1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Giá trị lịch sử, văn hóa của sưu tập tiền cổ được lưu giữ tại Bảo tàng Vĩnh Phúc

119 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 23,87 MB

Nội dung

Đề tài Giá trị lịch sử, văn hóa của sưu tập tiền cổ được lưu giữ tại Bảo tàng Vĩnh Phúc giới thiệu tổng quan Bảo tàng Vĩnh Phúc tình hình nghiên cứu tiền cổ và sưu tập tiền cổ tại Bảo tàng Vĩnh Phúc; nghiên cứu giá trị lịch sử, văn hóa của sưu tập dựa trên cơ sở thống kê, phân loại, hệ thống hóa và miêu tả sưu tập tiền cổ tại Bảo tàng Vĩnh Phúc; nghiên cứu thực trạng bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập, từ đó đề xuất giải pháp nhằm bảo quản, phát huy giá trị lịch, sử văn hóa của sưu tập.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THÊ THAO VÀ DU LỊCH

TRUONG DAI HQC VAN HOA HA NOL — NGUYÊN THỊ NGUYỆT AN HOA CUA SUU TAP TIEN CO AI BẢO TÀNG VĨNH PHÚC GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, ĐƯỢC LƯU GI Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số : 6031 06 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYEN SY TOÁN

HÀ NỘI -2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm on Ban

giám hiệu trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Phòng Đảo tạo Sau đại học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, quý thầy cô đã

tình dạy dỗ, truyền thụ

kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt quá trình học tập ở trường và thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp

Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Nguyễn Sÿ Toản đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện

luận văn tốt nghiệp

Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các anh chị

trong Bao ting đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin, tao điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian qua

Đồng thời, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiéu, thu thập các thông tin, tư liệu cũng như trong việc trình bày nội dung các vấn dé nhưng do trình độ còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Vậy tôi kính mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các quý thầy cô để tơi có thể hồn thiện được bản luận văn này

“Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 thắng 10 năm 2013

TÁC GIÁ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Sỹ Toản Những nội dung trình bày trong luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi, trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa kết quả những công trình nghiên cứu đã được công bố Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác đều được trích dẫn rõ ràng Tơi hồn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2013

TAC GIA

Trang 4

DANH MỤC CHU CAI VIET TAT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

LAN Mạng nội bộ

ư Trang

TCN Trước công nguyên

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TÁT

MỠ ĐÀU

Chương 1: TÔNG QUAN VỀ SƯU TẬP TIỀN CÓ ĐƯỢC LƯU GIỮ TẠI

BAO TANG VINH PHUC 13

1.1 Khái niệm “sưu tập” và tình hình nghiên cứu tiền 13

1.1.1 Khái niệm sưu tập và sưu tập tiền cô - 13

1.1.2 Vài nét về tình hình nghiên cứu tiền cổ ở Việt Nam 14

1.2 Khái quát sưu tập tiền cỗ tại Bảo tàng Vĩnh Phúc 19 1.2.1 Vài nét về Bảo tàng Vĩnh phúc - +25 TÔ 1.2.2 Quá trình sưu tầm và thu thập hiện vật của sưu tập 2 1.2.3 Thống kê hiện vật trong sưu tập 23 1.2.4 Phân loại sưu tập Chương 2: NHỮNG GIÁ TRỊ 24 TÊU BIEU CUA SUU TAP TIỀN CÓ

ĐƯỢC LƯU GIỮ TẠI BẢO TANG VĨNH PHÚC 46

2.1 Giá trị lịch sử của sưu tập 46

2.1.1 Nguồn sử liệu góp phần nghiên cứu lịch sử dân tộc 46 2.1.2 Nguồn sử liệu góp phần nghiên cứu sự phát triển kinh tế - xã hội

đương thời 49

2.1.3 Nguồn sử liệu góp phần nghiên cứu sự phát triển tiền tệ Việt Nam 52

2.2 Giá trị văn hóa của sưu tập

Trang 6

Chương 3: GIẢI PHÁP VỀ BẢO QUẢN VÀ PHAT HUY GIA TRI CUA SƯU TẬP TIÊN CÔ ĐƯỢC LƯU GIỮ TẠI BẢO TÀNG VĨNH PHÚC 73 3.1 Thực trạng công tác bảo quản và phát huy trị sưu tập tiền cỗ tại Bảo tàng Vĩnh Phúc 73 3.1.1 Công tác bảo quản sưu tập 2-2222 73 3.1.2 Công tác khai thác phát huy giá trị của sưu tập 77 3.2 Giải pháp bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập 78

3.2.1 Giải pháp về bảo quản sưu tập ¬" 3.2.2 Giải pháp về phát huy giá trị của sưu tập tiền cô 89 KET LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

“Tiền cô là một di vật có giá trị đặc biệt, vật minh chứng cho sự biến đổi của lịch sử, như thay thế cả một triều vua hay cả một triều đại, nó ẩn chứa

trong mình nhân sinh quan, thể giới quan của người xưa Tiền cổ là một loại

sản phẩm phổ biến, có cả ở người giàu và người nghèo, nó luôn phục vụ đắc lực cho cuộc sống con người Do đó, khi nghiên cứu về tiền cổ, phần nào chúng ta có thể biết được tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, sự lưu

thông hàng hóa của thời đại lịch sử ấy

'Việt Nam là một trong những quốc gia có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, vị trí nằm ở trung tâm bán đảo Đông Nam Á nên tiền tệ cũng sớm được hình thành Thư tịch cũ cũng chứng minh đồng tiền cổ nhất của Việt Nam có từ thời Đinh Tiên Hoàng Đây là đồng tiền mở đầu cho thời kì đi

dân tộc ta trước thế lực Phong kiến phương Bắc Từ đó về sau, các triều đại Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ đều đúc tiền, không hẻ bị gián đoạn, để khng định sự tồn tại của triều đại mình nhằm lưu lại cho thế hệ sau này Cho đến nay, tiền cổ đã trở thành một loại di vật có giá trị, cả về vật chất lẫn tỉnh thần Tuy nhiên, tiền cổ ở nước ta vẫn chưa trở thành một chuyên ngành lập tự chủ của

nghiên cứu Những nhà nghiên cứu tiền cổ và sưu tập tiền cổ ở nước ta còn rất ít, chưa đáp ứng được việc bảo tồn và phát huy giá trị của tiền cổ Có nhiều loại tiền cổ được người đân phát hiện ra nhưng do không hiểu được giá trị của

nó nên đã không bảo tồn được Mặt khác, số lượng tiền cổ của các thời đã

phát hiện được ở các di chỉ khảo cổ lại nằm rải rác trong các bảo tàng, các sưu tập

được tập hợp có hệ thống ở một nơi cố định Chính tình trạng trên đã làm cho các nhà sưu tập tư nhân, các cửa hiệu mỹ nghệ Chúng vẫn chưa

tiền cỗ bị mắt mát nhiều hơn, bị bán ra nước ngoài và đang trôi nỗi trên thị

Trang 8

Bảo tàng Vĩnh Phúc trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc là nơi lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị về lịch sử văn hóa Hiện nay, bảo tàng đang lưu giữ một khối

lượng lớn tiền cổ khá phong phú, cả tiền Việt Nam và tiền nước ngoài (mà

chủ yếu là tiền Trung Quốc) Tuy nhiên, để công tác bảo quản, trưng bày và

phát huy được giá trị của sưu tập là một hoạt động đòi hỏi cần nhiều công sức Trong giai đoạn hiện nay, khi cánh cửa giao lưu hội nhập, mở rộng với thế giới bên ngoài; thì việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của ông cha ta từ bao đời nay càng cần thiết hon bao giờ hết Do đó, việc nghiên cứu tiền cỗ Việt Nam để tìm hiểu vẻ lịch sử, văn hóa nghệ thuật, kinh tế của mỗi triều đại là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng

Chính vì những lý do trên và để góp phần vào việc bảo tồn, gìn giữ và

phát huy hơn nữa giá trị của tiền cô của nước ta, tôi đã chọn đề tài “Giá ri

lịch sử, văn hóa của sưu tập tiễn cỗ được lưu giữ tại Bảo tàng Vĩnh Phúc" làm luận văn cao học chuyên ngành Văn hóa học Hy vọng đề tài này sẽ góp được một phần nhỏ bé vào việc bảo vệ và phát huy những di sản văn hóa mang bản sắc dân tộc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoa dat nước

2 Tình hình nghiên cứu

Tiền cỗ là một trong những đối tượng nghiên cứu của Khảo cỗ học Vì

vậy, các nhà khảo cổ học trên Thể giới, cũng như Việt Nam khi nghiên cứu về một xã hội cỗ đại, không thể không chú ý đến loại di vật này Việc nghiên cứu tiền cổ góp phần quan trọng cho việc giám định di vật hoặc di tích được khai

quật Ngoài ra, tiền cỗ cũng góp phần nào đó phản ánh được tình hình Chính

trị, Lich sử, Văn hóa ~ Nghệ thuật thời bấy giờ

Ở nước ngoài, việc nghiên cứu tiền cô đã có một ngành độc lập, gọi là ối với tiền Việt Nam, đã có rất nhiều

Tiền cổ học Trong đó, tác giả nước

ngoài quan tâm nghiên cứu Họ đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về

đại, có hình ảnh kèm theo, như:

Trang 9

Năm 1900, một nhà nghiên cứu người Pháp tên là Désiré Laroix cho in

cuốn “Cổ điển học An Nam” quy mô đầu tiên Sách gồm hai tập, một tập chữ, một tập ảnh

