Như vậy, tưởng tượng là một quá trình nhận thức có ảnh hưởng rộng lớn và vô cùng quan trọng, để nhận thức và cải tạo Thế giới, con người cần phát triển tối đa trí tưởng tượng của mình..
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ BÀI 14:
Tưởng tượng: khái niệm, đặc điểm và phân loại.
Phương pháp phát triển trí tưởng tượng
Hà Nội, 2017
Trang 2PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình hoạt động, con người nhận thức thế giới xung quanh và bản thân, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ, tình cảm và hành động Việc nhận thức thế giới có thể đạt tới những mức độ khác nhau: từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao Mức độ thấp là nhận thức cảm tính, mức độ cao hơn là nhận thức lý tính Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong cùng một hoạt động nhận thức thống nhất của con người Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao hơn và trong đó bao gồm cả tưởng tượng
Nhà khoa học thiên tài Albert Einstein từng nói: “Tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức vì kiến thức còn hạn chế, nhưng trí tưởng tượng tóm tắt tất cả thế giới” Như vậy, tưởng tượng là một quá trình nhận thức có ảnh hưởng rộng lớn và vô cùng quan trọng, để nhận thức và cải tạo Thế giới, con người cần phát triển tối đa trí tưởng tượng của mình Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tiểu luận sẽ đi vào phân tích và nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của tưởng tượng
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Một số vấn đề lý luận về tưởng tượng
1 Khái niệm
1.1 Khái niệm nhận thức lý tính
Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của hiện thực khách quan một cách gián tiếp Nhận thức lý tính bao gồm:
tư duy và tưởng tượng
1.2 Khái niệm tưởng tượng
Trong quá trình lao động sáng tạo, con người không những chỉ nhận thức thế giới khách quan qua cảm giác, tri giác, tư duy mà còn vẽ lên trong óc
Trang 3mình những hình ảnh mới, những con người và những sự vật mới chưa từng được trực tiếp tri giác hoặc chưa có trong hiện thực Con người đặt kế hoạch cho các hoạt động mà mình đang hoặc sắp tiến hành, mình thấy được thuận lợi, dự kiến trước những khó khăn và hình dung trước những kết quả sẽ đạt được Quá trình đó được gọi là tưởng tượng
Theo Từ điển tiếng Việt, tưởng tượng là “tạo ra trong trí hình ảnh
những cái không có ở trước mắt hoặc chưa hề có”1
Như vậy, tưởng tượng là một quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có
Ví dụ: như nhạc sĩ An Thuyên sáng tác bài "Hành quân lên Tây Bắc" năm
1983 Nhưng 11 năm sau ( l994 ), anh mới có dịp được lên Tây Bắc và mới trực tiếp thấy Tây Bắc… "Vút xa mờ" với Tây Bắc “Mây trắng bồng bềnh như mơ”
* Phân tích bản chất của tưởng tượng cho thấy:
- Nội dung phản ánh: Tưởng tượng phản ánh cái mới, những cái chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc của xã hội Cái mới ấy được tưởng tượng tạo ra dưới hình thức biểu tượng mới bằng cách sáng tạo ra nó, xây dựng nó trên cơ
sở những biểu tượng đã biết
- Phương thức phản ánh: Tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mới (biểu tượng mới – biểu tượng của tưởng tượng), trên cơ sở những biểu tượng đã biết nhờ các phương thức hành động: cắt ghép, liên hợp, nhấn mạnh, điển hình hóa, loại suy,
