ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
GIAO TIẾPVÀ TRUỀN THÔNG
HỆ ĐẠI HỌC. NGÀNH ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG
NIÊN KHÓA: 2011-2015
TÊN ĐỀ TÀI: kỹ năng học và tự học.
MÃ SỐ CHUYÊN ĐỀ: 01.
Người hướng dẫn:
Giảng viên Nguyễn Thị Thu Hằng, Khoa điện tử-Viễn thông,
trường ĐH Sài Gòn.
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Bít, Lớp DDT1111, khoa Điện tử - Viễn thông.
Mã số SV: 3111500005.
Thành Phố Hồ Chí Minh, Năm 2012
LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đồ án môn học Giao tiếpvàtruyền thông,
Tôi đã tìm hiểu được rất nhiều thông tin hữu ích, quý giá từ các website:www.tailieu.vn,
www.baomoi.com, các giáo trình Giao tiếpvàtruyềnthôngvà các tờ báo người lao động,
báo thanh niên. Thông qua việc trình bày kết quả nghiên cứu đồ án môn học, Tôi xin
chân thành bày tỏ lòng cám ơn đến tác giả của những bài báo điện tử cũng như những bài
báo in,…đã mang đến cho Tôi những tư liệu quý giá để hoàn thành đồ án này.
.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2012
Nguyễn Bít
2
MỞ ĐẦU
Nhẩm tính sơ lược, ở cấp học phổ thông, mỗi học trò phải đọc trên 60 quyển sách. 4
năm đại học, mỗi sinh viên phải học vàđọc trung bình trên 100 quyển sách. Với những
con số biểu tượng cho sự khổng lồ của kiến thức trong cuộc đời đi học, mỗi học trò, mỗi
con người cần tìm cho mình những công cụ, phương pháp, mà quan trọng nhất là kỹ năng
học và tự học để lãnh hội hết những kiến thức chuyên môn dành cho mình. Nói đến việc
học, hầu hết người Việt đều quan niệm mấu chốt thành công nằm ở tính siêng năng, cần
cù. Đúng là như vậy, việc học đòi hỏi một sự luyện tập lặp đi lặp lại, để kiến thức trở
thành phản xạ, trở thành bản năng. Muốn tính nhanh, hãy tính nhiều lần, muốn viết hay,
hãy viết nhiều bài.
3
CHƯƠNG I NHỮNG PHƯƠNG PHÁP GIÚP RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG HỌC VÀ TỰ HỌC HIỆU QUẢ
I Lập kế hoạch tự học
Học đối với sinh viên là cuộc sống, là tương lai. Vậy nên thời gian học tập vô cùng
quý giá, không thể lãng phí được. Do đó, ngay ngày hôm nay, các bạn hãy tạo và phát
triển nơi mình một kĩ năng học tập có hiệu quả.
1. Lập kế hoạch học tập là điều cần thiết:
Trước khi làm bất cứ chuyện gì, nên lập kế hoạch. Nếu không có kế hoạch thì không
làm chủ được thời gian, nhất là khi có điều gì bất trắc xảy đến. Một kế hoạch học tập tốt
cũng giống như chiếc phao cứu hộ vậy. Mỗi người, tùy vào nhu cầu của mình, sẽ lập một
kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có thể thay đổi khi cần, nhưng điều quan trọng là
phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra.
2. Kế hoạch học tập giúp quản lý thời gian:
Bất cứ ai cũng có 168 giờ mỗi tuần, nhưng có người sử dụng quỹ thời gian đó có hiệu
quả hơn người khác. Sinh viên có rất nhiều thứ để làm, bạn hãy liệt kê tất cả công việc
cho từng ngày ( ngủ, chưng diện, đi lại, ăn uống, kiếm tiền, đi chơi, tham gia công tác
đoàn thể, xã hội, thể thao…) sau đó, nếu bạn thấy còn ít hơn 30 giờ mỗi tuần để tự học thì
bạn hãy kiểm điểm lại xem tại sao mình phí thời gian như vậy.
3. Học ở đâu:
Bạn có thể học ở bất kỳ nơi nào, mặc dù rõ ràng có một số nơi thuận lợi hơn cho việc
học. Thư viện, phòng đọc sách, phòng riêng là tốt nhất. Quan trọng là nơi đó không làm
phân tán sự tập trung của bạn. Cho nên hãy làm cho việc lựa chọn nơi học thích hợp trở
thành một phần của thói quen học tập của bạn.
