tế doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà người tiêu dùng chấp nhậnKhách hàng quyết định doanh nghiệp bán sản phẩm như thế nào? Phương thức bánhàng và phương thức phục vụ khách hàng do khách hàng lựa chọn, vì trong nềnkinh tế thị trường người mua có quyền lưạ chọn theo ý thích của mình và đồngquyết định phương thức phục của người bán Điều này cho thấy tính chất quyết địnhcủa khách hàng làm cho thị trường chuyển từ thị trường người bán sang thị trườngngười mua, khách hàng trở thành thượng đế Do vậy doanh nghiệp chịu ảnh hưởngrất nhiều bởi yếu tố khách hàng, khách hàng có thể ganh đua với doanh nghiệp bằngcách yêu cầu chất lượng sản phẩm cao hơn, hoặc ép giảm giá xuống, mặt kháckhách hàng còn làm cho các đối thủ cạnh tranh chống chọi lại nhau và dẫn đến làmtổn hao đến lợi nhuận của doanh nghiệp Nhóm khách hàng thường gây áp lực vớidoanh nghiệp là những nhóm khách hàng tập trung và mua với khối lượng lớn.Nhóm khách hàng mua đúng tiêu chuẩn phổ biến và không có gì khác biệt vì họ cóthể tìm được nhà cung cấp khác một cách dễ dàng hoặc nhóm khách có đầy dủthông tin về sản phẩm, giá cả thị trường, giá thành của nhà cung cấp Điều này đemlại cho khách một lợi thế mạnh hơn trong cuộc mặc cả so với trường hợp họ chỉ cóít thông tin.
Trang 28Bên cạnh đó sự yêu cầu của khách hàng cũng sẽ gây áp lực làm tụt giảm khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp Điều này thể hiện ở chỗ nếu doanh nghiệpkhông theo đuổi kịp những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng thì họ sẽ có xuhướng chuyển dịch sang những doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp đó có thể đápứng đầy đủ nhu cầu của họ Hiện tượng này dẫn đến lượng khách hàng sẽ giảm đivà ngày một thưa dần nếu doanh nghiệp không kịp thời đáp ứng nhu cầu của họ Vànhư vậy sức cạnh tranh sẽ giảm sút Điều đó chứng tỏ yếu tố khách hàng có ảnhhưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp
3.2.3 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn
Doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh Vấn đềquan trọng ở đây là không được coi thường bất kỳ đối thủ nào, nhưng cũng khôngnên coi đối thủ là kẻ địch Cách xử lý khôn ngoan nhất không phải là hướng mũinhọn vào đối thủ của mình mà ngược lại vừa phải xác định, điều khiển và hoà giải,lại vừa phải hướng suy nghĩ và sự quan tâm của mình vào khách hàng có nghĩa làmình đã thành công một phần trong cạnh tranh Mặt khác cũng nên quan tâm tớiviệc dự đoán trong tương lai và định hướng tới khách hàng Trên thực tế cho thấycạnh tranh có thể diễn ra trên nhiều mặt khác nhau nhưng có thể nói cạnh tranh vớinhau chủ yếu là khách hàng Vì thế, trong cạnh tranh người được lợi nhất là kháchhàng, nhờ có cạnh tranh mà khách hàng được tôn vinh là thượng đế Để có và giữđược khách hàng, doanh nghiệp cần phải tìm cách sản xuất ra những sản phẩm cóchất lượng tốt hơn, đẹp hơn và rẻ hơn, không những thế còn phải chiều lòng kháchhàng lôi kéo khác hàng bằng cách hoạt động quảng cáo khuyến mãi và tiếp thị.
Có thể nói rằng khi doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác mới bắt đầubước chân vào thị trường thì họ là những đồng nghiệp, những đối tác để gây dựngthị trường, để hình thành nên một khu vực cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho kháchhàng Nhưng khi có người khách hàng đầu tiên bước vào khu vực thị trường này, thìhọ sẽ trở thành đối thủ của nhau, họ tìm mọi cách để lôi kéo khách hàng về phíamình.
