1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Danh nhân thời Trần và những đóng góp của họ trong lịch sử văn hóa Việt Nam

131 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 24,62 MB

Nội dung

Luận văn Danh nhân thời Trần và những đóng góp của họ trong lịch sử văn hóa Việt Nam trình bày những nhận biết danh nhân từ góc nhìn văn hoá học lịch sử; nêu thống kê tổng hợp về danh nhân nước Đại Việt thời Trần và những thành tựu văn hoá của họ.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ DAO TAO: BO VAN HOA, THE THAO VA DU LICH TRUONG DAI HQC VĂN HĨA HÀ NỘI TA hÊ g3

NGUYÊN THỊ TUYẾT

DANH NHÂN THỜI TRÀN VÀ NHỮNG ĐĨNG

GĨP CỦA HỌ TRONG LỊCH SỬ VĂN HỐ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Văn hĩa học

Mã số : 603106 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HĨA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS HỒNG VINH

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

khoa học của GS.TS Hồng Vinh Những nội dung trình bay trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tơi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai cơng

'bế dưới bắt kỳ hình thức nào Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TÁT MO DAU Chuong 1: NHAN BIET DANH NHAN TU GOC NHIN VAN HOA HQC LICH SỬ 15

'ác khái niệm cơng cụ 16

1.1.1 Khái niệm văn hố 16

1.1.2 Khái niệm danh nhân 20 1.2 Danh nhân - bộ ph: 1.3 Tơn vinh danh nhân như là phương thức bảo tồn và phát triển văn hố 31 của di sản văn hố dân tộc "Tiểu kết chương 1

Chương 2: DANH NHÂN ĐỜI TRÀN NGUỊN TU’ LIEU DE NH

'NHỮNG NÉT VĂN HỐ LỊCH SỬ THỜI THỊNH TRỊ CỦA VƯƠNG TRIÊU 37

2.1 Sơ lược giới thiệu sự phân chia các thời kỳ trong lịch sử văn hĩa nước ta và sự ra đời của nhà Trần 38 2.1.1 Phân kỳ lịch sử 39 2.1.2 Nhà Trần thành lập 4I As 2.2 Xây dựng bảng thống kê tổng hợp danh nhân thời Trần

2.2.1 Xác định nguồn tư liệu 45

2.2.2 Bảng thống kê danh nhân thời Trần AT

2.3 Một số nhận biết về văn hĩa - lịch sử thời thịnh của nhà Trần

2.3.1 Nhận biết về sự tiễn bộ văn hiến thời Trin 50

2.3.2 Nhận biết vẻ tên gọi chế độ chính trị của nhà Trần 34

Trang 4

3.1 Những đĩng gĩp của danh nhân thời Trần cho văn héa Vigt Nam

3.1.1 Đĩng gĩp trong lĩnh vực tư tưởng chính trị - xã hội thời Trằn 1

3.1.2 Đĩng gĩp trong lĩnh vực văn hĩa - tơn giáo thời Trần 76

3.1.3 Đĩng gĩp trong lĩnh vực văn hĩa - giáo dục 19

3.1.4 Đĩng gĩp về văn hố ~ nghệ thuật 81

3.1.5 Đĩng gĩp trong các lĩnh vực khác thời Tran 85

3.2 Git danh nhân thời Trần trong văn hĩa Việt Nam và những

bài học cần phát huy 88

3.2.1 Di sản của các vua Trần 89

3.2.2 Di chúc của Hưng Đạo Vuong Trần Quốc Tuan S1

3.2.3 Bài học về khoan thứ sức dân 92 3.2.4 Bài học về đồn kết trong hồng tộc 93

3.2.5 Bài học về ngoại giao mềm dẻo trong thái độ, nhưng cứng rắn về nguyên

tắc bảo vệ chủ quyền dân tộc 94 huy giá trị di sản văn hố danh nhân đời Trần - phương 95 3.3 Bao tn va pl hướng và một số giải phá 3.3.1 Vài nét về thực trạng bảo tồn và phát huy giá trị d sản văn hĩa danh nhân95

Trang 5

Chữ viết tắt CNH - HĐH Nxb Tr UBND UNESCO VHTT Chữ viết đầy đủ 'Cơng nghiệp hĩa - Hiện dai hĩa Nhà xuất bản Trang

Uy ban nhân dân

United Nations Education Scientific and Cultural Organization

Trang 6

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, nhân dân ta đang thực hiện đẩy mạnh cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đắt nước, chủ động hội nhập

vào nền kinh tế thế giới Trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã

xác định ngày cảng rõ rằng rằng: văn hĩa (trong đĩ cĩ giá trị di sản danh nhân)

khơng chỉ là động lực và mục tiêu của sự phát triển, mà cịn là nhân tố quan

trọng ảnh hưởng tới mọi mặt đời sống xã hội trong giai đoạn phát triển mới Bài học kinh nghiệm từ nhiều thập kỷ qua trên thế giới đã chỉ ra rằng, những,

phương thức phát triển nào biết xem xét, coi trọng và phát huy bản sắc văn hĩa của dân tộc thường cĩ khả năng thành cơng cao và mang tính bền vững, ơn

định

Nhà thơ Ra-xun Gam-da-tốp (1923-2003) người nước Cộng hồ tự trị Đa-ghét-stan (Liên bang Nga) cĩ một nhận xét, đại ý nĩi ring:

Trong sự giao lưu với thế giới rộng lớn ngày nay, muốn biết anh là người thế nào, thì anh phải trình tắm hộ chiếu ra, trên đĩ ghi các đặc điểm cần thiết về nhân thể, để anh khơng lẫn với người khác Cịn như, khi cĩ ai hỏi về một dân tộc,

xem dân tộc đĩ thé nào thi din tộc ấy cũng phải trình ra tờ giấy chứng minh nĩi về các bậc hiển tài của đân tộc, như các nhà bác học, các văn nghệ sĩ, các nhà hoạt động chính trị lỗi lạc hay các vị tướng lĩnh, các doanh nhân tải giỏi Họ chính

là các vì sao danh nhân của đất nước, biểu hiện như các nhân cách văn hố kiệt

xuất, toả sáng trên bầu trời văn hố của dân tộc mình Chính họ làm nên bản sắc

iấy thơng hành” để dân tộc hội nhập một

cách tự tin vào thể giới tồn cầu đa bản sắc như tắm văn hố của dân tộc, cĩ giá

Ngày nay, tại thủ đơ các nước văn minh, người ta thường dựng tượng đài

Trang 7

Bàn về vai trị của danh nhân, tức các bậc hào kiệt, hiền tài thời xưa khơng gi hơn là nhớ lại đoạn văn bia do Phĩ đơ súy Hội Tao Đàn - Thân Nhân

Trung soạn vào năm Hồng Đức thứ 15 (1484), viết về khoa thi năm Đại Bảo

thứ 3 (1442) đời vua Lê Thái Tơng Văn bia viết: “Hiển rải là nguyên khí của

quốc gia Nguyên khí thịnh thì thể nước mạnh rơi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp Bởi vậy các đắng đề vương chẳng ai lại khơng chăm lo việc bơi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trằng nguyên khí làm việc đâu tiên ” [L7, tr.5]

Nguyên khí nĩi ở đây chính là tiềm lực văn hố tỉnh thần, kết tỉnh thành đội ngũ danh nhân hùng hậu của đất nước - nguồn lực quan trọng xây dựng nên nền thái bình thịnh trị, nĩi như ngày nay là tạo nên sự phát triển bền vững

Nhớ lại hồi đầu thế kỷ trước, cụ Phan Bội Châu - nhà cách mạng day

nhiệt huyết ở thời cận đại nước ta Năm 1905 cụ đang bơn ba tại nước Nhật, nghe tin Lương Khải Siêu nhà hoạt động Duy Tân của Trung quốc đang sống lưu vong tại Nhật Cụ liền viết thư xin gặp Nhận thấy lời lẽ trong thư thống thiết, sục sơi tắm lịng cứu nước, Lương tiên sinh bèn nhận lời tiếp cụ Trong

một lần trị chuyện, Lương Khải Siêu đã nĩi với cụ Phan như sau: “Quý quốc

chớ lo khơng cĩ ngày độc lập, mà chỉ nên lo quốc dân khơng đủ tư cách độc lập mà thơi! Thực lực của quốc gia phải là dân trí, dân khí và nhân tai”

Suy ngẫm ra, nhận thấy ý kiến của Lương Khải Siêu cho đến ngày hơm nay vẫn cịn nguyên giá tri Bởi khi nước giành được độc lập mà dân trí thấp,

thì cũng khĩ mà duy trì được cái chủ quyển thiêng liêng ấy Nước khơng đủ nhân tài thì lấy ai mà bồi dưỡng nên dân trí và hun đúc nên dân khí? Dân trí,

Trang 8

làm nên tắt cả!

Bàn luận về mối quan hệ giữa “nhân tài” với nền độc lập quốc gia, cũng nên lắng nghe lại tiếng nĩi của một số chính khách nước ngồi cận kể với nước

a

Ong Lé Dur - m6t nhan si clia phong tro Dong du hoi dau thé ky trước,

đã thuật lại câu chuyện đăng trên báo Phụ nữ Tân văn số 107 ngày 5 tháng 11 năm 1931 Bài báo viết: “Nguyên khi nước Tàu mới phản chính (chỉ cuộc cách

mạng Tân Hợi năm 1911), Tơn Văn nhường chức tơng thống cho Viên Thế

Khải rồi sang du lịch Tokyo Nhật Bản Hạ viện Nhật mở bữa tiệc long trọng

hoan nghênh Tơn thị Tiệc xong ngồi lại nĩi chuyện, ơng Khuyển Dưỡng Nghị ~ thủ lĩnh Đảng quốc dân Nhật Bản nguyên là bạn thân của họ Tơn hỏi rằng:

Các ơng nay đã thành cơng như vậy giỏi that! Ơng xem tình hình Việt Nam như thế nào? Trong nước ấy cĩ người nào tài giỏi khơng? Họ Tơn đáp lại rằng: “Người An nam họ cĩ căn tính nơ lệ, tơi xem họ cĩ cái gì là độc lập được đâu!"