Năm 1963, Benard J.Permarin với cuốn “Sư tập tiển cổ An Nam 968 — 1955", công bố 641 hình các đồng tiền có mô tả sơ lược

Nam 1982, Edwardtoda, một người Anh sống ở Thượng Hải đã cho in cuốn sách bằng tiếng Anh có tên “4n Nam và các loại tiền thông dụng”

Những người nước ngoài như M.Jsilestre, Toda cũng có ít nhiều bài nghiên cứu nhưng chưa có công trình nào là chuyên khảo có tính hệ thống, đầy đủ Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về tiền cổ chưa nhiều và

chưa có hệ thống Có một số cuốn sách đã được xuất bản như:

*fiển cổ Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Văn Ninh, xuất bản năm 1992 Cuốn sách đã giới thiệu khá đầy đủ các loại tiền Việt Nam qua các triều đại

“Tiền kim loại Việt Nam” do Bảo tàng Lịch sử Việt Nam xuất bản vào thánh 05 năm 2005 Cuốn sách đã giới thiệu từ khi đồng tiền đầu tiên của nước ta ra đời cho tới năm 2003 Đây là cuốn sách đầu tiên vẻ tiền tệ nước ta

có tính chất khái quát nhất về lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ Việt Nam

qua các thời kì lịch sử

Trong những bộ sử lớn của nước ta, cũng đã ít nhiều đề cập đến việc đúc tiền và lưu thông tiền tệ trong các thời kì lịch sử như: Đại Việt sứ kí toàn thư, Việt sử thông giám cương mục, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử chế độ Phong kiến Việt Nam, Lịch sử tư tưởng Việt Nam

Bên cạnh đó, các bài viết, nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu như

Nguyễn Anh Huy, Bình Khang, Hồ Đăng Kế, Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Quốc Bình trên một số báo, tạp chí như Xia nay, Cé vat tinh hoa, tap chi

Trang 10

Ngoài ra, tiền cỗ cũng là một trong những đề tài hấp dẫn, thu hút sinh viên nghiên cứu khoa học, sinh viên lấy làm đẻ tài khóa luận tốt nghiệp như:

~ Khóa luận “Tim hiểu tiền cổ Việt Nam thời kì Phong kiến” của sinh

viên Đỗ Thị Hằng Nga, Đại học Văn hóa Hà Nội năm 1999

~ Khóa luận “Bước đầu tìm hiểu sưu tập tiền cổ của Bảo tàng Vinh

Phúc” của Lê Thị Hồng Tường, trường Đại học Văn hóa Hà Nội năm 2000 Đây là những tư liệu quý, có giá trị cho việc tham khảo Vì vậy, việc

tìm hiểu và kế thừa những nguồn tư liệu trên, phục vụ cho việc nghiên cứu đề

tài luận văn là rất cần thiết

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sưu tập tiền cỗ được lưu giữ tại Bảo

tàng Vĩnh Phúc

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Pham vi nghiên cứu mà luận văn đề cập đến là sưu tập và giá trị lịch sử,

văn hóa của sưu tập tiền cỗ đang được lưu giữ tại Bảo ting Vinh Phúc 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu giá trị lịch sử, văn hóa của sưu

tập tiền cô tại Bảo tàng Vĩnh Phúc và đẻ xuất giải pháp nhằm bảo quản, phát huy giá trị của sưu tập trong xu thế hội nhập hiện nay

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở tiếp cận các tư liệu, kết hợp với

khảo sát thực ế, luận văn nghiên cứu giới thiệu tông quan Bảo tàng Vĩnh Phúc tình hình nghiên cứu tiền cổ và sưu tập tiền cổ tại Bảo tàng Vĩnh Phúc

Trang 11

~ Nghiên cứu thực trạng bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập, từ đó

đề xuất giải pháp nhằm bảo quản, phát huy giá trị lịch, sử văn hóa của sưu tập

§ Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ việc tiếp cận đối tượng nghiên cứu dưới góc độ văn hóa học, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

~ Vận dụng dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, chủ trương và đường lối của Đảng Cộng

sản Việt Nam về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc

~ Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như: khảo cô học, sử

học, văn hóa học, bảo tàng học, mỹ thuật học

~ Phương pháp khảo sát, miêu tả, thống kê, phân loại, chụp ảnh và xử lý

thông tin tư liệu

6 Đóng góp của dé tài

~ Góp thêm tư liệu để có nhận thức một cách hệ thống và đầy đủ hơn về giá tri lich sử, văn hóa của sưu tập tiền cổ được lưu giữ tại bảo tàng

'Vĩnh Phúc

~ Khẳng định giá trị lịch sử, văn hóa của sưu tập, đồng thời qua nghiên cứu, góp thêm hiểu biết về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, hoạt động giao

ưu văn hóa của các triều đại xưa

~ Luận văn nêu ra được thực trạng của công tác lưu giữ, bảo quản và

Trang 12

7 Cầu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan sưu tập tiền cỗ được lưu giữ tại Bảo tàng Vĩnh Phúc Chương 2: Những giá trị tiêu biểu của sưu tập tiền cỗ được lưu giữ tại Bảo tàng Vĩnh Phúc

Chương 3: Giải pháp về bảo quản và phát huy giá trị của sưu tập tiền

Trang 13

Chương 1

TONG QUAN VE SUU TAP TIEN CO DUQC LUU GIT’ TAI BAO TANG VINH PHÚC

1.1 Khái niệm “sưu tập” và tình hình nghiên cứu tiền cỗ ở Việt Nam 1.1.1 Khái niệm sưu tập và sưu tập tiền cổ

Khái niệm sưu tập được đề cập khá nhiều; tuy nhiên, sưu tập trong mỗi

lĩnh vực, chuyên ngành lại có tính chất và đặc thù riêng của từng chuyên

ngành đó Nhưng nói chung, sưu tập là một khái niệm chỉ việc thu thập, gìn

giữ, sắp xếp những đồ vật một cách có hệ thống theo một chủ đẻ, chủ điểm

nào đó

“Trong lĩnh vực Bảo tàng học nói riêng, ngành Văn hóa nói chung, khái

niệm sưu tập được nhắc đến rất nhiều Luật Di sản văn hoá có viết: “Sư đập

là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hoá phi vật thể được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu đễ đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử, tự nhiên, xã hội”

Tuy nhiên, trong Từ điển Tiếng Việt, sưu tập được để cập đến khá đơn giản, chỉ là việc “tìm kiếm và tập hợp lại”

Sưu tập được coi là một thú chơi, một hoạt động nghiên cứu có sự đầu tư về thời gian, công sức, kĩ năng của người sưu tập Đó có thể là việc sưu

tập tem thư, tiền cổ, sưu tập côn trùng, trang sức, xe cộ Trong đó, sưu tập

tiền cổ là một loại sưu tập đặc biệt Đặc biệt ở chỗ, đây là loại hình sưu tập

những hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa của một thời lịch sử đã qua; là hoạt

động đòi hỏi người chơi cần có các kĩ năng cần thiết, chuyên ngành về bảo

tảng để có thể bảo quản, quản lý cũng như trình bày một cách chuyên nghiệp,

Trang 14

Tiền cổ là những đồng ết thời hiệu tiêu dùng, tuy không còn lưu thông nữa nhưng tùy vào đặc điểm và sự hiểm có mà giá trị của chúng trở nên

rat đặc biệt

Tir day, ta có thể hiểu Sưw tdp téén cổ là sưu tập tiền kim loại, tiền giấy hoặc cả hai, thường được sưu tập theo thời gian lưu hành tiền tệ của một quốc

gia, theo các chuyên đề về phong cảnh, hoạ tiết, hoa văn trang trí hay theo nội

dung lịch sử

1.1.2 Vài nét về tình hình nghiên cứu tiền cỗ ở Viet Nam

Chính sử nước ta không có sách nào viết đầy đủ về tiền tệ, chỉ có một vài đoạn nói sơ lược về phép dùng tiền Vào thời Gia Long, sử gia Phan Huy Chú soạn bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, sách viết về cách dùng tiền tệ, chính tác giả cũng nói: “Sách chép thiếu sót nên không thể nào khảo được

tường tận, nay hãy tạm biên ra một vài điều còn thấy chép trong sử để ghi

lại” Và ngày nay, ở nước ta thì tiền cổ chỉ là một đối tượng trong lĩnh vực khảo cỗ nói chung nên kết quả nghiên cứu chưa cao Trong khi đó, các học giả nước ngoài lại rất quan tâm đến tiền cô Việt Nam và vùng Đông Á, có thể

kế một số công trình tiêu biêu sau:

Năm 1882, Edward Toda, một người Anh ở Thượng Hải cho in sách Annam And Its Minor Curreney Hiện vật được tác giả sưu tập khá nhiều, hình ảnh trong sách cũng rất đẹp nhưng cũng chỉ là hình vẽ lại, làm hiện vật

không còn tính chân thật của nó Một vấn đề cần làm sáng tỏ là một số loại

tiền có hiệu lạ được tác giả tự ý giám định niên đại mà không có lời giải thích

Và những điểm này lại là căn cứ gốc để các công trình nghiên cứu sau này

đều trích lại nhưng không sao giải thích được

Nam 1895, một người Anh ở Hồng Kông là Stewart Lockhart làm công trinh dé sé The Currency Of The Far East, From The Earliest Time Up To