Trong những thời điểm và những giai đoạn khác nhau thường có những đốithủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu hơn rút ra khỏi thịtrường Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các doanh nghiệp thường thựchiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, bổsung những đặc điểm mới của sản phẩm, không ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm
Trang 29của mình có những đặc điểm khác biệt nổi trội hơn trên thị trường, doanh nghiệp
nên đề phòng và lường trước các đối tác làm ăn, các bạn hàng, bởi vì họ có thể trở
thành những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Nếu ở trong một thị trường kinh doanh nhất định, doanh nghiệp vượt trội lêncác đối thủ về chất lượng sản phẩm, về giá cả và chất lượng phục vụ thì doanh
nghiệp đó có khả năng cạnh tranh và sẽ có điều kiện để tiến xa hơn so với các đốithủ.
3.2.4 Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế
Những sản phẩm thay thế cũng là một trong các lực lượng tạo nên sức épcạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp cùng nghành Sự ra đời của sản phẩm mớilà một tất yếu nhằm đáp ứng biến động của nhu cầu của thị trường theo hướng ngàycàng đa dang, phong phú Chính nó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sảnphẩm bị thay thế Các sản phẩm thay thế nó sẽ có ưu thế hơn và sẽ dần thu hẹp thịtrường của sản phẩm thay thế Để khắc phục tình trạng thị trường bị thu hẹp cácdoanh nghiệp phải luôn hướng tới những sản mới, nâng cao chất lượng sản phẩm,cải tiến mẫu mã hay nói cách khác doanh nghiệp phải luôn hướng tới khách hàng đểtìm độ thoả dụng mới
Trang 30PHẦN II: THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TYCỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG
I- Đặc điểm tình hình tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần may Sông Hồng
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Sông Hồng
Công ty Cổ phần May Sông Hồng được thành lập theo Quyết định 93/1988/QĐ-UB của UBND tỉnh Vĩnh Phú Ban đầu công ty có tên là Xí nghiệp tẩy nhuộmSông Hồng trực thuộc ban Tài Chính và Quản Trị tỉnh Phú Thọ.
Năm 1998, Công ty đổi tên thành công ty May Sông Hồng trực thuộc Văn Phòngtỉnh ủy tỉnh Phú Thọ Từ năm 2001, Công ty thuộc Sở Công Nghiệp tỉnh Phú Thọ.
Năm 2005, Công ty tiến hành cổ phần hóa theo chính sách khuyến khích cácdoanh nghiệp nhà nước chuyển đổi hình thức hoạt động kinh doanh để phát triểndoanh nghiệp của nhà nước Công ty May Sông Hồng tiến hành cổ phần hóa và lấytên là công ty Cổ Phần May Sông Hồng.
Năm 2008, Công ty đã tiến hành thực hiện theo hệ thống quản lý ISO 9001-2000,góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận trong kinh doanh.
Công ty có trụ sở tại: Phố Hồng Hà, phường Tiên Cát, thành phố ViệtTrì, tỉnh Phú Thọ.
Tên giao dịch tiếng Anh: Song Hong Garment Joint Stock Company.Điện thoại : (84-210) 3846506
Fax : (84-210) 3848490Email : sohogar@yahoo.comMST: 2600326984
2 Lĩnh vực hoạt động và mục tiêu phát triển2.1 Lĩnh vực hoạt động
Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng may mặc xuất khẩu,gia công các sản phẩm về may mặc cho các đối tác nước ngoài và tiêu thụ nội địa.
- Thị trường chủ yếu là Hoa Kì (90%) và châu Âu (10%).
- Các sản phẩm chính: Quần Jean, quần kaki; Áo Jacket; Bộ thể thao…- Năng lực sản xuất: 4000000 SP quy đổi/ năm.
Trang 31- Số lao động: 1.500 người.
2.2 Quy trình sản xuất sản phẩm
Là một doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may nên quy trình công nghệ sảnxuất được phân ra làm nhiều công đoạn khác nhau Với đặc thù là sản xuất nhiềumặt hàng sản phẩm khác nhau cùng một thời điểm, vì vậy công ty đã tổ chức cơ cấusản xuất gồm 4 phân xưởng Trong mỗi phân xưởng được phân ra làm nhiều tổ đảmnhiệm một công đoạn khác nhau.
Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty Cổ phần may Sông Hồng gồm 2bước:
* Bước 1: Thiết kế mẫu sản phẩm.
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ thiết kế mẫu sản phẩm* Bước 2: Sản xuất sản phẩm.
Tài liệukỹ thuậtvà mẫu
kháchhàng gửi
Bộ phậnkỹ thuậtnghiêncứu và ragiấy mẫu
Bộ phậncắt vàmay sản
Gửi sảnphẩmmẫu cho
kháchhàngkiểm travà duyệt
Trang 32Sơ đồ 1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩmNguồn: Phòng kế toán tài chính Công ty Cổ phần May Sông Hồng.
2.3 Mục tiêu phát triển
2.3.1 Về thị trường
- Đối với thị trường xuất khẩu: Đây là thị trường chính của doanh nghiệp.Công ty đặc biệt chú ý tới việc xây dựng hệ thống mẫu mốt để chào hàng, xây dựngmạng lưới nhà thầu phụ, nắm bắt thông tin giá cả thị trường gắn với việc sản xuất
Kho phụ liệuKỹ thuật ra
sơ đồ cắtTổ cắt
Kỹ thuật
Kho nguyên vật liệuLà hơi
sản phẩmKCSkiểm tra
Đóng góisản phẩm
Xuất sảnphẩm
Trang 33sản phẩm, khảo sát thị trường, nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng Đồng thời, coitrọng đầu tư vào khoa học công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Đối với thị trường nội địa: Đây là một thị trường quan trọng mà doanhnghiệp đang chú trọng phát triển bằng cách mở rộng hệ thống các đại lý bán buôn,bán lẻ, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm trong phạm vi tại tỉnh Phú Thọ và các tỉnh,thành phố trong cả nước.
2.3.2 Chính sách và giải pháp
- Công ty cổ phần may Sông Hồng rất coi trọng đầu tư đổi mới công nghệbằng việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, coi đầu tư công nghệlà tất yếu và có tính chất quyết định để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩmvà hơn thế là nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Công ty chú ý hoàn thiện sản phẩm bằng việc cải tiến mẫu mã, kiểu dángđa dạng, phong phú phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- Ngoài ra, công ty chú trọng nâng cao trình độ của cán bộ, công nhân viênbằng các khóa huấn luyện, đào tạo nghiệp vụ, tổ chức thi năng bậc cho cán bộ côngnhân viên Công ty có chính sách khuyến khích người lao động tích cực lao độngbằng các chế độ khen thưởng và kỷ luật công bằng, hợp lý.
3 Đặc điểm tổ chức quản lý và phân phối cấp quản lý của Công ty cổphần may Sông Hồng
Công ty Cổ phần May Sông Hồng tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trựctuyến Với mô hình này, công ty tạo khả năng chuyên môn hóa cao và đẩy mạnhmối quan hệ giữa các bộ phận.
3.1 Mô hình
Trang 34Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty3.2 Chức năng
3.2.1 Hội đồng quản trị
- Là cơ quan nhất của công ty có vai trò ra các quyết định và chính sách pháttriển của công ty Hội đồng quản trị ủy nhiệm cho ban giám đốc điều hành các hoạtđộng của đơn vị
3.2.2 Giám đốc
- Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng hướng sảnxuất kinh doanh, chấp hành đầy đủ các chính sách của Nhà nước về sản xuất và chịutrách nhiệm trước Công ty về pháp luật, đồng thời giám đốc Công ty có trách nhiệm tổ
Giám Đốc
PGĐ Kinh Doanh
PGĐ Xuất Nhập Khẩu
PGĐ Sản Xuất
Phòng Hành Chính
Phòng Kế Toán – TàiVụ
Phòng Kỹ Thuật
Phòng KCS
Phòng Cơ Điện
Các Phân Xưởng
Sản XuấtPhòng
Kế Hoạch
Trang 35chức các phòng ban chức năng, các phân xưởng, bố trí lao động, phê duyệt và công bốchính sách chất lượng và giám sát để duy trì hệ thống đảm bảo chất lượng.