[Tơn Văn qua thăm Hà Nội vào năm 1904, tro sé nha 22 phé Hang Buém] Ong

chính khách Nhật cười mà nĩi:

` điểm này tơi xin phép khơng đồng ý với tiên sinh Lấy chỗ sở kiến của tơi, thi tơi cho người Việt Nam giỏi lắm, họ cĩ cái đắc tính độc lập lắm chứ Ơng khơng nhớ Quảng Đơng, Quảng Tây của ơng là

thuộc dịng Bách Việt, đằng ở một khu đất Giao Chỉ hay sao? Thế mà Lường Quảng phải mắt với người Tàu từ bao giờ, ơng nay mới trở thành người Tầu ” [Tơn Văn vốn sinh tại Quảng Đơng, thuộc tộc A - Khách (Hakka) - một chỉ tộc trong Bách Việt]

Người Việt Nam cũng dịng Bách Việt ấy, cũng ở khu đắt Giao Chỉ

Trang 9

mở nước về phương Nam thành một bản đồ rộng rãi Ơng nĩi họ

khơng cĩ cái đắc tính độc lập mà được như vậy hay sao? Ngày nay họ thua Pháp vì khơng cĩ khí giới tối tân, nhưng cứ xét lịch sử thì trong số Bách Việt chỉ cĩ họ là thốt khỏi khơng bị Hán hố Tơi tin

rằng: một đân tộc biết tự bảo vệ một cách bén bỉ như vậy, thì thế nào sớm muộn cũng lấy lại được quyên tự chủ Tơn thị nghe xong, cười

mà khơng nĩi duge gil ” [56, tr217]

Câu chuyện này xây ra đã ngĩt trăm năm Ý kiến nhận xét của hai chính

khách Nhật và Trung Hoa đã được thực tiễn lịch sử nước ta soi sáng Điều nhận

thấy đáng nĩi là: Ơng chính khách Nhật Bản do am hiểu lịch sử nước ta, nên

đưa ra một nhận xét khách quan và giàu thiện cảm, cịn ơng chính khách họ Tơn, xuất phát từ mặc cảm tự tơn nước lớn, và cĩ lẽ ơng khơng đọc lịch sử Việt Nam, hoặc chi đọc sử Việt do người nước ơng soạn thảo, nên nhận xét của ơng

cĩ phần thiên kiến và đầy “ngộ nhận” Cách đây mười năm Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cĩ cho ra đời cuốn sách “Chủ nghĩa tam dân” của Tơn Trung Sơn

Sách giới thiệu 5 bai giảng chính trị của Tơn Văn tại trường quân sự Hồng

Phố (Quảng Châu) vào thập niên 20 của thế kỷ trước Trong các bài giảng này,, Tơn thị ba lần lên án triều đình Mãn Thanh “da dé mat An nam cho Pháp và

mắt Miến Điện cho Anh” trong thời cận đại Đây lại là một “

tgộ nhận” nữa của

Tơn tiên sinh, tuy nhiên nĩ khơng phải là hiện tượng đơn nhất Bởi phần đơng

những người lãnh đạo mang tâm thức của chủ nghĩa bá quyển đại Hán tộc ngày nay đều cĩ quan niệm như thết Chính vi vậy, chúng ta cằn tập trung quảng bá những thành tựu nghiên cứu lịch sử văn hố nước nhà để trả lại hiện thực lịch sử chính đáng cho đất nước Đây cũng là lý do để chúng tơi thực hiện luận văn

Trang 10

Nhà Trần cĩ một vị trí lịch sử đặc biệt với những chiến cơng hiển hách, với

những danh nhân đã đi vào ký ức của nhiều thế hệ như các vị vua anh minh sáng, suốt: Trần Thái Tơng, Trần Thánh Tơng, Trần Nhân Tơng , những vị tướng

quyết đốn tài ba đã ba lần chiến thắng đội quân xâm lược của đế quốc Nguyên

Mơng như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuần, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật

cùng với nhiều di tích liên quan đến thời Trần, phân bĩ trên phạm vi rộng ở các

tỉnh: Nam Định, Thái Binh, Quảng Nĩnh Di sản văn hĩa thời Trần là tài sản quý

giá do cha ơng để lại cho hậu thế Trong thời kỳ hiện tại với xu thế hiện đại hĩa đất nước và hội nhập với bốn bể năm châu, chân giá trị của di sản văn hố thời Trần vẫn tỏa sáng chĩi lọi và trường tồn cùng dân tộc

Xuất phát từ nhận thức về việc phát huy vai trị của giá trị dĩ sản văn hĩa

danh nhân đối với sự nghiệp xây dựng nền văn hĩa Việt Nam tiên tiến đậm đà

bản sắc dân tộc, chúng tơi chọn nghiên cứu đề tài: “Danh nhân thời Trân và

những đĩng gĩp của họ trong lịch sử văn hĩa Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp, hệ đào tạo thạc sĩ chuyên ngành văn hĩa học tại trường Đại học Văn hố Hà Nội

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

'Ở nước ta, vấn đề giá trị danh nhân được đặt ra từ lâu, đã thu hút sự quan

tâm của nhiều nhà nghiên cứu Tuy vậy, các nhà nghiên cứu, biên soạn thường

mới tập trung vào hướng sưu tầm, chỉnh lý và cơng bố tư liệu về danh nhân

dưới dạng những cuốn từ điển như: Lược truyện các tác gia Viet Nam (1971- 1972) do cụ Trần Văn Giáp chủ biên; Từ điền nhân vật lịch sử Việt Nam (năm

1992) của Nguyễn Q Thắng và Nguyễn Bá Thế; Từ điển nhân

Nam (2004) do GS Dinh Xuan Lam va GS Trương Hữu Quýnh chủ biên; Nhân vật chí Việt Nam (2009) do PGS Vũ Ngọc Khánh chủ biên Ngồi ra cịn cĩ sách Những vì sao đất nước của Nxb Thanh niên; Danh nhân Hà Nội (2004)

Trang 11

thuật Hưng Yên xuất bản; Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075 — 1919) (1993)

do tác giả Ngơ Đức Thọ chủ biên; Danh nhân Kinh Bắc (1999) của tac gia Tran

Đình Luyện và Huy Cờ, v.v

Riêng đối với lĩnh vực tơn vinh danh nhân, các nhà nghiên cứu nước

ta cũng đã cĩ một số bài viết như: JẺ việc người xưa khen thưởng, GS.TS

Nguyễn Xuân Kính (Viện nghiên cứu Văn hĩa), Tạp chí văn hố nghệ thuật,

số 10 và 11 năm 1997; Từ chế độ đãi ngộ đối với tưởng sĩ trận vong trong

lịch sử suy nghĩ về truyền thống uống nước nhớ nguơn của dân tộc Việt Nam,

Ngơ Thế Long (Viện Hán Nơm), Tạp chí văn hố dân gian, số 3, năm 1995; Những hình thức tơn vinh danh nhân trong xã hội Viét Nam, Nguyễn Tiên

Thư, Tạp chí văn hố nghệ thuật, số 6, năm 2008 Một số luận văn thạc sĩ

văn hố học đã nghiên cứu về danh nhân như: Báo rổn và phát huy giá trị của danh nhân văn hố trong thời kỳ cơng nghiệp hố - hiện đại hố ở nước #a của Diêm Thị Đường - Giảng viên trường Đại học Văn hố Hà Nội, bảo

vệ tại khoa Văn hố xã hội chủ nghĩa, thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (nay là Viện văn hố và Phát triển, Học viện Chính trị - quốc gia

Hồ Chí Minh) năm 1998; ước đâu tìm hiểu nữ danh nhân trong lich sử văn

hố truyền thơng Việt Nam của Nguyễn Thị Tuyết ~ Giám đốc Bao tang Phu

nữ Việt Nam, bảo vệ tại khoa Sau đại học, trường Đại học Văn hố Hà Nội năm 2000; Những hình thức tơn vinh danh nhân ở nước ta thời kỳ trước cách

mạng tháng Tám năm 1945 của Nguyễn Tiễn Thư, bảo vệ tại khoa văn hố xã hội chủ nghĩa - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2005

Luận án Danh nhân và những hình thức tơn vinh danh nhân trong lịch sử xã

hội truyễn thống Việt Nam của tiễn sĩ Nguyễn Tiến Thư chuyên ngành văn

Trang 12

vấn đề lý luận về danh nhân và tơn vinh danh nhân trong xã hội truyền thống

ở nước ta

Căn cứ vào nội dung của những tư liệu văn bản kể trên, cĩ thể nhận ra

hai hướng nghiên cứu văn hố học về danh nhân:

Hướng Ì: chọn đối tượng nghiên cứu là các cá nhân danh nhân, biểu hiện

như là một nhân cách văn hố kiệt xuất, là người đại diện mang vác các giá trị

tiêu biểu của thời đại, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn hố mới, làm phong phú cho đời sống tỉnh thần của cộng đồng người

Hướng 2: chọn đối tượng nghiên cứu là những nhĩm danh nhân Đây khơng phải là các nhĩm xã hội theo nghĩa xã hội học mà là các nhĩm danh nhân