Trang 15

Nam 1900, Désiré Lacroix, một người Pháp ở Sài Gòn, công bố công

trình Numismatique Annamite Sách gồm 2 tập, tập 1 là hình chụp các đồng

tiền, còn tập 2 là lời giải thích các đồng tiền ấy Về mặt nghiên cứu, đây chỉ là

công trình công bồ lại trên cơ sở sách của Toda nên không có gì mới

Năm 1905, một người Pháp khác là Albert Schroeder công bố ở Paris

một công trình rất lớn là Annam Études Numismatiques Đây là công trình

khá lớn, tác giả có nghiên cứu cả lịch sử và địa lý Việt Nam Ngoài hiện vật

đã được Toda công bó, tác giả còn công bố thêm nhiều loại tiền mới lạ tuy chưa giám định được Điểm mới của công trình là tác giả có chú thích nhiều đồng tiền giả, ngoài ra còn nghiên cứu thêm kỹ nghệ đúc tiền và các loại kim

khí khác

Nam 1940, TingFuBao (Đỉnh Phúc Bảo) in tại Thượng Hải công trình Cổ Tiền Học Cương Yếu, gồm tiền Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam Đây là công trình có tính nghiên cứu cao vì hiện vật được chụp

thật sự, giám định khá chính xác, nhưng vẫn còn đôi chỗ nhằm lẫn và bắt đầu xuất hiện tiền giả Sau đó, tác giả tiếp tục hoàn chỉnh công trình để tiếp tục xuất bản Lịch Đại Cổ Tiền Đồ Thuyết và Cổ Tiền Đại Từ Điền

Năm 1963, Bemard J Perma in tai Sai Gon cuén Catalogue Of Annam Coins 968-1955 Sách này như là một tài liệu tham khảo chính của nhiều nhà nghiên cứu hiện nay, nhưng lại có khá nhiễu tiền giả

Năm 1965, Fridrik Sehjoth ở Wisconsin (Hoa Kỳ) viết về Chinese Currency, Currency Of The Far East; sau d6, tai Kansas, tác giả Arthur Braddon Coole cé viét Coins In China’s History Đây thực ra chỉ là việc công,

bố những sưu tập đơn giản nên giá trị nghiên cứu chưa cao

Trang 16

Bộ công bó các đồng tiền được giám định theo niên hiệu, Thủ Loại Tiền Bộ thì phân loại theo đặc điểm những

dng tiền chưa xác định được, còn Đại Tiền - Ngân Tiền Bộ là những đồng tiền bằng bạc và tiền đường kính lớn

Sách có nhiều hiện vật quí hiểm, có giá trị nghiên cứu cao mặc dù còn có chỗ bị nhằm lẫn

Nam 1973, Ogawa Hiroshi (Lục Nguyên Bảo), một người Nhật khác đã giới thiệu Đông Dương Cổ Tiền - Giá Cách Đồ Phổ Sách chủ yếu dành cho các nhà sưu tập vì chỉ giới thiệu sơ lược và ghi giá các đồng tiền Tuy nhiên, sự giám định niên đại khá chính xác nhưng hiện vật chưa phong phú

Năm 1985, Hội Tiền tệ học Thượng Hải xuất bản Giám Định và Bảo Dưỡng Tiền Cổ, chủ yếu là tiền Trung Quốc và có biểu thống kê tiền Việt Nam Vì không có hình ảnh tiền Việt nên cũng khó nhận xét, nhưng chắc chắn sách này đã dựa trên cơ sở của Toda

Năm 1986, Frangois Thierry công bố cuốn “Những bộ sưu tập tiền Viễn Đông” gồm hai tập, tập 2 gồm tiền Nhật Bản và Việt Nam, sách in ảnh màu đẹp, nhưng có nhiều chỗ bị nhằm lẫn giữa tiền Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời có lẫn cả tiền giả Đến năm 1987, tác giả công bố tiếp Catalogue Danh mục tiền cổ Việt Nam nhưng hiện vật chưa được phong phú

Năm 1989, một nhóm người Mỹ là Chester L Krause, Clifford Mishler

va Colin R Bruce đã làm Standard Catalog Of World Coins, chủ yếu là tiền thế giới từ năm 1800 đến nay Phần tiền Việt Nam chủ yếu là tiền triều Nguyễn, nhưng vẫn có tiền giả

Cũng vào năm 1989, một người Mỹ la John A Novak da lam A Working Aid For Collectors Of Annamese Coins Sách giới thiệu hầu hết hình

Trang 17

Nam 1991, SunZhongHui (Tôn Trọng Hồi), một người Thượng Hải đã

viết sách Cô Tiền, chủ yếu bàn vẻ tiền Trung Quốc, còn chỉ nói rat sơ lược về

tiền Việt Nam

Năm 1993, Hội tiền tệ học Quảng Tây và Hội nghiên cứu tiền tệ Vân

Nam đồng viết Việt Nam Lịch Sử Hóa Tệ Sách nhiều hiện vật đẹp nhưng vẫn

còn nhiều chỗ sai sót

Bộ sưu tập của Nguyễn Đình Sử được Bao ting Lich sử Việt Nam, với

sự cộng tác giám định và xếp loại của chuyên gia Bảo tang tiền cỗ Quảng Tây (Trung Quốc) hệ thống và xuất bản thành sách “Kho báu tiền cô Đại Việt” Nhiều đồng tiền giới thiệu trong cuốn sách này được các nhà khoa học đánh giá thuộc loại quý hiếm và rất hiếm Quyền sách vinh dự được chọn làm quả tặng các nguyên thủ quốc gia tới dự Hội nghị APEC tại Hà Nội năm 2006

Ngoài ra, cũng còn nhiều sách chuyên khảo khác như Trung Quốc Cô Tiền Mục Lục xuất bản năm 1999 cũng rất cần tham khảo để so sánh

Ở nước ta, trước đây cũng có vài tác giả như Vương Hồng Sên, Nguyễn Bao Tung, Hoang Van Khoán viết về tiền cổ, nhưng cũng chỉ là vải bài báo đưa tin, giới thiệu, chứ không có tính chuyên khảo

Năm 1992, Giáo sư Đỗ Văn Ninh xuất bản sách Tiền Cổ Việt Nam

Tir nim 1996, việc di tìm lời giải cho việc xây dựng các hệ thống tiền 'Việt Nam trong lịch sử bắt đầu được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xúc tiến bằng việc khởi đầu một Hội thảo chuyên đề văn hóa tiền tệ - đi tìm điểm khởi đầu của đồng tiền Việt Nam, với nội dung “Tiền Việt Nam qua các triều đại” Hội thảo đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà khoa học trong và ngoài Ngành, cùng giới sưu tầm tiền trên khắp cả nước

Trang 18

định hình một diện mạo chung về tiền cỗ việt Nam Với chất lượng của nhiều báo cáo khoa học đã cho thấy, một Danh mục tiền Việt Nam đã có cơ

sở để hình thành

Kế từ đó, việc nghiên cứu văn hóa tiền tệ trong ngành Ngân hàng đã có

một bước tiến đáng kể Cuốn sách “Tiền Việt Nam” của các tác giả thuộc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xuất bản vào đúng dịp chuẩn bị ky niệm 60 năm thành lập Ngành (1951-2011) chính là kết quả của việc xây dựng và hoàn chỉnh Danh mục tiền Việt Nam dựa trên việc chỉnh lý Dự án nghiên cứu khoa học cấp Ngành “Các hệ thống tiền Việt Nam trong lich sử”, đã được Hội đồng khoa học ngành Ngân hàng nghiệm thu vào năm 2007

Đây có thể xem là lần đầu tiên, một Danh mục tiền Việt Nam được

nghiên cứu và giới thiệu, đáp ứng việc hình dung tổng quan tiền tệ Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay Danh mục Tiền Việt Nam có các phần chú dẫn chỉ

tiết về danh tính loại tiền, lịch đại, cùng nhiều đặc điểm nhận dạng chỉ tiết

Cuốn sách không những giúp cơ quan quản lý tiền tệ như ngân hàng có cơ sở công bố một Danh mục Tiền Việt Nam hoàn chỉnh, mà còn giúp ích cho đông đảo người yêu thích văn hóa tiền tệ có thể tìm hiểu lịch sử tiền tệ Việt Nam va

tự thực hiện việc xây dựng sưu tập riêng cho mình

Số tay do Cục di sản văn hoá (Bộ Văn hoá thé thao và du lịch) phát hành Đây là 1 dạng "sách hình”, dùng cho các Nhà khảo cổ học (từ nghiệp dư đến chuyên nghiệp) đối chiếu sơ bộ niên đại khi khai quật di tích

Trang 19

Bên cạnh đó, những sưu tập gia về tiền cổ như Nguyễn Bá Đạm, Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Anh Huy, Nguyễn Bá Thảo, Trần Van Bui bằng những va chạm thực tế, kinh nghiệm trong quá trình sưu tập tiền cổ đã có những bài viết hay, trao đổi bổ ích trên các diễn đàn

Tuy chưa thực sự trở thành một ngành nghiên cứu độc lập nhưng

nghiên cứu tiền cổ là đam mê của nhiều nhà sưu tập; đã đem lại sự đa dạng, phong phú trong nghiên cứu tiền cô của nước nhà Đồng thời góp phần gìn

giữ một di vật có ý nghĩa lịch sử - văn hóa quan trọng của nước nhà

1.2 Khái quát sưu tập tiền cỗ tại Bảo tàng Vĩnh Phúc 1.2.1 Vài nét về Bảo tàng Vĩnh phúc

Bảo tàng Vĩnh Phúc là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, được thành lập theo Quyết định số 91/QĐ- UB ngày 23/1/1997 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc - trên cơ sở tách ra từ Bảo tang tỉnh Vĩnh Phú