4. Học cho giờ lý thuyết:
Nếu bạn học trước để chuẩn bị cho giờ lên lớp, cần đọc tất cả những tài liệu, cần đọc
trước và ghi chú thích những điểm chưa hiểu. Nếu bạn học sau giờ lên lớp, cần chú ý
xem lại những thông tin ghi chép được.
II Công cụ ghi nhớ
Nếu có những công cụ ghi nhớ khoa học, nếu hiểu rõ bản tính cách học của mình, bạn
sẽ không mất quá nhiều thời gian cho việc học thuộc hay nghiên cứu, giải quyết các vấn
đề trong bài học.
Bạn cần phải biết, mình có thói quen học như thế nào. Có một số người học bài phải
đọc to lên mới nhớ được, một số khác thì phải vừa nghe nhạc vừa học thì mới tập trung
hơn.
4
III Thời gian ở lớp
Bạn cần có một chiến lược để tiếp cận kiến thức từ thầy cô. Phần lớn học sinh than
phiền thời lượng học tập ở lớp quá ít, thầy cô không thể chuyển tải hết kiến thức cho
mình.
Bạn cần hiểu rằng, bạn cần chủ động tự tìm hiểu tất cả, và thầy cô sẽ hướng dẫn, giải
đáp những chỗ khúc mắc của bạn. Nếu mỗi lần gặp thầy cô trên lớp mà bạn đặt được
nhiều câu hỏi, có nghĩa là bạn đang sử dụng hiệu quả khoảng thời gian đó.
IV Kiên trì, cần cù
Học là một công việc, một hoạt động đòi hỏi sự nhẫn nại rất cao, vì bạn phải tiếp thu
cái mới, cái mình chưa biết và luyện tập để biến nó thành cái mình thành thạo. Có được
phương pháp hay, công cụ tốt, cộng thêm sự kiên trì và cố gắng, bạn sẽ là một học sinh
giỏi mà không phải là “con mọt sách”.
Kỹ năng tự học không chỉ quan trọng trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường,
mà nó cần thiết cho suốt thời gian lao động của cả đời người. Nhất là ngày nay, khi mà
thế giới biến đổi quá nhanh - Mỗi ngày, mỗi tờ báo đều đăng tải những phát minh mới,
sản phẩm mới, phương pháp mới, công cụ mới. Nếu bạn không có kỹ năng học và tự học
để tiếp thu liên tục những đổi mới này, bạn sẽ mãi là người đứng sau.
5
CHƯƠNG II MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ
I Đọc đi,đọc lại
Đọc lại những gì đã ghi chép sau buổi học hay trước khi đi ngủ sẽ giúp nhớ bài tốt
hơn. Sau 9 tuần, những sinh viên xem lại bài trong ngày còn nhớ 75% bài, những sinh
viên không làm điều đó không nhớ đến 50% sau một ngày và ít hơn 25% sau 9 tuần
Có thể đọc một tài liệu nhiều lần, mỗi lần với một mục tiêu khác. Do đó, trước mỗi
lần đọc, bạn nên xác định mục tiêu của lần đọc đó là gì vàđọc theo đúng mục tiêu đó.
II Nắm ý chính
Nắm được ý chính của tác giả trong mỗi đoạn văn và hiểu nó theo cách riêng của
mình là điều cốt lõi của việc học có hiệu quả. Bạn nên tạo thói quen tìm ra ý chính cuả
đoạn để dần dần tóm lược được cả quyển sách
III Trích lược những chi tiết quan trọng
Thông thường mỗi ý chính trong một bài đều có liên quan đến một chi tiết quan
trọng. Nhận diện được càng nhiều chi tiết quan trọng thì càng chuẩn bị tốt cho thi cử vì
đã liên hệ được các ý tưởng và kiến thức nền tảng. Xác định càng nhiều liên hệ giữa các
chi tiết và các ý, giữa các ý với nhau thì học tập đạt hiệu quả càng cao hơn
IV Đừng đọc to
Đọc to không giúp nhớ bài tốt hơn. Bạn không nên đọc to lên vì mấp máy môi khiến
việc đọc bị chậm lại và kém hiệu quả. Muốn bỏ thói quen đó thì nên bỏ ngón tay đè lên
môi. Bạn nên cố gắng tập đọc nhanh hơn và nhớ nhiều hơn. Sau một thời gian bạn sẽ
ngạc nhiên vì làm được điều đó dễ dàng hơn. Rèn luyện khả năng đọc nhanh, đọc sâu là
vô cùng cần thiết, và hãy duy trì khả năng này suốt đời.