- Giám đốc là người điều hành trực tiếp đến từng phân xưởng sản xuất, là ngườiphụ trách chung một phó giám đốc điều hành sản xuất theo phân công ủy quyền.
3.2.3 Phòng kế hoạch
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của công ty.Trên cơ sở kế hoạch của các phòng phân xưởng sản xuất và xây dựng kế hoạch tổngthể của công ty bao gồm các lĩnh vực: sản xuất kinh doanh, tài chính, lao động, xâydựng và đầu tư và các kế hoạch liên quan đến hoạt động của công ty.
Trang 36-3.2.8 Phòng cơ điện.
- Thực hiện các công việc liên quan đến vận hành và bảo trì máy móc và cácthiết bị điện phục vụ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.9 Phân xưởng sản xuất
- Tổ chức sản xuất và các hoạt động của các phân xưởng
- Xây dựng lịch xích tu sửa vật tư, phụ tùng, quản lý công nghệ và chấtlượng sản phẩm may.
- Sản xuất các loại sản phẩm hàng may mặc 4 Môi trường kinh doanh của Công ty
4.1 Môi trường kinh doanh trong nước
Thời gian trước, thị trường hàng may mặc trong nước là một thị trường rấttổng hợp, thời trang không theo một xu hướng nào Hàng dệt may nhập khẩu chủyếu là Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, hàng Secondhand nhập lậu tràn vào thịtrường Việt Nam gây cản trở cho các nhà sản xuất may mặc trong nước Mặt khácsản phẩm của các Công ty may trong nước cũng cạnh tranh với nhau Bên cạnhnhững yếu tố tích cực là động lực thúc đẩy hàng dệt may Việt Nam phát triển, nócòn là nhân tố cạnh tranh không tích cực làm lũng đoạn thị trường hàng dệt mayViệt Nam vì chưa có sự quản lý nhất quán, Công ty nào cũng muốn bán được hàngnên họ có thể sẵn sàng bán phá giá với biểu hiện như đại hạ giá gây thiệt hại cho cácdoanh nghiệp khác.
Nhưng cũng phải thấy rằng, tập quán tiêu dùng của người Việt Nam đangthay đổi Trước năm 1992 hàng may sẵn công nghiệp chỉ chiếm 20% thị phần tạicác thành phố lớn nhưng hiện nay theo đánh giá của các chuyên gia nhu cầu nàychiếm khoảng 60-70% trong cả nước Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế thịtrường, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, kéo theo sự đòi hỏiphong phú hơn của nhu cầu, nhất là ở các thành phố lớn, các khu đô thị, xu thế mặcmốt ngày càng nhiều và ưa chuộng đồ ngoại, phong phú hơn về mẫu mã chủng loại.
Với sự thay đổi như vậy, ngành dệt may Việt Nam đã gặp phải không ítnhững khó khăn, nhất là trong việc thu hút vốn đầu tư về vốn để mở rộng thị trường,cải tiến chất lượng mẫu mã, vừa để định được mức giá phù hợp với thu nhập củangười dân, vừa bù đắp được chi phí trang trải chi phí và thu được lợi nhuận tái sảnxuất Tuy nhiên ngành dệt may trong nước đang trên đà phát triển, sản phẩm được
Trang 37sản xuất ra không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thị ờng nước ngoài với một khối lượng lớn Đây là lợi thế để hàng dệt may Việt Namcó điều kiện giao lưu hội nhập, học hỏi kinh nghiệm và tiếp nhận những công nghệtiên tiến, hiện đại nhằm phục vụ cho sản xuất trong nước.