ưu tú xuất hiện trong tiến trình lịch sử (như danh nhân trong lịch sử xã hội truyền thống, tức là xã hội tiền cơng nghiệp) hoặc tập hợp danh nhân theo giới tính (như tập hợp danh nhân nữ trong lịch sử xã hội truyền thống Việt Nam)

hoặc tập hợp danh nhân quy tụ vào một vương triều nhất định (như danh nhân thời Lý ở Kinh Bắc) Theo hướng nghiên cứu này, danh nhân được quan niệm như là bộ phận của di sản văn hố dân tộc, những thành tựu trong hoạt động sáng tạo của danh nhân được vận dụng như các dữ kiện văn hố - lịch sử để

nhận biết về lịch sử văn hố nước ta; cuối cùng vấn đề đặt ra là cần tìm ra các giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hố của danh nhân, gĩp phần vào cơng cuộc xây dựng đất nước

Dé tài luận văn này triển khai theo hướng thứ hai: “Đanh nhân thời Trần và những đĩng gĩp của họ trong lịch sử văn hố Việt Nam” Đề tài chủ yếu đi sâu tìm tịi, phân tích, hệ thống hố tư liệu về những đĩng gĩp của danh nhân

thời Trần trên các bình diện văn hố dân tộc Tơn vinh danh nhân và giáo dục nhân cách văn hĩa cho thé hé trẻ trong thời đại cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa

Trang 13

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích

Nghiên cứu để làm sáng tỏ những đĩng gĩp của các danh nhân thời Trần trong lịch sử văn hĩa nước ta

3⁄2 Các nhiệm vụ nghiên cứu

~ Khái quát những đặc điểm về địa lý, lịch sử, xã hội - chính trị nước Đại

Việt thời Trần

~ Xây dựng cơ sở lý thuyết về danh nhân từ cách nhìn văn hố học; ~ Xây dựng bảng thống kê tổng hợp về danh nhân nước Đại Việt thời Trần; ~ Khái quát về những thành tựu văn hố của danh nhân đời Trần trong

lịch sử nước Đại Việt

~ Những bài học về văn hố dựng nước và giữ nước từ kinh nghiệm nha Trin

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Những đĩng gĩp của những nhân vật tiêu biểu (danh nhân) của vương

triều Trần

4.2 Phạm vỉ nghiên cứu

Danh nhân nước Đại Việt thuộc vương thất nha Trin (1225-1400), 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận văn vận dụng các nguyên lý lý luận về văn hố, các quan điểm của Đảng Cơng sản Việt Nam, của Nhà nước cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt

Nam và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hố, trình bày danh nhân

Trang 14

văn hố của danh nhân như là nguồn tư liệu lịch sử để thức nhận các bài học

lịch sử về dựng nước và giữ nước do tiền nhân để lại

~ Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của ngành sử học và văn hố học như: phương pháp văn bản học, phương pháp luận sử học,

phương pháp liên ngành và các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp

để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu

6 Những kết qua và đĩng gĩp của đề tài

~ Xây dựng hệ thống danh nhân thời Trần theo lịch đại và theo cơng trang;

~ Xây dựng hệ tiêu chí của danh nhân dé di t6i nhận diện đặc điểm của danh nhân thời Trần, gĩp phần làm phong phú thêm hệ thống tri thức về danh

nhân và tơn vinh danh nhân;

- Khăng định những đĩng gĩp to lớn của danh nhân thời Trần;

~ Đề xuất một số giải pháp nhằm tơn vinh, giáo dục và phát huy giá trị danh nhân thời Trần trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước

7 Kết cầu của luận văn

Ngồi phần mớ đâu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận

văn được xây dựng thành 3 chương

Chương 1: Nhận biết danh nhân từ gĩc nhìn văn hĩa học lịch sử:

Chương 2: Danh nhân thời Trần nguồn tư liệu lịch sử để nhận biết

những nứt văn hĩa lịch sử thời thịnh trị cđa vương triều

Chương 3: Những đĩng gĩp của danh nhân thời Trần đối với văn hĩa

Trang 15

Chương 1

NHẬN BIẾT DANH NHÂN

GĨC NHÌN VĂN HỐ HỌC LỊCH SỬ

Trong lịch sử hào hùng của đân tộc, danh nhân nước ta đã cĩ những, cống hiễn to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền dân tộc, mở

mang bờ cõi Lúc sinh thời, bằng các hoạt động thực tiễn sáng tạo của mình,

danh nhân biểu hiện như những con chim đầu đàn, những người đi tiên phong

dẫn dắt quần chúng, cỗ vũ và phát huy tài năng cho mọi người, cùng phấn

đấu cho tiến bộ xã hội và cho lợi ích chung Khi khuất đi, nhân cách và vốn

kinh nghiệm của danh nhân hố thành ký ức xã hội, tiềm nhập vào nguồn nội lực tỉnh thần, làm bệ đỡ vững chắc cho các thế hệ nĩi tiếp dự phĩng vẻ tương

lại

Lần giở lại các trang sử cũ, nhận thấy trong thời kỳ cĩ giặc ngoại xâm

đe doạ, ơng cha ta thường nhắc lại những gương hy sinh lẫm liệt của các vị anh

hùng, hào kiệt, để tiếp thêm sức mạnh cho thế hệ trẻ Các vị tướng tài trong lich

sử như: Ngơ Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ

khi cằm quân vào trận đều lấy chiến cơng của tổ tiên để động viên quân sĩ Trên đường hành quân, các vị tướng lĩnh đều kính cân thắp hương tại các đền thờ danh nhân, nhận thêm sức “âm phù” “đương trợ” để giành chiến thắng

Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời khi đến thăm bộ đội cũng thường lấy sương trung liệt của các vị anh hùng dân tộc đề giáo dục cán bộ, chiến sĩ Người

Chúng ta cĩ quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà

Trang 16

Danh nhân, cĩ thể là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Chẳng hạn, cĩ thể nghiên cứu tiểu sử danh nhân, rồi tập hợp lại xây dựng thành các bộ từ điển danh nhân tổng hợp hoặc chuyên ngành; danh nhân cĩ thể nghiên cứu theo hướng tâm lý học sáng tạo, qua đĩ phục vụ cho việc đảo tạo nhân tài đât nước; danh nhân cĩ thể nghiên cứu theo hướng xã hội học, để xem cần phải xây dựng thể chế xã hội như thế nào thì thu phục được nhân tài và phát huy được tài năng của họ Trong luận văn này, danh nhân được nghiên cứu theo cách tiếp cận văn hố học lịch sử, xem danh nhân như những nhân cách văn hố kiệt xuất, đã cĩ những đĩng gĩp sáng giá vào thời kỳ phục hưng văn hố dân tộc

Đê tiến hành nghiên cứu danh nhân theo hướng phân tích văn hố học

lịch sử, cần thống nhất quan niệm về một số khái niệm cơng cụ cơ bản được sử

dụng trong luận văn

1.1 Các khái niệm cơng cụ 1.1.1 Khái niệm văn hố

Trong đời sống xã hội, từ văn hố được dùng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, vì thể nĩ trở thành đa nghĩa Cho nên, khi luận bàn các vấn đề liên quan đến văn hố, người ta phải làm rõ nghĩa của thuật ngữ này

Trong hoạt động khoa học đã cĩ rất nhiều cách giải thích thuật ngữ văn

hố Tuy diễn đạt khác nhau, nhưng cĩ một số điểm chung mà các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng: văn hố là phương thức tổn tại (tức là hoạt động sáng

ống) chỉ cĩ ở lồi người, khác về cơ bản với t

các quần thé sinh vật trên trái đất Văn hố là cái do con người học được mà

tạo để kiếm sí ức đời sống của cĩ, chứ khơng phải cái bẩm sinh do di truyền sinh học

Bàn về cội nguồn của văn hố, nhà triết học, cỗ sinh vật học, linh mục

Trang 17

* Van hoa la tống thể hoạt động sáng tạo, làm ra những sản phẩm mới gọi là những vật thể nhân tao (Artefactes), cĩ người gọi là “ ;hiển nhiên thứ: hai” hay “thé giới nhân tạo”

* Hoạt động sáng tạo này diễn ra liên tục từ quá khứ đến hiện tại, nĩi lên

tính chất lịch sử của văn hố Điều này cĩ nghĩa là thế giới nhân tạo đang hiện

diện khơng phải tức khắc sinh thành mà nĩ được sáng tạo, sàng lọc qua thời

gian tích luỹ từ quá khứ đến hiện tại Đĩ là tính chất kế thừa lịch sử của hoạt

động văn hố

* Hoạt động sáng tạo trong lịch sử đã hình thành nên một hệ thống các

giá trị, truyền thống và thị hiểu, gọi chung là “kệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội ” Đây chính là nội dung tinh than của khái niệm văn hố

Lý luận văn hố giải thích: Mỗi vật thể nhân tạo được xem như một hiện vật văn hố, chứa đựng nhiều ý nghĩa Lấy ví dụ, chiếc rìu đá mài xuất hiện vào

thời đại đá mới hậu kỳ cách đây vào khoảng 4.000 năm, cĩ thể cĩ những ý nghĩa gi?

~ Thứ nhất, so với đồ đá đềo thì rìu đá mài được chế tác theo cơng nghệ

tinh vi hon, nhờ đĩ mà hiệu quả sử dụng cao hơn, đơi khi nĩ trở thành “vật

thiêng” được cả bộ lạc tơn thờ Đĩ là ý nghĩa tâm linh của cơng cụ sản xuất

- Thứ hai, nhờ quan sát trực tiếp, người ta cĩ thể phân ra nhiều loại đá

khác nhau để 10 ra các loại cơng cụ và vũ khí khác nhau, thích hợp với

cơng năng của chúng và với nhu cầu của hoạt động sống của con người Điều

này nĩi lên ý nghĩa tiến bộ về nhận thức biểu thị trong cơng nghệ học

~ Thứ ba, cơng cụ được chế tác cân xứng, đơi khi cĩ trang trí hoa văn,

Trang 18

Xem như vậy, thì thế giới vật thể nhân tạo, xét về mặt tỉnh thn, chính là

thế giới ý nghĩa của văn hố

GS người Nga A.X Ca-rơ-min, trong cuốn sách giáo khoa “Jăn hố “học ” của mình đã hình dung “thé giới ý nghĩa của văn hod" được cầu tạo thành ba bình diện, cĩ quan hệ “ương liên” và “ương tác ” qua lại với nhau trong một khơng gian văn hố:

~ Thứ nhất, bình diện nhận thức nĩi về trình độ hiểu biết của thành viên trong xã hội;

~ Thứ hai, bình điện giá trị nĩi về hệ thống giá trị mà xã hội theo đuổi; ~ Thứ ba, bình diện điều tiết nĩi về luật pháp và các phong tục, tập quán được vận hành để điều chỉnh các hành vi xã hội

Ba bình diện trên là những trục cơ bản xác định khơng gian văn hố của

một cộng đồng xã hội

* Cuối cùng, hệ thống giá trị và chuẩn mực xã hội được xem là cái tạo

nên bản sắc văn hố của một cộng đồng người

Trong việc nghiên cứu văn hố, các nhà khoa học cịn chia thành hai

dạng: văn hố cá nhân và văn hố cộng đồng

- Văn hố cá nhân nhấn mạnh vào tài năng sáng tạo của cá nhân, gồm

tồn bộ vốn tri thức, kinh nghiệm tích luỹ vào một con người, biểu hiện ra ở

định hướng giá trị (lý tưởng) và tồn bộ phương thức hành xử của người ấy trong mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội và với bản thân người ấy Văn hố cá nhân phát triển đến đỉnh cao, thì trở thành danh nhân

Trang 19

thành viên trong cộng đồng chia sẻ và tự giác thực hiện, đã trở thành truyền

thống của họ

“Trong luận văn này, văn hố danh nhân là thuộc dạng văn hố cá nhân,

cịn văn hố danh nhân đời Trần là thuộc dạng văn hố cộng đồng Định nghĩa

văn hố của Federico Mayor vừa giới thiệu trên đây là thuộc dạng thứ hai 1.1.2 Khái niệm danh nhân

“Theo nghĩa thơng thường thì danh nhân là người cĩ danh tiếng, được

nhiều người biết đến Danh tiếng ở đây phải là tiếng thơm, gắn với phẩm chất

cao quý cả về tài năng và đức độ, được số đơng các thành viên trong cộng đồng

ngưỡng mộ

“Tuy vậy, khơng phải mọi người nỗi tiếng đều được gọi là danh nhân, bởi trong xã hội cĩ một bộ phận người muốn “nổi danh” bằng bắt cứ giá nào thậm chí cĩ người cịn cố ý gây “tai tiếng” (xì - căng - đan) để mọi người biết tên

Đĩ là những người nỗi danh bằng động cơ “bắt chính”

Trong lịch sử thường cĩ hai loại nhân vật: Chính diện là những người yêu nước, thương dân, suốt đời phấn đầu, hy sinh mưu hạnh phúc cho dân tộc Phản diện là những kẻ bán nước, buơn dân, làm việc gì cũng nhằm vào lợi ích vị kỷ, Hai loại nhân vật trên đều nỗi tiếng, nhưng anh hùng thì lưu danh muơn đời, cịn

gian hùng thì lưu xú (tiếng xấu) vạn niên Đĩ là lẽ cơng bằng của tạo hĩa

‘Tom lại, danh nhân là danh xưng chỉ chung các người nỗi tiếng, cĩ những

đĩng gĩp to lớn, xuất sắc trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học, giáo dục nghệ thuật, xã hội v.v gĩp phần thúc đây sự phát triển đất nước

trong từng giai đoạn lịch sử, cĩ đạo đức trong sáng, được nhà nước tơn vinh và

Trang 20

“Từ cách nhìn văn hĩa học cĩ thể nhìn nhận danh nhân trong bắt cứ lĩnh vực hoạt động nào cũng cĩ thể xem như một cá nhân cĩ nhân cách văn hĩa kiệt xuất, thể hiện ở ba tiêu chí sau:

~ Tài năng xuất chúng thể hiện ở những cống hiến quan trọng, đĩng gĩp

vào tiến bộ xã hội;

- Đạo đức cao cả, biêu hiện ở tỉnh thần xả thân vì nghĩa lớn, nêu gương

sáng cho đời sau;

~ Do cĩ tải đức vẹn tồn, nên danh nhân thường được nhà nước vinh danh và ban thưởng cơng trạng, nhân dân suy tơn thành biểu tượng, mãi mãi đáng tự hào

1.1.2.1 Danh nhân - một nhân cách văn hĩa kiệt xuất

Như phần trên đã phân tích, danh nhân thuộc dạng văn hĩa cá nhân - tức

văn hĩa của một con người Trong lịch sử hình thành và phát triển, con người

khơng ngừng sáng tạo ra các giá trị văn hĩa Một trong giá trị ấy chính là nhân cách của nĩ,

'Cũng giống như văn hĩa, nhân cách là một thuật ngữ cĩ hàm lượng nghĩa

phong phú và phức tạp Khái niệm nhân cách lần đầu tiên được hai nhà tâm lý người Đức là Dilthey và Spranger đưa ra vào khoảng cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX, đề nĩi về con người đã phát triển tồn điện Điều ấy cĩ nghĩa là: Người ta khơng thể nĩi

ìn nhân cách của lồi vượn, cũng khơng thê cĩ nhân

cách ké sơ sinh

GS tâm lý học Xơ viết A.N Lê-ơn-chỉ-ép quan niệm:

Thơng qua hoạt động mà chủ yếu là lao động, mỗi người tự sinh thành, tạo dựng và phát triển ý thức của mình, nhờ đĩ mà cá thể người trở thành nhân cách Nhân cách là một cấu trúc tâm lý mới, được hình

thành trong các quan hệ sống của cá nhân, do hoạt động của người

đi mà thành [31, tr.197-198]

Trang 21

Nhà nghiên cứu văn hĩa Xơ viết E.V.Xơ-cơ-lốp trong cuốn sách “ăn khĩa và nhân cách " [S6] đưa ra một quan niệm cho rằng: khái niệm nhân cách khơng chỉ đĩng khung trong tâm lý học, mà nĩ được sử dụng rộng rãi trong các khoa học xã hội và nhân văn Mỗi khoa học nghiên cứu con người khi

xem xét về nhân cách thường tập trung chú ý vào tơ hợp các thuộc tính đặc

trưng, cho tính tồn vẹn cá nhân, nhắn vào tính tự quyết và tính chủ động, tích cực của nĩ Chẳng hạn, nhà đạo đức học quan tâm đến con người như một chủ thể đạo đức, cĩ ý thức về tự đo, nghĩa vụ, lương tâm, biết giữ gìn danh dự và phẩm chất cĩ biểu thị tình cảm trước các hành động chính nghĩa va phi nghĩa Đĩ là nhân cách đạo đức Theo quan điểm xã hội học thì nhân cách xã hội

vừa là sản phẩm của tổng thể các mối quan hệ xã hội, vừa là chủ thể của đời sống xã hội Đĩ là thành viên của một cơng đồng xã hội nhất định, nắm vững

và tự giác thực thi hệ thống các giá trị và chuẩn mực xã hội của cộng đồng ấy Dựa vào sự phân tích trên đây, xuất phát từ gĩc nhìn văn hĩa học, thì nhân cách văn hĩa biểu hiện ra như là diện mạo người sáng tạo, người đại biểu

chuyên chở hệ giá trị và chuẩn mực của một cộng đồng xã hội nhất định Ở đây, đặc điểm trội nhất của nhân cách văn hĩa biểu hiện ở năng lực sáng tạo của nĩ

Sáng tạo văn hĩa chính là hình thức tự khẳng định, tự bộc lộ nhằm phát huy các lực lượng bản chất người của nhân cách văn hĩa Trong lịch sử thế giới, mỗi nền văn hĩa lớn thường sản sinh ra các mẫu nhân cách văn hĩa tiêu biểu

Chăng hạn người ta nĩi: Tăng lữ là mẫu nhân cách văn hĩa của nền văn hĩa Án

Đơ cổ đại; quân tử là mẫu nhân cách văn hĩa của nền văn hĩa Nho Giáo Trung Hoa cỗ - trung dai; triét gia va nghệ sĩ là hai mẫu nhân cách văn hĩa của văn

hĩa Hy Lạp cơ điển; xa-mu-rai (võ sĩ) là mẫu nhân cách văn hĩa của Nhật Bản

thời trung đại v.v,

Trang 22

Phân loại là van dé khoa học, nhưng ở nước ta chính thức chưa cĩ một khoa học về danh nhân Vì vậy, ở đây nĩi phân loại danh nhân là phân chia danh nhân theo tỉ

một vương triều Việc phân loại này dẫu sao vấn mang tính quy ước Các nhà

chí nghề nghiệp, để tiện cho việc miêu tả danh nhân của

sử học thời xưa khơng dùng thuật ngữ danh nhân mà gọi là nhân vật lịch sử ghỉ

trong các liệt truyện Theo quan niệm của chúng tơi, thì danh nhân và nhân vật

lịch sử vừa giống nhau lại vừa khác nhau Họ giống nhau ở chỗ đều là những người nơi tiếng, được nhiều người biết, nhưng khác nhau là: nhân vật lịch sử

cĩ chính diện và phản diện, cịn danh nhân thì luơn là những nhân vật tích cực, được người đời noi gương

Trong sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, nhà sử học Phan Huy Chú

đã chia các nhân vật lịch sử thành 5 loại là:

~ Dịng chính thống các đề vương

~ Người phị tá cĩ cơng lao, tài đức

~ Tướng cĩ tiếng và tài giỏi

~ Nhà nho cĩ đức nghiệp

~ Bề tơi tiết nghĩa [7, tr 153]