- Sản phẩm của tưởng tượng (các biểu tượng của tưởng tượng): Đây là hình ảnh mới do con người tạo ra trên cơ sở những biểu tượng của trí nhớ Khác với biểu tượng của trí nhớ là hình ảnh sự vật, hiện tượng trước đó đã tác động
1 Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, nxb Đà Nẵng, tp Hồ Chí Minh, 2004, tr 1082
Trang 4vào não người còn biểu tượng của tưởng tượng là hình ảnh khái quát hơn do con người tự sáng tạo ra trên cơ sở biểu tượng của trí nhớ
2 Đặc điểm
- Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước hoàn cảnh có vấn đề
Đứng trước một hoàn cảnh có vấn đề, tức là trước những đòi hỏi mới, thực tiễn chưa từng gặp, trước những nhu cầu khám phá, phát hiện, làm sáng rõ cái mới, tùy thuộc vào tính bất định (không xác định, ít rõ ràng) của hoàn cảnh
mà ta sử dụng nhận thức bằng tư duy tưởng tượng Nếu gặp hoàn cảnh có vấn
đề mà tính bất định quá lớn, các tài liệu khởi đầu khó có thể tách bạch một cách rõ ràng, chủ thể nhận thức chỉ mới có thông tin gần đúng về hoàn cảnh, khó có thể giải quyết vấn đề bằng tư duy thì quá trình giải quyết nhiệm vụ sẽ diễn ra theo cơ chế tưởng tượng Giá trị của tưởng tượng chính là ở chỗ tìm được lỗi thoát trong hoàn cảnh có vấn đề ngay cả khi không đủ điều kiện để
tư duy; nó cho phép “nhảy cóc” qua một vài giai đoạn nào đó của tư duy mà vẫn hình dung ra kết quả cuối cùng; song đây cũng chính là chỗ yếu trong giải quyết vấn đề của tưởng tượng (không có sự chuẩn xác, chặt chẽ)
- Tưởng tượng là một quá trình nhận thức được bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh, nhưng vẫn mang tính gián tiếp và khái quát cao so với trí nhớ Biểu tượng của tưởng tượng là một hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng của trí nhớ, nó là biểu tượng của tưởng tượng
- Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những biểu tượng của trí nhớ, do nhận thức cảm tính cung cấp, thu lượm
- Tưởng tượng mang tính khái quát
- Tưởng tượng mang tính gián tiếp
- Tưởng tượng quan hệ mật thiết với ngôn ngữ
Trang 53 Phân loại tưởng tượng
Căn cứ vào mức độ tích cực và tính hiệu lực của tưởng tượng mà người
ta có thể chia tưởng tượng thành: tưởng tượng tích cực và tiêu cực, ước mơ và
lý tưởng
3.1 Tưởng tượng tích cực và tưởng tượng tiêu cực
Tưởng tượng tích cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh nhằm đáp ứng những nhu cầu, kích thích tích cực thực tế của con người; bao gồm hai loại: tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo
Tưởng tượng tái tạo là quá trình tạo ra những hình ảnh mới đối với cá nhân
người tưởng tượng, bằng cách sử dụng những tài liệu, kinh nghiệm đã có của
xã hội loài người, của những người khác Ví dụ: tưởng tượng của học sinh về cảnh diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ năm 1954 khi đọc sách lịch sử,
Tưởng tượng sáng tạo là hình thức cao hơn và phức tạp hơn tưởng tượng tái
tạo Tưởng tượng sáng tạo là hình thức cao hơn và phức tạp hơn tưởng tượng tái tạo Tưởng tượng sáng tạo là quá trình xây dựng những hình ảnh mới đối với cá nhân cũng như đối với xã hội; được hiện thực hóa trong các sản phẩm vật chất độc đáo và có giá trị Đây là một mặt không thể thiếu được của mọi hoạt động sáng tạo (sáng tạo kỹ thuật, nghệ thuật, ) Ví dụ: nhà văn Roald Dahl viết nên câu chuyện về cậu bé mồ côi James được đi chu du đến nước
Mỹ trên quả đào khổng lồ cùng những người bạn như ông Châu Chấu đánh đàn, bác Bọ cánh cam, cô Nhện, bác Rết bị mù,