V Ghi chép như thế nào
Không thể ghi kại tất cả những gì thầy giáo nói vì tốc độ nói là 150-200 chữ trong
một phút mà khả năng ghi chép tối đa là 25 chữ trong một phút. Cho nên chỉ có thể ghi
lại những ý chính và bổ sung sau.
Ghi chép là một khả năng cần được học và rèn luyện mà đa số mọi học sinh đều
không có.
Phương pháp ghi chép được coi là Modified outlie :
Đặt tựa đề riêng có đề mục.
Ghi lùi sang phải từng chi tiết liên quan với đề mục.
- Dùng những chấm riêng cho từng dòng.
- Xuống dòng cho mỗi chi tiết
- Chừa chỗ trống nhiều.
- Chừa lề trái rộng 1/3 chiều ngang tờ giấy.
Kỹ thuật ghi nhanh :
- Dùng từ viết tắt.
- Không viết nguyên âm.
- Dùng chữ bắt đầu một từ.
- Dùng ký hiệu quy ước.
6
- Tạo những từ viết tắt riêng cho mình nhưng tránh thay đổi.
VI Ghi chép ở đâu
Bạn cần lưu trữ những điều ghi chép sao cho hợp lý và dễ học. Nên nhớ rằng ngay cả
bạn cũng không thể đọc được những gì bạn ghi chép thì ghi thật vô ích. Tốt nhất là nên
lưu trữ trong một tập, gồm nhiều trang giấy rời, có ngăn cách giữa các môn học. Nên tạo
cho mình thói quen ghi vào tập ghi chép này. Nếu bạn quên không mang theo tập này thì
ít ra cũng phải có một tập giấy rời để sẵn và nhanh chóng gắn tờ giấy đó vào vào tập ghi
chép đó.Cố gắng bảo quản tập giấy này vì nó rất dễ sờn rách.
VII Đánh dấu trong sách
Bạn nên dùng bút dạ quang thay vì gạch chân các đoạn, vì kinh nghiệm cho thấy
những đoạn được đánh dấu bằng bút dạ quang dễ nhớ hơn. Tuy nhiên, không nên đọc rồi
tô những đoạn quan trọng vì nó ít có hiệu quả
VIII Ghi chép cái gì
Tìm hiểu, đặt câu hỏi và lắng nghe.
Ghi chép chính xác và xúc tích là điều cần thiết. Bạn nên tập thói quen ghi chép như
đã mô tả trong phương pháp SQ3R. Ví dụ :Như khi bạn nghe giảng, nên hình thành các
câu hỏi trong đầu. Công việc của bạn là phải chú ý tập trung vào các điểu chính của bài,
chép lại và sắp xếp chúng theo ngôn từ của mình. Nếu bạn thực hiện tốt bước này, việc
ôn bài sẽ đơn giản và hiệu quả.
7
CHƯƠNG III BÍ QUYẾT TỰ HỌC VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ
HỌC TỐT CHO HỌC SINH, SINH VIÊN
I Bí quyết tự học cho học sinh, sinh viên
Tự học không có nghĩa là học lung tung, học một mình mà không được “quyền trợ
giúp”. Giáo viên nên tư vấn cho sinh viên về cách tự học, như giới thiệu nguồn tài liệu,
cách đọc tài liệu, cách ghi chú những vấn đề cốt lõi ”.
Chia làm hai giai đoạn
Ở năm thứ nhất đại học, chương trình tập trung chủ yếu vào mảng kiến thức cơ bản
nên Sinh viên không cần thu thập nhiều tài liệu, chỉ nên “nhớ, hiểu” những gì thầy cô
giảng trên lớp và làm nhiều dạng bài tập khác nhau. Để sau mỗi chương, mỗi bài học,
sinh viên có thể rút ra được những kiến thức cơ bản nhất, trọng tâm nhất, trước khi qua
chương mới, bài mới.
Kế đến, năm 2, 3, 4 là giai đoạn chuyên ngành, đi sâu vào các lĩnh vực chuyên môn.
Lúc này, đòi hỏi Sinh viên phải tự tìm tòi, nghiên cứu, trang bị các kiến thức chuyên sâu.
Đồng thời, Sinh viên cũng nên tập thói quen suy nghĩ để “toát” ra được cái mới, cái hay,
ít nhất là tập tư duy logic trong cách tiếp cận vấn đề đang học, đang nghiên cứu. Đó chính
là sự khác biệt, mà cơ sở của nó chính là việc làm quen cách học, cách đặt vấn đề một
cách nghiêm túc từ năm nhất.
“Tự học đòi hỏi ở người học một đức tính kiên trì, nhẫn nại, không lùi bước trước
những khó khăn trong quá trình tích lũy kiến thức”.
Vừa học thầy vừa học bạn
Để việc tự học thực sự đạt hiệu quả, Sinh viên nên học theo đôi bạn hoặc theo nhóm
bạn, tham khảo ý kiến của thầy cô giáo đối với những vấn đề “bí”. Đồng thời, Sinh viên
cũng nên tận dụng kho tàng kiến thức rộng lớn trên internet, nội dung trao đổi trên các
diễn đàn chuyên môn liên quan… để biến quá trình tự học thành quá trình tự tích lũy kiến
thức có trọng tâm, có nội dung thiết thực.
Tuy nhiên, “sau khi tự tìm kiếm các kiến thức trên mạng và trong thư viện, Sinh viên
nên tóm tắt những tư liệu đã sử dụng và lưu trữ cẩn thận cho những năm học kế tiếp, vì
nó có sự bổ sung và kết nối các kiến thức với nhau từ cơ bản đến nâng cao. Ngoài ra, đó
còn là nguồn tư liệu quý giá cho các công trình nghiên cứu ở bậc cao học”,
II Những điều cần biết để học tốt
Trong các trường học hiện nay, giáo viên có xu hướng cho học sinh – sinh viên tự
học để nâng cao khả năng nhận thức. Nhưng, không phải bất kỳ ai cũng có những phương
pháp tự học hiệu quả. Những phương pháp tự học sau đây sẽ giúp các bạn hình thành một
kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc đời cắp sách của mình.
1. Vạch kế hoạch:
Dù làm việc hay học tập bạn cũng cần vạch kế hoạch cho mình, bạn hãy vạch ra cái gì
cần được học trước, cái gì sẽ được học sau. làm như thế không những sẽ giúp bạn tiết
kiệm được thời gian mà còn giúp bạn hệ thống lại những kiến thức đã học một cách khoa
học. Bạn sẽ thấm sâu hơn những môn khó nuốt như các môn đại cương.
8
2. Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học:
Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học
thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy
xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học
thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài
cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn
cần nghiên cứu thêm. Khi cảm thấy mệt mỏi bạn đừng cố gắng học bài vì làm như th sẽ
làm cho cơ thể bị ức chế dẫn tới stress. Dù có bài kiểm tra quan trọng đến mức nào thì
bạn cũng nên chăm lo cho cơ thế nếu không bạn sẽ làm bài tệ hơn những gì bạn nghĩ.
3. Hiểu rõ các ghi chép:
Tìm ra các ý quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ “cho nên, vì vậy” và
“chủ yếu”, “điều quan trọng” mà thầy cô đã tóm tắt. Khi hiểu rõ những ý quan trọng này
bạn sẽ hiểu bài học nhanh hơn rất nhiều.
4. Học một cách chủ động chứ không thụ động:
Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố
gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.
+ Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.
+ Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên
quan.
5. Ghi chú cẩn thận:
Ghi chú cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu
sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi
tổng hợp lại.
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
.
1. Nguyễn Thành Tống. Truyềnthông – Kỹ năng và phương tiện, Nhà xuất bản
Trẻ,TP.HCM,1996.
10
. ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
GIAO TIẾP VÀ TRUỀN THÔNG
HỆ ĐẠI HỌC. NGÀNH ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG
NIÊN KHÓA: 2011-2015
TÊN ĐỀ TÀI: kỹ năng học và tự học.
MÃ. CÁM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đồ án môn học Giao tiếp và truyền thông,
Tôi đã tìm hiểu được rất nhiều thông tin hữu ích, quý giá từ các