Do đặc thù chuyên môn là quản lý các hiện vật tài liệu vẺ lịch sử, nên khi tách tỉnh, bảo tàng chưa chuyển ngang được mà còn phải phối hợp với bảo tàng Phú Thọ để kiểm kê, phân loại hiện vật trong kho của bảo tàng, rà soát lập danh sách phân chia theo từng tỉnh để báo cáo Ban chỉ đạo Sở ra Quyết định Lúc ấy, Bảo tàng Vĩnh Phúc chỉ có 3 cán bộ lại không phải cán bộ kho Nhưng với ý thức trách nhiệm cao, sau 3 tháng miệt mài tra cứu, lần giở số sách, nhận diện hiện vật, đóng gói và vận chuyển an toàn về địa điểm tạm thời là Đình Đông Đạo, xã Vân Hội, huyện Tam Dương (nay là phường Đồng

“Tâm, thành phó Vĩnh Yên)

Một năm sau, tháng 2/1998, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh

Trang 20

(Vĩnh Yên) an toàn Đây là bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của bảo

tàng, từ đây bảo tàng có nhà trưng bày cố định ở một địa điểm đẹp, khang

trang là cơ sở thuận lợi cho tác nghiệp, sự nghiệp phát triển

Về hoạt động nghiệp vụ: Từ năm 1997 đến 2005, chức năng nhiệm vụ

của bảo tàng khá nặng nề, là cơ quan tham mưu cho Sở và các cấp quản lý,

chỉ đạo và duy trì mọi hoạt động sự nghiệp Bảo tồn và Bảo tàng toàn tỉnh 'Vĩnh Phúc

Công tác bảo vệ và phát huy di tích lich sử văn hóa và danh lam thắng cảnh gồm các khâu: Kiểm kê di tích, phân loại di tích, xác định những di tích đặc biệt quan trọng trong toàn hệ thống Lập hồ sơ xếp hạng và quy hoạch tôn tao di tích, đồng thời tổ chức nghiên cứu những vấn đề về lịch sử, danh nhân văn hóa, những di tích quan trọng của tỉnh như: Hội thảo khoa học về di tích, danh thắng Tây Thiên; Hội thảo về danh nhân lãnh tụ Nguyễn Thái Học; Hội thảo và kỷ niệm 40 năm phát hiện, nghiên cứu văn hóa Đồng Đậu và tổ chức

tuần văn hóa Đồng Đậu ở Thủ đô Hà Nội và Vĩnh Phúc

Công tác bảo tàng: Đã đây mạnh một cách đều đặn 6 khâu công tác: Nghiên cứu, Sưu tầm, Kiểm kê, Bảo quản, Trưng bày và hướng dẫn tham quan trong và ngoài Bảo tàng Hàng nghìn hiện vật được sưu tầm và kiểm kê

một cách khoa học Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Sở chủ quản, ngay

sau khi có trụ sở mới, Bảo tàng đã nghiên cứu lập đề cương trưng bày nội thất và ngoại thất Phối hợp với các cơ quan chức năng quy hoạch và tôn tạo khuôn viên, trồng nhiều cây xanh và luôn gìn giữ không gian xanh, sạch, đẹp

để nhân dân tham quan Tháng 9/2000, đã khánh thành trưng bày giai đoạn Ï với nội dung: “Thiên nhiên Vĩnh Phúc, lịch sử Vĩnh Phúc từ thời tién sơ sử

đến trước năm 1930”

Từ đây, Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc thực sự trở thành địa chỉ cho khách

Trang 21

Quyết định thành lập Ban quản lý Di tích Từ đó Bảo tàng tỉnh mới có điều kiện hoạt động chuyên sâu 6 khâu công tác của mình đồng thời với việc duy trì mở cửa trưng bày thường trực, hàng năm Bảo tàng còn thường xuyên tổ chức các cuộc trưng bày chuyên đề phục vụ các ngày lễ lớn và những sự kiện chính trị của tỉnh Tính đến nay đã tổ chức được 37 cuộc trưng bày chuyên đề Đó là những thành tựu đáng khích lệ

Đến nay Bảo tang tỉnh Vĩnh Phúc thành lập đã được 13 năm, là thời gian không dài trên con đường phát triển Những công việc đã làm được của Bảo tang tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua là đáng ghi nhận, nhưng đây chỉ là bước đầu Được sự đồng ý của UBND tỉnh và chỉ đạo của Sở Văn hóa Thể thao va Du lich tỉnh Vĩnh Phúc, Bảo tàng đang tích cực phấn đấu xây dựng theo

hướng &hoa học - tiên tiến - hiện đại Đã hoàn thành đề cương trưng bày tiếp

phần lịch sử Cận - Hiện đại (từ năm 1930 đến nay) và dự án mở rộng kiến trúc ngôi nhà nhằm tạo ra những tổ hợp không gian hình tượng, cảnh tượng lịch sử theo lối trưng bày hiện đại, tăng sức hắp dẫn thu hút khách tham quan

Phần sân vườn của bảo tầng, rộng 3,8ha đã sớm được quy hoạch và được UBND tỉnh phê duyệt, đầu tư xây dựng tôn tạo bước đầu Đây là điều kiện thuận lợi để Bảo tàng đa dạng hóa các hoạt động của mình, tiến tới trưng bày các hiện vật ngoài trời, phục hồi những công trình kiến trúc tiêu biểu; Phục dựng những di sản văn hóa phi vật thể của nhân dân các dân tộc trong tỉnh như: Lễ hội truyền thống, nghệ thuật dân gian, trò chơi dân gian, trình

diễn làng nghề Từ đó, sẽ đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày cảng cao của nhân dân Khách thăm quan đến Bảo tàng sẽ được trực tiếp trải nghiệm, khám phá tỉnh hoa văn hóa của dân tộc, nâng cao hiểu biết có chất

lượng cao

Các sưu tập hiện vật - Di sản văn hóa của nhân dân các dân tộc Vĩnh

Trang 22

vào sự nghiệp phục vụ nghiên cứu tham quan, giáo dục truyền thống và

hưởng thụ văn hóa của nhân dân

1

Quá trình sưu tầm và thu thập hiện vật cña suu tap

Sưu tầm tải liệu hiện vật là khâu công tác có vị trí đặc biệt quan trọng

trong toàn bộ hoạt động của bảo tàng, nó gắn liền với các khâu công tác khác

tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh đảm bảo cho bảo tàng ra đời, tồn tại và phát triển Mọi hoạt động của bảo tàng đều xoay quanh tài liệu, hiện vật Công tác sưu tầm của bảo tàng chính là lựa chọn, thu thập những tài liệu, hiện vật theo phương pháp khoa học, phù hợp với loại hình của bảo tàng, là cơ sở hoạt động cho toàn bộ công tác bảo tàng Tài liệu, hiện vật của một bảo tang có phong phú, giàu có hay không, có đáp ứng được công tác nghiên cứu,

trưng bày, tuyên truyền của bảo tàng hay không phụ thuộc trực tiếp vào công

tác sưu tầm và thu thập hiện vật

Hiện tại Bảo tàng Vĩnh Phúc đang lưu giữ tại kho cơ sở với tổng số

4688 hiện vật được phát hiện và thu thập tại các di tích: Đồng Đậu 3260 hiện vat; Lũng Hòa 344 hiện vật; Nghĩa Lập 465 hiện vật, Thành Dền 522 hiện vật, Gò Gai 31 hiện vật, Mả Hòn 16 hiện vật, Ma Cả 17 hiện vật, Gò Ngành 24 hiện vật, Yên Lập 3 hiện vật; Dinh Xa 4 hiện vật là tư liệu phản ảnh toàn diện các lĩnh vực tự nhiên, xã hội của tỉnh mà qua những năm hình thành, phát triển bảo tàng, các thế hệ cán bộ, nhân viên bảo tảng đã dày công nghiên

cứu, sưu tầm, bảo quản và xây dựng

Sưu tập tiền cỗ hiện dang được lưu giữ trong kho của Bảo tàng Vĩnh

Phúc khá phong phú, gồm có tiền Việt Nam và tiền nước ngoài (chủ yếu là tiền Trung Quốc) Nguồn hiện vật này chủ yếu khai thác, sưu tầm được ở

trong nhân dân (một số ít do các nhà sưu tầm cỗ vật tư nhân hiến tặng) Trong

Trang 23

ra cổ vật tiền và thông báo cho cơ quan chức năng xử lý, Bảo tàng tinh cử cán

bộ xuống thực địa xác minh và đưa về Bảo tàng, tiến hành phân loại, lập hồ

sơ khoa học, nhằm mục đích phục vụ lâu dài việc nghiên cứu và trưng bày tại Bảo tàng

1,

Thống kê hiện vật trong stru tập

Các hoạt động của bảo tàng đều lấy hiện vật gốc có giá trị lịch sử - văn hoá - khoa học làm đối tượng sưu tầm, trưng bày, nghiên cứu, giáo dục, tuyên truyền Nếu các hiện vật gốc được liên kết lại, lập thành các bộ sưu tập trên

ơ sở một hoặc nhiều thuộc tính chung nào đó thì giá trị phản ánh sẽ phong

phú hơn, đầy đủ và chính xác hơn Chính trên cơ sở các sưu tập hiện vật đó,

phần trưng bày của bảo tầng luôn là sự nghiên cứu để khai thác tới mức tối ưu

lượng thông tin của các sưu tập hiện vật Mặt khác, tiếp tục nghiên cứu, sung, hoàn thiện, hình thành các sưu tập mới, giới thiệu các sưu tập với công chúng, giữ gìn, bảo quản lâu dai các sưu tập, đó chính là sự vận động của các hoạt động bảo tàng