trư-4.2 Môi trường kinh doanh quốc tế
Hiện nay, công ty sản xuất và kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng may mặcxuất khẩu, gia công các sản phẩm về may mặc cho các đối tác nước ngoài Thịtrường chủ yếu là Mỹ (90%) và EU (10%) Với thị trường EU, đây là một thị trườngđược quản lý bằng hạn ngạch, hàng hoá muốn xâm nhập và được thị trường nàychấp nhận phải có Quota, nhưng nhờ có hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa ViệtNam và EU đã được ký kết nên việc xuất khẩu hàng dệt may của Công ty vào thị tr-ường này cũng gặp nhiều thuận lợi: kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang thị trư-ờng này tăng qua các năm, hứa hẹn một thị trường có nhiều triển vọng và tiềmnăng Tuy nhiên hàng hoá nhập vào EU có mức độ cạnh tranh tương đối gay gắt domức độ tập trung của các nhà sản xuất và xuất khẩu trên thế giới ngày càng quantâm tới thị trường tiềm năng này Hơn thế nữa, bởi là một thị trường đa quốc giaphát triển với mức sống của người dân ngày càng được nâng cao Do vậy yêu cầuvề sản phẩm khá cao, không chỉ phát triển theo chiều rộng mà còn phát triển theochiều sâu của sản phẩm Điều này nghĩa là sản phẩm nhập khẩu vào EU khôngnhững đòi hỏi sự hợp lý về giá cả, chất lượng tốt mà sâu xa hơn nữa chính là lợi íchđem lại trong quá trình sử dụng thậm chí là sau khi kết thúc việc sử dụng sản phẩmđó Trong tương lai Mỹ và các nước Đông Âu sẽ là những thị trường mới với nhữnghướng phát triển cho ngành may của Công ty Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn, ngườidân Việt Nam cư trú ở đây cũng khá đông đặc biệt là Hiệp định thương mại Việt -Mỹ đã được ký kết và hiệu lực sẽ tạo ra một tiền đề vững chắc cho sự phát triển củaCông ty.
4.3 Môi trường cạnh tranh của Công ty
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh luôn là vấn đề diễn ra sôi động, cấpbách và gay gắt Bất cứ một doanh nghiệp nào để tồn tại trước tiên phải có vốn,nguồn lao động và kỹ thuật nhưng phải biết sử dụng và quản lý một cách có hiệuquả Bên cạnh đó các doanh nghiệp luôn phải có các công cụ và phương pháp cạnhtranh thì mới có thể đứng vững và phát triển Khi đóng vai trò là yếu tố tích cựccạnh tranh chính là bước tạo đà, là động lực để các doanh nghiệp vươn lên phát
Trang 38triển, theo kịp với xu thế phát triển kinh tế thế giới, đem lại hiệu quả cao cho hoạtđộng kinh doanh, đóng góp vào ngân sách nhà nước, đem lại cuộc sống ấm no chongười lao động Cạnh tranh được coi là yếu tố tiêu cực khi nó gây ra áp lực, dẫn đếnphương lối làm ăn vi phạm chuẩn mực xã hội Cạnh tranh là biểu hiện của tính haimặt đối lập nhau tuy nhiên nó không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường Đối vớiCông ty cổ phần may sông Hồng, là Công ty có thâm niên hoạt động chưa dài nêncó nguồn vốn tích luỹ chưa cao, kinh nghiệm kinh doanh còn chưa có nhiều song b-ước đầu Công ty đã khẳng định được sức mạnh của mình trong ngành dệt may ViệtNam, sản phẩm của Công ty không chỉ phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùngtrong nước mà còn đáp ứng nhu cầu nhiều khách hàng trên thế giới Điều đó đãkhẳng định được về chất lượng sản phẩm của Công ty trong sự cạnh tranh gay gắtcủa cơ chế thị trường mà các đơn vị cùng ngành khác như Công ty may ThăngLong, Công ty may 10, Công ty may Việt Tiến, Công ty may Chiến Thắng…và cácsản phẩm nhập khẩu khác như Trung Quốc, Thái Lan, Singapo Việt Nam có mộtmôi trường chính trị ổn định, được Nhà nước quan tâm tạo môi trường cạnh tranhlành mạnh đấy chính là điểm thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước nói chungvà các công ty may nói riêng có cơ hội và điều kiện phát huy và khai thác nhữngđiểm mạnh, những lợi thế của mình của mình đồng thời hạn chế những rủi ro và bấtlợi mang đến cho bản thân doanh nghiệp.