Hoặc như, sách “Nam hải di nhân liệt truyện” của cụ Phan Kế Bính chia

thành tám chương, mỗi chương là một loại nhân vật:

Trang 23

Nhìn chung, các nhà nho xưa chưa quan tâm đến khoa học, nên phân loại

chưa được rành mạnh Sự kiện này đã được nhà văn Phan Khơi phân tích trong

bài “Người Việt Nam với ĩc khoa học” (Về sự phân loại) Bài viết đã đăng trên

báo Tao Dan số 3 ngày 1/4/1939 [35, tr 309-322]

Nhìn chung, các dân tộc cĩ quá trình lịch sử lâu đời thường hình thành hai nhĩm danh nhân: danh nhân huyền thoại và danh nhân lịch sử

~ Danh nhân huyền thoại là các nhân vật mà truyện kể về họ gắn liền với quá trình hình thành dân tộc đĩ, diễn ra từ thời hồng hoang của lịch sử Truyện được dân gian kể lại theo lối truyền khẩu từ thế hệ trước sang thé hệ sau Trong, lịch sử nước ta, các nhân vật văn hố như: cha Lạc Long quân, mẹ Âu Cơ, các 'Vua Hùng, Sơn tỉnh, Thuỷ tỉnh, Thánh Giĩng, Lang Liêu làm ra bánh chưng,

bánh dày, Mai An Tiêm tìm ra dưa hấu v.v là những danh nhân huyền thoại

~ Danh nhân lịch sử là những nhân vật lịch sử hiện thực, xuất hiện vào thời kỳ xã hội đã phân tầng sâu sắc, cĩ thể đã cĩ nhà nước và văn tự Danh nhân lịch sử nước ta cĩ thể bao gồm các vị anh hùng dân tộc như: Bà Trưng, Bà

Triệu, Lý Bơn, Ngơ Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hồn, Lý Cơng Uẫn và nhiều vị

anh hùng khá:

Khi xã hội đã phân hố sâu sắc, thì đồng thời xuất hiện sự phân cơng giữa lao động chân tay và lao động trí ĩc Trong điều kiện ấy danh nhân được phân chia ra các dạng, tương ứng với các hoạt động xã hội - nghề nghiệp chính

yếu, đã được chuyên mơn hố, như: chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục, khoa học, y dược, đạo đức, tơn giáo, văn nghệ, giải trí, thể thao v.v

“Các hoạt động xã hội - nghề nghiệp như chính trị, quân sự, kinh tế thì đã rõ, riêng cĩ các hoạt động đạo đức và tơn giáo, thì xin giải thích như sau;

Danh nhân nêu gương đạo đức cĩ thể là những người dân bình thường

Trang 24

+ Danh nhân quốc gia là các nhân vật văn hố

nước, mở nước và trị nước Đĩ là các vị anh hùng dân tộc như: Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bơn, Ngơ Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hồn, Lý Cong Uan, Trin Hung

= lich sử đã cĩ cơng cứu

Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ v v đã viết nên những trang sử vẻ vang của kỷ nguyên Đại Việt

+ Danh nhân thế giới là những nhân vật văn hố của nước ta được các tơ

chức thế giới vinh danh hoặc kỷ niệm:

Vio thé ky XIX, nude ta cĩ nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837- 1898) thơng thạo nhiều ngoại ngữ, ơng cĩ nhiều cơng trình biên khảo, gĩp phần thúc đẩy sự hình thành nền văn chương quốc ngữ

“Thế kỷ XX nước ta cĩ ba danh nhân được thế giới kỷ niệm là:

~ Nhà thơ Nguyễn Du (1765 - 1820) Nhân dịp 200 năm ngày sinh, năm 1965 ơng được Hội đồng Hồ bình thế giới ky niệm

~ Nguyễn Trãi (1380 -1442) Nhân dip 600 năm ngày sinh, năm 1980 ơng được UNESCO kỷ niệm

- Hồ Chí Minh (1890 - 1969) Nhân dip 100 năm ngày sinh, năm 1990 ơng được UNESCO ra nghị quyết kỷ niệm

1.2 Danh nhân - bộ phận của di sản văn hố dân tộc

Theo cach hiểu thơng thường, thì di sản là tài sản của thế hệ (thời đại)

trước truyền lại cho thế hệ (hoặc thời đại) sau, làm nên sự liền mạch văn hố,

vận động theo hướng tích luỹ làm cho vốn văn hố của cộng đồng người ngày

một giàu cĩ thêm lên

Ngay từ khi hình thành về mặt giống lồi trong buơi bình minh của lịch

Trang 25

tồn những kỷ niệm như là vốn kinh nghiệm sống trao truyền cho đời sau Các

bức tranh vẽ trên vách hang động, xuất hiện vào thời đại đồ đá cũ hậu kỳ cách đây 5 - 6 vạn năm, nĩi về cảnh chiến tranh giữa các thị tộc, cảnh săn bắn thú rừng, hoặc cảnh lễ hội, liên hoan xung quanh đống lửa được xem như là các bản thơng điệp của quá khứ Các ngơi mộ vua, chúa, thủ lĩnh thời cổ đại thường, cĩ chơn theo các đồ tuỳ táng, gắn với đời sống xa hoa và quyền lực của chủ nhân, cũng nĩi lên ý nghĩa bảo tồn kỷ vật Sự ra đời của kho báu, các nhà sưu tập cổ vật, các nhà chép sử đều xuất phát từ ý niệm đĩ

Nĩi khác đi là, con người thuộc lồi động vật duy nhất trên hành tỉnh

khơng chỉ sống bằng hiện tại, mà họ cịn say mê tích luỹ quá khứ, nhờ đĩ ma

cĩ khát vọng dự tính mạnh mẽ vẻ tương lai Khi hiện tại trở thành quá khứ, những tải sản do con người tích luỹ được sẽ trở thành vốn di sản văn hố

Di sản văn hố chính là cơ sở tảng nền của mơi trường văn hố - cái nơi hình thành và hun dúc nên nhân cách con người Trẻ em vừa ra dời là được

nuơi dưỡng trong mơi trường văn hố Đĩ là vốn tài sản văn hố mà thế hệ trước đã giành sẵn cho chúng Trẻ cĩ nhiệm vụ học tập, tiếp nhận tiến tới chiếm

lĩnh tồn bộ vốn văn hĩa cộng đồng, để trở thành thành viên mang bản sắc văn hĩa của cơng động ấy

Thế giới nhân tạo ấy vơ cùng phong phú về loại hình Cĩ những vật thể

do thiên nhiên tạo ra như dịng sơng, trái núi, thú dữ, cây rừng, biển đảo v.v

Nhưng khi con người qua tìm tịi và trải nghiệm trong hoạt động sống đã thức nhận ra các vật thế ấy cĩ thể mang lại lợi ích cho mình, bèn đặt tên cho các vật thể ấy Đặt tên cho sự vật được xem là hành động đánh dấu, biến các vật thể của tự nhiên thành vật thể thuộc quyền sở hữu của con người Tên họ, tên làng,

Trang 26

chính là sản phẩm của ý thức sáng tạo tập thể của cộng đồng người Vì vậy, chúng cũng là một bộ phận của thế giới nhân tạo, tức thể giới văn hĩa

Thế giới văn hĩa tồn tại dưới ba hình thái: Hình thái vật thẻ, hình thái

phi vật thể và hình thái người

~ Tài sản văn hĩa vật thê mang tính chất hữu hình, nghĩa là nĩ tồn tại

dưới dạng những vật thê cĩ chiếm hữu một khơng gian nhất định Vi dụ: cơng cụ sản xuất, vũ khi, đền đài, lăng tâm, thành quách, tranh tượng là những tài

sản văn hĩa vật

- Tài sản văn hĩa phi vật thể tổn tại dưới dạng những vật khơng cĩ hình

thể, như: Nhạc, múa, nghệ thuật trình diễn, lễ hội, chuyện kề, huyển thoại ;

- Tai sin văn hĩa con người biểu hiện tập trung ở danh nhân - những nhân vật cĩ nhân cách kiệt xuất, cĩ tài năng độc sáng và đạo đức cao cả, đĩng

gĩp to lớn cho tiến bộ xã hội, treo gương sáng cho các thế hệ noi theo

Mỗi con người là một cá thể tỉnh thần độc đáo, vì thế chúng tơi xếp riêng

ra một hình thái Nhưng khi cần hịa chung vào hai hình thai: vat thé/ phi vat thể, thì bản thân danh nhân cũng bao gồm đủ hai hình thái: danh nhân đang sống thuộc hình thái vật thể, danh nhân đã khuất để lại tắm gương nhân cách thuộc hình thái phi vật thé

Mỗi tài sản văn hĩa dù là vật thé hay phi vat thể đều hàm chứa trong đĩ

một tổ hợp giá trị văn hĩa

Giống như vậy, danh nhân một mặt là chủ thể sáng tạo ra các giá trị văn

hĩa, mặt khác danh nhân cịn là đại biểu mang vác các giá trị văn hĩa do cộng động sáng tạo ra Đĩ là mẫu nhân cách - sản phẩm của cơng đồng văn hĩa ấy

Trang 27

thường nĩi: Con người bằng hoạt động của chính mình, đã sáng tạo ra nhân cách của mình