Bất cứ bảo tàng nào cũng có từ một đến nhiều sưu tập Các sưu tập là

niềm tự hào, là một cơ sở quan trọng để định giá trị và kết quả lao động của

mỗi bảo tàng Vì vậy, việc xây dựng các sưu tập hiện vật cần được coi là nhiệm vụ quan trọng của hoạt động bảo tàng với mục đích khám phá tiềm

năng, thông tin khoa học và lịch sử văn hoá của hiện vật, tạo cơ sở cho bảo tàng thực hiện chức năng nghiên cứu và giáo dục của mình

Sưu tập tiền cỗ là một sưu tập khá quan trọng trong rất nhiều sưu tập

hiện có tại bảo tàng Vĩnh Phúc Sưu tập này có giá trị lịch sử, văn hoá, giá trị

nhân văn và ý nghĩa chính trị sâu sắc, là nguồn sử liệu xác thực, minh chứng cho tình hình chính trị - kinh tế - văn hóa của các triều đại trong lịch sử dân

Trang 24

Qua qué trình nghiên cứu, khảo sát tại kho cơ sở và hệ thống trưng bày

thường xuyên của Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc, tổng số hiện vật thuộc sưu tập là 107 loại tiền ở các triều đại khác nhau Trong đó, tiền Việt Nam là 48 loại ở 9 triều đại khác nhau, từ thời Đinh cho đến thời nhà Nguyễn; và tiền Trung

Quốc là 59 loại ở 5 triều đại khác nhau, từ thời Đường cho đến thời Thanh * Hiện vật lưu giữ trong kho cơ sở: Với điện tích khoảng hơn 100mẺ, hệ thống kho là một công trình khép kín Tắt cả các hiện vật trong sưu tập hiện đang được lưu giữ, bảo quản trong kho cơ sở của Bảo tàng là 107 loại

tiền với chất liệu là kim loại, số hiện vật đó đều đã qua các khâu xử lý về mặt

nghiệp vụ, đảm bảo cơ sở khoa học và pháp lý: từ khâu làm hồ sơ khoa học

(ghi chép, vào số kiểm kê, đánh số, lên hộ chiếu khoa học ) đến khâu bảo

quản đều được thực hiện một cách nghiêm túc Việc quản lý các hiện vật được tiến hành theo quy định chung của Nhà nước, của Ngành, và đúng

nguyên tắc bảo tàng

* Hiện vật trên hệ thống trưng bày: Hiện vật được trưng bày còn rắt íL ỏi Chủ yếu là hỗ trợ cho những chủ đề, chủ điểm khác như: Thiên nhiên Vĩnh

Phúc, lịch sử Vĩnh Phúc từ thời tiền sơ sử đến trước năm 1930 Hiện vật

được chọn lựa trưng bày đều là những hiện vật gốc, còn nguyên vẹn, có giá trị cao về lịch sử, văn hoá nên đã đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục, tuyên truyền

1 'Phân loại sưu tập

Trang 25

ấy với nhau, trong đó hai chữ đọc đầu tiên là niên hiệu của đời vua đang trị vi Lưng tiền hầu như để trơn, một số ít tiền có ghỉ chữ hoặc một ký hiệu nào đó

Đường kính của đồng tiền dao động khoảng từ 17 đến 26 mm

Dựa vào các tiêu chí này, bảo tàng đã phân loại và bảo quản thành hai sưu tập là tiền Việt Nam và tiền Trung Quốc

1.2.4.1 Sưu tập tiền cô Việt Nam

Sưu tập tiền cô Việt Nam hiện đang lưu giữ trong kho của bảo tàng, có khoảng 48 loại ở các triều đại sau:

* Tiền cỗ triểu Tiền Lê (980-1009)

Năm 980, Lê Hoàn lên ngôi vua, lập nên triều Tiền Lê - tồn tại trong lịch sử được 29 năm Sau khi đánh thắng quân Tống ở phương Bắc và thu phục nước Chiêm Thành ở phía Nam, triều Tiền Lê bước vào xây dựng đất nước Nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu phát triển thì việc giao lưu buôn bán trong nước và nước ngoài phần nào cũng được mở mang, đồng tiền đã bắt đầu

xuất hiện Theo các nhà nghiên cứu về lĩnh vực tiễn cổ thì tiền thời Lê được phân ra làm nhiều loại, nhưng hiện nay Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc mới chỉ có một loại và đây là đồng tiền có niên đại sớm nhất ở trong sưu tập này

hiên Phúc trấn bảo (hình 1), đời vua Lê Đại Hành, niên hiệu

Tiền *

Thiên Phúc (980-988), đọc chéo, chữ viết chân phương rõ nét Lưng tiền có chữ “Lê” đúc nỗi ở bên trên lỗ vuông, chữ viết đẹp, sắc nét Gờ viền mép và

sờ viền lỗ vuông của tiền đều nổi rõ và đều nhau ở cả mặt và lưng tiền; lỗ

vng hơi rộng (§x8mm), đường kính khoảng 24mm, dày lmm, nặng

3.3gram; Tiền được đúc bằng chất đồng tốt

* Tiền cỗ triều Lý (1010-1225)

Triều Lý tồn tại được 215 năm trong lịch sử và được đánh giá là quốc

Trang 26

dựng và phát triển kinh tế được đẩy mạnh: Công - thương nghiệp phát triển,

sự lưu thông hàng hoá và trao đổi sản phẩm được mở rộng vì thế quan hệ giao lưu buôn bán trong và ngoài nước tiếp tục phát triển mạnh Các đời vua triều Lý hầu như đời nào cũng cho đúc tiền, trong sưu tập này chúng tôi mới xác

định được 10 loại đúc ở 4 đời vua:

Đời vua Lý Thái Tông, niên hiệu thứ ba và thứ tư (1039-1041) có hai inh Đạo nguyên bảo (hình 2), đều

loại là “Càn Phù nguyên bảo” và *

được đọc vòng tròn theo chiều kim đồng hỗ, chữ viết chân phương Lưng tiền để trơn Minh Đạo nguyên bảo có đường kính khoảng 25mm; có gờ viền mép và lỗ vuông ở cả mặt và lưng tiền

Đời vua Lý Nhân Tông, niên hiệu thứ bảy (1120-1126) cho đúc tiền “Thiên Phù thông bão”, đọc chéo, chữ viết chân phương Lưng tiền để trơn Tiền đúc bằng đồng sáng, đẹp, hơi dày; có gờ viễn mép và lỗ vuông ở cả mặt và lưng tiền, đường gờ viền tương đối dày, nhô lên cao, đường kính 24mm

Đời vua Lý Anh Tông, niên hiệu thứ hai (1140-1162) cho đúc

Dinh thông bảo (hình 3), đọc chéo, chữ viết chân phương Lưng tiền để trơn;

n “Đại

tiền hơi mỏng, chỉ có gờ viền mép và lỗ vuông ở mặt tiền, đưuờng kính

22mm Ở niên hiệu thứ ba (1163-1175) đời vua Lý Anh Tông còn có tiền

“Chính Long nguyên bảo (hình 4) , đọc vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, chữ “Nguyên” và chữ “báo” viết theo lối chữ triện Lưng tiền để trơn, tiền mỏng, dày Imm, nặng 2.8gram; chỉ có gờ viền mép và lỗ vuông ở mặt tiền,

đường kính 25mm

Các đồng tiền được đúc vào đời vua Lý Cao Tông, niên hiệu thứ tư

(1206-1210) như: “Trị Bình thánh bảo (hình 5), đọc chéo, chữ viết chân

Trang 27

*Trị Bình nguyên bảo (hình 6), có 2 loại Chữ viết chân phương, đọc

vòng tròn theo chiều kim đồng hồ; trong đó, một loại có đường kính 24mm; còn một loại có riêng chữ “guyên” viết theo lối chữ triện, đường kính 20mm Lưng tiền để trơn;

“Tri Binh thông bảo”, đọc chéo, một loại chữ viết chân phương, tiền

hơi dày và đẹp, có gờ viền mép và lỗ vuông ở cả mặt và lưng tiền, đường kính

24mm Còn loại kia có riêng chữ “7ÿ” viết theo lối chữ thảo, ba chữ còn lại viết chân phương, tiền hơi mỏng, bóng đẹp, đường kính 2lmm Cả hai loại lưng tiền để trơn, không trang trí gì, có gờ viền mép và lỗ vuông ở cả mặt và lưng tiền

Tiền thời Lý nhìn chung nhẫn, bóng, có cả loại dày và mỏng, chữ trên

tiền rõ, đễ đọc

* Tiền cổ triều Trần (1225-1400)

Triều Trần từng tồn tại trong lịch sử 175 năm với 13 đời vua Dựa trên

nên tảng vững chắc được xây dựng từ triều Lý, ở triều đại Trần, quốc gia

phong kiến càng được củng cố và phát triển, sức sản xuất được phục hồi nhanh chóng, nền kinh tế xã hội, trong đó công - thương nghiệp có những, tiến bộ mới Những làng thủ công xuất hiện, kinh thành được mở rộng hơn và nhiều nơi đã có chợ, có phường thủ công và phố xá buôn bán Nhà nước cũng đã có quy định và thống nhất đơn vị tiền tệ nên việc đúc tiền rắt được

chú trọng

Các nhà nghiên cứu về lĩnh vực tiền cô đã xác định được 5 loại tiền đúc dưới các đời vua Trần, nhưng cho đến nay trong sưu tập tiền cỗ Việt Nam tại Bảo tàng Vĩnh Phúc, tiền thời Trần mới chỉ có 3 loại, đúc dưới 2 đời vua:

Trang 28

Trong đó, có một loại chữ viết chân phương (hình 7), tiền bóng đẹp, hơi dày; có gờ viền mép và lỗ vuông ở cả mặt và lưng tiền, đường kính 24mm Và một

loại viết theo lối chữ triện (hình 8), chữ “/kóng ” có bộ quai xước cuộn xung,

quanh;tiền hơi mỏng, chỉ có gờ viền mép và lỗ vuông ở mặt trước, lưng tiền không có, đường kính 22mm Lưng tiền của cả hai loại đều để trơn

Đời vua Trần Dụ Tông, niên hiệu thứ nhất (1341-1357) đúc tiền

*Thiệu Phong thông bải

chân phương, có chữ “đo” viết theo lối chữ triện; lưng tiền để trơn, tiền ; đọc vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, chữ viết

mỏng, có gờ viễn mép và lỗ vuông ở cả mặt và lưng tiền, đường kính 24mm

“Tiền thời Trần ở đây tuy không phong phú về loại hình nhưng lại có số

lượng khá nhiều, các đồng tiền hầu như được đúc nhỏ, mỏng, chỉ có một số ít đồng được đúc hơi dày

* Tiền cỗ thời Hồ (1400- 1407)

Nam 1400, sau khi truất ngôi của cháu ngoại là Trằn Thiếu Đề, Hồ Quý Ly tự lên làm vua lấy niên hiệu là Thánh Nguyên, đồi Quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên triều Hồ Triều đại này tổn tại trong lịch sử bảy năm với hai đời vua, cả hai ông vua đều ra sức cải tạo đất nước, một trong những chính sách cải tạo của triều Hồ là cho phát hành tiền giấy Tuy nhiên, ở đời vua Hồ Quý Ly cũng cho đúc tiền đồng mang niên hiệu của mình để thể hiện thời gian trị vì đất nước

Ở bảo tàng đã xác định được một loại là tiền “Thánh Nguyên thông

bảo (hình 9), đời Hồ Quý Ly (1400-1401), đọc chéo, viết chân phương; lưng

tiền để trơn Tiền nhỏ, mỏng, nhẫn bóng và đẹp; có go viền mép và gờ viền lỗ

vuông nỗi rõ ở cả mặt và lưng tiền, đường kính 25mm

Tiền thời này đúc nhỏ, mỏng, kỹ thuật đúc rất xấu, có số lượng rất ít thể hiện tình hình sa sút của nền sản xuất xã hội, sự lưu thông hàng hoá sút kém

Trang 29

* Tiền cỗ thời Lê Sơ (1428-1526)

Năm 1427, sau khi đánh thắng quân Minh, Lê Lợi (người lãnh đạo cuộc

kháng chiến) lên ngôi vua và sáng lập ra triều Lê, lấy niên hiệu là Thuận

Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, tồn tại 98 năm trong lịch sử Thời kỳ này, kinh tế công - thương nghiệp được phục hồi nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ, giao lưu buôn bán cũng được mở rộng và nhu cầu đồng tiền trong lưu thông hàng hoá trở nên cấp thiết hơn trước

Nhà nước đã có quy định và thống nhất đơn vị tiền tệ, các đời vua thời Lê dù thịnh hay suy cũng đều chú trọng đến việc đúc tiền mang tên niên hiệu

của mình Tiền thời Lê ở đây có 12 loại đúc dưới § đời vua:

Đời vua Lê Thái Tổ (1428-1433) có một loại là tiền “Thuận Thiên nguyên bảo” đọc chéo, chữ viết chân phương, rõ nét Lưng tiền để trơn, đường kính 24mm, dày 1.2mm, nặng 7.2gram

Các đồng tiền: “Thiệu Bình thông bảo (hình 10), “Thiệu Bình thánh bảo” và “Đại Bảo thông bảo” được đúc ở đời vua Lê Thái Tông (1434-

1442) Trong đó:

~ Thiệu Bình thông bảo (1434-1439) có gờ viền mép và lỗ vuông ở cả mặt và lưng tiền, chữ chân phương, dày 1.1mm, đường kính 25mm Chữ trên

mặt tiền được đọc chéo, kiều chữ chân phương rõ nét Lưng tiền đề trơn ~ Đồng Thiệu Bình thánh bảo có gờ viền mép ở mặt tiền rộng, gờ viền

lỗ vuông nhỏ hơn, đường kính 24mm Chữ trên mặt tiền được đọc chéo, kiểu

chữ chân phương rõ nét Lưng tiền để trơn

- Đồng Đại Bảo thông bảo (1440-1442), Chữ trên mặt các đồng tiền được đọc chéo, kiểu chữ chân phương rõ nét, kĩ thuật đúc đẹp, nét chữ nỗi đều,

Trang 30

Đời vua Lê Nhân Tông (1443-1459) có hai loại: “Thái Hồ thơng bão” và “Diên Ninh thông bảo”

Trong đó, đồng “Thái Hòa thông bảo” có hai loại: một loại có đường kinh 25mm (hình 11), một loại là 22mm (hình 12); chữ trên mặt tiền của cả

hai loại đều được đọc chéo, chữ viết chân phương, lưng tiền để trơn, có gờ

ình 13), đọc chéo, chữ

viết chân phương, chân chữ Đinh có nét đá và không có nét đá Lưng tiền để

viền mép và lỗ vuông Loại “Điên Ninh thông bảo"

trơn, có gờ viền mép và lỗ vuông ở cả mặt và lưng tiền; kĩ thuật đúc đẹp, chất

lượng đồng tốt, có đường kính 25mm, nặng 3.4gram

Đời vua Lê Nghỉ Dân (1459-1460) có đồng “Thiên Hưng thông bảo”, đọc chéo, chữ viết chân phương, nét chữ rõ rang, sắc nét, dễ đọc; các vành viền đẹp Lưng tiền để trơn, đường kính 23mm, dày mm, nặng 3gram

Đời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) có hai loại: “Quang Thuận thông bảo” (hình 14) và “Hồng Đức thông bảo” (hình 15), đều đọc chéo, chữ viết chân phương Trong đó, loại Quang Thuận thông bảo có gờ viền mép và lỗ vuông, lưng tiền để trơn, đường kính 24mm, nặng 2.8gram Loại Hồng Đức thông báo, chữ đơn, vành nỗi đều, có gờ viền mép rộng, gờ viền lỗ

vuông nhỏ hơn ở cả mặt và lưng tiền, đường kính 25mm, nặng 5 Igram

Đời vua Lê Hiến Tông (1498-1504) có tiền “Cảnh Thống thông bảo”, đọc chéo, chữ viết chân phương rõ nét, chắc chắn Lưng tiền dé trơn, có gờ viền cả ở mặt và lưng tiền, đường kính 24mm, trọng lượng 4.4gram

Đời vua Lê Uy Mục (1505-1509) có tiền “Đoan Khánh thông bảo”,

đọc chéo, chữ viết chân phương, nét chữ nỗi đẹp, vành viễn tiền và lỗ chuẩn

Lưng tiền để trơn, đường kính 25mm, nặng Sgram

Trang 31

Các loại tiền của các ông vua thời Lê đều được đúc hơi dày 2mm, kích thước to đều nhau, đường kính 24mm; nặng 4.9gram, các chữ trên đồng tiền dễ đọc

* Tiền cỗ thời Mạc (1527-1677)

Năm 1527, tập đoàn phong kiến do Mạc Đăng Dung cầm đầu thắng thế

đã phế truất triều Lê, lập nên vương triều Mạc và tổn tại trong lịch sử 150 năm Trên thực tế, họ Mạc cũng chỉ là một tập đoàn phong kiến quân phiệt vì

lợi ích của dòng họ mà cướp quyển, đoạt nại

i, do vậy không những không được nhân dân ủng hộ lại bị các phe phái đối lập (Nguyễn Kim cùng con rễ là

Trinh Kiém) nắp dưới chiêu bài khôi phục triều đại chính thống chống lại Cục diện Nam - Bắc triều xuất hiện, nhà Mạc thống trị vùng Bắc Bộ (từ địa phận Ninh Bình ngày nay trở ra) gọi là Bắc triều, còn vùng Thanh Hoá trở

vào gọi là Nam triều do họ Trịnh nắm quyền Tình hình nội chiến liên miên kéo dài trên nửa thế kỷ diễn ra giữa hai tập đoàn phong kiến đó da cản trở rất nhiều đến sự phát triển sản xuất ở mọi mặt, tình hình kinh tế hàng hoá vốn đã kém phát triển lại càng sa sút trằm trọng Cả hai bên đều cho đúc tiền để lưu hành trong vùng mình thống trị Theo nghiên cứu, nhà Mạc có Š đời vua cho

ổ Việt Nam tại Bảo tàng Vĩnh Phúc

đúc tiền, tuy nhiên trong sưu tập tiềi

mới chỉ có 3 loại tiền được đúc đưới 2 đời vua, đó là:

Tiền “Đại Chính thông bảo”, đời vua Mạc Đăng Doanh (1530-1540), đọc chéo, chữ viết chân phương, lưng tiền dé trơn, đường kính 24mm, nặng 3.8gram

Hai loại sau được đúc dưới đời vua Mạc Kính Cung (1593-1625) gồm: Tiền “Thái Bình thánh bảo” (hình 16), đọc chéo, chữ viết chân

Trang 32

Tiền “An Pháp nguyên bảo” (hình 17), đọc vòng tròn, chữ viết chân

phương rõ nét; gờ viền mép và lỗ vuông thấp và to bè, không nhô cao; lưng

tiền để trơn Tiền nhỏ, bóng đẹp, đường kính 22mm

“Tiền thời Mạc đúc rất mỏng và nhỏ, kỹ thuật đúc kém * Tiền cổ thời Lê Trung Hưng (1533-1788)