Tưởng tượng tiêu cực là loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh không được thể hiện trong cuộc sống và vạch ra những chương trình hành vi và không thực hiện được; tưởng tượng mà mục đích chỉ để thay thế cho hoạt động
Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra có chủ định, nhưng không gắn liền với ý chí thể hiện hình ảnh trong đời sống, gọi là mơ mộng (về cái gì đó vui sướng,
Trang 6dễ chịu, hấp dẫn) Đây là một hiện tượng vốn có ở con người Nếu nó trở thành chủ yếu thì lại là một thiếu sót của nhân cách
Tưởng tượng tiêu cực có thể xảy ra không chủ định Điều này chủ yếu xảy ra khi ý thức, hệ thống tín hiệu thứ hai bị suy yếu, không hoạt động (ngủ, chiêm bao), hay nửa hoạt động, ở trạng thái xúc động hay rối loạn bệnh lí của ý thức (ảo giác, hoang tưởng)
3.2 Ước mơ và lý tưởng
Đây là những loại tưởng tượng đều hướng về tương lai, biểu hiện
những mong muốn, ước ao của con người
Ước mơ là một loại tưởng tượng tổng quát hướng về tương lai, biểu hiện những mong muốn, ước ao, gắn liền với nhu cầu của con người Ước mơ giống với tưởng tượng sáng tạo ở chỗ nó là quá trình độc lập nhưng khác là không hướng vào hiện tại Ước mơ gồm hai loại: ước mơ có lợi (thúc đẩy cá nhân vươn lên, biến ước mơ thành hiện thực) và ước mơ có hại (không dựa vào những khả năng thực tế), còn gọi là mộng tưởng (có thể làm cá nhân thất vọng, chán nản)
Lý tưởng là một hình ảnh mẫu mực, rực sáng mà con người muốn vươn tới Lý tưởng có tính tích cực và hiện thực cao hơn ước mơ Nó là động cơ mạnh mẽ thôi thúc con người hoạt động hướng tới tương lai
III Các phương pháp phát triển trí tưởng tượng
Tưởng tượng không chỉ là việc tạo ra những hình ảnh, phương cách mới để thích nghi với những tình huống thực tiễn trong cuộc sống, mà tưởng tượng còn mang những giá trị và vai trò lớn lao trong sáng tạo Con người dùng trí tưởng tượng để sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật, phát kiến, gây dựng nên những thành tựu mới trong trong khoa học xã hội - nhân văn cũng như khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, Kết quả tưởng tượng sáng tạo phụ thuộc vào tư tưởng, tri thức, năng lực, kinh nghiệm và nhất là tình cảm và nguồn cảm hứng trong quá trình lao động sáng tạo Đó là trạng thái đặc biệt
Trang 7của nỗ lực sáng tạo Nó làm tăng hưng phấn của cảm xúc, tập trung chú ý, tư duy rành mạch, tăng nghị lực, tăng nhiệt tình Hai trạng thái cao nhất của tưởng tượng sáng tạo là ước mơ và lý tưởng Uớc mơ lý tưởng là những hoài bão tạo khả năng tiềm tàng và sức mạnh to lớn, là nguồn cổ vũ để con người vươn tới những thành tựu mới Để phát triển và làm phong phú trí tưởng tượng, ta nên duy trì những thói quen sau:
- Thứ nhất, để phát triển trí tưởng tượng có chủ đích, cần phải tiếp cận với thực tại khách quan nhiều hơn bằng cách trau dồi tri thức bên ngoài thông qua các hoạt động học tập, làm nhiều công việc, trải nghiệm cuộc sống, du lịch, để khám phá những điều mới mẻ Bởi tưởng tượng là quá trình xây dựng hình ảnh mới dựa trên những biểu tượng đã có trong Thế giới khách quan Ví dụ như con kỳ lân được mô phỏng và tưởng tượng dựa trên con ngựa
có gắn sừng, vai có cánh và miệng tạo ra cầu vồng, Việc tiếp thu những tri thức mới có tác dụng làm cho quá trình tưởng tượng, lắp ghép những biểu tượng, chi tiết trở nên đa dạng, phong phú, sáng tạo hơn và tinh vi hơn Bên cạnh đó, cũng cần phải chú ý tách rời độc lập quá trình tưởng tượng với thực
tế khách quan bởi theo một vào góc độ nào đó, những quy luật của Thế giới bên ngoài có thể “làm giới hạn” trí tưởng tượng của con người vào một khuôn mẫu nhất định, ví dụ: ngựa thì phải nhất định có bốn chân và đi trên mặt đất trong khi đó ta có thể hoàn toàn tưởng tượng ngựa bay được trên trời, đi được trên nước và tỏa sáng như trong những câu chuyện cổ tích Vì vậy, tưởng tượng có thể dựa trên thế giới khách quan nhưng không nên bị thực tiễn chi phối hoàn toàn
- Thứ hai, thay đổi cách tư duy về sự giải quyết của một vấn đề, không dập khuôn theo mẫu có sẵn, phát huy những sáng kiến mới mẻ để cải tiến vấn
đề Song song với đó, không nên thụ động chấp nhận kết quả mà mình đã làm
ra Hãy cải tiến nó để đạt đến sự hoàn hảo và thỏa mãn hơn Điều này được chứng minh rõ ràng nhất qua sự cải thiện và phát triển của công nghệ theo thời gian, Khi một máy tính hay thiết bị được phát minh, chúng không ngừng
Trang 8thay đổi để cung cấp những tính năng hiệu quả và tối ưu nhất Chiếc máy tính những đời đầu tiên có kích cỡ to bằng cả một căn nhà lớn và để điều khiển được nó phải rất vất vả Tuy nhiên, nhờ có quá trình tư duy, tưởng tượng và sáng tạo về thiết kế, vật liệu, nhiên liệu, tính năng, cấu hình, mà máy tính thời hiện đại chỉ còn nhỏ bằng một cuốn vở mỏng,
- Thứ ba, con người phải sống thật với chính mình – tức là tự yêu bản thân, tự tạo cho mình môi trường sống thoải mái, hạnh phúc và lành mạnh Một khi ta được sống đúng ở nơi ta mong muốn, có công việc và được theo đuổi những sở thích và đam mê của riêng mình, trí tưởng tượng sẽ có động lực để phát triển mạnh mẽ hơn lúc nào hết Trái ngược với điều đó, nếu chúng
ta bị buộc phải làm những công việc ta không muốn và sống ở những môi trường có điều kiện sinh hoạt không phù hợp thì ta sẽ không có được niềm hưng phấn để làm việc, lao động, sáng tạo với hiệu suất tối đa Ví dụ như một
cô gái rất thích vẽ và có mong muốn được sáng tác truyện tranh tuy nhiên bố
mẹ cô gái ra sức ngăn cấm và bắt cô phải theo học nghề giáo viên để tiếp nối cha mẹ Điều đó đã giới hạn khả năng sáng tạo của cô gái, khiến cho trí tưởng tượng của cô không có điều kiện phát huy đầy đủ
PHẦN III: KẾT LUẬN
Trí tưởng tượng là một quá trình nhận thức phức tạp và có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình phát triển của nền văn minh Thế giới Nghiên cứu
về tưởng tượng không chỉ giúp ta nắm bắt được những nguyên lý của nó mà còn giúp ta vận dụng tưởng tượng một cách linh hoạt và phát triển trí tưởng tượng của bản thân trong thực tế Tưởng tượng là một vấn đề phức tạp trong tâm lý học và cần được nghiên cứu chuyên sâu, tuy nhiên trong phạm vi bài tiểu luận vẫn còn nhiều thiếu xót, mong các thầy, cô góp ý để bài của em được hoàn thiện hơn Em xin cảm ơn!
Trang 9DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bùi Văn Huệ, Giáo trình tâm lý học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2000.
2 Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lý học đại cương, nxb Công an nhân
dân, 2006
3 Genk, “Phát triển trí tưởng tượng phong phú trong mỗi người”, 2012.
http://genk.vn/kham-pha/phat-trien-tri-tuong-tuong-phong-phu-trong-moi-nguoi-2012052309352964.chn
4 Sáng tạo đời mới, bài viết “Tưởng tượng và tài năng sáng tạo”, 2015.
http://www.tritri.org/tuong-tuong-va-tai-nang-sang-tao
5 Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, nxb Đà Nẵng, tp Hồ Chí Minh,
2004