Giá trị nhân cách cũng phải được sàng lọc qua thời gian mới trở thành

tải sản văn hĩa đặc sắc, tiềm nhập vào vốn di sản văn hĩa chung của cộng đồng

Danh nhân là thuộc đạng nhân cách kiệt x

là tài sản văn hĩa của dân tộc Xét về mặt lý thuyết, quan niệm danh nhân là bộ

phận của di sản văn hĩa dân tộc, đã trở thành chân lý hiển nhiên

L đương nhiên phải được ghi nhận Tuy vậy, trong thực tiễn phân cơng lao động xã hội hiện nay ở nước ta,

ngành quản lý di sản văn hĩa mới chỉ quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy

hai dang di sản văn hĩa: vat thé và phi vật thể Luật di sản văn hĩa, được Quốc hội nước ta thơng qua năm 2001, sửa đổi và bổ sung năm 2009, vẫn chưa xem danh nhân như một dạng tài sản văn hĩa đặc biệt, đây là điều đáng tiếc, nhưng, chúng ta cần chờ đợi

Để phân biệt một tài sản văn hĩa khác với một vật phẩm thơng thường (cũng giống như phân biệt một danh nhân với một người bình thường) chúng tơi xin nêu lên một số điểm như sau:

“Thứ nhất, đặc trưng quan trọng của tài sản văn hĩa (cũng như của danh

nhân) là ở phẩm chất sáng tạo độc đáo, biểu hiện bằng sự tích lũy thơng tin, nĩi lên kỹ năng hoạt đơng, kinh nghiệm sống, tri thức về tự nhiên, xã hội và con người mà chủ thể sáng tạo đã đạt được

Vi du: Giả định các hình khắc trên mặt và thân trống đồng được xem như

một thứ bia ký, ghỉ chép các chữ cỗ nĩi về các hình thái sinh hoạt của cư dân văn hĩa Đơng Sơn Nếu nhà nghiên cứu tìm ra được ngữ pháp (code) để đọc

các loại chữ cổ này Thì hồn tồn cĩ thể phục dựng lại diện mạo văn hĩa - lịch

sử của cư dân chủ nhân của nền văn hĩa này

Trang 28

thổ Bắc bộ, vốn hiền lành ít nĩi nhưng khi cĩ giặc ngoại xâm thì bổng lớn vụt

lên như một thiên thần, cưỡi ngựa sắt cầm roi sắt xung trận với tỉnh thần bất khả chiến bại Dẹp xong giặc ơng lại hồn nhiên bay vẻ trời

Thứ hai, tài sản văn hĩa phải mang tính biểu tượng, bộc lộ ra ở hình thái biểu hiện đặc sắc và cơ đọng của nĩ, cĩ khả năng gây xúc động tỉnh cảm và lý

trí đối với người tiếp cận Ví dụ: Chùa Một cột cịn gọi là chùa Diên Hựu xây

dựng vào thời Lý Xét về quy mơ hình thái thì chùa khơng phải là một cơng

trình kiến trúc hồnh tráng, mà chỉ nhỏ như ngơi miếu xinh xắn, cĩ hình dáng giống như một bơng sen khiêm nhường ngọ lên từ hồ nước Điều đặc biệt là

cơng trình kiến trúc này là đã miêu tả được giấc mơ của vua Lý Thái Tơng

(1028- 1054) thay Phật bà Quan Âm hiện trên tịa sen

Mỗi danh nhân thường được xem như một tượng đài văn hĩa Vì thế, đến tham quan thủ đơ các nước văn minh, chỉ cần tiếp xúc với những tượng đài kỷ

niệm, người ta đã cĩ thể hình dung một cách khái quát về lịch sử văn hĩa nước

nay,

Thứ ba, mỗi tài sản văn hĩa cũng như cuộc đời của mỗi danh nhân cĩ thể

chứa đựng nhiều giá trị Ví dụ: chiếc trống đồng vừa giới thiệu ở trên cĩ thê cĩ giá trị thơng tin về nhận thức, nĩi lên người đương thời đã làm chủ về kỹ thuật đúc đồng đến mức nào; lại cĩ thể cĩ giá trị về đạo đức - tín ngưỡng, biểu thị ở việc tơn thờ các hiện tượng tự nhiên như thờ mặt trời, sắm sét; cĩ giá trị thâm mỹ biểu thị ở bức tranh “hội mùa” trên mặt trống, trong đĩ cĩ sự phối hợp giữa cảnh đánh trồng, thơi khèn, tốp vũ cơng nhảy múa và cảnh giã gạo chày tay, cùng hoạt động nhịp nhàng vây quanh ngơi mặt trời ở giữa mặt trống

“Thứ tư, bắt cứ tài sản văn hĩa hoặc danh nhân nào cũng sinh ra trong một

Trang 29

‘Tom lại, danh nhân là tài sản văn hĩa vơ giá của dân tộc, các giá trị thơng, tin - nhận thức, đạo đức - tín ngưỡng, thẩm mỹ, lịch sử khai thác từ vốn di

sản văn hĩa danh nhân là nguồn sử liệu vơ cùng phong phú, giúp các nhà sử học cĩ thể phục dựng lại diện mạo lịch sử của dân tộc, giúp cho các thế hệ hậu sinh cĩ thể tiếp cận với quá khử hào hùng của tiền nhân, tiếp nối cha ơng tiến về tương lai

1.3 Tơn vinh danh nhân như là phương thức bảo tồn và phát triển

văn hố

Trai qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ người Việt ‘Nam da tao dựng nên một di sản văn hố tinh thần phong phú và đa dạng Trong,

di sản đĩ, nơi bật lên truyền thống tơn vinh danh nhân như là những giá trị bền

vững và trường tồn, tiêu biểu cho nhân cách và đạo lý của văn hố Việt Nam

Chúng ta tự hào về các thế hệ ơng cha, từ thời dựng nước đã sáng tạo, gìn giữ và phát huy truyền thống tơn vinh danh nhân Nhờ tỉnh thần quý trọng, hậu đãi hiền tài được dân tộc ta quán xuyến suốt trong chiều dài lịch sử, nên những tắm gương danh nhân luơn được phát huy cao độ, trở thành tải sản văn

hố vơ giá của dân tộc, đĩng gĩp tích cực vào vào sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước

Lật giở những trang sử nhận thấy: Từ thời các vua Hùng dựng nước đến nay, ở bắt cứ nơi nào, những người lập được cơng lao to lớn cho đất nước cho

đân tộc đều được người đời sau vinh danh, tưởng niệm Trong các loại hình tơn

vinh xưa, hình thức lập đền miều thờ phụng là tương đối phơ biến Khĩi hương nghi ngút thường hướng về danh nhân Hàng năm, dân làng tơ chức lễ hội để

tơn vinh và tưởng nhớ cơng ơn của các vị đĩ Trong lễ hội, người ta tổ chức

những nghỉ thức giới thiệu thần phả, trình bày tiểu sử và cơng trạng của danh

nhân Hoặc cĩ những lễ hội, trình diễn lại những nét đặc sắc nhất trong cuộc

Trang 30

chỉ tạo mơi trường kinh doanh lành mạnh, cịn tự làm phong phú thêm những hình thức tơn vinh cho mình

“Truyền thống tơn vinh danh nhân cịn là nguồn đề tài vơ tận cho giới văn

nghệ sĩ sáng tác, là chiếc cầu hữu nghị khi mở rộng sự giới thiệu danh nhân ra các nước xung quanh Giao lưu văn hố thơng qua hoạt động quảng bá những tắm gương danh nhân khơng chỉ gĩp phần tăng cường tình đồn kết, hiểu biết

lẫn nhau giữa các dân tộc mà cịn đem lại nhiều lợi ích thiết thực để phát triển

kinh tế xã hội

Cuối cùng, tơn vinh danh nhân cùng với di tích văn hố danh nhân đã và đang trở thành những tải nguyên du lịch đặc biệt, thu hút sự quan tâm của nhân

dân cả nước và du khách quốc tế Các di tích văn hố danh nhân như: Đền Hùng

(Phú Thọ), đền Giĩng (Hà Nội), đền vua Đinh, Lê (Ninh Bình), đền Đơ (Bắc Ninh), đền Kiếp Bạc (Hải Dương), đền Trần (Nam Định), khu di tích Nguyễn Du (Hà Tĩnh), v.v đã hiện điện như các điểm du lịch hấp dẫn

Nhu vay, truyền thống tơn vinh danh nhân đã trực tiếp gĩp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước, xây dựng và hồn thiện con người Việt Nam Vì thế, tơn vinh danh nhân là phương thức hữu hiệu để bảo tổn và phát triển nền

văn hố Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

“Tiểu kết chương 1

Chương I trình bày thành 3 tiết:

+ Khái niệm cơng cụ: Văn hố và danh nhân; + Danh nhân - bộ phận của di sản văn hố;

n vinh danh nhân như là phương thức bảo tồn và phát triển văn hố

Trang 31

hiện tại Hoạt động sáng tạo ấy đã tạo ra hệ thống các giá trị và chuẩn mực xã hội, làm nên bản sắc văn hố của cộng đồng người.”

Danh nhân là những người nồi tiếng, cĩ những đĩng gĩp to lớn, xuất sắc

trên các lĩnh vực hoạt động của xã hội, gĩp phần thúc đầy sự phát triển của đất

nước trong từng giai đoạn lịch sử, cĩ đạo đức trong sáng, được nhà nước tơn vinh và thưởng cơng trạng, được nhân suy tơn thành biểu tượng, treo gương sáng cho hậu thé noi theo

Danh nhân trong bắt cứ lĩnh vực nào cũng được xem như một cá nhân cĩ

nhân cách văn hố kiệt xuất, thể hiện ở ba tiêu chí: tài năng xuất chúng, đạo

đức cao cả, được nhà nước và nhân dân tơn vinh

“Trong thời kỳ cơng xã nguyên thuỷ, khi các hoạt động xã hội cịn mang,

tính nguyên hợp, chưa cĩ sự phân hố rõ ràng, thì người cĩ thành tích xuất sắc ở bắt cứ phương diện nào đều được suy tơn là nhân vật văn hố Khi xã hội phát triển, cơng việc sản xuất ngày càng được chuyên mơn hố sâu sắc, thì danh

nhân cũng được phân chia ra các dạng, tương ứng với các dạng hoạt động chính

yếu của xã hội

Là tài sản văn hố phi vật thể mang giá trị của cộng đồng, nên danh nhân cũng cần được phân ra các cắp độ khác nhau Dựa vào thực trạng cơ cấu xã hội

truyền thống nước ta, chúng tơi nêu lên 4 cấp độ dé phân loại danh nhân thời xưa, đĩ là: danh nhân làng xã, danh nhân vùng, danh nhân quốc gia và danh nhân thể giới

Một tài sản văn hố dù là vật thể hay phi vật thể đều hàm chứa trong đĩ một giá trị văn hố cụ thé Cũng như vậy, danh nhân là tài sản văn hố vơ giá của dân tộc, những giá trị nhận thức khai thác từ vốn di sản văn hố cũng như các bộ tiểu sử danh nhân là nguồn tư liệu phong phú để nhận biết về lịch sử văn

Trang 32

Chương 2

DANH NHÂN ĐỜI TRÀN - NGUON TU LIEU LICH SU DE NHAN

BIẾT NHỮNG NÉT VĂN HỐ LICH SU THOL THINH TRI CUA

VUONG TRIEU

‘Thang 12 năm Nguyên Phong thứ 7 (1257) quân Mơng Cổ do tướng Ngột

Lương Hợp Thai chỉ huy từ Vân Nam tràn xuống cánh đồng Bình Lệ (phía Nam

huyện Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ) Vua Trần Thái Tơng đứng ra chỉ huy cuộc

chiến đấu chống giặc Sách Đại Việt sử ký tồn thư chép: “ đốc chiến, xơng pha tên đạn ” [1 1, tr.46-46§]

Vua tự lầm tướng,

Cuối tháng 12 năm ấy, vua Thái Tơng cùng với thai tir Hoang (tức vua Trần Thánh Tơng) đã phá tan quân Mơng Cổ ở Đơng bộ đầu, giải phĩng kinh đơ Thăng Long, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống để quốc Mơng Cổ lần thứ nhất

Để ghi nhớ chiến cơng này, về sau vua Tran Nhân Tơng đã cĩ thơ ca ngợi

Bạch đầu quân sĩ tại

Vang vàng thuyết Nguyên Phong Dịch

Người lính già đầu bạc,

KẾ mãi chuyện Nguyên Phong

Hai câu thơ của “Phật Hồng” Trần Nhân Tơng là một khúc vinh danh

tưởng thưởng cho những người lính cịn sống sau cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại Họ đã trở về các miễn quê với cuộc sống đời thường cùng với những ký ức hào hùng của một thời oanh liệt Họ cĩ quyền tự hào kể mãi về những

chiến cơng rực rỡ cho những người đương thời và con cháu họ nghe, chia sẻ

với họ về những phút thăng hoa ngây ngắt mỗi khi nhắc đến hào khí “Đơng,

Trang 33

(Đơng A là triết tự: chữ A + chữ Đơng = chữ Trần)

Sau một cuộc hỗn chiến, đất nước trở lại cảnh thanh bình, vua Trần Thái

Tơng nhường ngơi cho thái tử Hoảng (tức vua Trần Thánh Tơng), rời “bỏ ngơi báu như trút đơi giầy rách” (Lời phiêm bình của sử gia Ngơ Thì Sĩ (1726-1780), chép trong sách “Việt sử tiêu án”) Vua lui về lập am Thái Vi ở vùng rừng núi 'Vĩ Lâm thuộc Hoa Lư (Ninh Bình) dé an dân, lập ấp, viết sách và tu Phật

Cé thể xem sự lựa chọn của vua Trần Thái Tơng là một biểu hiện khác của khí chất anh hùng - triết gia - những người đã làm nên văn hĩa Dong A toa sáng một thời

Để nhận biết diện mạo của văn hĩa Đơng A, trong chương 2 này, chúng tơi sẽ tìm tịi, tập hợp những thơng tin về danh nhân đời Trần, qua đĩ nêu lên

những nhận

Chương này gồm một số tiết như sau:

về văn hố - lịch sử giai đoạn thịnh trị của vương triều Trần

~ Sơ lược giới thiệu bộ khung phân loại lịch sử - văn hố Việt Nam và sự ra đời của nhà Trần

~ Nguồn tư liệu về danh nhân thời Trần

~ Xây dựng Bản tổng hợp danh nhân thời Trần

~ Một số nhận biết về văn hố - lịch sử thời thịnh trị của vương triều Trần 2.1 Sơ lược giới thiệu sự phân chia các thời kỳ trong lịch sử văn hĩa nước ta và sự ra đời của nhà Trần

Luận văn cĩ một phần bàn về những đĩng gĩp của danh nhân thời Trần

đối với văn hĩa Đại Việt Vì vậy, chúng tơi thấy cần giới thiệu sơ lược về khung

phân kỳ của lịch sử văn hĩa nước ta để tiện theo dõi

Trang 34

~ Kỷ nguyên văn hĩa của xã hội truyền thống khởi lên từ thời các vua Hùng mở nước và kết thúc vào khoảng cuối thế kỳ XIX, trước khi cĩ sự giao

thoa và tiếp biến văn hĩa sâu sắc giữa nước ta và thế giới phương Tây;

- Kỷ nguyên văn hĩa của xã hội hiện đại, đánh dấu bằng việc các nhà nho cấp tiến mở trường Đơng Kinh nghĩa thục ở Hà Nội và tiếp theo đĩ là

phong trào “Duy Tân” phát triển trong cả nước vào đầu thế kỷ XX

Pham vi nghiên cứu của luận văn chỉ liên quan đến một phần kỷ nguyên thứ nhất, nằm trong khuơn khổ của lịch sử xã hội truyền thống

Dựa vào những thành tựu nghiên cứu của giới sử học văn hĩa của nước ta trong vài chục năm gần đây, chúng tơi trình bày khung phân kỳ lịch sử văn

hĩa truyền thống theo một lược đồ như sau

2.1.1 Phân kỳ lịch sử

Lịch sử văn hĩa truyền thống Việt Nam chia thành 3 thời kỳ lớn:

~ Thời kỳ dựng nước (cịn gọi là thời huyền sử)

Sử cũ gọi thời này là thời kỳ ra đời của nước Văn Lang - Âu Lạc Dựa theo quan niệm của nhà sử học Lê Văn Hưu (đời vua Trần Thánh Tơng) chúng tơi đặt nước Việt Nam của nhà Triệu vào hệ thống lịch sử người Việt

~ Thời kỳ đấu tranh chống lại sự đồng hĩa của các dé chế phương Bắc

(từ Hán đến Đường)

“Thời kỳ này diễn ra vào khoảng thiên niên kỷ I SCN, khởi đầu từ sự suy

vong của nhà nước Nam Việt, bao gồm cả lãnh thơ nước Au Lac vao nam 111 TCN và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng do Ngơ Quyển chỉ huy vào năm 938, lập lại nền tự trị của người Việt

Sử cũ thường gọi thời kỳ này là thời “Bắc thuộc” Chúng tơi nhận thấy:

Cách gọi như trên là khơng thỏa đáng Vì rằng, đúng là vào thiên niên ky I SCN cĩ sự cai trị khơng liên tục của các viên thái thú phương Bắc Đây là lối cai trị

Trang 35

Pháp tịnh dụng: Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX Giai đoạn này cĩ 4 triều đại Lê, Mạc, Tây Sơn và Nguyễn

Luận văn này chỉ bàn về văn hĩa danh nhân đời Trần vào khoảng hai thế

kỹ XIII-XIV

2.1.2 Nhà Trần thành lập

Sau gần 200 năm trị vì, đến đầu thế kỷ XIII nhà Lý lâm vào tình trạng

suy thối

'Vua Lý Cao Tơng ham chơi bời, chễnh mảng chính sự, hay săn bắn xây

dựng cung điện tốn kém, giặc dã nồi lên khắp nơi Ví dụ:

~ Năm 1208 ở Nghệ An cĩ Phạm Du chiêu nạp những người vong mạng cho đi cướp trong các thơn dân;

- Đồn Thượng ở Hồng Châu (Hải Dương) chiếm đất Đường Hào, tự

xưng làm vua;

- Nguyễn Nộn ở Bắc Giang tự mình xưng vương tại làng Phù Đồng;

Ngồi ra, ở mạn Quốc Oai cĩ người Mường khởi loạn

Đối với vùng Nghệ An vua Cao Tơng đã sai tướng Phạm Binh Di đi đánh dẹp Binh Di đã tịch biên của cải, san bằng nhà cửa của Phạm Du

Du một mặt cho người về Kinh dùng vàng bạc hối lộ, vu cho Binh Di lim việc hung bạo Sau đĩ, Phạm Du về triều khiếu oan Vua Cao Tơng nghe lời triệu Pham Du vào chầu, đồng thời cho gọi Binh Di về Kinh Di về đến nơi liền bị bắt giam trị tội Tướng của Binh Di là Quách Bốc đem quân phá cửa thành, xơng vào trại giam cứu chủ tướng Vua Cao Tơng thấy thế bèn cho giết Binh Di,

rồi cùng với thái từ chạy lên mạn Quy Hĩa (Tam Nơng, Phú Thọ)

Trang 36

Kinh sinh ra Hap, Hap sinh ra Lý Đến đời Hắp thì một phần gia tộc họ Trần chuyển sang Hải Áp để mở mang cơng việc chai lưới

Gia tộc Trần Lý lúc này đã trở thành một cư tộc giàu cĩ, nhiều người theo phục, trong nhà nuơi nhiều thực khách Khi thái tử Sảm chạy về ở, thấy con gái Trần Lý cĩ nhan sắc, bèn lấy làm vợ, rồi phong cho Trần Lý tước Minh

tự, phong cho cậu vợ là Tơ Trung Từ làm Điện tiền chỉ huy sứ

Anh em nhà họ Trần mộ quân vẻ Kinh dẹp loạn Quách Bốc, rồi lên Quy Hĩa đĩn vua Cao Tơng về cung Cao Tơng về Kinh được một năm thì lâm bệnh mắt Ơng trị nước được 35 năm, hưởng dương 38 tuổi Năm 1211, thai tr Sam kế ngơi, tức là vua Lý Huệ Tơng Huệ Tơng sai người đi đĩn Trần Thị Dung từ Hải ấp về phong làm Nguyên Phi

Bấy giờ Trần Lý bị giặc cướp giết, Huệ Tơng bẻn phong cho Trin Tu

Khánh - con thứ của Trần Lý làm Chương tín

Nguyên Phi là Tơ Trung Từ làm Thái úy phụ chính du, lai phong người cậu của

Năm 1216, nội tình trong cung rất căng thăng Huệ Tơng là người yếu

đuối, thái hậu họ Đàm điều khiên chính sự, mọi việc đều phĩ thác cho Đàm Dĩ

Mơng - người cĩ chức quyền lớn, nhưng ít học và khơng cĩ mưu lược, tính khí lại nhu nhược, khơng quyết đốn, chính sự cảng thêm đỗ nát

Trang 37

Khi ấy Huệ Tơng mắc bệnh, thỉnh thoảng lên cơn điên cứ uống rượu say

ngủ cả ngày, cơng việc chính sự hồn tồn phụ thuộc vào anh em nhà họ Trần

Năm 1223 Trần Tự Khánh mắt, Huệ Tơng phong Trần Thừa làm phụ quốc Thái úy, lại phong người em họ hồng hậu là Trần Thủ Độ làm điện tiền chỉ huy sứ Từ đĩ mọi việc trong triều đều do Thủ Độ quyết định hết cả

Bệnh tình của Huệ Tơng khơng khỏi, thái tử chưa cĩ Trin Thi chỉ sinh

được hai con gái: chị là cơng chúa Thuận Thiên đem gả cho Trần Liễu là con

trưởng của Trần Thừa, người em là cơng chúa Chiêu Thánh tên là Phật Kim được Huệ Tơng lập làm thái tử

Tháng 10 năm 1224, Huệ Tơng truyền ngơi cho cơng chúa Chiêu Thánh, rồi bỏ đi tu ở chủa Chân giáo Chiêu Thánh lên ngơi lúc 7 tuổi, tức vua Lý

Chiêu Hồng Thủ Độ lại thu xếp cho Lý Chiêu Hồng lấy con trai thứ của Trằn Thừa là Trần Cảnh lên § tuổi Một năm sau vào tháng 12 âm lịch năm 1225 Trần Thủ Độ ép Chiêu Hồng nhường ngơi cho chồng Nhà Trần bắt đầu nắm

quyền cai tri từ ấy Khi lên ngơi Trần Cảnh cịn nhỏ, mọi việc triều chính đều

nằm trong tay thái sư Trần Thủ Độ và cha là thái thượng hồng Trần Thừa

quyết định cả

Phần trên đã nĩi, nước Đại Việt vào đầu thế kỷ XIII đã hình thành nên

một số tập đồn phong kiến cát cứ, tiêu biểu là ba họ:

- Ho Doan - Đồn Thượng ở mạn Hải Dương và Hải Phong;

- Họ Nguyễn - Nguyễn Nộn ở Bắc Giang;

- Họ Trần - Trần Lý ở Thái Bình, Nam Định

“Thời ấy, triều đình nhà Lý chỉ kiểm sốt được vùng quanh Thăng Long Trong quá trình nắm giữ quyên bính trong triều Lý, họ Trần phải đối phĩ với

Trang 38

'Vương triều Trần vừa thành lập xong, thì Nguyễn Nộn đã tiêu diệt Đồn Thượng vào năm 1228 Đến cuối năm 1229 Nguyễn Nộn ơm chết, các lực lượng cát cứ tự tan rã Thể là, nhà Trần mới lên đã chấm dứt được nạn cát cứ do thời trước để lại

Vuong triều Trần kéo dài được 175 năm, trải qua 13 đời vua thì kết thúc Thời gian tổn tại của vương triều diễn ra chủ yếu là vào hai thế kỷ XIII và XIV, gần trùng với thời gian hình thành và tồn tại của đế quốc Mơng Nguyên ở phương Bắc Dé quốc Mơng Cổ cĩ “duyên nợ” với triều Trần ở chỗ, đã ba lần thất trận khi tắn cơng Đại Việt, trong khi vĩ ngựa viễn chỉnh của họ đã làm mưa, làm giĩ trên lục địa Á - Âu trong gần hai thế kỷ! Chính vì vậy ở đây chúng tơi giới thiệu sơ lược về đế quốc này đề tham khảo [PI1.1,

tr111]

2.2 Xây dựng bảng thống kê tổng hợp danh nhân thời Trần (gọi tắt

là Bảng thống kê danh nhân)

Phần trên đã trình bay, danh nhân được xem như một bộ phận của di sản văn hĩa dân tộc, mà tài sản văn hĩa bản thân nĩ chính là một dang tw liệu lịch sử, chứa đựng những thơng tin đa dạng, cĩ thể giúp chúng ta tìm hiểu khám phá, nhận biết và cĩ thể phục dựng lại diện mạo xã hội của thời đã qua

Danh nhân là những nhân chứng đã từng tồn tại trong lịch sử như những nhân cách văn hĩa độc đáo, tiểu sử ghỉ chép thành tích hoạt động của họ là những tập hợp thơng tin đa dạng, phong phú, khắc họa nên chân dung của những tượng đài lịch sử đương thời

“Chính vì vậy, một nhiệm vụ quan trọng của chương này là phải xây dựng, Bảng thống kê tổng hợp danh nhân thời Trần

Để thực hiện ý tưởng trên đây, luận văn phải thực hiện một

Trang 39

Dựa vào nội dung của 5 cuốn từ điển trên, chúng tơi chia chúng thành hai loại + Loại từ điên danh nhân (bao gồm cả nhân vật chí), gồm cĩ: Các từ điên số 1, số 3 và số 5, + Loại từ điển nhân vật lịch sử: các từ điển số 2, số 4

Nhân vật chí là thuật ngữ được nhà sử học Phan Huy Chú (1782-1840)

sử dụng trong bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí của ơng Ơng đã chọn

các nhân vật cĩ cơng trong lịch sử nước ta và chia thành 5 loại:

~ Dịng chính thống các để vương;

~ Người phị tá cĩ cơng lao tài đức;

~ Các vị tướng cĩ tiếng và tài giỏi;

~ Nhà Nho cĩ đức nghiệp;

~ Bề tơi tiết nghĩa

Theo cách lựa chọn và phân loại trên đây thì nhân vật chí cũng là danh nhân, theo cách nhìn nhận và đánh giá của đương thời

Nhân vật lịch sử theo quan niệm của các tác giả hai cuốn từ điển số 2 và số 4 bao gồm hai dạng: chính diện và phản diện

Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam giải thích

Chính diện là những nhân vật được trang trọng ghi tên vào sử sách, đã

gĩp phân tích cực vào cơng cuộc đấu tranh giữ vững độc lập dân tộc đưa đất

nước tiến lên, được nhân dân quý trọng đời đời tơn kính Phản diện là những

người cĩ trọng trách với đất nước, nhưng đã tỏ ra yếu hèn khi vận mệnh Tổ

quốc lâm nguy, đã bắt tay với giặc làm những việc phản dân, hại nước, bị nhân

dân căm thù, lên án [52, tr.5]

Trang 40

khác nhau giữa danh nhân và nhân vật lịch sử là ở phẩm chất đạo đức của nhân

vật

Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam của hai tác giả Nguyễn Q.Thắng và

Nguyễn Bá Thế, do quan niệm “trung tính” về lịch sử (khơng phân biệt chính

dign/phan diện) đã giới thiệu 2.104 nhân vật (gấp hai lần các từ điển khác), trong đĩ đã liệt kê các vị hồng để bao gồm cả những ơng vua đầu hàng theo giặc như Trần Ích Tắc đời Trần, hoặc vua bại trận lưu vong như Lê Chiêu

Thống đời Lê Mạt

“Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam do hai GS Dinh Xuân Lâm và Trương Hữu Quýnh làm chủ biên trong giai đoạn lich sử hiện đại 1945-1975 cĩ nêu tên

hai vị tơng thống Việt Nam cơng hỏa là Ngơ Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, đồng thời cĩ bản phụ lục giới thiệu 68 nhân vật nước ngồi, cĩ liên quan đến

lịch sử nước ta thời cận, hiện đại

Nhìn chung, hai cuốn Từ điển nhân vật lịch sử vừa kể trên cĩ tư liệu

phong phú, sau khi loại bỏ đi các nhân vật khơng thích hợp, chúng trở thành tư

liệu tham khảo cĩ ích, cho việc xây dựng Bảng thống kê tổng hợp danh nhân đời Trần

Ngồi việc khai thác tư liệu danh nhân từ 5 cuốn từ điễn trên, chúng tơi

cịn tham khảo một số sách chuyên viết về danh nhân, như: Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập 1 của Trần Văn Giáp, Kê chuyện danh nhân Việt Nam của Lê Minh Quốc, Danh tướng Việt Nam trong lịch sử của Đỗ Đức Hùng, Danh

nhân tỉnh Nam Hà, v.v

2.2.2 Bảng thơng kê danh nhân thời Trần

Dựa vào yêu cầu tìm hiểu về danh nhân, về những thơng tin cĩ thể khai

thác ở danh nhân, hướng tới việc nhận định khái quát về những đĩng gĩp của

Ngày đăng: 19/08/2022, 14:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w