Thời Lê Trung Hưng hay còn gọi là thời Hậu Lê tồn tại trong khoảng thời gian khá dài: 255 năm (tồn tại song song với nhà Mạc từ 1533-1592 và với hai phủ Trịnh - Nguyễn từ 1792-1789), tuy nhiên những ông vua thời này chỉ đóng vai trò là bù nhìn, quyền hành ở cả trong tay các chúa Trịnh

Chiến tranh Trịnh - Mạc vừa kết thúc thì chiến tranh Trịnh - Nguyễn lại xảy ra vì thế nền kinh tế hàng hoá của nước ta vốn đã không phát triển nay lại càng có bước thụt lùi, công việc ngoại thương đình đốn, tô chức chính quyền không ôn định Và do ảnh hưởng của chiến tranh, 9 ông vua đầu thời Lê Trung Hưng hầu như không cho đúc tiền Phải đến thế kỷ XVIII thì nền kinh tế hàng hố mới dần được khơi phục và việc đúc tiền mới trở lại thường

xuyên hơn

Ở Bảo tàng Vĩnh Phúc có 18 loại tiền thời kỳ này, được đúc ở 5 đời vua Vua Lê Thế Tông, niên hiệu thứ nhất (1573-1577) đúc tiền *

thông bảo (hình 18), đọc chéo, chữ viết chân phương, có chữ “7á?” rộng Thái

ngang Lưng tiền trơn, đường kính 24mm, nặng 4.2gram

'Vua Lê Thần Tông niên hiệu thứ ba (1658-1662) có tiền “Vĩnh Thọ thông bão”, đọc chéo, chữ viết chân phương, khổ chữ lớn, nét chữ không

đẹp Lưng để trơn, đường kính 24mm, nặng 3.5gram

'Vua Lê Dụ Tông, niên hiệu thứ nhất (1705-1720) có tiền *Vĩnh Thịnh

thông bảo”, đọc chéo, chữ viết chân phương, rõ nét, khô chữ lớn Lưng tiền

Trang 33

Vua Lê Hiển Tông (1740-1786) cho đúc tiền “Cảnh Hưng thông

bảo”( hình 21), đọc chéo, chữ viết chân phương hoặc viết theo lối chữ triện, cũng có đồng chỉ có chữ “Cánh” viết triện Lưng tiền hầu như để trơn, có ít

đồng có chữ “Trung” đúc nỗi ở bên trên lỗ vuông,

Các loại tiền khác của đời vua Lê Hiển Tông: “Cảnh Hưng vĩnh bão (hình 26), “Cảnh Hưng cự bảo(hình 24), “Cảnh Hưng

“Cảnh Hưng tuyền bảo (hình 28), “Cảnh Hưng trọng bảo (hình 22),

bảo”,

“Cảnh Hưng nội bảo (hình 23) đều được đọc chéo, chữ viết chân phương rõ

nét Lưng tiền đề trơn

Vua Lê Mẫn Để (1786-1788) cho đúc tiền “Chiêu Thống thông

bảo” (hình 29), đọc chéo, chữ viết chân phương, khổ chữ nhỏ, vành viền rộng Lưng tiền để trơn, đường kính 24mm, nặng 3gram

Tiền thời Lê Trung Hưng khá phong phú cả về chất liệu và loại hình,

chữ trên tiền đẹp, sắc nét và dễ đọc

* Tiền thời Tây Sơn (1778- 1801)

Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nỗ năm 1771, do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lãnh đạo đánh đồ tập đoàn phong kiến họ Nguyễn (1783), tiêu diệt quân xâm lược Xiêm ở phía Nam (1784), xoá bỏ chế độ họ

Trịnh ở phía Bắc (1786) và đánh đuổi quân xâm lăng Mãn Thanh (1789)

thống nhất toàn bộ lãnh thé

Nguyễn Nhạc lên ngôi vua lấy niên hiệu là Thái Đức, trị vì từ 1778- 1793; Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy niên hiệu là Quang Trung (1788-1793); Nguyễn Quang Toản lên ngôi lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh (1793-1801)

Trang 34

dù tuổi thọ của triều đại này là quá ngắn, nhưng cả ba đời vua đều đã cho đúc tiền để thể hiện vị thế của mình Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc đều có các loại tiền của các đời vua trên gồm 8 loại:

Đời vua Nguyễn Nhạc (1778-1793) cho đúc tiền “Thái Đức thông bảo (hình 30), đọc chéo, chữ viết chân phương Lưng tiền trơn hoặc có loại

có 4 vành trăng khuyết úp vào 4 gờ viền lỗ vuông

Đời vua Nguyễn Huệ (1788-1793) cho đúc tiền “Quang Trung thông

bảo (hình 31), đọc chéo, chữ viết chân phương Lưng tiền để trơn và loại có 4 vành trăng khuyết đúc nỗi (hình 32) “Quang Trung đại bảo” (hình 34), có chữ “bảo” viết giản thể, nét chữ thanh đẹp và rõ nét, lưng tiền để trơn, có gờ

viền ở cả mặt và lưng tiễn, đường kính 25mm

Tiền “Cảnh Thịnh thông bảo” (hình 35) và

bảo (hình 36) đều do Nguyễn Quang Toản (1793-1801) cho đúc, đọc chéo, chữ viết chân phương, rõ nét; Lưng tiền để trơn, có gờ viền mép và lỗ vuông,

lo Hưng thông

ở cả mặt và lưng tiền Đồng Cảnh Thịnh thông bảo có đường kính 24mm, nặng 1.8mm; còn loại 8ảo Hưng thông bảo có đường kính 25mm, nặng

1.4gram

Tiền cô thời Tây Sơn đúc hơi dày, khá phong phú về kích thước và cách trang trí ở mặt lưng tiền

* Tiền cỗ thời Nguyễn (1802- 1945)

Triều Nguyễn tổn tại trong lịch sử gần 150 năm, trong khoảng thời gian

ấy thì đồng tiền đã có nhiều biến động, các đời vua đều cho đúc tiền với chất

liệu khá phong phú như: Đồng, kẽm, vàng, bạc

Trang 35

(1820-1840), Tự Đức (1848-1883), Thành Thái (1889-1907), Khải Định (1916-1925), Bảo Đại (1926-1945) Trong đó chỉ có tiền “Minh Mệnh thông

bảo” và “Tự Đức thông bảo (hình 38) là đúc bằng kẽm, còn lại 4 loại tiền “Gia Long thông bảo (hình 37), “Thành Thái thông bảo”, “Khải Định

thông bảo "(hình 39) và “Bảo Đại thông bảo (hình 40) đều đúc bằng đồng, chữ trên các đồng tiền đều được đọc chéo, kiểu chữ chân phương, nét nhỏ,

thanh Riêng đồng tiền mang niên hiệu Thành Thái thì ở lưng tiền còn được đúc nỗi hai chữ “7háp văn” ở bên phải và bên trái lỗ vuông, các đồng còn lại

lưng tiền đều để trơn, không trang trí gì

Tiền thời Nguyễn khá đa dạng về kích cỡ: Đời Bảo Đại được đúc rất nhỏ và mỏng, đường kính của đồng tiền khoảng 17mm; đời Thành Thái tiền

đúc dày, có kích cỡ lớn nhất trong sưu tập này: 26mm; còn ở các đời vua khác có đường kính thuộc loại trung bình: 23mm

“Tuy nhiên trong sưu tập tiền cổ Việt Nam ở Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc có thời kỳ vẫn còn bị gián đoạn bởi có một số đời vua của hầu hết các triều

đại phong kiến kể trên đã từng tồn tại trong lịch sử nhưng lại chưa thấy có

đồng tiền nào ở đây

1.2.4.2 Sưu tập tiển cổ Trung Quốc

Hiện nay, khảo cỗ học đã tìm thấy trên đất nước ta rất nhiều loại tiền

của Trung Quốc như “tiền bố”, “tiền đao” thời Xuân thu — Chiến quốc, tiền “bán lạng” thời Tần, tiền “Ngũ thù”, “Hóa tuyển” của đời Hán, tiền “Khai nguyên thông bảo” của đời Đường Theo các nhà nghiên cứu, xuất hiện tiền

Trung Quốc trên đất nước ta là do vào năm 207 TCN, sau khi chiếm được Au Lạc, Triệu Đà nhập vùng đất mới chiếm vào đất cũ để lập nên nước Nam

Trang 36

sang nước ta để tiêu dùng Do vậy, hiện nay chúng ta tìm thấy rất nhiều tiên

Trung Quốc nằm rải rác ở mỗi bảo tàng, mỗi sưu tập, cũng có thể trong nhân

dan con giữ lại

Ở bảo tàng Vĩnh Phúc, sưu tập tiền Trung Quốc đều được làm bing kim loại, chủ yếu là bằng đồng, tiền loại nhỏ, hình tròn, lỗ vuông Đa số là tiền thời Tống; trong đó, đồng tiền mang niên đại sớm nhất mang tên “Khai nguyên thông bảo”, được đúc vào thời nhà Đường; còn đồng tiền

có niên đại muộn nhất là tiền “Hàm Phong trọng bảo” do Thanh Văn

Tông đúc năm 1853

* Tiền thời Đường

Khi Đường Cao Tổ lên ngôi, năm Vũ Đức thứ 4 (năm 621), nhà vua ra lệnh bãi bỏ các loại tiền cũ để cho sử dụng các loại tiền mới là “Khai Nguyên thông bảo” Các nhà nghiên cứu cho rằng loại "thông bảo” này là đã mở đầu cho việc xác định đồng tiền là “báu tệ” lưu hành trong dân chúng Đây được coi là đồng tiền hoàn chinh về ý nghĩa và thể lượng, là mẫu tiền làm chuẩn cho các loại tiền sau này