II- Thực trạng và khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần may Sông Hồng
1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây (2008 - 2010).Đơn vị tính: VNĐChỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch tỷ trọng(%)
2010/20091 Doanh thu
bán hàng vàcung cấp dịch
37.052.574.482 41.972.626.226 35.458.679.790 13,27 -15,522 Doanh thu
thuần về bán
37.052.574.482 41.972.626.226 35.127.946.951 13,27 -16,31
Trang 39hàng và cungcấp dịch vụ
4.Giá vốn
hàng bán 32.776.642.287 36.252.751.390 33.402.854.606 10,61 -7,865 Lợi nhuận
gộp về bánhàng và cung
cấp dịch vụ
4.275.932.195 5.719.874.836 1.725.092.3456 Doanh thu
hoạt động tàichính
352.657.933 1.635.193.015 1.308.783.404 363,68 -19,967 Chi phí tài
chính 282.581.430 960.652.945 987.433.419 239,96 2,798 Lợi nhuận
thuần từ hoạtđộng kinh
279.571.217 1.399.419.569 (3.008.444.661
) 400,56 -314,989 Thu nhập
khác 1.128.774.489 972.367.552 1.821.644.834 -13,6 87,3410 Lợi nhuận
khác 1.128.774.489 972.367.552 1,820,473,361 -13,6 87,2211 Tổng lợi
nhuận kế toántrước thuế
1.000.000 1.200.000 1.300.000
Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần May Sông Hồng
Từ kết quả kinh doanh những năm gần đây của Công ty ta thấy:
- Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 so với năm 2008tăng 13,27% tương ứng với 4.920.051.740 đồng Năm 2010 so với năm 2009 lạigiảm 15,52% tương ứng với 6.513.946.430 đồng.
Trang 40- Chỉ tiêu về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của năm 2009 so với năm2008 đều cao hơn chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng đi vào ổnđịnh và phát triển Năm 2010 tình hình kinh doanh của Công ty có sự sụt giảm là doảnh hưởng của tình hình kinh tế toàn cầu.
- Lợi nhuận trước thuế và sau thuế của doanh nghiệp năm 2009 so với 2008tăng 68,41% tương ứng 963.441.415 đồng Tuy nhiên năm 2010, doanh nghiệp đãbị thiệt hại do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến lợi nhuậntrước thuế và sau thuế của doanh nghiệp giảm nghiêm trọng so với 2009 Nguyênnhân là do:
+ Năm 2008 - 2009, nền kinh toàn cầu phát triển mạnh, các doanh nghiệpđều làm ăn có lãi, và sức cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm về may mặcthời trang là rất lớn đặc biệt là thị trường Hoa Kì và châu Âu – là thị trường chínhcủa Công ty.
+ Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sứcmua của người tiêu dùng bị giảm mạnh đã ảnh hưởng đến doanh thu về bán hàngcủa Công ty Hơn thế nữa, do các chi phí tăng cao dẫn đến lợi nhuận của Công ty bịgiảm mạnh.
Con đường đi của Công ty, một mặt phản ánh nhịp đi của Công nghiệp ViệtNam, mặt khác thể hiện tính năng động, sáng tạo và nhạy bén với môi trường kinhdoanh của Công ty, từ chỗ chủ yếu chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, đếnthời điểm này Công ty đã tiến tới thực hiện hoạt động xuất khẩu chiếm từ 8590%trong tổng doanh thu Điều đó chứng tỏ Công ty ngày càng có sự chuyển mình rõ rệtthể hiện rõ năng lực cạnh tranh của mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.Song việc so sánh mức doanh thu, lợi nhuận và mức tiêu thụ hàng hoá của Công tyqua các năm chưa thể đánh giá được một cách đầy đủ về năng lực cạnh tranh củaCông ty Do vậy để đánh giá được khách quan tính khả thi khả năng cạnh tranh củaCông ty thì bên cạnh việc phân tích kết quả kinh doanh và mức tiêu thụ sản phẩmqua 3 năm ta cần phân tích các chỉ tiêu khác.
2 Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty thông qua các yếu tố nộilực
2.1 Nguồn lực tài chính vật chất
Một doanh nghiệp muốn thành lập Công ty thì yếu tố đầu tiên mà doanh