Phan Huy Chú cũng cho rằng: *Xét các chế độ tiền hồi xưa, chỉ có tiền Khai Nguyên thông bảo nhà Đường là rất vừa phải, cứ 10 đồng tiền nặng 10 lạng, mỗi đồng nặng 2.5 thù, khuôn vành to nhỏ cũng vừa phải, thật đáng bắt chước” Các triều đại sau đó, tuy các đồng tiền có chút thay đổi chữ “thông bảo” thành “nguyên bảo”, "trọng bải "tuyển bảo” với mục đích tôn vinh đồng tiền do triều đại đó lưu

hành nhưng tựu chung vẫn có ý nghĩa là “thông bảo"[1,1I,.84]

Trang 37

Tiền được đúc bằng đồng, chữ vẫn còn khá rõ, có go mép và lỗ vuông ở cả mặt và lưng tiền, đường kính khoảng 24mm

Tiền “Càn Nguyên trọng bảo”(hình 42) do Đường Túc Tông cho đúc năm 758: mặt tién dé “Can Nguyên ưọng bảo”, đọc chéo, chữ viết chân

phương, lưng tiền để trơn, có gờ viền mép nhỏ, không có gờ viền lỗ vuông,

chữ viết trùng sát với bốn cạnh của lỗ vuông, đường kính khoảng 24mm

* Tiền nhà Hậu Hán và Hậu Chu

“Tiền thời này trong sưu tập có 3 loại, đó là:

Tiền “Hán Nguyên thông bảo (hình 43): Do Lưu Trí Viễn (Hậu Hán Âu Đề) cho đúc năm 948 Tiền đọc chéo, chữ viết chân phương, lưng tiền để

trơn; chỉ có gờ mép ở mặt tiền, gờ viền lỗ vuông rất nhỏ; ở lưng tiền không có gờ viền, tiền hơi mỏng, nhẹ và bóng đẹp; đường kính khoảng 2 lmm

Tiền “Chu Nguyên thông bảo (hình 44): Do Chu Thế Thông (thời Hậu Chu) cho hủy tượng Phật để đúc vào năm 955 Chữ đọc chéo, chit “Chu”

viết theo lối chữ triện, chữ “bảo ”có hình bầu tròn; lưng tiền có một vành trăng

khuyết ở bên phải lỗ vuông; có gờ viền mép rộng, lỗ vuông hơi rộng, gờ viễn mép nhỏ, đường kính khoảng 23mm

Tiền “Chu Nguyên thông bão (hình 45) do Hậu Chu Thế Tông cho

đúc vào năm 955, chữ đọc chéo, viết chân phương, có gờ viễn mép và lỗ vuông; lưng tiền để tron, cũng có gờ viền, đường kính khoảng 2mm

* Tiền thời Tống

Đây là loại tiền chiếm số lượng lớn trong sưu tập tiền cỗ của Bảo tàng 'Vĩnh Phúc Tuy chưa đầy đủ các loại tiền của các đời vua thời Tống những

Trang 38

“'Tống Nguyên thông bảo” do vua Tống Thái Tông cho đúc năm 941,

đọc chéo, chữ viết chân phương; tiền hơi dày và nặng, đường kính 25mm

Lưng tiền có ba loại: để trơn; có một chấm tròn bên dưới lỗ vuông; có chữ “nhất” bên dưới lỗ vuông Nhìn chung, tiền có gờ viền mép rộng hơn gờ viền lỗ vuông

“Thái Bình thông bảo (hình 46), do vua Tống Thái Tông cho đúc năm

976, đọc chéo, chữ viết chân phương; lưng tiền có hai

: để trơn và loại có

một chấm tròn bên trên lỗ vuông Chữ viết và gờ viền đề rõ ràng, tiền đúc đẹp; gờ viền mép rộng hơn gờ viền lỗ vuông, đường kính 23mm

“Chí Đạo nguyên bảo” (hình 47), do vua Tống Thái Tông cho đúc năm 995, đọc chéo, chữ viết chân phương; lưng tiền để trơn; có gờ viền cả ở mặt và lưng tiền nhưng gờ viền mép rộng hơn gờ viễn lỗ vuông; chữ viết trên

mặt tiền chấm sát với bốn cạnh của lỗ vuông; chữ viết trên mặt tiền chấm sát

với bốn cạnh của lỗ vuông, đường kính 24mm

“Thuần Hóa nguyên bảo” do vua Tống Thái Tông (944-1005), đọc chéo, chữ viết chân phương; lưng tiền để trơn, gờ viền mép rộng hơn gờ viền lỗ vuông, lưng tiền không có gờ viền; chữ viết rõ ràng, đẹp, đường kính 24mm

“Hàm Bình nguyên bão do vua Tống Nhân Tông cho đúc năm 998, đọc chéo, chữ viết chân phương; lưng tiền để trơn, gờ viền mép rộng hơn gờ viền lỗ vuông ở cả mặt và lưng tin, đường kính 24mm

“Cảnh Đức nguyên bảo (hình 48), đời Tống Chân Tông (1005-1008), đọc vòng tròn, chữ viết chân phương; lưng tiề

Š trơn; có go viền mép và lỗ

vuông ở cả mặt và lưng tiền, đường kính 24mm

“Tường Phù thông bảo” do Tồng Chân Tông đúc năm 1008, doc vòng

Trang 39

và lỗ vuông ở cả mặt và lưng tiền Có hai loại: một loại đường kính 2mm;

một loại có đường kính 24mm, tiền hơi dày và nặng

“Thiên Thánh nguyên bảo” (hình 49), đời Tống Nhân Tông (1023-

1032), đọc chéo, chữ viết chân phương, lưng tiền để trơn, tiền hơi mỏng; có gờ viền mép ở mặt tiền, lưng tiền không có Có nhiều loại, đặc điểm giống nhau, đường kính dao động từ 20 đến 25mm

“Minh Đạo nguyên bảo (hình 50) do Tống Nhân Tông cho đúc năm 1032, đọc vòng tròn, chữ viết theo lỗi chữ triện, lưng tiền dé trơn; có gờ viễn mép ở cả mặt va lưng tiền; đường kính 25mm

“Cảnh Hựu nguyên bảo”, đời Tống Nhân Tông (1034-1038) đọc vòng

tròn, chữ viết chân phương, lưng tiền để trơn; có gờ viền mép cả ở mặt và

lưng tiền ; lỗ vuông tương đối to, nét chữ thanh và đẹp Có nhiều loại, có đặc

điểm giống nhau, kích thước dao động từ 23 đến 25mm

“Hoàng Tống thông bảo (hình S1) do vua Tống Nhân Tông cho đúc năm 1039, đọc chéo, chữ viết chân phương; lưng tiền để trơn; lỗ vuông rộng

Chữ viế

đường kinh 24mm

trên mặt tiền nhỏ, thu gọn lại; có gờ viền mép ở cả mặt và lưng tiền,

“Chí Hòa nguyên bảo” đời vua Tống Nhân Tông (1054-1065), có ba loại: hai loại đọc chéo, đường kính 25mm; và một loại đọc vòng tròn, đường

kính 24mm Cả ba loại lưng tiền đều đề trơn, có gờ viền ở cả mặt và lưng tiền

“Hi Ninh nguyên bảo” đời Tống Thần Tông (1068-1084), đọc vòng

tròn, chữ viết theo lối triện, lưng tiền để trơn; có gờ viền ở cả mặt và lưng tiền, đường kính 24mm

*Nguyên Phong thông báo (hình 52) đời Tống Thần Tông (1078-

Trang 40

hơn gờ viền mép ở cả mặt và lưng tiền; chữ viết ở mặt tiền nhỏ gọn, đường

kính 25mm

“Thiệu Thánh thông bảo” do Tống Triết Tông cho đúc năm 1094, đọc

vòng tròn, chữ triện, lưng tiền để trơn; có gờ viền mép rộng hơn gờ viền viền lỗ vuông; chữ viết nhỏ và thu gọn, đường kính 24mm

“Nguyên Hựu thông bảo (hình 53), đời Tống Triết Tông (1092-1101), có ba loại, đều đọc vòng tròn, có gờ viền mép ở cả mặt và lưng tiền; trong đó, có hai loại chữ viết chân phương (19mm và 25mm), một loại chữ triện

(24mm), lưng tiền để trơn, không trang trí

“Nguyên Phù thông bảo”, đời Tống Triết Tông (1098-1101), đọc vòng

, chữ “bđø” viết hình bầu tròn; lưng tiền để trơn; lỗ vuông khá lớn, có gờ viền mép cả ở mặt và lưng tiền, đường kính 25mm

“Đại Quan thông bảo” đời Tống Huy Tông (1110-1119), có hai loại,

đều đọc vòng tròn, chữ viết chân phương, thanh và sắc nét, lưng tiền để trơn; tiền mỏng, nhẹ Trong đó, có một loại chỉ có gờ viền ở mặt tiền, đường kính 24mm; một loại có gờ viền mép ở cả mặt và lưng tiền, đường kính 21mm

“Chính Hòa thông bảo (hình 54) đời Tống Huy Tông, có hai loại, đều

đọc chéo, chữ “Chính” có chữ “văn "ở bên phải; lưng tiền để trơn; có gờ viền cả ở mặt và lưng tiền, đường kính 24mm Trong đó, một loại chữ viết chân phương; một loại chữ triện

“Tuyên Hòa thông bảo” đời Tống Huy Tông(1120-1126), đọc chéo,

Ngày đăng: 19/08/2022, 14:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN